khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

CSVN rước giặc Tàu Cộng vào nhà




A defiant map-hunter stakes Vietnam’s claims
in the South China sea
 
By MIKE IVES
 
DANANG, Vietnam — Eight years ago, officials in Danang asked Tran Duc Anh Son to travel the world in search of documents and maps that support Vietnam’s territorial claims in the South China Sea.

 He did, and he concluded that Vietnam should challenge China’s activities in waters around some of the sea’s disputed islands, as the Philippines successfully did in a case that ended last year. But his bosses would not be moved.

“They always say to me, ‘Mr. Son, please keep calm,’” he said during an interview at his home in Danang, the coastal city where he is the deputy director of a state-run research institute. “‘Don’t talk badly about China’.”

Vietnam’s top leaders are “slaves” to Beijing, he added bitterly, as torrential rain beat against his windows. “That’s why we have many documents that are kept in the dark”.

Dr. Son’s mission, and his bosses’ demurrals, are signs of the times in Vietnam, which has always lived in China’s shadow but also harbors a fierce independent streak.

 China’s assertiveness in the sea has caused deep anxiety for Vietnam, which regards territorial sovereignty as a sacred principle, and emboldened the government to promote claims over the disputed Spratly and Paracel archipelagos more aggressively.

 Yet even as evidence for such claims piles up, analysts say that Hanoi has been reluctant to weaponize it. China, after all, is Vietnam’s next-door neighbor and largest trading partner, as well as an increasingly assertive hegemon that is building a string of military outposts on reclaimed land in the sea.

 Everyone in Vietnam, “government and nongovernment, has the same sense that the Chinese should stay away from those islands,” said Liam C. Kelley, a professor of history at the University of Hawaii at Manoa who has studied the roots of the relationship between the two countries.

 But he said the recent surge of nationalism over China’s expansive vision raises a thorny question: “How do you position yourself as defending Vietnam from China when China is basically your backbone?” Chinese dynasties ruled present-day Vietnam for a millennium, leaving positive cultural legacies but also a trail of resentment. Beijing helped Hanoi defeat the French to win independence in 1954 but also invaded northern Vietnam in 1979, setting off a brief border war.

 In 2014, anti-China sentiment flared when a state-owned Chinese oil company towed an oil rig to waters near Danang, provoking a tense maritime standoff and anti-Chinese riots at several Vietnamese industrial parks.

 Interest in territorial sovereignty has long been “in the heart” of the Vietnamese people, said a senior Vietnamese legal expert in Hanoi, who insisted on anonymity to discuss a sensitive political matter. But the oil rig crisis has greatly magnified the interest.

 China has controlled the Paracels since 1974, when it seized them from the former government of South Vietnam in a naval clash. It has bolstered its foothold in the Spratlys recently through an island-building campaign. Chinese officials and scholars seek to justify Beijing’s claim to sovereignty over waters that encircle both archipelagos — represented by what they now call the nine-dash line — by citing maps and other evidence from the 1940s and ’50s.

 But some in Vietnam, like Dr. Son, are trying to marshal their own historical records — even if they may have little power to dissuade China.

 Dr. Son, 50, and other Vietnamese scholars say the Nguyen dynasty, which ruled present-day Vietnam from 1802 to 1945, wielded clear administrative control over the Paracels by sending survey parties and even planting trees on them as a warning against shipwrecks. This happened decades before imperial or post-revolutionary China showed any interest in the islands, they say.

“The Chinese know very clearly they never mentioned the Hoang Sa or the Truong Sa in their history books or historical maps”, Dr. Son said, using the Vietnamese terms for the Paracels and Spratlys.

By contrast, he said, he found evidence in more than 50 books — in English, French, Dutch, Spanish and Portuguese — that a Nguyen-era Vietnamese explorer planted the royal flag in the Paracels in the 1850s.

International arbitration over territorial sovereignty can only proceed if both parties agree, analysts say, and China has shown no interest in that. Still, the frenzy of interest in Vietnam’s maritime history since about 2012 has produced a buzz in the state-run news media — and a few unexpected heroes.

One is Tran Thang, a Vietnamese-American mechanical engineer who lives in Connecticut. He said by telephone that he had donated 153 maps and atlases to the Danang government in 2012 after ordering them on eBay for about $30,000.

Among Vietnamese academics who study the government’s territorial claims in what it calls the East Vietnam Sea, Dr. Son is among the most prominent.
 
He was born in 1967 in Hue, about 50 miles northwest of Danang, and his father was killed in 1970 while fighting for South Vietnam. “I only remember the funeral,” he said.
He grew up poor, he said, but excelled at Hue University, where his history thesis explored Nguyen-era porcelain. He later directed Hue’s fine arts museum and led a successful bid to make its imperial citadel a Unesco World Heritage site.
 
As a student poking around dusty archives, Dr. Son said, he would photocopy maps that highlighted Vietnamese territorial claims in the South China Sea. So when top officials in Danang asked him in 2009 to pursue the same research on the government’s behalf, he said, he leapt at the chance.
 
“I’m always against the Chinese,” he said by way of explanation. Chinese scholars have been conducting rival research for years with support from Beijing, he added, and he sees his own work as payback.
 
Danang officials allowed Dr. Son to recruit a seven-member support team, he said, but did not fund his international travel. He said he paid for some of the research that he has conducted since 2013 across Europe and the United States, where he was a Fulbright scholar at Yale University, out of pocket.
 
Dr. Son, the deputy director at the Danang Institute for Socio-Economic Development, said he still held out hope that Vietnam would take China to court.
 
But he also said he was not holding his breath and had little say in the outcome.
 
“I’m not political,” he added. “I’m a scientist”.
 
 
 
-----------------------
 
 
Kẻ nội thù  -  Bản dịch Vũ Quốc Ngữ
 
 
 
 
Người đi tìm bản đồ về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông - Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn - cho hay chính phủ Việt Nam không sử dụng những tài liệu mà ông tìm ra để kiện Trung Quốc. “Do vậy, nhiều tài liệu của chúng tôi không được công bố”.
 
Đà Nẵng, Việt Nam – 8 năm trước, lãnh đạo Đà Nẵng đã yêu cầu Trần Đức Anh Sơn đi khắp thế giới để tìm kiếm các tài liệu và bản đồ hỗ trợ cho các tuyên bố lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông. 

Ông đã làm như yêu cầu, và ông kết luận rằng Việt Nam nên kiện Trung Quốc về các hoạt động trong vùng nước xung quanh một số hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông, như Philippines thành công khi kiện Trung Hoa lên Toà án Trọng tài Quốc tế kết thúc vào năm ngoái. Tuy nhiên, những lãnh đạo của ông đã im lặng.


“Họ luôn luôn nói với tôi rằng ‘Anh Sơn, hãy giữ bình tĩnh’” ông nói trong một cuộc phỏng vấn tại nhà riêng ở Đà Nẵng, thành phố ven biển, nơi ông là phó giám đốc một viện nghiên cứu của nhà nước. “Đừng nói xấu về Trung Quốc” là yêu cầu của lãnh đạo đối với ông. Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam là “nô lệ” của Bắc Kinh, ông nói thêm một cách cay đắng, khi mưa xối xả đập vào cửa sổ của ông. “Đó là lý do tại sao chúng tôi có nhiều tài liệu không được công bố.”


Sứ mệnh của Tiến sĩ Sơn, và thái độ im lặng của ban lãnh đạo là dấu hiệu của các giai đoạn trong đó Việt Nam luôn sống dưới cái bóng của Trung Quốc nhưng muốn một sự độc lập nào đó. 


Sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây ra lo lắng cho Việt Nam, coi chủ quyền lãnh thổ là một nguyên tắc thiêng liêng và khuyến khích chính phủ thúc đẩy các tuyên bố về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 


Tuy nhiên, ngay cả khi bằng chứng cho những tuyên bố như vậy được thu thập được, Hà Nội không muốn dùng chúng như những vũ khí, theo các nhà phân tích nói. Trung Quốc, quốc gia láng giềng kế cận và đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, đang ngày càng quyết đoán trong việc xây dựng một chuỗi các tiền đồn quân sự trên biển Đông. 


Mọi người ở Việt Nam, “chính phủ và các cơ quan phi chính phủ ở đều chia sẻ một ý nghĩ chung là Trung Quốc nên tránh xa những hòn đảo đó, theo Liam C. Kelley, giáo sư về lịch sử tại Đại học Hawaii ở Manoa và là người đã nghiên cứu nguồn gốc của mối quan hệ giữa hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam. 


Nhưng ông nói rằng việc sống dậy chủ nghĩa dân tộc gần đây do sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông đặt ra một câu hỏi gai góc “Làm thế nào mà bạn có thể bảo vệ Việt Nam khỏi Trung Quốc khi Bắc Kinh chống lưng Hà Nội?”


Trung Quốc từng cai trị Việt Nam trong một giai đoạn kéo dài một nghìn năm, để lại nhiều di sản văn hóa tích cực nhưng cũng chuốc lấy sự căm giận từ người dân. Bắc Kinh đã giúp Hà Nội đánh bại Pháp để giành được độc lập năm 1954 nhưng cũng xâm chiếm miền Bắc Việt Nam vào năm 1979, bắt đầu cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi.
 
Vào năm 2014, tinh thần chống Trung Quốc bùng nổ khi một công ty dầu mỏ của Trung Quốc kéo một giàn khoan dầu lên vùng biển gần Đà Nẵng, gây ra căng thẳng hàng hải và nhiều cuộc bạo loạn chống Trung Quốc tại một số khu công nghiệp của Việt Nam. 

Một chuyên gia cao cấp về luật tại Hà Nội, người không muốn tiết lộ danh tính khi nói về chính trị nhạy cảm, nói rằng sự quan tâm đến chủ quyền lãnh thổ đã từ lâu đã là “trái tim” của người Việt Nam. Nhưng vụ giàn khoan đã làm tăng thêm sự quan tâm. 


Trung Quốc đã kiểm soát Hoàng Sa từ năm 1974 sau một cuộc hải chiến với Việt Nam Cộng Hoà. Bắc Kinh gia tăng sự hiện diện ở Trường Sa bằng một chiến dịch xây dựng đảo nhân tạo ở quần đảo này.

Nhiều quan chức và học giả Trung Quốc tìm cách biện minh cho tuyên bố chủ quyền chín đoạn của Bắc Kinh đối với vùng biển bao quanh cả hai quần đảo bằng cách trích dẫn các bản đồ và các bằng chứng khác từ những năm 1940 và 1950.

Nhưng một số ở Việt Nam, như Tiến sĩ Sơn, đang cố gắng thu thập các bằng chứng lịch sử về chủ quyền của quốc gia ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cho dù họ có ít quyền hạn để ngăn cản Trung Quốc.

Tiến sĩ Sơn, 50 tuổi, và các học giả Việt Nam khác nói rằng triều đại nhà Nguyễn, trị vì Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1945, đã kiểm soát hành chính đối với Hoàng Sa bằng cách gửi người đi khảo sát quần đảo này và thậm chí trồng cây trên đó như là một cảnh báo đề phòng tàu đắm. Họ nói rằng điều này đã xảy ra vài thập niên trước khi người Trung Quốc tỏ ra quan tâm đến các hòn đảo này.

“Người Trung Quốc biết rất rõ rằng họ không bao giờ đề cập đến Hoàng Sa hay Trường Sa trong sách lịch sử hoặc bản đồ lịch sử của họ”, tiến sĩ Sơn nói.

Ngược lại, ông cho biết, ông đã tìm thấy bằng chứng trong hơn 50 cuốn sách bằng tiếng Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha – về việc một nhà thám hiểm Việt Nam thời Nguyễn đã đặt lá cờ hoàng gia ở Hoàng Sa vào những năm 1850.

Các nhà phân tích cho rằng, trọng tài quốc tế về chủ quyền lãnh thổ chỉ có thể tiến hành nếu hai bên đồng ý, và Trung Quốc đã không quan tâm đến vấn đề này.

Tuy nhiên, việc quan tâm đến lịch sử hàng hải của Việt Nam kể từ năm 2012 đã tạo ra tiếng vang trên các phương tiện truyền thông nhà nước và có nhiều thú vị bất ngờ.

Một là Trần Thắng, một kỹ sư cơ khí người Việt Nam sống ở Connecticut. Ông nói qua điện thoại rằng ông đã tặng 153 bản đồ và sách atlases mua chúng trên eBay với giá khoảng 30.000 USD.

Trong số các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu về lãnh thổ và lãnh hải ở Biển Đông, TS. Sơn là một trong số những người nổi bật nhất.

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cho hay chính phủ Việt Nam không sử dụng những tài liệu mà ông tìm ra để kiện Trung Quốc. “Do vậy, nhiều tài liệu của chúng tôi không được công bố".
 
 



Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn

 
Ông sinh năm 1967 tại Huế, khoảng 50 dặm về phía tây bắc của thành phố Đà Nẵng, và cha của ông đã bị giết chết vào năm 1970 trong khi chiến đấu ở phe Việt Nam Cộng hoà. “Tôi chỉ nhớ đám tang” ông nói.

Ông lớn lên trong nghèo khó, nhưng học xuất sắc trong trường Đại học Huế, nơi luận án lịch sử của ông đã khám phá đồ sứ thời Nguyễn. Sau đó ông lãnh đạo viện bảo tàng mỹ thuật của Huế và đã nỗ lực trong việc đưa kinh thành Huế trở thành di sản UNESCO.

Tiến sỹ Sơn cho biết, ông muốn sao chụp bản đồ nêu bật các yêu sách lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông. Vì vậy, khi các quan chức hàng đầu ở Đà Nẵng yêu cầu ông trong năm 2009 thực hiện một nghiên cứu của chính phủ, ông đã không bỏ lỡ cơ hội.

“Tôi luôn chống lại Trung Quốc,” ông nói bằng cách giải thích. “Các học giả Trung Quốc đã và đang tiến hành nghiên cứu tương tự trong nhiều năm với sự hỗ trợ của Bắc Kinh". Ông thấy công việc của mình không uổng, ông cho biết.

Các quan chức Đà Nẵng đã cho phép Tiến sĩ Sơn tuyển mộ một nhóm hỗ trợ gồm bảy thành viên, nhưng không tài trợ cho chuyến đi quốc tế của ông. Ông nói ông đã phải dùng tiền túi của mình để thanh toán cho một số nghiên cứu mà ông đã tiến hành từ năm 2013 trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ, nơi ông là một học giả Fulbright tại Đại học Yale.

Tiến sĩ Sơn, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội thành phố Đà Nẵng, cho biết ông vẫn hy vọng rằng một ngày Việt Nam sẽ đưa Trung Quốc ra tòa.

Nhưng ông không nói nhiều về kết quả cuối cùng nếu có một vụ kiện như thế. “Tôi không phải là chính trị gia,” ông nói thêm. “Tôi là một nhà khoa học"
 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét