khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

TAY SAI TÀU CỘNG, LỚP BA TRƯỜNG LÀNG







Duyên Anh - Tác giả Vĩnh Phúc







Tụi này chạy BMW đó nha - Tác giả Hải Lý



“Đến một lúc nào đó, có lẽ họ đã nhận ra những BMW, những nhà cao cửa rộng, kẻ hầu người hạ, tiền bạc rủng rỉnh, v.v... sẽ chẳng có nghĩa lý gì mấy trong một môi trường sống bị hủy hoại, tàn phá một cách không thương tiếc”.

Tôi có người bác ruột, mười mấy năm trước về thăm Việt Nam để lo chuyện mộ phần trong gia đình. Ra phi trường đón bác tôi là vợ chồng người cô chú, bà con xa mà tôi chưa từng gặp mặt, chỉ nhớ loáng thoáng tên họ.

Cô chú là người làm ăn và có cuộc sống rất khá giả tại Việt Nam. Đón bác, cô chú dùng xe hơi riêng của gia đình. Lần đầu gặp lại nhau, sau những câu thăm hỏi thông thường thì cô cười toe:

- Tụi này chạy BMW đó nha chị!

Bác tôi bỗng... chới với, vì đột ngột quá, bác chẳng biết trả lời thế nào, đành giả lả: “À à, xe tốt đó ha!”.

Về lại Canada, bác hỏi tôi, bộ ở bên đó chuộng BMW lắm hả? Tôi chẳng biết trả lời sao. Rồi bác nói tiếp, xem bộ mấy người bà con ấy tự hào về những thành tựu vật chất mà họ đạt được lắm. Khoe BMW chỉ là một chuyện, đưa bác tôi về nhà, họ rất tự đắc với cơ ngơi hoành tráng và nhất là chuyện có kẻ hầu người hạ. Cô chú tỏ ra... tội nghiệp bác tôi, cày mấy chục năm ở xứ người mà một đứa ở dâng nước rót trà cũng không có nổi.

Cách đây vài tháng, bác tôi báo tin là gia đình cô chú sắp sang định cư tại Canada. Bác bảo cô điện thoại qua, bảo là “sắp thoát” Việt Nam rồi. Tôi hỏi lại cho chắc ăn, cô dùng chữ “đi” hay “thoát” vậy bác. Bác bảo đúng là cô dùng chữ “thoát!”.

Sau đó bác im lặng, và tôi cũng im lặng, mỗi người theo đuổi dòng suy nghĩ riêng của mình.

Tôi không rõ tại sao cuối cùng hai cô chú ấy quyết định rời khỏi Việt Nam, và họ không dùng chữ “đi khỏi”, “rời”, họ lại bảo là “thoát”.

Thoát, để có thể sống trong một xã hội tự do, đề cao dân chủ và quyền bình đẳng?

Thoát, để con cái có một tương lai giáo dục sáng sủa hơn?

Thoát, để không phải cứ mãi đắn đo khi hít thở không khí ngoài trời, khi đưa miếng thịt, con cá vào miệng. Thoát, để cái việc hít thở và ăn uống đơn giản thế không là việc đe dọa đến chính mạng sống của mình.

Tôi không nghĩ cô chú có lý tưởng tự do dân chủ chi cả. Lý tưởng duy nhất với họ, có lẽ, là sự sống còn.

Đến một lúc nào đó, có lẽ họ đã nhận ra những BMW, những nhà cao cửa rộng, kẻ hầu người hạ, tiền bạc rủng rỉnh, v.v... sẽ chẳng có nghĩa lý gì mấy trong một môi trường sống bị hủy hoại, tàn phá một cách không thương tiếc.

*

Và hôm nay, lên FB, tôi lại thấy hình ảnh những đoàn người đi bộ khiếu kiện Formosa. Và vẫn cái vòng lẩn quẩn oan nghiệt: họ bị đánh, bị bắt, báo chí, dân tình đa số làm ngơ, người dân vẫn tiếp tục rời bỏ mảnh đất đã không còn nuôi sống họ được nữa.

Những người đi biểu tình, không như vợ chồng cô chú ấy và hàng ngàn người Việt Nam khác, họ không thoát được, và tôi cũng không rõ là họ có muốn thoát hay không. Chỉ rõ một điều, là họ cố gắng bám lấy mảnh đất hình chữ S đau thương ấy, tiếp tục đấu tranh bất bạo động, tiếp tục đòi quyền sống cho môi trường, cho người dân nói chung và bản thân họ nói riêng.

Họ biết rất rõ, khi mạng sống, sức khỏe bị đe dọa, thì những con BMW chẳng là cái thá gì trên đời!






ĐẶC BIỆT: Mời Nghe Phỏng Vấn Bà Bùi Thị Minh Hằng







Nhà thờ Đức Bà, đặc trưng kiến trúc Pháp giữa lòng Sài Gòn







Thời Sự Á Châu tuần qua, 19/2/2017







Thời Sự VN tuần qua, 18/2/2017







Kỷ niệm 38 năm trận chiến Việt Trung







CHO CON







PLAISIR D'AMOUR







Đôi Chim Cu Đất Và Mối Tình Già- Tác giả Cao Đắc Vinh



Vợ chồng tôi dọn đến Irvine khi các con bắt đầu vào lớp tiểu học. Thành phố mới thành lập được vài thập niên nên tổ chức tiện nghi để con trẻ có thể học hành từ lớp vỡ lòng đến chương trình đại học. Những năm đầu, chúng tôi hạnh phúc nhìn các con đi bộ băng ngang công viên đến trường nhưng rồi thời gian đó đã qua nhanh và ngôi nhà xưa kia đầy đủ năm người hiện nay chỉ còn vợ chồng già lủi thủi bên nhau...

“Chim nhà” đủ lông đủ cánh đã bay đi tìm tương lai ở phương trời xa, chim trời bay ngang mỗi ngày thấy căn nhà vắng vẻ, để ý rồi làm tổ như câu nói “đất lành chim đậu”. Sống đời hưu trí nên thanh thản, tôi có thói quen uống cà phê khi người vợ trẻ dậy sớm đi làm. Một mình ngồi nhâm nhi mùi thơm vị đắng, tôi sung sướng được dịp quan sát cảnh vật chuyển mình vào lúc trời bừng sáng.


    
Mùa xuân năm nay, tình cờ tôi có đôi bạn... Vợ chồng Dove đến xây tổ dưới mái nhà. Mourning Dove là tên Mỹ vì tiếng gáy nỉ non như than khóc nhưng thực ra đó là tiếng lòng ỉ ôi của chim đực gọi mái. Chúng sống có đôi, cùng ấp trứng nuôi con theo giờ giấc quy củ, chẳng bao giờ thấy giận hờn lại thường say đắm tỏ tình... Chỉ vài đặc điểm ấy thôi cũng chứng tỏ chúng là những cặp uyên ương lý tưởng mà xã hội loài người thầm mong ước. Người Việt gọi chúng là chim Cu Đất, Cu Gáy hay chim Cổ Cườm...


   
Từ cửa sổ, tôi có thể quan sát đôi chim một cách kín đáo sau bức màn che... Nhìn chúng đi lại, dễ phân biệt con trống và con mái vì chồng nó giống tôi, thân hình đẫy đà hơn “my Dove” một chút. Chim Cu Đất có đôi mắt đẹp, nhìn nó tôi thường bị hớp hồn bởi nét thơ ngây thanh tịnh và chất từ bi ở một thế giới hòa bình không thật trên cõi đời này. Yêu nhau... Đạp mái xong thì nàng mang thai, ấy cũng là lúc cả hai cùng bay để tìm nơi an cư tạm trú.


   
Chim mái tình cờ chọn chỗ nằm ở ngay dưới mái nhà của chúng tôi. Chim đực chiều ý vợ, nàng bảo sao chàng nghe vậy rồi tha về những cành khô để nàng làm tổ. Xây xong thì nàng đẻ hai trứng, vợ chồng thay phiên ấp ủ sáng chiều, vợ nằm thì chồng kiếm ăn mang về nuôi đến khi hai chim con ra đời, mỗi đứa một việc giống như cảnh “chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa”. Sau đó, chim bố và chim mẹ cùng bay luẩn quẩn gần tổ tìm thêm hạt để mớm cho con. Chúng há miệng to lắm, kêu tíu tít gọi mẹ hoặc bố để dành miếng ăn.


    
Khoảng năm giờ, khi nắng chiều bớt gay gắt và màu vàng ngọc vẫn còn lung linh trên đầu cây ngọn cỏ... Nhiều hôm, tôi thấy vợ chồng chim đứng phơi nắng sát bên nhau trên giàn dậu trước căn phòng bếp, càng nhìn cảnh mặn nồng thiên hướng ấy tôi càng thấy động lòng yêu thương! Vào giờ này, vợ tôi cũng đã về sau một ngày làm việc, chúng tôi cùng ngắm đôi chim rỉa lông, chùi mỏ, mắt khép mắt mở âu yếm hôn nhau... Chim vợ nhiều hưng phấn, rên rỉ trong cổ tựa như “love me tender, love me sweet, never let me go” rồi rúc đầu vào lông chồng say đắm.


    
Khoảnh khắc đó đứng bên cửa phòng, tôi có thể chiêm ngưỡng được cảnh gia đình chim đầm ấm ở cả hai nơi. Giữa tổ, hai chim con no nê thản nhiên nằm ngủ trong lúc bố mẹ đứng sổ lông tỏ tình bên hàng dậu thưa. Tôi quay lại định khoe thì thấy vợ tôi cũng đang chăm chú nhìn và mỉm cười... Nhưng có lẽ cử chỉ tự nhiên sỗ sàng ấy đã làm nàng ngượng ngùng nên mau chóng quay về với bếp núc, sửa soạn đồ ăn cho bữa cơm chiều.


    
Khi nắng tắt, không gian nhuộm màu xám đục là lúc mẹ về bên con. Mẹ nằm giữa, hai con hai bên và mỗi đứa ủ một đầu cánh dự trù nhiệt độ ban đêm sẽ xuống thấp. Lạ thay, chim bố không bao giờ nằm chung tổ mà hay một mình trên mái nhà, cứ như thi sĩ tìm cảm hứng, đứng thơ thẩn nhìn hoàng hôn đi... Chẳng tối nào ngủ cùng vợ con nhưng mỗi sớm mai, bình minh vừa lên là đã thấy nó bay vờn quanh tổ để thay vợ ấp trứng từ sáng đến trưa. Khi vợ ấp thì chàng vất vả bay đi bay về kiếm từng hạt cây nuôi nàng cho đến khi mỏi cánh... Vợ chồng chỉ gần nhau nghỉ ngơi trên hàng dậu vào lúc chiều tàn suốt hai tuần chờ trứng nở ra con.


    
Nhìn tổ chim kích thước giới hạn, tôi tò mò suy ra chút sự thật... Tổ ấm xây hình tròn, nhỏ đủ cho gia đình chim chỉ một mẹ hai con chứ không có chỗ để chim bố ngủ đêm nhưng tôi thắc mắc chẳng biết chàng sẽ về đâu hằng đêm? Ngủ vất vưởng một mình dưới cành lá kín hay cũng lập phòng nhì, năm thê bẩy thiếp như các đấng nam nhi loài  người? Mỗi chiều khi hoàng hôn dần tắt nắng, chim bố vô tư giữa trời với nét thanh thản, có lẽ chàng tự mãn vì đã lo xong bổn phận một ngày đầy đủ đối với gia đình? Tôi cố đoán xem chim nghĩ gì sau giây phút ân ái với người tình bên hàng dậu rồi cô đơn đứng trên nóc nhà mà chẳng thể nào hiểu thấu tâm tư nỗi lòng của nó.


    
Thế rồi một buổi sáng, bình thường như mọi ngày, tôi không còn thấy đôi bạn ấy nữa. Chim con ra ràng đã đủ lông cánh bay xa và bố mẹ chúng cũng giã từ tổ ấm. Gia đình chim bỏ tôi đi không lời từ biệt. Tôi ngơ ngẩn bắc thang lên thăm và thấy tổ được xây đắp thật công phu thế mà đôi chim cũng chẳng màng, sẵn sàng trả lại trời đất những gì chúng đã vay mượn! Ngắm cái tổ rơm một thời hạnh phúc bây giờ te tua hoang tàn mà lòng buồn mênh mang, tôi đành phá đi và hốt chùi rác rưởi cho ngôi nhà sạch sẽ trở lại. Thế là vợ chồng chim đã tá túc ở đây gần một tháng mùa xuân để chồng nuôi vợ, vợ ấp trứng ra con rồi đường ai nấy đi không chút bận bịu, không cả một tiếng trách móc kêu than... Anh đường anh, em đường em, tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi! Tự do bay đi, tự do bay về khắp bốn phương trời, trước và sau thời gian xum họp.


   
Chim đi rồi... Nhớ vợ chồng chim nên tôi đọc sách tìm hiểu. Hóa ra người đời vẫn thường dễ lầm. Có cái lầm bé nhưng đôi khi cũng “bé cái lầm” nghĩa là lầm lớn tựa như câu chuyện tình của chim Cu Đất! Chẳng ai có thể ngờ chúng yêu nhau suốt đời, không tin cũng phải tin... chung thủy chỉ một vợ một chồng từ lúc trưởng thành cho đến phút biệt ly lìa trần. Ý trời hay ý chim? Dĩ nhiên phải là ý trời và vì sống theo ý trời nên chim “đạo đức” ngay thẳng có sẵn trật tự thiên nhiên... rõ ràng hiệu nghiệm hơn những giáo huấn hay dự luật gia đình của xã hội loài người. Qua bao thế kỷ, tình người vẫn điêu ngoa, gian dối, ngoại tình, ly dị, “ông ăn chả bà ăn nem”, “vợ cả vợ hai... cả hai đều là vợ cả” bất chấp phép vua hay lệ làng từ thời cổ đại đến văn minh. Phải chăng tiếng chim Cu êm ái là tiếng lòng thánh thót nên đẹp và trong sáng? Còn tiếng hát loài người “Yêu ai yêu cả một đời...” vừa nghe xong, chúng ta đã có ý nghĩ xấu vì mang đầy hoài nghi lẫn ngờ vực!


    
Câu chuyện tình của đôi bạn Dove đến đây vẫn chưa kết thúc bởi vào khoảng đầu xuân năm sau, chúng tôi lại thấy vợ chồng Cu Đất tha cành khô đến làm tổ cũng tại nơi chốn cũ. Biết ngay nàng chim say tình nên bây giờ sắp đến ngày đẻ trứng... Rồi chỉ vài tuần, chim mẹ lại sinh hai con, nuôi nấng trong tiết xuân nên chúng lớn nhanh như thổi. Bình minh mỗi sáng, tôi may mắn nghe lại tiếng chim “cúc cu” rộn ràng khi ngồi uống cà phê một mình. Buổi chiều, vợ chồng lại nhìn chúng đứng trên hàng dậu âu yếm, chùi mỏ, tỉa lông rúc vào nhau như chuyện mùa xuân cũ năm xưa.


   
Tôi vui hơn vì có bạn... Hạnh phúc thay gia đình đôi chim Cu! Chúng cư xử với nhau hiền hòa, không thấy cảnh chịu đựng mà chỉ thấy yêu thương, ấp trứng nuôi con và cất tiếng hót “cúc cu” từng ngày. Đôi khi tôi cảm nhận sự thật để phân bì loài chim với loài người... Mối tình già nào xét ra cũng mang ít nhiều mâu thuẫn chẳng bao giờ được suôn sẻ giống như mối tình của chim Cu Đất. Ai cũng sống một đời, chim cũng thế! Chả lẽ chim lại khôn hơn người hay tất cả đều do bản năng sắp đặt và con người sân si nhiều dục tính chỉ là nạn nhân đáng thương hay đáng tội? Ít ai tâm niệm và đắc ý có thể “Yêu ai yêu cả một đời..” như tính năng bẩm sinh của đôi chim Cu Đất trong cõi Ta bà ngày nay.


    
Mỗi độ xuân về, tôi lại có ý chờ... Đôi chim giữ thông lệ, bay đến xây tổ mới dưới nóc nhà, chắc hẳn nàng yêu chồng quá nên lại thai nghén sắp trở dạ? Vợ chồng tôi mỗi năm mỗi già, sức khỏe yếu dần và theo năm tháng tính tình một ngày một khó mà nhìn quanh ít thấy ai thân thiết hơn nên vẫn phải cố gắng chịu đựng gắn bó với nhau. Tuy nhiên, chuyện đời ở thế gian này vốn dĩ chẳng lúc nào phẳng lì như mặt nước hồ thu mà ngược lại chất chứa đầy rủi ro, hận thù... đe dọa muôn loài mỗi lúc mỗi nơi!


    
Hôm ấy, ra phố về nhà vào giữa trưa, tôi bàng hoàng thấy lông chim bay tơi tả và hãi hùng nhận ra vài vết máu loang lổ dính trên giàn dậu. Tim đập mạnh, tôi âu lo vì biết vừa có án mạng xảy ra ở nơi đây. Nhìn lên nóc nhà, hai chim con ngủ gục thỉnh thoảng kêu khẽ có lẽ vì đói lạnh? Bố mẹ chúng vắng tổ nhưng ai đã bị giết khi mỏi cánh nghỉ ngơi ở hàng dậu? Đợi đến chiều khi vợ tôi về, chúng tôi cùng ra quan sát thì thất vọng nhìn cảnh tượng thảm thương! Hỡi ôi... chỉ nửa ngày mồ côi mà một con đã rớt nằm chết dưới đất, con trong tổ đang quằn quại vì bị kiến cắn. Tôi vội vã leo lên ẵm chim xuống, đưa cho vợ chăm sóc rồi dọn sạch đàn kiến... chúng manh nha ngửi thấy mùi tử khí nên bắt đầu bu quanh thân xác con vật đáng thương.


    
Chim con chưa mọc lông nên vợ tôi ủ khăn ấm cho thân trần nó đỡ lạnh rồi để lại vào tổ đợi mẹ hay bố nó bay về. Quả nhiên, gần chập tối, nhìn từ cửa sổ sau bức màn che, tôi thấy một con đã bay về nằm xòe cánh ấp. Trời chiều nên chẳng rõ chim bố hay mẹ? Không bỏ rơi con nhưng liệu lòng nó có đau khi thấy thiếu mất một? Suốt bữa cơm muộn buổi tối hôm đó, vợ chồng tôi không ngớt bàn chuyện gia đình chim... Buồn vì đoán chừng diều hâu đã ăn tươi nuốt sống chim bố hoặc mẹ và chim con bất hạnh đã được chúng tôi chôn cất trước nhà. Dù sao, vợ chồng vẫn còn vui khi thấy bố mẹ nó sống sót bay về lo lắng cho con.


    
Tảng sáng hôm sau, cầm ly cà phê nóng trên tay, tôi bước ra thăm tổ chim thì cảnh đau thương thêm một lần nữa hiện ra trước mặt... Đàn kiến bu đầy thân chim con chết trong tổ một mình, bố hay mẹ đã bay đi, bỏ lại xác con lúc nào không hay! Thế là hai nấm mộ chim sơ sinh được an táng gần nhau. Kể từ hôm ấy, Dove không bao giờ trở lại nhưng chuyện tình một thời hạnh phúc qua nhiều mùa xuân của đôi chim Cu Đất vẫn mãi mãi nằm trong kỷ niệm của gia đình chúng tôi bởi vì:


    
Vợ chồng tôi nhận ra rằng... Cái tai nạn của gia đình Dove cũng có thể ngày mai xảy đến với bất cứ gia đình nào! Quả tình, không ai biết trước được tương lai. Bất hạnh chợt đến, chợt đi chẳng bao giờ rung chuông báo động và dĩ nhiên suy diễn thêm thì mỗi sáng rời nhà, người vợ trẻ của tôi chắc gì một ngày như mọi ngày... sẽ về ăn chung bữa cơm chiều? Với tuổi già, chỉ có hôm nay là hệ trọng rồi tự hỏi còn bao lâu nữa sẽ đến ngày giờ vĩnh viễn chia phôi thì hiểu ngay bài toán cuộc đời.


    
Rất gần... gần đất xa trời! Vậy thì một ngày với tuổi già là quý, “không vui cũng mất một ngày” thế sao vẫn bất lực để những mâu thuẫn xâm chiếm tâm hồn? Yêu, ghét, hờn giận, hiền hòa, khó khăn, gắn bó, chịu đựng... chỉ là những trạng thái tâm lý. Con người dễ dàng sửa đổi tâm trạng nếu có tri thức. Chân lý đi từ chữ “hiểu” vần đến chữ “thương” một cách nhanh chóng với tất cả nồng nàn tha thiết.


     Chỉ một tai nạn bất ngờ ập đến đã kéo sập tổ ấm gia đình Dove giống như học thuyết hiệu ứng Domino. Giả sử chàng Dove đã bị tàn sát, tôi cũng không biết nàng Dove hiện nay đã chết theo chồng, tái giá hay còn góa bụa độc thân... nhưng chuyện tình hạnh phúc và bất hạnh của đôi bạn Dove chính là những bài học quý giá, chân thành, ngoạn mục cho mối tình già của vợ chồng tôi vào ngã rẽ cuối đường đời. Bao khó khăn vô nghĩa hầu như tự cảm thông tan biến ở cả hai phía.

    
Yêu không nghĩa là ôm nhau ngủ hằng đêm, cứ tự do bay nhảy cho tâm hồn sảng khoái nhưng cố giữ tình chung thủy với bổn phận chu toàn. Yêu là biết quên mình để yêu người... chung tình như Mourning Dove! Cảm ơn Cu Đất và cảm ơn Em.


LANL scientists are instrumental in making breakthrough for the Navy - tác giả John Severance



Dr. Nguyễn Định

Thanks to the Los Alamos National Laboratory (LANL), the Navy took a big step in its quest to build a powerful new anti-aircraft gun. LANL scientists have achieved a breakthrough with the Office of Naval Research’s Free Electron Laser (FEL) program, demonstrating an injector capable of producing the electrons needed to generate powerful megawatt-class laser beams for the Navy’s next-generation weapon system.

The Dec. 20 milestone, which happened months ahead of schedule, was highlighted in a two-day preliminary design review Jan. 20-21 in Virginia.

“The injector performed as we predicted all along,’’ said Dr. Dinh Nguyen, senior project leader for the FEL program at the lab. “But until now, we didn’t have the evidence to support our models. We were so happy to see our design, fabrication and testing efforts finally come to fruition. We’re currently working to measure the properties of the continuous electron beams, and hope to set a world record for the average current of electrons.’’

Nguyen said Boeing, which had a measurement of 32 milliampere in 1993, holds the record for measuring properties of the continuous electron beams. The project leader said, “We are not there yet but we hope to break it in the near future.” At the demonstration, Nguyen received a lot of positive feedback from members of the ONR. But he was not about to take a lot of the credit.
“This is a team effort,” Nguyen said. He credited 15 other LANL employees for helping him with the research. “The best thing is that the Navy is looking at Los Alamos as the go-to lab for this kind of technology. This is a good sign for the lab.”

The free-electron laser produces laser light by accelerating electrons through these cryomodules and then into a wiggler, where electrons give off photons of light. Image courtesy: Greg Adams, Jefferson Lab.

Nguyen said he and his team have been working on the project since 2006 but he has been working on the technology at the lab since the mid-1980s.

Asked where this accomplishment stacks up in his LANL career, which started in 1984, Nguyen said, “It’s not the most important, but it is up there.”Quentin Saulter, the FEL program manager for ONR, said in a release the implications of the FEL’s progress are monumental.
“This is a major leap forward for the program and for FEL technology throughout the Navy,” Saulter said. “The fact that the team is nine months ahead of schedule provides us plenty of time to reach our goals by the end of 2011.”

The research is a necessary step for the Department of the Navy to one day deploy the megawatt-class FEL weapon system, revolutionizing ship defense, Saulter said. “The FEL is expected to provide future U.S Naval forces with a near-instantaneous laser ship defense in any maritime environment throughout the world.”

ONR’s FEL project began as a basic science and technology program in the 1980s and matured into a working 14-kilowatt prototype. In fiscal 2010, it graduated from basic research to an Innovative Naval Prototype, earning the backing needed by senior Navy officials to ensure its evolution to advanced technology and potential acquisition.

On the ONR website, Saulter explains the program. “The Navy’s future Free Electron Laser (FEL) weapon system is being designed to be game changing,” Saulter said. “The capability of having speed-of-light delivery for a wide range of missions and threats is a key element of a future shipboard layered defense. The design is to be able to have selectable wavelengths for use at sea. “It will demonstrate scalability of the necessary FEL physics and engineering for an eventual megawatt-class device. It will focus on the design, development, fabrication, integration and test of a 100-kw class FEL device.

Future needs for ship integration and beam control will be considered. This revolutionary technology allows for multiple payoffs to the war fighter.

“The ability to control the strength of the beam provides for graduated lethality and the use of light vice, an explosive munition, provides for low per engagement and life cycle costs. In fact, it provides an effective alternative to using expensive missiles against low value targets. Not worrying about propulsion and working at the speed of light allows for precise engagement and the resulting low collateral damage. Speed-of-light engagement also allows for a rapid reaction to moving and/or swarming time critical and swarming targets.”

The laser works by passing a beam of high-energy electrons generated by an injector, through a series of strong magnetic fields, causing an intense emission of laser light. ONR hopes to test the FEL in a maritime environment as early as 2018.

“There still is a lot more testing,” Nguyen said.

Scientists at Los Alamos National Laboratory, headed by Dr. Dinh Nguyen, senior project leader for the Free Electron Laser program at the lab, made a breakthrough when they unveiled an injector, below, capable of producing the electrons needed to generate megawatt-class laser beams for the Navy’s next-generation weapon system.





Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Kiều Nga và Duy Quang song ca Chờ Đông, nhạc sĩ Ngân Giang







Phỏng vấn nhà soạn nhạc Giáo Sư Phan Quang Phục










Tchaikovsky Piano Concerto No 1







Where did humans come from







A brilliant chemist, Percy Lavon Julian







Nhà Toán Học Ấn Độ, Srinivasa Ramanujan







Những nẻo đường Việt Nam







Nghệ sĩ KIm Chi: "CHẾ ĐỘ MAN RỢ!"







NÉM ĐÁ GIẤU TAY







Mời cha Sa-Lê-Dziên về VN hiệp thông với giáo dân và cha xứ Song Ngọc







Chào Mừng bà Bùi Thị Minh Hằng ra khỏi nhà tù CSVN







Sách giáo khoa CSVN đề cập quá ít đến cuộc xâm lăng của Tàu Cộng vào VN ngày 17/2/1979







Cuộc chiến 1979 ở Lạng Sơn







Tháng hai, hoa sim vẫn nở…







FAIR PLAY: Đề nghị TT Trump ký một execution order lấy lại quốc tịch của ông linh mục Xa Lê Dziên này và tổ chức xổ số cho bất cứ ai ở 7 nước Hồi Giáo muốn vào tỵ nạn ở Mỹ tham gia. Đồng thờ bề trên nhà dòng đưa bài sai cho ông linh mục này đến làm cha sở ở họ đạo Công giáo nào đang bị quân khủng bố bách hại vì niềm tin tôn giáo, với một vé máy bay một chiều miển phí







NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CSVN ĐỐT CỜ ĐỎ SAO VÀNG TRƯỚC TÒA THỊ CHÍNH SAN JOSE, CA, US







TÂM XUÂN







Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Thẩm thức nhạc: TRẦU CAU của Phan Huỳnh Điểu







Tàu Cộng cảnh báo Hoa Kỳ về kế hoạch tuần tra biển Đông



Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Tư 15 tháng 2 đưa ra cảnh báo Hoa Kỳ về việc Washington thách thức chủ quyền lãnh hải của Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông.

Hãng thông tấn Reuters loan tin cho biết cảnh báo được đưa ra nhằm đáp trả thông tin nói Hoa Kỳ có kế hoạch tuần tra mới ở các khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông.

Hôm Chủ Nhật, mạng Navy Times trích phát biểu của các quan chức Hải quân và Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ rằng đang xem xét tiến hành những cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải tại tuyến đường qua Biển Đông. Hoạt động này sẽ được nhóm tấn công thuộc  hàng không mẫu hạm Carl Vinson đảm nhận.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho hay căng thẳng ở Biển Đông đã được ổn định do nỗ lực giải quyết giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á; đồng thời kêu gọi các quốc gia bên ngoài khu vực, trong đó có Hoa Kỳ nên tôn trọng điều này.

Trong buổi họp báo thường lệ diễn ra hôm Thứ Tư 15 tháng 2, ông Cảnh Sảng đề nghị Hoa Kỳ tốt hơn là không nên có bất kỳ hành động nào mang tính thách thức chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

Lần gần nhất, Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông là vào tháng Mười năm ngoái. Lúc đó tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Decatur tiến vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải.



Tàu ngầm nước ngoài phải "trình diện" khi vào "vùng biển" của Tàu Cộng



Trung Quốc đang xem xét dự thảo sửa đổi luật an toàn hàng hải theo đó yêu cầu các tàu lặn nước ngoài phải nổi lên mặt nước và báo cáo hành trình di chuyển cho cơ quan chức năng Hoa Lục khi đi vào vùng biển của Trung Quốc.

Kênh tin China News Service của Nhà nước Bắc Kinh loan tin này vào chiều tối hôm qua, nhưng không đề cập gì đến vùng biển đang có tranh chấp ở phía nam nước này là Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.

Dự thảo cũng cho phép cơ quan chức năng hàng hải của Trung Quốc chặn tàu nước ngoài bị cho đi vào vùng biển của Hoa Lục với nhận định có thể làm phương hại đến an toàn và trật tự hàng hải.

Vào tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc gây nên vụ tranh cãi với Hoa Kỳ khi tàu hải quân Bắc Kinh bắt giữ một thiết bị ngầm không người lái của Mỹ tại khu vực Biển Đông. Sau đó Trung Quốc đã trả lại; nhưng sau khi xảy ra vụ việc ông Donald Trump lúc bấy giờ lên tiếng trên twitter là Bắc Kinh cứ giữ lấy vật mà họ ăn cắp như thế.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như trọn Biển Đông trong phạm vi đường đứt khúc 9 đoạn do họ đơn phương vạch ra; thế nhưng Tòa Trọng tài Thường Trực Quốc tế- PCA ở La Haye vào ngày 12 tháng 7 năm ngoái ra phán quyết đường 9 đoạn đó không có căn cứ cả về pháp lý và lịch sử.



Chuyện này không hiếm !



















This robot walks like ostrich







"TRÊN" ra lệnh Linh mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân Song Ngọc ngưng cuộc bộ hành khiếu kiện Formosa







San Jose: Nghị viên Nguyễn Tâm công bố vụ kiện trong cuộc họp báo về nghị quyết 3.8 chống cờ đỏ







Trẻ em bán vé số







Nghi can người Việt giết anh của Ủn tại Malaysia bị cảnh sát bắt










Hội thẩo bàn tròn: Giáo dân xứ Song Ngọc, Nghệ An xuống đường nộp đơn kiện vụ Formosa







Việt Thanh Chiến Dịch - Tác giả Nguyễn Duy Chính







HEART ATTACKS : New Aspirin



Something that we can do to help ourselves. Nice to know.

Bayer is making crystal aspirin to dissolve under the tongue. They work much faster than the tablets.

Why keep aspirin by your bedside?

About Heart Attacks

There are other symptoms of an heart attack besides the pain on the left arm.

One must also be aware of an intense pain on the chin, as well as nausea and lots of sweating, however these symptoms may also occur less frequently.

Note: There may be NO pain in the chest during a heart attack.. The majority of people (about 60%) who had a heart attack during their sleep, did not wake up. However, if it occurs, the chest pain may wake you up from your deep sleep.

If that happens, immediately dissolve two aspirins in your mouth and swallow them with a bit of water.

Afterwards:

- phone a neighbor or a family member who lives very close by

- say "heart attack!"

- say that you have taken 2 aspirins..

- take a seat on a chair or sofa near the front door, and wait for their arrival and...

- DO NOT LIE DOWN while waiting for the ambulance.





Đẻ bọc điều



Một người bạn của tôi ở Pháp vừa đi Việt-Nam về. Anh kể tôi nghe câu chuyện khôi hài... đen trong xã hội... đỏ, nghe buồn cười như chuyện... tếu! Bây giờ tôi lại mượn lời của Anh, kể lại cho Bạn nghe, để Tạp Ký tuần này được viết dưới thể văn...truyện cười ra nước mắt!

Hôm đó, anh đang bận đi dạo phố ở Hà-Nội để mua vài thứ quà lưu niệm. Xe thông tin đi khắp thủ đô quảng cáo cuốn phim “Nguyễn-Ái-Quốc ở Hông-Kông” đang chiếu tại các rạp. Tò mò, anh muốn biết dân Hà-Hội thưởng thức nghệ thuật thứ bẩy như thế nào? Anh bảo bác tài xế tắc-xi chở anh đến rạp hát sang trọng của thủ đô Hà-Nội là rạp Fansland. Xe dừng trước rạp, anh mới biết là mình lầm lẫn, vì rạp vắng như Chùa Bà Đanh. Phim nói về Hồ-Chí-Minh Nguyễn-Ái-Quốc mà người dân thủ đô Hà-Nội thờ ơ hay sao? Cụt hứng, anh vội quay lui, tìm người tài xế tắc-xi thì thấy bác ta đang đậu bên kia đường, mỉm cười rất hiền, bác bảo anh “Tôi biết thế nào ông cũng quay về. Cuốn phim đó có gì mà xem? Hôm đầu tiên chỉ bán được 24 vé. Ngày hôm sau, chỉ bán được độc nhất 1 vé, nên chủ rạp đã phải trả 1 vé này lại và không chiếu nữa.” Ngạc nhiên, anh hỏi “Dân Hà-Nội không thích xem phim nói về lãnh tụ của họ hay sao?” Bác tài đáp “Còn phải hỏi! Nếu gặp phim hay, rạp đông, chen chân không lọt.” Tò mò, anh lại hỏi “Thế rạp chứa được bao nhiêu người một suất?” Bác tài xế cười thành tiếng “Những 250 ghế cơ. Do đó, với số khách 24 người mà chiếu, cũng đủ chết chủ rạp rồi. Huống chi chỉ có 1 người.”

Trên đoạn đường về, bác tài xế nói chuyện nổ như bắp rang. Nào là nhà làm phim phen này bị lỗ nặng, vì đã bỏ ra một số vốn đầu tư với Tàu cộng sản xuất cuốn phim. Nào là phim đã quay ròng rã hai tháng liên tục ở Quảng-Đông. Nào là tên phim ban đầu được đặt là “Thoát hiểm ở Hồng-Kông” cho có vẻ ly kỳ... xã hội đen để hấp dẫn khán giả. Nhưng khi vào Việt-Nam, mấy tay cán bộ đỏ tưởng bở rằng Bác vẫn còn hấp dẫn trong quần... chúng thủ đô Hà-Nội, nên cho đổi tên phim thành “Nguyễn-Ái-Quốc ở Hồng-Kông”. Không ngờ sáng kiến này lại trở thành... ác kiến, khi người dân Hà-Nội chỉ cần nghe đến tên “Cáo già vừa dẻo vừa dai. Buôn dân bán nước cắt hai sơn hà”, đã vội đóng cửa bảo nhau tẩy chay cuốn phim. Báo hại chủ rạp Fansland tốn công, tốn của quảng cáo rầm rộ cho cuốn phim, mà không có ma nào vào xem. Trong khi trước đó cứ mừng hụt, tưởng phen này đưa tên tuổi bác ra, sẽ hốt bạc. Không ngờ chỉ cần nghe tên thây ma HCM, người dân Hà Thành đã chạy có cờ, sợ rằng lại bị chậm chân như năm 1954 thì khốn đốn!

Đến đây, anh bạn bắt chước giọng Hà-Nội của bác tài xế tắc-xi cười cười, nói “Ông biết không? Bây giờ mà có cuộc di cư như năm 1954, dân Hà-Nội sẽ đạp nhau vãi c... vãi đái ra mà lên tàu bay hay xuống tàu thủy ra nước ngoài. Dạo ấy tôi còn bé, chưa biết gì. Thế nhưng sau 1975, có ông bác vào Nam, cứ đay nghiến họ hàng trong Nam rằng “Cơ khổ! Sao bây giờ còn ở đây? Tôi tưởng vào đây sẽ không gặp một ai sất cả! Làm sao mà không chịu đi Mỹ nhỉ? Ở lại làm gì cho khổ một đời cha, ba đời con như chúng tôi đây? Các ông bà rõ thật là... dại dột hết sức!”

Anh bạn thấm thía câu chuyện của bác tài xế, lặng thinh không góp lời nào. Xuống xe, anh trao cho bác tài xế hết những đồng tiền anh vét trong hai túi quần. Gấp đôi hay gấp ba giá tiền phải trả. Bác tài xế cảm ơn và còn nói “Tôi với ông chắc cả đời chỉ gặp nhau một lần này, nhưng tôi xin nói ngay là các ông ở bên Âu Mỹ ấy, chắc kiếp trước được đẻ " bọc điều ". Thoát khỏi làm dân Việt-Nam cộng sản cũng như được tái sinh một kiếp khác đấy! Cố gắng làm việc phúc đức để con cháu được nhờ.

Câu chuyện đến đây là hết. Nhưng cái “hậu” của nó còn vương mãi trong trí tôi. A ha! Bạn và tôi đang ở Mỹ, vậy thì - theo lời bác tài xế – Bạn và tôi cũng đã được đẻ bọc điều nhỉ? Điều này phải hỏi lại Mẹ tôi đã. Nhưng hỏi chuyện đời xưa với một bà cụ đã 94 tuổi, đôi tai điếc lác thì thật là khó khăn. Thôi vậy. Cứ xem như Bạn và tôi đã được đẻ bọc điều.

Thế nhưng, có nhiều kẻ sống ở hải ngoại từ lâu, mà không dám nhận là mình đẻ bọc điều đấy, Bạn ạ!

Moscow - Hà Nội: chuyến bay kinh khủng



Chuyến bay từ Moscow về Nội Bài tuần trước trên Aeroflot vẫn còn ám ảnh đến giờ. Đến gần cửa máy bay đã thấy la liệt túi xách, va ly. Một ông bố đập liên hồi vào chiếc xe nôi, mồm chửi ầm ĩ mà nó cứ ì ra, không gập lại được. Đến gần mấy em tiếp viên Nga (rất xinh) thấy họ mặt lạnh như tiền. Bụng bảo dạ, sao mấy em vớ vẩn thế nhỉ.

Vào khoang, hỡi ôi một cảnh tượng như vỡ trận. Người đứng, người ngồi, người dẫm lên trên ghế, có người thậm chí còn ngồi vắt vẻo trên cả lưng ghế, cười nói, chào hỏi, chửi nhau oang oang như cái chợ.

Một cha đứng trên ghế chửi: ĐM, mày để thế này thì tao để vào đâu. Chú kia oang oang, kệ mày, tao đến trước, tao để trước. Chú đã nhanh tay xếp túi xách, valy chật nguyên cả khoang để đồ bên trên. Bụng bảo dạ, sao mang nhiều đồ thế nhỉ. Lúc sau có câu trả lời, té ra bà con buôn đồ về. Một mợ nói oanh oanh, lần trước tao mang được mấy túi trứng vịt lộn sang Moscow. Trừ vỡ, bán ngần này mới có lãi. Trong gầm ghế cơ man là túi, là valy, là rượu ngoại. Các hộc tủ không thể nhét được gì thêm. Mấy hộc tủ nặng đến nỗi, hai em tiếp viên không đỡ lên nổi, đành chờ một cậu tiếp viên nam.

Cất cánh được lúc lại như chợ vỡ. Mấy mợ cầm bao mì tôm xuống dưới nhao nhao xin nước nóng. Rồi nói, cười he hé.

Đang đêm, tự dưng có loa phát thanh: Chúng tôi phát hiện có người hút thuốc trong toilet, phải chế tài cấm bay này nọ. Bỗng chột dạ, thấy lo lo, nhưng nhìn sang chả ai quan tâm. Tiếng một em bé khóc, nhưng át bởi tiếng giọng đùng đục, ngái ngủ đàn ông nói với lên: lần sao mài đi với con nhỏ thì nhớ mua ghế hạng C. Bố đ ngủ được. Một cậu bạn chưa kịp ngồi đã bị một phụ nữ hất hàm bẩu: mài ra kia ngồi cho chị ngồi đây. Sợ vãi, không dám nói câu nào. Một bạn khác mất ngủ vì gã ngồi sau thúc chân liên hồi vào ghế, chân thối um. Bạn kinh, không dám phàn nàn. Lúc đang xếp hàng toilet, bỗng một thanh niên chạy từ đâu tới, chen lên, ra sức mở cửa đang đóng. Mình bảo, cậu đứng xuống kia xếp hàng. Thế là gã lại hớt hải chạy về chỗ, dáng khom dom, cúi gập người xuống, rõ khổ.

Một bà ngồi cạnh bạn mình kể, đây là lần đầu tiên bà về VN sau 8 năm nấu ăn trong một xưởng may ở Moscow. Mỗi tháng được 800 đô, đã gửi tiền xây được nhà, mua được taxi cho con (rất vui). Lần này bà về hẳn vì bố ráp kinh quá. Bà kể chạy trốn ra sao khi bị kiểm tra. Có lần không kịp, đành nằm im trên giường, đổ dầu ra, miệng rên hừ hừ. Lần đó họ tha, vì nghĩ bà già và bệnh.

10 tiếng sau, máy bay vừa hạ đã lai nhao nhao. Tất cả đều đứng dậy, chẳng cần chờ máy bay dừng. Trông mấy em tiếp viên Nga rất bất lực, ngán ngẩm. Thôi thì đồ đạc, valy lôi ra tứ tán. Có mẹ làm rơi valy vào đầu người khác. Một mẹ xếp cả đống valy ra cửa thoát hiểm. Chợt thấy, một cha Nga tay cầm một xấp passports, tay chỉ đếm đếm người. Té ra là họ áp giải lao động chui về nước. Thấy mấy em ngân ngấn nước mắt. Lòng thật sự trùng xuống.
Đi qua cửa máy bay  không dám liếc nhìn mấy em tiếp viên xinh đẹp. Mà họ cũng chẳng thèm chào mình nữa. Họ khinh hay kinh hãi?

Vì sao như thế? Tại họ không nghiêm, hay tại cái người mình nó thế?

Sao mà chúng ta ra nông nỗi này?



Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Nhật Lâm và Đặng Thế Luân song ca CHO ĐỒNG BÀO TÔI







HỢP CA QUÂN LỆNH CUỐI CÙNG







Tàu Cộng, Từ Danh Đến Thực - Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa



Bính Thân vừa qua có vẻ được mùa cho lãnh đạo Trung Quốc. Nhìn tứ hướng, thiên hạ đều thấy ánh sáng thiên triều tỏa khắp dương gian….

Khách có người bỏ tiệc tất niên mà ngồi bên hỏi vọng: “Này quan bác, Quang Diệu Trung Hoa đấy à?”

Dạ thưa rằng chưa chắc! Trung Hoa là nơi có nhiều tích cổ, đầu Xuân hãy nhớ lại một tích Tầu rồi ta nhẩn nha luận tiếp với trái cóc khô đưa cay….

Thời Xuân Thu, có Di Tử Hà được Vệ Linh Công tin yêu nên ra mặt hống hách chuyên quyền ở nước Vệ. Một người hề, thước tấc còn kém Đặng Tiểu Bình, bèn tâu lên vua: “giấc mộng của thần đã ứng!” Linh Công hỏi: “ngươi mộng thấy gì?” Hề lùn: “Thần mộng thấy bếp. Quả nhiên thấy được bệ hạ!”
Chẳng những khách mà Linh Công cũng nổi giận.

“Ta nghe nói người thấy vua sẽ nằm mộng thấy vầng dương, tại sao trước khi gặp quả nhân ngươi lại mộng thấy bếp? Nói không ra là ngươi ra pháp trường đổ lệ!” Người lùn giải thích: “Mặt trời chiếu khắp thiên hạ, có vật gì che khuất được ánh sáng của nó? Ánh sáng của vua cũng vậy, soi sáng cả nước, không ai che khuất được. Vì vậy, sắp gặp vua, người ta mộng thấy mặt trời. Còn bếp thì chỉ để cho một người đứng nấu, ai đứng phía sau thì chẳng thấy lửa. Hiện nay, có phải là một người được bệ hạ hết sức tin yêu không? Vì vậy, thần mộng thấy bếp lửa rồi mới được diện kiến long nhan!”
Chẳng vạch tên Di Tử Hà, gã hề lùn vẫn biết đẩy cây vào bếp!

Thời nay, ánh sáng thiên triều có cả ngàn bếp lửa chung quanh. “Quyền tâm” Tập Cận Bình chỉ là lõi trống ở giữa. Thấy khách sốt ruột như trẻ đợi áo Tết, người viết bèn nói về danh đã.

Năm nay, Bắc Kinh tưng bừng khí thế ngoại giao. Giải phóng quân Trung Quốc tập trận chống khủng bố từ biên giới của dân Tajik với xứ Afghan, rồi vào tới đất Saudi Arabia. Tại xứ Syria dầu sôi lửa bỏng, một Đề đốc Bắc Kinh hiên ngang xuất hiện với lời hứa sẽ huấn luyện và yểm trợ chế độ độc tài Bashar al-Assad, coi lời hăm của Tổng thống Barack Obama như trẻ đùa trên cát. Còn đầu tư của Trung Quốc thì tràn ngập lục địa Châu Phi. Năm Thân, lần đầu tiên, đồng Nhân Dân Tệ được bưng vào rổ ngoại tệ quý tộc của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, na92m ngang tiền Mỹ tiền Âu, tiền Anh, tiền Nhật. Tới cuối năm thì Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte cao giọng chửi Obama và cúi đầu tới Bắc Kinh nói chuyện hợp tác….

“Phải có danh gì với núi sông!” của Nguyễn Công Trứ bèn được Tập Cận Bình mượn đỡ, tự dán lên ngực hai chữ “quyền tâm”, ta là quyền lực cốt lõi, như Hội nghị sáu thuộc Ban chấp hành Trung ương khóa 18 dõng dạc khẳng định vào cuối Tháng 10 sau khi nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của đảng là phát huy hình ảnh chói lọi của Trung Quốc ra toàn cầu.

Trong bốn năm qua, họ Tập đã thâu tóm quyền lực trong tay, từ an ninh đến kinh tế, quân đội và công an lẫn pháp chế nhà nước, để trở thành cái lõi tỏa sáng ra bốn phương. Quyền lực của ông được sánh ngang Đặng Tiểu Bình và Mao Trạch Đông. Vài tuần sau, vầng dương càng tỏa sáng tại Thượng đỉnh APEC ở xứ Peru. Tổng thống Tân cử Donald Trump vừa tuyên bố Hoa Kỳ từ bỏ Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP thì Tập Cận Bình liền đề nghị giải pháp thay Mỹ: Hiệp ước Đối tác Toàn diện RCEP gồm 16 quốc gia - mà không có Hoa Kỳ.

Từ nay, trăm điều hãy cứ trông vào một ta! Còn Hoa Kỳ? – Xê ra chỗ khác!

Cả thế giới nói đến ánh sáng Trung Quốc, có sản lượng kinh tế hạng nhì với ý chí hạng nhất của lãnh tụ khiến vầng đông chiếu sáng dương gian. “Nhưng đấy chỉ là danh”, khách có vẻ bồn chồn gặng hỏi, “còn thực thì sao?” Về thực ư?

Nói tới sản lượng kinh tế, là sức sản xuất trong một năm, báo chí ngây ngô cứ xếp hạng Trung Quốc sau Hoa Kỳ. Nhưng sức sản xuất đó phải được đo đếm ở điều khác: tài sản tư nhân, là nguồn tài nguyên khả dụng cho các nhu cầu chi tiêu về xã hội và quân sự của nhà nước.

Từ năm 2000, Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ đã cân đo đong đếm lượng cái tài sản đó của các nước. Con số được công bố giữa năm 2016 cũng nên làm bàn dân thiên hạ nhìn lại.

Tài sản tư nhân hay private wealth của Hoa Kỳ được ước lượng là 84 ngàn tỷ Mỹ kim, còn của Trung Quốc, khoản tài sản đó chỉ bằng 23 ngàn 400 tỷ, kém Mỹ hơn 60 ngàn tỷ, hay 60 triệu triệu đồng bạc xanh! Chưa hết, đấy là con số tính đến giữa năm 2016. Nếu tính từ giữa năm 2015 thì khoản tài sản ấy còn giảm, ít nhất ngàn tỷ. Và so với toàn cầu, sự giàu có của Trung Quốc từ 9,5% cũng sụt, chỉ còn 9,1%.

Giới kinh tế đào sâu vào cái thực chỉ xác nhận điều báo chí hàng ngày vẫn loan tải: Trung Quốc bị nạn thất thoát tư bản hay tẩu tán tài sản, mà lại mắc nợ nhiều hơn. Trong khi đó, cũng từ giữa năm 2015 trở đi, tài sản tư nhân tại Mỹ tăng thêm một ngàn 700 tỷ đô la, dù ai ai cũng than là nước Mỹ kết thời. Sánh với toàn cầu, tài sản tư nhân của Hoa Kỳ ở khoảng một phần ba, của Trung Quốc là 9,1%.

Trong mấy thập niên, cả thế giới nghe nói đến sức quật cường của Trung Quốc. Quả là có: cuối năm 2000, tài sản tư nhân của Trung Quốc là bốn ngàn 600 tỷ Mỹ kim, bằng 4% của toàn cầu, so với 42 ngàn 300 tỷ của Mỹ, bằng 36,2% của thiên hạ, sau đấy Trung Quốc làm giàu nhanh hơn Mỹ, với tỷ phần có tăng, của Hoa Kỳ lại giảm. Nhưng kể từ sáu năm nay, Hoa Kỳ bắt kịp tốc độ và lặng lẽ vượt qua trong ba năm liền. Trong cõi danh và thực thì cũng có sự chuyển dịch và từ ba năm nay người ta bắt đầu công nhận rằng đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc hết là rồng cọp như trước.

Khách ngồi bên tí tách bánh mứt bỗng lại chuộng môn kinh tế: “Nếu tính gộp tài sản tư nhân với tài sản công quyền của Tầu thì sao?”

Thưa, kinh tế Trung Quốc có khu vực nhà nước, với các tập đoàn quốc doanh khổng lồ mà nước Mỹ không có. Như “đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, nhưng do nhà nước thống nhất quản lý”. Nhà nước Trung Quốc có thể giàu hơn nhà nước Hoa Kỳ nhờ cái định nghĩa đó. Nhưng làm sao đo đếm cho ra cái lượng tài sản mơ hồ này?

Thí dụ như Ngân hàng Trung ương Mỹ thì ước tính tài sản tư nhân của Hoa Kỳ chỉ ở khoảng 74 ngàn 300 tỷ, thấp hơn con số của Ngân hàng Credit Suisse chừng 10 ngàn tỷ. Còn tài sản công quyền của Trung Quốc? Đấy là bí mật quốc phòng của đảng vì trong đó còn có khối nợ bằng núi Thái Sơn mà Bắc Kinh cố giấu như lấy thúng úp voi!

Nếu đếm theo thời gian thì tính tới giữa năm 2016, tài sản công quyền của Trung Quốc lên tới 19 ngàn tỷ, trong đó, giá đất cứ trồi sụt và có khi bặt kinh kỳ vì tùy theo bong bóng ở từng địa phương. Ngoài Credit Suisse, nhiều trung tâm nghiên cứu quốc tế cũng cố tìm cho ra con số thuần là tài sản trừ nợ, và ước lượng ở khoảng 27 ngàn tỷ, hay 27 ngàn 400 tỷ. Vẫn còn thua Mỹ đâu đó 47 ngàn tỷ đô la.

Những số liệu có vẻ trừu tượng ấy chỉ có giá trị cho giới chiến lược khi thẩm định thực lực của các cường quốc. Với người phàm, khách gật gù phán, “người ta chỉ cần nhớ là Trung Quốc có vẻ sinh động về kinh tế, như một bầy kiến thường xuyên bận rộn, mà chẳng có năng suất.”

Khách này hợp ý cô gia!

Nếu nhìn cho sát thì ta nên tự hỏi từng con kiến có thể khuân về bao nhiêu tài sản để tiêu thụ hoặc để dành cho mùa giá lạnh? Về kinh tế, đấy là khái niệm lợi tức thuần của từng người dân. Của dân Trung Quốc là 3.400 đô la một năm, của Hoa Kỳ là 42.600 đô la! Trời ạ….

Nếu cho rằng một đô la tại Hoa lục có sức mua cao hơn một đô la tại Hoa Kỳ, tính theo “tỷ giá mãi lực” PPP, thì người ta cũng phải rộng rãi tính thêm rằng Trung Quốc đang giải tỏa dần việc kiểm soát để nâng sức cạnh tranh. Chuyện ấy không hề có vì từ một chục năm nay, Bắc Kinh không giải phóng thị trường mà còn củng cố khu vực kinh tế quốc doanh kém năng suất, gây ô nhiễm và mắc nợ.

Sau khi lên lãnh đạo từ cuối năm 2012, Tập Cận Bình cũng nói đến yêu cầu chuyển hướng kinh tế theo quy luật thị trường, mà không nổi. Nội việc đóng cửa các tập đoàn kinh tế nhà nước bị vỡ nợ vì sản nhập chứ không hề sản xuất thì cũng phải bố trí lại gần hai triệu việc làm dư dôi. Và doanh nghiệp nhà nước lại còn được họ Tập đòi tuyển thêm bộ đội phục viên, là lính tráng bị cho về hưu khi bậc “quyền tâm” muốn tinh giản bộ máy quốc phòng. Một lý do quan trọng không kém là hệ thống quốc doanh này lại là những bếp lửa.

Khách ngồi sát máy gõ, bắt đầu thấy đề tài hấp dẫn chi lạ!

Từ Ủy viên Bộ Chính trị trở xuống, các đảng viên từ bậc lãnh đạo đến giới cao cấp đều có thân tộc và quyền lợi gắn bó với tập đoàn kinh tế nhà nước tại trung ương và ngần ấy địa phương. Mạng lưới cấu kết của “chế độ tư bản thân tộc với màu sắc Trung Hoa” là dàn đầu bếp đang che khuất ánh sáng mặt trời của “quyền tâm” Tập Cận Bình. Việc cải cách không thể thành hình trong khung cảnh đó và viễn ảnh qua mặt Hoa Kỳ trong tương lai chỉ là giấc mơ. Trước mắt là ác mộng.

Đấy là lúc Hoa Kỳ lại vừa bầu lên một con diều hâu, chòm chõm nhìn vào Trung Quốc như cú dòm nhà ma. Khi Tổng thống Tân cử Donald Trump đàm thoại với Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan - được dân bầu lên một cách dân chủ - ông ta đi ngược quy luật bất thành văn của các Tổng thống Mỹ từ khi Hoa Kỳ bỏ rơi Trung Hoa Dân Quốc để ôm lấy Trung Cộng năm 1979!

Nhiều nước Đông Á cứ sợ Hoa Kỳ thu vén phương tiện và lui về giải quyết việc nhà mà để Á Châu xoay trở lấy với bài toán Trung Quốc. Thật ra, bài toán Trung Quốc là danh chẳng như thực, lại có quá nhiều đầu bếp đang bao vây thiên tử, cho nên bầy kiến ở dưới sẽ lại “sụt toang đê cũ” như Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô Đại Cáo cách nay 690 năm!

Chính Tập Cận Bình đã cảnh báo như vậy từ năm 2013 mà mấy ai thèm để ý?

Thấy người viết mượn lời Nguyễn Trãi mà phóng cú đà đao, khách bỗng phê như lân thấy pháo, mặt mày vênh váo tu luôn chai rượu ngon trên kệ! Nhằm nhò gì, người viết này bèn ôn tồn gõ tiếp….


Chiến thắng Kỷ Dậu, năm Quang Trung Đại Phá Quân Thanh

Năm Dậu mà không nhắc tới Quang Trung Nguyễn Huệ là chưa đủ lễ với Chiến thắng Xuân Kỷ Dậu năm 1789 được nơi nơi ghi nhớ.

Trước “muôn chiến công, một chiến công dồn lại” là trận Đống Đa long trời lở đất, được Vũ Hoàng Chương ca tụng như vậy với “Bài Ca Bình Bắc”, thì Nguyễn Huệ đã lừng danh với các trận thủy chiến khi vào Gia Định, và khét tiếng với trận hỏa công năm 1786 khi từ Quy Nhơn ra đánh Phú Xuân đang bị quân Trịnh chiếm đóng. Người Việt chúng ta ai cũng có thể nhớ đến các kỳ tích quân sự ấy, nhưng ít ai thấy rằng sau Chiến Thắng Đống Đa vào Xuân Kỷ Dậu, Nguyễn Huệ còn đánh hỏa công vào tận… trong bếp của Càn Long.

Đó là Quang Trung Hoàng đế dùng mưu lược của Ngô Thì Nhậm mà mua chuộc Tổng đốc Lưỡng Quảng là Phúc Khang An và Đại học sĩ rồi Thượng thư bộ Hộ là Hòa Thân.

Chưa rõ Phúc Khang An có là con riêng của Càn Long không, chứ lịch sử đã viết Hoà Thân là sủng thần, chuyên quyền và đệ nhất tham nhũng của triều Mãn Thanh, khi bị tử hình thì kho lẫm còn nhiều hơn tổng số thu của Triều Thanh trong 15 năm!.. Trị vì được 60 năm. Càn Long tự nghĩ mình là ánh sáng mặt trời mà không thấy hai cái bếp ở chung quanh là Phúc Khang An và Hòa Thân (có nơi dịch là Hòa Khôn).

Quang Trung bèn đánh hỏa công bằng cách châm củi vào bếp, khiến Càn Long bị hai kẻ làm bếp lung lạc mà buông luôn ý định phục thù. Trong lịch sử ngoại giao Hoa-Việt, ít khi nào lãnh đạo của ta lại tác động tới thượng tầng của quyền lực Trung Quốc như với Quang Trung sau biến cố Kỷ Dậu….
Đọc đến đây, khách thở hắt vào vô tận: “Ngày nay đầu bếp Tầu đang tỏa khói giữa hẻm Ba Đình!”

Chính vì vậy mà biết đâu Thân Dậu niên lai lại kiến thái bình, khi Cơn gió to trút sạch lá khô, Tổ kiến hổng sụt toang đê cũ…..