khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Có cần bộ qui tắc ứng xử cho mạng xã hội ?







Thanh Thuý hát Nửa Đêm Ngoài Phố, nhạc của Trúc Phương







Không lên tiếng rồi chính Chúng-Ta cũng là tội đồ dân tộc.





Tám đời Chúa Nguyễn mất 200 năm chinh phạt phương nam, mở rộng bờ cỏi, khiến Chiêm Thành quy thuận, Cao Miên dâng đất. Giữ toàn vẹn lãnh thổ hình chữ S, từ ải Nam Quan đến mũi cà mau (bao gồm cả Hoàng Sa - Trường Sa - Phú Quốc,..) tuy nhiên lịch sử chẵng ai nhắc đến Họ.

Mười một đời TBT Giặc Cộng chỉ mất hơn 80 năm đã bán gần hết để thu hẹp bờ cõi này, Hoàng Sa , Trường Sa đã mất, Ải Nam Quan thì không còn. Giờ tới Đảo Phú Quốc, Vân Đồn,...Chưa kể những “đặc khu kinh tế” khác như Formosa, Boxit Tây nguyên, ... khiến lòng dân ly tán nhưng vẫn vỗ ngực hô to: quang vinh muôn năm.

RƯỚC GIẶC VÀO NHÀ: Tô Giới mang tên mới "Đặc Khu" - Nguồn: Trí Việt News




Dự luật thành lập ba đặc khu kinh tế (Vân Đồn-Quảng Ninh, Bắc Vân Phong-Khánh Hòa, Phú Quốc-Kiên Giang) đang gây chú ý không chỉ bởi yếu tố thời hạn cho thuê đất có thể lên đến 99 năm mà là sự lo lắng về một cuộc đổ bộ của Trung Quốc, cát cứ ba vị trí ảnh hưởng an ninh quốc gia. Mở rộng ảnh hưởng và bành trướng chủ nghĩa thực dân kiểu mới bằng lá bài “đặc khu kinh tế” là chủ trương Bắc Kinh. Thử xem Trung Quốc đang làm gì với những “đặc khu” ở các nước khu vực…

Năm 2007, Chính phủ Lào cấp phép cho thuê đất 99 năm cho tập đoàn Kings Romans có trụ sở tại Hong Kong, lập “Đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng” tại tỉnh Bokeo. Lào đồng ý cho Kings Romans thuê 10.000 hecta đất trong đó 3.000 hecta được dành cho “đặc khu”, với nhiều chính sách ưu đãi chẳng hạn miễn thuế. Kings Romans dự kiến đầu tư tổng cộng 2,25 tỷ USD vào trước năm 2020, trong đó có một sân golf, khu massage, karaoke… Nói chung là ăn chơi chứ không phải hạ tầng hi-tech. Trong video clip 15 phút quảng bá phát trên nhiều website Trung Quốc năm 2013, Kings Romans tự hào việc xây dựng một khu du lịch và thương mại cùng với khu nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf, câu lạc bộ du thuyền… Hầu hết 4.500 nhân viên-công nhân tại đặc khu là người Trung Quốc. Người điều hành Kings Romans là Zhao Wei 67 tuổi, mà theo Los Angeles Times, vốn là một y sĩ làng quê xuất thân từ Hắc Long Giang. Nói với South China Morning Post, Zhao Wei cho biết ông ta toàn quyền kiểm soát Đặc khu Tam Giác Vàng; và đặc khu là “một thế giới riêng của người Trung Quốc”. “Thế giới riêng” đó chiếm 102 km2, với 7 km dọc bờ Mekong nhìn sang Myanmar và Thái Lan.

Hơn 10 năm sau khi “cam kết mang lại lợi ích kinh tế cho tỉnh Bokeo nói riêng và Lào nói chung”, Kings Romans đã biến Đặc khu Tam Giác Vàng thành một ổ tội phạm khổng lồ. Tháng 1-2018, Bộ tài chính Hoa Kỳ đã đưa công ty này vào danh sách các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia bị Mỹ cấm vận, bởi liên quan “ma túy, buôn người, buôn lậu động vật hoang dã và mại dâm trẻ em” (Reuters 31-1-2018). Cơ quan phòng chống ma túy (DEA) và Bộ Tài chính Mỹ thậm chí cấm vận một người mang quốc tịch Úc (Abbas Eberahim) làm việc cho Kings Romans, vì tội “chịu trách nhiệm an ninh cho Kings Romans Casino cũng như hối lộ giúp Zhao Wei”. Việc bị Mỹ cấm vận dĩ nhiên không ảnh hưởng hoạt động Kings Romans tại Lào. Vientiane không vì thế mà đóng cửa Kings Romans. Hang ổ ma túy đĩ điếm này còn mặc sức tung hoành với cái hợp đồng 99 năm. Trong khi đó, Vientiane vẫn tiếp tục mở cửa cho Trung Quốc. Tháng 8-2017, Lào bật đèn xanh cho Guangdong Yellow River (“Quảng Đông Hoàng Hà thực nghiệp tập đoàn”) lập Đặc khu Khonphapheng tại tỉnh Champassak. Dự án vẫn tập trung vào du lịch hơn là xây dựng hạ tầng công nghiệp kỹ thuật cao. Sẽ có một ổ cờ bạc mại dâm quốc tế nữa, được ghép với cái tên “đặc khu”?

Ngày 11-1-2018, tại Phnom Penh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ký 19 thỏa ước trị giá hàng tỷ đôla để phát triển hạ tầng giao thông, nông nghiệp và y tế cho Campuchia. Từ 2011-2015, các công ty Trung Quốc đã cung cấp gần 5 tỷ USD vốn vay và đầu tư vào nước này (South China Morning Post 14-1-2018). Tiền Trung Quốc cũng đổ vào Đặc khu kinh tế Sihanoukville. Kể từ thời điểm thành lập 2008, Đặc khu Sihanoukville đã trở thành một “tiểu quốc Trung Quốc” trong lòng Campuchia. Với 11,12 km2 (cần biết, diện tích quận 1 Sài Gòn hiện tại là 7,73 km2), Đặc khu Sihanoukville có đầy đủ hạ tầng của một thành phố, từ hệ thống cống thoát nước, khu nhà ở, nhà hàng, giải trí, đến chợ búa cùng các dịch vụ tiện ích khác… Các bảng hiệu đều ghi bằng chữ Trung Quốc. Khoảng 100 công ty Trung Quốc với chừng 16.000 nhân viên-công nhân Trung Quốc đang sống trong Đặc khu. Một bài báo Tân Hoa Xã (18-11-2016) cho biết Đặc khu sẽ mở rộng với 300 công ty Trung Quốc vào trước năm 2020. Campuchia hẳn nhiên cũng “có lợi” trong sự phát triển Đặc khu Sihanoukville nhưng chắc chắn họ chỉ liếm láp mẩu bánh thừa rơi rớt từ bàn tiệc của các công ty Trung Quốc – những “ông chủ” đích thực của nền kinh tế Campuchia mà dân Campuchia trở thành người làm công trên chính mảnh đất mình.

Tính đến tháng 4-2018, Trung Quốc đang xây một công viên công nghiệp 303 hecta tại “Đặc khu kinh tế Bangladesh”. Phía Bangladesh góp 30%; còn lại là China Harbour Engineering Company (“Trung Quốc cảng loan công trình công ty”). “Đây là lần đầu tiên Trung Quốc có được một cơ sở lớn như thế tại Bangladesh, nơi giới đầu tư Trung Quốc có thể xây dựng các khu công nghiệp” – viên chức Li Guangjun thuộc Sứ quán Trung Quốc tại Dhaka nói với Reuters. Tại Sri Lanka, Bangladesh, Nepal, Pakistan…, Trung Quốc đang đổ hàng núi tiền vào việc xây dựng hải cảng, khu công nghiệp và đặc khu kinh tế.

Có nước lớn nào đầu tư mạnh vào mô hình đặc khu tại nhiều quốc gia như Trung Quốc? Gần như là không. Mô hình đặc khu đã lỗi thời. Tại sao Trung Quốc thích xây dựng đặc khu? Kế hoạch này, trước hết, nằm trong bản thiết kế vừa mang lại lợi ích kinh tế lẫn lợi ích chính trị: “Một vành đai-Một con đường”. Theo Caixinglobal (12-5-2017), tính đến tháng 4-2017, Trung Quốc có tổng cộng 77 đặc khu đang được xây tại 36 quốc gia, với 56 đặc khu nằm tại 20 quốc gia dọc theo tuyến “Một vành đai”. Hơn 1.000 công ty Trung Quốc đã đầu tư 18,55 tỷ USD tại các đặc khu dọc tuyến “Một vành đai”. Không như mô hình công viên công nghiệp mà Mỹ, Nhật hoặc Hàn Quốc xây dựng, nơi nguồn nhân lực chủ yếu là người bản địa, “đặc khu” Trung Quốc, tại bất kỳ quốc gia nào, chỉ ưu tiên cho người Trung Quốc. Đặc khu là một thành phố Trung Quốc được dựng ngay trong lòng một quốc gia khác, khai thác chính nền kinh tế quốc gia đó và mang lợi nhuận về bản quốc.

Được hưởng những chính sách ưu đãi, một đặc khu lớn (cỡ Kings Romans) – dù chỉ nhả ra vài mẩu bánh vụn hoặc khúc xương thừa – cũng trở thành một thành tố quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia bản địa, và do vậy, nó có thể bẻ gãy một phần hoặc phá hủy cấu trúc tài chính-kinh tế của quốc gia sở tại nếu nó muốn. Thời gian thuê đất càng dài thì sự gắn kết của đặc khu vào nền kinh tế quốc gia sở tại càng chặt và khả năng khống chế hoặc thao túng của “tiểu quốc Trung Quốc” tại quốc gia sở tại càng cao. Nhìn lại, có thể thấy Trung Quốc chỉ nhắm vào các nước nghèo để lập đặc khu. Sức mạnh kim tiền của Trung Quốc dù ghê gớm thế nào cũng không thể lập một đặc khu như Kings Romans hay Sihanoukville tại Mỹ hoặc thậm chí Hàn Quốc, nơi Trung Quốc không thể mua chuộc đám quan chức tham lam sẵn sàng vỗ béo mình bằng cách “kinh doanh” tương lai quốc gia khi bán đất đai cho nước ngoài với giá rẻ mạt; nơi Trung Quốc không thể hối lộ bọn quan quyền vô liêm sỉ sẵn sàng đưa quốc gia đến nguy cơ diệt vong chủ quyền.

Tháng 2-2018, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mời 1.000 nông dân vào Điện Elysée với lời hứa, Chính phủ Pháp sẽ chặn đứng các thương vụ mua đất từ người nước ngoài sau khi dư luận Pháp phản ứng trước vụ một nhà đầu tư Trung Quốc mua 2.700 hecta đất tại vùng Allier và Indre. Câu chuyện của nước Pháp xa xôi và nước Pháp văn minh không giống với câu chuyện Việt Nam với một “đảng cai trị và nhân dân làm chủ”. Trong Dự thảo luật đặc khu, Điều 11 ghi: “Cơ quan lập quy hoạch đặc khu có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư chiến lược, cộng đồng dân cư sinh sống tại đặc khu về quy hoạch đặc khu”. Tuy nhiên, ngày 16-4-2018, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân “nhấn mạnh” tại phiên thảo luận về dự thảo Luật đặc khu Vân Đồn-Bắc Vân Phong-Phú Quốc rằng, “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật”.
Bộ Chính trị của bà Kim Ngân có xét đến yếu tố an ninh quốc gia, trật tự xã hội, an toàn kinh tế…? Chưa bao giờ Bộ Chính trị của bà Kim Ngân trở nên nguy hiểm đối với quốc gia bằng lúc này. Chưa bao giờ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa đất nước đến bờ vực tiêu diệt tương lai nhiều thế hệ bằng lúc này.




2018 Spelling Bee Winner: Fourteen-year-old Karthik Nemmani from McKinney, Texas, beat out more than 500 competitors to take home the $40,000 grand prize Thursday night, May 31, 2018




koi·no·ni·a
ˌkoinəˈnēə/
noun
Theology
  1. Christian fellowship or communion, with God or, more commonly, with fellow Christians.






Luận về hai từ ngữ Việt Nam: Kẹt và Vượt Biên - Tác giả Phan Văn Song




Trong những bài viết các tuần qua, chúng tôi nhận nhiều phản biện, đóng góp thêm ý cũng có, không đồng ý cũng có, do câu viết của chúng tôi về một câu thường dùng để tả cái hoàn cảnh những người thân còn ở lại Việt Nam, không ra hải ngoại «lánh nạn»: «Cha mẹ tôi, anh chị em tôi bà con tôi «Còn Bị Kẹt» ở Việt Nam!». Câu ấy có thái quá không?

Quả thật đau buồn quá, chua chát quá!… «Vượt Biên»: Mình phải bỏ nơi chôn nhao cắt rún ra đi, lánh nạn, tỵ nạn, tha hương cầu thực… đáng lý phải đau khổ nhục nhã chớ! Đằng nầy, không! Lại còn hãnh diện ca tụng, còn xem những người đáng lý là «có phước» ở lại, lại là những người «vô phước bị KẸT lại!

1. Ngậm ngùi với từ ngữ Kẹt, éo le với cặp chữ Vượt Biên 

Để tránh không gây tranh cãi, mâu thuẩn giữa chúng tôi và vài độc giả đả kích chúng tôi vì cái từ «Kẹt» hay hai chữ «Vượt Biên». Chúng tôi, một lần nữa, không trả lời trực tiếp, xin mượn lời các tác giả đã đang bài đăng trên mạng, để minh chứng biện hộ quan điểm chúng tôi, và xin đôi lời cảm tạ quý tác giả thân hữu đã thông cảm tha thứ.

Hôm nay, xin phép tác giả, xin mượn bài viết của Nhà báo Huy Phương, ngày 26 tháng 03, 2018 tựa đề «Những số phận thảm sầu»:

«Ngày 19 Tháng Ba, 2018, trong khi tại Hà Nội, Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam, ra tòa lần thứ hai về tội “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” khoảng $35 triệu ; thì trên bờ biển Đài Loan, cảnh sát tìm thấy xác hai người Việt Nam, một nam, một nữ bị chết đuối trôi dạt vào bờ biển. ... Theo báo United Daily News, ba người Việt sống sót còn lại gồm một nam, hai nữ đã khai họ và hai người chết đuối kia đến từ Việt Nam. Nhóm của họ trả tiền để được chở bằng tàu tới Đài Loan, nhập cư lậu vào xứ này với hy vọng có thể tìm kiếm được một công việc tốt hơn. Tuy nhiên, khi cách bờ biển Đài Loan khoảng 3 – 4 hải lý, thuyền trưởng của con tàu ra lệnh nhóm người Việt và hai người Đài Loan phải xuống tàu cứu sinh tự tìm đường vào bờ. Những cơn sóng lớn sau đó đã đánh chìm chiếc thuyền cứu sinh, tất cả bảy người trên đó đều bị rơi xuống biển…. có hai người đuối sức bị chết đuối và bị sóng đánh dạt vào bãi biển. Một ngày sau đó, ở hai địa điểm, nhà chức trách cũng đã phát hiện thêm 26 người Việt vượt biển đến Đài Loan trên những tàu đánh cá của đảo quốc này và đã bị tống giam vào nhà tù Cao Hùng».

Ngày 12 Tháng Tư, 2018, một bình luận gia trong nước ký tên là Đăng Văn viết một bài ngắn mắng chưởi, truy tội chúng tôi đã «lợi dụng vấn đề dân chủ để chống Đảng, Nhà nước» và «phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân» (sic)», … «nhai lại những cụm từ «mắc lại»,«kẹt lại»...dưới tựa đề là «Phan Văn Song, kẻ mộng du dân chủ!» … Xin trích : « Phan Văn Song lợi dụng vấn đề dân chủ để chống Đảng, Nhà nước và phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân. Phạm Văn Song đã già cỗi, khả năng cập nhật thông tin kém nên đã đưa những thông tin lạc hậu hoặc cố ý xuyên tạc về dân chủ ở Việt Nam. Đến bây giờ mà ông ta vẫn nhai lại những cụm từ xưa cũ như “mắc lại”, “kẹt lại” của những người di tản khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975».

Và dưới đây, chúng tôi cũng xin trích lời phát biểu của người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam đương quyền, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, ca tụng đất nước Việt Nam :

«Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này, chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định…»

Và sau đây là câu hỏi của nhà báo Huy Phưong (cũng trong bài « Những số phận thảm sầu ») :

«Vì sao nước giàu dân mạnh mà con người phải bỏ nước ra đi? Ngày trước còn đổ lỗi cho đế quốc xúi giục, trong cơn hoảng loạn, chạy theo “bơ thừa sữa cặn,” sao ngày hôm nay đã 43 năm “chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này” (dixit Nguyễn Phú Trọng) mà thiên hạ vẫn ùn ùn ra đi?. Người giàu thì cho con du học, mua nhà cửa ở ngoại quốc, kẻ ít vốn thì đem thân “ở đợ” quê người, lấy chồng ngoại quốc hay xung phong đi làm thuê xứ khác. Bần cùng cũng tom góp, vay mượn để xuống tàu ra đi, hy vọng kiếm chút tương lai ở xứ người?... 100 ngàn du học sinh Việt Nam học và làm việc ở 49 quốc gia, trong đó có đến 90% du học tự túc và nhiều người trong số họ đã không về nước.

Cả đại biểu Quốc Hôi Nhà Nước Cộng Sản cũng chứng nhận hiện tượng bằng lên tiếng báo động :
Đại biểu Quốc Hội Trương Trọng Nghĩa đã lên tiếng báo động, hiện nay nhiều trí thức giỏi khôngvề nước làm việc, doanh nhân thành đạt muốn ra đi, một bộ phận cán bộ, công chức về hưu hay đương chức cũng tìm cách cho mình hay con cháu mình định cư ở nước ngoài.»

Và Nhà báo Huy Phương còn cho biết thêm rằng:«Khi khối Cộng Sản Đông Âu sụp đổ, du học sinh và công nhân xuất khẩu lao động đã trốn chạy xin tị nạn sang các quốc gia khác thay vì xin trở về nước. Số liệu thu thập được vào thời điểm đầu thập niên 1990 có khoảng 300 ngàn người sống rải rác ở Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Đông và Tây Đức…Ngày nay hàng người tị nạn Việt Nam đang kẹt trên đất Mã Lai, Thái Lan và Cambodge, đang sống cuộc đời bất hợp pháp, vô tổ quốc, bấp bênh, đói khổ vì đã bỏ quê hương ra đi.»

Và ông anh Huy Phương tiếp tục nhắc cho người Việt chúng ta, trong hay ngoài nước rằng hiện tượng, vượt biên, vượt tuyến, và cả vượt tường để riêng nói đến các cựu dân Đông Đức Cộng Sản trốn sang Tây Đức Tư Bản tự do. Tóm lại bỏ nước ra đi trốn giặc Cộng Sản là một lựa chọn bình thường, là một hành động của «khả năng sanh tồn» của mọi người sống trong mọi chế độ Cộng Sản. Chỉ có dân sống trong một đất nước Cộng Sản mới trốn đi tìm Tự Do, không có cảnh ngược lại! Do đó những người ở lại thường dùng từ «kẹt lại».Dưới đây,Nhà báo cũng nhắc lại tý lịch sử «di cư tỵ nạn Cộng Sản Hà nội» của Việt Nam và dân Việt ta:

«Năm 1954, sau Hiệp Định Geneve, cắt miền Bắc giao cho Việt Cộng, hơn một triệu người chạy trốn chế độ Cộng Sản vào Nam – may quá lúc ấy còn miền Nam Tư Do (người viết). Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, trong gần hai thập niên sau ngày 30 Tháng Tư, năm 1975, hơn 1, 3 triệu người Việt Nam vượt biên, vượt biển đi tị nạn. Trong số này, Liên Hiệp Quốc thẩm định từ 200,000 đến 400,000người không đến được bến bờ hoặc chết vì tàu bị đắm, bị hải tặc Thái Lan sát hại. Trong khoảng thời gian này, Hoa Kỳ đón nhận 823,000 thuyền nhân, Pháp 96,000, Úc cũng như Canada nhận 137,000 người, Anh quốc 19,000». (1 người trên ba hoặc 1 người trên 4 bị sát hại hay bỏ mình – 20 năm Chiến Tranh, Việt Nam Cộng Hòa không có hiện tượng « di cư tỵ nạn », trái lại, còn có các Du học sanh tốt nghiệp trở về phục vụ mặc dù vẫn phải đi Quân dịch để được hợp lệ tình trạng quân nhơn mới được biệt phái về phục vụ tại các cơ quan hành chánh dân sự. - như trường hợp cá nhơn chúng tôi !)

« Năm 2013, 40 năm sau ngày Việt Nam thống nhứt trong chế độ “xã hội chủ nghĩa,” nguyên nhân nào lại thúc đẩy hàng trăm ngàn người Việt Nam vượt biển ra đi? Vì đã có 460 thuyền nhân Việt Nam kể cả phụ nữ và trẻ em đã đến Úc trong 4 tháng đầu 2013…

Và số liệu của Tổ Chức Di Cư Quốc Tế và Vụ Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Kinh Tế và Xã Hội cho thấy, từ năm 1990 đến năm 2016 có hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 100 nghìn người Việt di cư, tỵ nạn Cộng Sản.

Vậy câu hỏi đặt ra là đất nước không còn chiến tranh nữa, kinh tế cũng tốt hơn, thì tại sao họ lại bỏ đi?...»

Và ông tự hỏi :

«Ngày xưa, sau Tháng Tư, 1975, người Việt vượt biển ra đi, được thế giới dang tay đón tiếp, lo chuyện ăn ở, thuốc men, cấp quy chế tị nạn, giúp tìm nơi chốn và giúp phương tiện để định cư tại một quốc gia thứ ba. Ngày nay, như những người Việt được bọn buôn người đưa đến Đài Loan, hay Âu Châu đã phải vay mượn, thế chấp nhà cửa, lo tiền trả cho bọn buôn người, được xem như là những người nhập cư trái phép, bị còng tay và đưa vào nhà tù hay bị trục xuất trở lại quê quán. Nhưng bằng mọi giá, người dân Việt vẫn mong muốn chuyện bỏ đất nước ra đi».

Dẫn Trích HUY PHUONG :Những số phận thảm sầu. Thành thật cám ơn Nhà báo Huy Phương đã cho chúng ta một bài báo với đầy đủ số liệu, dữ kiện.

2. Năm 2030 GDP Việt Nam sẽ xếp thứ 29 của thế giới, với 1.303 tỉ USD !

Cũng trong bài viết của Đặng Văn ngày 12 Tháng tư, tác giả cho chúng tôi biết: «Dự báo của công ty tư vấn PricewatarhauseCoopers (PwC) với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 4 – 5%, Việt Nam, Philipines và Nigeria là ba quốc gia có mức tăng cao nhất trên bảng xếp hạng GDP, trước năm 2030 GDP Việt Nam sẽ xếp thứ 29 của thế giới, với 1.303 tỉ USD, không biết lúc đó ông còn diễm phúc để được chứng kiến hay không?».

- Xin được trả lời, nếu được 1303 Tỷ US$, chúng tôi Phan Văn Song cũng xin cổ võ. Nhưng, nếu phải hãnh diện đứng ngang hàng với Nigéria và Philipines, cá nhơn thằng tui sẽ buồn năm phút. Tôi có cái bất hạnh là đã làm việc ở Lagos, và ở Kano (thủ đô và một thành phố lớn ở miền Bắc Nigéria), tôi cũng có bất hạnh cũng đã làm việc ở Manila Philipines nữa. Cả tất cả hai nơi những năm 1983-84 (Nigéria) và 1987- 88 là những năm bất ổn. Nigéria đầy trôm cắp bất an, ở thủ đô Lagos, bửa tối ra đường phải thuê body guards hộ vệ, một ông bạn ra đường mang một xách tay bị giựt ngay trước khách sạn, ông giành lại, bị tên trộm phang một dao phay - machette, may quá, hắn phang bằng sống dao nên chỉ gảy hai tay, không bị chặt lìa. Ở Kano, thuở ấy có nhóm khủng bố hồi giáo, chuyên bắt cóc thiếu nữ vị thành niên về làm vợ, về sau bọn ấy lấy tên là Bokok Haram, bắt cóc cả trăm thiếu nữ vị thành niên. Còn Manila, cũng là nơi nhiều trộm cắp bất ổn, nơi có những quả núi nhả khói – smoking hills, đấy là những đống rác khổng lồ ven thành phố, trên ấy cả bầy con trẻ sanh sống lượm lặc những rác rến để tái tạo, bán lại sanh sống độ nhựt… Mẫu xã hội Nigéria, mẫu xã hội Phi luật tân.
Cám ơn chúng tôi không dám mơ!

Tại sao tác giả Đặng Văn, và cùng với Ban tư tưởng chánh trị Cộng Sản không mơ biến một Việt Nam phát triển như Đại Hàn, như Nhựt bổn… Họ cũng văn hóa Hán, cũng Á đông như chúng ta! Và tại sao phải chờ đến năm 2030?

- Đại Hàn, chiến tranh Cao ly 1950 Nam Bắc phá nát đất nước. 45 năm sau, năm 1996, GDP Đại Hàn-Nam Cao ly đã đứng hàng thứ 8 thế giới. Năm 1998, tuy bị trụt xuống hàng thứ 15, nhưng với một GDP là 369,9 Tỷ $US, và với 7970 dollars/đầu người. Năm 2006, đứng thứ 12 thế giới với 856,6 $US, và với 17590 dollars/đấu người. Và ngày nay, 2017, Đai Hàn đứng hàng thứ 11 thế giới với 1 521 Tỷ US$ và quan trọng hơn với Tổng sản lượng đầu người là 27 569 $UD (số liệu 2016). Thử so sánh với Việt Nam, sau 43 năm hết chiến tranh, GDP chỉ 220 Tỷ US$ và nếu chia cho 92 triệu dân thì khoảng 2 500 $UD. Và vô hình chung Việt Nam ngày nay cũng ngang ngữa với Phi và Nigéria rồi, về GDP đầu người (2800 Phi ; 2200 Nigéria) và cả với Lào nữa (2340) Đâu cần chờ đến 2030!

- Và khỏi nói đến Nhựt Bổn.  Ngày nay, Nhựt Bổn là quốc gia đứng hàng thứ ba thế giới với một GDP 4 700 Tỷ dollarsUD. Quên sao với một nước Nhựt hoàn toàn điêu tàn sau ngày thua trận, năm 1945, với hai quả bom nguyên tử! 19 năm sau 1964, nước Nhựt đã tổ chức được Thế vận Hội Mùa Hè. Thử hỏi nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa sau 43 năm thống nhứt có tổ chức được một thế vận hôi như vậy không? 40 năm sau, năm 1985, Nhựt đã tạo ra đầy rẫy những thương hiệu xe từ vận tãi đến du lịch đến xe moto, gắn máy… tạo ra đầy rẫy những thương hiệu đồng hồ… đồ dùng điện tử, máy móc công nghiệp, đóng tàu, vận tãi, du lịch… Dân vượt biên chúng ta thoát được Công Sản nhờ những máy Yamaha, Kubota của Nhựt…

Trái lại thử hỏi Nigéria làm được cái gì? Phi luật Tân sản xuất công nghiệp cái gì? Cũng như Việt Nam chỉ biết làm gia công, dán đế giầy, làm đồ mộc, may quần áo gia công … lấy lao động tay chơn để sản xuất, lấy mồ hôi đổi gạo … Hết mẫu đẹp, hết gương sáng để mơ, để mộng hay sao? Lại đi mơ một Nigéria và một Philipines? Và có ai đã sống ở Nigéria chưa? Và có ai đã thấy những khu nhà ổ chuột ở ngoại ô Manila thủ đô của xứ Phi chưa?

3. Những cụm từ mới mẻ như “trở về”, “đoàn viên”, “hội ngộ”, “Xuân quê hương”

Đặng Văn cũng trách Phan Văn Song tôi : « Ông ta không hề biết những cụm từ mới mẻ như “trở về”, “đoàn viên”, “hội ngộ”, “Xuân quê hương” của chính con dân đất Việt ở hải ngoại khi nói về Tổ quốc... ».

- Xin trả lời : Có, tôi nghe qua Nghị quyết 36, nào « khúc ruột ngàn dặm », nào « trở về »… Vì cá nhơn thằng tui, sau khi bị trục xuất « đi Tây ôm đít đầm » (vợ tui người Pháp), chứng kiến bạn bè tui bị chưởi « đi qua Mỹ làm ma cô, làm điếm »…

Có, có tôi có nghe kinh nghiệm những người « nhẹ dạ » sau khi « trở về Việt Nam làm ăn, đầu tư xây dựng quê hương »… lại phải vài năm sau « trở về lại xứ tỵ nạn trắng tay » (Trịnh Vĩnh Bình là một trong nhiều chuyện) …

Có, chúng tôi có nghe « đoàn viên » «trở về quê hương cũ» mua nhà sắm nhà cho gia đình bà con, để rồi bà con giựt nhà ôm đầu máu trắng tay «trở về lại quê hương mới»!

«Chánh sách Xuân quê hương»? Đúng! Có, có nghe, vì đó là chánh sách làm tiền của Nhà Nước Cộng Sản Hà nội! Làm tiền từ tờ giấy dollar kẹp vào thông hành để dễ dàng qua trạm quan thuế … đến chạy chọt, bôi trơn để làm thủ tục ... đòi tiền mãi lộ. Cả đất nước đều là những trạm BOT...

Đất nước Việt Nam có mở cửa chiêu đãi, rủ rê chúng tôi về đâu? Một quốc gia không biết lo cho dân mình có một đời sống vệ sinh, có một an toàn thực phẩm… Điểm tâm cà phê Pin Con Ó pha sữa độc, ăn cơm gạo ny lông, ăn bún luộc ác xít cho trắng, bệnh hoạn thì uống thuốc giả…?

Quê hương xưa đẹp của chúng tôi đâu rồi? Chúng tôi đâu biết đeo khẩu trang? Sài Gòn xưa đâu có đầy bụi bặm như vậy, hỗn loạn như vậy…? Ngày tôi rời Việt Nam quê hương xanh đẹp lắm! Sài gòn tôi đầy những căn nhà xưa khang trang đẹp đẻ, đường Sài gon xưa đầy cây xanh, đầy bóng mát... đâu có những nhà chọc trời phá nát bầu trời xinh đẹp Việt Nam?

Và... với giấc mơ của Nhà Nước là giống Phi giống Nigéria làm chúng tôi càng sợ trở về.

Để kết luận

Một lần nữa mượn lời cô học trò, cựu sanh viên Trường Luật :

« Thầy kính thương,

... giỗ Tổ Hùng Vương trời mưa! Huế đang mưa tầm tã...

43 năm ngày Quốc hận giờ thật đúng nghĩa Quốc hận!

Xứ an-nam-mít hoàn lai lại Tàu! Trong khi các bên tranh chấp quyền lực loạn tintrên Youtube hàng ngày! Thường báo chí đưa tin nóng hổi, còn XHCN thì toàn tin nguội!...

Tam Quốc Chí tân thời... XHCN dân nghèo đói, học sinh không có cầu qua sông, phải vượt nước bằng bao ny lon hay đu dây…

Thầy ơi,

Lúc trong giai đoạn "đổ nát" thì mọi thứ nó cứ sụm bà chè dần, toàn sự kiện "đổi đời", Thầy đã tự gọi tên mình bằng tiếng Tàu rồi, đến thế là cùng….

Năm 2018, Giáo dục thành quốc nạn, vì lùm xùm chức danh, ngày nào cũng có chuyện thầy cô giáo và học trò các cấp, còn vô số chưa rò rỉ chưa tính, vụ mới nhất là anh thầy giáo đón đường đâm chết cô giáo ngay gần cầu Bông, chỉ vì bị từ hôn, phó hiệu trưởng tự ải, và các quan chức cũng thi nhau tự ải!...

Báo chí được bật đèn xanh thì nói, không thì im như thóc!

Nhà Nguyễn cáo chung hơn 70 năm, XHCN-VN quan chức học vị học hàm đáng kể chỉ sau ngót một nửa của 43 năm, chưa xứ nào học hành tiến bộ ngất trời như vậy, nhưng mở miệng phát ngôn thì gây sốc toàn tập! ...

Hội nghị ASEAN hay APEC thì XHCN may đồng phục VN kiểu Tàu cho quý vị lãnh đạo các nước tham dự mặc chụp ảnh lưu niệm, còn giỗ Tổ Hùng Vương ở Phú Thọ, trừ anh Tỉnh và thuộc cấp khăn đống áo dài, còn ông Thủ tướng lại complet dâng hương , ông này không phải giống Rồng Tiên thì chắc là giống "ngoại bang"? ...

Em xin tạm dừng và kính chúc Thầy Cô được luôn sức khỏe.

Kính Thầy.

Trước khi dứt lời nhắc lại chuyện xưa :

Tháng Năm năm 1908 cụ Trần Quí Cáp đã bị đưa ra pháp trường, xử trảm ngang lưng. Ngày đó khóc bạn, cụ Phan Bội Châu đã viết,

“Ngọc toái bất ngõa toàn, tam tự ngục hàn, sơn hải khấp
Hồng khinh nhi thái trọng, thiên thu luận định, nhật tinh huyền.” (Phan Bội Châu)

Dịch:

Ngọc nát vẫn hơn ngói lành, nhà tù ba chữ, núi biển khóc

Thái Sơn nặng, lông hồng nhẹ, bàn luận nghìn năm, còn thấy sao trời sáng.

Phải các bạn ạ, thằng tôi, thà làm ngọc nát, bên quê người lận đận, còn hơn làm ngói lành giả tạo quê mình.
 
 
 

Starbucks đóng cửa hàng ngàn chi nhánh để huấn luyện nhân viên chống kỳ thị




Các cố vấn của công ty cà phê nổi tiếng Starbucks hy vọng việc huấn luyện chống kỳ thị sẽ giúp các chi nhánh đối xử với những người thuộc cộng đồng thiểu số một cách công bằng tại những nơi công cộng.

Hệ thống cửa hàng cà phê nầy đã đóng cửa 8 ngàn cửa hiệu tại Mỹ hôm qua để cho phép nhân viên tham dự chương trình.

Đây là một phần trong lời kêu gọi được tha lỗi của hệ thống sau khi công ty nằy dính líu vào một vụ tai tiếng về kỳ thị xảy ra hồi tháng qua.

Starbucks cam kết tiến hành khoá huấn luyện chống kỳ thị, sau khi có một cú gọi điện thoại đến cảnh sát của quản lý cửa hiệu cà phê tại Philadelphia, dẫn đến kết quả là việc bắt giữ hai người đàn ông da đen đang chờ đợi một người bạn.

Vụ nầy dẫn đến các cuộc biểu tình và cáo giác về kỳ thị tại chuỗi cửa hàng cà phê hồi tháng rồi và chuyện nầy được biết đến rộng rãi qua các trang mạng xã hội chẳng kém vụ hôn nhân đồng tính.
Tại 8 ngàn cửa hàng cà phê Starbucks ở Mỹ, các khách hàng được thông báo là công ty đóng cửa vào buổi chiều để các nhân viên tham dự khóa huấn luyện chống kỳ thị.

Đồng sáng lập và cũng là giám đốc của Viện Perception là bà Alexis McGill Johnson giúp soạn thảo khoá huấn luyện

"Thực tế là chúng tôi không thể biến cải sự kỳ thị chỉ trong việc huấn luyện chỉ có 4 tiếng đồng hồ.
"Tốt nhất là chúng tôi có thể tạo ra sự hiểu biết lớn lao về việc làm thế nào để não bộ chúng ta và cơ thể hoạt động cùng nhau, trong việc tôn trọng đối với vấn đề chủng tộc và lời cam kết giúp cho công việc nầy tiến triển.

"Đó thực sự là mục tiêu của bất cứ khoá huấn luyện ngắn hạn nào chống lại kỳ thị, là mang mọi người đến các cuộc đàm thoại giống nhau," Alexis McGill Johnson.

Theo phác thảo của khoá huấn luyện do Starbucks công bố, các nhân viên theo dõi một loạt các băng video, điền vào một số câu hỏi đặc biệt và thảo luận trong những nhóm nhỏ về kinh nghiệm của họ.

Tiến sĩ Victor Sojo thuộc đại học Melbourne là một chuyên viên về vấn đề quản lý các dị biệt và giải thích những gì liên quan đến các định kiến không được rõ ràng.

"Chúng tôi xem việc nầy là một đáp ứng có hệ thống đối với một tình trạng thiếu mất các đặc tính căn bản.

"Chẳng hạn như khi chúng tôi bàn đến chuyện tuyển mộ và tiến trình tuyển chọn, làm thế nào quí vị có thể làm ngơ những đóng góp quan trọng của các ứng viên, bởi vì quí vị quá chú tâm vào các đặc tính không liên hệ khác.

"Vì vậy quí vị có thể làm ngơ khả năng chuyên môn của họ vì chỉ chú trọng vào phái tính hay chủng tộc của họ mà thôi," Victor Sojo.

Tiến sĩ Sojo cho biết, việc huấn luyện tiếp theo vụ việc xảy ra là yếu tố chính yếu dẫn đến thành công trong chương trình của Starbucks, vì các khoá huấn luyện ngắn hạn thường có khuynh hướng ít hiệu quả.

"Khi đó là sự kiện chỉ xảy ra một lần rồi thôi, thì những gì kiểu mẫu diễn ra là sau một vài tháng, người ta quên mất những gì đang học hỏi.

"Khi quí vị trở lại môi trường làm việc, nơi có các quyết định thiên kiến và kỳ thị được tăng cường thêm, hoặc là nơi nào quí vị không có một phương cách thích ứng hay một cơ cấu tổ chức nào để ngăn chận quí vị trong việc gây thêm nhiều định kiến hơn nữa, thì những chuyện thường xảy ra là mọi người trở lại thói quen cũ của họ.Vì vậy đó là nguy cơ lớn lao là ở đó," Victor Sojo.

Các phân tích gia ước tính việc đóng cửa các cửa hàng cà phê làm thiệt hại đến 5 triệu Mỹ kim .
Có khoảng 6 ngàn quán cà phê Starbucks vẫn mở cửa tại các nơi như phi trường.

Các khách hàng tại New York có những phản ứng lẩn lộn trước việc đóng cửa, một số cho rằng tổ hợp cần phải làm nhiều hơn nữa trong dịch vụ khách hàng và các định kiến cuả nhân viên.

"Tôi nghĩ chuyện đó sẽ tốt nếu họ học được những gì từ việc huấn luyện áp dụng vào công chúng, vì vậy quả là một ý tưởng tốt đẹp".

"Tôi không biết liệu đó thực sự là cách thức tốt nhất để giải quyết chuyện đó, tôi thật không biết. Tôi nghĩ rằng, việc chú tâm vào dich vụ khách hàng là là mục tiêu chính yếu trong thương vụ, thì đó là việc còn quan trọng hưn là chú tâm vào chuyện kỳ thị".

"Tôi hy vọng những ai đang dự khóa huấn luyện sẽ nhớ kỹ vào tâm khảm họ và mọi chuyện sẽ tốt đẹp nếu chuyện nầy được xử sự trên đường phố, bởi vì tất cả chúng ta đều muốn nó xảy ra với một mức độ cao hơn".

Phó chủ tịch của Starbucks cho biết, khoá huấn luyện chỉ là bước đầu tiên trong một hành trình lâu dài để biến chuỗi thương hiệu cà phê được mọi người hoan nghênh.


"Cắc Chú, Ba Tàu, thằng nào cũng như thằng nấy": China condemns US over disputed islands - Source BBC News







China has branded as "irresponsible" US comments that it is intimidating its neighbours with its military deployment in the South China Sea.
A top Chinese general said China had the right to deploy troops and weapons "on its own territory".
Earlier US Defence Secretary James Mattis said Beijing's actions called into question its broader goals.
Six countries have competing claims in the sea, but China has backed its own with island-building and patrols.
Gen Mattis had made his critical comments at a security summit in Singapore.
Speaking at the same conference, China's Lt Gen He Lei said: "Any irresponsible comments from other countries cannot be accepted."
Gen He said Beijing's deployments were part of a policy of "national defence", adding: "They are for the purpose of avoiding being invaded by others.
"As long as it is on your own territory you can deploy the army and you can deploy weapons."
Gen He added: "We see any other country that tries to make noise about this as interfering in our internal affairs."
Gen Mattis said Beijing had deployed military hardware, including anti-ship missiles, surface-to-air missiles and electronic jammers to locations across the South China Sea.
"Despite China's claims to the contrary, the placement of these weapon systems is tied directly to military use for the purposes of intimidation and coercion," he said.
"China's policy in the South China Sea stands in stark contrast to the openness that our strategy promotes, it calls into question China's broader goals."
Despite his criticism, Gen Mattis added that the US would "continue to pursue a constructive, results-oriented relationship with China" with "co-operation whenever possible".
Last month China said it had for the first time landed bombers on Woody Island in the Paracel Islands, prompting US warnings that it was destabilising the region.
Woody Island, which China calls Yongxing, is also claimed by Vietnam and Taiwan.
Gen Mattis was speaking just 10 days before President Donald Trump is scheduled to meet North Korean leader Kim Jong-un in Singapore.
Gen Mattis said the issue of removing US troops from South Korea was "not on the table" and that "our objective remains the complete, verifiable, and irreversible denuclearisation of the Korean peninsula".

The South China Sea dispute

  • Sovereignty over two largely uninhabited island chains, the Paracels and the Spratlys, is disputed by China, Vietnam, the Philippines, Taiwan and Malaysia
  • China claims the largest portion of territory, saying its rights go back centuries - in 1947 it issued a map detailing its claims
  • The area is a major shipping route, and a rich fishing ground, and is thought to have abundant oil and gas reserves
 

Bang Bang, Khi Xưa Ta Bé



https://drive.google.com/file/d/1SMFPZG1aGmAcbTEqZZEzBRkw56ehga5-/view?usp=sharing

Phỏng Vấn Kỹ sư Lê Anh Hùng







Thành lập 3 đặc khu để bán nước nhanh hơn - Tác giả Kông Kông




Đối phó với dư luận về dự trù ra luật đặc khu để cho thuê đất 99 năm, Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc Hội khoá 14 phát biểu:

“Tại sao cứ sợ ảnh hưởng của Trung Quốc tại các đặc khu. Tại sao ở Úc, Pháp, Mỹ… đều có Chinatown. Ở California mình có Little Saigon. Ở đó toàn người Việt, nói bằng tiếng Việt, thì bang California có lo ngại vấn đề an ninh quốc phòng hay không?”

Một người giữ tới chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc Hội mà nói như vậy thì nên cấp tốc thay 2 chữ quốc hội thành cuốc hụi, như kiểu thu phí thành thu giá của Bộ trưởng GTVT hay học phí trở thành giá dịch vụ đào tạo của Bộ trưởng GD&ĐT … cho hợp với văn vẻ văn hóa XHCN!

Đã có rất nhiều người dạy ông Kiên như dạy con trẻ bắt đầu học chữ… o tròn như quả trứng gà, ô thời đội nón, ơ già có râu… nên ở đây xin miễn bàn tiếp.

Nếu Bộ Chính trị “đã quyết” Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ là 3 đặc khu và sẽ được cho thuê 99 năm như kiểu cựu Thủ Tướng Dũng huỵch toẹt “bô xít Tây nguyên là chủ trương lớn của đảng” thì bày đặt thảo luận làm gì cho phí thời gian?

Mới nhất là phát biểu của Uông Chu Lưu (cái tên rặt Tàu), Phó Chủ tịch cuốc hụi thì đã rõ là cuốc hụi đang tìm cách luật hóa quyết định của Bộ Chính trị. Như vậy chỉ còn bấm nút nữa là xong! Và nhắc cho ai bấm nút “nhất trí” thì hãy biến ngôi nhà đang ở của gia đình giòng họ thành “đặc khu” ngay. Xây thành lô cốt cho nó an toàn thêm được ngày nào hay ngày đó trước sự phẫn nộ của toàn dân! Và cũng nên nhớ là giữa thời buổi bây giờ đừng nghĩ dại là chỉ bí mật bấm nút “nhất trí” nên không một ai hay biết!

“Chủ trương lớn của đảng” về boxit Tây nguyên thì hậu quả đang nhãn tiền! Bao nhiêu tâm huyết phản biện của dân còn sờ sờ đó. Nhưng vụ “3 đặc khu” đang xảy ra sẽ khủng khiếp vô cùng. Có thể đây sẽ là biến cố cuối cùng, mà thời gian chẳng phải chờ đợi đến những 99 năm, thì Việt Nam đã trở thành một tỉnh của Tàu cộng rồi.

Vì, nếu có biến động quân sự, thì vị trí của 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc được coi như 3 mũi tiến công trực tiếp từ biển vào đất liền để hỗ trợ cho lực lượng Tàu cộng đang ần mình sẵn trên khắp VN, nội công ngoại kích!

Còn, nếu diễn biến tằm ăn dâu, là chủ trương Đại Hán hóa thời Tập Cận Bình, thì hàng ngày đang xảy ra trên toàn cõi VN. Cứ xem những phố Tàu nhan nhãn, đặc biệt là dọc bờ biển VN họ mua tất cả các nơi xung yếu để kín đáo xây dựng cơ sở, bất khả xâm phạm. Hay “khách du lịch” Tàu đang nườm nượp, thái độ ngông nghênh, trịch thượng với vô số tệ nạn, lại thêm kiểu mặc áo hình lưỡi bò vừa mới xảy ra. Bây giờ, có thêm 3 đặc khu nữa, sẽ là 3 đại trung tâm văn hóa Tàu. Giới trẻ thì đã và đang bị chế độ đầu độc để họ chỉ biết lấy ăn chơi trác táng làm lẽ sống, chắc chắn họ sẽ sớm thông thạo tiếng Tàu, sống văn hóa Tàu để được… “tự hào” là “văn minh”!

Vấn đề còn lại, không cần phải dài dòng với các ông/bà cuốc hụi nữa, mà là với 90 triệu người VN. Phải làm gì trước hiểm họa bị mất nước đang trở thành công khai hơn bao giờ hết?

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của tổ tiên không lẽ đến lúc nầy hoàn toàn bị tê liệt? Liều thuốc an thần mang tên cộng sản, dù mạnh đến cỡ nào, và đã được tiêm vào mạch máu người dân ròng rã những hơn nửa thế kỷ cũng không thể gây hôn mê bất tận tại rất nhiều nước cộng sản trên thế giới. Người dân các nước đó đã tỉnh thức, đã làm cách mạng từ những năm 1989, 1990… còn người VN thì sao?


Giá dịch vụ đào tạo: Không chỉ là câu chữ - Tác giả Nguyễn Anh Tuấn




Câu chuyện các trạm BOT đổi từ “thu phí” sang “thu giá” chưa kịp nguội thì từ nghị trường cho đến báo chí lại sôi lên với đề xuất của Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đổi “học phí”  thành “giá dịch vụ đào tạo”.

Tuy nhiên, ẩn sau phía sau đề xuất ngô nghê về mặt ngôn ngữ này là một vấn đề lớn hơn, đáng bàn cãi hơn: Chuyển gánh nặng của những dịch vụ công thiết yếu như giáo dục và y tế từ nhà nước sang người dân.

Một cách nôm na, từ đây trở đi người dân phải trả nhiều tiền hơn để con em được học hành, để bản thân và gia đình được chăm sóc y tế.

Và đây không chỉ là ý tưởng riêng biệt của bộ này bộ nọ, mà là chủ trương chung của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo một nghị quyết được ban hành từ Hội nghị Trung ương 6, tháng 10 năm 2017.

Theo đó, mục tiêu được Trung ương Đảng CSVN đặt ra là từ giờ tới năm 2021 phải “hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản) đối với một số lĩnh vực cơ bản như y tế, giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.”

Có 3 điểm đáng bàn cãi ở đây:

Một là, tuyệt đại đa số những nước theo đường lối tư bản chủ nghĩa  - nơi mà, theo những người cộng sản, nhân dân lao động bị bóc lột bởi các ông chủ tư sản - chẳng có nước nào bắt người dân phải chịu đủ mọi chi phí vận hành trường học, bệnh viện, cộng thêm khấu hao tài sản như vậy cả. Thật trớ trêu khi một nhà nước xưng danh xã hội chủ nghĩa mà lại đẩy mọi gánh nặng giáo dục, y tế lên vai người dân như thế.

Hai là, chẳng thà nhà nước Việt Nam theo đuổi mô hình chính quyền tối thiểu, để mặc công dân tự lo chuyện giáo dục, y tế thì phần nào đó còn có thể chấp nhận được (dù mô hình này chưa ghi nhận thành công ở bất kỳ đâu). Tuy nhiên người dân Việt Nam lại “gánh” thuế và phí trên GDP gấp 1,4 - 3 lần quốc gia khác, thì câu hỏi đặt ra là chính quyền thu lượng thuế, phí khổng lồ ấy để làm gì mà không lo cho giáo dục và y tế của nước nhà.

Cuối cùng, nghiêm trọng hơn, trong khi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự lãng phí khổng lồ trong việc duy trì các hội đoàn nhà nước trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, thì lẽ ra việc cắt giảm đầu tiên phải nhắm tới khối ăn hại này, hơn là các dịch vụ công thiết yếu cho người dân như giáo dục và y tế. Chừng nào mà các hội đoàn này còn tồn tại và tiêu tốn hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm, trong khi ngân sách chi cho giáo dục và y tế bị cắt giảm, chừng đó những người nắm quyền ở Việt Nam còn cho thấy chưa bao giờ họ coi chất lượng cuộc sống của người dân là ưu tiên hàng đâu - như nó nên là.


Hoà giải để tiến lên - Tác giả Nguyễn Lân Thắng




Mấy ngày nay trong đầu tôi cứ quanh quẩn những suy nghĩ về cuộc đấu tranh ở Việt Nam nhằm đòi hỏi các giá trị về quyền con người, về môi trường, về kinh tế và về tự do chính trị. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, đã có những dịch chuyển lớn, có những phản kháng rộng khắp từ mọi giới để đòi hỏi những điều này trong xã hội, nhưng chưa thay đổi được tình trạng đất nước gì nhiều. Các hội nhóm đoàn thể trong nước hoạt động rất yếu ớt. Hơn 150 tù nhân lương tâm thuộc nhiều hội nhóm khác nhau cũng như một số người hoạt động độc lập đang bị bắt giam. Những người còn tồn tại ở bên ngoài thì sống vô cùng bất ổn trong sự đe doạ chờ chực hàng ngày. Các phong trào được thúc đẩy từ cộng đồng người Việt hải ngoại cũng không có nhiều gì mới, không tạo ra sự cuốn hút hay liên kết thực sự với trong nước. Về phía nhà nước, công cuộc đốt lò rầm rộ mang danh nghĩa bài trừ tham nhũng dần lộ ra là một cuộc thanh trừng phe phái nội bộ. Các quan chức thì vẫn hàng ngày thốt ra những câu ngu ngốc trên truyền thông. Và nhân dân thì vẫn è cổ gánh chịu đủ thứ tai ương từ việc cưỡng chế đất đai, từ môi trường ô nhiễm, từ thuế phí tràn lan và từ rất nhiều điều bất ổn khác của xã hội. Câu hỏi đặt ra là Tại sao? Bao giờ? Làm thế nào? Để những mong ước này của người dân thành hiện thực.

Những ai trong chúng ta có quan tâm đến vận mệnh đất nước đều biết một điều, muốn thay đổi đất nước phải có bãi công, biểu tình hay các hình thức phản kháng tập thể lớn khác. Từ thời xa xưa trong cổ đại cho đến ngày nay, các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, rồi đến bãi khoá, bãi công, biểu tình... tất cả đều mang đến sự chuyển đổi vĩ đại cho cả một xã hội vì những hoạt động này có một sức mạnh to lớn, buộc những giá trị cũ phải nhường bước cho những điều mới mẻ.

Điều gì khiến chuyện này chưa xảy ra? Có mấy vấn đề ở đây:

Các cá nhân trong xã hội dù đều chung một mong ước là được sống trong hạnh phúc, nhưng trình độ hiểu biết, kỹ năng sống, phương pháp hành động là khác nhau... dẫn đến mọi người chưa thể tập hợp thành một khối thống nhất trong hành động. Thậm chí những người tham gia sự phản kháng xã hội còn bất đồng, nghi ngờ, mắng chửi nhau, bất hoà và ganh đua chèn ép ngấm ngầm với nhau. Kết cục là tất cả bị phân mảnh thành những nhóm nhỏ rất yếu ớt, không có khả năng gây ảnh hưởng gì trong xã hội.

Hai là, các chế độ cai trị luôn học tập từ những bài học lịch sử để có một biện pháp thích hợp hòng dập tắt mọi phản kháng ngay từ đầu. Chế độ công an trị kết hợp với hệ thống tuyên truyền khổng lồ nhằm kiểm soát mọi hành vi, tư tưởng xã hội, làm những người đối kháng không thể liên kết, không thể vận động, không thể hình thành nên các hội nhóm đủ lớn để gây ảnh hưởng trong xã hội, chưa nói đến việc đủ sức thay đổi xã hội.

Ba là, các dịch chuyển từ bên ngoài thế giới, các thay đổi trong cán cân chính trị toàn cầu chưa có sự liên thông vào trong nước, các hoạt động hội đoàn người Việt hải ngoại chưa đủ sức nặng để tác động vào bên trong một xã hội vốn bị phong toả vô cùng chặt chẽ.

Vậy làm thế nào để chuyện này xảy ra? Theo thiển ý của tôi thì những ai đang mong cho đất nước thay đổi phải làm cho được những điều sau đây.

Một là, phải hoà giải và chia sẻ. Không có sự hoà giải và chia sẻ giữa nội bộ những người đấu tranh, tất cả sẽ vẫn chìm trong mâu thuẫn. Những mối bất hoà đều từ bên trong nhận thức của mỗi người. Phải chấp nhận bỏ qua khác biệt ban đầu, thúc đẩy sự giao tiếp và học hỏi lẫn nhau. Hãy cùng nhau gặp gỡ trong các hoạt động chung nào đó, hãy cố gắng mỉm cười và thăm hỏi với những người bất đồng với mình nhất. Đừng chờ người khác xuống nước, hãy chủ động thân thiện và trao đổi với ai đó dù họ khác ý kiến với mình, và điều kỳ diệu sẽ xảy ra nếu bạn thực sự nỗ lực.

Hai là, mục tiêu của đấu tranh xã hội là để mang lại sự công bằng, tự do và hạnh phúc cho mỗi người trong xã hội, không phân biệt người đó đang thuộc là kẻ cai trị hay người bị trị. Những người trong bộ máy cai trị dù đang đàn áp người khác, nhưng họ cũng đang chịu những bất công do chính hệ thống mà họ đang phụng sự. Đừng coi họ là kẻ thù. Hãy coi họ là một người đang bị khống chế. Hãy bình tĩnh và tìm cơ hội trao đổi với họ về mục tiêu đấu tranh và ý nghĩa cao cả của việc mình đang làm. Khi họ, những người trong bộ máy cai trị dần thay đổi trong tư duy, chỉ cần họ chùng xuống không đàn áp mạnh tay thôi, mọi chuyện sẽ khác rất nhiều. Và một chế độ cai trị mất dần đi tay chân của nó, thì chắc chắn nó sẽ không còn sức mạnh để tồn tại.

Ba là, phải nâng cao trình độ hiểu biết thế giới, phải liên kết với tất cả nguồn lực bên ngoài, phải biết tận dụng từng cơ hội dịch chuyển từ chính trị, văn hoá, kinh tế, môi trường để tạo sự tác động vào bên trong, tạo sự khơi thông để trí tuệ, nguồn lực từ bên ngoài đổ về đất nước, xoá bỏ thế cô lập của công cuộc đấu tranh này.



Phỏng Vấn Gm Nguyễn Thái Hợp, sau hai năm thảm nạn Formosa.






Shedding light on dark matter







Khám phá bí ẩn về vật chất tối (dark matter)







Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Quốc hội Đan Mạch cấm mạng che mặt nơi công cộng







Pentagon Official Says U.S. Can 'Take Down' Man-Made Islands Like Those in the South China Sea - Source Time




Amid heightened tensions brewing between China and the U.S. military in the South China Sea, a Pentagon official on Thursday said the military has experience “taking down” small islands.

“I would just tell you that the United States military has had a lot of experience in the Western Pacific, taking down small islands,” Marine Corps Lt. Gen. Kenneth McKenzie said in response to a reporter asking about whether the U.S. has ability to “blow apart” China’s controversial man-made islands.

McKenzie, the Pentagon’s Joint Staff director, added later in the briefing that he was stating “historical fact” and not trying to send a message to China.

“We have a lot of experience, in the Second World War, taking down small islands that are isolated,” he said. “That’s a core competency of the U.S. military that we’ve done before. You shouldn’t read anything more into that than a simple statement of historical fact.”

But McKenzie’s comments come amid an escalating standoff in the controversial waters.

Since 2014, China has built artificial islands on top of reefs and rocks in the heavily contested territory. As those islands have become increasingly militarized despite Chinese leader Xi Jinping’s pledges to the contrary, the U.S. has ramped up “freedom of navigation” operations, or FONOPS, to demonstrate rights to the sea under international law.

Earlier this week, China dispatched warships to confront two U.S. Navy vessels conducting such an operation near the disputed Paracel Islands. According to Beijing, the operation “seriously violated China’s sovereignty.”

This clash was followed by the outgoing head of the newly-named U.S. Indo-Pacific Command, Adm. Harry Harris, calling China the “biggest long-term challenge” to the U.S. during a military handover ceremony on Wednesday.

The escalating South China Sea tensions come amid the Trump administration seeking China’s support in lining up a summit with North Korea that could be held as early as June 12.

VN Tuần Qua, 2/6/2018







Á Châu Ngày Nay, 3/6/2018







Tại Thằng Tàu Cộng, Bị Thiến




Anh tạm gọi là thành đạt, tuy chưa phải hàng đại gia nhưng nhà có, xe có, vợ... con đuề huề, tiền trong túi rủng rỉnh, nhà toàn đồ Nhật.

Cuộc sống của anh đang êm ả thì bỗng 1 ngày chuyện xảy ra: anh phát hiện bất thường trên hòn bi của mình: nó xuất hiện vết bầm màu xanh tím. Ban đầu anh cũng kệ, nhưng được vài ngày thì vết bầm đó lan rộng. Anh tức tốc phi ngay vào bệnh viện danh tiếng nơi gia đình anh mua gói chăm sóc sức khỏe cao nhất. Vị bác sĩ từ tốn hỏi anh về lối sống, về những mối quan hệ trong sáng và trong tối, sau đó anh lần lượt được chiếu điện, siêu âm đủ kiểu. Chẳng phát hiện ra đó là bệnh gì. Hơn 1 tuần sau, người ta thấy anh được đưa ra khỏi phòng tiểu phẫu. 1 hòn bi của anh đã vĩnh viễn nằm lại trong bệnh viên, trên cái khay inox lạnh toát.

Anh hồi phục nhanh, trở lại cuộc sống bình thường được vài tuần thì tin dữ lại ập đến: hòn bi còn lại của anh cũng bắt đầu xuất hiện đốm bầm xanh tím giống người anh em của nó trước kia. Anh lo lắng mất ăn mất ngủ, không dám nhập viện. Được vài hôm khi không thể chịu nổi sự lan rộng của đốm bầm xanh tím, anh buộc phải vào gặp lại vị bác sĩ khả kính.

Lần này gần như cả chục bác sĩ của bệnh viện cùng xúm vào ca của anh. Lại xét nghiệm, lại chiếu, lại chụp, lại soi. Rồi thì họp hội chẩn, người ta săm soi hòn bi của anh một cách kỹ lưỡng, hình ảnh phóng to bằng cả bức tường. Sau vài ngày, vị bác sĩ gọi anh lên. Thôi thì con cái anh cũng đủ nếp tẻ, anh cũng đứng tuổi và không có ý định sinh thêm con, cắt nhé? Anh suy sụp, hỏi rằng liệu anh có biến thành công công vì thiếu hụt testosterone, vị bác sĩ bảo đừng lo, y học hiện đại có thể bù cho anh bằng nhiều cách. Thì đành cắt.

Anh trầm ngâm mất cả tháng trời sau ca phẫu thuật. Tài sản của anh chỉ còn cây đèn pin không có pin. Anh tự an ủi mình, dù không còn truyền giống nhưng miễn là còn sống.

Số phận tiếp tục trêu đùa với anh không lâu sau, cây đèn pin cũng giở trò xanh tím như 2 cục pin quá khứ. Anh đón nhận tin dữ bằng sự vô cảm. Dù sao thì súng giữ làm gì khi không còn đạn. Anh kệ. Người nhà anh phải đi lo giùm thủ tục cho anh. Lần này đi đến kết luận chóng vánh hơn. Dường như các vị bác sĩ cũng không hy vọng tìm ra được cách gì mới để chữa trị ngoài hình thức can thiệp ngoại khoa: cắt.

Không cần phải tả cũng biết anh chán nản thế nào. Anh làm việc như một cái máy để quên đi thực tại, anh từ bỏ mọi thú vui vì không còn hứng thú. Nhưng rồi số phận nghiệt ngã vẫn chưa chịu buông tha anh. Vùng da lân cận vốn đã được cạo nhẵn nhụi cho cuộc phẫu thuật lần trước, chưa kịp "xanh cỏ" đã xuất hiện cái vết bầm màu xanh tím trời đánh.

Anh hoảng loạn. Còn cái gì để mà cắt? Lần này là tính mạng chứ không phải đùa. Anh cương quyết: không đi bệnh viện trong nước nữa, phải ra nước ngoài xem thế nào. Thế là ngay hôm sau, anh được người nhà đưa ra sân bay quốc tế.

Trong căn phòng sáng trưng của 1 bệnh viện được xếp trong top 100 của thể giới, anh run run cầm tờ giấy kết quả: "Vết màu xanh tím là phai ra từ quần của bệnh nhân, sức khỏe bệnh nhân hoàn toàn bình thường".

Trời đất đổ sụp trước mắt anh. Anh rít lên: trời đất ơi, tại cái quần màu xanh tím made in china của mình.


 

Phỏng vấn thân mẫu Mẹ Nấm







Niềm tin của dân và sự phát triển kinh tế có đi đôi với nhau không?







Viêm Gan C







Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Chuyến thăm Trần Huỳnh Duy Thức và thông tin về đơn xin đặc xá





Vì sao Việt Nam thua trắng gói thầu G2P của Philippines?







Tổ chức Y tế Thế giới: “Việt Nam cần tăng thuế thuốc lá”







Việt Nam trước viễn cảnh Trung Quốc chiếm trọn biển Đông







Bộ Công an csvn và những hệ lụy từ vụ Trịnh Xuân Thanh



https://drive.google.com/file/d/1BX1axwgqcuUZEHU6ivkABfXnEvOP0tPU/view?usp=sharing

Đóng cửa hàng photocopy có xóa được tiêu cực trong thi cử?







AVG và Thủ Thiêm: ‘Chiến thuật im lặng trước một cơn bão lớn’







Nguy cơ an ninh khi lập đặc khu cho phép nước ngoài thuê đất 99 năm







Những bài học từ sinh hoạt dân chủ ở chính trường Mã Lai







Tiếng Viêt… Cà Lăm?




Bệnh Viện ở trung tâm chưa chắc đa khoa?