khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2023

Sĩ Phú hát Em Còn Nhớ Mùa Xuân, nhạc Ngô Thụy Miên





Tôi Vẫn Đợi- Thơ Tuệ Sỹ




Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng

Trong bóng tối hận thù, tha thiết mãi

Một vì sao bên khóe miệng rưng rưng.

Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió

Màu đen tuyền ánh mắt tự ngàn xưa

Nhìn hun hút cho dài thêm lịch sử

Dài con sông tràn máu lệ quê cha.

Tôi vẫn đợi suốt đời quên sóng vỗ

Quên những người xuôi ngược Thái Bình Dương

Người ở lại giữa lòng tay bạo chúa

Cọng lau gầy trĩu nặng ánh tà dương

Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng

Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu

Tôi vẫn đợi những đêm dài khắc khoải

Rồi nhắm mắt ta đi vào cõi mộng

Như sương mai, như ánh chớp, mây chiều.

Đời ta xanh viễn phương. Sống chết một câu hỏi - Thơ Tuệ Sỹ

 

Vài cảm tưởng về bài thơ "Không đề" của Thầy Tuệ Sỹ - Tác giả Vĩnh Đào

 



Bài thơ lúc khởi đầu được tác giả gọi là "Không đề", nhưng khi đăng lại trong tập Giấc mơ Trường Sơn (An Tiêm, California, 2002) thì mang tựa đề "Khung trời cũ", là bài thơ được biết đến nhiều nhất của Thiền sư.
Không đề
Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
Bài thơ “Không đề” cùng các bài khác trong tập Giấc mơ Trường Sơn được sáng tác trong khoảng thời gian 1975-1980.
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do, bắt đầu bằng hai câu thơ 9 chữ, phần còn lại chủ yếu là những câu thơ 8 chữ, xen kẻ với những câu 7 chữ, không theo một trật tự nào nhất định, nhưng khi đọc lên nghe rất quyến rũ vì nhạc tính rất cao và gây nên những cảm xúc khó tả, tùy theo những kỷ niệm cá nhân của người đọc, tuy rằng không dễ tìm ra những ý nghĩ nào dẫn dắt bài thơ.
Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Việc đầu tiên không nên làm là tự đặt ra những câu hỏi: Đôi mắt ướt của ai? Tuổi vàng nào? Và khung trời nào mà hội cũ? Những thắc mắc sẽ không bao giờ có được câu trả lời. Tác giả có những tâm tư, ý tưởng, những ám ảnh của riêng mình, viết ra thành lời thơ mà không có chủ đích diễn tả làm sao để người đọc hiểu rõ ngọn ngành. Vậy không có ích gì khi cố gắng tìm một cách diễn dịch nào cho “hợp lý”. Chúng ta chỉ có thể nhận thấy là hình ảnh này đã từng ám ảnh tác giả trong một bài thơ sáng tác trước đó vào năm 1976, trong thời gian đầu ở rừng Vạn Giả:
Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao
("Một thoáng chiêm bao")
Còn áo màu xanh nào? Trên đồi hoang thì chỉ có thể màu xanh của cỏ thay đổi theo thời gian. Hay là áo của một người nào? Không có gì cho phép xác định và điều này cũng không quan trọng để có thể ngăn cản chúng ta tìm hiểu phần tiếp của bài thơ.
Theo lời kể lại của Thượng tọa Thích Phước An, về sau là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hoá của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thì chính Thầy Phước An vào mùa hè năm 1976 đã lên một chiếc xe đò cũ kỷ cùng với Thầy Tuệ Sỹ, để đưa Thầy đi làm rẫy tại một khu rừng hẻo lánh ở thị trấn Vạn Giả, gần đèo Cả. Rồi sau đó thì cứ một, hai tuần, Thầy Phước An lại về rừng Vạn Giả thăm bạn. Thầy thuật lại: “Đôi khi tôi ở lại đêm với anh trong túp lều tranh do tự tay anh cất lấy. Những lúc ở lại đêm như vậy, tôi lại càng cảm phục sức chịu đựng của anh. Đêm nơi đó chẳng có gì cả, ngoài ngọn đèn dầu leo lét trong túp lều tranh và bóng tối mịt mù giữa núi rừng mênh mông.”
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Chính những kỷ niệm ngồi tâm tình trong đêm khuya bên ngọn đèn dầu đã để lại cho nhà thơ những hình ảnh khắc sâu trong ký ức và cho cảm giác mình chia sẻ kiếp sống phiêu bồng của những người du thủ. Tác giả cũng đã nhắc đến một kỷ niệm tương tự trong một bài thơ khác:
Ai biết mình tóc trắng
Vì yêu ngọn nến tàn.
Rừng khuya bên bếp lạnh
Ngồi đợi gió sang canh.
("Rừng khuya bên bếp lạnh")
Sau khi hồi tưởng vài hình ảnh của quá khứ, nhà thơ chuyển dòng tư tưởng sang một hướng khác:
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Núi và biển biểu hiện cho thiên nhiên và tạo hoá, một thiên nhiên trường tồn qua năm tháng, không chịu ảnh hưởng của thời gian, không thể bị hủy diệt, không có gì biến mất, dù chỉ là một hạt muối trong lòng biển. Trước cái vô hạn của thiên nhiên là cái hữu hạn của con người:
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Người bị thời gian chi phối có cảm giác ngày vui qua mau, cùng với sự tiếp nối liên tục của các mùa. Xuân Diệu đã từng thở than: “Vừa nắng mai sao đã đến sương chiều?” Thi hào Victor Hugo trong tập Lá mùa thu xuất bản tại Paris năm 1831 cũng đã so sánh tính trường tồn bất diệt của thiên nhiên trước cái cái mong manh của đời sống con người. Vạn vật luôn luôn tươi trẻ, mỗi năm lại hồi sinh trong một lễ hội tưng bừng, hoàn toàn thản nhiên, vô cảm trước kiếp người ngắn ngủi. Nhà thơ đã có những câu thấm thía như sau:
Một ngày tôi sẽ ra đi, giữa khung trời mở hội
Mà không có gì mất mát cho cõi đời rạng rỡ bao la!
Nhưng đối với thiền sư, chắc chắn không có những tiếc nuối như vậy. “Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng?” chỉ là một câu hỏi cho người phàm tục. Đối với người tu hành, kéo dài kiếp sống chỉ là để trả cho xong nợ trần thế:
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Chỉ vì "tuổi đời chưa đủ" nên tác giả mới còn phải lưu lại trên trần gian, kéo dài một chuỗi ngày vô vị không có gì mà phải tiếc nuối. Các từ ngữ "gót mỏi" và "đi quanh" cho thấy nỗi chán chường của tác giả trước kiếp sống hiện tại.
Trở về với thực tại, nhà thơ đối mặt với tình trạng bị giam hãm của mình giữa bốn bức tường.
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
Phải chăng đây cũng là một bước đi quanh quẩn trên con đường cát bụi của cõi trần gian? Rồi nhà thơ lại đưa trí tưởng tượng đến cảnh vật tự do thanh thản bên ngoài. Và biểu hiệu của tự do chính là con suối tung tăng giữa đá sỏi và cỏ cây, thảnh thơi chảy về sông và ra biển khơi. Trong một bài thơ khác của tập Giấc mơ Trường Sơn, tác giả cũng đã nhắc đến khoảng thời gian bị tù tội:
Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng
Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu
Rồi nhắm mắt ta đi vào cõi mộng
Như sương mai như ánh chớp mây chiều
("Tôi vẫn đợi")
Lần này thì mộng mơ của tác giả không còn mơ hồ như sương mai như ánh chớp mây chiều, mà là hình ảnh rõ nét một con suối rộn rã băng ngàn tượng trưng cho ước vọng tự do.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2023

Di sản của Hòa Thượng Tuệ Sỹ và con đường cho Phật giáo, đất nước Việt Nam





Bắc Gaza hoang tàn, đổ nát sau đòn trả đũa kinh hoàng của Israel





Trao giải thưởng ‘Viết về nước Mỹ’ ở Little Saigon





Thái Lan “số hóa” lễ hội truyền thống





Pháp ra mắt “vỏ” sinh học để giúp trồng cây trên Mặt Trăng





Bắc Kinh ngày càng lo ngại nguy cơ nội chiến tại Miến Điện lan sang lãnh thổ Trung Quốc





Định mệnh Israel : Những cuộc chiến không mong muốn, vì sự tồn vong





Achentina dùng đô la Mỹ hay nhân dân tệ Trung Quốc ?





Thiền sư Tuệ Sỹ - ‘‘Cọng lau nằm xuống mà đại ngàn rung chuyển’’





Vụ tập đoàn Zhongzhi vỡ nợ : Những vấn đề về hệ thống “tài chính ngầm” của Trung Quốc





Xung đột Hamas- Israel : Thiếu lao động Thái Lan, nông nghiệp Israel “điêu đứng”





Bảo vệ Đa dạng Sinh học : Cộng đồng quốc tế đối mặt với các thất bại lớn





Tham quan các công trình kiến thúc thu nhỏtrong mùa Giáng sinh ở thủ đô Mỹ





Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2023

Đất Rừng Phương Nam - Thiên nhiên và tình người





ĐỨA TRẺ - Đạo diễn: Antôn Hữu Chiến





Con gà mái mơ - Phim đoạt giải Cánh Diều Bạc 2023





Áp lực của thầy cô giáo ngày nay





Tay đua công thức 1, thế giới của các con ông cháu cha “tỷ phú” ?





Trung Quốc vũ khí hoá biếm hoạ, tuyên truyền chống Mỹ với độc giả phươngTây





Doanh nghiệp áo quần truyền thống Ethiopia cho rằng TQ cạnh tranh không công bằng