khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Hộp quẹt Zippo do TT. Nguyễn Văn Thiệu thân tặng



 
"Ông anh của tôi từng được TT Nguyễn Văn Thiệu đích thân tặng 1 hộp quẹt Zippo có chữ ký của Tổng Thống như cái Zippo trong ảnh đi với bài này, ông anh tôi được tặng một hộp quẹt Zippo và 1 “Chiến Thương Bội Tinh.” Rất tiếc là qua một thời gian dài từ đó với nhiều biến động nên ông anh tôi không giữ được cái Zippo Tổng Thống tặng cùng những kỷ vật thời đó (hoặc không có can đảm giữ…) để hôm nay tôi chụp hình, đưa lên đây cho anh em xem lấy le.
Chiếc Zippo của ông anh tôi được Tổng Thống tặng tại chiến trường Buôn Mê Thuột. Và những cái Zippo “TT Nguyễn Văn Thiệu thân tặng” vào thời bấy giờ không phải thuộc hàng quá hiếm (hiếm nhưng không đến nỗi quá hiếm), lính tráng ngày xưa mỗi khi cafe cafao, nhậu nhẹt thường hay quăng những chiếc Zippo TT Nguyễn Văn Thiệu tặng lên bàn để “khè” nhau. Đơn giản vì những chủ nhân thực sự của những hôp quệt Zippo này phần nhiều thuộc hàng lính “dữ dằn” của QLVNCH — họ là những chiến sĩ có chiến công. Lại vì những chiếc Zippo này được chính tay TT Nguyễn Văn Thiệu tặng thường đi kèm với những “Anh Dũng Bội Tinh”, “Chiến Thương Bội Tinh.”


Phỏng vấn người tù cuối cùng Phạm Gia Đại










United States ‘abandoned Cambodia and handed it over to the butcher’ during pullout 40 years ago: ex-ambassador (Source: NY Daily News and AP)




Cựu đại sứ Mỹ, John Gunther Dean, thú nhận: "Mỹ đã bỏ rơi Kampuchea và trao nó vào tay bọn đồ tể " khi rút lui khỏi nơi đó trong bốn mươi năm qua. Ông xưng tội với thế giới: "Chúng tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm với đất nước Cambodia khi đã thất hứa. Đó là một điều tệ hại nhất của đất nước chúng tôi". Ông nói tiếp trong một cuộc phỏng vấn mới vừa được thực hiện tại Paris : "Và tôi đã khóc bởi vì tôi biết những gì đã đang xảy ra tại Cambodia". Ông cựu đại sứ Mỹ, Graham Martin, tại Saigon năm 1975 đã mất, nhưng chúng ta chưa bao giờ nghe một lời xin lỗi tương tự như thế khi Mỹ cũng thất hứa với miền Nam VN và đã để lại những thảm họa vô lường vẫn còn di hại đến con người và đất nước VN cho đến tận hiện tại. Cry, the Beloved Country - Alan Paton. Mời nghe Nối Vòng Tay Lớn (sic) trong khi đọc bài viết bên dưới (Tư Phú Nhuận ghi chú)



PARIS — Twelve helicopters, bristling with guns and U.S. Marines, breached the morning horizon and began a daring descent toward Cambodia’s besieged capital. Residents believed the Americans were rushing in to save them, but at the U.S. Embassy, in a bleeding city about to die, the ambassador wept.

Forty years later, John Gunther Dean recalls one of the most tragic days of his life — April 12, 1975, the day the United States “abandoned Cambodia and handed it over to the butcher.”

“We’d accepted responsibility for Cambodia and then walked out without fulfilling our promise. That’s the worst thing a country can do,” he says in an interview in Paris. “And I cried because I knew what was going to happen.”

Five days after the dramatic evacuation of Americans, the U.S.-backed government fell to communist Khmer Rouge guerrillas. They drove Phnom Penh’s 2 million inhabitants into the countryside at gunpoint. Nearly 2 million Cambodians — one in every four — would die from executions, starvation and hideous torture.

Many foreigners present during the final months remain haunted to this day by Phnom Penh’s death throes, by the heartbreaking loyalty of Cambodians who refused evacuation and by what Dean calls Washington’s “indecent act.”

I count myself among those foreigners, a reporter who covered the Cambodian War for The Associated Press and was whisked away along with Dean and 287 other Americans, Cambodians and third country nationals. I left behind more than a dozen Cambodian reporters and photographers — about the bravest, may I say the finest, colleagues I’ve ever known. Almost all would die.

U.S. Marines come under Khmer Rouge fire while they were on the ground near the U.S. embassy during Operation Eagle Pull which evacuated American and embassy personnel in Phnom Penh, Cambodia, on April 13, 1975.Tea Kim Heang/AP

U.S. Marines come under Khmer Rouge fire while they were on the ground near the U.S. embassy during Operation Eagle Pull which evacuated American and embassy personnel in Phnom Penh, Cambodia, on April 13, 1975.


The pullout, three weeks before the end of the Vietnam War, is largely forgotten, but for historians and political analysts, it was the first of what then-U.S. Secretary of State Henry Kissinger termed “bug-outs.”

“It was the first time Americans came anywhere close to losing a war. What worries me and many of us old guys who were there is that we are still seeing it happen,” says Frank Snepp, a senior CIA officer in Saigon and author of “Decent Interval,” which depicts the final years of the Vietnam War. After Cambodia and Vietnam came Laos; there would be other conflicts with messy endings, like Central America in the 1980s, Iraq and — potentially — Afghanistan.

Today, at 89, Dean and his French wife reside in an elegant Paris apartment graced by statues of Cambodian kings from the glory days of the Angkor Empire. A folded American flag lies across his knees, the same one he clutched under his arm in a plastic bag as he sped to the evacuation site.

Captured by a photographer, it became one of the most memorable images of the Vietnam War era.
In the apartment’s vestibule hangs a framed letter signed by President Gerald R. Ford and dated Aug. 14, 1975. It highlights that Dean was “given one of the most difficult assignments in the history of the Foreign Service and carried it out with distinction.”

But Dean says: “I failed.”

U.S. Ambassador to Cambodia John Gunther Dean carries the American flag from the U.S. Embassy in Cambodia as he arrives at Utapao Air Force Base in Thailand following the evacuation from Phnom Penh by helicopter and aircraft carrier.Sal Veder/AP

U.S. Ambassador to Cambodia John Gunther Dean carries the American flag from the U.S. Embassy in Cambodia as he arrives at Utapao Air Force Base in Thailand following the evacuation from Phnom Penh by helicopter and aircraft carrier.


“I tried so hard,” he adds. “I took as many people as I could, hundreds of them, I took them out, but I couldn’t take the whole nation out.”

The former ambassador to four other countries is highly critical of America’s violation of Cambodian neutrality by armed incursions from neighboring Vietnam and a secret bombing campaign in the early 1970s.

The U.S. bombed communist Vietnamese sanctuaries and supply lines along the Vietnam-Cambodia border, keeping Cambodia’s Lon Nol government propped up as an anti-communist enclave, but it provided World War II aircraft and few artillery pieces to Phnom Penh forces fighting the Khmer Rouge.

In his memoirs, Kissinger says the U.S. had no choice but to expand its efforts into the neighboring country which the North Vietnamese were using as a staging area and armory, and that anti-war sentiment prevented it from giving Cambodia more assistance.

Dean is bitter that Washington did not support his quest to persuade ousted Cambodian King Norodom Sihanouk to return from exile and forge a coalition between the Khmer Rouge and Lon Nol. It was Dean’s “controlled solution.”

MARCH 19, 2015 PHOTOJacques Brinon/AP

Former U.S. ambassador to Cambodia John Gunther Dean displays the American flag he carried when he was evacuated from the U.S. Embassy in Cambodia during an interview with the Associated Press in Paris, France.


“Ambassador Dean never had (President Richard) Nixon’s or Kissinger’s support because both of them wanted out of Indochina,” Snepp says, though he, and some historians, doubt that Dean’s plan could have worked.

By early 1975, the embassy’s cables, most of them declassified in 2006, were becoming increasingly frantic.

Meeting me one day, a haggard Dean, who had lost 15 pounds, asked rhetorically: “Isn’t there any sense of human decency left in us?”

The Khmer Rouge were tightening their stranglehold on the capital, shutting down its airport from which the embassy had flown out several hundred Cambodians. An April 6 cable from Dean said the Cambodian government and army “seem to be expecting us to produce some miracle to save them. You and I know there will be no such miracle.”

Congress was cutting the aid lifeline to Phnom Penh. The American public had had enough of the war.

Tourists view portraits of victims executed by the Khmer Rouge regime at the Tuol Sleng Genocide Museum, formerly a notorious Khmer Rouge prison, in Phnom Penh, Cambodia.Heng Sinith/AP

Tourists view portraits of victims executed by the Khmer Rouge regime at the Tuol Sleng Genocide Museum, formerly a notorious Khmer Rouge prison, in Phnom Penh, Cambodia.


Among Cambodians in-the-know, some anti-American feeling was growing.

“We in Cambodia have been seduced and abandoned,” Chhang Song, a former information minister, said one night in early 1975.

But among Phnom Penh residents I found only smiles — “Americans are our fathers,” one vegetable vendor told me — along with a never-never-land mindset that things would turn out to be all right. Somehow.

The morning of the evacuation, Dean sat in his office one last time and read a letter from Prince Sirik Matak in which the respected former deputy prime minister declined evacuation and thus sealed his own death. It read: “I never believed for a moment that you have this sentiment of abandoning a people which has chosen liberty. I have only committed this mistake of believing in you the Americans.”

Dean today describes it as the “greatest accusation ever made by foreigners. It is wrenching, no?”

MARCH 19, 2015 PHOTOJacques Brinon/AP

It’s 40 years later, 6,000 miles away and Dean is recalling what he describes as one of the most tragic days of his life - April 12, 1975, the day the United States "abandoned Cambodia and handed it over to the butcher."


His embassy closed down at 9:45 a.m., the evacuees driven to a soccer field. The “Jolly Green Giant” helicopters were setting down. The Marines fanned out to form a security cordon, but fears of Cambodian reprisals proved unfounded.

Children and mothers scrambled over fences to watch. They cheered, clapped and waved. A Cambodian military policeman smartly saluted Alan Armstrong, the assistant defense attache. Disgusted and ashamed, Armstrong dropped his helmet and rifle, leaving them behind.

I tried to avoid looking into faces of the crowd. Always with me will be the children’s little hands aflutter and their singsong “OK, Bye-bye, bye-bye.”

Five days later we received a cable from Mean Leang, an ever-jovial, baby-faced AP reporter who had refused to seek safety. He wrote about the brutal entry of the Khmer Rouge into the city, its surrender and its gunpoint evacuation. “I alone in office, losing contact with our guys. I feel rather trembling,” he messaged. “Do not know how to file our stories now ... maybe last cable today and forever.”

Barry Broman, then a young diplomat, remembers a Cambodian woman who worked upcountry monitoring the war for the embassy who had also refused evacuation.

“One day she said, ‘They are in the city,’ and her contact said ‘OK, time to go.’ She refused. Later she reported, ‘They are in the building,’ and again refused to leave her post. Her last transmission was, ‘They are in the room. Good-bye.’ The line went dead.”

40 năm nhìn lại từ muôn phía!







Hành Ca Trên Nông Trường Oan Nghiệt- Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng- Ca sĩ Gia Huy





Anh em độ vài tram
anh em độ vài ngàn
Anh em chừng vài mươi vạn
chơi vơi dưới mặt trời hắt nắng
Như không hẹn hò ai
đau thương chung một ngày
Ngước mắt anh em nhìn nhau
cười vang gương đồng loại

Mang ơn người về đây
cho ta thiên đường này
Cho ta mặt trời oan nghiệt
trên cao trên đồng bằng nóng cháy
Nên khi mặt trời soi
ta nghe thiên đường gọi
Hóa kiếp ta cơ cực
như bầy thú hoang lạc loài

Dưới gốc lúa trên ngọn ngô
dưới dãy úa trên đồng khô
Đôi chân ta đầy vết máu
kéo lê theo từng ngày mơ hồ

Anh chết đuối trong rừng sâu
tôi chới với trên đồi cao
Đôi tay ta nặng như xích sắt
ôi từng ngày dài sầu đau

Bao năm chưa nghỉ ngơi
điêu linh qua từng thời
Anh em mù lòa nhân đạo
đua nhau nuôi thù hận tiếp nối
Quanh nông trường khổ sai
đang rêu rao huyền thoại
Giữa lúc anh em hờn căm
và đau thường từng ngày !



                                                                  


Trả lại tôi tuổi trẻ - Nhạc Phạm Duy



Trả lại tôi là tuổi trẻ mênh mông
Chúng mình như lúa reo trên ruộng đồng
Dù mưa tuôn, dù bão cuốn
Bông lúa vàng cuồn cuộn gió vươn lên
Dù bom rơi, dù súng tới
Bông lúa ngời vượt lửa khói lên ngôi
Trả lại tôi là tuổi trẻ yên vui
Dẫu rằng đang chiến tranh hay hòa rồi.

Trả lại tôi là tuổi tự do theo
Chúng mình: hoa hướng dương trên ngọn đèo
Là hoa niên tìm ánh sáng
Hoa biết đường về mọi chốn vinh quang
Là măng non, là thép mới
Khi đáp lời thì quả đất lung lay
Là tuổi son ở Phù Đổng vươn vai
Chúng mình khi đứng lên cao bẵng trời.

Trả lại tôi là tuổi trẻ vô tư
Chúng mình như lũ chim trong rừng già
Rừng âm u đầy ác thú
Chim biết ngừa luật rừng rú bao vây
Đời chông gai rồi sẽ tới
Chim biết cười đừng vội gánh âu lo
Trả lại tôi là tuổi trẻ nên thơ
Chúng mình như giấc mơ chưa hề nhòa.

Trả lại tôi là tuổi trẻ say mê
Chúng mình yêu, sẽ yêu đương tràn trề
Càng thương yêu, càng thấy thiếu
Yêu rất nhiều chẳng cần lấy bao nhiêu
Tình ra đi từ tấm bé
Cho tới ngày nào tận thế chưa quên
Trả lại tôi là tuổi trẻ như điên
Sống và xin chết cho câu thề nguyền.

Trả lại tôi là tuổi trẻ bao dung
Chúng mình như gió khơi nơi mịt mùng
Dù non sông còn cháy nóng
Ai chán chường và người có khinh nhau
Dù ai gieo điều tiếng xấu
Tha thứ nhiều để lòng thấy tin yêu
Trả lại tôi là tuổi lượng bao la
Chúng mình xa, biết xa câu hận thù.

Trả lại tôi là tuổi trẻ hôm nay
Chúng mình như đoá sen trong bùn lầy
Việt Nam đây, đầy rắc rối
Nhưng vẫn còn nhiều hình dáng vui tươi
Việt Nam ơi! Còn tiếng nói
Yêu giống nòi đặt Tổ Quốc lên vai
Trả lại tôi là thần tượng tôi đây
Chúng mình xin khắc sâu trong dạ này.
 
 
 



Đó, quê hương tôi một thùng rác lớn! (lời nhạc "Ruồi và Kên Kên", Nguyễn Đức Quang)




                                         


                                         


                                         


Tàu Cộng: "tên sen đầm quốc tế"?




                                                   


Cứu rỗi linh hồn con Chúa ơi! (thơ Kiên Giang)







                                                  


Tiến bộ kỹ thuật quá hay về từng chiếc phi cơ trên vùng trời Paris (Vùng trời Paris chỉ là một ví dụ mà thôi).



Tuy nhiên bạn có thể xem các nước khác, như USA, CANADA etc.
 
Chỉ cần ấn nút trái của con chuột, giữ chặt/kéo về phía tay phải để đi chuyển về phía trái của bản đồ (Nước Mỹ hoặc Canada etc...)
 
Mặt khác, phía trên bản đồ, bên phải có "Bookmarks", bạn click lên đó để chọn xem các lục địa khác như Africa, Asia, North America, South America ...
 
Click vào một trong những phi cơ màu vàng, bạn có được thông tin về chiếc phi cơ đó(Hãng hàng không nào, đến/đi, giờ hạ/cất cánh ...)
 
 
 
1-Le ciel de France vendredi 17 avril à 22H32 (Bên phía trên, bên trái là giờ UTC, muốn xem giờ địa phương, ở mục 2, bên dưới của mail nầy)
 
 
 
 
 
 
2-Giờ Trái Đất :
 

Xem bên dưới phải của trang web này, có phần ”Location Menu” , để chọn giờ địa phương của quốc gia mà bạn đang ở.

 
WORD TIME SERVER :
 

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Tuổi trẻ "hồn nhiên"

























Bình đẳng "quyền đái bậy" ở VN

























Phỏng vấn nhà biên tập phim Tom Cross







Kịch Sống Tuý Hồng: Lời thề định mệnh



 
Phần Ca Nhạc: http://youtu.be/GTZMlMaxvMc
 

Nhập gia nhưng không tùy tục



Có những du khách ra nước ngoài nhưng vẫn mang theo cách hành xử “làng xã” sang xứ người để rồi những hướng dẫn viên như Hiếu – công ty du lịch Nam Việt – chỉ biết muối mặt giải quyết hậu quả. Khách là một kế toán trưởng của một công ty, đến Singapore nhưng vẫn còn rất thèm ăn sầu riêng nên hết chương trình tour mang về khách sạn một hộp to đùng. Hiếu đã nhắc rằng ở khách sạn đã có biển thông báo không được mang sầu riêng vào sảnh, thang máy và đặc biệt cấm tuyệt đối không được mang vào phòng.


image
Hình minh họa


Thế mà khách cứ thản nhiên mang vào phòng để ăn rồi vứt phần còn lại vào thùng rác. Nhân viên khách sạn phát hiện, nhắc nhở và phải vào phòng dọn dẹp lại, phun thuốc khử mùi…Nhưng ngày hôm sau, cô này lại tiếp tục mang về ăn. Đến ngày trả phòng, khách sạn tính vào tiền phòng 500 đô Singapore (1 đô Singapore tương đương 16.700 đồng) phạt vi phạm qui định thì bà này giãy nảy lên, la hét om sòm trong khách sạn đại loại: “phòng tôi thuê, tôi muốn làm gì trong phòng là quyền của tôi….”. Cãi vã không xong, bà ta vẫn phải trả tiền phạt nếu không cả đoàn phải trễ chuyến bay.

Có ông khách nọ, mới ngày đầu đến khách sạn ở Pattaya (Thái Lan) đã bị nơi này phạt 1.500 baht (1 baht khoảng 775 đồng VN) vì làm bẩn khăn tắm trong phòng. Số là ông này dùng khăn tắm trong phòng khách sạn lau giày da, khổ nỗi xi-ra đen trộn với bụi bẩn trên giày của ông bết chặt vào khăn, làm hỏng cả khăn của khách sạn. Nguyên – hướng dẫn viên công ty du lịch PIT – kể có lần nọ một vị quan chức tỉnh A đi sang Singapore du lịch, nhà hàng đã yêu cầu hướng dẫn viên nhắc nhở khách không được mang rượu vào nhà hàng nhưng ông này rất thông minh đổ rượu vào chai nước suối và ung dung ngồi uống cùng chiến hữu.

Vòng đầu không sao, đến vòng thứ hai không hiểu sao ông nổi hứng lên cụng ly. Nhân viên phục vụ nhà hàng nhã nhặn lại nhắc nhở không được uống rượu trong nhà hàng, ông và nhóm bạn tiếp tục phớt lờ, lần này quản lý nhà hàng đến ngửi chai nước suối rồi nhắc lần hai. Ông xẳng giọng chửi bằng tiếng Việt: “đ.m, rượu tao tao uống, mày là cái đ…gì cấm tao?”. Người quản lý tuy không hiểu tiếng Việt nhưng dứt khoát cầm chai rượu tiến thẳng về phía thùng rác và vứt tõm vào đó.
Khổ vì… ăn

Đi du lịch ở Mỹ, bữa ăn sáng kiểu Mỹ trong khách sạn gồm: 2 quả trứng, 1 lát thịt hun khói hoặc xúc xích, vài lát bánh mì nướng với mứt, bơ, bánh pancake (một loại bánh bột mì mỏng)…, nước hoa quả, trà, cà phê… nhưng với nhiều du khách Việt đây là cực hình, có người cũng chấp nhận thưởng thức như một cách thử ẩm thực nước ngoài nhưng có nhiều người không chịu nổi. Nguyên kể: có một nhóm quan chức ở miền Tây đến ngày thứ hai đã không chấp nhận ăn như thế và mắng anh như té nước, xưng hô “mày tao” tại nhà hàng: “trong cuộc đời tao chưa bao giờ ăn cái gì dở và cực như vầy, ngay cả hồi tao học ở Nga cực khổ là thế mà vẫn chưa ăn dở như vầy. Sao mày không cho tụi tao ăn phở?” rồi đùng đùng bắt cả đoàn lên xe đi chừng 30 phút để được ăn phở và Nguyên phải móc tiền túi ra chi cho khoản ăn sáng không có trong kế hoạch.

Nhiều đoàn khách ra khỏi VN là đòi ăn ngay cơm Việt, hoặc tìm nhà hàng Tàu chứ dứt khoát không dùng ẩm thực địa phương.
Nhiều hướng dẫn viên kể trong chương trình tour, các anh phải tranh thủ cho xe dừng ở chợ để vào mua nào là rau, cà chua, trứng… để về nhà hàng dấm dúi cho ông đầu bếp chút tiền rồi mượn bếp để chế biến vài món ăn truyền thống: rau luộc, canh dầm cà chua, trứng chiên, thịt luộc… Có vị còn tỏ ra bực mình: “sao có gà đó nó không chặt ra, nửa con kho mặn, nửa con luộc cho mình chấm muối…sao sang tới Mỹ rồi mà ăn uống khổ sở thế này”.

Nói đến thói quen ẩm thực, nhiều hướng dẫn viên bảo họ chỉ biết chui xuống đất vì nhiều đoàn tham quá. Ăn buffet, chủ nhà hàng dường như hiểu thói quen này nên cũng gắn bảng thông báo bắt phạt nếu lấy đồ ăn còn dư. Thực khách Việt thì “dũng cảm” chen ngang hàng người đang xếp hàng chờ đến lượt và bưng ra lần nào cũng đĩa đầy ú hụ toàn là thức ăn nhưng cuối cùng ăn không hết. Giải pháp là: trút hết vào nồi lẩu rồi cho khăn giấy phủ lên trên để tránh những cặp mắt khó chịu của nhiều người gần đó.

Chủ yếu là… chụp hình


image
Hình minh họa

Du khách Việt đi du lịch nước ngoài chủ yếu là chụp hình, shopping… ít người biết được nơi mình đến có những gì đặc biệt về văn hóa, lịch sử. hướng dẫn viên Hiếu – công ty du lịch Nam Việt – kể có lần đến Rome (Ý) khi nghe đến Vatican, cả đoàn nhao nhao đòi đến ngay. Khi xe đến nhà thờ St Peter nhiều người chạy xuống chụp hình lấy chụp để rồi rất đông khách lên lại xe, chỉ còn vài người đứng chờ để tiếp tục hành trình trong khi hướng dẫn viên mời gọi xuống để tham quan. Nhóm người trên xe nói vọng xuống: “tui có đạo đâu mà vào đó, chụp hình cho biết là được rồi”.


image
Hình minh họa


Lại kể chuyện ông khách quan chức nọ, sau khi ăn phở xong ông này nói với Nguyên: “bạn tao nói ở New York có tòa nhà gì cao lắm, đến đó đi”. tuy không có trong chương trình nhưng Nguyên cũng đưa đoàn khách đến. Khi đến nơi, cũng chính ông này lại bảo với cả đoàn: “có mẹ gì trên đó đâu mà phải mất tiền lên xem!”, nói rồi ông bước xuống hút thuốc. Có lần đoàn xe đang đi trên xa lộ ở Mỹ, xe chẳng may bị trục trặc, phải nằm chờ hỗ trợ, khách thì nhao nhao đòi xuống xe chụp hình trong khi hướng dẫn viên nhất quyết không cho xuống vì khả năng bị tai nạn và qui định ở đây không cho hành khách xuống đường cao tốc, cả đoàn chửi bới đòi thay hướng dẫn viên…!!!

Du khách Việt Nam ra nước ngoài. Mới 85 năm trồng người, hãy chờ thêm 15 năm nữa du khách VN đi ra ngoại quốc sẽ "khá" hơn"


image


Tôi tin là những điều của vài hướng dẩn viên du lịch VN ghi trong bài là hoàn toàn đúng sự thật. Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, tôi thường hướng dẫn đoàn đi công tác có kết hợp du lịch, có nhiều điều còn hơn thế nữa ! 1. Những du khách trong đoàn Việt Nam có thái độ trịch thượng:

Hay đòi hỏi như khi ở trong nước, hoặc nặng lời với hướng dẫn viên thì phần lớn là các "quan chức" ở các cơ quan trong nước... Thái độ hống hách đó ở VN thường bị phê bình là "quan liêu", "hách dịch". Thông thường trong một đoàn mà những du khách là người dân thường, ít ra nước ngoài, không thông thạo ngoại ngữ hay mới đi lần đầu v.v.. thì họ rất nghe theo lời của hướng dẫn viên, trừ các vị thuộc thành phần "quan chức" nói ở trên.

image
Hình minh họa


2. Có một người trong đoàn của tôi đã dùng chiếc khăn ăn dành cho từng thực khách ở bàn ăn, thay vì lót trên người trong khi ăn, đã tự nhiên trải trên mặt ghế để ngồi lên khi ăn. (bài học rút ra sau chuyến đi là: cái gì không biết thì nên nhìn người chung quanh mà làm theo họ)

Đúng như vậy, không biết thì bắt chước. Trong restaurant thường bày trước mặt thực khách hai ba cái ly thủy tinh, hai ba con dao và muổng nĩa đặt bên trái và bên phải ngay ngắn. Tôi hoàn toàn không biết là cái con dao nào dùng vào việc gì, cái ly nào dùng vào lúc nào. Có lần tôi hỏi anh bồi, anh chỉ cho tôi rất minh bạch, dao cầm tay nào, để làm sao, ăn xong muốn người bồi bàn lấy dĩa dơ đi thì để dao và nĩa cách nào vân vân và vân vân… lúc đó còn nhớ ít ngày sau quên mất.

image
Hình minh họa

Có lần vào tiệm bán crawfish thấy trên bàn có miếng khăn nilon có hai cái quai, tôi đoán là để choàng trước ngực cho đừng dơ áo, nhưng không biết choàng hai cái quai đó cách nào. Không lẽ hỏi mấy người chạy bàn Việt Nam không nói được tiếng Việt, tôi bèn nhìn bàn bên cạnh coi khách làm sao, nhưng cũng chẳng mò ra máng vào cổ cách nào. Lật tới lật lui cái khăn, tôi mới biết là bứt một đầu của hai cái quai, choàng qua cổ và buộc chúng lại.

3. Đi lạc: Trước khi đi, các thành viên, nhất là những người không biết tiếng Anh, được căn dặn nhiều lần về việc này, mọi người nên đi chung theo đoàn, hoặc đi chung theo nhóm nhỏ 3-4 người trong đó có 1 người biết sơ sơ tiếng Anh... Nhưng trong thực tế, khi đi mua sắm thì họ thường đi theo ý thích riêng và mải mê chọn lựa hàng, khi sực nhớ lại thì đã bị lạc xa mọi người... Rất khổ cho chúng tôi khi phải đi tìm những thành viên đi lạc, nhất là ở các siêu thị nhiều tầng hay tại các sân bay quốc tế.
- Tại sân bay, có mấy quý bà đang đi trong dòng người trong đoàn, bỗng thấy cái WC nên có nhu cầu tự nhiên, tức thì quẹo luôn vào mà không nói với ai trong đoàn... Đến khi trở ra thì bị lạc mất đoàn !

image
Hình minh họa


Nghề hướng dẫn viên du lịch là nghề khá vất vả và khó khăn. Dù có dặn dò chi li, nhưng đông người thế nào cũng trục trặc. Chuyện kách hàng trễ giờ hay đi lạc là thường tình. Cái khổ của người hướng dẫn viên là phải bảo đảm đi tới nơi về tới chốn vui vẻ cả làng. Xứ lạ quê người mà phải đương đầu với những bất ngờ ngoài dự liệu hay phải đương đầu với khách hàng khó tính thì mệt lắm.
Tôi cũng thường hướng dẫn nhóm bạn bè đi chơi, có khi lên tới 25 người. Không ai là hướng dẫn viên cả, nhưng trong đoàn đi như vậy thì phải có một người chịu trách nhiệm đứng ra lo cho cả nhóm cho nên tôi biết nghề hướng dẫn viên tuy là được đi chơi đây đó nhưng thực sự thì đâu có thưởng thức được cảnh đường xa xứ lạ như khách hàng, mà phải sắp đặt lo lắng đủ điều, tối về tới phòng mọi người được ngủ chớ hướng dẫn viên có khi phải thức để giải quyết những chuyện khách hàng gây ra hay phải sắp xếp cho ngày hôm sau.

4. Trong khách sạn:

- Lấy thức ăn rất nhiều vào đĩa trong các bữa ăn buffet, lấy cho mình rồi lấy thêm mấy đĩa chung cho nhóm mình. Cuối cùng là bỏ thừa lại trên bàn ăn. Chúng tôi là những người chịu trách nhiệm hướng dẫn rất xấu hổ, mặc dù đã có nhắc nhở và giải thích nhiều lần.

image
Hình minh họa


- Hút thuốc lá trong phòng ngủ, làm cho chuông alert rú lên ...

- Gác thuốc lá đang hút trên cạnh bàn, làm cháy sém khăn trải bàn, bị khách sạn phạt tiền.

- Không biết điều khiển các vòi nước trong phòng tắm, nhất là loại vòi có nút ấn vào mới có nước, hoặc loại vòi gạt lên/xuống (thay vì gạt qua trái/phải), rồi la lối om sòm là vòi nước bị hư.

- Dùng giỏ đựng quần áo dơ yêu cầu khách sạn đem giặt để đựng quà cáp mua về.

- Đánh mất chìa khóa phòng, đổ thừa cho nhân viên khách sạn làm mất.

Ngoài ra, còn rất nhiều điều khác gây khó khăn cho người hướng dẫn hoặc cho cả đoàn như:

- Không đúng giờ tập họp theo qui định sau khi đi mua sắm, tham quan chụp ảnh tự do hoặc không đúng giờ ra xe các buổi sáng từ khách sạn. (
Hình như vấn đề không tôn trọng giờ giấc là thói quen xấu của người Việt Nam !)

- Cười nói rổn rang nơi công cộng tự nhiên như ở nhà mình.

Hình minh họa


- Hút thuốc lá bất kỳ nơi nào (trong xe, shops, khách sạn có máy điều hòa không khí) - Vứt rác bừa bãi bất kỳ nơi nào.

- Làm mất hộ chiếu, tài sản cá nhân rồi tranh cãi với khách sạn.

- Quý bà khi đi mua sắm ở siêu thị nhiều tầng, diện rất mode, mang giày cao gót, cuối cùng chịu không thấu đã phải lột giày ra xách ở tay và đi chân đất, mặc dù đã được nhắc nhở vấn đề giày dép này nhiều lần...

Tôi nghĩ rằng một số hành vi nói trên đây cũng không được chấp nhận ngay tại Việt Nam, chứ không hẳn ra nước ngoài mới không được phép làm. Vấn đề ở đây thuộc về sự giáo dục và ý thức cá nhân của từng người...




Hưu trí làm gì ? - Nguyễn thượng Chánh


image
 
Trong  đời sống của mọi người, đến một lúc nào đó chúng ta cũng phải ngưng làm việc để nghỉ hưu. Đây là một giai đoạn mới vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Hai vợ chồng người gõ cũng đã gác kiếm từ quan từ năm 4-5 năm nay rồi. Tôi đã nghỉ hưu – Giã từ căng thẳng, chào đón hưu liễm. “I’m retired – Goodbye tension, hello pension!”

Gõ cho người hay gõ cho ta?

image
 
Tuy có chuẩn bị tinh thần nhưng cũng vẫn bị shocked
 
Ai cũng vậy, làm việc đến một tuổi nào đó thì cần phải nghỉ hưu.
 
Tuy luật không bắt buộc mình phải nghỉ nhưng thông thường thì thiên hạ nghỉ khi họ được 65 tuổi để nghỉ ngơi và để lãnh tiền già (pension du Canada hay old age pension).
 
Đây là nói trường hợp những người làm việc cho các công ty hay xí nghiệp lớn, làm việc cho chánh phủ hay công chức v.v.
 
Còn trường hợp tự mình làm chủ thì muốn nghỉ lúc nào thì tự do mình quyết định.
 
Mặc dù đã có chuẩn bị tư tưởng từ nhiều năm trước nhưng khi bắt đầu ngưng làm việc thật sự, bỏ lại sau lưng tất cả các thói quen cũ để bước vào một nề nếp sinh hoạt hoàn toàn mới, thì mấy tháng đầu vợ chồng người gõ cũng phải chịu nhiều xáo trộn về tinh thần lẫn vật chất.

image
Phải cần một thời gian đôi ba tháng mới quen và thích ứng được vào với hoàn cảnh mới!

Nhiều thay đổi trong cuộc sống

Thời gian nghỉ hưu thường tạo ra nhiều sự thay đổi trong đời sống.
 
Đó có thể là sự thay đổi chỗ ở và phải hòa mình vào một khung cảnh mới, bởi lý do này nên hưu viên phải chịu mất đi một số bạn bè và những mối giao tiếp xã hội của mình từ xưa nay…Và họ cần phải có một thời gian để tìm hiểu và thích ứng vào nếp sinh hoạt mới.
Không ít người nghỉ hưu bán nhà để dọn đến những nơi gần con cái.
 
Có người chọn giải pháp mua condo để ở cho đỡ phải dọn dẹp, và khỏi lo săn sóc nhà cửa cũng như để tiện bề đi du lịch trong thời gian dài.
 
Có người nhảy ra làm từ thiện hay làm thiện nguyện.

Đi du lịch

image
 
Đi du lịch xa là cái mode thường thấy nhất trong mấy năm đầu khi vừa mới nghỉ hưu.
Theo nhiều cụ kinh nghiệm, thì mấy năm đầu lúc vừa mới nghỉ thì thiên hạ có khuynh hướng đi du lịch ào ào.
Từ 75 tuổi trở đi thì họ bắt đầu thấm đòn, sức khỏe yếu đi, thường hay mệt mỏi bất tử, nên sự hăng say du lịch của buổi đầu cũng dần dần giảm theo năm tháng.

image
Du lịch cũng không quên cái “hobby”
 
Các tours du lịch xa có guide hướng dẫn rất được giới cao niên ưa chuộng vì tiện lợi và khỏe trí.
 
Bạn bè chí thân hay tâm đầu ý hợp thường hay rủ nhau đi chung cho vui.
 
Hầu như không ít bà con mình, đặt ưu tiên chuyện về Việt Nam trong chương trình du lịch của họ, cũng có người có ý định quay về chốn xưa ở cho đến ngày cuối đời…
 
Kế đó là qua Mỹ hoặc qua các nước Âu Châu, trước là đi chơi và sau là ghé thăm bà con hay bạn bè luôn thể.
 
Có người thì đi tours Trung Cộng, đi hành hương Ấn Độ, v.v.
 
Người thì  đi tours nghỉ mát tại các resort ở Mexico, Cuba, Dominican Republic hay các đảo thuộc vùng Caribbean, v.v… Thường bãi biển ở những vùng nầy rất là lý tưởng, sạch sẽ và có một màu trong như sữa xanh ngút ngàn giống như một bức tranh vĩ đại rất ư là đẹp…
Giá cả có khác nhau và cũng tùy theo mùa. Trung bình, nguyên trọn gói, bao vé máy bay khứ hồi từ Montréal, ăn ở một tuần trong hotel 4 sao của resort lối 1300- 1500$.
 
Mùa low season, giá có thể còn rẻ đi hơn nhiều.

Có người đi theo tours du thuyền cruise trong một tuần lễ tại vùng biển Caribbean. Ghé qua các đảo như Saint Martin, Sainte Croix, Saint Kitts, Virgin Islands, Grenada…
 
Có người đi tours vùng Nam Mỹ, Panama hoặc tours vùng Hawaii, tours Alaska xem gấu trắng…

image
 
Các tours du thuyền vùng Caribbean, tàu chạy ban đêm cho tới sáng thì cập bến vào một đảo và du khách có thể lên bờ dạo chơi hay đi đây đó và trở lại tàu trước hoàng hôn.
Mấy lúc gần đây du lịch Dubai nằm về phía đông nam của United Arab Emirates (UAE) vùng Trung Đông cũng được một số hưu viên chiếu cố.
 
Tours du thuyền: lối 80% du khách là người cao tuổi
 
Có người đi theo các tours du thuyền lâu nhiều tuần bên Âu Châu, Á Châu hay Trung Đông. Mục đích để thăm viếng được nhiều xứ.

Du thuyền Princess Cruises ghé qua nhiều nước như Thái Lan, Singapore, Sài-gòn Nam Việt Nam, Hong Kong hay Pusan Nam Hàn, v.v.
 
Tours du thuyền có thể được xem là sang trọng và thích hợp cho lớp tuổi già.
 
Nhưng có một sự thật là đi đâu lâu ngày lâu tháng, khi trở về tới nhà mình thì vẫn cảm thấy khỏe cách gì đâu…Được nằm ngủ trên cái giường của mình thì không có gì sung sướng và hạnh phúc cho bằng!

image
Trên sông Saint-Laurent/Montréal

Dân nghỉ hưu thường hay đi đâu?

Sáng sáng, dân nghỉ hưu thường hay đến mấy cái thương xá hay mấy tiệm cà phê bình dân ngồi chùm nhum với nhau đấu láo và ngó ông đi qua bà đi lại.
 
Các bà thì thích đi ngắm nghía vẻ đẹp như xem thời trang, xem nghệ thuật, cây cảnh, vân vân.
 
Có bà lại thích đi tà tà hoặc đi vòng vòng trong thương xá để…rửa con mắt và cũng là một cách để thư giãn (relaxation).
 
Ông nào có muốn chở vợ thì nên chọn giải pháp ngồi chờ ở phía ngoài cho nó khỏe và cũng tiện để ngó cô đi qua bà đi lại luôn thể, tiện mọi bề cho cả bà lẫn ông!

Some studies have led to a conclusion that shopping is one of the ways to combat depression. A woman tends to get so engrossed in shopping, that she can shop for hours together without eating or getting tired.
 
Thankfully most of the shopping malls have a coffee shop, where men can enjoy sipping their espresso while women enjoy a stress free experience! Happy shopping ladies!!!

Các ông thì lại ưa thích hẹn hò nhau để tán gẫu ở những quán cà-phê, quán phở,

Có ông bạo hơn cũng như văn minh hơn, muốn tự thưởng mình sau bao năm dài đăng đẳng làm việc vất vả, bằng những chuyến du lịch về Việt Nam trước thăm mồ mả ông bà, sau là nếu có thể giúp người-em-gái-nhỏ nào đó thoát cảnh nghèo đói để đổi đời mà cả hai đều có lợi, vân vân và vân vân. Nội cái được người-em-gái-nhỏ gọi mình bằng anh xưng em ngọt xớt như mía lùi, thấy sướng tê cả người, được trẻ ra ít nhất cũng 30 tuổi rồi.

Ai mà không ham!

Nghe nói với số tiền trợ cấp hưu pension hay tiền già 1000$ một tháng bên nầy, nhưng về bển thì tha hồ mà ăn chơi phè phỡn, dư sức…qua cầu gió bay!
 
Dân nghỉ hưu thường hay…làm gì?

image
 
Phần đông đa số người già nghỉ hưu rất rảnh rỗi.
 
Tập thể dục thể thao như chạy bộ jogging, đi bộ; tập tài chi dưỡng sinh, khí công, aerobic; đánh cờ tướng hay chơi golf, đánh tennis, đánh ping-pong, vân vân.
 
Việc giữ hộ cháu nhỏ trong vòng đôi ba ngày cũng là một niềm vui cho các bậc ông bà.
Một số cụ lo xa, quan tâm đến việc tu hành cũng như việc thiền định để tìm sự an lạc cho tinh thần cũng như để chuẩn bị cho kiếp sau, vân vân.
 
Cũng có người thì cảm thấy quá nhàn rỗi…Không biết làm gì trong ngày, hết đứng thì ngồi, ra vô, đi tới đi lui, ngó trước ngó sau, hết ngồi rồi nằm.
 
Vào phòng nghiền ngẫm internet, chốc chốc lại check email.
 
Xong ra salon mở ti-vi.

Đọc báo thì đọc hết tờ nọ tới tờ kia, lướt qua tin xe cán chó, đến các mục quảng cáo bán nhà, sang nhà hàng, sang tiệm nails…Kế đến là mục gỡ rối tơ lòng, riêng mục tìm bạn bốn phương sao thấy nhiều phụ nữ đầy đủ công dung ngôn hạnh mà sao số lại cô đơn hẫm hiu vậy cà, thấy tội quá!
 
Rồi làm luôn tất cả các tin vui lẫn tin buồn, cáo phó lẩn phân ưu, rồi không biết chừng nào tới phiên…mình đây?
 
Đôi khi lấy phone gọi đầu nầy đầu nọ, nói chuyện tầm xàm bá láp cho đỡ buồn.
Tình trạng nầy mà kéo dài dám sẽ khiến nhiều cụ dễ bị rơi vào sự buồn chán hay trầm cảm lắm!

Chiu tà v ti sân nhà
Vợ tôi mong ngóng trong nhà ngó ra
Ngh hưu  quanh qun đôi ta
Quay đi ngó li, ch bà với tôi
(Nguyễn Thượng Chánh)

Gặp lại bạn bè

image
 
Bạn bè lâu ngày gặp lại vợ chồng tác giả thì thường hay hỏi những câu đại loại như sau:
 
- Lúc rày nghỉ có khỏe không?  Khỏe chớ!
- Lúc này nghỉ rồi làm gì?  Không có làm gì hết, nghỉ mà!
- Có đi đâu chơi không?  Có khi đi, có khi không!
- Có đi về Việt Nam chưa?  Dzà, chưa có tính lúc nầy!
- Có đi làm thiện nguyện không?  Dạ có, làm từ lâu rồi, giữ cháu đó!
- Có làm công việc gì khác không?  Có chớ, nhiều việc không tên, nhớ hổng hết!
- Nghỉ ở nhà có chán không?  Đâu còn thì giờ dư đâu mà chán!
- Nghỉ ở nhà có thường bị bả đì không?  Anh sao tui vậy mà!
- Nghỉ ở nhà, ổng thường làm cái gì?  Dzà thưa lúc nào? sáng hay tối? cũng giống như mấy ông khác thôi!
- Sao cũng còn trẻ (?) hoặc job thơm (?) mà nghỉ chi cho uổng vậy!  Thôi đi, bộ xỏ ngọt người ta hả!
 
Bao nhiêu câu hỏi trên cũng đủ nói lên tâm trạng lo lắng chung của mọi người trước viễn tượng về hưu.
 
Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai hết.
 
Có người phải nghỉ hưu vì hãng đóng cửa, vì bị mất việc, vì vấn đề sức khoẻ hay cũng vì hoàn cảnh bắt buộc, vân vân và vân vân.

Tóm lại, những điểm lo lắng chung của mọi người mà tác giả nhận thấy quan trọng chính là ở ba điểm như sau:
 
1/ quan hệ giữa vợ chồng
2/ sức khỏe
3/ tiền bạc

Giai đoạn “tang chế” sau khi nghỉ làm

Ai cũng phải trải qua một giai đoạn buồn chán vì phải thay đổi nếp sinh hoạt thường ngày từ mấy chục năm nay lúc còn đi làm. Thời gian nầy dài hay ngắn tùy theo người.
Các nhà tâm-lý-học gọi đây là giai đoạn “tang chế” (période de deuil), nghĩa là hưu-viên cảm thấy mất mát một cái-gì-đó mà mình hằng quen thuộc trong đời sống.
 
Trong thời gian nầy, họ rất dễ bị rơi vào tình trạng trầm cảm.
 
Nếu tình trạng nầy kéo dài thì cần phải đi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
 
Tại sao có người sợ nghỉ hưu?

image
 
- Có người đã đủ tuổi về hưu nhưng không muốn nghỉ vì còn quá yêu…công việc hay ghiền việc (workaholic)!
- Có người muốn nghỉ hưu nhưng phải ráng cày vì họ còn phải nuôi con ăn học thêm một vài năm nữa!
- Có người vẫn còn duy trì sự làm việc, nhưng chỉ làm bán thời gian (part time) hoặc chỉ làm một hay hai ngày trong tuần!
- Có người đã nghỉ hưu, nhưng sau đó trở vô xin làm việc lại!
 
Ngoài ra, cũng còn nhiều lý do phức tạp khác…
 
“Tui sợ ở nhà hoài sanh bệnh” hoặc
“Tui cũng muốn nghỉ lắm nhưng sợ ở nhà không có gì làm, chán lắm”
 
Đây là những câu tâm tình mà người gõ thường hay nghe các bạn đàn ông nói.
 
Phải chăng đó là những lý do thật sự?
 
Nhưng cũng không hiểu tại sao dân chúng lại phản đối dữ dội khi chính phủ sở tại muốn kéo dài tuổi làm việc ra thêm nữa, thí dụ như bên Pháp?
 
Còn ở Canada, chấp nhận cho nghỉ hưu hiện nay là 65 tuổi, nhưng sẽ tăng lên 67 tuổi trong vài năm tới.
 
Báo Tây có nêu những lý do tại sao một số người vẫn còn muốn tiếp tục đi làm mặc dù họ đã tới tuổi cần hưu trí rồi, hai lý do chính là tại vì:
 
- ông anh sợ phải ở nhà thường xuyên với bà chị (?)
- kinh tế, tài chánh khó khăn nên cần phải đi làm thêm để kiếm thêm chút đỉnh cho bả vui (?).
 
Có bạn thì thành thật hơn: “tui ngại ở nhà vì phải chạm mặt thường xuyên với bà xã quá.
Sợ gây lộn tối ngày, sợ chiến tranh lạnh quá”.
 
Vấn đề nầy là một sự thật mà ai cũng phải đành chịu thôi. Chạy đâu cho khỏi!
 
Nhưng gần đây báo chí Mỹ có nêu một…tin mừng. Không biết có nên tin hay không?
 
Tin mừng cho những cặp vợ chồng khắc khẩu: “Cãi nhau sống lâu”
 
Cãi nhau thường xuyên để xả bớt xú bắp rất tốt cho sức khỏe tâm thần và sẽ sống rất lâu
để mà cãi với nhau cho tới ngày xuống lỗ (?) Hi hi hi!

Spouses who fight live longer!
 
In the current study, the authors suggest a combination of factors to explain the higher mortality for couples who don’t express their anger. These include “mutual anger suppression, poor communication (of feelings and issues) and poor problem-solving with medical consequences,” they write in the January issue of the Journal of Family Communication.

Trong các khóa học coaching “chuẩn bị nghỉ hưu” (pre-retirement courses) cho nhân viên nhà nước hoặc cho các công ty, các thuyết trình viên là các nhà tâm-lý-học thường nêu cái vấn nạn nầy lên để chúng ta đừng ngạc nhiên lúc phải ở nhà thường trực với người hôn-phối của mình.
 
Ai cũng vậy cả! Chạy đâu cho thoát!
 
Nhưng nếu suy nghĩ cho tận cùng, thì còn đôi bạn cũng vẫn còn thấy mình may mắn và hạnh phúc hơn rất nhiều, phải không các lão ông lão bà?

Cái gì cũng cần phải có sự chuẩn bị hết

image
Theo ý riêng của tác giả, thì cần phải chuẩn bị tư tưởng trước khi nghỉ hưu:
 
+ cái gì cũng phải có ngày chấm dứt, để bước sang một giai đoạn khác trong cuộc đời;
+ phải ý thức là mình già rồi, cần phải nghỉ ngơi để đi đây đi đó khi còn đầy đủ sức khỏe;
+ bệnh hoạn có thể đến với mình bất cứ lúc nào;
+ nghỉ hưu để vui sống với chồng, với vợ mình mà hình như từ mấy chục năm nay mình không có thể sống cho nhau một cách trọn vẹn được vì sự ràng buộc về sinh kế, về con cái, vân vân;
+ nghỉ hưu để có thể có nhiều thời gian hơn bên cạnh các cháu nội ngoại và để nhìn thấy chúng lớn lên;
+ nghỉ hưu để có thể mỗi sáng tĩnh lặng, bên cạnh tách cà phê nóng, cùng nhau thảnh thơi nghe tiếng chim hót líu lo sau nhà hay cùng ngắm bình minh ló dạng hay nhìn những giọt sương đêm còn lấp lánh đọng trên các tàn cây ngoài mái hiên nhà, hoặc cùng thưởng thức mặt trời toả đủ màu sắc trước khi lặn vào mỗi chiều hoàng hôn, vân vân và vân vân;
+ muốn cho sự nghỉ hưu được tốt đẹp, không nhiều sóng gió thì chúng ta cần phải tạo cho mình một lịch trình sinh hoạt đều đặn, để nó trở thành một nếp quen thuộc (routine) trong cuộc sống và mình phải tuân hành theo bằng mọi giá;
+ đừng bao giờ để bị rơi vào tình trạng quá rảnh rỗi vì sẽ dễ bị đưa đến sự buồn chán;
+ cuối cùng là phải tạo cho mình có một thời khóa biểu…bận rộn (busy).

Mỗi người mỗi cách mỗi kiểu!

Kết luận

image
 
Nghỉ hưu lúc mình còn sức khoẻ để đi đây đi đó chớ chần chờ đến lúc ngồi xe lăn hay hui nhị tì thì có hối tiếc cũng không còn kịp.
 
Nghỉ hưu khi con cái đã trưởng thành, nhà chỉ còn có đôi ta mặc sức mà lớn tiếng…cãi qua cãi lại mà không cần phải đóng cửa vì sợ con cái buồn phiền.
 
Nghỉ hưu, một giai đoạn mới trong cuộc đời bắt đầu với không đồng hồ, không ngày, không tháng, không stress, muốn ngủ lúc nào, muốn thức lúc nào, ăn lúc nào, ăn ở đâu, ăn cái gì, ăn làm sao…thì cho dù ngoài kia có mưa to gió lớn bảo bùng hay tuyết rơi trắng xoá mịt mù cũng chẳng làm cho ta lo lắng nao lòng.
 
Nghỉ hưu, đối với tôi, là một sự khám phá ra cái đẹp. Từ trước đến nay, tôi chưa từng bao giờ có thời giờ để nhận thấy hết những nét đẹp của các cháu tôi, của vợ tôi cũng như của cây cỏ ngoài ngõ. Và, lẫn cả cái đẹp của thời gian nữa.
“Retirement has been a discovery of beauty for me. I never had the time before to notice the beauty of my grand kids, my wife, the tree outside my very own front door. And, the beauty of time itself.” Harman Jule.
 
Ôi, tự do ơi, một lần nữa, ta xin chào mi bằng hai tay và cả…hai chân!
 
Đồng vợ đồng chồng, tát bể…Hưu cũng cạn!