khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Salvatore Adamo & Camille song ca Juste un je t'aime







Salvatore Adamo







Bàn Chuyên Thời Sự, 23/3/2018







Tình Tự Việt Nam Trong Tiếng Trống, Tôi Yêu Quê Tôi - Đoàn Trống La San










Đoàn Trống La San, Việt Nam Việt Nam Muôn Đời







NAM KỲ







TRUNG KỲ







BẮC KỲ







Phỏng Vấn bà Cấn thị Thêu







Bọn du khách Tàu Cộng hát "Sông liền sông, núi liền núi" trên Vịnh Hạ Long như câu hát cũa nhạc sĩ Việt Khang: "Mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta"







Đối thoại giữa tài xế Việt kiều Đức và CSGT Cát Lái







Nối Vòng Tay Lớn - Tác giả Trần Mộng Tú




Sáng nay trời mưa nhỏ nhưng lạnh và mây phủ âm u, tôi ngại không dám đi Lễ buổi sáng thường ngày, vì nghĩ phải đi bộ qua cái bãi đậu xe rộng để vào trong nhà thờ dễ bị cảm lạnh, tôi tới bàn thờ Đức Mẹ dâng lời cầu bình an cho một ngày rồi đi pha một bình trà cúc nhâm nhi, mở máy ra đọc tin tức. Mở trang mạng BBC mới biết hôm nay là ngày mồng 8 tháng 3, ngày Phụ Nữ Quốc Tế, nhưng ở Mỹ, hàng xóm chung quanh thấy chẳng ai để ý trong khi ở Việt Nam đang ăn mừng, cho biết hoa hồng đã lên giá vượt mức bình thường.
 

Tôi đọc được những tiểu đề trên trang mạng BBC như:

Ngày mồng 8 tháng 3 của những phụ nữ bị mất đất

Cùng BBC thăm USS Carl Vinson ngoài biển khơi Đà Nẵng

Không để quá khứ đè bóng lên hiện tại và tương lai

Nối Vòng Tay Lớn với ban nhạc Hạm Đội 7

Phi Công Việt Mỹ-Kẻ thù xưa, anh em nay.
 
Trong những tiểu đề này, tôi chú ý nhất là dòng chữ Nối Vòng Tay Lớn với ban nhạc Hạm Đội 7.
 
Tôi bỏ nước ra đi theo nhiệm sở vào ngày 21/4/75 nên không có cơ hội chứng kiến những hoảng loạn đau thương của ngày 30/4 hôm đó. Tôi nhớ, mình đã nhắm mắt lại và nghe radio của ai đó mở ra ở trong trại tỵ nạn, tôi cũng hình dung ra được một thành phố đang đổi chủ như thế nào. Ông anh họ tôi người bị kẹt lại, sau này sang định cư ở Mỹ, đã kể cho tôi nghe về cái giây phút lịch sử đó: Có lửa của những đám cháy, có máu của người dân và quân nhân VNCH, có tiếng súng nổ một số nơi, có tiếng kêu khóc và có tiếng hát vui mừng.

Về bài hát Nối Vòng Tay Lớn đã được thủy thủ Mỹ trình diễn, chúng ta có thể biết một số thông tin từ đài BBC như sau :


“ 'Nối vòng tay lớn' được cho là sáng tác vào khoảng năm 1968, và được hát lần đầu vào năm 1970. Văn bản bài hát được in trong nhạc tập Kinh Việt Nam, ra mắt năm 1970, tập hợp 12 ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn, với bìa của họa sĩ Đinh Cường.

Tác giả đã hát ca khúc này, bày tỏ niềm hân hoan khi đất nước thống nhất, vào đúng trưa ngày 30/4/1975 tại Đài phát thanh Sài Gòn khi cuộc chiến Việt Nam đến hồi kết.”(trích từ BBC)

Sau hơn 40 năm đất nước thống nhất câu hát Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh, được các quân nhân Mỹ hát trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson với sự phụ họa của dân chúng thành phố Đà Nẵng.


Tôi nhìn hình ảnh trên máy, nghe tiếng hát lơ lớ của một nữ Thủy Quân Mỹ, nhìn những người trẻ Việt Nam tay cầm phone hát phụ họa theo với một cảm xúc pha trộn vào nhau không rõ rệt trong tôi. Những người Việt đang đứng hát đó còn rất trẻ, tôi đoán người nhiều tuổi nhất chắc cũng chưa đến 50. Như vậy họ là những người còn rất bé ở năm 1975 hay mới sanh ra những năm sau đó. Họ yêu nước Việt Nam chắc khác cách yêu nước của cha ông họ (dù cha ông họ ở phía Quốc Gia hay phía Cộng Sản).

Nếu anh chị xem những tấm hình sinh hoạt trong 4 ngày của những quân nhân Mỹ của hàng không mẫu hạm đó thì anh chị sẽ thấy những khuôn mặt hạnh phúc vô cùng của những người trẻ Việt Nam. Thủy thủ đoàn có 5,800 người và 3,000 người trong số họ đã vào thành phố thăm viếng, vui chơi và làm công tác thiện nguyện. Họ đến những trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam (Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng), trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần Đà Nẵng, vui chơi, đàn hát với các bạn trẻ. Những khuôn mặt của các quân nhân Mỹ đó toát lên một vẻ chân thật, trong sáng và đầy thiện chí. Họ hát tiếng Việt để hòa đồng với người Việt. Rồi ngắm nhìn những khuôn mặt các em ở khu da cam, khu tâm thần và những người trẻ Việt trong thành phố bao vây chung quanh họ, những khuôn mặt rạng ngời đầy niềm tin vào một sự tốt lành, sự ngay thật.

Có người vui quá, đã ngây thơ thốt lên: sao tầu không đậu lại luôn đi.

Tôi đoán là họ đã không còn bị ám ảnh trong đầu về hai chữ “giặc Mỹ” nữa, không còn nhớ những điều rất “ác” về lính Mỹ mà họ được học từ bé. Họ chỉ nhìn thấy một hình ảnh đầy thiện chí, đầy từ tâm trên nét mặt của những người Mỹ này.

Có lẽ vì thế họ không đặt câu hỏi đám “giặc  Mỹ” này có phải đang làm công tác dân vận hay không? Họ có đang đóng một vở kịch nào đó hay không? Ca sĩ được tập luyện bài hát cả 2 tháng để hát hò giao lưu hữu nghị đang mang một sứ mệnh gì?

Tôi không muốn nghĩ quá xa thêm nữa. Các báo chí trong nước đang hân hoan ca tụng mối bang giao giữa Việt Nam và Mỹ, cựu đại tá CS Anh Ngọc nói với BBC Tiếng Việt "Quá khứ không thay đổi được, nhưng chúng ta có thể định hình tương lai. Không để quá khứ đè bóng lên hiện tại và tương lai được."

Tuy thế người ta chẳng thấy có “ông lớn” nào ra đón USS Carl Vinson, ngay cả đến “quan đầu tỉnh” cũng không thấy. Phải chăng họ sợ ông vua Trung Hoa từ xa đang quan sát bằng nét mặt khó chịu ?

Khi tôi vào trang mạng Tiền Phong (Cơ quan trung ương của đoàn TNCS Hồ Chí Minh) tôi thấy ngay một cái tựa rất bắt mắt:


Những bóng hồng trên tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson và tiếp theo đó là những hình ảnh các nữ hải quân trong quân phục trắng toát hoặc trong áo thung màu cam đi làm thiện nguyện. Toàn bộ hình ảnh cho thấy cả khách lẫn chủ nhà ai ai cũng rạng rỡ, cũng có nụ cười trên môi. Những nụ cười cho đi và những nụ cười đón nhận.

Nguyên ngày hôm nay tôi cứ xem đi xem lại những tấm hình về sinh hoạt của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và dân chúng trên những trang mạng trong nước, thấy trang nào cũng tràn ngập hạnh phúc, tràn ngập những nụ cười, những lời ca tụng “giặc Mỹ”.
 

Với hiểu biết của mình, tôi không thấu đáo được những vấn đề thâm sâu của chính trị, đằng sau con tầu khổng lồ đó sẽ tiếp theo là những diễn tiến gì. Tôi chỉ biết cầu mong cho những thanh niên thiếu nữ này được hưởng một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam tốt đẹp an bình thật sự theo nghĩa đúng nhất, để những đôi môi đó thay vì hát câu: Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh, thì sẽ hát là: Biển xanh sông gấm nối liền một vòng Việt Nam.
 
Cái vòng Việt Nam cả hơn 50 nay đến bây giờ vẫn gẫy ra từng khúc.


Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Lại muốn thay đá lát ở Hà Nội







Liệu Ts."Tư Chích" có thể bị truy tố ra tòa án CHXHCNVN?







Làm thế nào để người dân có thể an tâm về những dữ kiện riêng tư trên mạng không bị đánh cắp?




https://drive.google.com/file/d/1sLGaOL14_2Vgy0JRonmgEFMfJHSw7kaK/view?usp=sharing

Liệu thuế nhập cảng của Trump có thể ngăn Trung Quốc trở thành lãnh đạo kỹ thuật toàn cầu không? - Tác giả David J. Lynch, Trà Mi dịch







Lại nối vòng tay lớn - Tác giả Nguyễn Duy Vĩnh







Cô giáo Ngô Thị Thu và vụ kiện tập thể Trưởng Phòng Giáo Dục Phú Yên







Sinh viên quốc tế và tình trạng sống chen chúc tại các thành phố lớn ở Úc




‘Sunny-room’ và 7 người dùng chung nhà tắm

Ông Ramonde Wong đang sống trong một căn hộ 2 phòng ngủ với 9 người khác, hầu hết đều là sinh viên quốc tế - nơi ông gọi là ‘khách sạn packbacker’

“Nó cũng khá mới,” người đàn ông đến từ New Zealand này nói với SBS News trong lúc đưa mọi người đi xem một vòng căn hộ ở vùng Surry Hills, nội đô Sydney.

Mỗi phòng ngủ có đến 3 người ở. Số còn lại chia đều phần còn lại của căn hộ, mỗi phần được ngăn ra bằng những tấm ngăn lớn – để làm thành thêm 3 phòng ngủ khác. Nơi lẽ ra phải là ban công cũng được tận dụng để biến thành phòng ngủ ‘sunny-room’ cho một người, bên trong, chiếc giường đơn được nhét vừa khít vào góc tường.

“Chỉ có một nhà tắm và 7 người dùng chung nhà tắm này,” ông Wong, 50 tuổi, nói.
Căn hộ này là nhà của những người đang phải sống tằn tiện để tồn tại ở những thành phố lớn của Úc, nơi không hề có một mức giá thuê theo quy định nhưng nhiều người buộc phải trả để ở gần nơi làm việc hoặc trường học.

“May mắn vì tìm được chỗ ở rẻ”

Số lượng người sống trong các căn hộ chật như nêm đã tăng vọt lên 74% trong 5 năm qua, theo số liệu của Nha thống kê công bố tháng trước.

Tính trên toàn quốc, người di dân chiếm gần một nửa (47%) những người sống trong những nơi ở chật chội như vậy.

Những di dân này đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Afghanistan và Pakistan, chiếm một nửa trong nhóm di dân, và chiếm đa số trong nhóm tuổi 19 – 34 tuổi.

Ông Wong và những người ở cùng nhà đang trả khoảng $200/tuần cho một chỗ ở như vậy. Nhưng ông cho rằng như thế đã là may mắn vì nếu phải thuê cả căn hộ sẽ tiêu tốn của ông ít nhất $600 - $800/tuần.

“Đây là một nơi ở sạch, mới, rộng rãi và có thể chứa được ngần ấy con người.

“Tôi không than phiền gì về chỗ ở cả; đúng ra đây là một trong những nơi tốt nhất tôi từng được biết.”

Có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều những mẩu quảng cáo cho thuê phòng tương tự được đăng trên trang Gumtree, cũng như trên Weibo - trang mạng chủ yếu nhắm vào các sinh viên Trung Quốc.
Chẳng hạn:

“Căn hộ cách trường RMIT 5 phút đi bộ, 15 phút đến đại học Melbourne,” mẩu quảng cáo trên Weibo.

Trên đường Clarence, trung tâm Sydney, một căn hộ một phòng ngủ, được văn phòng địa ốc cho thuê hồi tháng Chín với giá $645/tuần, hiện đang được quảng cáo trên Gumtree tìm người chia phòng với 8 người khác.

Dạo một vòng quanh căn hộ này, SBS News thấy có tới 4 người sống trong phòng khách, mỗi ‘phòng’ vỏn vẻn có một tấm nệm và được ngăn bởi những tấm màn và miếng cardboard. Phòng ngủ chính được kê giường tầng để có thể cho thuê được 4 người.

Giá thuê hiện tại cho mỗi người sống ở đây là $150/tuần.

Ngược lại, một giường trong căn hộ studio dành cho 2 người ở khu ký túc xá Urbanest gần đó có giá lên tới $354/tuần.

Điều kiện sống tệ hại và tình trạng cho thuê bất hợp pháp

Quản lý khu nhà của căn hộ trên đường Clarence nói ông đã đi kiểm tra vài tuần trước và đó đã được sắp đặt là căn hộ một phòng ngủ.

“Người chủ nhà không biết, bản thân tôi và cả công ty địa ốc cũng không biết là căn hộ đã được cho thuê lại. Chúng tôi chỉ có thể kiểm tra hàng năm hoặc như thế nào đó theo tiêu chuẩn quy định.” Ông nói thêm rằng tình trạng ở quá số lượng là không phải không phổ biến trong khu trung tâm.

“Đó chỉ là bản chất của thị trường trong khu CBD, nó xảy ra vì có nhiều người di dân đến từ châu Á, đó là cách họ sống ở quê nhà và họ vẫn có thể sống như vậy ở đây.”

Một căn hộ 2 phòng ngủ khác trong cùng tòa nhà, có 9 người ở tổng cộng. Trong khi một căn hộ 2 phòng ngủ khác ở Chippendale, mỗi phòng có 2 giường tầng để ở được 4 người.

Khi SBS gọi điện để hỏi liệu họ có biết việc sắp xếp cho thuê như vậy có thể là bất hợp pháp không, người nghe điện thoại nói họ không nghe thấy gì và cúp máy.

 “Đây là điều tệ hại nhất có thể xảy ra trong một nơi ở có mật độ dân cư cao,” luật sư về strata, Stephen Goddard, nói khi xem đoạn phim bên trong những căn hộ do SBS thực hiện.

Leo Patterson Ross từ Hiệp hội người thuê nhà ở NSW nói, khả năng chi trả là vấn đề chính đối với các sinh viên đang mắc kẹt trong những nơi ở chật chội như vậy.

“Không thể tìm ra được một chỗ ở riêng nhưng vẫn nằm trong khả năng chi trả của các sinh viên, điều đó có nghĩa là họ thường phải chấp nhận việc sống khác biệt hoặc dưới chuẩn sống để có thể có một chỗ ở gần trường hoặc nơi làm việc,” ông nói.

Ông Ross nói sinh viên là đối tượng đặc biệt dễ bị lợi dụng vì họ không hiểu biết về luật cho thuê nhà, trong đó bao gồm những căn hộ ở quá người có thể là bất hợp pháp.

“Họ không hề được biết những thông tin như vậy trước khi đến Sydney. Và họ chỉ dựa vào thông tin từ bạn bè hoặc trên mạng.”

“Chúng tôi thường thấy sinh viên bị lợi dụng khi bị yêu cầu trả tiền thế chân nhiều hơn mức quy định. Đối với người thuê nhà ở NSW, tiền thế chân tối đa là 4 tuần tiền nhà và trả trước 2 tuần.”
Phát ngôn nhân thành phố Sydney nói thành phố này đang có những chỗ ở vượt quá số lượng cho phép và điều này đặc biệt nghiêm trọng vì có thể dẫn đến hỏa hoạn và an toàn cho người ở.

Những điều tra trước đây đã phát hiện những căn hộ với nhiều lỗi về an toàn hỏa hoạn và đã bị sửa chửa trái phép để bỏ thêm giường, chặn lối thoát hiểm. Nhiều trường hợp có thể được xem là vi phạm điều kiện của tòa nhà khi sử dụng sai mục đích.

“Nhân viên hội đồng thành phố đang làm việc trực tiếp với cơ quan chính phủ để có phản hồi về tình trạng rủi ro, phát hiện và xử lý những chỗ ở bất hợp pháp trên diện rộng,” phát ngôn nhân cho biết.
Ông Goddard cũng chỉ ra vai trò của strata, kể từ năm 2016, đã có thể sử dụng luật để hạn chế số lượng người tối đa sống trong một căn hộ là 2 người cho mỗi phòng ngủ. Nhưng họ vẫn làm trái để thu tiền thuê.

“Người chủ nhà phải biết ai vào thuê và với mục đích gì,” ông nói, “Không thể nói là tôi không biết. Nếu chủ nhà không biết thì còn ai biết?”



Á Châu Ngày Nay, 23/3/2018







VN tuần qua, 24/3/2018







Trần Thị Nga: không nhận tội, không mặc đồ tù, không được gặp người thân







Linh mục An tôn Nguyễn Văn Đức gặp nhiều nguy hiểm







Đức Mẹ Tàpao: Bao ơn lành qua Mẹ từ đây







MỘT NGÀY SỐNG CỦA ỨNG SINH DÒNG TÊN TẠI VIỆT NAM







TÀI XẾ VẪN TIẾP TỤC DÙNG TIỀN LẺ ĐỂ QUA B.O.T. BIÊN CƯƠNG







TRƯỚC ĐÂY ĐÃ LỪA MỘT LẦN, NAY CÒN RẺ MẠT VÀ ÁC ÔN HƠN NỮA







"LONG LIVE PUTIN!"







Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

Nguyễn Viết Dũng ra tòa vì quan điểm đối lập CSVN










"Đụng độ" trong vụ Mobilphone mua AVG







Một tăng sĩ Phật Giáo có thể là đảng viên Cộng sản?







Tình Dục Tuổi Cao Niên







Thăm trường đại học đầu tiên, Quốc Tử Giám, của Việt Nam







Viện Bảo tàng Mỹ thuật ở thủ đô Hoa kỳ







Cửa đầu tư-định cư Mỹ hẹp lại với người Việt







hcm đạo văn, không phải là tác giả "Ngục Trung Nhật Ký"







"hcm biết 29 thứ tiếng"







Il est doué !




https://drive.google.com/file/d/1eDeNHheu0tybKM0FSV2DtDlh105Tvcud/view?usp=sharing

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Trump to Ramp Up Trade Restraints on China. White House plans to raise barriers for Chinese firms looking to acquire advanced American technology. Source: Wall Street Journal




WASHINGTON—The White House is preparing to crack down on what it says are improper Chinese trade practices by making it significantly more difficult for Chinese firms to acquire advanced U.S. technology or invest in American companies, individuals involved in the planning said.

The administration plans to release on Thursday a package of proposed punitive measures aimed at China that include tariffs on imports worth at least $30 billion.

But the tariffs won’t be imposed immediately. Rather, U.S. industry will be given an opportunity to comment on which products should be subject to the duties. As part of the package, the White House will announce possible investment restrictions by Chinese firms in the U.S. and will direct the Treasury Department to outline rules governing investment from China.

Final details of the plan, including the amount of imports to be hit by tariffs, remain in flux, those involved with the discussions said. While the rough amount and rationale for the tariffs are expected to be disclosed on Thursday, the final decisions will come once U.S. industry has had its say, they said.

A White House spokeswoman declined to comment.

The effort stems from a monthslong investigation by the administration into Chinese intellectual property practices that found the damage to U.S. companies from forced technology transfer is $30 billion annually.

The administration has warned Beijing that it risked tariffs if it didn’t significantly liberalize its market and eliminate practices that disadvantage foreign firms.

While the administration’s plans to put tariffs on China have received most of the attention, it is considering other significant penalties, especially those aimed at state-owned Chinese firms. It plans to argue that Chinese state-owned firms buy U.S. technology not for commercial purposes, but to apply for military use and otherwise gain an edge in the race for global technological dominance.

The administration believes that Beijing, in requiring U.S. companies to form joint ventures to do business in China, then pressures them to transfer important technology to their Chinese partners. The U.S. also contends Beijing improperly subsidizes Chinese companies looking to overtake U.S. rivals in such advanced technologies as semiconductors, artificial intelligence and robotics.

Chinese officials have said that they are improving their protection of intellectual property and liberalizing their economy. They also complain that the U.S. hasn’t given them a specific list of demands that they need to meet to head off tariffs.

The country’s responses to challenges from President Donald Trump loomed large as China’s leaders closed out an annual political gathering on Tuesday.

Premier Li Keqiang, the titular No. 2 leader, struck a conciliatory tone on trade with the U.S. At a news briefing in Beijing’s Great Hall of the People, Mr. Li said “there are no winners” in a trade war between the world’s two largest economies, and appealed for calm.

People involved in the planning say the Trump administration is looking at making reciprocity the core of U.S. investment relations with China, meaning that the U.S. would impose restrictions on Chinese investment similar to those that U.S. firms face in China. That could mean that the U.S. would insist that Chinese firms form joint ventures before doing business in the U.S., unless China dropped those restrictions.

The U.S. has already made it more difficult for Chinese companies to invest in the U.S. by blocking Chinese bids to purchase U.S. semiconductor firms. That is done by an interagency review of foreign acquisitions by the Committee on Foreign Investment in the U.S. Congress is looking to broaden CFIUS reviews of acquisitions so they include joint ventures too.

The expansion would include reviews of technology transfers to foreigners and could apply to joint ventures both outside and within the U.S. But CFIUS looks solely at national security concerns. The administration wants to address economic harm as well, according to these people.

Any imposition of tariffs, without going first to the World Trade Organization, is sure to prompt a chorus of criticism not just from Beijing but from U.S. industry, which has opposed tariffs as counterproductive. The WTO adjudicates trade cases and has the power to authorize tariffs in cases where a losing party doesn’t change its practices. The administration is also considering bringing a case against Chinese trade practices that are covered by the WTO.

Oregon Sen. Ron Wyden, the senior Democrat on the Senate Finance Committee, said he opposes the broad imposition of tariffs. “American producers who haven’t gotten a fair shake in the past aren’t going to get that back by just have tariffs slapped on imports indiscriminately,” he said.

Tariffs are bound to cause China to retaliate, said Clement Leung, Hong Kong’s representative in the U.S. Chinese officials “cannot show any weakness” at a time when the country’s leader, Xi Jinping, has just been confirmed for his second term, Mr. Leung said. Hong Kong, a trading center that operates somewhat independently from the rest of China, would be hurt by limits on trade.

Whatever the political blowback, Harvard law professor Mark Wu, a trade expert, says that the White House has authority to impose tariffs under section 301 of the Trade Act of 1974.

“In situations where the U.S. Trade Representative deems unfair trade practices to fall outside the scope of a WTO-covered agreement, then the statute permits the executive branch to take action directly without first seeking recourse through WTO dispute settlement” procedures, he said.

Frustration with Chinese trade practices has been building among both the governments and private sectors of the U.S., Japan and Europe. One reason the U.S. is considering a separate WTO case is to try to recruit allies to pressure China. But any move to impose tariffs could allow Beijing to portray itself as a victim. Coalition-building has become more complicated in the wake of a separate U.S. action to levy tariffs on steel and aluminum imports from allied nations.

For instance, finance ministers and central bankers from the Group of 20 countries, meeting in Buenos Aires on Tuesday, failed to reach any new agreement on shared principles when it comes to trade policies, as the split between the U.S. and other major economies deepened over the U.S.’s tariff policies.

The administration is considering recommendations from two other reports that would impose draconian investment restrictions on China. The U.S.-China Economic and Security Review Commission, a Congressional panel that takes a hard line on China, last year urged the administration to prohibit “the acquisition of U.S. assets by Chinese state-owned or state-controlled entities, including sovereign wealth funds.”

A report for the Pentagon by its Defense Innovation Unit Experimental, which examines technology issues, has recommended that the Pentagon pursue a policy of “deterring Chinese technology transfer” by broadening CFIUS’s mandate and strengthening export controls on technology to China.

China Investment Corp¸ Chinese sovereign-wealth fund which could get hit by sanctions, is putting together a fund targeting as much as $5 billion with Goldman Sachs Group Inc., aimed at investing in U.S. manufacturing and other sectors. CIC hopes the fund would pass muster with U.S. regulators, say those people familiar with the plans.

It is unclear how far the administration will go in pursuing these ideas. Blocking the acquisition of all purchases by Chinese state firms, for instance, would mean that Chinese state-owned airlines couldn’t buy Boeing jets. Toughening export controls on, say, semiconductor production machinery could cede the market to Japanese vendors.

The administration’s actions on China come on the heels of plans to levy tariffs on steel and aluminum imports. Japan, Korea and the European Union are scrambling to get exemptions from those levies, which are set to go into effect on Friday.


 

Việt Khang hát Khóc Một Dòng Sông, nhạc Đức Huy







Sardou hát Comme d'habitude







Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

Tâm tình nhạc sĩ Việt Khang sau một tháng định cư tại Mỹ







Bánh mì: Câu chuyện di dân dưới lớp bánh giòn tan






Lần tới, nếu mà bạn cắn một góc bánh mì Việt, nghe cái tiếng vỏ bánh kêu rôm rốp, cảm nhận cái vị ngọt ngọt, chua chua của bao nhiêu thứ nhân trộn lẫn vào nhau, hòa quyện trong miệng, bạn nên nhớ rằng: chiếc bánh mì đó không chỉ là một ổ bánh mì thịt đơn thuần.

Anh Nguyen - hiện đang làm việc cho viện bảo tàng Victoria và là một di dân từ khi còn nhỏ, đã chia sẻ rằng, chiếc bánh mì hé lộ câu chuyện truyền cảm hứng mạnh mẽ từ chính những di dân người Việt xa xưa và khả năng kinh doanh khéo léo của họ.

"Ẩm thực thường gắn liền với lịch sử," cô nói, "chính vì vậy mà chúng là một trong những phương tiện truyền đạt văn hóa dễ dàng nhất, cũng như chúng chỉ ra được làm thế nào mà hai nền văn hóa khác nhau đã hòa nhập lại làm một."

Nguyen giải thích rằng bánh mì vốn là sản phẩm của chế độ thực dân châu Âu ở Việt Nam vào vào cuối những năm 1800. Khi đó Pháp đánh chiếm Việt Nam, họ đem cả tình yêu đối với món bánh mì vào, rồi ảnh hưởng đến cả thói quen ăn uống của dân bản địa.

Trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, kéo theo cả sự phát triển trong việc nhập cảng hàng hóa từ châu Âu sang Việt Nam. "Người Đức đóng vai trò quan trọng trong việc nhập cảng hàng hóa từ châu Âu, đặc biệt là những nguyên liệu để làm bánh mì vào Việt Nam. Chính từ đó mà họ làm cho việc tiếp cận những nguyên liệu này trở nên dễ dàng hơn. Đó cũng chính là lúc mà những tiểu thương ở bản địa thực sự bắt tay vào làm thức ăn Âu, bánh mì là một ví dụ điển hình."

Nhưng mà lúc đó có một chút trục trặc như vầy, "Xứ nhiệt đới có độ ẩm quá cao nên khó để bột bánh nở to lên lắm." Vậy là phiên bản 'bánh mì' baguette được ra đời. Nó giống hệt như baguette của Pháp vậy, nhưng mà người Việt trộn thêm bột gạo vào bánh, làm cho bánh dễ nở hơn và nhẹ hơn hẳn so với loại bánh của Pháp.

Nhưng phải đến những năm 1950s, khi bánh mì thực sự phổ biến, và dần trở thành món ăn nhẹ được nhiều người yêu thích cho đến tận ngày nay. Khi những người dân Việt tị nạn chạy thoát khỏi chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và di chuyển vào miền Nam năm 1954, họ nhận ra khu vực này còn nóng hơn ngoài Bắc. "Bánh mì lúc đó còn nổi tiếng hơn cả món phở Bắc tại khí hậu trong Nam quá nóng."

Để gầy dựng lại cuộc sống tại vùng đất mới ở miền Nam Việt Nam, nhiều di dân đã bắt đầu bán bánh mì ở Sài Gòn "vì nó là món ăn lề đường bán rất lời."

Nguyen giải thích rằng chuyện tương tự đã xảy ra khi người Việt chạy khỏi miền Nam Việt Nam để di dân đến Úc theo dạng tị nạn trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Lúc đó những thợ làm bánh người Việt đã nhanh chóng tạo dựng xưởng bánh của mình ở Úc vào những năm 1980s, tập trung xung quanh những khu nhà trọ mà những người Việt tị nạn đầu tiên đến sinh sống, ví dụ như Cabramatta hay Bankstown ở Sydney và Footscray ở Melbourne.

"Họ vẫn giữ nguyên tinh thần kinh doanh như cái hồi mà họ bị đẩy ra khỏi miền Bắc Việt Nam và buộc phải gầy dựng lại kế sinh nhai cho gia đình. Thế nên một trong những món ăn kiếm nhiều lợi nhuận nhất được sản xuất nhiều ở đây chính là bánh mì. Đó là món ăn Việt đầu tiên được đưa đến đất Úc."

Ha Phun, quản lý của tiệm bánh Hong Ha Bakery ở khu vực Mascot ở Sydney, đã chia sẻ với SBS về gia đình cô. Họ đã lập xưởng bánh này vào năm 1986 sau khi cha của cô vừa di dân sang Úc theo dạng tị nạn.

Cô bảo rằng, cha của cô vốn là một kỹ sư về tàu thủy khi còn ở Việt Nam, ông chẳng có chút kinh nghiệm gì về việc làm bánh khi ông mới đến Úc. "Ban đầu ông làm việc cho một nhà máy, nhưng rồi ông bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vì phải làm việc theo những ca làm dài, nên ông muốn làm gì đó khác có thể sử dụng thời gian hiệu quả hơn," Phun chia sẻ, cô đã làm việc tại tiệm bánh gia đình này gần 20 năm qua.

Khoảng thời gian đó, bánh mì vẫn chưa được phổ biến ở Úc, và chỉ có một số tiệm bánh mở bán trên đường. 30 năm sau đó, mọi thứ đã thay đổi theo thời gian. Vô số những tiệm bánh mì Việt Nam mở ra và rất nhiều những cửa hàng thức ăn Việt khác được mở ra theo dạng kinh doanh gia đình.
"80 phần trăm những gì chúng tôi bán trong tiệm là bánh mì. Mọi người thích bánh mì lắm...Tôi thì ăn mỗi ngày luôn. Mình phải ăn thử để kiểm tra xem bánh có ngon không, có đúng chất lượng không. Nhân viên của tôi cũng ăn mỗi ngày luôn."

Viktoria Darabi, chuyên viên tư vấn du lịch văn hóa ẩm thực tại NSW và là thành viên tình nguyện của Taste Food Tour, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những tiệm bánh Việt này trong cộng đồng người di dân.

"Những doanh nghiệp nhỏ được điều hành bởi những đại gia đình như thế này thực sự mang lại lợi ích kinh tế nhất định," Darabi cho biết, "Chúng ta đều biết là các doanh nghiệp nhỏ này là cái xương sườn của nền kinh tế Úc."

"Những tiệm bán bánh mì này đã góp phần gìn giữ văn hóa ẩm thực truyền thống và lưu truyền kỹ năng làm nghề. Họ tạo ra sự khác biệt và ý thức về sự gắn kết xã hội trong khu vực. Họ còn giúp tạo ra giá trị cao trong nền văn hóa của các di dân, và đóng góp vào chính xã hội Úc của chúng ta."

Phun hiện tại đang đảm nhận vai trò điều hành công việc của gia đình, nhưng cô phải thừa nhận rầng cô không thể biết được nghề làm bánh mì truyền thống này có thực sự được truyền đến đời con của cô hay không. Chúng là thế hệ đầu tiên được sinh ra tại Úc và là công dân Úc.

"Tôi không thể biết chắc rằng con của tôi chúng có yêu nghề và muốn tiếp quản cửa tiệm của gia đình hay không. Sẽ rất tiếc nếu chúng không muốn tiếp quản nghề này," Phun nói. "Chúng tôi đã mở tiệm này từ năm 1986 và trở nên nổi tiếng cho đến ngày hôm nay về món bánh mì của mình, chúng tôi thực sự không muốn thế hệ con cháu sau này mất đi cơ hội được biết loại bánh này có hương vị ra sao."

Nguyen cho biết đây là tình hình chung mà rất nhiều gia đình tị nạn Việt đang kinh doanh xưởng bánh phải đối mặt.

"Thế hệ con, rồi cháu của những di dân này không muốn trở thành thợ làm bánh vì công việc này đòi hỏi việc thức khuya dậy sớm và rất cực," Nguyễn giải thích.

"Việc này cũng không phải ngành nghề đang theo 'trend' như hiện giờ. Nói đúng ra là nó còn đi ngược lại với xu hướng chung của nền kinh tế: bạn phải đối mặt với những khó khăn y như những gì mà ba mẹ   bạn đã từng làm khi mới đến Úc.

"Thế nên ngày nay chúng ta thấy có ít tiệm bánh hơn trước, mặc dù là mấy tiệm phở hay mấy nhà hàng món Việt khác thì càng lúc càng nhiều. Ai cũng muốn mở nhà hàng cả."
Nguyen hi vọng thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai sẽ dần dần yêu thích trở lại nghề làm bánh và tiếp tục nghề này. Cô dự đoán họ sẽ phát triển ra một dạng mới của nghề làm bánh mì Việt, cùng với cách tiếp cận mới mẻ hơn về nghề làm bánh mì truyền thống này.

Bánh mì có giá trị quá lớn nên thực sự nó không thể nào mất đi hay lẫn vào đâu được. Chi phí để làm ra chúng lại rẻ nên hợp với túi tiền người mua, đó là chưa kể đến hương vị thơm ngon của chúng.
"Bánh mì được xem là một loại thức ăn trưa chứa gần như mọi thứ mà chúng ta cần. Nó vừa nóng giòn, vừa ngon, vừa mang lại cảm giác rất dễ chịu khi ăn, nhất là với cái thời tiết của Úc."

"Vỏ bánh mì giòn ruộm và mỏng nhẹ. Bên trong ổ bánh là những miếng thịt ướp đậm đà, những miếng cà rốt và củ cải trắng tươi ngon. Và mọi người lập tức nhận ra thêm một mùi vị khác nữa, mùi của ngò rí."

"Nó vừa tiện lợi vừa rẻ. Bánh mì là một món ăn mà bất cứ người Úc nào cũng có thể mua được, bất kể là trong túi bạn có nhiều hay ít tiền."



Hoàng Oanh ngâm Ai Trở Về Xứ Việt, thơ Minh Đức Hoài Trinh







The Real Reason for Trump's Steel and Aluminum Tariffs by Martin Fieldstein, Minh Lý dịch




Như hầu hết các nhà kinh tế và các nhà phân tích chính sách khác, tôi ủng hộ một mức thuế thương mại thấp hoặc không có thuế quan. Vậy lý do gì để biện minh cho quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong việc áp đặt thuế nhập khẩu với thép và nhôm này?

Về nội địa, Trump tạo được lợi thế chính trị trong nước với quyết định này khi tranh thủ được ủng hộ từ các nhà sản xuất thép nhôm nội địa.

Về ngoại giao, các đồng minh của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và tới đâu?

Trump sử dụng như đòn gió để gia tăng áp lực đối với Canada và Mexico khi sắp tiến hành đàm phán lại các Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ.

Liên minh châu Âu đã công bố kế hoạch trả đũa cho hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ, nhưng cuối cùng EU cũng chọn giải pháp đàm phán song phương với Mỹ.

Cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc, hoàn toàn có thể đàm phán và được miễn trừ việc áp thuế này.

Lý do chính mà các nước đồng minh của Mỹ có thể đàm phán để né mức thuế quan này vì mức thuế đưa ra được viện dẫn dựa trên một đạo luật an ninh quốc gia chứ không phải theo đạo luật kinh tế.

Đó là an ninh, chứ không phải kinh tế và xác định là đồng minh thì không nguy hại tới an ninh. Một cuộc chiến tranh kinh tế là dễ dàng tránh khỏi trên bàn đàm phán.

Vậy rõ ràng mức thuế nhập khẩu thép và nhôm của Trump là được nhắm tới Trung Quốc, nhưng mà không phải là theo cách mà hầu hết mọi người nghĩ.

Chính quyền Trung Quốc đã hỗ trợ ngành thép trong nước, tạo lợi thế xuất khẩu giá rẻ. Thêm vào đó là cố tình thất hứa trong việc cắt giảm sản lượng thép dư thừa. Việc này về lâu về dài có ảnh hưởng tới thị trường Mỹ nhưng rõ ràng vẫn có những thành phần khác trong nước Mỹ được lợi từ việc xuất khẩu giá rẻ này chứ.

Đó không phải là mối nguy hiểm tiềm tàng cho an ninh Mỹ.

Thực tế công nghệ và công nghệ cao mới chính là lợi thế to lớn nhất của Mỹ đối với TQ và các nước khác. TQ biết điều này và đã từ lâu, không như các đồng minh của Mỹ, chính quyền TQ tổ chức đánh cắp các công nghệ này.

Các năm trước đây, chính phủ Trung Quốc đã tổ chúc các đội ngũ tình báo, hacker, sử dụng các kỹ năng không gian mạng tinh vi để đánh cắp các công nghệ của các công ty, tập đoàn Mỹ.

Các quan chức Trung Quốc phủ nhận mọi hành động sai trái cho đến khi Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cập Bình gặp nhau tại California vào tháng 6 năm 2013. Obama đã đưa cho Tập Cận Bình các bằng chứng chi tiết chứng minh chính phủ TQ đã đứng đằng sau các hacker đánh cắp thông tin công nghệ của Mỹ.

Tập Cận Bình sau đó đã phải cam kết rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không để tình trạng đánh cắp công nghệ của Mỹ tái diễn nữa. Mặc dù rất khó để biết chắc chắn, có vẻ như rằng hành vi trộm cắp trên mạng đã bị giảm đáng kể.

Việc đánh cắp công nghệ hiện tại tiến hành theo một hình thức khác. Các công ty Mỹ muốn kinh doanh ở Trung Quốc bắt buộc phải chuyển giao công nghệ của họ cho các công ty Trung Quốc như là điều kiện nhập thị trường. Hình thức bắt buộc này được khéo léo ngụy trang dưới chiêu bài "tự nguyện".

Vì muốn tiếp cận thị trường 1,3 tỷ người, các doanh nghiệp này đành "tự nguyện". Các công ty này đã phàn nàn rằng yêu cầu chuyển giao công nghệ là một hình thức tống tiền.

Hơn nữa, họ lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc thường trì hoãn việc tiếp cận thị trường của họ đủ lâu để các công ty trong nước sử dụng công nghệ đánh cắp này của họ để giành thị phần.

Hoa Kỳ không thể sử dụng các biện pháp trừng phạt truyền thống cho các tranh chấp thương mại nội địa tại các nước sở tại vì tình huống 'tự nguyện' này. Các thủ tục tố tụng yếu ớt của Tổ chức Thương mại Thế giới thường rất phức tạp và diễn ra trong thời gian dài khi mà các thiệt hại đã diễn ra theo hướng không thể nào cứu vãn nổi.

Để đáp trả Trung Quốc, tương tự vậy, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể đe doạ đánh cắp công nghệ cao của Trung Quốc nhưng đó là chuyện viễn tưởng.

Vậy, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ có thể làm gì để bảo vệ chính họ?

Điều này đưa chúng ta trở lại mức thuế đề xuất đối với thép và nhôm. Theo tôi, các nhà đàm phán Mỹ sẽ sử dụng mối đe dọa áp đặt thuế quan đối với các nhà sản xuất Trung Quốc như là một cách để thuyết phục chính phủ Trung Quốc từ bỏ chính sách chuyển giao công nghệ "tự nguyện". Nếu điều đó xảy ra và các công ty Hoa Kỳ có thể kinh doanh tại Trung Quốc mà không bị buộc phải trả một mức giá cạnh tranh cao như vậy thì mối đe dọa của thuế quan sẽ là một công cụ rất thành công trong chính sách thương mại.


Hoàng Oanh hát Thương Về Mùa Đông Biên Giới, nhạc Nguyễn Văn Đông







Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

"Chú Sáu Khải đã về trời" (sic)







The nation that thrived by 'nudging' its population - Source BBC News



Singapore has grown from almost nothing in 50 years. And this well-regarded society has been built up, partly, thanks to the power of suggestion.

“Kopi lah,” says the elderly Singaporean man, leaning against the counter of the café. The stall holder hands him a bag filled with thick, creamy coffee sweetened with condensed milk. “Do people ever ask for healthier options?” I ask the woman behind the counter. She laughs. “Getting better,” she says, suggesting that people are creatures of habit.

As I wander through the market, the air dense with the smells of noodle soup, barbequed pork and sweet satay, I notice red stickers dotted on various stalls. “Healthier options available here”, reads one. “We use healthier oil”, reads another. It’s part of the Health Promotion Board’s Healthy Dining Programme where food and beverage providers get a grant if they provide healthier options for diners. It’s an indication of the small but not insignificant ways the government ‘nudges’ the population to make better choices.

Ever since the city state on the southern tip of the Malay Peninsula passed the ripe old age of 50, the administration has been keen to look outwards, to learn from and collaborate with other countries in order to shape its future. One such strategy has been to collaborate with the UK government’s Behavioural Insights Team, nicknamed the “Nudge Unit”, which uses the Nobel Prize-winning concept of “nudge theory”. This is based around the idea that people can make better choices through simple discreet policies while still retaining their freedom of choice. Nudge theory is certainly de rigeur among policy makers across the world at the moment but Singapore has actually been using similar strategies long before it became fashionable. And to understand why, you have to look back at the country’s history.

It is known for being the epitome of order and efficiency and, more importantly, the place where chewing gum is banned. Today it is one of the financial centres of the world but this has been hard-won. Following its expulsion from the Federation of Malaysia and subsequent independence in 1965, Singapore was left riddled with many socio-economic problems. Along with unemployment, lack of education and sub-standard housing, it was also a country lacking natural resources and land.
The man who took on this gargantuan task was the late Prime Minister Lee Kuan Yew. He recognised that Singapore had to change in order to thrive. "We knew that if we were just like our neighbours, we would die. Because we've got nothing to offer against what they have to offer. So we had to produce something which is different and better than what they have. It's incorrupt. It's efficient. It's meritocratic. It works,” he told the New York Times.

And in order to make it work, the government had to take control in order to develop a society in which people’s material needs were met. They built high-rise social housing called HDB’s, and industrialisation and inward foreign investment resulted in job creation. Slowly this infant nation started to take shape.

Numerous public campaigns were established in order to lay down foundations of as well as create a sense of social identity in a disparate and multicultural population. The early campaigns were about improving the cleanliness and hygiene of the environment. “Keep Singapore Clean” and “Plant Trees” were common slogans that spearheaded these campaigns. Other campaigns focussed on family planning urging people to “Stop at 2”. As Singapore became more affluent, the National Courtesy Campaign was implemented as well as one encouraging people to speak Mandarin to create a more cohesive, considerate and civilised society.

In 1986, Lee Kuan Yew said “I am often accused of interfering in the private lives of citizens. Yes, if I did not, had I not done that, we wouldn't be here today… we would not have made economic progress, if we had not intervened on very personal matters - who your neighbour is, how you live, the noise you make, how you spit, or what language you use. We decide what is right."

This strategy paid off within 50 years, and the economy has become one of the most innovative and business-friendly in the world. But while Singapore still loves a public campaign, it has moved toward a more nuanced approach of influencing the behaviours of its inhabitants.

Nudging the population isn’t uniquely Singaporean; more than 150 governments across the globe have tried nudging as a better choice. A medical centre in Qatar, for example, managed to increase the uptake of diabetes screening by offering to test people during Ramadan. People were fasting anyway so the hassle of having to not eat before your testing was removed. It was convenient and timely, two key components to a successful nudge.

Towns in Iceland, India and China have trialed ‘floating zebra crossings’ – 3D optical illusions which make the crossings look like they are floating above the ground designed to urge drivers to slow down. And in order to get people to pay their taxes in the UK, people were sent a letter saying that the majority of taxpayers pay their taxes on time which has had very positive results. Using social norms make people want to conform.

In Singapore some of the nudges you come across are remarkably simple. Rubbish bins are placed away from bus stops to separate smokers from other bus users. Utility bills display how your energy consumption compares to your neighbours. Outdoor gyms have been built near the entrances and exits of HDB estates so they are easy to use, available and prominent enough to consistently remind you. Train stations have green and red arrows on the platform indicating where you should stand so as to speed up the alighting process. If you opt to travel at off-peak times (before 0700), your fare is reduced.

And with six out of 10 Singaporeans eating at food courts four or more times a week, getting people to eat healthier is also a priority. As well as the Healthier Dining Programme, some places make it cheaper to take the healthy option. If you’re determined to eat that Fried Bee Hoon at Khoo Teck Puat Hospital, for example, you’re going to have to pay more for it.

The National Steps Challenge, which encourages participants to get exercising using free step counters in exchange for cash and prizes, has been so successful that the programme name has been trademarked. This form of gamifying is one of the more successful ways of engaging users in achieving objectives. Massive queues to collect the free fitness tracker demonstrated the programme’s popularity.

And it’s not just in tangible ways that nudges are being rolled out. Citizens pay into a mandatory savings programme called the Central Provident Fund at a high rate. This can be accessed for healthcare, housing and pensions as a way to get people to save long-term because evidence has shown that people are too short-sighted when it comes to financing their future.

And with six out of 10 Singaporeans eating at food courts four or more times a week, getting people to eat healthier is also a priority. As well as the Healthier Dining Programme, some places make it cheaper to take the healthy option. If you’re determined to eat that Fried Bee Hoon at Khoo Teck Puat Hospital, for example, you’re going to have to pay more for it.

The National Steps Challenge, which encourages participants to get exercising using free step counters in exchange for cash and prizes, has been so successful that the programme name has been trademarked. This form of gamifying is one of the more successful ways of engaging users in achieving objectives. Massive queues to collect the free fitness tracker demonstrated the programme’s popularity.

And it’s not just in tangible ways that nudges are being rolled out. Citizens pay into a mandatory savings programme called the Central Provident Fund at a high rate. This can be accessed for healthcare, housing and pensions as a way to get people to save long-term because evidence has shown that people are too short-sighted when it comes to financing their future.

Although Singapore was not included in the worldwide study, the level of trust in government is high and could possibly indicate that support for nudges is then also high.

So what is the future for nudges in Singapore? According to the Innovation Lab – a multi-disciplinary team within the Public Service Division that designs public policies and services from the viewpoint of citizens and stakeholders – the future is digital.
A spokesperson says that citizens expect public services to catch up or do better than the private sector when they go digital. People already use devices such as chat bots and virtual or augmented reality interfaces in the private sector. They want the public sector to follow suit. 

There is a sense that public services are benchmarked against people’s experiences with the commercial sector. The way in which we engage with the world is becoming faster, more hi-tech and arguably more removed from the real world. You only have to look at the popularity of the game Pokemon Go to see the buzz around virtual reality. And so the Singaporean government doesn’t want to get left behind.

As I step back into the shiny metropolis surrounded by the glinting metal and glass of 30-storey high rises, it’s easy to forget that just over 50 years ago none of this would have been here, not even the land in some areas. And while not everyone is a fan of such an intimate social contract between state and citizen, there’s no denying that Singapore has been master of its own destiny. Through nudges and careful ‘choice architecture’, this Little Red Dot has ploughed its own path.


Nhạc sĩ NGUYỄN VĂN ĐÔNG trao quà Từ Thiện ở Trại Cùi Bến Sắn







Tại sao ngoại trưởng Tillerson bị bãi chức và liệu ông Trump có thắng cử nhiệm kỳ hai? - Tác giả Bs Trần Xuân Ninh







Nụ Hôn Ghềnh Ráng- Tác giả Bs Nguyễn Trác Hiếu



Tôi quen Bạch Yến khi tôi bắt đầu năm học đệ tam và nàng đệ tứ ở Cường Để.  Mới quen nhau một năm mà chúng tôi đã thương nhau da diếc.  Ngày nào mà không nhìn được bóng dáng nàng ở trường thì tôi thấy nhớ nàng ngay, thấy như phổi mình bị thiếu dưỡng khí để thở.  Lớp nàng cách lớp tôi 2 lớp học.  Giờ ra chơi chúng tôi đứng xa xa nhìn nhau.  Lúc sắp hàng vào lớp, nàng cũng kín đáo quay nhìn qua lớp tôi.  Một bạn thân của tôi, đứng sau tôi, để ý thấy nàng quay nhìn, nói nhỏ với tôi:
       
-  Bạch Yến nhìn mi kìa.  Vui nhé!
       
Tôi làm bộ ngây thơ, vô tội:
       
-  Sao bạn biết người ta nhìn tui?
       
-  Còn nhìn ai nữa.
       
Biết không qua mặt được thằng bạn ranh mảnh, tôi làm thinh bước lên thềm vào lớp mà lòng nghe ấm áp.
 
Tôi tham gia đầy đủ các buổi cắm trại Hướng Đạo vào cuối tuần để ngày giờ qua mau, để thứ hai trở lại lớp được gặp nàng, nhìn nàng.  Buổi sáng nhìn nàng ở trường, buổi chiều tôi xuống biển ngắm nàng bơi.  Tôi chỉ dám bơi lại gần nàng mươi thước để hai đứa cười với nhau bằng mắt.  Bạch Yến bơi giỏi nhưng thân phụ nàng thường bơi kèm các con để đề phòng hiểm nguy như sóng lớn, chân bị chuột rút vì bơi lâu trong nước biển lạnh.
 
Sau nầy, có lần tôi hỏi Bạch Yến:
       
-  Hồi đó mà nếu anh bơi lại gần em, cào vào lưng em thì em phản ứng ra sao?
       
Bạch Yến đáp tỉnh bơ:

-  Đâu có sao!  Em muốn anh bơi lại gần em mà.  Anh mà cào em thì em chụp anh, ôm anh chặt cho anh chìm lỉm, anh uống nước biển chơi.
       
Tôi cười:
       
-  Anh không bơi lại gần em vì anh vẫn ngại cha em nghĩ là mình quá thân mật.  Cha em mà cấm em đi bơi thì chắc anh khóc quá.
       
Bạch Yến cười:
       
-  Cha không cấm em đâu.  Cha chỉ canh chừng em thôi.  Cha em đã biết anh và cũng thích anh tuy không nói ra.  Khi anh và em vừa quen nhau, có lần cha xem cuốn lưu bút của chị Bạch Liên, thấy tấm hình anh, cha kêu mẹ lại nói, "Mẹ nó coi nầy, con ai mà mặt mày sáng sủa ghê".
       
Tôi ngạc nhiên:
       
-  Cha em nói vậy thật sao, cha mẹ em biết anh sao?
       
-  Thật chứ sao không.  Cậu Bùi Mai hay chị Bạch Liên của em có lẽ đã thủ thỉ với cha mẹ em về anh.  Cha mẹ em biết anh đi Hướng Đạo cùng đoàn với Lam Sơn và Vĩnh Phúc, hai em trai của em.  Cha thấy anh bơi, chơi bóng tròn, bóng chuyền dưới biển mà.  Cha thích thể thao và thích con cái cũng vậy.
 
Đêm tôi học bài mà hình bóng cô nữ sinh đệ tứ cứ lảng vảng trước mặt làm tôi có lúc không tập trung được vào bài vở.  Có lần tôi phải mỉm cười nói thầm, "Em về học bài đi, 11 giờ rưỡi khuya anh học xong anh sẽ cho em ngồi ngay trên bàn học anh mà nói chuyện với anh đến sáng nhé".  Tôi không biết Bạch Yến xua đuổi hình ảnh tôi bằng cách nào để tập trung học bài mà trong lớp nàng luôn luôn đứng cao nhất nhì.
 
Thuở ấy, chúng tôi liên lạc nhau qua những cuốn nhật ký.  Chúng tôi tuyệt đối không trò chuyện hay trao đổi thư từ ở trường để tránh bị bạn bè chọc ghẹo hay thầy cô để ý can thiệp vào chuyện riêng tư của chúng tôi.  Tôi có một người chị họ bán tiệm sách của bác tôi, quen với Bạch Yến.  Mỗi lần chị tôi đi giao báo cho thân phụ Bạch Yến thì tôi nhờ chị trao cuốn nhật ký của tôi cho Bạch Yến và nhận cuốn nhật ký của nàng trao lại cho tôi.  Chị tôi rất mến Bạch Yến nên ra sức giữ kín mọi chuyện của hai đứa.  Bạn bè cùng lớp, cùng trường không thân thiết, không hề biết chúng tôi thương nhau.
 
Một đêm cuối năm đệ tam, tôi học bài xong, ngồi nhớ người yêu, tôi đánh bạo viết vào nhật ký, "Cuối tuần nầy anh không về Bình Khê thăm nội anh.  Anh muốn gặp em.  Anh nhớ em nhiều.  Em nhớ anh không?  Nếu nhớ thì gắng gặp anh ở góc đường Võ Tánh-Nguyễn Huệ.  Anh sẽ đưa em đi Ghềnh Ráng chơi và thăm mộ Hàn Mạc Tử."  Gởi tin đi tôi hồi họp chờ phúc đáp của Bạch Yến.  Tôi cứ ngại Bạch Yến nhút nhát từ chối đề nghị của tôi hay lỡ dại xin phép cha mẹ đi chơi với bạn trai mà cha mẹ không bằng lòng thì mọi sự sẽ khó khăn về sau.  Cậu học trò trung học nhút nhát, lần đầu tiên trong đời hẹn gặp bạn gái một nơi ngoài trường học nên không tránh khỏi hồi họp, lo âu.
 
Bạch Yến bằng lòng gặp tôi và đúng hẹn.  Nàng mặc áo dài hoa xinh xắn, cười tươi khi gặp tôi.  Chúng tôi dùng xe đạp đi Ghềnh Ráng.  Ngày đó con đường dọc bờ biển Qui Nhơn còn vắng vẻ và có
nhiều đụn cát, gió biển thổi cát ra ngập đường rất khó lái xe đạp.  Chúng tôi đạp xe song song.  Tôi hỏi Bạch Yến:
       
-  Em có xin phép cha mẹ em đi gặp anh?
       
Bạch Yến cười:
       
-  Em xin mẹ thì chắc mẹ bằng lòng nhưng em sợ cha lắm.  Em xách xe đi đại không hỏi cha, em làm như em đi chơi với hai bạn Trâm Anh và Ẩn của em như thường lệ vậy.
 
Tôi bớt lo và mỉm cười.  Tôi ngụ nhà bác tôi, đi đâu thì đi, về lúc nào thì về miễn là đừng để mọi người chờ cơm là được.
 
Chúng tôi gởi xe đạp dưới chân núi và đi bộ ra Ghềnh Ráng, ngồi trên một tản đá lớn ngắm biển và chuyện trò.  Lúc ở nhà tôi định bụng sẽ hỏi Bạch Yến nhiều câu hỏi lắm về mối tình học trò của chúng tôi nhưng khi gặp nàng, nhìn gần vào đôi mắt long lanh của nàng tôi quên ráo những câu hỏi.  Lần đầu tiên được ngồi bên nhau, chúng tôi thấy lòng tràn ngập niềm vui, câu chuyện không đâu vào đâu.  Nói, hỏi cốt chỉ để nghe giọng nhau, nghe tiếng cười của nhau mà thôi.
 
Gió biển thổi tung vạt áo dài hoa của Bạch Yến lên gối tôi.  Nàng đưa tay kéo lại.  Tôi nhanh nhẹn chụp lấy bàn tay nhỏ nhắn, mềm mại, không cho nàng rút tay về.  Nàng cảm động cúi mặt.  Tôi đánh lảng:
 
-  Ai tặng em chiếc nhẫn mà đẹp vậy?
       
Bạch Yến ngước lên:
       
-  Em mua chứ ai mà tặng.
       
Tôi lì ra, mân mê chiếc nhẫn trên ngón tay búp măng rồi dùng hai bàn tay tôi úm bàn tay mềm mại và mát rượi của Bạch Yến.  Má nàng ửng hồng nhưng nàng không rút tay lại.
 
Những con chim hải âu bay lại gần chúng tôi như muốn chế diễu đôi trai gái lần đầu gặp nhau, tay trong tay.  Quả là giây phút thần tiên.
 
Chúng tôi đi bộ lên mộ Hàn Mạc Tử.  Thời đó, vùng đất chung quanh mộ Hàn Hàn Mạc Tử còn khá rộng và thoáng, chưa có cây cối hay chòi quán xây cất như ngày nay.  Ngôi mộ trông sạch sẽ, đẹp và trang nghiêm, không một dấu sơn phết, chữ viết diêm dúa như ngày nay.  Bạch Yến đứng gần mộ bia HMT cho tôi chụp hình.  Tấm hình nầy vẫn được Bạch Yến giữ kỹ đến ngày hôm nay.  Mỗi lần chúng tôi cùng nhau xem lại hình ảnh cũ, thấy tấm hình đó tôi nhắc, "Nụ Hôn Ghềnh Ráng" để thấy Bạch Yến cười duyên.
 
Gió biển chiều mát rượi.  Mặt trời có mây che trên cao.  Tôi đứng dựa một thân cây cao gần mộ HMT, nhìn ra biển, quay lại nói nhỏ với Bạch Yến:
       
-  Lại gần đây với anh.  Từ đây nhìn xuống thành phố thật đẹp.
 
Như đã thân thiết nhau từ lâu, Bạch Yến bước lại gần tôi. đứng tựa sát vào tôi.  Tôi vòng tay ôm nhẹ vai nàng.  Gió biển thổi tung mái tóc nàng, để lộ vầng trán và đôi má hồng xinh xắn.  Bạch Yến mỉm cười nhìn tôi, không nói, hai mắt long lanh tràn đầy hạnh phúc.  Chúng tôi yên lặng tựa vào nhau một chặp lâu, cảm được hơi ấm của thân thể nhau.  Cả hai đứa nhìn ra biển xanh, sóng bạc và những chiếc ghe đánh cá đậu thành hàng dưới kia, dọc bãi biển.
 
Tôi đoán Bạch Yến cũng đang yên lặng lắng nghe tim mình xao xuyến như tôi hay đang muốn ghi sâu vào tâm khảm những giây phút thần tiên lần đầu gặp gỡ người mình thương mến trong một khung cảnh yên bình, êm ả tuyệt vời của biển trời, mây nước.
 
Bạch Yến quay lại nhìn tôi, tôi thình lình cuối xuống chạm nhẹ môi tôi trên đôi môi hồng của nàng vài giây.  Nàng ngạc nhiên mở lớn mắt nhìn tôi rồi trong một giây khẽ nhắm mắt lại, mỉm cười rộng, môi không hé mở.  Tôi có cảm giác như nàng đang thì thầm:
       
-  Anh chàng nầy bạo há?  Nhưng em không giận anh đâu.
 
Trời về chiều, chúng tôi đưa nhau về.  Từ đó tôi đặt tên cho nụ hôn đầu đời nầy là Nụ Hôn Ghềnh Ráng.  Trong nhật ký gởi cho nàng hàng tuần, tôi thường chấm dứt những lời ghi gởi cho nàng bằng mấy chữ "Gởi em một NHGR".  Một nụ hôn chỉ kéo dài trong hai giây mà vẫn làm chúng tôi ấm lòng mỗi khi nhắc đến.
 
Trong đời sống hằng ngày của chúng tôi, nhiều lúc nàng bận rộn nhưng khi thấy tôi đến gần thủ thỉ, "Anh cần một Nụ Hôn Ghềnh Ráng", nàng cũng ngừng tay, ngẩng mặt cho môi tôi hôn nhanh lên môi nàng hai giây, đúng hai giây, môi không hé mở.  Nàng thường mỉm cười âu yếm như khi đứng tựa vào tôi bao nhiêu năm trước nơi mộ Hàn Mạc Tử trong một chiều lộng gió. 
 
Có lần tôi hỏi đùa:
       
-  Bà ngoại cười gì vậy?
       
Nàng quay lại đập mạnh lên vai tôi:
       
-  Bà ngoại cười ông ngoại bạo quá.  Mới hẹn gặp bà ngoại lần đầu mà đã dám hôn bà ngoại.
       
Tôi đáp:
       
-  Hồi đó ông ngoại nhát quá.  Mai mốt ông ngoại sẽ dạy các cháu ngoại trai của ông ngoại bạo dạn hơn ông ngoại nữa.
       
Nàng mắng yêu:
       
-  Ông ngoại hư vậy mà còn đòi dạy cháu noi gương ông ngoại...
       
Tóc chúng tôi đã bạc nhưng tôi vẫn thấy tim chúng tôi còn son trẻ nhất là khi nhắc lại chuyện tình yêu học trò của 40-50 năm về trước.
 
Năm 1963, tôi đậu Tú tài 2, từ Qui Nhơn đi Sài Gòn học đại học.  Bạch Yến vùi đầu học đệ nhất, ít biên thư cho tôi.  Có lần tôi về Qui Nhơn thăm, tôi trách:
       
-  Sao em ít biên thư cho anh vậy?  Em để anh chết mòn vì nhớ mong em.  Hay là thầy X. vẫn còn tiếp tục trồng cây si với em?
 
Nàng vội vã phân bua:
       
-  Không có đâu, anh đừng nghĩ lầm mà tội nghiệp cho thầy.  Năm nay thầy không dạy lớp em.  Từ hồi biết em có anh, thầy đã cố ý tránh gặp mặt em, tránh gây phiền lụy, dị nghị cho em.  Anh phải cảm ơn thầy mới phải.
       
-  Thật không đấy?  Anh gắng tin em nhưng nếu anh không nhận được thư em đều thì anh sẽ bỏ học bay về Qui Nhơn đấy nhé.
 
Tôi chợt nhớ đến một bạn nam cùng lớp của Bạch Yến rất thích nàng, đã có lần chụp hình nàng trên đường đi học.  Bạch Yến phải dọa lên thưa với hiệu trưởng chàng nầy mới trả lại cả phim lẫn ảnh.  Tôi hỏi Bạch Yến:
       
-  Còn anh chàng Y. ngồi bàn sau em trong lớp, mỗi ngày kéo áo dài em và hôn lên vạt áo mấy chục lần mà em không hay biết, thì sao?
 
Bạch Yến cười giòn:
       
-  Anh khỏi lo, anh chàng chọn ban khác, ngồi khác lớp rồi.  Chắc bây giờ chàng đang hôn một tà áo dài khác rồi.
 
Bạch Yến an ủi tôi bằng những lời lẽ chân thành, tôi cũng yên lòng:
       
-  Anh yên tâm học hành!  Anh biết em chỉ yêu có anh thôi mà.  Không có một hình ảnh thầy hay bạn nào lảng vảng trong tim, trong trí em ngoài anh.  Em vùi đầu vào sách vở để mong thi đậu để vào Sài Gòn với anh.  Em không muốn thi hỏng rồi trong đó anh bị mấy cô gái Sài Gòn bắt mất.
       
Nàng đùa để cho tôi vui.  Xa nhau một năm mà tôi thấy như lâu lắm.
 
Năm 1964, Bạch Yến từ Qui Nhơn vào Nha Trang thi và đậu Tú Tài 2.  Nàng gởi điện tín báo tin mừng cho tôi.  Tôi bay ngay ra Nha Trang.  Nàng được cha mẹ cho phép ở lại Nha Trang một tuần để đi đây đi đó với tôi.  Chúng tôi vui như chưa bao giờ được vui.  Chúng tôi bơi lội, ngụp lặn trong nước biển Nha Trang.  Tôi nâng nàng lên trên những ngọn sóng để nghe tiếng cười giòn của nàng.  Tôi đưa nàng đi chơi đó đây từ Tháp Bà đến Hòn Chồng, Hải Học Viện... và chụp cho nàng nhiều hình kỷ niệm.  Đêm, chúng tôi đi tản bộ trên con đường Nguyễn Huệ dọc bờ biển.  Tôi kể cho nàng nghe chuyện đại học.  Nàng lắng nghe rồi hỏi:
 
-  Sao anh không kể cho em nghe chuyện mấy cô bạn nữ sinh viên đại học của anh.  Nghe nói nhiều cô xinh xắn lắm phải không anh?
 
Nàng hỏi dò.  Tôi hiểu ý mỉm cười:
       
-  Có, có nhiều cô dễ thương nhưng hầu hết các cô xinh xắn vì biết ăn mặc, chưng diện, trang điểm thôi em.
       
-  Dễ thương thì anh có thương cô nào chưa?
       
-  Anh chỉ lo học hành, lo cho tương lai, với lại tim anh đã có em trong đó rồi còn thuơng ai được.
 
Bạch Yến cười:
       
-  Tim anh có tới bốn buồng lận mà.  Nam nhi thường dễ xa mặt cách lòng lắm.
 
Đậu Tú Tài 2 xong Bạch Yến vui như một đứa trẻ được nhiều quà sinh nhật, cười nói nhiều hơn, dạn dĩ hẳn ra.  Má nàng ửng hồng trong nắng chiều Nha Trang làm tôi ngây ngất.  Tuổi 20, nàng xinh xắn, vui tươi, và đầy mơ ước tốt đẹp cho tương lai.  Chính trong những ngày vui nầy ở Nha Trang nàng mới dám ôm chặt tôi, mới dám đáp lại những âu yếm của tôi, mới dám hôn mạnh lên má tôi khi chúng tôi đi dạo trên con đường dọc biển Nha Trang. Một tuần qua mau.  Chúng tôi chia tay nhau với nụ cười tươi, tôi trở lại Sài Gòn, nàng về lại Qui Nhơn, chuẩn bị đi Sài Gòn ghi danh vào trường Dược như nàng mơ ước.
 
Bốn tuần sau, trong khi tôi đang ngồi hớt tóc ở một tiệm hớt tóc trên đường Trần Hoàng Quân ở Chợ Lớn thì Bạch Yến xuất hiện, đứng sau lưng tôi, miệng cười tươi.  Nhìn vào gương thấy nàng, tôi muốn tung chiếc khăn trắng lớn đang choàng trên vai, nhảy ra khỏi ghế ôm chầm lấy nàng nhưng trực nhớ chung quanh có đông người tôi đành ngồi yên.  Bạch Yến ngồi vào một chiếc ghế chờ tôi.
       
-  Sao em không cho anh biết giờ giấc em vào để anh đi đón?
       
-  Anh bận học còn em đã có cậu mợ em đón.  Em chân ướt chân ráo.  Em không muốn cậu mợ em suy tư về anh và em nhiều.  Em sẽ đưa anh đến nhà và giới thiệu anh với cậu mợ em trong ngày rất gần đây. 
 
Vậy là, sau một năm xa cách chúng tôi lại có nhau ở Sài Gòn, bắt đầu cuộc sống đại học.  Những năm đầu Y và Dược Khoa học trình rất là bận bịu và căng thẳng, tuy vậy chúng tôi vẫn thu xếp thì giờ cho nhau, gặp nhau cuối tuần, đi ăn chung ngoài tiệm hay đi xi nê, đi dạo phố, đi thư viện với nhau... Ba má tôi biết chuyện hai đứa thương nhau, đã từ Pleiku về Qui Nhơn thăm hỏi cha mẹ Bạch Yến.  Tình yêu đôi lứa ngày càng khắn khít, đậm đà.   Thời gian đại học khá dài nhưng rồi cũng qua đi.  Chúng tôi làm đám hỏi trước và khi Bạch Yến tốt nghiệp Dược Khoa chúng tôi làm đám cưới.