khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Hết y' !!!




Bài hát Đáp Lời Sông Núi của nhạc sĩ Trúc Hồ được hát trong cuộc biểu tình chống Tàu Cộng ngày 12 tháng 6 năm 2011 tại Saigon



The Love Triangle




"Một vợ thì nằm giường lèo
Hai vợ thì nằm chèo queo
Ba vợ thì xuống chuồng heo mà nằm
Nhìn heo anh thấy tủi thân
Vì heo còn có người bồng người bê
Còn anh phải kiếp đa thê
Chuồng heo anh ngủ tỉ tê cùng mày
Kiếp sau mong chớ như vầy
Thà làm con lợn suốt ngày được no!"


1) Thư Bồ Nhí Gửi Bà Vợ

Thưa bà ,

Dù chúng ta có vô cùng xung khắc, chúng ta vẫn phải nhất trí một điểm : chồng bà là đàn ông. Mà đàn ông thì sao? Ðàn ông thì ham thích nhiều thứ. Ham thích đến mãnh liệt. Và , bà đừng dấu em, bà hãy công nhận rằng, phụ nữ chúng ta yêu đàn ông vì họ ham thích và biết cách thực hiện nó (Chúng ta cũng ham thích nhưng thực hiện chủ yếu bằng cách mua nó). Ông thì thích máy móc, ông thi thích kiến trúc, ông thích vật lý và hóa học, ông dại hơn một chút thích thơ văn . Toàn những ham thích có lợi cho xã hội.

Nhưng đàn ông không chỉ ham thích một thứ. Nếu gà chỉ thích giun, bò chỉ thích cỏ tươi hay thỏ chỉ thích củ cải thì đàn ông lại thích đa dạng. Chuyện ấy trong đá bóng, trong ẩm thực, trong bia bọt không sao, nhưng trong vấn đề phụ nữ, tính đa dạng của nó làm cuộc sống thêm rắc rối.

Bà thân mến,

Em tin rằng, bà có rất nhiều ưu điểm. Sở dĩ em quen với ông là do ông ấy thông minh (chứ không phải chỉ có tiền như thiên hạ vẫn đồn). Và, một người thông minh không khi nào chọn vợ quá kém. Thậm chí, bà không quá kém, bà còn rất nổi bật ở nhiều phương diện.

Theo như ông tiết lộ một cách đầy thành kính, bà nấu ăn ngon, bà rửa bát sạch, bà lau nhà bóng và bà đi chợ rẻ. Bà còn đối xử tốt với chó, mèo…. Em xin thú thực, tất cả các phương diện đó, em đều thua bà. Khi em nấu món canh, ai cũng nghĩ là món xào. Khi em rửa bát, tốt nhất lúc dùng nên rửa lại. Khi em lau nhà hay quét nhà, em để cái đống rác chỗ nọ chỗ kia. Chợ duy nhất em đi là chợ mỹ phẩm. Còn chó mèo, em chỉ nuôi chúng trong tranh.

Nhưng ông vẫn thích em. Tiện đây xin tiết lộ : thời gian thích không hề ngắn, cường độ thích không hề yếu và chi phí thích không hề thấp. Bà kinh ngạc! Bà không tin ư? Bà nhớ rõ ông vẫn về nhà, vẫn ăn cơm tối, vẫn lịch sự với bà v.v ... Bà cảm giác chả có khe hở nào để em lọt vô cái pháo đài do bà xây dựng, canh gác và tuần tra . Bà nhầm.

Em xin phép không đi vào chi tiết. Em chỉ nói một cách văn học rằng, không có gì ngăn cản được con tim. Nhất là một con tim già lao về một con tim trẻ. Như trên đã nói, em thua bà về một tỷ thứ. Ðúng một tỷ thứ, chả bớt phần nào. Nhưng, em lại hơn bà hai tỷ. Bà sẽ gầm lên. Bà sẽ quát : hơn ở chỗ nào?
Thưa bà , những thứ em hơn lại vô cùng vớ vẩn. Em thành thật tin thế. Nhưng đàn ông, tiếc thay, lại không tin.


Em biết chớp chớp mắt. Em biết ngồi gần ông mà lại vẹo người. Em biết đánh vào lưng ông, hay đánh ở chỗ thấp hơn, vừa đánh vừa cong môi nhìn đi chỗ khác. Em biết hét lên khi thấy con sâu và ù té chạy khi gặp con thằn lằn.

Cái gì em cũng ngạc nhiên và nhờ ông giải thích. Em tin ông là vô địch về trí thức, về thể thao, và luôn thể hiện lòng tin ấy ra mồm. Mỗi lời nói của ông, với em, đều là chân lý. Em khâm phục khi ông uống bia. Em kiêu hãnh lúc ông châm thuốc lá. Em ngồi nép mình khi ông tụ tập. Em lo lắng nhưng chẳng bao giờ tra hỏi lúc ông đi khuya. Và, quan trọng nhất, thưa bà, da em trắng, eo em nhỏ, môi em đỏ và chân em chả khác chân dài. Em mặc váy hồng, em thắt nơ xanh và em dùng dầu thơm của Pháp. Nước Pháp, chắc bà cũng biết, vô địch về các loại dầu thơm .
Khi ở bên ông, em không ngốc và không tham lam như các phim truyền hình quay vội vàng mà bà vẫn xem đâu ạ. Chúng em không hề bàn về tiền bạc. Hai người đều mơ tới ánh trăng, tới những khát vọng chưa thực hiện và đều thích nhìn sao trên trời. Hai người có thể xung đột vì một bài thơ, giận dỗi vì một bức tranh và bỏ ra về vì một bông hoa bày không đúng cách (trong khi ông và bà giận dỗi vì một mâm cơm, cãi nhau vì hoá đơn tiền điện và ra khòi nhà vì chậu quần áo chưa phơi) .

Thưa bà ,

Ðấy, em tới ông, ông tới em là như thế đấy. Nó thanh cao thì em không dám nói, nhưng nó cũng chẳng phàm tục như sách vụ án viết đâu. Em xin bà hãy mừng vì điều đó. Tuy ông phạm tội nhưng tội ấy còn sang. Bà hãy tự an ủi như thế. Tại sao em viết thư này? Tại vì em xin trả lại ông cho bà. Chúng em nhất trí cái gì đẹp thì phải ngắn và chúng em đã ngắn đủ dài. Toàn bộ sự tinh tế của tình yêu nằm ở chỗ này, và bà không biết được. Xin bà hãy dang tay đón ông về. Em lấy danh dự thề rắng, ông không sứt mẻ quá nhiều, đơn giản vì ông có còn nhiều đâu mà sứt mẻ. bà hãy coi ông như vừa sau chuyến du lịch mạo hiểm trở lại nhà. Cần chở che và sẵn sàng che chở.
Em đi đây. Cuộc sống là khám phá và em thích khám phá nhiều nơi. Bà đừng trách em. Bà cũng đừng tự trách mình. Khi em bằng tuổi bà, em cũng chả hơn gì bà đâu .

Chúc bà vui khoẻ .

2) Thư của Bà Vợ gửi cô Bồ


Thưa cô, Tôi đã đọc thư của cô một cách bình tĩnh. Đúng như cô đã nói, ở tuổi tôi và ở địa vị của tôi, sự bình tĩnh luôn luôn có thừa. Này cô, việc chồng có bồ nhí khiến tôi ngạc nhiên. Đó là cảm giác đầu tiên, và thành thật với cô, nó hơn cả cảm giác căm phẫn. Vì sao vậy? Thưa cô, vì tôi tin chắc rằng lão (hãy gọi sự vật với đúng tên và đúng tuổi của chúng cô nhỉ) đã đuối sức rồi, nói một cách chắc chắn, một cách không có gì phải bàn cãi cả. Khi viết thư cho tôi, cô có vẻ tự đắc pha chút hả hê. Cô cảm thấy mình giật được từ tay bà khác một mỏ vàng, và mình có những phẩm chất rất khác thường nên mới gặp may như thế. Cô nhầm thảm hại quá, cô ơi!

Quả thật lão là một cái mỏ. Hay nói chính xác hơn, đã từng là mỏ. Điều ấy cách đây ba mươi năm về trước, cả thành phố đều phải công nhận chứ đâu cần phải một cô gái có trí tuệ siêu việt gì. Nhưng trên, trong và dưới cái mỏ ấy, tôi đã đào, đã cuốc, đã đẽo, đã nổ mìn, khai thác rầm rộ, quy mô mấy chục năm.

Và giờ đây, mỏ chỉ còn khung, còn lai sự hoang tàn. Chỉ có đôi mắt ngốc của cô, chỉ có cặp môi dại của cô và chỉ có tí não khờ của cô mới không nhận ra điều đó. Cô vớ được lão, khi tôi trong một chừng mực nào đó, đã mặc cho lão tự do. Cho lão có cảm giác sổng chuồng. Đàn ông sống bằng ảo tưởng cô ạ, và nuôi dưỡng cái ảo tưởng đó một cách khéo léo là nhiệm vụ của phụ nữ chúng ta.

Tôi không vui gì khi lão có bồ. Nhưng chớ nói rằng tôi quá hoảng sợ vì điều đó. Tôi quá hiểu đứa khác sẽ được bao nhiêu trong khi mình đã vớ bao nhiêu. Phần của cô, hỡi ôi, thật là thảm hại. Cô khéo là ngây thơ và nhí nhảnh. Cô té xỉu khi gặp thằn lằn và ngã lăn ra khi gặp tắc kè. Dạ thưa cô, khi bằng tuổi cô, tôi cũng ngây thơ như thế. Nhưng lúc này, gặp hai của đấy, tôi chỉ đập một cái cho bẹp dí là xong.
Rồi cô khoe là cô biết chợp mắt, biết ngả đầu và biết cười he hé nghiêng nghiêng. Ôi dào, những trò đó ngày xưa tôi làm mãi. Và bây giờ vẫn có thể làm, thậm chí còn làm hay hơn cô ấy chứ. Nhưng vì mục đích gì, gặt hái gì khi mọi thứ đã no nê? Cô nhìn lão trong quán cà phê hạng sang. Trong com-lê và cà vạt đắt tiền. Còn tôi có khá nhiều dịp (nhiều hơn cả cần thiết) nhìn lão trong quần đùi rộng, trong áo may ô chả hiểu là màu gì.

Và tôi cam đoan rằng, cái tôi nhìn mới là cái thật. Cái cô nhìn là giả. Cô thừa biết thế, chẳng qua cô đang tự dối mình. Cô chê tôi chỉ biết rửa bát, nấu cơm. Cô thương tôi vì tôi chỉ chăm chăm lo cái nhà sạch bóng. Nhưng tôi lại thích vậy. Vì đấy là nhà tôi và lão chỉ có nửa phần. Còn lão có bóng hay không, có sạch hay không, lão phải tự lo. Tôi còn bận lo cho bản thân mình. Tôi không chúi mũi vô bếp như cô tưởng và như lão tưởng chút nào. Tôi say mê đánh bài. Tôi nghiện làm đầu và giũa móng tay. Tôi ham thích " tám " và hăng hái đi chùa. Tôi khoác áo lụa mỡ gà, khoác vòng cẩm thạch và tôi sắm đủ cho mình (bằng tiền lão , dĩ nhiên !).

Còn việc cô ngắm trăng cùng chàng, đọc thơ cùng chàng hay đốt nến cùng chàng thì xin cô hãy cứ tự nhiên. Những thứ vớ vẩn và phù du đó ngày xưa tôi cũng nghĩ là ghê gớm lăm. Nhưng tôi nhanh chóng phát hiện ra chúng suốt đời loanh quanh như thế, và chả có lợi ích gì. Chúng chỉ như hạt tiêu rắc vô bát phở, không hề bổ béo, chỉ khiến nó dậy mùi. Mà mùi thì tôi đã chán. Chán không phải do tâm hồn tôi cằn cỗi, mà là do đã quá đủ rồi ! Cuối thư cô cho biết đã chuồn ra khỏi lão, hoặc lão đã chuồn ra khỏi cô. Tôi chả hiểu ai thoát được ai. Nhưng chắc chắn là tôi suýt thoát. Tiếc quá! Giá mà lão đi với cô, giá như lão ảo tưởng về sức mình thì tôi đã có cơ hội tuyệt vời để lại được tung tăng.

Tôi tin chắc mình tung tăng chả khi nào muộn, khi mình kiêu hãnh, mình không nghèo khó và mình có sự mặn mà. Những thứ đó cô còn lâu mới đạt tới, cô bé đáng thương ơi ! Cô yên tâm. Tôi sẽ đón lão về. cáo chết còn quay đầu về núi, trong khi lão chả phải là cáo, lão là người. Tôi cũng chả giày vò, chả đay nghiến chi đâu. Tôi không phải hàng tôm hàng cá. Tôi chỉ cười khẩy mà thôi. Một nụ cười mà đã làm lão nhớ đến cả chục năm . Chúc cô may mắn trên con đường chinh phục các lão khác. Thế gian chả thiếu ông già. Cô cứ việc xông lên. Chào cô .

3) Thư của Ông Chồng gửi Vợ và Bồ nhí
Hai bà thân mến !

Tôi đã đọc thư của bà nọ gửi cho bà kia. Tại sao tôi đọc được ư? Tại vì khi các bà cả đời theo dõi tôi, rình rập tôi, chả lẽ không có phút nào tôi theo dõi lại. Đọc xong hai bức thư , tôi hơi buồn. Dù cố tỏ ra lịch sự, để xứng đáng với bản thân mình và xứng đáng với tôi, nhưng các bà vẫn vênh váo và công kích lẫn nhau. Bà nọ coi thường bà kia, cho bà kia là nạn nhân của mình.

Thưa các bà .

Có một điều chắc chắn hai bà không chịu hiểu : chính tôi mới là nạn nhân của hai bà. Cả thể giới biết điều đó. Cả nhân loại tiến bộ lên án điều đó. Ai, nếu không phải hai bà, chỉ sau mười mấy năm, đã biến một chàng trai khỏe mạnh, đầy nhiệt tình, đầy sức sống như tôi thành một ông tuy chưa già (còn lâu tôi mới già) nhưng gầy yếu, còm nhom, sợ sệt? Ai, nếu không phải hai bà, có lúc từng người một, ngày đêm tra khảo tôi, ép uổng tôi, vùi dập tôi? Trong công cuộc tàn phá đời tôi, hai bà có rất nhiều điểm chung : cùng nấu ăn dở, cùng mua cho tôi những chai bia dở và cùng bắt tôi đi coi những bộ phim dở. Nhưng hai bà, mỗi người đều có những đặc điểm riêng. ghê rợn. Bà đầu tiên thích xuất hiện trong nhà với bộ đồ nhàu nát, với tóc rối bù cùng với đôi dép chiếc nọ chiếc kia. Bà sau này xuất hiện nơi công cộng với quần soóc chật căng, với áo thủng ở lưng cùng với mắt xanh viền đỏ. Cả hai thứ ấy đều giết tôi, đều nện tôi chí tử về mặt tinh thần.

Nếu bà thứ nhất sểnh ra lại chạy tót sang hàng xóm, nghe thiên hạ kể về chồng thiên hạ, sau đó tự khai báo về chồng mình, thì bà thứ hai sểnh mắt ra là phóng thẳng tới quán cà phê, nghe thứ nhạc cả thiên hạ nghe tuy chả đứa nào hiểu được câu nào. Nếu bà thứ nhất đay nghiến tôi bao giờ về thì bà thứ hai hỏi tôi bao giờ đi. Nếu bà thứ nhất kêu rằng tiền điện, tiền ga đã tăng thì bà thứ hai than son môi và phấn hồng sao không giảm giá. Nếu bà thứ nhất khảo tôi về tiền lương thì bà thứ hai khảo tôi về quà tặng. Cả hai bà, trong một phạm vi nào đó, đều lái tôi và đối xử với tôi như thể tôi là giám đốc nhà băng. Cho nên không lạ gì, cho tới tận phút này, nhiều lúc tôi ngạc nhiên là mình còn sống. Hoặc mình chưa ngồi trên chiếc xe lăn. Nhưng tôi cảm thấy rất rõ ràng, cái giờ phút đó cũng chả còn xa nữa. Đọc tới đây , chắc hai bà sẽ hỏi : Khổ như vậy sao ông (bà thứ nhất gọi ông) và sao anh (bà thứ hai kêu anh) vẫn đèo bồng? Khổ quá. Câu hỏi đó, chính tôi cũng thường tự hỏi mình. Và tôi cũng mang ra hỏi bạn bè tôi, tức mấy gã đàn ông khác. Số phận của chúng cũng chả hơn gì. Và bọn tôi đành kết luận thế này : cái kiếp đàn ông nó thế !
Nhân đây cũng nói luôn, kiếp đàn ông thật ra là kiếp vô cũng khổ cực. Nhiều khi chả khác nào con ngựa, con trâu (chẳng hề được như con dê mà dân gian vẫn nói).
Đàn ông sinh ra là để đàn bà lợi dụng, bóc lột (đôi khi bóc lột còn thô bạo hơn cả cướp bóc), đè nén và hành hạ. Đàn ông sinh ra là để đàn bà sai đi mua đồ, sai lái xe, sai trả tiền, sai đón con, sai luôn cả việc...đi ngủ. Trong cái bể khổ mênh mông, bao la đó, sự khổ vì bồ nhí cũng chả nổi bật bao nhiêu. Nó chỉ được gom chung vào nỗi khổ vì các bà. Đã là các bà thì một bà, hai bà hoặc ba bà cũng thế thôi!

Hai bà thân mến,

Giờ đây tôi đã tỉnh ra rồi. Tôi xin hai bà tha cho. Tôi không còn sức nữa. Kể từ giờ phút này tôi là một gã trai vô hại. Từ bỏ mọi mưu mô. Tôi ăn cơm nhà, tôi ngủ giường nhà. Tôi nuôi một vài con chim, mua vài hòn non bộ, sắm mấy giò phong lan. Tôi mở tivi xem tiết mục Thầy thuốc gia đình. Tóm lại, tôi hoàn lương toàn diện.
Hai bà đừng xỉa xói nhau nữa. Đừng so bì nhau nữa. Tôi đã đầu hàng. Tôi đứng giữa hai phe. Tôi xin ngừng bắn. Bà nào định đi đâu, cứ đi. Bà nào đang ở đâu, cứ ở. Tôi cũng thế.


Tôi xin một phút bình yên.

Tha cho tôi đi nhé .

 
 
 
 

Bún đậu măm tôm Bà Dậu ở Hà Nội


Món bún đặc trưng của Hà Nội này ngày nay đã trở nên nổi tiếng và có mặt ở khá nhiều vùng miền trên cả nước. Bún đậu vốn là món ăn rất bình dân với vài chiếc bún lá cắt nhỏ, một vài thanh đậu cắt nhỏ rán ngập trong mỡ đến giòn và vàng đều thì gắp ra ăn cùng với mắm tôm đã pha chế cùng ớt, đường, chút quất. Gắp một miếng bún, một miếng đậu chấm chút mắm tôm rồi ăn kèm với kinh giới, tía tô, mùi tàu bạn sẽ cảm nhận được vị thơm của bún, vị béo ngậy của đậu, vị mặn ngọt của mắm tôm pha khéo. Bản hợp ca này quả thật vô cùng hấp dẫn, khó chối từ. 

Ngày nay để chiều lòng thực khách, bún đậu thường được bổ sung thêm cả chả cốm, chả quế, lòng rán, lưỡi lợn luộc... Tuy nhiên chỉ cần bún với đậu rán vàng món này cũng đã đủ ngon, đủ hấp dẫn. Khác với các món bún khác, bún đậu bán rất nhiều và phổ biến, cách chế biến cũng dễ hơn nên gần như ai cũng có địa chỉ bỏ túi của riêng mình. Tuy nhiên nếu chưa biết nên đến đâu, ăn ở đâu ngon, bạn có thể ghé đến phố Hàng Khay hay ngõ Phất Lộc (nhớ mời Blogger Người Buôn Gió đánh chén một bữa) để thử món này.




Google Self-Driving Car Project







Ever since we started the Google self-driving car project, we’ve been working toward the goal of vehicles that can shoulder the entire burden of driving. Just imagine: You can take a trip downtown at lunchtime without a 20-minute buffer to find parking. Seniors can keep their freedom even if they can’t keep their car keys. And drunk and distracted driving? History.

We’re now exploring what fully self-driving vehicles would look like by building some prototypes; they’ll be designed to operate safely and autonomously without requiring human intervention. They won’t have a steering wheel, accelerator pedal, or brake pedal… because they don’t need them. Our software and sensors do all the work. The vehicles will be very basic—we want to learn from them and adapt them as quickly as possible—but they will take you where you want to go at the push of a button. And that's an important step toward improving road safety and transforming mobility for millions of people.


It was inspiring to start with a blank sheet of paper and ask, “What should be different about this kind of vehicle?” We started with the most important thing: safety. They have sensors that remove blind spots, and they can detect objects out to a distance of more than two football fields in all directions, which is especially helpful on busy streets with lots of intersections. And we’ve capped the speed of these first vehicles at 25 mph. On the inside, we’ve designed for learning, not luxury, so we’re light on creature comforts, but we’ll have two seats (with seatbelts), a space for passengers’ belongings, buttons to start and stop, and a screen that shows the route—and that’s about it.

We’re planning to build about a hundred prototype vehicles, and later this summer, our safety drivers will start testing early versions of these vehicles that have manual controls. If all goes well, we’d like to run a small pilot program here in California in the next couple of years. We’re going to learn a lot from this experience, and if the technology develops as we hope, we’ll work with partners to bring this technology into the world safely.

Làm sao sống lâu trăm tuổi ?



Ông mãi là hai mươi tuổi
Ông mãi là mùa xanh xưa

 
Các nhà khảo cứu tại Anh Quốc vừa trình bày những khám phá mới nhất của ngành lão khoa (Geriatrics) và di truyền học (Genetics) và tiên đóan là những thế hệ trẻ trong tương lai sẽ có thể sống được trên 100 tuổi dễ dàng. 
 
Một khảo cứu khác trên 20000 người dân Anh đăng trên tờ báo Y học British Medical Journal thì cho biết là có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch như đau tim, tai biến mạch máu não bằng 4 biện pháp sau đây : đi bộ 30 phút mỗi ngày, ăn nhiều rau cỏ và trái cây, không hút thuốc lá và giảm bớt uống rượu. Những nguyên tắc kể trên cũng được Y học Mỹ xác nhận từ lâu nhưng gần đây BS Thomas Perls của Đại Học Boston University cho biết là dựa trên kinh nghiệm của những người đã sống trên 100 tuổi thì ông đã rút ra được những kinh nghiệm như sau :
 
1/ Hưu trí.
 
Các khảo cứu về tử vong đều xác nhận là khoảng thời gian 1 năm sau khi hưu trí là nguy hiểm nhất ở những người về hưu rồi không hoạt động gì cả vì tình trạng mập phì gia tăng, tâm thần suy nhược, cholesterol xấu LDL lên cao còn cholesterol tốt HDL giảm, huyết áp gia tăng.. 


 BS Luigi Ferruci tại Baltimore sau khi khảo sát tình trạng sức khỏe
của vùng Chianti bên Ý là nơi có rất nhiều người sống trên 100 tuổi
thì thấy rằng những người sau khi hưu trí thì vẫn tiếp tục hoạt động
thể chất và tinh thần như trồng rau, trồng hoa, thăm viếng bạn bè,
chăm đi lễ nhà thờ. 

Tại Mỹ có nhiều chương trình hoạt động thiện nguyện như Expericence corps, Masters Gardeners giúp cho những người cao niên đem kiến thức truyền lại cho giới trẻ, đem lại hứng khởI cho tất cả mọi người..và kéo dài tuổi thọ.


2/ Vệ sinh răng miệng.
 
Phần này hết sức quan trọng nhưng ít khi được chú ý đúng mức. Một khảo cứu của Đại học Minnesota cho thấy là những người bị viêm nướu răng ( gum disease ) dễ bị tai biến mạch máu não và đau tim vì trong miệng có những vi khuẩn tiết ra những độc chất làm cho máu bị đông và các mạch máu bị viêm. Cần dùng chỉ đánh răng ( dental floss ) và chữa trị bệnh răng miệng thật sớm dể tránh bệnh đau tim và cả chứng.. Hôi miệng ( halitosis ) như vua Câu Tiễn đã được mô tả thời xưa !
 
3/ Hoạt động thể chất, đi bộ.
 
BS Jay Olshansky thuộc Đại Học Chicago nói ’’ đi bộ là môn thuốc
trường sinh tốt nhất và không tốn tiền ‘’. Tất cả những khảo cứu về
tuổi thọ đều xác nhận là đi bộ giúp cho tinh thần thoải mái, sáng suốt ( tăng chất endorphins ), tránh té ngã, tăng sức cơ bắp, xương cứng tránh bị gãy xương hông, một trong những nguyên nhân tử vong ở Mỹ. 


Không cần phải tập luyện khó khăn như chạy marathon mà chỉ cần đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Nếu tập thêm những phương pháp giữ gìn gân cốt như yoga, tai chi thì càng tốt.
 


4/ Ăn ngũ cốc high fiber mỗi buổi sang.
 
Các nhà khảo cứu đều xác nhận là 90 % các chứng bệnh mãn tính ở Mỹ như bệnh tim mạch, ung thư đường ruột đều có thể tránh được nếu biết dinh dưỡng đúng phép. Cần ăn sáng bằng những loại ngũ cốc có nhiều xớ như oat meal, quinoa và gần đây loại hạt Chia seed( Salvia Hispaniola ) giống như hạt é ( basil ) vì có nhiều dàu omega 3 và giúp cho no lâu, có nhiều năng lực. Hạt Chia giúp tránh được bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch hết sức phổ biến ở Mỹ. Hiện nay ở Mỹ có khoảng 22 triệu người bị bệnh tiểu đường làm cho ngân sách Y tế tốn trên 200 tỷ USD mỗi năm. 


Bữa ăn sáng rất quan trọng giúp cho cơ thể có đủ năng lực hoạt động
trong ngày và đường trong máu được ổn định.
 


5/ Vệ sinh giấc ngủ.
 
Cần điều độ trong giấc ngủ, ít nhất từ 5 đến 6 tiếng mỗi tối. Không
nên thức khuya xem phim bộ, phim chưởng vì theo lời BS Ferruci thì
trong khi ngủ thì cơ thể phục hồi lại các chức năng bị hao mòn trong
ngày. Não bộ rất cần giấc ngủ được yên và nhất là giấc ngủ REM giúp
cho các tế bào não bộ thu xếp lại các dữ kiện ban ngày giống như các
máy điện toán hoạt động off line processing. Những người sống trên 100 tuổi đều hết sức coi trọng giấc ngủ được bình yên.
 
6/ Thực phẩm hoàn toàn.
 
Một số sinh tố, enzyms và chất muối khoáng hết sức cần thiết cho tuổi thọ và chỉ có trong những thực phẩm tươi tốt mà các dược thảo ( dietary supplements ) không thể thay thế được. Những hoá chất như carotenoids, flavonoids thường có trong các loại hoa quả có màu như cà chua, cà rốt, rau xanh, mè đen nên cần được tiêu thụ mỗi ngày. Có thể đem pha lẫn với sữa đậu nành hay hạt Chia, hạt é. Nên tránh hay giảm bớt các loại gạo trắng, tinh bột vì thiếu những hóa chất kể trên và dể làm cho mập phì, tiểu đường làm cho cơ thể mau bị lão hóa, nói chung mau già.
Một vài khảo cứu trên những người sống trên 100 tuổi cho thấy là họ ăn rất ít vào buổi tối hoặc như trường hợp của ông Breuning, người sống lâu nhất ở Mỹ 113 tuổi là đã bỏ hẳn bữa ăn tối từ 35 năm qua.
 
7/ Tâm thần bình an.
 
Tất cả những người sống trên 100 tuổi đều có đầu óc lạc quan, yêu đời, ít bon chen, ganh đua , nóng giận, tham sân si. Họ có sức chịu đựng stress rất giỏi và trải qua những khó khăn dễ dàng. Tất cả những phương pháp tĩnh tâm như yoga, tai chi, cầu nguyện, khí công đều tốt cả . Không nên tìm cách giải trí bằng xem TV, uống rượu, cờ bạc, xem soap opera, ăn junk food, gây căng thẳng trí não..
 
8/ Nếp sống tinh thần.
 
Một khảo cứu trên Giáo phái Seventh day Adventist tại Loma Linda cho biết là tuổI thọ trung bình là 89 trên mức trung bình chỉ có 82. Ngoài việc tránh ăn thịt, người Adventist không hút thuốc, không uống rượu và ăn nhiều trái cây rau cỏ. Đời sống gia đình ổn đình, thể chất lành mạnh. Một BS người Adventist 94 tuổi vẫn làm việc giải phẫu tim mạch như thường lệ. 


Người Adventist có chủ trương rằng thân thể là một món quà do Thượng Đế ’’ cho vay ‘’ (on loan ) nên cần phải được bảo vệ kỹ càng.
 


9/ Thói quen điều độ.
 
Những người cao niên có thói quen rất chừng mực, ăn uống điều độ, sáng dậy và tối đi ngủ hết sức mực thước, ít khi ra ngoài thông lệ. 


BS Ferruci cho biết là những thay đổI bất thường trong đời sống dễ làm cho hệ thống miễn dịch (immune system) bị xáo trộn, lệch lạc mất quân bình khiến dễ đưa đến những trường hợp nhiễm trùng, cảm cúm.
 


10/ Quan hệ xã hội, gia đình, bạn bè.
 
Kinh nghiệm của ngườI Adventist và Okinawa cho thấy là những liên hệ mật thiết với gia đình, bạn bè hết sức quan trọng trong việc tránh  chứng bệnh buồn chán. Suy nhược thần kinh và tổn thọ. Liên hệ thường xuyên với thân sẽ giúp cho người cao niên có được sự tự tin, có nơi nương tựa nếu chẳng may hữu sự. 

Nói chung là trong khi chờ đợi những phát minh mớI nhất giúp cho con người sống được trên 100 tuổi thì chúng ta đã có ngày trong tầm tay những phương pháp giản dị nhất để thực hiện điều này qua kinh nghiệm những người đã trải qua cuộc đời .. trên một thế kỷ !

Mời các Bác K1 bên Saigon mổi người một ổ bánh mì Huỳnh Hoa



 
Ổ bánh mì Huỳnh Hoa trứ danh
 
Phải chờ khá lâu để có được một ổ bánh mì với giá bán lên đến 30.000đ/ổ, điều đó chắc chỉ có thể xảy ra ở xe bánh mì Huỳnh Hoa trên con đường nhỏ Lê Thị Riêng ở quận 01. Nghịch lý, nhưng cũng phần nào phản ảnh sức hấp dẫn của ổ bánh mì nức tiếng mà nhiều người quen gọi là "bánh mì ô môi" này.
Cứ chiều đến, từ 3h trở đi, có một đoạn đường Lê Thị Riêng lúc nào cũng đông nghịt người, không kém giờ cao điểm tan học của một trường tiểu học gần đó là bao. Không chỉ người dân địa phương, mà ngay cả du khách các nước ở khu Tây ba lô Phạm Ngũ Lão - Bùi Viện gần đó cũng ghé mua thử do có rất nhiều trang mạng quốc tế giới thiệu về xe bánh mì này.  
 
 
Cứ chiều đến, từ 3h trở đi, có một đoạn đường Lê Thị Riêng lúc nào cũng đông nghịt người, không kém giờ cao điểm tan học của một trường tiểu học gần đó là bao
 
Bánh mì nướng bằng lò than theo kiểu cổ điển cũng làm nên một bản sắc khó quên
 
Thịt nguội được xắt sẵn rất bắt mắt
 
Nhiều người Sài Gòn vẫn còn nhớ, cách đây hơn chục năm xe bánh mì Huỳnh Hoa đã bán trước cửa hàng xe Yamaha (mà nay là siêu thị Satrafood) ngay đầu đường Lê Thị Riêng, bùng binh Phù Đổng Thiên Vương. Do khách quá đông và thường xuyên gây ra kẹt xe, nên sau đó xe bánh mì này dời về địa chỉ 26 Lê Thị Riêng ở gần đó cho đến nay.
 
Về sức hấp dẫn "vô đối" của ổ bánh mì Huỳnh Hoa, nhiều người lý giải là do ổ bánh mì được khoét sâu, có thể chứa đựng rất nhiều nhân và rau. Thứ nữa là phần bơ và pátê không được phết trực tiếp vào ruột bánh mì, mà lại phết vào giữa phần nhân. Điều này khiến cho vỏ bánh mì vẫn giữ được độ giòn tan dù để lâu.
 
Khi thưởng thức bánh mì Huỳnh Hoa, bạn nên bỏ hẳn suy nghĩ "ăn bánh mì cho qua bữa". Một ổ bánh mì ở đây cũng đủ khiến một chàng trai ăn no lặc lè. Có người gọi điện đặt mua ổ bánh mì kèm theo câu dặn “nhớ cắt đôi”, bởi chỉ nửa ổ thôi là đã đủ no rồi.
 
Khi thưởng thức bánh mì Huỳnh Hoa, bạn nên bỏ hẳn suy nghĩ "ăn bánh mì cho qua bữa"
Món pâté của Huỳnh Hoa rất đặc biệt, thơm, ngậy mà không bị hắc
Phần thịt hấp dẫn
 
Dường như Huỳnh Hoa đã chọn một bản sắc riêng cho ổ bánh mì của mình, đó là cho rất nhiều loại nhân phong phú để tạo ra vị tổng hòa đặc trưng mà hiếm xe bánh mì nào đó được. Nhân gồm có các loại jambon màu sắc rực rỡ, chả lụa, chà bông, pâté, thịt luộc hòa cùng với đồ chua, dưa leo, hành, ngò...
 
Món pâté của Huỳnh Hoa rất đặc biệt, thơm, ngậy mà không bị hắc. Hương vị chủ yếu để dẫn đến sự khác biệt cho một ổ bánh mì thịt ở Sài Gòn chính là đây. Đặc biệt, bánh mì nướng bằng lò than theo kiểu cổ điển cũng làm nên một bản sắc khó quên.
 
Thật không quá lời khi nói Huỳnh Hoa là nơi bán bánh mì ngon và đông nhất Sài Gòn. Chuyện đông thì hiển nhiên rồi, còn ngon thì cũng tương đối phần nào bởi mỗi người mỗi khẩu vị riêng. Vì vậy, hãy thử một lần cầm ổ bánh mì giòn tan trên tay, cảm nhận mùi thơm ngạt ngào của đồ chua hòa quyện với thịt, pâté và bơ... có thể bạn cũng sẽ có cùng nhận định với tôi đó.
 

 
 

Anh hùng chận tăng của Tàu Cộng trong trận đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn vào mùa hè 1989




Stand for what is right
Even if you stand alone




Vá lại tình tôi -- Nhạc sĩ Nguyễn Tâm -- Ca sĩ Bằng Kiều

Bài hát này được gợi hứng từ bài thơ dưới đây:

Khi Em Thăm Anh
Tú Kếu - Trần Đức Uyển

Khi em lên thăm anh
Nhớ cho anh kim chỉ
Để anh vá lại tình người
Khi em lên thăm anh
Nhớ cho anh kim đan
Để anh vá lại tình thương
Hay nhắc cho anh bẩy mươi lần bẩy
Để anh tha thứ cho đời
Khi em lên thăm anh
Hãy nói với anh lời ngọt ngào
Để anh quên đi cay đắng
Để anh nhớ mình còn nơi thở
Hãy đọc cho anh thơ Nguyễn Du
Để anh nhớ mình còn quê hương
Khi em lên thăm anh
Nhớ cho anh những bông hồng thật tươi
Mà anh hằng khao khát
Ôi những bông hồng tuyệt vời
Bay ra từ môi em
Để anh quên đi những lời cay đắng
Để anh quên đi những khuôn mặt mùa đông
Và để anh quên đi
Xiềng xích cùm gông!

Mù U Quê Ngoại




Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Father's Day 15/6/2014: Father Son Conversation



 
Once day, father was doing some work and his son came and asked, “Daddy, may I ask you a question?” Father said, “Yeah sure, what it is?” So his son asked, “Dad, how much do you make an hour?” Father got bit upset and said, “That’s none of your business. Why do you ask such a thing?” Son said, “I just want to know. Please tell me, how much do you make an hour?” So, father told him that “I make Rs. 500 per hour.”

“Oh”, the little boy replied, with his head down. Looking up, he said, “Dad, may I please borrow Rs. 300?” The father furiously said, “if the only reason you asked about my pay is so that you can borrow some money to buy a silly toy or other nonsense, then march yourself to your room and go to bed. Think why you are being so selfish. I work hard every day and do not like this childish behavior.”

The little boy quietly went to his room and shut the door. The man sat down and started to get even angrier about the little boy’s questions. How dare he ask such questions only to get some money? After about an hour or so, the man had calmed down, and started to think, “May be there was something he really needed to buy with that Rs. 300 and he really didn’t ask for money very often!” The man went to the door of little boy’s room and opened the door. “Are you a sleep, son?” He asked. “No daddy, I’m awake,” replied the boy. “I’ve been thinking, maybe I was too hard on you earlier”, said the man. “It’s been a long day and I took out my aggravation on you, Here’s the Rs.300 you asked for”.

The little boy sat straight up, smiling “oh thank you dad!” He yelled. Then, reaching under his pillow he pulled some crippled up notes. The man, seeing that the boy already had money, started to get angry again. The little boy slowly counted out his money, then looked up at his father.

“Why do you want money if you already had some?” the father grumbled. “Because I didn’t have enough, but now I do,” the little boy replied. “Daddy I have Rs. 500 now. Can I buy an hour of your time? Please come home early tomorrow. I would like to have dinner with you”. Father was dumbstruck.

Tàu Cộng trưng bằng cớ về chủ quyền biển đảo trên biển Đông tại Liên Hiệp Quốc, qua chứng cớ nằm trong sách Địa Lý lớp 9 do nhà xuất bản Giáo Dục in năm 1974 tại Hà Nội của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa



Mời nghe hợp ca NHÀ VIỆT NAM của nhạc sỉ Thẩm Oánh


                                                                  



Vòng cung đảo từ các đảo Tây sa, "Nam sa đến các đảo Hải nam , Đài loan, quần đảo Hoành hồ, Châu sơn... làm thành một bức "trường thành" bảo vệ lục địa Trung quốc"

Ca Nhạc sĩ Việt Dũng được đặt tên đường ở thành phố Huntington Beach, tiểu bang California, Hoa Kỳ





                                                     

Mời xem và nghe mẫu đối thoại giữa hai ông Võ thành Nhân và David Huy Hồ tại Washington DC, Hoa Kỳ







Phỏng vấn Đinh Quang Tuyến, NGƯỜI đã CHO NƯỚC tại công viên Tao Đàn, Saigon, ngày 11 tháng 6 năm 2014





Đại Hội Kinh Thương Minh Đức kỳ 7 đã diển ra vào ngày 6-8 tháng 6 năm 2014, tại San Jose, California, Hoa Kỳ




Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC




Vua Lê Thánh Tông xưa đã từng căn dặn quần thần: “Một thước núi, một tấc sông của ta không nên vất bỏ... Nếu ngươi dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ (Vua Lê Lợi) mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di...” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Ngô Sĩ Liên)



Yêu em dài lâu? Cố gắng thôi, tại sợi dây tơ hồng cột chặt chưa gỡ ra được !


SỰ GIỐNG NHAU & KHÁC NHAU GIỮA PHỤ NỮ VÀ CON SÔNG !

1. Sông đôi khi không biết đâu là bờ. Phụ nữ cũng thế .
2. Biết bơi đôi lúc cũng chết. Hiểu phụ nữ đôi lúc còn chết nhanh hơn.
3. Sông êm đềm. Phụ nữ phẳng lặng.
4. Sông cuốn trôi mọi thứ khi ta xuống nước. Phụ nữ cuốn trôi mọi thứ khi ta vẫn ngồi trong nhà.
5. Sông có thác. Phụ nữ có cơn.


SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHỤ NỮ VÀ KHẨU SÚNG !

1. Súng chỉ nổ khi có người bóp cò. Phụ nữ có thể tự khai hỏa .
2. Súng có thể bắn từng viên. Phụ nữ có thể trở thành súng máy, bắn hàng loạt .
3. Khi nguy hiểm người ta mang súng bên mình. Khi hạnh phúc người ta cần phụ nữ bên mình.
4. Súng có thể cướp cò. Phụ nữ có thể nói mà không báo trước .
5. Đầu súng có lưỡi lê. Đầu phụ nữ có cái kim kẹp tóc.
6. Đàn ông có thể ra đi với một khẩu súng, và cũng có thể ra đi với một cô gái .
7. Số đàn ông bị thương vì súng luôn ít hơn số đàn ông bị thương vì phụ nữ.
8. Súng có thể hết đạn. Phụ nữ chả bao giờ .
9. Ta xách súng. Còn phụ nữ xách ta.


SỰ GIỐNG NHAU CỦA PHỤ NỮ VÀ CON CỌP !

1. Cọp gầm… Phụ nữ cũng gầm.
2. Cọp uyển chuyển. Phụ nữ mềm mại .
3. Trẻ con đứa nào cũng sợ cọp và đứa nào cũng sợ mẹ mìn, mặc dù cả đời có khi không nhìn thấy .
4. Cọp được gọi là ông ba mươi, Phụ nữ được gọi là sư tử.
5. Cọp nổi tiếng về sự oai vệ . Phụ nữ nổi tiếng về sự quý phái.
6. Cọp quan tâm tới móng. Phụ nữ cũng vậy .
7. Cọp nổi tiếng về da. Phụ nữ nổi tiếng về áo quần.
8. Cọp đôi lúc chỉ vồ chứ không ăn. Phụ nữ đôi khi chỉ yêu mà không lấy.


SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHỤ NỮ VÀ CON NAI !

1. Nai ngơ ngác suốt đời. Phụ nữ chỉ ngơ ngác khi cần ngơ ngác.
2. Nai không bao giờ giả nai. Còn phụ nữ thường làm thế.
3. Nai có sừng toàn đầu. Phụ nữ có sừng trong ánh mắt.
4. Nai ăn cỏ . Còn phụ nữ thỉnh thoảng ăn nai.
5. Gặp tai nạn, nai biến thành khô nai. Còn gặp tai nạn, phụ nữ biến thành mít ướt
6. Nai chạy theo đàn. Phụ nữ cũng chạy theo đàn, nhưng không phải đàn nai.
7. Nai nhảy tung tăng. Phụ nữ đi tung tăng .




MỪNG NGÀY THÔI NÔI, 12 tháng 6 năm 2014.


animated thank you photo: Thank you 219.gif
Cảm ơn tất cả quí bạn Khóa Một KHKT-MĐ đã tham gia bằng cách đóng góp ý kiến, gửi bài vở, hình ảnh củng như rộng rãi nhín chút thì giờ vào đọc trang Blog này.
(13/6/2013-12/6/2014)  



My tea's gone cold, I'm wondering why I got out of bed at all
The morning rain clouds up my window and I can't see at all
And even if I could it'd all be grey, but your picture on my wall
It reminds me that it's not so bad
It's not so bad

I drank too much last night, got bills to pay
My head just feels in pain
I missed the bus and there'll be hell today
I'm late for work again
And even if I'm there, they'll all imply that I might not last the
Day
And then you call me and it's not so bad
It's not so bad and

I want to thank you for giving me the best day of my life
Oh just to be with you is having the best day of my life


Push the door, I'm home at last and I'm soaking through and
Through
Then you handed me a towel and all I see is you
And even if my house falls down now, I wouldn't have a clue
Because you're near me and

I want to thank you for giving me the best day of my life
Oh just to be with you is having the best day of my life


Bốn thói xấu của người Việt đương đại -- Người viết: Thăng Sắc




Người Việt Cao Quí là tựa sách của nhà văn Vũ Hạnh viết dưới tên khác là Ạ Pazzi nhằm đề cao những đặc tính cao quí của người Việt trong thời nội chiến hai miền Nam và Bắc Việt Nam (1974-1975). Rồi, đất nước thống nhất năm 1975. Vào năm 2009, thế hệ đương đại đang "mình lại soi mình" thì thấy không ổn, bởi vì xét thấy "bốn thói xấu của người Việt đương đại" đang phổ biến một cách sâu rộng trong lòng dân tộc. Bởi vì đâu, bởi vì đâu...mà ra nông nổi như thế này?



Nói “của rất nhiều người Việt ” là để dễ lọt tai, thật sự cầu thị thì phải nói là Một số thói xấu của người Việt thời nay bởi vì những thói xấu này đang rất thịnh hành và phổ biến. Nói “người Việt hiện nay” là để giới hạn thời gian trong một số những thập kỷ gần đây, có thể người Việt xa xưa và người Việt trong tương lai không mắc những thói xấu này.

Thói gian lận

Từ điển Tiếng Việt 1994 định nghĩa gian lận là “có hành vi dối trả, mánh khóe, lừa lọc”. Dẫn từ điển cho chắc ăn thôi chứ nhắm mắt vào cũng thấy rõ người ta gian lận, dối trá thế nào, có khi còn thấy rõ hơn.

Trong buôn bán, từ nửa lạng cà chua, dăm ba quả táo đến hàng tấn cá ba sa, hàng tấn xi măng sắt thép đều có thể bị cân điêu, chỉ cần gian lận lấy nửa lạng là người ta đem nhét thật nhiều bánh đúc vào cái diều con gà, nếu gian lận được nửa yến thì sẵn sàng bơm thuốc phọt cho gà lợn rau quả mau tăng trọng, bất chấp những tai hại khôn lường, đồ xấu đánh tráo vào với đồ tốt rồi tính thành tiền đồ tốt, hàng ôi thiu thối rữa kém chất lượng đem tẩy rửa mông má lại để bán ra thành hàng tươi ngon…
Trong sản xuất thì bớt xén nguyên vật liệu, rút ruột công trình, làm hàng giả hàng nhái, gian lận giấy tờ sổ sách kế toán để moi tiền dự án bất chấp là dự án ODA hay dự án quốc gia, rút được tiền chia chác thì làm, không thì bỏ, bất kể chất lượng tốt xấu…Lại còn cái kiểu hùa nhau bỏ thầu thật thấp, chộp giật, cứ thắng thầu cái đã, làm nửa chừng thì bỏ đấy, một bên hết vốn, bên kia muốn hoàn thành kế hoạch lấy thành tích thi đua thì xin mời bỏ tiền vào…
 
Trong giáo dục thì trường trường lớp lớp đua nhau cho điểm vống lên, học sinh lên lớp hết để lấy thành tích, cán bộ cỡ muốn có bằng thì có người đi học thay, dân tứ chiếng muốn có bằng thì mua, điểm thi thì tẩy xóa xin xỏ, giấy báo kết quả thì mạo điểm mạo danh, vào thi thì mang theo phao, cấm đoán thế nào cũng không xuể, cha mẹ thì chạy trường chạy lớp phờ cả người, nghĩ mà kinh…
Về mặt xã hội thì kể không biết bao nhiêu thí dụ cho xuể, này nhé: lên phường lên xã vào bệnh viện thì bị xoay đủ kiểu nhưng cứ có ít “ngan nằm” là được việc, ra đường gặp đủ cách gian lận giao thông, kể từ bằng lái rởm đến xe rởm, kể từ người đi bộ, đi xe máy đến công-tơ-nơ siêu trường siêu trọng, hễ gian lận được đường là gian lận, có mắc mớ thì kẹp “nó” vào giấy tờ rồi nhờ nộp hộ vào kho, em vội phải đi không cần lấy hóa đơn, thế là xong.
 
Tiền của chính phủ cho người nghèo ăn tết, tiền từ thiện cũng bị ăn chặn ăn bớt. Trộm đạo tứ tung, trộm to như tham nhũng, man trá thuế khóa, nhập lậu xuất lậu …đến nhỏ như trộm cái đinh bù loong, cái thanh tà vẹt, con gà con cá… (trộm cá bằng kích điện là phổ biến từ Nam chí Bắc !). Người dân xây nhà hễ gian lận được dù chỉ một vài mét đất công là lấn tới, người dân buôn bán hễ làm luật được là chiếm luôn vỉa hè…

Trong văn hóa tư tưởng thì đạo văn đạo nhạc, đạo thơ đạo họa đủ cả, cũng chạy giải thưởng cho có danh, đánh bóng mạ kền cho sáng tên tuổi…Một phần không ít thanh niên học hành làm việc thì lười mà chỉ muốn có tiền nhanh, chỉ muốn tiêu xài xì tin, váy cộc chân dài tóc bờm dựng ngược, nay vũ trường mai nhà nghỉ…
 
Có những cuộc vận động hoặc thi tìm hiểu mà ai cũng biết có phần không phải, ai cũng có phần không phải nhưng vẫn bất chấp, vẫn bỏ tiền bỏ của bỏ thời gian lao vào làm. Khủng khiếp nữa là gian lận giữa ý nghĩ với lời nói, người ta sẵn sàng nói cái điều mà người ta không nghĩ thế, từ đấy dẫn đến gian lận giữa lời nói và việc làm, tôi có thể rao giảng anh đừng vào nhà nghỉ khi tôi vừa từ nhà nghỉ bước ra…

Gian lận dối trá giằng chéo đan xen ngang dọc trên dưới lớn bé to nhỏ trong suốt một thời gian rõ dài đã vượt quá một cái nếp xấu, một thói quen xấu để trở thành một thói xấu của tôi của anh của chúng ta nếu bạn không muốn nói là của người Việt bây giờ.
 
Thói vô trách nhiệm
 
Lại dẫn từ điển tiếng việt 1994: Trách nhiệm: 1-phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả. 2- Sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai thì phải gánh chịu phần hậu quả.

Cứ theo như định nghĩa trên, cho tới bây giờ, hầu hết những kết quả không tốt đều chưa có đâu phải gánh chịu. Như thế là thói vô trách nhiệm.
 
Nếu như trách nhiệm của mình chưa ba năm rõ mười thì ai ai cũng nghĩ rằng đó là trách nhiệm của người khác, của ngành khác, của cơ quan khác. Phủi tay.
 
Ngày trước, người ta bảo vệ cây ven đường bằng cách quét vôi quanh gốc. Lúc đầu người công nhân quét rất cẩn thận, nước vôi trắng vừa đủ, vôi không rớt xuống chung quanh. Càng về sau, nước vôi càng loãng, vôi tung tóe ra đường, cho tới một lúc thấy họ chỉ gạch chéo vào gốc cây mấy cái, coi thế là xong.
 
Quần áo loại dành cho người ít tiền mua về thì đường chỉ xiêu vẹo, chưa mặc đã tụt khuy, xe máy đem đi bảo dưỡng thì người ta mở ra lau qua rồi lại lắp vào như thế gọi là bảo dưỡng, nhiều công trình bị rút ruột dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo, nhà bị đổ, cầu bị sập…
 
Người dân lên xã phường quận huyện hoặc những cơ quan công quyền khác thường bao giờ cũng phải dăm lần bảy lượt, nhẹ nhàng cũng là người có trách nhiệm đi tập huấn, cô chú cứ chờ. Đầy đủ cả rồi mà không thích thì hỏi tại sao cái đơn lại viết thế này, chữ như chữ bác sĩ ai mà đọc được, về viết lại rồi đem lên đây…
 
Cả con đường mới làm to đẹp như thế tự nhiên chình ình ra một phần cái nhà, rõ là phải giải phóng ngay từ đầu mà vẫn không đi không dỡ không phá. Lại còn cái việc đổ trộm vật liệu phế thải ra đường nữa chứ, cứ đêm đến đổ ra ngồn ngộn, nói xin lỗi chẳng khác gì cái việc ị ra đường hàng đống tướng. Những gì là của công, của cộng đồng thì việc giữ gìn bảo quản thật khó, chặt phá xâm lấn vẽ bậy bỏ bẩn một cách hết sức hồn nhiên. Ra đường thấy kẻ cắp móc túi mà không hô hoán, gặp người bị nạn thì rất đông người xúm lại để…xem nhưng vẫn dửng dưng.
 
Công chức ở cơ quan, xin nói thật nhé, chẳng lấy đâu ra chuyện tám giờ vàng ngọc, trừ một vài người làm cật lực còn đâu thì tranh thủ đi chợ, đưa đón con, giặt quần áo khi nhà mất nước, sắc thuốc cho đỡ tốn điện nhà, trà nước, đọc báo buôn chuyện chơi gêm…Đủ cả. Người dân ở đường phố thì vứt rác vứt chuột chết ra đường, thải rác xuống sông xuống cống thoải mái, có khi ngang nhiên đào ống nước ngang qua đường, rửa xe máy thì phun cả nước vào người qua lại, mở cửa hàng bún chả thì cả phố hít khói với mùi thịt nướng, mở cửa hàng sắt thì ngày đêm bốn chung quanh nghe uỳnh uỵch xuống hàng, mở cửa hàng bán vô tuyến thì loa eo éo suốt ngày, bước ra đường thì bụi cát mù trời…
Nhiều người có tiền, bỗng dưng có rất nhiều tiền thì phè phỡn và bất chấp.
 
Nhiều nhà báo nhúng bút vào sự thật thì bị đe dọa, có trường hợp bọn xấu bắn đạn chì nhà báo lại trượt vào đùi nhà thơ mới bi hài làm sao !
 
Rất đông thanh niên công khai nói rằng sống trung thực thì chỉ thiệt thòi. Cũng rất đông thanh niên chỉ ham chơi, đua đòi, sống ngày qua ngày không lý tưởng (lý tưởng hiểu theo nghĩa có mục đích tốt để phấn đấu), không có mẫu hình nào để noi theo (như một thời những Nguyễn Văn Trỗi, Lê Mã Lương…)…
 
Không kể hết được. Chỉ tóm lại một câu hỏi : đâu chịu trách nhiệm về những kết quả không tốt ấy ?
Đã nhiều năm rồi người ta quen vô trách nhiệm, vô trách nhiệm nghề nghiệp, vô trách nhiệm lương tâm, tới mức trở thành dửng dưng, vô cảm, trở thành tín đồ của chủ nghĩa ma-ke-no, một thói xấu của tôi, của anh, của chúng ta nếu như bạn không muốn nói đó là của người Việt bây giờ.
 
Thói cơ hội chủ nghĩa
 
Định nghĩa một cách đơn giản nhất theo Từ điển tiếng Việt 1994 là: 1- Quan điểm, chủ trương lợi dụng cơ hội, mưu cầu những lợi ích trước mắt và cục bộ, bất kể việc làm đúng hay sai. 2- Khuynh hướng tư tưởng-chính trị trong phong trào công nhân, chủ trương chính sách tùy thời, thỏa hiệp.
Chủ nghĩa cơ hội đã len lỏi, xâm nhập vào từng cá nhân, trở thành một thói xấu là thói cơ hội chủ nghĩa theo đó người ta bất chấp đúng sai, tùy thời thỏa hiệp, đón gió trở cờ để mưu cầu lợi ích cho riêng mình.
 
Xu thời nịnh bợ tràn lan, còn quyền thì còn đeo bám bợ đỡ, hết quyền thì lập tức quay lưng nói xấu, xoay ngay sang kẻ khác đang quyền. Những người được nịnh bợ thì đều biết chúng nó nịnh mình, nghe mãi thành quen, nghe điều trái tai thì chịu không được, lại cũng có yêu cầu phải dùng chúng nó, biến chúng nó thành lũ đệ tử em út để mà sai bảo mưu cầu lợi ích riêng, kể từ chuyện nhỏ như con thỏ là đi nhà nghỉ mát-xa đến chuyện lớn là xí phần đất cát, chung cư, dự án…Thế là kẻ xu nịnh và đứa được bợ đỡ hai bên đều cần nhau, xoắn vào nhau, đều tùy thời thỏa hiệp, tạo thành một thể thống nhất, có anh này thì có anh kia, cứ thế luân hồi tưởng như không bao giờ chấm dứt.
 
Đấy là chưa nói đến những mưu đồ phản trắc, lừa lọc cài bẫy, vu oan giá họa, bơm vá xì tút bóp méo sự thật, xúi bẩy khích bác, a dua….chỉ vì những lợi ích cá nhân. Suy cho cùng, đấy cũng chính là thói cơ hội chủ nghĩa
 
Lại còn hiện tượng này nữa : những kẻ xấu thì kéo bè kéo cánh, có nịnh bợ trên có đe nẹt dưới, có tham mưu có tư vấn, có liên kết móc nối, còn người tốt thì đơn độc, trơ trọi, không biết dựa vào đâu. Đành ngu ngơ ngậm miệng, nhắm mắt cho qua, bực dọc bức xúc thì về nhà chửi bâng quơ cho bõ tức thế thôi, suy cho cùng cũng là cơ hội chủ nghĩa.
 
Thói cơ hội chủ nghĩa đang làm biến dạng trái tim và tâm hồn tôi, anh, đang phá hoại niềm tin của chúng ta đối với những giá trị tinh thần cao đẹp.
 
Thói chí phèo
 
Không cần phải dẫn định nghĩa, ai cũng hiểu thói chí phèo là gì. Chỉ nói thêm dân gian còn một từ khác để chỉ thói xấu này, đó là từ “bầy hầy”.
 
Nhìn chung quanh mình thấy không ít những kẻ “cào lưng ăn vạ”. Xin kể ra đây một thí dụ điển hình. Trong một cuộc họp, một cán bộ bị phê bình, tức quá không kìm được bèn rút điện thoại di động ra nói để tôi gọi cho Chủ tịch nước hỏi xem phê bình thế có đúng hay không ! Anh ta thường khoe là quen với Chủ tịch mà. Chí phèo đến thế thật đã hết chỗ bình luận.
 
Trong mỗi cơ quan thế nào cũng có một vài anh cứ xoay ngang ra, mọi người làm một đường anh ta phát biểu ý kiến một nẻo. Một số người sai toét mà cứ ôm đơn đi kiện, không ăn được thì đạp đổ, bầy hầy hết chỗ nói mà phải chịu đấy. Một số anh về hưu rồi nhưng hàng ngày cứ đến cơ quan, cứ giữ phòng làm việc, cứ góp ý tùm lum hết cả. Trong sinh hoạt dân phố, đốt bếp than tổ ong khói xộc vào nhà người ta hàng ngày, người ta có ý kiến thì quắc mắt thách đứa nào dám động vào bếp của ông. Vứt rác ra đường, có ý kiến thì la lối tao vứt ra đường chứ tao có vứt vào nhà vào mả chúng mày đâu, vác cưa máy mang ô tô đi cưa trộm cây gỗ quý giữa lòng Hà Nội…Khiếp quá !
 
Tham gia giao thông thì thấy ngay thế nào là chí phèo. Những chuyện bầy hầy như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, phóng xe trên vỉa hè…chả là cái đinh gì so với chuyện khi phạm luật thì hất cảnh sát giao thông lên nắp ca-pô rồi bỏ chạy mấy chục cây số, bật diêm đốt xe máy giữa đường, ngồi lỳ trên xe máy để cảnh sát phải khiêng cả người cả xe về trạm, gây tai nạn rồi bỏ chạy, mặc xác người bị nạn…
 
Rủ nhau đi cướp gà toi, khi phóng viên chụp ảnh lại còn giơ mấy con gà dịch lên khoe, đi hội hoa thì chen chúc, dẫm đạp, bẻ cành ngắt hoa, hành khách đi xe thì bị nhốt vào tiệm cơm tù, xe buýt bị chặn lại để cướp khách, ra đường động va chạm một tí là đe chém đe giết, rải đinh ra đường cho xe xịt lốp rồi hành nghề vá xe…..Đúng là có đến một ngàn lẻ một kiểu chí phèo.

Thói chí phèo làm cho người ta nhờn với pháp luật và coi nhẹ một số những giá trị tinh thần, là thói xấu mà tôi, anh và chúng ta bây giờ có thể nhận rõ trong rất nhiều những hành xử hàng ngày. Dân gian gọi những người mắc thói chí phèo là những người bị đứt dây thần kinh xấu hổ, những dân ngụ cư ở phố hàng thớt !
 
*
 
Trên đây là một số thói xấu của nhiều người Việt chúng ta trong nhiều thập kỷ vừa qua. Những thói xấu này gắn bó với nhau, liên quan qua lại, có khi cái này là cái kia, trong cái này có cái kia, không khó để nhận biết bởi vì người ta cũng chẳng cần che dấu là mấy.
 
Chủ đề không mới nhưng vẫn đáng nhắc lại để một lần nữa chúng ta nhìn lại và nhận biết hơn chính chúng ta, với tư cách là một cá nhân, một tập thể, một tổ chức. Nhắc lại với nhau mà cùng biết xấu hổ, đó là điều may, còn nhắm mắt bịt tai, coi như mình đã tốt cả rồi thì đó là bất hạnh.
 
Thế nào cũng có bạn hỏi những thói xấu trên có là thuộc tính, là bản chất bản ngã gì gì đấy của người Việt hay không. Chắc chắn là không. Những nghĩa cử tốt đẹp, những trái tim trung hậu giàu lòng nhân ái, vị tha, đồng cảm còn nhiều lắm và đó mới là bản tính người Việt. Thế thì những thói xấu trên ở đâu quàng vào chúng ta? Nếu thực sự có một câu hỏi như thế thì nó đã vượt quá sức của người viết bài này, bởi vậy phải xin ý kiến của các nhà quản lý xã hội, các nhà nghiên cứu về xã hội, về văn hóa, lịch sử…Và để mọi người cũng có cơ hội bày tỏ ý kiến, nói cho rõ ra đâu là đen đâu là trắng thì phải chăng nên mở mục thăm dò ý kiến rộng rãi về mấy thói xấu trên và nguồn gốc của nó.