khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Đất nước của những thằng hèn - Tác giả Antoine Cuong



Thế rồi, chuyện gì phải đến cũng đã đến. Sau hơn 3 tháng mong mỏi chờ đợi, cái kết thúc thật không nằm ngoài dự đoán và không lấy gì làm bất ngờ với nhân dân chúng tôi: 500 triệu đô la và màn kịch xin lỗi của những tên hại dân hại nước, làm giàu trên quê hương và xương máu của đồng bào Việt Nam.

Còn những thằng hèn lãnh đạo thì cứ trâng tráo và lươn lẹo trước những nỗi đau và mất mát của dân tộc.

Sau 3 tháng loay hoay đối phó, tìm đủ mọi phương án, huy động hơn trăm nhà khoa học trong một đất nước có hàng ngàn tiến sĩ giấy, sử dụng lực lượng vũ trang hùng hậu để uy hiếp và đe nạt dân đen, những thằng hèn trên đất nước Việt Nam cuối cùng cũng phải thừa nhận Formosa là thủ phạm gây ra thảm hoạ cá chết tại Miền Trung lây lan kéo dài trên cả nước. Đây là điều mà dân đen chúng tôi đã biết lâu rồi, từ khi cá nổi lềnh bềnh trên biển, dạt vào trong đất liền và lên từng mâm cơm của ngư dân nghèo Việt Nam. Thủ phạm mà các thằng hèn loay hoay tìm kiếm, lươn lẹo để chứng minh thì dân chúng tôi đã biết từ khi những người thợ lặn hy sinh tính mạng mình để tìm ra cái ống xả thải của Formosa.

Vậy mà những thằng hèn như các ông phải đợi đến hơn 90 ngày mới xác minh được thủ phạm khi dân chúng tôi chỉ nhìn qua đã biết. Để rồi chiều qua, với màn kịch cúi đầu và 500 triệu đô la bỏ túi, các ông, các bà nghĩ là dân chúng tôi sẽ cho qua và Formosa vẫn tiếp tục hoạt động, xả thải làm huỷ hoại môi sinh Việt Nam ư?

500 triệu ấy có đủ để đền bù thiệt hại khi ngành thuỷ hải sản phải thất thu khi hàng trăm tấn thuỷ hải sản xuất khẩu đi EU, Châu Úc, Châu Mỹ bị trả về?

500 triệu ấy có đủ để đền bù cho những thiệt hại của ngành du lịch Việt Nam khi du khách quốc tế ngày càng e sợ khi đến nước này?

Và 500 triệu ấy có đủ đền bù cho những huỷ hoại về môi sinh của Việt Nam phải gánh chịu trong những năm tháng tiếp đây mà không biết khi nào mới có thể khôi phục lại hoàn toàn?

Đau xót hơn nữa là 500 triệu ấy các ông có tính đến những thiệt hại mà ngư dân các tỉnh Miền Trung bị thiệt hại hơn 3 tháng qua hay không? Trong khi ngư dân vẫn chưa dám ra biển để đánh bắt và thuỷ hải sản họ ăn hàng ngày liệu có phải là những tấn hàng bị trả về vì nhiễm độc từ nước xả Formosa? Chưa kể nguồn nước và môi trường bị tàn phá, các rặng san hô ngầm đã chết và nước biển thì đã thấm đủ độ độc hại.

Hay để tôi trả lời cho những thằng hèn các ông là 500 triệu ấy chỉ để bịt mõm những tham quan như các ông có thừa quyền hành và bạo lực để đàn áp người dân hiền hòa chúng tôi!

500 triệu ấy làm gì đến được đến tay dân đen chúng tôi khi mà các ông cứ ra rả nói rằng đã hỗ trợ 5 triệu cho những ngư dân nghèo bị thiệt hại cách nay 3 tháng mà trên thực tế nó còn chưa đến tay họ. Các ông chỉ giỏi tuyên truyền mị dân chứ bòn rút trên xương máu đồng bào thì các ông thuộc loại có tiếng tăm trên thế giới.

Tôi thấy Formosa còn đỡ hèn hơn khi họ còn dám đứng lên nhận tội để tiếp tục mua chuộc lũ hèn nhằm phá nát, huỷ hoại môi sinh Việt Nam vì lợi nhuận chứ những tên hèn các ông nợ dân chúng tôi một lời xin lỗi khi dám vu khống chúng tôi là “thế lực thù địch” và dám vu khống cả Trời gây thuỷ triều đỏ trong khi các ông không dám thừa nhận nguyên nhân cá chết tại Miền Trung là do nhà máy Formosa gây ra.

Để rồi, sau khi công bố thừa nhận thủ phạm là Formosa, nhận đủ 500 triệu vào tay, những tên hèn lại tiếp tục sâu xé và chia chác trên sự đau khổ và đói nghèo của người dân Việt Nam. Nếu dân đen chúng tôi không làm lớn chuyện, không xuống đường biểu tình ôn hoà thì chắc chắn các ông chẳng có được 500 triệu để chia chác. Formosa vẫn còn đó, rồi một ngày xấu trời bất chợt máy phát điện bị hư tiếp, chúng lại tiếp tục xả chất độc ra để huỷ hoại Việt Nam.

500 triệu để mua sự tồn tại của một tập đoàn là kẻ thù, là thủ phạm và sẵn sàng thả độc bất kỳ lúc nào để giết hại dân tộc Việt Nam.

Thủ phạm đã nhận tội, sao những thằng hèn có đủ quyền hành trên đất nước này không đuổi cổ bọn chúng ra khỏi giang sơn Việt Nam? Lấy 500 triệu xong đuổi bọn chúng khỏi đất nước này thì may ra các ông bà còn đỡ hèn. Chứ lấy 500 triệu xong thủ phạm vẫn cứ trơ ra như thế thì các ông bà thật quá hèn. Tội của Formosa một thì tội của những tên hèn trên đất nước này phải gấp trăm, gấp ngàn lần vì các ông bà bao che và thông đồng để huỷ hoại môi trường Việt Nam, hãm hại ngư dân Việt Nam và bán rẻ đất nước Việt Nam để lấy 500 triệu bỏ túi riêng.

Tôi nhìn thấy những ngày tháng u ám tiếp theo của dân tộc Việt Nam khi có quá nhiều thằng hèn trên đất nước này.

Nhà văn Dương Thu Hương nhớ về ngày 30/4/1975







Bẹc Cà Na !










Khủng Bố: Vụ đánh bom Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn ngày 30-5-1965







Plan to create "Little Saigon District" on Bellaire Blvd., draws mixed reaction (Source: Houston Chronicle)



A Saigon and American flag fly above a Vietnam war memorial in the parking lot of a strip mall off Bellaire Boulevard between Turtlewood Drive and Cook Road, an area some want to call Little Saigon


Houston City Councilman Steve Le represents one of the most diverse districts in the city, and Bellaire Boulevard, its main artery speaks loudly to that fact. Chinese and Vietnamese eateries, Texas cantinas and a vast array of mom-and-pop businesses tout their wares in at least four languages.

Le wants to celebrate that diversity and spur economic development by, among other things, designating a 1.7 mile stretch of Bellaire Boulevard between Turtlewood and Cook Road as "Little Saigon District."



Vượt biển Đông bằng thuyền buồm - Tác giả Vũ Đoàn





Khoảng tháng 7 năm 1982 tôi ra tù, về nhà thì vợ con tôi đã qua Mỹ. Tôi đã biết quá rõ về Cộng Sản, nên không có lý do gì để ở lại với bọn chúng. Không có chế độ nào tệ hại như chế độ cộng sản từ ngày lập quốc đến nay. Bộ đội, Công an, cướp của dân, xem dân như súc vật.

Mẹ tôi nói trước khi tôi ra tù đã có 2 nhóm tổ chức vượt biên đến nhà để hỏi thăm tìm người lái tàu cho họ. Phong trào vượt biên coi như công khai, tôi đi đâu cũng nghe nói tới các tổ chức vượt biên bằng đường bộ, đường thủy, ngay cả những người bạn hải quân của tôi,khi gặp tôi họ cũng rủ tôi đi với họ,hay giới thiệu tôi với các tổ chức vượt biên mà họ quen biết.

Mẹ tôi biết thế nào tôi cũng sẽ đi, nên mua cho tôi một chiếc xe đạp, bảo tôi nên đi chơi để tránh sự dòm ngó của công an địa phương, mọi việc ở nhà để mẹ lo.

Tôi đi qua nhà ông Cậu của tôi để xem lại bản đồ và định hướng lộ trình, thích hợp (Cậu tôi có tàu đi Miền Trung).

Tôi có hai người bạn thân trong gia đình đến nói với tôi là nếu có đi thì hãy giúp họ với. Một anh là Huỳnh Hữu Thế bạn cùng học tiểu học với tôi ở Cần Giuộc. Anh học rất giỏi, đỗ thủ khoa ban toán ở đại học Sư Phạm, bị động viên, anh được biệt phái về trường Võ Bị Đà Lạt (lúc học tiểu học tôi thì gầy gò ốm yếu trong khi anh Thế thì mập mạp, nên Thày hay chọc chúng tôi gọi lên bảng, dậy là “Vous êtes maigre, il est gros…” Đó là một kỷ niệm không bao giờ quên trong đời tôi.

Hai là anh Trần Trọng Ngọc - Tiểu Đoàn Trưởng – anh là anh của em rể tôi Trần Trọng Ngà cùng khóa Hải Quân với tôi. Ngà đã hết lòng giúp đỡ con tôi khi nó mới qua Mỹ.

Tôi nghe mẹ tôi nói rất nhiều về các tàu vượt biên, vậy mà cũng không hình dung được các chuyến vượt biên như thế nào. Bà nói, bãi bị bể, bị bắt lại, hoặc ra đi song bị hải tặc cướp của, hãm hiếp và giết người trên biển thì nhiều lắm – Con phải hết sức cẩn thận!

Tôi sẽ phải chọn một trong hai nhóm đến nhà tôi để đi.Nhóm 1 do một người đàn bà tổ chức đi tại Sài Gòn.Nhóm 2 do một người đàn ông tổ chức tại Cần Thơ, bạn Thế của tôi có nhà ở Cần Thơ nên tôi chọn đi tại Cần Thơ, hơn nữa song Cửu Long, dù Tiền Giang hay Hậu Giang, tôi khá rành nhờ ba năm tôi ở Giang Đoàn thuộc Vùng 4 Sông Ngòi.


Ngày 15 tháng 10 âm lịch tôi xuống Cần Thơ do một anh chở tôi bằng xe Honda, tôi mang tên và giấy tờ giả. Muốn sống được với Cộng Sản cái gì cũng giả hết. Anh ta dặn nếu công an có hỏi tôi cứ nói đi Cần Thơ thăm gia đình, mọi việc khác đã có anh lo, xong anh đưa cho tôi mấy cái nhẫn đeo tay nói đây là bùa hộ mệnh anh đừng lo.

Tôi ở nhà anh Thế 2 ngày, ngày nào cũng có người tổ chức vượt biên đến cho tôi đi ăn nhà hàng và hỏi tôi cần gì anh ta sẽ lo. Anh cho tôi biết là sẽ có khoảng 60 người cùng đi trong chuyến này và giá được tăng lên 8 cây thay vì 6 cây vì tàu sẽ do cựu Hải Quân VNCH lái.

Tôi chỉ cần 8 bao gạo, 2 tấm vải nylon, 4 cây cột dài và dây nhợ, vì linh tính tôi thấy đến 82 tàu vượt biên còn lại toàn tàu cũ, nếu có tắt máy tôi sẽ dương buồm để đi.

Chủ tàu (nói là tàu, chớ thật ra chỉ là một ghe máy chở gạo đi miền trung) là chủ một tiệm vàng ở Cần Thơ tàu dài khoảng 12 m. ngang 4m. (12x4) có mui để chở gạo.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 19 tháng 10 âm lịch chúng tôi xuống tàu ngay bến Ninh Kiều, có người lái ra bến đông người, tôi xem qua tàu và ngồi nói chuyện với người tổ chức. Ông ta có lẽ là một cựu cán bộ nên nói chuyện có vẻ tự tin, khoảng 4 giờ chiều tàu ra gần đến cửa biển và đó cũng là điểm hẹn rước khách, 5, 6 ghe nhỏ từ trong bờ bơi ra chở đầy người xem ra có tới hơn 80 người vì có nhiều người căn me theo.

Khoảng 5 giờ thì ông tổ chức đến bắt tay tôi, để từ giã và chúc tôi lên đường may mắn, ông hỏi tôi cần súng ông tặng tôi một cây sung ngắn, tôi từ chối.

Tôi làm lễ xuất phát bằng cách đặt tên tàu là tên một bé gái nhỏ nhứt chừng một năm tuổi tên là Ái Linh, và đổ rượu xuống sông “thề quyết đi không trở lại”.

Trời bắt đầu xế chiều nước sông bắt đầu ròng, sóng gió nổi lên rất mạnh, người ngồi trong tàu bị lắc ói mửa. Trong cảnh lặng im, nương theo ngọn sóng, tôi lái tàu ra biển suốt đêm, đến sáng tôi bắt đầu chuyển tàu về hướng nam.

Đến trưa ngày 20, tôi thấy hòn Khoai, trên hải đồ đảo này có tên là Poulo Obi, một hòn đảo nhỏ nằm phía nam của Mũi Cà Mau, khoảng 20 cây số (trước đây tôi đã làm duyên đoàn trưởng duyên đoàn 41 đóng quân trên đảo này). Và đây cũng là là lúc tai họa đến với chúng tôi, tàu bỗng dưng chết máy!

Máy sửa mãi không chạy vì không có thợ máy rành nghề trên tàu. Đúng như linh tính, tôi gọi anh em trên tàu phụ tôi căng hai tấm nylon làm buồm tấm nylon xếp chéo góc hình tam giác, một đầu cột trên ngọn hai cây cột dựng thật chắc ở mũi tàu, đáy tam giác cột vào mũi và thân tàu (theo hình vẽ). Để làm buồm, đưa tay lái cho anh phụ lái, tàu quay vòng vòng vì anh chưa hề lái thuyền buồm.


Bắt đầu từ đây tôi phải tự lái một mình.

Tôi chia các thanh niên khỏe mạnh trên tàu làm 2 tổ, an ninh và tát nước do anh Ngọc chỉ huy và một tổ lo nấu ăn.

Ngày 20 & 21 tháng 10 biển êm sóng lặng bà con tỉnh ngủ lên sàn tàu chơi,. Anh trưởng bếp lên phòng lái chơi, nói chuyện với tôi anh kể toàn chuyện xui xẻo, anh đã vượt biển 7 lần rồi mà không thoát rồi hỏi tôi có đi được không? Nếu bị bắt tôi là tù cải tạo vượt biên có thể bị tử hình. Tôi khuyên anh ta nên bình tĩnh cầu nguyện.

Đến sang ngày thứ tư 23 tháng 10 đã có chút gió từ phương Nam. Ông bà ta nói:

“Ông tha thì Bà cũng chẳng tha,
Thế nào cũng bão 23 tháng 10".

Đó là lý do tại sao tôi lần lựa chọn ngày 19 tháng 10 để ra đi.

- Gió sẽ đẩy thuyền đi

- Mưa giông sẽ có nước ngọt cho người uống, đi biển chết vì khát nhiều hơn chết vì đói.

- Có bão sẽ không có hải tặc.

- Khi có giông bão tàu Việt Cộng cũng ít ra khơi.

Đến chiều trời bắt đầu đổ mưa to, gió mạnh, tôi phải nương theo sóng mà đi, tàu trên biển lắc như trứng hột vịt thả trong nước, hơn nữa tàu này là loại tàu chở gạo nên lườn tàu hình tròn rất khó lái, tàu ngang sóng là bị lật úp, tàu theo ngọn sóng sẽ bị đẩy chúi mũi vô nước bị nhận chìm. Học lái thuyền buồm và lái đi trong giông bão là hai chuyện khác nhau phải có kinh nghiệm và từng trải qua lái ghe trong bão mới có thể nương theo sóng và gió mà đi. Chỉ có cảm nhận (feeling) tàu chạy như thế nào để cầm tay lái, nhất là lúc về đêm, trời tối đen không còn nhìn thấy gì, chỉ còn cầu Trời! Không ai dám nhận mình tài giỏi vượt thoát qua cơn bão. May là mẹ tôi có đưa cho tôi mấy miếng sâm nên tôi ngậm sâm để tỉnh táo qua đêm, trên phòng lái có mấy quyển kinh Phật do con ông chủ tàu mang theo, em này tu từ lúc bé, tôi dựa vào đó để đỡ mệt.

Trong khoang tàu tất cả đều im lặng cầu nguyện, vật lộn với những đợt sóng lớn dồn dập, không có ai còn biết đói là gì. Con tàu trong bão giông giống như cảnh đưa võng.

Sau hai ngày giông bão tàu đi khá xa.Tổ ẩm thực báo cáo chỉ còn một bao gạo (thay vì mang theo 8 bao chủ tàu chỉ mang theo 3 bao cho 60 người) vậy là đành phải húp cháo.

Có một bé gái khoảng 10 tuổi có lẽ vì đói và hôi hám, nên khóc la suốt đêm, tiếng khóc của em thật khủng khiếp. Đêm khuya canh vắng mà nghe em khóc ai cũng lạnh cả gáy, con chủ tàu nói có mang theo tàu 15 hộp sữa khi tìm chỉ còn 5 hộp, lục soát trong tàu thấy mấy lon sữa không ở chỗ em bé khóc, vặn hỏi mãi mẹ em mới cho biết là em khóc quá nên bà đã lấy trom sữa cho em uống. Dù sao cũng còn lại 5 hộp tổng cộng là 10 hộp, mỗi ngày pha 2 hộp sữa với cháo để sống qua ngày.


Đến ngày thứ 5 thì trời êm biển lặng, bà con lên sàn tàu chơi, sau mấy ngày nôn mửa dưới hầm tàu, ai cũng hôi thối không chịu được. Khoảng 10 giờ có một tàu đánh cá Thái Lan chạy tới, mấy bà trên tàu mừng lắm, nhất định đòi gọi họ lại, tôi cảnh cáo là coi chừng bị cướp, họ nói không chúng tôi đói lắm rồi, dơ nữa cứ gọi họ lại.

Kết quả là tàu đánh cá Thái Lan ghé lại. Mấy ngư phủ Thái Lan ai cũng trẻ khỏe mạnh, chúng tôi thanh niên trên tàu qua cơn bão đói rét yếu như cộng bún thiu, họ bảo gì phải nghe vậy.

Họ bắt tất cả lên tàu để họ lục soát vàng bạc, đàn bà họ cho qua ghe đánh cá tắm rửa và cho ăn. Chủ ghe đánh cá gọi tôi lên phòng lái, tôi đưa cho ông xem một tấm hình tôi chụp chung với 2 sĩ quan Thái lúc tôi học ở San Diego. Ông ta nói được chút tiếng Anh, thấy hình ông nhận ngay ra Sĩ quan Thái, ông nói ông không phải là hải tặc ông cùng với đoàn tàu đánh cá 4 chiếc, tầu của ông ta đi sau cùng nên phải đi ngay không thể ở lâu được. Sau đó ông ta bảo nhân viên thả hết mọi người về ghe để tiếp tục đi. Cách cư xử của chủ ghe người Thái với đám thuyền nhân chúng tôi sau câu chuyện có vẻ êm hơn nhưng vẫn có một cô trên ghe bị cưỡng hiếp. Khi được thả về ghe, kiểm soát lại, tôi còn thấy cái la bàn của tôi đã bị họ lấy mất.

Khi ở nhà anh Thế anh có đưa cho tôi một cái địa bàn, mà anh dấu rất kỹ, tôi đã chỉnh hướng của địa bàn và la bàn: ngày ngắm hướng mặt trời, đêm nhìn sao bắc đẩu.

Ghe chết máy, cánh buồm tự chế tả tơi, người người đói khát, la bàn bị lấy mất, tôi hiểu mình đang bị lâm vào cảnh tuyệt vọng.

Ngày thứ 6 tôi ngủ thiếp đi vì quá mệt, tôi thấy một ông mặc áo thụng đen, khoát tay chỉ cho tôi đi xuống Đông Nam (240 Độ). Nhớ lúc ở nhà mẹ tôi có kể cho tôi nghe, là mấy người vượt biển đã có thấy một ông thánh da đen giúp đỡ họ đó là ông Thánh Martin. Chuyện này làm tôi nhớ lúc ở tù trại Thanh Hóa gần đêm Noel, đêm ngũ tôi đưa tay lên đầu nằm, lại lấy được một cây Thánh Giá. Sau đó, tôi đưa lại cho một anh tu xuất cùng phòng, anh ta rất mừng và Noel năm đó chúng tôi có cây Thánh Giá để làm lễ.

Sáng ngày thứ 7 tôi thấy hải âu, tôi nói với anh em là chúng ta đã đến quần đảo hay là đất liền rồi vì hải âu không đi xa quá bờ trên 200 hải lý. Từ xa, tôi thấy hình dạng một hòn đảo, khi thấy đã gần tới nên tôi ra lệnh neo tàu lại nghỉ vì trời sắp tối.

Đêm đó nằm xuống là tôi ngủ ngay, gần sáng tôi lại nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm hiện ra khoát tay chỉ về hướng Nam (từ bé tôi đã coi Phật Bà Quan Âm là cứu tinh của linh hồn tôi mỗi khi tôi gặp khó khăn).

Sáng ra tôi cho kéo neo chuyển hướng về hướng Nam thay vì ghé vào đảo. Ai cũng ngạc nhiên, hỏi tại sao tôi không vào đảo. Tôi chỉ bảo là tàu bị dạt về hướng Bắc vì gió bão. Sau này tôi mới biết là nhờ giấc mơ, chúng tôi đã không tự dẫn vào nạp mạng, vì đó là hòn Cọp nơi giam giữ thuyền nhân bị hải tặc bắt.

Hai giờ trưa ngày thứ 8 tôi cho ghe ủi vào bãi đá của một hòn đảo lớn. Thấy trên đảo có nhiều người chạy ra tàu lại nói tiếng Việt, bà con trên ghe quá mừng, lội nước vào bờ, tôi thì quá kiệt sức không đi được, phải nhờ 2 anh phụ bếp dìu lên bờ.


Chúng tôi đã đến bờ Tự Do sau 8 ngày đêm phiêu lưu bằng thuyền buồm trên biển và bão tố, vì nơi ghe cập bờ đúng là đảo Pulau Bidong. Vậy là chuyện vượt biển bằng buồm của chúng tôi giống như một chuyến du hành của Robinson Crusoe.

Trên đảo Pulau Bidong

Sáng hôm sau chúng tôi tập họp trước văn phòng cao ủy để kiểm điểm tôi mới biết trên tàu có tới 85 người kể cả tôi. Tàu được đánh số thứ tự là 836B (có lẽ là đã có 1836 tàu tới đảo).

Một tuần sau họp văn phòng trại của người tỵ nạn, Anh trưởng trại xin từ chức vì anh sắp chuyển trại vào đất liền, Anh đề nghị tôi thay thế. Từ đây, tôi bắt đầu lo công việc của một thuyền nhân trưởng trại.

Đảo Pulau Bidông là một đảo rộng khoảng 2 square kilometer cách bờ Tenengganu Mã Lai 30 miles.

Chuyến tàu vượt biển từ Việt Nam tới đảo ngày 7/5/1975 mang theo 87 người và được gọi là "boat people" và đảo Bidong được hưởng qui chế tị nạn vào ngày 8/8/1975. Trại có thể chứa đến 8.500 người. Năm 1976 số thuyền nhân lên đến 18.000 người rồi tới 40.000 người vào tháng 6/1979. Đây là nơi đông dân nhất thế giới, nếu tính theo mật độ dân số.

Ngày 10/10/1991, khi trại đóng cửa, đã có 250.000 người đến đảo và 9000 người bị trả về Việt Nam… Số người bị chết và bị hải tặc bắt cao hơn con số người đến đảo.

Sang tuần thứ ba phái đoàn cao ủy đến trại, thường thì mỗi tháng họ tới một lần ở lại đảo để xem hồ sơ 1 tuần rồi lại vào đất liền, Ông Trưởng đảo người Mã Lai cũng vậy, ông đi theo phái đoàn.

Ông mời tôi lên gặp ông, ông thấy tôi nói được tiếng Anh ông rất thích (có lẽ trước tôi cung còn có nhiều người nói tiếng Anh giỏi hơn tôi) hỏi thăm tôi đủ thứ. Tôi nói tôi ở tù CS 8 năm mới ra tù là vượt biên ngay. Mỗi ngày ông và tôi đều đi dạo khắp đảo để xem tình hình sinh hoạt trên đảo. Tôi nói với ông là tôi nghe sau giờ giới nghiêm có nhiều cô gái bị gọi ra và bị hiếp, ông rất tức giận cho gọi ông Phó trại ra hỏi và ông này bị la rầy dữ dội, ông còn lấy gậy đánh ông phó ngay trước mặt tôi. Tôi đề nghị thành lập toán tuần tiễu hỗn hợp Mã Việt, mỗi khi đi tuần. Ông Ngọc được giao nhiệm vụ thành lập toán tuần tiễu đêm với Mã Lai. Ông Ngọc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và từ đó không còn nghe tiếng than trách.

Ông trưởng trại còn nói với tôi. Ông là người Mã Lai cấp tá, Phó trại là người Tàu lai Mã Lai chỉ được lên cấp úy mà thôi. Chúng tôi đi xem nhà thờ, chùa trên đảo và xem cầu tàu có nhiều xác tàu ở bãi trước ông kể là co 1 xác chiếc tàu sắt đến đảo năm 1975 khi chưa có qui chế tị nạn nên không được vào đảo. Tàu bị bắn đắm và kéo ra khỏi đảo 3 lần, tàu bị chìm 800 người trên tàu đều bị chết, tàu lại được sóng đưa vào bờ, vậy mà vẫn còn một ông già còn sống. Khi được đưa vào đảo, ông buồn quá ngày nào cũng ngồi dưới gốc cây dừa nhìn ra biển, một hôm gió nổi lên dừa rụng xuống trúng ngay đầu ông, ông đã chết theo bạn bè của ông. Thuyền nhân sau đó đã lấy một tảng đá đẽo một bức tượng lấy tên "Thương Tiếc" nhìn ra biển để kỷ niệm con tàu bất hạnh.


Tôi được làm việc với văn phòng Cao ủy, được vào xem phỏng vấn cũng như coi hồ sơ thuyền nhân. Hồ sơ thuyền nhân la một văn phòng nhỏ chứa tất cả hồ sơ tàu đến đảo từ năm 1975, có 1 cuốn sổ bìa cứng dầy gấp đôi so thường ghi có bao nhiêu tàu đến đảo, bao nhiêu người bị chết trên đường vượt biển bao nhiêu người bị hải tặc bắt và hãm hiếp. Tàu tôi mang số 836 B. Rất tiếc tôi không đọc kỹ xem trước tôi có bao nhiêu tàu..

Ông còn cho tôi biết là trại sắp bị đóng cửa, nên phải phá hết xác tàu để trả lại nguyên trạng cho Mã Lai, và quan trọng hơn cả là còn hơn 400 cô nhi trên đảo không ai bảo lãnh “Có lẽ phải trả về Việt Nam,” tôi phải lo liệu lấy.

Hơn 400 cô nhi trên đảo không ai trông nom nên hay tụ tập nghịch ngợm phá phách đủ thứ, ban ngày đi cưa ván ép cũ đóng xuồng, làm thủ công nghệ, đồ chơi (trại có lúc lên tới 40.000 người bây giờ chỉ còn hơn 2000 người nên có rất nhiều nhà bỏ hoang) gần sáng các em lớn ra phía nam đảo để đánh cá bán lại cho bà con trong trại, thức ăn trong trại do đó rất phong phú, có tiền là có đồ ăn (lính Mã Lai cũng đem đồ ăn từ đất liền ra đảo để bán lại cho thuyền nhân).

Hôm sau tôi họp hội đồng trại để thông báo tin các cô nhi có thể bị trả về VN, chúng tôi phân công để huấn luyện các em sao cho ngoan, có kỷ luật để trình diện phái đoàn cấp cao của Cao Ủy sẽ vào đầu tháng tới (tháng 11/1982)

Anh Thế lãnh trách nhiệm giáo dục văn hóa cho các em dậy cho các em mấy câu tiếng Anh đàm thoại thông dụng…..

Anh Ngọc tập cho các em cách xếp hang chào kính theo cung cách thiếu sinh quân mà anh đã học trước đây, anh cũng lập ra các đội bóng chuyền, bóng rổ, giờ chơi thể thao là các em lanh lẹ và thich lắm.

Anh Hải phó trại cho các em ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, hớt tóc ngắn, kỷ luật và dọn dẹp trại cho ngăn nắp.

Tôi cũng tập họp cả trại cho biết tin trên và yêu cầu mọi người phải khéo léo, nhã nhặn khi tiếp xúc với phái đoàn cấp cao của Cao Ủy để họ co thiện cảm chấp nhận các em cô nhi.

Một tháng qua rất nhanh. Được tin phái đoàn tới đảo, chúng tôi cho các em ra làm dàn chào đón tiếp, phái đoàn có vẻ hài lòng, trong phái đoàn có một anh bác sĩ người Hoà Lan tên Peter nói có quen với tôi. Tôi gặp anh ta, anh ta là con rể ông Nguyễn Thanh Niên chủ hãng xuất nhập cảng Hưng Đạo Sài Gòn (như vậy là tin tôi tới đảo đã được báo với gia đình tôi bên Mỹ rồi) anh cho tôi 100 đô, bắt tay chúc mừng, tôi đáp lại tôi xin anh hãy giúp dùm các cô nhi đừng bị trả về Việt Nam, Cộng Sản tàn ác lắm.

Đến trưa tôi mời phái đoàn ra sân vận động xem các em đánh bóng chuyền, các em rất giản dị, xi xô xi xào với phái đoàn cười đùa rất tự nhiên, phái đoàn phân tán ra ngồi với các em. Đến chiều phái đoàn rời trại.

Hai tuần sau (giữa tháng 11/82) chúng tôi được tin vui. Tất cả các em đều được vào Mỹ, cuối tháng 11 các em đi trực tiếp qua Phi Luật Tân không qua thanh lọc.

Các em qua Mỹ sớm hơn tất cả chúng tôi, nhưng khi các em đi rồi thì trại lại thấy vắng vẻ và buồn… Vì thiếu tiếng cười đùa phá phách hồn nhiên của các em, không còn cá để ăn.


Đầu tháng 12/1982, một số chúng tôi được chuyển qua Sangei Besi để thanh lọc. Ai xin đi Úc đi Châu Âu hay Mỹ thì làm hồ sơ để được bảo lãnh đi.

Sau 3 -4 tháng anh Thế và anh Ngọc được anh em bảo lãnh rời trại để đi Mỹ.

Riêng tôi có đủ tất cả hồ sơ nhưng kẹt người bảo lãnh, nên phải qua Phi làm trưởng trại ở Bataan mãi đến tháng 3/1984 tôi mới được vào Mỹ.




VN sẽ là một tỉnh của Trung Công?



Tôi không có đọc Mật Ước Thành Đô nhưng nếu là một mưu sĩ cho Hán Triều thì tôi sẽ khuyên nước Tàu đừng thu nhận Việt Nam thành một tỉnh mà thay vào đó cứ tiếp tục gieo rắc chia rẽ và đầu độc dân Việt cho đến khi bị hủy diệt. Có nhiều lý do:
  1. Nhận vào làm tỉnh dù tự trị cũng sẽ gặp chống đối, nhẹ nhất cũng như Tây Tạng – Tứ Xuyên, còn nguy hiểm hơn nữa là kháng chiến có vũ trang. Người Việt giỏi du kích nên đừng coi thường vì họ đã từng nhiều lần đánh bại Tàu, Mông Cổ, Tây và Mỹ.
  2. Người Việt thông minh nhanh nhẩu nên nhận họ làm dân Tàu chỉ tốn thêm chi phí y tế, giáo dục, hưu trí, lại còn bị họ đòi bảo vệ môi trường, hỗ trợ đầu tư v.v. Thu nhập đầu người Hoa hiện là $8000 USD trong lúc ở Việt Nam chỉ là $2000 USD nên thế nào họ cũng đòi tăng lương gấp 4.
  3. Âu là cứ giữ chính sách siêu thực dân để họ mặc tình cai trị chia rẽ lẫn nhau, trong khi người Hoa tiếp tục đầu tư, mua địa ốc, mướn công nhân, thu lợi nhuận, nạo vét tài nguyên, khai thác biển đảo,… để làm cha chú mà không phải nhận gánh trách nhiệm gì cả.
  4. Hàng hóa dư thừa bị thế giới chê độc hại hay kém chất lượng thì cứ đổ sang Việt Nam, chính thức không được thì buôn lậu, lời ít hay lỗ chút chút cũng không sao vì mục đích nhằm tiêu diệt doanh nghiệp bản xứ và đầu độc dân Việt.
  5. Đừng bắt chước Obama lẩn thẩn thu phục nhân tâm mà chỉ cần nắm chóp bu là đủ: phải giúp cho đám vua quan hèn nhát, tàn ác và hám lợi cai trị để chia rẽ đất nước.
  6. Nếu Hoa Kỳ muốn ve vãn Việt Nam thì như Thúy Kiều đã lọt vào tay ma cô nên khách làng chơi chỉ còn đường nạo túi. Việt-Mỹ hai bên có quá nhiều nghi kỵ lẫn nhau nên khó sớm trở thành đồng minh. Sau bài học 1975, Hoa Kỳ hiện chỉ là chiếc phao cuối cùng để níu kéo ở biển Đông, chớ người Việt không dám đặt niềm tin 100%. Tình báo Hoa Nam dày đặc nên máy bay tàu chiến Mỹ ra vào đều bị báo cáo, Mỹ bán vũ khí quốc phòng, huấn luyện sĩ quan cho Việt Nam chính là trao kỹ thuật cho Tàu ghi chép. Dù gì thì Mỹ cũng chẳng bao giờ đối đầu với Trung Quốc vì Việt Nam, cũng như Việt Nam chẳng mặn mòi giúp Mỹ khi sa lầy ở… Iraq.
  7. Mỹ lại thường xuyên châm chọc về dân chủ và nhân quyền nên nhà cầm quyền Việt Nam không thể nào làm thân được.
  8. TPP cũng tốt, vì doanh nghiệp Hoa Lục đã từ lâu đầu tư chiếm lĩnh thị trường dùng Việt Nam làm cửa hậu bán hàng cho Mỹ mà không bị đánh thuế. Còn Mỹ đừng hòng Việt Nam thành bạn hàng sộp vì đồ Trung Quốc giá vẫn rẻ hơn nhiều, công ty Hoa Lục sẽ tiếp tục chiếm các mối thầu béo bở do quen biết bôi mỡ từ lâu nay. TPP không có càng tốt vì Việt Nam sẽ bị siết chặc thêm vào gọng kềm kinh tế.
  9. Chính sách của Bắc Kinh không chấp nhận có một nước nằm sát cạnh biên giới như Việt Nam trở thành dân chủ. Cho nên nếu có biến động xảy ra thì áp dụng kế hoạch Putin: khích động dân quân trá hình chiếm vài tỉnh phương Bắc (biên giới Trung Quốc) và phía Tây (gần Cam Bốt); bóp chẹt kinh tế; sử dụng tình báo và đám siêu tài phiệt bản xứ (oligarch) quậy nát nền chính trị. Cứ theo bài học Ukraine thì chẳng có Mỹ-Nhật-Úc-Ấn nào dại dột nhảy vào một xã hội rối bời như vậy. Trung Quốc không cần chiếm, chỉ cần Việt Nam tự hủy hoại dần là đủ.
Người Việt đừng lo trở thành dân Tàu mà cứ ăn nhậu phè phỡn thoải mái, như vậy mới là thượng sách lưỡng toàn “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.



Bàn cải chung quanh: thủ phạm Formosa và tòng phạm đảng CSVN về vụ cá chết ở Hà Tĩnh







How Estonia became E-stonia (Source; BBC News)



In some countries, computer programming might be seen as the realm of the nerd.

But not in Estonia, where it is seen as fun, simple and cool.

This northernmost of the three Baltic states, a small corner of the Soviet Union until 1991, is now one of the most internet-dependent countries in the world.

And Estonian schools are teaching children as young as seven how to programme computers.

Estonia's e-revolution began in the 1990s, not long after independence. Toomas Hendrik Ilves, then the country's ambassador to the United States, now Estonia's president, takes some of the credit.

There's a story from his time in the US that he is fond of telling. He read a book whose "Luddite, neo-Marxist" thesis, he says, was that computerisation would be the death of work.

The book cited a Kentucky steel mill where several thousands of workers had been made redundant, because after automatisation, the new owners could produce the same amount of steel with only 100 employees.

"This may be bad if you are an American," he says. "But from an Estonian point of view, where you have this existential angst about your small size - we were at that time only 1.4 million people - I said this is exactly what we need.

"We need to really computerise, in every possible way, to massively increase our functional size."

Online schools

So Estonia became E-stonia - a neat Ilves joke. And with the help of a government-backed technology investment body, called the Tiger Leap Foundation, all Estonian schools were online by the late 1990s.

Through Tiger Leap, they have been teaching programming at secondary level for some time. But their latest project is to introduce the concept to children earlier, when they enter at the age of seven. So far, they have trained 60 teachers to teach the first four year groups.

"By next September, when the new school year begins, I hope every school finds it to be important to integrate programming in their classes," says Tiger Leap's Ave Lauringson, who is in charge of the project.

In a newly-built, yellow-painted school in Lagedi, outside the Estonian capital, Tallinn, this can already be seen taking shape. A class of 10-year-olds are designing their own computer games, supervised by information and communications technology (ICT) teacher Hannes Raimets, a slight, quietly-spoken 24-year-old, a child of the first e-generation.

"I think teaching them to programme has lots of benefits. It helps the children develop their creativity and logical thinking," he says. "Also, it's fun, building your own game. "I think it's their favourite subject at school," says Mr Raimets.

What is also evident is that computer programming, at least at a basic level, just isn't that hard.

President Ilves makes the same point. Born in Stockholm of Estonian parents, he grew up and attended high school in the US. He learned programming at 13, as part of an experimental maths class, and says it helped him to pay his way through college.

"I don't think programming computers is such a deep, dark secret. I think it's strictly logic," he says.

"Here in Estonia, we begin foreign language education either in Grade One or Grade Two. If you're learning the rules of grammar at seven or eight, then how's that different from the rules of programming? In fact, programming is far more logical than any language."


Folk digital

President Ilves argues that education reforms take 15 or 20 years to show an effect. He feels this point is proved by the large number of technology start-ups for which Estonia today is attracting attention.

One of these is Frostnova, whose chief executive, Mikk Melder, is 25. His company has designed a game for primary school children called Ennemuistne, drawing heavily on local folklore and myth.

Mr Melder says he visited local museums to make sure the architecture depicted is strictly accurate. Players can dress their characters in traditional costume and make them dance a uniquely Estonian jig.

"This is the ultimate purpose of the game," he says. "To bring something old, preserved and traditional into today's world, into the digital age."

Rather better known is Skype, an Estonian start-up long since gone global.

Skype was bought by Microsoft in 2011 for a cool $8.5bn, but still employs 450 people at its local headquarters on the outskirts of Tallinn, roughly a quarter of its total workforce. Tiit Paananen, from Skype, says they are passionate about education and that it works closely with Estonian universities and secondary schools.

"Your capability not only to use, but also to create IT components will give you a competitive edge," says Mr Paananen. He is happy to hear that they are now starting even younger.

"Skype has kicked off a wave of technological innovations in Estonia and all these knowledge-rich, highly-paid jobs will need those bright heads for the future."

Online voting

Estonians today vote online and pay tax online. Their health records are online and, using what President Ilves likes to call a "personal access key" - others refer to it as an ID card - they can pick up prescriptions at the pharmacy. The card offers access to a wide range of other services.

All this will be second nature to the youngest generation of E-stonians. They encounter electronic communication as soon as they enter school through the eKool (e-school) system. Exam marks, homework assignments and attendance in class are all available to parents at the click of a mouse.

"For most kids in Estonia, eKool is their first connection to ICT," says eKool's chief executive, Sander Kasak.

"They will be at school for 10 to 12 years, so they'll be learning about technological improvements all the time. So you could say eKool is not only a technological partner, but also an educational partner."

For Mairi Tonsiver, whose 11-year-old son Uku is a student at Lagedi School, eKool is a life-saver. He has just spent three school days at home because of sickness, but by checking online, his mother can find out exactly what he has missed and needs to catch up on.

"It was much more difficult and much more time-consuming when we didn't have eKool," she says.

"And your kids can't now make the excuse that they didn't write down what homework they have to do, because now you can just go to the computer and check it."

Uku says he wants to be a cosmonaut. Designing computer games is probably not a bad way to start.



Từ Formosa Hà Tĩnh nhìn lại vụ tràn dầu Bitish Petroleum ở Mỹ - Tác giả Hà Tường Cát



Vụ cá chết ở Hà Tĩnh khiến người ta phải nhớ lại vụ tràn dầu ở vịnh Mexico, Hoa Kỳ, đúng 6 năm trước. Cả hai đều là thảm họa môi trường do con người gây nên, dù nguyên nhân và tầm mức tác hại không giống nhau.

Trong cuộc họp báo ngày 30 tháng 6, 2016, chính quyền Việt Nam xác định là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt là do độc tố xuất phát từ các chất thải kỹ nghệ ở khu vực Vũng Áng, theo dòng hải lưu di chuyển xuống tới duyên hải Thừa Thiên-Huế. Cuộc điều tra kéo dài gần 3 tháng đi đến kết luận Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã có vi phạm về nước thải xả ra biển trong đó có chứa những độc tố vượt quá mức quy định.

Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường trong vùng biển thuộc 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên trong bốn tháng vừa qua kể từ ngày phát hiện 6 tháng 4.

Các cơ quan chính quyền Việt Nam đã nhiều lần làm việc với Formosa Đài Loan, công ty mẹ của Formosa Hà Tĩnh. Tới ngày 28 tháng 6 Formosa Hà Tĩnh công khai nhìn nhận trách nhiệm về việc gây tai nạn môi trường và đồng ý 500 triệu đô la bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, phí tổn  xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển.

Sự kiện cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung là thảm kịch môi trường lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay. So với thảm họa tràn dầu của BP ở vịnh Mexico năm 2010 thì vụ Formosa Hà Tĩnh là nhỏ hơn nhiều, căn cứ trên các dữ kiện cụ thể và theo số tiền bồi thường mà BP và Formosa đã phải trả. Tuy nhiên không đủ cơ sở khoa học để đưa ra một sự so sánh như thế, vì tổn thất trước mắt có thể biết nhưng tác hại lâu dài chưa thể ước tính được hết.

Ngày 20 tháng 4 năm 2010, giàn khoan Deepwater Horizon của công ty BP đang hoạt động tại khu vực  khoan dò Macondo Prospect trên vịnh Mexico bị nổ, cháy và chìm. Ống dẫn dầu từ mỏ lên bị vỡ dưới đáy biển và mỗi ngày ước lượng từ 5,000 đến 60,000 thùng dầu (40 gallons mỗi thùng) chảy ra ngoài. 87 ngày sau chỗ vỡ mới bịt lại được và 5 triệu thùng dầu (210 triệu gallons) đã lẫn vào nước biển vịnh Mexico trong một khu vực rộng từ 6,500 đến 180,000 km2.
Nhiều loài sinh vật biển, trong đó có cá heo, chết hàng loạt. Kinh tế của các tiểu bang vùng vịnh như Louisiana, Alabama, Mississippi,… từ ngư nghiệp tới du lịch bị thiệt hại nặng nề. Trong vòng ba năm sau đó, ngư nghiệp tổn hại $2.4 tỷ, ngành du lịch thiệt hại ước lượng $23 tỷ. Tháng 11 năm 2012, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Liên bang Hoa Kỳ loan báo lệnh tạm thời cấm BP ký hợp đồng mới với chính quyền Mỹ. BP là một trong 4 đại công ty dầu khí quốc tế,  từ hàng thứ hai rớt xuống hàng thứ tư. Công tác vớt dầu, dọn sạch các bãi biển, đầm lầy phải làm liên tục cho đến ba năm sau mới xong.

Tổng cộng BP tổn phí khoảng $54 tỷ vì vụ tràn dầu này, bao gồm tiền phạt, tiền bồi thường, phí tổn dọn dẹp dầu chảy và cho các dự án công tác phục hồi môi trường.

Còn Formosa Hà Tĩnh thì cho đến bây giờ được biết mới chỉ phải bồi thường $500 triệu, bằng 1% vụ chảy dầu của BP.
Ngay lập tức có những dư luận cho là số tiền bồi thường ấy quá ít. Nhưng nhiều hay ít khó có thể nói nếu không nắm đủ các dữ kiện căn bản.

Theo lời giải thích của Bộ Trưởng Tài Nguyên và Môi Trường Trần Hồng Hà số $500 triệu là “dựa trên mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và môi trường,” nhưng ông lại nói thêm “Còn những tổn thương lớn hơn đến tâm lý, nhưng chúng tôi thấy rằng không cần thiết là bao nhiêu.” (?!)
Bộ Trưởng Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng, chủ tọa cuộc họp báo, cho biết “số tiền bồi thường $500 triệu “sẽ được dành ưu tiên cho người dân, đặc biệt là ngư dân các tỉnh miền Trung bị thiệt hại do cá chết.” Không rõ có bao nhiêu ngư dân bị ảnh hưởng và mỗi người sẽ được bồi thường như thế nào.

Ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên phó chủ nhiệm Ủy Ban Văn Hóa, Giáo Dục, Thanh Niên, Thiếu Niên và Nhi Đồng của Quốc Hội Việt Nam, nói với BBC: “Việc chính phủ kết luận như thế là việc rất hoan nghênh, nhưng nó chỉ là bước đầu, còn những bước tiếp theo. Tôi cho rằng hoàn toàn không phải chỉ là chính phủ mà người dân có thể khởi kiện để tố cáo hành vi của doanh nghiệp đưa ra tòa và tòa xét xử.”

Tại Việt Nam chưa có tiền lệ người dân kiện doanh nghiệp trong trường hợp như thế và do đó khó tin rằng chuyện này có thể là hiện thực. Vả lại Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng  trong cuộc họp báo đã khẳng định “Chính phủ không can thiệp vào quá trình tố tụng vụ Formosa làm cá chết hàng loạt.” Ông nói: “Việt Nam đang xây dựng môi trường đầu tư,…,Formosa đã nhận lỗi trước người dân Việt Nam, đưa ra 5 cam kết về bồi thường, hỗ trợ. Chính phủ có thái độ rõ ràng là xử lý nghiêm minh trường hợp vi phạm pháp luật nhưng cũng có chính sách độ lượng.” Và ông nói  thêm: “Việc đưa vụ án ra khởi tố hay không thì cần cân nhắc. Người dân Việt vốn khoan hồng, độ lượng.” Bộ Trưởng Trương Minh Tuấn cũng xác định, “Việc khỏi tố hay không thì cơ quan tố tụng tư pháp sẽ xem xét. Chính phủ không can thiệp.”

Đề cập tới dư luận cho là quá trình công bố nguyên nhân cá chết quá chậm, Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn điều hành phần giải đáp câu hỏi của các phóng viên trong buổi họp báo, nói rằng:  “Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ trương công khai, minh bạch diễn biến và các biện pháp xử lý sự cố môi trường nghiêm trọng  này.” Theo ông: “Công bố nguên nhân là để giải quyết kịp thời hậu quả, cong bố thủ phạm là để giải quyết sai phạm. Đây là hai quá trình khác nhau và công bố vào các thời điểm khác nhau… Dư luận trên các trang mạng xã hội thời gian vừa qua có nhiều ý kiến phản úng chính dáng, dễ hiểu bởi sự việc này liên quan tới sự an lành của đất nước, đời sống của người dân, Tuy nhiên phản ứng thái quá, suy diễn không dựa trên kết quả điều tra đã làm nhiễu loạn thông tin gây bất lợi cho quá trình điều tra.”

Ông Tuấn phủ nhận cáo buộc nhà nước ngăn cản cơ quan báo chí đưa tin, giấu giếm thông tin với nhân dân. Ông giải thích: “Báo chí đưa tin rất nhiều chiều, với tần suất dày đặc. Để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi có yêu cầu các cơ quan bào chí tạm ngưng đưa thông tin suy diễn. Trong sự cố phức tạp vừa rồi, sự điều tra của báo chí không đủ để tìm ra nguyên nhân bằng sự điều tra của các cơ quan chức năng, các nhà khoa học.”

Truy tố hình sự

Như vây nếu so sánh hai thảm họa môi trường chảy dầu BP và cá chết Formosa Hà Tĩnh, ta thấy cách giải quyết ở Mỹ và Việt Nam khác hẳn nhau, Nước Mỹ là xứ tự do báo chí có thể trình bày góp ý vào tất cả mọi chuyện, còn ở Việt Nam truyền thông không được góp phần vào cuộc điều tra vì đó là nhiệm vụ của nhà nước. Thậm chí khi các giới chức chính phủ họp báo nói là Formosa đã nhận lỗi, các phóng viê cũng chỉ được xem một đoạn băng video thu sẵn từ trước. Bằng phương cách hành xử ấy người ta có lý do để hoài nghi bất cứ điều gì chính quyền nói, vì không thể hiểu trong quá trình điều tra, đã có những thỏa hiệp thế nào với Formosa kể cả việc liệu Formosa có phải là thủ phạm chính của cá chết hay không.

Trong vụ BP đã có rất nhiều cuộc điều tra của các cơ quan, ủy ban khác nhau cùng những quy kết lỗi lầm và trách nhiệm.  Đồng thời hơn 1 triệu đơn khiếu nại từ 220,000 cá nhân và cơ sở thương mại được xem xét và BP đã phải trả $6.2 tỷ. Tiếp đó hơn 100 đơn kiện đã đệ nạp tại nhiều tòa án khác nhau trong đó bộ tư pháp Hoa Kỳ củng là một nguyên đơn. Ngày 25 tháng 2, 2013, BP và các đối tác của đại công ty này bao gồm Halliburton, Transocean ra trước tòa án liên bang ở New Orleans, Louisiana.

Ngày 4 tháng 9, 2014, Chánh Thẩm Carl Barbier phán quyết BP phạm lỗi bất cẩn và hành xử trái phép. Ngoài ra BP và một số viên chức công ty còn bị truy tố hình sự. Tổng cộng BP phải trả $54 tỷ bao gồm tiền phạt, tiền bồi thường và tiền xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường.

Với kinh nghiệm ấy, phải coi là vụ Formosa Hà Tình tuy là nhỏ hơn vụ BP rất nhiều, nhưng cách giải quyết cũng như tiền bồi thường là quá đơn giản, không minh bạch và thiếu thực chất.




Phóng sự: Lần đầu ăn hột vịt lộn ở Phi







Đứa con rơi của boác hồ : Nguyễn tất Trung







Phỏng vấn cựu đại sứ CSVN Đặng Xương Hùng



Được biết ông Đặng Xương Hùng đã từ bỏ tương lai nghề nghiệp trong ngành ngoại giao để dấn thân đấu tranh cho quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện cuộc trò chuyện với ông để hiểu thêm về cách thức vận hành và tổ chức của bộ máy quyền lực ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Từ Huy : Trước tiên, ông có thể cho biết, ông đã đến với ngành ngoại giao như thế nào, là một lựa chọn cá nhân, hay là tuân theo mong muốn của gia đình… ?

Đặng Xương Hùng : Tôi đến với ngành ngoại giao là do yếu tố gia đình. Bố và anh trai cả của tôi đều làm ở Bộ Ngoại giao. Bố tôi là bạn của ông Nguyễn Cơ Thạch, cố Bộ trưởng Ngoại giao. Hai ông là đồng hương với nhau, quê tại Nam Định, đã cùng nhau làm việc ởỦy ban kháng chiến liên khu ba (trước 1954). Khi Bộ ngoại giao được thành lập, ông Thạch đã rủ (hoặc đưa) Bố tôi về đây làm cùng nhau. Vốn tiếng Pháp của Bố tôi cũng khá.

Tôi vốn học giỏi ở những môn tự nhiên (toán, lý, hóa) hơn, nên khi thi vào đại học (năm 1978), tôi đã chọn thi vào Đại học Bách khoa. Lúc đó, đại học Ngoại giao không có trong danh sách để thi, mà họ đi thu nạp sinh viên từ con em trong ngành, có kết quả tốt ở các trường đại học khác. Năm đó, tôi được 21 điểm, chỉ thiếu nửa điểm là đi học ở nước ngoài (đây là sự đáng tiếc, tôi sẽ nhớ đến suốt đời, vì rằng trong bài thi toán tôi đã có sự nhầm không thể tưởng tượng được, đó là 2 :1=1/2, nếu không nhầm ở đây bài thi toán tôi sẽ có điểm rất cao). Sau đó, đã có một người của trường đại học ngoại giao (anh Nguyễn Hồng Phong) đã đến gia đình tôi, thuyết phục đưa tôi vào đại học ngoại giao. Tất nhiên, gia đình tôi ai cũng đồng ý, bản thân tôi không thích thú lắm, vì rằng nó đi ngược với ý thích muốn làm nghiên cứu khoa học của tôi. Tuy nhiên, cuối cùng cậu thanh niên mới có 17 tuổi cũng đã đồng ý theo ý kiến mọi người và cậu ta cũng phải thừa nhận rằng vào ngoại giao là một diễm phúc và danh giá thời bấy giờ.

Tuy nhiên, khi vào sơ tuyển tại đại học ngoại giao, tôi gặp khó khăn, do ngoại hình của tôi vô cùng tệ hại, mắt híp bẩm sinh, thấp bé, lúc đó tôi chỉ nặng có 38 kg, ngoại hình này không thể đủ để vào làm ngoại giao đại diện cho Việt Nam tiếp xúc với người nước ngoài. Nhưng số phận vẫn muốn đẩy tôi vào với ngành ngoại giao. Câu chuyện lại một lần nữa liên quan đến ông Nguyễn Cơ Thạch. Năm đó, ông Thạch đang làm Thứ trưởng, phụ trách trường đại học ngoại giao. Khi được nghe báo cáo về trường hợp của tôi, con ông Đặng Thế Xương, ông Thạch đã nói « Nó bé thì nó sẽ lớn và sẽ nên người, cứ cho nó vào ». Thế là tôi đã trở thành sinh viên trường đại học ngoại giao. Năm 1983, sau khi tốt nghiệp đại học ngoại giao, tôi đã chính thức vào Bộ Ngoại giao, làm ở Vụ Châu Á 2 (phụ trách Lào và Cămpuchia).

Vì sao ông Hùng ra đi?

Nguyễn Thị Từ Huy : Trong tư cách một người làm ngoại giao, hẳn ông đã có nhiều đóng góp? Tại sao ông không tiếp tục đóng góp qua con đường ngoại giao mà lựa chọn từ bỏ hệ thống, nghĩa là lựa chọn một cuộc sống bấp bênh và cả nguy hiểm nữa ?

Đặng Xương Hùng : Thật lòng, theo cách nghĩ của tôi, tôi đóng góp không nhiều cho ngành ngoại giao và cho đất nước. Tôi chỉ là một công chức hoàn thành nhiệm vụ. Tôi là một người làm ngoại giao rất xoàng, tầm thường. Ăn nói không thật trôi chảy, tiếng Pháp, tiếng Anh không thật giỏi. Ngoài ra, ngoại hình cũng làm tôi trở ngại rất nhiều, nhất là những năm đầu tiên. Tôi thực sự tự ti về hình ảnh của mình, đã có lúc, khi thấy một số người bạn rời bỏ ngành ngoại giao, tôi đã có ý định tương tự, nhưng quả thực tôi không có cơ hội và năng lực cần thiết nào khác để mà có thể từ bỏ được.
Hơn nữa, cùng với năm tháng, tôi đã tự trả lời cho chính mình câu hỏi tại sao mình không thành công trong ngành ngoại giao cho lắm. Mình sẽ không thể giỏi lên ở một môi trường mà mình ít có lòng yêu mến. Điều này thì có phần hơi bào chữa, nhưng vẫn có giá trị sự thật. Tiếp nữa, là việc có « thành công » ở một cơ quan nhà nước như Bộ ngoại giao thì ta phải có sự hiểu biết nhất định về « luật chơi » của nó. Những thứ luật chơi phải là người thật tinh quoái mới nhận biết hết được. Hoặc nếu anh không đủ tinh quoái thì chí ít anh phải đủ « hèn » để kìm nén những ý kiến cá nhân, răm rắp tuân thủ ý kiến lãnh đạo. Cả hai thứ trên tôi đều không có.

Tôi đã nhận thức ra từ khá lâu rằng Bộ ngoại giao mới chỉ dừng lại ở chỗ là môi trường để tôi kiếm ra đồng tiền nuôi sống tôi và gia đình, chứ nó ít là môi trường cho tôi sự thoải mái. Càng ngày tôi lại càng cảm thấy Bộ ngoại giao mất dần ký ức đẹp của nó trong tôi. Có một cái gì đó không thật ổn trong ngành ngoại giao. Những người tâm huyết vắng dần, đồng nghĩa với việc cán bộ « tinh khôn » tăng dần. Những cuộc đấu đá, chạy chọt để lên chức, lên quyền, đi luân chuyển nước ngoài ngày càng trở thành những câu chuyện thường ngày ở Bộ. Những câu nói thật tình chỉ nghe được ở những buổi chơi golf và những buổi rượu bia bạn bè vui vẻ. Ai cũng tỏ quan tâm tình hình khó khăn của đất nước, nhưng để chịu suy nghĩ sâu thêm hoặc thực thi ý nghĩ của mình thì ít người quan tâm thể hiện, hoặc không dám hoặc chặc lưỡi chấp nhận sự bình yên.

Đó là cái vòng luẩn quẩn của Bộ ngoại giao nói riêng và của cả hệ thống nói chung. Người thực sự yêu ngành nghề của mình hiếm lắm. Cả xã hội đang sống với cảnh nhanh tay kiếm lợi từ chỗ đứng riêng của mình. Công an, quân đội, bác sĩ, giáo viên, đều như vậy. Trong một lần phỏng vấn về chuyện visa của các sứ quán bên ngoài, tôi đã từng ví nó như thể công an giao thông đứng đường ăn chặn lộ phí vậy.

Cái tệ hại của chế độ này là đảng cộng sản muốn mua sự trung thành và ngoan ngoãn của công chức nhà nước bằng việc ban phát bổng lộc nào đó cho từng ngành nghề, nếu không ban phát được họ bịt mắt cho qua những tiêu cực ngành nghề mà đó tạo ra. Thí dụ như họ bỏ qua cho công an những nhũng nhiễu mà công an gây ra cho nhân dân, thậm chí đổ lỗi là do người dân. Bỏ qua cho giáo viên việc dạy thêm. Bỏ qua cho bác sĩ trong việc nhận phong bì. Với ngoại giao chúng tôi được họ mua bằng những chuyến đi công tác nước ngoài và lệ phí visa. Trong bộ chúng tôi hay đùa nhau rằng, rốt cuộc chỉ là « vấn đề Cămpuchia » (mâu thuẫn nội bộ các sứ quán là vấn đề chia chác lệ phí visa).

Nguyễn Thị Từ Huy: Câu chuyện visa cụ thể là thế nào, thưa ông?

Đặng Xương Hùng: Chuyện visa, khi tôi tiết lộ những chi tiết cụ thể, tôi biết những người bạn tôi ở Bộ ngoại giao chắc sẽ trách tôi nhiều lắm. Vì rằng chỉ mới ba, bốn năm nay thôi, tôi vẫn còn sống vì nó và kiếm ra đồng tiền vì nó. Nhưng cái lòng tôi muốn nói ra vì rằng tôi có một người bạn còn trẻ ở Bộ mới lần đầu ra nước ngoài và khi tiếp xúc với câu chuyện visa, đã thốt lên rằng : « Thu tiền lệ phí visa như thế làm mất uy tín của Bộ Ngoại giao quá anh nhỉ ». Tôi đã trả lời : « Đi công tác ở sứ quán, không có tiền chia từ visa, mình không còn thừa ra đồng nào để mà tiết kiệm đâu em ạ. Rồi em sẽ quen dần thôi ». Và vì rằng cả hai chúng tôi đều cùng một ý nghĩ là thà nếu nhà nước cho chúng tôi hưởng một chế độ tiền lương chính đáng tương đương nào đó, còn hơn là dành cho chúng tôi một « chế độ mập mờ » để chúng tôi phải « gian dối » trong lệ phí visa. Nhưng từ lâu tôi đã có câu trả lời cho mình là, do nhà nước không thể có đủ để cung cấp cho chúng tôi một khoản tiền chính đáng nào đó, nên họ cho chúng tôi một «mảnh sân » để chúng tôi « tự do trong kín đáo » kiếm thêm để bù vào. Họ sẽ bịt mắt cho qua.

Câu chuyện visa có thể tóm tắt như sau :

Bộ Tài chính quy định một visa có giá là 35 đô la Mỹ. Số tiền này sẽ đưa vào ngân sách nhà nước. Có chia để lại cho Bộ Ngoại giao một phần. Bảng lệ phí visa theo giá nói trên lẽ ra phải treo công khai tại nơi làm lãnh sự của các sứ quán. Nhưng nếu chỉ thu như vậy, các sứ quán chỉ làm « không công » cho nhà nước, tức không có chênh lệch nào cả. Bộ Tài chính hàng năm có tổ chức đoàn sang kiểm tra các sứ quán nhất là những sứ quán có số thu lệ phí cao. Tuy nhiên, đấy là cái dịp để các bên đóng kịch. Sứ quán sẽ đóng kịch bằng việc treo bảng lệ phí visa lên để cho cán bộ Tài chính trông thấy rồi cất ngay đi. Nộp cho Bộ Tài chính đủ biên lai thu tiền visa đúng với giá 35 đô la đó.

(Chúng tôi có hai loại biên lai, một nộp cho bộ tài chính, một biên lai cho khách theo giá thực thu, cái này sẽ hủy đi ngay sau đó). Một lần kiểm tra như vậy cũng là dịp Bộ Ngoại giao « bồi dưỡng » cho cán bộ tài chính nói riêng và Bộ Tài chính nói chung về việc cho qua sự việc này. Theo tôi thì các Bộ Ngành của Việt Nam đều làm như vậy. Bỏ qua việc làm ăn mập mờ để thu về một « khoản thù lao » nào đó.

Giá thực thu một visa cho khách ở các cơ quan đại diện ngoại giao mỗi nơi một khác. Ngay cả trong một nước cũng có khi khác nhau. Thí dụ ở Genève, chúng tôi thu 70 CHF, sứ quán ở Bern thu 80 CHF. Tại Paris, hình như họ thu 70 euros. Để lý giải cho việc chênh lệch đó, có cơ quan đại diện bị bí khi bị chất vấn thì giải thích rằng phần chênh lệch là chi phí hành chính và chi phí xin chấp nhận xuất nhập cảnh từ một công ty du lịch trong nước. Phần lớn các công ty du lịch làm dịch vụ xin phép nhập xuất cảnh đều là có chân của Bộ Công an, vì như vậy việc xin phép sẽ được nhanh hơn.

Tóm lại, nhà nước định ra một giá cho visa, các sứ quán lẽ ra chỉ được thu như thế hoặc hơn lên đôi chút về những chi phí hành chính. Nhưng nếu làm như thế cán bộ ngoại giao đi công tác nước ngoài sẽ không còn có thêm được gì. Đã nhiều năm Bộ Ngoại giao đã rất muốn điều chỉnh tìm ra một phương cách thu sao cho hợp lý, cho chính đáng hơn. Nhưng đều bất lực. Cuối cùng, đều chấp nhận nhắm mắt cho qua chấp nhận như vậy. Cũng là ân huệ mà nhà nước muốn đổi lấy sự trung thành của các cán bộ ngoại giao và cũng là cách mà các quan chức ngoại giao đủ sống khi ở nước ngoài. Họ chỉ có lương cơ bản chừng khoảng 500 USD/tháng. Cuối hàng tháng, chúng tôi dùng phần chênh lệch, chia cho các nhân viên sứ quán.

Đây cũng là câu chuyện gây mẫu thuẫn nội bộ do chia chác. Ai được chia, chia tỷ lệ bao nhiêu ? Có những nơi phần chia visa mới là phần quan trọng nhất trong các khoản thu nhập. Trước khi xin đi luân chuyển, mọi người đều tìm hiểu thu nhập visa ở nơi đó là bao nhiêu. Có những nơi rất cao ở khoản này, thí dụ ở San Fancisco, Washington, London, Paris… Vậy nên, người ta mới lý giải được tại sao ông Thứ trưởng Ngoại giao, ủy viên trung ương đảng lại đi làm Tổng Lãnh sự tại San Fancisco, một chức vụ trong ngoại giao chỉ hơn cấp Lãnh sự của tôi một cấp.

Tôi cũng chỉ mong rằng một ngày nào đó, đất nước thay đổi, để những người đi làm ngoại giao không còn phải cam chịu những chê trách trong visa, hộ chiếu, thay vào đó là những khoản thu nhập chính đáng, xứng đáng với công việc và năng lực của họ.




Người Việt Nam ở Mexico



                                                  


Myanmar: Đa số người theo đạo Phật gia tăng đàn áp bạo lực người thiểu số theo đạo Hồi



Xung đột tôn giáo leo thang ở Myanmar, nơi đại đa số người dân theo Phật giáo. Trong vòng 9 ngày qua đã xảy ra 2 vụ tấn công đốt phá nhà thờ Hồi giáo.

Hôm thứ sáu 1/7, cư dân Hpakant, một thị trấn có mỏ ngọc bích ở Bang Kachin phía bắc Myanmar, đã sử dụng các loại hung khí, dao búa và gậy gộc đập phá và sau đó nổi lửa đốt một đền thờ Hồi Giáo trong vùng.

Báo Global New Light do chính phủ Myanmar quản lý, mô tả một đám người mất kiểm soát, hỗn loạn và bạo động đã đốt phá nhà thờ Hồi giáo sau khi tranh cãi về vấn đề xây dựng nhà thờ này.
8 ngày trước, phần tử cực đoan theo Phật giáo cũng đã phá hủy một đền thờ đạo Hồi ở Bago Trung bộ Myanmar. Vụ việc đã khiến cộng đồng Hồi giáo phải di tản sang một thành phố khác.

Xung đột tôn giáo đang trở thành thách thức lớn cho chính quyền dân chủ non trẻ ở Myanmar, dưới sự lãnh đạo tối cao của bà Aung San Suu Kyi.



Nhận định về phúc trình của CSIS về sức mạnh hải quân của Tàu Cộng







Những Hiểu Lầm về Brexit







Những gịot nước mắt cá sấu của boác-hồ xin lỗi về những sai lầm Cải Cách Ruộng Đất và Formosa y như nhau