khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

Chiếc vòng kim cô của đảng csvn- Tác giả Đan Tâm







Dân bị qui hoạch ở bán đảo Thanh Đa, Saigon, bị csvn "treo" gần 30 năm chưa giải quyết dứt điểm







Thương hiệu gạo Việt cần sản phẩm đặc trưng







Lễ Tạ ơn tại Hoa Kỳ







Phật giáo trong đời sống người Việt hải ngoại







Câu chuyện kinh tế, 15/11/2018







Bệnh nhân bị liệt có thể đi lại nhờ kích thích tủy sống







Di dân ‘chầu chực’ ở biên giới để được vào Mỹ







Ký ức về đế chế Ottoman vẫn ám ảnh Thổ Nhĩ Kỳ







Khi Quốc hội Tích Lan trở thành ‘võ đài’







Hội Luận: Tin Giả (Fake News)







Huỳnh Thục Vy, chuyện từ buôn làng






Blogger, nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy tâm tình với BBC về cuộc sống và công việc buôn bán cà phê ở Buôn Hồ trước ngày ra tòa hôm 22/11.

Tòa án Nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk dự kiến xử sơ thẩm bà Thục Vy về cáo buộc tội "Xúc phạm quốc kỳ" theo Điều 276 Bộ luật Hình sự 1999.

Bà Thục Vy được biết đến như người sáng lập tổ chức Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, với mục tiêu cổ vũ các giá trị của nhân quyền và ủng hộ các nhà bảo vệ nhân quyền là nữ giới.
Thông cáo do tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty) phát đi hồi tháng 8/2018 viết: "Thông qua hoạt động và viết blog ủng hộ quyền của phụ nữ, dân tộc thiểu số và nhân quyền nói chung, bà Huỳnh Thúc Vy đã làm việc không mệt mỏi để vạch trần các hành vi vi phạm. Vì điều này, bà và gia đình đã phải hứng chịu sự giám sát, đe dọa và quấy rối không ngừng."

Bà thường xuyên viết blog về các vụ đàn áp nhân quyền bao gồm cả những vụ đàn áp nhắm tới các sắc dân thiểu số ở Việt Nam.

Bà hiện đang sinh sống cùng chồng và con gái 25 tháng tuổi tại làng Hà Lan A ở Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.

Hôm 12/11, bà Thục Vy nói với BBC: "Từ khi có con nhỏ, tôi dành nhiều thời gian chăm sóc con nên công việc chung có xao nhãng đôi phần, việc viết lách không còn đều đặn như trước."

"Tuy vậy, trong lòng tôi, khao khát được sống có ích càng cháy bỏng hơn. Vì giờ mình đã có con, những việc mình làm không chỉ cho chính bản thân mình, bạn bè và cộng đồng nữa, mà còn cho một con người bé bỏng mang huyết thống của mình."

"Tôi nhận thấy công việc và cuộc sống của mình không những mang lại lợi-hại cho con mà còn là tấm gương cho con trưởng thành."

"Có nuôi một đứa trẻ từ lúc sinh ra đến khi hai, ba tuổi, tôi mới thấu hiểu rằng để một con người được sinh ra và lớn lên tốn rất nhiều tâm huyết và công lao của cha mẹ, bà con và xã hội."

"Bởi vậy, nếu một người lớn lên không làm được điều gì to lớn hơn bản thân mình thì thật bội ơn những gì mình được nhận hưởng."

"Lý tưởng về nhà nước pháp trị, xã hội tự do dân chủ của tôi cũng chỉ bắt nguồn từ nhận thức: Muốn sống có ích, muốn mang lại lợi ích cho cộng đồng, thứ lợi ích thiết thực nhưng lâu bền và mang tính gốc rễ chứ không chỉ có lợi ích vật chất."

BBC:Trải nghiệm đặc biệtcủa một người vốn quen với cuộc sống ở thành phố nay sống ở buôn làng gì?

Huỳnh Thục Vy: Làng Hà Lan A ở Buôn Hồ trong mắt những người chưa từng đặt chân đến là một làng quê vùng rừng núi. Nhưng không phải, theo hiểu biết của tôi, đây là một giáo xứ Công giáo do ông Ngô Đình Diệm khai mở từ 1954, một vùng đất đai trù phú.

Hiện tại, tôi có cảm nhận, mức sống và trình độ dân trí của người dân trong làng Hà Lan A này cao hơn hẳn mức trung bình trong cả nước. Theo tôi, đó là nhờ: Ông bà tổ tiên người Công giáo tỵ nạn Cộng sản; cuộc sống của người dân chỉ phụ thuộc vào việc sản xuất cây công nghiệp (hồ tiêu, cà phê) nên họ khá độc lập về kinh tế, không quá sợ hãi chính quyền; con cái họ sinh ra, lớn lên coi trọng việc buôn bán và nông nghiệp, không trông mong vào làm công chức trong hệ thống chính quyền.

Có lẽ nhờ những yếu tố đó nên nhận thức của họ độc lập hơn và phi Cộng sản. Đa phần người trong làng có smartphone để truy cập Internet.

BBC:Có phải một trong những thử thách đáng kể nhất với nhà hoạt động ở Việt Nam là việc mưu sinh khi mà công chuyện làm ăn, kiếm tiền của họ thường bị làm khó dễ? vượt qua thử thách này thế nào?

Huỳnh Thục Vy: Đúng vậy, đó là thử thách khá lớn. Việc tôi mở kho chứa hàng và trưng bảng hiệu của công ty cà phê AmaRin Coffee của mình ở Sài Gòn từng bị công an gây khó dễ. Họ bắt tôi phải dỡ bảng hiệu công ty xuống. Việc thuê nhà ở của vợ chồng tôi và các em tôi ở Sài Gòn nhiều lần không ổn vì công an gây áp lực cho các chủ nhà trọ.

Họ canh giữ chặt chẽ vào các cuối tuần không cho em trai tôi đi giao hàng cho khách, thậm chí còn nhiều lần đến đập phá chỗ trọ của em tôi. Những sách nhiễu trong cuộc sống hằng ngày và thử thách trong việc mưu sinh đã buộc em trai tôi phải sang Thái Lan xin tỵ nạn. Còn vợ chồng tôi về quê chồng (Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) sinh sống và thay vì bán hàng cà phê sạch có mặt bằng trưng bày thì tôi bán hàng qua mạng. Cuộc sống của vợ chồng tôi đến nay tạm ổn trong sự ủng hộ và bao bọc của bà con giáo xứ Vinh Đức, làng Hà Lan A. Nhưng dường như chính quyền lại muốn bứng tôi ra khỏi mảnh đất lành này, khỏi Tây nguyên, nơi có những người giáo dân ủng hộ tôi và có các anh chị em người Thượng cần Thục Vy làm tiếng nói cho họ.

BBC:trù liệu khả năng phiên tòa ngày 22/11 sẽ kết thúc thế nào và nếu đó là một bản án tù giam thì sao?

Huỳnh Thục Vy: Tôi tin rằng mục đích của chính quyền và công an Đăk Lăk là dùng thủ tục tố tụng và phán quyết của vụ án này để: Đe dọa người dân nơi tôi đang sinh sống. Người dân ở đây yêu mến và ủng hộ tôi. Họ nhìn thấy người dân bảo vệ tôi trong buổi biểu tình chống luật Đặc khu ngày 10/6/2018 nên họ lo sợ đó sẽ là tiền lệ bất lợi cho họ trong thời gian tới; kiềm chân tôi để ngắt các liên kết của tôi với bạn bè người sắc tộc Tây nguyên bằng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú; dùng bản án để áp lực tinh thần gia đình tôi nhằm thúc giục tôi đưa ra lựa chọn rời khỏi Việt Nam.

Chắc họ nghĩ rằng một bản án tù giam 3 năm là vừa đủ để các mục đích trên của họ được thành đạt. Bản án giam tối đa 3 năm đủ nhẹ để không gây tiếng tăm trong cộng đồng quốc tế, họ không thích có một trường hợp Mẹ Nấm thứ hai nữa. Và bản án giam cũng đủ nặng để áp lực tôi bỏ nước ra đi trong thời gian việc thi hành án bị tạm hoãn vì tôi có con nhỏ dưới 3 tuổi. Họ nghĩ rằng thời gian một năm sắp tới bị kiềm chân ở nhà bằng lệnh cấm rời khỏi nơi cư trú, và chờ con nhỏ đủ 3 tuổi để bị tống giam, tôi sẽ tìm cách bỏ trốn khỏi Việt Nam.

Người bào chữa cho tôi trong phiên tòa sắp tới, Luật sư Đặng Đình Mạnh, cho tôi nhiều sự ủng hộ về tinh thần hơn là lời khuyên pháp lý cụ thể vì tôi đã có những chủ kiến riêng của mình trong vụ án này.

BBC:Được biết từng viết trên trang cá nhân: "Nếu mình có thể nhắn với anh Trần Huỳnh Duy Thức lúc này, mình sẽ nói: Anh ơi, đồng ý ra đi đi..." có bình luận gì về lựa chọn đi hay ở lại của người tù là nhà hoạt động/giới bất đồng?

Huỳnh Thục Vy: Tôi tin rằng, một người tài giỏi như Trần Huỳnh Duy Thức nếu chọn ra khỏi Việt Nam thì ông sẽ vẫn có những vận động hữu ích cho đất nước. Nhưng tôi cũng vô cùng trân quý nhiệt huyết của ông muốn làm ngọn đuốc giữ ấm mãi tinh thần người đấu tranh trong nước và rọi sáng góc tối tăm Việt Nam cho cộng đồng quốc tế thấy rõ.

Bằng tình cảm chân thật bình thường, tôi ủng hộ ông ấy ra đi, bằng lý trí xét đoán lợi hại trong công cuộc chung, tôi muốn ông ở lại Việt Nam.

BBC:Theo dự đoán, tình hình của giới hoạt động tại Việt Nam sẽ thế nào sau ngày 1/1/2019, khi luật An ninh mạng có hiệu lực?

Huỳnh Thục Vy: Theo tìm hiểu của tôi, từ nửa năm nay, dù luật An ninh chưa có hiệu lực, nhiều facebooker đã bị vô hiệu hóa tài khoản hoặc bị gỡ post Facebook.

Tuy không là người bi quan nhưng tôi tin rằng tình trạng bóp nghẹn tự do ngôn luật sẽ còn tồi tệ hơn trong vài tháng tới. Một loạt các nhà bất đồng chính kiến đã bị tống giam sau 2/9/2018 vì bị nghi ngờ tổ chức biểu tình chống Nhà nước. Đến giờ, thân nhân của họ và công luận vẫn chưa biết an nguy của họ giờ ra sao. Tình hình nhân quyền ở Việt Nam có thể sẽ ngày càng tệ hơn nên giới hoạt động buộc phải có những giai đoạn "nín thở qua sông" để bảo toàn lực lượng.

BBC:Trong hành trình vận động cho quyền con người tại Việt Nam 10 năm qua, tự hào mình đã làm được những gì và còn tiếc vì điều gì chưa làm được?

Huỳnh Thục Vy: Tôi nghĩ rằng, so với nhiều nhân vật trong giới đấu tranh khác, những việc tôi làm được không bằng một nửa. Nhưng tôi có may mắn được nhiều anh chị em tiếp sức, trợ giúp nên công việc khá trôi chảy. Tôi tiếc là mình chưa có đủ sức khỏe và sự trưởng thành về tinh thần đủ để hoạt động năng nổ hơn và liên kết với những anh chị em trong nước nhiều hơn nữa trong các hoạt động chung.



LƯỢC SỬ ĐẠI HỌC LUẬT KHOA SAIGON







Giọt nước mắt người phụ nữ “bên thắng cuộc”, Dương thu Hương - Tác giả Đinh Quang Anh Thái




Dương Thu Hương tự nhận mình là “người rừng”, “mụ đàn bà nhà quê răng đen, mắt toét”. Báo chí Pháp thì gọi Dương Thư Hương là “Con Sói Đơn Độc”. Còn lãnh đạo CSVN thì chửi bà là “con đĩ chống đảng”.
 
Gọi bằng gì thì gọi, Dương Thu Hương vẫn là chính mình: bản chất chân quê không hội nhập vào thế giới trên mạng, bõ bã, đốp chát, đơn độc, và trên hết, ngay thẳng, hết mực với mục tiêu nhắm tới là tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ, tự do, thoát khỏi cái chế độ hiện nay mà bà gọi là “chỉ sống bằng xác chết, không có bất cứ giá trị gì cả.”

Sinh năm 1948, lớn lên tại miền Bắc vào đúng giai đoạn Cộng sản Hà Nội tung toàn lực lượng nhất quyết bằng mọi giá phải đạt được tham vọng “giải phóng miền Nam thoát khỏi sự kềm kẹp của Mỹ-Ngụy.” (sic)

Như lời bà kể, cùng với hơn 100 bạn ngang lứa tuổi, bà đã cắt máu xin vào Nam “đánh Mỹ cứu nước”.

Những trải nghiệm trong chiến tranh, cùng những chua chát của Tháng Tư 1975 đã là chất liệu cho các tác phẩm sau này của bà, như “Những Thiên Đường Mù”, “Bên Kia Bờ Ảo Vọng”, “Khải Hoàn Môn”, “Đỉnh Cao Chói Lọi”, “No Mans Land” (ấn bản Anh ngữ) được dịch sang Pháp ngữ là “Terre Des Oublis”…

Dấu mốc quan trọng làm thay đổi hẳn cuộc đời Dương Thu Hương là thời điểm đoàn quân của “bên thắng cuộc” vào Sài Gòn trưa ngày 30 Tháng Tư 1975.

Trong các bài viết, và trong lần gặp bà ở Paris năm 2005, Dương Thu Hương kể: “Ngày 30 tháng Tư năm 1975 đã là một ngả rẽ trong đời tôi. Khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi ngồi bên lề đường khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ…nếu người ta muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ.”

Từ những nhận thức này, Dương Thu Hương trở thành “Con Sói Đơn Độc” ngay giữa bầy đàn của mình, vì hầu như không có người nào trong hàng ngũ lên tiếng đấu tranh cho dân chủ sau 1975 lại có lối ăn nói bõ bã, “chém đinh chặt sắt” như bà. Bà nói, “chẳng việc gì phải kiêng dùng những danh từ mà nhiều người cho là thô bỉ, như là ‘ỉa vào mặt kẻ cầm quyền’, vì đó là cách nói thuần của người Việt răng đen mắt toét; là ngôn ngữ đích xác của người nông dân khi họ muốn biểu lộ thái độ khinh bỉ và bất chấp. Tôi hành động như thế là có dự tính chứ không phải ngẫu hứng. Tôi rất ghét những thứ ngôn ngữ nhờ nhờ nhạt nhạt.”

Năm 1997, Lê Khả Phiêu lên làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, từ Washington DC, kẻ viết bài gọi điện thoại về Hà Nội hỏi Dương Thu Hương, rằng cảm nghĩ của bà ra sao về tân lãnh đạo CS, bà bốp chát: “ông đã có bao giờ thấy âm hộ của con ngựa già chưa? Đấy, mặt thằng Lê Khả Phiêu thế đấy, nó nhăn nheo y như âm hộ con ngựa già”.

Và năm 2,000 khi Tổng Thống Mỹ Bill Clinton đến thăm Hà Nội, bà trả lời phỏng vấn của kẻ viết bài qua điện thoại: “Cliton là biểu tượng của một nền dân chủ, là một chân trời khác, một cuộc sống khác mà người ta ao ước.” Và bà cười sảng khoái, thuật lại câu của hàng xóm láng giềng nhà bà họ nói “sao mà xấu hổ thế! tổng thống của chúng nó, của dân Mỹ đứng cạnh mấy ông lãnh đạo của mình, mặt nó thì sáng ngời ngời, còn mặt mấy ông lãnh đạo của mình sao mà tối tăm thế. Mặt Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tuy đã sửa nhan sắc nhưng trông cũng không đẹp cho lắm. Cho nên dân chúng bảo xấu hổ quá. Còn cánh đàn ông thì họ rú lên, ối giời ơi! Cái thằng Clinton nó đẹp giai quá! Mình cũng còn mê nó nữa là đàn bà. Cho nên một trăm con mê nó thì cũng phải thôi.” (cười to tiếng, sảng khoái).

Rồi “Con Sói Đơn Độc” nói tiếp “hàng xóm nhà tôi xem thằng Lê Khả Phiêu là lãnh đạo của họ thì các ông bà ấy xấu hổ nhục nhã; chứ còn tôi thì tôi thấy bình thường; vì từ lâu tôi đã coi mấy thằng lãnh đạo chúng nó chẳng ra cái gì, cho nên tôi chả việc gì phải nhục hộ chúng nó.”

Chưa hết, “mụ nhà quê răng đen mắt toét” còn kể, “một nhà báo Mỹ phỏng vấn tôi và hỏi tôi nghĩ như thế nào về quan hệ của tôi với chế độ, tôi nói thẳng rằng, chế độ Hà Nội là bọn ngửi rắm bọn Bắc Triều Trung Quốc”.

Đó chính là Dương Thu Hương.

Lý do nào lãnh đạo Hà Nội chửi bà là “con đĩ chống đảng?”

Ngồi cạnh cửa sổ căn hộ lầu hai của bà ở Quận 5 Paris, bà cười, kể lại:

“Trong bài diễn văn tôi đọc ở Đại hội Nhà Văn năm 89, tôi nói rằng đảng cộng sản phải biết ơn nhân dân. Bởi vì xưa nay họ chỉ nói nhân dân phải biết ơn đảng thôi. Trong bài diễn văn đó, tôi phân tích rằng, cả một dân tộc đã đổ xương máu để kháng chiến chống Pháp và những gì dân tộc đạt được là do truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc nhưng đảng cộng sản đã cướp tất cả công đó và nhận vơ là công của đảng. Họ còn dậy dỗ quần chúng là phải biết ơn đảng. Hành động như thế vừa đểu cáng vừa vô ơn bạc nghĩa và tự cao tự đại. Những kẻ như thế không xứng đáng để lãnh đạo dân tộc.

Hỏi, bà có bao giờ bốp chát trực tiếp như thế với giới lãnh đạo chế độ, Dương Thu Hương cười nửa miệng, nói, “tôi sợ gì chúng nó, tôi từng chửi ‘ỉa vào mặt đảng’”.

Dương Thu Hương kể, “Năm 1998, trong một nghị của trí thức Hà Nội, tôi có đọc bài diễn văn với tựa đề là Nhân Cách Trí Thức. Tại hội nghị đó, ông Nguyễn Văn Linh (Tổng bí thư đảng cộng sản lúc bấy giờ) tỏ ra vô cùng đắc ý với nội dung bài diễn văn của tôi. Ông ta đã ôm hôn tôi thắm thiết và xin bài diễn văn của tôi. Sau đó, vào giờ giải lao, người thư ký của ông ta tìm tôi và chuyển đề nghị của ông Linh muốn tặng tôi một căn nhà tiêu chuẩn dành cho cấp bộ trưởng. Người thư ký này còn đề nghị tôi tạm im lặng để cho đảng tự cải sửa. Tôi trả lời rằng, tất cả những việc tôi làm là vì dân tộc chứ không phải vì bản thân tôi; và tôi không giàu có nhưng cũng có một căn nhà đủ để ở. Tôi còn nói với ông thư ký của ông Linh rằng, hiện giờ đang có hai vạn giáo viên tiểu học ở Hà Nội không có nhà để ở, cho nên nếu nhà nước có ý định thì nên phân phối nhà cho hai vạn người đó.

“Một lần khác, nhà thơ Giang Nam lúc đó còn sống, chuyển lời của ông Nguyễn Văn Linh mời tôi ăn cơm với vợ chồng ông Linh và cô con gái của ông Linh. Giang Nam còn bảo là ông Linh nói rằng, dù sao chăng nữa thì tôi cũng là người mà nhà nước này yêu mến vì tôi đã tình nguyện chống Mỹ và chống Tầu, và đó là điều chứng minh tôi là người hết sức hy sinh để bảo vệ tổ quốc. Tôi trả lời thẳng thừng rằng, tôi đã đấu tranh cho tự do dân chủ, tôi chỉ ngồi trên cỏ thôi, nên tôi không chơi với vua quan.

“Tôi nghĩ rằng những lời phát biểu đó của tôi khiến ông Linh phật lòng. Về phương diện cá nhân thì hẳn là ông ấy phải phật lòng, và sau đó thì ông ấy bị sức ép của cánh bảo thủ, nên ông ấy quay ngoắt lại và ông ta đánh vào các nhà văn mà ông ấy từng khuyến khích họ đừng uốn cong ngòi bút. Với cá nhân tôi thì ông ta mắng tôi là ‘con đĩ chống đảng’. Lúc đó tôi nói với một ông trong ban tổ chức đảng rằng, nếu tôi là đĩ thì may cho cái đảng này; nhưng vì tôi không đánh đĩ được cho nên tất cả mọi năng lực của tôi đều dồn vào việc ỉa vào mặt đảng. Họ đã chửi tôi như vậy thì từ giờ trở đi mọi sự đều rõ ràng, không còn con đường thứ ba nữa. Nghĩa là tôi dấn thân đến cùng trong mục tiêu đấu tranh cho dân chủ.

Nhân Dương Thu Hương kể việc Nguyễn Văn Linh muốn tặng bà căn nhà, kẻ viết bài này lại nhớ câu nói để đời của Thi sĩ Hữu Loan, tác giả bài thơ bất hủ “Màu Tím Hoa Sim”.

Ông Hữu Loan vào Sài Gòn sau 1975 thăm một người bạn cũ là Thi sĩ Hà Thượng Nhân và kể cho người bạn xưng hô “mày tao chi tớ” từ thửa thiếu thời với mình, rằng đảng CS muốn tặng ông căn nhà để ông đừng chống đảng nữa, ông trả lời “Tôi không có thì giờ làm nhà vì đang bận làm người”. Hữu Loan còn khẳng định thái độ sống của ông, “cả đời là thanh gỗ vuông chành chạnh, cương quyết không để người ta đẽo tròn lăn đi đâu thì lăn.”

Tác giả “Màu Tím Hoa Sim” đã phải trả giá cho cách sống như “cây tùng trước bão” của mình: bị chế độ bỏ tù, sau đó bị giam lỏng tại nhà ở Nga Sơn,Thanh Hóa và kiếm sống bằng những chuyến xe kĩu kịt đá và những mớ bánh chui nhủi của vợ.

Và Dương Thu Hương, những lời đanh thép đánh thẳng vào đảng như thế khiến bà bị bắt vào Tháng Tư năm 1991 và được thả khỏi nhà tù nhỏ ngày 20 tháng 11 cùng năm đó.

Phải chăng Dương Thu Hương cắt máu tình nguyện vào Nam “đánh Mỹ” vì muốn phục vụ đảng CS, kẻ viết bài hỏi câu đó và bị tác giả “Những Thiên Đường Mù” đáp trả bằng giọng khinh bạc, ông Thái lầm rồi, “năm 68 tôi vào tiền tuyến là vì tôi tuân thủ truyền thống cứu nước của dân tộc Việt Nam chứ không vì phải đảng cộng sản. Tôi còn nhớ lúc xẩy ra chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, ngay trước cửa nhà tôi là một người bị chết treo và lúc 8 tuổi, tôi đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến các cuộc đấu tố địa chủ. Sau lưng nhà tôi, ngay đường xe hỏa, một người khác bị vu là địa chủ nên tự tự bằng cách đặt cổ vào đường ray cho xe lửa cán chết. Thật khủng khiếp. Khi 8 tuổi, buổi sáng khi đi tưới rau, tôi thấy cảnh những người chết như thế và điều đó làm cho tôi vô cùng khủng khiếp. Cho nên tôi nhắc lại, tôi chiến đấu hoàn toàn không vì cái đảng gây ra cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu người dân như thế”.

Những năm tháng bị cuốn vào cuộc tàn sát, Dương Thu Hương cho biết, “đến tận bây giờ, cuộc chiến vẫn ám ảnh tôi. Lúc tôi tình nguyện vào Nam, số học sinh của cả bốn lớp 10 của trường chúng tôi vào chiến trường khoảng 120 người, vậy mà chỉ 2 người may mắn sống sót, là tôi và một người nữa. Tôi thì bị bom làm điếc tai bên phải; người còn lại là cậu Lương thì bị cụt một tay và trở nên ngớ ngẩn. Tất cả những bạn khác của tôi không ai sống sót. Khi tôi đi tìm mộ của những bạn đã chết, tôi mới biết, trong những trận đánh mà bộ đội miền Bắc thua, thì người ta xóa sạch dấu vết và tên tuổi liệt sĩ không được ghi lại. Họ giải thích rằng dân tộc ta là dân tộc anh hùng phải chiến thắng quân thù, nhưng trận này chưa thắng cho nên không thể kiểm kê các liệt sĩ được. Cho nên hàng trăm người chết dưới đáy hồ, dưới đáy vực mà hoàn toàn không ai tìm được tung tích.”

Đang nói chuyện, nhiều lúc, Dương Thu Hương trôi vào im lặng, kẻ viết bài có cảm tưởng những bóng ma của cuộc chiến đang quay về ám ảnh bà.

Vì bị điếc nặng nên bà phải nói rất to thì mới nghe được giọng mình. Đi cạnh bà trên đường phố Paris, bà nói như quát khiến nhiều người chung quanh nhìn bà tỏ ra khó chịu. Ngồi tại một quán cà phê gần Tháp Eiffel, bà nói, mắt long lên sòng sọc: “Chế độ hiện nay chỉ sống bằng xác chết thôi. Nó không có giá trị gì trong thời đại này cả. Những người lãnh đạo chế độ hoàn toàn vô năng và tham nhũng.”

“Bà tự nhận là ‘kẻ làm giặc’ ngay trong lòng chế độ, vậy các con bà bị thiệt thòi ra sao ạ”, tôi hỏi?

“Tôi đã nói rất rõ với các con tôi, rằng con đường làm giặc là phải chịu tất cả mọi khổ đau; cho nên tất cả mọi người trong gia đình, nghĩa là bố tôi, mẹ tôi, anh em tôi và con cái, nếu ai muốn thì tôi sẵn sàng viết giấy với tòa án là không có quan hệ với tôi nữa để tránh cho họ khỏi bị di lụy. Còn nếu những người muốn tiếp tục đứng với tôi thì phải chấp nhận khổ đau, thua thiệt và không bao giờ được nói với tôi một lời can thiệp vào việc tôi làm. Bởi vì tôi biết chắc chắn cộng sản sẽ dùng những người thân thuộc để gây sức ép. Nhiều trường hợp đã xẩy ra đối với những người đấu tranh dân chủ tại Việt Nam. Vợ con, anh em của họ bị công an áp lực phải khuyên can họ không được đấu tranh nên một số người đành bỏ cuộc. Bản thân tôi đã lường trước điều đó nên tôi tuyên bố sòng phẳng rằng, cả tuổi xuân của tôi, tôi đã hy sinh để nuôi con rồi, nên bây giờ tôi an tâm lao vào cuộc chiến chống lại bọn cường quyền. Tôi bảo các con tôi có thể về sống với bố của chúng hay với một người mẹ khác. Còn nếu chọn sống với tôi thì phải chấp nhận khổ đau, vì chắc chắn chúng sẽ không có chỗ đứng trong chế độ này. Hai con tôi đứa nào cũng hai bằng đại học nhưng vẫn không có việc làm. Con trai lớn của tôi phải sống bằng tất cả mọi việc, từ bồi bàn cho đến gác cổng. . .và bây giờ đi quay phim thuê cho một hãng tư. Cháu gái thì bán sơn.”

Kẻ viết bài được gặp con gái lớn của Dương Thu Hương khi cháu thăm mẹ ở Paris; hỏi, các cháu có ủng hộ lý tưởng của mẹ không, cô con nói, giọng cũng mang hơi hướng “người rừng” giống mẹ: “thôi chú đừng nhắc chuyện điên khùng ấy làm gì.”

Còn Dương Thu Hương nói, “đối với chúng nó, tôi là một người điên. Nhưng dầu sao chăng nữa thì cũng là tình mẹ con, nhất là tôi đã giao hẹn là nếu chấp nhận tôi thì không được can ngăn việc tôi làm, nếu can thiệp thì tôi sẽ cắt đứt ngay tức khắc, thành ra chúng nó đành chấp nhận thôi.”

“Thế còn tình cảm đôi lứa, gia đình của bà?”

(Cười) “Tôi là người hoàn toàn thất bại và bất hạnh trong cuộc sống đôi lứa. Nhưng tôi cũng tự cảm thấy hạnh phúc vì tôi đã tự tiêu diệt tuổi thanh xuân để nuôi con tôi trưởng thành. Con cái tôi không phải bương chải ngoài đường. Trong khi bố nó có thể đi kiếm vài ba người vợ khác. Tôi không cần một xu của ông ta để nuôi con, dù tôi làm giặc và chịu nhiều hậu quả. Đấy là điều hạnh phúc. Nếu không tôi sẽ bị lương tâm cắn rứt. Tôi còn một hạnh phúc nữa là tôi đã trả được tất cả những món nợ cho những người bạn tôi đã chết trong chiến tranh. Ít nhất là bằng tác phẩm và những bài viết để vạch trần tội ác của một cuộc chiến tranh phi lý. Tôi cảm thấy hạnh phúc trong sự bất hạnh của mình. Tôi nghĩ rằng số phận đã chọn tôi để trở thành một con người như vậy.”

“Tiêu phí tuổi trẻ trong chiến tranh để rồi sau đó bị chế độ đầy đọa vì làm giặc, bản thân thì không ai dám giao tiếp vì sợ bị liên lụy; có bao giờ bà chùn bước và muốn buông xuôi?”

(cười mũi) “Nếu mà tôi chùn bước, buông xuôi thì tôi đã chùn bước, buông xuôi từ lâu rồi.”

“Bà tin vào nhân quả?”

“Tôi hoàn toàn tin vào thuyết nhân quả. Tôi hoàn toàn tin vào kiếp sau. Tôi vẫn dậy con tôi phải sống cho có trước có sau. Nhiều người muốn tôi phải thế này phải thế khác. Tôi trả lời rằng tôi không phải gì cả. Tôi chỉ phải sống đúng với những nguyên tắc đạo đức mà gia đình tôi đã dậy tôi và những nguyên tắc mà tôi học được ở đạo Phật. Các con tôi cũng phải theo những nguyên tắc đạo đức đó. Bất luận chúng nó là thường dân hay là người lỗi lạc, tôi đối xử như nhau. Tôi không yêu cầu con cái tôi phải trở thành bác sĩ, tiến sĩ. . ., tôi không yêu cầu như thế. Tôi chỉ duy nhất yêu cầu các con tôi sống tử tế; và đối với tôi đạo đức là cốt lõi.”

Căn hộ Dương Thu Hương có bàn thờ Phật Thích Ca. Có lần bà nói, đạo Phật giúp bà định được tâm mình; rồi bà đùa, “anh Phật quả là đẹp giai thật.” Trò chuyện nhiều với bà thì biết, bà vẫn không bỏ được cái lối tếu táo “người rừng” chứ thực tâm bà hết mực thờ kính Đức Thế Tôn.

Dương Thu Hương có nguyên tắc sống đạo đức rạch ròi, không khoan nhượng. Thăm bà ở Paris, kẻ viết bài xin phép biếu bà chút quà, bà quát lên bảo, không nhận bất cứ vật chất nào của bất cứ ai.

Những bữa cơm tiệm ở Paris, bà giành trả tiền và khẳng định, nếu kẻ viết bài trả thì “về Mỹ ngay, không phỏng vấn phỏng viếc gì nữa.’

Đành bó tay chịu thua “mụ nhà quê mắt toét,” cách tôi vẫn gọi bà Hương mỗi khi điện thoại thăm hỏi.

Bốp chát, bõ bã, không khoan nhượng là Dương Thu Hương.

Đạo đức cốt lõi cũng là Dương Thu Hương.

Bây giờ “Con Sói Đơn Độc” đã bước vào tuổi 70, vậy mà ngọn lửa đấu tranh cho một tương lai Việt Nam tươi sáng vẫn ngùn ngụt cháy trong trái tim b.



Yêu Dấu Chấm Câu - Tác giả Gs. Joe Moran








Một dấu chấm câu trên máy chữ kiểu cũ là một vết tròn to như một ký tự. Khi máy tính xuất hiện nó mang theo các kiểu chữ với khoảng cách theo tỷ lệ và dấu chấm câu giảm xuống thành một dấu chấm nhỏ.

Đối với tôi, là người từng dùng máy chữ cũ, hiệu quả này làm cho dấu chấm câu ít quan trọng hơn. Phần quan trọng nhất của câu chỉ thành một điều nhỏ: dễ dàng viết vào một cách không cân nhắc, dễ dàng quên hẳn.

Rồi một mối đe dọa khác kèm theo - nhắn tin và trò chuyện trực tuyến. Ngôn ngữ hình ảnh đối thoại của việc nhắn tin là sôi động, nhảy nhót từ bên này sang bên kia, không dùng đến dấu chấm câu. Một dòng tin nhắn không cần đến dấu để thể hiện là đã hết. Thay vì viết dấu chấm, ta bấm "gửi". Kết thúc tin nhắn thường có biểu tượng bằng nụ hôn, hoặc một biểu cảm khác, hơn là một dấu chấm câu. Các nghiên cứu thậm chí còn cho thấy rằng người ta dễ cho rằng một tin nhắn mà kết thúc bằng dấu chấm là thô lỗ và tức giận.

Chúng ta sống trong thời đại kỹ thuật số với quan niệm cho rằng viết là nói. Ta gõ email, tin nhắn và cập nhật tiểu sử truyền thông xã hội ở những nơi - trên tàu đi làm đi đông đúc, ở quán cà phê và ngoài đường phố - cũng là nơi ta nói chuyện. Chúng ta viết như thể đang nói chuyện. Kiểu văn kỹ thuật số này thường được viết nhanh với hy vọng có ngay sự hồi đáp. Đó là một cách can thiệp nhẹ nhàng để có một cuộc trò chuyện.

Nhưng viết không thực sự là nói chuyện. Một trong những mục đích của việc viết một cách hiệu quả là để lưu trữ và phát tán thông tin dưới một thể thức mà không cần sự hiện diện của người khác trong khi điều đó đang được viết. Một đoạn văn bản thân nó là hòn đảo nhỏ về ý nghĩa, từ đó người viết được đưa lên không trung và trên đảo không cần ai khác phải đáp ứng ngay.

Vì vậy, với bất kỳ loại văn bản chính thức hoặc bán chính thức nào mà ta thảo khi làm việc - dấu chấm và điểm đặt dấu chấm là rất quan trọng. Một câu văn phải nghĩ đến sự tồn tại của người đọc, nhưng không thể (giống như sự sôi sục nhắn tin qua lại) cứ liên tục yêu cầu phải trả lời. Với một dấu chấm câu, câu văn của bạn sẽ tự hỗ trợ.

Dấu chấm câu làm cho người đọc thấy nhẹ nhõm, cho phép người đó khép lại vòng xoáy ý nghĩa và nghỉ ngơi tinh thần. Các dấu chấm câu làm cho lời văn có nhịp điệu. Chúng được đặt ở những chỗ khác nhau, làm thay đổi nhịp điệu -là những dấu chấm ở cực điểm tại cuối câu báo hiệu rằng câu đó, và tình cảm, là kết thúc.

Một câu văn tốt sẽ di chuyển trơn tru và mạch lạc đến một điểm dừng. Cách tốt nhất để đảm bảo điều này xảy ra là sắp xếp những thứ quan trọng về phía cuối câu. Một câu theo trật tự như vậy sẽ có cảm giác là có chủ tâm hơn và dễ nhớ hơn giống như, khi bạn ngừng nói, những gì ghi sâu vào tâm trí người nghe là điều cuối cùng mà bạn nói. Một sự nhấn mạnh mạnh mẽ nhất của một câu sẽ rơi vào âm tiết cuối cùng, trước khi dừng hẳn. Một câu văn có tác động đặc biệt nếu âm tiết cuối cùng của nó được nhấn mạnh: Tôi vứt bỏ cuốn sách không có trí tuệ đó. Một câu văn với sự nhấn mạnh về cuối thể hiện người viết quan tâm đến cách mà các từ của câu tác động đến với tai người đọc.

Nếu bạn muốn viết tốt, hãy học cách yêu dấu chấm câu. Hãy xem nó như là mục tiêu mà các từ trong câu di chuyển một cách cương quyết tới đó. Dấu chấm câu là một là dấu hiệu hoàn thành một cách thỏa mãn để rồi chuyển lời văn đi tiếp, làm sao để câu tiếp theo có thể bắt đầu từ nơi nó dừng lại.



Sư Thái Lan tụng kinh tiếng Việt







APEC: Tàu Cộng muốn gì ở Thái Bình Dương






Có một câu chuyện tiếu lâm xung quanh Port Moresby những ngày này về việc làm cách nào Trung Quốc đồng ý tài trợ cho dự án đại lộ chính của thành phố.

Trong chuyến đi gần đây đến Bắc Kinh, hoặc theo chuyện kể như vậy, thủ tướng Papua New Guinea nói với chủ tịch Trung Quốc rằng ông muốn một con đường rộng lớn chạy xuyên qua trung tâm thủ đô Port Moresby đến nhường nào.

Không vấn đề gì, chủ tịch Trung Quốc đáp. Chỉ cần nói với tôi một điều. Nó có cần đủ rộng cho xe tăng đi vào, như của chúng tôi hay không?

Có rất nhiều giai thoại về đầu tư của Trung Quốc ở Port Moresby những ngày này, và câu chuyện hài này ám chỉ những lo lắng ở nơi đây trước những ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.

 

Tăng cường đầu tư


Lái xe quanh Port Moresby trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), hướng dẫn viên bản địa chỉ cho tôi thấy tất cả những dự án mà Trung Quốc đã giúp đỡ xây dựng để chuẩn bị cho hội nghị này.

Các con đường, đại lộ - thậm chí bến xe buýt cũng được xây bằng tiền của Trung Quốc.

Quốc gia nghèo nàn này đang tổ chức hội nghị tập hợp các nhà lãnh đạo thế giới và doanh nhân hàng đầu, cùng với các cuộc đàm phán thương mại cấp cao trong chương trình nghị sự.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến hôm thứ Năm (15/11) trong chuyến thăm cấp nhà nước trước hội nghị.

Nhưng điều Trung Quốc quan tâm ở quốc gia này không có gì là mới lạ.

Trong thập kỷ qua, quy mô viện trợ và đầu tư của Trung Quốc ở Thái Bình Dương gia tăng đáng kể, như những nghiên cứu gần đây của Viện Lowy cho thấy.

Theo bản đồ viện trợ khu vực Thái Bình Dương của viện, chi tiêu của Trung Quốc ở Papua New Guinea tổng cộng là 20,83 triệu USD trong năm 2016. Số tiền này tăng gấp ba lần trong năm sau đó.
Hãy xem xét việc này trong bối cảnh.

Úc vẫn chi nhiều tiền hơn ở Papua New Guinea so với Trung Quốc - 70% viện trợ của quốc gia này đến từ nước thực dân cai trị cũ.

Papua New Guinea là thành viên nghèo nhất trong APEC với khoảng 40% dân số sống dưới mức 1 USD một ngày, theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc.

Dân bản xứ kể với tôi rằng Úc từ lâu đã đầu tư vào các lĩnh vực như giáo dục và cung cấp đào tạo quản trị tốt hơn.

Trong khi đó Trung Quốc đang đầu tư vào các lĩnh vực mà Papua New Guinea đang rất cần ngay bây giờ là cơ sở hạ tầng.

"Trung Quốc xây cho chúng tôi những con đường, cây cầu và họ sẽ tiếp tục làm điều đó," giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Papua New Guinea Douveri Henao nói với tôi.

"Và không chỉ ở Papua New Guinea. Tham vọng là trên toàn Thái Bình Dương."

Đó là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, một chương trình trị giá hàng tỷ đô la nhằm kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại và đầu tư.
Nó là đứa con của Chủ tịch Tập Cận Bình - nhưng tương tự tham vọng của Trung Quốc là những gì được cho là đằng sau cam kết của Úc về quỹ 1 tỷ USD hồi tuần trước để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở đây.

Ngoài ra, giới chỉ trích chính sách đầu tư và hỗ trợ của Trung Quốc ở Papua New Guinea nói với tôi rằng vấn đề với tiền của Trung Quốc ở đây thường là không có sự minh bạch về giải ngân và tiền sẽ đến tay ai.

Một phần của vấn đề là sự yếu kém về quản trị và mức độ tham nhũng cao ngay trong Papua New Guinea. Nhưng vấn đề khác là Bắc Kinh thường chi tiền trước - rồi mới hỏi sau.

Điều này thường dẫn đến các dự án không cần thiết và lãng phí, trong khi tiền có thể được sử dụng cho các nhu cầu cấp thiết khác trong nước như chăm sóc sức khỏe.

 

Viện trợ trở thành chính trị


Có những lý do kinh tế và ngoại giao tại sao Bắc Kinh đang đầu tư vào Thái Bình Dương.

Ví dụ, Papua New Guinea là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản đất hiếm, và các quốc đảo Thái Bình Dương là nơi có một phần ba số nước trên thế giới ủng hộ Đài Loan - những điều mà giới phân tích cho rằng Trung Quốc muốn gây ảnh hưởng.
 
Nhưng những tham vọng chiến lược dài hạn của Trung Quốc đang làm dấy lên những câu hỏi lớn nhất.

Jonathan Pryke thuộc Viện Lowy nói với tôi: "Những gì bạn đang thấy là hỗ trợ địa chính trị".

"Nỗi sợ lớn của các quốc gia như Úc và Hoa Kỳ là cuộc chơi cuối cùng của Trung Quốc là thiết lập một căn cứ quân sự vĩnh viễn ở đâu đó trên Thái Bình Dương trong hai mươi đến ba mươi năm tới. Đó là lý do tại sao bạn thấy Washington và Canberra phản ứng trước việc gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương."

Papua New Guinea cách Guam, căn cứ của Mỹ, vài nghìn cây số.

Báo cáo gần đây của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc nhấn mạnh rằng hoàn toàn có thể thấy quân đội Trung Quốc sẽ muốn "mở rộng hoạt động ra ngoài chuỗi đảo đầu tiên, cho thấy khả năng tấn công Mỹ và lực lượng đồng minh và các căn cứ quân sự ở Tây Thái Bình Dương, gồm cả Guam."

Hầu hết các nhà phân tích, trong đó có cả ông Pryke của Viện Lowy, không thực sự tin rằng điều này sẽ xảy ra.

Nhưng nó là mối đe dọa đủ để thuyết phục Hoa Kỳ và Úc chú ý nhiều hơn đến Thái Bình Dương.

Đó là lý do tại sao sẽ không chỉ có Trung Quốc vung tiền vào Papua New Guinea tuần này. Mỹ, Úc và Nhật Bản có khả năng sẽ mang các món quà đến cho các quốc đảo Thái Bình Dương khi họ đến Port Moresby dự hội nghị APEC.

Papua New Guinea giờ đây là chiến trường mới nhất trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng kinh tế và chính trị giữa Trung Quốc và phương Tây.


Ai từng trợ giúp phe Khmer Đỏ?




"Trong bốn năm Khmer Đỏ thống trị Campuchia, họ đã gây ra nạn giết người hàng loạt thuộc hàng kinh khủng nhất của thế kỷ 20.
Chế độ tàn bạo này, cầm quyền từ 1975-1979, gây ra cái chết của gần 2 triệu người.

Dưới sự lãnh đạo của nhà Marxist Pol Pot, quân Khmer Đỏ nỗ lực đưa Campuchia trở lại thời Trung Cổ, buộc hàng triệu người phải bỏ thành thị về sống trong các công xã nông thôn.

Chương trình cải tạo xã hội gây ra hậu quả thảm khốc. Nhiều gia đình chết cả nhà vì bị hành hình, đói, bệnh hoặc lao lực."

 

Vai trò các cường quốc và láng giềng

 
Trung Quốc thời Hoa Quốc Phong và Đặng Tiểu Bình là nước bảo trợ chính cho Khmer Đỏ, nhưng Hoa Kỳ là nước cổ vũ chính cho Trung Quốc.

Washington đã dính líu vào Campuchia từ khi Henry Kissinger làm Cố vấn an ninh Quốc gia và Ngoại trưởng thời hai tổng thống Richard Nixon và Gerard Ford.

Tom Fawthrop, đồng tác giả với Helen Jarvis trong cuốn "Getting Away with Genocide? Elusive Justice and the Khmer Rouge Tribunal" nói về các trận ném bom rải thảm của Mỹ ở Cambodia, "giết chết 250 nghìn dân", và đây là điều làm dậy lên các cáo buộc đòi đưa cố vấn an ninh Henry Kissinger của Hoa Kỳ ra tòa án quốc tế.

Sau Cuộc chiến Việt Nam, Hoa Kỳ theo đuổi chiến lược của Zbigniew Brzezinski ủng hộ Trung Quốc để chia rẽ khối cộng sản và bao vây Liên Xô, và trừng phạt Hà Nội, đồng minh của Moscow tại châu Á.

Nước Anh trong thời gian bà Margaret Thatcher cầm quyền cũng từng hỗ trợ tích cực cho lực lượng liên minh do Khmer Đỏ chỉ huy trong thời gian 1985-1989.

Và một quốc gia nữa là Bắc Triều Tiên, nơi luôn nhiệt thành ủng hộ lực lượng chống Phnom Penh và Hà Nội trong cuộc nội chiến Campuchia.

Ngoài ra, không thể không nhắc tới Thái Lan, quốc gia láng giềng từng một thời để các nhóm quân Pol Pot ẩn náu và làm căn cứ kháng chiến chống lại chính quyền Phnom Penh.

Vai trò của Hoa Kỳ

Sau khi chế độ Khmer Đỏ lên nắm quyền, Hoa Kỳ thời Ronald Reagan tiếp tục ủng hộ Trung Quốc trong chính sách giúp Phnom Penh.

Dư luận Mỹ ngày càng thấy bất bình.

Năm 1981, trên tờ New York Times đã có thư ngỏ của giới vận động yêu cầu Tổng thống Ronald Reagan ngưng hỗ trợ chế độ Pol Pot.

Bài "Reagan Is Urged to End U.N. Support of Pol Pot" viết:

"Sự hỗ trợ về ngoại giao của Hoa Kỳ cho chế độ Pol Pot, mang tên 'Kampuchea Dân chủ', bên cạnh việc các nước khác bán vũ khí cho lực lượng du kích khủng bố (terrorist guerrilla forces) của Pol Pot, chỉ kéo dài sự đau khổ của Campuchia, và khiến việc phục hồi còn non yếu của nước này bị nguy hại, và gây nguy cơ chiến tranh lan rộng."
'
Chúng tôi thấy bất bình rằng đã năm thứ ba liên tiếp, Hoa Kỳ bỏ phiếu duy trì Kampuchea Dân chủ của Pol Pot ở Liên Hiệp Quốc."

Trong số những người ký thư có các dân biểu Hạ viện như Ronald V. Dellums (California), Robert W. Edgar (Pennsylvania), Patricia Schroeder (Colorado), Paul Simon (Illinios), Tom Harkin (Iowa).

Ngoài ra, ông Emory C. Swank, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Campuchia (1970-1973); diễn viên Jane Fonda, diễn viên Edward Asner, ca sỹ Joan Baez, cựu chủ tịch Peace Corps Richard Celeste, và một số tác giả, nhà báo cũng ký tên.

Nhưng phải đến năm 1993 Khmer Đỏ mới mất ghế đại diện cho Campuchia ở LHQ.


Bàn tay Trung Quốc


Chương trình trợ giúp của Bắc Kinh cho lực lượng Khmer Đỏ ngay từ khi Pol Pot lên nắm quyền đã được nhiều nguồn tài liệu khai thác.

Nhưng sau năm 1979, khi Việt Nam đem quân sang lật đổ chế độ này, Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Pol Pot thông qua Trung Quốc.

Theo nhà báo Elizabeth Becker, Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski rất tự hào về chiến lược khuyến khích Thái Lan hợp tác với Trung Quốc để giúp Khmer Đỏ tái xây dựng lực lượng.
Ông Brzezinski từng nói về sự kinh tởm đối với chế độ Pol Pol (abomination), vì thế, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ giúp Pol Pot trực tiếp, "nhưng người Trung Quốc thì có thể làm điều đó".

Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đặc biệt yêu thích Khmer Đỏ, và giúp cho họ chừng 100 triệu USD viện trợ các loại một năm, theo Gregory Elich viết trên CounterPunch, hồi 2014.

Đặng từng nói năm 1984:

"Tôi không hiểu vì sao có người muốn loại bỏ Pol Pot? Đúng là ông ta có phạm một số sai lầm trong quá khứ nhưng nay ông ta đang lãnh đạo cuộc chiến chống bọn xâm lược Việt Nam cơ mà."

Nhờ chiến lược này, Pol Pot có căn cứ trên đất Thái Lan, và ngoài Khmer Đỏ còn có mội đội quân của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Khmer (KPNLF) của Son Sann, và quân đội riêng của Hoàng thân Norodom Sihanouk (Armée Nationale Sihanoukiste, ANS).

Ngoài ủng hộ ngoại giao cho Pol Pot và liên minh Campuchia chống lại chính quyền Hun Sen cùng Hà Nội và Moscow, Hoa Kỳ còn tác động đến viện trợ quốc tế cho Campuchia.

Theo đó, chính quyền Carter yêu cầu các tổ chức cứu trợ quốc tế không cấp viện cho Hà Nội và Phnom Penh.

Các lá phiếu của Washington và đồng minh đủ mạnh khiến Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á châu không viện trợ cho Campuchia dưới quyền Heng Samrin và Hun Sen.

Viện trợ trái lại chỉ được chuyển cho người Campuchia sống ở vùng Khmer Đỏ kiểm soát.

Sang thời Reagan và Bush, chính sách chống Hà Nội và Phnom Penh vẫn tiếp tục.

Năm 1985, Ngoại trưởng Mỹ George Schulz thăm Thái Lan và cảnh báo các nước ASEAN về chuyện soạn đề nghị hòa bình.

Bốn năm sau, chính quyền Bush cảnh báo Thái Lan nếu Bangkok "bỏ rơi" các nhóm du kích Campuchia trong rừng để làm ăn với Phnom Penh.

Tới năm 1985, tiền CIA viện trợ cho các nhóm du kích Campuchia gồm Khmer Đỏ lên tới 12 triệu. Theo điều khoản McCollum, cơ quan cấp viện USAID cũng chuyển quân trang quân dụng không sát thương dư thừa cho các nhóm du kích đóng ở Thái Lan, đạt con số 13 triệu USD năm 1989.

Nhưng có vẻ như nhà bảo trợ chính cho Khmer Đỏ vẫn là Trung Quốc.

Andrew Mertha, tác giả cuốn "Brothers in Arms: China's Aid to the Khmer Rouge, 1975-1979" từng cho biết 90% viện trợ nước ngoài mà Khmer Đỏ nhận được đã đến từ Trung Quốc.

Các khoản này gồm thực phẩm, vật liệu xây dựng tới xe tăng, máy bay, pháo.

"Trong khi chính quyền đang giết dân của họ thì kỹ sư và cố vấn quân sự Trung Quốc vẫn tiếp tục huấn luyện nước đồng minh cộng sản".

Ông Mertha, từ ĐH Cornell, tin rằng "nếu không có sự hỗ trở của Trung Quốc, chế độ Khmer Đỏ không thể tồn tại được quá một tuần".


Nước Anh thời Thatcher


Trong Cuộc chiến Việt Nam, quân Anh chỉ trợ giúp Mỹ về tin tình báo và có cử cố vấn sang giúp chính phủ Sài Gòn thời Ngô Đình Diệm, sự dính líu của Anh ở chiến trường Nam Việt Nam gần như không có.

Tuy thế, trong nội chiến Campuchia, London đã cử lực lượng đặc biệt (SAS) sang Thái Lan giúp cho các nhóm du kích chống Phnom Penh dù không trực tiếp giúp quân của Pol Pot.

Jason Burke hồi 2000 viết trên báo Anh, tờ The Guardian về vai trò của Anh nhân vụ xử tay đồ tể Khmer Đỏ Ta Mok như sau

"Luật sư của Ta Mok là Benson Samay nói tòa án sẽ được nghe chi tiết về chuyện từ 1985 đến 1989, SAS (Special Air Service - đặc nhiệm Anh) đã mở hàng loạt trại huấn luyện cho đồng minh của Khmer Đỏ ở Thái Lan, và lập ra một 'tiểu đoàn phá hoại (sabotage battalion) với 250 chuyên gia dùng chất nổ và phục kích. Các chuyên gia tình báo ở Singapore cũng giảng dạy các khóa học.

SAS được lệnh chỉ huấn luyện cho quân lính của Sihanouk và cựu thủ tướng Son Sann, nhưng theo Samay thì Khmer Đỏ cũng "được hưởng lợi rất nhiều từ hoạt động của người Anh".

"Các nhóm này cùng chiến đấu nhưng Khmer Đỏ làm chỉ huy. Họ hưởng lợi từ sự trợ giúp cho các nhóm kia."

 

Bắc Triều Tiên luôn ủng hộ Sihanouk

 

Một quốc gia khác cũng giúp cho lực lượng chống Phnom Penh và Hà Nội trong nội chiến Campuchia là CHDCND Triều Tiên.

Năm 2011, Sebastian Strangio viết trên trang The Diplomat về quan hệ giữa chính phủ liên minh chống Việt Nam của Campuchia và Bắc Triều Tiên:

"Quan hệ đặc biệt giữa Bắc Hàn và Campuchia bắt đầu năm 1965, khi TT Indonesia, ông Sukarno giới thiệu ông Kim Nhật Thành cho Hoàng tử Norodom Sihanouk tại hội nghị khối Không liên kết ở Jakarta...Hai người mau chóng thân nhau và quan hệ của hai dân tộc cũng gắn liền với nhau…

Vì quý ông Kim, Sihanouk không công nhận chính phủ Nam Hàn cho tới khi ông ta bị đảo chính tước quyền năm 1970. Sau khi ông Sihanouk bị hạ bệ, Bình Nhưỡng chuyển sự công nhận Campuchia sang Mặt trận ông chỉ huy, khi Sihanouk thực tế chỉ sống lưu vong ở Bắc Kinh.

Khi Khmer Đỏ nắm quyền, các cố vấn Bắc Triều Tiên đã có mặt để giúp xây dựng các công trình khổng lồ, tốn kém mà nay vẫn còn dấu vết tại Campuchia."

"Sau khi chế độ Khmer Đỏ đẫm máu bị hạ bệ 9 năm sau đó, một chính quyền thân Việt Nam được dựng lên, nhưng Bình Nhưỡng vẫn chỉ công nhận mặt trận kháng chiến gồm Sihanouk," Sebastian Strangio viết.

Trong thời gian tham gia chính phủ "kháng chiến", ông Sihanouk được một đội vệ sỹ Bắc Triều Tiên bảo vệ ngày đêm và ông liên tục đi Bình Nhưỡng nghỉ dưỡng nếu không ở Bắc Kinh hoặc đi nơi khác.

Tình cảm đặc biệt của các nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng dành cho Sihanouk "vượt qua thời gian" và tiếp tục sau khi chế độ Khmer Đỏ tan rã.

Năm 2013 khi ông Sihanouk tạ thế, các báo quốc tế có nhắc lại tình cảm của ông dành cho ông Kim Nhật Thành.

Trong cuốn hồi ký ra năm 2005, Hoàng thân Sihanouk viết:

"Kim Nhật Thành là người bạn chân thành nhất của tôi, luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi. Ông còn hơn cả một người bạn. Ông là người anh em, và 'thân nhân duy nhất' thực thụ của tôi, sau khi mẹ tôi qua đời..."


Đi tù vì nhạc vàng - Tác giả Gia Hiền




Năm tôi lên 10 tuổi, mẹ tôi đi xuất khẩu lao động từ Cộng hòa Dân chủ Đức về.
 
Trong hành trang của bà, có một túi vải to khá nặng, đựng đến mấy trăm chiếc băng cassette “nhạc vàng”.
 
Đó là những năm 1980, thời kỳ cực thịnh của các ca sĩ hải ngoại và các tình khúc bolero. Mẹ tôi, cũng như rất nhiều người đi xuất khẩu lao động sang Đông Âu, được nghe thỏa thích dòng nhạc “sến” mà thời điểm đó trong nước không phổ biến. Những Tuấn Vũ, Giao Linh, Chế Linh… được ghi
cẩn thận kèm tên các bài hát vào mảnh giấy gài trong vỏ băng nhạc.
 
Cái túi băng “nhạc vàng” ấy, nếu quy đổi trọng lượng ra bột cacao, sữa trẻ em, xà phòng thơm, hay nước hoa, thì sẽ mang lại một khoản tiền kha khá. Nhưng suốt nhiều năm sau đó, mẹ tôi nghe đi nghe lại từng chiếc băng, ghi cả hai mặt, mỗi mặt chừng 5-6 bài, khiến ngay cả tôi cũng thuộc lòng không biết bao nhiêu bài hát.
 
Cho đến tận những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, “nhạc vàng” vẫn chịu một lệnh cấm không rõ ràng. Thậm chí là ngay cả định nghĩa của nó cũng không rõ ràng, chỉ được mô tả bằng rất nhiều tính từ như là “buồn nản tiêu cực”, “bi quan, yếm thế”... trong lời các nhà phê bình thời ấy.
 
Sự không rõ ràng ấy khiến cho nhiều bài hát tiền chiến của những đại thụ làng nhạc Việt như Đoàn Chuẩn - Từ Linh, Ngô Thụy Miên, Nguyễn Văn Tý, Lê Thương hay thậm chí Văn Cao, cũng không mấy người dám nghe công khai. Ở các quán cà phê cóc, lúc ấy có 2 thứ để câu khách: “nhạc vàng” và phim chưởng Hong Kong, tất nhiên là mở âm lượng vừa phải, và thỉnh thoảng vẫn bị lập biên bản, thu giữ “tang vật”.
 
Rồi dần dần, sau những năm mở cửa, người ta bắt đầu nghe “nhạc vàng” nhiều hơn, to hơn.
Cho đến một tối mùa đông, khi đã ngoài 30 tuổi, tình cờ tôi ghé một quán cà phê ven hồ Tây, mang tên “Lộc Vàng”. Có sân khấu nhỏ trong khuôn viên quán, với ban nhạc, và ca sĩ hát trực tiếp cho khách ngồi nghe. Những bài hát trữ tình. Tôi ngồi cạnh quầy bar, bâng quơ nhìn bức ảnh treo trên vách: Một người đàn ông mặc sơ mi trắng, đang châm thuốc cho một người dáng khắc khổ, đầu tóc rối bù. Tôi nhận ra người châm thuốc trong bức ảnh đang ngồi ngay cạnh mình, cũng là chủ quán. Bắt chuyện làm quen, tôi biết ông tên là Lộc - và cái tên quán “Lộc Vàng” chính là gắn với sở thích “nhạc vàng” của ông, đồng thời gắn với một câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
 
Đó là năm 1971, một phiên tòa đã xét xử trong 3 ngày một nhóm thanh niên về tội nghe và truyền bá “nhạc vàng”. Hai người bị án nặng nhất trong vụ này, là Phan Thắng Toán (tức Toán xồm) bị tuyên án 15 năm tù giam và sau đó 5 năm bị tước quyền công dân, và Nguyễn Văn Lộc bị án 10 năm tù giam, sau đó 4 năm tước quyền công dân.
 
Bức ảnh châm thuốc ấy, chụp năm 1994. Khi đó ông Toán “xồm” ra tù, không còn nhà cửa, vợ con, sống bên hè phố Tô Hiến Thành. Sau khi chụp bức ảnh châm thuốc, chỉ hơn tuần sau ông Toán “xồm” mất, quấn trong manh chiếu rách. Ông Lộc kể rằng, sau gần 2 thập kỷ ngồi tù vì tội chơi “nhạc vàng”, ngày đầu tiên được trả tự do, chính những điệu “nhạc vàng” được bật công khai ở các quán cà phê đã khiến ông Toán “xồm” gục ngã.
 
Người đàn ông ấy mất trí, vì sự đau đớn khi những định kiến được thay đổi quá muộn, còn những người như ông đã phải trả cái giá quá đắt.
 
Ông Lộc bây giờ, vì những ký ức ấy, mở quán để biểu diễn “nhạc vàng” - thứ nhạc mà bây giờ đã được phổ biến. Có cái đàn organ, và những ca sĩ có lẽ cũng không chuyên. Quán không mấy khi đông khách, thấy bảo ông lỗ liên tục, cứ đóng quán rồi lại lần hồi mở ra. Nhưng ông cố nuôi quán, hình như bởi một nỗi niềm không thể giải tỏa.
 
Đã mất hàng chục năm để chúng ta cởi bỏ một định kiến không rõ ràng, và đã có những phận người trả giá vì sự chậm chạp sau hàng chục năm ấy.
 
Tôi tin rằng công chúng sẽ không chấp nhận những sự chậm trễ khác, và những sự không rõ ràng khác. Cách đây 2 ngày, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch đã có công văn hỏa tốc yêu cầu Cục Nghệ thuật Biểu diễn thu hồi ngay quyết định dừng 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 - điều đã làm dư luận thắc mắc nhiều ngày qua.
 
Trước đó, người ta còn phát hiện ra rằng Cục này chưa cấp phép một bài nào của cố nhạc sĩ Văn Cao trừ... Tiến quân ca.
 
Thế hệ chúng tôi đã trưởng thành và lắng nghe những nhạc phẩm trữ tình với một tâm thế hoàn toàn vô tư: nó chạm vào những phần yếu đuối trong cảm xúc của con người - và như thế, chẳng có gì là sai cả.
 
Tôi không muốn bàn nhiều về giá trị của “nhạc vàng” - nhiều người đã làm việc đó, và bởi vì bàn về nó nghĩa là đã thừa nhận một khái niệm mù mờ, hàm chứa phân biệt đối xử.
 
Mới tuần trước thôi, trong bữa cơm tối, tình cờ VTV phát chương trình Thần tượng Bolero. Mẹ tôi lặng đi khi nghe thấy một bài “nhạc vàng” quen thuộc. Tôi hiểu cảm xúc đó, giống như Tết năm ngoái, khi tôi được nghe Đài tiếng nói Việt Nam phát bài “Xuân này con không về”, một bài hát thuộc dòng “nhạc vàng” kinh điển.
 
Thứ cảm xúc chứa đầy ký ức, gợi rất nhiều liên tưởng. Nhưng cũng có thể, khi dòng liên tưởng đi sai đường, thì một lệnh cấm sẽ ra đời.