khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Viện Đại Học Cao Đài và chúng tôi - Một tình duyên dang dở. Tác giả Mai Thanh Truyết









CHẸC và NGƯỜI - Tác giả Hoàng Hải Thủy



Người” trong bài Viết ở Rừng Phong này là “Người Tù.”

Từ năm 1980 một số người viết của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, quốc gia bị diệt năm 1975, thoát ra được nước ngoài – Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Anh, Ðức – đã viết và ấn hành nhiều tác phẩm Hồi Ký tố cáo chính sách đàn áp, bỏ tù nhân dân tàn bạo của những người cộng sản Việt Nam; những hồi ký tù đày viết bằng máu và nước mắt từng làm xúc động người đọc, liên tiếp ra đời trong mười năm – 1980-1990 – Nhà Tù, Trại Tập Trung của Duyên Anh, Ðại Học Máu của Hà Thúc Sinh, Ðáy Ðịa Ngục của Tạ Tỵ.. Thật nhiều, tôi không được đọc hết, không thể kể hết. Những hồi ký tù đày của những người viết Quốc Gia VNCH chỉ viết về những người tù VNCH.

Ngày tháng trôi đi, cuộc sống tiếp tục… Từ năm 1990 những người viết miền bắc Xã Hội Chủ Nghĩa thế chân những người viết VNCH viết chuyện ngục tù cộng sản, tố cáo tội ác cộng sản. Ðây là những tội ác bọn cộng sản làm với những người dân miền Bắc XHCN: 1992 Bùi Tín, sau khi ra khỏi nước, viết Hoa Xuyên Tuyết, Mặt Thật, 1998 Vũ Thư Hiên xuất hiện ở hải ngoại với Ðêm Giữa Ban Ngày, 2000 Bùi Ngọc Tấn từ Hà Nội gửi ra hải ngoại Chuyện Tình năm 2000, năm 2001 Nguyễn Chí Thiện đến Hoa Kỳ năm 1995, cho ấn hành tập truyện Hỏa Lò.

Năm 1979 Nguyễn Chí Thiện, sau nhiều năm tù đầy ở miền Bắc XHCN, đã làm một hành động trước anh, sau anh, không một văn nghệ sĩ nào sống trong chế độ cộng sản — trên toàn thế giới, không phải chỉ riêng ở nước CS Việt Bắc Kỳ — dám làm hay nghĩ đến chuyện làm: “chạy vào Tòa Ðại Sứ Anh Quốc trao tập thơ, nhờ họ đưa ra nước ngoài.” Ðó là tập thơ Tù Cộng Sản giá trị nhất, tập thơ được ấn hành ở Hoa Kỳ có hai tên “Bản Chúc Thư của Một Người Việt Nam”Tiếng Vọng từ đáy vực.” Theo tôi, đây là những “Tiếng Kêu từ đáy vực,” không phải “tiếng vọng.”

Những năm 76, 77, ở Sài Gòn, có lần tôi đọc một bài viết sau 1975 của Nguyễn Tuân. Nói đến cái đèn dầu của nông dân Nam Bộ, bầu đựng dầu có hình thù giống cái trứng vịt nên nhân dân gọi là đèn hột vịt, Nguyễn Tuân tấm tắc khen: “Sao nhân dân ta giỏi đặt tên đồ vật đến như thế..v..v..” Nguyễn Tuân cũng như đa số những người viết miền Bắc XHCN thường ca tụng nhân dân, nông dân hết lời, họ luôn luôn nhận vơ, danh từ của họ là “vơ vào”, nhân dân là của họ, nhân dân đứng về phe họ. Tôi nghĩ: “Dân thành thị đặt tên đồ vật còn hay hơn: đồng hồ quả quít, mũ nồi, mũ chào mào, mũ lưỡi trai, áo đuôi tôm, nhà Hỏa Lò..vv..”

Những năm mới mười tuổi đời tôi đã nghe tiếng Nhà Hỏa Lò, rất ít người nói Nhà Tù, Nhà Pha Hà Nội, người ta chỉ nói Nhà Hỏa Lò. Và nói Nhà Hỏa Lò là nhiều người biết đó là nhà tù ở Hà Nội, những góc tường của nhà tù có những vọng gác nhô lên, trông như cái hỏa lò, nhân dân gọi là Nhà Hỏa Lò, tất cả mọi người đều nhận cái tên đặt ấy. Nguyễn Chí Thiện đã sống trong nhà Hỏa Lò sáu năm trong lần bị bắt thứ hai của anh, ngay sau khi anh từ Tòa Ðại Sứ Anh Quốc ở Hà Nội trở ra, sự việc xẩy ra năm 1979. Ba chìm, bẩy nổi, chín lênh đênh, mười mấy năm sau ngày sống sót ra khỏi Hỏa Lò, ở Hoa Kỳ Nguyễn Chí Thiện nhớ lại và viết về cuộc sống cùng tâm trạng của một số tù nhân Hỏa Lò.

Tôi không viết bài này như một bài phê bình hay giới thiệu sách, vì Nguyễn Chí Thiện sống sáu năm trong Nhà Tù Hỏa Lò, tôi sống năm năm trong Nhà Tù Chí Hòa, nhân đọc Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện, tôi so sánh Nhà Tù Hỏa Lò Hà Nội với Nhà Tù Chí Hòa Sài Gòn – so sánh từ hình thể đến những luật lệ áp dụng cho tù nhân trong hai nhà tù nổi tiếng nhất của đất nước, đối chiếu đời sống của tù nhân trong hai nhà tù.

Những chuyện rất thường trong nhà tù, quá thường với những người không bị tù, những người chưa từng sống ngày nào trong ngục tù cộng sản, nhưng lại rất quan trọng với người tù Việt Nam trong những nhà tù cộng sản, chẳng hạn như tù nhân Hỏa Lò bị cấm không được hút thuốc lào, thuốc lá, bị bắt có thuốc lào, thuốc lá là bị phạt nằm xà-lim, cùm chân, tù nhân Chí Hòa hút thuốc tự do, đồ căng-tin do cán bộ cai tù Chí Hòa bán cho tù để kiếm lời có thuốc lào, thuốc rê. Tù có tiền nhà gửi vào là tha hồ mua thuốc hút. Ðây là một đoạn tác giả Hỏa Lò Nguyễn Chí Thiện tả về chuyện thuốc lào ở trong Nhà Tù Hỏa Lò:

Hỏa Lò, trg 49 – Trích:

Lão già đứng nhìn, lắc đầu. Tên quản giáo vẫn ngồi uống trà, phì phèo điếu thuốc trên miệng, chưa buồn ngó tới lão. Lão vứt cái bị cói xuống thềm, uể oải ngồi xuống. Mấy tên tự giác đứng canh bọn tù ngồi ăn, đợi lệnh. Lão già chẳng bao giờ để ý tới bọn quản giáo. Nhiều năm ở tù rồi, lão thấy bọn chúng: dù trẻ, dù trung niên, dù già, dù gầy, dù béo, dù cao, dù thấp, dù da trắng, da ngăm ngăm, dù mắt lồi, mắt sâu, mắt sếch, mắt lươn, mắt lé… đa số đều có một điểm chung là nhìn bọn tù lừ lừ, khinh miệt, thù hận, mê muội..
— Thằng nào vừa gặp gia đình?
Tiếng tên quản giáo, hỗng hách, đầy quyền uy.
— Thưa ông, cháu.
Một tên tù đương ăn vội vã đứng lên, lụng bụng đáp lại. Tên quản giáo hất hàm cho mấy tên tự giác:
— Khám.
Hai tên tự giác xăm xăm tới.
— Cởi áo ra!
Hai bàn tay gã tù lở loét, bê bết xôi, nhầy nhụa mỡ thịt, loay hoay cởi khuy. Một tên tự giác sờ nắn, rũ rũ cái áo. tên tự giác khác bắt tên tù dơ hai tay lên cao, quay trước, quay sau.
— Cởi quần ra!
Gã tù trút bỏ chiếc quần ni-lông ra. Lại sờ nắn, rũ rũ.
— Báo cáo ông, không có gì.
Tên quản giáo nhăn mặt, nhíu mũi khi nhìn thân hình ghẻ lở, loang lổ máu. Thấy dáng điệu gã tù có vẻ hồi hộp, hắn quát:
— Cởi quần đùi ra!
Gã tù lom khom cởi nốt cái quần đùi, mặt tái nhợt, hai tay úp che hạ bộ.
— Bắt nó chổng mông lên! Nhìn lỗ đít nó xem có cái gì không?
Hai tên tự giác ấn gã tù chổng mông. Rồi một tên ngồi xuống, lấy hai tay vạch hậu môn, nhìn vào. Phát hiện thấy có vật gì trong đó, hắn quát:
— Rặn mạnh ra!
Loay hoay một lúc, hắn lôi ra một cucï ni-lông tròn, dài.
— Báo cáo ông.. thuốc lào.
Tên quản giáo đắc ý:
— Mày qua mắt ông nội mày thế nào được! Con muỗi bay qua, ông cũng phân biệt được con đưc, con cái. Nhìn cái điệu của mày, ông đã biết thế nào cũng có vấn đề. Mày ở ngoài là nhà báo, mày không đọc được nội quy sao?
— Thưa ông, giải quyết thằng này thế nào?
Một tên tự giác khúm núm hỏi.
— Tịch thu toàn bộ quà. Bắt nó nuốt chỗ thuốc lào ấy! Mày nhét vào lỗ đít, tưởng qua mắt nổi ông. Bây giờ ông nhét vào lỗ mồm mày.

CTHĐ: Chuyện kể tự nó nói lên những gì nó cần nói, những gì nó mang trong nó, tôi sẽ không phụ đề Việt ngữ gì nhiều về những chuyện Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện. Như chuyện trên đây, không cần tôi viết gì thêm đọc chuyện bạn cũng thấy tính cách ác độc khủng khiếp, ác độc đến không thể ngờ được, của bọn Cai Tù CS đối với đồng bào của chúngï – đồng bào ruột thịt..! – Nếu bạn may mắn chưa từng nếm mùi tù đầy cộng sản, tôi nghĩ đọc những hồi ký tù đày do chúng tôi viết bạn sẽ thông cảm và bạn sẽ biết vì sao những cựu tù nhân chính trị nạn nhân cộng sản chúng tôi không sao có thể nguôi được lòng căm thù chế độ cộng sản ở quê nhà, chúng tôi không sao có thể thỏa hiệp, dù là giai đoạn, với những người cộng sản. Chúng tôi đã bị hành hạ tàn nhẫn, chúng tôi thoát chết nhưng nhiều anh em chúng tôi chết thê thảm, chúng tôi đau, chúng tôi thương, chúng tôi không thể quên được.

Năm 1981, ba người chúng tôi cùng ở tù về gặp lại nhau: Dương Hùng Cường, Vương Quốc Cường và tôi. Cường Vương là thẩm phán, từng làm chánh án Quảng Ngãi năm 1974-1975, đi tù ở ngoài Bắc, Cường Dương và tôi chỉ tù ở trong Nam, tôi nghe Cường Vương kể:

— Bọn tù ngoài ấy phải gọi bọn cai tù là ông, bà, xưng con. Tôi thấy cảnh mấy con mụ cai tù nó trói các em tù vào cột, nó đánh bằng roi mây, các em lậy van thảm thiết: “Con lậy bà.. Con xin chừa.. Bà tha cho con..”

Hai bạn tôi, Dương Hùng Cường, Vương Quốc Cường, đều đã qua đời, Dương Hùng Cường, bị bắt lần thứ hai năm 1984, chết thảm năm 1987 trong xà-lim Nhà Tù Số 4 Phan Ðăng Lưu, Vương Quốc Cường mất tích trong một chuyến đi vượt biên; anh là người đi không đến đích, một ra đi là không đến nơi, và khơng trở về, tôi chắc anh đã chết trên biển. Cũng rất có thể anh bị bọn lưu manh đưa anh đi chui đã giết anh trong đêm ở bãi biển vắng nào đĩ để lấy vàng, lấy đô-la của anh. Chúng giết anh rồi vùi xác anh đâu đó. Trong những năm 1980 có nhiều người miền Nam đi chui bị giết như thế. Có vụ do chính bọn công an quận, xã chủ mưu.

Tù chính trị VNCH chúng tôi chỉ phải gọi cai tù là cán bộ, xưng tôi. Lên trại tù khổ sai Z 30 A tôi nghe thêm tiếng: “Thưa ban..” lạ tai, “ban” đây là “ban lãnh đạo”, nếu nói cả câu là “Thưa cán bộ ban lãnh đạo..”, vắn tắt là: “Thưa ban..”, tiếng “ban” dùng để gọi mấy anh Trại Phó, Trại Trưởng, để phân biệt mấy anh với bọn cai tù tầm thường. Tiếng “..Thưa ban..” từ những ngục tù miền Bắc đi vào những ngục tù VNCH.

Năm 1973 khi dịch The First Circle của Alexandre Solzhenytsin – Tầng Ðầu Ðịa Ngục — tôi đã thấy Solzhenytsin viết: “Tù cộng sản ghê sợ nhất là cái đói..” Tác giả kể có lần bọn tù khổ sai ở Sibéria đào được xác một con khủng long chết đã 5000 năm nhưng nằm sâu trong tuyết nên thịt vẫn còn tươi. Chỉ một thoáng sau đám tù đói đã ăn hết thịt con khủng long, khoa học mất một dịp hiếm có để tìm hiểu về đời sống trên trái đất thời tiền sử.

Ðó là chuyện CS Nga bỏ đói tù nhân Nga ở tận cuối trời xa, đây là chuyện CSVN bỏ đói tù nhân ở trong cái gọi là bệnh xá Nhà Hỏa Lò, thủ đô nước Việt Nam Cộng Sản:
Hỏa Lò. Nguyễn Chí Thiên, Trang 42. Trích:

— Cháu tới giường thằng đau tim. Ðịnh khuyên nó viết thư về nhờ bố mẹ bán cái xe đạp của nó đi, tiếp tế cho nó. Nó có cái đồng hồ, cái bút máy, lúc nhập trại phải gửi quản giáo. Coi như mất. Có ai lúc vội vã đi trại, đòi lại được những vật gửi. Nó nằm chùm chăn kín đầu. Cháu mở chăn ra. Nó đã chết. Mắt trợn trừng, trắng dã. Mồm méo sệch. Cháu toan gọi báo. Thằng bạn ho lao đã dậy, ngăn lại, thì thầm:
— Báo bây giờ, nhà bếp cắt cơm nó. Ðể chia cơm xong, hãy báo.
Cháu tán thành ý kiến của nó. Bọn kiết lỵ, tháo tỏng vẫn ngồi chùm chăn, ôm nhau, chưa biết gì. Như vậy, ba thằng ho lao chúng cháu sẽ được ăn bốn suất cơm…
…Ba thằng ho lao chúng cháu ngồi quây lấy xác chết. Bốn suất cơm để trước mặt. Cháu vốn tin con người có linh hồn, nên lâm râm khấn mời tên chết về dùng cơm, và tha tội cho chúng cháu. Suất cơm gian lận được chia đều. Ấm bụng hơn một chút. Ông chú chưa bị đói triền miên bao giờ, nên không thể hiểu nổi tầm quan trọng của thìa cơm trong cảnh tù tội. Phạng nhau vỡ sọ cũng vì nó. Ðến trưa, cháu muốn gọi báo gã đau tim chết. Thằng bạn ho lao tham lam, muốn tối mới báo. Làm thêm một suất cơm chiều nữa. Cháu cương quyết không nghe. Cháu sợ nhỡ bị phát hiện, quản giáo mang cùm vào, cùm chân lại. Ở bệnh xá, mọi vi phạm nội quy, như hút thuốc lào chẳng hạn, đều bị cùm hàng tuần, kể cả đang ốm nặng. Có thằng đã chết trong cùm.

Nhà Tù Chí Hòa không cấm tù nhân hút thuốc nhưng chỉ cho hút trong giờ làm việc, tức từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa, từ 2 giờ trưa đến 5 giờ chiều. Vào giờ này có tù ra làm lao động – ra hành lang quét dọn, hầu bọn Cai Tù trà nước, phát cơm cho tù — những anh tù này được gọi là ra làm lao động, các anh cho lửa cho tù trong phòng giam hút thuốc. Sự cho phép và cấm đoán ấy hết sức vô lý và ngớ ngẩn với những người nghiện thuốc. Trên luật thì như thế nhưng thực tế tù trong các phòng tù Chí Hòa vẫn tự chế lấy lửa hút thuốc. Cai Tù Chí Hòa cấm tù nhân giữ diêm, chế lửa, viện cớ ở những phòng tù hình sự thường xẩy ra chuyện những chú tù lép vế bị bọn đại bàng – ở Hỏa Lò là bọn đầu gấu — áp chế, bóc lột, đánh đập, mấy chú tù bị áp chế này lén bỏ những miếng ni-lông vào lon sữa bò, dùng ni-lông cuốn lại châm lửa đốt, nấu cho ni-lông trong lon chẩy ra thành nươc – gọi là hỏa tốc — cầm cả lon hắt vào mặt đại bàng. Nhiều vụ trả thù như thế đã xẩy ra, thường là bọn đại bàng đang nằm phây phây ngủ, không đề phòng, bị tạt hỏa tốc vào mặt, la rú khủng khiếp. Cả Chí Hòa nghe tiếng la rú rợn người. Mặt người bị tạt hỏa tốc như mặt quỉ, đỏ loét, bị phỏng mất mũi, trơ xương má, mù mắt.. vv. Vì cái nạn tạt hỏa tốc Cai Tù Chí Hòa ra luật cấm tù nhân không được giữ diêm, cấm tù tự chế lửa, ai tự chế lửa hay giữ diêm, giữ lon sữa bò, bị bắt, bị nằm xà-lim, cùm chân bẩy ngày. Tù chính trị Chí Hòa ở riêng một khu, không bao giờ giết nhau, chỉ dùng hỏa tốc để nấu chút nước sôi pha trà, ăn mì, cũng bị cấm không được giữ diêm, tự chế lửa.

Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu, Trung Tâm Thẩm Vấn Tù của Sở Công An Thành phố Hồ chí Minh, cho người tù hút thuốc, giữ diêm thoải mái.

Tù Chí Hòa, tù Hỏa Lò cùng có cách tự chế lửa như nhau mà không cần diêm, không cần bật lửa. Năm 1985 tôi vào Nhà Tù Chí Hòa, thấy anh em dùng cái “chẹc” chế lửa, tôi thán phục quá xáù. Ai là người nghĩ ra cách chế lửa tài tình như thế? Người dùng “chec” thấy đơn giản thôi, nhưng phải có người nghĩ ra. Tôi chắc người nghĩ ra cái chẹc để chế lửa trong nhà tù phải nhớ chuyện ông cha ta ngày xưa dùng hai cục đá đập mạnh vào nhau mà cũng chế được ra lửa. Ở ngoài đời, tức ở ngoài nhà tù. thông thường khi bật lửa hết xăng, người có cái bật lửa đó chịu không sao có lửa. Trong tù, tù nhân tự chế ra lửa bằng cách lấy cái cán bàn chải đánh răng cắt ngang, dùi một lỗ, nhét viên đá lửa vào đó, để sẵn miếng giấy kẹp dúm bông gòn ở đầu, dùng mảnh thủy tinh, xiết lên cái chẹc, lưỡi thủy tinh sắc xiết trên cục đá lửa, làm bắn ra đốm lửa, đốm lửa bắn vaò bông gòn, dúm bông gòn bùng cháy, lửa bắt vào miếng giấy kẹp bông. Và thế là phòng tù có lửa hút thuốc lào. Hút thuốc lá dễ có lửa hơn, vì có thể truyền lửa từ điếu thuốc đang hút cho nhau, hút thuốc lào phải có lửa cháy. Không dùng chẹc người tù hút thuốc lào cũng dễ có lửa bằng cách vò nát tờ giấy, vo tròn, châm lửa thuốc lá, thổi vào chỗ bị cháy cho lửa bùng lên. Người tù khó dấu diêm, bật lửa nhưng dễ dấu những viên đá lửa. Khi bị xét phòng chỉ cần vứt cái chẹc, mảnh thủy tinh đi là xong, thiệt hại không bao nhiêu. Xét phòng xong chỉ năm phút sau là có cái chẹc khác. Chỉ cần 10 viên đá lửa là cả phòng có lửa thoải mái trong cả mấy tháng. Những mảnh thủy tinh lấy từ những lọ chao. Bông gòn có thể do người nhà gửi vào, hay giặt thật sạch những miếng mền len, xé tơi, dùng làm bông. Bông tự chế phải thật sạch, thật khô, thật tơi mới dễ bắt lửa.

Hỏa Lò. Nguyễn Chí Thiện. Trg 56 – Trong phòng, vào giờ hành chính, mấy trăm tù ngồi bó gối, xếp hàng đầy cả hai bên sàn nằm.

Tù Hỏa Lò phải mặc quần áo chỉnh tề, ngồi ngay ngắn trong giờ hành chính, tức tù Hỏa Lò phải ngồi trên sàn phòng tù 8 tiếng một ngày. Tù Chí Hòa, Tù Số 4 Phan đăng Lưu, suốt ngày đêm ở trần, quần sà lỏn, nằm ngồi thoải mái, đánh đô-mi-nô, cờ tướng thả dàn. Cai tù đến cửa gọi anh nào đi làm việc, tức đi lấy khẩu cung, đi chịu thẩm vấn, anh ấy bận quần áo ra khỏi phòng, tù toàn phòng tỉnh bơ. Mức độ tàn ác của Cai Tù Việt Cộng giảm đi nhiều khi họ vào đến Nhà Tù Chí Hòa ở thủ đô Quốc gia VNCH.

Ðây là hình ảnh một Nàng Kiều XHCN trong Hỏa Lò Hà Nội:

Hỏa Lò. Nguyễn Chí Thiện, trg 56 – Trích:

Ðột nhiên, “bóng hồng nhác thấy nẻo xa”. Những thằng tù no tiếp tế gia đình, ngừng ăn, trố mắt. Một cô gái tuổi chừng đôi mươi, đương đi tới. Theo sau cô mươi thước là một mụ quản giáo, dáng dấp như một tên du côn. Cô gái trông mảnh mai, nét mặt trái soan, xanh nhợt, ủ ê, nhưng khá đẹp. Một tên tự giác đứng cạnh đám tù ngồi ăn, khi cô gái đi tới gần, gã nhe răng, nhăn nhở:
— Em làm nghề “lấy lỗ làm lãi,” phải không?
Một tên tù khác, mắt hấp háy, toe toét:
— Trông thơm quá. Cho anh yêu một cái đi!
Cô gái đi ngang qua chỗ lão già ngồi ăn, làm lão ọe một cái, nôn ra một ít bánh mì. Một mùi tanh tưởi, tệ hơn mùi chuột chết, từ đũng quần cô gái, ập vào mũi lão.
Tên tù trực phòng cười hềnh hệch:
— Loại “phò” này mà sốc nách, nhấc bổng lên, lắc mạnh mấy cái, là rơi xuống đầy một sọt “gậy gộc”!
Cô gái lẳng lặng đi. Thoáng thấy mấy lá bánh chưng còn dính vài cục bánh con con, cô nhào tới rãnh nước, nhặt lên, đưa vào mồm, liếm lấy, liếm để.
Mụ quản giáo the thé:
— Con nhà thổ. Bà sẽ cùm mày lại!
Mụ chạy xốc tới, nắm mớ tóc bù xù của cô gái, giật mạnh, tát tới tấp. Cô gái lí nhí kêu lậy.
Hỏa Lò. Nguyễn Chí Thiện. Trg 66.
Trưởng phòng lau mồ hôi nhễ nhại, nhìn chiếc quạt trần cao chót vót lừ đừ quay, như hết hơi.
— Treo cái quạt này làm đéo gì. Ð…mẹ chúng nó, chơi khăm thật! Cùng ở Hỏa Lò cả, mà quạt ở các buồng quản giáo thì vù vù như vũ bão.

Phòng tù tập thể Nhà Tù Hỏa Lò có gắn quạt trần? Không biết những quạt trần này được gắn ở đấy từ thời nào? Phòng tù Chí Hòa thoáng mát vì chỉ có ba bức tường, một mặt là song sắt nhìn ra hành lang, rồi một hàng song sắt nữa là tới trời. So với Hỏa Lò, kiến trúc Nhà Tù Chí Hòa văn minh, hiện đại hơn rất nhiều. Không biết đích xác Hỏøa Lò được xây xong tháng nào, năm nào, cứ cho là Hỏa Lò có mặt ở Hà Nội năm 1900, Nhà Tù Chí Hòa ra đời sau Hỏa Lò năm mươi năm.

Theo hiểu biết không được chính xác của tôi Nhà Tù Chí Hòa được Pháp khởi xây vào khoảng năm 1942, 1943, được hoàn thành khoảng năm 1946, bắt đầu tiếp khách năm 1947. Từ 1985 đến 1989 tôi sống trong Nhà Tù Chí Hòa, nhiều lần tôi có ý định khi được ra khỏi Chí Hòa tôi sẽ viết về Nhà Tù Chí Hòa, tôi sẽ tìm tài liệu đích xác ai là kiến trúc sư vẽ kiểu Nhà Tù Chí Hòa, xây năm nào, năm nào hoàn thành, tốn phí bao nhiêu..?? Năm 1990 ra khỏi tù, tôi quên ý định viết về Nhà Tù Chí Hòa. Ra ngoài tôi nghĩ những người từng ngồi tù Chí Hòa chẳng ai muốn đọc chuyện viết về Nhà Tù Chí Hòa, nhiều người tù Chí Hòa còn biết về Nhà Tù Chí Hòa nhiều hơn tôi, những người chưa từng ở tù Chí Hòa chẳng ai đọc chuyện nhà tù Chí Hòa làm quái gì, chẳng có ai théc méc chuyện nhà tù Chí Hòa do kiến trúc sư nào vẽ kiểu, được xây năm nào…vv

Tháng 5, 1975 tôi thấy anh Huỳnh tấn Phát trên màn ảnh TiVi. Lúc ấy anh là Thủ Tướng cái gọi là Chính phủ Lâm Thời Miền Nam VN. Anh được phỏng vấn. Rõ ràng là anh quá sướng, sướng vì không ngờ anh vào được Dinh Ðộc Lập. Mặt mũi anh phớn phở, anh không biết nói gì cả. Chưa đầy một năm sau, Lê Duẩn phóng tay dẹp Mặt Trận GPMN và chính phủ miền Nam. Huỳnh tấn Phát biến mất từ đó. Hai mươi mấy mùa lá rụng sau tôi gặp lại họ Huỳnh trong Hỏa Lò.

Hỏa Lò. Nguyễn Chí Thiện. Trg 127 – Trích

Gã thanh niên cười:
— Mai em về rồi, cần gì quà.
— Mừng cho mày. Nhưng sao biết trước. Ðược báo à?
— Nói thật với ông anh. Ông anh biết nhà thơ Nguyễn xuân Sanh không?
— Ông ta, trước năm 45, ở trong nhóm Xuân Thu, cùng với Ðoàn phú Tứ. Tao có đọc thơ ông ta, biết tiếng ông ta thôi, chưa gặp mặt bao giờ. Xem nào, tao còn nhớ câu thơ: “Ðáy đĩa mùa đi nhịp hải hà”. Thơ ông ta đấy.
— Em là con ông ấùy đấy.
— A, thế mày là con ông ấy à? Tiêu chuẩn mày là được đi Nga, đi Tiệp học. Sao lại vào nằm đây?
— Học hành quái gì! Máu em thích ăn chơi sả lán. Cách đây hai tháng, em “đánh quả” ở nột sứ quán, bị chộp.
Gã giáo viên, vẻ nghi ngại:
— Tội này ít ra cũng mười năm tù. Mày có chắc mày về không?
— Chắc như đinh đóng cột. Ông cụ đã cứu em nhiều lần. Ông cụ bảo lần này là lần chót.
Gã thanh niên hạ giọng, nói nhỏ:
— Ông cụ làm việc cho công an đấy.
— À, tao hiểu. nhưng tao khuyên mày dừng lại ở đây. Ông cụ không xin mãi cho mày được đâu. Gia đình mày có túng thiếu gì mà phải…
— Ông anh không biết. Chúng em đập phá mạnh lắm. Gia đình nào cung cấp xuể. Ngay thằng con ông Huỳnh tấn Phát cũng phải xách súng đi ăn cướp. Bố nó xin cho nó nhiều lần rồi. Nó có chừa được đâu. Nó ở phòng 12…

Ðây là một cảnh tù đói ở ngoài Nhà Hỏa Lò:

Hỏa Lò. Nguyễn Chí Thiện, Trg 182. Trích:

Lão không nói gì, đứng dậy quay nhìn về phía bên kia sân. Lão kinh hoàng trố mắt. Cách lão chùng ba nươi thước thôi, một cảnh tượng suốt đời không thể phái mờ đối với lão. Trong nắng chiều vàng ủng như nghệ, hàng trăm tên tù trần truồng, sám xịt, lủng củng xương da, đứa nằm, đứa ngồi, đang bốc cơm ăn. Có những tên không còn cầm nổi cái bát, cơm rơi đổ cả xuống đất, lẩy bẩy bò xuống, vốc nhặt đưa lên miệng. Tất cả diễn ra im lìm, như một màn kịch câm. Như những bóng ma. Hai bóng ma, đầu trọc lốc, mắt sâu hoắm, đờ đẫn, ngồi đối diện nhau. Bốn bàn tay bám vào bát men đựng cơm, giơ lên, run run, từ từ đưa đi, đưa lại. Phải nhìn một lúc, lão mới hiểu là hai đứa đương giành nhau bát cơm của một tên nằm gục bên cạnh, không ăn nổi. Chúng không còn sức để nói, để chửi, để giằng mạnh. Một chiếc xe bò lọc cọc đi vào. Hai tên tù tự giác vào phòng, lần lượt khiêng năm xác chết trần truồng, đặt lên xe, kéo đi. Những tên tù ăn xong, đứng lên, máu mủ từ hậu môn rỏ xuống

Nhạc Trịnh Công Sơn được nhắc đến trong Hỏa Lò,Trg 243.Trích:

— Rận rệp là bạn đồng hành của tù. Không cách nào trừ nổi. Viết xong thư cho em chưa?
— Xong rồi. Yêu đương trong này chỉ để tiêu sầu thôi. Rồi ra, mỗi người một ngả.
Gã đầu gấu hát ong ỏng:
— Ngày chủ nhật buồn, còn ai, còn ai. Môi em nồng nàn..
Phó Nhòm chửi:
— Ð…mẹ chúng nó. Ðương lúc chiến tranh, chết chóc như thế mà lúc nào cũng môi em với vai em. Ðúng là nhạc phản chiến. Không hiểu chúng nó là cái giống gì?

Hỏa Lò, trg 249. Trích:

Lão tới các buồng nữ, cảm ơn những người cho lão quà mừng sinh nhâät. Lão cho cô ca sĩ, cô diễn viên kịch nói, gã đầu gấu mỗi người một bao thuốc lá. Tới buồng bà Sàigòn, lão đưa cho bà một bao:
— Chị không nghiện. nhưng mỗi ngày, sau bữa cơm, hút một điếu cho thơm. Không hại gì đâu.

Có lần tôi nghe Nguyễn chí Thiện nói:

— Trong truyện Anh phải sống, Khái Hưng cho chị vợ anh lái đò nói với chồng trước khi buông tay trôi theo giòng nước, để anh chồng có thể cứu được đứa con của anh chị: “Anh phải sống..” Ðấy là lời Khái Hưng nói chứ không phải lời chị lái đò. Chị lái đò không thể nói câu “Anh phải sống” đó..
Theo tôi câu nói của lão tù trong Khu xà lim Hỏa Lò Hà Nội: “Không nghiện.. Sau bữa cơm, hút một điếu cho thơm.. Không hại gì..” là lời Nguyễn chí Thiện. Anh hút thuốc lá khá nặng. Tôi từng hút mỗi ngày 60 điếu Lucky, Philip, Pall Mall ròng rã trong ba mươi năm, tôi bỏ hút đã được 10 năm; tôi thấy người hút Nguyễn chí Thiện đã rất chủ quan khi nói như thế về thuốc lá. Những người không nghiện thuốc không thú vị gì với khói thuốc lá. Với những người không nghiên thuốc lá, khói thuốc chỉ làm họ khó chịu, nhức đầu, khản cổ, ho, hôi miệng. Ngày nào Nguyễn chí Thiện bỏ thuốc lá, có thể anh sẽ ngửi thấy mùi khói thiu thiu, tanh tanh, trong lỗ mũi của người đàn bà nào đó nghiện thuốc lá. Khi bỏ thuốc rồi, tôi mới biết trong ba mươi năm tôi đã can tội hành hạ vài ba người đàn bà bằng mùi khói thuốc thiu thiu, tanh tanh trong hai lỗ mũi tôi.


Maurice Ravel BOLERO - Wiener Philharmonic







Bản Boléro của Ravel, một câu chuyện buồn



                                            

Robot hóa : Mối nguy cận kề của công nhân bậc thấp




                                             


Văn minh công nghiệp sụp đổ trong 15 năm tới ?



                                      


Thơ Hà Thúc Sinh



                                         


Tháng Tám, 41 năm sau - Tác giả Bùi văn Phú



Ngày 30/4/1975 đánh dấu một khúc rẽ cho lịch sử Việt Nam, cho tương lai của nhiều gia đình người Việt. Lịch sử của chia lìa, kéo theo sau là đau thương của học tập cải tạo, bỏ thây trên biển, trong rừng sâu. Với nhiều gia đình, nỗi đau giờ đây dù đã nguôi ngoai nhưng chia lìa còn kéo dài. Trong đó có gia đình tôi.

Khi mới qua Mỹ, nhiều lúc nhớ gia đình, bạn bè và quê hương quá đỗi nên tôi đã tự hỏi việc ra đi của mình có đáng hay không khi đất nước đã thống nhất, hết chiến tranh và tôi cùng nhiều bạn đã từng ôm ấp lý tưởng xây dựng quốc gia, thế tại sao mình lại bỏ nước ra đi.

Thỉnh thoảng đọc báo Thái Bình của Hội Việt kiều Yêu nước tại Mỹ lại thấy có những lời lẽ chửi rủa người bỏ nước ra đi là chạy theo đế quốc, vì “tham bơ thừa sữa cặn”, vì không quen sống cực khổ, vì bị ép buộc phải rời quê hương.

Đó có phải là sự thực? Tôi có nghe đến con tàu Việt Nam Thương Tín chở 1500 người tị nạn hồi hương vào tháng 10/1975 và đã về đến Việt Nam, để rồi những người hồi hương bị đưa thẳng vào trại giam mà không được gặp mặt đoàn tụ với gia đình như ý nguyện mong muốn khi trở về.

Khi đến Guam tôi có ở chung lều với nhạc sĩ Trường Sa, ông nói là đang chờ để được hồi hương vì là sĩ quan hải quân nên theo chiến hạm rời quê hương, bỏ lại vợ con.

Sau ba tháng ở trại tị nạn, tôi được định cư ở thành phố Đại học Berkeley. Một thời gian sau đọc trên báo Thái Bình thấy lá thư của một người ký tên Trường Sa, viết từ Guam, kể tội Hoa Kỳ đã âm mưu di tản tài sản quốc gia ra nước ngoài gồm thuyền bè, máy bay; tuyên truyền để đưa ra khỏi nước thành phần trí thức gồm bác sĩ, kỹ sư, giáo sư đại học, luật sư v.v… để cho đất nước sau chiến tranh không còn gì. Tôi tự hỏi có phải người viết lá thư đó cũng là nhạc sĩ Trường Sa mà tôi ở chung lều trong một tuần ở Guam.

Dần dần thông tin từ quê nhà được chuyển ra nước ngoài. Thầy tôi là hạ sĩ quan nên học tập tại địa phương, nhưng nhiều chú, bác, người quen, hàng xóm là những sĩ quan đã phải đi học tập nhiều tháng mà chưa thấy về. Bạn bè cũ thời sinh viên phải bỏ học và nhiều người cũng vượt biển tìm tự do.

Với làn sóng vượt biển, nhiều người được Hoa Kỳ nhận cho định cư. Gặp lại một số người quen, tôi biết tin có một chị ở gần nhà được di tản năm 1975 và sau đó đã trở về trên con tàu Việt Nam Thương Tín, bị giam một thời gian rồi cho về. Hàng xóm láng giềng cho chị là người thiếu suy nghĩ mới xin hồi hương.

Sau này, vào thập niên 1990 tại Quận Cam tôi cũng đã có dịp gặp cựu Thiếu tá Hải quân Trần Cao Khải, cơ khí trưởng đã cùng cựu Trung tá Trần Đình Trụ đưa con tàu chở người hồi hương. Ông cho biết quyết định trở về của ông hoàn toàn vì tình cảm gia đình.

Tình cảm đối với gia đình trong những năm tôi sống xa nhà lúc nào cũng ngập tràn. Năm 1985 tôi có dịp đến Bangkok, cũng muốn về thăm quê nhà nhưng u tôi nhiều lần viết thư khuyên đừng nên về. Tôi có đến sứ quán Việt Nam ở đây hỏi thăm và được biết đơn xin visa phải chuyển về Hà Nội để được chấp thuận và có thể phải chờ ba tháng. Tôi không chờ lâu như thế được nên bỏ ý định về thăm gia đình, quê hương lúc đó, dù rằng sau 10 năm từ ngày rời bỏ quê hương ra đi, tôi đã đi giáp một vòng trái đất, qua nhiều quốc gia mà chưa có dịp trở lại quê nhà.

Những năm đầu thập niên 1980 các em tôi cũng tìm đường rời quê hương. Cô em gái kế nhiều lần đưa hai con vượt biển để mong gặp lại chồng nhưng không thành. Chồng của em là thuyền nhân, qua Mỹ định cư ở tiểu bang Ohio từ năm 1979.

Một em trai, mà thầy u tôi không muốn em đi bộ đội, nên cũng đã lo tìm đường cho em ra đi. Tôi gửi tiền về, nhưng em đi mấy lần không lọt, bị bắt giam nên tôi lại lo gửi tiền về để chạy chọt cho em được thả. Rồi em bị bắt đi bộ đội theo chỉ tiêu của phường.

Cùng thời gian các em tính chuyện vượt biên, năm 1982 tôi nhập tịch Mỹ và tiến hành hồ sơ đoàn tụ cho thầy u tôi và ba người em nhỏ nhất trong nhà, chưa đến 21 tuổi, gồm hai em trai và một em gái. Ba người em gái lớn, đã trên 21 tuổi và có gia đình nên tôi không làm hồ sơ vì lúc đó nghe nói anh em đã lập gia đình rồi sẽ không được đi.

Thời đó không thể theo dõi hồ sơ qua mạng Internet như bây giờ. Sau khi nộp hồ sơ tại sở di trú trên đường Sansome ở San Francisco, tôi chỉ chờ thư thông báo. Nếu có điện thoại cũng phải đợi rất lâu mới được nói chuyện và câu trả lời thường là tôi phải chờ đến hạn kỳ thì sẽ có thư từ sở di trú báo phải làm gì kế tiếp.

Vài tháng sau sở di trú báo cho biết hồ sơ của tôi hoàn chỉnh và đã có số IV (Immigration Visa). Như thế coi như thủ tục giấy tờ hoàn tất, tôi tiếp tục chờ đợi.
Năm 1983, một người bác, anh của u tôi, sau nhiều năm đi học tập cải tạo, được cộng sản thả về và được con của bác làm hồ sơ xin đoàn tụ và phía Mỹ chấp thuận rất nhanh. Hai bác đến Mỹ đoàn tụ cùng các anh chị vào tháng 5/1983. Khi ra đi, bác muốn sang lại căn nhà ba tầng cho u tôi, nhưng cán bộ không cho và tịch thu.

Năm 1985, khi đến Thái Lan tôi có ghé cơ quan lãnh sự của sứ quán Mỹ để hỏi về tình trạng hồ sơ xin đoàn tụ và được biết đến năm 1990 thầy u và các em sẽ được đi.

Không còn khả năng vượt biển nữa, em gái kế tôi chờ đợi ra đi theo chương trình ODP và năm 1991 đưa hai con qua Mỹ đoàn tụ với chồng. Sau 16 năm xa cách tôi mới gặp lại được một người em trên xứ Mỹ.

Vài tháng sau khi em gái tới Mỹ, sở di trú yêu cầu tôi bổ túc hồ sơ với hình ảnh của thầy u và của ba người em, cùng giấy tờ bảo trợ tài chánh.

Nhưng chỉ có thầy u quyết định đưa đứa em trai út ra đi. Hai em lớn hơn đã có gia đình, tuổi chưa đến 30, nhưng các em đã quyết định ở lại Việt Nam làm ăn vì sau khi có chính sách đổi mới kinh tế, các em tạo dựng cơ sở và đang làm ăn tốt nên không còn muốn đi Mỹ nữa.

Tháng 9/1992 thầy u và đứa em trai đến Mỹ. Các em ở lại nhà ngày càng làm ăn phát tài, sửa sang, xây dựng nhà cao cửa rộng.

Cuối năm 2000, vào dịp đám cưới người em út và cũng là dịp mừng thầy u 70 tuổi nên tất cả con cháu ở Hoa Kỳ đã có chuyến du lịch về Việt Nam xum họp gia đình.

Năm sau đó, hai người em không đi định cư Mỹ vào năm 1992 giờ lại muốn ra đi. Lần này người em út đã đứng đơn bảo lãnh.

Mười hai năm sau, năm 2013 cô em gái và gia đình sang Mỹ định cư. Ít lâu sau mua nhà, ổn định cuộc sống. Thỉnh thoảng hai vợ chồng vẫn đi đi về về lo công việc còn lại bên nhà.

Tháng Tám vừa qua, một người em trai nữa lại đưa gia đình qua Mỹ định cư. Vợ chồng em có cô con gái trên 21 tuổi từng du học Mỹ, nay ở lại Việt Nam và đang làm việc cho một công ty tư vấn sinh viên du học. Việc định cư sẽ do bố mẹ cháu bảo trợ sau. Khi nhận được thẻ xanh hai em cũng sẽ qua lại giữa hai quốc gia để lo công việc kinh doanh còn ở bên nhà.

Ngày nay truyền thông của nhà nước cộng sản Việt Nam không còn chửi người bỏ nước ra đi là chạy theo “đế quốc Mỹ”, vì chính những người cộng sản ngày trước, cũng như hiện tại và con cháu họ cũng đang ùn ùn chạy theo “đế quốc Mỹ”.

Tháng Tám 41 năm trước tôi đặt chân đến Mỹ. Thời gian qua gia đình tôi đã đón nhiều người thân quen đến đây định cư. Xin gửi lời chức mừng: “Welcome to the U.S.A.” đến các em, và tất cả những ai đã quyết định chọn Hoa Kỳ là nơi để lập nghiệp, dù giầu nghèo hay có khác biệt quan điểm, chính kiến.




Trịnh xuân Thanh "mất tích"?







Chùa Liên Trì bị biến thành nơi hoang tàn, đổ nát







Lại chuyện ca sĩ Thu Phương !







Phen này Thanh không về













Âm Nhạc Không Biên Giới?







Ông Trịnh Vĩnh Bình kiện "chính phủ" CSVN đòi 1 tỷ USD



Nhờ bài nầy dân ta mới biết tại sao bọn CSVN bây giờ giàu quá! Đó là nhờ nhiều người không dám kiện CSVN, mà phải im mồm.





Tổ hợp luật sư của ông Trịnh Vĩnh Bình kỳ này cũng là các luật sư từng giúp cho tỷ phú dầu mỏ của Nga là ông Khodorkovsky. Thuận lợi cho ông Bình và tổ hợp Luật sư của ông là chính Tòa án Quốc tế này đã tuyên án chính phủ Nga phải có nghĩa vụ bồi thường 50 tỷ USD cho ông Khidorkovsky. Lần này cùng với các hiệp ước thương mại giữa Việt Nam và Hoà Lan cùng với án lệ có sẵn thì phía Việt Nam thua kiện là rất cao...
 
*

Một nguồn tin thân cận cho chúng tôi biết là ông Trịnh Vĩnh Bình chính thức đưa chính phủ Việt Nam ra Tòa án Trọng tài Quốc tế ở Den Haag-The Hague (Tiếng Anh) hay La Hay (Tiếng Pháp) - Hoà Lan.
 
Vụ kiện chính thức khởi hành vào tháng 1.2015. Ngày 30.4.2015 phía Tòa án Quốc Tế đã chính thức gởi lệnh thông báo đến nhà nước Việt Nam vào đúng ngày đảng cộng sản ăn mừng 40 năm cưỡng chiếm Miền Nam. Người đứng tên là ông Trịnh Vĩnh Bình, mang quốc tịch Hòa Lan. Nội dung đòi chính phủ Việt Nam với các liên can trực tiếp là Bộ kế hoạch đầu tư và UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phải bồi thường cho ông 1 tỷ USD vì đã trắng trợn vi phạm cam kết mật giữa ông và phía chính phủ Việt Nam vào năm 2005.

Ông Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947. Ông đến Hoà Lan tỵ nạn  và vào năm 1987 ông đã đem 3,5 triệu USD về Việt Nam đầu tư. Ban đầu ông đã rất thành công và nâng tổng số tài sản đầu tư lên đến 30 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó nhà nước Việt Nam đã tịch thu tài sản của ông và đem ông ra xét xử 2 cấp sơ thẩm kết án 13 năm tù qua phúc thẩm giảm xuống 11 năm tù. Sau khi bị giam tù ông tìm cách trốn qua Cambodia và về Hoà Lan kiện ra một Trung tâm trọng tài quốc tế tại Stockholm, Thụy điển đòi bồi thường 100 triệu USD vào năm 2005.

Cầm chắc thất bại nên phía Việt Nam chọn hòa giải ngay với các cam kết:
 
A. Phía Việt Nam có các nghĩa vụ:
 
1. Bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình 15 triệu (mười lăm triệu) USD là tiền chi phí đi kiện số tiền này giao ngay trong năm 2005
 
2. Phía Việt Nam trao trả toàn bộ tài sản ở VN cho ông Trịnh Vĩnh Bình bao gồm phân xưởng, nhà kho, đất đai bất động sản. Việc trao trả tài sản chậm nhất vào năm 2012.
 
3. Phía Việt Nam cho ông Trịnh Vĩnh Bình ra vào Việt nam tự do để làm từ thiện.
 
B. Phía ông Trịnh Vĩnh Bình:
 
Có nghĩa vụ giữ kín cam kết mật nói trên không được tết lộ cho bất cứ cơ quan truyền thông nào. 
 
Cho đến hết năm 2014 thì phía Việt Nam chỉ thực hiện được 2 việc là trả 15 triệu USD tiền mặt cho ông Bình. Không như nhiều nguồn tin nói là trả 150 triệu. Và cho ông vào ra Việt Nam làm từ thiện ở bãi biển tại Tuy Hòa- Phú Yên. Còn chuyện trao trả tài sản thì chưa trả bất cứ động sản hay bất động sản nhà kho phân xưởng nào cho ông Trịnh Vĩnh Bình.
 
Thấy việc cam kết ban đầu bị vi phạm ông Trịnh Vĩnh Bình lần này nhờ đến một Tòa án quốc tế can thiệp.
 
Tổ hợp luật sư của ông Trịnh Vĩnh Bình kỳ này cũng là các luật sư từng giúp cho tỷ phú dầu mỏ của Nga là ông Khodorkovsky.
 
Thuận lợi cho ông Bình và tổ hợp Luật sư của ông là chính Tòa án Quốc tế này đã tuyên án chính phủ Nga phải có nghĩa vụ bồi thường 50 tỷ USD cho ông Khidorkovsky. Lần này cùng với các hiệp ước thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan cùng với án lệ có sẵn thì phía Việt Nam thua kiện là rất cao.
 
Không như giải pháp im lặng như cam kết bị Việt Nam trắng trợn vi phạm. ông Trịnh Vĩnh Bình có hứa dùng 90% tiền được sau khi trừa các chi phí vụ kiện sẽ được dùng từ thiện, hoạt động nhân đạo hay giúp các nạn nhân của chế độ cộng sản đi kiện ra các tòa án quốc tế đòi bồi thường, việc hỗ trợ bao gồm tư vấn cả tiền bạc nhằm giúp cá nạn nhân lấy lại công lý cho mình. Không loại trừ khả năng một số tiền sẽ được giúp các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. 
 
Ban đầu tổ hợp Luật sư muốn ông Bình khóa toàn bộ vụ việc cho họ nhưng ông chọn phương án đồng hành cùng họ.
 
Chuẩn bị cho tiến trình vụ kiện có thể lâu dài hay bị nhà nước Việt Nam cho người đi ám sát ông Trịnh Vĩnh Bình thì ông Bình cũng đã hoàn tất lập chúc thư thừa kế vụ kiện cho các thừa kế của ông ngõ hầu theo đuổi vụ việc đến cùng. Nguồn tin cho hay là ông Bình được chính Tòa án quốc tế khuyến cáo không nên quay về Việt Nam lúc này, ông cũng tuyên bố sẽ không về Việt Nam cho đến khi công lý thực thi hoàn toàn cho ông.
 
Trong vài ngày tới các cơ quan truyền thông tại Hòa Lan và EURO-zone sẽ thông báo tin này trên các phương tiện truyền thông nhằm khuyến cáo “Việt kiều” cân nhắc khi về Việt Nam đầu tư làm ăn.
 
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ kiện khi nó bị nhà nước Việt Nam chà đạp trắng trợn các cam kết do chính họ đặt bút ký kết.
          

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Trường hợp Trịnh Xuân Thanh bỏ Đảng CSVN, ...







Nói về nhác phẩm Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa của nhạc sĩ Tô Vũ







US Navy's $3B stealth warship sets sail.







Tàu Cộng vừa đánh trống với Bắc Hàn vừa la làng




Ông Ngô Đình Nhu lên tiếng về các vụ biểu tình 1963



Đám buôn dân bán nước cho bọn Bắc Phương xâm lược hãy nghe đọc lời phát biểu của ông Ngô Đình Nhu dưới đây:



Ông Ngô Đình Nhu phát biểu:

L’affaire bouddhiste et l’affaire des étudiants ont été montés de toutes pièces et répercutées de facon orchestrées et puissantes pour intoxiquer pour l’opinion intérieur comme l’opinion international contre le gouvernement du sud vietnam parce que ce gouvernement combat le communisme et parce qu’il refuse d’être un gouvernement ‘puppet’.”


“Vấn đề Phật tử và vấn đề sinh viên [biểu tình chống đối] đã được xếp đặt từ đầu và đã dội lại nhịp nhàng và mạnh mẽ để đầu độc ý kiến trong nước cũng như dư luận quốc tế đối với chính phủ miền Nam Việt Nam vì chính phủ này chống cộng và vì nó không chấp nhận là một chính phủ bù nhìn.”







Nước mắt, Nụ cười qua từng câu chuyện kể:



1. Lương tâm 
.
Con ốm, nhập viện. Làm thủ tục, bác sĩ mặt lạnh tanh. Biết ý, tay mẹ
run run dúi trăm nghìn vào túi “lương y”… Bác sĩ thân mật: “Nằm giường
này cháu, đừng lo có bác!”. Biết đâu mẹ đang xỉu dần vì bán máu cho
con. Lương tâm?


2. Xứ lạ quê người .

Qua xứ người được vài năm thì ông anh họ của tôi bắt đầu gởi tiền về,
giục các con lo học tiếng Anh và vi tính đẻ mai mốt qua đó có thể dễ
dàng kiếm việc làm.


Hôm vừa rồi, anh gọi điện về thăm gia đình chúng tôi, tôi hỏi anh có
địa chỉ eMail chưa để tiện liên lạc, giọng anh chùng hẳn xuống: ”Suốt
ngày hết rửa bát lại dọn bàn trong quán, anh có thì giờ đâu mà biết
đến những thứ hiện đại đó hả em?! “.


3. Chung Riêng.

Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân
từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi
chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh
đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi
cùng lớn lên…


Uống chung một ly rượi mừng, chụp chung tấm ảnh... cuối cùng khi anh
là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa mình sẽ không còn
có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta…


4. Bàn tay

Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi
không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình
đụng tay em... mềm mại.
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài
phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận
ra tay em có nhiều vết chai.


Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.


5. Vòng cẩm thạch  .

Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn
nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ
chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường…


Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo. Chị em hùn tiền
mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm
nghía, cười:


-Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui. Chị em không ai
bảo ai, nước mắt rưng rưng.


6. Ngậm ngùi

Ba mất nửa năm, má dẫn hai con nhỏ về quê. Xin được mảnh đất hoang,
cùng mần cỏ, dọn nền, lối xóm lạ hoắc tới tiếp dựng mái lá ở tạm. Tối,
má gói bánh – nấu. Sáng, hai nhỏ út bưng bán. Má mượn xuồng đi chợ, áo
thâm kim, nón lá rách.


Anh Hai ở Sài Gòn, thành đạt, giàu. Hôm về quê, anh đi dọc bờ sông, má
thấy, bơi xuồng riết theo, goi tên con hụt hưởi. Anh ngoái nhìn rồi
quay mặt đi tiếp. Má tủi, gạt dầm, cúi mặt khóc. Nước mắt má làm xuồng
quay ngang!


7. Tết  

Ngồi một mình trong căn phòng chung cư ở tầng 15, anh đón Tết một cách
lặng lẽ. Ở nơi này vẫn có bánh chưng, bánh tét, vẫn có pháo, có hoa
nhưng hình như vẫn thiếu một thứ gì đó.


Đã 35 cái Tết tha hương nhưng hình như trong anh vẫn còn tìm kiếm, dẫu
rằng sự tìm kiếm đó ngày càng nhạt nhòa theo năm tháng. Phải chăng
‘thứ ấy’ là hương vị Tết quê nhà?


“Phải đi ngủ sớm thôi” Anh tắt đèn tự nhủ, “Mai còn phải đi làm…”


8. Nghĩa tình  

Bố bị tai biến mạch máu não, nằm liệt giường. Em phải xin nghỉ việc để
về nhà phụ mẹ chăm sóc bố. Hơn năm sau, bố mất. Em lại phải đi làm xa
kiếm tiền gởi về cho mẹ trả nợ nần, thuốc men. Mãi bươn chải vì chén
cơm manh áo, hơn ba mươi tuổi vẫn chưa lập gia đình.


Anh hai giục mẹ bán nhà ra ở với ảnh, có dâu có cháu cho vui tuổi già.
Ngày về căn nhà ngày xưa đã đổi chủ, em chỉ còn biết khóc.


9. Bóng nắng, bóng râm

Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng,
chợt râm. Mẹ bảo:


- Nhà ngoại ở cuối con đê.


Trên đê chỉ có mẹ, có con


Lúc nắng, mẹ kéo tay con:


- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.


Con cố.


Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:


- Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.


Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?


Trời vẫn nắng, vẫn râm...


... Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.


10. Câu Hỏi  

Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những
trẻ lang thang không nhà cửa.


Cuối buổi học.


- Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô.


- Hát đi cô.


Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi,
cô dạy cho tụi trẻ bài "Đi học về".


- Hát theo cô nè... Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba
mẹ. Ba mẹ khen...


Phía cuối lớp có tiếng xì xào:


- Tao không có ba mẹ thì chào ai?
- ...
Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.


11. Ba Và Mẹ 

Mẹ xuất thân gia đình trí thức nghèo, yêu thích thơ, văn. Ba tuy cũng
được học nhưng là con nhà nông “chánh hiệu”.


Mẹ sâu sắc, tinh tế. Ba chất phác, hiền hòa.


Mỗi khi ba mẹ đấu lý, chị em nó thường ủng hộ mẹ, phản đối ba. Mẹ luôn
đúng và thắng.


Hôm ba bệnh nặng, cả nhà lo lắng vào ra bệnh viện.


Tối ba nói sảng điều gì đó không ai hiểu. Nhưng lần đầu tiên nó nghe
mẹ nói “Đúng! Ông nói đúng…” Quay đi, mẹ sụt sùi. Nó thút thít khóc.


12. Tình Đầu 

Về quê, lần nào cũng vậy, hễ chạy qua ngã ba An Lạc là tôi cho xe chạy
chậm hẳn lại, mắt nhìn vào ngôi nhà khuất sau vườn lá. Một lần, đứa
con trai mười tuổi của tôi hỏi:


- Ba tìm gì vậy?


- Tìm tuổi thơ của ba.


- Chưa tới nhà nội mà?


- Ba tìm thời học sinh.


- Nội nói, lớn ba học ở Sài Gòn mà?


- À, ba tìm người... ba thương.


- Ủa, không phải ba thương mẹ sao?


- Ừ, thì cũng ... thương.


- Ba nói nghe lộn xộn quá. Con không biết gì cả.


- Ba cũng không biết.


Chỉ có Hồng Hạ biết. Mà Hạ thì hai mươi năm rồi tôi không gặp.


13. Bão 

Sống miền duyên hải, công việc của anh gắn liền với tàu, với biển, với
những chuyến khơi xa. Anh đi suốt, về nhà chẳng được bao ngày đã tiếp
tục ra khơi. Mỗi lần anh đi chị lại lo. Radio, ti vi báo bão. Đêm chị
ngủ chẳng yên, sợ bão sẽ cuốn anh ra khỏi đời chị.


Cuộc sống khá hơn, anh không đi biển nữa mà kinh doanh trên bờ. Anh đi
sớm về trễ, có đêm vắng nhà, bảo vì công việc làm ăn. Nhưng nghe
đâu...


Không phải bão, anh vẫn bị cuốn xa dần. Sóng gió, bão trong lòng chị.


14. Khóc 

Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi
không hề khóc thêm lần nào nữa.


Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia
đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo
nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.


Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại
sao khóc, anh nói:


- Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh.


15. Đánh Đổi 

Chị yêu anh vì vẻ lãng mạn và coi thường vật chật. Chị xa anh cũng vì
lẽ đó. Nhân chứng của cuộc tình là chiếc xe đạp, nó chở đầy kỷ niệm
của một thời yêu nhau.


Mười năm xa cách, anh lao vào cuộc mưu sinh và có một gia sản ít ai bằng.


Tình cờ anh gặp chị tại nhà, nhìn thấy chiếc xe đạp ngày xưa, chị hỏi:

anh còn giữ nó? Anh nghẹn ngào: anh làm ra những thứ này mong đánh đổi
những gì anh có trên chiếc xe đạp ngày xưa.


16. Mẹ tôi 

Mẹ sinh tôi giữa ruộng bùn vì lúc có mang tôi cũng là lúc gia đình lâm
vào túng quẫn, mẹ đi cấy thuê lặn lội đồng sâu nước độc nên sinh tôi
thiếu tháng. Tôi ốm đau èo uột. Mẹ thường cõng tôi qua sông đến nhà
thầy thuốc. Tôi khỏe. Nhưng mẹ phải còng lưng ba năm trời để trả nợ.
Lớn lên tôi định bỏ học đi làm sớm. Mẹ quyết nhịn ăn bắt tôi đến
trường. Mẹ là tấm gương soi suốt đời tôi.


17. Túi khoai thối

Thử hình dung những cơn giận dữ của ta như những củ khoai, mỗi lần
giận là bỏ vào túi một củ, ngày càng nhiều và chúng dần thối đi. Nếu
không biết bỏ qua lỗi lầm của người khác, cứ giận họ mãi thì với ta
chẳng lợi ích gì, họ cũng chẳng vì ta giận họ mà mập hay ốm đi, còn ta
khác nào phải mang theo túi khoai vừa thối vừa nặng. Nếu biết bỏ qua,
ta sẽ có nhiều bạn, không còn phiền lòng vì túi khoai thối ấy.


18. CHUYỆN CÁI VÉ

Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé,
người cha dừng lại đọc bảng giá:


"Người lớn: $10.00


Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00


Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí"


Đọc xong, ông nói với người bán vé:


- Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.


- Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.


- Vâng.


- Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.


- Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.


19. Ba

Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước.


Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi.


Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba
phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…


Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa
cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:


- "Có dư đồng nào không con?".
Tôi đáp:


- "Còn dư bốn ngàn ba ạ".


Ba nói tiếp:


- "Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa".


Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng.


20. Mẹ và con

Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ
đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết
thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không
dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ
cười.


Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi
khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn
mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.


21. Anh

Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố mẹ giận dữ, mắng
"Sanh ra… giờ cãi lời bố mẹ…phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…"
Anh lặng thinh không nói năng gì…Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào Đại học, phải xa nhà, lên thành phố ở trọ. Anh tự ý bán
đi con bò sữa -gia tài duy nhất của gia đình-, gom tiền đưa cho bé Út.
Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, Út khóc thút thít…Anh cười, "Út
ráng học ngoan…"


Miệt mài 4 năm Đại học, Út tốt nghiệp lọai giỏi, được nhân ngay vào
công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
Vừa bước chân vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của Anh trên bàn
thờ nghi ngút khói…Mẹ khóc, "Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ
hồ… lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con
biết…"


22. Cua rang muối

Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua
đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy
các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ,
các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối
mời mẹ. Các con nói vui:


- Cua rang muối thật đó mẹ.


Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:


- Còn răng đâu mà ăn?!


23. Xa xứ

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.


Thư đầu viết: "ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…"


Cuối năm viết: "mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…"
Mùa đông sau viết: "em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi
giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần
trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt
không…"


24. Đi thi

Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp
cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần
lượt tới anh Ba rồi cô út – cấp II, cấp III, tú tài, đại học – Đứa nào
cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.


… Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người
cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.
Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”


25. THỊT GÀ

Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơm đứng ăn trước cửa. Tý khoe:


- Nhà Tý ăn thịt gà.


Đêm đó, bà Tám chửi:


- Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc.


Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma
chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông vui.


Trời đổ mưa.


Thằng Tý la lớn:


- Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi.


Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đang giương mắt
nhìn lên quan tài ông giáo.


(Đừng vội kết tội cho người khác bạn nhé. Hãy bao dung độ lượng và tha thứ)


26. Chỉ có một người thôi

Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:


- Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy.


Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ
tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp
phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp
phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên.


Bác làm công trở về gặp người chủ.


Người chủ hỏi:


- Ở bên ấy có nhiều người không?


Bác làm công trả lời:


- Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.


- Tại sao vậy?


- Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng
chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà
lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con
người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.


27. Phấn Son

Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.


Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping.


Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều
không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh
thấy không…”


Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết
phấn son màu gì.