khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Triết gia giả cầy đi chưa hết --Tác giả: Hongphuongvien VŨ NGỌC ANH


… Đêm Hoang Liêu Trên Mặt Đất


Phạm Công Thiện là triết gia.: Nhiều người nói như vậy, xưng tụng như vậy. Thí dụ như: Trang Nhà Quảng Đức “[…]Cáo bạch Tang Lễ Giáo Sư Triết gia Phạm Công Thiện. HT Thích Trí Chơn[…]” và một Web lấy tên Phạm Công Thiện đã tôn vinh PCT là “philosopher” nghĩa là triết gia.
 
Những người say mê, hâm mộ, đệ tử, đàn em, bạn bè đều coi Phạm Công Thiện là một “triết gia,” hay như một thiên tài, mà người khác tỉnh trí gọi là thiên tai.
 
Có cần phải định nghĩa ”triết gia là gì?” Ai là triết gia không?
 
Nếu học đòi ai đó xà quần “là gì,” là gì, là gì, … để trở thành triết gia thì tới Tết Congo cũng chưa đi hết một vòng cầu tiêu công cộng!
 
Thôi thì dành cho các vị tung hô PCT là triết gia. Họ đưa ra định nghĩa và xác nhận, thì mình ắt rõ!
 
Cho đến hôm nay (8/3/2014) vẫn chưa thấy một Giáo sư Triết của đại học nào trên thế giới kể cả Việt Nam nước trong cũng như nước ngoài nói đến triết học Phạm Công Thiệnlà gì.
 
Tuy nhiên:
 
Các Giáo sư, học giả trước kia chê bai bài bác Lương Kim Định đã tụ họp tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám- Hà Nội Sáng ngày 14- 7- 2012 , Trung tâm Minh Triết Việt tổ chức Tọa đàm “Tưởng niệm cố Triết gia Lương Kim Định (1914- 1997)” trong màu trắng tinh khôi Hoa sen trăm cánh Hồ Tây.
 
Tuy nhiên:
 
PCT giỏi tiếng Anh + Pháp + Tây Ban Nha v.v…nhưng đã hơn 50 năm rồi mà nhân loại cũng chưa cầm được cuốn sách tiếng Anh + Pháp + Tây Ban Nha + Ý + Đức…của PCT viết (xuất bản trên trời Tây cũng như trên đất Mỹ) diễn ra được cái cốt tủy tinh túy triết lý đặt dấu ấn ”triết học Phạm Công Thiện” cho nhân loại ngưỡng mộ.

PCT trao đổi thư từ với Henry Miller nhưng lạ lùng một điều là không thấy PCT viết tiếng Anh hay Pháp cho H. Miller mà PCT chỉ cho chúng ta biết H. Miller trả lời PCT thôi – dĩ nhiên bằng tiếng Anh – PCT in trong  tập “Tribu” của PCT –

(xem ”Đọc Thêm”- Đã một thời như thế : Hiện tượng Phạm Công Thiện

 
Phạm Công Thiện đã trân trọng giữ lại những thư của Henry Miller gửi cho ông và đã cho in trong tập “Tribu,” dầy hơn 160 trang (Impression: COREP Toulouse et Imprimerie 34 pour le planches intérieures et la couverture ISSN : 0758-8100 . Numéro publié avec la collaboration du Centre de Promotion Cuturelle L’Université de Toulouse-LeMirail… Dépôt legal: 1er trimester 1984 ). Tuy nhiên đây chỉ là dấu tích trao đổi một phía. Phạm Công Thiện không công bố thư của ông gởi cho Henry Miller trong tập “Tribu”. Đó là một điều thật đáng tiếc – vì sau này – không ai biết thực sự Phạm Công Thiện đã viết gì cho Henry Miller. Cùng lắm chỉ biết được gián tiếp qua những lá thư ngắn của Henry Miller trả lời cho Phạm Công Thiện. (xem “Đọc Thêm”)
 
Trong ”Phê Bình Luận Án Tiến Sĩ Triết Học của Nguyễn Văn Trung,” PCT chê Nguyễn Văn Trung kém tiếng Pháp; nhưng “Henry Miller cũng là người gõ cửa nhiều bạn bè trong giới nhà xuất bản để giúp ông Phạm Công Thiện, nhưng kết quả chẳng ai giúp được gì. Một phần những người bạn ấy cho Henry Miller biết có cảm tưởng là họ thấy trình độ tiếng Pháp của Phạm Công Thiện chưa đủ j’ai aussi l’impression qu’ils trouvent votre francais insuffisant ) (xem “Đọc Thêm”)
 
Phạm Công Thiện cấm J.Paul Sartre, Simon de Beauvoir,…cấm tất cả các triết gia gặp ông ta, theo như PCT kể thì chỉ có Henry Miller là được phép gặp ông ta vì gửi tiền giúp đỡ. Nhờ đó, chúng ta được biết ý kiến của H. Miller về sự hiểu biết triết học của PCT như sau: “Một lá thư của Henry Miller đề ngày 28 tháng 9 – 1972 (thời gian Phạm Công Thiện đã có gia đình và ở bên Pháp chưa có công ăn việc làm); Henry Miller đã viết phản bác lại ý kiến của Phạm Công Thiện phê bình Durell, bạn thân của Miller, như sau :
 
[…]Tôi muốn nói đến việc ông phê bình Durell, nhưng buộc lòng tôi phải nói với ông rằng không thể nào cho bất cứ ai nếu không được nuôi dạy trong dòng tiếng Anh lại có thể thưởng thức và đánh giá trọn vẹn đầy đủ về ông ta. Ông ta là thứ đại sư của tiếng Anh (master of English). Còn về những công trình sáng tác của ông ta, nó đã đem lại cho chúng ta điều gì và có ý nghĩa gì thì lại là một câu hỏi khác. Đối với tôi, ông đã hoàn toàn nhầm lẫn khi ông nói rằng ông ta thiếu “Lửa” (Fire). Tôi nghĩ rằng trong “Quartet” thì tràn đầy lửa, và phải chăng đó lại là chính cái điểm yếu của “Quartet,” nếu ông muốn tìm một điểm yếu của nó.[…]
 
 
Thư Henry Miller
Thư của Henry Miller gởi Phạm Công Thiện
Nguồn: Tribu , p 114
 
“Cũng trong lá thư trên, ông Phạm Công Thiện cho biết đã viết được hơn 20 tác phẩm. Henry Miller đã viết trả lời :
 
” Nhưng trước hết, ông cho phép tôi có đôi nhận xét về khả năng viết đến không thể tưởng tượng được (votre incroyable productivité ). Ông nói rằng ông đã viết hơn 20 cuốn sách trong vòng vài năm gần đây (…). Ngay cả Balzac, Alexandre Dumas hay Victor Hugo đã không bao giờ có thể viết được với cái nhịp độ như thế” (xem “Đọc Thêm”)

Bốc phét với người kém cỏi thì thành công rạng ngời, đời đời được người hâm hâm ngưỡng mộ và thần phục nhưng thứ vải tám đó không che được mắt người có học vấn đàng hoàng như H. Miller. Rồi thì H. Miller cũng đâm nản và phải thành thật với “người Việt Nam lanh lợi gọi là triết gia này”:
Con bài tẩy treo đầu dê bán thịt chó này đã được lật ngửa thì sự gian dối còn giấu đâu được nữa. Thế là Tình Vỡ!
 
Vì thế, sang đến năm 1974 thì mối liên hệ giữa hai người kể như chấm dứt. Phạm Công Thiện lại xin tiền. Nhưng Henry Miller từ chối một cách lịch sự viện cớ phải trả một số tiền lớn cho thuế vụ và tiền trợ cấp cho hai đứa con của ông ta.”
 
“Rõ ràng đây chỉ là cách từ chối lịch sự của một người đã từng là ân nhân của Phạm Công Thiện. Henry Miller kết thúc lá thư :

“Bây giờ tôi phải xa ông. Như thể nói “thôi để mặc ông với số phận.” Điều đó có thể là điều tốt. Tôi không muốn cho ông ý kiến gì cũng như bày tỏ lòng thương cảm.” (Well, I will leave you now. It’s like saying “I leave you to your fate ”. I won’t try to give you advice or sympathy. Cheers. Henry). (trong “Tribu”)

“Trong một lá thư đề ngày 08/01/1976 , lá thư chót và cuối cùng Henry Miller liên lạc với Phạm Công Thiện – nghĩa là sau năm năm thời gian Phạm Công Thiện ở Pháp – Miller đã nặng lời đến miệt thị với Phạm Công Thiện khi Henry Miller viết :

“You are no charlatan, simply one of the most infortunate of God’s creatures. No fault of yours.” (Ông không phải là người bất tài bịp bợm, ông chỉ là một sản phẩm bất hạnh nhất của đấng tạo hoá. Nhưng đó không phải là lỗi của ông ) – (trong “Tribu”)

Giả dụ cứ cho rằng tôi thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, giả dụ tôi có đủ điều kiện để có đủ các sách trong kệ sách và giả dụ tôi thật thông minh thì ìt nhất tôi cũng phải để ra 10 năm, không ăn, không ngủ, không làm tình, không cờ bạc may ra mới đọc được một phần ba các tác giả kể trên.”
Vậy mà với tuổi đời trên 20 – Phạm Công Thiện – thông làu kiến thức thiên hạ và đã thẳng tay vứt tất cả các tác giả trên vào thùng rác sau khi đọc xong.” – (xem “Đọc Thêm”)

“Còn Ivo Andrich và Erich Fromm, bây giờ tao thấy hai tên này còn non nớt, còn về Somerset Maugham, André Gide, Fédérico Schmidt, Aldous Huxley, Hemingway, Jean-René Huguenin, tao thấy chỉ thấy nên liệng vào cầu tiêu công cộng (…) .
 
Còn trường hợp Faulkner, Nikos Kazantsakis, Kafka, Sariyan, Thomas Wolf, Jean Paul Sartre thì tao đã dứt nợ với họ rồi, những tên này chỉ đáng bỏ vào một xó tối ở công cộng, dành riêng cho những mụ đàn bà có chửa, dành riêng cho những đàn bà đọc những lúc sắp sinh con hay những lúc chờ chồng đi xa trở về .”
Trích trong Tribu, Phạm Công Thiện, trang 53 )


Untitled
 

Xem cửa hàng triết học treo đầu heo bán thịt chó của triết gia:
 
“Shakespeare hay Goethe, Dante hay Heidegger, tao coi như những thằng hề ngu xuẩn (…) Ngay đến Héraclite, Parménide và Empedocle, bây giờ tao cũng xem thường, xem nhẹ. Tao coi ba tên ấy như ba tên thủ phạm của nền văn minh hiện nay! ”
Pham Cong Thien, Lettre à un poète vietnamien avant son suicide…, Tribu)
 
Ba triết gia nêu trên xuất hiện thời tiền Socrate, Platon … 500 trước Tây lịch. Chẳng hiểu Héraclite, Parménide và Empédocle tại sao lại là thủ phạm của nền Văn Minh hiện nay…là vì cớ gì ?
 
 “Tôi vô cùng chấn động khi đọc tác phẩm Hố Thẳm Tư Tưởng (hình như xuất bản năm 1966) của Phạm Công Thiện, trong đó tác giả mạt sát giáo sư triết học Nguyễn Văn Trung không tiếc lời và phê phán luận án tiến sĩ của vị giáo sư này một cách hết sức gay gắt, tàn nhẫn, có thể gom lại trong hai mệnh đề chính: “Hoàn toàn dốt nát về tư tưởng triết học phương Tây” và “hoàn toàn dốt nát về tư tưởng Phật giáo”. Dĩ nhiên những nhận xét này của họ Phạm giờ đây đọc lại tôi cũng chỉ thấy toàn là những khẳng định suông, chẳng có chứng minh gì cụ thể là giáo sư Nguyễn Văn Trung “dốt” ở những điểm nào.”
”Khái niệm triết học tại Sài Gòn trước 1975”
Dương Ngọc Dũng
Đường vào Triết học – NXB Tổng hợp TP HCM
 
Bạn hữu, môn sinh, người say mê, kẻ quan tâm đến triết gia Phạm Công Thiện sau cùng cũng chỉ phát biểu “không hiểu”.
 
Chưa ai tóm tắt cái triết học của Phạm Công Thiện trong một từ hay một cụm từ hoặc một câu hay một khái lược nữa trang, một trang hay vài trang giấy.
 
Người bạn thân đã từng sống và chia xẻ với Phạm Công Thiện từ thuở ở Dalat  – nhà văn Đặng Tiến – kết luận về PCT: ”trước những tác phẩm dồi dào, người đọc khó nói đến một « sự nghiệp » Phạm Công Thiện hay một Phạm Công Thiện « triết gia » vì tư tưởng không thành hệ thống. Cuộc đời bồng bềnh của Thiện cũng góp phần soi sáng điều này, như «đi cho hết đêm hoang liêu trên mặt đất.».
Đặng Tiến
Bệnh viện La Reine Blanche
12.3.2011
 
Mặt trời không bao giờ có thực
 
Con đường triết học gian nan và dài thăm thẳm mà Phạm Công Thiện thì chỉ mới bắt đầu đặt bước chân đầu tiên vào cái vùng hoang sơ mịt mờ nguyên sinh chưa làm cho nền triết học thế giới hoảng sợ…chỉ rung cây cho khỉ hoảng loạn mà thôi!
 
Giờ thì PCT mãn nguyện nơi 9 suối vì có được một đám fans hâm mộ thần phục cái nhân cách và phong cách ”triết gia” sử dụng Kinh Kim Cang: “gọi là thuyết pháp là thật không có pháp gì để thuyết, như thế mới được gọi là thuyết pháp” (Vô pháp khả thuyết thị danh thuyết pháp).
 
Có cùng một cung cách ấy không khi PCT chửi cả Chúa, cả Phật, chửi hết tất cả các triết gia và liệng họ vào thùng rác cầu tiêu, duy chỉ có H. Miller là PCT còn để yên chút đỉnh, nhưng rồi Miller cũng bị PCT vứt vào sọt rác!
 
“PCT nói với Nh. Tay Ngàn: “Tao là một thằng mâu thuẫn cùng cực; muốn nói chuyện với tao thì đừng lý luận, vì tao có thể lý luận xuôi hay ngược gì cũng được. Chẳng hạn như mới hôm qua tao chửi André Gide, tao mắng Jean Paul Sartre nhưng ngày mai mày sẽ thấy tao ca tụng Gide đến tận mây xanh hay tỏ vẻ nồng nàn với Sartre. Tại sao tao không có quyền mâu thuẫn với tao”.
(Pham Cong Thien, Lettre à un poète vietnamien avant son suicide…, Tribu)
 
Về các nhà CM và về Cách Mạng: “Đó là chưa nói đến những nhà thơ cách mạng, tôi muốn để họ yên, vì họ cũng bị nhốt trong xà lim, họ khác tôi là họ bị nhốt, mà không phản đối hay đã phản đối, họ khác tôi là họ bị nhốt mà không biết bị nhốt, họ là Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Pablo Neruda, Paul Eluard, Aragon, v.v…
 
Hỡi các anh làm cách mạng, anh phá một xã hội định thể để rồi bị nhốt vào một xã hội định thể khác. Tôi đã bị nhốt trong xà lim, tôi không phá, tôi không hy vọng, tôi không chịu rửa tội vì tôi hoàn toàn vô tội; tôi đã bị nhốt trong xà lim, nhưng tôi có thể nhốt xà lim lại, xà lim sẽ bị tôi nhốt tù.”
 
“Tôi hận thù Việt Nam, tôi kinh tởm Việt Nam, tôi muốn bôi xoá hai chữ Việt Nam trong tim tôi và óc tôi”. (Hố Thẳm Tư Tưởng)
 
- (có cùng cung cách và công án như Kinh Kim Cang : “gọi là thuyết pháp là thật không có pháp gì để thuyết,”?)
 
Và đây là độc thoại của tôi, của một người không biết nói và khi nói thì chỉ nói một mình để chỉ cho mình nghe… Các ngài còn muốn hỏi nữa không? (Hố Thẳm Tư Tưởng)
 
Ha..ha..ha.. Nietzche đã đạp đổ tất cả các thần tượng vào chiều hôm qua…!!!

"Việt Nam trong một thế giới Đệ Tam. Việt Nam với chủ nghĩa địa phương Đông Á". Bài trình bày của tiến sĩ Nguyễn Hải Bình, Khoa Trưởng trường đại học Kinh Thương Minh Đức (1971-1975)



Giáo Sư Nguyễn Hải Bình



 

Cố Nhân, Trường Niên Giai Lảo




Cựu hiệu trưởng trường Kỹ Thuật Don Bosco từ ngày 1/1/1976, Lâm Ngọc Anh, đứng giữa trong hình (khung vuông màu đỏ). Ảnh chụp năm 2012 tại khuôn viên trường

Hồn Tử Sĩ- Nhạc Lưu Hữu Phước - Thái Thanh hát

Post by .

Quả Mít -- thơ Hồ Xuân Hương




Thân em như quả mít trên cây,
Vỏ nó sù sì, múi nó dày.
Quân tử có yêu thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay

Những Lão Ngoan Đồng của thế kỷ 21






Năm 1973 khóa 1 mình thực tập ở xưởng cơ khí trường kỹ thuật Don Bosco (DB), 12 Trương Vĩnh Ký, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định.  Sau 30/4/75 trường DB bị đóng cửa và chính quyền CSVN tịch thu với giấy "hiến" được ký kết trong đó tên trường DB vẫn giữ y như củ.  Nhưng đâu có giữ gì đâu! Tên mới lúc đó là trường Công Nhân Kỹ Thuật 4. Tên bây giờ là Trường đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Mình.

Đổi đời rồi, y như: trường đại học Khoa Học Kỹ Thuật Minh Đức xuống cấp thê thảm thành trường mầm non Sơn Ca 9 







Nhưng, không sao! Một trăm năm mươi cựu sinh viên KHKTMĐ K1 sẽ là những Lão Ngoan Đồng của thế kỷ 21. Quí bạn nào chưa biết Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông là ai, xin mời đọc tiếp

Nếu một ai đó có hỏi : Kim Dung nổi bật nhất là gì ? Chắc chắn câu trả lời nhận được nhiều nhất chính là hai chữ : “thiền học”. Nhắc tời “thiền” thì không thể tách rời được “Phật giáo” bởi một lẽ đơn giản là khái niệm “thiền” khởi phát từ Phật Giáo. Có lẽ nếu như bạn không đọc tựa bài viết chắc bạn sẽ nghĩ tôi muốn nói về tác phẩm đậm chất Phật giáo từ đầu chí cuối của nhà văn Kim dung là “Thiên Long Bát Bộ”. Ấy vậy mà điều tôi tâm đắc nhất trong 14 bộ truyện của nhà văn Kim Dung lại không nằm trong bộ truyện này. Nó lại nằm trong "Xạ Điêu Tam Bộ Khúc" là ba bộ truyện được viết trong thời kỳ ông sáng tác sung mãn nhất: Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ, Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Các nhân vật trong 3 bộ truyện lừng danh này ắt hẳn ở Việt Nam từ trẻ nhỏ đến người già hiếm ai mà không biết tới.

Bạn đoán xem tôi sẽ viết gì về Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông đây ? Ngây ngô như con nít hoặc võ công trác tuyệt hay theo cách nói của bạn trẻ là “khìn khìn” ? Tôi muốn viết về chữ “danh” với con người này, một thứ mà con người này không tìm kiếm, không cố đạt nhưng lại là cái mà tôi tâm đắc nhất nơi con người này.

"Mọi người nghe vậy đều sững sờ, luận về võ công, Hoàng Dược Sư, Nhất Đăng đại sư đều tự biết còn thua Chu Bá Thông ba phần, sở dĩ chưa nhắc đến tên lão, chỉ là vì muốn chọc tức cho lão cuống lên để vui cười một phen. Ai ngờ Chu Bá Thông ngây thơ hồn nhiên, không so đo tính toán chút gì, tuy rất hiếu võ, song hoàn toàn không có ý tranh hùng dương danh, chẳng hề tính xếp mình vào hàng “Ngũ Tuyệt”.


Hoàng Dược Sư cười, nói:

- Lão Ngoan đồng ơi là Lão Ngoan đồng, huynh mới là bậc anh tài. Hoàng lão tà ta coi nhẹ cái danh, Nhất Đăng đại sư coi cái danh là hư ảo, chỉ có Chu huynh trong lòng không hề nghĩ đến chữ “Danh”, còn cao hơn bọn tiểu đệ một bậc. Đông Tà, Tây Cuồng, Nam Tăng, Bắc Hiệp, Trung Ngoan Đồng, trong “Ngũ Tuyệt”, huynh đứng đầu!" (Trích Thần Điêu Hiệp Lữ, hồi 40, tác giả Kim Dung)

Thật thâm thúy khi Kim Dung gán cho tính cách của Chu Bá Thông là giống như trẻ nhỏ, biệt hiệu Lão Ngoan Đồng. Trẻ nhỏ thì không tranh nhau gì về danh lợi, chúng thường nhường nhịn, yêu quý nhau nhiều. Còn người lớn rồi lại vì cái lợi lộc, phú quý làm mờ mắt. Cái thuyết "chính danh" của Khổng học đề cao vị thế cái "danh", tuy là con đường đúng đắn, nhưng những kẻ quá trọng "danh-lợi" làm sai đi con đường đúng đắn của tiền nhân (Danh chính, ngôn thuận, sự tất thành. Danh bất chính, ngôn bất thuận, sự bất thành.). Ngày nay ai có "danh" tức có một địa vị nhất định trong xã hội, tự thế mà lợi lộc sẽ theo sau. Quan tham là thế nên cái khí tiết, danh dự, tự trọng không còn được đề cao. Như sự việc cách đây vài năm : ông Giám Đốc một Trung Tâm Văn Hóa đã làm một việc "rất có văn hoá" mà theo báo chí là đạo một tác phẩm của nhạc sỹ Xuân Hồng. Cũng từ cái "danh" ra mà thôi. “Danh” này là “thực danh” hay “hư danh” đây ? “Tam lập” tức : lập đức, lập công, lập ngôn ở đâu, sao chỉ còn mỗi “lập danh trục lợi” thế này ?

Kim Dung đảo lộn mọi trật tự, Hoàng Dược Sư coi thường cái danh, Nhất Đăng xem cái danh như là hư ảo, đã được xem là thế ngoại cao nhân. Tức là ai cũng có một "chữ danh" ở trong lòng nhưng không đối diện với nó chỉ bỏ nó qua một bên mà thôi. Còn đáng phục hơn khi Chu Bá Thông thì khái niệm về "chữ danh" không có một chút dấu vết gì ở trong lòng, lòng trống tâm không. Con người như trở về thưở ban sơ còn làm trẻ nhỏ, vui đùa với nhau không tính toán chi lợi ích thiệt hơn. Nhờ thế mà lại là người cực kỳ xứng đáng đứng đầu Ngũ Tuyệt ở Hoa Sơn Luận Kiếm lần thứ 3. Võ công và nhân phẩm đều không có gì đáng chê trách nên không hiếm việc nhiều người yêu thích nhân vật này nhưng luôn gọi một cách gần như là yêu mến "Lão Ngoan Đồng".

Đối chiếu về Kitô giáo, Chúa Giêsu cũng từng khuyên con người bỏ đi "cái tôi-cái danh" của mình trong cách hành xử ở đời như trong việc chọn chỗ ngồi nơi tiệc cưới (Lc 14, 7). Không phải vì làm thế mà là "tự tôn" mình lên nhưng hãy làm với sự khiêm tốn hết lòng. Khiêm tốn và vô tư như trẻ thơ mới có thể dễ dàng tiến vào Thiên Quốc hưởng hạnh phúc đời đời (Lc 18, 15-17. Mt 19, 13-15. Mc 10, 13-16).  Nhờ đó con người sẽ quẳng đi những gánh nặng ơi trần thế mà mang lấy ách nhẹ nhàng êm ái của Thiên Chúa.

Có phải chăng vì thế mà đáng để thốt lên : "Lão Ngoan Đồng ơi, Lão Ngoan Đồng !" Lão ở đâu để ta học Lão mà dễ lên trời....

Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã



“Tri kỷ” Khánh Ly tặng hoa hồng vàng trên mộ Trịnh Công Sơn



(Dân trí)- Chiều 1/5, ngay sau chuyến bay dài từ Mỹ về Việt Nam, Khánh Ly đã đến viếng mộ nhạc sỹ Trịnh Công Sơn ở nghĩa trang Gò Dưa, Thủ Đức.

Khánh Ly sau chuyến bay dài từ Mỹ về Việt Nam để chuẩn bị cho đêm nhạc Live Concert Khánh Ly vào ngày 9/5 tới tại Hà Nội đã đến viếng mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại nghĩa trang Gò Dưa, Thủ Đức.

Không ngại mệt mỏi sau chuyến bay dài, nữ ca sĩ cùng với những người thân và e-kip thực hiện chương trình đã đến viếng mộ người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, người mà Khánh Ly chia sẻ trong hồi ký của mình- ông như "hình với bóng" trong suốt cuộc đời ca hát của nữ ca sĩ.

Đến viếng thăm mộ nhạc sĩ, ca sĩ Khánh Ly đã chuẩn bị một bó hoa hồng vàng. Khi được hỏi ý nghĩa của hoa hồng vàng là gì, có điều gì đặc biệt trong mối quan hệ của nữ ca sĩ và người nhạc sĩ, Khánh Ly cho biết: “Tôi chọn hoa hồng màu vàng để tặng anh Sơn bởi giữa chúng tôi là một tình cảm đặc biệt, không thể là hoa hồng đỏ của tình yêu, hay bất cứ một màu hoa mang ý nghĩa nào khác. Hơn nữa, màu vàng là màu tôi yêu và tôi tặng anh một màu hoa mà tôi cho là đẹp nhất”.

Ngoài bó hoa hồng vàng, nữ ca sĩ còn mang theo một món quà đặc biệt, đó là chai rượu mang một thương hiệu mà lúc sinh thời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất thích uống cùng bạn bè. Nữ ca sĩ cũng đã chọn một chiếc áo dài màu tím nền nã để đến viếng thăm người bạn tri kỷ của mình.

Rất nhiều lần Khánh Ly trầm ngâm bên mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nữ ca sĩ đã rất xúc động khi sau hơn 14 năm mới có dịp trở lại Việt Nam và đây là lần đầu tiên Khánh Ly đến viếng mộ nhạc sĩ sau lần gặp gỡ cuối cùng vào năm 2000.

Những ngày tới tại Việt Nam, nữ ca sĩ Khánh Ly sẽ dành thời gian tập luyện để chuẩn bị cho đêm nhạc vào ngày 9/5 tại Hà Nội. Đêm nhạc dự kiến sẽ có những ca khúc gắn liền với tên tuổi Khánh Ly và đặc biệt là những sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
 



Tưởng Niệm 39 năm ngày 30 tháng tư


Phần Một :

http://www.youtube.com/watch?v=XyzN9IoRzD0&list=TLbT-zKqNXIaNg31cGz0pqjroMB5QosX9a


Phần Hai :

https://www.youtube.com/watch?v=WVOXzNN_in0&list=TLBQz-MjjdB5uPUComUmgoAFt4z__2vRWf


Phần Ba:

https://www.youtube.com/watch?v=LBSH2ZkN8AE&list=TLaC3Sc-uGGK55IS5RoWr_oxc4atKxCBAf

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Bằng chứng hùng hồn


1.

Cặp vợ chồng già không con sống với nhau trong điều kiện rất thiếu thốn về vật chất. Một hôm, cụ ông bảo cụ bà: "Tôi nghĩ đã đến lúc phải lên quận xin trợ cấp tuổi già"....
 

Cụ bà băn khoăn:
- Nhưng ông không có giấy tờ chứng minh tuổi tác, làm sao xin được?
 

Cụ ông quả quyết:
- Bà yên tâm, tôi có cách rồi
 

Sáng hôm sau, cụ ông lần lên quận để rồi chiều mang về cái chi phiếu đầu tiên.
 

Cụ bà hỏi:
- Làm cách nào mà ông chứng minh được vậy?
- Thì tôi cởi hết cúc áo ra , chỉ cho họ thấy bộ lông ngực bạc trắng của mình.
 

Cụ bà thở dài:
- Vậy sao sẵn đó mà ông không cởi cả quần ra để xin trợ cấp tàn phế luôn thể.

2.

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, đứng núi này trông núi nọ, già kén kẹn hom, ghét của nào trời trao của ấy. Chị nọ phận hẩm duyên ôi, kết tóc xe tơ với một anh chàng mặt nạc đóm dày, xấu ma chê quỷ hờn lại đần độn, ngốc nghếch, vô tâm vô tính, ruột để ngoài da, thiên lôi chỉ đâu đánh đấy, mười tám cũng ừ mười tư cũng gật, học chẳng hay, cày chẳng biết, lúng túng như thợ vụng mất kim, chỉ được cái sáng tai họ điếc tay cày là giỏi!
Trăm dâu đổ đầu tằm, giỗ tết cúng bái trong nhà, công to việc lớn ngoài xóm, hai sương một nắng, tất bật quanh năm, một tay chị lo toan định liệu. Anh chồng thì như gà què ăn quẩn cối xay, lừ đừ như ông từ vào đền, như cỗ máy không giật không động. Giàu vì bạn, sang vì vợ, hàng xóm láng giềng kháo nhau: ”chàng ngốc thật tốt số, mả táng hàm rồng, như mèo mù vớ được cá rán”.
Chị vợ mỏng mày hay hạt, tháo vát đảm đang, hay lam hay làm, vớ phải chàng ngốc đành nước mắt ngắn nước mắt dài, đèo sầu nuốt tủi, ngậm bồ hòn làm ngọt cho qua ngày đoạn tháng. Nhiều lúc tức bầm gan tím ruột, cực chẳng đã, chị định một liều ba bảy cũng liều, lành làm gáo vỡ làm muôi, rồi anh đi đường anh, tôi đi đường tôi cho thoát nợ. Nhưng gái có chồng như gông đeo cổ, chim vào lồng biết thuở nào ra, nên đành ngậm đắng nuốt cay, một điều nhịn chín điều lành, tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại, vợ chồng đóng cửa bảo nhau cho êm cửa êm nhà, sao nỡ vạch áo cho người xem lưng, xấu chàng hổ ai?
Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa. Biết chồng tại gia không trót, liền trổ tài điều binh khiển tướng dạy chồng một phen, những mong mở mày mở mặt với bàn dân thiên hạ, không thua anh kém chị trong họ ngoài làng.
Một hôm ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, giữa thanh thiên bạch nhật, chị vợ dỗ ngon dỗ ngọt bảo chồng đi chợ mua bò, không quên dặn đi dặn lại: đến chợ phải tuỳ cơ ứng biến, xem mặt đặt tên, liệu cơm gắp mắm, tiền trao cháo múc, đồng tiền phải liền khúc ruột kẻo lại mất cả chì lẫn chài.
Được lời như cởi tấm lòng, ngốc ta mở cờ trong bụng, gật đầu như búa máy, vội khăn gói quả mướp lên đường quyết phen này lập công chuộc tội. Bụng bảo dạ, phải đi đến nơi về đến chốn, một sự bất tín vạn sự bất tin, ngốc quàng chân lên cổ đi như chạy đến chợ. Chợ giữa phiên, người đông như kiến, áo quần như nêm, biết bao của ngon vật lạ, thèm rỏ dãi mà đành nhắm mắt bước qua. Hai tay giữ bọc tiền khư khư như từ giữ oản, ngốc nuốt nước bọt bước đến bãi bán bò.
Sau một hồi bới lông tìm vết, cò kè bớt một thêm hai, nài lên ép xuống, cuối cùng ngốc cũng mua được 6 con bò. Thấy mình cũng được việc, không đến nỗi ăn không ngồi rồi báo vợ hại con, ngốc mừng như được của. Hai năm rõ mười, ai dám bảo anh ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa. Nghĩ vậy, ngốc ung dung leo lên lưng con bò đi đầu, mồm hô miệng hét diễu võ dương oai, lùa đàn bò ra về mà lòng vui như hội.
Giữa đường sực nhớ lời vợ dặn, suy đi tính lại, cẩn tắc vô áy náy, ngốc quyết định đếm lại đàn bò cho chắc ăn. Ngoảnh trước ngó sau, đếm đi đếm lại, đếm tái đếm hồi chỉ thấy có 5 con, còn một con không cánh mà bay đi mất. Toát mồ hôi, dựng tóc gáy, mặt cắt không còn giọt máu, ngốc vò đầu gãi tai, sợ về nhà vợ mắng cho mất mặn mất nhạt rồi lại bù lu bù loa kêu làng kêu nước mà than thân trách phận, ngốc về nhà với bộ mặt buồn thiu như đưa đám.
Thấy chồng về, chị vợ tươi như hoa ra đón, nhưng ngốc vẫn ngồi như bụt mọc trên lưng con bò đi đầu, chắp tay lạy vợ như tế sao:
- Mình ơi, tôi đánh mất bò, xin mình tha tội cho tôi…
Nhìn chồng mặt như chàm đổ mình dường giẽ run, chị vợ không khỏi lo vốn liếng đi đời nhà ma, liền rít lên như xé lụa:
- Đồ ăn hại. Đàn ông con trai mà trói gà không chặt. Làm sao lại để bò sổng?
Sợ thót tim vãi đái, nhưng ngốc vẫn lấy hết sức bình tĩnh để phân trần:
- Tôi mua tất cả 6 con, họ giao đủ 6, bây giờ đếm mãi vẫn chỉ 5 con.
Nhìn ngốc ta vẫn ngồi như đóng đinh trên lưng bò, chị vợ hiểu rõ đầu đuôi cơ sự, dở khóc dở cười bảo chồng:
- Thôi xuống đi! Thiếu đâu mà thiếu, có mà thừa một con thì có!

Lá thư hồi âm! -- Người viết Tiểu My






Bạn thân mến,

Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.

Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu “sự thật mất lòng” nhưng cũng có câu “thương cho roi cho vọt”, “thuốc đắng đả tật”.

Bức thư của bạn đã làm thức dậy trong tôi niềm tự ái dân tộc lâu nay được ru ngủ bởi những bài học giáo điều từ nhà trường như “Chúng ta tự hào là một nước nhỏ đã đánh thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ”.


Bạn đã nói đúng: “Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt, khó lắm. Thật vậy sao?”

Bạn biết đặt câu hỏi như thế là bạn đã có câu trả lời rồi. Những gì tôi viết sau đây chỉ là những lời tâm tình của một người trẻ thiếu niềm tin, với một người bạn đến từ một đất nước vững tin vào dân tộc mình, vào chính bản thân mình.

Bạn nói đúng. So với nước Nhật, nước Việt chúng tôi đẹp lắm. Đối với tôi không có tấm bản đồ của nước nào đẹp như tấm bản đồ của nước tôi. Tấm bản đồ ấy thon thả đánh một đường cong tuyệt đẹp bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Trên đất nước tôi không thiếu một thứ gì cho sự trù phú của một dân tộc . Nhưng chúng tôi thiếu một thứ.

Đó là Tự Do, Dân Chủ.


Lịch sử của chúng tôi là lịch sử của một dân tộc buồn.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Người đã từng nhận được đỉa vàng tại đất nước Nhật của các bạn năm 1970 (bán được trên 2 triệu bản) với bài hát “Ngủ Đi Con” đã từng khóc cho đất nước mình như sau:

“Một ngàn năm nô lệ giạc Tàu
 Một trăm năm nô lệ giạc Tây
 Hai mươi Năm nội chiến từng gày
 Gia tài của mẹ để lại cho con
 Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”.


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “hai mươi Năm nội chiến từng ngày” ông sống tại miền nam Việt Nam nên nổi đau của ông còn nhẹ hơn nổi đau của người miền Bắc chúng tôi. Ông còn có hạnh phúc được tự do sáng tác, tự do gào khóc cho một đất nước bị chiến tranh xâu xé, được” đi trên đồi hoang hát trên những xác người” được mô tả người mẹ điên vì đứa con “chết hai lần thịt xương nát tan”.
Nếu ông sống ở miền Bắc ông đã bị cấm sáng tác những bài hát như thế hoặc nếu âm thầm sáng tác ông sẽ viết như sau:

 “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
 Một trăm năm nô lệ giặc Tây
 Bảy mươi năm Cộng Sản đọa đày
 Gia tài của mẹ, để lại cho con
 Gia tài của mẹ là nước Việt Buồn”


Bị đô hộ bởi một nước Tàu tự coi mình là bá chủ ở phương Bắc, bị một trăm năm Pháp thuộc . Một ít thời gian không bị ngoại bang đô hộ chúng tôi không có minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng ở nước bạn. Huống gì thay vào đó chúng tôi bị cái xui là một trong những nước hiếm họi bị thống trị bởi một chế độ bị coi là quái vật của thế kỷ.
Tại sao người Việt tham vặt.
 

Vì họ đã từng đói kinh khủng.Trong cuộc chiến tranh gọi là chống Mỹ chống Pháp người dân miền Bắc chúng tôi đã đói đến độ mất cả tình người. Vì một ký đường, một cái lốp xe đạp, vài lạng thịt người ta tố cáo nhau, chơi xấu nhau dù trước đó họ là người trí thức.
 

Cho nên ăn cắp là chuyện bình thường.
Tôi cũng xin nhắc cho bạn , năm 1945 hàng triệu người Việt miền Bắc đã chết đói vì một lý do có liên quan đến người Nhật các bạn đấy. Xin bạn tìm hiều phần này trong lịch sử quân Phiệt Nhật ở Việt Nam.
 

Tất nhiên người Việt vẫn nhớ câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng “thượng bất chính , hạ tắc loạn”.
 

Khi chấm dứt chiến tranh. Người Việt biết họ phải tự cứu đói mình chứ không ai khác. Kẻ có quyền hành tranh dành nhau rừng vàng biển bac, kẻ nghèo xúm lại hôi của những xe chở hàng bị lật nhào .
 

Thật là nhục nhả, thật là đau lòng.
 

Bạn bảo rằng ở nước bạn người dân giử gìn vệ sinh công cộng rất tốt. Còn ở Việt Nam cái gì dơ bẩn đem đổ ra đường.
 

Đúng vậy. Nhưng Tự Do , Dân Chủ đã ăn vào máu của các bạn để các bạn ý thức rỏ đây là đất nước của mình.
 

Còn chúng tôi? Chúng tôi chưa thấy nước Việt thực sự là của mình.
 

Ngày trước Nước Việt là của Vua , Có khi nước Việt thuộc Tàu, rồi nước Việt thuộc Pháp, rồi nước Việt là của Đảng Cộng Sản.
 

Ruộng của cha ông để lại đã từng trở thành của của hợp tác xã, rồi ruộng là của nhà nước chỉ cho dân mượn trong một thời gian nhất định. Đất là của nhà nước nếu bị quy hoạch người dân phải lìa bỏ ngôi nhà bao năm yêu dấu của mình để ra đi.
 

Cái gì không phải là của mình thì người dân không cảm thấy cần phải gìn giử.
 

Nhưng sự mất mát đau lòng nhất trên đất nước chúng tôi là mất văn hóa và không còn nhuệ khí.
 

Biết làm sao được khi chúng tôi được dạy để trở thành công cụ chứ không được dạy để làm người.
 

Tiếc thay bản chất thông minh còn sót lại đã cho chúng tôi nhận ra chúng tôi đang bị dối gạt. Nhất là trong những giờ học về lịch sử, văn chương.
 

Lớp trẻ chúng tôi đã mất niềm tin và tìm vui trong những trò rẻ tiền trên TV trên đường phố.
 

Nhớ năm nào nước của bạn cất công đem hoa anh đào qua Hà Nội cho người Hà Nội chúng tôi thưởng ngoạn. Và thanh niên Hà Nội đã nhào vô chụp giựt , bẻ nát cả hoa lẩn cành , chà đạp lên chính một nơi gọi là “ngàn năm Thăng Long văn hiến”.
 

Nhục thật bạn ạ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi hầu như đang lạc lối, thiếu người dẩn đường thật sự chân thành thương yêu chúng tôi, thương yêu đất nước ngàn năm tang thương , đau khổ.
 

Thật buồn khi hàng ngày đọc trên báo bạn thấy giới trẻ nước tôi hầu như chỉ biết chạy theo một tương lai hạnh phúc dựa trên sắc đẹp và hàng hiệu. Họ không biết rằng nước Hàn có những hot girls, hot boys mà họ say mê còn là một quốc gia cực kỳ kỷ luật trong học hành, lao động.
 

Bạn nói đúng. Ngay cả bố mẹ chúng tôi thay vì nói với chúng tôi “con hãy chọn nghề nào làm cuộc sống con hạnh phúc nhất” thì họ chỉ muốn chúng tôi làm những công việc , ngồi vào những cái ghế có thể thu lợi tối đa dù là bất chính.
 

Chính cha mẹ đã chi tiền để con mình được làm tiếp viên hàng không, nhân viên hải quan, công an giao thông… với hy vọng tiền thu được dù bất minh sẽ nhiều hơn bội phần.
 

Một số người trẻ đã quên rằng bên cạnh các ca sĩ cập với đại gia có nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ còn có bà mẹ cột hai con cùng nhảy sông tự tử vì nghèo đói. Mới đây mẹ 44 tuổi và con 24 tuổi cùng nhảy cầu tự tử vì không có tiền đóng viện phí cho con. Và ngày càng có nhiều bà mê tự sát vì cùng quẩn sau khi đất nước thái bình gần 40 năm.
 

Bạn ơi. Một ngày nào chúng tôi thực sự có tự do, dân chủ chúng ta sẽ sòng phẳng nói chuyện cùng nhau. Còn bây giờ thì :
 

“Trải qua một cuộc bể dâu
 Những đều trông thấy mà đau đớn lòng”.

Dù sao cũng biết ơn bạn đã dám nói ra những sự thật dù có mất lòng.
 

Và chính bạn đã giúp tôi mạnh dạn nói ra những sự thật mà lâu nay tôi không biết tỏ cùng ai.

Thân ái.
 

Tiểu My

Tri ân quý ông thương phế binh Quân Lực VNCH vào ngày 28 tháng 4 năm 2014 tại Saigon



Sài Gòn - Vào lúc 8 giờ, ngày 28.04.2014, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (38 Kỳ Đồng, Quận 3 -- Sài Gòn) đã tổ chức ngày "Tri Ân Quý Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa" cho khoảng 440 (danh sách chính thức 421) thương phế binh (TPB) VNCH.




Biểu tình trước Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn 29/4/2014




PHỞ TÀU BAY Ở SAIGON -- Bài viết của Phùng văn Tráng (K1).


Những ai ghiền ăn phở ở Sài Gòn chắc chắn đều phải biết Phở Tàu Bay nằm trên đường Lý Thái Tổ, quận 10 –đối diện Bệnh viện Nhi Đồng 1, gần góc đường 3/2 (Trần Quốc Toản cũ).

Nhắc đến Phở tàu Bay là tín đồ Phở nghĩ ngay đến một bát phở có bánh phở mềm, trôi tuột (vào mồm) một cách dễ dàng được chan nước dùng trong thơm, và thịt bò tái, chín với hành lá, chanh và tương ớt.

Điểm đặc biệt đầu tiên của Phở Tàu Bay là không ăn với rau sống và giá trụng mà chỉ có thể gọi thêm hoặc một bát hành lá xắt, chan nước dùng nóng, hoặc nếu thích béo thì có thêm một chén nước béo. Ngoài ra, cũng chỉ có phở tái hoặc chín chứ không có nạm, vè, gân guốc…Có gọi, chủ quán cũng không có mà đưa … Bây giờ thì có thay đổi một chút là có thêm dĩa rau sống gồm rau húng quế, ngò gai nhưng thịt thì vẫn chỉ có tái và chín mà thôi!

Điểm đặc biệt thứ nhì là thời gian phục vụ rất nhanh, trung bình, chỉ mất từ hai đến ba phút từ khi gọi là đã có ngay một tô phở bốc khói nghi ngút để thưởng thức. Thậm chí cũng chỉ cần cho biết là tô thường hay tô lớn là đủ (vì đâu có gì khác ngoài phở tái chín!). Ngoài ra không thể không nhắc đến điểm đặc biệt cuối cùng: đó là không nhận tiền tại bàn mà trả tiền tại quầy, là một cái bàn nhỏ lúc đi ra, do đó, nguời phục vụ và người chuẩn bị thức ăn không bao giờ phải cầm tiền, vệ sinh hơn!

Phở Tàu Bay có hai cỡ tô: tô thường, hiện nay 55 000, hoặc tô lớn (hình như) 65 000. Tuy nhiên, ngoại trừ những ai ăn mạnh chứ không thì chỉ cần một tô thường là đủ khoái khẩu và no cho bữa ăn sáng! Ăn xong, nếu muốn tráng miệng, khách có thể gọi café hoặc (đặc biệt là món) bánh cam để thưởng thức!

Hiện nay, khách không được hút thuốc trong quán, và quán cũng không còn để giấy để lau đũa muỗng vì tất cả đều đã được rửa sạch sẽ, để trong ống. Dưới mỗi bàn đều có một giỏ rác để không vất rác bừa bãi ra sàn.

Do đó, nếu muốn vừa thưởng thức café sau khi ăn, vừa muốn hút thuốc, xin mời ghé sang hẻm bên cạnh để thưởng thức café, dù không phải là ngon tuyệt! “Quán” café ở hẻm này cũng đã có từ bao nhiêu năm nay, không thay đổi!

Phở Tàu Bay đã có mặt ở Sài Gòn từ năm 1954 và vẫn ở nguyên tại địa chỉ này, từ 60 năm nay : một căn nhà hai gian, khách chủ yếu ngồi ăn một gian, gian bên cạnh là để chuẩn bị thức ăn cho khách.

Hiệu phở Tàu Bay và anh Khang chủ nhân

Tình cờ biết đựơc anh Khang, con trai chủ tiệm, xưa cũng học Lasan Taberd, cách nhau một vài promo, năm nay cũng đã trên 60. Anh em nhận ra nhau trong một dịp lễ kỷ niệm của trường Lasan Taberd, do đó, anh Khang cũng vui vẻ, sẵn lòng giải thích một vài điểm mà chắc nhiều người cũng có cùng thắc mắc, đó là:

Tại sao lại có tên “Phở Tàu Bay”?

- Trước năm 1954, ông cụ tôi đã mở một tiệm phở tên là phở Nhân, ở Phố Hàng Triệu-Hà Nội. Trong đám khách hàng có những quân nhân không quân Pháp. Đôi khi, đùa với ông cụ tôi, họ đội mũ calot không quân của họ cho ông cụ tôi và đuợc một số khách hàng kêu lên: “A! tàu bay!”. Do đó, khi vào Sài Gòn, ông cụ tôi cũng mở tiệm bán phở và đặt tên là Phở Tàu Bay. Do đó, tên Phở Tàu bay chỉ có ở Sài Gòn và chỉ từ năm 1954 mà thôi.

Tại sao Phở Tàu Bay không có rau sống và giá?

- Nguyên thủy, phở ở ngoài Bắc không có rau sống và giá. Khi vào Nam thì cách ăn phở có khác, tuy nhiên, ông cụ tôi nói rằng rửa rau sống cho nhiều người ăn thì khó lòng mà rửa sạch, dù có kỹ cách mấy, do đó, tốt nhất là không có rau sống để đảm bảo vệ sinh. Đó là lý do tại sao Phở Tàu Bay trước đây không có rau sống.

Tại sao bây giờ lại có rau sống?

-Từ khi ông cụ tôi mất đi, mẹ tôi chiều khách nên bây giờ Phở Tàu Bay có thêm rau sống, nhưng cũng chỉ có hai loại, đó là húng quế và ngò gai. Nhâm nhi một vài lá húng và ngò gai với phở cũng khá thú vị chớ!

Có một điểm bất tiện cho những ai muốn ăn Phở Tàu Bay mà đi xe hơi là không có chỗ đậu xe, con đường Lý Thái Tổ hiện nay, với 2 làn đường, trở thành chật chội, nên không được phép đậu xe nữa, ngoại trừ khi (theo lời anh Khang) đến ăn trước 7 giờ sáng hoặc có thể mua đem về, bánh phở để riêng, sẽ được trụng khi ăn, theo lời anh Khang, cũng ngon như ăn tại chỗ!

Riêng người viết bài này thì, dù phải đi gần 20 km, khi lên cơn “ghiền”, cũng phải “xách” xe gắn máy chạy đến để thưởng thức một tô cho sảng khoái!

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Bóng Nhỏ Đường Chiều -- Nhạc Trúc Phương


Trích lời nhận xét từ Blog Tây Bụi về bản nhạc Bóng Nhỏ Đường Chiều của nhạc sĩ Trúc Phương :

"Ca từ Trúc Phương vừa tuyệt vời, vừa khó dịch.  Và cách làm giai điệu cũng rất hợp với từng chữ.  Trong nền tân nhạc Việt Nam bao nhiêu nhạc sĩ bỏ qua các chữ dấu hỏi, dấu ngã?  Nhưng Trúc Phương phổ cách chữ dấu hỏi như "tuổi," "trẻ," "nhỏ," hay "thở" một cách nghe rất tự nhiên.
........

Trúc Phương mô tả những cảm giác thương yêu và nhớ nhung của cuộc tình còn non, nhưng rất đậm đà và đầy ý nghĩa.  Hai tình nhân mới gặp lại nhau sau một thời xa cách.  Chụm lời "ta nhẹ dìu nhau như tiếng thở" luôn luôn gây ấn tượng mạnh vẽ những cảm giác đẹp nhất trong một cuộc tình. "

Mời nghe hòa tấu Bóng Nhỏ Đường Chiều:

An arrangement performed by The Apes of God - Myles Boisen (guitar), Mark Schifferli (bass), Jason Gibbs (keyboard, arrangement), John Hanes (drum)






Mời quí bạn thưởng thức giọng hát Thanh Thúy qua bản nhạc Bóng Nhỏ Đường Chiều:


Kỷ Vật Cho Em -- Nhạc Phạm Duy -- Khánh Ly và Anh Ngọc hát



Văn tế tưởng niệm cố thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, cựu tư lệnh Quân Đoàn 4 VNCH, tổ chức tại Saigon vào những ngày cuối tháng 4 năm 2014




Đối thoại về ngày 30 tháng 4

 
Ưu tư ngày 30 tháng 4
Nguyễn minh Hòa
 
 

Cuộc chiến đã lùi rất xa, 39 năm là thời gian đủ lâu để người ta quên đi nhiều thứ, những người trẻ nghe chuyện chiến tranh như cổ tích, 39 năm sau trên mặt đất không còn hố bom, không còn dấu tích những trận chiến đẫm máu, thù hận đã có phần phôi phai, nhưng sao có những điều cứ day dứt mãi khôn nguôi ở trong trái tim những người bước ra từ cuộc chiến. 

Bia tưởng niệm các liệt sĩ cầu Rạch Chiếc do  dân lập


1.    Mỗi ngày hàng triệu người đi qua cầu Rạch Chiếc (nay đã là cây cầu đôi mới toanh), hầu như không còn ai biết nơi đây đã từng diễn ra một trận đánh sinh tử của một tiểu đoàn đặc kông thuộc lữ đoàn biệt động 316 với lực lượng tinh nhuệ của Việt Nam Cộng Hòa vào đêm 28 rạng ngày 29, qua ngày 30, một bên muốn phá cầu còn một bên phải giữ bằng được cho xe tăng quân chủ lực đi qua, sau 2 ngày đêm kịch chiến, cây cầu giữ được nhưng hàng chục chiến sĩ đã hy sinh, thân xác các anh bị cá rỉa, bị mục rữa ra thành bùn đất ở đâu đó dưới lòng sông hay là đã trôi ra biển không một ai biết nữa. Nhưng điều đáng trách là cho đến nay không ai trả lời chính xác bao nhiêu chiến sĩ hy sinh ở cây cầu đó? 52, 57 hay nhiều hơn?. Không cơ quan, tổ chức nào của cơ quan công quyền đưa ra được danh sách đầy đủ hay gần đủ họ tên, quê quán những người hy sinh (gần 100% là người Bắc), ngoài một ước đoán cho có lệ được đưa ra trong các báo cáo nhân ngày lễ lạt. Điều tệ hại là trong khi cả một chính thể có đầy đủ các bộ, ban ngành, hội đoàn đồ sộ, hoành tráng mà không làm nổi việc đơn giản này, hoặc giả là không ai muốn làm và cho đến nay cũng không có được một tấm bia kỷ niệm cho xứng tầm (tấm bia nhỏ bé hiện nay là của một vài cựu binh và dân tự dựng lên). Gần 40 năm qua, trách nhiệm cứ đẩy qua, đùn lại giữa quân đội với dân chính, giữa thành phố với hội đoàn, cuối cùng thì công việc được giao về cho quận 2, nhưng cũng mới ở dạng ý tưởng phác thảo một công viên chuẩn bị cho dịp 2015, kỷ niệm 40 năm, còn danh sách cho đến nay cũng vẫn “mờ mờ sương khói”, không biết đến bao giờ hay là không bao giờ xác định được tên của những người đã hy sinh ngay cửa ngõ Sài Gòn vào giờ phút cuối cùng của cuộc chiến. Một vài người đã nói đến sự vô ơn, không muốn nghe nhưng thật khó biện minh. Thế mới biết Huy Đức và những bằng hữu của anh thật giỏi (chắc Đức sẽ lại cười và nói là chuyện thường thôi), đến nay các anh đã có đầy đủ anh sách của 74 liệt sĩ hy sinh trong trận kịch chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974, hơn thế nữa các anh chị không chỉ biết tường tận gia cảnh của từng người mà còn có những hoạt động hỗ trợ thiết thực thật đáng khâm phục. Xem ra hiệu quả không phải ở bộ máy mà lại là ở cái tâm thiện.

2.    Trong suốt cuộc hành trình hơn 30 năm đi tìm mộ người đồng đội cũng là người bạn học, người đồng hương bị hy sinh đêm 30-4-1974, đêm ấy tôi đã dẫn hơn 10 người đi vào Sài Gòn và một nửa số đó không về. Tôi đã đến hàng chục nghĩa trang liệt sĩ ở miền Nam, trong những buổi chiều nhập nhoạng tối, đứng nhìn hàng nghìn ngôi mộ liệt sĩ xếp ngay hàng thẳng lối như khi các anh đang đứng trong đội ngũ, nhưng chỉ có điều tất cả bia mộ chỉ có dòng chữ vô danh hay quê quán miền Bắc, nghĩ sao mà thấy quá đỗi xót xa. Bốn năm ở chiến trường tự tay tôi chôn 11 người, sau này tìm lại được 2. Đại đội tôi mang tên “Hùng Vương”, tất cả 150 người đều là học sinh lớp 10 của quê hương đất tổ tình nguyện lên đường nhập ngũ chi viện cho chiến trường miền Nam, sau giải phóng chỉ còn phân nửa, nhưng số hài cốt qui tập được về quê hương cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Cho đến tận bây giờ tôi không lý giải được tại sao ngày ấy, quân đội chúng ta không quá lạc hậu mà sao không nghĩ ra cách nào tốt hơn là một miếng giấy viết vội cho vào lọ Penexilin hay bỏ vào trong túi nilon nhét vào miệng người chết trước khi chôn để lưu lại tên tuổi người hy sinh, mà hậu quả là sau vài năm tất cả mục nát thành đất hết, giá như có một cái thẻ hay một miếng kim loại thì đâu đến mức để bây giờ nỗi đau người thân bị mất xác dày vò những ông bố, bà mẹ, những người vợ, người con mãi đến khi chết vẫn không buông tha. Trên bàn thờ chỉ mỗi một tờ giấy báo tử với dòng chữ như nhau là bị hy sinh tại mặt trận phía Nam.     

3.    Lễ kỷ niệm ngày chiến thắng năm nào cũng diễn ra trong không khí tưng bừng, cờ hoa rợp trời, mọi người hân hoan, nhưng nhìn kỹ lại hình như không có mấy ai trong số những người lính giải phóng thành phố ngày ấy có mặt trên lễ đài, hay trong khối quần chúng tay vẫy cờ hoa. Những người lính còn sót lại qua những mùa chiến dịch ấy, sau chiến tranh đã lặng lẽ trở về với đời thường, với cày quốc, với bò gà, với kìm búa. Nhiều người đã mất, nhiều người sống với những thương tích, bị bệnh tật dày vò đau đớn, có một sự thực là đa phần họ sống rất cơ cực. Thỉnh thoảng đoảng về quê hương gặp lại những người đồng đội xưa mà muốn rơi nước mắt. Trở về quê sau những ngày hừng hực chiến thắng ấy, hầu hết trong số họ gắn đời với mảnh ruộng, chẳng bao giờ có dịp nào trở lại thăm thành phố này nữa, mà có muốn thì cũng chả đào đâu ra tiền, bởi tiền ăn còn còn chả có, nói chi đến một chuyến đi xa. Sau 1975, chả hiều sao, bề trên vội vàng cho hàng triệu quân nhân về quê càng nhanh càng tốt. Họ về nhà với những con búp bê mắt nhắm mắt mở bằng nhựa tái chế đen thui, người khá hơn thì có thêm cái khung xe đạp đểu làm bằng tôn mỏng. Họ để lại sau lưng những nhà cao cửa rộng, biệt thự xe hơi, vàng bạc hột xoàn, đất đai mênh mông mông, những thứ có được do máu của chính họ đổ ra, và rồi thế vào đó là những người tiếp quản, những người “xây dựng, phát triển” từ hậu phương, các hạt giống đỏ từ các nước Xã hội chủ nghĩa tràn về tiếp nhận, sử dụng. Họ chẳng màng, ngày ấy các sĩ quan dạy lính tráng rằng ai lấy chiến lợi phẩm trước sau cũng bị chết, hay nói đúng đơn có màng cũng không đến lượt, những chủ nhân mới tiếp quản cơ ngơi đồ sộ ấy cũng chẳng cần biết ai mang lại cho họ những thứ đó, bởi đơn giản là họ hiểu đó là tiêu chuẩn, chế độ được hưởng, vậy thôi. Rất, rất nhiều người trong số chủ nhân mới ấy, trước đó chỉ là những tay làng nhàng, vớ vẩn, thậm chí cực hèn nhát, bỏ ngũ, cơ hội, bị kỷ luật nay tự nhiên có ghế, được biếu không một đống của cải, vào thời sốt đất có nhiều anh bán được cả nghìn cây vàng, xem ra cũng làm cách mạng cũng có số. Khi còn sống danh tướng, Thượng Tướng Trần Văn Trà có một câu nói nổi tiếng mà có quá nhiều vị không thích đó là “nói cho cùng thì tất cả những chiến công hiển hách đều thuộc về những người lính bình thường nhất”, nhưng có một vế sau không ai nói đến là “nhưng lợi ich và chiến lợi phẩm mà cuộc chiến đó mang lại thì không thuộc về những người bình thường nhất”.

4.    Củ Chi nơi ghi nhiều chiến công, nhưng cũng là nơi có những nỗi đau giằng xé con người ta nhiều nhất cho đến khi chết. Cứ đến ngày 27-7, ngày 30-4 hàng năm, các đòan thể tập nập đến thăm nom tặng quà, các đoàn quay phim, chụp ảnh cảnh tri ân các bà mẹ, những gia đình có con là liệt sĩ cách mạng, nhưng mấy ai biết chỉ cách một hàng rào dâm bụt là những bà mẹ khác ngồi khóc thương cho con và rấm rức cho số phận đen đủi của mình là bà mẹ của chiến binh phía Việt Nam cộng hòa chết trận. Chưa kể nhiều gia đình có vài ba đứa con chết bị chết trận mà lại của cả phía cùng nằm trên cùng một bàn thờ thì nỗi đau đớn thêm bội phần. Ngày 27-7 cán bộ, đoàn thể đến tặng quà, thắp nhang khiến gia đình phải cất tạm một vài đứa phía bên ra chỗ khác để không làm khó dễ nhau khi làm lễ trọng. Mất đi đứa con mình rứt ruột đẻ ra thì bà mẹ nào không đau, nhưng dường như với họ nỗi đau nó nhân đôi, nhân ba lên bởi sự ghẻ lạnh của xã hội, sự kỳ thị của chính sách, cơ chế. Có bà mẹ nào muốn thế đâu, nhưng đó là sự lựa chọn của con cái và còn là số phận mỗi cá nhân nhỏ bé bị thời thế lịch sử cuốn theo không sao cưỡng lại được. Chẳng ai nói mạnh được điều gì, chỉ khi mọi chuyện kết thúc mới hay “khôn, dại”. Con cái ra đi để lại nỗi đau, mấy ai hiểu thấu cho những nỗi tủi này, chiến tranh thật khốc liệt, chưa biết nỗi đau thể xác và nỗi đau tâm can cái nào lớn hơn. Sinh thời Ông Sáu Dân thường nhắc đến nỗi đau tinh thần này của dân tộc như một ‘di chứng chiến tranh” và ông trăn trở mãi về nó không nguôi. Dường như chiến tranh vẫn chưa đi qua hết, hội chứng của nó vẫn còn hằn sâu lắm. Chuyện tương tự như thế này, về miền Tây nhiều lắm.

5.    Trong những năm chiến tranh, số phận đưa đẩy tôi rơi vào một đơn vị hết sức đặc biệt, đó là đoàn Biệt động Sài Gòn-Gia định, cả đơn vị rặt người Trung, và Nam chỉ có một mình tôi là Bắc kỳ. Đặc biệt hơn nữa, trong số đó có rất nhiều người là sỹ quan, viên chức của Việt Nam Cộng Hòa nhưng là người của bên giải phóng cài cắm vào hay binh vận được, trong mạng lưới mà tôi biết đó có cả những người mang cấp hàm đại tá, giáo sư, công chức hành chính cao cấp. Họ tham gia mạng lưới tình báo với nhiệm vụ là lấy tin, địch vận và họ cũng tham gia tấn công vào Bộ Tổng Tham mưu Việt Nam Cộng Hòa sáng ngày 30-4. Nhưng ngay sau giải phóng có những sự cố bất thường làm thay đổi hẳn cuộc đời một số người trong số họ. Trớ trêu thay, người phụ nữ tên Tư Hoa làm việc trực tiếp với họ bị chết ngay sáng 1-5-1975 vì bị tai nạn giao thông, và thế là mắt xích quan trọng nhất bị đứt, không ai đứng ra xác định nhân thân cho họ, còn người lãnh đạo cao hơn, một ông đại tá (khi mới giải phóng là đại úy, cụm trưởng), anh hùng Lực lượng vũ trang thì lại không có đủ dũng khí làm việc này, cho dù chính ông ta đã sử dụng những nhân viên tình báo này nhiều năm, thế là toàn bộ quá trình hoạt động cách mạng của họ tan thành mây khói, cái áo sĩ quan ngụy, thậm chí là sĩ quan tình báo không sao cởi bỏ được, họ bị đi học tập cải tạo và sau này không chịu đựng được sự đối xử bất công, họ vượt biên ra nước ngoài mang tiếng xấu là “phản bội tổ quốc, phản bội dân tộc”. Những người có số phận éo le như thế không phải là ít, nhất là những người hoạt động tình báo đơn tuyến. Có những người hiện là nhà khoa học ở nước ngoài, tôi đã nhiều lần nhắn tin mời về, nhưng do mặc cảm và chưa hết hận, họ thề không bao giờ trở về nữa cho dù lúc nào họ cũng đau đáu nhớ quê hương. Những người vượt biên có nhiều lý do khác nhau, vì kinh tế, vì đoàn tụ gia đình, nhưng cũng có người vì bất đồng với cá nhân ai đó, chán nản với cách làm việc kẻ cả của cơ quan nào đó. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không yêu tổ quốc và dân tộc, bởi tình yêu tổ quốc là tình yêu bản năng như tình yêu con cái dành cho cha mẹ vậy. Những qui kết vụng về và ấu trĩ này thực sự đã làm tồn thương nặng nề đến lòng tự trọng của nhiều người, trong đó có cả những trí thức lớn, do vậy có bắt tay nhau mà không nắm chặt, chuyện không “hợp” được thì khó mà “hòa” là có nguyên nhân từ những chuyện sâu xa. Chơi với nhau là chuyện tình cảm tự nhiên, chẳng ai có cái quyền “cho phép” ai cả.

Ngày 30-4 lại đến, có những người chờ nó để có dịp đi chơi, có những người muốn quên nó, nhưng không chắc đã quên được. Lúc này ở nước Nga đang hâm nóng lại quá khứ. Lịch sử là thế.  (*)


(*) Carpetbagger: The term carpetbagger was a pejorative term referring to the carpet bags (a fashionable form of luggage at the time) which many of these newcomers carried. The term came to be associated with opportunism and exploitation by outsiders. The term is still used today to refer to an outsider perceived as using manipulation or fraud to obtain an objective.


Carpetbagger: dân Saigon 75 đã tạm dịch là "vừa đi bộ vừa đội đồ" hay ngắn gọn hơn là "bộ đội"

Source:http://en.wikipedia.org/wiki/Carpetbagger


Ưu tư diễn nghĩa
Nam Đan

Giờ là những ngày cuối của tháng Tư. Năm nào cũng vậy, càng đến gần ngày 30 tháng Tư tôi lại có cảm giác bất thường, ngột ngạt, bực bội. Mà không phải chỉ riêng mình có cảm giác đó. Nhìn quanh, tôi thấy bạn bè, người thân cũng vậy, và cả đời sống quanh tôi cũng vậy.
 
Mở ti-vi lên là thấy xe tăng, bom đạn, cờ hoa. Báo chí cũng vậy, có vơi đi phần nào, nhưng cũng vậy. Hò hét, hoan hô. Đứng trên vũng máu hát ca, nhảy múa lăng xăng mãi nếu không thấy trơ trẽn, thì cũng phải mệt và nhàm!
 
Năm nay là năm thứ 39 kể từ ngày 30/04/1975, cái biến cố làm thay đổi vận mệnh của từng số phận và của cả dân tộc. Tôi nghĩ, cái ngày bất thường trong ký ức ấy sẽ chẳng bao giờ trở nên bình thường. Ở bên này vĩ tuyến 17 cũng như bên kia. Với người Việt ở trong nước cũng như người Việt ở Hải ngoại.
 
Tôi vừa đọc bài “Ưu tư ngày 30-4” của tác giả Nguyễn Minh Hòa, ở blog Quê Choa.
 
Theo như nội dung của bài viết, thì tác giả là một sĩ quan trong quân đội Bắc Việt có mặt trong đoàn quân tấn công và chiếm giữ Sài Gòn vào thời điểm 30/04/1975. Với nhiều người, thì đây là những suy nghĩ chân thực, cấp tiến trong lúc này. Tôi thấy có những chi tiết rất thú vị trong bài khi ông nói về “chiến lợi phẩm”, xin trích lại nguyên văn như sau:
“Lễ kỷ niệm ngày chiến thắng năm nào cũng diễn ra trong không khí tưng bừng, cờ hoa rợp trời, mọi người hân hoan, nhưng nhìn kỹ lại hình như không có mấy ai trong số những người lính giải phóng thành phố ngày ấy có mặt trên lễ đài, hay trong khối quần chúng tay vẫy cờ hoa. Những người lính còn sót lại qua những mùa chiến dịch ấy, sau chiến tranh đã lặng lẽ trở về với đời thường, với cày quốc, với bò gà, với kìm búa. Nhiều người đã mất, nhiều người sống với những thương tích, bị bệnh tật dày vò đau đớn, có một sự thực là đa phần họ sống rất cơ cực. Thỉnh thoảng đoảng về quê hương gặp lại những người đồng đội xưa mà muốn rơi nước mắt. Trở về quê sau những ngày hừng hực chiến thắng ấy, hầu hết trong số họ gắn đời với mảnh ruộng, chẳng bao giờ có dịp nào trở lại thăm thành phố này nữa, mà có muốn thì cũng chả đào đâu ra tiền, bởi tiền ăn còn còn chả có, nói chi đến một chuyến đi xa. Sau 1975, chả hiểu sao, bề trên vội vàng cho hàng triệu quân nhân về quê càng nhanh càng tốt. Họ về nhà với những con búp bê mắt nhắm mắt mở bằng nhựa tái chế đen thui, người khá hơn thì có thêm cái khung xe đạp đểu làm bằng tôn mỏng. Họ để lại sau lưng những nhà cao cửa rộng, biệt thự xe hơi, vàng bạc hột xoàn, đất đai mênh mông mông, những thứ có được do máu của chính họ đổ ra , và rồi thế vào đó là những người tiếp quản, những người “xây dựng, phát triển” từ hậu phương, các hạt giống đỏ từ các nước Xã hội chủ nghĩa tràn về tiếp nhận, sử dụng. Họ chẳng màng, ngày ấy các sĩ quan dạy lính tráng rằng ai lấy chiến lợi phẩm trước sau cũng bị chết, hay nói đúng đơn có màng cũng không đến lượt, những chủ nhân mới tiếp quản cơ ngơi đồ sộ ấy cũng chẳng cần biết ai mang lại cho họ những thứ đó, bởi đơn giản là họ hiểu đó là tiêu chuẩn, chế độ được hưởng, vậy thôi. Rất, rất nhiều người trong số chủ nhân mới ấy, trước đó chỉ là những tay làng nhàng, vớ vẩn, thậm chí cực hèn nhát, bỏ ngũ, cơ hội, bị kỷ luật nay tự nhiên có ghế, được biếu không một đống của cải, vào thời sốt đất có nhiều anh bán được cả nghìn cây vàng, xem ra cũng làm cách mạng cũng có số. Khi còn sống danh tướng, Thượng Tướng Trần Văn Trà có một câu nói nổi tiếng mà có quá nhiều vị không thích đó là “nói cho cùng thì tất cả những chiến công hiển hách đều thuộc về những người lính bình thường nhất”, nhưng có một vế sau không ai nói đến là “nhưng lợi ich và chiến lợi phẩm mà cuộc chiến đó mang lại thì không thuộc về những người bình thường nhất”. (hết trích)
 
Đọc đến đây tôi khựng lại, lưu ý ở chỗ “Họ để lại sau lưng những nhà cao cửa rộng, biệt thự xe hơi, vàng bạc hột xoàn, đất đai mênh mông mông, những thứ có được do máu của chính họ đổ ra .
 
À, thì ra lý do để đổ máu là thế! Là “những nhà cao cửa rộng, biệt thự xe hơi, vàng bạc hột xoàn, đất đai mênh mông mông,” của Miền Nam.
 
Và theo suy nghĩ của ông Hòa thì “những thứ có được” đó không phải là tài sản, là mồ hôi nước mắt của người Miền Nam, kẻ thua cuộc trong cuộc chiến, mà là từ “máu” của đồng đội ông, những thành viên của đội quân Miền Bắc, kẻ thắng cuộc.
 
Đọc xong đoạn này, tôi không khỏi có ý nghĩ rằng cái “ưu tư ngày 30-04” này là ưu tư của một kẻ cướp không được đồng bọn chia chác đồng đều, bị chơi cha, chơi gác, sau mẻ cướp.
Lâu nay, tôi thấy những “ưu tư”, “phản tỉnh” nhuốm màu cay đắng kiểu này xuất hiện rất nhiều, ngày càng nhiều. Chúng được nhiều người từng là chiến binh của lực lượng quân đội miền Bắc, và nhất là những người trong Mặt trận Giải phóng Miền Nam, đã tham dự vào cuộc chiến, bộc bạch trong lúc họ nói thật lòng. Chính những ý nghĩ trung thực (mà ngô nghê) này đã xóa sạch ý nghĩa “cuộc chiến tranh thần thánh; chống Mỹ cứu nước; giải phóng, bảo vệ đất nước” mà phía cộng sản miền Bắc tuyên truyền với họ.
Sự thật ở đâu?
 
Chính đây là những sự thật nhỏ, góp lại thành sự thật lớn: cuộc chiến tàn bạo, phi nghĩa, xuất phát từ một bên; để lại hậu quả là một vết thương chẳng thể nào lành, và vắt kiệt sinh lực của dân tộc!
 
*
 
Còn tôi, tôi thấy ngày tàn của cuộc chiến đó như thế nào ư? Tôi thấy nó qua tấm ảnh này:
 





Ngày 23/04/1975, đúng 39 năm trước, một người cha gánh đứa con nhỏ và một mớ đồ ít ỏi, từ Trảng Bom, chạy về hướng Sài Gòn. Tôi tự hỏi cậu bé trên lưng cha, hiện nay đã là một người trung niên trên 40 tuổi, còn sống hay không? Giờ này cậu như thế nào? Trong hôm đó mẹ cậu ở đâu?
Và, quý ông Hòa kia ơi, ngoài những thứ chiến lợi phẩm: những nhà cao cửa rộng, biệt thự xe hơi, vàng bạc hột xoàn, đất đai mênh mông mông như ông vừa kể, thì Miền Nam còn có thứ tài sản trên đầu đòn gánh của người cha trong tấm hình này mà các ông đã bỏ quên.
 
Nó là: số phận của những con người!