khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Hình thầy Ái Văn chụp tại Paris, France,vào năm 2011. Thầy Ái Văn dạy Sức Chịu Vật Liệu cho K1 năm thứ ba, 1973.




Dòng sông Xanh -- Johann Strauss II -- Ca sĩ Hà Thanh



Linh mục Bửu Dưỡng đã được ông Thiệu và Hoa Kỳ giúp đỡ thiết lập Viện Đại Học Minh Đức


Trích :"Cuối cùng, một linh mục khác mà bà con Nguyễn Phước tộc hầu như ai cũng biết là Linh mục Bửu Dưỡng, vị cố vấn bí mật đặc trách Văn hóa Giáo dục cho chính quyền Thiệu. Bửu Dưỡng là người đã từng cùng với ông Ngô Đình Nhu khai sinh ra cái quái thai “Chủ Nghĩa Nhân Vị Duy Linh” và yểm trợ cho chế độ Diệm tiến hành sách lược “Công giáo hóa miền Nam”. Linh mục Bửu Dưỡng đã tự nguyện đến hợp tác với con chiên Nguyễn Văn Thiệu   chỉ một ý đồ là phục hồi lại các nhân sự của chế độ cũ để nắm lấy guồng máy chính quyền mà trả thù Phật giáo. Linh mục Bửu Dưỡng đã được ông Thiệu và Hoa Kỳ giúp đỡ thiết lập Viện Đại Học Minh Đức để cùng với trường Đại học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt của ông Ngô Đình Thục trước kia làm công việc “trồng người” cho chế độ Công giáo trị mới"
(Nguồn: http://giaodiemonline.com/2012/10/nvt01.htm)

Các bác KHKT-MĐ Khóa 1 đã từng ghi danh ở Viện Đại Học Minh Đức vào tháng 7 năm 1970, tại số 6 Hoàng Hoa Thám, Gia Định đễ thi tuyển vào Phân Khoa Khoa Học Thực Dụng , và học niên khóa đầu tiên 1970-1971 tại cơ sở trường trung học Đắc Lộ gần Ngã Tư Bảy Hiền, ít nhiều cũng đã gặp linh mục Bữu Dưởng một lần? Các bạn minh oan cho lời chụp mũ đầy ác ý trên đi chứ .  Bác Dũng (Diên Khánh) viết đi....

Xin đừng vô cảm!

Đễ trã lời cho sự gán ghép vô căn cứ: " Đại học Minh Đức đã được ông Thiệu và Hoa Kỳ giúp đỡ" , Cù Lần Lửa xin được trích một đoạn sau đây:

"Trong thời gian làm Giám Tỉnh, cha HENRI BẠCH VĂN LỘC (*) đã có nhiều hoạt động chăm lo đến việc đào tạo giới kế thừa trong Dòng. Đối với Giáo Hội Công  Giáo, cha đã có những đóng góp độc đáo mà rõ ràng nhất là Hiệp Hội các Bề trên cao cấp Dòng Nam tại Saigon và việc thành lập Đại Học Công Giáo mang tên Minh Đức.
   
Cha đã đóng góp lớn vào việc tổ chức Hiệp Hội (**) các Bề trên cao cấp các Dòng Nam tại Saigon. Ngoài thành viên các bề trên tỉnh các Dòng Tên, Đaminh, Phan Sinh, Chúa Cứu Thế, Don Bosco… Hiệp Hội còn có một nhóm được gọi là chuyên viên lấy từ 3 Dòng lớn: Chúa Cứu Thế với cha Nguyễn Tự Do, Đaminh với cha Đỗ Xuân Quế, Phan Sinh với cha Trương Đình Hòe. Hiệp hội đã lập một tờ nguyệt san mang tên là “TU SĨ VIỆT-NAM” do Cha đã đóng góp lớn vào việc tổ chức Hiệp Hội các Bề trên cao cấp các Dòng Nam tại Saigon. Ngoài thành viên các bề trên tỉnh các Dòng Tên, Đaminh, Phan Sinh, Chúa Cứu Thế, Don Bosco… Hiệp Hội còn có một nhóm được gọi là chuyên viên lấy từ 3 Dòng lớn: Chúa Cứu Thế với cha Nguyễn Tự Do, Đaminh với cha Đỗ Xuân Quế, Phan Sinh với cha Trương Đình Hòe. Hiệp hội đã lập một tờ nguyệt san mang tên là “TU SĨ VIỆT-NAM” do cha Tự Do phụ trách, sau được trao lại cho Dòng Đaminh với danh xưng mới là”Nhà Chúa”.


Riêng về Đại Học Minh Đức, do quyết định của Hiệp Hội, cuối cùng được trao cho cha Henri Lộc. Cha đã thành lập viện Đại Học Công Giáo này tại Saigon, cùng với sự hợp tác của các cha Gioan Nguyễn Văn Thính, Ignatio Bùi Quang Diệm. Đại học này đang tiến triển tốt đẹp thì sau 30-4-1975 các cơ sở của viện đã do nhà nước quản lý. 

( Nguồn:http://luocsu.chuacuuthe.com/?p=627#!/)


(*) Linh mục Bửu Dưỡng làm Viện Trưởng Viện Đại Học Minh Đức trong niên khóa đầu 1970-1971. Linh Mục Bạch văn Lộc thay thế linh mục BD trong chức vụ này từ năm 1971 cho đến ngày 30/4/1975.

(**) Hiệp Hội Minh Trí

Thuận Kiều Plaza mystery



Nằm ở trung tâm Q.5, TP.HCM, Thuận Kiều Plaza với cấu trúc 3 tòa tháp cao ngất ngưởng, là một trong những cao ốc đa phức hợp đầu tiên được xây dựng, từng được coi là biểu tượng phát triển của thành phố. Thế nhưng, sau hơn 15 năm tồn tại, Thuận Kiều Plaza từ chỗ sầm uất náo nhiệt dần ế ẩm và đến nay thì đã mang một bộ mặt sầu thảm, vắng vẻ.
Một cao ốc hoành tráng ở vị trí đắc địa như Thuận Kiều Plaza lại thưa người vắng vẻ là điều khó lý giải. Trong vô số những giả thiết nhằng nhịt, người ta truyền tai nhau một nguyên nhân vô hình và đáng sợ: Thuận Kiều Plaza bị ếm bùa!
Thuận Kiều Plaza do Công ty Xây Dựng Thương Mại Sài Gòn 5 (hiện nay là Tổng Công Ty Địa Ốc Sài Gòn - Resco) và Công ty Kings Harmony Intl Ltd., thông qua hình thức Hợp Đồng Hợp tác kinh doanh (HTKD) cùng xây dựng và khai thác, là một dự án bất động sản qui mô và có tầm cỡ quốc tế vào cuối thập niên 90 thế kỷ trước. Nó từng được xem là điển hình cho kiến trúc tổng hợp gồm cư trú, vui chơi giải trí, mua sắm, ăn uống và thể thao...
 
Phối cảnh Thuận Kiều Plaza.
 
Ma trận tin đồn
 
Thuận Kiều Plaza tọa lạc tại trục lộ giao thông chính, số 190 Hồng Bàng, Q.5, TP.HCM được xây dựng với tổng vốn đầu tư lúc đó gần 54 triệu USD, đưa vào sử dụng năm 1999. Tổng diện tích xây dựng của nó lên đến 100.000m2. Trong đó khu căn hộ: 60.000m2, khu thương mại: 20.000m2, diện tích nhà để xe: 10.000m2, câu Lạc Bộ thể thao giải trí: 10.000m2.
 
Riêng khu căn hộ chia thành ba tháp A,B,C mỗi tòa tháp cao 33 tầng, có tổng cộng 648 căn hộ được xây dựng với năm loại khác nhau. Vào những năm đầu đưa vào sử dụng, Thuận Kiều Plaza rao báo hơn 40.000USD/căn hộ. Thời bấy giờ còn được cho là rẻ so với "tầm vóc" hoành tráng của nó.
Tư duy "nhạy bén" về kinh tế là điều người ta hay nói trước khi tòa nhà này thành hình vì nó nằm trên trục đường chính của Q.5 giao thương nhộn nhịp. Thậm chí, một số nhà phong thủy còn khẳng định nó nằm trên long mạch cua thành phố, dễ dàng đạt sự thịnh vượng. Bây giờ, sau 15 năm, tất cả dự đoán hoặc quy kết đều sai. Số hộ dân ở cực kỳ thưa thớt, người sở hữu căn hộ đã thi nhau rao bán nhiều năm qua nhưng càng giảm giá thì càng khan hiếm người mua. Những hộ kinh doanh bên dưới cũng đìu hiu ế ẩm vì khách đến thăm lèo tèo thưa thớt. Người ta nhiều năm tìm cách khắc phục hiện trạng, thay đổi công năng để "cứu" ba tòa tháp chọc trời ấy nhưng cũng bế tắc.
 
Con đường Đỗ Ngọc Thạnh xẻ dọc khu B và C mà theo đồn đoán là "vết đục" khiến "con thuyền" Thuận Kiều Plaza bị đắm

 
Con đường Đỗ Ngọc Thạnh xẻ dọc khu B và C mà theo đồn đoán là "vết đục" khiến "con thuyền" Thuận Kiều Plaza bị đắm.
 
"Thất bại" của Thuận Kiều Plaza, với nhiều người, là một điều quá lạ lùng. Và như để cố lý giải cho điều lạ lùng ấy, không ít giả thiết được đặt ra, chủ quan có, khách quan có và thậm chí là cả những lý giải mông lung. Thế nhưng, điều lạ là hầu hết lại tin vào những điều ấy. Giả thiết đầu tiên là theo phong thủy: Thoạt nhìn thì thấy toà nhà Thuận Kiếu Plaza giống như hình một con thuyền với 3 ống khói lớn ở trên.
 
Nhưng con thuyền này không sự chắc chắn, vững vàng. Thân thuyền quá nhỏ, kết cấu bằng các đường nét mảnh dẻ mà ống khói quá to tạo cảm giác nặng nề, dễ bị chìm do mất cân đối. Người ta còn đồ rằng, vì hình dáng của Thuận Kiều Plaza giống một con thuyền nên con đường Đỗ Ngọc Thạnh xẻ dọc khu B và khu C không khác gì đục một lỗ thủng khiến nó bị đắm và dẫn đến sự lụn bại của tòa nhà này trên thực tế.
 
Giả thiết thứ hai nghe phi lý nhưng được truyền miệng rất nhiều ở Q.5: Ba tòa tháp Thuận Kiều Plaza mang hình hài của ba cây nhang. Người xây dựng nó chỉ với chủ đích là "trấn" vượng khí của khu Chợ Lớn không cho thoát ra ngoài. Và vì mục đích tối thượng đó nên việc có bán được căn hộ bên trong hay không không quan trọng (?).
 
Giả thiết cuối cùng đáng sợ nhất nhưng được truyền miệng nhiều nhất: Thuận Kiều Plaza bị ếm bùa! Chuyện kể rằng trong quá trình đấu thầu thi công tòa nhà đã phát sinh mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và một nhà thầu. Nhà thầu này vì căm tức đã rước một thầy pháp từ Hong Kong sang dùng phép thuật thả quỷ vào bên trong quấy rối. Người ta thường kể với nhau rằng bên trong các tòa nhà ấy có ma quỷ, ban đêm thường nghe tiếng khóc. Có người còn khẳng định thường có cái bóng trắng đuổi theo mình. Dần dà, người cũ bị quấy phá bỏ đi, người mới lo sợ không dám đến, Thuận Kiều Plaza trở nên vắng vẻ như bây giờ...
 
Sự thật hay huyễn hoặc?
 
Chúng tôi quyết định làm một cuộc "khám phá" ba tòa nhà Thuận Kiều Plaza vào một buổi chiều cuối tháng 3 này. Khi những lời đồn đoán còn như ma trận mông lung thì sự thật của sự ế ẩm tại tòa nhà chọc trời này bày ra trước mắt. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là tòa tháp A cửa đóng then cài. Cả một tòa nhà đồ sộ gần như không một bóng người. Hàng trăm căn hộ phía trên nằm im ỉm.
Ở dưới có câu lạc bộ giải trí đóng cửa lâu ngày, biển hiệu hoen ố. Ông xe ôm tên Tuấn gần đó giải thích với tôi rằng khu này đóng cửa đã lâu. Những căn hộ có người ở lẻ tẻ đã được dời hết về tòa tháp C, còn tòa tháp trơ trọi này người ta chưa biết làm gì. Là người sống lâu năm ở khu vực này, ông bảo mỗi lần nhìn các tòa tháp cứ thấy tiếc hùi hụi.
 
Khung cảnh vắng vẻ bên trong cao ốc.
 
Vì cả cái Q.5 bên ngoài mặt tiền sầm uất là thế nhưng trong các con hẻm tựu trung đều chật hẹp, người ở lúc nhúc. Trong khi cả vài trăm căn hộ có thể dùng cho vài ngàn người bỏ không dầm mưa dãi nắng.
Hỏi về những tin đồn ông cười buồn nói chuyện đó có lâu rồi, ông nghe kể suốt. "Người ta nói có ma quỷ trong tòa nhà này. Tôi không biết nên tin hay không. Nhưng ban đêm nhìn nó lừng lững đâm toạc trời mà chỉ vài ánh đèn leo lét cũng thấy ớn lạnh" - ông nói.
 
Từ tòa tháp A đầu tiên đến tòa tháp C cuối cùng của công trình chọc trời này là một đoạn đường dài đến hàng trăm mét. Nếu đi bộ một vòng quanh công trình này, khó tránh cảm giác mỏi chân. Điều này phần nào cho thấy sự hoành tráng của Thuận Kiều Plaza. Mặt tiền đường Hồng Bàng của tòa tháp C cũng vắng hoe, được khóa lại cẩn thận bằng những sợi xích to bản.
 
Chúng tôi chợt nhận ra tất cả "sự sống" của công trình thế kỷ ấy tưởng như chỉ còn tập trung ở tòa nhà B. Tầng trệt của tòa nhà là các nhà hàng rộng, bên trong là bàn ghế la liệt nhưng cũng vắng thưa người. Cổng sau có thang máy nhưng cũng đã bị "xích" lại lâu ngày không dùng tới. Hai ống khói nhà hàng hì hục nhả những luồng khí đen ngòm nhuốm màu u ám vào bức tường rộng lớn.
Ở tầng hai cũng là một nhà hàng khác lớn hơn đèn điện chói lòa nhưng chỉ nhác thấy bóng nhân viên, thực khách le te vài người có thể đếm được. Ở tầng giữa các nhà hàng này là vài ki ốt bán quần áo. Lại thấy vắng hoe, chỉ chủ ki ốt túm tụm nói chuyện với nhau. Các loại quần áo dày dép đều trưng biển giảm giá 50% như dự báo cho những cuộc "tháo chạy" cuối cùng?
 
Đi dọc các hành lang tầng hai tòa tháp B, cũng như hai tòa tháp còn lại là la liệt hàng trăm ki ốt bỏ hoang, bên trong hàng hóa chất ngồn ngộn. Những hành lang nối tiếp nhau, rất rộng. Thang cuốn lâu ngày không hoạt động. Cả một không gian rộng lớn không một bóng người, nghe rõ cả tiếng chân mình vang vọng. Từ tầng hai, chúng tôi lách qua một chiếc cửa, leo lên một cầu thang hẹp và tối om để tiếp cận với khu căn hộ. Vừa lên đến đỉnh cầu thang đã gặp ngay chiếc thang máy bỏ không nhưng cửa mở toác, bên trong ánh điện mờ tỏ, thảm vải rách ra từng miếng. Ở ngay cửa thang máy là những chân nhang đã cháy hết có lẽ đã được cắm lâu ngày.
 
Chợt nhớ đến cái phần ly kỳ nhất của lời đồn: Vị pháp sư ngày trước thả ma quỷ vào chính cái thang máy ấy! Là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay chỉ là hành động khấn vái mù quáng của người đời sau khi xuất hiện tin đồn? Quá khó để lý giải. Nhưng sự vắng lặng hoang vu có phần u ám đi từ trực quan đến cảm giác một cách tự nhiên. Chúng tôi khó có thể xua đi cảm giác ớn lạnh, thậm chí rờn rợn ở cái hành lang nhỏ hẹp ấy.
 
Người viết bài này có quen biết "nhà nghiên cứu" huyền thuật N.H.T, một người khá có tiếng ở Sài Gòn. Hơn 20 năm nghiên cứu huyền thuật và phong thủy, ông khoát tay khi nghe chúng tôi nói về giả thiết "con tàu" Thuận Kiều hoặc "cây nhang". "Đó chỉ là tưởng tượng của nhiều người. Còn có rất nhiều giả thiết khác liên quan đến hình tượng của tòa nhà, tất cả đều huyễn hoặc"- ông khẳng định. Thường thì người ta thấy tòa nhà này giống cái gì thì gán cho nó cái ấy. Còn về phong thủy, quan niệm dùng các công trình xây dựng để trấn giữ vượng khí là có thật. Tuy nhiên, hình tượng chính hay dùng đến là cây kiếm dựng ngược. Do đó, những giả thiết như vậy là vô lý và thậm chí thiếu hiểu biết.
 
"Nhà nghiên cứu" N.H.T không khẳng định với chúng tôi chuyện Thuận Kiều Plaza bị ếm bùa. Nhưng ông cũng không loại trừ.
 
Tôi lại hỏi ông T. nếu thật sự Thuận Kiều Plaza bị ếm bùa thì có cách nào hóa giải? Ông lắc đầu nói rằng nếu giải được thì chủ đầu tư không thiếu tiền để làm việc ấy. Bùa ngải là thứ thần bí, chỉ người ếm bùa mới biết giải, người khác dù cao cường đến đâu cũng phải bó tay. "Bùa chú được dùng có khi chỉ miếng giấy bằng ngón tay, có khi là giọt nước hoặc hòn đá không biết để ở đâu nên không thể hóa giải được"-ông khẳng định. Nếu muốn hóa giải chỉ còn cách đập bỏ từng cục gạch, đào từng cục đất phần móng của ba tòa tháp chọc trời ấy đi để tìm kiếm. Nếu quả vậy thì khác nào tìm đường lên trời?

Prize Charm
 
Chúng tôi trở lại Thuận Kiều Plaza vào buổi tối, cả tòa nhà lững lững trong đêm. Giữa mê hồn trận lời đồn và sự thật, một cảm giác buồn bã xâm chiếm. Chợt nhớ lời tiến sĩ Chu Phác ở Trung tâm Nghiên cứu con người, rằng bùa ngải huyền bí không tồn tại. Chợt hy vọng là như thế.
 
Hy vọng sự vắng lặng của Thuận Kiều Plaza hôm nay chỉ là những vướng mắc hay xung đột lợi ích thường tình chưa giải quyết được. Trong tương lai gần nào đó, người ta sẽ tháo bỏ nút thắt, nó lại sôi động, lại lập lòe ánh đèn màu thắp sáng trung tâm thành phố. Thuận Kiều Plaza sẽ lại là một biểu tượng phồn thịnh xuyên thời gian, vượt lên tất cả những đồn đoán vô căn cứ

Josephine Cẩm Vân: Thiếu tá hải quân phi hành Hoa Kỳ



CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ

 
Chuyện Kỳ Cục
 
Một hôm chiều chủ nhật tôi quyết định đi xem đá bóng ở sân vận động Hà Nội. Tôi đến sớm và tìm được một chỗ ngồi khá lý tưởng. Khoảng một lúc sau thì có một thanh niên trẻ cũng len vào và ngồi ngay trước mặt tôi. Khi đang chờ trận đấu bắt đầu, bỗng nhiên có tiếng gọi rất to từ đám đông rất xa phía sau: "Khôi ơi!". Anh thanh niên ngồi trước mặt tôi bỗng đứng bật dậy, quay lại nhìn khắp đám đông đằng sau. Sau khi nhìn kỹ không thấy ai quen cả, anh ta lại ngồi xuống. Khoảng một thời gian rất ngắn sau đó, tôi lại nghe tiếng gọi từ đằng sau: "Khôi ơi!". Một lần nữa anh thanh niên lại đứng bật dậy quay lại đưa mắt tìm kiếm từng người trong đám đông, nhưng lần này anh ta vẫn không nhìn thấy một khuôn mặt nào quen cả cho nên lại bực dọc ngồi xuống, miệng cằn nhằn rất khó chịu. Và chỉ vài phút trước khi trận đấu bắt đầu, một lần nữa lại có tiếng gọi rất to từ đám đông đằng sau: "Khôi ơi!". Và lần này thì dường như không chịu nổi nữa, anh thanh niên trước mặt tôi bật dậy, quay ngoắt lại đám đông phía sau và gào lên một cách giận dữ:

"Thật là chó chết, tao có phải tên là Khôi đâu!".



Áo Vợ Tôi
 
- Anh đáng thông cảm thật đấy. Lấy vợ đã được một tháng, đã hết tháng trăng mật, mà vẫn phải tự giặt quần áo của mình.

- Đâu nào. Đây là áo của vợ tôi đấy chứ.



Thánh Nhân gặp Phàm Phu
 
Cuộc thi không cần nói, chỉ ra dấu để nói chuyện với nhau. Cuộc thi kéo dài gần tới cuối, một ông già râu tóc bạc phơ có vẻ như một nhà thông thái sắp được đoạt giải chợt một anh chột mắt xuất hiện. Cuộc tranh tài lại bắt đầu:

Nhà thông thái nhìn anh chột mắt, đưa ra 1 ngón tay. Anh chột mắt mặt đỏ lên đưa 1 ngón lắc lắc rồi đưa 2 ngón. Nhà Thông Thái vuốt râu suy nghĩ, đưa 2 ngón lắc lắc rồi đưa 3 ngón. Anh Chột Mắt quắc mắt lên, đưa nắm đấm. Nhà Thông Thái suy nghĩ lâu hơn, nhìn xuống phía dưới, thấy có em bé bán táo tàu, ông ta chậm rãi đi xuống cầm trái tái bỏ vô miệng nhai và phun hột ra. Anh Chột Mắt đùng đùng chạy tới, lấy 3 trái táo nuốt trửng. Nhà Thông Thái tới bây giờ mới nói ra tiếng: "Hay quá! Hay quá!, chịu thua, chịu thua."

Phóng viên tới, hỏi Nhà Thông Thái trước: "Ông và anh chột nói với nhau chuyện gì vậy?"
Nhà Thông Thái: "Tui đưa 1 ngón tay, ý nói chân lý là duy nhất. Anh chột đưa 2 ngón tay, ý nói trên đời này không có cái gì là tuyệt đối. Mọi thứ đều có 2 mặt trái và phải. Tui đưa 3 ngón tay, ý nói nếu có mặt trái và phải, thì phải có mặt trung gian tức là 3 mặt. Anh chột đưa nắm đấm, ý nói tôi đùa với anh thôi. 2 mặt hay 3 mặt cũng chỉ là 1 khối thống nhất. Tôi lấy trái táo nhai phun hột, ý nói có những cái mình không thể giữ nguyên được. Ví dụ ăn cá phải bỏ xương, ăn táo phải nhả hột. Anh chột nuốt luôn 3 trái táo, ý nói nếu mình có can đảm, kiên nhẫn, kiên quyết mình có thể giữ nguyên vẹn. Anh ta thật là tài."

Phóng viên tới hỏi anh chột mắt, anh ta trả lời: "Anh coi thằng cha đó cà chớn hông, thấy tui chột mắt đưa 1 ngón tay,... ý nói mày có 1 mắt à. Tui tức quá, tui đưa 2 ngón tay, ý tui nói 1 mắt tao sáng bằng 2 mắt mày. Đã vậy, cha nội còn chơi tui thêm nữạ Chả đưa 2 rồi đưa 3 ý nói nhưng mà tao với mày cộng lại cũng có 3 mắt thôi. Tui tức quá, tui đưa nắm đấm, ý tui nói tao đục chết bây giờ. Ông lấy trái táo nhai phun ý nói cỡ mày tao nhai như chơi. Tui nuốt 3 trái táo,... ý nói cỡ 3 thằng như ông, tui nuốt 1 cái 1. Ổng sợ quá ổng thua tui là phải rồi."

Nghe tới đây Nhà Thông Thái trợn mắt té xỉu!!!

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Việt Nam có 15,000 tiến sĩ không biết đang làm gì







HÀ NỘI (NV) - Một thống kê mới nhất của Bộ Giáo Dục-Ðào Tạo Việt Nam cho biết, tính đến năm 2013, Việt Nam có tổng cộng 24,300 người tốt nghiệp tiến sĩ.

Thống kê này cũng nói rằng, trong số này, có 633 vị hiện là giảng viên các trường cao đẳng, và khoảng 8,520 tiến sĩ đang là giảng viên các trường đại học. Làm một con tính trừ, nhiều người thắc mắc về việc liệu 15,000 tiến sĩ còn lại đang làm việc ở đâu, và sống như thế nào.

Báo mạng VietNamNet dẫn lời một cựu giới chức cao cấp của Học Viện Hành Chính Quốc Gia nói rằng, số quan chức cấp thứ trưởng trở lên có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam hiện nay nhiều gấp 5 lần Nhật Bản.

Trong tài liệu nói về “Chiến lược quy hoạch cán bộ-công chức,” chính quyền Hà Nội cam kết rằng, 100% cán bộ thuộc diện thành ủy Hà Nội quản lý của họ có trình độ tiến sĩ trong vòng 6 năm nữa. Cũng đến năm 2020, tất cả cán bộ lãnh đạo các xã, phường, thị trấn của Hà Nội đạt trình độ đại học, và một nửa trong số này có trình độ cao học.

Một thống kê của Bộ Khoa Học-Công Nghệ Việt Nam cũng nói rằng, Việt Nam hiện có tới 24,300 người có học vị tiến sĩ và 101,000 người có học vị thạc sĩ.

Thống kê nói, so với 18 năm trước đây, số tiến sĩ của Việt Nam tăng trung bình 7%/năm, và người có học vị thạc sĩ tăng trung bình 14% mỗi năm. Người ta cũng không ngạc nhiên khi thấy xuất hiện tràn lan những tấm danh thiếp ghi hàm tiến sĩ này, tiến sĩ nọ trước những cái tên.

Báo mạng VietNamNet dẫn lời ông Phạm Bích San, phó tổng thư ký Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam nói rằng, Việt Nam có số lượng giáo sư, tiến sĩ nhiều nhất Ðông Nam Á, nhưng không có trường đại học nào lọt vào bảng xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới. Ðã vậy, có đến 21 trường đại học hoạt động tại Việt Nam không được cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền của Hoa Kỳ công nhận.

Dư luận còn chưa quên, ông giám đốc Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch tỉnh Phú Thọ tự xưng là tiến sĩ tốt nghiệp trường Ðại Học Nam Thái Bình Dương tại Hoa Kỳ, lại không biết một chữ tiếng Anh nào. Còn ông “tiến sĩ” Nguyễn Văn Ngọc, phó bí thư tỉnh Yên Bái thì cho biết, đã lấy được bằng tiến sĩ trường Ðại Học Nam Thái Bình Dương trong 6 tháng, với giá 17,000 đô la.

Ông Dương Chí Dũng, người vừa bị kết án tử hình về tội tham nhũng với hàng loạt thất bại khi cầm nắm quyền quản trị tổng công ty Vinalines, cục trưởng Cục Hàng Hải, cũng là một tiến sĩ kinh tế. (PL)

CUỘC ĐỜI RỒI CŨNG VẬY THÔI !!!





 
Hồng Trần Mấy Kiếp Rong Chơi
 
Ở trường học, việc được gặp những nhân vật cấp cao, gặp giám đốc của trường hay là ngay cả gặp trưởng khoa cũng là điều hiếm thấy. Vậy mà trong viện dưỡng lão cao cấp này, những nhân vật nổi tiếng ấy lại vô tình trở thành bệnh nhân của con. Ngoài ra còn có cả những cựu thị trưởng hay cựu tổng giám đốc của các tập đoàn lớn. Thật không thể nào tin được giờ những người ấy về hưu sống ở đây, bệnh tật triền miên, mất trí, trầm cảm cùng những loại bệnh khác của vô thường kéo đến làm cho họ trông thật thảm thương, tội nghiệp! Vì thế mỗi khi khám bệnh, trả lời, lấy máu hay chẩn đoán họ xong, con cũng hốt hoảng khi được giới thiệu về lịch sử của họ.

Những người nổi tiếng, sang trọng, quyền uy tột bực ngày xưa giờ lại là như thế này sao? Mấy mươi năm về trước có bao giờ họ nghĩ đến lúc mình như thế này không? Giờ họ ở đây dù giữa môt viện dưỡng lão hiện đại, sang trọng, nhưng vẫn sống một mình giữa những ngôi nhà lớn. Họ đã ở độ tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn muốn cố gắng sống một mình, tự làm mọi việc, cần lắm họ mới thuê người và tự lo cho cuộc sống của bản thân mình. Tuy nhiên, một số người phải chuyển đến nơi cần có bác sĩ chăm sóc nếu họ không thể tự mình làm hoặc nếu tâm trí của họ có vấn đề. Nhìn cảnh những người sống ở đây dù là tự lập hay có sự giúp đỡ đều thầy ảm đạm, thương cảm làm sao!

Đi ngang qua phòng ăn trong giờ trưa, những cụ ông cụ bà thểu não ráng nhai từng muỗng cơm rất tội nghiệp. Đôi khi họ vừa ăn vừa ngủ và chỉ tỉnh dậy ăn tiếp nếu ai nhắc nhở họ. Xung quanh những chiếc ghế sang trọng là một số cụ già đang nằm thất thểu, một số mất trí, nói liên hồi và một số chẳng buồn cử động chẳng thấy một sức sống nào. Cả một màu ủ rũ, ảm đạm bao phủ trên những con người một thời vĩ đại giữa bao nhiêu của cải vật chất, tiện nghi hiện đại thuộc quyền sở hữu của họ nhưng chẳng ai còn có thể biết mình đang tận hưởng và làm gì cả.

Tự nhiên, con lại thấy thương và buồn cười với sự ngược đời. Con người ta phải khổ đau lặn ngụp suốt ngày, hành hạ thân xác của mình để kiếm tìm cho được những thứ ngũ dục thế gian, những vật chất bên ngoài trang hoàng lên cho bản thân mình, để mua vui thoáng chốc với tâm hơn thua và để thỏa mãn chút ham muốn của tâm. Để rồi giờ đây ở những giờ phút cuối đời, bên những tiện nghi ấy cũng vẫn chẳng ham đua, sao mà lại khổ đến vậy.

Những cụ ông cụ bà trong viện dưỡng lão này đã sắp đến ngày lần lượt về bên kia thế giới. Chỉ một làn gió làn suơng vô tình cũng có thể đưa thân trở về cát bụi. Kiếp người thật mong manh, nhẹ thoảng bay ngang. Tất cả như một vở tuồng biến chuyển đủ thứ vai, hết vở lại xuống. Còn chăng là những hơi ấm tình thương lan tỏa trên khắp các nẻo đường và giữ tâm mình bất động giữa khổ đau của dòng đời. Một kiếp sống nhẹ tựa lông hồng sa chân biết đến chừng nào mới có thể mong trở lại làm người. Thiên nhiên đẹp như thế nhưng chẳng ai lo chăm giữ vui chơi. Tâm mình đẹp trong thuần khiết với bổn tâm thanh tịnh nhưng chẳng ai muốn giữ lấy chỉ mãi chạy theo ngã trần. Bình yên thanh tịnh sao khó giữa mình giữa chốn trần gian đầy cám dỗ này quá đi thôi.

Nhìn cảnh tượng buồn thương ấy con chỉ biết niệm Phật rồi nhanh chóng mở cửa thoát ra ngoài. Thế giới bên ngoài giữa thiên nhiên cỏ cây mới là nơi con muốn đến. Đường rộng thênh thang, gió thổi qua những rặng cây thêm âm thanh vi vu vui thích. Con ngồi xuống trên băng ghế kế bên vệ đường khuất tầm nhìn ngắm cây xanh và nghe chim hót. Không biết bao nhiêu tiếng chim hót, ve kêu tạo nên một bản hòa nhạc của núi rừng. “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” Không, đây là tiếng chim hót giữa rừng cây ở viện dưỡng lão làm tăng thêm chút sinh khí buồn ảm ở đây. Cảnh quá đẹp và hữu tình nhưng chẳng ai dạo bước; chỉ mỗi mình con. Thỉnh thoảng lắm mới có một hai người giúp việc hay một ông cụ nào đó đi xe đạp chạy qua ngoái cổ nhìn con một thân đi dạo khi đang mặc trên mình chiếc áo blouse trắng của thầy thuốc. Khung cảnh thật bình an làm tâm con không hề nổi sóng.
Lâu lắm rồi con mới thấy dễ chịu, sảng khoái và thích được ở mãi giữa thiên nhiên như vậy. Dưới chân là hoa nở, cỏ xanh trải thảm ngút ngàn còn trên đầu là cây xanh hòa điệu với biết bao nhiêu tiếng chim hót liên hồi. Chỉ cách nhau một vài con đường và một cánh rừng thì bên ngoài kia là cả một cuộc sống tấp nập, bon chen, ồn ào, mỏi mệt mà đôi khi con cũng dừng lại tự hỏi mình đang chạy đi đâu. Chỉ cách một cánh cửa nhưng bên trong là một sự ảm đạm của những con người một thời quyền uy, lỗi lạc. Con ước ao ngày nào mình cũng được sống và đi dạo trong khung cảnh như thế này thì làm sao còn biết đến tham sân si.

Tiếng chuông từ đâu điểm canh kéo con về với thực tại. Đã đến giờ con phải trở vào tiếp tục vật lộn với bệnh tật, mang lại những gì có thể cho sức khỏe, bình an của bệnh nhân mình. Người sung sướng, giàu sang hay nghèo khổ khi thân bệnh đến đều như  nhau, đều đau khổ cả. Bao nhiêu năm con đã nhờ thân này bước đi trả nghiệp, liệu còn được bao nhiêu lâu nữa thì sẽ được thoát ly lưới trần này. Nghiệp duyên bao phủ hằng sa chỉ mong tịnh tâm để bớt đi phiền muộn và không phải tạo thêm ác nghiệp. Mong cho tâm mình ngày nào cũng được thanh thản bình yên như cuộc dạo chơi giữa hồng trần nơi bên ngoài viện dưỡng lão hôm nay.

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

TIẾNG ĐỘNG SÀI GÒN -- Thi Sĩ Cao Thoại Châu



Ngã ba ông Tạ, Saigon

Trở thành người Sài Gòn năm mười lăm, những ấn tượng ban đầu về thành phố trở thành một phần trong những gì nghĩ về Sài Gòn cho mãi đến nay. Khác với Hà Nội lúc ra đi, nơi bầu trời thường gây gây nửa tỉnh nửa thức và là một thành phố của màu sắc và mùi, mùi của len sợi, mùi của những lọai bánh ở những phố chuyên về những thứ đó. Và nhất là mùi phở gánh, đêm đêm dưới mưa phùn lất phất trong ánh đèn vàng nhạt, khi chiếc nắp thùng phở được mở ra khói và mùi bay lên, ai không ghiền cái thứ mùi dễ ghiền ấy mới là chuyện lạ!

Nơi đến, Sài Gòn, không phải thành phố chủ về màu sắc và mùi. Cái ấn tượng có ngay từ buổi ban đầu khi đến thành phố phương Nam rực nắng chói chang này là tiếng động Sài Gòn: Trong những khu lao động tiếng radio mở hết volume; ngoài đường phố, sáng trưa chiều tối gì cũng ngập tràn tiếng động. Sài Gòn thuở ấy náo nhiệt nhưng chưa mấy ồn ào nên mọi tiếng động đều có chỗ đứng trong lòng người ta. Gầm rú (và kềnh càng) là những chiếc xích lô máy, “hung thần đường phố” ào ào phóng đi, lạng lách phun khói vào mặt người ta nhưng hồi ấy chưa một ai có khái niệm gì về môi trường, sợ là sợ cái phóng nhanh giành đường của “hung thần”.

Tiếng rao mộc mạc có phần kéo dài một cách đơn điệu hao hao tiếng trên sông nước của những gánh hàng rong, tiếng lách cách dòn dã đều đặn lang thang từ ngoài đường vào những con hẻm nhất là vào đêm khuya, lên cả những tầng cao của mì gõ là một nét rất Sài Gòn.

Có chuyện về mì gõ như thế này. Chú bé từ Quảng Ngãi vào Sài Gòn kiếm cơm từ một xe mì gõ vỉa hè. Được bao cơm và một tô sí quách vào đêm cùng với tháng 300 ngàn. Là đứa biết tiết kiệm, mỗi tháng chú bé gửi chủ xe 100 ngàn đặng cuối năm có tiền về quê. Tết đến, xin lại tiền nhưng gã chủ có máu bất lương không trả cốt giữ thằng bé lại bán vào dịp tết, thế là với nỗi nhớ nhà, tiếc của, cũng là sự uất ức của người thân cô thế cô, tiếng lách cách vừa đi dài vào vào hẻm vừa khóc. Một đám choai choai thấy lạ hỏi. Máu giang hồ nổi lên, các đại ca vốn bị mang tiếng quậy phá xách búa ra gặp chủ xe mì. Bảo một là trả tiền sòng phẳng cho thằng bé, hai là “nghe tiếng búa này”. Lấy lại được tiến, xử theo luật giang hồ thằng bé gửi tiền cà phê cho đại ca nhưng đại ca quắc mắt nói “Giang hồ thấy sự bất bằng thì ra tay, nghĩa hiệp không lấy tiền công”. Tiếng lách cách nhất là vào đêm khuya lọt vào trái tim bụi đời của anh hai người Sài Gòn như thế.

Thuở ấy, khu gia đình cư ngụ là hai dãy nhà sàn đâu hậu vào nhau trên một con kinh lấp, mọi tiếng động hơi to một tí đều trở thành tiếng động chung, có khó chịu cũng không biết khiếu nại ở đâu, thời ấy những bức xúc như trên thường không có khái niệm thưa gửi, vả lại thời ấy lòng người còn nhu thuận dễ nhường nhịn nhau. Cách nhà mấy căn là một gia đình chuyên mổ chó bỏ mối cho những Cây Còn, Lá Mơ, Nó Đây Rồi, Sống Trên Đời …Nửa đêm về sáng tiếng những nhát búa đập vào đầu chó gây một ý niệm hãi hùng về sức man rợ của đồng tiền và sự hung tợn của con người. Hàng chục, hàng chục con vật được nhìn nhận là có nghĩa với con ngừơi nhất đã ra đi hàng đêm qua những cuộc thảm sát như vậy. Một buổi sáng ra phía sau nhìn sang phía gầm nhà nơi hành hình ấy thì chẳng thấy máu đâu, nó đã hòa vào dòng kinh đen ngay lập tức rồi.

Sài Gòn là hợp lưu của dân tứ xứ, hào phóng đón nhận mọi con người ưa phiêu lưu mạo hiểm có ý chí lập thân lập nghiệp và mọi người gặp nhau ở đây cũng nhanh chóng hòa vào nhau thành một cư dân ưa ma sát với nhiều cách tiếp cận và giữ ấn tượng về thành phố. Độc đáo là mưa Sài Gòn, gần với tánh người Sài Gòn nhất. Bất ngờ ào đến, trẻ trung bặm trợn, ập xuống đè bẹp những âm thanh không phải là mưa, mưa tối trời đất không rả rích lê thê như mưa nhiều nơi khác, Huế chẳng hạn. Những cặp tình nhân Sài Gòn khỏi nôn nóng bồn chồn nơi điểm hẹn vì đang ầm ầm đó, bỗng ào một tiếng dài và nhẹ nhàng mưa cuốn đi lúc nào chẳng hay. Hồi ra Huế cưới vợ rơi ngay vào mùa mưa, trong giây phút…chẳng biết khi nào hết mưa, bất giác ân hận và tiếc là sao ông trời không cho mối duyên với một cô gái Sài Gòn!

Mà "người Sài Gòn" không cố tạo ra cái gọi là sắc thái đặc thù của những người mấy đời sinh ra tại đây. Cuối tuần, lễ tết là con đường về Lục tỉnh nườm nượp những xe của người Sài Gòn gốc Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang...Người ta thích giữ gốc thay vì cố tạo ra một nét Sài Gòn như người Hà Nội hay làm. Ba nhân vật biếm họa Lý Toét, Bang Bạnh và Xã Xệ của Tự Lực văn đoàn thuở nào mang đầy tính khinh thị, làm sao so sánh được với Hai Lía, Tư Ếch dễ thương và chịu chơi, ra vào những quán ăn sang trọng Sài Gòn là chuyện...thường thôi mà! Lâu lâu lên Bến Nghé, Hai và Tư rất hoạt náo hình như có mang chút máu "công tử Bạc Liêu"?

Sài Gòn bây giờ là thành phố của hàng triệu chiếc xe máy, dù không phải ai cũng xoáy nòng nhưng đàn cua bò trên đường phố ấy cũng tạo ra một bức tường âm thanh khiến người ta …không còn nhận ra nó nữa! Cũng bây giờ, khi Sài Gòn tràn đầy những công ty, cửa hàng, shop và những căn nhà hiện đại rất “hại điện” thì điện lại báo hại người ta cúp liên miên. Không có điện lưới quốc gia thì ta có điện …lưới nhà. Giữa trời trưa nắng lửa những chiếc máy điện để ngay vỉa hè thi nhau nổ rầm rầm chát chúa như chạy đua cùng bức tường âm thanh của xe máy, càng làm cho ấn tượng Sài Gòn thành phố của tiếng động trở nên rõ hơn!

Trong dòng âm thanh cocktail ầm ào của Sài Gòn thời đô thị hóa bỗng có thêm  tiếng ca Khánh Ly rề rà dài theo đường phố. Từng cặp những cô gái quê cũng áo bỏ trong thùng bảnh bao nhưng mộc mạc, cũng một chút son trên môi như muốn tô thêm màu cho bức tranh mưu sinh thời hiện đại tạo ra một phong cách mới của công việc kiếm miếng cơm dù rằng trang điểm chưa nhuyễn còn y nguyên nét thô kệch vùng quê mà là quê nghèo. Đấy là những chiếc xe đạp được chải chuốt tươm tất bắt mắt, có chiếc thùng nhỏ bằng formica phía sau, một góc thùng đựng kẹo kéo, góc kia đựng cái cassette. Mỗi xe có hai cô thành một cặp dắt đi rong, thả tiếng nhạc Trịnh Công Sơn lại phía sau, nhẹ nhàng không gắt chói. Một lần làm quen được với chiếc xe vẫn đi qua công viên Tao Đàn và tới nhà theo hẹn của hai cô.

Con hẻm nhỏ cặp nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế có nhiều những căn nhà tạm dựng lên khá vội vàng nhưng gọn gàng. Đấy là khu kẹo kéo. Nói vậy bởi ở đây có người chủ trung niên từ Quảng Ngãi vào mang theo nghề của quê hương. Anh ta sản xuất kẹo, trang bị xe và đồ nghề không quên chiếc cassette với nhạc mà theo anh “Phải nhạc Trịnh mà Khánh Ly hát mới là điệu nghệ”. Em cháu từ quên vào được cho ở trọ, cho mướn trọn bộ đồ nghề và kẹo, cứ việc sáng từng cặp đẩy xe đi, bán hết mang xe về trả tiền cho chủ và thảnh thơi hưởng phần lãi sau một ngày đi bộ.

Một cô trạc 20 nói “ Em tính ra mỗi ký kẹo phải đi 6 cây số”, đường càng dài kẹo bán càng nhiều, ngày mưu sinh tính theo như thế. Tiếng nhạc đi rong hòa trong tiến động Sài Gòn vậy mà nuôi sống được nhiều cô gái trẻ tha phương cầu thực mong có vốn để một ngày về lại quê mở tiệm may, uốn tóc…Một cô trong số ấy vốn là đứa bé thoát chết trong  cuộc tàn sát đẫm máu Sơn Mỹ năm nào, cho biết xe của cô chọn lộ trình Nhà thờ- Thủ Đức đi theo hướng cầu Bình Lợi, chiều từ Thủ Đức lộn về thành phố, len lỏi mấy chục khối nhà khu cư xá Thanh Đa. Nhờ chịu đi mà mỗi ngày bán được 10 kg với con đường nhẩm tính ra khoảng năm chục cây số. Một năm là hết trên dưới một vòng trái đất theo đường xích đạo! Trong cái ùng ục của Sài Sòn, tiếng nhạc Trịnh Công Sơn như ru giấc mộng kiếm tiền trở lại quê nhà bắt đầu cuộc sống của những cô gái miền Trung. 
 
Tiếng động Sài Gòn mạnh mẽ, bộc trực như cái tánh người Sài Gòn và thành phố làm nên tính chất cư dân hay chính cái tính chất ấy làm nên một Sài Gòn? Bao giờ Sài Gòn là đô thị yên tĩnh? Không bao giờ và không thể nào, vì đất hẹp người đông lại là thành phố công thương nghiệp đa hình đa dạng, trẻ trung hiếu động thì cứ nên yêu lấy tiếng động ùng ục ấy thôi ! Mất nó là mất Sài Gòn!
Bị mất tư cách người Sài Gòn, nhưng vẫn về đó vì sinh kế, vì rong chơi và vì...những tiếng động lớn con của Hòn ngọc Viễn Đông. Sống ở tỉnh lẻ, trong một căn nhà, một cái nghề lê thê ngày tháng, có lúc cảm thấy như bị quăng xuống giếng của sự tĩnh lặng. Nhiều lúc nhớ da diết, nhớ đắng cay âm thanh non trẻ nóng bỏng rộn rã đầy sức ma sát và tinh khiết của cuộc sống Sài Gòn một thời nuôi lớn lên, đưa vào đời rồi không chia tay mà vẫn xa thăm thẳm…

Mới ngày nào còn bị kêu "Ê, nhỏ" một cách rất ư Sài Gòn mà nay đã có người kêu là anh, chú, bác làm liên tưởng đến ngày xưa quen một cô gái tóc ngang vai, giờ vẫn cô gái ấy dù thời gian trôi đi nhanh có lúc tưởng như mất hút. Cuộc sống hóa ra rất nhiều sự giàu có chất đầy trong hồn người...

Thế Hệ Thứ Hai: Đánh Trống Xứ Người


Mùa túc cầu. Đội San Jose Earthquakes đụng Colorado Rapids tại sân vận động Buck Saw Stadium trường Đại Học Santa Clara University. Vòng trong, đội nhà, vé đã bán sạch từ nhiều tuần trước. Ngoài trận so tài giữa hai đội bóng ngang ngửa, khán giả còn được xem vài tiết mục giúp vui vào giờ nghỉ giải lao giữa hai hiệp.


Đây là phần trình diễn của một đội trống đặc biệt. Đội trống duy nhất tại Mỹ mang sắc thái văn hóa có một không hai..." người MC giới thiệu.

Bùm. Bùm. Bùm bùm bùm...." Tiếng trống vang rền giữa trời đêm.

 
 
Đoàn thanh thiếu niên đầu đen trong trang phục ngũ sắc (vàng, xanh lá cây, xanh nước biển, đỏ và trắng) sắp hàng đi ra, trên hai tay mỗi em là cái trống lớn màu đỏ. Người vào đội hình, trống vào vị trí. Và các em đứng thẳng, hai tay cầm dùi trống chấp giữa ngực hướng về phía trước.

"Bùm. Bùm. Bùm."

Tiếng trống của em trưởng vang lên trước. Mạnh mẽ.

"Bùm bùm bùm bùm..." Thêm bốn mươi tiếng trống nhập cuộc. Hào hùng.

Không khí sân bóng đá vốn đã sống động trở nên sôi nổi hơn nữa. Khán giả vỗ tay, hò hét tán thưởng. Đoàn thanh thiếu niên phấn chấn, đánh càng hăng với nụ cười không ngớt trên môi. Năm phút trình diễn trôi qua trong tíc tắc.

"Bùm bùm bùm bùm bùm... BÙM! YEAH!"

Hồi trống dồn dập và tiếng reo kết thúc màn trình diễn. Âm thanh bùng vỡ từ tứ phía. Chín ngàn khán giả. Mười tám ngàn bàn tay. Tiếng huýt sáo, vỗ tay vang dậy một góc trời. Thằng con út nhẩy cỡn lên:

"Khán giả thích họ, mẹ."

Tôi vỗ tay "high-five" với con và reo hò nhảy múa loạn xạ. Người giữ an ninh đứng bên cạnh gật gù:

"Bọn nhỏ hay quá. Cô quen chúng?"

Tôi cười, miệng rộng tận mang tai:

"Vâng. Các em thuộc nhóm Giới Trẻ La San Việt Nam - the Vietnamese Lasallian Youth Troup, chuyên trình diễn ca vũ kịch và đánh trống theo truyền thống văn hóa Việt Nam."

Đoàn thanh thiếu niên ôm trống đi vào giữa tiếng vỗ tay chưa ngớt của khán giả. Trái tim tôi reo vui, hãnh diện và xúc động khó tả. Lẫn trong nhóm đầu đen có một mái tóc muối tiêu trong bộ áo chùng thâm. Dọn dẹp trang phục và dụng cụ xong, quây quần bên nhau, Frere nhìn bọn nhỏ, giọng Frere đầy yêu thương:

"Các con giỏi lắm, thật không hổ danh con cháu Lạc Hồng. Frere rất hãnh diện vì các con." Chỉ tay về phía hội trường, Frere tiếp, "Các con biết không, ngay tại trường Đại Học này, cha mẹ của một số các con đã từng một thời oanh liệt."

Một cái nhìn, một nụ cười nhẹ hướng về tôi. Giật mình.
 
 
 
Ngày Văn Hoá Toàn Cầu tại Brasil: Hãnh diện là người Mỹ gốc Việt, vui vẻ với bè bạn thế giới.

Môt tài liêu quý giá bao gồm những bức hình lịch sử cận đại cũa nước Việt Nam


Mời quí bạn bấm vào link bên dưới đễ xem:

http://www.flickr.com/photos/13476480%40N07/sets/

HỌC CÁCH ĐỂ GẶP MAY MẮN!




Thế giới có 3 loại người: người may mắn, người xui xẻo và bình thường. Ai cũng muốn là người may mắn, nhưng không phải ai cũng được như thế. Nhưng nếu biết cách, bạn sẽ là người may mắn.


GS Richard Wiseman, ÐH Hertfordshire (Anh) đã làm một cuộc nghiên cứu cực kỳ công phu trên 400 người từ 18-84 tuổi trong suốt hơn 10 năm, để tìm hiểu về quy luật may mắn của con người.



Qua nghiên cứu này, ông đã rút ra được khá nhiều điều lý thú và hữu ích cho tất cả mọi người muốn mình trở nên may mắn hơn.

 

Cuộc sống là một trò chơi tìm kiếm.

 

Trong một cuộc thí nghiệm, GS Wiseman đưa cho người may mắn và xui xẻo 2 tờ báo và hỏi họ: 

 

- Hãy tìm cho tôi có bao nhiêu tấm hình trong tờ báo này? Người xui xẻo mất 2 phút, trong khi người may mắn chỉ mất có vài giây. Tại sao lại như vậy

 

Vì ở ngay trang 2 của tờ báo có một dòng chú thích: 

 

- Ðừng tìm nữa, tờ báo này có 43 tấm hình. Cuộc thí nghiệm được làm lại nhiều lần và người xui xẻo chẳng bao giờ nhìn ra dòng chữ ấy

 

Bài học rút ra là: người xui xẻo đã bỏ lỡ cơ hội vì họ quá bận rộn, quá tập trung vào những gì đang làm. Trong khi đó, người may mắn luôn biết nhận ra những gì khác biệt hơn là những gì họ tìm kiếm.

 

May mắn thường gõ cửa những người luôn sáng tạo và luôn biết cách làm mới mình, làm mới môi trường xung quanh mình

 

Nếu ví sự may mắn là trái táo và môi trường quanh bạn là một vườn táo. Hàng ngày, bạn chỉ cứ hái mãi ở một vườn, càng ngày bạn sẽ càng khó tìm thấy, vì táo ít đi từng ngày.

 

Nhưng nếu bạn sang một vườn táo mới, xác suất hái được táo của bạn sẽ tăng lên đột ngột. Ðó chính là sự may mắn

 

BIẾT LÀ MÌNH MAY MẮN

 

Sở dĩ GS Wiseman chia ra làm hai loại người: may mắn và không may mắn vì… chính họ đã tự nhận mình là như vậy. Cùng một sự việc, người may mắn và xui xẻo có thể nhìn dưới 2 khía cạnh khác hẳn nhau.

 

Cũng như một đội tuyển tham dự Olympic vậy, năm nay họ thi đấu chỉ đoạt huy chương đồng, sang năm, họ tập luyện chăm chỉ hơn và rồi đạt huy chương bạc. Nhưng bạn hãy thử đoán xem, lúc nào họ vui hơn?

 

Khi đoạt huy chương bạc, họ cảm thấy xui xẻo vì chỉ còn một chút nữa thôi là họ có thể làm được điều tốt nhất. Còn khi chỉ đoạt huy chương đồng, họ lại thấy may mắn, vì nếu họ không cố gắng dù chỉ là một chút nữa thôi thì họ đã không có gì cả.



Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiện tượng suy nghĩ “phản thực” (counter-factual). Những người may mắn là người biết biến sự xui xẻo thành cảm giác may mắn.



Trong một thí nghiệm khác, GS Wiseman đặt ra trường hợp rằng: một ngày bạn vào nhà băng, thế rồi bất chợt bọn cướp xuất hiện, chúng bắn bừa một viên đạn thế nào lại trúng vào vai bạn. Quan điểm của người xui xẻo là: 

- Ôi trời, sao tôi xui xẻo đến thế. Ðến nhà băng ngày nào không đến, lại đến đúng ngày có cướp viếng, đã thế lại bị tai bay đạn lạc.



Trong khi đó, quan điểm của người may mắn là: 



- Ôi may quá! Ðạn chỉ trúng vào vai mà không vào đầu mình

 

Chính quan điểm ấy giúp họ có một cuộc sống tràn đầy tự tin và hy vọng. Họ luôn lạc quan ngay cả khi khó khăn nhất.


LUYỆN ÐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI MAY MẮN

 

Mục đích của nghiên cứu này là rút ra những kinh nghiệm và thói quen có thể giúp chúng ta tìm thấy nhiều sự may mắn hơn.

 

GS Wiseman tổ chức một cuộc trao đổi giữa hai nhóm người. Những người may mắn sẽ nói về cách họ suy nghĩ, cảm nhận về cuộc sống, cách họ tìm kiếm may mắn, phá vỡ các thói quen và giải quyết những xui xẻo.
Những người xui xẻo được giao nhiệm vụ là hãy thay đổi một số thói quen, lối sống. Sau đó chỉ một tháng, những kết quả báo lại thật bất ngờ: 80% số người xui xẻo đã cảm thấy sống tốt hơn, vui vẻ hơn và may mắn hơn.
Piper, một người thuộc nhóm xui xẻo nói: 


- Tôi đã tự lập ra một số sở thích và thói quen bất chấp những hạn chế của mình. Ví dụ như vào các sáng thứ 7, tôi rất muốn đi câu, vì vướng chuyện học lại thôi. Nhưng lúc đó, tôi vẫn cứ đi câu bất chấp vẫn còn một đống bài ở nhà. Trong khi câu cá, chúng tôi đã trao đổi cùng nhau về bài luận, tôi đã nhận ra khá nhiều điều lý thú và tôi đã có một bài luận điểm A.


Alesadra nói: 

- Tuần trước, tôi thấy có một cái váy rất đẹp, nhưng không mua. Hôm sau tôi quay lại để mua thì người ta đã bán mất. Nếu là trước đây, tôi sẽ thất vọng, buồn rầu mà đi về. Nhưng sau khi đi một vòng, tôi lại tìm được một cái khác đẹp hơn và còn rẻ hơn thế. Thật là may mắn!

Có lẽ, may mắn hay xui xẻo cũng chỉ là một khái niệm trừu tượng và do quan điểm của mỗi chúng ta. Vậy là bài học rút ra ở đây thật sự chẳng có gì cao siêu cả.

Nếu bạn muốn là người may mắn, hãy tự xếp hạng mình là người “số đỏ”. Hãy luôn suy nghĩ tích cực, rằng những may mắn đến với bạn là do bạn xứng đáng được hưởng, còn những xui xẻo chẳng qua là những thử thách giúp chúng ta cứng cỏi hơn mà thôi.

Hãy nhớ rằng: “Khi một cánh cửa sập lại với bạn, chắc chắn sẽ có 5, 7 cánh cửa khác trải thảm đỏ đón bạn!”


 





Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

HAI CÂU TRẢ LỜI THÂM THÚY NHẤT LỊCH SỬ



Charles de Gaulle
 
Dean Rusk
 
1. ĐUỔI MỸ VỀ NƯỚC
 
Vào đầu thập niên 60 , trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Châu Âu để thỏa hiệp sống chung hòa bình với các nước CS Đông Âu. Tổng Thống Pháp Charles de Gaulle muốn lấy lòng CS nên đã đơn phương quyết định rút ra khỏi Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương ( NATO ).
 
Ông ta nói với Ngoại trưởng Dean Rusk của Tổng Thống Kennedy : " Tôi muốn Quân Đội Hoa Kỳ PHẢI RÚT RA KHỎI NƯỚC PHÁP CÀNG SỚM CÀNG TỐT".
 
Ngoại Trưởng Rusk nhìn thẳng vào mặt Tổng Thống De Gaulle từ tốn hỏi : " Thưa Tổng Thống ! lệnh này có bao gồm luôn cả các Quân Nhân Hoa Kỳ từng được chôn cất tại đây hay không ?".
 
(Chúng ta biết lính Mỹ tử trận nhiều nhất là trong cuộc đổ bộ lên bờ biển Normandie cùng với quân Canada năm 1944 để Giải Phóng Nước Pháp thoát khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc Xả trong Đệ Nhị Thế Chiến ...).
 
TT De Gaulle nín lặng không trả lời. Tiếp theo là một sự yên lặng như tờ. Yên lặng đến đổi có thể nghe cả hơi thở người đối diện.




2. TRÌNH SỔ THÔNG HÀNH
 
Cụ già Người MỸ 84 tuổi , Robert Whiting tới Paris bằng phi cơ.
 
Tại văn phòng Sở Di Trú phi trường, vì già cả chậm lụt, nên cụ phải mất thời gian lục tìm sổ thông hành trong xách tay.
 
Thấy cụ cứ lục lọi , nhân viên Sở Di Trú sẳng giọng với cụ : " Thưa Ông ! Ông đả từng đến nước Pháp bao giờ chưa ? " .
 
Cụ Whiting khai : " Trước đây tôi đả từng đến nước Pháp rồi."
 
" Vậy ông có biết là ông Cần Phải Sẵn Sàng Để Xuất Trình Sổ Thông Hành không? ".
 
Cụ già Hoa Kỳ trả lời  : " Trước đây khi tôi đến Pháp tôi không cần phải xuất trình Sổ Thông Hành gì hết cả ..." .
 
Nhân viên Di Trú nổi nóng : " Xin Ông nói chuyện cho đàng hoàng một chút. Chuyện vô lý ! Người Mỹ bao giờ củng phải xuất trình Sổ Thông Hành khi tới Pháp.
 
Cụ Whiting đua mắt nhìn nhân viên Di Trú thật lâu rồi nhẹ nhàng giải thích : " Thật vậy sao ! trước đây khi tôi đổ bộ lên bãi biển OMAHA nước Pháp trong ngày D day năm 1944 để giải phóng nước Pháp thoát khỏi sự thống trị của Đức Quốc Xã , tôi ĐÃ KHÔNG TÌM THẤY MỘT NGƯỜI PHÁP NÀO Ở ĐÓ ĐỂ MÀ TRÌNH SỔ THÔNG HÀNH CẢ ...".
 
Yên lặng như tờ. Yên lặng đến đổi có thể nghe làn gió thoảng nhẹ nhàng xuyên qua cửa sổ phi trường.