khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Thơ cho Sài Gòn, thơ Cao Đông Khánh





tôi một bữa ngồi yên như bàn ghế
nắng rọi trong đầu những trắng bao la
còn đôi mắt tôi ở Nhà Bè Gia Định
ở ngã Tư Bảy Hiền ly nước mía, má, môi


em đạp xe mini trời gió mềm trong áo
thành phố bập bềnh trôi giữa nắng mênh mông
sợi tóc chẻ hai gần đường xích đạo
vạt áo sau lưng khép hở Saigon


tôi một bữa đợi em mòn con mắt
từ Suối Máu em về xanh như lá cây
những kẻ đã sống chết cho Độc Lập Tự Do bị xử tội phản quốc
anh bỏ đi rồi em ở với ai


phần hoa cúc dại nở trên ngọn gió
buổi chiều dưới thung lũng héo hon
tôi kể tôi đã chết mấy mươi năm về trước
bây giờ là thằng bù nhìn tơi tả thê lương


em hãy kể tôi như trái cây lột vỏ
để quá đêm ngày hôi gió thịt xương tôi
như gái tỉnh lẻ thất thân nơi thị trấn
lỡ một lần lỡ thêm nữa chẳng sao


em hãy kể tôi đã tới hồi mạt vận
tuyết phủ đầy đóng đá tay chân
h
ồn hải điểu bay ngày đêm qua biển
bay mãi có ngày rụng cánh bơ vơ


em rớt thăm thẳm xuống vực sâu thời cuộc
sương Saigon thấm lạnh áo mồ hôi
mưa lất phất ngoài ngã năm ngã bảy
gió lọt vào em từ ngã bảy ngã ba


em ở cư xá Thanh Đa em ở chung cư Minh Mạng
em ở khắp đất trời trong thế giới tôi
em ở với Việt Nam ở với ly cà phê đá
ở với chỗ em ngồi ấm uyên ủy tôi


 tôi ngủ mấy ngày đêm vẫn chưa mộng mị
thử tưởng tượng một ngày cho đỡ thê lương
em với nắng với Saigon với tôi tập họp
nắng trên Saigon, Saigon trên nắng lô nhô

em đâu biết, tôi bây giờ, hầu như cây kiểng
bỏ phế trong nhà cũng mấy năm qua
tôi sống, cảm giác, ngọn dáo đâm trước ngực..




THĂM DÂN CHO BIẾT SỰ TÌNH: Tư Niễng ăn phở trả tiền. Chừng nào đi vào Hà Tỉnh ăn chả cá Formosa?







Phạm Đình Chương phổ nhạc Bài Ngợi Ca Tình Yêu, thơ Thanh Tâm Tuyền. Phạm Thành và Hoài Bắc song ca




                                                


1.

Tôi chờ đợi
lớn lên cùng giông bão
hôm nay tuổi nhỏ khóc trên vai
tìm cánh tay nước biển
con ngựa buồn
lửa trốn con ngươi
Ðất nước có một lần
tôi ghì đau đớn trong thân thể
những dòng sông những đường cày núi nhọn
những biệt ly rạn nứt lòng đường
hút chặt mười ngón tay ngón chân da thịt
như người yêu từ chối vùng vằng
Tôi chờ đợi
cười lên sặc sỡ
la qua mái ngói
thành phố đồng ruộng
bấu lấy tim tôi
thành nhịp thở
ngõ cụt đường làng cỏ hoa cống rãnh
cây già đá sỏi bùn nước mặn nồng
chảy máu
tiếng kêu

2.

 Tôi chờ đợi
phổi đầy lửa cháy
môi đầy thẹn thùng
vục xuống nhục nhằn tổ quốc
nhìn gót giày miệng uống tro than
nghe tiếng ca của một người không quen
của cuộc đời tình nhân

3.

 Trang sách khởi đầu viết
mắt người cần ánh sáng
môi người cần mặt trăng
bàn tay đòi mặt trời
và ngực em tự do
của anh của anh tất cả
Em gối đầu sương xuống
chuyện trò bằng bóng hình
Tôi đẹp như hình tôi
như cuộc đời
như mọi người
như chút thôi
anh yêu lấy em
Em là lá biếc là mây cao là tiếng hát
sớm mai khuya thức nhiều nhớ thương
em là cánh hoa là khói sóng
đêm màu hồng
Vòng tay dĩ vãng và bát ngát
chỗ yên nghỉ cuối cùng
dưới mắt sao dưới bàn chân những đứa con

4.

Tôi chờ đợi
một người không
nhiều người
ở thành phố thiếu thốn
ở làng mạc đọa đày
tôi là tiếng nói là tiếng khóc
những người bỏ đi hẹn trở về
những người mím hơi thừa chịu đựng
tôi chờ đợi
tôi là tiếng thơ là tiếng cười
mai Việt Nam hỡi mai Việt Nam".
 
 

Thái Thanh Và Ban Thăng Long hát Mười Bài Ngợi Ca Tình Yêu của Phạm Đình Chương







Người Lính Già (Portland, Oregon, US) viết về một ca nhạc sĩ nổi tiếng ở hải ngoại



Trong cái đám ca nhạc sĩ bèo nhèo như cái mền rách về chầu chực, quỳ lụy việt cộng nói trên, có một anh chàng thuộc Cộng Đồng Oregon, cùng thành phố tôi đang cư ngụ. Trong bài ‘’Đền Ơn Đáp Nghĩa’’ (báo Phương Đông Times, số ngày 7.12.2012, trang 22), Mục Sư Huỳnh Quốc Bình, cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Oregon, đã giới thiệu anh ca nhạc sĩ này, như sau:

‘’[…] Tôi biết ít nhất một ca nhạc sĩ rất nổi tiếng. Tại địa phương ông cư ngụ, chưa ai thấy ông đóng góp một xu cho những công tác ích lợi chung trong cộng đồng.

Ông cũng không hề một lần đóng góp lời ca tiếng hát của ông cho đồng hương địa phương thưởng thức, nếu có thì phải trả thù lao.

Ông chỉ chu du ca hát xứ người. Vậy mà khi cần tiền, ông bèn tổ chức ‘’tạ ơn em’’ tại địa phương nơi ông không buồn quan tâm trong mấy Thập Niên. Điều buồn cười hay khôi hài, là đã có năm bảy trăm người, mỗi người bỏ ra năm bảy chục Mỹ kim, để mua vé danh dự, hoặc thượng hạng, hầu có thể nghe ông hát ‘’tạ ơn em’’ và mua CD nhạc của ông mang về nghe ông ‘’tạ ơn em’’…

Điều phũ phàng hơn hết là khi cộng đồng có những buổi tổ chức có tính cách xã hội, giúp đỡ những ai cần giúp đỡ, hoặc biểu tình lên tiếng tranh đấu cho những người bị việt cộng đàn áp tại Việt Nam, thì ông ca nhạc sĩ này lại biệt tăm và số người tham dự buổi ông tổ chức ‘’tạ ơn em’’ cũng mất dạng […]’’

Ngoài ra, nghe tin anh ta về nước lần thứ hai, nhiều đồng hương đã lên tiếng, và tôi xin chuyển tiếp hai bức thư bình phẩm tiêu biểu:
………..
…………
‘’Ủa! tôi tưởng nó đã chết rồi mà.


Tên này chắc cuối đời vợ cần tiền, cũng như cần Casino như Lệ Thu…cho nên nó về hát phục vụ cán ngố và dân tham nhũng tư bản đỏ for money chứ có con thằng ca sĩ nào hát nào cho dân nghe, dân nghèo nào có tiền 50, 70 đô một vé…mà láo khoét, nếu nó thực sự hát free xin các thái thú cho tổ chức ngoài trời hát cho dân nghe như Việt Nam Cộng Hòa thì sẽ có nhiều người tình nguyện kêu gọi trả tiền cashier cho nó…thật đáng buồn!!! một cái thằng chẳng bao giờ nghĩ đến quân dân Việt Nam Cộng Hòa đã đi trước tầm đạn bảo vệ cho nó sống còn…nó khá hơn Phạm Duy là chưa viết Tục Ca.’’
Anh ca nhạc sĩ này, ngoài sự nghiệp âm nhạc, còn được cả nước, trong và ngoài, biết đến, một cách ồn ào, vì căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, sau khi bị ung thư màng óc, cách đây hơn một thập niên, và túi mật tin do bạn bè trong Cộng Đồng và trên Mạng chuyển, chính xác hay vịt cồ, tôi không biết chắc nhưng cả ba lần đều thoát chết.


Sau đó, nghe nói anh ta đi lưu diễn ‘’tạ ơn em’’ và ‘’kỷ niệm 50 năm’’ tình ca tại Texas, Portland, California, Úc Châu, tôi thật lòng mừng cho anh ta được tai qua nạn khỏi và mừng cho nhân loại từ nay đã có thuốc chữa trị căn bệnh nan y quái ác kia.

Tuy nhiên, khi đọc tin anh ta trở về Việt Nam trình diễn lần thứ hai và xem hình vợ chồng anh ta tươi rói, tại phi trường, với ‘’vòng hoa chiến thắng’’ trên cổ, tôi phải dằn lòng lắm mới không buột miệng chửi thề, merde, nhưng đồng thời cũng không thể nào không nghĩ đến câu nói trứ danh của Julius Caesar trong vở kịch cùng tên viết bởi Shakespeare:

Cowards die many times before their deaths,

The valiant never taste of death but once.

đã được Mục Sư Huỳnh Quốc Bình, một lần trong một bài viết, dịch ra như sau:

Những kẻ hèn nhát chết nhiều lần trước khi chết thật,

Người dũng cảm chỉ chết một lần thôi.

Anh ta cũng không xa lạ với đa số đồng hương Oregon và cá nhân tôi. Nhưng có hai lý do, ngoài những điều Mục Sư Huỳnh Quốc Bình nêu lên trong bài viết, đã khiến tôi không thể im lặng mãi:

a) Anh ta coi thường Cộng Đồng Oregon và những người hâm mộ tại địa phương mới đây đã đến mua vé tham dự buổi văn nghệ tạ ơn vợ và mừng sự nghiệp 50 năm do anh ta tổ chức, để kiếm tiền. Ai cũng biết, Cộng đồng Oregon không chống Cộng ồn ào, dữ dằn như những Cộng Đồng California, Texas, nhưng vẫn chống, luôn luôn chống, và kịch liệt chống.

Đa số cư dân là những thuyền nhân từ các đảo tỵ nạn đến, hoặc cựu sĩ quan tù nhân cải tạo sang Mỹ theo diện HO, nên chống cộng, tiêu diệt việt cộng có nghĩa thi hành một bổn phận, trách nhiệm đương nhiên đối với tổ quốc.

Cũng như dân bản xứ, người Việt tỵ nạn tại Oregon hiền hòa, lịch sự, dĩ hòa vi quý, nhưng điều đó không có nghĩa họ thờ ơ, thụ động, khờ khạo.

Ai chống cộng, ai quốc gia, ai Việt gian, ai tay sai, ai phải ai trái, ai ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, họ đều biết, và biết đúng, biết rõ, nhưng không nói ra đấy thôi.

Bằng chứng: Cho đến bây giờ, sau nhiều năm nghị quyết 36 được phát động với mưu đồ phá hoại, lủng đoạn các Cộng Đồng Quốc Gia Tỵ Nạn, chưa một thằng tay sai việt cộng nào dám xuất đầu lộ diện tại Oregon. Ló ra là bị chặt đuôi, không sống nổi.

Lần đầu, anh ca nhạc sĩ Portland này về Việt Nam trình diễn, người ta biết được do chính báo chí trong nước (Tuổi Trẻ và Công An Thành Phố Hồ chí Minh) phổ biến, nhưng đã bỏ qua, vì ai cũng thông cảm cho căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối của anh ta được vợ và báo chí hải ngoại loan truyền ầm ĩ, nghĩ rằng biết đâu có thể đó là chuyến đi sau cùng trong đời.

Tuy nhiên, lần này, khỏi bệnh, anh ta chơi cái mửng cũ, lại về nữa, âm thầm, sau khi đã moi gần cạn hầu bao của đồng hương hải ngoại với những màn ‘’tạ ơn em’’ và ‘’kỷ niệm 50 năm’’.

Về, để tái biểu diễn cho những thằng, những con đảng viên, công chức, đại gia, cán bộ, công an và gia đình, đồng bọn, có bạc tiền rũng rĩnh, chứ người dân nghèo, lao động vất vả, đầu tắt mặt tối, buôn thúng bán mẹt, làm gì có cơ hội và điều kiện bước chân vào rạp lớn của thành phố để nghe anh ta cám ơn vợ mình hoặc rên rỉ ‘’bây giờ tháng mấy rồi hỡi em’’ ?

b) Anh ta trở về Việt Nam trình diễn, mặc nhiên thách đố công luận chống cộng, mặc nhiên chấp nhận trở thành một tên phản bội trắng trợn, vô liêm sỉ trước mắt những đồng hương nạn nhân của bọn cộng phỉ trên toàn thế giới và riêng tại Oregon.

Trong khi chúng tôi đang giao chiến với việt cộng trên mặt trận ‘’võ mồm’’, bằng những bài pháo kích ác liệt, và thỉnh thoảng bị phản pháo, trong khi đa số đồng hương tỵ nạn ngày đêm thao thức, lo âu cho vận mệnh đất nước đang có nguy cơ rơi vào tay giặc ngoài Tàu Cộng với sự đồng lõa của lũ lãnh đạo thù trong bất tài, khiếp nhược, tham tàn.

– trong khi bao nhiêu nhân sĩ, thanh niên tại quốc nội, có cả Việt Khang và một số thiếu nữ liễu yếu đào thơ, Huỳnh Thục Vy, Tạ Phong Tần…biết yêu nước thương nòi, quyết tâm tranh đấu cho tự do, nhân quyền, đang bị bạo quyền bắt bớ, giam cầm, đày đọa ở những nhà tù khắp nước,

– trong khi các phụ nữ, bé gái bị ép bán ra ngoại quốc làm điếm, và những bài học đạo đức, luân lý cổ truyền tốt đẹp từ hàng ngàn năm qua bị phá sản một cách thê thảm, tại học đường cũng như ngoài xã hội, bởi nền văn hóa bần cố nông hủy diệt trí thức, lương tri và mọi giá trị tinh thần,

– trong khi những thằng lãnh tụ tự phong tham nhũng, no say, béo tốt đang làm mưa làm gió trên mảnh đất khốn khổ, tội nghiệp,

– trong khi đó thì anh chàng ca nhạc sĩ mặt trơ mày bóng của chúng ta lại lén lút trở về múa hát, mua vui cho những tên đồ tể bán nước hại dân.

Làm sao tôi có thể im lặng mãi.

NGỤY- Tác giả Tiểu Tử







Biểu tình tại Khu Công Nghiệp Lai Vu, Hải Dương, VN, ngày 15/10/2016







Tôi đã có một Việt Nam như thế…- Tác giả Ku Búa



Ngày xưa tôi đã có một thành phố được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Ðông. Tuy nó còn thua xa các thành phố ở những nước phát triển khác, nhưng nó là điều gần nhất với văn minh mà đất nước tôi có. Ngày xưa tôi đã có một thành phố mà những người ở vùng khác luôn ngưỡng mộ và ao ước để trở thành một người dân ở đó. Thành phố đó tuy nhỏ nhưng luôn mở rộng cửa để đón người tứ xứ về làm ăn buôn bán. Người dân ở thành phố đó chẳng bao giờ quan tâm đến bạn từ nơi đâu tới, cha mẹ bạn là ai, bạn nói tiếng Việt với giọng Bắc hay Nam. Họ cũng không bao giờ phân biệt người khác qua cái hộ khẩu. Ngày xưa tôi đã có một thành phố là đầu tàu của cả nước, là sự tổng hợp của những văn hóa và tinh hoa của thế giới. Thành phố đó là nơi mọi người nhìn vào để học hỏi và noi gương. Ngày xưa, tôi đã có một thành phố như thế.

Ngày xưa tôi có những anh cảnh sát khiến tôi luôn cảm thấy an toàn và trật tự. Tôi đã có những anh cảnh sát mà tôi luôn tin tưởng và luôn tìm đến khi có một vấn đề gì cần giải quyết. Họ không bao giờ đi vòng vòng kiểm tra tạm trú hay tạm vắng, hay đúng hơn là không moi móc cái thứ gì gọi là tạm trú tạm vắng để mà vòi tiền. Tôi đã có những anh cảnh sát giữ gìn trật tự đường phố và vỉa hè, họ cũng không bao giờ đánh đuổi những người bán hàng rong. Họ chỉ mỉm cười nhắc khéo. Và nếu họ phải kêu đi thì họ sẽ sẵn lòng phụ giúp dọn dẹp. Tôi đã có những anh cảnh sát không bao giờ đánh dân, những người luôn sẵn lòng hy sinh bảo vệ tôi. Tôi đã có những anh cảnh sát trên xa lộ mà tôi gọi là những con bồ câu trắng, đó là những anh cảnh sát xa lộ luôn sẵn lòng giúp tôi đẩy chiếc xe bị hư dọc đường. Tôi đã có những anh cảnh sát mà tôi luôn ngưỡng mộ. Ngày xưa tôi đã có những anh cảnh sát như thế.

Ngày xưa thành phố của tôi có các bệnh viện chuyên chữa bệnh miễn phí cho người bệnh, nếu viện phí cho dù có cao đến mức nào thì cũng không từ chối chữa bệnh. Tôi đã có một hệ thống y tế không phân biệt giàu nghèo. Một hệ thống y tế dù phải hoạt động theo quy luật tài chính nhưng không bao giờ để y phí cản trở y đức. Tôi đã có một hệ thống y tế sẵn lòng kêu một chiếc trực thăng để giải cứu bất cứ ai gặp nạn. Tôi đã có những bác sĩ-y tá chuyên tâm làm việc và ít khi nào vòi tiền bệnh nhân. Ngày xưa, tôi đã có một hệ thống y tế như thế.

Ngày xưa tôi đã có những người thầy, người cô luôn dạy tôi cách làm người trước khi dạy tôi học thức. Tôi đã có những thầy cô luôn tận tâm giảng dạy, luôn trau dồi kiến thức. Tôi đã có những thầy cô, tuy tư tưởng vẫn mang chất văn hóa Nho Giáo, nhưng luôn cho tôi phát biểu, luôn cho tôi chỉ trích, luôn cho tôi không đồng ý. Tôi có thể công khai phản đối bài tập, tôi có thể đòi hỏi quyền lợi mà tôi cho rằng mình nên có. Tôi đã có những thầy cô luôn mang tầm hồn của những người nhân hậu. Ngày xưa tôi đã có những người thầy và người cô như thế.

Ngày xưa tôi đã có những nhạc sĩ tài ba, những nhạc sĩ sáng tác ra những bài hát mà tôi nghe không bao giờ biết chán. Họ ít khi nào, hoặc chẳng bao giờ, đạo nhạc. Vì mỗi bài họ sáng tác là một tác phẩm nghệ thuật.

Ngày xưa tôi đã có những tiệm bán đầy sách, mọi thể loại. Ðó là nơi tôi gọi là những thư viện tri thức. Nơi đó bán những cuốn sách của các tác giả của nhiều quốc gia khác nhau. Nơi đó thậm chí bán những cuốn sách mà tôi không hề thích và đồng ý chút nào. Nhưng đã là nhà sách thì phải da dạng và phong phú. Ngày xưa tôi đã có những nhà sách như thế.

Ngày xưa tôi đã có những tổng thống khiến tôi cảm thấy hãnh diện. Ông ấy có thể nói tiếng Anh đủ để hiểu, đủ để trả lời phỏng vấn của các phóng viên quốc tế, đủ để đàm phán với các nhà lãnh đạo quốc tế, đủ để cất lên tiếng nói cho tất cả người dân dù đa số người dân không bầu chọn ông. Ngày xưa tôi đã có một Tổng Thống khiến tôi tự tin để nói với các bạn bè quốc tế rằng, “That is our President.” Ngày xưa, tôi đã có một Tổng Thống Như Thế.

Ngày xưa tôi đã có những vị Chỉ Huy khiến tôi tự hào về lực lượng Quân Lực. Tôi đã có những vị Chỉ Huy khiến tôi cảm thấy an toàn, cho dù đất nước vẫn còn trong thời chiến. Tôi đã có các vị Chỉ Huy khiến tôi cảm thấy yêu nước để sẵn lòng mặc bộ quân phục, bảo vệ đất nước. Và cho dù có chết thì tôi cũng vinh dự. Ngày xưa, tôi đã có những vị Chỉ Huy như thế.

Ngày xưa tôi đã có một Việt Nam khiến tôi muốn trở về. Khi tôi hoàn thành chương trình du học của mình, tôi không màng đi tìm việc làm ở nước sở tại, cũng chẳng quan tâm đến thẻ xanh-thẻ đỏ, cũng chẳng mộng mơ trở thành một công dân của nước khác, cũng không nghĩ đến việc mình nên ở hay về, vì điều duy nhất trong đầu tôi là về. Cho dù đất nước đó vẫn đang trong thời chiến, cho dù nơi ấy tôi phải làm việc nhiều lần hơn, cho dù nơi ấy có nhiều rủi ro hơn. Nhưng tôi chỉ muốn trở về, đơn giản bởi vì nơi đó, đất nước Việt Nam, mảnh đất đó là nơi tôi gọi là nhà. Vì tôi chỉ muốn về nhà. Ngày xưa, tôi đã có một Việt Nam như thế.

Ngày xưa tôi đã có một nước Việt Nam khiến tôi tự hào. Tôi đã có một nước Việt Nam khiến tôi không hổ thẹn khi cầm hộ chiếu ra nước ngoài và không cảm thấy xấu hổ khi nói, “I’m a Vietnamese.”

Ngày xưa tôi đã có một Việt Nam như thế. Tôi đã từng có một Việt Nam như thế. Nhưng đó là quá khứ. Bởi vì bây giờ một nước Việt Nam như thế đã không còn. Nhưng tôi lại muốn nó trở lại. Tôi muốn có một nước Việt Nam như thế. Bạn có thể bảo tôi hoang tưởng hay mơ mộng. Tôi không mơ mộng hay ảo tưởng. Tôi cũng không tôn vinh bất cứ thể chế hay chế độ nào. Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Ðể làm gì?” Ðơn giản, bởi vì ngày xưa tôi đã có một nước Việt Nam như thế.

PS: Tôi là một người sinh ra khi nước Việt Nam như thế, (bây giờ) đã không còn nữa.

Trả lời phỏng vấn của Ðài VOA về văn thư bên dưới cua CSVN, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp nói rằng, “cũng có một số lần Cha Nam nói cũng hơi mạnh, chúng tôi cũng đã góp ý với Cha Nam. Nhưng chuyện đó là một cách nhìn thôi. Còn về vấn đề này chúng tôi có cái độc lập cũng như cái tự trị của chúng tôi trong vấn đề đó. Cho đến hôm nay khi mà chưa có quyết định nào khác, Cha Nam vẫn phụ trách mục vụ tại Phú Yên, nghĩa là Cha Nam vẫn tiếp tục hoạt động như từ trước đến nay.”



Từ Biệt Thương Xá Tax - Tác giã Cô Tư Saigon



Tuổi của Thương Xá Tax xưa cổ hơn tất cả những người đang còn sống hiện nay. Chính xác, Thương Xá Tax đã hơn 130 tuổi.

Và Thương Xá Tax có nhiều kỷ niệm với dân Sài Gòn. Một thời bạn sinh ra, nhiều phần là được ba mẹ ẵm ra phố chơ, bước vào Thương Xá Tax, cho chạy lăng quăng dọc theo các hành lang thương xá.

Rồi tới thời đi học, những cặp tình nhân hẹn nhau nơi đây. Một lý do dễ hiểu: trời nắng gay gắt, bước vào Thương xá Tax là toàn thân mát rượi, dịu lòng ngày.

Hình ảnh Thương Xá Tax cũng vào văn học sử quê nhà rồi.

Nhà thơ Tô Thùy Yên có bài thơ “Chiều Trên Phá Tam Giang”... bài rất dài và xúc động, về hình ảnh cuộc nội chiến VN. Trong đó, có hình ảnh thương xá Tax, gợi nhớ trong bối cảnh Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, trích:

...Giờ này thương xá sắp đóng cửa
Người lao công quét dọn hành lang
Những tủ kính tối om
Giờ này thành phố chợt bùng lên
Để rồi tắt nghỉ sớm
(Sài Gòn nới rộng giờ giới nghiêm
Sài Gòn không còn buổi tối nữa)
Giờ này có thể trời đang nắng
Em rời thư viện đi rong chơi...

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã phổ thơ, ghi lại hình ảnh tuyệt vời khi chàng chiến binh nhớ về tình nhân một thời dẫn nhau đi dạo thương xá:

“… Giờ này thương xá sắp đóng cửa,
người lao công quét dọn hành lang,
giờ này thành phố chợt bừng lên để rồi ta nghỉ sớm.
Ôi Sài Gòn, Sài Gòn giờ giới nghiêm, ơi Sài Gòn, Sài Gòn giờ giới nghiêm,
ôi em ơi Sài gòn không buổi tối…”

Bây giờ, Thương Xá Tax đang bị đập phá.

Báo Người Lao Động kể rằng vào ngày 12-10, các đơn vị thi công đã bắt đầu tháo dỡ Thương xá Tax (quận 1, TP SG) để chuẩn bị xây tòa nhà mới tên gọi Satra Tax Plaza, cao 40 tầng. Tòa nhà sẽ được khởi công vào quý I/2017 và dự kiến hoàn thành vào năm 2020, cùng thời điểm tuyến metro số 1 của TP được đưa vào sử dụng.

Bản tin NLĐ ghi rằng Satra Tax Plaza là tòa nhà có lối vào kết nối với nhà ga của tuyến metro số 1; 2 tầng hầm dành cho trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ, giải trí; 4 tầng hầm làm bãi đậu xe và có sân bay trực thăng. Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) Đoàn Hoài Minh, các giải pháp kiến trúc gần như giữ lại nhiều hình ảnh Thương xá Tax trước đây. Tất cả gạch mosaic ở các sảnh vào sẽ được gắn trở lại đúng vị trí cũ nhằm giữ nguyên vẹn hình ảnh trung tâm thương mại 130 năm tuổi này trong ký ức của người dân TP SG.

Cùng ngày, TP cũng bắt đầu di dời, đốn hạ, bứng dưỡng 51 cây xanh trong khu vực 1 gồm Công viên 23-9 và đường Phạm Ngũ Lão. Dự kiến tháng 5-2017 sẽ đốn hạ, bứng dưỡng 24 cây trong khu vực 2 gồm đường Lê Lợi và đường Hàm Nghi để kịp bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1).

Cũng nên nhắc rằng, Tự điển Bách khoa Mở ghi rằng, trích:

“Công trình kiến trúc nguyên thủy được xây từ năm 1880 thời Pháp thuộc ở trung tâm Sài Gòn tại góc đại lộ Charner và đại lộ Bonnard, gần tòa thị chính (hôtel de ville). Năm 1914 công ty Société Coloniale des Grands Magasins mở Grands Magasins Charner de Saigon (viết tắt là SGMC) đến năm 1924 thì khu nhà này được tái thiết và khuếch trương theo phong cách Art Deco đón tiếp khách hàng thượng lưu của đô thị lớn nhất Liên bang Đông Dương. Ngày 27 Tháng 11, 1924 khi tiệm bách hóa khai trương là một sự kiện nhộn nhịp đáng ghi nhớ của Sài Gòn được báo chí loan tin rộng rãi.

Tháng 10 năm 1925 tiệm bách hóa gắn thêm một hệ thống còi điện để kêu lên mỗi khi có tin mới từ chính quốc báo sang. Năm 1942 xây thêm lầu bốn, đập bỏ tháp đồng hồ và thay vào đó là bảng gắn dòng chữ GMC.

Sang thời Việt Nam Cộng hòa, Đại lộ Bonnard thay tên là đại lộ Lê Lợi và Đại lộ Charner biến thành đại lộ Nguyễn Huệ còn Grands Magasins Charner mãi tới năm 1960 mới chính thức sang tên là Thương xá TAX, với địa chỉ 135 đại lộ Nguyễn Huệ. Thập niên 1960, Tổng giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục ủy quyền cho Viện Đại học Đà Lạt mua lại Thương xá này, từ đó trở thành bất động sản của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Sau Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963, chính quyền mới tịch thu thương xá này vì cho rằng nó liên quan đến Dòng họ Ngô. Khu thương xá từ đó không còn thuộc một công ty mà do thương nhân mướn lại làm nơi buôn bán.

Sau năm 1975 với chính sách tập trung kinh tế, cấm tiểu thương, Thương xá TAX bị giải thể. Tòa nhà được giao về cho Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quản lý, không còn là địa điểm kinh doanh sầm uất, mặt bằng thỉnh thoảng được tận dụng làm không gian trưng bày các mặt hàng, máy móc công nghiệp do các đơn vị quốc doanh của thành phố sản xuất.

Đến năm 1978, trong bối cảnh thời bao cấp, Thương xá TAX trở thành một công ty quốc doanh mang tên "Cửa hàng Phục vụ Thiếu nhi Thành phố", người bán hàng được gọi là mậu dịch viên, có thắt khăn quàng đỏ như thiếu nhi để bán mặt hàng chính là đồ chơi cho trẻ em. Đến năm 1981, khu nhà này đổi tên thành "Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố" do Sở Thương Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu. Từ năm 1997, tòa nhà đổi tên thành "Công ty Bán lẻ Tổng hợp Sài Gòn" do Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) quản lý.

Năm 1998 tên TAX được phục hồi nhưng vào năm 2014 thì có lệnh giải tán Thương xá TAX với kế hoạch phá tòa nhà này đi để xây một cao ốc 40 tầng ở địa điểm trung tâm này. Ngày 12 tháng 10, 2016, quá trình đập bỏ khu Thương xá được bắt đầu tiến hành.”(ngưng trích)

Biết bao nhiêu là nước chảy qua cầu, bạn nhỉ...

Trân trọng từ biệt Thương Xá Tax, một thời của quá nhiều kỷ niệm.


Ngày Giỗ - Tác giã Nguyễn thị Hương Minh



Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi tự mình chuẩn bị làm giỗ. Chẳng phải tôi may mắn hơn người khác trong gia đình không ai mất. Có muôn vàn lý do để tôi không cúng giỗ.

Tôi là con thứ trong gia đình lại là con gái, bà chị tôi mất khi còn bé. “Không là con trưởng, nhưng là con trưởng” câu viết nửa vời trong lá số tử vi của tôi, khi lớn lên tôi hiểu theo một cách có lợi....là trưởng nữ kế nghiệp như kiểu trong triều đình hoàng tộc, trở thành đứa con gái độc nhất trong gia đình sếp 4 thằng em trai. Nghĩa là tha hồ đòi hỏi, mọi người cứ thế mà chìu theo những điều vô lý, ngang bướng của tôi.

Chồng tôi là con thứ trong nhà nên tôi không có bất kỳ một lý do gì để dành quyền cúng giỗ các bậc trưởng thượng đã khuất. Ngày chồng tôi đi tù “cải tạo” tôi bụng mang dạ chửa về ở với mẹ và các em.

Thật ra thì khi chồng vắng nha, tôi đã về ở với gia đình chồng trong ngôi nhà ở gần chợ Bà Chiểu "Lấy chồng phải gánh giang san nhà chồng." Nhưng rồi cuộc xung đột về “giai cấp” đã xảy ra. Gia đình chồng tôi như thùng thuốc nổ chỉ đợi châm ngòi, chính xác là tôi, là con “ngụy quyền”, vợ “ngụy quân” với bà chị ruột của chồng tôi đã bỏ nhà theo Việt Minh ngày còn trẻ, sau 30 tháng 4 năm 75 trở về với vị trí của “người chiến thắng.”

Đứng giữa trận chiến ngầm giữa người con gái ruột -sau hơn 30 năm mới gặp lại- luôn nói ra những lời không tưởng, và cô con dâu sẵn sàng thốt ra những lời mỉa mai kẻ đối diện, bố mẹ chồng tôi chỉ còn biết thở dài. Tôi chờ đợi chồng về với lời hứa hẹn mị dân -chỉ đi tập trung có 10 ngày, nhưng ngày về càng mù mờ, vời vợi xa nên đành nhắn cho cậu em lên xin phép cho tôi chở tôi về thăm mẹ vài hôm rồi ở hẳn nhà mình, tránh cho những cơn tức giận làm ảnh hưởng đến đứa con trong bụng. Thôi thì "Chợ phiên còn lỡ, giang san còn gì."

Con tôi ra đời không có cha hay người thân bên cạnh. Ngày tôi đau bụng sinh, mẹ tôi ốm liệt gường đã lâu, mấy cậu em trai chẳng biết gì; thế là bà mợ dâu đưa đi đập bầu. Kiến thức thực tế của tôi thì lờ mờ về việc sinh nở, chỉ biết lý thuyết theo sách vở trong các giờ sinh vât học. Mợ tôi tuy đã là mẹ của 2 đứa con nhưng đâu có bất kỳ kinh nghiệm nào với bệnh viện của chế độ mới, bà đưa tôi vào xong đứng ngoài cổng bệnh viện đợi, rồi bị đuổi thế là bà...về nhà đợi tin tôi. Cũng may ngày ấy trong các bệnh viện vẫn còn nhiều bác sĩ và y tá “ngụy” nên tôi tuy “chèo chống, vựơt cạn" một mình, hai mẹ con cũng qua đò.

Ý thức hệ xảy ra tuy không quá gay gắt trong gia đình tôi nhưng cũng làm khổ con tôi không ít. Thằng bé bắt đầu lên 6 tuổi đi học lớp 1 tuy bị bắt buộc đeo khăn quàng đỏ đã biết tháo ra, dấu vào cặp trước khi bước vào nhà nếu không muốn bị các cậu mắng. Bà ngoại dù nói không ra hơi vẫn cố bênh cháu là “đã biết gì đâu, nhà trường bắt thì phải theo thôi...” tôi cũng không có ý định làm dịu bớt nỗi nóng giận của các em tôi. Lúc ấy tôi chỉ biết thở dài “Nuôi dạy con như thế nào... tương lai con sẽ ra sao...!”

Tôi ra trường xin về dạy ở Trung Học Vũng Tàu. Học sinh của tôi phần lớn là người sống và lớn lên tại đấy, nên không nhiều thì ít cũng dính dáng đến Mỹ-Ngụy. Tôi và vài người bạn từ Sài Gòn về dạy được phân cho ở chung trong ngôi biệt thự của một gia đình đã ra đi. Sáng sáng đi dọc qua hành lang trên lầu để đến lớp, thấy anh chàng bí thư đoàn trường ngồi đánh răng, rửa mặt tôi thú thật ước mơ với bạn mình là chỉ muốn đá cho ngã xuống lầu! Anh ta là người chuyên báo cáo việc chúng tôi nghe, hát “nhạc đồi trụy”, hơn thế nữa là tội ăn cắp...sách trong thư viện nhà trường, những sách Anh, Pháp, Việt đủ thể loại bị dồn vào một góc chuẩn bị đem đốt; chúng tôi tiếc tìm cách lấy cắp đem về nhà.

Niềm mơ ước thuở ấy của tôi được bạn tôi nhắc lại khi chúng tôi cũng ngồi ăn trưa. Từ sớm tôi chạy xe lên chùa Cao Đài mua các món chay về cúng. Tôi chỉ mời một cô bạn sống gần đã từng chia xẻ với nhau qua thời hàn vi -lý do bày cỗ cúng xong nhiều quá nên phải mời người ăn chay trường đến ăn giùm. Chúng tôi cùng nhắc lại thời khốn khó của những đứa mà cha, chồng "được đi cải tạo”.

Đó là những câu chuyện cười ra nước mắt. Một đứa học trò của tôi mếu máo thưa vì bị các bạn khác xô ngã. Tôi hỏi lý do và được câu trả lời thật ngắn gọn -Tại bố nó dạy toán dở! "Bố nó” đây là ông hiệu phó bộ đội phục viên từ miền bắc vào, và các em học sinh của tôi cũng thuộc những gia đình có cha, chú, anh đi tù cải tạo. Và “nó” là đứa bé lớn lên ở xã hội miền bắc nhưng rất thích và thèm thuồng được chạy theo chơi với lũ con “Ngụỵ”.

Trình độ hiểu biết về toán học của ông này cũng vài lần cho chúng tôi dở khóc dở cười. Trong một kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, tương đương với tú tài toàn phần ngày xưa, ông ta được cử làm chủ tịch hội đồng giám thị, mở đề toán ra chưa đến 5 phút, một anh cũng dạy toán thốt lên “Chết rồi toán khó quá!” Chúng tôi ngạc nhiên đưa mắt hỏi, anh ra dấu cho chúng tôi nhìn -ông chủ tịch hội đồng đưa đề toán sát mặt và rặn ra từng chữ, từng ký hiệu toán học như người tập đọc vỡ lòng cho toàn thể các giám thi nghe trước khi đưa xuống phòng phát cho các thí sinh! Chúng tôi nghĩ mà thương cho cả một thế hệ trẻ tương lai. Thầy dạy toán mà đọc không nổi đề thi toán thì chắc là toán quá....khó! Chuyện các em học sinh không hiểu ông giảng gì chắc đúng. Nhóm thầy, cô giáo thời Mỹ-Ngụy còn sót lại vẫn nói với nhau, ông ta không hiểu sao giảng cho học sinh hiểu!

Phải nói học sinh của chúng tôi có cách riễu cợt chế độ thật phong phú. Thuở ấy bên cạnh những người có tiền mua ghe tàu vượt biển tìm tự do, một số dân không có tiền cũng tìm cách len lỏi đi theo, được gọi là “đi canh me”. Và bài thơ “Đi thuyền trên sông Đáy” được học sinh định nghĩa “bác Hồ đi canh me” hay “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ” lập tức có tiếng học sinh nói thật to “Bác Hồ... số mấy..?” Ai đã từng ở Việt Nam lúc ấy đều nghe hoặc biết đến phong trào đánh số đề, mỗi một vật tượng trưng cho một con số, đêm nằm mơ thấy gì, sáng đi mua số đó... chưa mua số bác Hồ, cửa nhà, đất nước đã tan nát!

Sau khi “mất dạy” vì không chịu nổi cách o ép phải dạy học trò theo giáo án, nghĩa là bài giảng đựơc viết sẵn theo chỉ đạo, dù ca dao, tục ngữ thậm chí "nàng Kiều" của cụ Nguyễn Du cũng được "ánh sáng Marx-lenin" soi rọi, tôi đành phải bỏ dạy, về Sài Gòn kiếm việc khác nuôi con.

Bố tôi mất ở trại tù Vĩnh Phú, tôi ra thăm mộ thắp đựơc những nén hương cho ông và những người đồng đội cùng hoàn cảnh như ông. Vậy là tôi biết được ông đã mất.

Mẹ tôi mất ở nhà sau cơn bệnh kéo dài. Chính tay tôi thay quần áo tẩm niệm cho bà. Mẹ tôi đã rời xa chúng tôi. Sau này các em tôi đã tìm cách đưa bố tôi về, cho mộ bố mẹ tôi gần nhau. Ngày còn ở Việt Nam các em tôi cúng giỗ cho bố mẹ của tôi.

Gia đình tôi nhận giấy báo chồng tôi đựơc thả khỏi trại giam, nhưng chưa bao giờ thấy trở về nhà. Tôi nghe đồn chồng tôi bị bắn chết lúc trốn trại tù cải tạo. Tôi hỏi tin tức từ bạn bè cùng tù không ai xác nhận đúng hay sai. Tôi không thấy chính mắt, Không thể cho rằng chồng tôi đã chết. Con trai tôi biết mẹ mình hay xem phim Đại Hàn nên trêu tôi - chắc là bố trốn vào rừng băng qua biên giới Campuchia bị trúng đạn vào đầu (!?) nên quên, không chừng bây giờ là tỉ phú ở đó. Mẹ ráng chờ đi, có ngày bố tỉnh trí về tìm mẹ.

Thôi thì cứ cố tin theo lời của con tạo ra dramas cho chính cuộc đời. Vậy tôi không có lý do để giỗ cho người chưa thấy...xác!

Cậu em kế tôi là người cuối cùng trong gia đình rời Việt Nam. Nó bị một đợt cảm sốt quá cao khi mới sinh ra được vài tháng nên sức khoẻ không được tốt. Bà ngoại tôi lúc còn sinh tiền thường nói "Nó gánh tội cho chúng mày", "Nhà đông con phải có đứa này đứa nọ!" Chân lý của các ông bà cụ Việt Nam thật đáng nể!

Đối với tôi cậu em tôi có giá hơn tôi về mặt địa vị trong gia tộc là...thằng trưởng nam "Trưởng nam nào có gì đâu, một trăm cái giỗ đổ đầu trưởng nam." Bây giờ em sống cùng với tôi, chẳng phải phong tục từ ngàn xưa là - góp vui, chia buồn. Các cụ dậy sao cứ theo vậy. Tôi chia ngày cúng giỗ bố mẹ cùng với em của mình là theo đúng phong tục. Cậu em trưởng nam của tôi bị bệnh không lo được, mặc kệ tôi là...thứ nữ cứ thế mà nhận....quyền trưởng nam mà chuẩn bị ngày giỗ cho bố mẹ. Cậu em khác từ Texas gọi phone nhắc đặt thêm 1 chén cơm cúng cho chồng tôi - xem như anh đã mất, cúng dư còn hơn thiếu! Chị đã từng ở Việt Nam mà quên hả, thà lầm còn hơn sót!

Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi tự chuẩn bị cho bữa giỗ!


Năm Anh Hai Mươi Bảy, Em Mới Sinh Ra Đời - Tác giã Nguyễn thị Cỏ May








.... Khi em còn trong nôi anh đã lo việc đời,...! (Y Vân)

Bài hát của Y Vân gợi nhớ tới chuyện tình của Cố Tổng thống Pháp François Mitterrand với người yêu Anne Pingeot.

Đấu năm 1960, Mitterrand tới nhà ông bà Pingeot chơi theo lời mời của chủ nhà, gặp Anne lúc đó 18 tuổi. Ông bị ngay cú sét đánh tuy năm đó ông đã 46 tuổi, có gia đình với bà Danielle, đám cưới năm 1944, và có 2 con trai Christophe và Gilbert. Hai năm sau, ông hướng dẫn Anne lên Paris để theo học Mỹ Nghệ, môn học mà bà say mê. Từ đây họ có dịp lui tới nhau thường xuyên. Và không có gì ngăn cấm để họ trở thành cặp tình nhơn tuyệt vời. Suốt 35 năm dài sống kín đáo với người yêu, Anne Pingeot hưởng hạnh phúc tràn đầy nhưng đôi lúc cũng lắm chua cay. Trước sau, Bà vẫn giữ tình yêu và sự chung thủy trọn vẹn với Mitterrand. Nay bà quyết định công bố cuộc tình của Bà với Mitterrand bằng cách cho ấn hành quyển “Nhựt ký tặng Anne” (1964-1970, 496 trang) và “Thư gởi Anne” (1962 – 1995, 1296 trang). Phải chăng đây là một quyết định phục hận khi bà đã thất thập? Cho mọi người thấy bà không phải là Đệ Nhứt Phu nhơn nhưng mới là người yêu thật sự say đắm của Tổng thống Mitterrand.

Thư gởi Anne gồm 1218 bức thư tình của Mitterrand viết cho người yêu trong 33 năm. Ngoài chuyện yêu đương, “Thư tinh gởi Anne” còn là một tác phẩm văn chương giá trị vì tác giả xử dụng lão luyện ngòi bút, tiếng Pháp của ông chuẩn xác, từ từ ngữ tới văn phạm, nhứt là cách dùng các cách (modes) và thi (temps) trong động từ. Hai tác phẩm này sẽ được nhà xuất bản Gallimard phát hành trong tuần này. Giá bán khá mắc. Quả thật Gallimard trúng số độc đắc!

Người đẹp cao nguyên Clermont-Ferrand

Bà Anne là con gái trong một gia đình lớn ở Clermont-Ferrand, có họ xa với nhà kỷ nghệ Michelin. Bên ngoại của bà có người làm tướng lãnh trong quân đội Pháp. Trong Đệ II Thế chiến, theo Chánh phủ Pétain. Cũng như Mitterrand cũng từng theo Chánh phủ Pétain. Tới khi thấy phe Đồng Minh thắng thế, ông vội ngã theo kháng chiến. Khi De Gaulle nắm chánh quyền, ông gặp De Gaulle và De Gaulle buông một câu “Lại cũng ông nữa à” (Et encore vous). Và ông thù ghét De Gaulle từ đó.

Cũng như Tướng Nguyễn Cao Kỳ của Chánh phủ Sài gòn, lúc làm cố vấn Phái đoàn Hòa đàm ở Paris, được Kissinger giới thiệu với De Gaulle. Tướng De Gaulle chào tướng Kỳ “Qui est-ce Kỳ?” (Kỳ là ai vậy?). Không biết tới khi chết, ông Kỳ có qưên được hận De Gaulle không?

Năm 1963, Anne được 20 tuổi. Bà kính trọng sự hiểu biết văn học của Mitterrand. Hai người có chung niềm đam mê văn chương và nghệ thuật. Ở Paris, sau nhiều tháng tiếp xúc nhau, những cái hẹn kín đáo, những lúc bên nhau say đắm dưới bóng cây marron của vườn Tuileries, Mitterrand và Anne từng bước, bước tới với nhau thật sự. Ông tỏ thiệt là ông không thể ly dị bà vợ Danielle. Anne chấp thuận.

Anne ảnh hưởng gia đình, tánh tình kín đáo. Ít khi nào bắt gặp bà bày tỏ những sôi nổi trong lòng. Phải chăng vì vậy mà bà âm thầm chia sẻ đời sống lứa đôi với Mitterrand suốt 35 năm dài. Năm 1974, bà sanh cô con gái Mazarine ở Avignon. Bà ẩm về nuôi ở nhà bà cố ngoại và nói vói mọi người bà cần thêm ít tiền nên nhận trẻ con về giữ.

Lúc Mitterrand đang làm Tổng thống, hai người dẩn nhau về Hossegor nghỉ ngơi vài hôm trong ngôi nhà gia đình. Bổng xảy ra cuộc cải nhau gay gắt. Anne tức giận, bỏ ra xe của người anh, bảo anh chạy đi. Nhưng Mitterrand chạy theo sau xe, kêu gọi hảy ngừng lại. Người anh lúng túng không biết phải nghe lới ai. Không vâng lời Tổng thống sao? Anne thúc “Anh đừng ngừng lại”. Mitterrand nổi giận hét lớn lên “Mấy người hảy ngừng lại ngay”. Và Tổng thống chạy tới đeo theo cửa xe, bị xe lôi đi lết bết khá xa.

Ông Mitterrand đắc cử Tổng thống ngày 10 tháng 5 năm 1981. Anne than thở với bà bạn Elisabeth Normand “Hôm đó thật là một ngày bi đát của đời tôi. Buổi tối, lúc 20 giờ, khi gương mặt của người thắng cử xuất hiện trên màn ảnh TV, Anne đang ở trong nhà, bé Mazarine lên 6 ngổi trên đầu gối của bà và bà đang khóc trước TV nhỏ trong phòng”.

Những bức thư tình

Lúc gặp và say đắm Anne, Mitterrand đã tùng nhiều lần Tổng trưởng và đang làm Thượng Nghị sĩ Nièvre. Trước mặt ông, một tương lai chánh trị đang chờ đợi ông. Khi De Gaulle không còn trên chánh trường thì quyền lực tối cao sẽ tới tay ông.

Bức thư đầu tiên gới người yêu trẻ, ông viết ngày 19 tháng 10 năm 1962, từ Luxembourg, trụ sở Thượng Viện. Trong thư, ông hứa sẽ tìm cho Anne quyển sách về Socrate mà hai người có dịp nói chuyện đêm cùng ở Hossegor. Sau đó, ông viết tiếp thêm 1217 bức thư nữa. Và bức thư sau cùng, ngày 22 tháng 9 năm 1995, lúc ông đang chờ ở ngưởng cửa để bước qua bên kia thế giới, với những lời vẫn chứa chan tình yêu như lúc ban đầu “Anne, em là sự may mắn của đời anh. Làm thế nào mà không được thương em nhiều hơn nữa?”.

Trong bức thư đề ngày 15 thánh 11 năm 1964, ông viết với những lời như gợi ở ông một viển ảnh ông sẽ thanh thản từ giả Anne trong lúc bà hảy còn trẻ và sẽ sống cô đơn “Khi anh gặp em và ngay lúc đó, anh đã đoán là anh sẽ đi vào một cuộc hành trình lớn. Nơi anh đì ở đó anh ít ra cũng biết em sẽ luôn luôn vững mạnh. Anh tôn thờ gương mặt này, nguồn ánh sáng của anh. Sẽ không bao giờ có đêm tuyệt đối đến với anh. Cô đơn của cái chết sẽ ít cô đơn hơn. Anne, người yêu của anh”.

Trong những bức thư viết gởi Anne, ông mô tả quang cảnh và nền trời xứ Pháp một cách tuyệt vời mà Anne là hiện thân lý tưởng, không phải chỉ để quyến rủ Anne, để thuyết phục Anne, mà còn để ghi dấu thời gian bên lề lịch sử chánh thức, nhựt ký định mạng của ông. Với độc giả, đây còn là bằng chứng cụ thể về Mitterrand, một con người đây tham vọng. Biết nuôi tham vọng. Chờ cơ hội thực hiện.

Khi có Mazarine, Mitterrand đưa Anne và em bé về ở trong một căn nhà rộng 250 m2 bên cạnh Dinh Elysée để cùng ông sống trọn vẹn đời sống gia đình. Tuy không chánh thức. Dỉ nhiên mọi chi phí thuộc ngân sách của Elysée.

Điều đáng chú ý là trong tập “Thư gởi Anne” thấy hầu như không có thư của Anne viết cho Mitterrand. Mải tới khi ông đắc cử, mới thấy xuất hiện vài bức thư ngắn, với lời lẽ đầy yêu thương “Người tạo niềm vui của em” hoặc “Cưng, cưng của em” …

Với Mitterrand, mặc dầu chức vụ ở Elysée bận rộn, mặc dầu cơn bịnh ác nghiệt ung thư tiền liệt tuyến hành hạ, vẫn không thể ngăn cản ông tỏ tình yêu cuồng nhiệt với người yêu. Trong thư gởi Anne tháng 7 năm 1967, ông viết “ Yêu em, tự nó,chính đó là một tác phẩm say đắm rồi”. Và tháng 8 năm 1969, ông viết với ngụ ý tình yêu là thiêng liêng “Tình yêu của chúng ta đem lại cho anh tình cảm của vỉnh cửu”.

Còn Bà Danielle Mitterrand?

Nói theo Việt nam “ông ăn chả, bà ăn nem”. Cả hai người, kẻ có chả ngon, người có nem quí. Ông Bà đều hài lòng vì đều có bồ nhí.

Bồ của Bà Danielle là thầy dạy thể dục cho bà, trẻ hơn bà 12 tuổi. Về đới sống riêng tư, hai người thoả thuận nhau, mạnh ai, cách riêng của ai, cứ nấy sống. Bà Danielle đưa bồ nhí về ở ngay trong appartement của hai ông bà, đường Bièvre, Quận V Paris. Căn phòng của ông bồ Jean Balenci bên cạnh phòng của bà,ở dưới căn phòng của ông Mitterrand.

Họ sống như vậy cho tới khi ông Mitterrand làm Tổng thống, lính tới canh gác trước nhà, hai đầu đường Bièvre, không cho xe cộ vào, ngoại trừ người ở con đường này, thì ông Jean Balenci mới dọn đi nơi khác.

Ông Mitterrand theo xã hội chủ nghĩa nhưng có xu hướng dân chủ tự do của thứ dân chủ xã hội. Còn bà Danielle thì kiên quyết con đường mác-lê, chọn sống giản dị, tranh đấu cho giai cắp nghèo khó, bị bất công. Bà lập Nghĩa hội France-Libertés.

Sau chuyến viếng thăm Việt nam tháp tùng theo Mitterrand về, bà can thiệp với Hà nội để cho nhà văn Dương Thu Hương được qua Pháp tỵ nạn. Thật ra bà đã mua Hà nội cho sự tự do của bà Dương Thu Hương với già 95 triệu quan, qua quỉ Pháp thoại.

Về quan niệm sống giản dị của người tranh đấu, bà muốn khi chết hảy đem thân xác của bà chôn vùi xuống lòng đât, không hòm rương gì hết để như vậy, bà có thể tiếp tục phục vụ cho sinh vật nào có nhu cầu. Nhưng luật pháp cấm.

Bà chỉ có hòm bằng gổ rẻ tiền hạng bét. Không nghi lễ, không vào nhà thờ, …Con người xã hội chủ nghĩa chuyên chính và thế tục ròng, có khác!

Tổng thống Pháp và các bà bồ

Trong lịch sử nước Pháp, Tổng thống và bồ là cặp bài trùng không thể thiếu. Có người giấu kỷ, có kẻ khoe ra như thêm một thành tích.

Ngoài Anne Pingeot, ông Mitterrand có thêm, theo báo chí, lối 20 bà bồ nữa trong số đó, có 2 người khà bền: nữ ca sĩ Dalida và nữ ký giả Hravn Forsne người Thụy điển. Bà ký giả công khai có một đứa con trai với ông. Và hôm 8/8/2016, người con của bà tự giới thiệu trong cuộc vận động bầu cử địa phuơng mình là con trai của Cố Tổng thống Mitterrand. Nhưng tin này đã bị đính chánh bởi người tài xế và cả Bác sĩ riêng của ông Mitterrand.

Chính bà Danielle có tiết lộ Bà Ségolène Royal cũng là bồ nhí của ông “…trong một quan hệ đầy tính âm mưu với chồng của bà. Nếu không có âm mưu, thì không có chuyện thành cặp đôi được” (….dans une grande complicité avec mon mari. Sil ny a pas de complicité, il ny a pas de couple).

Nhà vua, Tổng thống, những người chức quyền, đều lợi dụng địa vị của mình mê hoặc nữ giới. Vị Tổng thống đầu tiên thừa hưởng truyền thống này là Napoléon III. Hiện nay, Tổng thống xã hội thứ nhì Hollande chỉ mới có 4 bà bồ. Ông chủ trương không làm  đám cưới. Còn Sarkozy quơ là cưới liền. Với ông, đám cưới chỉ cần một nồi chè là đủ.

Riêng Tổng thống Félix Faure nổi tiếng về số bồ đông đảo. Ông phải cho làm con đường hầm dẩn vào Elysée để các bà bồ kéo nhau vào kín đáo hơn. Ông còn nổi tiếng là “hiệp sĩ chết trên lưng ngựa”. Cái chết của ông đã một thời làm sôi nổi báo chí Pháp.

Tổng thống Chirac nổi tiếng hào hoa. Mà ông hào hoa thiệt. Bồ của ông gồm ký giả, nghệ sĩ, dân biểu, Tổng trưởng, … Những người này dành cho ông biệt danh “Người 5 phút, cả tắm luôn” (5 minutes, la douche comprise)!

Điện Elysée, con tim và khối óc của nước Pháp, dưới các trào Tổng thống từ Đệ II Cộng Hòa ở thế kỷ XIX cho tới nay Đệ V Cộng Hòa, bị biến thành một nơi đầy ấp chuyện tình.

Chỉ có chuyện tình của ông Mitterrand là lâm ly, thấm thía hơn hết, vừa kết tinh thành 2 tác phẩm văn chương tình yêu chung thủy đầy lãng mạn.

Đẹp lắm!

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Lớp lãnh đạo Ma dzê: PHÚC DỐT










Hội Luận Tình Hình Đất Nước với học giả Đỗ Thông Minh tại San Jose, CA, US







Tình Thu Tiền Chiến






Bob Dylan được trao giải Nobel Văn Chương năm 2016






Asia Today (16/10/2016)







Nhạc Hùng Ca Yêu Nước trước năm 1945 của nhóm Đồng Vọng của Nhạc sĩ Hoàng Quý







Việt Nam tuần qua (15/19/2016)







Đối đầu với dân là nhồi thuốc nổ vào bom nỗ chậm







Nation-Building in War: The Experience of Republican Vietnam, 1955-1975






 
Trùng Dương: Chuyện trò với Giáo sư Vũ Tường về cuộc hội thảo ‘Kinh nghiệm kiến quốc trong thời chiến của Việt Nam Cộng hoà, 1955-1975’ tại UC Berkeley, CA, US



Trùng Dương: Xin chào Giáo sư Vũ Tưng. Trưc hết, xin giáo sư vui lòng cho biết qua v thân thế? Sinh ra và ln lên ti đâu? Hc tiu hc và trung hc ti đâu? Giáo sư sang đnh cư ti Hoa K năm nào, theo din gì? Theo hc đi hc nào, ngành gì? Ti sao chn ngành hc đó? Hin gi chc v gì?

Giáo sư Vũ Tưng: Tôi sinh ra và ln lên Sài Gòn và sang M năm 1990 theo chương trình “HO” (Ba tôi tù “ci to” gn tám năm). Hc “Đi hc Tng Hp” Sài Gòn khoa Anh trưc khi sang M. Sau đó hc thêm ngành chính trị  hc  Đi hc Minnesota, cao hc  Đi hc Princeton, và tiến sĩ cùng ngành  Đi hc California, Berkeley. Tôi chn ngành chính trị hc vì thy đây là mt lãnh vc cc kỳ lý thú và  ở Vit Nam chưa tng nghe đến. Hin tôi là giáo sư khoa Chính trị hc và giám đc chương trình Á châu hc ca Đi hc Oregon (University of Oregon).
TD: Đng lc nào đã khiến giáo sư và các bn đng nghip đng ra t chc cuc hi tho này, và li ti chính nơi vào thp niên 1960 đã đưc mnh danh là “cái nôi” ca phong trào phn chiến M - đây là mt s c ý hay tình c? 

GS.VT: Tôi nghiên cu về chính tr và chiến tranh Vit Nam và đang in mt công trình nghiên cu ta đ “Cách mng Cng sn  Vit nam: Quyn năng và gii hn ca ý thc h” (Vietnam’s Communist Revolution: The Power and Limits of Ideology). Trong quá trình nghiên cu đó, tôi cm nhn gii hc giả thế gii hiu rt ít và thiên lch v Vit Nam Cng Hòa. Họ có xu hưng nhn mnh tính lệ thuc ngoi bang và nhng vn đề khó khăn ca nó như tham nhũng và không dân ch. Nhng điu này không sai, nhưng sẽ  rt thô thin nếu ch biết nhng điu này. Không khó đ ch ra lý do ca xu hưng trên: tư tưng bài M và chng đế  quc ca nhiu hc gi khuynh t, phong trào phn chiến ng h Hà Ni rt thnh hành  các trưng đi hc phương Tây trong chiến tranh Vit Nam, tâm lý xu phụ kẻ thng trn và dè bu ngưi thua trn ca đám đông, sự tự do và ci mở của xã hi min Nam (do bị áp lc ca đng minh hay do bn cht chế đ) cho phép các yếu kém đưc phơi bày khá trn tri (so vi bc màn st  min Bc), v.v... Nhng lý do trên làm cho mt thi kỳ lch sử ca Vit Nam bị che giu trong khi nó có thể có nhiu bài hc có giá trị cho ngưi Vit vào lúc này, khi họ  mun từ bỏ chế độ cng sn
Trong môi trưng tự do hc thut, đâu có nhng hn chế về  tri thc,  đó có nhng nỗ lực tìm tòi khám phá đ đy rng biên gii ca sự hiu biết. Trong nhiu thp k, vic nghiên cu về VNCH b gii hn vì chính trị và nhng khó khăn khác. Ngày nay điu kin đã ci mở  hơn, cho phép các hc giả trẻ không vưng mc đnh kiến và do đy có nhng khám phá mi.  M, giáo sư Keith Taylor ca Đi hc Cornell đã tổ chc thành công mt Hi tho về  VNCH năm 2012. Mc dù tôi ch đóng vai trò ngưi tham d, Hi tho Cornell đã giúp tôi to lp mi quan   hệ với mt số nhân vt lãnh đo ca VNCH và khuyến khích tôi tổ chc mt cuc gp mt tương t.
Lý do ti sao tổ chức Berkeley: Mc dù Berkeley ni tiếng là trung tâm phn chiến thi chiến tranh Vit Nam, trưng Đi hc Berkeley đã thay đi nhiu. Các thế hệ thứ hai trong cng đng ngưi Mỹ gốc Vit có mt ở đây rt đông. Giáo sư Peter Zinoman1 Berkeley là mt sử gia hàng đu về Việt Nam; ông là ngưi đã đóng vai trò rt ln trong thp niên va qua trong vic đào to và hưng dn nhng sinh viên tiến sĩ nghiên cu về Vit Nam. Giáo sư Zinoman ln lên sau chiến tranh như tôi, và ông ta không bị các đnh kiến ca gii hc giả phn chiến chi phi. Ông là mt trong nhng giáo sư tôi gp đu tiên  Berkeley, và tôi đã ly lp ca ông cũng như đưc ông hun luyn cách nghiên cu ca sử hc (chuyên môn ca tôi là khoa hc chính tr, không phi s). Vic tổ chc Hi tho này chỉ là mt phn nhỏ trong nhng quan h hp tác gia hai chúng tôi. Nhng lý do khác là Berkeley có khả năng đóng góp về tài chính, Hi tho có ích cho nhng sinh viên ca giáo sư Zinoman nghiên cu về VNCH, và đa đim  California đơn gin và ít tn kém cho vic đi li ca đa số din giả ca VNCH. 
TD: V Hi tho ti Berkeley ti đây, xin giáo sư cho biết mc đích, ni dung và d kiến v nhng thành qu hy vng đt đưc qua hai ngày hi tho là nhng gì? Giáo sư có gp nhng tr ngi gì trong vic phi hp t chc?
GS.VT: Hi tho nhm mc đích tìm hiu thêm về kinh nghim xây dng quc gia dưi thi Đ nht và Đ nhị Cng Hòa  min Nam Vit Nam, cả nhng ưu đim và nhng yếu kém, thành công hay tht bi. Tôi tin rng Hi tho sẽ giúp mở rng hiu biết về  VNCH mà hin nay còn rt hn hp và thiên lch như tôi đã nói  ở trên. Hi tho cũng có th gi ra vài bài hc b ích cho vic xây dng mt thể chế dân ch, kinh tế tư nhân phát trin, và xã hi tự do  Vit Nam vào thi đim này và trong tương lai. Đưng hưng phát trin này đã hin hu trong cơ cu chính tr, kinh tế, và xã hi ca VNCH, nhưng b khuynh đo bi cuc chiến tàn bo và bị chôn vùi trong bn thp niên qua sau khi đt nưc thng nht bi nhng ngưi cng sn. Mc đích ca Hi tho trưc nht là vì hc thut. Chúng tôi không có mc đích chính tr, không phc vụ ý đồ của bt kỳ phe nhóm chính trị nào trong cng đng ngưi Vit ở hải ngoi, càng không nhm phê phán, tôn vinh, hay khôi phc chế độ VNCH.

Hi tho gm by nhóm bài viết: năm nhóm bài viết ca các nhân vt lch sử thời VNCH và hai nhóm bài viết ca các hc giả nghiên cu về  giai đon đó. Trong số các nhân vt lch s, có các bộ trưởng, chính khách đi lp, sĩ quan cao cp, văn nghệ sĩ, và các nhà giáo dc. Các vị này sẽ trình bày da trên kinh nghim bn thân và công tác ca họ về chính sách ca chính quyn, các hot đng và phong trào chính tr, quân s, văn hóa, nghệ thuật, và giáo dc. Nhng bài viết ca hc giả dựa trên nghiên cu nhng tài liu lưu trữ và phng vấn. 

Trong khi tổ chức Hi tho, chúng tôi đưc sự ủng hộ nhiệt tình ca Giáo sư Zinoman và Tiến sĩ Sarah Maxim (bà là Phó Giám đc Trung Tâm Nghiên Cu Đông Nam Á ca Berkeley), và stin cy cũng như ng hộ của rt nhiu nhân vt lch sử của VNCH. Nếu không có sự nhiệt tình giúp đ, gii thiu, vn đng, và đóng góp kiến thc, thi gian, và tài chính ca các ông Nguyn Đc Cưng, Hoàng Đc Nhã, Trn Văn Minh, Phan Công Tâm, Trn Văn Sơn (đã quá vãng năm ngoái) và nhng cng sự của h, Hi tho sẽ không thể ra đời.  
Trở ngại chính là số nhân vt lch sử thời VNCH không còn nhiu, phn ln sc khe yếu do tui tác cao và tù đày nhiu năm dưi chế độ cộng sn, nhiu ngưi e ngi nói trưc công chúng nht là bng tiếng Anh, và cũng có vài vị nghi ngờ thiện chí ca chúng tôi. Hai tháng trưc ngày Hi tho, hai nhân vt lch sử đã nhn li tham gia nhưng, tiếc thay, đt ngt quá vãng do tui cao và bnh tt. Đó là Giáo sư Nguyn Thanh Liêm, cu Thứ trưởng Giáo dc, và ông Võ Long Triu, cu Bộ trưởng Thanh Niên và chủ nhiệm báo Đi Dân Tc, cũng là chính khách đi lp.
TD: Đưc biết thành phn din gi gm hai loi, mt là các hc gi/giáo sư đi hc, h gm nhng ai và các đ tài tham kho là gì?
GS.VT: Các hc giả bao gm ba ngưi là giáo sư Đi hc, mt nghiên cu sinh hu tiến sĩ, và bn nghiên cu sinh tiến sĩ. Phn ln họ đến từ các trưng đi hc ln ca Mỹ  (Berkeley, Cornell, Dartmouth, Columbia). Có mt ngưi đến t Canada. Có hai ngưi gc Vit. Đề tài ca họ bao gm chính tr, kinh tế và xã hi dân sự dưới thi VNCH. Ngoài din gi ra, có ba ngưi trong Ban Tổ chức cũng là gc Vit.
Đc bit trong ngày thứ hai ca Hi tho vào giờ ăn trưa có bui ra mt sách mi ca Giáo sư Nathalie Hunh Châu Nguyn từ Đại hc Monash ca Úc đến. Giáo Sư Nguyn là ngưi Úc gc Vit và tác giả của nhiu tác phm nghiên cu về cộng đng ngưi Vit hi ngoi. Tác phm mi nht ca bà s đưc gii thiu ti Hi tho là “Quân nhân min Nam Vit nam: Ký c về chiến tranh Vit Nam và thi hu chiến” (South Vietnamese Soldiers: Memories of the Vietnam War and After).

TD: Đưc biết nhóm din gi th hai gm nhng v đã tng sinh hot, do đy đã đóng vai trò nhân chng, trong các cơ quan chính quyn Vit Nam Cng Hoà thuc các ngành hành pháp, lp pháp, tư pháp, và quân đi, và trong các ngành ngh liên quan đến kinh tế, giáo dc, văn hoá, và văn hc, k c truyn thông, và ngh thut.  Xin giáo sư cho biết thành phn thuyết trình viên này gm nhng ai, và đ tài thuyết trình ca h là nhng gì?

GS.VT: Các thuyết trình viên ca nhóm sau này gm các din gi, nói v các đ tài chính tr, quân s, kinh tế, k c nông nghip, thì có: Lut sư Lâm L Trinh, cu B trưng Ni v thi Đ nht Cng Hòa, s nói qua h thng Skype, v “Tng thng Ngô Đình Dim và Đ nht Cng Hoà (1954-1963); Ông Hoàng Đc Nhã, cu B trưng B Dân vn và Chiêu hi, v “N lc hưng ti mt nn hoà bình vng bn đ tiếp tc kiến quc: Tha hip Hoà bình ti Vit Nam và Hu qu”; Giáo sư Vũ Quc Thúc bàn v “S Ra đi ca H thng Ngân hàng Trung Ương,” cũng qua Skype, t Pháp; Lut sư Cao Văn Thân, cu B trưng B Ci cách và Phát trin Nông nghip thi Đ nh Cng Hoà, thuyết trình v “Ci cách Rung đt, Phát trin Nông thôn và Nông Nghip”; Ông Phm Kim Ngc, cu B trưng kinh tế thi Đ nh Cng Hoà, bàn v “Ci cách hoc Tan rã”; và Ông Nguyn Đc Cưng, cu B trưng Thương mi và K ngh, nói v “Nn móng ca T lc và Phát trin.” Về quân s, có cu Đi tá Trn Minh Công, chỉ huy trưng Hc Vin Cnh sát Quc gia nói về những thách thc đi vi ngành Cnh sát dưi mt chế độ có đnh hưng dân ch và trong thi chiến; và cu Trung tá Bùi Quyn, L Đoàn phó Lữ Đoàn 3 Nhy Dù, trình bày cách nhìn ca ông đi vi cuc chiến vi tư cách mt sĩ quan vào sinh ra tử ngoài mt trn.
Riêng v các đ tài văn hoá, giáo dc, và văn hc ngh thut thì có n Tiến sĩ Võ Kim Sơn, nguyên ging sư Đi hc Sư Phm Saigòn, nói v “Vic điu hành h thng giáo dc công lp ti Nam Vit Nam”;  Tiến sĩ Nguyn Hu Phưc, nguyên Vin trưng Phân khoa Đào to Giáo viên Tiu hc ti Saigon, đóng góp v đ tài “Triết lý Giáo dc và Phát trin H thng Trưng Kiu mu ca Vit Nam Cng Hoà”; Nhà báo Phm Trn, vi trên 50 năm kinh nghim trong báo gii t c trưc và sau 1975, nói v đ tài “Sng và làm vic trong vai trò ký gii chế đ Vit Nam Cng Hoà”; Nhà báo Vũ Thanh Thy, cu phóng viên chiến trưng trưc 1975 và hin là giám đc Đài Phát thanh Saigon Houston, nói v “Chiến tranh Vit Nam qua cái Nhìn ca các Phóng viên Chiến trưng ngưi Vit”; Ông Hunh Văn Lang, giám đc Vin Hi Đoái và bí thư Liên k b Nam Bc Đng Cn Lao Nhân V thi Đ nht Cng Hoà, sáng lp viên Hi Văn hoá Bình dân và tp chí Bách Khoa, và là mt nhà kinh doanh thành công thi Đ nh Cng Hoà, qua Skype, nói v “Xã hi ca Nhng K T nguyn Lưu vong Muôn thu”; Nhà văn Nhã Ca, tác gi ca nhiu cun tiu thuyết và đc bit cun hi ký lch s “Gii Khăn Sô Cho Huế,” mà n bn Anh ng do Bà Olga Dror dch đưc phát hành cách đây hai năm, k v kinh nghim viết văn ti Min Nam; và cui cùng, n din viên Kiu Chinh trình by v “Ngh thut Đin nh Vit Nam Cng Hoà, 1954-1975.”
TD: Đưc biết trong nhóm thuyết trình viên th hai va k trên có ông Võ Long Triu va mi ra đi. Xin thành tht chia bun cùng gia quyến ca ông Triu và vi riêng ban t chc hi tho v s ra đi bt ng này. Xin giáo sư cho biết qua v thân thế và đ tài mà ông Triu s thuyết trình và ban t chc có đnh cho ngưi trình by đi ý ni dung phn nói chuyn này ca ngưi quá c?
GS.VT: Ông Võ Long Triu là ngưi Bến Tre du hc  Pháp trong thp niên 1950 và tt nghip ngành kỹ sư canh nông ti Đi hc Paris-Grignon. Sau khi về nưc, ông Triu làm vic  ở Bộ Cải tiến Nông thôn và dy hc  trưng Cao đng Nông Lâm Súc Sài Gòn. Ông nhn chc Bộ trưng Thanh niên và Thể thao trong Ni các chiến tranh ca tưng Nguyn Cao Kỳ năm 1966, nhưng từ chc mt năm sau để phn đi vic lm quyn ca tưng Cnh sát Nguyn Ngc Loan. Ông bị đng viên nhp ngũ sau đó và tt nghip trưng Sĩ quan Bộ binh Thủ Đc. Mc dù chu nhiu cn trở từ phía chính quyn, ông đưc bu làm Dân biu Quc Hi ca tnh Bến Tre khóa 1971-1975. Ông sáng lp, điu hành, và phụ trách mc bình lun trên nht báo Đi Dân Tc để tranh đu cho lp trưng chính trị của ông. Ông đi tù 11 năm dưi chế độ cng sn, sau đó đi đnh cư  Pháp và M. Ông tiếp tc hot đng mnh trên lãnh vc truyn thông  hi ngoi trưc khi qua đi vào tháng trưc do bnh tt..
Ban Tổ chức Hội thảo yêu cầu ông Triều trình bày về hai vấn đề. Một là phân tích đánh giá nền dân chủ đa nguyên của Đệ nhị Cộng Hòa qua kinh nghiệm dân biểu đối lập và chủ báo Đại Dân Tộc -- cụ thể là những tiến bộ và hạn chế, cũng như lý do của hạn chế; vai trò và tổ chức của đối lập chính trị thời Đệ nhị Cộng Hòa; và bài học để  xây dựng Việt Nam dân chủ trong tương lai. Hai là phân tích, đánh giá khả  năng và hạn chế  của chính quyền VNCH từ thời chuyển tiếp (1963-67) cho đến Đệ  Nhị Cộng Hòa (1967-75) -- bao gồm khả năng kiểm soát và cai quản quốc gia về các mặt quân sự, kinh tế, chính trị, lý do thiếu khả năng hay có tham nhũng, lý do của thành tựu và yếu kém. Tiếc là ông Triều không còn nữa, và bài viết của ông hãy còn dở dang không thể đưa ra trình bày.
TD: Thề còn Giáo sư Nguyn Thanh Liêm cũng va qua đi – Xin thành kính phân ưu cùng gia đình GS về mt mát ln lao này. Xin Giáo sư Tưng cho biết về  GS Liêm và phn thuyết trình ca ông đưc không ?
GS.VT: Giáo sư Nguyn Thanh Liêm sinh  MTho, tt nghip Tiến sĩ Giáo dc  ở Đại hc Iowa State University, là cu hiu trưng trưng Petrus Ký và thứ trưng Bộ Văn Hóa, Giáo dc và Thanh Niên dưi thi Đ nhị Cng Hòa. Chúng tôi đt hàng ông viết về sự phát trin và quan đim chi phi vic tổ chc giáo dc đi hc và chuyên nghip dưi thi Đ nhị Cng Hòa, bao gm: triết lý giáo dc, tổ chc đào to, qun tr đi hc, nh hưng ca Pháp và M, nhng nỗ lc ci cách nếu có, sự phát trin ca khu vc tư và khu vc công trong giáo dc và quan hệ gia hai khu vc, và bài hc cho tương lai. Trưc khi mt, Giáo sư Liêm gii thiu Tiến sĩ Võ Kim Sơn và Tiến sĩ Nguyn Hu Phưc thay ông phụ trách bài viết về lãnh vc giáo dc.
TD: Trong thông báo v cuc hi tho này, ban t chc có nói là hy vng thu thp tài liu và phân tích nhng n lc ca Min Nam v c quân s ln nhng khía cnh khác ca công trình xây dng đt nưc, đng thi giúp cho gii hc gi hiu biết v các kinh nghim kiến quc trong thi chiến, không ch ở Vit Nam và vi s tr giúp t bên ngoài. Ngoài ra, đáng k hơn c là vic ban t chc nhn mnh là, “Mt cách đáng k là kinh nghim thi Cng Hoà v chính tr, kinh tế xã hi, và mt s phát trin văn hoá sinh đng rt phùng thi cho Vit Nam hôm nay khi ngưi dân trong nưc đã bác b ch nghĩa cng sn nhưng còn đang c gng xây dng mt chính quyn dân ch, mt xã hi công bng, mt nn văn hoá sinh đng và mt nn kinh tế phn thnh da trên nn tng tư doanh.” Xin giáo sư khai trin thêm: có phi giáo sư đang nhìn thy nhng đi thay chính tr không th không xy ra Vit Nam trong mt tương lai gn, đc bit trong bi cnh thm ha môi trưng đang din ra t my tháng nay vi v cá chết, bin đc, dân chài mt ngun sinh sng, và dân chúng biu tình khp nơi, đc bit ti Min Trung là nơi chu nn nng hơn c?

GS.VT:  Vit nam hin nay, tôi cho rng thay đi chính trị theo chiu hưng dân ch hóa là không thể  tránh khi. Gii trí thc và rt đông dân chúng ng hộ vic này, và càng ngày phong trào càng mnh. Vn đ là khi nào s chuyn hóa (trong vòng năm năm hay lâu hơn), và theo kiu nào (ít hay nhiu bo lc, thay đi to đng lc chuyn biến nhanh hay phi qua nhiu trc tr). Câu trả li dĩ nhiên tùy thuc vào ngưi trong cuc và mt phn vào tình hình quc tế
TD: Cũng trong giòng suy nghĩ trên, gn đây có hin tưng đáng chú ý, đó là vic mt s ngưi tr trong nưc có khuynh hưng vng tưng v thi Vit Nam Cng Hòa vi nhiu tiếc nui. Có ngưi t xưng là hu du ca VNCH. Có ngưi ngang nhiên treo c vàng ba gch đ ca thi VNCH trưc nhà, như trưng hp ca cu Nguyn Viết Dũng (đã đi tù v ti “phá ri trt t” khi đi biu tình chng đn cây xanh Hà Ni và b bt), hoc như cô Hng Thái bt chp hu qu công khai lên YouTube by t nim tiếc nui v mt thi Cng Hoà nhân bn và khai phóng mà thế h ca cô đã không đưc  hưng. Trên YouTube ta đưc thy mt s clip thu hình các em vào Nghĩa trang Biên Hoà thp nhang nến khn vái vi các anh linh ca t sĩ VNCH. Gn đây tôi đưc đc mt tài liu dài trên mt trang Web, có l là ca mt ngưi trong nưc, viết v nn giáo dc dưi thi VNCH, vi ta đ mà thú tht tôi đc không khi thy sót xa: “Nhìn li nn Giáo dc VNCH: Sự tiếc nui vô bờ bến.” Thc ra thì nhiu ngưi tr sinh sau 1975 và ln lên trong lòng chế đ cng sn đã t lâu tìm đc sách v VNCH và biết ti nhng công trình văn hoá ngh thut ca giai đon này. Tôi nh có mt ln trao đi e-mail vi mt em trong nưc, hi ti sao cu ta li quan tâm ti văn hc ca thi Cng Hoà thì cu cho tr li rt ngn gn, “Vì đó có s tht.” Xin phép đã nói lan man …
Tr li đ tài kiến quc, theo giáo sư công trình cp thiết nht trong vic xây dng đt nưc là gì? Giáo sư đã có nhng suy tư gì có th chia s đưc vi đc gi?
GS.VT: Mt quc gia tn ti trong 20 năm vi đy đủ chính quyn và đưc công nhn bi hàng chc nưc khác dĩ nhiên phi để li di sn nào đó. Có thể là di sn vt cht, ví dụ như Dinh Đc Lp hay Xa lộ Biên Hòa. Có thể là di sn tinh thn, ví dụ như thơ Bùi Giáng, nhc Phm Duy, hay tiu thuyết Bình Nguyên Lc. Có nhng di sn tinh thn khó thy hơn, ví dụ thái độ yêu tự do, tinh thn trng tri thc và tranh lun, tâm lý ci mở vi thế gii bên ngoài, thói quen lễ phép ca trẻ em, hay tư duy mo him ca nhà sn xut kinh doanh.
Không phi di sn nào cũng hay và tt: đâu phi bn nhc nào ca Phm Duy cũng hay? Cũng không phi mi di sn tn ti bt biến vi thi gian: nhng di sn vt cht sbhy hoi dn dn, và nhiu di sn tinh thn có th còn trong ký c nhng ngưi ln tui. Nhn din và đánh giá nhng di sn ca VNCH là vic làm có giá tr: trưc mt là về mt lch s, sau đó là nhng bài hc c thể (cả bài hc tt ln xu) trong xây dng dân chủ (ví dụ Hiến pháp Đệ nhị Cng Hòa và cơ chế lưng vin), trong phát trin kinh tế (ví dụ chính sách phát trin nông thôn), và trong vic tổ chc mt xã hi tự do phóng khoáng (ví dụ nn báo chí tư nhân hay các hip hi chuyên môn). 
Tôi nghiên cu về chính tr, và dĩ nhiên có xu hưng xem chính trị có vai trò chủ cht. Theo tôi, vic cp thiết nht vi Vit Nam hin nay là ci tổ chính trị sâu sc và rng ln theo hưng dân chủ hóa. Gii quyết đưc điu này có thể giải phóng đưc rt ln trí tuệ và năng lc ngưi Vit Nam. Nếu sợ dân chủ sẽ dẫn đến hỗn loạn, hãy có lộ trình, nhưng không đưc ly cớ hn lon để trì hoãn. Bi (hài) kch là nhiu vị lãnh đo Vit Nam tự đc là chính quyn ca họ dân chủ nht thế gii. Nếu thế thì còn gì để nói na?
TD: Như Giáo sư đã nói qua trên thì đây không phi là cuc hi tho đu tiên v kinh nghim kiến quc ca VNCH? Giáo sư và các bn đng nghip đã tng t chc mt cuc hi tho tương t nhưng thu hp hơn vào khuôn kh thi Đ nh Cng Hoà t 1967 ti 1975 ti Đi hc Cornell vào năm 2012? Xin giáo sư cho biết v cuc hi tho này? Ch đ là gì? Ni dung gm nhng gì? Thành phn tham d gm nhng ai? Thành qu ra sao? Phn ng ca gii hc gi v nhng gì thu thp đưc t cuc hi tho này thế nào? Ai mun tìm hiu và tham kho các tài liu đã thu thp đưc t cuc hi tho này thì phi làm gì?
GS.VT: Hi tho ở Cornell năm 2012 nhm mc đích to cơ hi cho nhng nhân vt lãnh đo và gii tinh hoa ca VNCH có dp nói lên quan đim ca họ mà trưc nay ngưi Mỹ ít đưc nghe. Trong Hi tho đó, có phn trình bày ca nhng vị như cu Đi sứ Bùi Dim, cu Trung tưng Lữ Lan, Thm phán Phan Quang Tu, ông Trang Sĩ Tn, ông Trn Văn Sơn, ông Hoàng Đc Nhã, v.v... Hi tho chỉ chuyên v chính trị và quân sự nên không có sự  hin din ca các nhà giáo dc và văn nghệ sĩ như Hi tho ln này  Berkeley. Hi tho rt thành công vi sự có mt trong cử tọa ca nhiu nhà nghiên cu về chiến tranh Vit Nam ở  miền Đông Hoa Kỳ cũng như các giáo sư và sinh viên ca Cornell. Phn ln các bài trình bày đã đưc xut bn trong quyn “Voices from the Second Republic of South Vietnam (1967-1975)”.
TD: Xin phép tiếp li Giáo sư Tưng đ chia s thêm vi đc gi, và cũng cám ơn Giáo sư đã có nhã ý gi cho đc cun sách “Voices” k trên. Thú thc, đc qua các bài thuyết trình đã đưc khai trin thêm và chú thích trong tp sách gn 200 trang này, tôi đã hc hi thêm nhiu điu và cũng không khi ngc nhiên t hi: là ti sao sut thi gian ln lên ti Min Nam (tôi ch thc sc vào tui 20 vào gia thp niên 1960), và mc dù sinh hot trong gii văn hc và báo chí mà tôi thc tình không biết mt cách sâu xa nhng gì đ cp ti trong tp sách tuy mng mà đy p thông tin đó. Nhng bài viết v t công trình xây dng và cng c (sau mt thi gian b gián đan vì khng hong chính tr t sau khi chế đ ca Tng thng Ngô Đình Dim b xp đ, t 1963 ti 1967) các cơ chế chính tr, đng phái, kinh tế, các chương trình quân s bình đnh và phát trin nông thôn, đc bit chương trình Ngưi Cy Có Rung phi nói là tương đi thành công dưi thi Đ nh Cng Hoà, trong bi cnh cuc chiến ngày mt gia tăng, khc lit, cùng vi s thâm nhp đánh phá, k c khng b, hàng ngũ quc gia ca cán b cng sn. Mt trong nhng bài tôi đc bit thích thú, và cũng sót xa na, là bài “T vic trc din các nhóm phn chiến ti công cuc kiến quc” ca c Giáo sư Nguyn Ngc Bích, k li nhng đi phó ca VNCH vi bên ngoài, đc bit là trong bu không khí vô cùng tiêu cc do nh hưng ca phong trào phn chiến t M đi vi cuc chiến ti Vit Nam đã làm m nht chính nghĩa tranh đu bo vệ nn t do và dân ch còn rt non yếu ca VNCH. Tôi cũng cm nhn đưc s chân thc, không khoe khoang, tô hng qua nhng li trn tình ca các tác gi trong “Voices” khi k li kinh nghim kiến quc ca h. Và tôi hy vng đc gi tiếng Vit s có dp đc bn dch Vit ng ca cun sách tài liu này trong mt tương lai không xa.2
Xin thành tht cám ơn GS Tưng đã b thì gi chia s qua bui nói chuyn hôm nay. Tôi cũng mun nhân cơ hi này gi li cám ơn nhà văn Bùi Văn Phú là ngưi đã gii thiu chúng ta vi nhau và do đy cho tôi dp biết đến nhng công trình giáo sư và các bn đng nghip đang theo đui, đ chia s vi đc gi Vit hôm nay. Xin chúc cuc hi tho ti ti Đi hc Berkeley thành công tt đp.