khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Phil Collins hát Against All Odds







Christophe Willem hát Après toi







PHIM NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG







lăng bác hồ madzêinusa







Tử Sỉ Một Bên Để Hai Bên Khác Hòa Giải Với Nhau







Cuộc đời KIỀU CHINH













Đêm Thánh Ca PER MARIAM AD JESUM tại Trung Tâm Mục Vụ, TGP Saigon, số 6 Bis cường Để, Saigon, VN, ngày 16/10/2017







Thẩm Thức Nhạc: Bài Hương Ca Vô Tận của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng







Giấc mơ Trung Cộng, ác mộng thế giới- Tác giả Christian Makarian




Trong khung cảnh hoành tráng này, vẫn phải đặt ra câu hỏi về tương lai của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Tập Cận Bình, Trung Quốc « sẽ có một chỗ đứng trung tâm trên trường quốc tế ».

Không ai nghi ngờ về điều đó, nhưng tất cả vấn đề đều nằm ở đây. Với dân số 1,4 tỉ người, sự « thành công » của Trung Quốc có liên quan đến toàn thế giới. Tập Cận Bình đã tuyên bố trước các đồng chí đang đứng im phăng phắc như tượng: « Chúng ta ngày nay có khả năng hơn bao giờ hết để thực hiện mục tiêu đại phục hưng quốc gia ».

Phục hưng đại quốc như thế nào ? Bắt đầu bằng « Kiên quyết phản đối mọi lời nói và hành động nhằm đặt lại vấn đề, bóp méo hoặc chối bỏ hệ thống chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa ». Tiếp theo là đưa trên 80 triệu người nghèo bước vào giai cấp trung lưu ngay từ đầu thập niên tới. Cuối cùng, từ nay đến năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, « Giấc mơ Trung Hoa » là trở thành một người khổng lồ trên mọi mặt.

Tập Cận Bình thậm chí còn dùng ngôn ngữ của một thủ lãnh chiến tranh, nhấn mạnh « Quân đội khi vào trận là phải chiến thắng ». Hướng về chính quyền Đài Loan và phe đòi độc lập ở Hồng Kông, người đứng đầu Trung Quốc vừa đe nẹt vừa chiêu dụ.

Tăng cường quyền lực cá nhân, cường điệu chủ nghĩa dân tộc, sùng bái lãnh tụ quá trớn…chế độ Bắc Kinh hứa hẹn là một mối đe dọa. Trong khi Donald Trump, Brexit, khủng hoảng Catalunya… đang gây quan ngại, thì một mối lo khác bỗng xuất hiện, bao trùm lên tất cả. Trong khi những nền dân chủ ngày càng gặp khó khăn, thì Bắc Kinh dấn những bước mạnh mẽ.

L’Express cho rằng, việc Tập Cận Bình xử sự như một Mao Trạch Đông mới là rất nguy hiểm cho sự thăng bằng trên thế giới. Bởi vì nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của năm 2017 hoàn toàn không giống chút nào với đất nước nghèo khổ của thời Sách Đỏ, mà là động lực phát triển của thế giới. Nhưng người đứng đầu cường quốc khổng lồ này lại là người quảng bá cho chủ nghĩa toàn trị. Bắc Kinh không ngại ngần đề cao trở lại  quan niệm của đế chế Trung Hoa xưa, « Trung Quốc là cái rốn của vũ trụ, là toàn thể diện tích dưới bầu trời ».

Chống Tập Cận Bình là chống Đảng !

Trong bài « Sự phong thánh cho Tập Cận Bình », tuần báo The Economist đánh giá việc ghi « Tư tưởng Tập Cận Bình » vào Điều lệ Đảng đã giúp củng cố quyền lực của ông Tập không chỉ một nhiệm kỳ 5 năm thứ hai, mà là suốt đời. Tập Cận Bình nay ngang hàng với Mao Trạch Đông, một vinh dự mà những người tiền nhiệm không có được.

Cá nhân ông Tập đã được đồng hóa với Đảng, chống Tập Cận Bình là chống Đảng ! Điều này có nguy cơ khiến cấp dưới chỉ nói với ông Tập những gì ông ta muốn nghe mà thôi, và như vậy có thể dẫn đến các quyết định tồi tệ.

Một số người cho rằng việc sửa đổi Điều lệ Đảng không làm tăng nhiều quyền lực cho Tập, vì người cộng sản dù sao cũng phải tuân lệnh Đảng. Không có « Tư tưởng Đặng Tiểu Bình », nhưng ảnh hưởng ông Đặng vẫn rất lớn. Đưa được tên mình vào Điều lệ, có lẽ giúp sức cho ông Tập trong trận đấu sắp tới, hơn là mang ý nghĩa ông đã thắng được cuộc chiến.

Theo The Economist, thoạt nhìn vào danh sách các ủy viên thường trực Bộ Chính trị thì có thể nghĩ như thế. Chỉ có một trong số năm ủy viên mới là thân cận với Tập Cận Bình, bốn người còn lại được cho là thuộc các phe nhóm khác. Còn Vương Kỳ Sơn, cánh tay mặt chống tham nhũng của ông Tập thì về hưu.

4/5 ủy viên thường vụ mới thuộc các phe nhóm khác

Hai ông Lật Chiến Thư (Li Zhanshu) và Uông Dương (Wang Yang) thuộc cánh Đoàn Thanh niên Cộng sản của ông Hồ Cẩm Đào. Hai tân ủy viên khác thuộc phe Giang Trạch Dân – tổng bí thư 1989-2002, nguyên bí thư Thượng Hải. Đó là Hàn Chính (Han Zheng), bí thư Thượng Hải hiện nay và Vương Hộ Ninh (Wang Huning), người viết diễn văn cho ông Tập. Vương Hộ Ninh còn là « quân sư », không chỉ cho « Tư tưởng Tập Cận Bình » mà cả « Thuyết Ba đại diện » của Giang Trạch Dân và « Quan điểm Phát triển Khoa học » của Hồ Cẩm Đào.

Ông Vương sẽ trở thành trưởng ban tuyên huấn đầu tiên từng học ở Mỹ (đại học Berkeley). Triệu Lạc Tế (Zhao Leji), người sẽ phụ trách chống tham nhũng, thuộc nhóm nào không rõ. Chỉ có Lật Chiến Thư là người gần gũi với ông Tập. Hai ông gặp nhau hồi thập niên 80, lúc cùng công tác ở tỉnh Hà Bắc. Trước khi trở thành tổng bí thư năm 2012, ông Tập đến thăm Quý Châu, nơi Lật Chiến Thư làm bí thư, và trở nên thân thiết từ lúc đó.

Như vậy, về thành phần Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất, Tập Cận Bình đã nhượng bộ các phe đối địch ? Không đơn giản như thế, vì trong nhiệm kỳ vừa qua, ông Tập đã dựng lên hệ thống « các nhóm chỉ đạo nhỏ ». Trên thực tế, Tập Cận Bình lãnh đạo thông qua các nhóm này, làm giảm bớt quyền hạn của Ban Thường vụ. Bốn ủy viên thường vụ mới là thành viên của các nhóm chỉ đạo này, có lẽ họ đã chịu ơn mưa móc của ông.

Áp đảo ở Bộ Chính trị, nhưng không chỉ định người kế nhiệm

Ở hàng thấp hơn, ảnh hưởng Tập Cận Bình rất rõ nét. Hơn phân nửa trong số 18 ủy viên còn lại của Bộ Chính trị là người của ông Tập, kể cả hai tân ủy viên là Thái Kỳ (Cai Qi), bí thư thành ủy Bắc Kinh và Trần Mẫn Nhi (Chen Min’er), bí thư Trùng Khánh.

Đáng chú ý nhất là sự thiếu vắng người kế nhiệm. Là chủ tịch nước, Tập Cận Bình chỉ có thể làm hai nhiệm kỳ, cho đến năm 2023. Chức tổng bí thư thì không có quy định cụ thể, nhưng theo thông lệ cũng chỉ hai nhiệm kỳ, kết thúc vào năm 2022. Trong Đại hội Đảng 19, người ta hy vọng có được dấu hiệu về một khuôn mặt sẽ nối ngôi. Một nhân vật như thế phải tương đối trẻ để lãnh đạo Đảng đến tận năm 2032, tức là không thể sinh trước năm 1960. Nhưng trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, người trẻ nhất là Triệu Lạc Tế sinh năm 1957.

Tập Cận Bình vẫn có thể chỉ định người kế vị trong những năm tới, nhưng hiện nay không có ai trong danh sách chờ. Ông Tập đang một mình một chợ, và có thể tự ý quyết định ở lại tiếp, sau 2022.

Lên ngang hàng với Mao, Tập Cận Bình có quyền lực trọn đời

Với tên tuổi được ghi trong Điều lệ Đảng, Tập Cận Bình sẽ là người có tiếng nói quyết định cuối cùng, dù có đang tại vị hay không. Cùng với Mác, Lênin, Mao và Đặng, nay Tập cũng ngang hàng với những ông tổ cộng sản ; quyền lực ông không chỉ kéo dài thêm 5 năm mà là trọn đời.

« Tư tưởng Tập Cận Bình » là một sự cập nhật luận thuyết của Đặng Tiểu Bình, mang tên « Chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa ». Nhưng rõ ràng là Tập trái ngược hẳn với Đặng.

Năm 1980, Đặng Tiểu Bình lập luận rằng Trung Quốc phải được lãnh đạo tập thể, rằng tập trung quá nhiều quyền hành vào tay một con người là không tốt cho đất nước, và Đảng cần phải quy hoạch trước các lãnh đạo tương lai. Ông Đặng cũng quy định ủy viên Bộ Chính trị không thể ngồi lại thêm một nhiệm kỳ nếu đã 68 tuổi. Về đối ngoại, Đặng Tiểu Bình chủ trương không phô trương, mà phải giấu kỹ thực lực, ẩn nhẫn chờ thời.

Tất cả những quan điểm trên nay đã bị xếp xó. Một bài bình luận trên Nhân Dân Nhật Báo nói rằng « Tư tưởng Tập Cận Bình » xứng đáng có được « sự chú ý của toàn thế giới », còn Tân Hoa Xã so sánh sức mạnh của « Tư tưởng Tập Cận Bình » với « các nền dân chủ đang lung lay ».

Ông Tập đã đưa ra một số chỉ dấu cho thấy nhiệm kỳ sắp tới của ông sẽ khác nhiệm kỳ đầu. Ông dõng dạc tuyên bố trong Đại Hội : « Chính quyền, quân đội, xã hội, trường học, đông tây nam bắc, Đảng lãnh đạo tất cả ! ».


Có nên buộc con cái học tiếng Việt để giữ gìn bản sắc? - Tác giả Ian Rose



Đó là một ngày Chủ nhật. Như mọi gia đình khác, đó là ngày nghỉ ngơi, trừ gia đình tôi.

“Thật là bất công, tại sao chúng ta lại phải đến trường học tiếng Việt?”

“Bởi vì nó quan trọng.”

“Tại sao nó lại quan trọng?”

“Bởi vì con mang trong mình một nửa dòng máu là người Việt, cho nên việc con phải kết nối với những di sản của con là rất quan trọng.”

“Di sản là gì?”

“Hỏi mẹ con ấy.”

Có hai kiểu phụ huynh trong cách dạy con đương đầu với những khó khan.

Nhóm đầu tiên là những phụ huynh luôn muốn bảo đảm con cái họ sẽ không bao giờ phải trải qua những khó khăn tương tự như họ lúc nhỏ. Nhóm còn lại suy nghĩ rằng ‘tôi đã vượt qua được, thì các con tôi cũng phải làm được.’

Về việc học tiếng Việt, vợ tôi chắc chắn nằm trong nhóm thứ hai.

Vợ tôi là một thuyền nhân, đến Úc cùng với mẹ vào năm 1979, sau khi Sài Gòn sụp đổ. Lúc đó cô ấy chỉ chưa đầy 5 tuổi, còn bà mẹ khi ấy 29 tuổi.

Họ đã phải mất vài năm chuyển chỗ ở từ vùng ngoại ô này sang vùng ngoại ô khác ở Melbourne, chậm rãi những chắc chắn. Trừ một vài trường hợp ngoại lệ, thì hầu hết người di dân thời đó đều cảm thấy được đón nhận và được giúp đỡ trong việc hội nhập.

Vào những năm 1980, vợ tôi khi đó vẫn chỉ là một cô gái bé nhỏ, đã bắt đầu biết hoà nhập với cộng đồng Úc, và đã sẵn sàng quên đi nơi trước từng là quê hương của mình.

Chỉ có mẹ cô có những kế hoạch khác.

Mẹ vợ tôi là một phụ nữ quyết đoán và đầy nhiệt huyết. Đưa con gái đến một vùng đất hứa, bà không hề có ý định để cô bé quên hết về nơi cô được sinh ra. Bà nhận thấy con gái bà cần có sự giám sát để cô bé có cơ hội gần gũi với cộng đồng người đồng hương.

Bà bắt đầu bằng việc thành lập một trường Việt ngữ, đầu tiên là ở tiểu bang Victoria, nhằm mục đích giúp những di dân thế hệ đầu tiên gần gũi với văn hoá và ngôn ngữ nguồn cội, thậm chí khi họ đã học ngôn ngữ mới.

Và đó là nơi vợ tôi dành thời gian mỗi ngày Chủ nhật, suốt quãng thời thiếu niên. Thời điểm đó, cô ấy đã quyết định không muốn làm người Việt mà muốn làm những người da trắng như nhóm bạn. Cô ấy thậm chí đổi tên sang một tên tiếng Pháp mà cô ấy nghĩ điều đó làm cho cô ấy trở nên sành sỏi hơn, thay vì một cái tên châu Á.

Cô ấy đến trường Việt ngữ một cách rất miễn cưỡng. Miễn cưỡng vì phải bỏ lỡ những buổi tiệc sinh nhật hay được đi chơi với chúng bạn vào mỗi buổi chiều. Miễn cưỡng khi phải mặc bộ trang phục truyền thống cũ kỹ và biểu diễn những điệu múa nhàm chán trên sân khấu mỗi dịp năm mới.

Nhưng điều làm cô chán chường nhất là cô nhận thấy ngôn ngữ này quá khó để đọc và viết, khi mà mọi người đều nhìn vào cô con gái bà hiệu trưởng và cho rằng cô phải là người học giỏi nhất

Khi việc học ở trường trung học bắt đầu nhiều hơn, cô ấy đã ngay lập tức bỏ trường Việt ngữ. Nếu như mẹ cô ấy thất vọng, bà cũng không bao giờ thể hiện ra. Bà vẫn tiếp tục điều hành trường học, tuyển giáo viên tình nguyện, nhận thêm học sinh mới, năm này qua năm khác.

Hai con chúng tôi hiện đã được 6 và 8 tuổi. Mỗi Chủ nhật chúng đều than phiền đến tận khi bị lôi đi làm nhiệm vụ bắt buộc. Mặt mày luôn ủ rũ vì lớp học nhàm chán biết bao nhiêu, và thậm chí nếu chúng có được sự thông cảm của tôi (ngày chủ nhật của tôi tràn đầy niềm vui vì không phải làm nghĩa vụ gì cả), thì tôi cũng không có cách nào giải thoát chúng được. Các con tôi buộc phải đến trường Việt ngữ, ít nhất thêm vài năm nữa.

Vì ngày xưa việc chối bỏ nguồn cội của mẹ chúng kéo dài chẳng bao lâu. Chỉ vài năm sau khi tốt nghiệp trung học, cô ấy đã bỏ hẳn suy nghĩ trước đây, trở lại với nguồn gốc của mình, gắn bó với bản chất, với nơi cô ấy sinh ra, thậm chí cô ấy còn ước sao có thể đọc được thứ ngôn ngữ khó nhằn mà một thời cô từng bỉ bai.

“Mẹ, con không muốn đến trường Việt ngữ. Và di sản là gì?”.

Và cứ mỗi chủ nhật, mẹ chúng lại phải thuyết phục chúng đi học, với lý do là vì bà ngoại. Bà ngoại nay đã 68 tuổi, và vẫn là hiệu trưởng.

Cô ấy sẽ nói với chúng rằng một ngày nào đó các con sẽ phải cảm ơn mẹ vì điều này, mặc dù chúng cứ tưởng mẹ đang nói đùa.

Nhưng ai mà biết được? Một vài năm nữa, có thể các con tôi sẽ lại có cuộc đấu tranh tương tự với con cái chúng, vật vã thuyết phục những đứa con về tầm quan trọng trong việc nuôi dưỡng ngôn ngữ và bản sắc đang chảy trong huyết quản.

Và cũng là để luôn nhớ bà ngoại, người phụ nữ mạnh mẽ và can đảm đã đưa mẹ của chúng đến Úc. Một người phụ nữ luôn vì cộng đồng di dân, kết nối họ với nhau và kết nối quá khứ với hiện tại.




Người thuận tay trái có nhiều khả năng trở thành thiên tài không?




Người ta vẫn luôn tin rằng có mối liên hệ giữa tài năng và việc thuận tay trái. Thực tế đã cho thấy trên thế giới có rất nhiều thiên tài thuận tay trái, có thể kể đến Leonardo da Vinci, Mark Twain, Mozart, Marie Curie, Nicola Tesla và Aristotle.

Hay như những nhân vật xuất chúng trong thế giới hiện đại có thể kể đến cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, tỷ phú Bill Gates hay cầu thủ túc cầu Lionel Messi.

Nhưng có phải người nào thuận tay trái cũng đều có khả năng trở thành thiên tài?

Ước tính khoảng 10% - 13.5% dân số thế giới là những người không thuận tay phải, rất ít người trong số đó sử dụng thuần thục cả hai tay, số còn lại là thuận tay trái.

Những người thuận tay trái thường có bán cầu não phải phát triển, nơi chịu trách nhiệm về khả năng không gian, nhận diện khuôn mặt và cảm thụ âm nhạc.

Bán cầu não phải cũng có thể xử lý các thông tin liên quan tới toán học, và đóng một phần vai trò đặc biệt trong ngôn ngữ, giúp ta giải thích bối cảnh trò chuyện và âm điệu của người đối diện.

Ngoài ra, người thuận tay trái thường có vùng kết nối giữa hai bán cầu não trái và phải to hơn. Điều này giúp người thuận tay trái tăng cường kết nối giữa hai bán cầu não, giúp khả năng xử lý thông tin nhanh hơn.

Một giải thích đó là, sống trong một thế giới được thiết kế đa phần cho người thuận tay phải, thì người thuận tay trái buộc phải sử dụng cả hai tay, do đó tính kết nối giữa hai bán cầu não được tăng lên.

Điều này cũng lý giải vì sao người thuận tay trái dường như xuất chúng trong nhiều ngành nghề và nghệ thuật. Thí dụ, có rất nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ, kiến trúc sư hoặc kiện tướng cờ vua là những người thuận tay trái. Có thể nói, khả năng xử lý thông tin và kỹ năng nhận diện không gian vượt trội rất cần thiết trong những ngành nghề này.

Thuận tay trái có liên quan đến khả năng toán học không?

Vấn đề này luôn là đề tài lý thú cho các nhà nghiên cứu. Hơn 30 năm trước, một cuộc nghiên cứu đã cho hay những người thuận tay trái là chỉ dấu cho thấy tài năng toán học. Cũng theo nghiên cứu này, trong số những sinh viên xuất sắc về môn toán thì tỷ lệ người thuận tay trái cao hơn số còn lại.

Tuy nhiên gần đây nhiều học giả đã bác bỏ kết quả nghiên cứu này. Một nghiên cứu đã phát hiện những trẻ thuận tay trái thể hiện khả năng dưới mức trung bình khi thực hiện một loạt bài kiểm tra trong thí nghiệm.

Một phúc trình khác cho rằng trong số những người thiểu năng trí tuệ thì số người thuận tay trái nhiều hơn. Và một nghiên cứu nhóm trẻ từ 5 đến 14 tuổi thì phát hiện những trẻ thuận tay trái thể hiện kém về khả năng toán học.

Không thể kết luận độ thông minh dựa vào việc thuận tay nào

Nhưng tất cả các cuộc nghiên cứu trước đây đều có chung một điểm là không rõ ràng trong việc kiểm tra tay thuận và không biết những người tham gia nghiên cứu được phân loại thế nào, một số nghiên cứu chỉ đơn thuần hỏi người tham gia xem họ thuận tay nào.

Và điều quan trọng hơn cả là mỗi nghiên cứu có phương pháp tiếp cận khác nhau để đánh giá khả năng toán học, từ toán đại số đơn giản cho đến các loại bài giải quyết vấn đề phức tạp. Những khác biệt này có thể là nguyên nhân gây ra các kết quả khác nhau trong các cuộc nghiên cứu.

Cuộc nghiên cứu của tác giả được đăng trên tạp chí Frontiers, đã tiến hành một nghiên cứu trên 2,300 em học sinh từ cấp tiểu học đến trung học.

Nghiên cứu này đã sử dụng bảng câu hỏi giống nhau để đánh giá việc bên thuận tay của người tham gia, yêu cầu họ trả lời thường sử dụng tay nào để viết, vẽ, ném, quét và những việc khác.

Bảng câu hỏi sẽ nhằm đánh giá mức độ thoải mái khi sử dụng tay phải hoặc trái. Phương pháp này giúp xây dựng được các mẫu thống kê tin cậy và thuyết phục hơn.

Kết quả thu được cho thấy những người thuận tay trái biểu hiện vượt trội trong các bài toán giải quyết vấn đề khó, như kết nối các chức năng toán học với dữ liệu cho sẵn. Mẫu kết quả đặc biệt rõ ràng với những học sinh nam. Ngược lại, ở những yêu cầu không quá khó, như làm các bài tính đơn giản, thì không có sự khác biệt giữa những người thuận tay trái với tay phải.

Do đó, việc sử dụng tay nào chỉ là một sự thể hiện gián tiếp của chức năng não bộ. Một phần ba người có bán cầu não phải phát triển là những người thuận tay trái. Và rất nhiều người dùng tay phải có chức năng não bộ tương tư như người thuận tay trái. Kết luận là, chúng ta cần thận trọng hơn trong việc diễn dịch khả năng thuận tay của người khác, liệu đó có phải là dấu hiệu của thiên tài hay chỉ là dấu hiệu của việc thiếu khả năng nhận thức.



Cabramatta, Sydney, Austarlia : "Saigonmatta"



https://drive.google.com/file/d/0B-FPcODMVqA-RENPRlQzV0lpZTg/view?usp=sharing

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Con gái blogger Mẹ Nấm viết thư xin Đệ Nhất Phu Nhân Mỹ giúp cứu mẹ







Dương Nội bất ngờ NÓNG RỰC trước thềm Hội nghị APEC 2017







Thời Sự VN Trong Tuần, 29/10/2017







Á Châu Tuần Qua, 28/10/2017







Sv Lê Minh Sơn bị Côn An thẩm vấn







Halloween 2017







Tập Cận Bình đang mơ giấc mộng dài.....







Đại Học Ma







Các bạn trẻ bên nhà: hãy cố gắng học thật giỏi luôn cả tiếng Anh; và xem video này để tìm học bổng du học, và chuẩn bị lên đường. Chúc may mắn







VUI để sống khỏe, sống yêu thương







Xin lỗi, xứ sở chúng tôi đã đầy người tỵ nạn







Liệu nhà trường bảo vệ Sinh Viên nếu họ bị nhà nước thẩm vấn?







Don Hồ hát Đời Không Còn Nhau, nhạc Diệu Hương







Ông Daniel Kritenbrink chính thức là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam





Ông Daniel Kritenbrink, người bang Nebraska, chính thức được Thượng Viện Hoa Kỳ phê chuẩn làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Thượng nghị sĩ Ben Sasse, R-Neb của Thượng viện Mỹ xác nhận tin này trong thông cáo báo chí hôm 26 tháng 10.
Theo ông Ben Sasse, Hoa Kỳ cần một đại sứ ở Việt Nam với công việc là đảm bảo các hiệp định thương mại đã ký giữa hai nước được thực hiện cũng như hướng dẫn các cuộc đối thoại ngoại giao giữa hai quốc gia.

Cũng theo Thượng nghị sĩ Ben Sasse thì ông Dan Kritenbrink có thể thực hiện được cả hai trọng trách này. Người dân Nebraska nên vui mừng khi chính quyền đã chọn một trong những công dân của họ để đại diện cho Hoa Kỳ tại Việt Nam trong nhiệm kỳ đại sứ mới.

Ông Daniel Kritenbrink được biết đến là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp từ năm 1994, từng là giám đốc cao cấp về các vấn đề châu Á cho Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống Barack Obama. Trước đó, ông là Phó Đại sứ tại Bắc Kinh.
Ông Kritenbrink lớn lên với tuổi thơ ở phía ngoài thị trấn Ashland, một thành phố trong Quận Jackson tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ, là người rất quan tâm đến các vấn đề thế giới trong thời gian theo học khoa học chính trị tại Đại học Nebraska ở Kearney.

Ông Ted Osius, người kết thúc nhiệm kỳ đại sứ tại Việt Nam, lên tiếng chúc mừng tân đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink.
Lời chúc mừng của ông Ted Osius được đưa ra trên tài khoản facebook cá nhân nói rõ là chưa có thời điểm chính xác khi nào ông tân đại sứ chỉ định Daniel Kritenbrink đến Việt Nam; tuy nhiên Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam mong muốn đón chào ông Kritenbrink trong thời gian gần. Đồng thời ông Ted Osius sẽ chuyển giao mọi công việc cho vị tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam.

Vừa qua ông Ted Osius đã đến chào từ biệt các quan chức lãnh đạo chính quyền Hà Nội.

Một hoạt động khác gần đây của ông Ted Osius tại Việt Nam là vào ngày 24 tháng 10, ông cùng một số viên chức ngoại giao Hoa Kỳ đang công tác tại nước này đến viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Khi đến viếng đoàn thắp hương và đặt vòng hoa tưởng niệm tại bàn thờ Nghĩa Dùng Đài.

Sau đó phái đoàn đi khảo sát tình trạng thực tế các khu mộ trong nghĩa trang.

 



Men vi sinh probiotics có thực sự hiệu quả




Ước tính hàng năm, trên toàn cầu, chúng ta tiêu tốn hơn 39 triệu Úc kim cho men vi sinh probiotics. Nhưng uống thật nhiều thuốc, hấp thu nhiều bột dinh dưỡng hay ăn nhiều yoghurt có thật sự giúp chúng ta kiểm soát cân nặng, ổn định tâm trạng, hệ tiêu hoá và khống chế các triệu chứng dị ứng? Và nói cho cùng, probiotics thật sự là gì?

Nếu quý vị đang dùng thuốc kháng sinh, hoặc cảm thấy cơ thể mệt mỏi trong một thời gian dài, quý vị có thể sẽ được khuyên nên nạp thêm probiotics cho cơ thể. Probiotics, cùng với các Prebiotic, tức chất xơ hoà tan, có thể bổ sung cho cơ thể từ nhiều loại thực phẩm sử dụng hàng ngày, ví dụ như yoghurt, các thức uống từ sữa lên men, và các món ăn khác như kimchi và trà kombucha. Các dưỡng chất này cũng được điều chế thành thuốc viên, viên nhộng hoặc dạng bột. Tất cả đều hứa hẹn sẽ giúp quý vị cân bằng sức khoẻ đường ruột.

Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào khẳng định lợi ích của vi chất này đối với sức khoẻ người tiêu thụ. Trong khi ngày càng nhiều các nghiên cứu được thực hiện để kiểm định vi khuẩn đường ruột tác động ra sao ở từng phương diện đối với sức khoẻ con người, chúng ta vẫn không biết gì nhiều về hệ sinh thái bên trong cơ thể mình.
Các nghiên cứu trong những năm gần đây đã cho thấy probiotics có thể giúp giảm cao huyết áp, hỗ trợ trẻ em giảm triệu chứng đau dạ dày, tăng cường hệ miễn dịch, giúp tinh thần minh mẫn, hỗ trợ giảm cân, giảm các triệu chứng phụ gây ra khi dùng kháng sinh (như bệnh tiêu chảy), giảm dị ứng, và thậm chí là còn giúp tiêu mụn.

Probiotics và prebiotics là gì? 

Theo chia sẻ của Chuyên viên Dinh dưỡng Charlene Grosse với SBS, “Probiotics là những vi sinh vật sống đã được chứng minh là có tác dụng tích cực tới sức khoẻ chủ thể, và chất xơ hoà tan prebiotics là thực phẩm đặc biệt có tác dụng hỗ trợ sự tăng trưởng của các vi khuẩn tốt trong đường ruột."
"Trong khi chúng ta thường nghĩ về vi khuẩn theo hướng tiêu cự hoặc có hại cho cơ thể, một số thứ cần được loại trừ khỏi cơ thể, vi khuẩn tốt và các vi sinh vật bổ trợ các bộ phân cơ thể hoạt động nhịp nhàng. Vi sinh vật có trong sản phẩm probiotics cũng tương tự như các vi sinh vật thường sống trong cơ thể chúng ta (có khoảng 100 nghìn tỷ.)” 
Theo Bác sĩ Saleyha Ahsan, một trong các dẫn chương trình Trust Me, I’m a Doctor, các probiotics được cho là có cơ chế hoạt động trái ngược với các kháng khuẩn. Vấn đề về probiotics cũng đã bắt đầu được đưa ra thảo luận trong tập mới nhất của chương trình này (phát sóng từ ngày 27/02).
Bà cũng cho biết, “Các probiotics, thay vì tiêu diệt các vi khuẩn có hại, chúng được cho rằng tạo thêm các vi khuẩn có lợi bổ sung cho mạng lưới xơ vi mảnh vốn đã tồn tại sẵn trong đường ruột cơ thể.” 

Có phải chúng ta đang phí tiền vô ích cho probiotics? 

Các nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Tiêu Chuẩn Thực Phẩm của Úc và Tân Tây Lan (FSANZ) đặt nghi vấn là, liệu việc hấp thụ một lượng bổ sung probiotics, hoặc một loại thực phẩm chứa probiotics, có thực sự đem lại lợi ích cho sức khoẻ? Vì suy cho cùng, “trước khi một vi khuẩn trong sản phẩm chứa probiotics nào đó có thể tác động tích cực đến đường ruột chúng ta, chúng sẽ phải tìm cách sống sót trong hành trình gian nan thông qua bể acid chính là dạ dày và tìm được “nơi trú ẩn” trong hệ đường ruột cơ thể”, bà Ahsan giải thích. 

Nhưng không phải tất cả mọi loại probiotics đều được tạo ra từ cùng một công thức, cũng như không phải mọi cơ thể đều có cùng một phản ứng với probiotics. “Có thể có loại probiotic, ví dụ như Lactobcillus, tác dụng tăng cường sức khoẻ, thì cũng tồn tại một probiotics cùng loại khác có thể vô dụng hoặc có khi lại gây hại đến hệ đường ruột của người dung,” Tiến sĩ Michelle Ball thuộc Đại Học Victoria chia sẻ với SBS.

“Những loại probiotics cơ bản không hẳn là sẽ phù hợp với tất cả, vì lý do gây mất cân bằng nội tiết ở từng người hoàn toàn không ai giống ai. Cách tối ưu nhất là mỗi chúng ta cần hiểu rõ về chính hệ đường ruột của cơ thể và điều này chỉ có thể đạt được bằng cách nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ và xét nghiệm mẫu phân chẳng hạn.”

Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Ball chỉ ra rằng các probiotics hoạt động vô cùng khác biệt giữa nam giới và nữ giới, điều này cũng có nghĩa rằng để hồi phục sức khoẻ cho đường ruột không thể đơn giản là chỉ dùng một loại probiotics được sản xuất để phù hợp với tất cả mọi cơ địa là được

Tiến sĩ Margaret Morris, Giáo sư đồng Trưởng Khoa Dược lý tại Khoa Khoa học Dược Phẩm, Đại học New South Wales, hiện đang nghiên cứu sự liên kết giữa đường ruột và hệ nhận thức. Bà đồng tình với ý kiến rằng cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu nữa về probiotics. Những phát kiến của tiến sĩ Morris cũng chỉ ra rằng việc ăn uống thiếu chất sẽ dẫn đến nguy cơ các vi khuẩn xấu xuất hiện trong đường ruột, điều này có thể là nguyên nhân của những thay đổi trong khả năng nhận thức và chúng ta sẽ còn phải mất nhiều thời gian để khám phá những tác dụng của vi sinh vật đường ruột đối với não bộ.
“Những gì chúng ta biết, đó là nếu ăn uống không hợp lý, uống nhiều thức uống chứa cồn, hoặc đang uống kháng sinh, chúng ta có thể gây gián đoạn đối với sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu trong đường ruột. Khi hệ vi khuẩn cân bằng, cơ thể và hệ miễn dịch sẽ khoẻ mạnh. Ngược lại, nếu thiếu sự cân bằng này, nhiều khả năng ta sẽ thấy trí nhớ giảm sút, ngủ không tròn giấc, tâm trạng thất thường và gặp nhiều vấn đề khác về sức khoẻ.”
Một nhân tố khác nhằm bảo đảm vi khuẩn của cơ thể được cân bằng chính là tác dụng của nó đối với cân nặng của cơ thể. Tiến sĩ Margaret đã chia sẻ trong những nghiên cứu gần đây của bà: “Khi một người thừa cân đang cố gắng giảm béo, sự cân bằng trong đường ruột của người này sẽ được thiết lập hướng duy trì tình trạng cân bằng ruột của một người gầy. Và một vài người thừa cân cố gắng bù đắp sự thiếu cân bằng này bằng cách hấp thu nhiều probiotic, nhưng nếu không biết chính xác cơ thể đang thiếu vi khuẩn nào, việc hấp thu này cũng trở nên vô ích mà thôi.”

Thực phẩm thuần tự nhiên là giải pháp tối ưu nhất 

Bác sĩ Morris cho biết, "Cấu trúc đường ruột của cơ thể được quy định bởi gen, phong cách sống, bệnh lý và chế độ ăn uống. Dựa trên các thí nghiệm gần đây, có vẻ như trong thời điểm hiện tại, việc ăn uống các thực phẩm giàu prebiotic và giàu chất xơ, cũng như cắt giảm lượng đường, giảm chất béo bão hoà hay chất cồn trong ít nhất 20 tuần liên tiếp là một phương pháp tốt để đạt được độ cân bằng cần thiết cho các vi khuẩn đường ruột. Thí nghiệm cũng cho thấy việc bổ sung dưỡng chất thông qua chế độ ăn uống nhiều thực phẩm có chứa hợp chất flavone sẽ cho kết quả tích cực với tình trạng sức khoẻ.”

Chuyên viên Dinh Dưỡng Charlene Grosse cũng cho lời khuyên về việc bổ sung các sản phẩm chứa probiotics và chất flavone trong chế độ ăn uống nhằm cung cấp năng lượng cho vi khuẩn tốt trong hệ đường ruột: “Những thực phẩm này bao gồm hành, tỏi, insulin, bột mì, Atiso Jerusalem, rau diếp xoăn và chuối. Trong trường hợp nếu quý vị muốn bổ sung thêm thực phẩm lên men để tăng hỗ trợ cho vi khuẩn tốt, có thể ăn thêm yoghurt, nấm sữa kefir, trà kombucha, súp miso, dưa cải chua của Đức và món đậu Tempeh của Indonesia.”

Tất cả những thực phẩm được đề cập trên đây, khi được hấp thụ theo cách thông thường, có thể cho tác dụng cao nhất đối với việc hỗ trợ vi khuẩn.

Trong số đầu tiên của chương trình “Trust Me, I’m a Doctor” mùa 6, Bác sĩ Micheal Mosley và Bác sĩ Ahsan đã tiến hành thử nghiệm việc hấp thu một loại thực phẩm bổ trợ, tiêu thụ một loại sữa lên men hay ăn những loại thực phẩm chứa hàm lượng insulin cao sẽ có tác dụng ra sao trong việc hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động nhịp nhàng; và liệu pháp nào sẽ tốt hơn đây: sử dụng các probiotics thay thế hay các sản phẩm probiotics được sản xuất hàng loạt? 

Như tiến sĩ Mosley đã giải thích, ngày nay chúng ta đã quá quen thuộc với các sản phẩm lên men như bia, nhưng trước khi có phát minh tủ lạnh, đây cũng là cách phổ biến để bảo quản thực phẩm. Ngày nay, mọi người có xu hướng thích tự lên men các sản phẩm dung tại nhà, ví như món bắp cải chua của Đức, Kim chi (món rau chua của Hàn Quốc), kefir (một loại sữa lên men), và trà kombucha (trà trái cây lên men). 

Thí nghiệm đã chứng minh rằng các thực phẩm lên men tự làm có chứa hàm lượng probiotics cao hơn bất kỳ loại sản phẩm thương mại nào. Lý do là vì các sản phẩm được sản xuất với mục đích thương mại đều phải qua khâu tiệt trùng để đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm, điều này có thể dẫn đến việc các vi khuẩn tốt bị tiêu diệt, trong khi đó, hiện tượng này hiếm khi xảy ra với các loại sản phẩm tự làm ở nhà.

Tiến sĩ Mosley kết luận “Để hệ đường ruột khoẻ mạnh và hấp thụ được nhiều vi khuẩn tốt, các sản phẩm lên men có thể là cách tối ưu nhất. Các  thí nghiệm chúng tôi đã làm cho thấy quý vị sẽ có được những vi khuẩn tốt cần thiết trong các sản phẩm lên men truyền thống.”

Nếu quý vị muốn tạo ra nguồn probiotics riêng cho chính mình, có thể thử làm theo công thức lên men (quy trình lên men và thời gian dự trữ cũng như nhiệt độ là những yếu tố vô cùng quan trọng), cần bảo đảm rằng các công cụ nấu nướng và tay quý vị được rửa sạch trong quá trình chế biến.


GS Phạm Minh Hoàng được đề cử giải Tự Do Báo Chí Thế Giới 2017







Why robots won't replace humans







Don Hồ hát Tình Cuối Chân Mây, nhạc Ngô Thụy Miên







Tonight with Việt Thảo: Phỏng Vấn Văn Chung, xem từ phút 9:11







Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Chống cộng hay không chống cộng? - Tác giả Ls Lê Duy San




Gần đây, chúng ta thường nghe thấy một vài người nói: “Chống Cộng đã 42 năm rồi, chúng ta có làm được gì bọn Việt Cộng không mà cứ chống mãi?" hay “Bọn Việt Cộng bây giờ, thằng nào cũng giầu nứt đố đổ vách, cũng nhà lầu xe hơi, không chủ khách sạn này thì cũng Giám Đốc công ty kia. Chúng đâu còn là Cộng Sản nữa mà chống? Có người còn hỏi một câu rất ư là… không biết phải dùng chữ gì cho đúng: “Gần xuống lỗ rồi… còn chống Cộng làm gì?"

Không biết những người có ý nghĩ như trên là hạng người gì? Người Việt tỵ nạn Cộng Sản hay tỵ nạn kinh tế? Người Việt Quốc Gia hay Việt Cộng nằm vùng? Nhưng dù sao tôi cũng cám ơn họ đã gợi hứng cho tôi để viết bài này.

1/ Chống Cộng để làm gì?

2/ Đã 42 năm rồi, chống Cộng có đem lại được kết quả gì không?
 
I) Chống Cộng để làm gì?

Chúng ta, những người Việt tỵ nạn Cộng Sản, dù là di tản hay vượt biên, dù là được bảo lãnh theo diện O.D.P hay đi theo chương trình H.O, không kể con em của chúng ta, ít nhất cũng ở cái tuổi “thất thập cổ lai hi”, nghĩa là ở cái tuổi “gần xuống lỗ” rồi. Vậy còn chống Cộng để làm gì?

Chúng ta chống Cộng vì chúng ta coi việc chống Cộng là bổn phận của một người dân yêu nước. Chúng ta chống Cộng vì trái tim chứ không phải vì quyền lợi.

Chúng ta chống Cộng không phải vì chúng ta muốn làm vương, làm tướng gì khi chế độ Cộng Sản sụp đổ. Chúng ta chống Cộng cũng không phải vì chúng ta muốn được hưởng đặc quyền, đặc lợi gì hay đòi lại được gì khi chế độ Cộng Sản xụp đổ. Khi chúng ta bỏ nước ra đi là chúng ta đã bỏ hết. Ngay cái nhà của chúng ta, do công lao có khi cả mấy đời mới có, chúng ta cũng bỏ. Muốn đòi cũng khó. Bọn Việt Cộng sau khi chiếm đoạt, chúng cấp cho nhau ở rồi bán lại cho người khác. Bán đi, bán lại cả chục lần, người mua sau cùng trở thành kẻ chiếm ngụ ngay tình và hợp pháp, làm sao chúng ta đòi lại được? Con cháu của chúng ta, chúng đã có quốc tịch của nước chúng định cư. Chúng đã thành tài và có công ăn việc làm tốt ở nước định cư, chúng đâu thích trở về Việt Nam dù có được chính quyền mới đãi ngộ.

Chúng ta chống Cộng vì chúng ta không muốn người dân trong nước phải sống cực khổ và nhục nhã dưới sự cai trị vô cùng độc ác và dã man của bọn Việt Cộng. Chúng ta chống Cộng vì chúng ta muốn người dân trong nước phải nhận thức được thế nào là tự do, thế nào là dân chủ, thế nào là nhân quyền để từ đó mà vùng dậy đòi quyền sống cho chính mình, cho đồng bào cùng cảnh ngộ như mình và đòi quyền là chủ đất nước.

Vì thế, nhiệm vụ lật đổ chế độ Cộng Sản là nhiệm vụ của người dân trong nước, nhưng chúng ta có bổn phận phải giúp đỡ họ, cổ võ họ và ủng hộ họ. Chúng ta là chỗ dựa của họ. Do đó chúng ta phải chống Cộng.
 
II) Đã 42 năm rồi, chống Cộng có đem lại được kết quả gì không?

Đã 42 năm rồi, chống Cộng có đem lại được kết quả gì không? Lẽ dĩ nhiên phải có kết quả, nếu không chúng ta đã bỏ cuộc từ lâu.

1. Ở Hải ngoại

Những cuộc biểu tình đả đảo Cộng Sản, những buổi hội thảo, hội luận hay viết bài tố cáo sự vi phạm nhân quyền hay tội ác của Cộng Sản đăng tải trên báo chí, truyền hình hay đưa lên các diễn đàn cũng như những buổi lễ tưởng niệm ngày 30/4, ngày Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị sát hại v.v… không phải là để than khóc mà là để vạch trần tội ác của Việt Cộng, để đòi hỏi những quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tư tưởng v.v… cho những người dân trong nước đang phải chịu cảnh áp bức, cảnh lầm than đói khổ dưới chế độ Cộng Sản.

Chính vì sự chống Cộng này của chúng ta mà bọn Cộng Sản Việt Nam khi tới Mỹ, đi đến đâu cũng phải trốn lui, trốn lủi, phải luồn cửa hông, phải chui cửa hậu, phải nhờ cảnh sát Mỹ bảo vệ. Chính vì sự chống Cộng này của chúng ta mà cờ MÁU của bọn cộng sản Việt Nam, ngoi lên được cái nào là bị chúng ta giật bỏ cái đó. Trái lại, cờ VÀNG ba sọc đỏ của chúng ta thì không những luôn luôn được đồng bào chúng ta trang trọng giương cao và tung bay càng ngày càng nhiều trong các buổi sinh hoạt, hội hè. Ngay cả một số những người đã và đang sống dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam và cả những người đã từng là đảng viên cộng sản Việt Nam cũng đã thức tỉnh và mong muốn một ngày nào đó, ngọn Cờ Vàng ba Sọc Đỏ của chúng ta sẽ tung bay trở lại trên bầu trời Việt Nam. Chính vì vậy mà ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam phải đề ra Nghị Quyết 36 để chống lại.

Anh Đặng Chí Hùng, một người trẻ, sinh ra và lớn lên dưới chế độ Cộng Sản, mặc dầu là con của một liệt sĩ (Việt Cộng), nhưng đã sớm thức tỉnh nhờ sự chống Cộng của chúng ta, anh đã dấn thân vào con đường chống Cộng. Bị Việt Cộng lùng bắt, năm 2015, anh đã vượt biên và tỵ nạn tại Canada. Anh nói: ”Càng nhìn những hình ảnh đau thương của dân tộc trong những ngày qua, không chỉ riêng tôi mà cả triệu người có lòng với dân tộc đều rướm lệ… Vâng! Quê hương chúng ta đã quá khổ đau rồi. Còn chờ gì nữa? Còn đi loanh quanh đâu nữa? Chỉ có một con đường chúng ta đi đó là “Không khoan nhượng với cộng sản” thì mới mong thoát khỏi kiếp nạn CS này. Trước khi hỏi ông Trời, chúng ta nên hỏi chính chúng ta thì hơn…”

2. Ở Quốc nội

Nhờ sự chống Cộng của người Việt tỵ nạn Cộng Sản hải ngoại, cái “chính nghĩa” mà bọn Cộng Sản Việt Nam rêu rao do sự tuyên truyền và lừa bịp mà có được như “Đánh Pháp để giành độc lập” hay “Đánh Mỹ để giải phóng miền Nam” người dân trong nước cũng không còn tin nữa.

Ngày nay, không những chỉ dân miền Nam, mà cả dân miền Bắc cũng hiểu rằng năm 1945 Việt Nam đã được độc lập do Hoàng Đế Bảo Đại làm Quốc Trưởng và Sử gia Trần Trong Kim làm Thủ Tướng. Chính bọn Việt Cộng, lúc bấy gọi còn gọi là Việt Minh, đã cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim rồi ký Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6/3/1946 với Pháp, cho phép Pháp đổ bộ vào Bắc Việt để thay Trung Hoa tước khí giứi Nhật, để chúng rảnh tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia gây lên cuộc nội chiến Quốc Cộng, rồi phát động chiến tranh Việt Pháp vào ngày 19/12/1946 để giành chính nghĩa.

Sau Hiệp định Geneve 1954, Việt Nam bị chia đôi, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới hai miền Bắc Nam. Người dân miền Nam đã và đang hưởng cuộc sống an bình, tự do và dân chủ do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo thì bọn Việt Cộng miền Bắc lại dựng lên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào năm 1960 dưới chiêu bài “Đánh Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam” để cưỡng chiếm miền Nam và áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản lên toàn thể người dân trong cả nước.

Chính nhờ sự chống Cộng của chúng ta mà người dân Việt Nam ngày nay đã thấy rõ bộ mặt thật của Việt Cộng chỉ là bọn bán nước hại dân. Người dân Việt Nam không những không còn tin theo bọn Việt Cộng mà còn công khai chống lại chúng. Họ đã dám kéo nhau đi biểu tình đòi nhà đòi đất. Họ đã dám tụt quần trước cơ quan của ngụy quyền Cộng Sản, chửi rủa và đả đảo bọn ngụy quyền tham nhũng khiến bọn Việt Cộng phải dùng xã hội đen để đàn áp. Chính nhờ sự chống Cộng của chúng ta, người dân trong nước đã dám vác cờ Vàng ba sọc đò đi biểu tình và đã dám gọi thẳng tên đảng Cộng Sản Việt Nam ra đả đảo. Chính nhờ sự chống Cộng của người Việt Hải Ngoại mà ngời dân trong nước đã dám bắt giữ gần 40 tên công an và viên chức chính quyền làm con tin trong vụ Đồng Tâm ở huyện Mỹ Đức Hà Nội vào ngày 15/4/2017.

Người dân oan khi được đài RFI phỏng vấn đã dám gọi đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng Cướp. Điều đó chứng tỏ rằng ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam không còn uy quyền gì đối với quần chúng.

Ngay cả những người đã từng đi theo Việt Minh, Cộng Sản từ 1945, 1946 và có tới 4, 5 chục tuổi đảng cũng đã thức tỉnh và chống lại chế độ. Điển hình là cựu Trung Tá Quân Đội Cộng Sản Trần Anh Kim, nguyên bí thư đảng ủy tỉnh Thái Bình, trong một cuộc phỏng vấn của ông Hoàng Hà (Tiếng Nói Đa Nguyên) ông Trần Anh Kim đã nói “Không phải là Mỹ xâm lược Việt Nam mà là Trung Quốc xâm lược Việt Nam và gọi bọn lãnh đạo Việt Nam là môt “lũ hèn nhát”, là một “Tập Đoàn Lừa Đảo”. Ông công nhận trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã oanh liệt chiến đấu để bảo vệ Hoàng Sa là những người anh hùng của dân tộc.

Anh Đặng Xuân Khánh, một sinh viên trẻ hiện đang sống tại Việt Nam trong bài “Đâu là sự thật” đã viết: “Chúng tôi đã được học tập dưới hệ thống nhà trường xã hội chủ nghĩa (XHCN) về lý do tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam qua những cụm từ như “chế độ khát máu Mỹ-Diệm”,”miền Nam bị Mỹ, nguỵ kìm kẹp”, “đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào”, “giải phóng ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ”, “giải phóng miền Nam” v.v… Nhưng ngày nay, với sự phổ biến của công nghệ thông tin, chúng tôi đã biết nhiều hơn trước . Về lý do tại sao đã có và do ai gây ra cuộc chiến Việt Nam 1954-1975, hoàn toàn không phải như chúng tôi đã được tuyên truyền trong nhà trường”.

Chính Lê Duẩn, nguyên Tổng Bí Thư của đảng Cộng Sản Việt Nam đã nói: “Ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc” và “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại. Vì thế, sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, năm 1976 Lê Duẫn đã ngang nhiên áp đặt Chủ Nghĩa Cộng Sản lên đầu toàn dân VN, đổi tên đảng Lao Động (vì thấy không còn cần phải lừa bịp dân nữa ) thành đảng Cộng Sản Việt Nam. Lê Duẩn nói “ Ta đã thành công trong việc cắm lá cờ Mác-Lê trên toàn cõi Việt Nam".

Mới đây, vào ngày 20/9/2017, ông Nguyễn Trung, cựu Đại Sứ Việt Cộng tại Thái Lan và Đức cùng một số đảng viên Cộng Sản đã viết một kiến nghị dầy hơn 40 trang gửi Bộ Chính Trị yêu cầu khép lại quá khứ, đổi tên đảng, tên nước và từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê.

Trên đây chỉ là điển hình mấy trường hợp, còn không biết bao nhiêu đảng viên đã thức tỉnh, đã từ bỏ đảng hoặc tỏ bầy bất đồng chính kiến với đảng Cộng Sản Việt Nam.

Tóm lại, tinh thần chống Cộng của người dân trong nước có được như ngày hôm nay là kết qủa của những sinh hoạt chống Cộng của người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại. Chính vì vậy chúng luôn luôn tìm cách xóa bỏ những sinh hoạt có tính cách chống Cộng của chúng ta như không chào quốc kỳ và quốc ca VNCH, đổi tên ngày Quốc ận 30/4 thành Ngày Diễn Hành Tự Do, Ngày Hành Trình Tự Do, Ngày Việt Nam Cộng Hoà hay Ngày Cựu Chiến Binh, nhưng tất cả đều thất bại. Chúng chuyển sang chiêu bài Hoà Hợp Hoà Giải, nhưng cũng không xong. Nay chúng lại cho phát động phong trào KHÔNG CHỐNG CỘNG.

Chúng ta là những người Việt tỵ nạn Cộng Sản. Nếu chúng ta không chống Cộng thì chống cái gỉ? Chống cái ÁC hả? Bọn Việt Cộng chì mong có thế. Bởi vì cái ác thì ở đâu mà chẳng có? Ngay xứ Mỹ này cũng thiếu gì cái ÁC?

Chúng ta đừng thả mồi bắt bóng, đừng bỏ chống cái ác chính là Cộng Sản mà đi tìm những cái ác vớ vẩn như bạo hành phụ nữ, bạo hành trẻ em, bạo hành súc vật v.v...

Bọn Việt Cộng đang trong giai đoạn khủng hoảng. Chúng đang thanh toán nhau để giành quyền lực. Sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản là điều chắc chắn sẽ xẩy ra, vấn đề chỉ là thời gian. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải chống cộng tích cực hơn, mạnh mẽ hơn, để cho đồng bào trong nước tin tưởng hơn mà lên tiếng chống bọn Việt Cộng bán nước hại dân mạnh mẽ hơn. Tiếc rằng, trong số người Việt tỵ nạn Cộng sản chúng ta đã có một số người, hay nói cho rõ hơn, một số trí thức mê sảng mà một đồng môn Chu Văn An, anh Bùi Bảo Trúc đã gọi là bọn chó đẻ, chỉ vì một chút lợi danh, không những đã không góp phần vào công việc giải trừ chế độ Cộng Sản Việt Nam lại đi làm tay sai cho bọn Việt Cộng đưa ra những chiêu bài hoà hợp hoà giải, xóa bỏ hận thù v.v… khiến bọn chúng vẫn còn sống dai dẳng cho tới ngày nay.


 

Tôi yêu chính trị..! - Tác giả Phan Kim Khánh





Tôi sinh ra ở làng quê nghèo, nơi mà những người thân của tôi phải dạy từ sớm trước cả tiếng gà gáy, để rồi ra đồng cấy cày, những người như bố tôi thì đi xây, đi sửa những ngôi nhà nhỏ…! Họ là những người vất vả nhất mà tôi từng thấy thế nhưng tôi cũng thấy họ là những người nghèo nhất mà tôi từng gặp…

Tôi sinh ra ở nơi mà mỗi người trẻ như tôi được đi học Đại học là niềm vinh dự cho cả gia đình dòng họ, Làng tôi nhiều người học giỏi, thanh niên học từ trường danh giá cho tới những đại học bình thường, từ những nghành học Hot cho tới những nghành học mà nghe tới đã không muốn học…! Họ học giỏi và ra được trường, nhưng họ chẳng xin được việc.

 Tôi đi học, được chơi với những người bạn mới, họ đưa tôi đi tới những nơi sang trọng mà ở quê tôi chỉ nghĩ nó tồn tại trong phim, họ đưa tôi đi ăn những món ăn đắt tiền nếu quy giá cũng bẳng cả đàn gà bà tôi nuôi mỗi năm. Họ cho tôi những lọ nước hoa mà tôi vừa dung vừa thấy tiếc mùi hương giá cả cân gạo. Tôi thường cau mày mỗi khi ngồi lại và nghĩ, giá như người dân quê tôi được hưởng thụ những thứ đó, chỉ 10% thôi thì có thỏa cái công họ làm lụng vất vả không?


 Tôi yêu chính trị, bạn bè tôi nói tôi là chính trị gia, là người có ước mơ vĩ đại này nọ…! Nhưng với tôi, làm chính trị không phải để đạt được cái gì to tát như Đại biểu Quốc hội, bộ trưởng, chủ tịch này nọ…! Với tôi làm chính trị là đơn giản là san cho con đường của các em nhỏ tới trường được dễ dàng, cho đất cày của Bà con Nông dân quê tôi được mền lúa cấy lên tươi tốt. Đơn giản là cho người với người sống yêu thương nhau..!

Tôi muốn thay đổi những nghịch lý ở trên, Nông dân được hưởng những thành quả lao động một cách xứng đáng, thanh niên đi học có công ăn việc làm, trẻ em được đi trên những con đường đẹp, người công nhân không phải ở trong những khu trọ tồi tàn v.v.v
Để làm được điều đó, cái tôi cần không phải là những mối quan hệ với người này người kia, không phải là bằng cấp… là tiền bạc…

Tôi cần tri thức, cần sự giáo dục, cần niềm tin.

Vì thế tôi chọn làm chính trị. Vì thế tôi yêu chính trị, tôi sống và chết cùng chính trị.


Cảm ơn nếu bạn đã đọc đến đây…!

 

Hàng Trung Cộng gắn nhản Madzê in VN







Phố cổ Alexandria, Virginia, US







Hội An chào đón APEC 2017







tphcm đội sổ về an toàn: Bắc Nam xum họp, lưu manh đầy đường












Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Dưa Leo bình luận về tai nạn cục gạch rớt trên đầu SV đại học HUTECH







Ác như VC!







Phạm Sỹ Quý là ai?



Mời các bạn xem qua video tổng kết đôi nét về cuộc đời của ông Phạm Sỹ Quý từ một người buôn chổi đót để có cơ ngơi ngày hôm nay.






Ông Phạm Sỹ Quý quên kê khai hàng chục ngàn m2 đất, nợ ngân hàng 9,1 tỷ đồng 

Chiều 23/10, Thanh tra Chính phủ (TTCP) chính thức công bố kết luận việc thanh tra tài sản ông Phạm Sỹ Quý – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái.

Theo đó Thanh tra Chính phủ chỉ ra, khi được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, ông Quý đã kê khai thiếu hơn 7.905m2 đất ở, hơn 27.500m2 đất nông nghiệp bà Huệ đứng tên, không kê khai 1 nhà diện tích xây dựng 600m2 tại tổ 51 phường Minh Tân (đang xây dựng); không kê khai tiền vay ngân hàng hơn 9,1 tỷ đồng và nợ bạn bè 60 cây vàng.

Tổng Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. 




Bửa điều trần của Mục sư Nguyễn Công Chính và vợ trực tiếp từ Nhà Quốc hội Rayburn, Hoa Kỳ. M.s. Chính bắt đầu tường trình từ phút 11:52







The Jimmy Show: Phỏng vấn ca sĩ Hoàng Oanh







Di Sản Obama - Tác giả Vũ Linh







Khám sức khoẻ tổng quát lần 13 năm 2017 dành cho các ông TPB- VNCH tại DCCT Sài Gòn sáng ngày 23.10.2017










Nét đẹp Nhà thờ DCCT Kỳ Đồng, Sài Gòn







Thu vàng tại một Công Viên Quốc Gia thuộc tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ







Lê Ngộ Châu, 160 Phan đình Phùng - Tác giả Đặng Tiến




Lê Ngộ Châu



Nhà báo Lê Ngộ Châu, điều hành tạp chí Bách Khoa tại Sài Gòn trước 1975, qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 9 -2006, thọ 83 tuổi. 

Ít người biết đến tên Lê Ngộ Châu vì ông không viết sách, viết báo, chỉ âm thần phụ trách tòa soạn tạp chí Bách Khoa trong non hai mươi năm. Nhưng đa số những người làm văn học tại Miền Nam trước đây đều biết và quý mến, thậm chí chịu ơn ông dẫn dắt. Muốn hiểu tình cảm sâu đậm đó, phải biết Bách Khoa không những là tạp chí có đời sống lâu dài nhất (1957-1975), mà còn có những đóng góp lớn lao cho đời sống văn hóa Miền Nam thời đó. 

Nhà văn Võ Phiến là người hợp tác chặt chẽ với Bách Khoa suốt thời gian này, đã nhận định chính xác :

« Bảo tờ Bách Khoa thành công là không phải chỉ nghĩ đến cái tuổi thọ của nó mà thôi. Tuổi thọ dắt theo một số ưu điểm khác. Người ta nhận thầy Bách Khoa qui tụ được đông đảo cây bút thuộc nhiều thế hệ kế tiếp nhau ; nó phản ảnh các chuyển biến của văn học qua nhiều giai đoạn; nó lưu lại một khối lượng bài vở lớn lao và giá trị, một kho tài liệu cho việc tìm hiểu cuộc sống của Miền Nam trên nhiều phương diện : kinh tế, văn hóa, chính trị v.v… Trên Bách Khoa không phải chỉ có thơ văn, mà có cả những khảo luận về văn học, sử học, ngữ học, triết học, tôn giáo, hội họa, âm nhạc… ; như thế không những trên Bách Khoa có những tìm tòi về nguồn gốc dân tộc, về các vấn đề của văn học cổ điển nước nhà chẳng hạn, mà còn liên tiếp có những giới thiệu các trào lưu tư tưởng Âu Tây mới nhất lúc bấy giờ : tiểu-thuyết-mới, hiện tượng học, cơ cấu luận v.v… 

Cũng như tờ Văn, Bách Khoa là một tạp chí dung hòa rộng rãi mọi khuynh hướng.

Không có chủ trương « văn nghệ cách mạng » cũng không chủ trương « vượt thời gian », nó đăng bài của các lão thi sĩ tiền bối Đông Hồ, Quách Tấn, Vũ Hoàng Chương, lẫn truyện của Thanh Tâm Tuyền, Trùng Dương… Về mặt chính trị, sức dung hòa của nó khiến có lần Nguyên Sa nói đùa: Bách Khoa là một vùng xôi đậu. Nó đón nhận cả Nguyễn văn Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Vũ Hạnh, lẫn Võ Phiến, Vũ Bảo… » (Văn học Miền Nam, Tổng Quan, 2000, tr. 239). 

Nguyên Sa dùng chữ « xôi đậu » không nhất thiết là nói đùa. Ở một nơi khác, ông có viết « Bách Khoa với đời sống lâu dài không bị xếp vào hàng ngũ báo nhà nước » (Bách Khoa, số kỷ niệm 14 năm, 15-1-1971). Lời này bổ sung cho lời kia, và nói lên một sự thật kỳ lạ : Bách Khoa, nguyên ủy là của hội Văn Hóa Bình Dân, một hội đoàn trực thuộc văn phòng chính trị của Ngô Đình Nhu, do Huỳnh văn Lang chủ trì ; hội này cai quản những trường Bách Khoa Bình Dân, do đó có tên báo Bách Khoa, còn gọi là Bách Khoa Bình Dân. 

Huỳnh văn Lang giám đốc Viện Hối Đoái, người bỏ tiền ra báo, là bí thư Liên Kỳ Nam Bắc Việt Nam của đảng Cần Lao mà Ngô Đình Nhu làm tổng bí thư. Năm đầu, 1957, ông Lang điều khiển tờ báo, viết bài về kinh tế khi Phạm ngọc Thảo viết về quân sự, chính trị ; 1958 ông Lang đi tu nghiệp ở Mỹ, giao Bách Khoa cho Lê Ngộ Châu điều hành ; năm 1963 ông Lang bị bắt vì tội kinh tài cho chế độ Diệm, thì Lê Ngộ Châu tiếp tục nhiệm vụ, anh em thường gọi là Lê Châu. Nhưng báo vẫn đứng tên Huỳnh văn Lang cho đến tháng 2-1965, báo phải đổi tư cách pháp nhân, lấy tên Bách Khoa Thời Đại, do Lê Ngộ Châu đứng tên chủ nhiệm, và đến tháng 1-1970, lấy lại tên Bách Khoa. 

Với gốc gác như vậy mà Bách Khoa được xem như là báo « xôi đậu », không bị xếp vào hàng ngũ « báo nhà nước » như Nguyên Sa ghi lại, và đóng góp lớn lao với đời sống văn hóa như Võ Phiến nhận định, là nhờ công lèo lái của Lê Châu. 

Nguyên Sa trong bài báo đã dẫn, đã mô tả một buổi họp tòa soạn, tại Ngân Hàng Quốc Gia, khoảng 1957: « bàn cãi về tờ Bách Khoa đã diễn ra sôi nổi. Lê Châu mặt trắng ngồi lặng lẽ, ít nói, hiền hòa. Thỉnh thoảng anh cất lời, toàn những lời nhẹ nhàng, vừa phải, nghiêm túc, không gây sóng gió nào ». Đúng là hình ảnh Lê Châu. Về mặt ứng xử hằng ngày, thì Vũ Hạnh có lần tập Kiều: «ở ăn thì nết cũng hay, ra điều ràng buộc thì tay cũng già ». Đúng là Lê Châu. 

Nhờ đức tính kín đáo, hòa nhã, Lê Châu đã tập hợp không những trên mặt báo nhiều khuôn mặt khác biệt, thậm chí trái ngược về hoàn cảnh, tính tình lẫn chính kiến, mà còn quy nạp được nhiều bè bạn đến từ những chân trời khác nhau, trong đời sống cụ thể hằng ngày. Chưa kể những tác giả sinh sống ở ngoài nước thường xuyên gửi bài về cộng tác. 

Lê Châu kiến thức rộng, thường xuyên giao tiếp với quan chức hay các nhà văn hóa danh vọng, nhưng luôn luôn từ tốn, trong cách ứng xử hàng ngày, với những người viết trẻ tuổi. Ông đặc biệt lưu tâm đến những người viết mới, viết từ các tỉnh nhỏ, đặc biệt là từ Miền Trung. 

Bách Khoa là một tờ báo phổ thông, chủ tâm vào những đề tài chính trị, quốc tế, kinh tế, khoa học, chỉ dành một phần cho văn học nghệ thuật, nhưng về lâu về dài đã có những đóng góp lớn lao cho bộ môn văn nghệ. Về sau, phần văn nghệ này lại là khối tài liệu quý giá. 

Lê Châu còn là gương sáng về đức khiêm tốn trí thức. Hai chữ Bách Khoa bình thường được dịch ra tiếng Pháp là Encyclopédie theo nghĩa từ điển bách khoa, hoặc tư trào Bách Khoa trong văn học Pháp thế kỷ XVIII ; nhưng Lê Châu không nhận từ này, cho rằng quá to tát so với tờ báo. Ông dịch Bách Khoa là Variétés, sát nghĩa là « tạp chí ». Ông sành nhưng không sính tiếng Pháp. 

Lê Châu là kẻ sĩ theo truyền thống, luôn luôn mực thước, trong nếp trung dung của cửa Khổng sân Trình và theo nếp mực thước, juste mesure của bực trí thức tân học. Trong đời sống, ông là người bảo thủ; trên cương vị chủ báo, ngược lại, ông khuyến khích văn chương trẻ và tư tưởng mới, nhưng chừng mực thôi. 

Bách Khoa mỗi số cố công đưa xã hội Việt Nam đi kịp thời đại Âu Mỹ, nhưng Lê Châu không ưa thời thượng, dị ứng với lời văn hay thái độ kệch cỡm. Ông không ưa lối sống nghệ sĩ huênh hoang. Bách Khoa là báo trường vốn, có quảng cáo đều, có độc giả ổn định, nên không cần theo thời trang, câu độc giả. Khi đăng từng kỳ truyện « Vòng tay học trò », của Nguyễn thị Hoàng, sau này sẽ gây nhiều dư luận phản đối về mặt đạo lý (cô giáo yêu học trò) là Lê Châu có cân nhắc, và chứng tỏ tư tưởng phóng khoáng. 

Có lẽ Bách Khoa là tạp chí giới thiệu nhiều nhất các phong trào tư tưởng mới, từ văn học đến triết học, ví dụ tư trào hiện sinh, mà lúc ấy không phải ai ai cũng hưởng ứng. 

Khi được tin Lê Châu mất, tôi có điện thư cho nhà văn Trần Hoài Thư, anh trả lời là đã được Lữ Quỳnh điện thoại thông báo : cả hai cùng lò Bách Khoa. Anh kể : mình là quân nhân, từ Cao Nguyên về Sài Gòn, hẹn với người yêu - vốn là độc giả hâm mộ, từ Lục Tỉnh lên - tại tòa soạn Bách Khoa, 160 Phan đình Phùng. Sau đó hai người thành vợ thành chồng.

Tôi còn giữ trong tay số Bách Khoa Thời Đại đầu năm 1968, có đăng truyện « Trên Đồi nhìn xuống » ký tên Trần Quý Sách, bên cạnh truyện Võ Phiến, Võ Hồng, Linh Bảo ; và bài thơ « Một vì sao lạ » ký Trần Hoài Thư bên cạnh thơ Đoàn Thêm, Bùi Khánh Đản và thơ Đông Hồ tặng Vũ Hoàng Chương.

Trụ sở Bách Khoa là nơi hẹn và là hộp thư . Chuyện tình Trần Hoài Thư, lúc ấy còn ký Trần Qúy Sách, là chính đáng, còn những quan hệ linh tinh, bay bướm của các nhà văn, nam và nữ, thì hằng hà sa số. Nhưng Lê Châu không bao giờ kể.

Bây giờ thì anh vĩnh viễn im lặng. 

Với nhiều bạn bè, dù là thân thuộc, Lê Châu vẫn là niềm bí ẩn lớn lao giữa cơn gió bụi của thời đại.

Khi kết hợp những người chính kiến khác nhau, trong suốt thời gian ấy, không biết Lê Ngộ Châu, trong ý thức hay tiềm thức, có nuôi ước mơ hòa giải và hòa hợp dân tộc hay không. 

Tôi ngờ ngợ.