khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

How a dozen young men from a small town secretly plotted the deadliest terrorist attack in Spain in more than a decade - Source: Washington Post



RIPOLL, Spain — The Spanish interior minister boasted Saturday that the terror cell that had carried out attacks in Barcelona and a nearby seaside village has been “completely dismantled.” But in the mountain town where the conspiracy was born, people wanted to know how it all had started.

At the center of the mystery here: How did a dozen young men from a small town — some friends since childhood — come together to plot in secret and carry out the deadliest terrorist attack in Spain in more than a decade, considering some were barely old enough to drive and most still lived with their parents.

As many as eight of 12 young men named as suspects in the terrorist attacks in Barcelona and Cambrils are first- and second-generation Moroccan immigrants from the picturesque town of Ripoll, perched high in the forests at the edge of the Pyrenees mountains, a two-hour drive on the highway from Barcelona.
Parents of the young men here told The Washington Post they fear their sons were radicalized by a visiting cleric who spent the last months praying, preaching — and possibly brainwashing gullible youngsters who spoke better Spanish than Arabic.

Others were not sure what drove the young men to such extreme violence. One assailant drove a white rented van down a crowded pedestrian boulevard in Barcelona, killing 14 and seriously wounding scores. Five others attacked police and bystanders after running a checkpoint. Two other suspects, still unidentified, were blown to bits in an explosion at a house being used by the cell to make a bomb, which authorities say was to be deployed in “a major attack.”

Spanish authorities said Saturday that they are searching for Younes Abouyaaqoub, a 22-year-old Moroccan-born man from Ripoll, who they now believe drove the van.

As of Saturday night, some of the families with sons in the terror cell said they had not been definitely informed by authorities if, how or where they died.

Some questioned how the young men could have organized themselves. “Who is behind all this? Who is the big fish?” said Rashid Oukabir, a cousin of 17-year-old Moussa Oukabir, a member of the cell who was killed by police after their car rammed officers.

“It’s impossible these kids did all of this on their own,” he said. “Who helped them?”

Local Moroccan immigrants drinking tea and watching cable news at the Cafe Esperanza wondered aloud how the youths could have turned so quickly toward violence.

“They were nerds,” said one man who knew them.

They weren’t all nerds, said another.

One was a skilled soccer player.

Another might have smoked hash.

Ibrahim Aallaa is the father of two young men implicated in the attacks: Said Aallaa, 18, and his brother, Youssef Aallaa, 22.

He said he assumed both were dead.

A third son, Mohammad, 27, was the registered owner of the Audi A3 used in the Cambrils attack.

He is in police custody, his father said.

Aallaa told The Washington Post that he believed Youssef may have been radicalized by an imam in Ripoll, where a generation ago the first Moroccans came to work in the forests cutting trees or in the fields harvesting crops.

Aallaa said he did not know the cleric’s name.

In Ripoll on Saturday, national Catalan police searched the abandoned apartment of a part-time Muslim preacher named Abdelbaki Essati, who had served in a local mosque.

According to the Spanish newspaper El País, police were looking for DNA samples from the apartment because they suspected that Essati might have been one of the two men killed in Wednesday’s explosion.

Albert Oliva, a regional police official, declined to provide details on the cleric during a news conference Saturday.

The elder Aallaa said that his son Youssef had changed in recent months, that he had become more strict in his religious practice and more judgmental.

“My son would tell me, ‘Father, you have to pray. You have to follow Islam.’ ”

Youssef, he said, was a “problematic” child. The boy was aggressive. He fought in school, Aallaa recalled.

He opened the door to his tiny room, where he slept on a mattress next to his brother Said. There were religious texts and some free weights for bodybuilding — and that was it.

Recently, Youssef would disappear for days at a time, his father said, adding that he last saw his son a month ago. He thought he was working in a nearby town.

He suspects that Youssef got his brother Said involved in the attack, the father said.

“I never heard them speak of the Islamic State or Syria,” he said. “Not anything like that, ever.”

Hafida Oukabir said she saw her younger brother Moussa hours before the Barcelona attack. She did not notice anything new or different. If he had undergone some dramatic change, it was hidden from her, she said.

“My brother didn’t change,” Hafida insisted.

Moussa Oukabir went to Friday services at the mosque but did not pray every day. In the days before the attacks, “he was laughing, going out. If I would have seen any changes or had the suspicion of anything, we would have gone to the authorities. But nothing pointed at this.”

Hafida said the tightknit Moroccan community, especially the families, are now focusing on who may have radicalized the youth.

“What I think happened is that someone must have brainwashed them,” she said. “Do you really believe a 17- or 18-year-old, who was born here and grew up here, would think about killing people? No, no — somebody must have played with their minds and used them.”

The Islamic State had earlier claimed that its “soldiers” carried out the attacks in Spain, but the level of actual involvement by the terrorist group remained unclear.

Aallaa said that his son Youssef had books he kept hidden that he would study with friends. When police raided the home, they took away old mobile phones and a laptop.

In the immediate aftermath of the attacks, as news broke that Moroccan immigrants from Ripoll were responsible, many in town swore that relations between the Muslim newcomers and the established Catholic residents were calm and respectful.

But as the first arrests came to Ripoll, some locals jeered at the detainees, threatening them.

There also was graffiti spray-painted near one of the mosques that read “Moors out!’ — a reference to Moroccan immigrants.

Over the past two days, stickers also appeared on street signs reading “enough Islamization” with a picture of a mosque and a line drawn across it.

Irene Payet, 64, lives in the same building as the Aallaa family. She is also a local politician. Payet said she believes the Moroccan immigrants are coddled by the government, given rights and benefits they have not earned.

“These people, they are radicals, so I am not surprised they do this,” she said. “These people should be pushed aside. They are not ready to live in our society.”

Payet gestured toward the floors above her apartment.

“I’m sleeping with the enemy,” she said



Hòa Hợp Hòa Giải? Còn Lâu! Bên Thắng Cuộc Bóc Lột Kinh Tế Bên Thua Cuộc







Chống nạn thu phí ở BOT Cai Lậy – mẫu mực về phản kháng dân sự phi bạo lực - Tác giả Đoan Trang




Hàng triệu độc giả của báo chí và cộng đồng mạng đang theo dõi vụ “tài xế dùng tiền lẻ khi qua trạm thu phí Cai Lậy”, với cả sự hồi hộp lẫn thích thú. Vụ Cai Lậy sau này chắc sẽ còn được kể lại nhiều lần như một chuyện vui. Nhưng còn hơn thế nữa: Những người lái xe dùng tiền lẻ đóng phí đã mang đến cho chúng ta một ví dụ tuyệt vời về phản kháng dân sự phi bạo lực, “hay lắm, đẹp lắm, có thể viết thành sách”.
 
Bản chất của vụ dựng chốt thu phí ở BOT Cai Lậy là Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang (Giám đốc: Nguyễn Phú Hiệp) lập một trạm thu phí trên Quốc lộ 1. Trước đây, họ đã đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao) tuyến đường tránh 12 km thuộc thị xã Cai Lậy. Tuy nhiên, thay vì đặt trạm thu phí ở đường tránh thì công ty lại “xếp nhầm” nó vào Quốc lộ 1, khiến cho ngay cả những người không sử dụng đường tránh mà đi qua Quốc lộ 1 cũng phải nộp tiền. Và vì Quốc lộ 1 là đường giao thông huyết mạch với hàng chục nghìn lượt xe qua lại mỗi ngày, việc chặn đường thu phí như vậy bảo đảm nhà đầu tư không để lọt “con mồi”, ngược lại, thu được số tiền vô cùng lớn: Mỗi xe đi qua, tối thiểu cũng phải nộp 35.000 đồng/lượt (xe bốn chỗ), tối đa lên tới 180.000 đồng/lượt (xe container).
 
Hai điều khiến các lái xe phẫn nộ là trạm bị đặt sai chỗ và mức phí quá cao. Thứ nhất là trạm nằm trên quốc lộ nên kể cả người không sử dụng đường tránh cũng phải đóng tiền. Thứ hai là mức phí bất hợp lý. Anh Vũ Huy Hoàng, một tài xế 45 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh, cho biết: “Một tuyến đường tránh chỉ dài 12 km mà áp phí gần bằng đường cao tốc Trung Lương 50 km. Tôi lái xe bốn chỗ vào đường cao tốc Trung Lương, mất 40.000 đồng, mà qua Cai Lậy mất 35.000 đồng”.
 
“Bên công ty đầu tư lý giải là ngoài làm đường tránh, họ còn “tăng cường mặt đường” 26 km trên Quốc lộ 1 nữa. Thật ra họ chỉ phủ nhựa một số chỗ, dặm vá lại một số ổ gà và sơn phết lại vài cây cầu. Trong khi đó, đúng ra, Quốc lộ 1 phải được tu sửa bằng tiền ngân sách nhà nước, trong đó có khoản phí cầu đường mà các xe hàng năm đều đóng. Trong giá xăng cũng đã tính cả phí cầu đường rồi” – anh Hoàng nói rõ.
 
Lâu nay, tình trạng lập trạm bừa bãi (đường một nơi, trạm một nẻo) để thu phí BOT và nạn phí chồng phí đã xảy ra ở nhiều nơi trên khắp đất nước. Nhưng chỉ đến khi các lái xe nhìn ra được những điều bất hợp lý đó, phản kháng dân sự mới bắt đầu.
 
Tháng 4/2017, hàng trăm tài xế điều khiển xe di chuyển với tốc độ rùa bò qua trạm thu phí cầu Bến Thủy 1 (Nghệ An), gây ách tắc giao thông. Còn “chiến dịch tiền lẻ” ở Cai Lậy mở màn vào khoảng ngày 1/8/2017.
 
Bài học đầu tiên: phải hiểu biết
 
Trả lời câu hỏi, “vì sao các trạm BOT khác không có vấn đề gì mà Cai Lậy mới lập được hơn một tuần đã có chuyện”, anh Vũ Huy Hoàng nhận định: “Quan trọng là bây giờ tài xế bắt đầu nhìn nhận được những bất công, bất hợp lý trong chính sách rồi. Người ta có nhận thức hơn rồi. Vụ Cai Lậy này, tôi nghĩ là có “học tập kinh nghiệm” từ vụ cầu Bến Thủy”.
 
Kinh nghiệm đó đã từng được chia sẻ mạnh trên mạng xã hội, trong những nhóm Facebook của các tài xế.
 
Ba ngày đầu tiên (1-3/8), theo phản ánh của nhà đầu tư, có bảy xe “dùng tiền lẻ mệnh giá 200, 500, 1.000 đồng vo tròn để trong chai nhựa, túi nhựa hoặc đưa từng tờ tiền lẻ rồi buộc nhân viên kiểm đếm lại nhiều lần” (Thanh Niên, 5/8/2017).
 
Trạm thu phí phản ứng ngay: Hễ xe nào đi qua mà có hiện tượng trả tiền lẻ thì nhân viên thu phí nhấn nút, còi hụ ầm ĩ lên và lập tức có người của trạm vác máy ra quay phim, chụp hình xe đó, ghi biển số lại. Ngày 7/8, trả lời phỏng vấn báo Infonet, luật sư Nguyễn Doãn Hùng – Công ty Luật IPIC – nhận định rằng hành vi bỏ tiền lẻ vào chai nhựa, gây ùn tắc giao thông, là có dấu hiệu của tội gây rối trật tự công cộng và có thể bị phạt tù 2-7 năm.
 
“Thật ra lúc ấy anh em cũng hoang mang” – anh Hoàng kể. “Nhưng rồi có người có ý kiến là việc gì pháp luật không cấm thì ta có quyền làm, mà chưa có văn bản nào cấm sử dụng tiền lẻ cả, đừng nghe hù dọa. Thế là anh em vững dạ làm tới thôi”.
 
“Hôm đầu tiên còn ít xe dùng tiền lẻ thì trạm đối phó bằng cách cho các xe trả tiền lẻ đi vào len (lane – làn đường) dự phòng, đứng ở đó chờ nhân viên trạm ra đếm tiền. Qua ngày thứ hai, thứ ba, nhiều người hưởng ứng hơn, rồi đông quá, không đủ len dự phòng nữa, trạm đành chịu. Thế rồi nghẽn hết cả, nhiều lúc trạm phải xả cửa, không thu tiền, cho xe qua miễn phí để giải tỏa ách tắc”.
 
Các tài xế cũng không nhét tiền vào chai nhựa nữa mà đưa cả bó. VnExpress ghi lại, chiều 9/8, có khoảng 10 xe trả tiền lẻ mệnh giá 200, 500 đồng khi qua trạm BOT Cai Lậy, gây ùn tắc kéo dài tới 4km.
 
Có thể thấy ngay bài học đầu tiên mà các “tài xế tiền lẻ” ở Cai Lậy đem đến, là phải hiểu biết: nhận ra những điều bất hợp lý, hiểu quyền của mình, hiểu mình không sai, hiểu cái nguyên tắc cao nhất của pháp luật là người dân được làm mọi thứ pháp luật không cấm.
 
Bài học thứ hai: Bắt đầu từ việc nhỏ
 
Phong trào Otpor! (có nghĩa là “phản kháng”) ở Serbia để lại một nguyên tắc đấu tranh quan trọng: Bắt đầu từ những công việc nhỏ, có vẻ ít tính chính trị, ít nhạy cảm, ít nguy hiểm nhất, sao cho ai cũng có thể làm được. Và đó nên là những việc vẫn nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc gia.
 
Tuần hành đến Bộ Giao thông – Vận tải, ủy ban nhân dân địa phương để phản đối các trạm thu phí “nằm sai chỗ”, hoặc quyết liệt từ chối nộp phí, thì không phải ai cũng dám làm ngay vì rất dễ bị quy chụp là chống phá nhà nước. Nhưng giảm tốc độ, đi xe thật chậm, nộp tiền lẻ khi qua trạm thu phí, như các tài xế đi qua trạm cầu Bến Thủy, Cai Lậy đã làm, gây tắc nghẽn hay là “ùn ứ” theo cách gọi lâu nay của ngành cảnh sát giao thông, thì là việc đúng luật và không có gì nguy hiểm, theo nghĩa là chẳng có lý do gì để bị đàn áp. Tài xế nào cũng có thể tham gia.
 
Nói cách khác, hành động nộp tiền lẻ là một cách gây khó khăn cho những kẻ bóc lột, nhưng nó lại vẫn là việc chấp hành luật pháp. Vì thế, nó đặt kẻ bóc lột vào tình cảnh “tức tối nhưng không làm gì được”. Cùng lắm thì nhà đầu tư chỉ có thể làm đơn cầu cứu công an. Nhưng công an cũng bị đặt vào thế lưỡng nan: Trấn áp cũng dở (vì không có cớ, và dễ đổ thêm dầu vào lửa phẫn nộ của cư dân mạng), mà không trấn áp cũng dở (các lái xe cứ tiếp tục làm tới).
 
Bài học thứ ba: Thu hút dư luận ủng hộ
 
Mặc dù là hành động phản kháng (vốn dĩ bị gắn nhãn là chống đối ở Việt Nam), nhưng “chiến dịch tiền lẻ” của những người lái xe lại tạo được một hình ảnh hoàn toàn khác với những gì người dân thường hình dung. Đó là sự thông minh, hài hước, gây cười.
 
Trong các nhóm Facebook, cánh lái xe tán chuyện rôm rả, vui vẻ về “chiến dịch”. Họ đăng tải và phát tán những hình ảnh đẹp hoặc gây cười, những clip nhạc chế xung quanh vụ “tiền lẻ qua trạm Cai Lậy”.
 
Họ cũng có ý thức giữ gìn hình ảnh khi bị quay phim: Hình một anh lái xe trẻ (Phạm Việt) cười rạng rỡ đưa tập tiền 200 đồng cho nhân viên thu phí, do phóng viên Thanh Niên chụp, lan truyền trên mạng Internet và còn được chế lại như một tấm áp phích của thời “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”; ai nhìn thấy cũng phải phì cười và chắc chắn là sẽ không dễ quên.

Giống như hiệu ứng mà quảng cáo tạo ra ở người tiêu dùng, hình ảnh này của “chiến dịch tiền lẻ” khiến cho ai chưa quan tâm, chẳng biết gì đến vụ việc, thì sẽ quan tâm; ai biết rồi thì sẽ thấy thích thú và ủng hộ những người lái xe; mà ai chống họ thì cũng khó mà dám công khai chửi bới (trừ một số ít có tư duy như dư luận viên).
 
Nói về “chiến dịch tiền lẻ”, người ta không thấy ở việc phản kháng đó một hành vi cực đoan, thù hận nào cụ thể, mà chỉ nhớ đến nụ cười rạng rỡ, khuôn mặt dễ mến của anh chàng lái xe, và gương mặt kiên nhẫn của cô nhân viên thu phí cầm xấp tiền lẻ. Phạm Việt được mệnh danh là “hot boy Cai Lậy”.
 
Bên cạnh việc chấp hành pháp luật, trong việc tạo một hình ảnh đáng mến, các lái xe cũng nhắc nhau giữ thái độ ôn hòa, tránh mọi điều tiếng rằng họ thô tục hay bạo lực. Tất nhiên, vẫn có một vài bài báo trong đó có những câu, từ mang tính chụp mũ, như: “Không chỉ vậy, một vài tài xế còn có lời lẽ không đúng mực gây ức chế tâm lý cho nhân viên” (Thanh Niên, 5/8), “Trạm thu phí dịch vụ đường bộ Cai Lậy đã tạm ngưng thu phí sau khi một số đối tượng xuất hiện cản trở, không cho thu phí” (Tuổi Trẻ, 15/8). Song, tất cả đều bị cộng đồng mạng chỉ trích, cũng như mọi phản ứng tiêu cực của nhà đầu tư hay quan chức đều bị bêu lên mạng, đặc biệt nhờ vai trò của một số Facebooker có ảnh hưởng. Và đó là bài học thứ tư, thứ năm.
 
Bài học thứ tư: Có người nổi tiếng góp sức
 
Trong mọi chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội về một vấn đề nào đó, không thể thiếu các Facebooker nổi tiếng. Vụ “tiền lẻ qua trạm Cai Lậy” của các lái xe cũng vậy, ngay từ đầu, nó đã được nhiều Facebooker chính trị có tiếng như Hoàng Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Chí Tuyến, các nhà báo Trung Bảo, Trương Hữu Danh hưởng ứng.
 
Nói cách khác, chọn lựa những người có ảnh hưởng và tranh thủ sự ủng hộ của họ là việc khôn ngoan mà các phong trào phản kháng dân sự nên thực hiện.
 
Bài học thứ năm: Vạch trần mọi hành vi xấu
 
Mọi phát ngôn, hành động tiêu cực của nhà đầu tư hoặc quan chức đều bị bêu lên mạng để dư luận chỉ trích và chê cười.
 
Ví dụ như chuyện ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH BOT đầu tư QL1 Tiền Giang, gửi đơn cầu cứu công an tỉnh; chuyện nhà đầu tư quay phim, ghi hình các tài xế, ghi biển số xe họ, nộp cho công an; chuyện ông Trần Văn Bon – Giám đốc Sở Giao thông – gửi công văn đến UBND tỉnh Tiền Giang, quy chụp hành động trả tiền lẻ qua trạm là chống đối nhà đầu tư; chuyện ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, gọi hành vi bỏ tiền lẻ vào chai nộp phí là “văn hóa ứng xử có vấn đề”.
 
Trên thực tế, chính công an địa phương, nơi đặt trạm BOT, còn bị buộc tội là có hành động gây rối, tấn công người dân. Nhân chứng (dân địa phương) khẳng định ông Huỳnh Văn Tài, Trưởng công an xã Phú An, mặc thường phục, đã ném đá bươu đầu phóng viên báo Thanh Niên tác nghiệp ở trạm Cai Lậy. Đoạn clip ghi lại cảnh này cũng đã được tung lên mạng.
 
Từ quan chức, nhà đầu tư, đến công an, ai làm sai đều bị cộng đồng mạng phát hiện, lên án và chế nhạo. Trạm BOT Cai Lậy bị gọi là “trạm hút máu Cai Lậy”.
 
Điều đó đẩy tất cả bọn họ vào tình trạng phải thủ thế hoặc yếu thế, khó mà công khai ra tay mạnh hơn nữa. Nói cách khác, vạch trần, công bố rộng rãi, chỉ trích cái xấu, cái tiêu cực chính là một cách tự bảo vệ.
 
Bài học thứ sáu: Can đảm, đi đến cùng
 
Đây không phải là bài học cuối cùng. Đấu tranh thay đổi xã hội, phản kháng dân sự là những công việc khó khăn và đòi hỏi nhiều phẩm chất, kỹ năng, kiến thức, và có thể rút ra từ đó rất nhiều bài học. Song, can đảm, không sợ hãi để đi đến cùng là một phẩm chất nổi bật.
 
Anh Vũ Huy Hoàng cho biết: “Anh em tài xế lạc quan. Rất tin là đấu tranh sẽ đạt kết quả mong muốn. Tất nhiên có những người vẫn đóng tiền bình thường khi đi qua trạm, nhưng những ai đã tham gia “chiến dịch tiền lẻ” này rồi thì đều vững vàng lắm.”
 
“Anh em cũng vẫn bàn bạc với nhau, dự đoán trước các khả năng đối phó của phía nhà đầu tư để nghĩ ra cách hóa giải mới. Cái chúng tôi muốn đạt được là phải dẹp cái trạm BOT đó về đúng vị trí của nó và thu đúng giá trị mà nhà đầu tư đã bỏ ra để làm đường tránh. Cứ công ty nào làm đường tránh lại dựng trạm bừa phứa, đè cổ dân ra thu tiền, thì loạn”, anh nói.
 
 
 
 

Xứ Thiên Đường Không Cần Tự Do? Bởi Tự Do Là Đồ Xa Xỉ Của Xứ Giẫy Chết





 
 
 
 
 

Viện Nghiên cứu và Phát triển châu Âu, một tổ chức phi chính phủ của Pháp, giúp cải thiện cuộc sống cho người bán hàng rong ở Saigon







Phỏng Vấn Ông Nguyễn Chánh Kết về một số sự kiện nổi bật của Giáo Hội Công Giáo VN trong và ngoài nước



Phần Một:




Phần Hai:





TRI ÂN CÁC ÔNG THƯƠNG BINH VIỆT NAM CỘNG HÒA







Thiên An độc tấu guitar Hotel California of The Eagles







Phỏng Vấn Gs Joris Voorhoeve, cựu bộ trưởng Quốc phòng Hoà Lan, về vụ kiện lần 2 của Trịnh Vĩnh Bình vs CSVN- Tác giả Khánh An (VOA Vietnamese)




Dr. Joris Voorhoeve


Giáo sư Joris Voorhoeve, trong tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan (1994 – 1998), đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy Chính phủ Hà Lan yêu cầu Chính phủ Việt Nam giải quyết vụ án Trịnh Vĩnh Bình.

TS Voorhoeve hiện là giảng viên Đại học Leiden và là một chuyên gia về Quan hệ Quốc tế.

Với các vị trí như lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do, đảng cầm quyền của Hà Lan, thành viên của Hội đồng Chính phủ Hà Lan, Dân biểu Quốc hội từng là lãnh tụ khối đa số tại Hạ viện, TS Voorhoeve có uy tín và ảnh hưởng chính trị tại Hà Lan.

Theo lời Cựu Đại sứ Việt Nam ở Hà Lan, TS Đinh Hoàng Thắng, ngay từ những ngày đầu khi ông Thắng nhận nhiệm sở ở Hà Lan, Tiến sĩ Voorhoeve, lúc đó là Bộ trưởng Quốc phòng, đã tiếp cận ông nhiều lần và nhờ ông chuyển yêu cầu của phía Hà Lan đòi Việt Nam giải quyết vụ ông Trịnh Vĩnh Bình một cách công bằng và hoàn trả tài sản cho ông Bình.

Trong dịp Thủ tướng Phan Văn Khải đến thăm Hà Lan năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Voorhoeve còn yêu cầu sắp xếp để ông tận tay trao cho Thủ tướng Việt Nam tập hồ sơ dày hơn 500 trang về vụ án Trịnh Vĩnh Bình.

Mời quý vị theo dõi buổi phỏng vấn của VOA với Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Voorhoeve, người khẳng định việc kết án của ông Bình là “bất công” và vụ này là một “phép thử” về việc tuân thủ luật pháp hay đứng về phía các quan chức tham nhũng của Việt Nam.

***
 
VOA: Ông thấy việc Việt Nam truy tố ông Trịnh Vĩnh Bình có bất công không? Nếu có thì tại sao?

Bộ Trưởng (BT) Joris Voorhoeve: Có, rất không công bằng bởi vì chỉ dựa trên lời khai sai trái, một lời khai giả tạo rằng ông Bình gian lận thuế, vốn dĩ không đúng sự thật. Và người đưa ra lời khai sai trái này sau đó đã rút lại và nói rằng ông ta bị ép cung và rất hối lỗi. Ông ta nói điều này ngay trước khi qua đời.

VOA: Nếu việc truy tố là bất công thì vấn đề nằm ở chỗ luật pháp hay ở cá nhân?

BT Joris Voorhoeve: Đặc biệt nằm ở chỗ cá nhân. Vụ này là vụ một trưởng công an địa phương tham nhũng tìm cách chiếm đoạt tài sản do ông Bình nắm giữ ở Việt Nam.

VOA: Chính phủ Hà Lan can dự vào vụ ông Bình như thế nào để bảo vệ công dân mình?

BT Joris Voorhoeve: Tôi biết ông Bình cũng hơn 30 năm rồi. Và khi tôi hay tin chuyện gì xảy ra với ông ấy ở Việt Nam, tôi rất lo ngại và tôi theo dõi vụ việc. Và tôi hết sức lo ngại về những cáo buộc sai trái và tôi đã cố gắng làm việc thông qua Bộ Ngoại giao, bản thân tôi là Bộ trưởng Quốc phòng, để nói rõ với nhà chức trách Việt Nam rằng họ phải sửa chữa cách cư xử sai trái của họ đối với ông Bình. Và tiếc là cho tới bây giờ những nỗ lực này vẫn không hiệu quả.

VOA: Chính phủ Việt Nam hồi đáp phản ứng của Hà Lan như thế nào?

BT Joris Voorhoeve: Họ phản ứng với yêu cầu của chính phủ Hà Lan và của đại sứ Hà Lan bằng những phản hồi không rõ ràng, chỉ đơn giản nói chính phủ Việt Nam có lưu ý vấn đề này và có điều gì đó không đúng và họ sẽ xem xét, nhưng thật ra họ chẳng làm gì để sửa chữa cách đối đãi bất công đối với ông Bình cả.

VOA: Vụ việc của ông Bình có tác động gì tới mối quan hệ giữa Việt Nam và Hà Lan không?

BT Joris Voorhoeve: Có, rất nhiều nữa là đằng khác. Điều rất quan trọng đối với quan hệ quốc tế và đầu tư và thương mại quốc tế là các nước có thể tin cậy lẫn nhau là rất quan trọng, rằng họ tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế. Và vụ việc mà chúng ta đang bàn ở đây không chỉ được theo dõi ở Hà Lan mà còn ở Mỹ và các quốc gia khác, bởi vì vụ việc này là một phép thử đối với Chính phủ Việt Nam, liệu họ sẽ tuân thủ luật pháp hoặc đứng về những quan chức tham nhũng.

VOA: Chính phủ Hà Lan có xem việc ông Bình bị truy tố là vi phạm Hiệp định Đầu tư Song phương không?

BT Joris Voorhoeve: Có, và ông Trịnh tất nhiên cũng theo đuổi điều này thông qua những hành động cá nhân. Ông ấy thuê được một luật sư giỏi ở Mỹ để áp dụng luật pháp cho vụ kiện của mình. Bởi vì chính phủ Việt Nam đã không tự nguyện sửa những điều sai trái đã xảy ra.

VOA: Thỏa thuận dàn xếp năm 2006 giữa ông Bình và chính phủ Việt Nam có phải dựa trên Hiệp định Đầu tư Song phương không?

BT Joris Voorhoeve: Dàn xếp là một chuyện nhưng phía Việt Nam không thi hành thỏa thuận. Họ câu giờ rồi cứ đàm phán hết lần này tới lần khác và tài sản của ông Bình cũng không được trả lại như quy định trong thỏa thuận đó. Vì vậy cái cách mà chính phủ Việt Nam giải quyết vụ này tới giờ vẫn rất không thỏa đáng.

VOA: Ông bình luận như thế nào về vụ xét xử sắp tới liên quan tới vụ kiện của ông Bình?

BT Joris Voorhoeve: Tôi cho rằng vụ kiện này sẽ hoàn toàn giải oan cho ông Bình và sẽ yêu cầu nhà chức trách Việt Nam thi hành các thỏa thuận đã được đưa ra trước đó, và ông Bình được bồi thường cho những sự trì trệ và thiệt hại to lớn mà ông phải gánh chịu.



Phỏng vấn Ts Nguyễn Văn Khải (NVK) hiện là Phó Viện trưởng Viện các vấn đề phát triển (VIDS) về vụ kiện lần hai Trịnh Vĩnh Bình vs CSVN vào ngày 21/8/017- Tác giẩ Khánh An (VOA Vietnamese)




Ts NVK


Ts NVK hiện là Phó Viện trưởng Viện các vấn đề phát triển (VIDS). Ông là thành viên trong Ban Cố vấn của Thủ tướng Phan Văn Khải trong thời gian diễn ra đàm phán, thương lượng giữa ông Trịnh Vĩnh Bình với Chính phủ Việt Nam trong vụ kiện ở Tòa trọng tài lần thứ nhất (năm 2003 – 2006).

Là thành viên lâu năm nhóm think-tank của Thủ tướng, ông biết khá tường tận các ngóc ngách của vụ án Trịnh Vĩnh Bình. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với VOA ngày 17/8/2017, TS Nguyễn Vi Khải cho biết thêm một số chi tiết của vụ này và phân tích về tình trạng “hình sự hóa các quan hệ kinh tế – dân sự”, điều mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây cam kết sẽ chấm dứt.
 
***
 
VOA: Thưa Tiến sĩ, Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải nhận được tin doanh nhân Hà Lan gốc Việt Trịnh Vĩnh Bình bị bắt và bị kết án trong hoàn cảnh nào? Phản ứng của Ban ra sao?
 
TS NVK: Lúc đó, tôi mới bắt đầu về làm thư ký khoa học ở Tổ Lý luận trong Ban Nghiên cứu của Thủ tướng. Lúc đó có nhiều vụ tương tự như vụ của ông Bình nên chúng tôi rất băn khoăn. Đây là ví dụ của tình trạng “hình sự hóa các quan hệ kinh tế” rất nặng nề.
 
VOA: Tại sao sau khi cả nguyên Thủ tướng lẫn đương kim Thủ tướng, Chủ tịch nước… can thiệp, ông Bình vẫn bị xử nặng? Có điều gì lấn cấn ở đây khiến sự việc xảy ra trái với logic thông thường?
 
TS NVK: Vâng. Có thể các vị từ bên ngoài, các vị không thể hiểu được việc xử án của Việt Nam trong thời điểm đó. Người ta xử án theo kiểu “bỏ túi” (tức là án Kangaroo). Các cấp trên có can thiệp vào thì cũng phải theo án lệ này. Cho nên dù là Thủ tướng hay vị nào cấp cao nữa thì cũng chỉ là gõ ở trên thôi. Chứ còn ở dưới cơ sở người ta đã ký y án và “rất đúng quy trình.” Đấy là thực tế đáng buồn của một nền tư pháp “đang có vấn đề” của Việt Nam.
 
VOA: Ngoài lý do án “bỏ túi”, án Kangaroo, theo tiến sĩ, còn có những nguyên nhân nào khiến cho vụ án về ông Bình trở nên nổi cộm trong những năm bấy giờ, khiến những người đứng đầu hai chính phủ, cả Hà Lan lẫn Việt Nam, thậm chí một số bộ trưởng và nghị sĩ từ EU đều muốn đứng ra dàn xếp mà không xong?
 
TS NVK: Cần phân biệt giữa hai mảng, mảng con người và mảng chính sách. Về con người tôi không muốn bình luận sâu, vì phần lớn những người “gieo quả” làm hại ông Bình thì họ đều đã nhận phần của mình theo luật nhân quả. Tôi biết có vị quan chức ở Bà Rịa-Vũng Tàu đã phải vào nhà thương điên, không biết là để trốn việc quy trách nhiệm hay bị điên that.
 
Ở đây tôi muốn đề cập đến một vấn đề cho đến hôm nay vẫn còn mang tính thời sự, mà điều này, thì mới đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phải tái cam kết rằng, chính phủ của ông sẽ không “hình sự hóa” các quan hệ kinh tế – dân sự.
 
Trong khi đó, lại có một tình trạng khác vào thời đó và cho đến bây giờ vẫn còn, là các trọng tội làm thất thoát hàng nghìn tỷ tài sản quốc gia thì đáng nhẽ phải hình sự hóa những vụ đó, thì lại hành chính hóa các tội phạm này. Để cho các tội phạm này trốn ra nước ngoài dễ dàng bằng cách đi chữa bệnh, đi học… như trường hợp Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy…
 
Thủ tướng Phúc đã nói tình trạng hình sự hóa kinh tế hiện nay rất nặng nề. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều vụ chìm xuồng. Các quan chức mà đáng lẽ phải khởi tố hình sự thì họ lại lờ đi, chẳng hạn như vụ vỡ nước sông Đà.
 
VOA: Trở lại với vụ kiện sắp tới của ông Trịnh Vĩnh Bình, ngoài thiệt hại về vật chất mà người dân đóng thuế phải gánh chịu, tiến sĩ có nhận định gì khác về vụ án kéo dài này không?
 
TS NVK: Ngoài thiệt hại về vật chất, đây còn là một vấn đề nóng bỏng của nhiều người dân bị oan ức hiện nay.
 
Thứ nhất, thiệt hại vật chất đã là quá lớn, nhưng thiệt hại tinh thần đối với người dân còn khủng khiếp hơn. “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại.” Một ngày ở trong tù người ta đã khốn khổ lắm rồi, huống chi mấy năm như thế thì bao nhiêu là thiệt hại về tinh thần, sức khỏe và cả cuộc đời của họ. Tiền tỷ cũng không đền bù được.
 
Nhà nước Việt Nam có mất tiền tỷ trong vụ này thì tôi cho điều đáng suy nghĩ hơn là mất uy tín trên thương trường quốc tế, đặc biệt khi ta tuyên bố hội nhập, bình đẳng, cùng một sân chơi…
Nhưng vụ án này đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Việt kiều, rất băn khoăn về chuyện về nước.
 
Từ hồi nổ ra vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình và ông ấy đã nhận được một phần bồi thường, nhưng từ đấy cho đến nay, tuyệt nhiên không hề Nhà nước này nhắc đến trách nhiệm của các cơ quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng như các cấp trên đứng sau việc này. Phải xử lý họ thế nào? Không thể chỉ phê bình, góp ý hay cho về hưu. Như vậy là luật pháp không nghiêm.
 
Tôi cho rằng trong vụ này Việt Nam có nhiều mất mát. Mất cả uy tín, mất cả sự tôn nghiêm của pháp luật.
 
VOA: Thưa tiến sĩ, điều gì làm ông nhớ nhất trong các chỉ thị của Thủ tướng liên quan đến vụ án Trịnh Vĩnh Bình?
 
TS NVK: Tôi nhớ nhất là bút phê của Thủ tướng Phan Văn Khải và công văn gửi qua Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương. Tôi còn nhớ nội dung đại thể: Anh Hương chỉ đạo cho Công an Bà Rịa—Vũng Tàu xem lại trường hợp của Trịnh Vĩnh Bình. Thủ tướng Hà Lan đã nêu vấn đề. Tôi đã trực tiếp hỏi một số đồng chí lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, anh Bình không có lỗi đến mức phải xử như vậy. Do anh ấy dựa vào người trong nước, nên đã bị họ lừa gạt, làm bậy.
 
VOA: Vâng, điều tiến sĩ vừa nói cũng giống với những tư liệu mà chúng tôi có được. Vậy theo ông, tại sao một chỉ dụ như vậy không được cấp dưới thực thi?

TS NVK: Tôi thấy thấm thía điều dân nói: “Trên bảo dưới không nghe.” Điều này biểu hiện một nhà nước pháp quyền không theo đúng quy luật khống chế quyền lực và không có cơ chế để bảo vệ quyền lực một cách chính đáng. Nó cho thấy một nền chính trị, pháp quyền rất yếu, không dung nạp được sự thật và làm cho người dân mất lòng tin rất lớn. Và tình trạng này là hiện nay, chứ không phải chỉ trong thời cách đây hơn 20 năm.
 
VOA: Ông có đánh giá nào về xác suất thắng, thua của vụ tái kiện sắp tới hay không?
 
TS NVK: Tôi cho rằng vụ kiện này chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần đối với ông Bình. Còn để thắng hoàn toàn và theo ý ông Bình, tôi cho rằng rất khó. Bởi vì cơ chế phán xử quốc tế là như thế, nhưng luật lệ của Việt Nam lại là một đằng khác. Nên đây sẽ là một cuộc giằng co, dây dưa kéo dài. Để ông Bình được đền bù vật chất, được đền bù tinh thần, được xin lỗi… tôi cho rằng sẽ rất khó khan!
 
 
 
 

Những sự thật về "Cách Mạng Tháng Tám"







NASA: A Large Asteroid Will Pass Earth In September 2017







Barcelona holds minute of silence for victims of Las Ramblas Attack, 19/8/2017







Phỏng Vấn Gs Trần Khuê







Nhận định về Hồ Ngọc Thắng dưới mắt một cựu sĩ quan tình báo VNCH -Tác giả Thạch Đạt Lang




Một người bạn – đúng hơn là một người đàn anh, cựu sĩ quan tình báo lãnh thổ VNCH trước năm 1975 – sau khi đọc bài “Văn phòng Tổng Biện lý Đức điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh – Vai trò của Hồ Ngọc Thắng trong vụ bắt cóc” đăng trên báo Tiếng Dân ngày 11.08.2017, đã gửi cho tôi một email, nội dung phân tích vai trò của Hồ Ngọc Thắng. Được sự cho phép của anh, tôi xin phổ biến nội dung email đó để độc giả có cái nhìn và nhận định đúng hơn về nhân vật Hồ Ngọc Thắng trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Mở đầu anh viết: “– Đồng ý với bài viết của chú gần như hoàn toàn, chỉ có một điểm duy nhất tôi thấy không, đó là chú đề cao Hồ Ngọc Thắng quá đáng, thành một Kẻ Nằm Vùng. Không! Hồ Ngọc Thắng không xứng đáng để chú gọi là Kẻ Nằm Vùng, hắn chỉ là một tên chỉ điểm, dây máu ăn phần”.
Là một sĩ quan tình báo lãnh thổ nhiều năm kinh nghiệm trong quân đội VNCH, được đào tạo tại Virginia Mỹ, Okinawa Nhật…anh phân tích tiếp theo:

-”Rất khó lòng phát hiện những tên gián điệp nằm vùng. Họ hoạt động tuyệt đối kín đáo, không bao giờ lộ mặt, ngay cả người thân thiết nhất như vợ con, cha mẹ… nhiều khi cũng không hề biết được những hành vi, công tác, mạng lưới nhân viên, liên lạc của họ… Khi hành sự thâu lượm tin tức, hoạt động phá hoại…không bao giờ họ để lại dấu vết, bằng chứng để có thể bắt giữ, kết tội họ. Chỉ bằng những phân tích, tổng hợp, suy luận trong một thời gian dài cộng với may mắn mới có khả năng phát giác ra họ.

Không một tên nằm vùng nào hoạt động ở hải ngoại lại ngu dốt đến độ tự làm nổi mình lên như Hồ Ngọc Thắng vào facebook bình luận vụ Trịnh Xuân Thanh, khuyên bảo chế độ CSVN tạm thời án binh bất động, chờ mọi việc lắng xuống, đồng thời chỉ trích chính phủ CHLB Đức. Kẻ Nằm Vùng phải là một con người trầm lặng nhất, không ai biết, không ai để ý, đi không ai rõ, đến không ai hay.
Nếu là người có suy nghĩ bình thường, sống ở Đức một thời gian, giao tiếp, hội nhập vào một xã hội dân chủ, tự do như xã hội Đức, chắc chắn Thắng nhận ra sự bất cập của chế độ Hà Nội với hệ thống cai trị độc tài, độc đảng cũng như sư hoang tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Huênh hoang, khoác lác như Thắng chỉ biểu lộ tâm thức bệnh hoạn của một con người có chút thành công về tài chánh sau khi tha phương cầu thực ở xứ người, nhìn lại đám bạn bè đồng trang lứa, Thắng cảm thấy cần sự nổi bật, được biểu dương, khen tặng, công nhận như một tấm gương thành công như Phạm Nhật Vượng, Trịnh Xuân Thanh…

Tuy nhiên, khác với Trịnh Xuân Thanh là con Trịnh Xuân Giới, thuộc loại cộng sản nòi, đỏ từ trong trứng hay như Phạm Nhật Vượng về nước bằng các xe tải đô la Mỹ, đủ sức đốt cháy các lãnh đạo đảng CSVN, Thắng không có thế lực đỡ đầu, chống lưng như Thanh, túi không nặng như Vượng. Thân cô, thế cô, Thắng phải tìm cách đi lên bằng các bài viết ca tụng chế độ hay cộng tác chỉ điểm cho Hà Nội khi có cơ hội.”

Với công việc của một nhân viên di trú và tị nạn liên bang, không bị giới hạn khi truy cập dữ kiện, tình trạng hồ sơ của người đứng đơn, cộng với tâm thức của một tên chỉ điểm, chắc chắn Thắng đã cung cấp cho tòa đại sứ CS Hà Nội ở Berlin về tình trạng cứu xét đơn xin tị nạn, địa chỉ cư trú của Trịnh Xuân Thanh. Việc tình báo của CS Hà Nội ra tay chỉ một ngày trước khi Thanh được phỏng vấn để kết thúc hồ sơ tị nạn, đúng như Huy nhận định là một giả thuyết xác xuất rất cao về sự rò rỉ thông tin của Thanh từ Thắng.

Chưa thể biết có tìm được bằng chứng về những liên hệ giữa Hồ Ngọc Thắng và vụ bắt cóc Thanh hay không, nhưng nếu việc truy cập dữ kiện trong máy chủ (server) của Sở Di Trú và Tị Nạn Liên Bang) còn lưu lại ngày giờ truy cập và password của từng nhân viên thì cảnh sát hình sự Đức có thể tìm ra.

“Thắng cũng không phải là kẻ Cuống Cộng, Cuồng Hồ. Bởi nếu là kẻ Cuồng Cộng, Cuồng Hồ, Thắng đã ở lại Việt Nam để theo đuổi lý tưởng của mình cho dù khổ cực, gian truần đến cỡ nào. Thắng không chịu nổi được nghèo đói, gian khổ, khó khăn, không thể sống được trong một môi trường giáo dục nhồi sọ mà Thắng thấy rõ toàn lừa dối, gian trá, lưu manh, tàn độc..,gần như được đưa lên làm quốc sách cai trị.”

Thắng chỉ là một chiến binh CS loại tép riu, chạy qua Đức theo diện tị nạn kinh tế vì không thể sống nổi nơi quê nhà. Sống ở Đức một thời gian, nhờ tài luồn lách, ma đạo, lưu manh, Thắng chui được vào Sở Di Dân và Tị Nạn Liên Bang BAMF làm việc. Trong bài viết của mình Tôi Gửi Gấm Niềm Tin Và Sự Lãnh Đạo Của Đảng, Thắng bộc lộ một sự lừa bịp ngu dốt qua câu: -Như một món quà cho lần gặp lại sau hơn một tháng tôi về thăm quê hương, một đồng nghiệp người Đức hồ hởi kể với tôi về một bài báo mà trang mạng của Đài Phát thanh Đức (Deutschlandfunk) đã đăng ngày 29-4-2015. Thắng không nói tên bài viết là gì nên không thể tìm lại để kiểm chứng

Thắng tạo cho mình cái vỏ luật gia để dễ lòe, bịp chẳng những người Việt trong các cộng đồng phía đông và ngay cả cán bộ, đảng viên, lãnh đạo của chế độ CS , Thắng học luật nhưng có tốt nghiệp hay không, tốt nghiệp năm nào…? Có hành nghề liên quan đến luât pháp không, Thắng không hề tiết lộ. Cũng có thể Thắng có ghi danh học luật tại Friedrich-Schiller-Universität ở Jena vài lục cá nguyệt (semester) rồi ghi vào facebook là đã học luật tại đại học Jena, Thüringgen”.

Nếu đã từng học luật ở đại học Jena, Thắng phải biết trong một vụ án hình sự là không thể kết án một bị cáo khi tòa án nghi ngờ về sự phạm tội của người đó (In dubio pro reo = Im Zweifel für den Angeklagten). Đây là điều căn bản nhất mà không một sinh viên luật nào không biết nhưng tại sao Thắng vẫn ngang nhiên kết luận Thanh là kẻ tham nhũng trên facebook?

Hồ Ngọc Thắng giống như Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Hữu Liêm….nhưng nguy hiểm hơn nhiều vì không những chỉ làm công tác tuyền truyền cho chế độ CS mà còn chui vào được trong cơ quan công quyền của Đức và (có thể) đã hoàn thành một nhiệm vụ nào đó trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã được lên kế hoạch tỉ mỉ, rõ ràng từng chi tiết ngày, giờ, địa điểm hành động. Thói quen sinh hoạt hàng ngày, cách ăn mặc, trang phục của Thanh trong một thời gian dài đã được tình báo theo dõi, báo cáo đầy đủ. (Có thể) với sự trợ giúp của chim mồi là người phụ nữ đi cùng Thanh và dụng cụ định vị GPS xác định Thanh đang ở đâu, việc bắt cóc Thanh xẩy ra êm thắm, nhưng không ai ngờ chiếc cellphone của Thanh bị rớt lại trên thảm cỏ.

Cuối cùng, lưu ý chú rằng, trong các cộng đồng người Việt ra đi từ miền Bắc (Đông Berlin, Leipzig, Thüringen…) có nhiều người tự nguyện trở thành chỉ điểm viên như Hồ Ngọc Thắng, làm việc (không công) cho tòa đại sứ CSVN ở Berlin chỉ để đổi lấy một chút ơn huệ nhỏ nhoi như được dễ dàng trong việc xin visa, làm hôn thú, thông hành…



"Ý Dân Là Ý Trời" không được tôn trọng ở xứ thiên đường

















BOT Cai Lậy, ngày 19/8/2017







KHÔNG MẶC ÁO THỤNG VÁI NHAU: Ái nữ Nhạc Sư Vĩnh Bảo(VB) giải thích tại sao Gs Trần Văn Khê (TVK) luôn khen ngợi nhạc sư VB nhưng không bao giờ nhạc sư VB khen lại Gs TV ít nhất là một lời. Lý do: Gs TVK là học trò Nhạc sư VB!







Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Khủng Bố: Đặc công CSVN đặt chất nổ tại Bưu điện trung tâm Sài Gòn ngày 8-5-1969







Tình Sầu







VỤ TRẦN XUÂN THANH: MỘT TÊN BẮT CÓC ĐÃ BỊ BẮT GIỮ TẠI CZECH




Cảnh sát Tiệp (Czech) đã bắt giữ một người Việt Nam. Người này dường như là tên tài xế đã bắt cóc một người Việt Nam vào tháng Bảy vừa qua ở Bá-linh.

Theo BERLIN TAZ :

Trong vụ việc bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh đã có một vụ bắt giữ. Bà Frauke Köhler, phát ngôn viên của Công tố viện Liên bang, đã phát biểu với TAZ. „Tôi xác nhận, đã có một một vụ bắt giữ ở nước ngoài. Vì những lý do về chiến thuật điều tra tôi ...không thể nói thêm về việc này.“

Theo những điều tra của TAZ, người bị cáo buộc là tài xế của chiếc xe gây án đã bị đội đặc nhiệm của cảnh sát Tiệp bắt giữ vào hôm Chủ nhật vừa qua tại Praha. Nhiều nhân chứng mục kích cũng như một phóng viên người Việt Nam đã tường thuật với TAZ. Hiện nay vẫn chưa được biết rằng người bị bắt giữ hiện đang được thẩm vấn ở Praha hay tại trụ sở của Công tố viện Liên bang ở Karlsruhe.

Như TAZ đã đưa tin, vào ngày 23.07. vừa qua, tại quận Tiergarten ở Bá-linh, cự chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc và đưa về Việt Nam. Ở đó, người đàn ông 51 tuổi đang xin tỵ nạn ở Đức này phải chịu trách nhiệm trong một vụ án kinh tế. Trong trường hợp xấu nhất, người này có nguy cơ phải chịu án tử hình.

Chiếc xe hơi trong vụ bắt cóc người này là một chiếc xe thuê từ một công ty cho thuê của người Việt Nam ở Praha. Chiếc xe VW này đã bị tịch thu từ tuần trước ở Praha và được giao cho các điều tra viên Đức. Chiếc xe 7 chỗ này được trang bị GPS, nên lộ trình đào tẩu đã được tái dựng một cách chính xác. Công tố viện Liên bang đã cho biết, người bị bắt cóc đầu tiên được đưa từ Tiergarten vào Đại sứ quán Việt Nam ở Bá-linh.

NGƯỜI BỊ BẮT GIỮ ĐIỀU HÀNH MỘT VĂN PHÒNG CHUYỂN TIỀN

Theo lời tường thuật của nhiều nhân chứng mục kích, vào hôm thứ Năm, các điều tra viên Tiệp cũng đã ập vào văn phòng của người bị bắt giữ với một đội đặc nhiệm. Hiện nay văn phòng này đã bị niêm phong.

Theo lời những người hàng xóm, người đàn ông bị bắt giữ khoảng cuối tứ tuần và là công dân Việt Nam. Người này điều hành một văn phòng chuyển tiền „MoneyGram“ trong chợ Sapa ở Praha. Chợ Sapa ở Praha là chợ châu Á lớn nhất châu Âu với quy mô của một tiểu đô thị. Trong một văn phòng chuyển tiền, thường hoạt động trong vùng xám của luật pháp và buộc phải cộng tác tốt với các nhà ngoại giao Việt Nam, những khoản tiền của người Việt Nam ở Tiệp và các quốc gia châu Âu láng giềng được chuyển cho thân nhân của họ ở Việt Nam. Trong nhiều trường hợp không thể chuyển tiền thông qua ngân hàng: Hoặc vì đây là số tiền kiếm được bằng cách bất chính hay bởi vì thân nhân ở Việt Nam không có tài khoản ngân hàng.

Đài tiếng nói Hoa-kỳ (VOA Viet) đã đưa tin vào ngày thứ Năm rằng chính quyền Hà Nội đã đưa đề nghị đối thoại với chính phủ Đức về vụ việc bắt cóc. Điều này nhằm đáp ứng lời đòi hỏi của Ngoại trưởng Sigmar Gabriel (SPD).

Bài của Marina Mai
Hùng Hà chuyển ngữ



-------------------------------------------------------------------------------


Tin nóng: Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một nghi can người Việt ở Praha bị bắt giữ tại CH Séc


Cảnh sát đặc nhiệm CH Séc (bịt mặt) khám xét và niêm phong văn phòng chuyển tiền MoneyGram của ông Nguyễn Hải Long tại chợ Sapa hôm 17/8/2017

Hôm 17/8/2017, văn phòng của ông Long cũng bị cảnh sát đặc biệt của CH Séc đến kiểm tra và niêm phong các tài liệu cùng nhiều trang thiết bị để tiếp tục điều tra.

Được biết, chính ông Long đã chủ động thuê chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) - biển số 2AB-3140 cho những người từ Việt Nam sang, nhiều khả năng chiếc xe này đã được họ sử dụng vào việc bắt cóc ông Trịnh Xuân thanh tại Đức hôm 23/7/2017.

Trước đó, vào đầu tháng 7, trùng với thời điểm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang dự G20 tại Đức, ông Long đã thuê đúng chiếc xe này để chở nhiều người và chạy một quãng đường khá dài với trên 2000 km, có thể đây là một nghi vấn mà cảnh sát sẽ điều tra kỹ, vì khi đó đi cùng đoàn Việt Nam có nhiều mật vụ, đặc biệt lần này họ đã xin phép phía Đức được mang theo súng để dùng trên lãnh thổ châu Âu.

Từ hôm 17.8 đã có thêm nhiều cảnh sát điều tra Đức được tăng cường sang CH Séc để trực tiếp lấy lời khai của những người liên quan đến vụ việc, các bức ảnh chụp nhiều khuôn mặt người Việt được đưa ra để nhân chứng nhận diện, một số danh tính đã được xác nhận qua hình thức này.

Hiện chiếc xe bị nghi ngờ dùng để chở nhóm bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã bị cảnh sát CH Séc thu giữ và chuyển về Đức để truy tìm dấu vết tội phạm.

Hôm 18/8/2017 Công tố viện Liên bang Đức đã xác nhận có bắt giữ một nghi can ở nước ngoài (không phải ở Đức).


 

 

Đừng Xa Em Đêm Nay







Trần Đại Quang, bây giờ đang ở đâu?







Phỏng Vấn nghệ sĩ Trung Dân về chuyện thu phí của BOT Cai Lậy







Vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình vs CSVN- Kỳ cuối: Hai chữ ‘hợp lý’ trị giá tỷ đô




 
 
 
 

Nhà hoạt động Phan Vân Bách bị gửi mắm tôm & "cờ vàng 3 sọc đỏ", 18/8/2017







NHẢM: Sư quốc doanh, ếch ngồi đáy giếng !







Ảnh Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, cựu tỉnh trưởng Chương Thiện, trước giờ xử bắn







Bên lề buổi giới thiệu sách, Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa, bổ sung, do Viện Sử học VN biên soan, PGS. TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử VN, đã có cuộc chia sẻ cởi mở với báo chí về những điểm mới của bộ sách này.



PGS. TS Trần Đức Cường


"Hỏi: Một vấn đề khác được tranh cãi lâu nay là sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hoà được nhìn nhận như thế nào, thưa ông?

Trả lời: Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc gia VN. Sau đó đến năm 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống.

Việt Nam Cộng hoà là nối tiếp của Quốc gia VN. Nhưng vấn đề phải nghiên cứu cho rõ nguyên tắc vận hành của chính quyền này là gì? Đó là một thực thể trên lãnh thổ quốc gia VN.


Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn.

Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận."


Nguồn:   ttp://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20170818/tu-bo-cach-goi-nguy-quan-nguy-quyen-sai-gon/1371412.html

BOT ở xứ thiên đường, bóp hầu bóp họng dân đen suốt từ Bắc vào Nam







Thời sự VN Tuần Qua, 19/8/2017







Tạp Chí Á Châu Ngày Nay, 18/8/2017







TƯỜNG THUẬT SỰ VIỆC CÔNG AN NGHỆ AN ĐÁNH ĐẬP HẾT SỨC DÃ MAN VÀO CHIỀU NGÀY 18/8/2017







CHUYỆN CHỈ CÓ Ở XỨ THIÊN ĐƯỜNG: Lái xe lên làm Chủ tịch Hội đồng khoa học Nguyễn Anh Tuấn






Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn (người đứng, bên phải) trao Quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Miền Nam cho ông Nguyễn Anh Tuấn ngày 30/11/2015.  Nguyễn Anh Tuấn từ “lái xe” của Viện, học tại chức rồi lên phó phòng, trưởng phòng… và giờ đang là Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch miền Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học để đánh giá các đồ án chuyên ngành về quy hoạch.