khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Khúc Thụy Du -- Nhạc sĩ Anh Bằng phổ thơ Du Tử Lê -- Ca sĩ Vũ Khanh



                                                       

Tạ Từ-- Nhạc sĩ Tô Vũ -- Ca sĩ Duy Trác



Ca nhạc sĩ VIỆT DŨNG, cựu học sinh trường trung học Taberd, Saigon, Vietnam, vừa qua đời lúc 10:35 phút sáng, ngày 20 tháng 12, 2013




                             


                             




VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC!

Việt Dzũng, nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà báo, người hoạt động quên mình, tận tâm, không ngừng cùng đồng bào hải ngoại giương cao ngọn cờ vàng chính nghĩa chống cộng sản, tranh đấu cho quyền làm người, tình thương và công lý, chân thiện mỹ, truyền thông và nghệ thuật. Anh Việt Dzũng là con cưng của nước Việt, vừa qua đời tại nam California hôm nay Thứ Sáu ngày 20.12. 2013.

Nguyện cầu cho linh hồn Việt Dzũng vĩnh viễn bình an ở Nuớc Trời cùng Thiên Chúa, các Thánh, và các Anh Hùng Dân Tộc Việt Nam muôn thuở.



Nghệ sĩ Việt Dzũng

Suốt hơn ba mươi năm nay, Việt Dzũng là một cái tên quen thuộc với hầu hết mọi người Việt đang sinh sống ở hải ngoại, kể cả rất nhiều người dân trong nước cũng biết đến tên anh..Nhưng cho tới nay vẫn chưa có ai viết cho thật đầy đủ về người nghệ sĩ đa tài này và những đóng góp to lớn của anh trên nhiều lãnh vực khác nhau, nhứt là trong địa hạt ca nhạc và truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, anh cũng thường xuyên là đề tài cho các tờ báo trong nước tấn công từ hơn hai chục năm nay, với những lời vu cáo, mạ lỵ nhằm dìm anh xuống đáy vực sâu.

Nhưng người nghệ sĩ và chiến sĩ tranh đấu cho nhân quyền này vẫn mane dạn vượt qua tất cả những khổ nạn chập chùng, oan khiên chất ngất và càng ngày anh càng được nhiều người yêu mến anh thêm. Cũng chính biến cố 30 tháng tư năm 1975 cùng với sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đưa Việt Dzũng rời xa quê hương mà cho đến nay chưa một lần nào anh đặt chân trở lại. Cùng với 36 người chen chúc nhau trên một chiếc tàu nhỏ bé, mong manh, Việt Dzũng và bà ngoại của anh đã vĩnh viễn rời xa gia đình và đất nước Việt nam. Sau 22 ngày trên biển khi không còn thức ăn, nước uống, cũng như phải chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau thương trên biển cả, tàu của họ mới cập được bến Singapore. Nhưng liền sau đó, tất cả lại bị chuyển qua một chiếc tàu khác và thẳng đường tới trại tị nạn Subic ở Phi Luật Tân.

Chính những kinh nghiệm sống trên đường vượt biển tìm tự do này đã khiến cho anh sáng tác rất thành công các ca khúc để đời sau này, mà tiêu biểu nhất vẫn là “Lời Kinh Đêm” với những câu ca: … “Thuyền trôi xa … về đâu ai biết ? Thuyền có về …ghé bến tự do ? Trời cao xanh … hay trời oan nghiệt Trời có buồn … hay trời vẫn làm ngơ ?… … Người buông xuôi về nơi đáy nước Người có mộng một nấm mồ xanh ? Biển ngây ngô hay biển man rợ Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ …?” Chưa đầy 17 tuổi mà đã rời xa mái ấm gia đình, bỏ lại sau lưng tất cả những người thân yêu, bè bạn, mái trường yêu dấu với những sinh hoạt vui tươi của tuổi học trò.

Chắc chắn là có những khoảnh khắc anh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng chợt nhớ lại quãng đời niên thiếu ngập tràn kỷ niệm của mình, đã bỏ lại sau lưng tận bên kia bờ Thái Bình Dương. Từ nhỏ anh đã là một học sinh xuất sắc của trường Lasalle Tabert ở Sài Gòn, cũng như anh trai và đứa em trai kế của anh. Người chị lớn của anh thì đang du học bên Nhật Bản về ngành giáo dục. Ba của anh là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, cựu Dân Biểu của nền đệ nhị cộng hoà Việt Nam và cũng là Thiếu Tá Y sĩ trưởng Bộ Tổng Tham Mưu và Sư đoàn 5 QLVNCH. Mẹ của anh là giáo sư trường nữ trung học Gia Long ở Sài Gòn.

Việt Dũng đã yêu thích âm nhạc từ khi còn rất trẻ và được các sư huynh ở trường Lasalle Taberd chỉ dạy rất tận tình. Trong lúc gia đình mong cho anh sau này trở thành Bác sĩ để nối nghiệp cha, thì Việt Dzũng lại đam mê ca hát, văn nghệ văn gừng. Anh thường cùng các bạn học trình diễn ca nhạc ở những buổi văn nghệ liên trường. Việt Dzũng đã từng chiếm giải nhất ở cuộc thi văn nghệ của trường Taberd và đại diện trường đi tham dự các buổi hát ủy lạo chiến sĩ VNCH, cũng như tham dự vào những đại hội nhạc trẻ khắp nơi bên cạnh những tên tuổi nổi danh thời bấy giờ như Trường Kỳ, Nam Lộc, Jo Marcel, Tùng Giang, Đức Huy, Elvis Phương.v.v..

Đó là khoảng thời gian từ năm 1971 cho tới tháng tư năm 1975. Giờ đây (tháng 6-1975), tại trại tạm cư Subic, chàng thanh niên trẻ Việt Dzũng tạm quên đi những kỷ niệm thật đẹp ở quê nhà mà bắt tay ngay vào đời sống mới. Với số vốn Anh ngữ học được ở trung học và tính tình hoạt bát, Việt Dzũng liền tham gia hoạt động trong ban tổ chức và điều hành trại, đón tiếp và giúp đở nhiều chuyến tàu tị nạn lần lượt cặp bến Subic cho đến khi trại này đóng cửa. Rời trại tị nạn này, Việt Dzũng cùng bà ngoại được đưa sang đảo Guam, rồi chuyển sang trại Ft. Chaffee ở tiểu bang Arkansas.



Trong thời gian này Việt Dzũng hoạt động không ngừng nghỉ, từ việc đón tiếp đồng bào tị nạn mới tới, sinh hoạt trong hội Hồng Thập Tự, hội USCC, cộng tác với tờ báo của trại, chương trình phát thanh của trại, làm thông dịch viên giúp đỡ rất nhiều người chung quanh. Ở lại trại gần đến ngày cuối cùng trước khi trại đóng cửa, anh được Đức cha Bernard Law, Giám Mục địa phận Springfield, Missouri, bảo trợ và gởi đến tạm trú trong một gia đình người Mỹ. Năm 1976, Việt Dzũng tiếp tục học lớp 11 ở trường trung học St. Agnes, Missouri và tự trau dồi thêm về âm nhạc theo như sở thích và đam mê từ nhỏ của anh. Tại đây, anh bắt đầu sinh hoạt ca hát với các anh chị em thuộc cộng đồng Việt Nam. Anh cũng từng xuất hiện trên đài truyền hình KOZK21 ở Springfield.

Một năm sau (1977), Việt Dzũng được đoàn tụ với gia đình ở Wood River, tiểu bang Nebraska. Năm đó anh tốt nghiệp trung học tại trường Wood River. Năm 1978, Việt Dzũng chính thức bước vào lãnh vực âm nhạc khi cùng một người bạn học chung trường tên là Vernon Larsen lập ban song ca để hát theo lối du ca (troubrador) của Mỹ, tên “Firebirds” (Chim Lửa). Đôi song ca này chuyên hát nhạc đồng quê của Hoa Kỳ (American country music). Việt Dzũng sử dụng tây ban cầm và cùng người bạn Mỹ đi trình diễn khắp nơi ở vùng Trung Mỹ, kể cả các club nhạc của dân địa phương. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy một thanh niên Á châu hát nhạc đồng quê rất thành thạo, trôi chảy nên đã dành cho anh thật nhiều thiện cảm.

Cũng năm 1978 này, Việt Dzũng đoạt giải nhất về sáng tác nhạc country music tại cuộc thi Iowa Grand Old Orphy. Thật ngạc nhiên khi anh là người Việt Nam đầu tiên, mà cũng là người Á châu đầu tiên chiếm giải nhất về bộ môn sáng tác country music với bài hát hoàn toàn bằng Anh ngữ. Ngay sau đó, một hãng dĩa về country music đã mời anh cộng tác để thực hiện một Album nhạc đồng quê, nhưng anh đã từ chối vì muốn tiếp tục học ở Đại học theo ý muốn của song thân. Cũng trong năm này, Việt Dzũng bắt đầu sáng tác nhạc Việt với bài hát đầu tiên là “ Sau Ba Năm Tỵ Nạn Tại Hoa Kỳ”, viết về thân phận người dân xa xứ với những đau đớn chia lìa. Bài hát thứ hai là “Một Chút Quà Cho Quê Hương” đã trở thành một ca khúc lẫy lừng nhất của Việt Dzũng, được mọi người yêu thích cho đến tận hôm nay.

Đó là thời gian người Việt tỵ nạn bắt đầu gửi quà về cho thân nhân ở quê nhà, chia sẻ những khổ đau chất ngất, đọa đày dưới chế độ mới như những lời ca sau đây: “Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay … Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may Mẹ may hộ con tim gan quá đoạ đày … Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn …. Con gởi về cho cha một manh áo trắng Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình …”

Nhớ lại những ngày đầu tiên làm quen với sinh hoạt văn nghệ của người Việt tha hương, khi Việt Dzũng theo người chú họ về San Antonio, Texas thăm gia đình người bạn nhân dịp tết Nguyên Đán 1979. Tại Hội Chợ Tết nơi đây, anh đã lên sân khấu, ôm đàn guitar trình bày hai ca khúc mà anh vừa sáng tác. Hát xong, nhìn xuống khán giả thì mọi người đã đầm đìa nước mắt và túa ra ôm ấy anh khi anh rời sân khấu.



Việt Dzũng đã chinh phục bà con đồng hương nơi đây kể từ lúc này. Năm sau 1980, Việt Dũng trình diễn tại một đại nhạc hội ở Omaha, Nebraska với Sĩ Phú và Mai Lệ Huyền. Sau đó anh đã hát với Khánh Ly, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh ở Denver, Colorado những bài hát do anh sáng tác. Ngay lúc đó, Khánh Ly đã chọn ba bài hát của anh là: “Lời Kinh Đêm, Mời Em Về, Một Chút Quà Cho Quê Hương” đem về California thâu vào băng nhạc “Một Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa” (nhà văn Mai Thảo viết lời giới thiệu). Ba bài hát này đã là những bài hát nằm lòng của hàng triệu người Việt nhiều năm sau đó (kể cả ở trong nước).

Năm 1980, là năm mà số người Việt bỏ nước ra đi cao nhất, Việt Dzũng đã cho ra mắt cuồn băng nhạc đầu tay “Kinh Tỵ Nạn” do Trung Tâm Nhã Nhạc tại Houston, Texas thực hiện. Ngay tuần lễ đầu băng nhạc này đã được đón nhận nhiệt liệt từ California đến tận Canada, số bán sau đó đã lên đến cả trăm ngàn ấn bản. Lúc đó, Việt Dzũng đã quyết định chính thức di chuyển qua California sinh sống và sinh hoạt văn nghệ để có thể phát triển tài năng của anh nhiều hơn. Đầu tiên, anh được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời hát cho đại nhạc hội ở Orange County và tiếp tục lưu diễn khắp nơi.

Anh cũng đã hoàn thành cuồn băng nhạc thứ nhì tên là “Lưu Vong Khúc” vào giai đoạn này. Trước đó, vào năm 1978 anh đã gặp ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh tại Đại Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt tại thủ đô Washington DC và hai người liền kết nghĩa chị em. Cả hai cùng sáng tác chung một đường lối và họ đã kết hợp thành một đôi song ca trình diễn khắp nơi trên thế giới, chỉ trừ các nước cộng sản mà thôi. Tại Mỹ, họ đã lưu diễn hầu hết 50 tiểu bang, kể cả những tiểu bang có rất ít người Việt sinh sống.

Tại Á châu, họ đã hát ở Nhật hơn ba lần, hát cho các phái đoàn ngoại giao, tòa tổng lãnh sự, sứ quán Mỹ ở nhiều nước như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, v.v…Nhưng chuyến lưu diễn ở Âu Châu của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh phải coi là một chuyến lưu diễn lịch sử. Đã có hàng ngàn người Việt từ khắp nơi đón xe lửa đến gần địa điểm trình diễn, cắm trại nằm chờ trước hai ba ngày khai mạc để gặp hai thần tượng của họ. Ở Úc Châu khán giả cũng nhiệt liệt đón chào Việt Dũng và Nguyệt Ánh. Họ đã đi hết những thành phố có người Việt cư trú kể cả những nơi hẻo lánh như Perth và Darwin.

Erreur ! Nom du fichier non spécifié.

Đã có nhiều bài báo và cả hai cuốn sách xuất bản ở Úc được viết ra để ca tụng cho lý tưởng đấu tranh chống cộng và ước mơ ngày về quang phục quê hương của đôi nghệ sĩ này. Ngay lúc đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam liền lên án Việt Dzũng và Nguyệt Ánh là hai kẻ phản động số một, tuyệt đối cấm phổ biến tất cả các nhạc phẩm của họ trong nước. Trong một phiên tòa sau đó, CSVN đã kết án tử hình khiếm diện hai nghệ sĩ này. Ngày 1 tháng Tư năm 1985, hai nghệ sĩ này đã kết hợp với những ca nhạc sĩ khác để thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, dùng âm nhạc làm vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù.

Cho đến nay, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam vẫn còn hoạt động đều đặn với những tên tuổi khác như Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Xuân Nghĩa, Tuấn Minh, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo..v.v..Trong suốt thời gian hơn 25 năm này, Việt Dzũng vẫn tiếp tục có những hoạt động đều đặn, liên tục và bền bỉ để tranh đấu cho người tị nạn Việt Nam. Từ những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con tàu với người vượt biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat People, vận động chống lại chương trình cưỡng bách hồi hương người tị nạn, tranh đấu với quốc tế tại Genève, Thụy Sĩ, tại Liên Hiệp Quốc…

Có thể nói, bất cứ nơi nào có người tị nạn Việt Nam là có bước chân Việt Dzũng mang tiếng đàn, tiếng hát của anh để binh vực cho họ, sưởi ấm tấm lòng của họ, mang niềm tin yêu và hy vọng cho họ vượt qua những khổ cực, đau buồn và mất mát trên đường vượt biên. Anh đã có mặt hầu hết các trại tị nạn ở vùng Đông Nam Á để thăm viếng, ủy lạo đồng bào, giúp đở trẻ em không thân nhân và hàng ngàn công tác xã hội khác mà không hề biết mệt.

Erreur ! Nom du fichier non spécifié.

Cũng trong năm 1985 này, Việt Dzũng đã cho ra đời một băng nhạc hoàn toàn bằng Anh ngữ “Children of the Ocean”. Đây cũng là album nhạc đầu tiên của người Việt hải ngoại bằng tiếng Anh. Các tờ báo Orange County Register, Los Angeles Times, Washington Post đều có những bài viết khen ngợi cuốn băng này. Riêng tờ Austin-American- Stateman đã gọi Việt Dzũng là “người nghệ sĩ nổi tiếng nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và là một tấm gương sáng giá, chứng tỏ là người tỵ nạn có thể hội nhập vào đời sống mới, trong khi vẫn giữ được nguồn gốc của quê hương mình.”

Về truyền thông, Việt Dzũng đã mở ra một cánh cửa khác để cho thấy một tài năng thiên phú và đa dạng ở anh. Sau một thời gian dài làm báo, tháng 7 năm 1993 Việt Dzũng được mời làm xướng ngôn viên chính cho chương trình phát thanh tiếng Việt đầu tiên ở Nam California, phát thanh 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày là đài Little Saigon.

Cũng cần nhắc lại là trước đó các đài phát thanh đều làm chương trình theo kiểu ngày xưa, nghĩa là thâu thanh trước đàng hoàng, kỹ càng từng tiết mục và tới giờ là cho phát thanh lên. Nhưng lần đầu tiên, Việt Dzũng đã tạo ra một phong cách mới: anh đưa ra những chương trình trực tiếp truyện trò cùng thính giả (talk back) trong buổi phát thanh. Nên không khí rất vui nhộn và hào hứng, náo nhiệt vô cùng. Sau này các đài phát thanh ở Mỹ và ngay cả ở bên Việt Nam cũng bắt chước theo lối này.

Kể cả các đài BBC, VOA phát thanh về Á Châu, cũng thay đổi cách làm việc như cho xướng ngôn viên được phép đùa giỡn với thính giả chớ không đọc tin một cách nghiêm trang như ngày xưa. Ngoài việc phổ biến tin tức, âm nhạc, thể thao cuối tuần, giải trí cuối tuần, tin tức Hollywood …VD còn thực hiện chương trình đặc biệt nhất là chương trình “Tâm tình với nghệ sĩ” được rất nhiều thính giả ưa thích. Chương trình này lúc đầu phát từ 11 đến 12 giờ trưa hàng ngày trên làn sóng 967 FM của đài KWIZ. Sau đó mỗi tuần phát hai ngày thứ hai và thứ tư.



Trong vòng hơn hai năm, mà Việt Dzũng đã phỏng vấn trên 350 nghệ sĩ. Từ những ca sĩ nổi tiếng như Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Chế Linh, Lệ thu, Ý Lan, Vũ Khanh …cho đến những ca sĩ mới xuất hiện ở hải ngoại sau này như Mạnh Đình, Dạ Nhật Yến, Thanh Trúc, Phi Nhung … Những nghệ sĩ đến từ các tiểu bang xa cũng được mời phỏng vấn như Hà Thanh, Từ Công Phụng, Trường Kỳ, Châu Hà, Văn Phụng .v.v…Trong tất cả các chương trình phỏng vấn này, nóng bỏng nhất và đặc biệt nhất phải nói là chương trình phỏng vấn nữ ca sĩ Ngọc Lan. Vì từ trước tới nay, Ngọc Lan không nhận lời cho ai phỏng vấn cả (vào thời điểm đó), chỉ có một lần cô trả lời trên đài VOA; và Việt Dzũng là người duy nhất phỏng vấn được Ngọc Lan vào tháng 10 năm 1994.

Bốn năm sau( 1996), Việt Dzũng cùng các bạn đứng ra thành lập một chương trình phát thanh độc lập, đó là đài Radio Bolsa, phát thanh trên ba làn sóng khác nhau ở Nam California, Bắc California và Houston, Texas. Hiện nay (2006), Radio Bolsa đang phát sóng trên 106.3 FM, 1190 AM (Nam California) và 1430 AM (San Jose) với Việt Dzũng và Minh Phương là hai xướng ngôn viên chủ lực cùng với các xướng ngôn viên khác như Khúc Minh, Nguyễn Phú, Uyên Thy, Mai Trang…

Việt Dzũng đã tạo sự gần gũi, thân mật giữa xướng ngôn viên với thính giả từ trẻ đến già, ở nhà cũng như đang lái xe đi làm với những chương trình đa dạng và phong phú hàng ngày. Dĩ nhiên là với kỷ thuật phát thanh digital, mọi người trên khắp thế giới cũng có thể nghe được các chương trình phát thanh này trên mạng thông tin toàn cầu bất cứ lúc nào. (http://www.radiobolsa.com/)

Tuy công việc hàng ngày của anh thật bận rộn như vậy, nhưng ngoài thời gian làm việc ở đài phát thanh, Việt Dzũng còn chứng tỏ là anh có khả năng làm báo rất thành công. Kể từ năm 1980, anh đã cộng tác với tờ Người Việt (trang song ngữ Tuổi Trẻ). Sau đó anh về làm Tổng Thư Ký cho tờ Nhân Chứng năm 1982. Tờ Tay Phải (của Du Tử Lê) năm 1983. Về Houston làm Tổng Thư ký cho tờ Việt Nam Thương Mại năm 1988. Trở lại California làm thư ký cho tờ Sài Gòn Nhỏ một thời gian và sau đó cộng tác với tờ tuần báo Diễm từ năm 1990. Năm 1992 trở thành Thơ ký toà soạn cho tờ nguyệt san Hồn Việt cho đến bây giờ.

Việt Dzũng cũng là cộng tác viên của nhiều cơ quan truyền thông khắp nước Mỹ như tờ Phố Nhỏ (Washington DC), Thế Giới Mới (Dallas, PL), Phương Đông (Seattle, WA), Mõ Magazine (San Jose, Sacramento, San Francisco & Oakland), Làng Văn (Canada), Nhân Quyền (Úc), Tin Điển (Đức) .v.v. Hầu như lúc nào Việt Dzũng cũng có những dự tính và dự án trước mặt, nhưng không làm sao có đầy đủ thời giờ để lo cho xuể. Chỉ nói riêng về mặt sáng tác âm nhạc thì cho đến nay Việt Dzũng đã sáng tác hơn 450 bài hát về đủ mọi thể loại. Những bài hát về tỵ nạn đã được phổ biến rộng rãi trong hai tập nhạc “Kinh Tỵ Nạn (1980) và “Lưu Vong Khúc” (1982).

Những bài hát này được viết ra như một thôi thúc về những điều phải nói ra trong những năm lạc lõng của đời lưu vong nơi xứ người. Sau đó là các ca khúc đấu tranh, quang phục quê hương. Nhưng nhiều nhất vẫn là tình ca, sáng tác rất nhiều nhưng chưa phổ biến hết.

Những bản tình ca nổi tiếng của Việt Dzũng có thể kể ra như Bài Tango Cuối Cùng, Thung Lũng Chim Bay, Khóc Ru Đời Trinh Nữ, Bên Đời Hiu Quạnh, Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm, Và Em Hãy Nói Yêu Anh, Tình Như Cây Cà-Rem… Năm 1990, Việt Dzũng thành lập riêng cho mình Trung Tâm Việt Productions, chuyên sản xuất các CD nhạc với tiếng hát của anh và bằng hữu như các CD: Ru Em Sông Núi Đợi Chờ, Thánh Ca Vào Đời, Hùng Ca Quật Khởi, Quê Hương Và Em, Mình Ơi Đưa Em Về Quê Hương, Thắp Lửa Yêu Thương, Lên Đường, Bên Em Đang Có Ta, Tuổi Trẻ Về Nguồn, Hát Cho Tự Do, Thắp Lửa Tự Do, Trái Tim Ở Lại, Anh Vẫn Còn Thương, Vuốt Mặt, Bên Bờ Đại Dương …


Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn. Anh đã từng bày tỏ cảm nghĩ của riêng anh trong một lần phỏng vấn năm 1995 với nhà báo Trường Kỳ như sau: “Nhìn vào đời sống nghệ sĩ, ai cũng cũng chỉ thấy những rực rỡ của ánh đèn sân khấu, của những tràng pháo tay và của những rộn rịp âm thanh. Đời sống của nghệ sĩ không phải chỉ có vậy. Còn có những giọt nước mắt âm thầm mỗi đêm, những đắng cay tủi nhục và những cám dỗ chập chùng đi kèm.

Cá nhân Việt Dzũng không bao giờ muốn trở thành ca sĩ. Chỉ muốn làm một nhạc sĩ ghi lại những nỗi suy tư của một đời người, và những rung động mà mình bất chợt tìm thấy. Vì thế, nên khi nghe một ca khúc, khi thưởng thức một nhạc phẩm nào, hãy nghe bằng sự rung động của chính tâm hồn mình. Bạn sẽ thấy người nhạc sĩ đó đang mang trái tim của họ trải rộng cho bạn nhìn, như một tấm tranh vẽ. Có thể bạn sẽ bắt kịp những nét chấm phá trong tranh. Có thể bạn chỉ ơ hờ lướt mắt qua rồi thôi. Nhưng dù gì đi nữa, mỗi ca khúc hay mỗi bức tranh vẫn là một hiện diện trong đời sống. Và hãy cảm ơn sự hiện diện đó, vì nếu không cuộc đời sẽ chỉ là những vô nghĩa kéo dài. (Việt Dzũng trong “Tuyển Tập Nghệ Sĩ”, 1995) Thực ra, nỗi cô đơn ấy cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Những dự án, kế hoạch vẫn được anh theo đuổi càng lúc càng nhiều, choáng ngộp. 


 


Việt Dzũng tâm sự là anh mong cho một ngày dài thêm 48 tiếng đồng hồ, thay vì chỉ có 24 giờ để anh có thể hoàn thành bao nhiêu công việc đang vây bủa lấy anh. Ngày tháng vẫn trôi nhanh, trôi nhanh. Những hoạt động của anh gần đây thì nhiều vô số kể. Chỉ nói riêng về sinh hoạt với Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thôi, thì những lần công tác nổi bật nhất là: Phát động chiến dịch “Tưởng Niệm 50 năm Hiệp Định Genève (1954-2004)”, biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève (Thụy Sĩ) ngày 3-4-2004 Đại nhạc hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Katrina tổ chức ở Houston (17.9.2005), sau chương trình “Chén Gạo Tình Thương” do Phong Trào Hưng ca phát động từ ngày 9.9.2005.

Đại nhạc hội “Đêm Tình Thương” phối hợp với cộng đồng người Việt ở Dallas Fortworth va Trung Tâm ca nhạc Asia (tháng 9-2005) Chương trình văn Nghệ gầy quỹ cứu trợ nạn nhân cơn bão Katrina tổ chức ở Wichita. Những chương trình Đại Nhạc Hội gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH ở khắp nơi …. Trong những chương trình gây quỹ từ thiện và văn nghệ đấu tranh đó, Việt Dzũng đã đến với đồng hương bằng cung cách rất bình dị thân thương. Luôn luôn có những bạn trẻ vây quanh, tíu tít thăm hỏi, chụp hình chung với anh. Có những bà mẹ già vẫy tay gọi anh lại gần chỉ để được nắm tay anh, nói vài ba câu thăm hỏi với niềm rưng rưng cảm xúc.

Nhưng tài năng đặc biệt nhất và nổi bật của anh là kể từ năm 1996 khi anh cộng tác với Trung Tâm Ca Nhạc Asia để làm MC hướng dẫn các chương trình video và đại nhạc hội trực tiếp thu hình. Anh cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN trong việc soạn và đọc tin tức hàng ngày, cùng nhiều tiết mục khác cho chương trình phát hình liên tục 24 giờ mỗi ngày. Trước đó anh cũng đã từng nhiều lần làm MC cho các buổi đại nhạc hội, các buổi biểu tình, những lần gây quỹ từ thiện …

Riêng ở các chương trình của Trung Tâm Asia thì anh đã hợp tác viết thuyết minh và giới thiệu cho các chủ đề, các tài năng mới trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Vì từ lâu nay Trung Tâm Asia là một trong hai trung tâm hàng đầu về ca nhạc ở hải ngoại được tiếng là luôn luôn có nhiều sáng kiến mới lạ và nâng đở cho những tài năng trẻ tuổi trong lãnh vực ca hát. Rất nhiều chương trình Video của Asia có các chủ đề đầy tình người, không nhằm mục đích thương mại, nhưng rất thành công như “Người Lính”, “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến”, “Tình Ca Anh Bằng”. Vài năm gần đây lại có những chương trình Asia video thật giá trị như “Âm Nhạc Vòng Quanh Thế Giới” (phát hành 27/2/2004), “Tiếng Hát Trái Tim” (thu hình 20/3/2004), “Mùa Hè Rực Rỡ 2005″ (thu hình 22/7/2005).

Nhưng đặc biệt nhất là video “Hành Trình Tìm Tự Do”( phát hành 24/6/2005), khán giả đã thực sự xúc động khi thấy Việt Dzũng trở lại các đảo tị nạn ở Đông Nam Á để làm phóng sự video, gợi nhớ cảnh vượt biển của những thuyền nhân tỵ nạn liều chết ra đi tìm tự do ngày xưa. Cũng chính những chương trình video này, khi được chuyển về Việt Nam cùng với các DVD khác như “Cuộc Đổi Đời Bi Thảm, Triệu Đóa Hồng Cho Người Phụ Nữ VN, Cuộc Khổ Nạn của Người VN (Dạ Lan), và gần đây là Asia 50 “Vinh Danh Nhật Trường” và Asia 51 “Nhạc Vàng, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến” … đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam vô cùng tức tối, khi nhìn thấy Việt Dzũng vẫn tiếp tục xuất hiện trong vai trò làm MC.

Nên vào ngày 18/9/2006 tờ báo Công An Thành Phố HCM đã bắt đầu đăng hai bài viết với đủ thứ ngôn từ hạ cấp nhằm mạ lỵ, phỉ báng và bôi nhọ cá nhân Việt Dzũng thật nặng nề. Có thể nói lần này là lần anh bị những người Cộng Sản VN “đánh” nặng nhứt từ trước đến nay. Nhưng cũng chính những bài báo này đã khiến cho mọi người càng thấy rõ bộ mặt nham hiểm, quỷ quyệt của Cộng Sản VN như thế nào và cũng làm cho nhều người thông cảm, yêu mến và chia sẻ nhưng oan khiên, thống khổ của người nghệ sĩ này nhiều hơn.

Với tất cả những mũi tên tẩm thuốc độc bắn thẳng vào anh, Việt Dzũng chỉ im lìm, không lên tiếng biện minh hay viết bài đính chính. Anh vẫn âm thầm tiếp tục thực hiện những dự án và càng hăng say hoạt động, cống hiến tài năng của mình cho đồng hương như anh đã làm suốt hơn ba mươi năm nay. Lúc nào cũng vậy, anh vẫn luôn luôn là một đứa con cưng của tổ quốc và quê hương Việt Nam. Anh vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho nhân quyền và quang phục quê hương trong niềm tin rằng chế độ Cộng sản sẽ cáo chung trong một tương lai rất gần.

Duy-Khiêm Vũ Xuân Tráng




Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Phóng sự đặc biệt: Tiệm người Việt bán chiếc vé số độc đắc Mega Millions trên 300 triệu. Tiệm này nằm ở khu Lion Square, khu phố VN ở tại San Jose, CA, Hoa Kỳ


http://www.truyenhinhvietnam.us/index.php?option=com_content&view=article&id=615:phong-s-c-bit-&catid=1:tin-tc-ngh-s&Itemid=2

Riêng tặng bài nhạc hợp xướng "Tiếng Nhạc Oai Hùng" cúa nhạc sư Hải Linh đến bác Khoa.



                                                 

Nhạt Nhòa -- Nhạc sĩ Tuấn Khanh -- Ca sĩ Anh Ngọc



Ca sĩ Anh Ngọc


Chiều về quạnh hiu
Từ biệt người yêu
Muốn nói thật nhiều
Muốn khóc một chiều
Sao cứ ngại ngùng!

Lệ bỗng rưng rưng
Tình nỡ xoay lưng
Trong chiều hấp hối
Ôm ấp đêm đêm
Giấc ngủ mồ côi

Rồi từng ngày qua
Người về miền xa
Có nhớ thật thà
Đắm đuối mù lòa
Hay đã nhạt nhòa.

Còn nhớ hay không
Giòng nước mênh mông
Con thuyền bến cũ
Hắt hiu trong chiều.....Thu


ĐK:

Em, tại sao em lại tiếc nuối
Ôi đường đèn bờ sông SEINE
Chứng cuộc tình chúng mình

Anh tại sao anh bật tiếng khóc
Trong hôn mê khi cuộc tình từ giã!

Tại mình còn yêu
Tại mình còn thương
Đôi mắt lạ thường!
Say đắm thẹn thùng
E ấp ngại ngùng

Ngày ấy yêu nhau!
Giờ khóc xa nhau
nghe lòng bão tố
thiết tha hay nhạt phai !?!

                                                     

Đoàn Thế Ngữ (Nhạc Sĩ dương cầm Vĩnh Lạc) nói về nhạc phầm Bà Mẹ Gio Linh của Phạm Duy



        

Animal Farms --- George Orwell



    

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Để nhớ ngày Giáng Sinh 1971, xém một chút thành ca sỉ nổi tiêng. Riêng tặng chị Kim, đoàn viên của toán du ca Hoa Thiên Lý hồi trước 1975.





Mưa Đêm Nay -- Nhạc Anh Việt Thu -- Ca sĩ Trúc Mai



Ngày mùa ở Cẩm Giang - Tây Ninh ...


                                                             

 Mưa Đêm Nay

 Thăm thẳm đường trường, tôi, người cô độc
Mòn gót giày cắm trọ quán đêm nay
Mưa Cẩm Giang như niềm đau ai khóc
Đường sụt sùi trong mấy nẻo truông lầy
Cho cốc cà phê, cô hàng xanh tóc!
Tôi uống đắng cay,hay mắt em say?
Nghe đâu đây ai cười lên vỡ ngọc
Thấy đau chúng mình một kiếp trắng tay
Cố tri mấy đứa giờ đâu... lăn lóc.
Ở chực nằm chờ, hay giạt đó đây?
Tiền thân chúng mình có là con cóc
Thơ nghiến răng cho trời chuyển mưa bay?
Ta không phải chán đời mà trách móc
Khi những thằng hề không biết múa may.
Cô hàng xanh tóc, cà-phê đầy cốc.
Miệng em cười, nhạc đắng chở màu cay.
Cẩm Giang ôi ! đây, ngày xưa tang tóc.
Xiềng khua chân rổn rảng kiếp đi đày.
Lớp hưng phế xô nghiêng nhà tróc nóc
Mồ những ai nằm trăng lạnh gió lay?
Cổng biên thuỳ lòng tham luôn dời cọc
Rồi, với thời gian, người chết, xanh cây!
Cho thêm nữa cà phê, sao em khóc ?
Ta hiểu rồi, lòng đã cảm thương vay.
Nhầu nát áo xanh mờ tràn bụi mốc
Chung một thuyền, thơ tâm sự dâng ai.
Nước sông Vàm Cỏ nguồn xuôi trong lọc
Có chắc mang hoa về quán ngày mai?
Cho thêm nữa đi, và em đừng khóc !
Trời hết đêm, rồi nắng dâng ngày.
Tôi, tôi là khách lữ hành cô độc
Vỡ lệ nằm nghe mưa quán đêm nay.

Thiếu niên châu Á học giỏi : Mừng gần nhưng phải lo xa


FOCUS 19.12.13
(16:57)




"Trường hợp cách mạng Tunisia, đầu mối là một anh có bằng cấp đại học thất nghiệp. Là nước nghèo mà Tunisia dưới thời Ben Ali vẫn đào tạo rất đông sinh viên có bằng cấp thất nghiệp. Một anh sinh viên (Mohamed Bouazizi) có nhiều bằng cấp lắm nhưng cái học của anh không đi sát với đòi hỏi của kỹ nghệ. Trong khủng hoảng, anh phải đi bán hàng rong, rồi bị cảnh sát phạt, xua đuổi. 

Do phẫn uất anh tự thiêu ở ngoài đường. Chính ngọn lửa tự thiêu đó đã dẫn đến cuộc cách mạng và nhân dân Tunisia đã lật đổ ông Ben Ali. Đó là hậu quả của một nền giáo dục không thực tiễn. Đi học chỉ để lấy bằng cấp dẫn đến những hậu quả khó lường.Các nước nghèo như Việt Nam cần phải để ý điều đó. Việt Nam có nhiều tiến sĩ quá rồi đó nhưng có làm được việc hay không ? Đó là vấn đề mấu chốt của xã hội ».

Bảng Phân Loại "Đàn ông ngốc và Đàn ông thông minh" do bạn NV Hoàng gửi đến



                      

Những bài viết về người cán bộ Thành Đoàn, thạc sỹ Nguyễn Tuấn Anh , Master of Public Administration , San Jose State University, USA



Phạm Lê Vương Các


Tôi biết đến anh khi tôi còn học Trung học Phổ Thông, còn lúc đó anh đang du học Thạc sỹ ngành Quản lý Hành chánh công ở San Jose – Hoa kỳ.

Thời điểm đó, tôi đánh rất giá cao về anh, vì anh là một trong số ít người trẻ chấp nhận đối thoại công khai với những người có tư tưởng đối lập.

Không những tôi biết anh qua mạng, mà tình cờ có một người Thầy ở trường Luật kể với tôi đôi chút về anh, rằng anh là một người có một lý lịch “rất đỏ”, là con của một Phó giám đốc Sở Văn hóa – Thể Thao & Du lịch TP.HCM. Sau khi du học về anh làm Cộng tác viên bên Ban Tuyên giáo Thành Đoàn TP.HCM, và giờ đây anh đã là Cán bộ chính thức của Thành Đoàn TP.HCM.

Và người Thầy này cũng cho cho biết, hôm đám cưới của anh, các ca sĩ nổi tiếng ở Sài Gòn phải xếp hàng để được hát mừng đám cưới của anh, vì chức vụ của ba anh đang quản lý đến nghề nghiệp của họ.

Nhưng đối với riêng anh, Thầy tôi cũng đánh giá cao về anh, vì anh không muốn dựa dẫm vào quyền lực của bố mình mà tự chọn cho mình một lối đi riêng độc lập, và nhận xét anh là một người khôn ngoan, biết toan tính từng bước đi chính trị của mình.Biết tôi là một người đối lập, người Thầy này còn nói : “Thà em nên để những người như Nguyễn Tuấn Anh lên nắm quyền sau này, thì những người như các em sẽ được “dễ thở” hơn”.

Và ngày hôm nay…

Nhân buổi phổ biến bản Tuyên Ngôn phổ quát Nhân quyền của LHQ và phát bong bóng cỗ vũ cho quyền con người vào chiều tối ngày 08/12 tại công viên 23/9 tại Sài Gòn, tôi đã thấy anh và nhận ra anh.




                                                  

Nhưng lần đầu tiên gặp nhau ở ngoài đời, tôi lấy làm thất vọng khi nghe những gì anh đã phát ngôn và hành xử không phải của một người “có học” như trước đây tôi đã nhận định

Anh có mặt tại buổi phổ biến Nhân quyền này, chỉ để bóp vỡ mấy quả bong bóng nhân quyền của trẻ em đang cầm trên tay, và đợi những người hoạt động nhân quyền đang thuyết trình quảng bá về các giá trị quyền con người, thì anh “lẽo nhẽo lên tiếng” nhằm cắt lời họ.

Một người học tới trình độ Thạc sỹ như anh mà lại đưa ra câu nói: “ở Thái Lan mà các vị tụ tập ngồi hát như thế này là bị cảnh sát đánh đập và bắt đi rồi”, thì tôi không biết cái bằng thạc sỹ ở trường Đại học Mỹ nó đã đào tạo cho anh những gì? Hay là vì khi anh tự đặt mình vào cái gọi là “cơ chế” trong hệ thống Thành Đoàn nó đã cho anh mất đi lý trí và tri thức???

Có thể đối với những lời nói thì chúng ta còn dễ dàng bỏ qua cho nhau, vì đôi khi đó là sự vô tình “buột miệng” vì nó phụ thuộc vào hoàn cảnh, thái độ và lý trí trong tình huống đó. Nhưng đối với hành động của anh trong buổi phổ biến về nhân quyền ngày hôm nay thì thể hiện rất rõ bản chất con người của anh, vì nó đã trải qua một quá trình toan tính và chuẩn bị chu đáo.

Khi người phụ nữ tặng anh một bản Tuyên ngôn Phổ quát Nhân quyền và mời anh nói chuyện với một thái độ rất nhã nhặn và lịch sự, thế mà anh đã hành xử theo một kẻ cướp giật đúng nghĩa, bằng cách xô ngã một phụ nữ này để giật trên tay của người khác, rồi bị níu áo nhưng đã bỏ chạy thoát thân được nhờ vào sự cản địa của “đồng bọn”.

Khi xem video từ giây thứ 35 đến lúc anh bỏ chạy, tôi cũng không thể hình dung nổi đó là cách hành xử một con người có học vị Thạc sỹ Mỹ.

Tặng một bản thì không lấy mà đi cướp toàn bộ, mời nói chuyện về quyền con người thì không tham gia mà cứ đi “lè nhè” trên miệng của người khác, thì bây giờ để nói về anh thì tôi cho rằng tôi đã từng sai khi đánh giá về anh.

Và cũng không biết trùng hợp thế nào, mà tôi đã thấy anh cùng một số người “lẽo đẽo” theo những người tổ chức sự kiện này về đến chỗ nhà thờ của Dòng Chúa cứu thế.

Chiếc áo vàng của anh ngày hôm đó quá nổi bật, mà anh lại quá trắng trẻo, với cặp mắt kiếng đặc thù của những người tri thức, nên dù anh cố lẫn vào cánh xe ôm đứng ngay góc ngã 3 đường Kỳ Đồng-Nguyễn Thông thì không chỉ tôi, mà bất kỳ ai cũng dễ dàng nhận ra anh thôi, phải không anh Nguyễn Tuấn Anh?

Lúc đó tôi định vác máy ra ghi lại cảnh người Thạc sỹ- Cán bộ Ban Tuyên giáo Thành Đoàn “tập làm xe ôm”, nhưng nghĩ lại rồi thôi, vì tôi cũng nên tôn trọng “nhiệm vụ” của anh, và vì công việc của tôi không phải đi làm cái việc lẽo đẽo đi theo người khác, để ngăn cản công việc họ đang làm.

Đừng trách người quay phim cho đoạn Video này, hãy trách chính mình đã thiếu sự trong sáng và lương tri dẫn dắt khi đi làm những công việc này.

Hy vọng anh sẽ rút ra bài học này nếu muốn thăng tiến trên sự nghiệp chính trị mà anh đang theo đuổi.

=====================================================

Đồng Phụng Việt - Chuyện nhỏ và chuyện lớn

Với mình, chuyện một cán bộ Thành Đoàn giựt xấp Tuyên ngôn Nhân quyền trên tay một cô gái đang quảng bá các tiêu chí của nhân loại về quyền con người là chuyện nhỏ.

Chuyện lớn là chính quyền Việt Nam đã tìm đủ cách để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà lại chỉ có thể nghĩ ra, rồi tổ chức những hoạt động ngăn chặn như vậy mới là chuyện lớn.

Chuyện lớn nằm ở chỗ mà cha, anh của cậu thanh niên đó vẫn thường hay nói: “tâm” và “tầm”. “Tâm” như thế và “tầm” chỉ ở mức như vậy thì làm sao “lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối” mãi được (?). Người ta gọi như thế là “qúa phận” đấy!

***

Với mình, chuyện cậu thanh niên giựt xấp Tuyên ngôn Nhân quyền đã từng du học ở Mỹ là chuyện nhỏ.

Học ở đâu, đã thủ đắc những bằng cấp loại nào cũng là chuyện nhỏ. Đâu phải cứ có học, có bằng cấp là thành nhân.

Nhận thức sống để làm gì và sống như thế nào hình như mới là chuyện lớn.

Lịch sử xứ nào, thời nào cũng có không ít kẻ đỗ đạt cao nhưng thiên hạ và hậu thế gọi là “ngu trung”. Dù sao thì tận trung với bạo chúa, phò bạo quyền cũng thuộc phạm trù “tự do lựa chọn”.

Chỉ muốn nhắc cậu thanh niên đó và những người bạn của cậu ta rằng “tự do lựa chọn” luôn đi kèm với “tự chịu trách nhiệm”, mà trách nhiệm do tận trung với bạo chúa, phò bạo quyền thì xem lại lịch sử đi. Nó nặng nề lắm, liệu có gánh nổi chăng?

***

Với mình, chuyện cậu cán bộ Thành Đòan nói gì sau sự kiện cậu ta giựt xấp Tuyên ngôn Nhân quyền trên tay một cô gái đang quảng bá các tiêu chí của nhân loại về quyền con người là chuyện nhỏ.

Chuyện lớn nằm ở chỗ “tai mắt nhân dân”. Có thời, cha, anh của cậu ta hay nói, họ làm được chuyện này, ngăn chặn được chuyện kia là nhờ “tai mắt nhân dân”.

Khoan bàn chuyện cha, anh của cậu ta nói thiệt hay nói dóc, chỉ nhìn mỗi sự kiện cậu ta tạo ra thì thấy “tai, mắt nhân dân” hướng vào ai, ủng hộ và chống cái gì.

Tuy đã “ngụy trang” như “quần chúng tự phát” nhưng cậu ta không thể lọt qua “tai mắt nhân dân”.

Nếu bảo vệ đảng, bảo vệ chính quyền thật sự là bảo vệ chính nghĩa, được “đại đa số nhân dân ủng hộ, đồng tình” thì việc gì phải cải trang, phải che giấu diện mạo, lai lịch, rồi lấy ghế, lấy tay che chắn, thậm chí bỏ chạy lúc bị chụp hình, không dám đeo bảng tên dù “thi hành công vụ”. Khi hiện tượng này phổ biến đến mức trở thành lối hành xử chung của những thành viên trong lục lượng đảm nhận vai trò “bảo vệ chế độ” thì vì lý do nào đó mà muốn tỏ ra mẫn cán, cũng nên ngồi ngẫm lại. Thượng cấp không phải nhân dân và nhân dân bao gồm cả thân nhân, thầy cô, bạn bè, hàng xóm, người quen...

Nên khắc cốt, ghi tâm yếu tố “tai mắt nhân dân”, ngẫm nghĩ rồi hãy hành xử các bạn à!

===================================================

Đỗ Trung Quân --- Vài dòng cùng chú thạc sĩ trẻ…

.. .Lẽ ra báo Tuổi Trẻ của Đoàn thanh niên CS phải đưa tin biểu dương hành động rất không thạc sĩ mà là cướp giựt của cháu khi cướp trên tay tờ giấy truyền bá về nhân quyền của cô gái An Đỗ Nguyễn rồi bỏ chạy như kẻ cắp.[ nếu cháu không cho mình là kẻ cắp để bỏ chạy thì tôi gọi kẻ cướp vậy,tôi nghe nói cháu du học ở Úc , Hoa Kỳ lấy bằng Thạc sĩ về ] Trí thức thế thì uổng cơm áo cha mẹ quá. Những người trẻ tuổi cùng thế hệ với cháu ấy đang làm thay cho nhà nước việc truyền bá nhân quyền , cái mà Việt Nam vừa được Liên Hiệp Quốc cho gia nhập như một lời khích lệ cho một đất nước triền miên đau khổ chưa từng được sống cho ra cái giống người dù đã có độc lập từ 1945.

Cháu không tham gia góp sức cùng họ thì thôi , nhưng hành xử như du côn,vô học ấy thì đáng xấu hổ vô cùng cháu ạ.Mai kia mốt nọ nếu cháu lỡ vì điều gì đó bị xâm phạm quyền con người từ chính cái nhà nước này [ Đảng quyền, Đoàn quyền không phải là Nhân quyền nhé ] khi ấy cháu mới thấm thía hành động ngu xuẩn của mình hôm nay. Ai sẽ lên tiếng bảo vệ cháu ngoài những con người bị cháu cướp giật tờ giấy ấy hôm nay?

Bằng tuổi cháu tôi làm gì chắc không cần kể ở đây, nó cũng cũ xì rồi tôi chỉ nói bằng tuổi cháu, không có cơ may ra nước ngoài học hành như cháu những người bạn đồng lứa của cháu vẫn biết lẽ phải, vẫn yêu đất nước mình và can đảm hơn cả là không sợ cường quyền. Nhìn họ xanh xao , gầy yếu hơn cháu nhiều nhưng lòng tự trọng, nhân cách,tri thức của họ tôi cam kết họ bỏ xa cháu đấy.

Thế hệ tôi tự biết nên lùi ra cho thế hệ trẻ quyết định tương lai của xứ sở.

Nhưng nhìn những thanh niên trí thức như cháu thì tôi lại hỡi ôi !

Nhưng đất nước này vẫn còn may mắn.

Không chỉ có đám thanh niên như cháu, giống cháu.

Vô cùng may mắn ! 






Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Tin tức về chuyến Mỹ du cuối năm 2013 của Thầy Vinh





Thầy Vinh đến Hoa Kỳ ngày 9 tháng 12 năm 2013 để dự lể tốt nghiệp Ph.D. của con trai thầy, Trần đăng Viễn, tại trường đại học New Mexico State University, thành phố Las Cruces, Hoa Kỳ. Thầy đang ở Boston và sẽ về Dallas sau ngày Giáng Sinh  2013 hai tuần lể sau đó . Ngò Gai vưa` gọi phone thầy hỏi thăm.

Kính mời các Bác K1 vào trang "chia-mung-voi-thay-vinh" để xem hình ảnh ngày lể tốt nghiệp.

Quebec



                            
                                                                 Quebec from ksmdk1

Senorita -- Song Writer: Javed Akhtar ---- Singers: Farhan Akhtar, Hrithik Roshan, Abhay Deol, Maria del Mar Fernández (The Spanish Singer)



Mời đọc sách "Tại Sao Đàn Ông Thích Tình Dục Và Phụ Nử Cần Tình Yêu?" do bạn NV Hoàng gửi tặng

                      

Một bài viết về chương trình thám hiểm không gian của Hoa Kỳ nhân dịp Trung Cộng vừa phóng thành công một phi thuyền điều khiển tự động lên Mặt Trăng


American Exceptionalism and Space Exploration

Paul Spudis


Why is the term, “American exceptionalism” so readily and predictably panned by writers and commentators, as well as in comments that follow those articles?  Do those who condemn and ridicule its use understand the concept and origin of that term?  I believe they do not, so let me spell out what American exceptionalism is.  First, let me begin by noting that I needed to tell the word processing software I’m using to ignore my use of the word “exceptionalism,” as it is programmed to believe that there is no such thing, signaling to the writer that “exceptionalism” is incorrect usage.  Unfortunately it would seem that many Americans have been programmed to believe the same thing.


The United States of America is the first country founded on the principle of individual liberty and freedom.  In a world where people had long lived under the dictates of tyrants (suffered lives of serfdom and slavery under government oppression and confiscation), the founding of America by refugees of conscience was a radical departure – an experiment whereby the people decided their own fate and prospered from their own labor.  By design, this government was created with limited powers and answerable to the people – where individual rights came from God not from government.  This grand experiment created the richest, freest and most successful country in the history of the world.  It is the exceptional way that this nation was created and how it encouraged individual success that is meant by the term “American exceptionalism.”  It does not mean that Americans believe that they are better than people living in other countries.  It means that the political system we have inherited and through which we succeed, is exceptional.  The principal reasons for the success of the American experiment are freedom and liberty.  And it works everywhere it is tried.

Astronaut Ed White makes the first American space walk, 1965.
Astronaut Ed White makes the first American space walk on the Gemini 4 mission, 1965.


How did American exceptionalism lead to the success of the U.S. space program?  As has been written here and in other publications, the race to the Moon between the United States and the Soviet Union was a Cold War battle fought to claim the mantle of ideological superiority – democracy or communism, freedom or tyranny.  Freedom and liberty won.  Communism and tyranny failed.  The Iron Curtain came down and the world clamored for freedom.  The United States said they were going to land a man on the Moon within the decade and return him safely home and they did.  When President Reagan advocated a missile defense system to protect the free world (dubbed “Star Wars” by a skeptical media), the Soviet leaders bankrupted their country attempting to compete.  With the success of the Apollo program, the Soviets understood that Americans would work and achieve what they set out to do.  Freedom and liberty were concepts embraced by people around the world, and feared by those who oppressed their people.


Forty-one years ago, Americans left the Moon.  Yesterday China put a lander and a rover on the lunar surface.  Today, America can’t launch a human into space.  China is working toward building a space station and putting people on the Moon.  Are America’s days of drive and success behind her?  Is China’s era of drive and success ahead of her?  Is it even important to ask this question?  Wu Ji, director general of the China National Space Science Center believes it needs to be asked.  Stating candidly that he is “dismayed by recent changes” in the U.S. space program, Wu told NPR foreign correspondent Anthony Kuhn, “I don’t know if your listeners or people living in the U.S. understand these changes but as I observe them from the outside, I feel that America is gradually contracting and closing itself off.  It’s a very strange thing.”


In light of other examples where the United States has retreated from leadership on the world stage, this isn’t that strange.  Some of our current leaders believe that America has led too long in world affairs and that our involvement on the international stage has created a more dangerous world.  They contend that by the U.S. taking a rearward position, a healthy normalization of international attitudes will rise up, precipitating world peace.  Others feel this is a dangerous position to take and an abdication of leadership by the United States – that signaling a weak stance gives encouragement to oppressive regimes.


That China would want to energetically embrace space exploration and exploitation is not the issue, but rather that the United States is wandering aimlessly, without strategic direction.  China understands that the Moon is a resource essential to space (as well as terrestrial) leadership and success; the United States apparently does not.  China understands that expansion into space improves the economy and lives of their citizens here on Earth; the United States apparently does not.  Very perplexing.


China on the Moon is not the issue.  The issue – and the problem – is that the United States is not on the Moon, nor planning to return there to harvest resources necessary to build and profit from the inevitable transportation system to be built in cislunar space (the area between the Earth and the Moon, where all of our commercial and national space assets reside).  American exceptionalism must stay viable and be a strong presence along side China and other nations.


So when someone mentions “American exceptionalism” in the same breath as space exploration, it is to express the truth that America must not abandon the frontier of the Moon and its economic and national potential to others.  Wherever humankind goes, the exceptional and successful experiment of government “by and for the people” must be there too.

========================================================================

Mời xem bài báo viết về kết quả thăm dò cử tri Mỹ đánh gía về khả năng trị nước của tổng thống Mỷ sau 5 năm tại chức . NASA mất định hướng vì chính sách của nhà cầm quyền đương nhiệm .  Nếu chương trình ORION về thám hiểm Mặt Trăng không bị co cụm lại thì Hoa Kỳ sẽ đặt một trạm nghiên cứu ở Mặt Trăng năm 2015!


ABC News/Washington Post poll: Obama's approval ratings plummet


WASHINGTON — President Barack Obama is ending his fifth year in office matching the worst public approval ratings of his presidency, with record numbers of Americans saying they disapprove of his job performance and his once-hefty advantages over Republicans in Congress eroded in many areas, according to a new Washington Post-ABC News poll.

His position is all the more striking when compared with his standing a year ago, as he was preparing for his second inauguration after a solid re-election victory. That high note proved fleeting as the president faced a series of setbacks, culminating in the botched rollout of his Affordable Care Act two months ago.

Approval rates of both parties in Congress remain worse than Obama's. Still, it is the president who has suffered the most damage from his administration's self-inflicted wounds and a year of partisan conflict that included a partial shutdown of the government.

Obama's standing is of particular concern to congressional Democrats as they look to next year's midterm elections. Parties that control the White House suffer — sometimes significantly — in midterm campaigns when the president's approval rating is below 50 percent.

White House officials think that since the health-care Web site (HealthCare.gov) is now working better than it was in October and November, they have an opportunity to regroup. The results of the poll offer some hope for the White House, but in general the findings reinforce the perceptions of a president in trouble.

On several key measures, Obama has lost significant ground to his Republican opponents in Congress. On the question of who is seen as better able to handle the country's main problems, Obama and Republicans are tied at 41 percent. A year ago, the president's advantage was 15 points and at this stage in 2010 it was still five points.

Obama also has lost the lead he enjoyed on who could better deal with the economy. Today Republicans are at 45 percent to Obama's 41 percent. Last year at this time, it was Obama at 54 percent and congressional Republicans at 36 percent. A 26-point Obama advantage a year ago on who would better protect the middle class has fallen to just six points in the latest survey.

He has lost ground on these measures among women, liberals and younger Americans — key members of his winning electoral coalition.

The president's overall approval rating stands at 43 percent, while disapproval is at 55 percent. Those numbers are virtually identical to a poll taken a month ago. At this time last year, 54 percent approved of Obama's overall performance and 42 disapproved. Even after the huge losses his party suffered in the 2010 midterms, Obama's approval rating was higher, at 49 percent, than it is today and was slightly more positive than negative.

Obama ends his fifth year in office with lower approval ratings than almost all other recent two-term presidents. At this point in 2005, for example, former President George W. Bush was at 47 percent positive, 52 percent negative. All other post-World War II presidents were at or above 50 percent at this point in their second terms, except Richard M. Nixon, whose fifth year ended in 1973 with an approval rating of 29 percent because of the Watergate scandal that later brought impeachment and his resignation.

Congressional approval stands at 16 percent, up four points in the past month but still hovering near historic lows. More than seven in 10 disapprove of the way congressional Republicans are doing their job, which is only marginally worse than a year ago. Congressional Democrats are only slightly less disliked, with more than six in 10 disapproving of their performance.

Asked about the new budget deal approved by the House last week, 50 percent say they approve and 35 percent disapprove. The rest have no opinion. The budget passed the House with big majorities of Republicans and Democrats, and is up for consideration in the Senate this week. Majorities of Democrats and independents in the poll say they approve while Republicans are splintered.

Looking to 2014, voters are almost evenly divided in how they would cast their ballots in House races. Two months ago, Democrats held an eight-point advantage on the heels of the October government shutdown. Today it's just two points — 47 percent to 45 percent. As a point of reference, shortly before Republicans made historic gains in the House in 2010, this "generic ballot" narrowly favored the Democrats.

The president is back in positive territory, however marginally, on two important attributes — whether he understands the problems of everyday Americans and whether he is honest and trustworthy. At the worst of the health-care mess, bare majorities said no to both questions. Today bare majorities say yes. But what was a double-digit positive assessment on both a year ago has tumbled into single digits today.

Disapproval of Obama's handling of the health-care law's implementation stands at 62 percent, while disapproval of his handling of the economy is at 55 percent. Both are little changed from a month ago, when Obama's ratings tumbled after the health-care mess.

Despite those sizable disapproval levels for the president on health care, perceptions of the law itself have returned to their pre-rollout state. A month ago almost six in 10 Americans said they opposed the law, with four in 10 supporting it, a record level of opposition. Those numbers are identical to two months ago, with 46 percent supporting and 49 percent opposing.

The White House has declared that the health-care Web site is working better now, but perceptions of it as a flawed system persist. More than six in 10 Americans say the Web site is not working as it should be and more than half say that is a sign of broader problems for the implementation of the program. Six in 10 say the problems are serious enough that the administration should delay the requirement that all Americans have health insurance.

Even in light of the law's troubles, Obama hangs onto a five-point edge over Republicans in who is trusted to implement the law. Fully one in six volunteer that neither party can be trusted on health care.

Nearly half of all Americans say they think the law will result in a worse overall health-care situation in the country, and six in 10 say it will mean higher overall costs. Americans are split over whether their own health-care costs will rise or not under the new law; a scant number expect a discount. But about six in 10 say they expect the quality of their own care and their insurance coverage to be about the same under the new law as before.

On the economy, perceptions remain gloomy. Despite a number of positive signs, including a drop in unemployment, stronger than originally reported growth in the last quarter and a stock market that has had a good year, nearly eight in 10 say the economy remains in recession. At the same time, a new high of 59 percent of Americans say that based on their own experience, the economy has begun to bounce back.

Five years after Bush left office, half of all Americans say they blame him for the economy's current problems compared with almost four in 10 who blame Obama. Those perceptions have changed little in the past year.

The Post-ABC poll was conducted Dec. 12-15 among a random national sample of 1,005 adults, including interviews on land lines and with cellphone-only respondents. The overall margin of sampling error is plus or minus 3.5 percentage points.