khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

'Pour Toi Mon Amour' - Tác giả Bùi Bảo Trúc



Trong tập Paroles xuất bản năm 1945, Jacques Prévert có một bài thơ nhan đề “Pour Toi Mon Amour” mà tôi rất thích, thích ngay từ lần đầu tiên đọc nó. Bài thơ vỏn vẹn chỉ có 17 dòng nguyên văn như thế này:

Je suis allé au marché des oiseaux
Et j'ai acheté des oiseaux
Pour toi
Mon amour
Je suis allé au marché aux fleurs
Et j'ai acheté des fleurs
Pour toi
Mon amour
Et je suis allée au marché à la ferraille
Et j'ai acheté des chaines
De lourdes chaines
Pour toi
Mon amour
Et je suis allé au marché aux esclaves
Et je t'ai cherchée
Mais je ne t'ai pas trouvée
Mon amour


Đại khái chàng thi sĩ nhà quê đi chợ chim, mua mấy con chim cho người yêu bé bỏng, rồi lại ghé chợ hoa mua mấy bông hoa cho nàng, vòng qua chợ sắt mua mấy sợi xích (chắc để xích nàng lại không cho đi lăng quăng nữa) rồi chàng đến chợ nô lệ tìm nàng mà chẳng thấy nàng đâu.

Chàng mua đủ thứ quà cho nàng, nào chim, hoa bướm lãng mạn (cùng mình) luôn cả mấy sợi xích để giữ nàng... Nhưng khi chàng muốn nàng là nô lệ của riêng chàng thì nàng biến mất, kiếm không cách nào ra. Tỏ tình như vậy là khéo lắm: Có chim chóc, hoa bướm... lại đòi giữ nàng lại bằng xích nặng chình chịch nhưng vẫn để cho nàng thở, tự do phơi phới. Mượn thơ của ông Tây Prévert để tán như thế thì cách gì nàng thoát được.

Bèn chép vào giấy bắt chước ông Tú Xương, “dán ngay lên cột, hỏi (nàng) rằng dốt hay hay” (thực ra là lén kẹp vào cuốn sách đưa nàng). Nhưng nàng đọc không hiểu câu cuối, suốt mấy hôm cứ lẵng nhẵng đi theo thắc mắc mãi nên chàng chán quá. Có câu hay nhất trong bài thơ mà không chịu hiểu (hay cũng có thể là cố tình không hiểu) để bắt chàng tán thêm cho bõ ghét nên... cho nàng đi luôn. Thời ấy của chàng thì làm quái gì còn chợ nô lệ nữa mà bắt chàng dẫn ra chợ để cắt nghĩa lôi thôi.
Có mấy cái chợ như ở Annapolis, Baltimore, hồi nước Mỹ còn cho mua bán nô lệ thì đã bị dẹp từ hồi trước Nội Chiến Nam Bắc hơn 100 năm trước. Hồi ấy, những người da đen được chở từ Phi Châu sang được bầy bán như nông súc cho người mua tha hồ lựa chọn. Nhưng lúc đọc được bài thơ của Prévert thì không còn những cái chợ như thế nữa. Thế là dẹp luôn mối tình ấm ớ thời thơ dại (dột).
Kể ra thời còn trò mua bán nô lệ cũng vui chứ. Người mua tha hồ sờ nắn bắp thịt, lựa chọn những người đàn ông coi có khỏe mạnh không, có thích hợp với công việc đồng áng trong các đồn điền không, còn lao động được bao nhiêu năm nữa, vân vân. Người mua cũng được dịp xem xét kỹ các phụ nữ coi có đủ sức làm việc nhà và có còn đẻ thêm vài ba nô lệ con nữa không. Những cảnh khủng khiếp như vậy không còn nữa. Kiếm cái chợ còn không ra thì làm sao tìm được nàng nữa. Ít nhất cũng là thời ông Tây Prévert khi viết bài thơ ấy. Và vì thế, người yêu bài “Pour Toi Mon Amour” cũng được mối tình (?) đầu (lâu) buông tha.

Nhưng nay những cái chợ nô lệ ấy muốn kiếm thì cũng chẳng khó khăn gì. Hàng hóa được bầy bán công khai ở Malaysia, rao bán trên báo ở Trung Quốc (bảo đảm nếu bỏ trốn sẽ được đền ngay, không thích có thể trả lại hay hoàn lại tiền) hoặc cũng có thể mua tận gốc ở thành phố Hồ Chí Minh (xưa kia gọi là Sài Gòn, nay bị tha hóa nên bị thay bằng tên mới). Cũng có cảnh các hàng nữ được bóc trần cho khách tha hồ chọn. Và để theo kịp với tiến bộ của thời đại “a còng: @,” hàng còn được rao bán trên mạng với giá không cao lắm là $1,500. Cơ sở bán nô lệ còn cho biết ở Vân Nam hiện có 98 nô lệ sẵn sàng để vô thùng gửi đi khắp toàn quốc. Hàng là phụ nữ Việt, được gọi ngụy trang là cô dâu trẻ và đẹp. Cái quảng cáo lăng mạ phụ nữ Việt Nam đó được đọc thấy trên một tờ báo ở Trung Quốc cách đây mấy hôm.

Như vậy, muốn tìm mua nô lệ là mua được ngay khỏi phải mất công đi kiếm ngoài chợ, kiếm không ra về nhà làm bài thơ bằng tiếng Tây cho bõ ghét.

Có điều khốn nạn là lời rao bán nô lệ đầy nét xúc phạm danh dự và nhân phẩm của phụ nữ Việt đã không có được một phản ứng nào của sứ quán Việt Nam. Ít ra thì cũng phải đòi dẹp cái quảng cáo chó đẻ đó, đòi cái cơ sở buôn người đó phải xin lỗi chứ im thin thít như những con sò mà nhà ngoại giao Lê Văn Bàng năm xưa khom lưng mò ở New Jersey thì không được chút nào.



Saigon, Em Ơi: Chương Cuối...
















Phỏng vấn Hoàng Khánh Hưng, nhà nghiên cứu về Aquaponics



Phần Một: https://www.youtube.com/watch?v=miCQVSGcQHQ

Phần Hai: https://www.youtube.com/watch?v=9pd-PfjOFRQ

Chuyện củ, 33 năm trước...,vẩn còn mới tinh







Du học Mỹ phần 11: Kiến thức từ VN trong nhà trường Mỹ







ANH BẰNG: DÒNG NHẠC VÀ TIẾNG NÓI CỦA MỘT THẾ HỆ- Tác giả Bác sĩ Nguyễn Vi Sơn



“Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa
Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian, tình ái em đong thật đầy
Bạn lòng ơi! Ngày ấy tôi mang cây đàn quen sống ca vui bên nàng
Nay khóc tơ duyên lìa tan
Giờ đây biết ngày nào gặp nhau
Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa giòng đời ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ
Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng đi trong bùi ngùi
Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời
Tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi”
 
 



Các nỗi niềm gởi gấm qua lời tâm sự trên đây, đã là tâm sự của cả một thế hệ. Đó là thế hệ của các người ở lứa tuổi 50, 60 va 70. Nó đã vang vọng qua khắp các nẻo đường, thành thị, xóm làng của quê hương Việt Nam, một thời khói lửa lan tràn. Nó vang vọng đuoc thật xa, thật rộng, thật sâu, vì không những nó có cái sức mạnh của ngôn từ, mà nó còn được chuyên chở bởi cái nhiệm màu của âm nhạc. Âm nhạc của một người mang tên Anh Bằng, một cái tên, như dòng nhạc của ông đã gắn liền với cả một thế hệ chúng ta.
 
 
Đã bao nhiêu lần, tôi đã nghe qua bài hát mang tên « Nỗi Lòng Người Đi » với bao nhiêu cảm xúc. Tôi nhớ có một người nhạc sĩ mang tên Anh Bằng đã sáng tác ra tác phẩm để đời này., Và mỗi lần nghe, tôi cứ tưởng như Anh Bằng viết bài này riêng cho tôi, mặc dầu tôi chưa bao giờ biết ông hoặc có dịp gặp mặt ông. Nhạc Anh Bằng là như thế đó. Nó chuyên chở tâm tình của cả một thế hệ, thế hệ đọa đầy, luân lạc, du mục trên khắp miền của quê hương Việt Nam, một thời khói lửa, hằn sâu với bao bom đạn. Vì thế khi anh Trần Việt Hải có ý muốn tôi viết một bài về người nhạc sĩ tài hoa này, tôi đã không ngần ngại nhận lời, mặc dù tôi chưa một lần được gặp mặt, hay biết cá nhân ông.
 
 
Anh Bằng sinh năm 1925, tên thật là Trần An Cường. Đó là chi tiết sau cùng tôi tự cho phép được nói về cá nhân ông. Tôi xin để những thân hữu được biết ông thật sự trong đời nói nhiều hơn về tiểu sử của ông. Ở đây tôi chỉ xin nói về người nhạc sĩ Anh Bằng đã hiện diện trong tâm hồn tôi và của những người cùng thế hệ với tôi qua bao tháng năm dài.
 
 
Qua hơn 60 năm viết nhạc, Anh Bằng đã có rất nhiều sáng tác, tôi không muốn nói về con số, mà muốn nhấn mạnh về phẩm chất và sức rung động mạnh mẽ của nhạc Anh Bằng. Phần lớn, ông viết cả nhạc lẫn lời, mà cũng có khi ông phổ thơ của người khác, hoặc viết chung với bạn tâm giao trong nhóm Lê Minh Bằng. Nhưng dù là hình thức nào, hoàn cảnh nào, cũng dễ dàng nhận ra cái cá tính đặc biệt của nhạc Anh Bằng.
 
 
Trở lại với bài nhạc « Nỗi Lòng Người Đi ». Đó là bài nhạc thật tiêu biểu của nhạc Anh Bằng. Nó rất là riêng tư, chân tình và thắm thiết. Nó như tiếng thủ thỉ của một người bạn, người anh, người tình nói về nỗi lòng người viễn xứ. Thật vậy, nhạc Anh Bằng thường nói về tình yêu và môi trường con người, trong trường hợp này là quê hương Việt Nam qua cả ba miền mà ông đã đi qua.
 
 
Cái tài hoa của Anh Bằng là nhạc của ông không có tuổi, vì nó thật là chân thành, nó nói lên hoàn cảnh, tâm tình của « Con Người » không có giới hạn tuổi tác, mà là ở bất cứ giai đoạn nào của đời sống. Trong « Nỗi Lòng Người Đi » ông nói về một ngày, có chàng trai trẻ, ở tuổi 18, cất bước lên đường ra đi như một định mệnh đã an bày. Có người nói rằng, thật ra Anh Bằng đã gần 30 tuổi khi ông viết bản nhạc bất hủ nầy, chứ không phải ở tuổi 18. Con số ở đây thật ra không đáng kể, vì như chúng tôi nói, nhạc Anh Bằng không có tuổi. Tuổi 18, hay tuổi 29 thì đây vẫn là nỗi lòng của cả một thế hệ thanh xuân nhưng dường như mùa xuân đã tàn tạ theo khói lửa chiến chinh.
 
 
Ngày đó, có chàng thanh niên, cất bước lên đường để xa một thành phố thân yêu có cái tên tưởng như thần thoại. Đó là Hà Nội. Hà Nội của Anh Bằng, của anh, của chị, của tôi, những người Hà Nội. Một thành phố có hồ nước trong, có những con phố cổ, nhưng trên hết có người con gái Hà Nội, người tình nhân chẳng bao giờ quên được. Có ai sẽ nói, cái thành phố đó, cái chuyện tình đó ở đâu mà chẳng có. Không phải vậy đâu. Cái Hà Nội, người em gái Hà Nội, người yêu nhỏ của một đời, chỉ là riêng của Anh Bằng, là riêng của mọi người đã được nhạc Anh Bằng thấm sâu vào những góc nhỏ sâu thẳm của tâm hồn.
 
 
Bài Nỗi Lòng Người Đi đã mang tất cả các tính chất tiêu biểu của nhạc Anh Bằng trải qua sự nghiệp sáng tác âm nhạc rất dài của ông. Anh Bằng luôn nói về tình yêu dang dở, cái dang dở, sót xa, đau đớn, thường là vĩnh cửu, không có bù đắp. Cái thảm kịch như trong một thảm kịch Hy Lạp (Greek Tragedy) trong đó các yếu tố con người, nội tâm, lồng với thiên nhiên bao quanh lại càng cho Bị Kích càng trở nên thảm thiết hơn.
 
 
Cứ như tình yêu trên đời này nảy sinh, để mà đổ vỡ. Từ bài Nỗi Lòng Người Đi, nói về một người tình không bao giờ gặp lại, đến bài « Nếu Ai Có Hỏi » thi tình yêu trói buộc vào hoàn cảnh khói lửa, nên tình yêu ở hoàn cảnh này chẳng thể có lời ước hẹn. Đó cũng là tâm tư trong bản Nếu Vắng Anh. Đã biết rằng, nếu không có anh thì đời em sẽ là bao thiếu thốn, cô đơn, nhưng mà hoàn cảnh như đã an bầy, để anh phải xa em, hẹn cho đến một ngày non sông thanh bình.
 
 
Ở đây, cũng phải nói, là nhạc Anh Bằng cũng có một cái gì rất hướng thượng, tôn vinh cái tính thân cao cả của con người, của người chiến binh. Tình yêu của Anh Bằng là tất cả, nhưng lại có một cái gì tối thượng, cao cả hơn, đó là tình yêu non sông, đất nước của người chiến binh. Họ ra đi vì tiếng gọi non sông, nên đành xếp lại tình yêu lứa đôi, hẹn tới một ngày mình biết, có thể sẽ chẳng bao giờ đến. Không có gì rõ nét hơn về ý chí của Anh Bằng, lòng yêu nước của ông qua bài Đốt Lửa Đấu Tranh :

« Đốt đuốc lên ! Ta đốt đuốc lên !
Cho tình anh em Việt Nam đoàn kết
Thắp nến lên ! Ta thắp nến lên !
Xua ngàn tối tăm ra ngoài trái tim cùng một lời nguyền
Đốt đuốc lên ! Ta đốt đuốc lên !
Cho cờ vàng lên rực cao Tổ quốc
Thắp nến lên ! Ta thắp nến lên
Cho màu sáng thơm da vàng Việt Nam »
 
 
hoặc qua bài Ngoại Ô Buồn:

« Năm xưa anh đi, từng đêm vạm vỡ vùng ngoại ô có người mong.
Hôm nao tôi đi, quê cũ thưa người vì hy sinh cho non sông.
Hơn hai mươi năm, lửa binh tàn phá vùng ngoại ô lắm khổ đau
Tôi theo chân anh, vai súng lên đường cùng hiên ngang viết sử xanh. »
 
 
Tình yêu trong tâm hồn Anh Bằng thật là toả rộng. Đôi cánh tình yêu ở đây phủ lấp lứa đôi, quê hương, dân tộc. Và đặc biệt hơn nữa, tình yêu được gởi tới một khuôn mặt thắm thiết nhất trong tâm hồn con người, đặc biệt tâm hồn Việt Nam, đó là người MẸ. Cái đang chú ý, là khi Anh Bằng nói về Mẹ, không phải chỉ là nói về một vai trò, một thân phận, mà nhất định ông nói về MẸ của chính ông, như trong bài Nước Mắt Mẹ Tôi :

« Từ dạo ấy mẹ tôi thành góa phụ
Nắng mưa đời phủ kín bờ vai
Từ dạo ấy tràn lan lửa khói
Súng vang vang khắp trời xóm thôn thêm vắng người
Mẹ tôi, như nắng hoàng hôn đau xót nhìn con
mai mốt lên đường ra chốn sa trường đâu thấy ngày về
Hm ...
Mẹ tôi, khuya sớm cầu kinh cho mái đầu xanh
cho đứa con mình chân bước an lành đường dài chiến tranh
 
 
Nhưng dù là nói về non sông, đất nước,, hay về nghĩa vụ cao cả của người chiến binh, thì bao giờ nhạc Anh Bằng cũng nói về tình yêu lứa đôi, mặc dù đó là tình yêu dang dở, đổ vỡ, đau sót, ngậm ngùi.

« Ngày xưa hẹn hò mỗi lần anh qua
Hoa bay đầy ngõ thương anh đợi chờ
Hai đứa vui đùa đẹp nhất ngày mưa
Tình nhất trời mưa
Nhưng rồi hôm nay vắng bóng anh chờ
Em qua đường này ... vắng bóng anh chờ
Hoa trắng còn đây, người xưa đâu thấy ... Mưa lạnh đôi vai
Em lạnh đôi vai ... ngõ vắng mưa gầy
Hoa bay lạc loài ... ngõ vắng mưa gầy
Em nhớ ngày nào dầm mưa ướt áo ... ôi tình tuổi yêu
Anh là sao khuya lóng lánh trong hồ
Em ôm tình sầu ... liễu rũ trên bờ
Anh mãi là mưa ... hạt mưa hiu hắt
Em buồn bơ vơ »
 
 
Đấy là thế giới tình yêu của Anh Bằng , hiu hắt, bơ vơ, chia ly, nên cái nồng nàn, thảm thiết lại càng làm nó trở nên bi thảm hơn.
 
 
Nói tới tình yêu trong âm nhạc Anh Bằng thì phải nói tới cái “không gian tình yêu” ở nhạc của ông. tình yêu của Anh Bằng là dang dở, nên kỷ niệm trong âm nhạc Anh Bằng được nhắc tới rất nhiều. Vì khi cuộc tình đã đi xa, thì chỉ còn có kỷ niệm để mà ôm ấp, để mà nhớ thương. Hãy đọc những lời kể lể trong bài Sầu Lẻ Bóng:

“ Người ơi khi cố quên là khi lòng nhớ thêm
Vì dòng đời là chuỗi tiếc nhớ
Mơ vui là lúc ngàn đắng cay... xé tâm hồn
Tàn đêm tôi khóc khi trời mưa buồn hắt hiu
Lòng mình thầm nhớ dĩ vãng
Đau thương từ lúc vừa bước chân
Vào đường yêu
Đêm ấy mưa rơi nhiều
Giọt mưa tan tác mưa mùa ngâu
Tiễn chân người đi
Buồn che đôi mắt thấm ướt khi biệt ly
Nghe tim mình giá buốt
Hồi còi xé nát không gian”
 
 
Tình Yêu, hầu hết là dang dở trong âm nhạc Anh Bằng. Không phải chỉ có anh và em, mà bao giờ cũng phải có Không Gian Tình Yêu. Không gian tình yêu đó có thể là ở một vùng thôn dã xa xôi, hay nơi thành thị, một khúc phố đìu hiu, hay một nơi nào đó, nơi mà tình yêu đã đơm hoa, kết trái, hay úa tàn. Cái không gian đó, kết hợp với mưa nắng thất thường của trời đất luôn góp phần tô rõ nét hơn Tình Yêu đôi lứa. Không có không gian, thì tình yêu chỉ là một chiếc bóng, vất vưởng, không có định nghĩa, không còn chân đứng để mà nhung nhớ, tôn thờ điển hình như trong bài Tâm Hồn Cô Đơn:

“Ngày tôi quen biết em lần đầu
Mặt trời hôm ấy bỏ trốn nơi nào
Và đường về, trời mưa tầm tã
Sợ buốt giá đến ôm vai gầy
Sợ tiếng gió quyện lời tâm tình xa bay”
 
 
Cuộc đời sự nghiệp của Anh Bằng dài hơn nửa thế kỷ. Nếu muốn viết thêm nữa về ông thì không biết phải cần đến bao giấy mực. Nhưng, cái may cho người viết về ông, viết về tác phẩm của ông, về sự nghiệp của ông, là dòng nhạc trữ tình của Anh Bằng thật là đặc sắc, thật là đa dạng, nhưng nó luôn có những tiêu biểu thật riêng tư. Nên khi nghe một bài nhạc của ông, chẳng cần tìm đến tên tác giả, cũng biết đó là NHẠC ANH BẴNG. Nó thành thật, thiết tha, riêng tư, chua sót, ngậm ngùi. Nhưng ở đâu đó, trong cái dòng nhạc đau thương đó, cũng có cái hào hùng, vinh danh phẩm chất của Con Nguoi. Cũng vì vậy, có phần nào bất công cho người nghệ sĩ hát nhạc Anh Bằng. Vì tôi tin có nhiều người như tôi, khi nghe nhạc của ông, tôi chỉ biết là tác giả đang chia xẻ tâm tình riêng tư với mình, nên ai hát cũng không phải là yếu tố quan trong như trong nhiều trường hợp khác.
 
 
Anh Bằng đã ngoài 80, nhưng tuổi đời của ông dù có bao nhiêu, thì trong tâm hồn người thưởng ngoạn, ông không có tuổi. Ông là tuổi đời của người đang thưởng thức âm nhạc của ông. Ông sẽ mãi mãi là con én, dù là lẻ loi, mang đến cho họ những âm hưởng tuyệt vời của tình yêu ở mọi lứa tuổi, dù đó chỉ là tình yêu dang dở. Tôi xin được là một người của thế hệ chúng tôi, cảm ơn ông, cảm ơn những giờ phút đầy rung động được nghe nhạc của ông. Cảm ơn ông đã để lại một kho tàng quý báu cho âm nhạc Việt Nam. Và cũng xin biết ơn ông đã cho chúng tôi một cái gì thật lãng mạng, thật trữ tình để nhớ mãi về một thời với bao mộng ước , bao nhiêu thăng trầm của một thế hệ mà tôi cứ tưởng như đọa đầy, nhưng thật ra, cũng đã nhận được bao nhiêu Ơn Phúc.


Thái Thanh hát Thu Ca Điệu Ru Đơn của Phạm Duy




Mùa Thu nức nở ơ ớ
Tiếng thở ơ ơ ơ dài
Tiếng vĩ cầm, buồn ơi mùa Thu ơi !
Lòng ta khốn khổ ô ố
Với mỏi ý y y mòn
TiếngThu buồn, buồn ơi điệu ru đơn...

Nghẹn ngào tê tái, nghẹn ngào tê tái
Khi giờ đã điểm, ta ngồi ta nhớ
Những ngày nào xưa
Những ngày nào xưa, và ta khóc lóc
Và ta khóc lóc....

Mùa Thu nức nở ơ ớ
Tiếng thở ơ ơ ơ dài
Tiếng vĩ cầm, buồn ơi mùa Thu ơi !
Lòng ta khốn khổ ô ố
Với mỏi ý y y mòn
Tiếng Thu buồn, buồn ru điệu ru đơn...

Ta đi, rồi ta đi theo ngọn gió
Ta đi, ta đi theo ngọn gió xấu
Cuốn ta đi, trôi dạt đây đó
Trôi dạt đây đó, trôi dạt đây đó
Như chiếc lá mùa Thu, lá chết vàng khô.
Mùa Thu nức nở ơ ớ
Tiếng thở ơ ơ ơ dài
Tiếng vĩ cầm, buồn ơi mùa Thu ơi !
Lòng ta khốn khổ ô ố
Với mỏi ý y y mòn
Tiếng Thu buồn, buồn ru điệu ru đơn



Đại Nam đồng văn nhật báo, tờ báo chữ Hán đầu tiên tại Bắc Kỳ







"Đại Cục" của giặc cướp nước VN không lừa được người Việt yêu nước



Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hai ngày 5 và 6 tháng 11/2015 đã gây nhiều bão tố cả trên mạng xã hội lẫn ngoài đường phố. Đã có các kiến nghị phản đối của một số tổ chức xã hội dân sự, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở Hà Nội và Saigon.
 

Trừ cuộc biểu tình tập hợp được khoảng 200 người ở Saigon và một cuộc khác nhỏ hơn ở Hà Nội hôm 04/11/2015, đúng ngày ông Tập Cận Bình đến nhiều người đấu tranh đã bị trấn áp. Trước đó, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã có thư khẩn gởi các đại biểu Quốc hội đề nghị phải có thái độ đúng mực đối với nhân vật trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ngang nhiên khẳng định « Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại ».

RFI đã phỏng vấn Phó giáo sư Hoàng Dũng, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về sự kiện trên.

RFI : Kính chào Phó giáo sư Hoàng Dũng. Thưa ông, sau hai ngày thăm Việt Nam bây giờ Chủ tịch Trung Quốc đã ra đi, ông có thể cho biết những gì còn đọng lại trong ông về sự kiện này ?

PGS Hoàng Dũng : Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng. Có bao giờ lãnh tụ của một đất nước láng giềng đến, mà người dân Việt Nam lại tỏ thái độ như vậy. Và việc đàn áp như thế chứng tỏ sự xa cách giữa giới cầm quyền và người dân trong việc ứng xử với Trung Quốc.

RFI : Nhưng việc tiếp đón các nguyên thủ nước ngoài là vấn đề ngoại giao, và trong những chuyến công du Mỹ và Anh trước đây, ông Tập Cận Bình đều cho nước chủ nhà biết là không muốn thấy những cuộc biểu tình chống đối ông ta ?

Chuyện ngoại giao là chuyện của Nhà nước, chứ còn việc người dân thể hiện thái độ là chuyện của người dân. Các lãnh tụ Việt Nam qua Mỹ thì Tổng thống Mỹ đón tiếp, mà một số người dân Mỹ biểu tình thì không lẽ đàn áp ? Chính việc đàn áp chứng tỏ là mất dân chủ, chứ tôi không nói việc Nhà nước đón tiếp. Vấn đề không phải là đón tiếp mà là đón như thế nào, làm sao đón tiếp trong tư thế một đất nước tự chủ, độc lập, và đừng gây sốc cho người dân Việt.

Một lãnh tụ của một đất nước mà dám nói trước Liên Hiệp Quốc rằng Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ thời cổ đại, và ít lâu sau lại đến Việt Nam, yêu cầu được phát biểu trước Quốc hội ; mà chúng ta nói những lời hữu hảo, không hề có một câu gì chứng tỏ mình có lập trường riêng, thì làm sao người dân thông cảm được. Tóm lại tôi muốn nói là cách đón tiếp, thái độ ứng xử của chủ nhà chứ không phải bản thân sự việc.

RFI : Thưa ông có phải vì vậy mà Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã có thư gởi các đại biểu Quốc hội về cách tiếp đón ông Tận Cận Bình ?

Thư ấy đã được công khai trên các trang mạng, và cũng đã được gởi khẩn cấp đến Quốc hội, nói rõ vì sao phải như vậy và đề nghị về thái độ ứng xử. Tinh thần là như thế này : làm thế nào các đại biểu Quốc hội, mà trước hết là đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, phải tỏ rõ thái độ xứng đáng với cha ông trong Hội trường mang tên Diên Hồng.

Chúng ta nhớ rằng Diên Hồng là một hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Vua Trần mời các bô lão đến để bàn việc « Hòa » hay « Chiến ». Đại Việt sử ký toàn thư ghi rằng muôn người như một đều bật lên tiếng nói đòi « Chiến ! ». Giặc xâm lược đã vào tận Thăng Long, thì đánh là phải.

Còn bây giờ chúng ta gắng hết sức để giữ hòa bình, nhưng chúng ta không sợ, một khi cần thiết phải giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ.

Trong thư của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng gửi cho các đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, cũng nói rõ là cần phải có thái độ lịch thiệp ; một dân tộc với bề dày truyền thống, phải tôn trọng người đại diện của nhân dân Trung Quốc láng giềng. Nhưng một lãnh tụ mà tuyên bố những câu láo xược như vậy, thì chúng ta cần phải có thái độ !

Nếu (ông Tập) đến đọc diễn văn, tốt nhất là không đến dự. Mà nếu buộc phải đến dự thì không nên vỗ tay. Sở dĩ tôi nói như vậy bởi vì hình như ông (Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – TM) Nguyễn Hạnh Phúc có đề nghị là phải vỗ tay. Đến cả vỗ tay cũng được « chỉ đạo » nữa thì thôi, hết chuyện nói !

Có lẽ chỉ có Quốc hội Việt Nam mới có thể chỉ đạo được chuyện ấy. Chứ tôi thấy ở các nước dân chủ, không có một Nhà nước nào dám chỉ đạo Quốc hội cả. Ngay cả lãnh tụ của Quốc hội cũng không thể chỉ đạo được từng nghị sĩ.

RFI : Nhưng có lẽ cũng không thể kỳ vọng nhiều vào một Quốc hội mà đa số đại biểu là quan chức ?

Tất nhiên ! Chúng ta không có Quốc hội nào khác, thành ra đành phải vậy. Khi đi bầu Quốc hội, người dân Việt Nam đều biết rằng không thể kỳ vọng vào họ, chứ có phải đợi đến lúc này mới thấy đâu. Chúng ta biết Quốc hội Việt Nam với cách thức bầu bán như thế này, trong một đất nước toàn trị, thì làm gì có người đại biểu thực sự cho người dân.

RFI : Sau bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam, ông có nhận xét như thế nào ?

Tôi thấy ông cũng đủ khôn ngoan để không động đến Biển Đông. Không động đến vấn đề toàn vẹn lãnh thổ, không nói đến « lợi ích cốt lõi », tức những việc nhạy cảm nhất mà ông đã ngang ngược nói ở Liên Hiệp Quốc.

Tôi nghĩ rằng nếu ông nói như vậy, thì chắc là các đại biểu Quốc hội – dù như tôi đã nói là không thể trông mong gì nhiều lắm – nhưng chắc chắn sẽ có nhiều người phản ứng. Bởi vì họ đều là con dân Việt Nam cả. Thành ra ông (Tập) làm như thế là khôn ngoan.

Tuy nhiên những lời ông nói như « hợp tác » rồi « bốn tốt », « mười sáu chữ vàng »…tất cả những cái đó đối với người Việt nó quen thuộc, nhàm chán. Mà càng nhắc thì người ta càng thấy sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm.

Ông nói phải nhìn vào « đại cục », « đại cục » mới là quan trọng chứ không phải « tiểu cục ». Tôi xin nói là đối với người Việt Nam, cái « tiểu cục » đó chính là « đại cục » đấy ! Còn « đại cục » ông nói tôi không rõ là cái gì, mơ hồ lắm.

Ví dụ, « đại cục » có phải là chủ nghĩa xã hội không ? Thì ngay cả nước ông cũng đã có chủ nghĩa xã hội đâu ! Mà ở Việt Nam thì ông « đảng trưởng » Nguyễn Phú Trọng bảo rằng tới cuối thế kỷ này chưa chắc đã có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện. Nói chung là cả hai nước đều không có cái chủ nghĩa xã hội ấy, thì làm gì có « đại cục » ! Còn không lẽ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam chỉ là « tiểu cục » ?

Cho nên những lời sáo rỗng không thể nào lừa bịp được người dân Việt. Tôi thấy các đại biểu Quốc hội có nén lại, họ căng thẳng mà nghe ông, chứ còn trong lòng họ, nếu có thể nói thật chắc họ cũng không bằng lòng. Chắc cũng có người cảm thấy phẫn nộ, cảm thấy rằng việc Tập Cận Bình qua Việt Nam không thêm được một chút ánh sáng nào cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông, giải quyết những chuyện khúc mắc lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Mà như vậy, tôi không biết ở một số nào đó do quyền lợi của riêng họ thì như thế nào, nhưng xét về quyền lợi của cả đất nước thì không có gì thay đổi cả.

RFI : Chủ tịch Trung Quốc đến thăm vào thời điểm sắp Đại hội Đảng Việt Nam. Dư luận cho rằng còn có một mục đích là gây sức ép lên vấn đề nhân sự trong giới lãnh đạo Việt Nam, ông nghĩ thế nào ?

Tôi nghĩ rằng không loại trừ khả năng đó. Trong phát biểu của giáo sư Tương Lai hôm mùng 4 trước tượng đài Trần Hưng Đạo ở Saigon, thì giáo sư nói thẳng cái ý đó. Trong một xã hội như Việt Nam, mọi thông tin đều bí mật, chỉ trong một nhóm người nào đó mới biết được, dân chỉ có cách ngồi đoán với nhau. Nhưng tâm lý người Việt Nam sau bao nhiêu năm, thì họ tin là như vậy.

Có phải như thế hay không ? Đó là nhiệm vụ của Nhà nước chứ không phải người dân. Dân người ta cho rằng Tập qua đây là để tác động đến việc bầu cử trong Đại hội Đảng. Trước sự nghi ngờ như vậy - và nghi ngờ ấy không phải là không chính đáng - thì đảng phải có cách, có biện pháp nào để làm cho dân tin là không phải như thế. Đó là trách nhiệm của Nhà nước, đừng bắt người dân phải tin một cách mù quáng.

Một anh bạn email bảo rằng đối với những thành phần bán nước, chỉ nhổ một bãi nước bọt là đủ. Tôi có bình luận, mỗi người một bãi nước bọt thôi, thì kẻ bán nước cũng đủ chết chìm rồi.

RFI : Nhưng những hoạt động phản đối chính sách Trung Quốc ở Biển Đông nói chung và các cuộc biểu tình vừa rồi ở cả hai miền, số người tham gia còn ít, chưa kể chuyện bị trấn áp…

Những hoạt động phản đối trong đó có biểu tình, tôi tin là người dân Việt Nam đều đồng tình. Nhưng số người tham gia ít, không có nghĩa là người ta ơ thờ với những chuyện liên quan đến vận mệnh của đất nước đâu. Mà chỉ cho thấy một điều là đất nước Việt Nam của chúng ta ngột ngạt đến như thế nào, bộ máy quyền lực tác động đến từng người dân mạnh mẽ ra sao.

Số lượng nếu nhiều hơn thì càng vui, nhưng ít như thế không phải không vui. Chúng ta nhớ rằng trước khi Bức tường Berlin sập, số người đi biểu tình có bao nhiêu đâu, và CS Đức có thể nói là vững vàng nhất ở Đông Âu. Những người cầm quyền cứ nghĩ rằng họ dựa vào sức mạnh bạo lực, mà không nghĩ đến vấn đề căn bản hơn : làm sao có cùng suy nghĩ với người dân. Thì một con đê bị tổ mối ăn có thể sụp khi nào không biết.

RFI : Phải chăng bên cạnh đó còn có một yếu tố là tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên truyền thông nhà nước và trong các trường học quá ít, nên không gợi lên được ý thức và lòng yêu nước nơi người dân ?

Tôi nghĩ điều đó là trước đây, chứ còn bây giờ, sau khi cái giàn khoan dầu của Trung Quốc tiến vào Việt Nam, thì báo chí đã thay đổi lắm rồi. Trước đây chỉ dám nói là « tàu lạ », bây giờ nói thẳng là tàu Trung Quốc, và người Việt Nam không phải là thiếu thông tin. Nhưng tôi nghĩ máu trên mặt anh Trần Văn Bang là một lời giải thích.

Người ta biểu tỏ lòng yêu nước của mình, thì lực lượng an ninh không ngần ngại dùng những người mặc thường phục đánh người ta như vậy. Tôi thấy anh máu chảy trên mặt mà vẫn vung tay nói « Tôi đuổi Tập Cận Bình nên bị đánh », thì bất cứ ai cũng cảm thấy thương xót cả. Và như thế chế độ còn tồn tại đến khi nào.

Vụ ông Tập Cận Bình qua thăm Việt Nam khiến cho tôi nghĩ lại lời của ông Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Quốc phòng, ủy viên Bộ Chính trị - khi nói rằng « Chúng ta tuyên truyền thế nào mà từ già đến trẻ ai cũng ghét Trung Quốc, điều đó rất có hại ». Câu đó tôi thấy thú vị ở chỗ là cả một bộ máy tuyên truyền cho « bốn tốt, mười sáu chữ vàng » mà cuối cùng ông Bộ trưởng Quốc phòng phải thừa nhận như vậy, chứng tỏ là đã thất bại như thế nào !

RFI : Chúng tôi rất cảm ơn Phó giáo sư Hoàng Dũng, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.


Khủng bố tại Paris ngày 13 tháng 11 năm 2015



"Chiến tranh giữa lòng Paris"

Paris vừa trải qua một đêm kinh hoàng. Nhiều vụ tấn công khủng bố gần như đồng loạt tại quận 10 và 11 Paris và sân vận động Stade de France (ngoại ô Paris) là chủ đề chính trên hai nhật báo Le Figaro và Libération và trên website của Le Monde.

Trang nhất của Le Figaro là một màu đen với hàng tựa : « Chiến tranh giữa lòng Paris » với hình ảnh hiện trường tan hoang cùng với nhiều thi thể nạn nhân trước quán bar “La Belle Epoque” tại phố Charonne, quận 10 Paris. Le Figaro đăng lời kể của một nhân chứng : « Người dân thả khăn trải giường từ cửa sổ để phủ những thi thể dưới đường ». Còn tại sân vận động Stade de France nơi diễn ra trận đấu giao hữu Đức-Pháp, thì ban đầu là « bình tĩnh sau đó là sợ hãi ». Tại nhà hát « Bataclan là cảnh tượng hãi hùng ».

Cũng trên trang nhất, nhật báo Libération chạy tựa lớn : « Hàng loạt vụ tàn sát ngay tại Paris ». Bên trong là lời tường thuật của một số nhân chứng từ ba điểm bị tấn công. Tại nhà hát Bataclan ở quận 11 nơi diễn ra buổi trình diễn của một nhóm nhạc rock từ California tới, có « ba người bắt đầu bắn xối xả vào đám đông ». Một nhân chứng kể lại : « Có một kẻ bắn súng ở trong phòng và một tên khác mặc trang phục mầu đen đứng trên ban công và xả súng tự động vào đám đông ở phía dưới ».

Tại sân vận động Stade de France (ngoại ô Paris), Libération đăng hình ảnh cổ động viên Pháp hoảng loạn bỏ chạy. Tuy nhiên, theo hình ảnh được công bố trên truyền hình, 80.000 cổ động viên được sơ tán trong trật tự và cùng hát vang quốc ca Pháp. Một nhân chứng kể lại : « Khi tiếng nổ đầu tiên vang lên, những người có mặt trên sân vận động tưởng là tiếng pháo do một cổ động viên nào đó ném. Khoảng 2 đến 5 phút sau là những tiếng nổ tiếp theo, rất lớn và tới lúc nghỉ giữa hai hiệp đấu, chúng tôi nhận thấy đang có chuyện gì đó xẩy ra. Nhân viên an ninh của sân vận động yêu cầu chúng tôi không được tới gần cửa ra vào và ở lại bên trong khán đài. Sau đó họ chạy khắp nơi. Chúng tôi hiểu là tình hình trở nên nghiêm trọng khi một chiếc máy bay trực thăng lượn vòng trên sân vận động ».
Tại phố Charonne ở quận 11, nơi có rất nhiều quán bar và nhà hàng thường được người dân lui tới, một nhân chứng đi ô tô tới đúng lúc hai người đàn ông nổ súng, cho biết « họ đi trong một chiếc xe berline mầu đen. Một người cầm súng AK bắn thẳng vào quán bar “La Belle Epoque”. Chúng bắn xối xả tới 100 viên đạn. Lúc đó khoảng 21 giờ 35 ».

Tổng cộng có ít nhất 128 người chết và hơn 200 người bị thương, trong đó có 80 người trong tình trạng nguy kịch. Tổng thống Pháp ban bố tình trạng khẩn cấp. Le Figaro cho biết thế giới xúc động trước những gì xảy ra tại Paris. Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận định các vụ tấn công này đánh “vào nhân loại và giá trị phổ quát của nhân loại”. Lãnh đạo nhiều nước trên thế giới đã chia buồn với nước Pháp và bày tỏ sự ủng hộ sát cánh cùng với lãnh đạo Pháp.

Pháp tăng cường hiện diện tại Trung Đông để bán vũ khí

Phát biểu ngày vào đêm hôm qua, Tổng thống Pháp cho biết : « Chúng ta biết vụ tấn công từ đâu tới, và những kẻ khủng bố này là ai ». Phải chăng đây chính là hậu quả mà nước Pháp đã dự đoán được, song không biết thời điểm cụ thể, do chính sách xoay trục chiến lược sang Trung Đông ?

Nhật báo The Straits Times, phát hành tại Singapore, trong số ra ngày 26/10/2015, cho rằng các chiến lược mà Paris tiến hành đều nhằm mục đích gây ảnh hưởng tại khu vực Trung Đông và phát triển ngành công nghiệp vũ khí. Nhận định trên của bài báo được tờ Le Courrier international trích dịch trong số ra tuần này.

Tác giả Jonathan Eyal nhận định khó có thể đoán trước được tương lai của khu vực Trung Đông, nơi các mối quan hệ đồng minh cũ đang bị cắt đứt để hình thành những mối quan hệ mới. Pháp là nước đang dày công đúc kết một chiến lược ổn định hơn để hưởng những mối lợi về kinh tế và chính trị tại khu vực này. Điều này được khẳng định qua những hoạt động mà Paris đang tiến hành với sự sáng suốt và quyết tâm cao.

Giống như Anh, Pháp đã từng có nhiều thuộc địa trong khu vực. Phần lớn các thuộc địa cũ của Anh Quốc “ngồi” trên các mỏ dầu và khí đốt rộng lớn. Trong khi đó, các thuộc địa cũ của Pháp, là Syria và Liban, lại có những bãi biển đẹp và đồi núi hùng vĩ. Thế nhưng, theo phân tích của tác giả bài báo, Anh và Pháp lại có cách duy trì quan hệ với các thuộc địa cũ hoàn toàn khác nhau. Nếu như người Anh tìm cách điều hành các thuộc địa cũ thông qua hệ thống quốc vương và hoàng thân địa phương, thì người Pháp lại muốn điều hành từ Paris.

Song chiến lược hậu thuộc địa của Anh hoàn toàn hiệu quả hơn : Đa số các gia đình hoàng tộc sống tại Anh Quốc vẫn nắm quyền lực. Ngược lại, các nhà lãnh đạo mà Pháp “dựng lên” trước khi rời thuộc địa hoặc nhanh chóng bị ám sát, hoặc bị lật đổ hay chiến bại. Chính vì vậy, Anh Quốc vẫn giữ được mối quan hệ chặt chẽ và đầy lợi nhuận với các vương quốc Ả Rập giầu có nhất.

Thế nhưng, Pháp không hoàn toàn vắng bóng tại khu vực Trung Đông. Paris vẫn giữ được mối quan hệ chặt chẽ về văn hóa và kinh tế với Liban và Syria. Ngoài ra, Pháp là nước có cộng đồng người Do Thái đông nhất Châu Âu nên vẫn duy trì được mối quan hệ ưu việt Israel. Trong thập niên 1950 và đầu những năm 1960, Pháp là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu và là “thầy dạy” công nghệ hạt nhân cho quốc gia Do Thái này.

Hiện nay, Pháp muốn đảo ngược tình thế với tham vọng để lại dấu ấn ngoại giao rõ nét hơn tại thế giới Ả Rập, vượt qua cả Anh và thậm chí sánh ngang với Mỹ. Chính những “điểm yếu” trước đây của Pháp bỗng chốc trở thành điểm mạnh. Một trong những lý do chính là lời từ chối tham chiến tại Irak với quân đội Mỹ của Tổng thống Jacques Chirac vào năm 2003. Quyết định này không chỉ được đánh giá cao về khả năng độc lập trên phương diện ngoại giao của Paris, mà còn tránh cho nước Pháp gánh nặng nếu tham chiến.

Trong những năm gần đây, dấu ấn của Pháp tại khu vực Trung Đông và Châu Phi ngày càng trở nên ấn tượng. Ngoài Libya, Pháp còn can thiệp quân sự tại Mali vào năm 2013 và hiện nay là tại khu vực sa mạc Sahel. Paris cũng đã tham gia không kích chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Syria. Thế nhưng, không chỉ dừng lại ở việc can thiệp quân sự, Paris còn “tham chiến” trên mặt trận ngoại giao và kinh tế.

Tổng thống François Hollande là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên tham dự Thượng đỉnh khối Hội đồng hợp tác vùng Vịnh. Chỉ trong vòng sáu tháng gần đây, Pháp đã ký hàng loạt hợp đồng có giá trị cao: 3 tỉ đô la với Ả Rập Xê Út để giao vũ khí cho quân đội Liban, 7 tỉ đô la với Qatar, 5 tỉ đô la với Ai Cập để bán chiến đấu cơ Rafale và cuối cùng là nhiều hợp đồng với tổng trị giá 10 tỉ euro vừa được ký kết vào tháng 10 vừa qua với Ả Rập Xê Út.

Một số người cáo buộc các kế hoạch điều chỉnh chiến lược của Paris là vô trách nhiệm : Người Pháp chỉ tranh thủ cơ hội để bán vũ khí trong khi đó vẫn trông cậy vào người Mỹ để giải quyết các vấn đề mấu chốt trong khu vực. Một số khác thì lại khẳng định là Pháp chỉ lên giọng trong các bài diễn văn nhưng sức mạnh quân sự lại không xứng tầm với tham vọng của nước này.

Tuy nhiên, một điều chắc chắn là Paris đang tìm cách khẳng định vị thế trong bối cảnh cảnh quan chiến lược thế giới thay đổi. Pháp đang cảm thấy tự tin hơn trước khả năng Hoa Kỳ sẽ “chán” việc đảm bảo quốc phòng của Châu Âu và đã đến lúc người Châu Âu phải gánh trọng trách này ; ý nghĩ này đã được Tổng thống Obama “úp mở” ít nhiều. Các vụ khủng bố xẩy ra vào tháng 01/2015 tại Paris cũng đã khẳng định mối liên hệ giữa các mối đe dọa trong và ngoài nước.

Tóm lại, sự hiện diện và can dự ngày càng rõ rệt của Pháp tại Trung Đông dựa trên một điều tất yếu là khu vực này không chỉ quan trọng về tiềm năng kinh tế, mà còn là một nguồn đe dọa đối với an ninh mà nước Pháp hay toàn bộ Châu Âu không được phép lơ là.







Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Trích: "Liệu có đột biến ở Viet Nam?" của Trần Phong Vũ



Nói tới chuyện Việt Nam không thể không liên tưởng tới Trung Hoa, đất nước của ‘Hoàng Đế’ Tập Cận Bình ngày nay. Khác chăng, một bên là một đế quốc tân thời rộng mênh mông với hơn 1 tỷ 400 triệu dân bên cạnh Việt Nam một nước nhỏ với dân số chưa đấy 1/11. Nhưng xét về thân phận và cảnh ngộ, nhất là trong thời điểm này, đối chiếu với Liên Xô theo cách nhìn của Leon Aron cũng chẳng khác nhau bao nhiêu. Khi Bắc Kinh ‘nhức đầu’ thì Hà Nội ‘xổ mũi’. Vì thế rất nhiều người cho rằng: một khi Trung Quốc thay đổi thế tất Việt Nam cũng phải thay đổi theo. Đấy là cách nhìn dễ dãi nhất và cũng là lối suy nghĩ được lập trình đối với những khối óc cùn mằn từ rất lâu bị gắn chặt trong một guồng máy để tự biến mình thành một thứ ‘phỗng đá’ cho Bắc Kinh làm tình làm tội.

Vì thế, dựa trên những phát hiện của Leon Aron về căn nguyên, cỗi rễ dẫn tới cuộc cách mạng bất ngờ ở Liên Xô một phần tư thế kỷ trước, trong phần nhận định này, người viết đề cập thẳng vào trường hợp Việt Nam mà không thông qua những hệ lụy giây chuyền vốn có từ bảy thập niên qua –nếu không muốn nói là từ thời Bà Trưng, Bà Triệu- trong mối tương quan ‘tay đôi’ kiểu ‘môi hở răng lạnh’ giữa hai ‘chế độ anh em’ là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Dĩ nhiên những nhận định trong phần sau đây của người viết nếu đem ứng dụng vào trường hợp Trung Quốc cũng không xa nhau là mấy.

Phải thẳng thắn nói rằng: nhìn vào hiện tình Việt Nam, chưa thấy có chỉ dấu cụ thể nào trầm trọng đến mức báo hiệu có thể nổ ra một cuộc đổi thay ngoạn mục tương tự như kiểu những cuộc cách mạng Hoa Nhài hay cách mạng Nhung tại các quốc gia Bắc Phi vài năm trước. Đã đành không ai phủ nhận những khó khăn khắp mặt mà đảng và nhà nước CSVN đang phải đối diện lúc này. Kinh tế trì trệ, đông đảo đồng bào tại nông thôn, những vùng sâu vùng xa vẫn còn phải sống dưới mức nghèo khó, tình trạng giáo dục xuống cấp, nạn tham nhũng đã đến mức báo động đỏ, trong khi chuyện đấu đá trong nội bộ cấp cao giữa hai khuynh hướng ‘thoát Trung’ và khuynh hướng bám chặt Bắc Kinh ngày càng trở nên quyết liệt để tranh giành ngôi thứ trong kỳ đại hội đảng 12 sẽ diễn ra đầu năm 2016. Trong điều kiện ấy, những khối lực đối kháng trong và ngoài nước cũng ngày một gia tăng. Vào những ngày tháng cuối năm 2015, con số những tổ chức xã hội dân sự đã lên tới trên dưới 30, trong khi giới trẻ, bao gồm tập thể giới làm văn, làm báo cũng tỏ ra bớt sợ hãi hơn những năm trước.
Theo tin của đài RFA hạ tuần tháng 10 vừa qua, trong kỳ họp cuối của Quốc hội Việt Nam khóa 13, nhiều sự thật bất ngờ được bật mí. Nhiều vấn đề rất nóng. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn; phát hành nhiều nghìn tỷ trái phiếu quốc tế để đảo nợ vì quá cấp bách; số tiền thật của ngân sách trung ương là rất mỏng; không thể tăng lương công chức vì không có tiền hoặc vì sao phải bán hết cổ phần nhà nước ở 10 đại công ty quốc doanh. Đây là những vấn đề rất nóng được bàn cãi ở kỳ họp cuối cùng, trước khi Quốc hội khóa 13 mãn nhiệm. Đáng chú ý chỉ trong vòng ba ngày từ buổi khai mạc 20/10/2015, báo chí có cơ hội tường thuật, giật tít những sự thật gây sốc được bật mí từ một số đại biểu. Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa 13 từng nổi tiếng với lời phát biểu thẳng thắn đáng ghi nhớ, đại ý ông cho rằng, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một mô hình không có thật, vậy mà Việt Nam cứ mất công đi tìm. Ông Bùi Quang Vinh đã công khai tuyên bố như vậy ngay giữa nhiệm kỳ Ủy viên Trung ương khóa 11. Giờ đây trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội trước khi mãn nhiệm, ông Bùi Quang Vinh lại bật mí một sự thật làm nhiều đại biểu vốn say sưa với thành tích của chính phủ phải cụt hứng, (từ “cụt hứng” RFA trích từ một bài tường thuật của báo chí lề phải).

Theo SaigonTimes Online ngày 22/10/2015, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói với phóng viên của báo này rằng: số tiền thật của trung ương, tức ngân sách trung ương năm 2016 còn lại rất mỏng, vậy mà còn phải chi rất nhiều khoản để đầu tư, trả nợ xây dựng cơ bản của các bộ, ngành và địa phương….Vẫn theo SaigonTimes Online, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh xác định trên thực tế Ngân sách Trung ương chỉ còn vỏn vẹn 45.000 tỷ đồng. Con số 45.000 tỷ đồng này không biết phải làm gì, chưa nói đến phải trả nợ. Trả nợ xong gần như không có tiền để làm gì cả. Ông Vinh nói số tiền đó quá nhỏ để có thể điều tiết.

Vẫn theo RFA, VnExpress ngày 20/10 có bài “Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn,” tờ báo trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trấn an Quốc hội là nợ công vẫn dưới mức cho phép 65% GDP. Ông Thủ tướng tự hào vì mức tăng trưởng GDP năm 2015 ước tính sẽ đạt trên 6,5%. Tuy nhiên, ông nhìn nhận nợ công tăng nhanh, cân bằng ngân sách nhà nước khó khăn. Đây cũng là lý do Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép phát hành thêm 3 tỷ Mỹ kim trái phiếu quốc tế để đảo nợ. Thời báo kinh tế Saigon Online ngày 21/10/2015 trích lời ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nhìn nhận là Chính phủ xin phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ vì quá cấp bách. Ông Thụ hàm ý rằng, kế hoạch vay nợ của chính phủ năm 2015 khoảng 436.000 tỷ đồng nhưng đã không huy động được tiền như ý muốn. Do vậy cần phải phát hành trái phiếu quốc tế vì không còn cách nào khác. Liên quan tới đề xuất của chính phủ xin phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để đảo nợ, báo điện tử VnExpress ngày 22/10 trích lời Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn bày tỏ lo ngại, nếu phát hành trái phiếu thêm nữa sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro và sợ rằng con cháu sẽ oán giận. Ông Sơn nhấn mạnh trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm thì đời con phải trả nợ. Kỳ hạn 30 năm thì chuyện hoàn trái phải đến đời cháu.

Ngoài tình trạng bầy nhầy về phương diện xã hội, xét riêng về mặt kinh tế tài chánh trên đây, quả thật chế độ Hà Nội có vẻ như đang ở bên bờ vực của sự sụp đổ. Nhưng nếu nhìn vào những điều kiện tương tự chế độ này từng phải đối diện trong quá khứ, nhất là thái độ lì lợm, cố đấm ăn xôi với chủ trương sắt máu của những tay tổ đang nắm quyền sinh sát, giới am hiểu tình hình có lý do tin rằng họ sẽ thoát hiểm. Tại sao?

Vế phương diện đối ngoại, cái thế đi giây giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn của hai khuynh hướng thoát và ôm chân Trung Quốc ở Việt Nam tuồng như đã có phần thay đổi sau cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của hai ông Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình mới đây, đặc biệt cuộc viếng thăm chính thức của ông Tập tại Việt Nam thượng tuần tháng 11 vừa qua. Dựa hơi vào sức mạnh của Bắc Kinh – ít nữa là về mặt biểu kiến- phe đảng tức phe Nguyễn Phú Trọng có phần lấn lướt phe có khuynh hướng thân Tây phương hiểu cách đơn giản là phe Nguyễn Tấn Dũng. Cuối tháng 10 vừa qua, sự kiện Hoa Kỳ đưa khu trục hạm USS Lassen có tên lửa dẫn đường tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo đá lúc chìm lúc nổi trong vùng Trường Sa do Trung Quốc bồi thành đảo nhân tạo được dư luận coi như một hành vi thách đố khá mạnh mẽ đối với Bắc Kinh, Tuy vậy, tuồng như nó vẫn không xóa tan được sự hoài nghi của dư luận về một thỏa thuận ngầm nào đó giữa đại cường Hoa Kỳ và cường quốc đang lên Trung Cộng. Ông Carl Thayer, một chuyên gia về biển Đông ở Úc nhận định: hành vi mới đây của Hoa Thịnh Đốn dù có làm mờ đi phần nào hình ảnh “cọp giấy” của Mỹ, nhưng theo ông, phản ứng của Hoa Kỳ vẫn chưa cứng rắn đủ, khi những hành vị ngang nhiên lấn chiếm Trường Sa và Hoàng Sa của Bắc Kinh trở thành chuyện đã rồi. Một cách nào đó, nhận định của ông Thayer đã gián tiếp xác nhận thái độ hòa hoãn giữa trục Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn, ít nữa là từ nay đến tháng 1, 2017 khi ông Obama chấm dứt nhiệm kỳ thứ hai. Và điều này sẽ trực tiếp tác động tới việc sắp xếp nhân sự trong nội bộ CSVN. Có nhiều khả năng sẽ có sự chia chác quyền lực trong 5 năm tới kể từ đầu năm 2016 để không có phe nào thắng thế trong cuộc chạy đua thu gom sức mạnh về một mối hầu nắm thế chủ động giữa phe Nguyễn Tấn Dũng và phe Nguyễn Phú Trọng tại đại hội 12 đảng cộng sản VN. Đôi bên sẽ cùng cấu kết với nhau, tương nhượng lẫn nhau – dù trong giai đoạn- nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách để cùng tồn tại.

Bây giờ, chúng ta thử nhìn vào cái thế của Việt Nam bằng cái nhìn của Léon Aron qua trường hợp sụp đổ bất ngờ ở Liên Bang Xô Viết cuối thế kỷ trước xem sự thể ra sao. Trước hết, câu hỏi được đặt ra là đám đông quần chúng hơn 90 triệu người dân Việt Nam có nhu cầu khẩn cấp về đạo lý không?
Câu trả lời là có. Hơn tất cả ai khác, chính thành phần lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN đã nhận ra điều này rất sớm – đặc biệt từ sau những cuộc tập hợp cầu nguyện đông người có lúc lên tới nhiều chục ngàn ở nhà thờ Thái Hà, Tòa Khâm Sứ Hà Nội trong những năm 2008/2009. Vì vậy họ thấy cần phải có động thái cụ thể nhằm hạ nhiệt đang âm ỉ dồn nén trong tập thể tín đồ Công giáo. Đối với các tôn giáo khác, nhất là Phật Giáo Hà Nội không quá âu lo, vì họ đã thành công trong việc thành lập Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh dưới danh hiệu Phật Giáo Việt Nam. Nhưng với Công Giáo họ không thể không quan tâm. Có hai sự kiện nổi bật gần đây cần chú ý. Tháng 10 hàng năm, theo lịch Phụng Vụ của người công giáo là Tháng Hoa tôn vinh Đức Maria. Hơn hẳn những năm trước, năm nay những cuộc Dâng Hoa diễn ra tưng bừng khắp nơi, không chỉ ở Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Xuân Lộc, mà cả ở những vùng xa như Nghệ An, Thanh Hóa. Thượng tuần tháng 10 vừa qua, một buổi Dâng Hoa kính Đức Mẹ Maria được thực hiện quy mô chưa từng có tại Thanh Hóa, về cả hai phương diện số giới trẻ CG nam nữ tham dự cũng như về kỹ thuật tổ chức. Người viết bài này đã đích thân được coi buổi Dâng Hoa này trình chiếu trên đài truyền hình Vietface Mall ở nam California vào một buổi tối khoảng trung tuần tháng 10. Theo người thuyết minh, số thanh niên nam nữ trong đoàn Dâng Hoa lên tới ngót 40 ngàn, một con số khó ai tưởng tượng có thể huy động được ở một nơi như Thanh Hóa trong thời điểm này, nếu không có bàn tay can thiệp của nhà cầm quyền CS. Nhìn vào những động tác của đoàn nam nữ thanh niên CG đang biểu diễn với lớp lang, tiến thối nhịp nhàng được tập luyện công phu về cả hai mặt kỹ thuật và nghệ thuật tương tự như trong cuộc biễu diễn của cả trăm ngàn người Trung Quốc trong thế vận hội 2008 tại Bắc Kinh, nhiều câu hỏi được nêu lên. Nhân sự, phương tiện kỹ thuật và tiền bạc ở đâu ra để có thể thực hiện được một công trình vĩ đại và quy mô như thế? Vì lòng nhiệt thành với đạo, giáo dân, giáo quyền có thể thắt lưng buộc bụng để có tiền, nhưng còn vấn đề phép tắc, an ninh, nhất là vấn đề huy động nhân sự, kỹ thuật để thao luyện cho một đám đông ba bốn chục ngàn người… làm sao và do đâu có được?

Câu trả lời là phải có bàn tay nhà nước nhúng vào. Một câu hỏi khác lại được đặt ra. nguyên do nào khiến nhà nước dưới sự chỉ đạo của một đảng vô tín ngưỡng luôn coi tôn giáo là đối tượng cần triệt tiêu lại làm một chuyện ngược đời như thế? Câu trả lời tìm thấy là họ cần hạ nhiệt. Nói cách khác họ không muốn thấy một tình trạng “tức nước vỡ bờ” bất ưng có thể nổ ra vì nhu cầu đạo lý mang hình tượng tự do tôn giáo. Vì thế, tương kế tựu kế, thay vì kiểm soát, hạn chế họ ngầm khuyến khích, hơn thế còn tiếp trợ phương tiện về tiền bạc nhân sự cho những sinh hoạt nổi tại các giáo phận để một mặt thỏa mãn nhu cầu tâm linh của giáo dân, mặt khác, đánh lừa dư luận thế giới, nói chung và Hoa Kỳ nói riêng về một đất nước tôn giáo được tự do.

Một sự kiện khác cũng đang diễn ra trong giới Công Giáo, không phải đâu xa mà ngay tại Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà (Hà Nội) và Kỳ Đồng (Sài Gòn). Đó là những Thánh Lễ cầu cho Quê Hương, những buổi cầu nguyện cho Công Lý Hòa Bình với những bài giảng thuyết mạnh mẽ, công khai nhắm vào đảng và nhà nước của các Linh Mục trước đám đông cả ngàn tín đồ. Điều cần chú ý, đây không phải là chuyện xuân thu nhị kỳ mà là chuyện diễn ra hàng tuần. Vượt ra khỏi phạm vi DCCT, gần đây những bài giảng thuyết nấy lửa như thế còn phát ra từ cửa miệng những Linh Mục triều ở giáo phận Xuân Lộc kế cận Sài Gòn hoặc xa hơn như bài thuyết giảng nặng ký của cha Đặng Hữu Nam, cai quản Giáo xứ Xuân Kiều, Giáo họ An Lạc, Giáo phận Vinh vừa diễn ra hôm Thứ Bảy 10/10/2015. Những bài giảng thuyết với nội dung đánh thẳng vào tệ trạng tham nhũng, thối nát, hành vi bán nước “hèn với giặc, ác với dân” của đảng và nhà nước CSVN như vừa kể đã được những phương tiện truyền thông hiện đại truyền đi khắp hang cùng ngõ hẻm, trong nước cũng như hải ngoại. Dường như công an nhà nước án binh bất động không hề can thiệp. Chúng ta hiểu thế nào về thái độ này?

Trước hết, đây là một thái độ chẳng đặng đừng đối với Hà Nội. Trong hoàn cảnh bắt buộc phải mở ra với thế giời hiện nay, trường hợp Linh Mục Nguyễn Văn Lý vẫn còn bị giam giữ trong nhà tù chế độ giống như khúc xương nuốt không vô mà nhả cũng không ra đối với giới cầm quyền. Do đó, Hà Nội miễn cưỡng phải ngậm bồ hòn làm ngọt, không dám mạnh tay trước những tiếng nói đối kháng quyết liệt cùa các giáo sĩ Công Giáo khác trong lúc này, cho dù so với hành vi, thái độ của Linh Mục Lý trước đây, sự tác hại cho uy tín của chế độ về những bài giảng thuyết công khai hiện nay nặng hơn nhiều. Trong tình huống ấy, họ không có chọn lựa nào hơn là làm ngơ theo kiểu “không bắt được thì tha làm phúc”. Ở một khía cạnh khác, đấy cũng là một chiến thuật giai đoạn, tạm thời chấp nhận để cho những tiếng nói bất mãn cất lên như một cách “xả xú-páp” hầu tránh bể tung nồi xúp-de đang sôi sục do nhu cầu bức thiết của một xã hội, trong đó đạo lý và tình người ngày một xuống cấp đến mức báo động.

Trong cuộc phỏng vấn Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Khải của Hồng Phúc (nhà báo Lê Hồng Long) trên đài Việt Nam hồi tháng 9 năm 2015, vị giáo sĩ thuộc DCCT hiện đang du học ở Vatican đã công khai nói lên nhu cầu này. Theo ông chưa bao giờ đòi hỏi phục hồi đạo lý, trật tự gia đình và xã hội của quần chúng Việt Nam trong nước lại cấp bách như thời gian gần đây, đến nỗi không chỉ nam giới, những người trẻ mà cả phụ nữ cũng can đảm đứng lên tham gia cao trào đấu tranh chống lại sự ác. Là người mới từ quốc nội thoát ra hải ngoại không lâu, luôn theo dõi sát những biến chuyển trên quê hương, ông thuật lại chi tiết những thủ đoạn, gian dối, tàn ác, thất nhân tâm của những người cộng sản từ trên xuống dưới. Điều tệ hại nhất theo Linh Mục Nguyễn Văn Khải là sau ba phần tư thế kỷ áp đặt ách thống trị độc tài, độc đảng cộng sản tại miền Bắc và 40 năm trên toàn lãnh thổ sau ngày thôn tính được miền Nam, họ đã đẩy xã hội Việt Nam vào một tình trạng băng hoại đến tận cùng. Kết quả, chế độ này đã biến không ít người dân thành vô cảm, dửng dưng trước nỗi bất hạnh của đồng bào và xô đẩy giới trẻ vào con đường ăn chơi, trụy lạc. Quan sát những gì đang xảy ra hàng ngày trong hệ thống học đường Việt Nam, ai cũng nhận ra nhu cần lớn lúc này là phải làm một cái gì để góp phần phục hồi đạo lý và thể thống quốc gia dân tộc trước khi quá trễ. Bằng cách nào một dân tộc vốn tôn trọng đạo nghĩa như dân tộc Việt Nam có thể làm ngơ trước cảnh tượng đám đông học sinh trai gái chửi rủa, đánh xé lẫn nhau không nương tay như kẻ thù? Và làm sao những con người còn có lương tri khỏi cau mày lo nghĩ khi chứng kiến những màn lăng mạ, làm nhục diễn ra trong trường lớp giữa học sinh và thày cô giáo!?

Hiện tượng hàng loạt những người trẻ, trong số có cả những viên chức trong ngành công an của chế độ công khai từ bỏ lối sống cũ để tìm về với đạo giáo trong thời gian gần đây, bất chấp những đòn thù của chế độ, như trường hợp tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần, những người hoạt động Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vi, Trịnh Kim Tiến v.v… chứng tỏ đã đến lúc truyền thống tôn trọng đạo lý của tiền nhân đã và đang thôi thúc người dân Việt Nam phải động não. Sư liên tưởng khiến người viết nhớ tới một khuôn mặt còn rất trẻ vừa xuất hiện trên những video do chính anh thực hiện rồi phổ biến rộng rãi trên Internet kể từ hôm 30/4/2015 nhân tưởng niệm 40 năm CS miền bắc chiếm được miền Nam. Đó là sinh viên Lê Văn Thành, 19 tuổi mà trong một số bài viết chúng tôi mệnh danh anh là một hiện tượng, một ngôi sao rực sáng giữa lòng thủ đô xám ngắt của Hà Nội hôm nay. Điều gì khiến một xã hội độc tài, tàn ác, bưng bít thông tin như Việt Nam thời xà hội chủ nghĩa lại nảy sinh một người trẻ vừa thông minh, nhạy bén vừa can trường đầy tính nhân bản như thế? Chỉ cần nhìn khuôn mặt trẻ thơ, trong sáng của Lê Văn Thành rồi nghe anh nói về đề tài “Hòa Giải Hòa Hợp Giả Cầy” dịp tưởng niệm 40 năm mà anh mệnh danh là “Bên Thắng Cuộc” chiếm được miền Nam, rồi suy nghĩ tiếp về những lý luận và lối biện giải khúc triết, rành mạch mang nặng tình tự dân tộc của anh qua những video “Phản Động Là Gì? Ai Mới Thực Sự Là Phản Động?”, “Cây Xanh: Kẻ Sát Nhân?!”, “Tệ Trạng Của Nến Giáo Dục Việt Nam Hôm Nay”(2)… đồng bào trong và ngoài nước sẽ cảm nhận được một sứ điệp khẩn cấp mà người sinh viên trẻ này muốn gửi ra cho đồng bào anh. Sứ điệp ấy là gì nếu không phải là một lời báo động về tình trạng gian dối, ác độc biểu hiện sự suy thoái, băng hoại trầm trọng về những giá trị tinh thần, văn hóa trên quê hương Việt Nam vào thời điểm này?

Nói tới văn hóa, chúng ta không thể không nói tới những tiếng kêu thất thanh của những nhà văn, nhà thơ, nhà báo trong nước như Nguyên Ngọc, Dương Tường, Lê Phú Khải, Tạ Duy Anh, Nguyễn Viện, Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc, Mai Thái Lĩnh, Hà Sỹ Phu, Vũ Biện Điền, Vũ Cao Quận, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Xuân Nghĩa, Tô Hải, Bùi Ngọc Tấn… Ẩn sâu bên trong và đàng sau những tác phẩm văn chương phản kháng một hệ thống chính trị độc tài, gian ác đã nhận chìm đất nước vào hiểm họa tiêu vong… là nỗi trăn trở khôn nguôi của những tấm lòng Việt Nam còn thiết tha với tuyền thống nhân nghĩa, đạo lý dân tộc. Nơi bìa sau tác phẩm “Chuyện Kể Năm 2000”(3) vừa được tù sách Tiếng Quê Hương tái bản nhân dịp giỗ đầu tác giả, nhà văn Bùi Ngọc Tấn viết:

“Đã bao năm rồi vẫn một kiểu cai trị như thế. Vẫn nói trắng thành đen, nói đen thành trắng. Sự lì lợm này mài nhẵn những bộ mặt, ăn mòn phản ứng trên da mặt. Nó làm mặt người gần mặt con vật… Tôi mong đợi từng ngày và mong đợi quá lâu rồi, sự sụp đổ của cái trật tự bóp chết con người, bóp chết tự do, sự dối trá thống trị…! Cái trật tự xã hội tôi đã sống gần trọn đời và ghê sợ nó.”
Trở lại với bài viết của Leon Aron được người viết dùng làm tiền đề cho dự ước về căn nguyên đưa tới những đột biến có thể xảy ra cho Việt Nam, tác giả nhắc tới quan điểm Nikolai Ryzhkov, thủ tướng của Gorbachev lúc bấy giờ, theo đó, “tình trạng đạo lý [nrastennoe] của xã hội vào năm 1985 là nét đặc trưng ‘hãi hùng nhất’. Ông ta nói:

“[Chúng ta] ăn cắp từ chính bản thân của chúng ta, nhận và đưa hối lộ, láo khoét trong các báo cáo, trên báo chí, láo khoét từ các diễn đàn cấp cao, đắm mình trong láo khoét, rồi trao huân chương cho nhau. Và tất cả những điều này đã diễn ra – từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.”

Những đường nét mà Nikolai Ryzhkov gọi là đặc trưng “hãi hùng nhất” trong xã hội Liên Xô trước khi tan vỡ cuối thế kỷ trước nếu đem đối chiến với hiện trạng Việt Nam dưới thời cai trị của các ông Sang-Trọng-Hùng-Dũng quả thật không khác gì đứa con song sinh. Nếu có khác là ngoài những tệ trạng phi đạo lý, “ăn cắp” kể trên, đất nước ta còn bị cái bóng của kẻ thù truyền kiếp là Trung Quốc thường xuyên đe dọa. Phải chăng vì ngầm chia sẻ tâm trạng day dứt kể trên của nhân vật giữ vai trò thủ tướng cho Gorbachev, vị TBT cuối cùng của chế độ CS Liên Sô, mà trong một giây phút bất ngờ, ông Nguyễn Tấn Dũng với tư cách thủ tướng CSVN đã bạo phổi đưa vào thông điệp đầu năm 2015 của ông lời tuyên bố đại ý là để tìm một lối ra cho dân tộc không còn có phương cách nào khác hơn là cần phải thay đổi cơ chế. Cho dù với quán tính lọc lừa gian dối của những người cộng sản khiến ông Dũng bốc đồng tuyên bố như thế, nhưng đối chiếu với những khát vọng thâm sâu của tuyệt đại đa số đồng bào trong nước thể hiện qua giới trẻ, giới trí thức, những lãnh đạo tôn giáo, những nhà văn, nhà báo, chúng ta có lý do để tin rằng: một cuộc đột biến vẫn có khả năng bùng nổ trên đất nước chúng ta vào một thời điểm khó ai có thể ngở. Cũng như Liên Xô cuối thế kỷ trước, căn nguyên sâu xa dẫn tới đột biến ấy không gì khác hơn là khát vọng của toàn dân về sự phục hồi nền đạo lý truyền thống của dân tộc.



Mì Quảng- Tác giả Lê Thiệp






Có những kỷ niệm bất chợt trở về khó mà giữ riêng cho mình. Phải kể ra với người khác, phải được bày tỏ với người bên cạnh, nếu không sẽ ấm ức, sẽ cảm thấy một cái gì vướng mắc.

Chủ nhật, cả nhà dậy trễ, và đứa em út vốn háu đói đã nhanh nhẩu chui vào bếp. Tiếng chú bé vọng ra:

Anh ăn gì em làm?

Có gì ăn?

Mì gói, bánh mì trứng, phô mai…

Mì Quảng đi.

Mì gì?

Tôi bật cười, năm nay mười hai tuổi em tôi chưa biết mì Quảng là thứ mì như thế nào. Nó cũng khó tưởng tượng ra một tô mì Quảng đầy màu sắc và mùi vị.

Khi ngồi vây quanh chiếc bàn, em tôi hỏi:

Lúc nãy anh nói mì gì vậy? Mì khoảng là mì gì?

Tôi đang cầm miếng fromage lên, liền đặt xuống nhìn nó:

Em phải để ý hơn nữa tới tiếng Việt và đừng bao giờ quên em là người Việt thì phải giỏi tiếng Việt. Mì Quảng chứ không phải mì khoảng.

Mì Quảng Đông phải không anh? Mì của Tàu Chợ Lớn?

Không, Quảng đây là Quảng Nam hay Quảng Ngãi.

Ngon không anh? Bữa nào làm đi anh.

Ngon lắm nhưng anh không biết làm.

Quả thật tôi không biết làm sao để có thể chế biến ra được một món ăn đặc thù như mì Quảng. Lần đầu tiên tôi được ăn món đó trong một quán nhỏ ở bên lộ nhỏ cạnh bờ sông. Tôi đi cùng với ký giả Nguyễn Tú* của tờ Chính Luận suốt 3 ngày, săn tin một cuộc hành quân của đặc khu Quảng Đà. Ba ngày hai chúng tôi chỉ toàn ăn đồ hộp trong những thùng ration của Mỹ, khô khốc và trái khẩu vị. Ra khỏi trận địa mù khói trên đường trở về thị trấn Đà Nẵng, chúng tôi tắp vào chiếc quán lụp xụp bên đường chỉ định uống một ly nước chanh cho đỡ sốt ruột. Quán vắng hoe và chỉ có một bàn dài duy nhất giống như chiếc bàn học trọ, hai bên là hai chiếc ghế dài. Chủ quán là một bà cụ đã khá già, Nguyễn Tú cười nói với tôi:

Quán bên đường của Quang Dũng. Cầu trời có một cô bé thật đẹp để ông làm được bài thơ như bài thơ của Quang Dũng.



Tôi cười theo và vừa nhảy xuống xe jeep vừa ư ứ ngâm: “Ta yêu em rồi em biết không…..”. Ngồi lơ đãng trên chiếc ghế gỗ, khuấy nhẹ ly nước chanh, tôi thoáng ngửi thấy một mùi gì thơm ngọt và hơi nóng. Tôi hít hít rồi nhìn ông Tú. Ông Tú cũng gật.

Có gì ăn không mẹ?

Mấy chú ăn mì Quảng không?

Mẹ cho hai tô lớn nhiều nước nhiều cái nhiều thịt, hành ngò rau húng, muối ớt tương gừng….

Cả ba cùng cười trước câu ba hoa của tôi. Ông Tú lúc đó râu quai nón đã dài như râu của một quí tộc thời trung cổ, lúc lắc cái đầu nhìn tôi:

Ông chưa ăn mì Quảng bao giờ?

Tôi gật nhận ngay. Tôi đã ăn đủ những thứ hiếm người được ăn như bọ kiến, cháo cóc, cắc kè cặp chả, thịt rắn, thịt trụt, kỳ đà, vòi voi, cá bao tử….. Tôi đã ăn mì quá nhiều mà quả là chưa ăn mì Quảng. Nhưng dù chỉ trẻ bằng nửa tuổi đời so với ông Tú, dù trong nghề nghiệp tôi chỉ là đàn em của ông Tú, tôi vẫn dở thói ngang.

Vấn đề quan trọng là ngon hay không.

Tụi tôi ngồi im lơ đãng nhìn nải chuối treo lủng lẳng ở góc quán. Bao giờ cũng vậy, khi tôi dở những câu bướng bỉnh, ông Tú im không nói gì. Người đàn anh đó luôn bao dung với tôi.

Tô mì quá ngon. Trước hết tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao lại gọi đó là mì, cái thứ bánh hồng nhạt ngả màu vàng của nghệ giống như bánh đúc mẹ tôi vẫn làm nhưng ngậy hơn và có một vị hắc nhẹ, có lẽ vì một thứ gia vị nào đó. Bánh thái dày gấp hai ba lần bánh phở và sợi ngắn có sáu phần. Tôi bắt chước ông Tú bẻ vụn miếng bánh tráng trộn vào tô mì và lấy đũa đảo đều. Phía dưới có giá sống và đó là thứ rau duy nhất ăn kèm với mì Quảng. Không hành ngò rau húng như óc tưởng tượng của tôi. Nhưng ngon. Tự nó đã đủ rồi. Cái thứ màu nhàn nhạt ngả vị nghe thật là tuyệt. Nó quyện lấy những cọng giá trắng ngần hay thấm lên những sợi bánh mềm dịu và như tan biến trong hàm ếch, ngấm ngay vào chân răng. Ông Tú khuyên tôi đừng bỏ ớt vào, đừng vắt chanh mà nên ăn trần như vậy mới thấu hết vị ngon của mì Quảng. Vị của mì Quảng là một vị thanh thoát và dịu dàng. Gia vị của nước sốt và những thứ trộn trong bánh là đủ. Giá sống và bánh tráng nướng có vẻ như giúp cho cái vị thanh thoát hơn. Nhưng đặc biệt hơn nữa là thịt heo luộc sao mà dòn, sao mà ngọt một cách kỳ lạ. Tôi phát biểu điều này và ông Tú gật gù.

Khá lắm, biết khen thịt heo là có khẩu vị rồi. Vùng này có một loại heo gọi là heo cỏ, mình thon dài chỉ cao độ 40 phân, nặng lắm là nửa tạ. Thịt tuyệt ngọt, đem làm ché là nhất. Ché ở Đà Nẵng nổi tiếng là nhờ heo cỏ.

Tôi nhai kỹ miếng thịt heo sần sật, càng nhai càng thấy ngon. Ăn xong tô mì, ông Tú trịnh trọng lôi chiếc pipe ra, nhét một tẩu, Gió nhẹ từ sông nổi lên làm giây khói loãng từ từ thơm lừng. Tôi hỏi bà cụ chủ quán:

Mẹ ơi, về Saigon mở quán mì Quảng đi.

Bà cụ cười:

Tui ở Hội An bị giặc quá nên phải chạy ra đây. Mấy đứa nhỏ nó ở trong đồn nghĩa quân ở ngã ba. Có quen biết ai trong Saigon đâu.

Mẹ gả con gái cho con rồi về Saigon.

Tui có hai đứa con gái, môt đứa lấy chồng rồi một đứa năm ngoái bị pháo kích chết.

Tôi bỗng thấy như mình là người phạm tội vì lối đùa cợt vô ý thức và cũng không biết nói gì hơn nữa.

Sau này tôi có dịp ăn mì Quảng như ở đường Hiền Vương, Saigon hay ở Đà Lạt, ở Đà Nẵng. Không nơi đâu tôi tìm lại được cái vị mộc mạc thanh thoát của tô mì Quảng bờ sông Hàn. Nơi thì gắt quá vì đổ thêm cà ri Ấn Độ, nơi thì bánh đúc làm bằng gạo Thái Lan quá dẻo và thiếu cảm vị vì xay bằng máy, nơi thì bỏ thêm tôm thêm tép, nơi thì bỏ vào một cái bánh tôm chiên. Ăn mà bực mình. Và không nơi nào có lợn cỏ.

Giờ đây, ngồi nhìn đứa em ăn tô mì Nhật, tôi thấy lòng quặn đau nhớ đến Nguyễn Tú. Người đàn anh bé nhỏ nhưng bền bỉ của tôi không rõ còn sống hay đã chết trong trại Chí Hòa. Việt cộng đã bắt ông hôm 5/5/75, bốn ngày sau khi chiếm Saigon và tin tức trong tù cho hay râu ông đã có sợi dài ngang ngực. Ông nhất định không mặc quần áo và luôn luôn chửi cộng sản. E rằng ông khó sống nổi.

Nhớ lại những hôm trời đã về chiều, trong căn phòng rộng ngổn ngang sách vở, tôi ngồi đối ẩm với ông Tú. Tôi vốn thích cognac nhưng ông Tú lại chỉ có whisky. Ông cười nói với tôi:

Whisky tốt lắm vì nó làm bằng lúa. Mình là gốc cơm gạo nên cái gì từ mễ cũng quí.. Mễ là gạo nhắc mình thuộc văn minh ngũ cốc, đừng bao giờ bỏ gốc.

Tôi vốn dốt chữ Hán nên chỉ biết gật gù bên ly whisky để nghe ông bàn. Nay nhớ lại mới thấy thấm thía: “Đừng bao giờ bỏ gốc, đừng bao giờ bỏ gốc”. Tôi lẩm bẩm những tiếng đó và đứa em ngẩng lên hỏi:

Anh nói gì vậy?

Không. Thôi dọn đi, anh no rồi, không ăn được nữa.