khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

NƯỚC MẮT CÁ SẤU CỦA boác-hồ







"Tám" ở San Jose, CA, US







Love potion number 9, The Searchers . Hai bài hát "Tây" nghe đầu tiên lúc học đệ tứ là :"Love Potion No 9" và "Et Pourtant" do ban Kích Động Nhạc Khánh Băng với Phùng Trọng (trống) , Nguyễn Ánh 9, các ca sĩ Mary Linh , Phương Tâm,..., ở rạp Quốc Thanh đường Võ Tánh, Saigon. Ối trời ơi, 50 năm rồi!







Phượng Trên Sông Hương







Hình ảnh quê hương VN







Ban Giám Hiệu và Giáo Sư tại các trường đại học ở VN bao gồm những người lãnh đạo về hưu - Tác giả Cô Tư (Saigon)



Hãy hình dung rằng, quý ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng vài tháng nữa là về hưu. Thế rồi, Đại Học Bách Khoa Sài Gòn mời 4 ông cựu lãnh đạo này vào Ban Giám hiệu.

Chuyện sẽ ra sao? Dĩ nhiên, 4 ông này không giỏi toán, không giỏi vật lý, chỉ giỏi chỉ tay ra lệnh...
Vậy thì, tại sao nên mời 4 ông này vào Ban Giám hiệu?

Có phải để lấy tiền ngân sách nhiều hơn? Hay để trường nổi tiếng hơn? Hay để phát minh ra công thức mới: cựu lãnh đạo + ban giám hiệu = Giải Nobel Khoa học (hãy thử nằm mơ...).

Infonet có bản tin lạ: “Hơn 100 nguyên lãnh đạo cấp cao đang công tác tại ĐH Kinh doanh & Công nghệ.”

Bản tin ghi lời TS Nguyễn Kim Sơn - Chánh văn phòng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khẳng định: “Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ vào thời điểm này có 1.130 giảng viên cơ hữu. Trong đó có hơn 100 cán bộ nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước…".

Ngay sau khi trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (KD&CN) được Bộ GD&ĐT đồng ý cho đào tạo ngành Y, Dược, dư luận đã có nhiều phản ứng với các ý kiến, quan điểm khá trái ngược nhau. Trong đó, có ý kiến cho rằng, ĐH KD&CN tuyển hoặc mời quá nhiều nguyên lãnh đạo cấp cao của nhà nước về giảng dạy, nên được ưu tiên hơn.

Bản tin Infonet ghi lời ông Sơn:

“TS Nguyễn Kim Sơn - Chánh văn phòng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khẳng định: “Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ vào thời điểm này có 1.130 giảng viên cơ hữu, trong đó có 150 giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và 550 thạc sỹ. Trong đó có hơn 100 cán bộ nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước và giám đốc các trường, các Tổng công ty Nhà nước… đang tham gia giảng dạy, quản lý ở trường”....”

Hay là:

- ông Dũng nên dạy tiếng Anh... vì có con rể là Việt kiều Mỹ;..

- ông Sang nên dạy môn “thoát bẫy tình” vì vẫn bình an sau cáo buôc tội hiếp dâm thời còn là Thành Ủy SG...

- ông Trọng nên dạy môn “ru người ngủ gục” vì khả năng đọc diễn văn mà người nghe cứ ngủ mãi thôi...

- ông Hùng nên dạy môn "níu áo gia tộc ông Hồ", vẫn xưng là hậu duệ ông Hô tuy rằng ông Nguyễn Sinh Hùng từ gôc họ Nguyên Sinh của cụ Nguyễn Sinh Sắc, còn ông Hồ là lang thang bên gia tộc ông Hô Sĩ Tạo....

Không chừng sẽ có 4 giải Nobel vậy.



Ai sẽ chôn Cộng Sản VN - Tác giả Lê Văn



Chưa bao giờ trong suốt ngàn năm lịch sử giữ nước và dựng nước của Dân Tộc Việt, số mạng của một đảng ngoại lai, mại bản đã dựng lên chế độ phá nước một cách toàn diện như đảng cộng sản VN - mà thời "cực thịnh" của nó chính là thời "cực mạt" của Dân Tộc - cuối cùng phải đến hồi dãy chết.
 
Như là định luật "già phải chết". nhưng tại sao tuổi thọ của đcsvn đến hôm nay già hơn so với các đcs Nga hay Đông Âu ?, sao nó sống lâu nhỉ? đó là vì từ chính cái đặc điểm hình thành của nó ... vì đảng cộng sản Việt nam là một đảng không phải được dựng lên từ đạo quân chiến thắng của Stalin sau thế chiến thứ II như các đảng cộng sản  ở Đông Âu - mà ngược lại nó có nền móng vững chắc hơn do quá trình hoạt động lâu đời từ thời 1920, đã trãi qua các thời kỳ chống Pháp và ám hại các tổ chức không cộng sản yêu nước khác, phóng tay cướp chánh quyền, máy móc du nhập cuộc cải cách ruộng đất sắt máu của Trung cộng hồi 1954, vụ Nhân Văn giai phẩm, các vụ xét lại chống đảng ở miền Bắc, dùng bạo lực đánh chiếm miền Nam, tập trung cải tạo và tịch thu tài sản của Dân - Quân - Cán - Chính VNCH, đánh tư sản, diệt địa chủ, triệt hạ công thương nghiệp, đuổi Hoa kiều và tổ chức bán bãi vượt biên sau 1975… một đảng cộng sản đã cướp, đã giết và bị giết hàng triệu người để đạt địa vị thống trị ngày nay !!!
 
Không những thế, chế độ cộng sản tại Việt Nam được xây dựng trên một chủ thuyết chánh trị sai lầm, trái với nhơn tính, gây thống khổ cho nhân dân Việt Nam suốt hơn nữa thế kỷ qua, xô đẩy đất nước vào vực thẳm của chiến tranh, áp bức, tàn bạo, lạc hậu và khốn cùng…và đáng ghê tởm hơn nó đang biến thái thành một đảng vừa hèn với giặc, vừa ác với dân một đảng tuy mang danh cộng sản nhưng thực chất là một tập đoàn Mafia tham nhũng lộng hành, nối giáo cho giặc có hệ thống và rất dã man độc ác.
 
Việc vỡ nợ đã xảy ra ở Bạc Liêu, Cà Mau, nay 14 bệnh viện ở  Đắk Lắk ... chỉ là những khởi đầu cho sự xụp đổ toàn diện của tiến trình tự hủy.
 
Khi hàng loạt các ban ngành khác từ trung ương đến địa phương lần lượt hết tiền, khi quản lý kinh tế đến điều hành xã hội, từ việc phân phối tiện ích công cộng, trật tự xã hội, đến duy trì an toàn giao thông, phân phối điện nước, thực phẩm ...lần hồi tê liệt thì điều gì sẽ đến ?
 
Chưa bao giờ ngày mà chế độ cộng sản xụp đổ lại càng hiển hiện gần hơn và người sẽ chôn chế độ đã được chính chế độ cho biết.

Tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) diễn ra sáng ngày 5/12, đồng chủ tọa diễn đàn – Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa đã băn khoăn đặt câu hỏi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu ra để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tớỉ” (vì hết tiền) ông Thủ tướng khẳng định chính là "nhân dân, là 92 triệu dân trong nuớc và 4 triệu hải ngoại "!!!
 
Nhưng đáng lẽ bà Kwakwa phải hỏi thêm rằng ai là thủ phạm cho sự vỡ nợ hết tiền nầy và nếu 92/4 triệu dân đều "cười khẩy - lắc đầu" với ông Thủ tướng thì ngày tận của cộng sản đã đến.

Cái chết của CSVN chính là sự hồi sinh cho Dân Tộc Việt ... nó phải đến thôi!


Paris By Night 49 - Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương






Thúy Nga Paris 10, Giã Biệt Saigon. Lời dẩn giải của nhà văn Duyên Anh










Thúy Nga Paris By Night 13: Giọt Nước Mắt Cho Việt Nam. Lời dẩn giải của nhà văn Duyên Anh







Từ Bỏ Vũ Khí: Ave Maria Salam Shalom







Chư Hầu - thơ Chu Vương Miện




bảo đánh tây thời đánh tây
bảo đánh mỹ thời đánh mỹ
sông liền sông núi liền núi
hột gạo cắn làm đôi
mọi ánh mắt hướng về trung nam hải
ký văn bản giao nam sa trường sa
[thuộc về hoa hạ]
cắt thêm đất 6 tỉnh
móng cái lạng sơn cao bằng hà giang bắc cạn sơn la
nhập vào quãng tây vân nam đại lý
chiến thắng điện biên
chén chú chén anh uống say bí tỉ
cổ đeo dây lòi tói [thân phận chư hầu]
10 năm khang chiến đất nước còn đâu?
có chăng? cũng chỉ toàn đói rách
bộ đội với dân sống cầm hơi bằng nước mắt
nhà cửa ra tro tiêu thổ chiến tranh
cải tạo con người cải tạo ruộng nương
bao người thác hàm phú nông [địa chủ]
bao trí thức biến thành phu hầm mỏ
kẻ chăn bò chăn vịt đốt than
đủ thứ nho tây nho ta chết cạn chết chìm
nhường đất nước cho những người không chữ
kéo lê lết - thế kỷ
dân nhăn răng lũ chủ tịch no
không có gì quí bằng độc lập tự do
của họ hồ phán từ dạo đó
hết cờ vàng lại chuyển sang cờ đỏ
hết thực dân tây đến thực dân tàu
môi vẫn còn mà răng rụng theo nhau
cả nam bắc để dành mồm ăn cháo
60 năm chủ trương nền văn chương phải đạo
bọn khiếu già hót chả ai nghe
đứng khật khờ trong mãi chiếc lồng tre
để tháng tháng lãnh hột cơm tiêu chuẩn
ôi tìm đâu bây giờ [những bài đúc thơ thành đạn]

 



Ngộ ái lị há... - Tác giả Saroyan Vann Phan



Ðặng Bá Hộ lòng mừng khấp khởi khi liếc thấy trên thực đơn bữa “tiệc tân gia” tối nay có món lẩu dê. Không hiểu sao, vừa ngồi xuống bàn tiệc là ông cụ ngó thấy ngay tấm thực đơn màu hồng mở ra trước mắt như có ý giới thiệu, mời mọc và khiêu khích vị thực khách, tuy tuổi hạc đã cao nhưng người còn dồi dào sinh lực, thưởng thức những sơn hào, hải vị của đêm dạ tiệc. Món lẩu dê hấp dẫn và đại bổ thận này được sắp ngay trước mấy món ngọt tráng miệng và sau món gà bát bửu.

Vợ chồng Hứa gia, chủ nhà đây, là bạn làm ăn chung với đứa cháu nội của Ðặng Bá Hộ. Họ là giám đốc của một công ty xuất nhập cảng có trụ sở ở Ðài Bắc nhưng chi nhánh thì lại có tại nhiều nơi khác ở hải ngoại, như ở Tân Gia Ba, Vọng Các, và gần đây nhứt là ở thành phố HCM, tức Sài Gòn cũ, bên Việt Nam. Chính ngay tại cái thành phố mỹ miều này mà đứa cháu đích tôn của ông cụ - và cả đại gia đình của anh ta nữa - đã có cơ may thụ hưởng được một thứ lộc trời cho, trân quý không có gì sánh được. Thiệt ra, đây cũng là nhờ công lớn của vợ chồng Hứa gia đã đưa đường, chỉ lối cho cháu Ðặng Sinh của ông cụ, nên toàn gia họ Ðặng mấy tháng nay mới có thể đạt tới chỗ hạnh phúc viên mãn như vầy!

“Nếu không có Hứa gia công tử thì mày, chú của mày, và cả... tao nữa, đâu có được khoái lạc tràn đầy như ngày nay!” ông cụ vẫn thường đắc ý cười rung rung râu trắng, nhắc nhở con cháu như thế về công lao của vợ chồng đại thương gia họ Hứa trong việc dắt mối cho nhà họ Ðặng có được đứa con dâu xinh đẹp từ hải ngoại, cưới về vừa làm vợ mà vừa làm gia nhân thảy đều tiện lợi.

Ðặng Bá Hộ hướng về phía Hứa tiểu gia, lúc này vừa mới chấm dứt phần tuyên bố lý do bữa tiệc nhậu - mà mọi người đều gọi bốc lên là “tiệc tân gia” - lớn giọng nói một câu pha trò, cốt cho gia chủ cùng thực khách hiện diện thảy đều nghe thấy:

“Chà! Trong thực đơn có cả món lẩu dê đặc biệt thì chắc lão phu phải nhịn ăn mấy món đầu, để dành bụng ăn món lẩu mới được chớ! Lẩu dê này mà đi kèm với rượu thuốc ngâm toa Càn Long thì tôi dám bảo đảm với quý vị là tối nay, bất kể già, trẻ, lớn, bé sẽ đều 'kim thương bất đảo' cho mà coi!”
Ðược cả bàn tiệc nhậu cười vang lên tán thưởng câu nói nửa tục, nửa thanh, lão Bá Hộ nổi hứng vừa định tiếp nối câu chuyện vui đùa, thì chợt nghe có người thắc mắc: “Dám hỏi bá phụ, 'ngầu pín' với lẩu dê, món nào bá phụ khoái hơn?”

“Cái đó còn tùy cơ thể bạn hàn hay nhiệt. Riêng lão phu đây thì 'nam vô tửu như kỳ vô phong,' tức 'phi lẩu dê bất thành... sư phụ' đó mà!” Ðặng Bá Hộ hóm hỉnh trả lời.

Cả phòng tiệc vui như ngày hội. Số là Hứa gia vừa mới mở thêm một văn phòng nữa cho chi nhánh của công ty ở Cao Hùng. Lấy cớ là mừng “tân gia,” nhà họ Hứa làm bữa tiệc này để mời bạn bè, thân thuộc, mà hầu hết là đàn ông, đến uống rượu nhàn đàm cho vui, bởi “phú quý sinh lễ nghĩa,” nhà giàu dư tiền, dư bạc chẳng lẽ cứ để vậy rồi ngồi mà ngó? Hơn nữa, đối với Hứa gia, đây cũng là một dịp để làm “bi-di-nét” luôn thể, bởi vì, qua tiệc nhậu này, vợ chồng nhà kinh doanh trẻ tuổi tài cao của đất Ðài Bắc hoa lệ cũng muốn giới thiệu tới bàn dân thiên hạ trên khắp hải đảo Ðài Loan, nhứt là những chàng trai ế vợ hoặc quá kén vợ, một dịch vụ mới mà hãng xuất nhập cảng của Hứa gia đang kiêm nhiệm kinh doanh, đó là dịch vụ “qua Việt Nam lấy vợ.”

***

Chừng ba, bốn năm trở lại đây, tại Sài Gòn nổi lên một phong cách làm ăn mới khá đặc biệt, gọi là “dịch vụ hôn nhơn với thương gia Ðài Loan.” Các thiếu nữ Việt Nam, tuổi từ 20 tới 30 và có chút nhan sắc, đang là đối tượng chào mời của các tay dắt mối, hay các người làm “cò” đưa đi làm mai cho đám thương gia người Tàu từ Ðài Loan, Hồng Kông, Ma Cao hay ngay cả Trung Quốc tới. Vì nhóm doanh gia ở Ðài Loan phát kiến dịch vụ này trước hết, và cũng vì đa số những đàn ông kiếm vợ kiểu này đều từ Ðài Bắc qua cho nên tên của họ mới gắn liền với dịch vụ đó. Hơn nữa, Tàu gì thì Tàu, giữa thời buổi tranh sống, tranh sướng này, làm thân gái Việt “mười hai bến nước” mà dựa được một gốc “Tàu phù,” bất kể là gốc nào, kể cũng là phước ba đời cha, ông để lại!

Các cô gái Việt Nam từ thời ông Diệm, ông Thiệu, ông Kỳ, tức là từ thời bà cố vấn Ngô Ðình Nhu cho tới thời Hội Chợ Osaka và “E Con Rồng Lộn,” e ấp, kiêu sa bao nhiêu thì nay dưới thời đại nghèo hèn, mạt rệp của Cộng Sản họ càng “cởi mở” và te tua bấy nhiêu, bởi vì đất nước ngày càng tan nát, tiêu điều, toàn dân ngày càng xác xơ, ốm đói trước sức bóc lột của giới quan lại “chuyên chính vô sản” mà đám giả tu, giới trí thức ngu muội, và dân sợ đánh giặc của miền Nam đã lỡ rước vào để thay thế cho cái mà họ tưởng lầm là chế độ tham nhũng, thối nát Diệm-Nhu và Mỹ-Thiệu! Ðàn bà, con gái Việt Nam đang từ địa vị “nội tướng” chỉ ngồi nhà lo toan việc tề gia, nội trợ từ cả mấy đời nay bỗng dưng trở thành những tay kiếm cơm, kiếm gạo chính yếu. Tất cả lao thẳng ra ngoài đường, quần quật làm tiền nuôi sống chồng con, gia đình nội, ngoại,...

Cũng nên hiểu rằng, trong cái xã hội Cộng Sản hiện tại, nếu đàn ông có đi làm chăng nữa thì, vì đa số là dân thấp cổ, bé miệng lại bị kỳ thị lý lịch nặng nề, cũng chỉ được làm những nghề vớ vẩn với đồng lương chết đói, trong khi đàn bà, nhứt là đàn bà trẻ, đẹp thời nay, thì chỉ cần “ưỡn đôi tấc ngực” ra cho đám cán bộ nhà nước tham ô và đám ngoại kiều đầu tư hau háu ngó thấy là lập tức kiếm được khối tiền!

Một số không nhỏ đã và đang được chính phủ, dùng chiêu bài “trao đổi lao động với nước ngoài” và theo điều kiện ăn chia tứ-lục với nhà nước, đưa đi làm thợ thuyền, phu phen hoặc gia nhân (tức người ở) tại bất cứ xứ nào hiện được coi là giàu có hơn Việt Nam ở rải rác khắp thế giới, từ Nga tới các nước Ðông Âu cũ và Tây Âu, từ Ấn Ðộ, Thái Lan, Trung Quốc, Tân Gia Ba, Ma Cao, Hồng Kông, Ðài Loan, Nhựt Bản, Ðại Hàn, Mã Lai, Nam Dương, cho tới Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan, nói chung là tại bất cứ nơi đâu có đồng tiền thơm tho, lấp lánh... Một số khá đông khác thì hiện đang “bán trôn, nuôi miệng” dưới mọi hình thức, mọi nhãn hiệu, mờ mờ, ảo ảo như cái bóng ma chập chờn, khi thì Phong Trào Việt Minh, khi thì Mặt Trận Giải Phóng, khi thì Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, khi thì Mặt Trận Tổ Quốc, khi thì Ðảng Lao Ðộng, khi thì Ðảng Cộng Sản Việt Nam... Ôi thôi, thiên hình vạn trạng, nhưng cái gì gì đi nữa thì chung quy cũng chỉ là “bán trôn, nuôi miệng” mà thôi! Ðiển hình cho mẫu người con gái Việt Nam của thời đại là Ngô Thị Hồng Hoa, người vợ mới cưới được bốn tháng nay của doanh gia Ðặng Sinh, cháu nội của Ðặng Bá Hộ tại Ðài Bắc.

***

Ngô Thị Hồng Hoa, một thiếu nữ Việt Nam một trăm phần trăm, đã “lấy chồng xứ lạ” từ bốn tháng nay, hiện đang trôi giạt vào tay nhà họ Ðặng ở tận Ðài Bắc, bên trời Ðài Loan, đất nước của Tôn Dật Tiên và Tưởng Giới Thạch là những người bạn chí tình của dân tộc Việt Nam mà những địa danh như Long Châu và Hoàng Hoa Cương bên Tàu vẫn còn lưu dấu tình lân bang thắm thiết trước hiểm họa xâm lấn của Tây phương. Nhưng bên cạnh chỗ thâm tình đó, vẫn thấp thoáng bóng mây đen ảm đạm của mối thù truyền kiếp vì chuyện tranh chấp đất đai giữa hai dân tộc Việt-Hoa. Năm 1979, Trung Quốc, người thầy vĩ đại của Cộng Sản Việt Nam, đã đem quân tấn công qua biên giới, quyết tâm trừng phạt tên đồ đệ vong ân, bội nghĩa phương Nam...

Phải nói là Hồng Hoa hẳn có duyên nợ gì với nhà họ Ðặng nên cô mới trao thân, gởi phận cho Ðặng Sinh là người mà trước đây cô chưa hề quen biết, và là người chồng mà không nói cùng ngôn ngữ với cô. Quê ở tận Châu Ðốc, cô gái trẻ, đẹp mới ngoài hai mươi tuổi lân la lên Sài Gòn tìm kiếm việc làm để nuôi thân, với mộng ước cao sang là sẽ lấy được một ngoại kiều hay Việt kiều làm chồng, đặng cô có thể rời bỏ cái đất nước tồi tệ này mà ra đi tìm nguồn hạnh phúc nơi một chân trời mới xa xăm.
Hồng Hoa quen biết Ðặng Sinh qua trung gian của bà Vui, một thiếu phụ nhan sắc khá mặn mà với một quá khứ “chọc trời, khuấy nước” mà ngay chính cả đám công an Cộng Sản Thành Hồ cũng phải nể mặt. Ai sống ở cái thành phố xô bồ mà từ bao đời nay vốn là thủ phủ của miền Nam nước Việt cũng đều biết tiếng bà Vui chuyên làm mai mối cho gái Việt Nam lấy chồng Ðài Loan. Dịch vụ của bà Vui mới đầu tưởng như là chuyện chơi, nhưng không ngờ nó ngày càng phát triển đến độ đã là con gái Việt Nam mà nuôi mộng lấy chồng nước ngoài thì không cô nào mà lại không phải tìm đến bà Vui.

Chẳng ai biết rõ bản thân bà Vui được khách Ðài Loan trả cho bao nhiêu tiền trên mỗi đầu cô gái gả bán đi, nhưng người ta được biết rằng, hễ giới thiệu thành công một vụ, thì người làm “cò” được bà Vui thưởng công mối lái tới hai trăm đô-la. Riêng ông chồng của bà Vui, trước đây vốn là một khách thương hồ lãng tử từng lê gót phiêu du từ núi Ngự, sông Hồng cho tới Cửa Tiền, Ðèo Cả của đất nước tang thương, thì nay kiếm cũng bộn bạc nhờ phục vụ phòng ốc, ăn uống và giải khát cả cho khách thương ngoại quốc đa tình, rậm rực lẫn cho mấy cô gái Việt nôn nóng, háo hức trông chồng. Mỗi năm nghe đâu có tới sáu, bảy đợt gì đó khách du từ Ðài Loan bay qua, chạy thẳng từ phi trường tới biệt thự của bà Vui để chực chờ, những mong “gặp tuần đố lá, thỏa lòng tìm hoa”...

Nói cho ngay, chính sách cởi mở về kinh tế của Cộng Sản Việt Nam đã là nguồn cảm hứng dạt dào, vô cùng, vô tận không những cho Mỹ Quốc - vốn là kẻ thù cũ không đội trời chung của Cộng Sản Việt Nam - hay những nước đã phát triển như Anh, Pháp, Ðức, Ý, Nhựt... mà còn cho biết bao quốc gia Á Châu đang trên đà phát triển kinh tế, những “cọp to,” “cọp nhỏ” như Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Dương, Ðại Hàn, Ðài Loan, và cả Trung Quốc lẫn Hồng Kông nữa. Theo với đà phát triển này, các công ty nước ngoài bắt đầu tấp nập đổ vốn đầu tư vào chuyện làm ăn tại Việt Nam, với hy vọng lợi dụng thị trường nhân công rẻ mạt cùng đặc tính mà thiên hạ vẫn nghe đồn đại là cần mẫn, khéo tay của người thợ Việt Nam, đặng nhanh chóng kiếm lời mà mang về nước!

Cùng phát triển song song với công cuộc mở mang kinh tế rầm rộ này là xu hướng thụ hưởng khoái lạc gia tăng nơi lớp doanh gia ngoại quốc cũng như địa phương và bọn “tư sản đỏ” rủng rỉnh tiền bạc. Khi con người đã bắt đầu chạy theo của cải vật chất và chối bỏ đạo đức tinh thần thì những nền văn minh, văn hiến từ bốn, năm ngàn năm trở lên sẽ dễ dàng tan rã trước những nền văn minh, văn hiến trẻ trung, đôi khi tuổi đời chỉ mới được có vài trăm năm.

Kể từ sau thời Chiến Tranh Lạnh, chủ nghĩa kim tiền và văn minh vật chất kiểu Mỹ đã đột phá như vũ bão và xâm nhập mãnh liệt vào tận những thành lũy kiên cố sau cùng của nền đạo lý khắc kỷ Á Ðông tại Ðại Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc. Dĩ nhiên là các thành lũy kiểu này tại Việt Nam, Thái Lan, Lào và Căm Bốt thì đã sụp đổ từ khuya rồi vì những lý do này, nọ. Khi ảnh hưởng kim tiền và vật chất của Tây phương đã tràn vào thì ngay chính cái xứ sở của những Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, và Trang Tử cũng đành phải riu ríu bỏ thiện lấy ác, huống hồ những quốc gia hay dân tộc khác chung quanh nước Tàu, mà chỉ biết lấy nền văn hóa và học thuật của người làm của mình.

Doanh gia Ðặng Sinh và cả nhà Ðặng gia là những con người mới tiêu biểu cho xã hội mới của Ðài Loan, một hải đảo mà từ xa xưa vốn là “khúc ruột ngàn dặm” của nước Trung Hoa cổ kính, đó là theo như sách vở từ bên lục địa lưu truyền. Vốn rất xí trai, Ðặng Sinh chẳng mấy thành công trên tình trường, ngay cả tại nơi chôn nhau, cắt rốn của mình, mặc dầu anh là một doanh gia trẻ tuổi nhiều bạc, lắm tiền cũng như đầy mánh lới và thủ đoạn làm ăn.

Người chú ruột của Ðặng Sinh tên là Ðặng Gia Cần, một Hoa kiều giàu sụ tại Chợ Lớn bên Việt Nam, qua những chuyến về thăm nhà, đã dạy cho cậu cháu của mình những bài học vỡ lòng trong nghề buôn bán, mánh mung, khởi đi từ nguyên tắc “phi thương, bất phú”: “Ngộ lên có cây đòn gánh. Ngộ bán mì lỗ, ngộ bán chè khô. Bán đủ vật có đâu dư xài... Dư xài được mấy năm nay. Nay giàu có xênh xang trong ngoài...” Và rồi giàu có thì “thiếu chi mèo, chó,” Ðặng Gia Cần cưới luôn một lượt bốn cô vợ bé trẻ măng người Việt Nam để hầu hạ sinh lý và công ăn, việc làm cho ông trong khi bà vợ cả người Phước Kiến, da dẻ đã nhăn nheo, hết còn căng cứng, thì chỉ ngồi đó thâu tiền và lo việc phân chia gia tài cho đàn con đông đúc của Ðặng gia.

Thế là Ðặng Sinh nghĩ ngay đến việc dùng tiền bạc để câu gái Việt Nam. Những cô gái Việt đáng thương này, gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, có một điểm chung duy nhứt là đều được Ðảng Cộng Sản cho bình quyền với đàn ông và nâng lên hàng “phụ nữ yêu nước.” Nhưng bình quyền chỉ có nghĩa là họ phải nai lưng ra làm việc nặng nhọc như đàn ông để phục vụ cho Ðảng mà không được phép kêu ca, chớ hầu như không hề được tạo cho cơ hội học hành hay làm nghề lương thiện để kiếm ra tiền bạc và của cải mà nuôi sống bản thân. Chính sách bần cùng hóa nhân dân của đảng, một bản sao xấu xí của chủ trương vừa cao đẹp vừa bất công là “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo,” thiệt sự đã làm cho toàn thể dân đen từ Bắc chí Nam lâm cảnh khốn đốn, trong khi đó thì lớp người thống trị và có quyền, có thế thì ngày càng giành lấy nhiều cơ hội làm giàu trên xương máu kẻ khác, tức là trên chính đồng bào ruột thịt của mình.

***

Hồng Hoa nhìn thấy mặt Ðặng Sinh lần đầu là tại căn phòng khách sang trọng bên trong tòa biệt thự của bà Vui trên đường Cao Thắng ở Sài Gòn. Có tất cả bảy cô gái ra trình diện “khách sộp” là doanh gia Ðài Loan Ðặng Sinh chiều hôm đó, kể cả con Thanh Thanh, bạn cùng lớp hồi trung học với Hồng Hoa, vừa tốt nghiệp ngành khách sạn và ăn uống. Cuộc tao ngộ và chọn lựa để mua bán người diễn ra hao hao giống như một cuộc thi hoa hậu “bỏ túi” mà những năm tháng gần đây nhà cầm quyền Cộng Sản tại các địa phương ưa tổ chức để làm tiền du khách hay để quảng cáo cho du lịch. Và dĩ nhiên là lúc nào những màn này cũng được che đậy dưới dạng những hoạt động văn hóa mỹ miều, cao cả, thơm tho,...

Muốn được lọt vào “mắt xanh” của các chàng trai giàu sụ - nhưng chưa biết có thiệt sự hào hoa, phong nhã hay không - của xứ Ðài Loan nghìn trùng diệu vợi, các giai nhân ham hố của đất nước Việt Nam đầy máu và nước mắt phải ra trình diện đối tượng của mình để cho chính đối tượng này có một cái nhìn cụ thể trước khi quyết định. Các cô gái trình diện sẽ xuất hiện trước mặt “chàng rể tương lai” hai lần riêng biệt, cách nhau chừng mười lăm phút; lần đầu thì mặc áo quần tùy thích, miễn sao cho thiệt hấp dẫn mà thôi, còn lần thứ hai thì chỉ được mặc chiếc áo ngực và chiếc quần lót thiệt khiêu khích đàn ông. Bà Vui quả quyết rằng khách Ðài Loan muốn được nhìn xem tận mắt mọi đường cong, nét lượn trên thân thể “nàng dâu tương lai” trước khi đưa ra quyết định tuyệt vời. Hồng Hoa thầm nghĩ mình thân gái “mười hai bến nước” lênh đênh, nếu Ông Trời run rủi cho vớ được một tấm chồng ngoại kiều giàu sụ như vị thương khách Ðài Loan mà bà Vui giới thiệu này, thì thiết tưởng đâu còn hạnh phúc nào trên đời dịu ngọt cho bằng!

Nhưng Hồng Hoa cảm thấy ngỡ ngàng, gần như khựng người lại, khi nhận ra Ðặng Sinh xấu quá! Ðó là vì da dẻ anh chàng trông đen đủi và vóc dáng thì lại cục mịch chẳng có vẻ gì là một vị giám đốc thương mại cả. Ðiều làm cô hơi ghê ghê là anh chàng hình như chỉ có một mắt. Hồng Hoa để ý đến điều này khi Ðặng Sinh đến sát bên để nhìn chằm chặp vào đôi gò ngực căng phồng của cô hồi lâu, như muốn cân, đo, đong đếm mớ xác thịt mà ngày mai, ngày mốt đây anh ta sẽ mua về để hì hục tận hưởng.

“Ê, Hồng Hoa! Ông này hình như chỉ có một mắt còn liếc qua liếc lại được đó mày ơi ! Con mắt kia thì đã đứng tròng, không hề nhúc nhích gì cả!” con Thanh Thanh, thí sinh đứng bên cạnh Hồng Hoa, kề tai cô bạn mình, vừa bình phẩm vừa đưa cả hàm răng khểnh của nó ra cười rúc rích.

Kết quả, Hồng Hoa, đúng là Hồng Hoa chớ còn ai nữa, đã lọt vào “mắt xanh” của vị thương khách đa tình, dù chỉ là một con mắt xanh mà thôi. Khi bà Vui cho biết quyết định sau cùng của Ðặng Sinh, chính Hồng Hoa cũng không biết là mình nên vui hay nên buồn nữa. Dẫu sao, ngay đêm hôm đó, Hồng Hoa cũng đành phải nhận lời đi ăn và đi nhảy với người thương gia Tàu xấu xí này cho tới quá nửa đêm mới được trả về. Cô gái sợ nếu không sớm tranh thủ cơ hội tiến thân hiếm có thì con Bạch Hạc, cháu của một ông phường đội trưởng ở Phú Nhuận, sẽ “chôm” mất hủ vàng sống kia, vì sau buổi trình diện bà Vui có nói nửa đùa, nửa thiệt là doanh gia Ðặng Sinh muốn lấy cả hai cô một lượt, không biết có được hay không!

Ðám cưới của Hồng Hoa và doanh gia Ðặng Sinh diễn ra chừng bốn tháng sau khi “nhà trai” đã ứng trước cho gia đình Hồng Hoa ba ngàn đô-la Mỹ để làm lễ hỏi, vào một ngày cách hôm đôi bên lần đầu gặp gỡ chừng hơn một tuần. Khoản tiền ba ngàn đô-la này là để thêm vào lễ vật biếu cho nhà gái cùng với năm món trang sức cho cô dâu tương lai: một đôi khoen tai, một sợi dây chuyền, một chiếc vòng cẩm thạch, một bộ vòng “xơ-mên” bảy chiếc, và một chiếc nhẫn đính hôn. Ngay sau lễ hỏi, nhà trai đã mướn một thiếu phụ người Hoa ở Chợ Lớn đến tận nhà Hồng Hoa để cấp tốc dạy cho cô gái diễm phúc đó học tiếng Tàu - trường hợp này là Quan Thoại, tiếng nói chính thức của Ðài Loan. Dĩ nhiên là vì được thúc đẩy bởi một động cơ cực mạnh, trong đó có niềm hạnh phúc lớn lao là được hưởng giàu sang, phú quý bên người chồng tuy xấu trai nhưng lại là một doanh gia chi tiền rất xộp, cho nên, mới sau vài tháng, Hồng Hoa đã nói và hiểu được những câu tiếng Tàu căn bản.

Một tuần trước ngày cưới, doanh gia Ðặng Sinh, từ Ðài Loan bay qua, lại đưa thêm cho gia đình Hồng Hoa năm ngàn đô-la nữa để lo đám cưới, kể cả đặt một tiệc lớn tại nhà hàng Ðồng Khánh ở Chợ Lớn. Nhưng người sung sướng nhứt trong cuộc gả bán này lại không phải là Hồng Hoa mà là má của cô gái, một “huyện đề” có máu mặt ở Nhà Bè. Trong hai năm liền trước cái ngày Hồng Hoa lần đầu tiên diện kiến “hoàng tử của lòng em” từ đất Ðài Loan diễm ảo, bà “huyện đề” chẳng may bị thua đề, thân bại, danh liệt đến độ ngày nào, đêm nào cũng có người tới đập cửa căn nhà bà ở Nhà Bè để đòi nợ, trèo trẹo cả buổi không “nạy” được đồng nào mới chịu bỏ đi. Dĩ nhiên là sau khi họ đã không quên nguyền rủa và chửi bới con nợ thậm tệ, đến độ mồ mả ông bà, ông vải của Hồng Hoa tại Núi Sam, Châu Ðốc cái nào cũng chỉ chực bể hai ra hay bốc tung lên thôi!

Qua cuộc hôn nhơn tiền trước, tình sau này, thiệt ra Hồng Hoa đã đem thân cứu mẹ, cứu mình, và cứu cả bốn đứa em nhỏ đang lam lũ dưới quê. Cũng như biết bao trẻ em con nhà nghèo khác trên quê hương hiện nay, các em của Hồng Hoa ngày ngày chỉ biết lêu lổng đó đây, chớ không làm gì có tiền đóng cho nhà trường mà ăn học. Ðất nước Việt Nam tuy đang thanh bình nhưng dân tộc Việt Nam, vì mang quá nhiều nghiệp báo, thì lại đang bị giới lãnh đạo cùng chủng tộc bóc lột, hà hiếp đến độ phải lầm than, cơ cực.

Trời Sài Gòn sùi sụt mưa suốt cả buổi sáng hôm Hồng Hoa lên máy bay theo chồng về nước. Mưa bay ngoài trời, mưa bay trong lòng... Hồng Hoa nhoài người ra cửa sổ phi cơ để nhìn thành phố Sài Gòn, nhìn lại quê hương lần cuối cùng trước lúc chia xa, không biết tới bao giờ mới gặp lại.

***

Rượu đã ngà ngà say, Ðặng Bá Hộ, vừa mới từ tiệc nhậu nơi nhà họ Hứa về tới phòng ngủ, đã lên tiếng gọi ơi ới:

“Con Hoa đâu rồi cà? Vào đây ngộ biểu!”

Ðang nấu đồ ăn cho đám heo “Dọt-sia” lúc nhúc dưới dãy nhà ngang cách phòng “ông nội” một khoảng sân nhỏ, Hồng Hoa giựt mình khi nghe thấy cái giọng nhề nhệ hơi men của ông nội chồng gọi mình. Bây giờ đã là tám giờ tối rồi mà nồi đồ ăn cho heo vẫn chưa chín nên Hồng Hoa vẫn còn phải tiếp tục công việc dưới bếp.

“Thôi đi 'ông nội'! Mới vừa 'giải quyết' tối hôm kia xong nay lại đòi nữa! Hễ bữa nào có nhậu thì cứ y như rằng là... Ðúng là đồ già dịch!” Hồng Hoa rủa thầm trong bụng, đứng lặng yên không thèm lên tiếng.

Nói ra thì xấu hổ chớ từ ngày theo về nhà chồng đến nay, Hồng Hoa đã phải thỏa mãn sinh lý cho Ðặng Bá Hộ - tức “ông nội” theo như chồng cô là Ðặng Sinh vẫn gọi - tới tám, chín lần gì đó. Bốn tháng mà tới tám, chín lần ông nội ăn nằm với cháu dâu thì quả là quái dị, nhứt là so với số tuổi bảy mươi của ông lão. Nhưng cái điều gọi là quái dị ở đây không phải là ở chỗ một ông già tuổi đã thất tuần mà còn có khả năng làm tình tới chín lần trong bốn tháng, tức là trung bình cỡ hai hay ba lần một tháng. Ðiều quái dị ở đây chính là chỗ ông lão đã ăn nằm với vợ đứa cháu nội của mình mà không hề tỏ dấu ngại ngùng, mắc cỡ hay ân hận gì cả. Hồng Hoa vẫn còn nhớ rõ mồn một lời nói của Ðặng Sinh, người mà, cho dù vật đổi, sao dời, cô vẫn nghĩ là chồng mình, trong lần đầu tiên cô bị cưỡng ép phải để cho “ông nội” thỏa mãn thú tính:

“Thì cô cứ coi như chúng tôi đã bỏ cả chục ngàn đô-la ra chơi bời vậy! Gia đình cô có sức lấy tiền thì cô cũng phải có sức chiều chuộng ông, cháu chúng tôi chớ? Hơn nữa, có ai ngoài gia đình này là kẻ phải chăm lo, nuôi nấng và bảo vệ cho cô nơi xứ lạ, quê người như chúng tôi ở đây đâu?”

Thấy Hồng Hoa vẫn nhứt định giẫy nẩy, không chịu, Ðặng Sinh bồi thêm:

“Ông nội tuy già nhưng cũng có khác gì Chú Chẩy đâu? Sao cô chịu cho Chú Chẩy mà không cho ông nội?”

Nghe đến tên Chú Chẩy, Hồng Hoa lòng càng thêm uất ức. Ai đời về nhà chồng mới có mấy hôm, ân ái với chồng chưa kịp quen hơi thì chú chồng lại giở trò dê đòi “chấm mút” cháu dâu. Ðang ra sức cự tuyệt cái trò loạn luân, nham nhở kia thì chính người chồng thân yêu của cô lại vung tay, múa chân, sừng sộ dở thói lưu manh, ép uổng:

“Cô có chịu để cho Chú Chẩy ân ái một chút hay không thì bảo? Cô tưởng hai chúng tôi không đủ sức đè cô xuống, lột áo quần của cô ra để 'làm việc' hả? Mà cô là gái mua từ Việt Nam đem về chớ có phải là vợ tôi đâu mà cô phải giữ với gìn? Cô chỉ là gia nhân, tức là một đứa ở trong nhà này thôi, cô biết không? Một đứa ở như cô phải may mắn lắm mới được chú cháu chúng tôi 'chiếu cố' tới, chớ không hề có chuyện loạn luân, loạn lý gì hết!”

Thấy thái độ bất ngờ trở nên hung dữ và vô đạo đức của Ðặng Sinh, Hồng Hoa đâm hoảng sợ. Trước ngày lấy chồng Tàu, đàn bà, con gái Việt Nam ai ai cũng đã nghe nói tới cảnh chồng chúa, vợ tôi rất khắt khe nơi các xã hội Nhựt Bản, Ðại Hàn và Trung Hoa, dù là Trung Hoa Quốc gia hay Trung Hoa Cộng Sản hoặc khối Ðại Trung Hoa gồm cả Hoa kiều rải rác khắp nơi trên thế giới. Thiệt là bất ngờ, mấy anh chồng Việt Nam tuy cũng mang tiếng là vũ phu, đánh vợ, nhưng so ra họ còn thua xa đám bạn đồng trang lứa mắt hí ở vùng Ðông Bắc Á. Có lẽ vì đất nước Việt Nam cởi mở hơn và dân tộc Việt Nam, với hoàn cảnh lịch sử éo le hơn, đã có dịp tiếp xúc với nhiều nền văn minh Tây phương hơn, trong số đó có nền văn minh Phú-lãng-sa nổi tiếng nịnh đầm nhứt thế giới.

Hồng Hoa đành thúc thủ trước bốn cánh tay lực lưỡng của hai chú cháu người Tàu phù... Cô khóc suốt đêm trước cảnh đời bẽ bàng, cay đắng của một người con gái những tưởng được phận đẹp, duyên may, ai ngờ lại trao thân nhằm chốn ác ôn, dâm loạn! Giấc mộng lấy chồng xứ lạ giàu sang mới chưa đầy một tuần lễ nay đã tan thành mây khói. Ðem thân qua đất khách, quê người rồi mới thấy mình chẳng khác gì một cô gái phải bán thân nuôi miệng nơi bến xe rác rưởi, bụi bặm, chỗ công viên gió lùa, u tối, hay trong khách sạn ngột ngạt, tanh tưởi chốn quê nhà điêu linh mà nay đã nghìn trùng xa cách.

“Trời ơi! Nếu biết như vầy thì tôi có lấy cái thằng mắc dịch này làm gì cho nó nhơ nhớp tấm thân? Vậy mà ai cũng đồn là 'lấy chồng Ðài Loan sướng lắm chị em ơi!' Mẹ ơi là mẹ! Em ơi là em!” Hồng Hoa tiếp tục khóc vật vã, rưng rức, đắng cay.

Sự thực đã quá phũ phàng, nhưng hoàn cảnh bi đát hiện tại của Hồng Hoa là vô phương cứu chữa. Cô qua tới đây đã hơn bốn tháng nay mà nhà họ Ðặng chỉ cho gọi điện thoại về thăm nhà ở Việt Nam có một lần duy nhứt mà thôi; lần đó là hai ngày sau khi cô bước chân vào “làm dâu” nhà họ Ðặng. Mà lần gọi điện thoại này thì, vì cuộc đời vẫn còn đầy màu hồng và ảo ảnh quyến rũ, Hồng Hoa chỉ cho gia đình biết những gì hết sức “phấn khởi, hồ hởi” đang chờ đợi một nàng dâu của nước Trung Hoa như cô.

Thành phố Ðài Bắc thì mênh mông, ngựa xe thì dập dìu qua lại, người địa phương thì chỉ nghe nói chuyện sập xí, sập ngầu với nhau bằng đủ mọi thứ tiếng Tàu rất lẹ, hình như có cả thổ ngữ địa phương, làm sao mà Hồng Hoa hiểu được cái gì, hoặc nhờ cậy được ai? Vả lại, nhà họ Ðặng không hề cho cô bước ra khỏi cửa, mà gần như suốt ngày bắt cô phải quanh quẩn nơi xó bếp hay vườn rau đặng nấu cơm và tắm cho bầy heo “Dọt-sia” đông tới hai mươi mấy con. Mất hẳn liên lạc với thế giới bên ngoài, nàng con gái Tây Thi nước Việt hôm nay ngày ngày thì lam lũ làm lụng một mình, đêm đêm thì hết chồng tới chú chồng rồi lại ông nội chồng, mạnh ai nấy kêu cô vào phòng dày vò thân xác, bắt phải hầu hạ sinh lý. Nỗi đoạn trường này bây giờ biết tỏ cùng ai?

***

“Con Hoa đâu? Sao ngộ kêu hoài không thấy dạ?” Ðặng Bá Hộ hỏi to khi ông cụ đang từ nhà trên xông thẳng xuống nhà bếp để kiếm con “cháu nội dâu.”

Không đợi Hồng Hoa dạ, thưa gì cả, vị bô lão tuổi “thất thập cổ lai hy” này, hẳn chừng đang bị hành hạ, vật vã đủ điều vì rượu bổ và thuốc cường dương các loại, lao tới trong tư thế kẹp sát phía sau của cô gái vào phía trước của mình. Với nụ cười đểu giả làm rung rung râu trắng, ông cụ tộc trưởng người Tàu đưa cả hai tay ra chụp lấy bộ ngực no tròn của cô gái nước Việt nuôi heo, dẫu gì thì cũng là cháu nội dâu của mình, rồi lia lịa xoa bóp, miệng hềnh hệch cười:

“Ái chà! ái chà! Ngộ nhớ lị quá! Ngộ ái lị há!”





Công Ty Hilcorp ở Houston, TX, thưởng mổi nhân viên 100 ngàn đô la Mỹ nhân dịp Giáng Sinh 2015



Hôm Thứ Năm, tin từ tạp chí trên mạng The Root cho hay, một công ty tại Houston mới vừa làm cho giấc mơ Mùa Giáng Sinh của nhân viên trở thành hiện thực sau khi mọi người, dù giữ chức vụ nào và làm công việc gì, vẫn nhận được $100,000 tiền thưởng dịp Noel.


Một nhân viên công ty Hilcorp vui mừng khi biết được tiền thưởng.

Tất cả 1,380 nhân viên công ty Hilcorp, một trong số các hãng thăm dò và sản xuất dầu khí lớn tại Hoa Kỳ, đã nhận được món tiền thưởng hậu hĩnh đó, coi như là lời cảm tạ của ban giám đốc công ty đối với thành tích làm việc xuất sắc của họ.

Nhân viên tiếp đón khách hàng Amanda Thompson nói với đài KTVU rằng đây quả thật là món quà đáng giá, và cô tin rằng bản thân mình cũng như các nhân viên khác của công ty chẳng ai mà lại không ra sức làm việc hết mình, 100% mỗi ngày.

Kể cũng chẳng có gì lạ khi Hilcorp vừa mới được tạp chí Fortune vinh danh là một trong số 100 Công Ty Tốt Nhất Cho Công Nhân, năm nay là năm thứ ba liên tiếp.

Cô Thompson kể rằng, hồi năm 2010, tất cả nhân viên công ty đều được quyền chọn phần thưởng là một chiếc xe hơi trị giá $50,000 hoặc là $35,000 tiền mặt vì công ty đã đạt chỉ tiêu sản xuất cho 5 năm qua.



LỜI THỀ LÊ VĂN TÁM







Đặt tên đường ở Sài Gòn trước 1975 rất khoa học, có tính giáo dục cao(Nguồn: Facebook Vietnam Net)




Bản đồ Saigon năm 1966






Cách đặt tên đường ở Sài Gòn trước 1975 rất hay, rất có dụng ý rất có ý nghĩa. Người đi từ cửa ngõ vào tới trung tâm Sài Gòn, nếu để ý bạn sẽ thấy cả một chiều dài lịch sử của nước Việt trên từng bước chân.

+ Khởi đầu từ Bến xe Miền Tây ta sẽ có Hồng Bàng, An Dương Vương, Triệu Đà… Bà Triệu… rồi thì có Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục… Tiếp đến là Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh…Lý Chiêu Hoàng. Nhà Trần thì Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo và các tướng quây quần Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư…

+ Các bến sông gồm có Vạn Kiếp, Hàm Tử… Bến cảng lớn nhất thì đặt tên Bạch Đằng…

+ Cứ thế vào càng gần trung tâm thì càng tiệm cận đến hiện tại như Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi… rồi tới nhà Nguyễn lại càng gần trung tâm hơn nữa như Nguyễn Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức cùng các tướng lãnh như Võ Tánh, Lê Văn Duyệt…

+ Chệch qua phía bắc khu trung tâm (phía Quận 3) ta có triều Tây Sơn và các nhà văn, nhà thơ, học sĩ: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương… cùng với các võ tướng Tây Sơn: Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu…

Một người đi từ bến xe vào trung tâm nếu thuộc Sử Việt và để ý tên đường thì rất dễ hình dung mình đang ở khu vực nào trong Thành phố.

Hay nhất là sau dòng chảy lịch sử, thì tất cả đều tập trung vào một đại lộ mang tên Thống Nhất, đẹp và rộng với quảng trường bao la dẫn thẳng vào cơ quan quyền lực cao nhất thời đó (trước 1975) DINH ĐỘC LẬP.

Con đường nhỏ hơn một chiều, chạy ngang Toà án và cổng chính Dinh mang tên Công Lý (Công Lý thì không thể nào 2 chiều được!). Hai con đường song song với Đại Lộ Thống Nhất được mang tên của hai danh nhân đã tạo ra chữ viết của Việt Nam là Hàn Thuyên và Alexandre de Rhodes với hàm ý biết ơn sâu sắc…


Chỉ vì cái mông đàn bà




מה קורה פה ???

וואווו אותי זה מצחיק - צחוק ישראלי

Posted by ‎צחוק ישראלי הכי הכי‎ on Saturday, May 2, 2015



Phỏng vấn con rễ Ba Dũng





TÓM TẮT PHẦN LƯỢC SỬ NGUYỄN BẢO HOÀNG:

Em tên là Nguyễn Bảo Hoàng, tên Mỹ là Henry Nguyễn, đến Mỹ từ năm 1975, cùng gia đình lúc em mới gần 2 tuổi. Không biết trước ba em làm gì, nhưng làm chức lớn lắm của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, sợ trả thù nên khoảng một tuần trước 30 tháng tư, ba em đem cả gia đình đi do sự giúp đỡ của sứ quán Mỹ. Em đến Mỹ bằng máy bay C-130 tới tiểu bang Virginia.

Em thuộc gia đình làm lớn của VNCH, người ta nói ba em bỏ của chạy lấy người. Em được lớn lên và giáo dục tại Mỹ. Em học Bác sĩ y khoa tại Đại học Harvard vì có anh chị cũng làm BS. Nhưng em thích kinh doanh hơn nên hiện tại có hai bằng của Đại học Mỹ: Bác sĩ y khoa và Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh (Master of Business Administration= MBA)

NGUYÊN VĂN PHỎNG VẤN:

Nguyễn Bảo Hoàng:

Ra trường, em chưa bao giờ hành nghề BS, vì năm 1993 ba em về Việt Nam để kết nối với những người có quyền ở Việt Nam để làm ăn. Em về Hà Nội làm trong công ty của người anh rể của em là Thomas Corner (?), rất là giàu, rất nhiều tiền. Anh rể có Công Ty chuyên về đầu tư, mua những công ty nhỏ khác để phát triển. Tóm lại, anh rể em là “Đại Gia” của Mỹ.

Vợ em là Nguyễn Thanh Phượng, con ruột của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Khi em quyết định về VN thì em và ba em xác định phải móc nối với chính quyền, càng cao càng tốt, con nhà có chức có quyền càng hay, nên em làm quen được cô Phượng. Nhưng không ngờ cô Phượng cũng muốn tìm tới em vì ba cô là ông Dũng cũng muốn em làm con rể vì nó thuận lợi cho việc làm ăn của ổng và của em.

Có nhiều người nói ba em bất chấp mọi thủ đoạn, hồi xưa em là gì, Cộng Sản là gì, miễn có tiền là em làm thôi. Sự thật là vậy. Nhiều người ở ngoài nước nói em có học cao mà sao "Ngu quá vậy!", về Việt Nam tiếp tay với Cộng Sản đế bóp cổ dân là ...ngu. Cái đó người bên ngoài thấy vậy. Bên trong thì em thấy ba em và em rất khôn. Khi làm ăn quan trọng là lợi nhuận, em về Việt Nam mà phía sau có Thủ Tướng chánh phủ chống lưng cho, làm gì cũng thắng cả. Nên em cho đó không phải là một quyết định ngu xuẩn mà là một quyết định rất khôn ngoan.

Phóng viên: Vậy, nếu sau nầy ba vợ em bị cách chức hay bị trục xuất ra khỏi Việt Nam thì em có ly dị vợ không?

Nguyễn Bảo Hoàng: Ba em không dễ gì bị cách chức mà, ba không cách chức người ta thì thôi.. Còn nếu Trung Quốc không cho ba em làm nữa thì ba em phải đi ra. Còn chuyện ly dị là chuyện tương lai, tới đâu tính tới đó. Nhưng nếu còn làm ăn được, em sẽ không ly dị vợ đâu.

Phóng viên: Em rất ham lợi nhuận. Vậy có khuyên ba gom tiền dân bao nhiêu đỡ bấy nhiêu, để phòng khi bị cách chức?

Nguyễn Bảo Hoàng: Không cần thiết lắm vì ba em dù học mới tới lớp 6 trường làng, nhưng vấn đề quơ quét, vơ vét tiền của nhân dân, của đất nước, ba em rất là giàu, rất là giỏi.

Phóng viên: Ba em lấy một số tiền lớn lắm của chính phủ, cả 10 tỉ Mỹ kim để mua máy bay của Pháp mà sao không mua của Mỹ?

Nguyễn Bảo Hoàng: Em lớn lên ở Mỹ, biết máy bay Mỹ tốt; nhưng em nói thằng Mỹ rất ngu, không biết mềm dẻo, không biết phong tục hối lộ của VN. Thí dụ, máy bay giá 80 triệu thì phải ghi là 150 triệu, phần dư ra thì cho ba em. Thằng Pháp hiểu thủ tục ăn hối lộ của VN hơn thằng Mỹ...

Sao Y Bản Chính
 

Có một tình yêu như... thế!



Vài năm trước, mỗi ngày đi làm, Jim đều được ông Jake, một người hàng xóm đã cao tuổi đưa cho một tờ tiền mặt 5 đôla. Ông nhờ Jim ghé qua một quán cà phê trên đường để mua hộ ông một gói cà phê có giá 4 đôla.

Thói quen này của ông Jacke đã duy trì đến mấy năm nay rồi. Và để đáp trả lòng tốt của Jim, ông Jake sẽ nhận làm cỏ, tỉa cây trong vườn nhà anh ấy.

Sau một thời gian lâu, bà chủ quán cà phê cũng đã quen với Jim. Bà ngày nào cũng chuẩn bị một gói cà phê và một đồng đô la tiền lẻ để trả lại.

Đôi lúc, Jim cũng rất tò mò và hỏi ông Jake: “Cà phê có hạn sử dụng rất lâu, tại sao ông không mua một lần nhiều nhiều một chút?”

ông Jacke lắc đầu và cười nói: “Không, tôi thích như thế này hơn, mỗi ngày một gói cà phê mới tốt.”
Có một lần, Jim vội vã tới nhà bạn để tụ tập cùng bạn bè nên anh liền mua cà phê ở tạm một cửa hàng khác.Không ngờ, ông Jake khi nhận được cà phê dù còn chưa mở ra đã nói: “Đây không phải loại cà phê mà tôi muốn.”

Jim cảm thấy bất ngờ, anh liền thử mấy lần sau đều mua ở nơi khác, nhưng dù cà phê đã được đóng gói y như vậy, mà ông Jake chỉ liếc mắt qua đã phát hiện ra rồi.

 
Từ đó, Jim không còn thử ông nữa.

Mấy năm sau, sức khỏe của ông Jake đã không còn được tốt như trước đây. Nhưng hàng ngày ông vẫn đều nhờ Jim mua cho mình một gói cà phê. Mỗi lần khi đưa 5 đôla cho Jim, hai ánh mắt của ông lại chất chứa đầy sự chờ mong.

Cho đến một hôm, khi Jim lại sang nhà ông Jake mua cà phê giúp ông. Ông Jake sức khỏe suy yếu nằm trên giường bệnh đưa tay ra, rồi nhẹ nhàng cầm tờ một đôla và hỏi Jim: “Thời gian lâu như vậy, chẳng lẽ cậu không biết gì sao?”

Jim nhìn ông lão hàng xóm và lắc đầu.


Ông lão nói tiếp: “Tôi luôn luôn muốn mua cà phê ở cửa hàng đó, là vì người bán cà phê cho cậu là Elina.”

Giọng nói của ông Jake trầm xuống rất nhiều: “Bà ấy là người mà tôi yêu nhất. Năm đó, mẹ của bà ấy chê tôi là một kẻ nghèo nàn, nên đã chia rẽ chúng tôi…Tôi cũng chỉ có thể đau lòng mà rời đi. Nhiều năm sau này, vợ tôi bị bệnh qua đời, các con cũng đã trưởng thành có gia đình. Tôi đã quay trở lại nơi đó tìm hiểu và biết bà ấy bán cà phê ở cửa hàng đó. Bà ấy cũng đã sớm mất chồng. Cả hai người chúng tôi đều không quên ước định của tình yêu đầu năm xưa. Nhưng tôi không muốn quấy rầy đến cuộc sống bình yên của bà ấy, nên lặng lẽ sống ở đây. Cũng từ đó, tôi nhờ cậu mua cà phê hộ tôi.”

Jim đứng im lặng nhìn ông lão hàng xóm rồi bất chợt hỏi với vẻ khó hiểu:“Chẳng lẽ, ông chưa từng đến thăm bà ấy sao?”

Ông Jake lắc đầu.

“Năm đó, lúc chúng tôi yêu nhau thường không có cách để gặp mặt nên đã đặt ra một ám hiệu. Đó là lấy tờ một đô la gấp thành một hình tam giác, để trong một bì thư, rồi nhờ người gửi thư đưa đến đối phương, ngụ ý nói rằng mình vẫn bình an. Cho nên, mỗi lần nhờ cậu mua cà phê, tôi đều gấp tờ tiền thành một hình tam giác. Còn Elina, mỗi lần trả lại tôi tờ một đô la, bà ấy cũng đều gấp thành một hình tam giác. Cứ như thế, dù chúng tôi không gặp lại nhau nhưng đều biết người kia vẫn bình an, khỏe mạnh…Bây giờ, tôi sắp phải đi gặp thượng đế rồi, nhưng nếu Elina không nhận được tin tức của tôi, bà ấy hẳn sẽ rất lo lắng. Dưới giường của tôi có một chiếc rương, bên trong đều là những tờ tiền tôi đã gấp thành hình tam giác rồi. Xin cậu hãy giúp tôi tiếp tục mua cà phê …Tôi xin nhờ cậu…”

Ông Jake nói xong, liền nhắm mắt lại và ra đi.

Không ngờ, trong đám tang của ông Jake, Jim đã mang đến một chiếc rương khác. Trong chiếc hòm ấy, toàn là những gói cà phê đã được đóng sẵn và còn có rất nhiều những tờ tiền một đôla được gấp sẵn thành hình tam giác.

Vào nửa năm trước, bà Elina đã bị bệnh nặng mà qua đời. Trước khi rời đi, bà đã giao chiếc rương này cho Jim để nhờ Jim thay thế mình chuyển lời nhắn bình an đến ông Jake….

Đây hẳn là một tình yêu đích thực!



 

AirPano won "VR / 360 Photo" category the Epson International Pano Awards







Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Andrea Bocelli hát 'Ave Maria' tại công trường thánh Phê Rô năm 2015







Thu nhập bình quân ở VN và một cái nhìn khác - Tác giả Nguyễn văn Tuấn



Hi vọng đây là một tin mừng: Thu nhập bình quân của bà con vùng nông thôn là 24.4 triệu đồng/năm. Nhưng như người ta hay nói con số thống kê giống như là bộ đồ bikini: những gì nó tiết lộ ra ngoài (như đường cong và da chẳng hạn) thì thú vị đấy, nhưng những cái nó giấu mới là quan trọng. Con số thu nhập này cũng thế: cũng như cái bộ đồ bikini thôi.

Không biết con số này được tính toán như thế nào, nhưng thú thật với các bạn là tôi hơi nghi ngờ về con số này. Nhà tôi ở miệt quê vùng ĐBSCL, nên tôi biết khá rõ về thu nhập của bà con chung quanh. Một người đi làm mướn như nhổ cỏ, cắt lúa, v.v. thì thu nhập mỗi ngày khoảng 5 USD. Nhưng không phải suốt năm đều có việc, chỉ có khoảng 50% ngày trong năm là có việc thôi. Thành ra, tôi ước tính rằng thu nhập của người làm mướn là khoảng 1000 USD/năm. Do đó, con số 24 triệu có lẽ là áp dụng cho MỘT người lao động chính trong gia đình. Chứ nếu chia bình quân 1000 USD năm cho 2 người (tính đơn giản) thì thu nhập bình quân đầu người chắc chỉ là 500 USD thôi.

Còn với người có ruộng, trung bình là 5 công đất. Mỗi vụ thu hoạch được khoảng 500 USD sau khi đã trừ tiền thuốc trừ sâu, giống, nhân công. Mỗi năm làm 3 vụ thì gia đình này cũng có thu nhập 1500 USD. Nhưng nếu chia cho 2 người thì cũng chỉ 750 USD đầu người mà thôi.

Cả hai tính toán thực tế trên cho thấy con số 24.4 triệu (tức 1200 USD đầu người) là đáng nghi ngờ. Thật vậy, theo World Bank, tỉ lệ nghèo ở VN tuy có cản tiến, nhưng vẫn ở mức ~21%. Ấy thế mà chính quyền VN thì tuyên bố rằng tỉ lệ nghèo chỉ 8%! Có lẽ tiêu chuẩn của Nhà nước khác với tiêu chuẩn nghèo của WB.

Nhưng khoảng cách giữa người nghèo và người giàu mới đáng lo hơn. Theo một báo cáo ở VN thì số hộ giàu chiếm 20% dân số, nhưng thu nhập của họ chiếm hơn phân nửa tổng GDP quốc gia. Số hộ nghèo (khoảng 20%) thì tổng thu nhập của họ chỉ chiếm chưa đầy 5% tổng GDP quốc gia. Thật ra, chỉ cần đi ra khỏi trung tâm Quận 1 của Sài Gòn vài cây số sẽ thấy mức độ khác biệt về giàu nghèo cao như thế nào. Trong khi có người tiêu ra hàng trăm triệu để mua cái bóp LV, thì cũng có người ngay bên cạnh cửa hàng đó đang nhọc nhằn lèo lái cái xe đạp để bán ổi, xoài, mà thu nhập cả đời chưa chắc đủ mua cái bóp LV đó.

Do đó, con số thu nhập mà Chính phủ đưa ra có thể (chỉ "có thể" thôi) là tin vui, nhưng nó chưa nói hết câu chuyện. Câu chuyện thật là sự phân hóa giữa người giàu và người nghèo càng ngày càng tăng cao. Đó mới là điều đáng lo ngại vì cái khoảng cách này càng tăng thì xã hội sẽ có ngày bất ổn.


Tháng 12, chuyện những người đàn bà - Tác giả Tuấn Khanh (Saigon)



Tháng Mười Hai năm nay, xuất hiện nhiều câu chuyện về những người đàn bà trên thế gian này – có những người lừng danh, và cả những người vô danh – khiến mọi thứ lại càng đáng nhớ hơn.

Tháng Mười Hai, nhắc nhiều người yêu nhạc ngồi nghe lại bài Woman của John Lennon. Bài hát ngợi ca về đàn bà của ông như một định mệnh thôi thúc, ông viết ra, kịp hát ghi âm lầm cuối cùng trước khi ngày định mệnh 8/12 đến: một kẻ tâm thần đã bắn ông chết ngay trước cửa nhà.

Trong Woman, chàng ca sĩ mắt kính tròn hát rằng “Woman please let me explain. I never meant to cause you sorrow or pain. So let me tell you again and again and again” (Tạm dịch: ôi Nàng, xin cho tôi giãi bày. Tôi không bao giờ muốn đem đến cho nàng nỗi đau hay muộn phiền. Xin cho tôi nhắc lại muôn lần điều này…) Người đàn bà rất chung và rất riêng của bài hát đó, muốn giới thiệu rằng mỗi bước đi lên của nhân loại, luôn có lời ngợi ca và trân trọng.

Tháng 12, trên trang Twitter của tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nhắc về một người đàn bà: Rosa Parks, mà ông trân trọng ghi là “đấng anh thư đã đứng lên tranh đấu cho công lý và bình đẳng”.
Rosa Parks (1913-2005) được lịch sử hiện đại của nước Mỹ gọi tên là “đệ nhất phu nhân của dân quyền” và là “người mẹ của phong trào tự do”. Ngày 1/12/1955, khi bà Rosa Parks lên chuyến xe bus ở bang Alabama, bà bị tài xế trên xe buộc phải đứng dậy để nhường ghế cho một người da trắng – theo luật lúc bấy giờ của bang này. Rosa Parks đã phản đối và biến chiếc xe bus đó thành nơi tố cáo sự kỳ thị chủng tộc, chấp nhận cho việc cảnh sát dừng xe áp giải bà đi. Nửa thế kỷ sau, tất cả những đứa trẻ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đều được học về Rosa Parks và tự hào về người đàn bà đã đứng lên cho nước Mỹ hôm nay. Thậm chí, ở các bang như California và Ohio, ngày 1 tháng 12 là ngày lễ ghi nhớ Rosa Parks Day.

Tháng Mười Hai còn một điều đáng ngưỡng mộ khác: là thời điểm mà lãnh tụ Aung San Suu Kyi, người đàn bà lừng danh của nền dân chủ Miến Điện tiếp nhận sự chuyển giao quyền lực từ chính quyền quân sự sang dân sự, đồng thời tuyên bố sẽ luôn cân nhắc, thận trọng trước mọi lời mời giúp đầu tư từ Trung Quốc.

Có những người đàn bà trên thế gian này có thể khiến trái tim của chúng ta phập phồng kiêu hãnh. Nó mở ra những chỉ dấu kỳ diệu về con người và sự văn minh.

Nhưng cũng có những người đàn bà, với câu chuyện của họ khiến trái tim chúng ta quặn thắt, đau hơn nữa khi nghĩ về tương lai, giống nòi và tổ quốc.

Chị Mai Thị Long – có thể nói đến đây vẫn không ai biết – vợ của ngư dân Trương Đình Bảy bị “kẻ lạ” bắn chết ngay trên biển Trường Sa của Việt Nam vẫn chưa được cơ quan nào giúp xác định rõ ai đã giết chồng mình. Lẽ ra, sau cái chết oan khiên và đầy ngụ ý trên biển đó, Bộ Ngoại Giao Việt Nam phải gửi thư đến các sứ quán có tàu trong cùng khu vực, yêu cầu cùng phối hợp điều tra xem thỉ phạm là ai. Lẽ ra, chị Long cũng còn được thấy tổ quốc gọi tên chồng mình, sau khi đã hối thúc chồng mình ra khơi, bám biển, thể hiện chủ quyền thay cho Nhà nước. Ngày 2/12, đưa chồng về đất mẹ, đối với chị Long, biển bây giờ không những là nỗi đau mà còn nhắc nhở về dối trá.

Tháng Mười Hai, công an Đà Nẵng cười tươi và trao cho bà Nguyễn Thị Khả, 57 tuổi, số tiền gần 2 triệu đồng để bồi thường cho việc bà bị công an khu vực vung gậy đánh đến mang thương tích, vì tưởng bà là gái mại dâm. Rất nhiều người đã thảng thốt hỏi rằng ở thành phố đáng sống đó, ngày thường đã có bao nhiêu gái mại dâm bị đánh đập mà không thể nói với ai? Và cũng có rất nhiều người nói rằng chỉ cần một điều rất nhỏ, bao nhiêu những vàng mã về nhân quyền phụ nữ, về bình đẳng và quan hệ giữa công an địa phương và phụ nữ đã lộ ra. Mọi thứ trần trụi và tàn nhẫn như trên chuyến xe bú về tương lai của bà Rosa Parks, nhưng khác ở chỗ là thân phận người phụ nữ Việt Nam thậm chí vẫn còn chưa có được một khoảnh trống cho mình.

Câu chuyện cóp nhặt cuối, tạm thời, của tháng Mười Hai, là chuyện cô gái Việt tự mình đi và đoạt giải hoa hậu ở Philippines, nhưng bị gọi là thi “chui” và bị đòi phạt 30 triệu đồng. Có cái gì đó vẫn còn chưa giải thích được cho một văn bản quy định đầy tính phản bội lại quyền con người trong hiến pháp, khi tự cho mình có quyền kiểm soát sự tự do và quyền của người khác mà không rõ lý do. Đây không phải là chuyện mới mẻ tại Việt Nam, vì từ năm 2013 đến nay, theo đoàn luật sư Việt Nam cho biết thì đã có tới 90.000 văn bản trái hiến pháp, trái luật mà vẫn áp đặt lên con người.

Con số phạt 30 triệu đó của Bộ TT&TT, chợt làm nhớ đến hình ảnh trên báo chí Trung Quốc khi rao bán công khai con gái Việt về làm vợ với giá 1500 USD. Đàn bà Việt hôm nay không thể tự vinh danh mình trên diễn trường quốc tế, nếu không có Cục, có Bộ xốc nách đưa vào. Nhưng bị bán đi, bị làm nhục ở sát biên giới của “nước lạ” thì không thấy ai ra văn bản hay lên tiếng. Cục và Bộ rầm rập vào cuộc với những người đàn bà sáng danh Việt Nam với thế giới nhưng lãng tránh, ngó lơ khi thấy đàn bà Việt bị làm nhục khắp thế giới, từ đường biên hữu nghị.

Đàn bà, nếu như bạn vẫn còn nghe Woman của John Lennon, hãy cảm nhận những điều thật tuyệt vời và khác biệt ở hai đầu thế giới.

Tấn công khủng bố và người Việt ở California, Paris







Nhưng, một U80 của Saigon không bao giờ là con cắc kè đổi màu: Hoang Hai Thuy a refusé de se taire (Source: Le Parisien)



Dưới đây là bản dịch bài báo viết về “Biệt kích dzăng bút Hoàng Hải Thủy” đăng trên nhật báo Le Parisien, Tháng Tư năm 1988. Người viết là Nữ ký giả Catherine Monfazon

Đáp ứng lời kêu gọi của Hiệp Hội Phóng Viên Không Biên Giới – L’Association Reporters sans frontières – 38 cơ sở truyền thông Pháp quốc đã nhận bảo lãnh mỗi cơ sở một ký giả bị tù vì làm tròn công việc của mình. “Le Parisien” tự chọn tranh đấu cho sự tự do của Hoàng Hải Thủy, ký giả Việt Nam, hiện đang bị bỏ quên trong một trại lao động cải tạo.

Chúng tôi yêu cầu chính phủ Pháp quốc không những chỉ vận động để đưa ông Thủy ra khỏi nhà tù mà còn, theo sự đòi hỏi của gia đình ông ta, đưa ông ta ra khỏi quốc gia của ông ta…

Hoàng Hải Thủy không chịu câm miệng

Đừng nói đến cái tên Hoàng Hải Thủy ở Việt Nam, nói đến cái tên đó trong điện thoại, đường dây sẽ bị cắt, trong đường phố những đôi mắt sẽ nhìn xuống đất. Được nhờ đến, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, được coi như là một động lực của công cuộc đổi mới của Việt Nam, sẽ bực bội gạt bạn sang Bộ Tư pháp, một cách từ chối, không tiếp khéo léo.

Hoàng Hải Thủy năm mươi chín tuổi, đêm đêm nằm ngủ trên tấm ván rộng năm mươi phân giữa ba ngươi người bạn tù chung phòng giam trong trại cải tạo Xuân Lộc, một nơi cách thành phố HCM (Sàigòn) một trăm hai mươi cây số. Những lời buộc tội thật mơ hồ “Lên tiếng chống chủ nghĩa cộng sản” Người ta trách ông ta đã gửi ra nước ngoài những bài thơ, bài viết không sao có thể đăng được trong những tờ báo Việt Nam bị rọ mõm.

Hoàng Hải Thủy biết rất rõ những người cộng sản. Bên cạnh họ ông đã tham gia kháng chiến năm 1945. Nhưng kề từ đó ông chỉ đi theo một con đường: nhân bản. Thi sĩ, văn sĩ, ký giả, dịch giả: ông được nhiều người biết vì tính tình hay nói thẳng, vì niềm hăng say tố cáo những sự bất công. Ông tự ý làm những việc ấy. Trước năm 1975 ông công khai chỉ trích chế độ cũ trên những tờ báo châm biếm như tờ Con Ong (nghĩa đen là con ong chuyên châm chích). Ông cũng là viên chức của Trung tâm Thông Tin Hoa Kỳ, USIS.

Năm 1974, ông dịch “Trăm năm cô đơn” của Garcia Marquez. Bản dịch truyện này bị cấm xuất bản. Bản dịch “Quần đảo ngục tù” (Archipel du Goulag) cũng bị cấm. Lần này là đảng cấm. Sau năm 1975 Hoàng Hải Thủy phải sống nhịn nhục. Nhưng ông từ chối không chịu im tiếng. “Ông ấy không thể im lặng trước những đau khổ của đồng bào ông. Ông ấy tức giận khi thấy bọn cán bộ kêu gọi người khác hy sinh nhưng chính chúng lại sống như vương giả”. Đấy là lời một người bạn của Hoàng Hải Thủy nói về ông.

Năm 1977 ông ta đã bị bắt lần thứ nhất, bị giam hai mươi ba tháng trong nhà tù Chí Hòa. Vừa ra khỏi tù, ông lại cầm bút. Ông bị bắt lần thứ hai năm 1984. Năm 1988, ông bị xử ở tòa án. Người bạn của ông nói tiếp về ông:

“Trong phiên xử, ông ấy có nói ông không viết vì thù hận chính quyền mà viết để chống lại tất cả những kẻ dối trá từ trong trái tim…”

Bị tuyên án sáu năm tù Hoàng Hải Thủy chỉ được trả tự do vào tháng Năm năm 1990. Ông còn phải chịu đựng nhiều tháng sống trong trại cải tạo vì thái độ tự do tư tưởng của ông, một thái độ mà cái chính phủ vẫn tự nhận là đã mở nắp nồi và đổi mới vẫn không thể chấp nhận được.

Nữ ký giả Catherine Monfazon
Nhật báo Le Parisien


Đây là bài báo Nữ ký giả Monfazon viết về vợ con Hoàng Hải Thủy đăng cùng trên trang báo Le Parisien với bài báo trên.

Chúng tôi mạnh vì chúng tôi yêu ông ấy
 
Hoàng Hải Thủy và cả gia đình ông phải trả giá đắt vì niềm khao khát tự do của họ. Nhưng họ vẫn sát cánh với nhau và họ hy vọng.
 
Đêm đen như mực ở thành phố HCM. Cô con gái của Hoàng Hải Thủy, Giang, ba mươi hai tuổi, di chuyển vòng vèo giữa rừng xe đạp và xe xích lô trên chiếc xe gắn máy mua trả góp. Cô dừng xe trong một xóm đông dân cư. Con đường trở nên sình lầy. Im lặng. Giang dựng xe trước cửa vào nhà, cạnh mấy chuồng gà. Anh con và bà vợ Thủy chờ đón chúng tôi. Vài cái ghế, hai cái giường không nệm, một tủ lạnh rỉ sét, sân nhà lát gạch bông đỏ trắng rất sạch: tất cả toát lên một sự nghèo túng được che dấu cẩn thận.
 
Mái tóc bạc được chải tươm tất, xanh xao, rất gầy, rất đường hoàng, bà vợ của Thủy nói tiếng Pháp lần thứ nhất từ hơn hai mươi năm nay.
 
Một bức ảnh rất đẹp của ông chồng trang hoàng bức tường lở vôi, bên cạnh hai tờ thông cáo tuyên truyền của cộng sản mà nhà nào cũng phải dán. Đỗ Thị Thủy không được gặp mặt chồng từ hai tháng nay. “Ông bố tôi mạnh khỏe, bà mẹ tôi mới chịu không nổi. Bà mất mười ký lô,” anh con trai hai mươi tám tuổi nói nhỏ.
 
Họ nói đến ông bố và ông chồng của họ với niềm kiêu hãnh, họ nhắc đến những bài ông đã viết, những bài này đều bị công an tịch thu, những gì ghi lại nỗi tuyệt vọng, sự đau khổ và cái đói của nhân dân. “Ông ấy nói ít, viết nhiều”. Bà Đỗ nói. Tôi hỏi:
 
 “Có bao giờ bà yêu cầu ông ấy đừng viết để cả nhà được an ninh không?”
 
“Không bao giờ…” bà trả lời ngay, gần như bà giận dữ vì câu hỏi ấy. Bỗng bà mỉm cười dịu dàng, xúc động:
 
“Chúng tôi đói, chúng tôi không có tiền, nhưng chúng tôi chấp nhận tất cả những cái đó. Chúng tôi mạnh vì chúng tôi yêu thương ông ấy, chúng tôi kiêu hãnh vì sự can đảm của ông ấy.”
 
Cái giá của sự tự do tư tưởng của Thủy là một giá đắt. Để có thể sống, họ phải bán hết. Nữ trang, đồ đạc, quần áo. Đến cả ba ngàn quyển sách của Thủy, từ tủ sách lớn ấy, họ còn giữ được khoảng trăm quyển cất kỹ trong một ngăn tủ nhỏ. Camus, Nabokov, Nietzche, Zola, Sacha Guitry… Những sách này đều được những người con của Thủy đọc đi, đọc lại. Từ nhiều năm nay các con của Thủy bán bánh ngoài đường. Tất cả việc học của họ đều bị cấm. Hiện nay họ đang muốn tin vào việc Thủy sắp được trả tự do. Rồi sau sẽ ra sao? Họ lo âu.
 
“Ông ấy lại sẽ bị kiểm soát, bị theo dõi khắp nơi. Lại có sợ hãi. Ông ấy có thể lại bị bắt. Chính phủ phải để cho chúng tôi ra đi. Không có tờ báo nào ở đây nhận cho ông ấy làm việc. Với cái tên ấy, ông ấy sẽ bị từ chối ở khắp nơi. Chúng tôi chỉ có thể có tự do ở một miền đất khác. Cô có thể làm gì được không? Ở đây người ta chỉ cho phép chúng tôi im lặng…”