khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Nguyễn Đức Quang (NĐQ) hát Vì Tôi Là Linh Mục, nhạc NĐQ phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên







TCHAIKOVSKY - Autumn Song (October)







VC vẫn là thế mà - Tác giả Nguyễn Thị Cỏ May







Mùa hè các bà ở trời Tây rủ nhau “đi nhổ lông“ - Tác giả Nguyễn Thi Cỏ May





Một tập san phụ nữ làm một cuộc điều tra tế nhị với các bà ” Thật tình, thường chị thích “nhổ lông chổ kín theo kiểu hình gì ? (chữ nhựt, tam giác vàng) ” Hoặc nhổ lông sạch trơn, tức 100% ?
 
Nhổ lông hiện là một “mốt” (mode) rất thời thượng nên các bà chạy theo nhưng ít ai nghĩ sự tai hại khá nghiêm trọng của việc này, nhứt là vào mùa HÈ.
 
Theo kết quả điều tra của viện IFOP, bình thường các bà không muốn nhổ lông là 16% nhưng khi HÈ tới thì còn 13% . Vào mùa xuân, có 12% các bà muốn nhổ lông theo mẫu áo tắm trọn vẹn là 12%, HÈ tới, tăng lên 22% .
 
Trên bải biển hay trong hồ bơi, các bà không chịu được có một sợi lông nào ương ngạnh, mất dạy, thò ra khỏi áo tắm . Vì vậy mà khi HÈ tới, các bà bèn đi tới tiệm nhờ “chuyên viên” nhổ lông cho . Theo IFOP thì cứ trong 5 bà đầm, có 1 bà là đệ tử của thời trang này . Nhờ đó mà nghề “nhổ lông” đang nở rộ, trước kia ở Huê kỳ, nay ở Pháp . Không cần phải vào Thẩm Mỹ viện cho mắc tiền, chỉ ghé vào tiệm móng tay (nails) do người Tàu hoặc người Việt nam làm chủ là đủ vừa ý . Nhưng giá một xuất nhổ lông từ 70€ tới 100€ và hơn nữa . Thợ nails nhờ vậy kìếm tiền dễ hơn nhiều công vìệc khác . Nên có cả chuyên viên là nam sinh viên du học với học bổng từ Hà nội qua, chen vào nghề này khà đông . Các cậu cho biết có học 2/3 năm đi nữa, có bằng cấp đi nữa, về nước không dễ kiếm được việc làm bằng lương làm nails . Sau thời gian học xong, cháu sẽ có được một số tiền đủ để khi về, cháu kiếm cách làm ăn hoặc xây dựng nhà cửa .
 
Khách hàng, dĩ nhiên là phụ nữ, phần nhiều thích các cậu nhổ lông hơn . Nhứt là phụ nữ phi châu đen . Nhưng giá tính với khách phi châu đen cao hơn vì nhiều lông, và lông lại bám rễ vô cùng kiên cố . Chuyên viên yếu sức phải vô cùng vất vả, mướt mồ hôi mới nhổ được . Việc làm xuất sắc, được khách hàng chọn là nhổ phải không đau mà lông không bị đứt ngang còn gốc, rờ thấy nhám tay .
 
Khi các bà đi nhổ lông thường nghĩ là những nơi hiểm hóc đó, nay được giải phóng trở nên khoáng đạt, thì vệ sinh dĩ nhiên sẽ tốt chớ gì nữa ? Không mấy ai nghĩ hay tìm biết điều trái lại . Thật vậy, các loại vi khuẩn, và cả siêu vi khuẩn, đều không mấy mặn mà với lông . Lông nhổ sạch bóng thì các loại vi trùng sẽ không còn rào cản, dễ dàng tấn công thẳng vào cơ thể .
 
Hơn nữa, môi trường nóng và ẩm ướt mà không có lông bảo vệ những yếu điểm thì dễ cho mọi thứ nhiễm độc xuất hiện . Như bịnh nấm, nhiểm trùng đường tiểu, da nổi lên những mụn đỏ,…
 
Dầu sao, nhổ sạch lông, ít ra, cũng có cái lợi lớn là sạch chí, hết rận, …như những vùng khai quang lúc chiến tranh ở Việt nam, VC hết chỗ ấn núp .
 
 
 

Tài liệu tuyên truyền rẻ tiền của CS Bắc Việt trong phim Vietnam War của Ken Burns – Tác giả Spyridon Mitsotakis







Tường trình về chuyện xây dựng tượng đài Petrus Ký tại San Jose, California, Hoa Kỳ







GIẢI ẢO VỀ NƯỚC TÀU










Nhận định của bác sĩ Trần xuân Ninh về bộ sách Lịch Sử VN do CSVN ấn hành







NEPOTISM IN VN GOVERNMENT







Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Trường Ca Mẹ Việt Nam - Ban hợp ca đài phát thanh Saigon năm 1962, dương cầm và hòa âm: cố nhạc sư Nghiêm Phú Phi







Trường Ca Con Đường Cái Quan - Ban hợp ca đài phát thanh Saigon năm 1962 và hòa âm Duy Cường







Vietnam's harsh summer: state launches largest crackdown on dissidents in years - Source: Guardian



At least 11 activists have been arrested, charged or convicted over the past few months, while another was stripped of his citizenship and deported to France.

Ho Thi Chau, 25, was left alone and blacklisted after her husband was returned to jail for “attempting to overthrow the [Vietnamese] government” last week.

An activist from the north central province of Nghe An, Nguyen Van Oai was arrested on 18 September on charges of violating the conditions of his 2015 release from prison.

Oai, an anti-government dissident, is a citizen journalist and co-founder of the Association of Catholic Former Prisoners of Conscience.

Following his conviction, he will serve a five-year prison sentence plus four years of house arrest.

Chau, a former garment factory worker, does not know how to support their newborn daughter. As she is the wife of a man branded a “reactionary” by Vietnam’s single party communist state, employers are reluctant to hire her.

“When we were preparing for our wedding I was sacked because of our engagement and they didn’t hire me any more,” she said.

Vietnam’s summer has been particularly harsh for dissidents, with at least 11 having been arrested, charged or convicted, while another was stripped of his citizenship and deported to France.

Human Rights Watch has described it as an “all-out effort” to clamp down on criticism, while Amnesty International has expressed fears that imprisoned dissidents are being tortured. The US embassy and EU delegation in Hanoi have repeatedly expressed their alarm.

‘I have my way of living in a difficult situation’


Those who remain out of prison ponder if they will be the next detained.
 
Mai Khoi, a former pop star who was banished from the Vietnamese music industry when she began expressing pro-democracy views in 2016, was surprised on 22 July when dozens of police arrived at her private show in Hanoi’s Tay Ho district.

The authorities had a complaint: the studio hosting Khoi did not have a permit for the show and it must be stopped.

While no one was arrested, Khoi, whose band Mai Khoi and the Dissidents have lyrics peppered with criticisms of the government, was evicted the next day by her landlord, who told her he was breaking the lease due to police pressure.

Since the raid Khoi has been forced to stop playing her shows, which fuse traditional Vietnamese music with American-style blues.

She is now living in a secret location in Hanoi in a flat leased under a friend’s name as she tries to work out her next move.

“It doesn’t really scare me, because I have my way of living in a difficult situation,” said Khoi.

“Ai Weiwei was in jail and he’s still doing his thing,” she added, referring to the Chinese visual artist turned dissident who spent 81 days in jail in 2011 for alleged economic crimes.

While Khoi remains free, members of the Brotherhood for Democracy, a loose association of anti-government activists that exists primarily in cyberspace, have born the brunt of the crackdown.

Nguyen Thi Kim Thanh said she was with her husband, Truong Minh Duc, when he was abruptly snatched off the street the morning of 30 July. He is accused of being a member of the Brotherhood, though his wife said she has no knowledge of his participation.

While driving to a pharmacy to buy heart medication, Duc, vice-president of the unregistered Free Viet Labour Federation – which advocates for workers’ rights in the absence of independent unions in Vietnam – was pulled over along with Thanh.

He was thrown into a car and transported to Hanoi, where he is being detained on charges of attempting to overthrow the government. Thanh denies her husband is guilty, adding he merely criticised government policy.

“He was just helping workers who were experiencing unjust behaviour,” she said, adding she worried that Duc, who has a history of heart attacks, won’t survive his incarceration.

Three other activists who were arrested separately across the country on the same day also received the same charge along with human rights lawyer and Brotherhood for Democracy founder Nguyen Van Dai, who has been in prison since 2015 awaiting trial, and his colleague Le Thu Ha.

If found guilty they could face the death penalty.
 
“We prepare inside our minds for arrest, and talk to our family members, and I ask for advice from former prisoners of conscience about the life inside the prison,” said Nguyen Tuong Thuy, the 65-year-old vice-chairman of the Independent Journalist Association and a Brotherhood member.

Nguyen Thuy Hanh, a 54-year-old member who works as a public relations manger for an Indian company, said most of the group’s key functionaries were arrested in July.

“It’s the biggest challenge we’ve had since the birth of the Brotherhood for Democracy in 2013 until now,” she said.

While the Brotherhood for Democracy has no formal membership roll, it boasts almost 37,000 followers on Facebook. Causes represented by its members range from environmental activism to anti-China nationalism.

But while the Brotherhood has been hit the hardest by the crackdown, targets have included activists from across the spectrum of Vietnamese dissidence.

Some, such as Nguyen Ngoc Nhu Quynh, the activist also known as Mother Mushroom who was sentenced to 10 years’ imprisonment in June, were prominent bloggers, while others, including Oai, were members of the Viet Tan, a banned self-described political party based in California.

Khoi, who avoids formal associations and public concerts, said the police will have a hard time building a legal case against her.

She added, however, that it would not take much for her to be imprisoned.

“If I want to be in jail for two days or three days, I’d just go into the street and sing my songs,” she said.



Việt Nam Mùa Hè Nóng Nực, 26/9/2017







Nhớ quá thời trung học và đại học trước ngày 30/4/1975: Cùng hát trường ca Con Đường Cái Quan, vào ngày 11 tháng 5 năm 1986







Nhạc sĩ Song Ngọc: Có nhiều chuyện bây giờ mới nói!







Nước Đức băn khoăn-Âu Châu ngỡ ngàng







Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Ts Nguyễn văn Trần chứng minh: UNESCO không hề vinh danh hồ chí minh như những gì đảng csvn tuyên truyền










Nhà hoạt động Đinh Thảo, đại diện phái đoàn Vân động nhân quyền Việt Nam, phát biểu trước Hội đồng nhân quyền LHQ tại Geneva, ngày 19/9/2017







Thái Tử Đảng Nguyễn Xuân Anh sắp thành Thái Giám?










Phát hiện thêm quan chức Việt Nam từng lấy bằng tiến sĩ từ trường đại học Mỹ ở California, hiện là tâm điểm của trong vụ bê bối liên quan tới Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh.

Tiến sĩ Donald Hecht, người sáng lập và là chủ tịch của trường Southern California University for Professional Studies (SCUPS) [nay gọi là California Southern University (CSU)], tiết lộ với VOA Việt Ngữ rằng chính cơ quan điều tra và thông báo các sai phạm của ông Anh từng thông qua bằng cấp mà trường trao cho một quan chức của Tổng Thanh tra Chính phủ.

Ông Hecht nói với VOA Việt Ngữ: “Tiến sĩ Mai Quốc Bình, Phó Tổng thanh tra Chính phủ, tốt nghiệp tiến sĩ Quản trị Kinh doanh (DBA) từ trường SCUPS và Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từng điều tra việc học của ông Bình và chấp thuận [bằng cấp] lúc ông ấy được bổ nhiệm chức vụ này”.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc để xác nhận với ông Bình, hiện đã nghỉ hưu, về chuyện bằng SCUPS của ông.

Ông Hecht nói thêm rằng không chỉ có hàng trăm người có chức quyền Việt Nam từng nhận bằng từ SCUPS, còn có nhiều cá nhân và các lãnh đạo khả kính của Campuchia và Trung Quốc “cũng nhận bằng” từ trường của ông.

Ông cho biết thêm: “Thủ tướng [Campuchia] Hun Sen, [cựu] đồng Thủ tướng Ranarith và [cố] chủ tịch đảng [Nhân dân Campuchia] Chia Sim từng nhận bằng tiến sĩ danh dự từ SCUPS. Chủ tịch của một số ngân hàng lớn nhất ở Trung Quốc từng tốt nghiệp từ trường SCUPS”.

Sau khi VOA tiếng Việt tuần trước dẫn lời ông Hecht đăng tin về việc trường SCUPS từng hợp tác với Đại học Bách khoa Hà Nội và được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) cho phép cấp bằng ở Việt Nam, nhiều tờ báo ở trong nước đã vào cuộc điều tra về sự liên đới này.

Theo báo Tuổi Trẻ, năm 1999, Bộ GD&ĐT đồng ý cho Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo từ xa trong lĩnh vực quản trị kinh doanh ở mục sau ĐH với SCUPS, với khuyến cáo rằng "đây là chương trình thử nghiệm và đào tạo từ xa, nên đại học phía Việt Nam “phải phối hợp các cơ quan hữu trách để quản lý tốt chương trình”.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương hôm 18/9 thông báo rằng một trong các vi phạm của ông Anh là “kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định”.

Bí thư thành ủy Đà Nẵng từng nhận bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh (MBA) năm 2002 và tiến sĩ Quản trị Kinh doanh (DBA) năm 2006 từ SCUPS, tức trước thời điểm trường này được chứng nhận chất lượng năm 2010.

Ngoài ông Anh, VOA tiếng Việt đã tìm thấy lý lịch của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam ghi phần học vấn là tiến sĩ tại SCUPS.

Trong khi đó, tờ Dân Việt hôm 22/9 dẫn lời Đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng, “nếu tiến hành tổng rà soát bằng cấp của các cán bộ công chức, cơ quan chức năng có thể sẽ khui ra nhiều trường hợp cán bộ lãnh đạo sử dụng bằng cấp chất lượng còn thấp hơn so với trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh”. Tuy nhiên, chưa rõ ông Vân dựa vào dữ liệu nào để đi tới nhận định này.

Báo này năm 2013 cũng đã đăng tải một bài viết về chuyện “dư luận xôn xao” việc một phó hiệu trưởng một trường đại học có tiếng ở TP HCM “sử dụng bằng giả” của SCUPS.

Trong một diễn biến liên quan tới chuyện bằng cấp của quan chức Việt Nam, nhiều tờ báo ở trong nước hôm 25/9 đưa tin về việc “đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng vừa chuyển đơn của công dân tới Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kiểm tra, xác minh bằng cấp của ông Nguyễn Mạnh Hiển, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương”. Trả lời tờ Dân Trí sau đó, ông Hiển nói rằng “mình học thật, có bằng thật”.



Từ Nguyễn Xuân Anh đến Trịnh Xuân Thanh - Quan Hệ Việt Hoa - Bắc Hàn, Iran - Bắc Hàn, Iran Thử Nghiệm Hỏa Tiễn - Bế Tắc Chính Trị Mỹ, ngày 25/9/2017










Chuyện lời qua tiếng lại giữa “thằng điên madman Kim Chính Ân” và “tên già trở thành con nít” (dotard) Donald Trump- Tác giả BS Trần Xuân Ninh







Vài nhận định vế phim Viet Nam War - Tác giả Bs Trần Xuân Ninh







Thấy gì từ tập đầu phim The Vietnam War? - Tác giả Peter Zinoman




Vietnam War (Chiến tranh Việt Nam) khác tất cả các phim tài liệu mà Ken Burns/Lynn Novicks đã làm xưa nay. Các bộ phim đó đều kể về một câu chuyện đặc trưng và rõ ràng với quan điểm "nước Mỹ trên hết." Ngoài người Mỹ ra thì còn ai có thể là diễn viên chính trong các bộ phim trước đây của Burns/Novick, chẳng hạn như The Brooklyn Bridge (Cây cầu Brooklyn), The Statue of Liberty (Tượng thần Tự do), The Civil War (Nội chiến), Baseball (Bóng chày), The West (Miền Tây), Thomas Jefferson, Lewis and Clark (Lewis và Clark), Jazz (nhạc Jazz), Mark Twain, Prohibition (Luật cấm đồ cồn) and The Dust Bowl (Một vùng cát bụi).
Nhưng với cuộc chiến ở Việt Nam, chúng ta có thể biện luận rằng người Việt xứng đáng đóng vai chính trong câu chuyện. Xét cho cùng, từ 1 đến 3 triệu người Việt đã bỏ mạng trong chiến tranh, lớn hơn rất nhiều (gấp từ 20 đến 60 lần) con số khoảng 58.000 người Mỹ chết trong cuộc xung đột.

Những thiệt hại kinh khủng cả về vật chất và môi trường do bom đạn, chất khai quang, chiến tranh ở các vùng đô thị, chiến tranh du kích và chống du kích ở vùng nông thôn đã ảnh hưởng trầm trọng đến riêng vùng lãnh thổ Đông Nam Á, cũng như vấn nạn khổng lồ của tình trạng người dân trong nước buộc phải tản cư, di cư.

Hệ quả của cuộc chiến đối với người Việt lớn hơn so với người Mỹ cũng được thể hiện rõ qua khoảng thời gian trung bình mà mỗi bên phải trải nghiệm. Trong khi phần lớn người Mỹ tham chiến ở Việt Nam khoảng trên dưới 1 năm trong giai đoạn giữa 1965 và 1973, thì người Việt sinh ra sau Thế chiến thứ Hai phải sống trong thời chiến suốt ba mươi năm ròng rã từ 1945 đến 1975.

Xét sự nổi trội cả về con số người Việt lẫn tầm mức thiệt hại không thể sánh được mà họ là nạn nhân, việc đặt người Việt vào vai trò trung tâm trong thời đoạn lịch sử đen tối này, ít ra, cũng phải là một mệnh lệnh đạo đức khiêm tốn.

Thế nhưng, ý đồ lấy Mỹ làm trọng tâm không hề giấu giếm trong Vietnam War được thể hiện rõ ngay trong 3 cảnh mở màn giới thiệu phần 1 của bộ phim tài liệu 10 tập này. Cảnh đầu tiên tả những người lính Mỹ tham chiến, cảnh thứ hai cho thấy một cuộc diễu binh của quân đội Mỹ, và cảnh thứ ba là lời bình luận của cựu chiến binh Mỹ Karl Marlantes. Bài hát Hard Rain của Bob Dylan làm nền nhạc kết thúc phần một càng báo hiệu rõ hơn nữa xu hướng "dĩ Mỹ vi trung" làm điểm tham chiếu. Mặc dù trong tập đầu, số lượng nhân vật người Việt và người Mỹ phát biểu tương đương nhau, nhưng trọng tâm tự sự vẫn nghiêng về những câu chuyện thứ yếu của người Mỹ với tầm quan trọng lịch sử đáng ngờ.

Chẳng hạn, việc Hồ Chí Minh được cho là ngưỡng mộ Hoa Kỳ, thể hiện qua bằng chứng ông hợp tác với nhân viên tình báo Mỹ trong Cục Tình báo Chiến lược (OSS) và việc ông dẫn Thomas Jefferson trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam. Trong lịch sử chính thống về cuộc chiến, những tình tiết quá quen thuộc này được sử dụng để nhấn mạnh số phận éo le đầy kịch tính khiến Mỹ và Hồ Chí Minh "bỏ lỡ cơ hội" kết bạn với nhau. Nhưng các nghiên cứu học thuật từ lâu nay đã cho thấy tinh thần chống Mỹ mạnh mẽ trong các bài báo của Hồ Chí Minh ngay từ thập niên 1920, bao gồm cả những bài viết đầy phẫn nộ về việc hành quyết người da màu và về đảng 3K (Ku Klux Klan).

Gần đây hơn, nhà nghiên cứu khoa học chính trị Vũ Hữu Tường dẫn lại một loạt các bài báo chống Mỹ tương tự do Hồ Chí Minh viết trong khoảng từ năm 1951-1956. Là một thành viên của quốc tế cộng sản Đệ tam, đồng thời là một sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp trung thành với Stalin và kịch liệt chống Mỹ, ít có khả năng là Hồ Chí Minh thực lòng mong muốn nhận được sự trợ giúp của Mỹ như tập đầu của bộ phim gợi ý. Thay vào đó, những đợt tương tác của Hồ Chí Minh với người Mỹ (bao gồm cả thư gửi cho các tổng thống và các buổi trà đàm với nhân viên tình báo Mỹ) nhiều khả năng là do sự nhận biết mang tính thực dụng của ông về tiềm năng sức mạnh Hoa Kỳ và về nhu cầu trung lập hóa sức mạnh ấy qua liên lạc trực tiếp.

Quan điểm "dĩ Mỹ vi trung" trong tập đầu tiên của bộ Chiến tranh Việt Nam cũng được thể hiện rõ qua cách tái hiện câu chuyện từ phía Việt Nam quá giản đơn. Tập đầu vẽ lại lịch sử hiện đại Việt Nam như một bức biếm họa, trong đó ách áp bức của thực dân Pháp chỉ bị thách thức bởi sự xuất hiện của Hồ Chí Minh, nhân vật có tinh thần quốc gia duy nhất trong thời thuộc địa được đề cập đến trong tự sự.

Thiếu vắng trong tường thuật này là vô số các lực lượng đối lập với Hồ Chí Minh trong phong trào chống thực dân rộng lớn hơn, bao gồm các phe quốc gia, phe lập hiến, phe Trotskyists, phe cộng hòa, phe bảo hoàng, phe phát xít và phe tân truyền thống. Đối với nhiều học giả, cuộc xung đột đẫm máu giữa phe cộng sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo và các lực lượng chống cộng khác trong cả cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ Nhất (1946-1954) và lần thứ Hai (1954-1975) chỉ có thể hiểu được trong bối cảnh tiếp nối của xung đột chính trị từ cuối thời thuộc địa. Thiếu vắng khía cạnh này của câu chuyện, sự hình thành chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền nam, lực lượng chống đối Hồ Chí Minh quan trọng nhất thời hậu thuộc địa, có vẻ chỉ là sản phẩm độc quyền của Mỹ trong cuộc kiếm tìm đồng minh thời Chiến tranh Lạnh, chứ không phải là một tinh thần chủ nghĩa quốc gia chống cộng bản địa với gốc rễ lịch sử có từ thời thuộc địa.

Một bức tranh bị bóp méo tương tự cũng xuất hiện trong tập đầu là việc không đề cập đến vua Bảo Đại. Sự lãnh đạo của ông với Quốc gia Việt Nam do Pháp hậu thuẫn năm 1950 đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người Việt chống cộng, những người tiếp tục chống lại sự bá quyền của cộng sản sau năm 1954.

Hướng tiếp cận "dĩ Mỹ vi trung" trong Chiến tranh Việt Nam cũng được thể hiện qua cách phim mô tả Ngô Đình Diệm. So với Hồ Chí Minh, người được mô tả trong tập đầu, ít nhất là một phần nào đó, qua cách nhìn của người Việt, Ngô Đình Diệm chỉ được giới thiệu qua lời của giới chức Mỹ (ông "kiêu căng" và "ngạo mạn," một "đấng cứu thế không có thông điệp"). Mặc dù ông cầm quyền suốt gần 10 năm trong những hoàn cảnh vô cùng bấp bênh, tập phim đầu thể hiện rất ít sự quan tâm tới việc người dân Việt ở miền nam Việt Nam nghĩ gì về ông.

Quan điểm "dĩ Mỹ vi trung" trong Chiến tranh Việt Nam và lý giải hời hợt về lịch sử Việt Nam đã bị nhiều cây bút có tầm ảnh hưởng lớn trên facebook tiếng Việt, diễn đàn công không bị kiểm soát quan trọng nhất ở Việt Nam, phê bình. Blogger nổi tiếng Nguyễn Quang Lập hiện sống ở Thành phố Hồ Chí Minh viết, "Còn nội dung thì phim này chỉ thuần tuý thông sử, không có gì mới. Phần về phía Mỹ cảm động, sâu, đa diện- 8/10. Phần về phía Việt Nam quá hời hợt và phiến diện, may ra được 4/10. Đạo diễn phim tài liệu số 1 nước Mỹ làm phim này trong 10 năm mà chỉ có thế thì chưa đạt yêu cầu."



Vietnam War: 'Cuộc chiến day dứt tất cả chúng tôi' - Tác giả Khải Đơn




Cô gái rất trẻ giơ tay hỏi nữ đạo diễn Lynn Novick: “Tại sao trong những trích đoạn được xem, tôi chỉ thấy những nhân vật được phỏng vấn từ miền Bắc Việt Nam? - Vậy trong bộ phim tài liệu sắp chiếu có những người từ miền Nam được trả lời phỏng vấn không?”
Khán phòng im lặng chờ đợi.

Nhưng đó không phải người đầu tiên đặt câu hỏi đó trong buổi chiếu giới thiệu phim “The Vietnam War” - bộ phim tài liệu 10 tập do Ken Burns và Lynn Novick thực hiện trong 10 năm về cuộc chiến tranh Việt Nam - sắp được công chiếu.
Câu hỏi đại diện cho rất nhiều vết nứt hồ nghi và đầy ngờ vực của những khán giả trẻ đã có mặt tại Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn ngày hôm ấy, muốn tìm kiếm một diện mạo khác của cuộc chiến đã đóng vẩy trên thân thể mình suốt hàng chục năm dài.

Một cuộc chiến luôn được viết và giới thiệu bằng cái nhìn hằn học và rạn vỡ từ cả hai phe, nơi chúng tôi học trong sách giáo khoa về một miền Nam “bù nhìn”, dơ dáy, bẩn thỉu, đàng điếm; hoặc đọc trên mạng về một miền Bắc đói kém, sĩ diện, ngu xuẩn và tàn bạo.

Phần trích được chiếu trong Tổng Lãnh sự Mỹ mở đầu bằng mái đầu bạc của Bảo Ninh với một câu nhận định hùng hồn: “Chiến tranh không ai thắng hay thua hết. Những ông không bao giờ đánh nhau mới bàn luận ai thắng thua.”… Và tiếp sau đó, là những câu chuyện mở ra từ những cánh cửa tinh thần đóng chặt lại sau hàng chục năm dài tham chiến. Bảo Ninh thú nhận khi ông trở về nhà sau trận mạc, mẹ ông im lặng không dám vui mừng vì chợt nhớ ra người hàng xóm cũng có đứa con trai đi bộ đội - và bên ấy chưa có người về.

Một đoạn phỏng vấn mà một cựu binh Mỹ tên Bill Erhart nhớ lại khi ở Huế 1968. “Mỗi ngôi nhà là một chiến trường. Đó là một trận đánh xấu xí. Chúng tôi phải cho nổ từng bức tường, từng nhà…”….”thật là một nỗi xấu hổ khi phá hủy một thành phố đẹp như thế…”

Đoạn trả lời khác của người lính Mỹ, thú nhận về một điều tàn bạo đã xảy ra: “… nhưng tôi 19 tuổi, tôi đã chứng minh được mình can đảm như thế nào…. Nhưng lẽ ra tôi phải nói mình không được làm như thế. Tôi nghĩ về nó như một sự hổ thẹn. Mẹ tôi là một phụ nữ. Vợ tôi, con gái tôi cũng là phụ nữ. Tôi có mọi cơ hội để nói không.”

Một người lính Việt Nam nói: “Thế hệ của họ hi sinh cho cái gì chứ? - Trong nhà tôi có sáu ông đàn ông đi lính, chỉ có mình tôi về thôi.”

Nhiều đoạn phim rời rạc cùng câu chuyện của bộ đội Việt Nam, Hoa Kỳ trôi qua suốt hai giờ chiếu trích dẫn. Trong đó, hiếm hoi xuất hiện hình ảnh người lính nào của miền Nam Việt Nam Cộng Hòa. Câu hỏi đó của cô gái trẻ bật lên, như biểu tượng chất vấn cho sự công bằng của một lịch sử thoi thóp đã nằm im hơn nửa thế kỷ. Lynn Novick mỉm cười nói: “Có, chúng tôi có phỏng vấn những người từ miền Nam. Nội dung đó sẽ có đầy đủ khi bạn xem bộ phim được công chiếu trên trang web của PBS.”

Câu trả lời của Lynn đào thêm một ngờ vực khó chịu khác: Có nghĩa là đoạn phim được chiếu giới thiệu ngày hôm đó đã đi qua bàn tay kiểm duyệt thô bạo và thiếu độ lượng - trước khi nó xuất hiện được dưới những ánh mắt trẻ măng đã rất thành tâm muốn hiểu cuộc chiến tranh Việt Nam theo nhiều hơn một nghĩa của cờ đỏ hay cờ vàng. Như mọi khi, có những kẻ vẫn tìm cách che mắt lịch sử, dù dưới nhân danh hay ngọn cờ nào. Lịch sử không dễ chịu, chúng tàn bạo khi ta cố nhìn vào đáy mắt người từng trải - hỏi về điều xảy ra- và bắt gặp một tia bối rối - bởi họ không đủ can đảm cúi đầu trước những người đã gục đổ thây mình vì một lý tưởng hùng hồn ngu ngốc nào đó.

Một người đàn ông khác giơ tay hỏi trong buổi chiếu: “Tôi nghĩ bộ phim phải tên là American War mới đúng, chứ sao lại là Vietnam War?” - Tôi không còn nhớ câu trả lời của ekip làm phim về câu hỏi hằn học đó. Nhưng gần cuối buổi trả lời khán giả, nữ đạo diễn Lynn Novick nói - có lẽ phù hợp để trả lời cho câu hỏi đó:

“Trước khi làm bộ phim, tôi đã xem và thấy những khó khăn, nhưng chúng tôi muốn biết CÁI GÌ ĐÃ XẢY RA Ở ĐÂY. Chúng tôi phải tìm ra câu trả lời trước khi bắt đầu làm phim, với những tiêu chí: mô tả hiện thực chiến tranh, chiến trường, sự chết chóc, sự hi sinh. Chúng tôi không bọc đường cuộc chiến. Chúng tôi cố gắng không phán xét. Chúng tôi nói về những trải nghiệm tối tăm nhất trong cuộc đời của nhân vật. Chúng tôi cố gắng trung thực với những bi kịch, kể câu chuyện từ nhiều phía, và tìm cách thể hiện rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến.”

Và những hình ảnh trong phần chiếu trích dẫn tôi coi, đó không phải là một cuộc chiến với tên gọi đầy biểu tượng là “Vietnam War” hay “American War”, đó là những khung hình im lặng, nơi tiếng nói của những người Việt Nam thật, những người Mỹ thật, những ai ở đâu đó đã mất từng mảnh thân thể, tinh thần và trái tim sau nhiều chục năm dài gục ngã và đứng dậy trong cuộc chiến tàn bạo đó.

Những nhân vật con người đó không cố gắng gồng mình để thể hiện biểu tượng thời đại hay chính trị nào, đã gần nửa thế kỷ kết thúc, giờ là lúc họ bình tĩnh kể lại trong sự nghẹn ngào, cay đắng, trong lòng hàm ơn, trong nước mắt về cách mình đã chiến đấu cho một phe nào đó.

Lynn Novick nói về lòng biết ơn những nhân vật đã chịu trả lời phỏng vấn bà: “Họ nói họ sẽ kể lại câu chuyện của mình. Nếu chuyện của họ không được kể lại, nó sẽ không được truyền cho thế hệ kế tiếp. Họ muốn câu chuyện của họ được kể cho thế hệ kế tiếp.”



Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc Về Phim The Vietnam War: "Chúng Ta Thua Trên Từng Thước Phim"







Phạm Duy và Steve Addiss giới thiệu dân ca VN và sáng tác của Phạm Duy trong chương trình hội luận truyền hình RAINBOW QUEST(1966) tại Hoa Kỳ







Phạm Duy và Steve Addiss hát Giọt Mưa Trên Lá (The Rain On The Leaves) của Phạm Duy







Phạm Duy và Steve Addiss hát Nhớ Người Thương Binh (Rembrance Of The Wounded Soldier) của Phạm Duy







Trích đoạn: Mối Chúa của Đãng Khấu (Tạ Duy Anh)








Nhưng đất nước mà tôi đến du học thì lại được quyết định bởi văn học. Vào năm cuối cấp của chương trình trung học phổ thông, sau mỗi giờ lên lớp qua loa về môn ngữ văn vốn rất buồn tẻ, cô giáo dạy văn của tôi lại tạt ngang sang mục kể chuyện. Cho đến tận giờ này, dù đã đi gần khắp thế giới, tôi vẫn không tìm được ai có khả năng kể chuyện hấp dẫn như cô. Cô hơi bị gù ở phần vai, nhưng bù lại, có một khuôn mặt đẹp mê hồn.

Mỗi khi tưởng tượng về Đức mẹ Maria hoặc các nữ thần, gương mặt thánh thiện của cô lại choán lấy tâm trí tôi. Khi cô cất giọng kể, mọi con mắt chúng tôi đều dán vào cặp môi xinh đẹp của cô còn trái tim thì muốn lao ra khỏi lồng ngực. Với tôi, đôi khi là sự buốt nhói ở tít đâu đó trong những mạch máu nhỏ li ti bị quá tải. Tôi cứ nhất định tin rằng cô là thiên sứ. Cặp mắt ấy, khóe miệng ấy và đặc biệt là thứ giọng trong và vang, không thể là người thường mà có được.

Hồi đó, khi nghe cô giáo dạy văn kể về tác phẩm Jane Eyre của nữ tác giả người Anh Charlotte Brontem, tôi cứ mơ ngày nào đó được đến tận xứ sở của bà nhà văn đó. Sau này tôi có điều kiện tìm hiểu thêm để biết, bà là chị cả của một gia đình có ba chị em gái tài năng và đoản mệnh.

Cuối cùng, khi bố tôi đưa ra cho tôi các lựa chọn, chẳng hiểu sao tôi thấy cồn lên từng đợt gió hủ của miền Bắc nước Anh, như mô tả trong tiểu thuyết Wuthering Heights của Emily Brontem. Bản thân bà tác giả cũng là một thiên sử khác đối với tôi. Và nó có sức hút mê muội không thể nào cưng nổi.

Tôi kể ra như vậy chỉ để nói rằng, văn chương và tôi có một mối liên hệ mang tính số phận đầy bí hiểm. Bởi vì cuối cũng, đủ không muốn, tôi vẫn phải cầm bút để làm cái công việc không thể gọi khác là viết văn.

Đây thực sự là công việc bất đắc dĩ, sau khi tôi đọc trọn vẹn cuốn tiểu thuyết tư liệu có tên Mối Chúa, của một ông nhà văn sống ẩn mình, rất hân hữu xuất hiện trước đám đông, chỉ trong vòng một đêm. Căn cứ vào sự trang trọng trong lời ông ta để tặng thần tượng của mình với biệt danh lấy tên một nhà thơ Mỹ nổi tiếng, có thể thấy Mối Chúa là tác phẩm rất tâm đắc của tác giả.

Nhưng với tôi thì nó, cái quyển sách tôi đọc chỉ trong trọn vẹn một đêm ấy, sẽ còn là sự thách đố bản lĩnh và khả năng kiềm chế. Đó cũng sẽ là cái đêm xáo trộn nhất của tôi về mặt cảm xúc, kể từ sau hôm bố tôi từ trần. Tôi tưởng mình vừa được sống lại cả một phần đời không chỉ của mình, mà của cả những người gắn bó với mình thông qua hệ gen đầy bí ẩn. Trong cuốn sách vừa nói, tôi nhận ra mình trong nhân vật Việt.

Nhiều chỗ đọc lên tôi thấy nóng hết cả mặt, cứ như tôi đang ngắm mình trong gương, với đầy đủ những đường nét cần phố ra và giấu đi của cơ thể. Rồi cả những suy nghĩ nữa. Đặc biệt, chẳng hiểu sao tác giả lại biết rất chi tiết về chuyện tình của tôi. Tuy nhiên, phẩm viết về bố tôi, thì, phải nói thật, khiến tôi lên cơn sốc. Tác giả rõ ràng có chủ ý cho bạn đọc biết nhân vật chính của câu chuyện là ai, mặc dù tên bố tôi được viết tắt. Vì thế, tôi tin rằng, bất cứ bạn đọc nào cũng sẽ đọc cuốn sách trong tâm thế đang thâm nhập vào một hồ sơ cá nhân, vói sự tò mò không thể bỏ dở.

Chỉ đơn giản bởi cá nhân ấy đã quá nổi tiếng vói họ, qua cuộc đòi thật rất đáng ghen tị và qua vô số sự thêu dệt, cả thân ái lẫn ác ý, có lẽ ác ý là chính. Tôi không quan tâm đến những sự kiện được nêu ra, nhất là một số scandal tình ái gắn vói bố mình vốn đã bị báo chí, mạng xã hội khai thác triệt để.
Chỉ có điều, dưói ngòi bút của tác giả, bố tôi có nguy cơ trở thành một kẻ giống vói nhân vật Xuân Tóc Đỏ[1] trong cảm nhận của bạn đọc, hơn là một nhân vật của thòi đại mói: trí thức-doanh nhân, với tất cả niềm vinh quang và những bi kịch cay đắng nhưng vẫn vượt qua một cách đầy sức mạnh, để kiến tạo nên một hệ giá trị mới, như ý tác giả muốn. Sự thành tâm của tác giả là không thể nghi ngờ.
Vì thế có thể nói, cuốn sách là minh chứng sinh động cho tình trạng lực bất tòng tâm của người viết. Cũng có thể, chính tầm cỡ của nhân vật, đặt trong nhằng nhịt các quan hệ, đã khiến tác giả bối rối và mất kiểm soát, vẫn thường xảy ra như vậy trong sáng tác nghệ thuật, như chính lòi cô giáo tuyệt vòi của tôi nói cách đây hàng chục năm nhưng hồi ấy tôi không nhập tâm. Rằng, khi nhân vật quá cỡ, thì tác giả có thể bị cớm bởi chính cái bóng của nó.

Trong lời đầu sách, tác giả cũng thể hiện sự khiêm tốn khi nói trước về khả năng này. Nhưng tôi cho rằng, do dựa vào những thông tin bị bóp méo, những thông tin bề nổi được chủ động tạo ra để tung hỏa mù, những thông tin đã qua bộ lọc đầy định kiến của người khác… khiến tác giả đã bị lạc hướng mà không biết khi căn cứ vào đó để tạo tính cách nhân vật chính – nhân vật Mr. N. Ông ta là bản copy của bố tôi trong phần tiểu sử, cách ăn nói, hành xử, suy nghĩ (thế mới tệ!), nhưng sự thăng tiến để trở thành giàu có… thì lại gần vói kiểu dạng người mà Xuân Tóc Đỏ là vị tổ sư.

Vì nó là tiểu thuyết tư liệu, nên việc thẩm định hàng loạt sự kiện – vốn có thật – và bản chất của những sự kiện ấy, kể cả bối cảnh mà nó ra đòi, không gian nó tồn tại đương nhiên là
quan trọng do tính thể loại đòi hỏi, thì lại rất hòi hạt, nhiều sự kiện được nhìn bằng sự thiên lệch, thậm chí xuyên tạc, dù có thể không cố ý.

Tôi sẽ không đưa ra bình luận, cũng không có ý định gặp tác giả để tranh luận về những chuyện đó, vói hy vọng ông ta sẽ bổ sung khi tái bản. Làm thế tôi tự nhận minh là kẻ yếu đuối và vô lý. Vả lại, trừ những điều đã nói, cuốn sách thực sự rất đáng để đọc. Nhiều kiến giải gắn vói một vài sự kiện lịch sử nằm ngoài hiểu biết của tôi nhưng đáng tin về mặt logic và suy đoán, không thể nói là không thú vị.

Cũng nhờ cuốn sách tôi mói biết thêm về tiểu sử, hành tung, sở thích, thói quen và nguyên nhân cái chết của một vài nhân vật mà, vói tư cách người trong cuộc, tôi không thể có được sự khách quan. Hay như nhờ Mối Chúa nên tôi có cơ hội nhìn từ xa những nhân vật hằng ngày gắn bó vói mình, ít ra là trên phương diện quan sát thuần túy, để định hình họ trong tâm trí minh. Một trong những nhân vật như thế sẽ phủ bóng lên cuộc đòi chúng tôi và sẽ còn bám theo chúng tôi cả khi ông ta biến mất khỏi thế gian này.

Tuy nhiên, trên tổng thể, vói những gì liên quan đến gia đình mình một cách rõ ràng, tôi không thể dễ dàng chấp nhận nội dung cuốn sách như nguyên bản. Nhưng tôi có thể làm được gì để nói vói những ai đã đọc Mối Chúa rằng, nhiều sự thật về gia đình tôi không phải như cuốn sách mô tả? Đó hầu như là một việc làm vô vọng!

Bởi tuy tác giả lấy khuôn mẫu từ chúng tôi, bao gồm cả những sự kiện liên quan vói nhiều người (rồi quý vị sẽ thấy), lẫn các chi tiết đòi tư có khả năng chỉ dẫn cho bạn đọc rằng đó là chúng tôi, không thể chệch đi đâu được, nhưng xét đến cùng thì họ vẫn không phải là chúng tôi trên phương diện pháp lý! Không thể quy tội bôi nhọ, vu cáo người khác cho tác giả, để bắt ông ta phải chịu trách nhiệm nào đó.

Tính chất nguy hiểm này của văn chương đã khiến nó bị cảnh giác và trả giá đau đớn suốt chiều dài lịch sử kể từ khi xuất hiện – tôi đọc được ở đâu đó điều này. Nhưng nguy hiểm hơn lại ở chỗ, ngay cả một bạo chúa có thể đốt cháy thành La Mã chỉ trong một đêm, có thể treo cổ bất cứ gã văn nhân hay triết gia nào, cũng bất lực tuyệt đối trước việc bắt mọi ngưòi chối bỏ hoặc không tin cuốn sách văn học nào đó đã khiến ông ta nổi điên. Bạo chúa còn thế huống hồ tôi! Cuối cùng tôi đi đến quyết định viết lại về bố mình, bằng hẳn một cuốn sách khác.

Chính là bản tường thuật mà quý vị sắp đọc.

Đây là công việc cực kỳ khó khăn bỏi sau khi mọi việc xảy ra (chính là nội dung mà tôi kể lại của cuốn tường thuật này, mong bạn đọc kiên nhẫn chờ), tôi trở thành đối tượng bị báo chí, các đối tác săn lùng khắp noi. Nhưng khó khăn còn ở cả khía cạnh tâm lý. Liệu rồi chính tôi có làm tồi tệ hon hình ảnh của bố mình so vói chân dung của ông trong Mối Chúa, nếu giả sử nhũng kể lại này thiếu đi bố cục nghệ thuật, ròi rạc và nhạt nhẽo, thiếu hấp dẫn và chẳng mấy đáng tin vói bạn đọc? Chả thà cứ để mọi người cảm nhận về bố như mô tả trong Mối Chúa, còn hơn viết lại mà không hon gì! Ý nghĩ u ám này khiến tôi mất nhiều thòi gian để do dự.

Nhung rất may cho tôi là trong suốt thòi gian đánh vật vói chữ nghĩa, tôi luôn có sự trợ giúp hào hiệp của nhà văn L.T. (tôi xin được kính cẩn viết tắt tên ông), một người thường khiến phụ nữ chết khiếp nhung sẽ không hề vòng vo khi chỉ ra cho tôi những chỗ cần phải sửa chữa hoặc viết lại. Ông cũng can dự khá toàn diện và khó chịu vào việc tạo nên bố cục của cuốn sách. Ông khiến tôi sau đây muốn từ bỏ vĩnh viễn ý hướng cầm bút tiếp, bằng chính vẻ mặt khắc khổ như bị tròi đày của ông. Nghề văn, như nhũng gì tôi thấy qua ông, không dành cho ngưòi yếu bóng vía và hám danh.

Đó là lý do ra đòi cuốn sách mang tính tường thuật này. Nói là tường thuật, tôi chỉ muốn hàm nghĩa nó được kể lại thuần túy, một cách trực tiếp và thấy thế nào thì nói lại y như vậy. Tôi không dám coi nó là một tác phẩm văn học, mà chỉ như một phụ lục đi kèm, vói ý đồ đính chính hoặc bổ sung, tùy từng ngữ cảnh và từng sự kiện, vào tiểu thuyết Mối Chúa. Một cách nào đó có thể hiểu là tôi muốn viết lại Mối Chúa, theo cách thức của tôi và trên cơ sở những sự thật tôi có. Tôi sẽ để nguyên nhũng gì trích ra từ Mối Chúa khi thấy nếu mình có kể lại thì cũng không đặc sắc hơn – cả về độ chính xác của sự kiện lẫn nội dung được miêu tả – so vói những gì tác giả của Mối Chúa đã đạt được. Những phần như vậy đều được tôi ghi chú rõ ràng để không ai có thể lầm lẫn. Rất may cho tôi, tiểu thuyết Mối Chúa tác giả đặt

----------------------------

[1] Xuân Tóc Đỏ: nhân vật trong cuốn tiểu thuyết só đỏ nồi tiếng của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đã thoát thai khỏi tác phẩm để bước vào đời sống, đại diện cho một hạng người xuất thân hèn mạt, bị lưu manh hóa nhưng thăng tiến nhanh nhở gặp may.


Chuyện Chỉ Có Ở Xứ Thiên Đường: Ăn Ốc Đổ Võ!




Người sáng lập Đại học California Southern cho biết trường được Bộ GD&ĐT Việt Nam công nhận thông qua việc hợp tác với Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trao đổi với Zing.vn, TS Donald Hecht, người sáng lập Đại học California Southern (CalSouthern), Mỹ, xác nhận ông Nguyễn Xuân Anh đã học tại trường và lấy bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) vào tháng 6/2002, cũng như lấy bằng tiến sĩ Quản trị Kinh doanh (DBA) vào tháng 12/2006.
Ông cũng cho biết thêm trường cũng được Bộ GD&ĐT Việt Nam công nhận thông qua việc hợp tác với trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Việc chấp thuận này giúp hàng trăm sinh viên ưu tú của Việt Nam tại thời điểm đó đạt được mục tiêu học vấn của họ.

"Chính ông Nguyễn Xuân Anh cũng học tập theo chương trình hợp tác giữa Đại học California Southern và Đại học Bách khoa Hà Nội", TS Donald Hecht khẳng định.

Để làm rõ vấn đề này, Zing.vn đã liên hệ với đại diện ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng chưa nhận được câu trả lời về việc hợp tác với ĐH California Southern.

Theo báo Tuổi Trẻ, năm 1999Bộ GD&ĐT đồng ý cho ĐH Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo từ xa trong lĩnh vực quản trị kinh doanh ở mục sau ĐH với Southern California University for Professional Studies (SCUPS).

Bộ này cũng khuyến cáo đây là chương trình thử nghiệm và đào tạo từ xa, ĐH Bách khoa Hà Nội phải phối hợp các cơ quan hữu trách để quản lý tốt chương trình.

Tại thời điểm đó, SCUPS chưa được kiểm định chất lượng. Trường được kiểm định lần đầu vào năm 2010 (bà Claudia Rossma, đại diện CalSouthern, cho rằng chương trình của trường thay đổi theo thời gian và nội dung các khóa học cũng liên tục được cập nhật nên rất khó định lượng bằng được cấp trước năm 2010).

Trong khi đó, Bộ GD&ĐT quy định văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình này đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.
Căn cứ quy định này, bộ từng không công nhận bằng tiến sĩ của một phó hiệu trưởng khác do SCUPS cấp.

Nếu đúng như vậy, tại sao Bộ GD&ĐT lại cho phép Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo với SCUPS, sau đó lại không công nhận văn bằng được cấp của trường này? 

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Nguyễn Đắc Trung - Viện trưởng Viện đào tạo sau ĐH, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết trường hợp tác với SCUPS trong các khóa 1999, 2000 và 2001. Việc đào tạo kết thúc vào năm 2003 và có 229 học viên trong chương trình được cấp bằng. Theo thông tin từ SCUPS, 229 học viên trong chương trình được SCUPS cấp bằng.

Ông Trung cho rằng ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ có nhiệm vụ đưa thông tin tuyển sinh của SCUPS đến các đơn vị, người học và bố trí địa điểm học tập. Toàn bộ quá trình đào tạo - như xét hồ sơ thí sinh, quyết định công nhận học viên, cử giảng viên của SCUPS giảng dạy, nội dung các học phần, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, đánh giá kết quả học tập, đánh giá luận văn, xét tốt nghiệp, cấp bằng... đều do SCUPS đảm nhiệm.




 

Đại học California Southern Universiy đã cấp phát hai văn bằng MBA và DBA cho bí thư thành ủy Đà Nẵng lên tiếng







Biển Cửa Việt







Những ngày đầu thu tại Washington DC







Về Ba Tri thăm cụ Đồ, viếng cụ Phan







Vụ Đà Nẵng: ẩu đả ‘cung đình’?