khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

Sử Ký của Tư Mã Thiên, dịch giả Nguyễn Hiến Lê







Nhắc tới Mai Thảo - Tác giả Khánh Trường




"Nếu ta nằm xuống, cuộc đời là trái núi,
 Hãy đứng dậy mà xem, cuộc đới sẽ nằm dưới chân ta."

Mai Thảo




Nhắc đến Mai Thảo, chúng tôi cùng một nhận định: Một tay chơi, một trượng phu hào sảng, một bằng hữu tốt bụng, thủy chung, một người suốt đời sống với chữ nghĩa, cho chữ nghĩa, và trân quí rất mực chữ nghĩa.

Mai Thảo thẳng tính, chửi không vị nễ bất cứ người nào. Nhưng chửi xong là quên, không để bụng. Nhớ mỗi lần gặp Vũ Huy Quang, MT dấm dẳng, "mày cũng viết lách cơ à,cái thằng chợ giời?".

Thằng chợ giời thích nghe MT chửi, chọc lại, "Chàng mặc áo, chấm, ngắn tay. Văn phạm gì kỳ vậy? Thế là MT nộ khí xung thiên, chửi vung táng tàn, chửi vuốt mặt không kịp. Nhưng lâu không gặp, lại nhớ, hỏi, "Vũ huy Quang đâu rồi, gọi, hỏi có muốn uống thì lại đây."

Đi nhậu với MT phải luôn luôn trong tư thế chuẩn bị .. bị đánh! Nguyễn Xuân Nghĩa nhắc một lần đi nhậu. Quán đông, nhiều bọn trẻ, tên nào cũng ngầu, chắc chắn tên nào trong thắt lưng cũng có chó lửa. Vậy mà chỉ vài ly, MT lớn giọng "bảo mấy thằng nhóc bên cạnh câm mồm đi, ồn ào quá." NXN hoảng,phải bưng ly chạy qua vuốt, "ông già say rồi, đừng chấp,nào, các bạn, tôi mời chầu này." Tôi, tửu đồ tâm giao vong niên của MT, dĩ nhiên nhậu hàng ngày, và cũng dĩ nhiên gặp sự cố tương tự hàng ngày. Cũng may, mặt mày tôi cũng ngầu, và du côn cũng có số má, nên đều tai qua nạn khỏi!

Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao, khi đã nằm trong đất
đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi.
MT


Hình ảnh cái bộ xương khô với đủ loại dây nhợ gim cắm khắp người bị ông già bứt hết giữa khuya, cho được ra đi sớm, nằm bất động, trái tim đã ngừng đập, trong nussing home, hơn 20 năm trước gợi nhớ những giây phút... hung hăng ngày nào cùng ông lê la hàng quán khiến tôi không cầm được nước mắt.

Anh Mai Thảo, "Nếu ta nằm xuống...". Vâng, tôi sẽ không nằm xuống đâu, cho dù đứng dậy cũng chả để làm gì ra hồn.


 

Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ - Tác giả Gs Nguyễn Thế Anh







Mỹ Vẫn Đệ Nhứt Siêu Cường Trong 100 Năm Tới - Tác giả George Friedman







Ông George Friedman là một chuyên gia Mỹ nổi tiếng về địa chính trị. Ông là người thành lập hai cơ quan dự báo chiến lược có tiếng của Mỹ, Geopolitical Futures và Stratfor. Ông cũng là tác giả của tập sách bán rất chạy, có tựa đề «100 Năm Tới», do nhà xuất bản Anchor Books phát hành. Ông đang sống tại Texas và thường xuyên cố vấn cho bộ chỉ huy quân sự cao cấp của Mỹ.

Tuần báo L’Express của Pháp ra đời từ 1953, có cuộc phỏng vấn Ô. George Friedman về tương lai tình hình địa chính trị thế giới. Đài phát thanh RFI của Pháp, chương trình tiếng Việt giới thiệu lại toàn văn bài phỏng vấn của Ông liên quan đến tương quan của tân chánh quyền Mỹ của TT Trump đối với khối G7, TC và Nga. Để rộng đường dư luận xin phép tóm kết một số ý chánh của Ô. George Friedman trong khuôn khổ một bài báo này, thiết nghĩ rất có ích cho bà con cô bác nhận định.

Một, về G7, Ô. Friedman nói “G7 đã lỗi thời, lạc hậu, xơ cứng thuộc về một thời kỳ đã qua, đó là thời Chiến Tranh Lạnh…, từ đầu đã có những mục tiêu không rõ ràng…, và cho đến nay, vẫn không rõ ràng. Các nước công nghiệp phát triển này đã họp lại với nhau hàng năm và ra các thông cáo theo thông lệ, mà không làm được điều gì lớn lao cụ thể… Nước Ý ngày nay đứng hàng thứ 8 trên thế giới, và Canada là xếp thứ 10. Trong khi Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt xếp hạng hai và thứ bảy trên thế giới, nhưng Trung Quốc và Ấn Độ lại không có mặt ở G7... G7 chỉ là một thực thể chủ yếu bao gồm các nước Âu-Mỹ không phản ảnh được tính chất phức tạp của thế giới… Trên bình diện chiến lược, học thuyết của Mỹ có mục đích là không để một quốc gia nào – Đức hay Nga, một mình kiểm soát được vùng Á-Âu. Chính vì thế mà Mỹ đã can thiệp vào châu Âu năm 1917 và 1944 [tức Thế Chiến 1 và 2]. Tương tự, sau chiến tranh, sự trỗi dậy của Nga tại Trung Âu đã thúc đẩy Hoa Kỳ dấn thân vào Chiến Tranh Lạnh. Đối với châu Âu, các mối quan hệ này luôn luôn chiếm vị trí hàng đầu.
Hai, về cuộc gặp Donald Trump và Kim Jong Un, Ô. Friedman nói đó là, “một dạng bế tắc. Trong bóng đá, người ta có thể gọi đó là «một trận hòa, một đều». Theo thông cáo chung, mục tiêu là phi nguyên tử hóa bán đảo Triều Tiên. Thế nhưng vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên nằm trên bán đảo, trong khi đó vũ khí của Mỹ ở trên không, trên máy bay, dưới nước, trong tầu ngầm và tại các căn cứ quân sự ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Chẳng cần phải là một chuyên gia lớn mới hiểu được rằng Bình Nhưỡng sẽ không từ bỏ chương trình nguyên tử tuy cũ kỹ, tốn kém nhưng thiết yếu cho sự tồn tại chế độ mà không nhận được điều bù lại. Washington chưa sẵn sàng rút khỏi các căn cứ quân sự ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Do vậy, điều rất có thể xẩy ra là các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục thông qua nhiều kênh khác nhau. Hiện tại, mỗi bên đều đạt được điều gì đó: Kim Jong Un thì chứng tỏ với người dân là mình đủ mạnh để lôi Mỹ vào bàn đàm phán; Donald Trump thì chứng tỏ với cử tri của mình là phương pháp ngoại giao của ông có hiệu quả hơn là cách làm của G7.

Như vậy theo ông [Friedman], đối với Donald Trump, cũng như là Barack Obama, người tiền nhiệm, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương có vẻ như không phải là ưu tiên?

Ba, sự trỗi dậy thành cường quốc của Nga và Trung Quốc, liệu có thể nào xảy ra một xung đột thế giới không. Ông [Friedman] nói, Chắc là từ năm 2050 trở đi. Nhưng trước mắt thì chưa. Nước Nga muốn làm cho mọi người nghĩ rằng họ sẽ lại trở thành Liên Xô. Thế nhưng, trên thực tế, nước Nga chỉ còn là cái bóng của mình mà thôi, bị tê liệt vì phụ thuộc vào dầu lửa, nạn tham nhũng và một loạt các vấn đề khác. Thậm chí, Nga không có khả năng xâm lược Ukraine. Sự hiện diện của Nga tại Syria giống như một chiến dịch quan hệ công chúng, quảng bá – nhằm chứng tỏ là họ tồn tại – hơn là một sự khai triển quân sự.

Về phần Trung Quốc, đúng là nước này đã phát triển về kinh tế từ 20 năm nay, nhưng không giải quyết được một vấn đề rất lớn là tình trạng bần hàn đang kìm hãm sự phát triển; và quý vị sẽ thấy, bên ngoài vùng duyên hải, có một tỷ người nghèo khó đang sống dưới ách một chế độ độc tài luôn hoảng sợ về ý tưởng một cuộc nổi dậy của người dân. Đó là một quốc gia về thực chất là không ổn định.

Về quân sự, Bắc Kinh có những bước tiến. Nhưng tất cả chỉ là tương đối. Từ một thập niên qua, Trung Quốc muốn thống trị Biển Đông, nhưng không làm được. Do không có lực lượng thủy-lục đáng kể, Trung Quốc không thể xâm lược một nước nào. Nhật Bản, Indonesia và ngay cả nước Philippines khiêm tốn vẫn đối đầu được với Trung Quốc.

Tóm lại, Trung Quốc cũng như Nga không thể thách thức Hoa Kỳ. Chính quyền Washington phải đối mặt với những vấn đề thứ cấp, như Bắc Triều Tiên hay thế giới Hồi Giáo. Nhưng không có một mối đe dọa sinh tồn nào làm cho Hoa Kỳ «mất ngủ». Thế giới hiện nay ổn định hơn như người ta cảm nhận thấy.

Bốn, có người dự báo sự suy tàn của nước Mỹ trong thế kỷ 21. Tôi nghe thấy điều này từ nhiều năm nay. Đó là lập luận thời thượng sau chiến tranh Việt Nam! Hoài niệm về sự thống trị của mình trong quá khứ, một số trí thức châu Âu mơ tưởng đến điều đó. Ngay khi thế giới có một vấn đề gì, phản xạ đầu tiên của họ là nhìn xem Hoa Kỳ hành động ra sao. Và ngay sau đó, họ khẳng định rằng người Mỹ thật xuẩn ngốc. Sau cùng, họ giải thích rằng nếu có quyền lực trong tay, họ sẽ làm tốt hơn Hoa Kỳ. Những người nói đến sự «suy tàn của Mỹ» bị nhầm lẫn giữa thanh danh và quyền lực.

Thanh danh của chúng tôi [Mỹ] có thể là không hay ho và chắc chắn là có những nguyên nhân xác đáng. Điều đó không quan trọng. Còn quyền lực, đó là chuyện khác. Quyền lực dựa trên sức mạnh kinh tế và quân sự. Hiện nay, của cải mà nước Mỹ tạo ra chiếm tới một phần tư tổng sản phẩm quốc nội toàn thế giới, trong lúc dân số của chúng tôi mới chỉ xấp xỉ 300 triệu. Hơn nữa, ảnh hưởng của Mỹ lan tỏa thông qua tiếng Anh, được dùng ở khắp nơi.

Về quân sự, ngân sách quốc phòng của Mỹ lớn hơn cả ngân sách của năm hoặc sáu quốc gia gộp lại. Hiện nay, Hải Quân Mỹ làm chủ hoàn toàn ba đại dương. Bất kể một sự di chuyển nào trên biển cũng đều bị giám sát bởi các vệ tinh của Mỹ.

Ngay cả khi gộp lại, tất cả các hạm đội trên thế giới vẫn nhỏ hơn hạm đội của Hoa Kỳ. Đó là một sự thống trị chưa từng có trong lịch sử nhân loại, còn hơn cả sự thống trị của Hải Quân Hoàng Gia Anh trong thời kỳ huy hoàng nhất. Kết quả là Mỹ đủ khả năng xâm lăng các nước, nhưng không một quốc gia nào đủ khả năng xâm lăng Hoa Kỳ.

Sau cùng trong cuốn sách bán rất chạy mang tựa: Một trăm Năm Tới (nxb Anchor books), Ô. George Friedman tiên đoán là có ba cường quốc mới trỗi dậy vào khoảng năm 2050. Ông nói theo tôi, chính Nhật Bản chứ không phải Trung Quốc là cường quốc địa chính trị lớn ở vùng Đông Nam Á.

Còn cường quốc thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ. Trong lịch sử, đó là cường quốc khu vực thống trị. Thế giới Ả Rập yên bình, chính là vì Thổ Nhĩ Kỳ áp đặt như vậy. Trong một trăm năm gần đây, tuy nằm kẹt giữa Hoa Kỳ và Nga, Thổ Nhĩ Kỳ là một trường hợp ngoại lệ. Thổ Nhĩ Kỳ hiểu biết thế giới Ả Rập hơn Hoa Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng ảnh hưởng ra vùng Kafkaz, có quan hệ chặt chẽ với Azerbaidjan, nước nói tiếng Thổ và ở Trung Á, Thổ Nhĩ Kỳ huấn luyện lực lượng cảnh sát ở Bosnia.

Nước thứ ba là Ba Lan . “Nhưng tôi nghĩ Ba Lan sẽ lại trở thành cường quốc, vì hai lý do. Thứ nhất, đó là sự suy tàn của Đức. Hiện nay, Đức mất sự năng động vốn là đặc trưng của nước này từ hai thế kỷ qua. Đức phụ thuộc nhiều vào xuất cảng và do vậy rất dễ bị tổn thương. Dân số Đức sẽ suy giảm trong những thập niên tới và điều này sẽ tác động đến sức sống của quốc gia này. Nga càng gây sức ép với Ba Lan thì chính quyền Vaxava lại càng được hưởng sự trợ giúp về kinh tế và kỹ thuật của Mỹ... Bên trong khối Đông Âu, Ba Lan là nước năng động nhất, lớn nhất và tự tin nhất.

CÔNG NHÂN CÔNG TY YAZAKI QUẢNG YÊN QUẢNG NINH ĐÌNH CÔNG SAU KHI HÀNG LOẠT CÔNG NHÂN BỊ NGẤT XỈU




Bảo vệ Công ty TNHH Yazaki Việt Nam tại Quảng Ninh đã đánh một nữ công nhân khi người này trả lời phỏng vấn phóng viên sau vụ hàng chục công nhân tại đây bị choáng, ngất xỉu trong giờ làm việc.

Trao đổi với Thanh Niên ngày 7.7, đại tá Hoàng Quốc Văn, Trưởng Công an thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), cho biết công an thị xã đang điều tra thông tin ông Trần Xuân Việt, bảo vệ của Công ty TNHH Yazaki Việt Nam tại Quảng Ninh bị tố đã đánh và xịt hơi cay vào mặt 1 nữ công nhân khi đang trả lời báo chí.

Theo thông tin ban đầu từ Công an thị xã Quảng Yên, chiều 6.7, chị Trần Hương Giang, công nhân Công ty TNHH Yazaki Việt Nam (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh), đang trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam xung quanh vụ 50 nữ công nhân choáng, ngất vào sáng cùng ngày thì bị ông Trần Xuân Việt yêu cầu không trả lời. Ông Việt cũng yêu cầu phóng viên rời khỏi nhà máy.

“Ông Việt có vung tay vào người một công nhân nữ chứ không phải là đánh, chúng tôi đang triệu tập các nhân chứng để làm rõ vụ việc", ông Văn nói.

Sau sự việc kể trên, tình hình tại Công ty TNHH Yazaki Quảng Ninh trở nên phức tạp. Chiều 6.7, nhiều công nhân đã bỏ làm việc. Một số người cho biết đã bị bảo vệ yêu cầu xoá hình ảnh về vụ việc mà họ đã chụp trong điện thoại và cả trên trang Facebook cá nhân.
Cũng trong ngày 6.7, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ vụ việc và không để tình hình thêm phức tạp.






Tổng biểu tình ngày 7/7/2018 tại Úc Châu







Đi dự CSIS: Nhìn về Biển Đông - Tác giả Việt Nguyên







Hè về! Bài hát của Hùng Lân nhắc tôi mùa hè đã đến. Hè Houston, trời nóng như đổ lửa thiếu những hàng cây Phượng vỹ hai bên đường như Sàigòn mùa hè, tôi rời thành phố máy lạnh lên thủ đô Hoa Thịnh Đốn nơi có những hàng cây xanh hai bên xa lộ và những cánh rừng với thời tiết mát mẻ. Hoa Thịnh Đốn với cánh rừng đằng sau nhà anh Nguyễn Mạnh Hùng, cánh rừng quyến rũ, mỗi lần nhìn thấy là chân tôi phải bước vào rừng sau khi ngồi bên tách café buổi sáng với quyển sách. Hoa Thịnh Đốn với những người “bạn già” thân, cụ đại sứ Bùi Diễm 96 tuổi vẫn còn tráng kiện, các “cụ” giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, BS Nguyễn Tường Giang lứa tuổi 80 hoạt động như 50 tuổi, với Toàn chủ quán phở ở trung tâm Eden đang nằm nhìn cuộc đời đi qua. Một Hoa Thịnh Đốn với họa sĩ Đinh Cường đã rời cuộc đời hai năm trước nhưng tình bạn vẫn để lại trong tuyển tập “Truyện tình” với tranh Đinh Cường, thơ Nguyễn Tường Giang, truyện dịch của Nguyễn Mạnh Hùng.

         
Chuyến xe lửa đưa tôi lên Nữu Ước. Đã lâu lắm tôi mới đi xe lửa, bước lên xe nhớ lại những chuyến xe đã đi qua với lòng háo hức khác với BS Sigmund, Freud, cha đẻ nghành phân tâm học, mỗi lần đón xe lửa là ông bị “cơn lo lắng” Reiseangst, sợ trễ xe lửa ông luôn luôn đến trạm sớm hai giờ và khi xe đến ông lên cơn lo lắng, khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh!
         
Trở về Hoa Thịnh Đốn, ngày 22/6/18 tôi và GS Nguyễn Mạnh Hùng đến CSIS dự buổi ra mắt sách của ký giả đài BBC Humphrey Hawksley “Asian Waters” tạm dịch “Đường Biển Á Châu”. Cơ quan CSIS là trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế với những cố vấn nổi tiếng như TS Henry Kissinger. GS Nguyễn Mạnh Hùng đã có nhiều bài viết về Biển Đông, năm 2011 trong hội thảo về Biển Đông ở Hà Nội, GS Hùng dạy khoa chính trị học đại học George Mason, đã làm đại biểu Trung Quốc giận dữ qua bài phát biểu của ông.
         
Cuốn sách nghiên cứu của H. Hawksley dày 302 trang là cuốn sách đầy đủ tài liệu lịch sử về Thái Bình Dương và vùng Biển Đông đang dậy sóng. Chuyên về Đông Nam Á, Hawksley có cặp mắt trung thực của một quan sát viên.
         
Đường biển luôn đóng vai trò trong lịch sử thế giới từ giao thương đến quân sự trong nhiều thế kỷ. Đại Dương chiếm 60% diện tích quả đất, giống như cơ thể con người, nuôi dưỡng nhân loại qua tài nguyên trong và dưới lòng đại dương. Thế kỷ 17, Đế quốc Anh đã biết vai trò của đường biển qua lời dạy của Sir Water Raleigh năm 1614: “quốc gia nào kiểm soát đường biển quốc gia đó sẽ kiểm soát và làm chủ thế giới”.
         
H. Hawskley đã nhìn Thái Bình Dương và Á Châu trong một bình diện rộng lớn. Người Việt hay tự ví Việt Nam như một cô gái đẹp nên bị các cường quốc dòm ngó trong khi Hawksley nhìn từ trên không xuống ví “Á Châu như một đĩa thức ăn với nhiều món ngon”. Thế kỷ thứ 19, Âu Châu nhìn xuống. Thế kỷ 20 đến Nhật, sau đó thời chiến tranh lạnh là Hoa Kỳ và Sô Viết cuối cùng chỉ còn Hoa Kỳ. Qua thế kỷ 21 Trung Quốc đến bàn tiệc với cung cách khác: “ngồi đầu bàn tiệc với đặc tính Trung Quốc”. Hoa Kỳ có chủ đích rõ ràng, nhanh, vào bàn tiệc cắt thịt bò với dao và nĩa. Trung Quốc đủng đỉnh lựa món với đôi đũa. Trong hai người chủ tọa buổi tiệc đến lúc phải có một người rời bàn tiệc”
         
 Đường biển Á Châu là nơi tranh chấp với hàng hóa thương mại trao đổi hơn hàng ngàn tỷ Mỹ Kim, thuyền chở dầu từ Trung Đông qua Ấn Độ Dương và Nam Hải. Biển Đông đổi tên tùy vai trò quốc gia có khi là Đông Hải, có khi là Nam Hải nơi chiến hạm Hoa Kỳ và Trung Quốc qua lại gần kề. Đường biển Á Châu là nơi đụng độ, các chính quyền vùng này không ai đồng ý ai làm chủ đảo hay đường biển. Trung Quốc cảnh cáo Nhật. Việt Nam, thách đố Trung Quốc, Mã Lai, Phi Luật Tân, Đài Loan về chủ quyền các đảo với dầu nằm dưới các đá san hô. Bắc Kinh chơi trội bằng cách xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo vùng Nam Hải. Không quốc gia nào đồng ý với lịch sử và các bản đồ.
         
Chính sách quân sự mạnh đi theo nền kinh tế mạnh, oái ăm của lịch sử là sau 1975, TQ đã mạnh là nhờ chính sách kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ, chính sách của Nixon và Kissinger thời chiến tranh Việt Nam. Trong 5000 năm lịch sử Trung Quốc, “con trời” vẫn giữ một thái độ không đổi, khi suy yếu như vào thế kỷ 19 bị Ngũ Quốc chia cắt “con rồng Trung Quốc” hèn, nằm ngủ, khi mạnh “Bá quyền” nổi dậy xâm lăng các nước láng giềng. Cuối thế kỷ 20, chính sách “một vòng đai, một con đường” trên đất và dưới Biển Đông với 500 học viện Khổng Tử khắp thế giới là vũ khí xâm lăng của Cộng Sản Trung Quốc.
         
Nam Hải, Nam Thái Bình Dương, Đông Hải nay lại đổi tên Ấn Độ-Thái Bình Dương qua chính sách của T.T. Trump vào ngày 21/8/2017. Ấn Độ hợp tác chính về kinh tế và an ninh với Hoa Kỳ để chống lại sự bành trướng của TQ.
         
Chương đầu cuốn sách bắt đầu với câu chuyện của Jurrich Oson ngư phủ tàu đánh cá Phi Luật Tân. Tháng 2 năm 2014, đang đánh cá vùng biển Bajo de Masinloc, thuyền anh bị trực thăng tuần tiểu của TQ tấn công bằng súng đại bác phun nước, thuyền chìm, anh suýt chết phải bỏ nghề đánh cá. “Nếu Mỹ ủng hộ chúng ta nên đánh nhau với TQ” nhưng Hoa Kỳ không đến cứu và chiến tranh không xảy ra. Cũng giống như ở VN. “bọn TQ đã cướp lợi tức và thực phẩm của chúng tôi, có khi tôi muốn tự sát”. Theo luật quốc tế, tàu TQ không được đến gần các đảo San Hô gần Phi Luật Tân nhưng năm 2012 tuần dương hạm TQ đã đến và sau đó là các chương trình xây cất trên các đảo Johnson, Mischief và Thomas các tên được đặt từ thời thuộc địa. “Từ 2013 đến 2018, Âu châu yếu hơn vì Anh rời khối Âu Châu, đồng minh của Hoa Kỳ (Nhật, Phi, Nam Hàn, Đài loan và Thái Lan) không đoàn kết. T. T. Obama tin vào sự hợp tác của TQ vì vậy chương trình xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo của TQ thành công dù quân đội Hoa Kỳ có thể dẹp tan trong vòng một giờ”. Ngũ Giác Đài đứng nhìn trong 10 năm. Năm 2013, một năm sau tranh chấp các quần đảo San Hô, Tập Cận Bình loan báo “một vòng đai, một con đườnng” đi khắp thế giới từ Á sang Âu thực tế là chương trình bành trướng bá quyền TQ khác với chương trình hậu chiến Marshall của Hoa Kỳ, các quốc gia được giúp suốt đời không trả được, tài sản sẽ bị TQ tịch thu. Miến Điện đã đuổi TQ. Bốn năm sau, Tập Cận Bình cầm đầu hội nghị 29 quốc gia trong đó có các lãnh tụ độc tài như Putin (Nga) Erdogan (Thổ) đối đầu với giá trị dân chủ Tây Phương. H. Hawksley nhắc lại các chiến thuật cổ truyền của TQ từ thế kỷ XI trước Tây lịch như Thái Công trong sách “Sáu bí mật về chiến thuật” với cách thưởng phạt như “cà rốt và cây gậy” của Nixon hay Binh thư Tôn Tử thế kỷ thứ 5 trước TL “nghệ thuật chiến tranh cao là chinh phục kẻ thù mà không dùng đến quân sự.” Năm 2016, T. T. Phi Luật Tân Duterte đã yêu cầu Hoa Kỳ giúp nhưng được trả lời là Hoa Kỳ sẽ không tham dự cuộc chiến trên vùng đánh cá. TQ tăng gia sức ép, xây thêm các căn cứ quân sự, cuối cùng Duterte ngã về với TCB sau khi T. T. Trump lên cầm quyền.
         
Tập Cận Bình không bao giờ quên cái nhục sau chiến tranh Nha Phiến với Anh năm 1839-42 và không bao giờ tha thứ Nhật xâm lăng vào thập niên 1930 với cuộc tàn sát Nam Kinh. Chính quyền CSTQ luôn luôn nhắc nhở dân mối thù Nhật để dân TQ quên sự tàn bạo của CSTQ trong hơn 70 năm.
         
Ý tưởng bất ngờ và lý thú trong sách của H. Hawksley là TQ xây “Bức đại thành trên biển”. Chương trình xây cất các căn cứ quân sự trên Nam Hải là kết quả của chương trình từ thế kỷ thứ 7 trước TL, giai đoạn đầu là xây Vạn Lý Trường Thành. Dưới mắt chính quyền TQ đây là chính sách bảo vệ chứ không phải là xâm lăng. Trong buổi ra mắt sách, Hawksley đã kể lại buổi đàm thoại với một viên chức TQ. Ông này đã bực bội nói: “TQ không bao giờ xâm lăng” Trong sách Ruan Zongze. “TQ bảo vệ quyền lợi của mình không giống như Hoa Kỳ gây chiến tranh khắp nơi trên thế giới”. Ngụy biện của kẻ mạnh!
         
Trong nhiều thế kỷ TQ đã thất bại trong việc phòng thủ phía Nam và Đông Hải, bị đánh thức vào tháng 11 năm 1839 khi Anh đổ bộ lên gần Quảng Châu. Trong 110 năm TQ chịu nhục cho đến khi Mao Trạch Đông nắm chính quyền năm 1949. Giáo sư sử Milton Nong Ye: “chúng tôi học bài học bất công của trật tự thế giới” so sánh trận chiến Á phiện với sự nhân nhượng của TQ khi mới vào WTO năm 2001. 15 năm sau TQ cảm thấy bị các nước Tây Phương ép, bị loại ra khỏi TPP (chương trình đã bị Trump rút ra) “TQ đã bị xâm lăng nhiều lần, cách tốt nhất là xây đại thành trên biển bằng đai thuyền và các hải đảo mạnh”. Các nước ĐNÁ dễ bị tấn công nhất vì họ không thể đương đầu với TQ bằng quân sự và cần TQ về mặt thương mại. Với chính sách thay đổi như chong chóng của T. T. Trump (ngày 2/12/16 gọi chúc mừng T.T. Đài Loan trái với thủ tục ngoại giao, cuối năm 2017 qua thăm Á Châu khen TCB một con người đặc biệt” (giống như khen Kim Chánh Ân) vì vậy các nước ĐNÁ và Á Châu phải luôn luôn cập nhật hóa chương trình quốc phòng! Chính sách của TQ và HK lúc này có một kết quả ngược cho VN và các nước ĐNÁ như cựu thủ tướng Lý Quang Diệu Tân Gia Ba đã tiên đoán. “Chỉ có vài trường hợp ngoại lệ còn Dân chủ đã không đem lại một chính quyền tốt cho các nước đang phát triển”.
         
Chương 8 viết về VN là chương đáng đọc. Với tấm hình ngư dân Võ Văn Giàu bị bọn lính TQ đánh bằng vồ vào mặt người Việt không thể nào quên thân phận dân nước nhược tiểu với chính quyền cộng sản “mạnh tay với dân, hèn yếu với kẻ thù”. H. Hawksley đã nhắc lại trận Hoàng Sa năm 1974 của Hải Quân VNCH (TT Nguyễn Văn Thiệu đã nói một câu để đời “không nhường một tất đất cho kẻ thù” dù VNCH lúc ấy đã bị cắt viện trợ).
         
Tác giả cũng nhắc đến trận đánh ở biên giới Việt Trung năm 1979 và mối hận thù truyền kiếp giữa hai nước. Bắc Kinh đã xây dựng các căn cứ trên đảo Trường Sa năm 2014 nhắm vào đường biển 550 dặm về phía Tây và Nam của quần đảo mặc dù trong vòng 200 dặm là vùng kinh tế độc quyền của VN. Công ty dầu quốc doanh TQ xây dàn khoan vĩ đại 9000m2 bắt đầu cho khoan dầu. Đụng độ xảy ra giữa ngư dân và tàu tuần của cả hai phe. Dàn khoan sau đó bỏ trống, TQ nói là vì công việc đã hoàn tất. Tháng 7, 2017 công ty Repsol trúng thầu của VN nhưng ngưng sau vài ngày khoan vì bị TQ đe dọa. Bắc Kinh phải dạy VN một bài học. Chính quyền VN lúc đầu cho phép biểu tình chống TQ, đốt hãng xưởng, nhà máy, nhưng sau biểu tình chống TQ thành biểu tình chống chính quyền độc đảng và cuộc biểu tình năm 2014 đổ máu vì bị công an đàn áp.
         
Thiếu tiền chính quyền Hà Nội phải cầu cứu kẻ cựu thù, trên thực tế là vì Hà Nội sợ dân chủ hóa. Tháng 1, 2017 Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch đến Bắc Kinh, một tuần sau đến lượt thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Bắc Kinh, ở 6 ngày, một thời gian dài khiến người dân liên tưởng đến chuyện thời Bắc thuộc Vua phải qua Tàu triều cống.
         
Gần đây VN có nghiêng về chiến thuật Ấn Độ - Thái Bình Dương nhận vũ khí và huấn luyện của Ấn khiến TQ giận dữ. Năm 2012, Tập Cận Bình loan báo chương trình quân sự: “Chúng ta sẽ khai triển 6 hàng không mẫu hạm, tiềm thủy đĩnh, các tàu tuần trang bị hỏa tiễn chống chiến đấu cơ trong mỗi lục địa. Hoa Kỳ và TQ không muốn chiến tranh nhưng nếu HK muốn loại chúng ta ra khỏi Trường Sa hay Nhật chiếm đảo Điếu Ngư chiến tranh sẽ xảy ra”.
         
Hè năm 2017, Trung Quốc cảnh cáo nếu Hoa Kỳ tấn công Bắc Hàn, TQ sẽ bảo vệ đồng minh nhưng tình hình thay đổi với chính sách của T. T. Trump chống toàn cầu hóa vì chính sách ấy “chuyển tài sản các nước giàu qua các nước đang phát triển”. Năm 1992 T. T. Clinton nói: “tất cả là kinh tế, đồ ngu!”. Nay câu nói của Sir Michael Caine “Ta thà là chủ nghèo còn hơn là đầy tớ giàu!” đúng với giai đoạn mới. Tập Cận Bình nay ủng hộ chính sách toàn cầu hóa còn T. T. Trump theo chính sách quốc gia cực đoan “Mỹ trên hết” Tháng 2, 2017 Tập Cận Bình đã đưa ra 2 điều: “hướng dẫn cộng đồng thế giới xây dựng trật tự mới và giữ an ninh thế giới.” Tháng 5, 2017 một lần nữa TCB nhấn mạnh “một vòng đai một con đường”, chính sách bá quyền đã xem thường phán quyết tòa án quốc tế tháng 7 năm 2016 về Biển Đông.
         
Nay với chính sách bành trướng trên biển Đông, tân chỉ huy trưởng vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, Philip Davidson đã cảnh cáo: “TQ nay có khả năng kiểm soát Nam Hải khi chiến tranh Hoa – Trung xảy ra.”
           
Bill Hayton đã dự đoán “các chiến đấu cơ sẽ được đưa đến Trường Sa trước giai đoạn quân sự hóa cuối cùng của TQ ở Biển Đông”. Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis chống chiến lược của TQ cảnh cáo: “TQ sẽ lãnh hậu quả nếu không tôn trọng cộng đồng thế giới”. Lời cảnh cáo đã được Tập Cận Bình đáp lại ngày 27/6/16: “Trung Quốc không nhượng một tấc đất.”
         
Cả hai chính quyền Obama và Trump đều thất bại trong việc ngăn chặn chính sách bá quyền TQ dù dưới thời Trump Hải quân đi trên vùng biển Thái Bình Dương nhiều hơn thời Obama (chính sách FONOPS) tự do lưu hành với chiến hạm và tuần dương hạm và không mời TQ tập trận chung với Hải quân của 26 nước trong vùng (RIMPAC). Ngược lại TQ cũng biết dùng FONOPS để đuổi 2 chiến hạm Hoa Kỳ.
         
Quan trọng nhất là RIMPAC và FONOPS không đem lại tự tin cho đồng minh HK. RIMPAC và FONOPS chỉ bảo vệ quyền lợi Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương.
         
Chính sách Trump không hơn Obama vì chú trọng đến Iran, Bắc Hàn và chiến tranh thương mại hơn là vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Chính quyền Trump cũng chỉ đứng nhìn TQ xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo tranh chấp
         
Ngày 9/5/2018, đại sứ Hoa Kỳ tại VN Dan Kritenbrik đến Houston, ông nhắc lại chiến hạm USS Vinson đến thăm Đà Nẵng: “sẽ có nhiều chiến hạm như USS Vinson và Hoa Kỳ không quên nhân quyền”. Những điều ông đại sứ nói xảy ra trước hội nghị thượng đỉnh giữa T. T. Trump và chủ tịch Bắc Hàn Kim Chánh Ân. Những lời tuyên bố sau hội nghị của T. T. Trump đã khiến các quan sát viên nghĩ đến Hiệp Định Paris 1973 với mối lo chính sách Kissinger sẽ một lần nữa phản bội đồng minh và bỏ Biển Đông cho TQ. Hy vọng sau lời tuyên bố gần đây của NT Mike Pompeo: “Bắc Hàn vẫn còn là mối đe dọa lớn”, Hoa Kỳ sẽ có chính sách rõ ràng hơn.
         
Ngày 10/6/2018 hàng chục ngàn người Việt trong nước đã biểu tình phản đối dự luật An ninh mạng và đặc khu kinh tế, hậu quả của “một vòng đai, một con đường” của Trung Cộng. Một sự mỉa mai là sau tháng 4 năm 1975 những người Việt đói khổ cả hai miền phải bán tất cả những gì đang có để sống sót, 43 năm sau các đảng viên Cộng Sản tham nhũng cướp tất cả tài sản của dân để làm giàu nay lại bán nước để giàu thêm trong 99 năm!
         
Biển Đông! Tôi không bao giờ quên, hơn 40 năm trước, 42 ngày lênh đênh trên Biển Đông trong chuyến vượt biên. Thuyền đánh cá đến Pattani đã bị đuổi đi Mã Lai, chính sách “cách ly” đuổi đàn bà và trẻ em lên một thuyền, đàn ông lên một thuyền khác, thuyền chở đàn bà và trẻ em bị chìm may mắn được cứu không ai chết. Chúng tôi những “di dân bất hợp pháp” không được vào Thái Lan bị đuổi đến trại tị nạn Pulau Besar. Chính sách nhân đạo của Liên Hiệp Quốc rồi đến chính sách đoàn tụ gia đình của T. T. Jimmy Carter đã giúp những người Việt tị nạn. Cộng Sản VN thời ấy tàn bạo hơn bọn buôn thuốc phiện Nam và Trung Mỹ và những người Mỹ quá khích thập niên 1970-80 cũng đã nghi ngờ người Việt sẽ không thành người công dân Mỹ gương mẫu.
         
Sống trên đời, giàu hay nghèo, con người cần có một trái tim!

Nặng lòng chuyện đất nước - Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa




Trọng tâm của chúng tôi không nói về dự luật thành lập ba đặc khu tự trị vì quý vị, các chuyên gia ở trong ngoài nước, và bản thân chúng tôi, đều đã phê bình nội dung, rồi chế độ lật đật cho đình chỉ biểu quyết đêm mùng chín, rạng ngày mùng 10 Tháng Sáu. Lý do thứ hai là dự luật chỉ là mặt nổi, có thể là “giọt nước tràn ly” thôi, chứ vấn đề là tính chất lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Cộng thì toàn diện và trầm trọng gấp bội.

Lý do thứ ba là chúng ta cần nhìn rộng ra ngoài: Việt Nam không đơn độc trước hiểm họa đa diện của Trung Cộng vì nhiều quốc gia cũng thấy ra mối nguy đó. Cho nên dân ta có thể huy động các nước cho cùng một mục tiêu là ngăn chặn đà bành trướng của Bắc Kinh.
Vì vậy, là người nghiên cứu về kinh tế, tôi mở đầu về sự lệ thuộc của Việt Nam, trước hết là qua vài dữ kiện cụ thể.

Lãnh đạo Cộng sản Hà Nội có chủ đích nguy hại là chọn sách lược kinh tế dại dột khi trông cậy quá nhiều vào đầu tư ngoại quốc. Vì sao nguy hại mà dại dột thì ta sẽ nói sau. Đầu tư của ngoại quốc vào Việt Nam qua hai ngả chính là thứ nhất, các dự án “xây dựng, quản lý và chuyển giao lại cho Việt Nam” gọi tắt là BOT mà ngoài này ai cũng nghe dân trong nước nói tới với lời rủa xả; thứ hai là các dự án “thiết kế, cung cấp và xây dựng”, gọi tắt là EPC.

Số liệu từ Việt Nam không có nhiều, nhưng cũng đủ cho thấy là tính tới năm 2014 thì trong 62 dự án BOT về xi măng thì có 49 là do doanh nghiệp Trung Cộng làm tổng thầu, là thực hiện trọn gói, coi như là 80% của Tầu. Trong 27 dự án BOT nhiệt điện thì có 16 dự án là của Trung Cộng, coi như 60%. Về các dự án EPC là thiết kế kỹ thuật, cung cấp máy móc và xây dựng, thì có đến 90% là của Tầu, chính yếu là về dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim và quan trọng hơn cả là có tới 30 dự án thuộc loại “trọng điểm quốc gia” với kinh phí hàng tỷ đô la.

Mấy con số trên cho thấy vai trò quá quan trọng của doanh nghiệp Trung Cộng, nhưng chưa nói hết tình trạng thực hiện vô cùng tệ hại vì chậm trễ, phẩm chất tồi mà đội vốn quá đắt, trong khi gây ô nhiễm môi sinh. Nói dễ hiểu là Bắc Kinh tống qua nước ta kỹ thuật và máy móc lỗi thời, bị họ phế thải, nhưng với giá đắt. Họ xuất cảng nạn ô nhiễm qua Việt Nam.

Chúng ta thiếu thời giờ cho loại thống kê u ám đó nên chỉ nhắc tới các dự án Tân Rai, Nhân Cơ trong tổ hợp Bauxite tại Cao nguyên Trung Phần, nay gọi là Tây Nguyên, hay dự án Vũng Áng tại Hà Tĩnh, hai Nhà máy đạm tại Ninh Bình, tại Hà Bắc, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình tại thủ đô Hà Nội, Khu Liên hợp Gang thép Lào Cai hay các dự án nhiệt điện Duyên hải 1, Duyên hải 3, Vĩnh Tân 2, Uông Bí, Hải Phòng1 và 2, Quảng Ninh 1 và 2, v.v…

Nhưng vì sao Hà Nội có chủ đích chúng tôi gọi là nguy hại và dại dột đó?

Chúng ta phải bước từ kinh tế qua chính trị và xin quý cha, quý thầy cùng quý vị hãy kiên nhẫn.

Dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, hệ thống kinh tế chính trị của Việt Nam là hiện tượng tôi xin gọi là “công cụ”. Tài nguyên quốc gia, từ sức lao động của người dân tới đất đai của tổ quốc, là công cụ của nhà nước, mà nhà nước là công cụ của đảng, cho nên đảng viên và cán bộ có toàn quyền định đoạt. Họ định đoạt vì lợi ích riêng, trở thành đại gia tỷ phú về địa ốc mà chẳng đóng góp gì cho sản xuất và phát triển. Có tiền rồi, họ chuyển ra ngoài. bất kể tới cái giá phải trả về kinh tế, xã hội, môi sinh hay nợ nần mà thế hệ sau phải gánh. Lợi ích riêng cho thiểu số mới thành quốc sách nguy hại.

Nó cộng sinh với chế độ tham nhũng trong đảng.

Nhưng hiện tượng tham nhũng đó liên quan gì tới Trung Cộng? Câu trả lời phải làm ta rợn mình: tham nhũng của thiểu số tại Việt Nam giúp Bắc Kinh thực hiện tham vọng bành trướng. Đó là một hiện tượng cộng sinh khác. Vì sao như vậy?

Vì nhà nước Việt Nam là công cụ của đảng Cộng sản Việt Nam, mà đảng Cộng sản Việt Nam là công cụ của đảng Cộng sản Trung Quốc. Doanh trường có khái niệm "captive company", Việt Nam là một "captive nation".

Đấy là một xoáy ốc nhiều tầng đan kết dìm dân ta xuống đáy Chúng tôi xin được kết luận phần một: “hiểm họa Trung Cộng nằm tại Hà Nội, và là vấn đề mà dân Việt phải giải quyết.”

Qua phần hai, tôi xin kết luận rằng “dân Việt không giải quyết một mình”.


***

Sáu năm trước, Tổng bí thư Tập Cận Bình của Trung Cộng nói tới một sáng kiến là “Con Đường Tơ Lụa Mới”, sau này được khai triển và sửa tên nhiều lần, thành “Nhất Đới Nhất Lộ”. “Đới” là sáu hành lang trên đất liền từ nội địa Trung Hoa qua Trung Á, Nam Á, Trung Đông tới Âu Châu. “Lộ” là đường giao lưu trên biển, từ vùng duyên hải của Trung Hoa xuống biển Thái Bình, qua Ấn Độ Dương tới Đông Phi và Trung Đông rồi Âu Châu.

Mục tiêu của kế hoạch gồm các chương trình và dự án nhắm vào an ninh và kinh tế, với tham vọng kết hợp 70 quốc gia và khống chế toàn đại lục Âu Á, từ Tây Âu tới Viễn Đông và xuống tận Úc Châu. Nhưng sáu năm sau, thế giới mới phát giác những điều mà Việt Nam đã biết từ trước, về các dự án do Trung Cộng thực hiện.

Vẫn là cái nạn nống giá, với phẩm chất kém, ô nhiễm cao và tham nhũng chồng chất, cho nên nhiều dự án bị đình hoãn, hủy bỏ hoặc gặp sự phản đối của người dân tại chừng một chục quốc gia. Đó là về giá trị kinh tế.

Về chính trị, Bắc Kinh liên kết với các chế độ độc tài và tham ô, và gây tai họa làm người dân bản xứ nổi giận. Về an ninh thì kế hoạch chỉ là sự bành trướng không thèm che giấu, đi cùng việc quân sự hóa bảy cụm đảo nhân tạo trên vùng Trường Sa, khiến các cường quốc khác đã báo động và cảnh giác.

Quan trọng hơn cả là việc Bắc Kinh tung tiền lũng đoạn các nước, từ học đường tới doanh trường và chính trường, kể cả cường quốc dân chủ như Úc, Tân Tây Lan, cho nên từ một năm nay các quốc gia này đã có phản ứng dữ dội.

Nhìn từ lục địa ra biển, Bắc Kinh lạm thác là lạm dụng khi khai thác đầu nguồn của các dòng sông lớn, kể cả sông Mekong, bết kể tối hậu của cho các nước tại hạ nguồn. Trung Cộng đã vét cá cướp dầu ngoài đại dương, lại còn muốn kiểm soát việc giao lưu ngoài Đông Hải của Việt Nam, hay biển Đông Nam Á của các nước. Vì vậy, không chỉ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đang kết hợp nỗ lực ngăn chặn mà nhiều nước Đông Nam Á, và thậm chí Anh với Pháp đang cùng nhau dàn trận để bảo vệ quyền tự do lưu thông ngoài biển.

Trong khi đó, nội tình Trung Cộng lại có quá nhiều mâu thuẫn nan giải, đang bùng nổ thành biểu tình công khai của bộ đội hồi hưu hay ngấm ngầm phá hoại của đảng viên cán bộ muốn bảo vệ quyền lợi riêng tại các địa phương và khu vực xưa nay họ vẫn kiểm soát khỏi sự chỉ đạo của trung ương đang tập trung vào tay Tập Cận Bình.

Nếu nhìn trên toàn cảnh như vậy thì chúng ta thấy gì?

Trung Cộng không mạnh như ta thường nghĩ, hoặc như giới trí thức thiên tả của Tây phương vẫn ngợi ca. Đấy là nơi mà người dân chưa giàu đã già, nhà nước chưa hùng mà đã hung, và lãnh tụ toàn quyền là Tập Cận Bình đang xoay trở với những “mâu thuẫn cơ bản của kỷ nguyên mới”, như ông ta phát biểu sau khi sửa Điều lệ đảng và Hiến pháp để thành Hoàng đế vĩnh viễn. Trung Quốc Mộng của ông ta chỉ là chuyện mộng mị. Thực chất là một cơn ác mộng, sẽ kéo dài cả chục năm khi mà đà tăng trưởng hết còn như xưa và gánh nợ còn vĩ đại hơn Vạn Lý Trường Thành.

Nhưng then chốt hơn cả, chuyện mộng mị đó lại gây hậu quả bất lường là tạo ra sự liên kết của các quốc gia tôn trọng tự do, dân chủ và nhất là chủ quyền của người dân. Cuộc bầu cử vừa qua tại Malaysia, với Chính quyền mới vừa tống giam Thủ tướng cũ về tội tham ô cấu kết với Bắc Kinh, là một nhắc nhở cho Việt Nam.

Khi đó, dân ta có thể làm gì? Tôi xin được đi vào đoạn kết.


***

Chúng ta phải thấy một sự thật là dân Việt Nam ta không đơn độc.

Trung Cộng là vấn đề cho Việt Nam. Vấn đề ấy nằm tại Hà Nội, là đảng Cộng sản Việt Nam, nên người Việt Nam phải giải quyết lấy chứ không thể trông chờ ngoại quốc.

Nhưng Trung Cộng cũng là vấn đề cho thế giới, mà vì quyền lợi của họ, các nước đều đang cùng giải quyết. Người Việt Nam sẽ góp phần giải quyết vấn đề đó của thế giới, khi vận dụng sức mạnh của các nước kia. Việc đó trực tiếp có lợi cho giải pháp của người Việt ở trong nước.

Một cách cụ thể thì người Việt tại hải ngoài cần hỗ trợ đồng bào trong nước, một cách sáng suốt và liên tục với sự sáng tạo của hoàn cảnh mới. Người dân hết tin vào đảng mà cũng hết sợ, chúng ta nên linh động yểm trợ theo tinh thần đó.

Nhưng người Việt hải ngoại còn có thể làm hơn vậy. Đó là huy động sự quan tâm và hợp tác của các nước khác.

Thiết thực mà nói thì huy động thế nào?

Tại mọi quốc gia có người tỵ nạn sinh sống, hãy vận động giới dân cử gốc Việt nhìn ra khỏi khuôn khổ địa phương mà tranh thủ hậu thuẫn ở cấp cao hơn. Như tại Hoa Kỳ, phải lên tới tiểu bang và liên bang. Tiếng nói của cử tri gốc Việt cần tập trung vào đó chứ không nên xé lẻ vì mâu thuẫn cục bộ.
Song song, chúng ta nên mở ra phong trào “quốc tế vận”.

Đó là vận dụng các định chế quốc tế trên toàn cầu và tại Đông Á, kể cả các tôn giáo lớn. Đó là liên lạc các tòa đại sứ và tổng lãnh sự của các nước đang ngăn chống sự bành trướng của Trung Cộng. Họ cần biết là người Việt đang đấu tranh cho mục tiêu chính đáng, có chính nghĩa, và phù hợp với những giá trị tinh thần của nhân loại văn minh. Thiết thực là ta phải có địa chỉ, điện thoại và điện thư email của các nơi này để thường xuyên thông báo, nhắc nhở và lập kiến nghị yêu cầu họ hỗ trợ.

Sau cùng, nên nhớ rằng ta không chống người Hoa và biết cộng đồng Hoa kiều không hoàn toàn do Bắc Kinh chi phối. Hãy tranh thủ hậu thuẫn của họ, tức là có nỗ lực “địch vận” nhằm chia rẽ hàng ngũ địch, chứ không để họ kết tụ thành một khối cho Bắc Kinh mặc tình lợi dụng và sai khiến. Các quốc gia khác cũng muốn như vậy ngay trong xã hội của họ, cho nên có thể yểm trợ chúng ta.

Kết luận của chúng tôi là ta không đấu tranh vì phản ứng, là cứ đợi xem Hà Nội hay Bắc Kinh làm gì thì phản đối. Rồi thôi. Chúng ta cần viễn kiến, nhìn xa hơn thời sự, và nhất là tinh thần bền bỉ. Cuốn lịch không chỉ có mấy ngày cuối tuần, còn những ngày khác thì cứ để cái ác hoành hành.


Một thoáng Hà Thành... - Tác giả Ts Nguyễn Văn Tuấn




Chỉ là một thoáng thôi. Nhưng cũng để lại vài ấn tượng đáng ghi ra ở đây: sáng sủa hơn; tử tế hơn; ô nhiễm; và ... nón cối.
 
Tôi chỉ ghé qua và lưu lại Hà Nội có 3 đêm thôi. Chuyến đi, nói theo ngôn ngữ thời nay, là 'đột xuất'. Lời đề nghị bên Việt Nam và thời gian & chương trình làm việc bên Hồng Kông ăn khớp nhau thì sự đột xuất quả là tuyệt diệu: làm việc cho thiên hạ và làm được việc cho VN. Quan trọng hơn là chẳng tốn thêm chi phí gì đáng kể. Tuy chỉ có 3 ngày, nhưng cũng làm được một số việc có ý nghĩa và có dịp gặp những người bạn đã từng phỏng vấn tôi nhưng chưa một lần gặp mặt ngoài đời. Chẳng những vậy mà còn có dịp gặp nhiều bạn đã từng 'quen' tôi qua những bài viết trên Vietnamnet, VNexpress và Tuổi Trẻ.
 
Sau một chuyến bay mà hành lí bị “lạc” từ Sydney về Sài Gòn, chuyến bay từ Hồng Kông đến Hà Nội êm ru. Máy bay A350 mới toanh, rất xịn. Các chiêu đãi viên ai cũng dễ thương, nói năng nhẹ nhàng và rất 'helpful'. Không còn những khuôn mặt nhăn nhó và khó chịu. Đã qua rồi cái thời “chả bao giờ thấy nàng cười.” Các nàng đã cười và còn cười tươi nữa là khác. Đã qua rồi cái thời các nàng và chàng chỉ đứng nhìn dửng dưng. Thậm chí chiêu đãi viên trưởng hay chief attendant cũng biết tự chủ đến giới thiệu tên nữa. Như anh chàng chiêu đãi viên nói với tôi: "My name is ..." (nhưng chỉ còn thiếu một câu: "I am here to make your flight comfortable and enjoyable"). Nói như vậy để các bạn thấy là Vietnam Airlines hay "Sorry Airlines" đã có tiến bộ rất nhiều.
 
Hà Nội cũng tiến bộ hơn xưa nhiều. Ngay từ phi trường đã có dấu hiệu khá hơn, vì nhà ga mới xây, khang trang, tương đối rộng, và quan trọng là sạch sẽ. Dĩ nhiên, đi từ phi trường 'tráng lệ' như Hồng Kông, thì phi trường Nội Bài chỉ có thể nói là "trông cũng được", nhưng ở Hà Nội mà được như vậy là mừng lắm rồi. Nhân viên di trú làm việc cũng nhanh, và có phần thân thiện. Không thấy cảnh chèo kéo khách đi taxi như mấy năm trước (hay có mà tôi không thấy). Tôi đi từ phi trường về trung tâm thành phố mà chỉ có 30 phút. Đường xá trong thành phố nói là kẹt xe nhưng thật ra thì tốt hơn Sài Gòn rất nhiều.
 
Đường xá xem ra cũng sạch sẽ hơn trước đây. Tôi ở một khách sạn loại “thường thường bậc trung”, chiều chiều đứng trên lầu 8 nhìn xuống thì thấy xe cộ ở đây (đường Nguyễn Chí Thanh) chạy rất trật tự, chắc chắn trật tự hơn và “hiền lành” hơn mấy con đường lớn ở Sài Gòn. Khách sạn này xem cũng ok, và phục vụ nhanh nhẹn, chỉnh chu. Hệ thống nước nóng phòng tôi bị hư, và chỉ cần vài phút sau là có người đến sửa ngay. Vào phòng ăn sáng thì thấy có nhân viên phục vụ sẵn sàng giúp đỡ. (Chỉ có điều món ăn quá đơn điệu và cứ “bổn cũ soạn lại” nên khách thường ra ngoài ăn sáng). Vui nhất là ăn sáng mà có cả khoai lang luộc! (Nhưng tôi thích món này, vì nó làm tôi nhớ thời mình ở dưới quê, thích ăn khoai lang luộc). Tôi lang thang ở sảnh thì nghe một chị (có lẽ là ‘supervisor’) nhắc nhở nhân viên phục vụ là phải sắp xếp cái gối như thế này, cái sofa phải như thế kia, và cửa phải lau cho thật bóng, v.v. làm tôi nghĩ thầm: à há, cuối cùng thì cũng tìm ra một nhân viên khách sạn để ý đến những chi tiết tuy nhỏ nhưng rất rất cần thiết này.
 
Những người Hà Nội tôi gặp lần này cũng dễ mến hơn nhiều. Tôi thích lang thang trên đường phố bình dân vừa quan sát vừa có dịp trải nghiệm và tương tác với mọi người. Đi bộ một lúc khỏi khách sạn, quẹo vào một con đường nhỏ thì thấy một cái quán có nhiều người đang uống bia. Tôi đừng tần ngần một hồi thì anh chàng đang uống bia một mình nói "Bác vào uống bia hơi cho vui". À, thì ra đây là quán bia hơi. Tôi ngồi xuống thì đã có ngay cái menu, và menu chỉ có bia hơi với vài món nhấm. Vì đọc thấy mấy cái tên hơi lạ, tôi hỏi em bồi bàn, món nào ngon, em ấy nói thấy mọi người thích nem. Tôi hỏi lại cho chắc ăn "nem không phải là chả giò?" Em ấy gật đầu. Món nem đúng là ngon, nhất là đi với nước chấm. Làm một phát 3 li bia hơi 🙂. Tôi cẩn thận xem túi tiền để có đủ tiền trả và trừ hao cho việc bị "nâng giá". Tôi tính nhẩm, với 3 li bia và món nem, mà nếu họ có nâng giá gấp 2 lần, thì túi tiền tôi vẫn ok. Thật ra, tôi nghĩ bậy cho người ta, vì không có nâng giá gì cả, chủ quán 'charge' đúng giá trên menu. Tôi nghĩ thầm trong bụng người Hà Nội vậy mới là tử tế.
 
Thật ra, tôi xem việc gặp người tử tế và người không tử tế của một thành phố cũng giống như mình ... lấy mẫu (sampling). Trong một cộng đồng, mình lấy mẫu thì có người cao, kẻ thấp; có người tử tế và kẻ kém tử tế. Cái bàn bên cạnh tôi có nhiều người đang vui vẻ 'đánh chén', nhưng có điều phiền phức là họ chửi thề kinh khủng. Người này một câu chửi thề là tiếp theo có người khác chửi tiếp. Dĩ nhiên chỉ là chửi đổng thôi, chứ chẳng nhắm vào ai. Những trường hợp riêng lẻ thì không có ý nghĩa bằng cái phân bố (distribution). Tương tự, những trải nghiệm cá nhân không nói lên điều gì về một thành phố, nhưng nhìn chung và xu hướng thì tôi muốn nghĩ rằng người dân ở đây đã 'tư bản hóa' hơn và biết phục vụ cho khách hàng hơn.
 
Có một điều tôi cảm thấy thoải mái hơn trong chuyến đi này là ... không thấy nón cối. Phải nói đây là một xu hướng làm ngay cả tôi cũng ngạc nhiên. Mấy lần trước, như năm ngoái chẳng hạn, cứ bước ra phố phường Hà Nội là gặp người ta đội nón cối và có khi mặc quân phục bộ đội cũ kĩ. Họ có thể là người bán rau, là người đi xe đạp trên đường, người tài xế, người làm nhiệm vụ giống như bảo vệ, hay chỉ là thường dân. Nhìn toàn cảnh người ta có thể nghĩ Hà Nội vẫn còn trong thời chiến tranh. Thật ra, quan chức khi đi “field” cũng có vẻ thích đội nón cối, và trông hơi ... dị hợm. Cái nón đó nó chẳng đẹp đẽ chút nào. Không hiểu sao người ngoài Bắc thích nón cối đến thế. Theo tôi biết thì nó có nguồn gốc từ thời thực dân Pháp, thời mà nó có tên là “mũ muồng” và được mấy tay thực dân Pháp rất thích đội (cùng với quần short và áo chemise trắng). Nó gần như là một biểu tượng của thực dân Pháp, và sau này là biểu tượng của sự lạc hậu. Có lần tôi đọc đâu đó thấy một du khách người Mĩ không thích đi du lịch Việt Nam vì anh ta không ưa cái ... nón cối! Thành ra, lần này ra Hà Nội không thấy nón cối tôi thấy thành phố này như đã thay da.
 
Văn minh hơn, nhưng Hà Nội rất ư là ô nhiễm. Tôi ở một khách sạn trên đường Nguyễn Chí Thanh, được xem là một trong những con đường đẹp nhất Hà Nội. Thật ra, tôi nghĩ nó chỉ tương đối rộng thôi, chứ chẳng có dấu hiệu gì để nói là "đẹp nhất Hà Nội" cả. Sáng ra thì bàn làm việc trong phòng khách sạn rất sạch, nhưng chiều về thì hỡi ơi mặt bàn đã đầy những hạt bụi, loại bụi cứng (chứ không phải 'fine' đâu). Bây giờ thì tôi hiểu tại sao nhiều người đi đường dùng khẩu trang. Tôi tự hỏi mỗi đêm ở đây tôi phải hít bao nhiêu dung lượng bụi này vào phổi. Không có câu trả lời cho cá nhân tôi, nhưng câu trả lời chung là Hà Nội nay là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Năm 2017, theo một báo cáo của GreenID, Hà Nội chỉ có 38 ngày không khí sạch (1).
 
Hà Nội bây giờ dĩ nhiên đâu còn là Hà Nội của Thạch Lam nữa đâu. Cái thời văn hoá Tràng An đã lùi vào một góc khuất nào đó trong kí ức; thay vào đó là một Hà Nội hối hả, bận rộn, và làm tiền. Cái thời người Hà Nội nói tiếng Hà Nội như Phạm Duy đã không còn nữa; chúng ta phải làm quen với cái giọng nói của người Hà Nội mới. Chỉ hơi khó nghe (và khó chịu), nhưng nghe hoài sẽ quen vì không còn lựa chọn nào khác. Nhưng điều làm tôi thấy mừng nhất là Hà Nội đã không còn hay còn rất ít nón cối xuống đường, vì đó là một tín hiệu cho thấy ánh sáng văn minh đã về đến vùng đất một thời được xem là ‘ngàn năm văn vật’.
 
 
 
 
 

Ái Liên hát Ru Con







Ái Liên hát Lý Con Sáo







Robert Ryan và Trịnh Công Sơn: Gia Tài Của Mẹ







Tuyệt Vời: Minh Đỗ hát Trống Cơm







Phạm Duy hát Bà Mẹ Phù Sa







Phỏng vấn ca sĩ Bạch Yến







Nhạc bản Chiều Mưa Biên Giới ,tác giả Nguyễn Văn Đông, qua tiếng hát của Thiên Hương & Trần Văn Trạch. Bài hát được thu âm tại Pháp năm 1961.







Les meilleures chansons de Marc Lavoine







Sofia Essaidi et Enrico Macias song ca Paris tu m'as pris dans tes bras







Nghệ Sĩ Trần Văn Trạch hát Xe Lửa Mùng Năm







Nghệ Sĩ Trần Văn Trạch tại vũ trường Ritz, quận Cam, năm 1993







Lệ Thanh hát Tiễn Em, Phạm Duy phổ thơ Cung Trầm Tưởng







Lệ Thanh hát Lá Thư Gửi Mẹ, Nguyễn Hiền phổ thơ Thái Thủy







Thơ Cao Đông Khánh, đọc bởi chính tác giả







INKA GOLD - AMAZING GRACE







INKA GOLD - LA PALOMA







Inka Gold - Unchained Melody




>


Ban Thi Ca TAO ĐÀN Và Thi Sĩ Đinh Hùng







INKA GOLD - HOUSE OF THE RISING SUN







YANNI - Prelude and Nostalgia







André Rieu - Nightingale Serenade







Hùng Cường kể chuyện Chú Thoòng Vượt Biên







Bản Tin Cuối Cùng của Đài Phát Thanh Saigon do xướng ngôn viên Mai Thy đọc vào ngày 29 tháng 4 năm 1975







Nghệ Thuật Hát Bội







Nữ tài tử France Nguyễn, người Việt lai Pháp







Bất chấp nguy hiểm, một người trẻ trong nước đã lên Facebook đặt một số câu hỏi cho đảng Cộng Sản Việt Nam biến thái







Như "Tập Ma Đầu": không để mất một inch đất của tổ tiên, nối nghiệp bác sĩ cũa cha, con làm mọi thủ đoạn để làm bác sĩ giã, lừa gạt bệnh nhân



Từ năm 2004-2014, hàng chục phụ nữ hiếm muộn đã đến thăm khám tại phòng mạch của bác sĩ Raffaele Di Paolo ở Melbourne, với hy vọng rằng vị bác sĩ phụ khoa gốc Ý này có thể giúp họ có con.

Không ai trong số các bệnh nhân này biết rằng họ đang bước vào một phòng khám phụ khoa “dỏm”, và sẽ bị buộc phải trả hàng ngàn đô-la tiền khám bệnh mà không nhận lại được bất kỳ kết quả gì.
Bên trong các phòng mạch tại St Kilda và Brighton, vị bác sĩ 61 tuổi đã chạm vào các bộ phận nhạy cảm của phụ nữ trong khi thăm khám nội khoa và nhũ hoa.

Ông Di Paolo tiêm cho bệnh nhân những hóa chất không rõ nguồn gốc, khiến cho ít nhất một bệnh nhân bị khó thở. Ông lấy mẫu máu không dán nhãn và thậm chí còn tiêm kim vào tinh hoàn của nam giới mà không gây mê, khiến cho bệnh nhân phải chịu sự đau đớn khủng khiếp.

Một trong những nạn nhân cho biết bà chỉ muốn chết mà thôi. Trong khi những người khác thì lại lãng phí thời gian quý báu, tin rằng họ đang có thai và chỉ biết được sự thật khi quá muộn.

Sự thật là Di Paolo không phải là một bác sĩ. Ông ta theo học ngành Khoa học tại Melbourne trong 2 học kỳ, sau đó học y tại Rome, nhưng chưa bao giờ được cấp bằng đại học.

Màn lừa đảo tinh vi của ông bao gồm một CV gây hiểu lầm, các bằng cấp giả từ các trường đại học ngoại quốc, những lời giới thiệu từ các bác sĩ bị ông lừa, một trang web khoe khoang về kinh nghiệm bản thân, và thậm chí một thẻ Qantas Frequent Flyer với chữ Dr in nổi.

Ông Di Paolo không hề lưu hồ sơ bệnh án của các nạn nhân, chỉ trừ một quyển sổ hẹn bệnh được ghi chép sơ sài. Khi thăm khám bệnh nhân, ông không hề ghi lại bất kỳ chi tiết gì.

Vị bác sĩ giả mạo này đã thu về $385,000, nhưng mọi chuyện đã kết thúc vào năm 2015, khi sự việc được đưa ra ánh sang.

Tại Tòa án Victoria, ông Di Paolo đã bị buộc phải ngồi giữa các nạn nhân của mình trong một phòng xử án chật kín, nơi ông bị tuyên án 9,5 năm tù bởi Thẩm phán Bill Stuart và bị ghi tên vào sổ đăng bạ tội phạm tình dục đến trọn đời.

“Ông biết rằng ông không có khả năng giúp họ có con,” Thẩm phán Stuart nói với Di Paolo.

“Thế mà ông vẫn bất chấp, nhằm lừa dối các nạn nhân tin vào những gì ông làm. Hành vi của ông thật thô tục và tàn bạo... ông thậm chí còn khoe khoang rằng một gia đình bệnh nhân đã tặng cho ông một chiếc Ferrari.”

Anh trai của ông Di Paolo tiết lộ với tòa án rằng việc giả mạo bác sĩ phụ khoa là nhằm làm hài lòng cha của họ, vốn xuất thân từ một gia đình có truyền thống y khoa.

Ông cho biết Di Paolo đã bị cha ép buộc nói với mọi người rằng ông được nhận vào một trường đại học để theo học ngành Y, trong khi sự thật thì không phải như vậy.

"Tôi tin rằng ông ấy đã làm điều đó để khiến cho cha mình hạnh phúc," người anh cho biết. "Tôi tin rằng ông ta bị ảnh hưởng nặng nề bởi những kỳ vọng không thực tế của cha."

Ông Di Paolo sẽ không được xin ân xá cho đến ít nhất là năm 2025.


Tổng biểu tình của người Việt hải ngoại tại Úc châu







Tất cả người Việt ở hải ngoại đều ủng hộ và yểm trợ cho người dân trong nước. Đây là cơ hội ngàn năm có một, nếu chúng ta không tận dụng được cơ hội này để lên tiếng biểu đạt, buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải lắng nghe thì chắc sẽ khó có cơ hội nào khác.”

Có lẽ đây là lần đầu tiên dưới chế độ chính trị một đảng xảy ra những cuộc biểu tình lớn trên phạm vi rộng khắp như vậy. Liên tục từ tháng 6 qua tháng 7, từ khắp các thành phố ở Việt Nam như Bình Dương, Mỹ Tho, Phan Rí, Đà Nẵng, Nha Trang, Cam Ranh, Đak Lak, Nghệ An, Hải Dương…cho đến những thành phố trên thế giới nơi có người Việt sinh sống.

Và dù cho đã có nhiều bắt bớ và đàn áp khiến những người dân trong nước không thể ra ngoài xuống đường biểu tình, thì điều đó cũng không thể ngăn cản những người Việt ở hải ngoại lên tiếng. Ngày 7 tháng 7 hôm nay, là ngày Tổng Biểu tình của người Việt trên toàn thế giới. Hoà cùng không khí đó, CĐNVTD ở Úc châu cũng đã tề tựu tại Canberra để biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Việt Nam.
Dù thời tiết ở Canberra khá lạnh và có mưa, nhưng điều đó không làm giảm sự nhiệt huyết của người tham gia. Cuộc biểu tình ngày hôm nay tại Canberra được biết thu hút khoảng 5,000 người tham gia.
Có mặt tại cuộc biểu tình, phóng viên Mai Hoa của SBS Việt ngữ đã có cuộc trò chuyện với một số người tham gia.

Một khán giả ở Sydney cho biết cô trước đây chưa từng đi biểu tình và cũng không thích đi biểu tình, nhưng từ ngày biết được chính quyền Cộng sản VN chuẩn bị thông qua Luật Đặc khu Kinh tế, mà theo cô đó là hành động bán nước, thì cô đã bắt đầu có nhận thức chính trị và cùng mọi người xuống đường biểu tình phản đối.

Vị thính giả này bày tỏ: “Em rất thương người dân trong nước, trong đó có cả gia đình của em. Người dân trong nước bị bắt bớ, đánh đập mà họ còn dám xuống đường bày tỏ chính kiến, thì cớ gì mình ở trong một đất nước tự do mình lại không thể làm được chuyện đó để ủng hộ người dân trong nước.
“Em chỉ lo cho gia đình còn ở Việt Nam có khả năng bị ảnh hưởng, còn đối với em, nếu về Việt Nam họ không cho nhập cảnh thì thôi. Điều em sợ nhất là người dân trong nước, con cháu mình sau này sẽ trở thành nô lệ cho Trung Quốc.”

Trước đó, dù cho đã có nhiều lời phản đối, nhưng Quốc hội Việt Nam vẫn đồng loạt thông qua Luật An Ninh Mạng vào ngày 12 tháng 6 năm 2018. Và dù theo lời Chính phủ Việt Nam, luật An Minh Mạng được lập ra nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho người sử dụng mạng và không hạn chế quyền tự do, dân chủ của công dân; thế nhưng từ lúc luật này được thông qua, nhiều người dùng mạng xã hội và các blogger đã lên tiếng báo cáo về hiện tượng nhiều trang bài bị chặn, bị xoá một cách khó hiểu.

Đồng thời, trong Luật An minh mạng có điều khoản xử lý các cá nhân xúc phạm hoặc phát tán những nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam; điều đó, theo các luật sư trong nước giải thích, đạo luật này có thể “dễ bị lợi dụng để xâm phạm các quyền con người”, “cản trở tiến bộ xã hội” và “kìm hãm phát triển kinh tế”, "gây hại cho nhà nước pháp quyền" và "phá vỡ nhiều cam kết quốc tế của Việt Nam".

Một người tham gia biểu tình, ông Hồng – 59 tuổi – bày tỏ sự lo ngại: “Đó là một mất mát to lớn của người dân. Nếu quan sát tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới thì Việt Nam với Luật An ninh Mạng đã tước quyền được nghe, được nhìn, được nói của người dân. Như thế, chính phủ không đã tước hoàn toàn quyền căn bản của con người, và nếu vậy thì Việt Nam đi ngược lại luật phát triển của xã hội loài người và sẽ trở về thời kỳ tăm tối.”

Ông Hồng cũng cho rằng đây là một cơ hội hiếm có khi toàn dân Việt Nam cả trong nước lẫn thế giới đều đồng lòng lên tiếng, thì người dân phải nhân cơ hội này để tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền của họ.

“Tôi tham gia biểu tình lần này là nhằm cổ vũ cho sự phản đối của người dân ở Việt Nam. Tôi cho rằng đây là cơ hội cuối cùng, một cơ hội ngàn năm có một khi mà người dân toàn thế giới cùng nhau lên tiếng, ủng hộ cho người dân trong nước đã phải chịu kềm kẹp suốt bao năm qua. Nếu chúng ta bỏ qua cơ hội này thì sẽ khó có lại. Vì vậy chúng ta nhân cơ hội này phải liên tục biểu tình và lên tiếng để người dân trong nước có thêm sức mạnh tiếp tục đứng lên, nếu không sẽ không còn cơ hội lần nữa.”

 “Quá trình tranh đấu là một quá trình rất lâu dài, nhưng trước mắt người dân phải lên tiếng nói biểu lộ cho chính quyền Cộng sản biết rằng họ có quyền của họ.

“Tất nhiên chẳng ai muốn có đổ máu, nhưng nếu trong trường hợp người dân bị tước mất nhân quyền mà chính quyền không đáp ứng thì có lẽ người dân phải dùng đến những phương cách đẫm máu hơn”
Người dân cho rằng Luật An Ninh Mạng gần như là được áp dụng y hệt từ luật của Trung Quốc. Tất cả những chính sách của chính quyền Việt Nam hiện tại đều áp dụng hoàn toàn từ Trung Quốc. Ngay cả chuyện đàn áp người dân thì Việt Nam cũng học hỏi và bắt chước cách thức mà Trung Quốc đã làm.

"Luật An Ninh Mạng dập tắt sự biểu đạt, kiểm soát mạng xã hội, cắt đứt sự kết nối trong và ngoài nước trong việc lên tiếng, trong việc tập hợp sức mạnh toàn dân. Lúc đó những việc làm sai trái của nhà cầm quyền sẽ không còn ai có thể lên tiếng phản đối được nữa," ông Hồng nói.

Một người tham gia biểu tình khác, ông Đức, 51 tuổi, có sự nhận định: “Tôi nghĩ hình thức cho thuê đất thực chất là hình thức giao đất cho Trung Quốc, do đó chuyện phản kháng ở Việt Nam là hợp lý và chúng ta nên ủng hộ chuyện phản kháng".

“Tôi hoàn toàn phản đối luật An ninh mạng , vì đó là cách chính quyền Việt Nam kềm chế người dân ko nghe được thông tin bên ngoài và người bên ngoài không đưa được thông tin vào Việt Nam

“Điều này có thể dẫn đến chuyện Việt Nam một ngày nào đó sẽ trở thành một Bắc Hàn thứ hai, người dân không thể biết được chuyện bên ngoài và hoàn toàn lệ thuộc vào thông tin một chiều từ chính phủ. Khi đó chính phủ muốn giao đất cho ai thì giao, muốn bán cho ai thì bán."

Có những ý kiến cho rằng dù giống Trung Quốc, và ở Trung Quốc khi chính quyền đã áp dụng luật an ninh mạng thì người dân vẫn sống mỗi ngày. Thế nhưng theo anh Đức thì “người dân Trung Quốc vẫn sống và ko có quyền hạn như những người phương Tây được hưởng mặc nhiên. Họ sống như thú vật, chỉ được ăn chứ không có nhân quyền.



Do animals think and feel just like humans?