khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Tàu Cộng: già dái non hột!





Người vái tứ phương :"xin được bình an dưới thế"?






Phỏng vấn Đức Giám Mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp Giáo Phận Vinh Việt Nam vào ngày 25/10/2015




https://www.youtube.com/watch?v=Pp7LNgXfevM


Tưởng nhớ luật sư Trần văn Tuyên nhân ngày kỵ giổ26/10 của ông




https://www.youtube.com/watch?v=8a40FGGhSEs


USS Lassen, một mình một biển em ra sao?




https://www.youtube.com/watch?v=AnXeU3C45jE


Phỏng vấn luật sư Trịnh Hữu Long đến từ Viet Nam







Vô cảm: Sự bất hạnh của dân tộc- Tác giả Nguyễn Hưng Quốc



Trong bài “Mất cảnh giác” cách đây ba tuần, tôi nhìn vấn đề từ giác độ những người cầm quyền. Trong bài này, tôi nhìn từ góc cạnh khác: sự mất cảnh giác của người dân. Luận điểm chính của tôi là: Không những giới lãnh đạo mà ngay cả phần lớn dân chúng cũng hờ hững trước những hiểm hoạ đến từ Trung Quốc.

Một người bạn thân của tôi có cháu họ - con của một cán bộ cao cấp trong chính quyền-, trước, du học tại Úc, sau, về Việt Nam làm giám đốc chi nhánh một công ty nào đó của Trung Quốc. Người cháu rủ bạn tôi sang Trung Quốc chơi với những lời hứa hẹn đầy hấp dẫn. Bạn tôi, vốn ghét những âm mưu bành trướng của Trung Quốc trên Biển Ðông, hỏi: “Mày không khó chịu trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc đối với Việt Nam à?” Người cháu cười to và đáp: “Thôi, bận tâm làm gì về mấy chuyện đó, chú. Cứ coi như Việt Nam đã mất trắng vào tay Trung Quốc rồi, mình có làm gì được nữa chứ. Lo chơi cho vui, chú ạ.”

Tôi có một số bạn bè thuộc giới trí thức tại Việt Nam. Họ không sỗ sàng như người cháu của bạn tôi. Nhưng thái độ của họ trước nguy cơ giành lấn biển đảo của Trung Quốc thì cũng như vậy. Trong những lần chuyện trò, bao giờ tôi cũng là người gợi chuyện về mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc chứ không bao giờ là họ cả. Ngay cả khi tôi đặt vấn đề, người ta cũng lảng sang chuyện khác với lý do giống nhau: “Mình có làm được gì đâu. Suy nghĩ làm gì cho mệt óc!”

Một số người có thể cãi: Các ví dụ tôi nêu ở trên chỉ là những ngoại lệ. Ở đây, chúng ta gặp ngay một khó khăn: Khác với ở Tây phương, ở Việt Nam không có những cuộc điều tra dư luận để chúng ta có được những con số chính xác. Tuy nhiên, bù vào đó, chúng ta có thể quan sát từ kinh nghiệm giao tiếp riêng của mình. Trước đây, những lần về Việt Nam, tôi gặp khá nhiều người đủ mọi giới, tôi nhận thấy ít người thực sự quan tâm đến chính trị. Mà nếu quan tâm, những điều họ quan tâm cũng chỉ quanh quẩn những giai thoại về đời sống của một số chính khách. Ðiều quan trọng nhất trong chính trị là chính sách thì thường bị bỏ quên.

Với những người chưa có dịp về Việt Nam, có thể quan sát điều này trên facebook.  Nghe nói ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30 triệu người sử dụng facebook. Không ai có thể biết hết những người chơi facebook ấy. Nhưng theo ghi nhận của tôi, trong số mấy ngàn “friend” và gần mười ngàn “follower”, những người thực sự quan tâm đến chính trị chỉ là thiểu số. Phần lớn chỉ thích chuyện ăn uống, quần áo, vui chơi, du lịch… thuần tuý có tính chất giải trí. Nhiều người tuyên bố thẳng thừng: Sẽ hủy kết bạn với những người thích bàn chuyện chính trị. Về phương diện xã hội, trước đây có một số cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc ở Sài Gòn và Hà Nội nhưng số người tham gia bao giờ cũng rất thưa thớt. Mà mấy năm gần đây, những cuộc biểu tình như thế cũng hoàn toàn vắng bóng.
Có thể nói người Việt Nam ở Việt Nam rất ít bận tâm đến các vấn đề chính trị, kể cả vấn đề quan trọng nhất liên quan đến độc lập và chủ quyền quốc gia trên Biển Ðông. Ít hơn hẳn những người Việt Nam đang sống ở hải ngoại. Ở hải ngoại, ở đâu và lúc nào người ta cũng trăn trở với các diễn biến chính trị trong nước. Mà không phải chỉ là người Việt Nam lưu vong. Cộng đồng lưu vong nào cũng vậy. Cũng chia sẻ một số những ký ức tập thể giống nhau. Cũng dằn vặt về vấn đề bản sắc. Và cũng khắc khoải với những biến động chính trị ở quê gốc. Nhiều người, từ Việt Nam sang, có dịp gặp gỡ nhiều người Việt sống ở hải ngoại, cứ thắc mắc: Sao sống xa quê hương lâu đến thế mà vẫn không quên quá khứ và vẫn không thoát được những ám ảnh về chính trị?

Ðiều quan trọng là người Việt Nam ở Việt Nam hiện nay ít quan tâm đến chính trị hơn hẳn ngày trước. Trước, ở miền Nam, hầu như lúc nào người ta cũng sôi sục chuyện chính trị. Ở miền Bắc cũng vậy. Trong đời sống cũng như trong văn học, đề tài chính trị lúc nào cũng nóng hổi. Chỉ có hiện nay người ta mới nguội lạnh trước số phận của đất nước. Nguội lạnh đến mức gần như vô cảm. Tại sao?
Câu trả lời, thật ra, rất đơn giản và đã được nhiều người đề cập: Ðó là hậu quả của các chính sách tuyên truyền và giáo dục của nhà cầm quyền mà biểu hiện cụ thể nhất là qua lập luận: “Chuyện quốc gia đại sự hãy để nhà nước lo, đồng bào đừng bận tâm.” Xin lưu ý là kiểu lập luận này khác hẳn với chủ trương của đảng Cộng sản trước đây. Trong cuộc chiến tranh chống Pháp cũng như chiến tranh Nam Bắc, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Hà Nội lúc nào cũng đề cao sức mạnh của quần chúng, kêu gọi quần chúng tham gia vào các công tác chính trị. Bây giờ, ngược lại, họ đẩy quần chúng ra ngoài, biến thành những kẻ bàng quan và vô trách nhiệm trước các biến động của đất nước. Có thể nói là họ sợ việc quần chúng quan tâm đến chính trị.

Mà sợ cũng phải. Năm ngoái, khi chính quyền Hà Nội chủ trương chặt hạ 6,700 cây xanh trên 190 con đường ở thủ đô, dân chúng phản đối quyết liệt, cuối cùng, chính quyền phải rút lại cái lệnh quái gở ấy, hơn nữa, còn bị buộc phải kiểm điểm về quyết định và quá trình thi hành quyết định ấy của mình. Ðầu năm nay, dân chúng phát hiện và phản đối việc tỉnh Sơn La có dự án chi cả 1,400 tỉ đồng cho việc xây dựng khu lưu niệm, kể cả tượng đài Hồ Chí Minh, đã khiến không những chính quyền Sơn La mà cả chính phủ trung ương phải lúng túng. Ðích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ra lệnh xét duyệt lại dự án bị dân chúng phản đối ấy. Gần đây, khi dân chúng phát hiện những lỗi sai nghiêm trọng trong bộ sách thực hành kỹ năng sống bậc tiểu học, Bộ giáo dục đã phải ra lệnh thu hồi toàn bộ các cuốn sách ấy.

Qua các trường hợp hoạ hoằn vừa kể, chúng ta thấy rõ sức mạnh của quần chúng (nếu quần chúng biết tận dụng!). Ðó là điều chắc chắn chính quyền Việt Nam không hề mong muốn. Chính vì thế, họ có hai sách lược: Một là giấu giếm toàn bộ các việc làm của họ để không ai biết và không ai phê phán cả. Hai là họ nỗ lực tuyên truyền và giáo dục dân chúng trở thành vô cảm. Cho đến nay, không thể nói là họ không thành công. Tiếc, sự thành công của họ lại là một bất hạnh lớn nhất của cả nước.


Trần Thái Hòa hát Dạ Quỳnh Hương, tác giả Phạm Anh Dũng phổ thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao







Lời xin lỗi muộn màng - Tác giả Trần Hoài Thư



Nhà văn Mường Mán



Mường Mán  xa xôi,
 
Có lẽ tôi với bạn là hai kẻ cùng giống nhau trên bước đường luân lạc. Hai đứa đều viết văn làm thơ, đều  gốc Huế, lớn lên ở Huế, đều bỏ Huế mà tha phương. Và cuối cùng cả hai đều xem Cần Thơ là quê nhà thứ hai. Cho dù phần tôi vì “Theo em bỏ núi về châu thổ/bỏ mán về kinh làm rễ xa/ Đồng bằng bỗng chốc mà thân thiết/Bởi có em là một tình nhân. .”. Còn bạn có lẽ  vì không còn nơi nào để dung thân  sau 30/4/75 !.
 
Nhưng tôi may mắn hơn bạn.  Ít ra tôi còn được bảo bọc, vỗ về bởi cõi lòng bao dung vô lượng của đất trời phương Nam  trong thời gian  3 năm trước khi  những cơn mưa đá tai nghiệt  đổ xuống miền Nam. Bởi ở đây, có một chỗ để tôi trở về, bên vợ, và thêm đứa con trai đầu lòng..Nhất là, cám ơn Đất Trời, cuối cùng tôi được có một người má miền Nam. Một người má mà vui nỗi vui của con, buồn nỗi buồn của con, lưng soi bóng cả đêm trên vách nhà, theo nhịp à ơi bà  ru cháu ngủ, năm canh chầy… Tôi nghĩ con tôi  là một người hạnh phúc nhất trần gian này, bởi có được một bà ngoại tuyệt vời như vậy.
 
Phương Nam.. Tôi đã bắt đầu làm quen với những chiếc xe lôi hay những chiếc xuồng tác ráng. Hay những cánh đồng mênh mông bạt ngàn. Hay những rừng tràm rừng đước. Tôi bắt đầu làm quen với những bãi đầm sình lún ngập đến cổ  người. Những hàng ô môi, những chòm bông điên điển, những lời kinh giảng vang vọng trong đêm trăng, những tấm lòng hiền như đất, trọng tình trọng nghĩa mà tôi đã gặp. Tôi cám ơn, rằng cuối cùng Ơn Trên đã cho tôi một cõi nương tựa sau những tháng ngày lênh đênh trôi nổi…  Cánh cửa đã mở ra như phương Nam đã mở ra, đón tôi như đón bạn. Có  mùi thơm khó có thể quên của bông lúa, hương cau, của mùi đất phù sa lan tỏa. Cánh cửa ấy đã được kết bằng  những chùm mận trỉu nặng trên cành,  rực đỏ giữa màu xanh của lá. Nơi nào, từ vườn sau, hay bên giòng kênh, hay trước nhà, hay cạnh bờ ao, hai bên đường quốc lộ, những vườn mận xumxuê trái quả,. Có trái màu đỏ, có trái màu  xanh, trái ửng hồng . Mời mọc ngọt lịm như đôi môi hồng muốn cắn , no đầy  trón trịa như  bầu ngực con gái thanh tân, bầu bình au au như đôi má  ửng hồng của người gái quê  quấn chiếc khăn sọc vằn chèo chiếc xuồng đưa người qua sông trong một ngày mùa hạ để bắt người khách không muốn về:
 
Qua sông mùa mận chín
Tháng nắng ngại đường xa
Em ra vườn sau nhà
Hái mời anh chùm mận
 
Bông mận rơi lấm tấm
Da mận hồng như môi
Ôi con mắt có đuôi
Má hồng đào ửng đỏ
 
Si em người em nhỏ
Ta ở mãi quên về
Trái  mận nào dậy thì
Ta giữ hoài không cắn…

 

Rồi sau 30/4/75, tôi vào trại tù khi thằng con mới hai tuổi. Cây mận trước sân nhà bông đã nở trắng, trắng như tóc của bà ngoại nó. Hết rồi những buổi chiều trong cái chái gần bếp, có chiếc bàn tròn bằng đá, quay quần nào con nào rễ, ăn uống nói cười rầm ran. Hết rồi má đứng đấy sẵn sàng mang ra tiếp trợ các món ăn thiếu hụt. Hết rồi, má dẫn cháu ngoại má qua đường cái, hay mỗi buổi sáng chờ chị gánh xôi, bánh bèo qua nhà để  mua quà cho cháu.
.
Vậy mà, thưa bạn,  tôi lại bỏ mà đi. Tự nguyện đi vào cõi chết.
 
Ngày ấy,  tôi dấu bạn về một chuyến vượt biển.

Một chũ tàu cảm kích hoàn cảnh của tôi, dành cho tôi một chỗ. Chỉ một chỗ. Chúng tôi không có tiền, chẳng có vàng. Và vợ tôi đã khuyên tôi nên chụp lấy cơ hội. Tôi đã sống trong sự giằng xé ghê gớm ấy. Ở lại hay ra đi. Ở lại thì ôm nhau mà chết. Mà ra đi thì tôi sợ đến một lần vĩnh viễn. Tôi đã thấy con thuyền ấy. Khoảng 20 thước bề dài. Thuyền ván mong manh, chỉ dành đi trên sông, sao lại có thể mang nó ra thử thách với biển sóng hãi hùng?
 
Cuối cùng, tôi chấp nhận đi. Em thà như hạt bụi. Con thì như hơi rượu cay. Vợ tôi luôn luôn khuyến khích tôi chụp lấy cơ hội. “Bíêt bao nhiêu người muốn đi, mà không được. Chẳng lẽ anh lại đi bán cà rem suốt đời?”
 
Vâng. Tôi chấp nhận. Tôi hèn nhát để chấp nhận. Ích kỷ để chấp nhận. Phải chi chúng tôi có dư dã tiền bạc. MM xem, gia tài của bọn mình còn có gì nữa để mà vàng với bạc. Chúng ta đã bị vắt cạn, khánh tận đến đồng bạc cuối cùng. Bởi  cái gọi là lịch sử. Giống như  đám đĩa vắt  trong rừng tràm khổ sai hả hê với đại tiệc. mà đám tù binh mang tặng không cho chúng. Dưới chân là đỉa trâu bám hút no nê, Trên người là vắt tha hồ hút máu.

Tặng miễn phí với  chiếc quần đùi bằng vải bao cát, đôi chân trần, chân không, không có gì để che chở. Tặng miễn phí giữa bãi đầm lầy ít bao giờ thấy bóng người, nơi mà đĩa lội như bánh canh, muổi kêu như sáo thổi. Và binh đoàn vắt phóng như pháo tập loạn cuồng.

Tặng miễn phí như tuổi trẻ chúng ta tặng cho lịch sử.
 
Và lần này, thêm một lần cho tận cùng bằng số.  Tôi trối với vợ,  hãy xem ngày anh ra đi, nếu không có tin tức gì thì kể như anh  sẽ ở một nơi nào đó, rất xa quê hương, nhưng cũng rất gần em và con… Vợ tôi cắn răng không dám nấc sợ cả nhà biết. Trời ơi, chúng tôi phải dấu cả nhà, ngay cả anh chị em, trừ bà má. Đó, có đau không.
 
Tôi đi khi con tôi ngủ như một thiên thần. Tôi đi, chỉ có một bộ đồ độc nhất. Vợ tôi đứng ở ngõ dõi mắt nhìn theo. Sau đó, nàng vào lại buồng chúng tôi, ôm gối mà khóc ngất, khóc chưa bao giờ khóc như vậy.
 
 oOo
 
Quả thật, tôi có lỗi, vì bắt bạn phải chờ. Sau này, vợ tôi kể lại, ngay ngày tôi trốn đi, buổi chiều bạn đến nhà nói chờ tôi để rủ  ra quán cóc lai rai như thường lệ… Vợ tôi đã dấu nói là có lẽ tôi đi bán cà rem xa nên  về trể.

Nhưng nếu bạn để ý, chắc sẽ thấy đôi mắt nàng khác thường. Đỏ hoe.  Trời ơi, trong một xã hội, một đất nước mà vợ chồng, anh em bạn hữu phải đóng kịch nhau để mà sống, thì sống như thế để làm gì?
 
Phải. Chúng tôi phải đóng kịch. Phải giả vờ vui khi cõi lòng tan nát, phải cố làm sao để hàng xóm láng diềng biết  việc tôi đào thoát  không phải có sự đồng lỏa của gia đình. Tôi phải chứng tỏ rằng tôi bỏ bê  phụ bạc vợ con.
 
Ờ, hành phương nam. Thưa em, thưa con. Đừng khóc nữa. Đừng sụt sùi nữa. Cái bi kịch này chúng ta sẽ ghi khắc trên đá hoa cương, làm bằng tưởng lục, giải thưởng cho bi kịch buồn bã nhất, bi hài nhất  của quả địa cầu này.Thử hỏi từ cổ chí kim có vở kịch nào như vở kịch này không.  Chỉ có hai diễn viên. Người chồng và người vợ. Không gian là cái bếp. Thời gian là buổi chiều. Nồi xoong, đập gõ ào ào, tiếng hét tiếng la tiếng khóc. Tôi chán cái nhà này quá rồi. Tôi sợ cái nơi này quá rồi.
 
Bạn Mường Mán ơi, vai vợ chồng tôi đóng xuất sắc lắm. 

Đến nổi thằng con trai 4 tuổi của tôi phải sợ hãi khóc òa. Và bà má vợ tôi phải sụt sùi nước mắt.
 
Chúng tôi đã đóng kịch. Khi chiếc nồi chiếc xoong được đập xuống ầm ầm, thì những âm thanh như nhát dao chém cứa cả buồng tim buồng phổi.
 

 
Bây giờ, mấy mươi năm sau, viết lại để giải thích tại sao bắt bạn phải chờ. Chắc bạn cũng sẽ rủa thầm tôi tại sao lại ích kỷ đi một mình không chịu rũ bạn đi cùng. Để chúng ta lại có  thêm một chặng đời chung nữa sau khi nhận Cần Thơ làm quê hương thứ hai.


Rock Sài Gòn Trước Năm 1975







Phim Trường Tôi, trước năm 75, nhiều khung cảnh trường lớp tại Saigon năm xưa







Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của GIÀ DÊ trước khi lấy Lê Hồng Phong







Mời xem chuyện những bà vợ hờ của GIÀ DÊ







Chavela Vargas hát dân ca Mễ Tây Cơ, La Llorona







Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học - Tác giả Nguyễn văn Lục



 
 
Đại học Huế được thành lập và khai giảng vào tháng 9, 1957. Việc thành lập này thật sự cũng không đơn giản, vì có vô số trở ngại như sự chống đối của một số giáo sư Đại học Sài Gòn, sự thiếu cơ sở vật chất và nhất là thiếu một ban giảng huấn tạm thời lúc ban đầu.
 
 
Nói sao cho hết những khó khăn ấy. Nay nhắc lại thì chỉ những người ở trong cuộc mới hiểu rõ tất cả.
Nhưng sự thành lập đại học Huế là đáp ứng lại nguyện vọng của các nhân sĩ Huế muốn có một đại học riêng ở miền Trung. Nguyện vọng ấy cũng đáp ứng đúng tâm tư TT Ngô Đình Diệm và ông đã nhận lời và mau chóng đáp ứng nguyện vọng ấy vào năm 1957.
 
Dưới mắt ông Ngô Đình Diệm, việc thành lập Đại học Huế ngay sát nách vùng ranh giới phân chia Nam Bắc qua con sông Bến Hải còn có thể là một thách đố chính trị. Ông muốn chứng tỏ cho phía bên kia Bến Hải là: Chúng tôi đang có mặt ở đây.
 
Đại học Huế vì thế sẽ là biểu tượng của miền Nam như một thể chế chính trị-văn hóa độc lập và dân chủ.
 
Tổng thống Ngô Đình Diệm ngoài việc ổn định chính trị và thể chế, có thể còn có ba ước mơ riêng canh cánh bên lòng. Đó là biến trường Võ Bị Sĩ quan Đà Lạt thành trường đại học quân sự đào tạo những sĩ quan đa ngành, đa hiệu. Thành lập Trường Quốc Gia Hành Chánh đào tạo những cấp chỉ huy hành chánh cho nền Cộng Hòa miền Nam với sự hỗ trợ của trường Đại Học Michigan State University (MSU) và một trường Đại Học cho Huế.
 
Đó là những đứa con cưng của chế độ.
 
Tổng thống Ngô Đình Diệm nhìn tương lai chế độ qua ba cách đào tạo đó. Trường Võ bị huấn luyện những sĩ quan trẻ, có trình độ văn hóa đại học cho một quân đội hùng mạnh. Trường Hành Chánh đào tạo một lớp cán bộ quản lý, thay chế độ hành chánh phong kiến, quan liêu bằng một chế độ hành chánh hữu hiệu theo lối Mỹ. Và trường Đại Học Huế sẽ cung cấp những người trí thức về đủ các ngành như sư phạm, luật khoa, văn khoa và cả y khoa nữa.
 
Người ta thấy được rõ ràng cái niềm tự hào của TT Ngô Đình Diệm với niềm vui sướng rạng rỡ trên khuôn mặt tròn trĩnh của tổng thống trong mỗi dịp chủ tọa lễ tốt nghiệp sinh viên sĩ quan võ bị Đà Lạt. Vì thế, ra Huế là Tổng thống thường rẽ sang Đại học xem Lm Cao Văn Luận mần ăn thế nào.

Niềm tự hào và hoài bão của TT Diệm với ba mục tiêu ở trên đều đạt được. Chỉ rất tiếc, hoài bão ấy của ông đã không được đền bù đúng mực. Tờ Đại Học, không lâu sau, đã chết theo với cái chết của TT Ngô Đình Diệm và bào đệ,
 
Nhưng theo tôi, hơn hết tất cả, Đại học Huế đáp ứng khát vọng sâu xa và thầm kín của người dân miền Trung – một phần đất với những người con dân Huế cần cù hiếu học, và cũng đầy mặc cảm đủ loại với niềm tự hào của 85 năm triều Nguyễn trước khi bị Pháp thuộc.
 
Mặc cảm ấy đã bị dầy xéo bằng nhiều cách, nhưng nhục nhã nhất vẫn là việc bôi nhọ Nguyễn Ánh Gia Long. Trong tương lai, lich sữ sẽ trả lại công đạo cho triều đại nhà Nguyễn. Ít nhất là cái công thống nhất sơn hà sau mấy trăn năm chiến tranh giành ảnh hưởng.
 
Về Đại học Huế, có lẽ xin mời độc giả đọc bài viết cũ đã đăng nhiều nơi trên mạng của Gs Nguyễn Văn Trường: “Huế – viện đại học, cha Luận và chúng tôi…” cùng bài nói chuyện của ông tại hội cựu giáo chức Houston, ngày 28 tháng 2, 2010, “Cuộc tình lớn của tôi” hay “Một ông thầy giáo nghiêm túc nói chuyện tình”, cả hai là tâm tình của một người dân xứ Nam Kỳ, nhận làm con rể của xứ Huế, với những phân tích trung thực với đầy lòng tự hào và cảm mến Lm Luận, Đại học Huế, người dân xứ Huế… rồi cuối cùng cũng đành bỏ Huế mà đi… như chính người dân Huế.
 
Kể cũng lạ, người Huế thường viết và ca tụng đủ thứ về Huế, nhưng lại kỵ viết về Viện Đại Học Huế.
Viện trưởng lúc bấy giờ là một ông Lm – một sự chọn lựa éo le, khó xử cho dân Huế vốn đa phần theo Phật giáo.
 
Tuy nhiên, vị viện trưởng này đã làm chuyện mà giả sử vào tay người khác- một viện trưởng công chức – thì vị tất đã được như vậy.
 
Khả năng chính của Lm Luận là thu hút được nhân tài từ nhiều nguồn, nhiều phía, từ trong nước đến ngoại quốc về giúp giảng dạy ở đại học Huế. Một trong số những người ấy là Gs Lê Văn – một trong những người được Lm Luận đưa đi du học sau về làm việc cho Viện Đại Học Huế trong vai trò Khoa Trưởng Đại học Sư Phạm. Viện Đại Học Huế cụ thể là Đại Học Sư Phạm Huế, đã được vinh danh trong hai số 8 (2000) và 10 (2001) của tạp chí Dòng Việt, Nam Californuia, do Liên Chi và Lê Văn chủ trương biên tập. Là tạp chí đầu tiên xuất bản ở Bắc California, Dòng Việt do Gs. Hà Mai Phương làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút.
 
Lm Cao Văn Luận đã trải qua những thời vinh quang và thử thách và cuối cùng cũng đành bỏ ra đi.
Trách ai bây giờ? Và trách để làm gì?
 
Ông là người ngay từ trước khi đại học Huế được thành lập đã có kế hoạch trồng người bằng cách gửi các sinh viên Huế ưu tú đi du học để kéo về đoàn tụ dưới mái trường đại học Huế.
 
Việc thiết lập Đại học Huế, tuy vậy, đã bị các thành phần trí thức giảng dậy ở Sài Gòn phản đối dữ dội, chê bai đủ thứ. Đặc biệt là trường Y Khoa Saigon vì họ cho rằng Huế không có đủ khả năng chuyên môn, Gs không đủ học vị và nhất là giảng dạy bằng tiếng Việt.
 
Trong tất cả sự phản đối ấy có thể đều đúng hết chứ không phải sai, nhưng người ta vẫn còn có thể cho thấy lẻ loi đằng sau các phản đối ấy sự hẹp hòi, sự đố kỵ và sự khinh miệt.
 
Nhưng giáo dục là đường dài, liệu cơm gắm mắm, có ai hoàn hảo từ lúc khởi đầu. Tự nó, Đại học Huế đã chứng minh sau này nó phát triển và trưởng thành về mọi mặt.
 
Trong số những người từ Sài Gòn ra giảng dậy lúc bấy giờ chính thức tại Huế chỉ có hai người. Nguyễn Văn Trung phụ trách môn Triết và Nguyễn Văn Trường, dạy toán. Họ đều là những người trẻ chân ướt chân ráo từ ngoại quốc vể thiếu đủ mọi thứ kinh nghiệm.
 
Và cứ như thế mà họ lớn lên cùng với Đại học Huế.
 
Sau đó, theo lời Gs Trung cho biết, ông đã đề nghị với Lm Luận cho xuất bản tờ Đại Học – một tập san đại học mà ngay ở Sài Gòn cũng chưa có được.
 
Linh mục Luận đồng ý ngay. Khoán trắng theo nghĩa muốn làm gì thì làm – mời người viết bài, chọn lọc bài vở từ nhiều khuynh hướng- miễn là đem lại lợi ích và danh thơm cho đại học Huế. Và thế là tờ Đại Học ra đời, xuất bản hàng tháng. Tờ Đại Học có thể nói đã mang tầm vóc Đại học Huế trang trải ra khắp nơi.
 
Chữ Đại Học ở đây không mang ý nghĩa một tập san chuyên môn của một chuyên khoa đại học. Nó chỉ có ý nghĩa là một tập chí do một viện đại học xuất bản và trong đó có đủ mọi lãnh vực. Nó đã gây được sự chú ý và tiếng vang và chỉ vài tháng sau thì đã có đủ số độc giả để tự túc về tái chánh. Sau này, ông đại sứ Ngô Đình Luyện đã tặng Đại học Huế một máy in và từ đó không còn phải in ở nhà in Nam Sơn Sài gòn nữa.
 
Mục đích của tờ Đại Học là một sứ mệnh văn hóa
 
Sứ mệnh một bên là khai phá mở cửa và đón nhận các trào lưu tư tưởng hiện đại và mặt kia là bảo tồn di sản văn hóa cổ truyền. Vì thế, tập san đã in lại được nhiều bộ sách cổ thời nhà Nguyễn.
 
Tờ Đại Học muốn chứng tỏ cho mọi người thấy đại học không phải là một môi trường khép kín. Tự trị đại học không có nghĩa đóng cửa. Nhưng tự trị về mặt quản lý còn những mặt khác mở tung cửa ra cho mọi thành phần. Đại học là môi trường thuận tiện cho mọi khuynh hướng, mọi ý kiến, mọi quan điểm có quyền phát biểu trình bầy và bảo vệ quan điểm của mình.
 
Đó là một nền văn hóa mang tính đại chúng!
 
Và để thực hiện được điều ấy tờ Đại học cổ súy việc dùng tiếng Việt trong việc giảng dạy bất kể những khó khăn ban đầu về danh từ.
 
Tờ Đại học ra đời là nhằm đạt các mục tiêu vừa nêu trên.. Trong suốt 6 năm trời, tờ Đại học đã đồng hành và phát triển cùng với sự phát triển của đại học. Tờ báo với số báo đầu tiên, tháng 2-1958 và chấm dứt, tháng 8, 1964, vài sau tháng khi chế độ Đệ nhất Cộng hòa miền Nam sụp đổ.
 
Sự chấm dứt tờ Đại học sau khi sụp đổ nền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam cho thấy những người mới có một tầm nhìn hạn hẹp và ngắn hạn.
 
Có tất cả hơn 300 bài viết nghiên cứu về triết học, sử học, địa lý, luật học, ngôn ngữ học, ngữ pháp học, văn học và cả ngành y khoa.. trong khoảng 4000 trang tài liệu.
 
Số phận tờ Đại Học chết không phải vì không có độc giả. Số phận của tờ báo liên quan đến số phận chính trị miền Nam thời Đệ nhất Cộng hòa. Đáng lẽ, dù thay đổi thể chế chính trị thì cũng không có lý do gì để đóng cửa tờ Đại Học.
 
Rất tiếc sứ mệnh văn hóa đã bị đánh đồng với số phận chính trị
 
Trong suốt những năm tháng ấy, có hai đời chủ bút, “Chủ-trương biên-tập”. Từ 1958 đến 1962 do Gs Nguyễn Văn Trung chủ trương. Vì những lý do chính trị, Gs Nguyễn Văn Trung bắt buộc phải rời bỏ Huế về dạy Văn Khoa Sài Gòn theo lệnh của Bộ trưởng Giáo dục. Tập chí Đại Học sau đó được Gs Trần Văn Toàn tiếp tục làm công việc “Chủ-trương biên-tập” cho đến lúc tình hình chính trị miền Trung sôi động, bất ổn vào tháng sáu, năm 1964.
 
Tờ báo tự đóng cửa một cách thầm lặng, không một lời chia tay độc giả. Như một sản phẩm dư thừa của nền Đệ nhất Cộng hòa.
 
Thôi thì nó cũng đã làm tròn nhiệm vụ, là tiếng nói của một thời kỳ của một miền Nam thân yêu.
 
Ngày hôm nay, với tiến bộ của ngành công nghệ thông tin, tôi mong muốn thấy các số báo Đại Học cũ, đang rơi vào tình trạng có nguy cơ mục nát, mối mọt sau hơn nửa thế kỷ, đúng ra là đã hơn 57 năm kể từ số đầu tiên, đến tay bạn đọc toàn cầu.
 
Nghĩ tới những trang báo Nam Phong, Tập san sử địa, Tri Tân, BAVH và Phong Hóa đã được số hoá mà tôi mong muốn sớm thực hiện công việc này.
 
Tôi cũng nghĩ tới số phận những đứa con rơi như Đông Dương Tạp Chí không người trách nhiệm, không có con cháu, không hậu duệ, không cơ quan tài trợ mà ngày nay chúng ta không được cái may mắn tìm đọc học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
 
Đọc Phạm Quỳnh mà không đọc Nguyễn Văn Vĩnh là thiếu một nửa.
 
Tôi nghĩ đây chẳng những là một gia tài của viện Đại hoc Huế, của người dân xứ Huế mà còn là một di sản tinh thần, vốn văn hóa của cả miền Nam thần yêu của chúng ta. Tôi cũng nghĩ đây là dịp để các cựu sinh viên đại học Huế đủ các phân khoa tìm về kỷ niệm thời đi học của mình qua tờ Đại Học và để tạo dịp ngồi lại với nhau
 
Tờ Đại Học nó không là của ai cả. Nó là của cả miền Nam!
 
Tôi sẽ tiến hành thực hiện việc đưa “Đại học” đến với người đọc toàn cầu thay cho tất cả những tác giả đã cộng tác với tờ tạp chí cùng hai vị “Chủ-trương biên-tập”. Và trong chừng mực nào đó, nó là một cách tưởng niệm và tri ân Lm Viện trưởng Cao Văn Luận.
 
Tôi vẫn tự hỏi, nếu không có Lm Luận thì Viện Đại học Huế sẽ như thế nào. Lớp bụi thời gian, lịch sử Huế với nhiều biến động nay đã phải là lúc người ta cần ngồi lại với nhau để nhìn nhận ra chính mình.
 



Tháng Tư nhớ Bà - Tác giả Quốc Việt



Bà dặn con điều này, phải nhớ cho kỹ nhé con, đánh không nổi nữa thì thà tự tử mà chết chứ không để cho chúng nó bắt… Nhớ nhé, nhớ bà dặn nhé, thà tự tử hơn là để chúng nó bắt, nó làm nhục rồi cũng chết đau chết đớn con nhé…”

Tôi có 2 bà nội. Một là bà nội cả, người sinh ra bố, chú và cô tôi và hai là bà nội thứ, em ruột bà nội lớn. Bà nội cả tôi không biết mặt vì cụ qua đời lúc 3 anh em bố tôi còn nhỏ, bố tôi hình như mới lên 8 còn cô tôi lúc ấy còn ẵm ngửa. Thương các cháu mồ côi, bà nội thứ bằng lòng về nhà ông nội tôi nuôi các cháu. Nhưng bà thẳng với ông “tôi về đây để nuôi các cháu thay chị tôi chứ không phải về làm vợ ông”. Sau này lớn lên tôi nghe mẹ tôi bảo các ông bà trong họ, trong làng kể lại như thế. Và rồi ông tôi cũng bỏ làng đi đâu không rõ, nghe nói có dạo ông vào Nam rồi quay ra Bắc. Bố tôi cũng không biết rõ ông tôi mất bao giờ, ở đâu. Vì thế trong trí nhớ của tôi, từ lúc còn là thằng bé 4 tuổi theo cả nhà di cư vào Nam, cho đến năm bà mất tôi 25 tuổi, chỉ có mỗi bà là bà nội.

Khi mới vào Nam, bà ở với chú và cô tôi. Còn mẹ con tôi thì theo bố và đơn vị di chuyển vài nơi (Rạch Giá, Ban Mê Thuột, rồi Quán Tre, Xóm Bến Cỏ – Đakao) trước khi về ở chung với bà.
Tuổi thơ của tôi có bà nội là ở xóm chợ Bàn Cờ.

Ông nội tôi thứ tư, ở ngoài Bắc người làng, họ hàng vẫn gọi bà tôi là bà Tư. Vào Nam bà sống bằng nghề làm vàng mã nên lối xóm quen gọi là bà Tư vàng mã. Mỗi sáng trước khi đi học tôi dậy sớm, phụ bà mở cửa hàng (gọi là mở cửa hàng nhưng chỉ là tháo mấy tấm phản gỗ đứng làm vách che mặt trước của căn nhà, kê ngang thành kệ, sắp xếp đủ loại giấy tiền, vàng bạc, nhang đèn, treo mấy con ngựa giấy…) Chiều về trước khi ăn cơm tôi lại phụ bà dọn dẹp hàng, đóng cửa.

Bà tôi vấn tóc, răng đen, ăn trầu và hút thuốc lào. Bà ngồi đâu là phải có chiếc điếu bát kế cận. Thuốc lào của bà hút quanh năm do một ông cụ người Bắc cứ một hai tháng lại từ Cái Sắn, Rạch Giá đem lên giao một lần hàng chục bánh. (Sau năm 1975, khi tôi vào tù, mẹ tôi còn vét được ít bánh tiếp tế cho con mấy kỳ thăm nuôi mới hết. Đám bạn bè đồng tù đứa nào cũng mê thuốc lào mẹ tôi tiếp tế. Tôi bảo “đó là gia tài của bà nội để lại cho cháu đích tôn, hút vào được lộc của bà phù hộ.)

Bà tôi tính nghiêm khắc, ít cười nhưng như tất cả mọi người bà, thương các cháu nội ngoại hết mực.
Cô tôi lấy chồng ở xa, mỗi năm chỉ vào dịp Tết mới đem con về thăm bà. Chú tôi ở hẳn nơi tiệm may áo dài của ông, còn con gái chú ở chung nhà với chúng tôi. Nhớ thuở anh em chúng tôi còn bé, lúc nào bà cũng có sẵn những thứ quà vặt cho cháu. Buổi trưa ngủ dậy, nếu không được bà cho vài hào ăn chè thì cũng có cái kẹo lạc hay chiếc bánh ngọt. Sau này lớn lên tôi mới biết, bánh kẹo là do chú tôi thường mua biếu bà, nhưng bà ăn rất ít, còn thì để dành cho lũ cháu. Phần bà, ăn cơm xong thỉnh thoảng quả chuối là xong. Họa hoằn tôi mới được bà sai chạy ra chợ, cách nhà mươi mét, mua cho bà miếng bánh đúc. Ăn cơm, có miếng thịt bà cũng chỉ cắn một miếng, còn lại bỏ bát cho cháu. Bố mẹ tôi mà cằn nhằn:

– Bà cứ xơi đi, chúng nó có rồi…

Bà bảo:

– Thịt con gà trong Nam này nó nhàn nhạt thế nào ấy, không như miếng gà ngoài Bắc mình… Cho chúng nó ăn hết đi, tôi chẳng ăn…

Đó là điệp khúc tôi nghe quen thuộc thuở bé, như thể bao giờ bà cũng chê quả xoài, quả mận trong Nam trông thì to, đẹp nhưng nhất định không bao giờ ngon bằng quả muỗm, quả roi ở quê hương miền Bắc đã xa mù mịt của bà.

Khi đã đủ lớn, có lần nghe bà nhắc lại câu nói quen thuộc ấy tôi nói với bà:

– Cháu nghĩ có lẽ tại ngày xưa như bà kể ở làng mình nhà nghèo, ít khi được ăn thịt nên mỗi lần ăn mới thấy ngon, chứ bây giờ mình ăn lúc nào cũng được nên thấy chán …

Bà nghiêm mặt mắng:

– Cha tiên nhân nhà mày, mày chửi khéo bà đấy à …

Mãi sau này tôi mới nhớ ra hình như lúc mắng cháu như vậy mắt bà có hơi rơm rớm …

Như tất cả mọi đứa cháu trên đời, tôi thích nhất là nằm nghe bà tôi kể chuyện xưa tích cũ ở làng ngoài Bắc và chuyện xưa, chuyện cổ tích (như chuyện Phạm Công Cúc Hoa, chuyện Cây tre trăm đốt, chuyện Nhị Thập Tứ Hiếu…) Tôi hỏi bà sao bà hay thế, không biết chữ Quốc ngữ mà lại thuộc làu nhiều chuyện như vậy, bà tôi cười bảo hồi bé bà cũng được nghe, cứ nghe mãi thì thuộc chứ có gì là hay…

Tôi thích nghe nhất là những chuyện bà kể về quê. Bà kể tỉ mẩn, từ bụi tre đầu ngõ, cái ao cạnh nhà, con ngõ dẫn lên đê mà cô tôi hay bế thằng cháu ra xem thả diều khi bố mẹ tôi đưa con về thăm bà… rồi đến họ hàng làng mạc, những ông Tham bà Lý mà Tết năm nào bà cũng dắt tôi đi thăm ở xóm Sáu Lèo gần chợ Thái Bình.

Bà tôi hay kể về nạn đói năm 1945 ở làng. Bao giờ kể xong bà cũng nhắc đừng bao giờ phí phạm hột cơm, vì đấy là hột ngọc của Giời… ăn cơm phải chậm rãi, từ tốn, ăn cho kéo, đừng để rơi vãi, ăn phải vét bát cho thật sạch , trước khi rửa nồi phải chịu khó nhặt từng hột cơm sót, đừng vứt bỏ phải tội… mai sau chết thế nào cũng sa địa ngục, bị Diêm vương trừng phạt, đói mà không được chết, cứ lây lất như những người đói kém ở làng quê năm Ất Dậu, bò ra nằm la liệt khắp nơi…

Bà tôi kể chuyện làng quê rất nghèo, cả làng, cả họ chỉ có vài nhà giàu, hoặc có ruộng vườn, đất đai, hoặc có con cái, anh em sống ngoài Hà Nội. Gia đình tôi thì chẳng có gì, vì bà nội Cả của tôi mất sớm, bỏ 3 con thơ cho ông nội xoay sở, khiến bà động lòng thương cháu, chấp nhận về nhà ông để nuôi nấng các cháu, con chị mình.

Tuy nhiên mãi cho đến khi đã lớn khôn, chưa bao giờ tôi dám hỏi bà chuyện có lần nghe lóm từ mấy ông bà người làng rằng ngày bà bước chân vào nhà, bà bảo thẳng cùng ông tôi rằng “Tôi xin nói cho rõ là tôi về đây vì thương 3 đứa cháu con chị tôi mồ côi mẹ, không ai nuôi nấng, chứ không phải tôi về đây để làm vợ lẽ vợ mọn cho ông đâu nhá. Ông đừng có mơ tưởng mà hòng lem nhem, đừng để đến lúc ấy có gì rồi trách sao tôi không nói trước.” Nói xong bà cầm con dao quắm phập một nhát vào cạnh bàn rồi đứng dậy…

Bà kể chuyện khi bố tôi ra Hà Nội đi lính, gặp mẹ tôi theo chị ra buôn bán ở phố, phải lòng mẹ tôi rồi tự nhờ anh em bạn bè đơn vị về quê của mẹ tôi hỏi cưới rồi 2 người đưa nhau đi cùng đơn vị lên đóng ở Hưng Yên, mãi đến khi sinh con đầu lòng là anh tôi mới đưa nhau về chào bà. Rồi chuyện anh tôi bị sài qua đời lúc chỉ mới hơn 1 tuổi, khi tôi vừa sinh … Rồi chuyện bà cho người tìm nhắn bố tôi phải đưa mẹ con tôi về quê sống với bà nhưng bố tôi không chịu, vì muốn có vợ con đi cùng, vả lại còn sợ bà ghét mẹ tôi thì khổ…

Bà kể những ngày ấy, trong làng chỉ có mỗi bố tôi đi lính Quốc gia, còn người làng, và cả nhiều họ hàng đều theo Việt Minh. Hết người này đến kẻ khác nhắn nhe, khuyên dỗ bà nên gọi bố tôi bỏ lính về quê, không cần phải theo Việt Minh cũng được. Không có hiệu quả, có lúc bọn họ còn tìm trò này cách khác ngầm dọa bà…

Tôi hỏi,

– Thế bà làm sao, bà có sợ không?

Bà bảo:

– Bà sợ gì chúng nó, đứa nào theo Việt Minh mà chỉ lẩn quẩn ở làng mà bà không biết… Ngữ chúng nó thì như cáy ấy, dọa ai chứ dọa bà sao được. Bà bảo với mấy kẻ nhắn nhe kia rằng,

“Anh ấy là con tôi nhưng nay khôn lớn, ra đời rồi thì tự lo tự lập, tôi chỉ quanh quẩn ở xó làng này biết gì mà bảo ban, kêu gọi… Tôi chỉ biết nói vậy đấy, ông nào không chịu, đòi thế này thế khác thì mời về hẳn đây nói chuyện tận mặt với gái già này, chứ nhắn nhe bâng quơ thế kia thì chịu, chả biết phải nói thế nào …”

Ấy thế mà rồi họ cũng đành kệ bà. Cho đến khi có hiệp định Genève.

Lúc bấy giờ bố tôi đang học dở khóa Sĩ quan ở Bính Động, Hải Phòng và mẹ con tôi cũng ở ngay đấy nên ông chỉ kịp đưa vợ con xuống tàu theo đơn vị di cư sau khi đã gấp rút nhắn được chú tôi – bấy giờ đang học may ở Hà Nội – là phải về làng đưa ngay bà nội và cô tôi lên phố, rồi bằng mọi cách phải theo đoàn di cư, dù thế nào cũng không được nản lòng, bỏ cuộc mà ở lại.

Bà tôi kể chú tôi lẻn về thế nào, rồi ông trốn đi ngay kẻo bị Việt Cộng bắt, còn bà đã phải thu xếp tính toán thật chi ly rồi nửa khuya về sáng lén dắt cô tôi, băng đồng, vừa đi vừa chạy không kịp thở, toàn bộ tế nhuyễn chỉ có 2 tay nải quần áo đeo vai… Và cuối cùng thì bà, chú và cô tôi cũng kịp theo 1 chuyến bay di cư vào đến Tân Sơn Nhất, được bố tôi đã vào trước, đi tìm, đón đưa về ở trại tiếp cư Bình Đông.

Bao giờ kể chuyện quê xong bà cũng chép miệng:

– Chả biết đến bao giờ mới lại về được quê mình, ngữ này thì bà đành bỏ xương nơi đất khách thôi, buồn lắm con ạ…

Tôi nhớ, năm 7, 8 tuổi, có lần nghe chuyện di cư xong tôi đã hỏi bà:

– Tại sao nhà mình phải di cư hở bà?

– Tại vì không thể sống được với lũ Việt Minh con ạ (đối với bà thì mang tên gì thì chúng nó cũng vẫn là bọn Việt Minh, dối như Vẹm)

– Tại sao không sống được với Việt Minh hở bà?

– Tại vì chúng nó tàn ác lắm, mang máu chó chứ không phải máu người con ạ.

– Như thế thì đi là phải rồi, tại sao bà lại buồn?

– Tiên nhân nhà mày, bà buồn vì nghĩ đến mồ mả tổ tiên, ông bà bỏ lại bây giờ biết thế nào, có ai hương khói không. Mai này bà chết thì ước gì được chết ở quê hương làng nước cho khỏi phải xa cách ông bà, tổ tiên.

Lúc bấy giờ thằng nhóc tì tôi chịu không thể nào hiểu được tâm trạng của bà nội, mà theo tôi thật là mâu thuẫn như thế, để mãi đến bây giờ 60 tuổi đầu tôi mới lờ mờ hiểu được tâm trạng của cụ, đi thì phải đi, mà cái buồn vẫn cứ bám mãi cho đến ngày nhắm mắt…

Gia đình tôi gốc không hẳn là theo đạo Phật, mà đúng hơn là thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng bà nội và mẹ tôi đều có lên chùa quy y. Tôi nhớ hồi bé giao thừa năm nào cũng được theo bà đi lễ chùa đầu năm, hoặc là chùa Từ Quang ở đường Phan Thanh Giản (của cụ Tâm Châu), hoặc chùa Phước Hòa cạnh trường tiểu học Phan Đình Phùng. Đó là các chùa Bắc tông, tuy thỉnh thoảng thấy bà tôi cũng dắt đi lễ ở chùa Kỳ Viên, ngã tư Phan Đình Phùng – Bàn Cờ, là chùa theo hệ phái Nguyên thủy, Theravada… Tính bà tôi về chuyện lễ bái cũng không giống các cụ khác. Bà đến chùa là để lễ Phật, có cúng gì thì cúng, xong là về ngay, không la cà. Bà bảo chùa là để các Sư tu niệm, người thường đến lễ xong thì phải đi về, chớ có lẩn quẩn làm ô nhiễm không khí thanh tịnh thì phải tội…

Năm 1963 khi nổ ra cuộc tranh đấu của giới Phật giáo chống ông Diệm, với kết cục anh em ông bị các Tướng lãnh đảo chính và sát hại, bà tôi chép miệng:

– Cơ mầu này thì chẳng mấy chốc lại tan nát hết, lại chạy thôi con ơi…

Tiếp theo sau đó là những năm biến động liên tục, hết chỉnh lý đến biểu dương lực lượng, hết sư sãi đến sinh viên học sinh xuống đường đòi hòa giải, hòa bình… Mỗi khi có biến động, có thiết quân luật, giới nghiêm, bà tôi lại chửi đổng:

– Chém cha những quân cơm không ăn chỉ muốn ăn c… Làm người không muốn chỉ muốn làm chó…

Ở cùng bà nội một thời gian, bố mẹ tôi lúc ấy đã thêm con, đến năm 1959 tổng cộng anh em tôi đã 5 đứa, nên không thể tiếp tục chen chúc trong căn nhà gỗ có 1 gác với bà. Bố mẹ tôi dành dụm, vay mượn thêm đi mua 1 căn nhà nhỏ cũng ở cùng khu chợ Bàn Cờ, ở một hẻm kế cách bà vài chục thước.

Ngày 2 bữa tôi có nhiệm vụ xách cặp lồng đem cơm trưa và chiều mẹ tôi nấu nướng cho bà. Bà ăn một mình nhưng bao giờ cũng cho tôi ăn cùng. Mẹ tôi thì dặn, bà có cho con cũng không được ăn, để mình bà ăn cho đủ no… còn bà thì bảo, ngồi ăn một tí cho bà vui, ăn một mình bà buồn… Tôi bảo mẹ con dặn rồi, không nghe về bị đòn thì bà bảo bà là bà, thế mày nghe bà hay nghe mẹ …

Mãi đến lớn tôi mới hiểu, bà biết mẹ tôi khi bới cơm, có tí thịt cá thường dọn phần hơn cho bà, còn mấy mẹ con còn gì ăn nấy nên bà cố tình ép tôi phải ngồi ăn, để có được tí thịt tí cá…

Tết năm Mậu Thân cả bố tôi lần chú tôi đều có nhà trong đêm giao thừa. Năm ấy tôi cũng đã lớn (!) Đã biết thuốc lá cà phê, và cũng biết uống bia lai rai … Đêm giao thừa năm ấy cả nhà tôi quây quần, ăn tết lớn … nghe pháo nổ dòn suốt đêm, bà tôi bảo, “Quái, pháo gì mà nghe như tiếng súng ấy nhỉ…” Để đến sáng mùng Một khi mọi người sửng sốt với tin Việt Cộng vi phạm hưu chiến, tổng tấn công khắp nơi, bà tôi chẳng kiêng cữ gì cả mà chửi toáng:

– Tiên nhân bọn Việt Minh khốn nạn, bà đã bảo, làm sao mà tin được chúng nó…

Chiến sự lan đến khu Bàn Cờ, lửa cháy mù mịt trong khu Vườn Bà Lớn, bên kia đường Nguyễn Thiện Thuật, bố và chú tôi đều đã gấp rút vào trại, nhà chỉ còn mẹ con tôi và bà. Bà bảo mẹ tôi chuẩn bị sẵn mỗi đứa 1 chiếc tay nải, trong đó gói sẵn mấy bộ quần áo tốt, hễ có chuyện gì là của đứa nào đứa ấy đeo lên vai, quàng qua cổ cho chắc. Riêng tôi bà dặn:

– Riêng con hễ thấy chúng nó là mọi cách phải chạy con nhé, kẻo nó bắt mày đi làm bia đỡ đạn đấy con ạ…

Sau đó khi có tin tức về chiến sự ở mọi nơi, nhất là chuyện tìm thấy những nấm mồ tập thể ở Huế, bà tôi bảo:

– Bao giờ thì người trong này họ mới hiểu được Việt Minh, Việt Cộng nó tàn ác dã man thế nào?


Năm 1972, khi chiến sự sôi động, đến lượt tôi nhận lệnh động viên nhập ngũ, dĩ nhiên bà tôi cũng buồn. Nhưng bà tôi buồn theo cách của bà, buồn mà không thở than, không rên rỉ. Khi tôi mãn khóa Thủ Đức, tình nguyện về Thủy Quân Lục Chiến, thấy mẹ tôi có vẻ lo lắng bà bảo:

– Không việc gì chị phải lo. Sống chết có số cả. Con người ta bao người cũng phải đi lính, cũng phải trận mạc thì sao… Tới số thì ở đâu cũng chết. Có thương thì thắp hương cầu xin Giời Phật, ông bà tổ tiên phù hộ cho nó…

Thỉnh thoảng về phép, thật sự tôi chỉ ghé về chào, thăm bà một chốc rồi đi ngay, vì tuổi trẻ cón lắm trò vui thú với bạn bè, bia rượu, gái gủng linh tinh chờ đợi… Rồi đến đêm trước ngày lên hậu cứ ra hành quân tôi mới lại ghé lần nữa chào bà. Lần nào bà cũng vừa mắng yêu, vừa chậm nước mắt:

– Cha tiên nhân mày, cứ về là đi biệt, bây giờ mới lại thấy mặt…

Và bà dúi vào tay tôi nắm tiền, bảo để uống cà phê, chứ đừng uống rượu lắm nó háo người…


Lần cuối cùng tôi về phép là tháng Mười 1974 khi được đi phép thưởng đặc biệt 5 ngày. Và vẫn không có gì thay đổi, nghĩa là bà nội tôi cũng chỉ gặp mặt thằng cháu đít tôm 2 lần, lúc mới về và khi hết phép. Cả cụ và tôi – như bao nhiêu triệu dân và quân miền Nam – đều không ngờ mấy tháng sau tình hình đột nhiên biến chuyển ngoài trí tưởng tượng.

Đầu tháng Tư 1975, khi về đến Vũng Tàu, mẹ tôi đi với Liêm và Nguyên -2 thằng bạn cùng Đại đội, cả 2 đều đang dưỡng thương ở Lê Hữu Sanh sau khi bị thương nặng trong trận Phong Điền mầy tháng trước đó, Liêm thì gãy tay, Nguyên thì mất một mắt – ra thăm con. Mẹ tôi kể, mấy ngày liền, từ khi nghe tin bỏ Huế, bỏ Đà Nẵng, bà nội tôi ăn uống thất thường, như người mất hồn, ngóng tin cháu. Đến khi Hạ sĩ Thanh, hậu cứ Đại đội, chạy về báo tin cho nhà biết tôi và đơn vị về đến Vũng Tàu bình an rồi, mới thấy cụ vui được một chút. Tôi chỉ nhắn mẹ về thưa với bà nội là khi nào được tôi sẽ cố xin phép về thăm bà, chứ bây giờ tình hình nhốn nháo thế này không thể đi đâu hết.

Sau ngày có tin đồn có thể đảo chánh, rồi vụ mấy phi công phản loạn trở cờ lái A 37 ném bom Dinh Độc Lập, TĐ 8 theo Lữ đoàn 258 về vùng Long Thành, nhận trách nhiệm hành quân mở rộng vòng đai an toàn từ huấn khu Long Thành về hướng Đông Bắc… Lúc bấy giờ, mặt trận Long Khánh, Xuân Lộc càng lúc càng căng thẳng. Áp lực mỗi lúc mỗi bắt đầu lan xuống vùng trách nhiệm của Lữ đoàn 258 và của TĐ 8.

Đại đội 2 của tôi, nói riêng và cánh B Tiểu đoàn 8 nói chung, những ngày này thường xuyên phải tuần tiễu, tảo thanh, lội qua lội lại liên tục.

Không nhớ rõ chính xác ngày nào, nhưng tôi biết chắc là trước khi mặt trận Long Khánh của Sư đoàn 18 BB vỡ 2 ngày, buổi chiều khi Đại đội tôi kéo sát 1 đường mòn chờ nhận tiếp tế, tôi ngẩn người khi nhận máy từ Tiểu đoàn báo ra điểm tiếp tế gặp thân nhân.

Tôi hỏi Tánh, âm thoại TĐ có biết ai không, thì Tánh cho hay:

– Thằng Đình nhờ tôi báo là nó đưa bà nội lên thăm ông. Ông ráng ra gặp bà cụ rồi cụ theo xe tiếp tế về hậu cứ lại.

(Đình là Hạ sĩ Tiểu đội trưởng tín cẩn của tôi, từng theo tôi từ ngay tôi mới về đơn vị đến nay, bị thương trúng đạn vỡ bả vai sáng sớm 27/3 trong trận đánh lấy lại chiếc cầu Lăng Cô bị rơi vào tay đặc công VC hôm trước, nhưng không kịp tải thương thì đêm đến Đại đội tôi đã nhận lệnh triệt thoái, bỏ Lăng Cô đi bộ về Nam Ô xuống tàu xuôi Nam. Về đến Vũng Tàu bấy giờ Đình mới được về Lê Hữu Sanh điều trị và đang trong thời gian dưỡng thương.)

Trời đất, tôi không thể ngờ bà nội lặn lội tìm đủ cách để đến thăm tôi như vậy. Thế là vừa đi vừa chạy, tôi đến được bãi tiếp tế thì thấy trong đám lính tráng súng đạn có bóng 2 phụ nữ áo dài, vấn tóc. Đích thị đó là bà nội cùng đi với cô tôi.

Tôi la lớn:

– Trời ơi bà đi đâu đây?

– Bà đi thăm mày chứ đi đâu…

Vừa nói bà vừa bảo cô tôi đưa cho cái túi, mở ra trong đó có chai rượu, cây thuốc Capstan và gói cà phê bột. Xong bà hỏi tôi chậm rãi:

– Mày nói thật cho bà biết, tình hình liệu thế nào? Có chạy nữa không con? Bỏ hết cả ngoài kia rồi…
Đám lính tôi đứng quanh nhao nhao:

– Tụi con về đây rồi không chạy đi đâu nữa nội ơi…

Bà tôi nói rất từ tốn:

– Ừ, mấy hôm nay thiên hạ ở Sài Gòn nhốn nháo ra đi nhiều lắm rồi con ơi… người ta theo ông Thiệu, ông Khiêm đi cả rồi… bà tin là con không chạy đi đâu nữa hết. Nhưng bà dặn con điều này, phải nhớ cho kỹ nhé con, đánh không nổi nữa thì thà tự tử mà chết chứ không để cho chúng nó bắt… nhớ nhé, nhớ bà dặn nhé, thà tự tử hơn là để chúng nó bắt, nó làm nhục rồi cũng chết đau chết đớn con nhé…

Tôi và cả đám lính chẳng biết nói gì, ngay những thằng lính dày dạn, ngổ ngáo của tôi, nghe bà nói thế cũng đứng ngẩn người im lặng. Tôi phải giả lả trấn an bà, cố phá đi không khí nặng nề:

– Đừng lo bà ơi, chúng con về đến đây thì chỉ sống mái với chúng nó thôi bà ạ. Bà cứ yên tâm đi về đi kẻo tối.

Tiếp tế đã xong, tôi thúc Đình đưa bà và cô tôi lên xe về lại hậu cứ và dặn Đình nhớ đi theo bà về đến nhà.

Sau đó là đất trời đảo lộn hết mọi sự.

Trong khi tôi, thằng cháu nội đít tôm của bà cùng đơn vị quần thảo với Cộng quân cho mãi đến đêm 29/4 mới được lệnh mò mẫm cắt hàng rào vòng đai căn cứ Long Bình, tìm cách ra cổng Tam Hiệp để về Sóng Thần vì đường qua ngã 3 Long Thành đã bị cắt … và khi về đến hậu cứ sáng ngày 30 tháng 4 thì vừa lúc nghe lệnh của Tổng thống vài ngày buông súng ở đâu ở đó chờ bàn giao… thì bà nội tôi đêm 27/4 rạng ngày 28/4 đã uống 2 chai dầu nóng quyên sinh, sau khi nhắn nhủ với bố mẹ tôi…


“Tôi không thể nào sống được với chúng nó, mà tôi cũng chẳng muốn chạy đi đâu nữa. Năm 54 bỏ làng, bỏ quê chạy 1 lần rồi, tưởng sẽ có ngày trở về, nào ngờ số giời đã định thế này thì thôi tôi không thiết sống nữa… Tôi đã gặp được nó rồi, nhìn được nó còn sống, trông khỏe mạnh như thế là tôi vui… Thôi mọi sự còn lại thì xin phó thác cho Giời đất…”

Sáng ngày 28/4 bố mẹ tôi bấy giờ cũng cố chạy lo được nhà đòn để cố đưa bà đi chôn ở nghĩa địa Phú Bình nhưng đến gần khu vực giữa Chợ cá Trần Quốc Toản và trường đua Phú Thọ thì đường bị chặn lại phải quay về. Quan tài bà phải đem gửi ở chùa Trấn Quốc nằm trên đường Minh Mạng. Qua sáng ngày 29/4, bố mẹ tôi cùng chú và cô tôi theo quan tài bà trên chiếc xe Lam cuối cùng len lỏi cũng đưa được bà đến nơi an nghỉ ở nghĩa địa Phú Bình.

Chiều 30/4 về đến nhà, bước qua ngạch cửa, tôi ngỡ ngàng nhìn bố đầu chít khăn tang đang ngồi gục trên bàn Thấy tôi vào, ông chỉ nấc được 1 tiếng, “Bà đi rồi con ơi…”

Từ đó, kể từ lúc bắt đầu cuộc đời tù đày, cho đến những lần vượt biên bất thành sau đó, cứ mỗi khi gặp nguy khốn, bao giờ tôi cũng lâm râm khấn bà, và chỉ biết kêu bà ơi cứu con… vì tôi vững tin bà rất linh thiêng, lúc nào cũng nghe được tiếng kêu cứu của thằng cháu đít tôm…

Và cũng như tất cả những đứa cháu vô ơn đáng ghét khác trên cõi đời này thằng cháu này của bà tôi cũng chỉ nhớ bà nó mỗi khi gặp chuyện khó khăn cần kêu cứu, còn thì hầu như nó quên tuốt cả bà (như quên lắm điều mà chính nó đã tự hứa với lòng từ ngày định mệnh 36 năm xưa).

Tuy nhiên, nói thành thật, thằng cháu bà cũng có thể đáng được châm chế đôi chút để tạm tha thứ cho cái tội ấy, vì hàng năm vào ngày 28/4 nó vẫn còn biết ngậm ngùi nhớ câu dặn dò của bà nội, bà cụ quê mùa răng đen tóc vấn Bắc kỳ, không biết chữ,

“Bà dặn con điều này, phải nhớ cho kỹ nhé con, đánh không nổi nữa thì thà tự tử mà chết chứ không để cho chúng nó bắt… Nhớ nhé, nhớ bà dặn nhé, thà tự tử hơn là để chúng nó bắt, nó làm nhục rồi cũng chết đau chết đớn con nhé…”

Và nó vẫn cố, chưa đến nỗi làm phụ lòng bà!



Áp lực mềm của Bắc Kinh ở bãi biển Mỹ Khê - Tác giả Brendon Hong



Khi chiến hạm Mỹ thách đố bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông thì Việt Nam gần với Mỹ hơn bao giờ hết.

ĐÀ NẴNG, Việt Nam – Bãi biển cát trắng Mỹ Khê dài 20 dặm, từng là nơi cho những người lính Mỹ ở Việt Nam đến nghỉ ngơi và vui chơi giải trí. Thời đó GI gọi bãi Mỹ Khe là “China Beach.”

Từ đó đến nay vài chục năm đã qua đi, trong bối cảnh hiện đại hóa nhanh chóng của Việt Nam, Đà Nẵng đã trở thành một thành phố du lịch quốc tế được ưa chuộng. Trong những năm bùng nổ của kinh tế Trung Quốc, ngành du lịch của Việt Nam đã được bồi đắp bằng một khối lượng du khách Trung Quốc rất lớn. TQ có tầng lớp trung lưu lớn nhất thế giới, và những người có chút ít tiền đều háo hức để thưởng thức những thắng cảnh toàn cầu.

Thật vậy, Đà Nẵng có vẻ hơi giống như một thành phố hạng ba của Trung Quốc, với những công trình xây dựng liên tục, đầy bụi, và những đoàn xe vận tải khổng lồ chạy trên những đại lộ dọc theo bờ biển, nhưng các dấu vết của kiến trúc thời thuộc địa Pháp và tình cảm dễ chịu cũng đáng để du khách dừng chân một đôi ngày. Khách du lịch Trung Quốc, thường là cả gia đình đi du lịch kiểu trọn gói, hay ghé lại Đà Nẵng trước khi đến những thành phố khác.

Điều đó đã thay đổi. Và một lần nữa một bóng ma chiến tranh lởn vởn ở chân trời như một cơn bão ở xa nhưng đầy vẻ đe dọa.

Sự mở rộng việc có mặt về quân sự và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đang bị Mỹ thách thức. Tuần này, một tàu khu trục trang bị hoả tiễn điều khiển của Mỹ đã đi vào trong vùng 12 dặm của một rạn san hô nhân tạo được xây dựng thêm ra mặt biển; đây là một hành động cố tình khiêu khích của Mỹ mà Bắc Kinh cho là “cực kỳ vô trách nhiệm.”

Nhưng áp lực thực sự của những cuộc đối đầu này lại rơi xuống các nước nhỏ hơn dọc ven biển. Không nơi nào chịu ảnh hưởng của áp lực đó rõ ràng hơn ở Việt Nam.

Hồi háng 5 năm 2014, sau khi hoàn thành một công tác khoan, giàn khoan dầu của công ty China Oilfield Services Ltd của chính phủ TQ đã đậu gần bờ biển của Việt Nam. Giàn khoan của TQ năm ngay trên vùng lãnh thổ đang có tranh chấp – và chính phủ Trung Quốc tuyên bố là giàn khoan dầu Hải Dương chỉ đơn thuần dừng lại ở sân sau của Trung Quốc, trong khi chính phủ Việt Nam cho biết, giàn khoan dầu đó không được phép để vào vùng biển này.

Tàu tuần tra Việt đuổi giàn khoan dầu và các tàu bảo vệ chạy quanh. Sự kiện này đã dẫn đến ra một loạt các vụ bạo động chống Trung Quốc ở Việt Nam; người biểu tình tấn công và đốt cháy nhiều nhà máy, trên thực tế, phần lớn do các công ty Đài Loan làm chủ.

Hầu như ngay lập tức, các chuyến bay đến Việt Nam từ Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia giảm hẳn xuống. Số phòng đặt thuê khách sạn bốc hơi. Những bãi biển vắng bóng người tắm nắng. Hướng dẫn viên không có việc, ngồi chơi và các đại lý du lịch đã được cho tạm nghỉ.

Số liệu từ đầu năm đến nay cho thấy du khách đến từ Trung Quốc giảm 40 phần trăm, và các khách sạn mất hơn nửa triệu phòng-đêm trong năm 2014. Những con số này không phục hồi được, và Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết số du khách Trung Quốc đã giảm 18 phần trăm từ đầu năm đến tháng Chín vừa qua, so với một năm trước; kết quả là các thành phố của Việt Nam như Đà Nẵng yên lặng hơn so với những năm trước.

Số du khách Trung Quốc đén Việt Nam vẫn còn nhỏ giọt, bị thu hút vì vé máy bay rẻ là, 3 đô-la cộng với thuế. Nhưng ngay cả thế những chuyến bay đó không phải lúc nào cũng đầy khách. Người quản lý của một khách sạn gần bãi biển cho biết, “Chúng tôi hiện chỉ có ba phòng có khách. Tôi rất ngạc nhiên thấy tình hình chính trị đã ngăn chận rất nhiều khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam.” Tại khu thăm viếng nổi tiếng, người ta không còn nghe hướng dẫn viên hướng dẫn các tour du lịch bằng tiếng Phổ thông (Quan thoại) nữa.

Cuộc khóa sừng giữa Bắc Kinh và Hà Nội vẫn còn. Trong một quyết định táo bạo, Trung Quốc đặt hai hệ thống vũ khí pháo binh di động trên đảo nhân tạo ở khu vực đang tranh chấp, vi phạm một thỏa thuận của ASEAN năm 2002 mà Thứ trưởng Bộ ngoại giao của Trung Quốc đã ký kết sau đó. Các loại vũ khí này đều có tầm hoạt động trong phạm vi các sự căn cứ ngoài khơi của Việt Nam. Trong một cuộc họp báo tại thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 5, Thượng nghị sĩ John McCain gọi đây là sự phát triển “đáng lo ngại và leo thang.” Sau đó, các hệ thống vũ khí pháo binh di động này đã được gỡ bỏ.

Trung Quốc đang vướng vào tranh chấp lãnh thổ ở cả hai vufg biển phía Đông và phía Nam Trung Quốc. Ở biển phía Đông Trung Quốc, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Điếu Ngư, mà Nhật Bản gọi là Senkaku. Xung đột đó cawg thẳng nhất, dựa trên lịch sử đẫm máu giữa hai nước.
Đồng thời, Trung Quốc tuyên bố chủ quyên trên gần hết vùng Biển Đông, mâu thuẫn với những tuyên bố chủ quyền của Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan, và Việt Nam. Mặc dù tất cả những quốc gia ngoại trừ Brunei duy trì công sự quân sự trên quần đảo Trường Sa, các nước láng giềng nhỏ hơn không thể không cảm thấy một chút lo ngại khi họ quan sát sự tương tác giữa Trung Quốc với Nhật Bản.

Người ta không biết rõ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên những hòn đảo nào của quần đảo Trường Sa và các rạn san hô. Trong khi Bắc Kinh nói rằng họ có thảm quyền trên “vùng biển lân cận”, giớichức Trung Quốc chưa bao giờ nói một cách rõ ràng vùng đảo nào họ cho là thuộc thẩm quyền của Trung Quốc. Thay vào đó, chính phủ Trung Quốc đã chọn để đắp thêm gần 3.000 mẫu đất trong khu vực, thậm chí xây một phi đạo ở vùng biển đang tranh chap.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tuyên bố mùa xuân năm ngoái,

“Chúng ta đều biết rằng biến một tảng đá dưới nước thành một sân bay đơn giản là không đủ khả năng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.”

Nhưng Bắc Kinh tiếp tục đóng khung tình hình hiện nay ở Biển Đông bằng chính các thuật ngữ đó, như là vấn đề chủ quyền, đặc biệt là khi nói chuyện với dân Trung Quốc. Ngôn ngữ sử dụng trong những bản tin của phương tiện truyền thông nhà nước không hoàn toàn phù hợp với những công bố của các cơ quan chính phủ. Thay vì đặt vấn đề về quyền hàng hải và an ninh, người dân Trung Quốc được cho biết tóm tắt về việc cách các thế lực ngoại bang đang thách thức sự thống trị của chính phủ Trung Quốc ở Biển Đông.

Thật khó để phóng đại tầm quan trọng chiến lược của con đường hàng hải này. Biển Đông là một đường thương mại quan trọng đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là ở Đông Á và Đông Nam Á. Một phần ba trong giao thông hàng hải trên toàn thế giới đi qua vùng biển này, trong đó có hơn một nửa số đội tàu buôn thế giới.

Được bảo đảm trên các tuyến đường thương mại trong vùng biển phía Nam Trung Quốc sẽ giúp thỏa mãn được nhu cầu năng lượng khổng lồ của Trung Quốc. Khoảng 80 phần trăm dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông.

Không có gì phải ngạc nhiên khi Trung Quốc là nước tuyên bố chủ quyền lớn nhất ở Biển Đông. Vùng Biển Đông được Trung Quốc xếp vào vùng thuộc sáng kiến “Nhất đái nhất lộ” (One Belt One Road, Obor), một trong những tư tưởng lớn mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất để tạo một mạng lưới cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc là trung tâm để tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của họ tại vùng Âu Á. Chính thức, Obor là đường kết nối và hợp tác trong vùng Âu Á, nhưng vị trí đặt trong pháo, và hành động gần như ngăn chặn lực lượng cứu cấp một những tàu đánh cá bị nạn của Việt Nam đã gửi một thông điệp có nghĩa hoàn toàn khác.

Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ chính thức hồi tháng chín của Tập Cận Bình, ông cam kết rằng Trung Quốc sẽ không “quân sự hóa” các đảo nhân tạo đã xây ở phía Nam Biển Đông. Vì vậy, xung đột vũ trang ở Biển Đông, vào lúc này, dường như khó xảy ra. Các xích mích địa chính trị đã thể hiện ở mức độ thấp, bằng những thách thức vô hại, như ngư thuyền Việt phớt lờ lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc quân sự hoá vẫn tiếp tục, một phần là do sự nghênh ngang của của Bắc Kinh ở Biển Đông. Việt Nam đã mua sáu tàu ngầm hạng Kilo của Nga, bốn trong số đó hiện đang hoạt động.

Không có gì lạ việc Hà Nội đang thắt chặt quan hệ quân sự với Hoa Kỳ.

Hôm thứ ba, khi tàu khu trục Mỹ USS Lassen đi vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và đến gần một trong những đảo san hô mà Trung Quốc vừa khuếch đại (Đá Vành Khăn), Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay lập tức gọi nó là một hành động bất hợp pháp, và Bộ của Bộ Quốc phòng TQ cho biết sự quá cảnh của chiến hạm Mỹ “đe dọa tính mạng của nhân viên trên rạn san hô,” là “có hại đến hòa bình và ổn định của khu vực,” và là một “mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Trung Quốc.”

Ít nhất một viên chức Mỹ gọi chuyên đi của Khu trục hạm Lassen là chuyện “thường ngày” của và “phù hợp với luật pháp quốc tế.” Vao lúc này, không có dấu hiệu cho thấy liệu một sự “quá cảnh” như của tàu Lassen sẽ tái diễn.

Chân trời vùng biển Mỹ Khê (“China Beach”) tiếp tục tối xầm lại.