khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

TUỔI NGỌC số 3







Lập Bia Mộ Thuyền Nhân Trên Đảo Kra







Bee Gees - How Deep Is Your Love







Nhà báo Đỗ Sơn nhận định về Nguyễn chí Thiện - năm 2008







TIẾNG VIỆT CÒN, TIẾNG TÀU TÀN: Ba thế hệ VN tại Úc đồng ca Việt Nam, Việt Nam, nhạc Phạm Duy







"Vietnamese people are very brave and... professional. They dare to teach something they don't know enough about!"





Hình chụp tại Hà Nôi. Thay vì viết Professional Tuition, trường dạy Anh văn(sic) treo bảng quảng cáo Professional Tuitition  



Southeast Asians will regret giving up political rights for affluence. Young people offer best hope of challenging region's Faustian bargain- Tác giả Miguel Syjuco



The Association of Southeast Asian Nations sees itself as a model of diversity, with coexisting cultures, religions and systems of government.
 
It certainly offers abundant economic opportunity. But the space is narrowing for those who seek political pluralism in Southeast Asia.
 
Amid political backsliding in various countries, it seems time to ask whether the region is trapped in a Faustian bargain, in which citizen enfranchisement and human rights have been traded for growing affluence.
 
ASEAN was established in 1967 as a bulwark against authoritarianism in the form of communism. The organization never proved a bastion of democracy, although it briefly exemplified popular demand for it. Strongmen leaders such as Ferdinand Marcos in the Philippines and Suharto in Indonesia were ousted relatively peacefully, while neighboring countries held elections that suggested stability, and at least paid lip service toward representation and equal rights.
 
Nowadays, the 10-member organization seems the face of what the American political scientist Larry Diamond has called a "democratic recession" sweeping the world. Seven ASEAN countries are ruled by dictators, military juntas, monarchs, communist regimes or dominant single parties that for decades have manipulated democratic processes. In Indonesia, Malaysia and the Philippines democracy survives, but precariously.
 
Under President Joko Widodo, Indonesia has politicized religion and curbed freedom of assembly. The Philippines, my home country, has for generations been ruled by a dictatorship of dynasties -- a network of families that control most government positions. Malaysia is currently the best example of pluralism, following an unlikely election victory over Prime Minister Najib Razak's autocratic government. But the winning coalition succeeded only by uniting behind Mahathir Mohamad, a 93-year-old former strongman once known for nationalism, muzzling the media and jailing opponents.
 
Malaysia seems to prove the adage that democracy is the worst form of government except for all the others -- its unique advantage is its ability to remove abusive or incompetent rulers peacefully.
 
Perhaps it is that threat that has led ASEAN leaders to attack systems of accountability, such as independent courts, which protect individuals against abuses of power. Such safeguards are cast as Western imperialism and inconvenient hindrances, and are "always the antithesis to government," as Philippine President Rodrigo Duterte has put it.
 
This spirit was evident at the World Economic Forum meeting on ASEAN in Hanoi in September, when regional leaders took turns in touting their countries' economic successes and celebrating the new world order. Cambodian strongman Hun Sen invoked ASEAN's founding principle of noninterference in the internal affairs of member countries, defending the communist and military regimes of Cambodia, Myanmar, Laos, Thailand and Vietnam. "The countries that do not know our countries," he said, "please leave us to solve our problems for ourselves."
 
It is odd, though, how an insistence on independence and sovereignty is often justified by a shared narrative that highlights the successes of a few effective, benevolent autocrats while ignoring many incompetent and corrupt failures.
 
Singapore, for example, is often touted by Filipino politicians as an inspiration, offering apparent support for the myth that good governance requires strongman control of independent institutions. But the success of Lee Kuan Yew, independent Singapore's much-lauded first prime minister, was founded on making good policy choices not on authoritarianism.
 
The economic success of the tiny country -- population just under 6 million -- allows rulers of neighboring countries with populations up to 40 times larger to justify authoritarian government, even though such comparisons are apples-to-oranges or perhaps lychees-to-durians. But the city-state's narrative is seductive. Filipino friends in Singapore, part of its vast foundation of migrant labor, shrug gratefully. "It just works," they say, as if that is sufficient.
 
Nowadays, performance seem to prove legitimacy. And ASEAN is performing legitimately well, with economic growth expected to average 5.2% a year from 2018 to 2022, according to a 2018 report on Southeast Asia, China and India published by the Organization for Economic Cooperation and Development.
 
As prosperity grows, acceptance of authoritarian populism is deepening among the rising middle class. This is understandable given the middle tier's long exclusion from state institutions and its sense of insecurity. When everyday life seems better than ever, it appears rational to forgive the state, especially for sins committed against other people.
 
But history -- including in ASEAN -- warns that autocratic rule ultimately proves clumsy. Performance always floats on the economic tides. When the sea gets choppy, strongmen veer toward unsustainable policies, leading to unrest and ousters -- sometimes violent -- by opportunistic new leaders.
 
Already, we are seeing power centralized in the hands of the few. Minorities suffer exclusion by incumbent majorities. Opposition is cast as destabilizing. Ethnic groups meet violence in the name of security. Women and sexual minorities are oppressed. Citizens are condemned without due process or killed without trial. Media is censored or shuttered. Dissent is suppressed -- online by trolls, and offline by force.
 
And we should remember that economic development is not the monopoly of Singapore. In the last few decades the Philippines, Thailand, Malaysia and Indonesia all grew rapidly under flawed but legitimate democracies. Surrendering present political rights for promises of prosperity may prove a bribe that people will regret accepting.
 
We should support and emulate the diverse groups of young individuals and organized communities that are challenging, in their own ways, the authoritarian vision of our elderly autocrats. The Indonesian Solidarity Party, or the Filipino students protesting against historical revisionism by the Marcos family, are good examples. The progress of such groups will be the bellwether of long-term stability.
 
ASEAN's motto is: "One vision, one identity, one community." Have these words been hijacked by those who rule? Can individuals take back the initiative and speak out for political pluralism?
 
The answers to such hard questions often sit, mute, between the lines. At the WEF forum in Vietnam, my panel on pluralism featured diverse participants, suggesting that the ideal is alive and well. However, the host government had barred entry to two invited human rights experts. One was to have joined our panel. His absence spoke louder than our words.
 
 
 

THIẾU TRÍ TUỆ - SỰ DIỆT VONG TẤT YẾU CỦA ĐẢNG CSVN- Tác giả PHẠM ĐÌNH TRỌNG







Phỏng vấn kỹ sư Nguyễn Minh Sơn







Châu Á suy tàn - mà không biết (phần 4)







Châu Á suy tàn - mà không biết(phần 3)







Châu Á suy tàn - mà không biết (phần 2)







Châu Á suy tàn mà không biết (phần 1)







Hòang Sa Trường Sa Là Của Việt Nam - Đéo Phải Của Tàu







Về các danh xưng chỉ người Chàm - Tác giả Ta Chí Đại Trường




Danh xưng dùng để chỉ dân tộc đã từng có một đế quốc rộng lớn hiện nằm trên phần đất Việt, Miên, Lào, thật cũng không nhiều gì lắm. Những tên được ghi trên giấy tờ, bia đá, có khác nhau tùy thuộc ngôn ngữ sử dụng, nhưng người ta có thể dễ dàng nối kết nguồn gốc để tìm ra giải thích hợp lý. Những tên do tiếng gọi thông thường của dân chúng gây ít nhiều lúng túng cho người tìm hiểu vì tính chất thiếu cố định và thiếu lưu giữ của lời truyền khẩu. Có người bỏ cuộc, có người đoán phỏng chừng. Bây giờ đến lượt chúng ta thử cố gắng tìm một ý kiến xác quyết xem sao.

Danh xưng thường được dùng nhiều nhất từ dân chúng đến tầng lớp cai trị là tên tiếng Việt gọi là Chàm. Ở Hạ Lào có địa danh Cham-bassak, ở Cambodge có Kompong Cham (Vũng Chàm), Spéan-Chàm (Cầu Chàm). Vùng kinh thành Chà-bàn cũng có Cầu-Chàm trên Quốc lộ số I ngang qua thành Bình-Định mà sử quan đã chịu khó dịch ra một tên thơ mộng là Lam kiều. Nhưng dấu vết còn lại nhiều nhất là ở nơi đã phát sinh danh xưng đó. Vùng tỉnh Quảng-nam, Quảng-tín bây giờ cho đến cuối thế kỷ I8 vẫn được các người ngoại quốc gọi là tỉnh Chàm. Tên gọi hẳn phải dựa vào truyền thống địa phương vì thành phố Quảng-nam vẫn được vua quan Việt gọi là Chiêm-doanh. Có làng Chiêm Sơn thuộc quận Duy-xuyên, 2 làng Chiêm-lai (thượng và hạ) của quận Điện-bàn. Cù lao Chàm còn đến bây giờ, và Cửa Đại chỉ là tên rút của Đại Chiêm hải khẩu.

Cho nên, không lấy làm lạ rằng các học giả Tây phương đã đoán Chiêm « thành » do người Trung-hoa ghi lại là chuyển từ một Champàpura quanh vùng Quảng-nam 157 : Chữ « Chiêm » với chữ « Chàm » hẳn là cùng nguồn gốc. Và tên Chàm là từ chữ Campà khắc trên bia đá đầu thế kỷ thứ VII 158. Tên nước thật đẹp, bởi vì Campà, chữ sansrit, là tên của cây Michelia Campaka 159, cây bông sứ của người miền Nam, hoa đại ở miền Bắc.

Thông thường trong dân chúng còn có danh từ « Hời » để chỉ sắc dân lập quốc trên bờ biển đông Việt-nam từ Quảng-nam trở vào đến Bình-thuận. Phải nói dài dòng như vậy vì có người, Ông J. Moura, không nhận người Hời là người Chàm. Dựa trên lời thuật của một viên công sứ Qui-nhơn 160 cho rằng dân « Hois » ở Bình-thuận « không giống người Chàm, có nước da trắng hơn dân Chàm và trắng hơn cả người An-nam ». « Dân Hời không phải theo Phật-giáo, Hồi-giáo mà là thờ thần-vật và đồ thờ chính của đạo họ là một thân cây chết có hình trạng đặc biệt (?) ». Moura bị lôi kéo bởi giả thuyết của một giáo sĩ Pháp cho rằng « màu da dân Hời không có dáng nguồn gốc nhiệt đới và có thể là họ từ các bờ biển Trung-hoa bị người Tàu rồi người An-nam dồn về Nam. Cuối cùng, người An-nam cũng trục xuất luôn người Chàm… »

Được gợi ý từ đó, Moura mới cho người Hời là một sắc dân bản thổ của đảo Hải-Nam mà người Trung-hoa, theo ông nghe được, gọi tên là người « Loi ». Và từ chữ Loi đó, ông cho rằng có tương đồng với chữ Hời. Moura cũng dựa trên lời kể của một thương-gia Trung-hoa lúc ấy đang ở Cao-Miên mà vẽ lại một kiểu mẫu sắc dân bản thổ Hải-nam để đồng thời cố ép giải thích sao cho có tương đồng giữa người Loi đó và người Hời về các phương diện trình độ văn minh, ngôn ngữ, chữ viết…
Cứ kể ra, Moura quyết đoán có sai lầm cũng không phải là điều lạ. Ông thú nhận là chưa đi tới Bình-định, có nhờ qua trung-gian của một viên công-sứ để một giáo-sĩ ở Bình-thuận khảo-cứu giùm người Hời ở đấy, nhưng ông giáo-sĩ này lại từ chối. Ông cũng quên rằng ngay trong đoạn nói về dân Chàm trong sách ông, ông cũng đã nghe một người tiếp xúc với dân Chàm Saigon từ Bình-thuận tới xác nhận rằng họ trắng hơn dân Chàm Miên, một người An-nam khoe rằng dân Chàm Bình-thuận trắng như người Việt và cuối cùng hai vị công chúa Chàm bị đuổi qua Cao-miên vì cuộc loạn I832 đã được bô lão ở đây xác nhận là hoàn toàn trắng thì vì cớ gì ông lại nghe theo lời viên công-sứ Qui-nhơn căn cứ vào màu da mà cho rằng dân Chàm khác dân Hời ?

Riêng về cái tên chỉ dân bản xứ Hải-nam viết là « loi », không biết ông thương gia Tàu vẽ cho Moura lấy âm từ đâu mà ra. Giở Từ Hải để tìm tên sắc dân bản xứ Hải-nam thì thấy gọi đó là người Lê 黎 hay Lý 俚 (phiên âm Anh Pháp : Lĩ hoặc Lee).

Hậu Hán thư, Nam man truyện rợ Tây nam viết : « Lý 里, hiệu riêng người man, nay gọi là Lý nhân ». Bác vật chí : « Tên rợ Giao-châu là Lý tử ». Quảng đông thông chí : « Tục Việt gọi núi non là Lê, người Lý ở trong đó nên gọi là Lê, nay ở Ngũ Chỉ sơn, Châu Quỳnh, người ở tại Quảng-Tây cũng xưng là Ly 狸 ». Còn giải thích về người Lê thì có Tống Sử, truyện Lê Đỗng : « Có núi Lê mẫu, người Lê ở đó, người ở thuộc Châu huyện gọi là Thục Lê, người sống trong núi động không đánh được gọi là Sanh Lê ».

Các chữ lê, lý, ly này đều không có chữ nào phiên âm ra loi cả. Chỉ có bán đảo phía bắc Hải-nam (Châu Quỳnh) cũng gọi là Lôi-châu có dáng từa tựa như vậy mà thôi.

Cũng có một tên khác chỉ người Chàm, viết ra chữ Việt gần như vậy : người Lồi. Có ba tự điển xác nhận lồi là tên gọi người Chàm, kể theo thứ tự thời gian xuất bản : Huỳnh-tịnh-Của (I895), Genibrel (I898), G. Hue (I937). Ông Sallet 161 nhắc tới Genibrel và nói thêm rằng : « Tôi không bao giờ thấy ở Quảng-nam dùng danh xưng ấy để chỉ trực tiếp giống dân đã mất, nhưng tôi cho rằng đối với chữ An-nam, ý nghĩa ấy có trong các sự vật và địa điểm : thành lồi, cồn lồi… ». Bởi vì trong một bài khảo cứu mấy năm trước về Hội-an, ông cũng nhận được cái tên Chùa bà Chúa lồi hay Bà lồi ở làng Sơn-phố (Hội-an), ở Thanh châu (quận Duy-xuyên) 162. Đáng chú ý là tên « lồi » trên các địa điểm lại thấy nhiều nhất ở phía bắc Quảng-nam, vùng Quảng-trị, Thừa-thiên. LM Cadière tìm ra được tên thành Lồi ở Quảng-bình, Chùa Phật lồi ở làng Nhan-biểu, Phật lồi ở Bích-la (Quảng-trị), Chùa lồi ở làng Trạch-phổ, Miễu lồi ở làng Phù-trạch... Ông dịch chữ Phật lồi là le Bouddha Chàm và cho rằng chữ « lồi » chỉ « Chàm ». Trong chiều luận lý của ông, ta thấy ông muốn nói chữ « lồi » có thể là một chữ Chàm với ý nghĩa gì đó mà người Việt dùng chỉ người Chàm và sau đó mới có ý nghĩa « lồi ra ». Ông đã cho thấy chữ « ông dàng » người Việt đang dùng chỉ một tin tưởng là từ chữ Yan Chàm mà ra. Để biện hộ, Cadière cho thấy chữ Kim đôi với nghĩa là « đống vàng » được người bình dân Việt hiểu « đôi » nghĩa là « hai » nên sửa địa điểm ra thành Kim hai !

Chúng tôi tưởng Cadière phải nghĩ ngược lại mới đúng. Các người nông phu Việt làm ruộng gần núi hàng năm phải nhọc mệt lượm đá trong ruộng ném lên bờ. Họ không hiểu rằng mưa lũ cuốn đá trôi xuống ruộng họ hay xâm thực cuốn bùn, trơ đá ra, mà họ cứ cho rằng đá dưới ruộng cứ tự động trồi lên nên họ gọi đó là hiện tượng đá mọc, đá lồi. Bởi vậy nếu họ có thấy trong đống gạch đổ nát sau cơn binh lửu lâu đời, lòi ra một tượng thần Çiva hay Po Ino Naga… rồi hoặc đem về chùa miễu thờ, hoặc xây ngay am miếu nơi đó để gọi là Phật lồi, Bà lồi, Chùa (Phật) lồi, Miểu (Bà) lồi... thì ta cũng không nên lấy làm lạ mà tìm nghĩa đâu xa.

Chữ « người lồi » có vẻ không chịu nằm trong khuôn khổ sự giải thích đó. Quyển tự điển Genibrel không còn thấy ở các thư viện Sài gòn. Nhưng G. Hue có nhắc trong lời tựa quyển tự điển năm I937 của ông cho biết sách ông kia xuất bản năm I898, như vậy ông lấy chữ « người lồi » trong quyển này. Cũng qua G. Hue, ta biết quyền Genibrel có căn bản là ngữ vựng Nam-kỳ. Tự điển Huỳnh-tịnh-Của in trước đó 3 năm (I895) giải thích « người lồi » là người Chàm, có gợi ý cho Genibrel về nghĩa kỳ lạ của danh xưng này không ? Gọi là nghĩa kỳ lạ vì như trên đã nói, Sallet (I9I9) không thấy dân Quảng nam gọi người Chàm là người Lồi, Cadière (I905) không tìm được chữ « người Lồi » ở Bình Trị-Thiên, Ch. Lemire không thấy ở Bình-Định (I885) đến E. Aymonier không thấy chữ đó ở chuyến đi khảo sát xứ Bình-thuận (I885) mà ngay xứ Bà-rịa, quê hương của Huỳnh-tịnh-Của, đầu mối cuối cùng của chữ « người Lồi », cũng không gọi dân Chàm bằng danh từ đó.

Người ta hết phân vân khi bắt gặp trong hiện tại một danh từ khác cũng đã có khuynh hướng thành tên chỉ dân tộc Chàm. Nguyên trong vùng Bình-thuận và cả Bình-tuy nữa, thỉnh thoảng dân quê làm vườn đào đất tìm thấy được những vật dụng thuộc loại thờ cúng hay nhu dụng hàng ngày. Người ta bảo nhau : « Đồ Tần ! Của Tần » 164. Chữ Tần này không có nguồn gốc lạ lùng lắm. Người Chàm không biết đến cái tên đó đã gán cho ông bà mình. Người Việt cũng phân biệt rõ rằng người sống bên cạnh mình là dân Hời và đồ chôn dưới đất chắc là của họ. Nhưng vì được hấp thụ văn hóa Trung hoa với những ám ảnh bởi các chuyện lưu truyền về đời Tần hà khắc, dân chúng phải chôn dấu sách vở, của cải để các đời sau đào lên được kinh sử, khí dụng từ trong mồ mả, tường vách… nên tầng lớp nho học địa phương tưởng đã tìm ra được giải đáp cho những người nông dân đến họ hỏi về gốc gác vật tìm thấy : « Đồ (đời) Tần ! Của (đời) Tần ! ».

Đáng chú ý là đối với người địa phương, danh xưng chỉ có ý nghĩa dùng cho một loại đồ vật có xuất xứ lạ lùng, trong khi đối với những người nghe loáng thoáng ở xa thì danh xưng lại có khuynh hướng mở rộng chỉ sở hữu chủ nguyên thủy của vùng đất : « Đồ của người Tần, của người Tần ».
Cho nên, tuy ta không còn có thể yêu cầu ông Huỳnh-tịnh-Của sống dậy giải thích thêm về danh từ người Lồi ông dùng, nhưng ta cũng có thể nghĩ rằng chữ người Lồi chắc cũng đã trải qua những biến chuyển như chữ người Tần đang lờ mờ thành hình trong hiện tại vậy. Ta nhắc lại lời Sallet : « Tôi không bao giờ thấy ở Quảng-nam dùng danh xưng ấy để chỉ trực tiếp giống dân đã mất… (mà chỉ thấy) ý nghĩa ấy có trong các sự vật và địa điểm : cồn lồi, thành lồi… » để từ đó không lấy làm lạ về việc Cadière không tìm ra chữ người Lồi ở Bình-Trị-Thiên : dân chúng không bao giờ dùng chữ người Lồi chỉ dân Chàm ; danh từ ấy chỉ là một sáng chế của Huỳnh-tịnh-Của cùng người đồng thời. Từ đó ta cũng có căn cứ bác bỏ luôn giả thuyết nguồn gốc Chàm của chữ Lồi do Cadière đề nghị.

Dân cùng xứ Huỳnh-tịnh-Của gọi người Chàm là người Hời.

Viên công sứ Qui-nhơn, bạn của J. Moura gọi là người Hời (I883). A. Sallet nhắc tới các thành ngữ thông dụng ở Quảng-nam : Chỗ hời, đá hời, tháp hời, gạch hời và ma hời 165. Chữ « Hời » đi vào trong văn chương Việt-Nam với Chế-Lan-Viên.

Về nghĩa của chữ này, A. Sallet thú nhận : « Thật khó mà giải thích vì sao gọi là « Hời ». Chữ viết tiếng gọi đó là hoàn toàn An-nam và có thể từ âm Hán Việt : Hợi 亥 và chữ 人 người » 167. E. Aymonier giải thích Hời là « barbares, hommes sans règle », Mọi là « Sauvages » 168. Như vậy theo ý ông, người Chàm được đặt ở cấp bực cao hơn người Thượng. Nhưng thực ra giải thích đó chỉ lấy từ phán đoán giá trị chủ quan của các khối dân tiếp xúc với nhau mà thôi. Cũng như có ai nghe người Pháp gọi người Việt là « sale Annamite » 169 rồi giải thích Annamite = sale thì tức là quên rằng chữ « An-nam » của người Trung-Hoa dùng từ lâu, đã được các giáo sĩ Jesuite (?) ghép với tiếp-vĩ-ngữ ite mà sinh ra tên chỉ người Việt (người Việt đọc lên chữ Sémite Hittite, có thấy gì xấu đâu ?).

Vấn đề người Hời là người Chàm không có gì phải nghi ngờ cả. Moura chắc không hoài nghi nếu ông ta được tới Việt-nam. Vấn đề còn lại là tìm nguyên ngữ chữ Hời. Nhắc lại, Sallet coi chữ « Hời » có tính cách Việt-nam hẳn đi nên phải dùng chữ nôm 侅 để chỉ định, hay cũng lấy chữ hán 諧 để hài thanh làm chữ nôm. Cho nên ta có thể suy đoán đó là một chữ Việt và chắc nguồn gốc của nó cũng chỉ quanh quẩn ở những tiếng gần cận mà thôi. Theo sự dò hỏi của chúng tôi, nhiều người cũng đồng ý như vậy và đoán chừng nó ở chữ « Hồi » mà ra. Tuy nhiên họ không tìm được căn cứ của một sự biến âm như vậy nên không quyết xác lắm. Chúng tôi nghĩ giản dị rằng nếu muốn tìm căn cứ của sự biến âm thì không gì hơn xem trong dân chúng có sự biến âm đó hay không. Sự việc kể cũng giản dị vì ta gặp cũng khá nhiều trường hợp lẫn lộn âm, khuôn của tiếng mà một khi có văn tự xác định thì sai lạc dẫn đi rất xa : dân Sài-gòn vẫn thấy trên báo chí chữ Rạch Ông mà có biết đâu rằng đó là Rạch Ong, sông Lòng Tàu thành Long Tào và qua thông-tấn-xã ngoại quốc mất dấu đi để khi trở về Việt Nam lại thành sông Lòng Tảo !

Khuynh hướng dồn về âm ao ở miền Nam cũng giống như khuynh hướng dồn âm ôi thành ơi ở những người dân quê miền Nam Trung vậy. Thay vì nói « trái ổi », người ta nói : « trái ởi ». Để trả lời câu hỏi : « Ăn cơm chưa ? » người ta nói : « Ăn cơm rời. ». Người ta cũng nghe một người Quảng nói : « Anh ớm quá ! ». Chữ « mai » thành chữ « mơi ». Cho nên Sallet mới thấy người ta dùng chữ « hài » … để chỉ chữ « hời ». Vấn đề cũng còn một gút mắt là cũng có một số người dùng « âu » thay cho « ôi », đầu gấu thay vì đầu gối, cái nầu thay vì cái nồi. Người viết không biết gì về ngữ học, nhưng chỉ dùng cái tai nghe thôi thì thấy rằng âm « âu » muốn nói phải được nhấn mạnh, và âm « ơi » thì nhẹ hơn và thông dụng theo lối người ta vẫn gọi là nói đớt. Định luật về sự dễ tính (la loi du moindre effort) chắc có thể áp dụng nơi đây cho chữ « hồi » thành chữ « hời » chứ không phải « hầu ». Thắc mắc tiếp theo là như trường hợp các chữ « lồi » trên kia sao không biến dạng ? Chúng ta có thể nghĩ là chữ « lồi » quá thông thường, nên nếu phát âm là « lời » cũng vẫn được người ta dễ ghi đúng là « lồi ». Chứ không như chữ « hời » khó khăn, mấy người Việt thông thường nghĩ đến tên một tôn giáo, và mấy người Pháp đủ hiểu Việt ngữ để nghĩ đến sự biến âm của bình dân ?

Cho nên ta tạm kết luận là khi viết ra chữ « Hời » chính người ta đã định mẫu sai cho điều mà dân chúng muốn nói đúng là Hồi : Dân chúng muốn chỉ một tôn giáo thế giới mà số người Chàm hiện nay là thành phần.

Việc xác định một nhân danh có thể đưa ra nhiều khám phá quan trọng cho sử học 170. Trường hợp xác nhận người Việt gọi người Chàm là người Hồi (giáo) chắc hẳn cũng không là ngoại lệ. Kết quả còn tùy thuộc vào người khảo cứu có đủ tài liệu để đối chiếu hay không.

Vấn đề đầu tiên đưa ra là xét xem tính chất Hồi giáo trong tập thể Chàm như thế nào mà một tập thể khác ở bên ngoài phải nhìn vào đó mà lấy tên tôn giáo thay thế cho tên dân tộc ?

Người Chàm theo Hồi giáo từ lúc nào ? Aymonier cho rằng có lẽ người Chàm theo Hồi giáo từ thế kỷ thứ 9, I0 và chính những người này chống đối quyết liệt người Việt nên mới bỏ sang Cao-Miên, Xiêm sinh sống. Chứng cớ là hiện nay (năm ông viết I89I) người ta thấy toàn là Chàm Hồi giáo ở các xứ này và dân số đông gấp 3 số người còn lại ở Bình-thuận 171. Luận cứ của ông cũng thật là sơ hở : ông quên rằng căn bản tôn giáo của Chàm là Ấn-giáo mà kinh đô Indrapura xây cất vào khoảng 875 ở Quảng-nam chứng tỏ cùng với bằng cớ khác trong đó có chuyện về trụ suttee liên can với Chế-Mân ở thế kỷ I3 (triều Trần sợ Huyền-Trân bị đốt). Người Hồi giáo không thể có mặt ở Chiêm-thành sớm và đông đến như vậy để làm thành phần chống đối quyết liệt người Việt. Chính địa vị thiểu số và ngoại lai của họ sẽ khiến họ hợp tác với dân Việt như ta sẽ thử bàn sau này. Còn việc Aymonier cho rằng người Chàm xa xứ là Hồi giáo ngay từ lúc bỏ xứ đi thì không có căn cứ nào hết : sao không nghĩ rằng họ bỏ đi đến những vùng gần dân Mã-lai hơn nên dễ theo Hồi giáo hơn đồng bào chính quốc của họ ?
Thư viện quốc gia không còn quyển « Vương quốc Champa » của G. Maspero nữa nên ta tạm đọc một đoạn của P.G.E. Hall 172 nói về việc Hồi giáo xâm nhập đất Chàm :

« Thế kỷ II, người ta có đề cập đến một số thương gia Hồi giáo cư-ngụ một thời gian tại đất Chiêm-thành. Họ cưới hỏi phụ nữ địa phương nhưng không giao thiệp với các cộng đồng ngoại đạo… Ta không có tài liệu về thời ấy và Maspero cho rằng dân Chiêm-thành chưa theo Hồi giáo trước khi bị Việt-nam chinh phục lần cuối cùng vào năm I470. Hồi giáo nhập vào Chiêm-thành bằng lối nào, ta
chưa có sử liệu về việc này… »

Aymonier in sách viết về tôn giáo Chàm năm I89I nhưng các tài liệu chắc đã được thu thập trong chuyến quan sát năm I885 và cho ta biết tình hình tôn giáo hồi ấy. Theo ông, 7 tổng Chàm ở Bình-thuận (Ninh-thuận) thì một ở Padjaï (Phố hời), hai ở Parik (Phan-rý), một ở Ka-rang (Làng sông), ba ở Phan-rang có làng có người Hồi giáo, có làng không. Trừ hai, ba biệt lệ, phần nhiều dân hai tôn giáo không ở chung làng. Tổng số dân Hồi độ 7 đến 8.000 người, tức I/3 dân số. Có khoảng mười đến mười hai đền thờ (mosquée) trong các túp lều. Truyền thuyết địa phương cho là các giáo sĩ Hồi được quyền trông coi cung điện ; vợ con vua khi vua Chàm vắng mặt trong khi các ông Pothéa hay Bashêh (các người Bà-la-môn của Chàm Ấn giáo) thì lại không được vào cung. Thực ra các tín ngưỡng ở đây cũng lẫn lộn với nhau trong dân chúng : các lễ về nông nghiệp thì người Chàm Hồi giáo cũng như Ấn giáo đều tham dự ; còn lễ tục về việc tìm trầm thì giáo sĩ Hồi lại hành lễ theo tục lệ cổ truyền địa phương.

Đầu thế kỷ 20, A. Cabaton cũng thấy lẫn lộn như vậy : người Chàm Bani hay Chàm Açalam (Chàm Islam) gọi Bà Po Ino Noga của người Chàm Kaphir (Chàm Bà-la-môn, phái Civaite) là Po Havah (bà Eve).

Điều đáng lưu ý do Aymonier đưa ra là cho đến cuối thế kỷ I9, dân số Hồi giáo Chàm cũng không đông gì lắm để có thể đại diện cho cả tập thể Chàm. Nhưng chính tính chất thiểu số, ngoại lai của Chàm Hồi giáo ở đây mới khiến họ làm cho dân Việt lưu ý hơn. Không dự vào thành phần chính thống, họ mới không co rút trong cái thế chống đối, quay lưng hoàn toàn với tập thể Việt. Tất nhiên vì sự đồng nhất ngôn ngữ, chủng tộc, họ cũng sẽ dễ hòa hợp với thành phần Chàm Ấn giáo để tạo ra tình trạng hòa đồng lẫn lộn như ta đã thấy. Nhưng nội cái việc phân biệt « Chàm của Đạo » và « Chàm không trung thành » (Chàm Açalam và Chàm Akaphir) chứng tỏ sự cao ngạo của người Chàm Hồi giáo đối với khuynh hướng chính thống của chủng tộc và điều này, mặt khác lại khiến họ đứng ngoài một phần đối với tập thể Chàm và do đó, dễ dàng cho họ tiếp xúc với bên ngoài. Huống nữa, là thành phần của một tôn giáo hoàn cầu, có tính chất tiên tri, cứu rỗi trong thời kỳ hưng thịnh của họ, không những người Chàm Hồi giáo dám tiếp xúc với người Việt không mặc cảm tự ti mà chắc còn dám truyền bá lý tưởng của mình cho đám dân di cư này nữa ! Nếu giả thuyết chúng tôi đúng về việc Nguyễn-Lữ của Tây-Sơn được tôn làm giáo chủ phái Chàm Ba-ni thì luận cứ trên lại có một bằng cớ chắc chắn nữa về việc thành phần Hồi giáo Chàm đã tiếp xúc mật thiết với dân Việt để khiến cho đám dân này phải dùng chữ Hồi để chỉ cả tập thể Chàm.

Như G. Maspero cho biết, Hồi giáo vào xứ Chàm sau I470. Chúng ta cũng liệu định niên đại này vì cớ sự tan rã chính trị của vương quyền theo Ấn giáo có thể dẫn đến sự suy sụp tin tưởng trong dân chúng để dẫn đến sự cải giáo đông đúc, nhất là khi Hồi giáo lúc ấy đã đặt căn bản vững chắc ở Malacca, Java… Vậy chữ « Hời » chắc bắt đầu xuất hiện khi Chúa Nguyễn hùng cứ ở Nam-hà (từ giữa thế kỷ I6) và thông dụng từ biến loạn Tây-sơn. Trên phương diện truyền đạt, thì chắc danh xưng từ các vùng Bình-Định, Phú-Yên, Khánh-hòa, Bình-Thuận tràn ra Nam-Ngãi, Bình-Trị-Thiên.

Giả thuyết nào cũng phải có thời gian thử thách. Chúng tôi chờ đợi những luận cứ phi bác hay những bằng chứng góp phần xây dựng vững chắc hơn.


7D Holograms







Mười câu nói đáng suy nghĩ của người Do Thái




1. Một cốc nước sạch vì một giọt nước bẩn mà trở nên vẩn đục, nhưng một cốc nước đục không thể vì một giọt nước sạch mà trở nên tinh khiết.
 
2. Trên đời này có ba thứ mà người khác không thể cướp được từ chúng ta: Một là thực phẩm đã ăn vào dạ dày, hai là lý tưởng giấu trong tim và ba là những cuốn sách đã in vào não bộ.
 
3. Ngựa thường dễ bị khuỵu chân trên những con đường đất mềm, con người dễ ngã gục trong những lời đường mật.
 
4. Trên đời không có sự phân biệt rõ ràng giữa bi kịch và hỉ kịch (hạnh phúc), nếu bạn có thể bước ra từ bi kịch, đó là hỉ kịch. Nếu bạn chìm đắm mãi trong hỉ kịch, đó là bi kịch.
 
5. Nếu không đọc sách, đi vạn dặm đường chẳng qua cũng chỉ là một người đưa thư.
 
6. Khi hàng xóm nhà bạn gảy đàn lúc 2h đêm, chớ vội bực tức. Bạn có thể đợi đến 4h sáng, sang gõ cửa gọi anh ta dậy và nói rằng bạn rất thích giai điệu anh ta vừa chơi.
 
7. Nếu bạn chỉ biết chờ đợi, sự việc xảy ra sau đó chỉ có thể là bạn sẽ già đi.
 
8. Bạn bè thực sự không phải là những người có thể ngồi với nhau nói chuyện cả ngày không hết mà là những người ngay cả khi chẳng nói với nhau câu nào vẫn không cảm thấy ngại ngùng.
 
9. Thời gian là thầy thuốc sẽ chữa lành những vết thương trong tâm hồn nhưng tuyệt đối không phải là cao thủ trong việc giải quyết vấn đề vướng mắc.
 
10. Thà hối hận trước những việc sai trái đã làm còn hơn là không biết hối hận.



Galery Invasion







Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Ông Siu Siu và Chú Tiều - Tác giả Nguyễn Tường Thiết







Luật sư Võ An Đôn: “Tôi sẽ khởi kiện Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra tòa!”



Luật sư Võ An Đôn, người bị Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên xóa tên khỏi danh sách luật sư và mới đây bị Bộ Tư pháp bác bỏ toàn bộ nội dụng khiếu nại, cho hay bước tiếp theo của ông là khởi kiện Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long dù biết sự việc sẽ không đi đến đâu.
 
Tối 23/11, luật sư Võ An Đôn cho Đài Á Châu Tự Do biết ông đã nhận được quyết định về giải quyết khiếu nại của Bộ Tư pháp, qua đó cho rằng quyết định kỷ luật ông Đôn là đúng mặc dù có những sai sót nhỏ của Đoàn Luật sư Phú Yên, nhưng không ảnh hưởng đến quyết định kỷ luật.

Ông Đôn, người thường bào chữa cho những nạn nhân chết trong đồn Công an, các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng quyết định này mang tính áp đặt.
 
Tôi không đồng ý với quyết định này, vì quyết định giữ nguyên hình thức kỷ luật của Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên cũng như Liên đoàn Luật sư Việt Nam không có căn cứ pháp lý, không đúng quy định của pháp luật, đưa ra những căn cứ mơ hồ để kỷ luật tôi. Cho rằng tôi trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài, những cá nhân nước ngoài và làm ảnh hưởng đến uy tín của Đoàn Luật sư cũng như chế độ ở Việt Nam là không có cơ sở và mang tính áp đặt”, luật sư Võ An Đôn nhận định.

Khoảng một năm trước, ngày 26/11/2017, đại diện Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Phú Yên cho biết, chiều cùng ngày, Ban chủ nhiệm này đã có quyết định kỷ luật xóa tên Luật Võ An Đôn (Trưởng Văn phòng LS Võ An Đôn) ra khỏi danh sách Đoàn LS tỉnh Phú Yên. 

Lý do kỷ luật được nêu ra là: ông Đôn đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có nhiều bài viết, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài mang tính bịa đặt; nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích kích động, tuyên truyền, xuyên tạc, không đúng sự thật, gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và Luật sư Việt Nam.

 
Luật sư Võ An Đôn được nhiều người biết đến qua sự việc đại diện bào chữa cho phía gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều trong vụ 5 công an dùng nhục hình đánh chết người trong đồn Công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Vì vụ việc này mà vào năm 2014, liên ngành Công an, Viện Kiểm sát và thành phố Tuy Hòa có công văn đề nghị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên và Sở Tư Pháp tỉnh Phú Yên thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Đôn vì cho rằng trong quá trình tham gia tố tụng cho bị hại Ngô Thanh Kiều ông đã có nhiều lời lẽ xúc phạm đến các bị cáo đồng thời lãnh đạo của các cơ quan nội chính, tư pháp tại tỉnh Phú Yên.

 

Đề nghị này sau đó vấp phải chỉ trích của dư luận và chính quyền thành phố Tuy Hòa phải rút lại kiến nghị này.

Sau sự việc kỷ luật Võ An Đôn hôm 26/11/2017, hơn 100 luật sư cũng ký tên vào bản kiến nghị đề ngày 10/12 kêu gọi Liên đoàn Luật sư Việt Nam cân nhắc"dựa trên tinh thần bảo vệ đồng nghiệp, bảo vệ nghề luật sư, bảo vệ công bằng và lẽ phải”.
 
 

Chủ nghĩa dân tộc - Tác giả Giao Tiên







Võ Sư Akido Tenshinkai Đặng Thông Phong viếng thăm Úc Châu







Việt Nam tuần qua, 24/11/2018







Á Châu Ngày Nay, 25/11/2018







CĐNVTD-NSW tổ chức đêm thắp nến cho Việt Nam và HT Thích Quảng Độ







Đọc tác phẩm Phạm Tín An Ninh - Tác giả Ông Bút







Nguyên văn bài nói chuyện này được Tổ chức Democracy Now lưu trữ trong bài tường thuật “Thousands Gather to Hear Vietnamese Monk and Peace Activist Thich Nhat Hanh Speak On ‘Embracing Anger’ and Working for Peace”, vào hai ngày 26 và 27 tháng Chín năm 2001




“…One time I learned that the city of Ben Tre, … three thousand… three hundred thousand people was bombarded by American aviation just because some guerillas came to the city and tried to shoot down American aircrafts. They did not succeed, and after that, they went away. And the city was destroyed.”
 
“… Thị xã Bến Tre… ba ngàn… ba trăm ngàn người bị máy bay Mỹ bỏ bom chỉ vì vài anh du kích vào thị xã định bắn rơi máy bay Mỹ. Họ không thành công, và đã bỏ đi. Và thị xã đã bị tiêu hủy.” [giờ:phút:giây 1:25:00 – 1:25:50].





Nhất Hạnh về VN tháng 10 năm 2018







Về: TGM Nguyễn Văn Thuận- Tác giả Nguyễn văn Lục







Điều xảy ra cho anh tôi thì một cách nào đó cũng xảy ra cho TGM Nguyễn Văn Thuận trước khi bị bắt giam và tù đầy ra Bắc. Trong một tài liệu ronéo 13 trang: “Thử ghi lại một biến cố: Việc đưa một Tổng Giám Mục chống Cộng làm Tổng Giám Mục Sài Gòn, lúc này” (20-5-1975). Thanh Lãng đã cho biết:

“Chính Đức Cha Lâm, trước khi lên máy bay về nhậm chức tại Đà Lạt đã cùng thảo luận với tôi (Thanh Lãng) và linh mục Bouchaud, Bề Trên cả Xuân Bích và cùng đi đến kết luận là muốn cứu Giáo Hội khỏi bị sa lầy vào những đường lối chính trị có hại cho Giáo Hội, dân tộc thì phải xin Tòa Thánh cho thay thế ngay Đức Khâm sứ Henri Lemaitre.” (Trích Nguyễn Văn Trung, “Hồ sơ HĐGMVN, 1955-1975”, trang 307)
 
Tại sao có một Khâm sứ tòa thánh trước đây là một đặc quyền đặc lợi cho Giáo Hội địa phương- lúc này lại là một sa lầy vào những đượng lối chính trị có hại cho Giáo Hội? Và hiện nay thì bằng mọi cách, ngay cả nhượng bộ để có được một vị đại diện tòa thánh? Chẳng qua nói cho cùng chỉ là một
Cuối cùng thì chỉ có một Lm Trần Du dám lên tiếng bênh vực TGM Nguyễn Văn Thuận, phản pháo thẳng thừng nhóm Cấp Tiến một cách công khai trong một buổi họp ở Đại Chủng Viện và ở ngay chính Dinh Độc Lập. Ông bác bỏ lập luận của nhóm Lm Cấp Tiến mà ông gọi là đám con nít.
 
Cũng chính TGM Nguyễn Văn Thuận trong một phát biểu trước khi được trả tự do, Hồng Y Trịnh Văn Căn có được mời nghe một cuốn băng ghi phát biểu của TGM Thuận. Cuốn băng đó sau này nhiều Gm khác cũng được nghe và có cảm tưởng buồn vì cho ràng TGM Thuận phê phán Giáo Hội theo nhà nước. Chính vì sự kiện này mà theo một vài Giám Mục, khi TGM Thuận về ở 40 Nhà Chung Hà Nội, Hồng Y đã có thái độ lạnh nhạt, hầu như không chuyện trò gì với TGM Thuận.
 
Tôi viết lại việc này do chỉ nghe nói mà không có điều kiện nghe cuốn băng và cũng không biết đích xác là có cuốn băng hay không? Tôi xem đi xem lại các chứng từ về TGM cũng như bài phỏng vấn của ngài. Dĩ nhiên TGM Nguyễn Văn Thuận vốn kín tiếng thì làm sao biết được. Ra khỏi Việt Nam, ông tránh không trả lời phỏng vấn và không muốn nói tới 13 năm tù đầy bị đối xử như thế nào. Hỏi những người đã sống ở 40 Nhà Chung Hà Nội thì thậm vô ích. Vì có biết họ cũng không nói.
Cũng vậy, số phận các Lm Tuyên úy Quân đội khi được thả ra sau khi đi học tập được thả được để mặc cho số phận mà không được sự lo toan, sắp xếp đời sống cho các vị ấy. Đây lại thêm một điều đáng trách những loài chó câm trong hàng lãnh Thiên Chúa giáo.
 
Nói chung, ngoài những thiệt thòi vật chất như tịch thu ruộng đất, nhà cửa, trường học, cơ sở vật chất như các cơ quan từ thiện của các dòng tu đủ loại ở các xứ đạo ngoài Bắc cũng như trong Nam sau này cũng như việc không cho phép truyền chức linh mục.
 
Một cái tai hại không lường được là sự chia rẽ giữa các linh mục và giám mục cũng như giữa các linh mục với nhau rồi giữa linh mục với giáo dân. Tình trạng nghi kỵ lẫn nhau rất phổ biến. TGM Nguyễn Kim Điền đã phải cách chức chính linh mục Tổng Đại diện do mình cắt cử và treo chén một linh mục khác vì cả hai đã tham gia các tổ chức do chính quyền dựng nên.
 
Nhiều giáo dân nghi ngờ và không yên tâm về các bí tích do linh mục “quốc doanh”cử hành.
 
Cuối cùng kẻ hưởng lợi nhiều nhất cả chì lẫn chài là nhà nước hay chính quyền cộng sản. Họ đã có thể phá nát cơ cấu tổ chức lâu đời cũng như nếp sống đạo của giáo hội Việt Nam.
 
 
 

Tình Báo Trong Chiến Tranh VN- Tác giả Lâm Vĩnh Thế







Hội Luận về bản án: Tướng Vĩnh bảo kê đánh bạc bị đề nghị 7 năm tù







Mẹ Nấm: "Tôi chỉ muốn dân Việt thôi sợ hãi"







Quần áo robot giúp người liệt đi lại







Album Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài - Nhạc Hòa Tấu Duy Cường







Lệ Thu hát Tình Xa, hòa âm Duy Cường







Album Phù Du - Nhạc Hòa Tấu Duy Cường







TIẾNG HÁT GIÁO ĐƯỜNG 2018










Nhà thờ Kađơn - Hạt Đơn Dương, Giáo phận Đà Lạt.







Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Bệnh Viện Chợ Rẫy, thành hồ







Elite - Tác giả Gs Nguyễn văn Tuấn




Một trong những chữ thú vị nhất trong tiếng Anh là chữ "elite", vì ý nghĩa của nó không chỉ đa dạng mà còn mang tính thời sự không chỉ ở nước ngoài mà còn ở Việt Nam (1). Ở Việt Nam, có người dùng khái niệm elite (tinh hoa) để biện minh cho nhu cầu xây nhà hát ở Thủ Thiêm, và chủ trương này bị phản đối kịch liệt. Hiểu được ý nghĩa mới của chữ elite sẽ hiểu tại sao người ta khinh bỉ những kẻ tự nhận là elite.

Cũng như nhiều chữ khác mang tính văn hóa trong tiếng Anh, chữ elite có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Tiếng Pháp có chữ "élite", và chữ này trong thực tế xuất phát từ tiếng Pháp cổ "eslite" (thế kỉ 12). Và, eslite thì lại có xuất xứ từ tiếng Latin "eligere", có nghĩa là chọn lọc. Trước đây, elite trong tiếng Anh chỉ là danh từ, nhưng đến giữa thế kỉ 19 thì nó lại được sử dụng như là một tính từ. Trong tiếng Anh, chữ elite chỉ xuất hiện trên giấy in từ năm 1920. Như vậy, dù chữ này (elite) tương đối cổ, nhưng trên giấy tờ thì nó chỉ mới xuất hiện gần 100 năm thôi.

Chữ elite được dịch sang tiếng Việt là 'tinh hoa', 'tinh túy', 'tinh tú', 'cao cấp'. Và, cách dùng trong báo chí phổ thông có thể hiểu là chỉ những người thuộc tầng lớp có học thức cao hoặc có địa vị cao trong xã hội (như địa vị chính trị, địa vị kinh tế, địa vị nghệ thuật). Khi những người cầm quyền Sài Gòn muốn xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm, một trong những người ủng hộ là chồng một cô ca sĩ, và người này cũng dùng khái niệm 'tinh hoa' để biện minh: "Nếu Việt Nam không có tầng lớp tinh hoa, quý tộc có hiểu biết và nếp sống văn minh như người dân các nước phát triển, thì ai sẽ là người dẫn dắt dân tộc Việt trở thành quốc gia giàu có, văn minh, sánh vai với các nước khác trong khu vực và trên thế giới?” Tóm lại, elite trong tiếng Việt được hiểu là tinh hoa, và thành phần elite là những người đi tiên phong 'dẫn dắt dân tộc', tức là một thành phần thượng tầng xã hội đáng quí và đáng kính.

Nhưng trong thực tế chữ elite hiểu theo nghĩa trên có lẽ hơi phiến diện. Elite không hẳn là cao quí, không hẳn là quí tộc, cũng không hẳn là có học cao. Ở đây, tôi không bàn Việt Nam có hay không có giai tầng tinh hoa và quí tộc, mà chỉ bàn về ý nghĩa của chữ elite trong tiếng Anh. Chữ elite không hẳn có nghĩa 'tốt' như trên, mà trong thực tế nó còn là một cách chửi, một cách mỉa mai.

Elite: tố chất và quyền lực

Cách tốt nhất để hiểu một chữ trong tiếng Anh là tham khảo những từ điển chuẩn như Oxford. Từ điển Oxford định nghĩa elite là "the choice part of flower (of society or any body of persons)", tức là tinh chất của hoa -- hay 'tinh hoa'. Từ điển Oxford định nghĩa elite qua hai nghĩa liên quan đến khả năng và quyền lực (2):

(a) elite chỉ một nhóm người chọn lọc có khả năng cao hơn hoặc tố chất tốt hơn tất cả những người còn lại trong xã hội. Chẳng hạn như báo chí hay viết câu đại khái như "China's scientific elite" chỉ những người có địa vị cao trong hệ thống khoa học China. Trong các hiệp hội khoa học, những người đạt đẳng cấp "Fellow" được xem là 'elite' của hiệp hội đó, hay trong các tập san khoa học, những kẻ ngồi trong hội đồng biên tập có quyết định đến 'vận mệnh' của công trình nghiên cứu cũng được gọi là 'elite'.

(b) một nhóm người có quyền lực và ảnh hưởng lớn đến xã hội. Quyền lực và ảnh hưởng có thể đến từ vai vế trong hệ thống chính trị cầm quyền, và ảnh hưởng cũng có thể xuất phát từ sự giàu có và học vị. Cũng có thể hiểu elite như là 'chóp bu'. Ví dụ như báo chí phương Tây hay viết "the ruling elite wants to reform our economy", tức là 'bọn cầm quyền chóp bu muốn cải cách nền kinh tế chúng ta.'

Một chữ có liên quan hay biến thể của elite là "elitist". Chữ elitist theo từ điển tiếng Anh có nghĩa là những người tin rằng xã hội nên được dẫn dắt bởi những kẻ trong giai tầng elite. Hiểu theo nghĩa này thì anh chàng phu quân của cô ca sĩ kia được xem là "elitist" vậy.

Elite: tính từ

Elite cũng có thể là tính từ, và nếu là tính từ nó có nghĩa là "the best, the most skilled, the most experienced people of a larger group" (tốt nhất, kĩ năng tinh nhuệ nhất, kinh nghiệm cao nhất). Chẳng hạn như "an elite unit" có thể hiểu là một đơn vị tinh nhuệ. Dĩ nhiên, trong hệ thống giáo dục, một "elite university" phải được hiểu là trường đại học danh giá nhất, nổi tiếng nhất, thường được xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng đại học thế giới. Chẳng hạn như các đại học trong nhóm Go8 của Úc được xem là "elite universities".

Elite: những kẻ ăn hại

Trong những cuộc bàn luận khoa học hay chính trị, thỉnh thoảng tôi nghe người ta dùng cách nói kiểu "That is a typical vew of an elite" để bác bỏ ý kiến của người phát biểu. Sau này, có dịp tìm hiểu tôi mới biết hóa ra chữ elite còn có ý nghĩa xấu! Thật vậy, cũng giống như nhiều chữ trong tiếng Anh, ý nghĩa của elite cũng bị "đột biến" theo thời gian, và bây giờ nó còn bao hàm ý nghĩa có khi hoàn toàn đối nghịch với nghĩa truyền thống (3).

Khi dùng trong văn cảnh tiêu cực, chữ elite còn có nghĩa là những kẻ xấu nhất, những giai tầng chỉ làm hại xã hội. Cố tổng thống Richard Nixon là gọi những kẻ trong truyền thông, khoa bảng, và điện ảnh Hollywood chuyên chỉ trích ông là "elite". Chữ elite do đó nó còn được dùng để mỉa mai những kẻ "ăn hại."

Bàn luận về chữ elite theo ý nghĩa mới, tôi thấy bài của Susan Jacoby trên New York Time (4) là hay nhất. Theo đó, sự đột biến của chữ elite diễn ra từ những 40 năm trước. Khi nói kẻ nào đó có ý kiến kiểu elite (hiểu theo nghĩa tính từ -- elite opinion) thì đó cũng là cách nói ý kiến đó xa rời thực tế, vô dụng, tào lao, thậm chí ... ngu xuẩn. Theo bài báo vừa kể, bà Hilly Clinton dùng mệnh đề "elite opinion" để bác bỏ những ý kiến trái chiều của những ai chỉ trích chính sách kinh tế của bà.

Chữ elite còn được dùng với hàm ý khinh bỉ, và cách dùng này xuất phát từ thập niên 1950 ở bên Mĩ. Thời đó, trong các đại học những kẻ thuộc nhóm thiểu số theo đuổi những chủ đề nghiên cứu hiếm (như nghiên cứu về vai trò của phụ nữ hay người thiểu số) được xem là nhóm 'dung nạp' (inclusionary), còn những kẻ thuộc nhóm đa số với bằng cấp cao chót vót và giữ địa vị quan trọng trong khoa học xem những chủ đề đó là vớ vẩn, và họ được gán cho cái nhãn hiệu "elitist". Trường hợp này cũng giống như những kẻ đang cầm quyền tự xem mình là tài giỏi nhất, quan điểm của mình là chính thống nhất, chủ trương của mình là hợp lòng dân nhất, và họ chễm chệ xem mình là elite.

Một trong những người dùng ý nghĩa của chữ elite một cách khinh bỉ nhất là Tổng thống Donald Trump. Thật ra, ông chưa bao dùng chữ elite, mà chỉ dùng ý của nó. Những người chỉ trích và chê bai ông Trump nhiều nhất có lẽ là giới báo chí và các giáo sư đại học mà Nixon từng gọi bằng danh từ elite hay elitist. Nhưng theo suy nghĩ của Trump thì những kẻ elitist đó có những suy nghĩ và niềm tin xa rời xã hội; xã hội không còn tin họ nữa. Truyền thông thì đặt điều nói dối. Bọn làm khoa học cũng gian dối chả kém. Bọn nghệ sĩ vẫn còn sống trong cái 'cocoon' tưởng tượng do chính họ tạo ra. Một trào lưu mới đang hình thành chống lại những kẻ trong giai tầng elite và elitist, mà Trump là một đại diện tiêu biểu. Trong tranh cử, ông Trump xem phe đối phương là elite, còn ông là người của đại chúng, người sẽ định nghĩa lại ý nghĩa của chữ elite trong thế kỉ 21 như là những kẻ ăn hại mà "làm tàng". Trump trở thành một loại quân vương thế kỉ 18, tự tin với một viễn kiến cá nhân bao trùm từ A đến Z, và viễn kiến đó có thể thay đổi như nhịp tim! Ông không cần đến bọn elite, vì ông nghĩ họ không hiểu ông. Ngược lại, bọn elite vẫn đánh giá ông theo những chuẩn mực mà họ tạo ra và không nhận ra rằng công chúng không còn tin vào họ nữa. Không phải ngẫu nhiên mà một nhóm ủng hộ ông Trump nói rằng những kẻ elite (ý nói phe bà Clinton) vẫn chưa hiểu tại sao họ thất cử (the elite still don't undertand how they lost). Sự bất đồng giữa hai bên là ở chỗ đó: một bên thì đang diễn tiến rất nhanh và đang định nghĩa lại những chuẩn mực mới, và một bên thì vẫn bám lấy chuẫn mực cũ.

Quay lại định nghĩa elite ở Việt Nam như là 'tinh hoa', tôi thấy cũng có vài điều cần bàn. Hiểu theo nghĩa một nhóm cầm quyền thì rõ ràng nước nào, kể cả Việt Nam, đều có giai tầng tinh hoa. Có thể xem những kẻ chủ trương xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm đang ngồi trong uỷ ban nhân dân và đảng bộ là “political elite”. Nhưng hiểu theo ý nghĩa tố chất cao thì Việt Nam có lẽ thiếu giai tầng tinh hoa, bởi vì những người cầm quyền và những kẻ giàu có [ví dụ] không hề được công chúng nể phục vì họ có được quyền thế hay làm giàu qua lợi dụng những mối quan hệ và lợi dụng những người nghèo, chứ họ thiếu thực tài.

Có lẽ chữ elite hay tạm gọi là 'tinh hoa' ở Việt Nam nên hiểu theo nghĩa tiêu cực. Thật vậy, tôi nghĩ đối với đa số người Thủ Thiêm bị mất đất -- à không, 'cướp đất' mới đúng -- thì những kẻ nói đến giai tầng tinh hoa để biện minh cho chủ trương xây dựng nhà hát giao hưởng có thể hiểu theo ý nghĩa thứ hai của chữ elite, tức là những kẻ ăn hại và tàn phá xã hộ


Chọn lựa giữa dân chủ và độc tài







Ý nghĩa của Lễ Tạ ơn tại Hoa Kỳ







Tập San Sử Địa số 29: Đặc Khảo về Hoàng Sa và Trường Sa







Nghĩ vụn về sách - Tác giả Nguyễn thị Hậu







Tranh cãi quanh việc Lê Thu Hà từ Đức về VN







Superpower rivalry puts the squeeze on south-east Asia - Source Fiancial Times







Ứng viên Nam Hàn thắng áp đảo ứng viên Nga cho chiếc ghế giám đốc Interpol







Nỗ Lực Gieo Mầm Tự Do Trong Sáng Tác







Mưa Trong Âm Nhạc VN







Saigon, Biết Bao Giờ Trở Lại?







Hơn 10,000 người vô gia cư ở Los Angeles được làm thượng khách nhân dịp Lễ Tạ Ơn 2018







Khánh Hòang kể về thời lồng tiếng phim bộ tại Hoa Kỳ










Ngày BLACK FRIDAY tại Mỹ







Lễ Tạ Ơn 2018 dành cho quân nhân Hoa Kỳ tại Washington DC







Monaco đang lắp thiết bị cho mạng "Năm Gờ"







An ninh csvn ở thành hồ: "Đụ má chúng mày định làm lọan hả? Chúng mày có biết rằng cái chế độ này là do cha anh chúng tao đã đỗ máu xương đẽ có ngày hôm nay hay không?"







Nguyễn Thùy Dương gay gắt chỉ ra những sai phạm của quận 2 và trách nhiệm của UBND TPHCM trong buổi tiếp xúc cử tri này 22/11/2018







Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng bị khai trừ khỏi đảng







Phỏng vấn nhạc sĩ Nghiêm phú Phát







Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Nổi chứng không tên(?): Cựu TNLT Lê Thu Hà không được vào Việt Nam, bị trục xuất trở lại Đức




Cựu Tù nhân lương tâm (TNLT) Lê Thu Hà, người bị chính quyền Việt Nam bắt đi lưu vong ở Đức cùng với luật sư Nguyễn Văn Đài hồi tháng 6/2018 bất ngờ trở về Hà Nội vào tối 20/11 nhưng sau đó đã bị trục xuất trở lại Đức.

Mẹ của cô Lê Thu Hà, bà Hoàng Thị Bình Minh cho Đài Á Châu Tự Do biết cô Hà đã nhắn tin cho bà biết khi cô về đến sân bay Nội Bài vào tối ngày 20/11/2018. Tuy nhiên sau đó bà mất liên lạc với cô.

Luật sư Nguyễn Văn Đài nói với đài Á Châu Tự Do rằng nguồn tin ngoại giao từ phía Đức cho ông biết hiện cô Hà đang ở Bangkok, Thái Lan, chờ làm thủ tục để bay về Đức.

Luật sư Đài cũng cho biết cô Hà đã có ý muốn về Việt Nam ngay từ những ngày đầu sang Đức và cô Hà đã mua vé trở về Việt Nam để sống với mẹ già ở Quảng Trị, bất chấp những can ngăn của bạn bè.

Bà Hoàng Thị Bình Minh, mẹ của cô Lê Thu Hà và chiều tối ngày 21/11 cho đài ACTD biết bà đã nhận được tin cô Hà về nước nhưng không được nhập cảnh. Nói về nguyên nhân cô Hà về nước, bà Minh cho biết:

Tôi nghĩ chắc là vì tình trạng cháu (cô Hà) đau ốm liên tục, mà tình cảm của Hà dành cho mẹ quá nhiều mà xa quê tôi nghĩ chắc Hà buồn quá. Sang đó thì tôi nghĩ chắc là chưa hòa nhập. Tôi chỉ nhận được tin nhắn của Hà là muốn về Việt Nam nuôi mẹ. Tôi khuyên Hà cố gắng ổn định hòa nhập với cộng đồng Đức ở bên đó nhưng tôi nghĩ Hà về ý chí và tình cảm không vượt qua được nên Hà quyết định về Việt Nam

Bà Minh cho biết bà đã đấu tranh tư tưởng rất lớn về việc xum họp với con hay để cô Hà đi Đức. “Đó là vấn đề tình cảm thiêng liêng của con người, có những lúc tôi trăn trở như thế. Hình như tôi đã tác động để Hà về Việt Nam. Trong chuyến này tôi thấy tôi là người có lỗi với Hà”, bà Minh cho biết
Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết hiện các giấy tờ đi lại và lưu trú của cô Hà ở bên Đức đã gần hết hạn vì cô đã không muốn nhận giấy cấp mới từ chính phủ Đức do quyết định về Việt Nam. Nói về những khó khăn cô Hà có thể gặp khi làm thủ tục giấy tờ về Đức, luật sư Đài cho biết:

Cô ấy được cấp giấy tờ có hiệu lực 3 năm ở Đức bắt đầu từ ngày 1/11 bao gồm giấy thông hành, giấy phép định cư, giấy phép lao động mà cô ấy không nhận, và visa mà đại sứ quán Đức đóng ở hộ chiếu đã hết hạn từ tháng 9 còn giấy cấp tạm thời sắp hết hạn vào 31/12/2018, không biết cô ấy có cầm theo giấy tờ khi về  Việt Nam không hay nếu cô ấy vứt đi thì sẽ rất khó khăn khi cô ấy bay về sân bay bên Đức. Cho nên mọi cái họ đang thương thảo để giải quyết tại Bangkok”.

Cô Lê Thu Hà, năm nay 36 tuổi, là giáo viên dạy anh văn trước khi trở thành thành viên của Hội Anh em dân chủ, một tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam.

Cô bị bắt vào ngày 16/12/2015 cùng với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ luật hình sự năm 1999, nhưng sau đó bị chuyển tội danh thành “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Cô Hà bị Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên mức án 9 năm tù giam và 2 năm quản chế trong phiên tòa ngày 5/4/2018 cùng với 5 thành viên khác của Hội Anh em dân chủ.

Tất cả 6 người đều bị tuyên những mức án nặng nề từ 7 năm tù giam đến 15 năm tù giam.
Ngày 7/6/2018, sau khoảng 2 năm rưỡi bị giam giữ cô Lê Thu Hà và ông Nguyễn Văn Đài được công an đưa từ nhà tù ra tới sân bay Nội Bài để sang Đức tị nạn chính trị.

Cô đến Đức vào ngày 8/6/2018 cho đến khi có quyết định bất ngờ trở về Việt Nam.

Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết dù có thể có những khó khăn về giấy tờ cho cô Lê Thu Hà vào Đức nhưng phía Đức vẫn có trách nhiệm bảo trợ cho cô Hà theo thỏa thuận giữa Đức, EU và Việt nam khi Việt Nam bàn giao cô Hà cho phía Đức.


Cà phê Saigon - Tác giả Phạm Nga







Hội Luận: Những Vấn Đề Thời Sự VN, 19/11/2018







Những Chiếc Lông Ngỗng Của Công Chúa Mỵ Châu- thơ Cao thoại Châu




 
Đất nước tôi đang có hòa bình
Mà thật sự tôi nghĩ là nhiều giặc
Giặc đóng vai tướng Hoa Kỳ bên Iraq
Lừa đoạt tiền một phụ nữ ngây thơ!
...

Không biết nói sao ngoài hai tiếng bất ngờ
Người đàn bà lắm tiền nhưng không vũ khí
Vũ khí thời bình là trí tuệ
Không phải thời chống giặc với tay không!

Và hòa bình chưa đến với Sơn La
Ngôi trường nhỏ chênh vênh sâu trên núi
Trẻ phải lội qua sông qua suối
Mạng sống chênh vênh đâu phải thời bình?

Cũng phải kêu hai tiếng bất ngờ
Khi lúa ngoại tuồn vào theo đường buôn lậu
Đi phăng phăng lên dây chuyền xay xát
Những hạt gạo thù sát hại nông dân!

Có thể nào có sự chống lưng
Hạt lúa lậu làm sao biết đi biết nói
Nhớ nàng Mỵ Châu thời xa xưa ấy
Chống lưng chồng Trọng Thủy hại non sông!

Đất nước tôi đang lãng phí hòa bình
Tổ chức thi để tìm đứa dốt
Và lạm phát những cuộc thi người đẹp
Nhiều khi mua phải đám vịt giời!

Loạn nằm ngay trong cuộc sống hòa bình
Trâu giết nhau cho người coi thích chí
Bạo lực được che bằng tấm màn văn hóa
Mỗi miếng thịt trâu là đạn bắn vào mình!

Không nằm trên biển dầu như ở Trung Đông
Nơi xăng rẻ không thua chi nước
Mà cứ thả dàn xây thêm cao ốc
Người ở biển không nhìn thấy biển đâu!

Và, những con chuột-người đục khoét
Trốn ra nước ngoài mang máu thịt của dân
Chợ nước tôi không bán dây treo cổ
Điều chúng tôi cần là mua được niềm tin!
 



Chiến dịch đòi trã tự do cho người Việt bị bắt giữ ở Thái Lan







Địch vận của Trung Cộng







Merkel Mắc Cạn







Bông Hồng Mùa Xuân, thơ Lý Thụy Ý





BÔNG HỒNG MÙA XUÂN

"Bán cho tôi một bông hồng đi, cô bé!
Đoá nào tươi còn búp nụ mịn màng."
 Tôi ngước lên: "Xin ông chờ tôi lựa.
 Một bông hồng vừa ý nghĩa, vừa sang!"


Khách mỉm cười: "Cô thật tài quảng cáo!
 Thế... hoa hồng mang ý nghĩa sao, cô?"
 Tôi bối rối: "Hình như người ta bảo
 Nó tượng trưng tình nồng thắm vô bờ."


"Cám ơn cô! Giá bao nhiêu đấy nhỉ?"
Tôi lắc đầu: "Thôi, xin biếu không ông,
 Một đoá hoa không đáng bao nhiêu cả
Rất mong ông làm người đẹp vừa lòng."


Khách bỗng nhìn tôi, mắt như xoáy lốc.
 "Cô bé lầm! Tôi không tặng người yêu.
 Thằng bạn thân chiều qua vào nghĩa địa
 Một bông hồng cho nó bớt quạnh hiu.


Nhưng cô bé phải nhận tiền tôi chứ!
Hoa cho không, rồi mẹ mắng làm sao?"
 Tôi cúi mặt: "Xin gửi người xấu số,
Chuyện của ông làm tôi bỗng nghẹn ngào!"


Khách quay đi, áo hoa rừng đã bạc,
 Dáng cao gầy khuất hẳn bóng chiều nghiêng.
 Tôi bất chợt đưa tay làm dấu thánh
 Mẹ giữ gìn cho người ấy bình yên!


Trời đầu xuân còn vương vương sắc lạnh,
 Nắng vàng mơ, má con gái thêm hồng.
 Tôi bâng khuâng nhớ đến người khách lạ.
Mình nhớ Người, Người có nhớ mình không?


Chiều hai chín phố phường sao tấp nập
 Người ta vui từng cặp đẹp bên nhau.
 Mắt tôi lạc... rồi bỗng dưng bừng sáng
 "Phải anh không? Người khách của hôm nào?"

 
Tim đập mạnh sau áo hàng lụa mỏng,
 Anh đến gần, lời nói cũng reo vui:
 "...Sao cô bé... hàng hôm nay đắt chứ?
Còn nhớ tôi... hay cô đã quên rồi!


Hành quân xong, tôi vừa về hậu cứ,
Ghé ngang đây xin cô một bông hồng
 Và mong cô cho tôi xin lời chúc:
 "Rất mong ông làm người đẹp vừa lòng."


Tôi bỗng nghe như tim mình thắt lại,
 Gượng tìm hoa, rồi trao tặng tay Người.
 Khách nhìn tôi, mắt bỗng dưng dịu xuống,
Đầy đăm chiêu và nghiêm lại nụ cười:


"- Xin lỗi cô, nếu lời tôi đường đột,
 Nhưng thật tình tôi không thể nào quên
 Người con gái trong một lần gặp gỡ,
Nhớ thật nhiều... dù chưa được biết tên


Một bông hồng - như hôm nào cô nói:
 Là tượng trưng tình nồng thắm vô bờ."
Tôi run tay, nhận hoa hồng Người tặng
 Sự thật rồi... mà cứ ngỡ đang mơ.



Lý Thuỵ Ý