khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

Văn hóa Giả-Ác-Đấu ở trong nước có từ bao giờ? - Tác giả Bs Trần Xuân Ninh







Đặc Khu Vân Đồn Trong Chiến Lược Bành Trướng Của Tàu Cộng & csvn







Ba Ván Cờ Oan Nghiệt Trên Thân Phận Dân Tộc Việt Nam






Băng Nhạc Sơn Ca 10, Thái Thanh và Ban Hợp Ca Thăng Long







Lê Uyên Phương, Nỗi Buồn Dâng Hiến







Băng Nhạc Nguyễn Đình Toàn - Nhạc Chủ Đề 1970: Tình Ca Việt Nam







Võ Anh Tuấn hát Giọt Mưa Thu, nhạc Đặng Thế Phong







Võ Anh Tuấn hát Dạ Khúc, nhạc Nguyễn Mỹ Ca







Con trai tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng lên tiếng trước phiên tòa ngày 30/7/2018




/>


Trò chơi tuổi thơ: đánh đáo, đánh trỏng - Tác giả Lâm Vĩnh Thế




Đánh Đáo

Trò chơi nầy thường ít khi có trên bốn đứa, mỗi đứa bỏ ra một số "xu" bằng nhau.  "Xu" có thể là tiền xu thật, loại đồng một xu màu xanh xám, bằng kẽm, tương đối dễ bể, cho chính quyền thuộc địa Pháp phát hành, lúc đó vẫn còn lưu hành (một xu lúc đó có thể mua được một miếng kẹo da trâu), nhưng cũng có thể là tiền điếu, bằng đồng thau, do Nhà Nguyễn phát hành, lúc đó không còn xài được nữa.  "Xu" cũng có thể là nút khoén như đã mô tả trong phần chơi tạt.  
Có hai thể loại của trò chơi nầy, một có lỗ và một không có lỗ.  Khi chơi thì chọn một khúc lề đường có mặt đất phẳng, không có cỏ.  Đầu tiên là đào một cái lỗ (nếu chọn chơi có lỗ), đường kính sao cho các đồng xu có thể lọt vào gọn gàng, sâu chừng hơn một phân thôi, ngay bên dưới cái lỗ sẽ gạch một đường dài chừng hơn một mét, sau đó gạch một đường nữa, song song với đường thứ nhứt và cách đường nầy chừng hai mét.  
Trước khi bắt đầu chơi thì thi thảy mức hay "oánh tù tì" để định thứ tự chơi.  Bắt đầu chơi thì đứa đi đầu tiên sẽ cầm hết cả xấp tiền xu đã góp lại, đứng tại đường gạch thứ nhì, ném tất cả về phía đường gạch kia.  Nếu chơi có lỗ, thì mục tiêu sẽ là làm sao ném cho các đồng xu rớt vào trong lỗ, càng nhiều càng tốt, vì tất cả các xu lọt vào trong lỗ sẽ thuộc về người ném.  Số xu không lọt vào lỗ sẽ nằm rải rác trên mặt đất, chung quanh cái lỗ, hoặc cũng có khi văng ra xa hơn.  Bây giờ các đứa còn lại sẽ bàn với nhau, và sau đó sẽ chỉ vào một trong các đồng xu đó.  Dĩ nhiên, đó là đồng xu ở vào vị trí mà cả bọn tin là khó chọi trúng nhứt.  Đó sẽ là mục tiêu cho đứa đang chơi.  Trong trường hợp có mấy đồng xu nằm dính chùm với nhau, thì mấy đồng đó đương nhiên là mục tiêu, bọn còn lại bị tước mất cái quyền chỉ định mục tiêu.  Đứa đang chơi sẽ dùng một đồng chọi của riêng nó, nhắm chọi cho trúng cái đồng xu mà đối phương đã chỉ định, hoặc cái đống tiền xu nằm dính chùm với nhau.  Trong trường mục tiêu chỉ định, nếu nó chọi trúng thì nó sẽ "ăn" hết tất cả các xu.  Nếu nó chọi trật hay trúng một đồng xu khác thì phiên chơi của nó chấm dứt, và đứa có thứ tự kế tiếp sẽ bắt đầu chơi.  Trong trường hợp mục tiêu đương nhiên (đống xu dính chùm) thì đứa chơi phải dùng đồng chọi của nó chọi thế nào cho tất cả các đồng xu đó rời ra hết.  Nếu làm được vậy, nó sẽ "ăn" hết, nếu không thì phiên chơi của nó chấm đứt.  Đứa được đi kế sẽ gom tất cả xu lại, đi tới đường gạch ở đầu kia và bắt đầu chơi.  Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến khi tất cả các xu đã được "ăn" hết.  
Trong trò chơi nầy, "võ khí cá nhân", tức là đồng chọi, rất quan trọng, góp phần định đoạt thắng bại.  Bọn tôi mỗi đứa đều phải tự chế tạo đồng chọi.  Thông thường nhứt là các đồng chọi bằng chì.  Để "chế tạo võ khí cá nhân" nầy, bọn tôi phải chịu khó đi tìm tòi, lục lọi ở mấy bãi rác, tìm cho được mấy miếng chì vụn vặt, tốt nhứt là mấy cái ngàm thắng xe đạp.  Bỏ tất cả vào một cái lon sửa bò, bọn tôi đốt cái lon cho nóng lên để cho chì chảy ra thành nước (các bạn đã hiểu tại sao bọn tôi chọn chì rồi phải không, lý do đơn giản là vì chì có độ nóng chảy rất thấp, dễ "luyện kim", phải không các bạn ?).  Trong khi đó, thì bọn tôi đào một cái lỗ trên mặt đất, chổ có đất sét là tốt nhứt, vì dễ đào, và dễ "thiết kế" cái lỗ theo ý muốn của mình.  Đường kính của cái lỗ lớn nhỏ là tùy theo mình muốn đồng chọi của mình bao lớn.  Độ sâu của cái lỗ thường khoảng một phân thôi.  Khi chì đã chảy ra thì kiếm một miếng vải cầm cái lon lên (cho khỏi phỏng tay), đổ nước chì vào trong cái lỗ, canh sao cho vừa đủ, để khi nguội lại mình sẽ có một đồng chọi có bề dày vừa ý mình.  Sau khi chì đã nguội và đông đặc lại, thì moi đồng chì ra khỏi lỗ, và bắt đầu tiến trình hoàn tất đồng chọi, bằng cách mài cạnh và mặt của nó cho láng.  Thế là mình có được một đồng chọi hoàn toàn vừa ý mình.  Sau đó là bắt đầu tập luyện để chọi cho chính xác, muốn chọi đồng nào là trúng đồng đó.  Đến đó thì mình đã cảm thấy sẳn sàng "ra trận" rồi.






 
Đánh Trỏng
 
Trò chơi nầy về sau tôi được biết là trẻ con ngoài Bắc cũng có chơi và gọi là đánh khăng.  Dụng cụ để chơi rất đơn giản, gồm có hai khúc cây, một dài độ ba bốn tấc gọi là cây tán, một ngắn độ hơn một tấc thôi gọi là con trỏng.  Lý tưởng nhứt là cả cây tán và con trỏng đều làm bằng củi đòn, một loại củi thân tròn và rất thẳng, đường kính độ dưới hai phân, màu đỏ, chụm mau cháy và có độ nóng cao, loại củi nầy tương đối mắc tiền nên không phải nhà nào cũng có khả năng mua về để chụm lửa.  Nếu không có được củi đòn thì tìm mấy nhánh cây me, hay cây ổi cũng rất tốt, có điều là sẽ tốn công nhiều hơn trong việc chế biến chúng.  
Ở xóm Đakao của tôi thì luôn luôn chỉ chơi bốn đứa chia làm hai phe, mỗi phe hai đứa.  Chổ chơi thì phải rất rộng nên dĩ nhiên địa điểm lý tưởng của bọn tôi là bãi đất trống gần vựa củi của Ông Tư.  Để chuẩn bị chơi thì đầu tiên là đào một cái lỗ dài độ hơn hai tấc, bề ngang chừng ba phân, sâu cũng chừng ba phân.  Kế đó là gạch một đường mức cách phía trước cái lỗ chừng hai mét.  Để ấn định thứ tự chơi thì mỗi phe cử ra một đứa để "oánh tù tì".  Phe nào thắng thì được chơi trước.  Phe đó sẽ cử ra một đứa để chơi, đứa kia chỉ đứng ngoài quan sát.  Phe còn lại thì cả hai đứa đều đi ra phía đằng trước; vị trí đứng của tụi nó xa hay gần đường mức hoàn toàn do tụi nó quyết định.  Mục tiêu của tụi nó là đón bắt con trỏng do đối phương phóng ra.  
Trò chơi nầy đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật khác nhau vì cách chơi lần lượt thay đổi theo tiến trình của cuộc chơi, càng về sau càng khó.  Đầu tiên là vít, là lối chơi dễ nhứt, đứa nào cũng chơi được hết.  Khi chơi lối nầy thì con trỏng được đặt nằm ngang trên miệng lỗ, phía đằng đầu của lỗ, cây tán được cầm bằng hai tay, đầu kia đặt vào trong cái lỗ, bên dưới con trõng, đứa đang chơi sẽ dùng hết sức để vít con trỏng cho nó bay lên khỏi mặt đất, tối thiểu là phải qua khỏi đường mức và làm sao cho đối phương không bắt được nó.  Nếu đối phương bắt được con trỏng thì phiên chơi của phe đang chơi chấm dứt liền lập tức.  Phe đang chơi, lần nầy thì cả hai đứa, sẽ di chuyển ra phía trước để đón bắt con trỏng.  Phe đối phương thì lại cử ra một đứa để bắt đầu chơi.  Nếu đối phương không bắt được con trỏng, thì một đứa sẽ đi tới chổ con trỏng rớt xuống, lượm con trỏng lên và ném về phía cái lỗ, lúc đó cây tán đã được đứa đang chơi gát nằm ngang trên miệng lỗ.  Mục tiêu của đối phương là làm sao ném cho con trỏng trúng vào cây tán.  Nếu ném trúng thì phe đang chơi bị chấm dứt phiên chơi liền.  Nếu ném không trúng nhưng con trỏng nằm cách cái lỗ một khoảng ngắn hơn chiều dài của cây tán thì phe đang chơi cũng bị chấm dứt phiên chơi liền.  Nếu ném không trúng mà con
trỏng nằm xa cái lỗ thì đứa đang chơi sẽ cầm cây tán lên, đi tới chổ con trỏng đang nằm và bắt đầu dùng cây tán đo khoảng cách từ đó về tới cái lỗ, đếm xem được bao nhiêu chiều dài cây tán, con số nầy sẽ là điểm của phe đang chơi, và thông thường, ở xóm Đakao tôi, số điểm để thắng cuộc chơi là một trăm điểm.  
Sau lối chơi vít là lối chơi tán.  Bắt đầu lối chơi nầy, đứa chơi phải cầm cả cây tán lẫn con trỏng trên một tay.  Sau khi hô lớn số điểm đã có được và cách chơi sắp diển ra (thí du: mười hai, tán) thì đứa chơi sẽ ném con trỏng lên cao, chờ cho nó rơi xuống ngang tầm tay, dùng hết sức tán cây tán thật mạnh vào con trỏng cho nó bay vút về phía trước.  Nếu tán hụt, hay tán trúng nhưng quá nhẹ khiến cho con trỏng không bay vượt qua khỏi đường mức thì phiên chơi sẽ chấm dứt liền.  Nếu tán trúng và đủ mạnh để con trỏng bay xa khỏi đường mức thì phe đối phương sẽ có mục tiêu là chận bắt con trỏng trên không trung.  Nếu phe đối phương bắt được con trỏng thì phiên chơi của phe đang chơi cũng sẽ chấm dứt liền.  Nếu không bắt được thì một đứa trong phe đối phương sẽ đi lượm con trỏng lên và ném về phía cái lỗ.  Đứa đang chơi sẽ nhắm vào con trỏng đang được ném trả lại và cố gắng tán cho trúng nó.  Nếu nó tán trúng thì lần nầy phe đối phương không được quyền đón bắt con trỏng nữa.  Nó sẽ đi tới chổ con trỏng rớt xuống và bắt đầu đo khoảng cách từ đó về cho tới cái lỗ, cộng vào điểm phe nó đã có sau lần chơi vít.  Nếu nó tán hụt và con trỏng rơi xuống cách cái lỗ một khoảng ngắn hơn chiều dài cây tán thì phiên chơi của phe đang chơi cũng sẽ chấm dứt liền.  Nếu nó tán hụt nhưng con trỏng rơi xuống cách xa cái lỗ thì nó được quyền đo khoảng cách từ đó về cái lỗ để tính điểm, cộng vào điểm phe nó đã có sau lần chơi vít.  
Lối chơi kế tiếp là chặt.  Bắt đầu lối chơi nầy, con trỏng được gát vào đầu trước của cái lỗ, nữa phần sau của con trỏng nằm trong cái lỗ, nữa phần trước nằm ngóc đầu lên ở ngoài cái lỗ.  Sau khi hô lớn số điểm đã có và cách chơi sắp diển ra (thí du: ba mươi sáu, chặt) đứa đang chơi sẽ dùng cây tán chặt vào cái đầu của con trỏng đang ngóc lên, làm sao cho con trỏng bắn lên cao khỏi mặt đất, chờ khi con trỏng rơi xuống ngang tầm tay, sẽ dùng cây tán đánh mạnh vào con trỏng cho nó bay vút về phía trước.  Luật lệ cũng y như lối chơi tán vừa kể trên.  Nếu thoát được đối phương lần nầy nữa thì phe đang chơi, sau khi tính thêm điểm, sẽ chuyển sang lối chơi chót gọi là gánh.  
Lối chơi nầy rất khó.  Khởi sự chơi thì đứa đang chơi phải để cây tán nằm vắt vẻo trên vai trái, bàn tay phải cầm con trỏng.  Sau khi hô to điểm đã có và lối chơi sắp diển ra (thí dụ: sáu mươi lăm, gánh), đứa chơi co chân phải lên, luồn bàn tay phải xuống dưới chân phải, liệng con trỏng lên cao, hạ chân phải xuống đất, bàn tay phải chụp cây tán trên vai, và vừa lúc con trỏng rơi xuống ngang tầm tay, nó dang hết sức tán thật mạnh vào con trỏng cho nó bay vút về phía trước.  Luật lệ cũng y như lối chơi vừa rồi.  Nếu lại thoát được lối phương lần nầy nữa thì phe đang chơi, sau khi tính thêm điểm, và nếu vẫn chưa đủ một trăm điểm, sẽ trở lại lối chơi vít.  
Khi một phe đã đạt đủ số một trăm điểm thì phe kia phải chịu thi hành hình phạt, gọi là chạy u một khoảng đường đo bằng ba lần tán.  Chạy u là vừa chạy vừa phải thổi u u, mà khi thổi u u như vậy thì phải nín thở nên không thể chạy xa được.  Nếu ngưng thổi u u mà chưa chạy xong khoảng đường đó thì lại bị phạt thêm một tán nữa.  Để kiểm soát việc thi hành hình phạt nầy thì phe thắng không có cách nào khác hơn là cũng phải chạy kèm theo phe thua.  Dĩ nhiên phe thua thì được quyền thay phiên nhau để chạy tiếp phạt.
 
 
 
 

Phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương















#MeToo reaches Vatican as nuns denounce abuse from priests - Source AP





Revelations that a prominent U.S. cardinal sexually abused and harassed his adult seminarians have exposed an egregious abuse of power that has shocked Catholics on both sides of the Atlantic. But the Vatican has long been aware of its heterosexual equivalent — the sexual abuse of nuns by priests and bishops — and done little to stop it, an Associated Press analysis has found.

An examination by the AP shows that cases of abused nuns have emerged in Europe, Africa, South America and Asia, demonstrating that the problem is global and pervasive, thanks to the sisters' second-class status in the church and their ingrained subservience to the men who run it.

Yet some nuns are now finding their voices, buoyed by the MeToo movement and the growing recognition that even adults can be victims of sexual abuse when there is an imbalance of power in a relationship. The sisters are going public in part to denounce years of inaction by church leaders, even after major studies on the problem in Africa were reported to the Vatican in the 1990s.
"It opened a great wound inside of me," one nun told the AP. "I pretended it didn't happen."

Wearing a full religious habit and clutching her rosary, the woman broke nearly two decades of silence to tell AP about the moment in 2000 when the priest to whom she was confessing her sins forced himself on her, mid-sacrament.

The assault — and a subsequent advance by a different priest a year later — led her to stop going to confession with any priest other than her spiritual father, who lives in a different country.

 

Superiors doing nothing 


The extent of the abuse of nuns is unclear, at least outside the Vatican. However, this week, about half a dozen sisters in a small religious congregation in Chile went public on national television with their stories of abuse by priests and other nuns — and how their superiors did nothing to stop it.
A nun in India recently filed a formal police complaint accusing a bishop of rape, something that would have been unthinkable even a year ago. And cases in Africa have come up periodically. In 2013, for example, a well-known priest in Uganda wrote a letter to his superiors that mentioned "priests romantically involved with religious sisters" — for which he was promptly suspended from the church until he apologized in May.

"I am so sad that it took so long for this to come into the open, because there were reports long ago," Karlijn Demasure, one of the church's leading experts on clergy sexual abuse and abuse of power, told AP in an interview.

The Vatican declined to comment on what measures, if any, it has taken to assess the scope of the problem globally, or to punish offenders and care for victims. A Vatican official said it is up to local church leaders to sanction priests who sexually abuse sisters.

The official, who spoke on condition of anonymity because he wasn't authorized to speak on the issue, said the church has focused much of its attention on protecting children, but that vulnerable adults "deserve the same protection."

"Consecrated women have to be encouraged to speak up when they are molested," the official told AP. "Bishops have to be encouraged to take them seriously, and make sure the priests are punished if guilty."

But being taken seriously is often the toughest obstacle for sisters who are sexually abused, said Demasure, until recently executive director of the church's Center for Child Protection at the Pontifical Gregorian University, the church's leading think-tank on the issue.

"They (the priests) can always say 'she wanted it,"' Demasure said.

 

Novices particularly vulnerable


Demasure said many priests in Africa, for example, struggle with traditional and cultural beliefs in the importance of having children. Novices are particularly vulnerable because they often need a letter from their parish priest to be accepted into certain religious congregations.

"And sometimes they have to pay for that," she said.

 And when these women become pregnant?

"Mainly, she has an abortion. Even more than once. And he pays for that. A religious sister has no money. A priest, yes," she said.

There can also be a price for blowing the whistle.

In 2013, the Rev. Anthony Musaala in Kampala, Uganda, wrote a letter to members of the local Catholic establishment about "numerous cases" of alleged sex liaisons of priests, including with nuns. He was suspended until he issued an apology in May, even though Ugandan newspapers regularly report cases of priests caught in sex escapades.

 

'Safe' sexual partners


Archbishop John Baptist Odama, leader of the Ugandan conference of bishops, told the AP that allegations against individual priests should not be used to smear the whole church.
"Individual cases must be treated as individual cases," he said.

The reports in the 1990s were prepared by members of religious orders for top church officials. In 1994, the late Sr. Maura O'Donohue wrote about a six-year, 23-nation survey, in which she learned of 29 nuns who had been impregnated in a single congregation.

Nuns, she reported, were considered "safe" sexual partners for priests fearing infection with HIV from prostitutes or other women.

The reports were never meant to be made public, but the U.S. National Catholic Reporter put them online in 2001. To date, the Vatican hasn't said what, if anything, it ever did with the information.



Phỏng vấn Ts Nguyễn Thị Hậu







Tìm Hiểu Lệnh Triệt Thoái Quân Đoàn II, tháng 3-1975. Tác giả Lâm Vĩnh Thế







Vua cộng sản vừa tham vừa ngu! - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May







Cái giá của Dự luật bán đất 99 năm cho Tàu- Tác giả Nguyễn thị Cỏ May







Hội Luận: Đức tuyên án nghi phạm Nguyễn Hải Long trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh







Hội Luận: Cuba bỏ chủ nghĩa cộng sản (cncs) và thực chất cncs ở nước Tàu Cộng







Khám Phá Mới: cây cối có thể nói chuyện như người







csvn tuyên truyền phản tác dụng







Thực chất thủy điện tại VN







Cả họ làm quan do thể chế độc tài của csvn







Đã đến lúc Hoa Kỳ phải có hành động mạnh trước sự hung hăng của Tàu Cộng trên Biển Đông







Xích Lô Hà Nội, loại nửa nạc nửa mở






                                                                  


William Nguyễn: "Không hối tiếc vì đóng góp cho nền dân chủ Việt Nam"



 
Công dân Mỹ gốc Việt bị chính quyền Việt Nam trục xuất hôm 20/7 vừa đăng tải dòng trạng thái trên cả tài khoản Facebook và Twitter Will Nguyễn bày tỏ "không hối tiếc" với những gì đã qua, trái ngược hẳn với "video nhận tội" trên truyền thông nhà nước Việt Nam.
 
"Bị bỏ tù mà không có án, không có bất kỳ hạn định là một sự ức hiếp tột độ. Will không bao giờ hối tiếc vì sự đóng góp cho nền dân chủ tại Việt Nam... và Will sẽ tiếp tục góp phần cho sự phát triển của Việt Nam trong suốt đời mình," William Nguyễn sử dụng 2 hashtag #Vietnam#danchu cho bài viết ngắn của mình.
 
Will Nguyen này còn chia sẻ hình ảnh chú cá voi "bơi trên không trung" của thành phố Hồ Chí Minh và cho biết ông xúc động vì hình ảnh này.
 
"Đắm mình trong ấn tượng bởi sự sáng tạo của người dân Việt. Cứ vấp vào hết hình ảnh này đến hình ảnh khác của dòng sự kiện dồn dập trong tháng trước, nhưng hình ảnh này - hình ảnh đã được một người bạn gửi sau khi bản án của Will được công bố - là hình ảnh làm Will xúc động nhất. Will những muốn được cám ơn, bất kể tác giả của nó là ai."
Cựu sinh viên đại học Yale úp mở: "Một tuyên bố công khai đang thành hình".
 
William Nguyễn (hay còn gọi là Will Nguyễn, William Nguyễn Anh), năm nay 32 tuổi. Anh bị bắt ngày 10/6/2018 sau khi trở về nước từ Singapore, tham dự cuộc biểu tình phản đối dự Luật Đặc khu và luật An ninh mạng của người Sài Gòn.

Các video đăng tải trên mạng xã hội sau đó cho thấy anh bị bắt, bị đánh bởi số đông người mặc thường phục, đầu đổ máu.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng sau đó cho biết, Will Nguyễn bị bắt với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" và an ninh Việt Nam "không dùng vũ lực" với Will Nguyễn.

 
Ngày 18/6, thanh niên gốc Việt xuất hiện trên truyền hình Việt Nam hứa "sẽ không tham gia các hoạt động 'chống phá'…nữa", đồng thời bày tỏ hối hận là các hành động của anh đã "gây rắc rối cho gia đình, bạn bè...”

William Nguyễn cũng thừa nhận “cản trở giao thông, gây khó khăn cho những người ra phi trường”.

Hàng chục các dân biểu Mỹ gọi điện cho Đại sứ nước này tại Việt Nam và gửi thư cho Ngoại trưởng Mike Pompeo thúc giục trả tự do cho thanh niên sinh ra tại thành phố Houston, bang Texas.
 
Ngày 8-9/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Việt Nam, nêu vụ bắt công dân Mỹ và "thúc giục giải pháp nhanh chóng đối với vụ này".
 
Ngày 20/7, William Nguyễn bị tòa án nhân dân TPHCM tuyên hình phạt "trục xuất ngay lập tức".

Ngày 22/7, cô Victoria Nguyễn cho hay, anh của cô cần nghỉ ngơi để hồi phục và ngày 1/8 này William Nguyễn sẽ có mặt ở Houston.
 
 
 

 

Mẹ Nấm ngưng tuyệt thực và cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn...







Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Cuộc đứng dậy của người trẻ VN hôm nay- Tác giả Điệp Mỹ Linh







Lãnh đạo bỉ ổi và bán nước của đảng csvn bị dân vạch mặt







Đi Tìm Một Người Và Thời Gian Đã Mất - Tác giả người lính già oregon







Thư gửi phe ta - Tác giả người lính già oregon







Vụ trực thăng Mỹ bắn lầm tại trường Phước Ðức, Chợ Lớn chiều ngày 2-6-1968- Tác giả Lâm Vĩnh Thế







Thi cử tại Hà Giang và trách nhiệm người đứng đầu

Quan hệ Chính Phủ Hoa Kỳ và đảng csvn: lòng tin và quyền lợi- Tác giả Ts Nguyễn tiến Hưng




Bàn tới lịch sử của Cuộc chiến Việt Nam và kinh nghiệm bang giao với Mỹ, cần nhớ lại và mở một dấu ngoặc về "bài học" cũ của Việt Nam Cộng Hòa.

Viết về hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng, báo Lao Động thuật lại việc ông Timothy Liston, Phó Tổng Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn lên thăm tàu và bế một cậu bé để cùng vỗ tay với những người bạn nhỏ.

Họ cùng hoà ca bài "Trái đất này là của chúng mình". Câu hát "màu da nào cũng quý cũng yêu" như chính thông điệp của cuộc gặp gỡ.
Tờ báo dẫn lời ông Liston về nỗ lực xây dựng niềm tin giữa hai nước khi ông nói: "Không chỉ có con tàu, chúng tôi đến để xây dựng lòng tin."

Nghe câu này, chắc nhiều người có thể phản hồi và đặt câu hỏi "nhưng liệu Việt Nam có tin được Mỹ hay không?"

Đây cũng là câu hỏi của chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đặt ra cho Mỹ vào tháng Ba, 1975 (xem cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy, chương 9).

Như chúng tôi đã có dịp bình luận: câu trả lời là "tin được nếu" niềm tin ấy được xây dựng trên căn bản chắc chắn và bền vững là Quyền lợi chung của cả hai nước.

Tôi thật ấn tượng về câu nói của ông Henry John Palmerston, cựu Thủ tướng Anh nói tại Quốc Hội nước này ngày 1 tháng 3 năm 1848:

"Nước Anh không có đồng minh vĩnh cửu, và chúng ta cũng chẳng có kẻ thù vĩnh viễn. Quyền lợi của chúng ta mới là vĩnh viễn và vĩnh cửu."

Trong những thập niên 1950-60, vì quyền lợi của Mỹ đòi hỏi phải ngăn chặn Trung Quốc tràn xuống Biển Đông nên Mỹ nhảy vào Việt Nam.

Đến năm 1972 Nixon-Kissinger hòa hoãn được với TQ vì Kissinger nói với Mao và Chu khi bay qua Bắc Kinh là Mỹ sẵn sàng ký thỏa hiệp để ra đi khỏi Việt Nam và nếu sau khi chúng tôi đã ra đi vài năm mà Cộng sản tiến tới chiếm trọn Miền Nam Việt Nam thì Mỹ cũng không trở lại nữa.

Tin rằng Mỹ sẽ không trở lại nên TQ biến thành bạn và hành động ra vẻ như không còn đe dọa Mỹ ở Biển Đông nữa, để còn được hưởng những ân huệ lớn lao của Mỹ.

Khi Trung Quốc trở thành bạn rồi thì Mỹ không còn lý do gì để đổ xương máu tiếp tục ở Miền Nam Việt Nam, cho nên đã bỏ Miền Nam không thương tiếc.

Một trong những bài học rút ra từ cuộc chiến là như thế này: Mỹ nhảy vào Việt Nam không phải là để "bảo vệ tự do của nhân dân Miền Nam" như Washington luôn luôn tuyên bố (và nhân dân Miền Nam luôn luôn tin tưởng) mà là để bảo vệ Quyền lợi của chính Mỹ.

Cho nên sau khi ông Nixon bắt tay được với ông Mao thì quyền lợi của Mỹ không còn đòi hỏi phải có một "tiền đồn" để chống Trung Quốc ở Biển Đông nữa: mở cửa Bắc Kinh đóng cửa Sài Gòn đơn giản là như vậy.

Hai ông Nixon-Kissinger đã hùng hồn biện hộ cho Trung Quốc khi Kissinger soạn bài cho Tổng thống Nixon trả lời Quốc Hội Hoa Kỳ rằng:

"Trung quốc và Hoa Kỳ chia sẻ nhiều quyền lợi song hành và có thể cùng nhau hành động để làm cho
đời sống của nhân dân hai nước thêm phong phú."

Nhưng lịch sử đã diễn ra ngược lại: sau 40 năm ru ngủ được Mỹ, hứa hẹn sẽ tuân hành các quy tắc của luật kinh tế thị trường để Mỹ chấp thuận cho TQ vào WTO (Tổ Chức Thương Mại Toàn Cầu) giúp sản xuất và bán thật nhiều hàng qua Mỹ và thị trường thế giới, TQ đã làm giàu quá nhanh, trở thành cường quốc kinh tế số hai.

Vì Trung Quốc cạnh tranh bất chính với Mỹ, không tuân thủ các quy luật thị trường cho nên bây giờ nhiều người Mỹ tiếc rẻ đã cho Trung Quốc vào WTO, giúp nước này mạnh đủ để ra mặt chống Mỹ.
Nixon-Kissinger đã sai lầm mà cho rằng quyền lợi của Mỹ đi đối với quyền lợi của TQ vì nước này đã thành bạn đồng phường của Mỹ (Kissinger quá siêu trong việc thuyết phục Nixon về điểm này).

Hoa Kỳ đang hối tiếc?


Bây giờ Mỹ rất hối tiêc về sự sai lầm ấy. Và Kissinger phải chịu trách nhiệm rất lớn cho sự sai lầm này cùng những thiệt hại to lớn của nước Mỹ về địa chính trị và chiến lược toàn cầu.
 
Mỹ bừng tỉnh nhưng đã quá muộn! Dù sao "better late than never:" (thà rằng muộn còn hơn là không bao giờ), Mỹ phải gấp rút xoay trục về Biển Đông.

Và khi muốn quay về Biển Đông thì Mỹ rất cần Việt Nam vì đây là "địa điểm chiến lược quan trọng nhất" như Bộ Ngoại Giao đã phân tích ngay từ năm 1950 (xem 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào,' chương 3).

Một điều chắc chắn: đó là từ nay, sẽ không bao giờ Trung Quốc bỏ tham vọng đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông, rồi ra khỏi Tây Thái Bình Dương, rồi khỏi các đại dương khác.

Cho nên vì quyền lợi an ninh lãnh thổ của chính mình, Mỹ sẽ không bao giờ phạm phải lầm lỗi lần thứ hai là tháo chạy khỏi Biển Đông nữa.

Tại sao Trung Quốc sẽ không bao giờ ngừng đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông để rút về tới bờ California?
Lý do là vì Bắc Kinh đã đặt ra một mục tiêu chiến lược bí mật và quan trọng nhất: đó là tới năm 2049 khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nước này sẽ thay thế Mỹ để trở thành cường quốc số một trên thế giới.

Tác giả nổi tiếng về Trung Quốc, ông Michael Pillsbury đã ra cuốn sách 'The Hundred Year Marathon' (Cuộc chạy đua 100 năm - xuất bản năm 2015) làm thức tỉnh các nhà chiến lược Mỹ.
Pillsbury là một chuyên gia về Trung Quốc đã từng làm việc với tất cả các tổng thống Hoa Kỳ kể từ thời Nixon, và như ông viết, "tôi đã có thể có nhiều thông tin của các cơ sở tình báo và quân sự của Trung Quốc hơn bất kỳ người phương Tây nào khác".

Ông viết:

"Từ hàng thập kỷ nay, chính phủ Hoa Kỳ đã quá hào phóng, trao thật nhiều thông tin, công nghệ, bí quyết quân sự, thông tin tình báo và những lời cố vấn về các khía cạnh chuyên môn cho người Trung Quốc. Thật vậy, rất nhiều điều đã được cung cấp và cung cấp quá lâu. . . không thể có kế toán đầy đủ được về việc này! Và những gì chúng ta đã không đưa cho người Trung Quốc, thì họ đã ăn cắp."
 
Tất cả chỉ để phục vụ cho tham vọng trở thành siêu cường số một để thay thế cho Mỹ khi Trung Quốc kỷ niệm 100 năm ngày ông Mao Trạch Đông tiến vào Bắc Kinh.

Chỉ còn 31 năm nữa là tới năm 2049 cho nên từ nay Mỹ sẽ phải luôn luôn việc tập trung vào chiến lược 'chặn lại tham vọng của TQ.' Vì vậy mới có kế hoạch điều động tới 60% của hải lực Mỹ về Thái Bình Dương vào năm 2020.

Tất cả 14 Tổng thống Mỹ kể từ Harry Truman tới Donald Trump đều muốn duy trì vai trò lãnh đạo số một của nước Mỹ trên thế giới này - một vai trò phát xuất từ sau Thế Chiến 2, nhưng 13 ông trước chỉ nói úp úp mở mở.

Tới thời ông Trump - một con người bộc trực , bị coi là đồng bóng - thì ông thẳng thừng đưa ra chính sách "America First" - không chỉ có nghĩa là dành mọi ưu tiên kinh tế, thương mại, nhập cư để phục vụ quyền lợi vật chất của người Mỹ mà nó còn có một ý nghĩa chiến lược sâu xa: ông Trump muốn vãn hồi vai trò lãnh đạo của Mỹ vốn đã phai mờ đi trong thập niên vừa qua.

Lập trường này làm cho tất cả các đồng minh đều nhìn vào Trump với con mắt nghi ngờ.

Nhưng Washington đồn rằng Trung Quốc rất e ngại tính "đồng bóng" ấy của Tổng thống Trump, nhất là vì họ biết rằng về hải lực thì Trung Quốc còn thua Mỹ quá xa về mọi mặt: từ chiến hạm, tầu ngầm, hàng không mẫu hạm tới kinh nghiệm hải chiến, không chiến nên không có đòn bẩy răn đe là bao nhiêu đối với Mỹ.

Khi ông Trump ân cần tiếp đón ông Tập Cận Bình ở Florida ngay từ đầu nhiệm kỳ, và ông Tập nghênh tiếp ông Trump hết sức linh đình ở Bắc Kinh, ngược hẳn với việc đón tiếp cựu Tổng thống Barack Obama đầu tháng 11/2017, dư luận cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến lại gần nhau hơn nữa.
Nhưng chỉ bốn tháng sau chuyến đi, dư luận đã giật mình khi nghe tin ông Trump thông báo sẽ đánh thuế thép 25% và nhôm 10% - chủ yếu nhắm vào Trung Quốc vì nước này đã xuyên qua nhiều nước để lợi dụng những kẽ hở của WTO, APEC, NAFTA gián tiếp nhập thép, nhôm vào Mỹ - việc mà ông Trump gọi là "trans-shipment" (thực ra là re-export).

Đằng sau lệnh tăng thuế chính là ông Peter Navarro, một ngôi sao đang sáng lên ở Tòa Bạch Ốc. Navarro nổi tiếng về lập trường chống Bắc Kinh. Cuốn sách của ông "Death By China" (Chết bởi tay Trung Quốc) đã giúp vào việc đánh thức nước Mỹ và được ông Trump đặc biệt chú ý. Navarro cáo buộc Trung Quốc đã "biến thành kẻ sát nhân hiệu quả nhất trên hành hành tinh này." (nguyên văn: "turning into the planet's most efficient assassin").

Navarro đang thuyết phục Trump áp dụng thêm những biện pháp chế tài đối với vi phạm của Trung Quốc về quyền sở hữu trí tuệ. Rồi tới hai biện pháp khác: ngăn chặn Bắc Kinh ép buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác, và ngăn chặn các công ty quốc doanh Trung Quốc (doanh nghiệp nhà nước) mua lại các công ty của Hoa Kỳ.

Vậy ta có thể kết luận rằng ít nhất trong Thế kỷ 21 quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông đi song hành và trực tiếp với quyền lợi của Việt Nam.

Việt Nam là địa điểm chiến lược quan trọng nhất ở Biển Đông, nhưng đồng thời, cái vị thế ấy luôn đặt nước này vào cái thế gọng kìm giữa các cường quốc.

Hơn nữa Việt Nam lại nằm sát cạnh Trung Quốc nên áp lực của Trung Quốc rất là mạnh mẽ. Vì vậy có lẽ Việt Nam không còn một con đường nào khác ngoài chiến lược cân bằng ("đu dây") giữa hai cường quốc để sống còn.

Tuy nhiên vì áp lực của Trung Quốc càng ngày càng gia tăng nhanh - một cách nguy hiểm - cho nên chính cái chiến lược cân bằng lại là lý do thúc đẩy Việt Nam nên gần Mỹ hơn để lấy lại và duy trì thế cân bằng.

Những lý do để tin được Hoa Kỳ

 

Vì vậy, có khả năng là quan hệ Việt - Mỹ sẽ sớm tiến tới "đối tác chiến lược toàn diện" - trở thành quan hệ thứ tư sau ba quan hệ Việt - Nga, Việt - Trung và Việt -Ấn.

Nếu như vậy thì Việt Nam có cả ba cường quốc: Nga, Ấn và Mỹ để đối đầu với Trung Quốc.
Sự lo ngại còn lại của Việt Nam là: Việt Nam Cộng Hòa từng là đồng minh thân thiết như vậy mà còn bị bỏ rơi thì nước Việt Nam hiện nay làm sao có quan hệ tốt bằng được? Nếu Việt Nam nghiêng về Mỹ thì có chắc chắn không, hay Mỹ Trung lại bắt tay nhau thì Việt Nam lại bị bỏ rơi?
Đây là câu hỏi thật chính đáng, nhưng phân tích lịch sử cho kỹ và nhìn vào bối cảnh ngày nay thì thấy Việt Nam không cần phải e ngại. Đó là vì ba lý do:

Thứ nhất, vấn đề bỏ rơi không đặt ra vì hai hoàn cảnh lịch sử khác hẳn nhau: trước đây, vì vấn đề kinh tế khó khăn (cảnh nghèo sau 10 năm Chiến tranh Đông Dương 1945-1955) VNCH phải lệ thuộc vào Mỹ hầu như hoàn toàn cả về quân sự lẫn kinh tế (xem KDMTC, Chương 19).

Trong thực tế, VNCH trở thành "client state" (quốc gia lệ thuộc) và Mỹ thành "patron state" (quốc gia bảo trợ). VN ngày nay đã hoàn toàn tự lập, còn xuất siêu sang Mỹ tới trên $38 tỷ (2017). Về quân sự thì VN cũng đã có một lực lượng đáng kể và sẵn sàng bỏ tiền ra mua khí giới, kể cả của Mỹ.

Trong dịp TT Trump thăm viếng Hà Nội, VN đã đặt $10 tỷ mua hàng của Mỹ (hy vọng cán cân thương mại Mỹ - Việt năm 2018 sẽ giảm xuống còn - $30 tỷ).

Thứ hai, chắc chắn rằng Mỹ sẽ không bao giờ yêu cầu VN cho đóng quân hay duy trì căn cứ quân sự lâu dài. Vì vậy Mỹ sẽ không phải đổ máu và tốn kém tiền bạc như trong 'Vietnam War' cho nên dân chúng Mỹ không chống đối, ngược lại còn ủng hộ việc Mỹ nối tay với Việt Nam để chống Trung Quốc;

Thứ ba, như đề cập trên đây, ngày trước Mỹ xây tiền đồn chống Trung Quốc ở Miền Nam vì Trung Quốc đe dọa quyền lợi an ninh của mình ở Biển Đông.

Vì vậy, khi hòa hoãn được với Trung Quốc thì Mỹ sai lầm mà tưởng rằng hiểm họa Trung Quốc đã chấm dứt cho nên rút khỏi Miền Nam và ra khỏi Biển Đông. Bây giờ thì Mỹ hối tiếc vì nhận thức rằng: trong Thế kỷ 21, Trung Quốc còn đe dọa Mỹ gấp mấy lần như đã đe dọa trong Thế Kỷ 20.

Việc Tổng thống Trump vừa chỉ định Giám đốc CIA Mike Pompeo thay thế Ngoại trưởng Rex Tillerson - theo Jim Cramer từ CNCB bình luận là để gửi một thông điệp gây sửng sốt cho Trung Quốc: "Các ông là kẻ thù của chúng tôi." Pompeo cho rằng Trung Quốc là kẻ thù cả về tinh thần lẫn vật chất.

Khi Việt-Mỹ đi tới đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích vì "toàn diện" bao gồm cả an ninh cả kinh tế. Về an ninh quốc phòng, khi có hàng không mẫu hạm Mỹ ra vào Đà Nẵng và chiến hạm, tàu ngầm Mỹ ra vào Cam Ranh, tất nhiên Trung Quốc sẽ phải cân nhắc cho thật kỹ khi muốn gây hấn với Việt Nam - thí dụ như khi Trung Quốc tính toán để gây thảm hại ở Trường Sa lần thứ hai?

Dĩ nhiên là về mặt chính sách, Việt Nam cũng phải để cho hàng không mẫu hạm của mọi quốc gia ra vào Đà Nẵng tự do như Mỹ, nhưng trong thực tế, Trung Quốc chỉ có một con tàu cũ Liêu Ninh - mua lại của Ukraine - thì ra vào để làm gì?

Về kinh tế, thì thị trường Mỹ - hiện đã là thị trường để Việt Nam xuất cảng nhiều nhất - sẽ mở rộng ra thêm nữa cho Việt Nam với những lợi ích về đầu tư, kỹ thuật, thông tin, và ưu đãi về thuế nhập cảng, như thép, nhôm - miễn là không phải xuất xứ từ Trung Quốc.

Dĩ nhiên là Mỹ cũng sẽ yêu cầu Việt Nam nhập thêm hàng Mỹ giúp cho cán cân thương mại bớt chênh lệch.

Từ Thế Chiến 2, chưa có nước nào trên thế giới này từ Đức, Pháp, Anh, Ý tới Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Thái Lan giàu mạnh lên được mà không nhờ thị trường Mỹ.

Mặt khác, qua cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979 và việc TQ gây thảm sát trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988, cùng với việc Chủ tịch Mao - người đã cáo buộc "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ là kẻ thù hung ác nhất của nhân loại" đã ôm thật chặt Nixon năm 1972, Việt Nam cũng đã thấy rõ ràng rằng Trung Quốc chẳng có bạn vĩnh cửu, và cũng chẳng có thù vĩnh viễn. Quyền lợi của Trung Quốc mới là vĩnh viễn và vĩnh cửu.

Cách ứng xử của Việt Nam đang phản ánh sự thay đổi trong nhận thức như thế.



Gian Lận Điểm Thi: Nỗi Xấu Hổ Và Nhục Nhã Của Giáo Dục VN Hiện Tại







Đặc xá cho Trần Huỳnh Duy Thức?







Vấn đề tự tử







Nhận Định Và Đánh Giá Về Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu - Tác giả Lâm Vĩnh Thế







New Message from Will Nguyễn, 27/7/2018





"Consistently impressed by the creativity of the Vietnamese. Stumbled across many memes about the past month’s events, but this one of a whale floating over Saigon—sent to me after my verdict came out—left the deepest impression. I would love to give credit to whoever created it.

 Imprisonment without charges, without any kind of release date is an immense form of coercion. I will never regret helping the Vietnamese people exercise #democracy …and I will continue to help #Vietnam develop for the rest of my life.

 A longer public statement is forthcoming. Will be flying into Houston, next Friday, August 3rd."


 



Việt Nam tuần qua, 28/7/2018







Tìm thấy nước trên sao Hỏa: dấu hiệu sự sống?







Á Châu Ngày Nay, 29/7/2018







Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Phỏng vấn Gs Johnathan London tại Hòa Lan về Dụ Luật Đặc Khu 99 năm và An Ninh Mạng







Tai họa Thủy điện và Trí tuệ Điên khùng







Mỹ-Âu hưu chiến







Một trường hợp mất gốc - Tác giả Gs Trần Anh Tuấn








Trong giai đoạn 1975-2015 tại Bắc Mỹ, giới phụ nữ gốc Việt viết sách không nhiều, nhưng cũng chẳng ít.

Về nghiên cứu, có tác phẩm của giới giáo sư đại học như Hue-Tam Ho Tai (1983, 1992, 2001) Kim N. B. Ninh (2002), Nguyễn-võ Thu-hương (2008), Lan P. Duong (2012), giới sinh hoạt cộng đồng như Ngô Thị Hiền (2001), giới văn học như Thụy Khuê (1996, 1998, 2002, 2005, 2012) và Lê Quỳnh Mai (2004)...

Giới phụ nữ viết hồi ký cũng thuộc nhiều thành phần khác nhau, hoạt động chính trị như Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2001), Trần Thị Hoa tự Phấn (2002), cựu quân nhân VNCH như Cao Mỵ Nhân (1994), Nguyễn Thanh Nga (2001), văn thi sĩ nhà báo như Nhã Ca (1991), Nguyễn Huỳnh Mai (1995), giới giáo dục như Jackie Bong-Wright (2001), Lucy Nguyen-Hong-Nhiem (2004), công chức trong chính phủ Hoa Kỳ như Yung Krall (1995), Duong Van Mai Elliot (1999), hôn nhân dị chủng như Nguyễn Thị Thu Lâm (1989), Le Ly Hayslip (1989, 1993), Thanh Sung (1996, 1998), và nội trợ như Thu Tâm (1996), Huỳnh Thu Thảo (1999)...

Tất cả những tác giả nêu trên sẽ có mặt đầy đủ trong Sử Việt Tại Bắc Mỹ (1975-2015), một dự án dài hơi của tôi. Bài sau đây là một trích đoạn ngắn trong dự án.

Năm 2004 xuất hiện A Dragon Child: Reflections of a Daughter of Annam in America (Lincoln, iUnivers, Inc. xb, 2004, 151 tr.)


Nhìn bià sách là tôi thấy ngay tác giả của nó, Lucy Nguyen-Hong-Nhiem, khác người Việt chúng ta. Thứ nhất, đến thế kỷ XXI rồi mà vẫn còn mơ màng những ngày “huy hoàng” khi thực dân Pháp cai trị Việt Nam. Tác giả sinh năm 1939 thì miền Trung khi ấy nhà cầm quyền Pháp định danh là Annam thì đúng rồi. Nhưng thời thế đã đổi thay. Sau 65 năm (2004-1939) từ khi tác giả sinh ra đời và nước Việt đã được độc lập hơn 59 năm (2004-1945) thì làm gì còn cái gọi là “Annam” nữa?

Thứ hai, tác giả tự xưng tên là Nguyen-Hong-Nhiem! Trong Việt ngữ, làm gì có cái tên lạ lùng với hai gạch nối và không có dấu như thế?  Đây rõ ràng là chi tiết cố tình của tác giả, vì ngay trong những trang kế tiếp, tên người Việt vẫn được Lucy Nguyen-Hong-Nhiem ghi đầy đủ dấu trong cả một danh sách dài những thân nhân của bà ta dù còn sống hay đã quá vãng. Như cha mẹ tác giả là Nguyễn Đức Thành Quách Thị Dậu, như các anh chị em là Nguyễn Thị Hồng Ái Huỳnh Kim Miên ở San Jose, Nguyễn Đức Mầu ở Long Beach, Nguyễn Đức Bửu Trần Lệ Nữ ở Randolph, Nguyễn Đức Ấn Nguyễn Ngọc Tú ở Việt Nam...

Nội dung sách này rất lạ, phổ lộ tính cách của một người phụ nữ Việt Nam có thể “thông minh và có trí nhớ tốt” như tác giả tự khoe, nhưng hoàn toàn là sản phẩm của nền giáo dục Pháp đến độ vong thân ngay trên quê hương mình.

Sách cũng là nơi Lucy Nguyen-Hong-Nhiem viết...bậy! Trong lịch sử hiện đại của Việt Nam đúng là có nhân vật tên Võ Văn Kiệt. Đó là một cán bộ cấp lãnh đạo của Cộng Sản Việt Nam, từng nắm vai trò Thủ Tướng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Sau ngày 30.4.1975, Võ Văn Kiệt từng làm bí thư thành ủy thành phố Sài Gòn đã đổi tên. Chính ông ta đã can đảm nói lên sự thật, là hàng năm mỗi dịp 30.4 đến thì có hàng triệu người vui và hàng triệu người buồn. Chính Võ Văn Kiệt có lòng tốt cứu giúp nhiều người trong giới trí thức Sài Gòn cũ. Thời ông ta làm bí thư Sài Gòn, mỗi khi có thành viên nào của Hội Trí Thức Yêu Nước... Ngoài (trụ sở ở đường Nguyễn Thông, Quận Ba) vượt biển bị Công An bắt thì ông ta cho người tìm cách cứu ra. Cũng chính ông ta đã áp dụng chính sách cởi mở khiến dân Sài Gòn đỡ khổ dưới chế độ Cộng Sản.

Nhưng Võ Văn Kiệt chưa học hết bậc tiểu học! Vậy mà nơi trang 55, Lucy Nguyen-Hong-Nhiem đã nâng họ Võ lên thành “Dr. Võ Văn Kiệt,” và thêm chi tiết như thật, nguyên văn: “was knowledgeable and competent, but at the same time very caring and attentive to his students’ needs.” Đó là khi, theo Lucy Nguyen-Hong-Nhiem, Võ Văn Kiệt dạy bà ta. Còn ngoài xã hội, thì Võ Văn Kiệt, nguyên văn cũng nơi trang 55, “Twenty years after, I learned he became Prime Minister of North Vietnam.” Tôi ghi lại vài đoạn nguyên văn trong sách mà không dịch sang Việt ngữ vì lời lẽ của tác giả do sự hoang tưởng nên không có giá trị gì hết.

Tôi biết chắc chắn khi Lucy Nguyen-Hong-Nhiem học Ban Pháp Văn trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn hồi đầu thập niên 1960 thì bà ta chỉ có ông thầy tên là Nguyễn Văn Kiết mà thôi. Đúng không?!

Nguyễn Văn Kiết người miền Nam, thân hình còm hom, thường mặc complet trắng khi dạy học. Ông này tỏ ra khó khăn với học trò, nên sinh viên bảo nhau vào vấn đáp mà gặ̣p ông Kiết là luá rồi. Đúng không?!

Ông thầy này cũng chính là một cán bộ Cộng Sản nằm vùng. Nhưng chỉ sau biến cố Mậu Thân 1968 ông ta mới bỏ Sài Gòn vào bưng theo Việt Cộng cùng vài người nữa, như sinh viên Ban Việt Hán Trần Triệu Việt (tôi không nhớ rõ tên họ anh này là Việt hay Luật). Sinh viên Việt thì bị bom của pháo đài bay B-52 mà chết. Còn ông thầy Nguyễn Văn Kiết tôi có để ý nhưng không hề thấy tăm hơi. Có lẽ cũng đã theo anh sinh viên tên Việt lâu rồi.

Vì thế, khi Lucy Nguyen-Hong-Nhiem viết là “We all loved him. But one day, he did not come to class. Since we cared about him, we were worried...” là viết sai viết bậy vì nơi trang 56, tác giả cho biết bà ta đã tốt nghiệp trước đó năm (5) năm rồi, vì dạy môn Pháp Văn tại nữ trung học Lê Văn Duyệt từ tháng 9.1963 mà!

Trong thời gian dạy học tại trường Lê Văn Duyệt, tác giả kể lại chuyện dẫn học sinh đi thăm bệnh nhân tại một bệnh viện nhà binh. Tác giả không cho biết tên bệnh viện ấy, nhưng tác giả tả lại khi đến nơi thì thấy trên hành lang quanh bệnh viện là những quân nhân người Mỹ “mắt xanh tóc vàng” chừng 19, 20 tuổi ngồi trên xe lăn, người cụt chân kẻ cụt tay. Còn ngoài đồng trống gần đó, là hàng hàng lớp lớp những quan tài (lines and lines of coffins) phủ cờ VNCH bên cạnh là những nhóm phụ huynh và những cô dâu tuổi vị thành niên (teenage brides) đau buồn khóc lóc. Đây là đoạn văn chiếm nửa trang 59 với tiêu đề “Wounded Americans and Vietnamese Coffins.”

Tôi dám chắc hình ảnh tác giả kể lại trên đây là hoàn toàn bịa đặt. Nó không bao giờ xảy ra tại Việt Nam Cộng Hoà trước tháng Tư năm 1975. Trong thời chiến tranh, quân nhân Mỹ và Đồng Minh bị thương có bệnh viện riêng, quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có bệnh viện riêng. Làm gì có nhà thương hỗn hợp Việt Mỹ nào mà nơi này đông đảo những lính Mỹ bị thương ngồi xe lăn và nơi kia là hàng hàng lớp lớp những quan tài lính Việt?!

Tất cả những ai đã sống ở Sài Gòn và có mắt nhìn đều biết đều thấy như thế. Tại sao một kẻ đã lớn tuổi có chồng có con, lại có học chứ không phải vô học, mà tô vẽ ra chuyện như thế?

Xuất thân là giáo sư tốt nghiệp đại học sư phạm và hành nghề lâu đến 12 năm (1963-1975) như tự khoe trong sách, nhưng Lucy Nguyen-Hong-Nhiem tỏ ra ngây ngô về những chuyện trong ngành Giáo Dục. Như chuyện nữ hiệu trưởng trường trung học Lê Văn Duyệt ở Gia Định chán nản vì áp lực địa phương nên từ chức. Mà từ chức để nhận chân giáo sư tại trường nam trung học Hồ Ngọc Cẩn cũng ở Gia Định. Trong hệ thống giáo dục VNCH, khi nào hiệu trưởng có lỗi mới mất chức và trở lại làm giáo sư dạy lớp, chớ không ai tự ý từ chức hiệu trưởng một trường nữ trung học xuống làm giáo sư, lại là giáo sư ở một trường nam trung học bên cạnh. (Từ cổng trường Lê Văn Duyệt rẽ trái đi đến cuối đường nơi có Toà Tỉnh Trưởng Gia Định, rẽ phải qua chợ là trường Hồ Ngọc Cẩn ở trước mặt, phiá tay trái.) Rồi khi dạy học bị học sinh hỗn láo -cứ cho lời ghi trong sách là đúng đi- mà Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH vẫn không cho đổi trường thì rõ ra người cựu hiệu trưởng này bị mất chức hơn là từ chức.

Sự ngây ngô của tác giả khi ghi nhận sinh hoạt học đường thời Việt Nam Cộng Hoà trở thành sự xúc phạm cả một tập thể, khi tác giả viết rõ trên giấy trắng mực đen chi tiết trong ngày đầu tiên đến dạy ở trung học Hồ Ngọc Cẩn, người cựu hiệu trưởng nói trên thấy cả lớp mà bà ta phụ trách không ai chép bài học, học sinh nào cũng để tay trên đùi.  Khi hỏi thì một học sinh trong lớp mới nói, nguyên văn nơi trang 58: “We are keeping our hands underneath our desks so we can fondle our pricks.” Câu nói bẩn thỉu này -không nên dịch làm bẩn mắt độc giả- phản ánh toàn thể một lớp ở trung học Hồ Ngọc Cẩn Gia Định sao? Ai có thể tin cả lớp (nguyên văn: “the class”) mất dạy đến thế?

Hay đây là phát biểu của một phần tử bất xứng trong giới giáo sư thời VNCH, vì xuẩn ngốc mà vô tình hay cố ý bêu riếu cả một tập thể, tập thể học sinh trường trung học Hồ Ngọc Cẩn Gia Định nói riêng và tập thể học sinh nói chung, trước các độc giả Mỹ, vốn không hiểu biết gì về nền giáo dục Việt Nam Cộng Hoà?!

A Dragon Child: Reflections of a Daughter of Annam in America là một quyển sách mỏng 151 trang của một tác giả vô danh. Sách không đáng đọc vì vô giá trị. Sách đề giá bán US$15.95 nhưng tôi mua đại hạ giá chỉ có US$3.75 tại nhà sách trên mạng điện tử Powells.com có trụ sở tại Portland, Oregon. 

Giá trị của sách nếu có, là giá trị của một bằng chứng về bọn người mất gốc thời VNCH. Họ tuy cũng có da vàng mũi tẹt nhưng thuộc nền văn hoá chuối, như người Mỹ đã tượng hình một cách khinh bỉ. Vỏ chuối bên ngoài mầu vàng, nhưng trong ruột mầu trắng! Loại người này tuy được sinh ra ở Việt Nam nhưng chạy tiền hay cậy chức để xin cho họ và con cái vào học các trường do chính phủ Pháp mở ra ở Sài Gòn, Đà Lạt, và Nha Trang. 

Thực ra, đại đa số những người xuất thân trường Pháp vẫn là người Việt, vẫn có tư cách và khả năng như bất cứ một con dân đất Việt nào được cắp sách đến trường. Lên đại học, họ lại có lợi thế hơn các học sinh trường Việt là họ giỏi sinh ngữ hơn. Nhưng bên cạnh đó là một thiểu số mất gốc với não trạng nô lệ mà tác giả của sách này là một điển hình.

Trường hợp Lucy Nguyen-Hong-Nhiem không những đã mất gốc, mà vong thân mất gốc đến hai lần.

Lần thứ nhất, là khi còn ở nơi chôn nhau cắt rốn là Kontum đã mơ thành người Pháp. Nơi trang 33, tác giả cho biết thuộc nhóm học sinh trung học “All spoke Frenh and were proud of it.” Nơi trang 59, tác giả mơ ước có đôi mắt xanh. Và đây là tuyên ngôn của tác gia, nguyên văn nơi trang 36: “I... was so proud of being “French,” of “belonging” not only to the elite class in Vietnam but, as we imagined ourselves, part of French “civilization.”

Lần thứ hai, khi di tản sang Mỹ, tác giả viết rõ là đã hoàn toàn đắm mình vào xã hội Mỹ chứ không còn là người Việt. Nguyên văn lời của tác giả nơi trang 96: “... our forced but total immersion in American society...” Đến những người con của tác giả, cũng vậy, nguyên văn nơi trang 97: “... had also learned new ways of thinking and behaving.” Kết quả là gỉ? Là tác giả ly dị với người chồng Việt Nam -đã có với nhau năm mặt con- chỉ sau một năm đoàn tụ tại Hoa Kỳ!

Lucy Nguyen-Hong-Nhiem viết hồi ức bằng Anh ngữ nhằm độc giả là người Mỹ. Tối thiểu thì nhóm giáo sư ở đại học University of Massachusetts, Anherst, gồm Thomas Cassirer, Marie-Rose Carre, William Gugli, Ursula Chen, Nancy Lamb, Donald E. Gjertson, Nina M. Rose-Racine, Joseph C. Marshall, Gloria de Guevara, Ann QuinleyKenneth W. Burnham, Joel M. Halpern... và nhiều độc giả Mỹ khác nữa, đã hiểu đất nước và con người Việt Nam qua sự hoang tưởng vô trách nhiệm của một cá nhân trong nền văn hoá chuối.

Chắc tác giả nghĩ rằng không có người Việt nào tìm đọc, nên tự tung tự tác?

Bây giờ, nội dung của tập sách mỏng mà đầy những sự bất thường này bị hé lộ ra ánh sáng thì tôi không biết phản ứng của quí vị giáo sư và các cựu học sinh Lê Văn Duyệt thế nào, có ý kiến gì không, về một phần tử còn nợ tập thể học sinh Hồ Ngọc Cẩn nói riêng, và tập thể học sinh Việt Nam Cộng Hoà nói chung, một lời xin lỗi công khai?!



Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

ZTE, yếu tố chính trị trong cuộc đọ sức kinh tế Mỹ-Trung







Cuộc gặp gỡ cuối cùng với cựu Tổng Thống Trần Văn Hương - Tác giả Lâm Vĩnh Thế







Tử Thủ An Lộc Mùa Hè Năm 1972- Tác giả Lâm Vĩnh Thế







Qua Cơn Bão Dữ - Hồi Kí Vượt Biên- Tác giả Kim Hà, phần 3







Qua Cơn Bão Dữ - Hồi Kí Vượt Biên - Tác giả Kim Hà, phần 2







Qua Cơn Bão Dữ - Hồi Kí Vượt Biên - Tác giả Kim Hà, phần 1







Cuộc sống của dân vượt biên "hụt" sau khi bị trả về Việt Nam







"Đại học 2 điểm": theo lượng bỏ qua chất







Nhân chuyện sửa điểm thi ở Hà Giang, mời xem bài viết: Nhớ lại chuyện gác thi và chấm thi Tú Tài trước 1975 - Tác giả Lâm Vĩnh Thế







Chiến tranh Hoa-Mỹ có bùng nổ hay không?







Iran biết ngả về đâu?







Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

Thơ Trong Ca Khúc NGUYỄN ĐÌNH TOÀN







The Exodus Song - Pat Boone







Pat Boone - Moon River







BERNARDINE - PAT BOONE







Pepe Romero - Tango La Cumparsita







Pepe Romero, La Paloma







Narciso Yepes, Romance Anonimo







Leyenda by Albeniz in HD - Andres Segovia







Capricho Arab , F. Tárrega







Canon in D, Pachelbel







Yo-Yo Ma, Bach Cello Suite No.1 in G Major







Beethoven: Piano Concerto nº 5 "Emperor" Op. 73







Beethoven Emperor Concerto Nº5 E flat







The Brothers Four - Green Fields







TRUNG HÀNH Phiêu Lưu Ký







Mozart - Piano Concerto No. 21 (Rubinstein)







Quan hệ Mỹ-Nga sau Thượng đỉnh Helsinki







Trận chiến Mậu dịch của Donald Trump







Tái Chiếm Quảng Trị: Trận Ðánh Ðẫm Máu Nhất Trong Chiến Tranh Việt Nam - Tác giả Lâm Vĩnh Thế







Tiến sĩ lạm phát tại VN - Tác giả Lâm Văn Bé







Nông dân Quảng Nam trồng sen bỏ lúa, mong thoát nghèo







Ngoại thương và an ninh Đông Nam Á







Trả mười đô la về lại Mỹ!



"I'm grateful that the government of Vietnam allowed him to come home," said Rep. Al Green. "I'm grateful that he did not get a jail sentence. I'm grateful that he only had to pay a small administrative fee [of 10USD] and he was released. This is a good day for our nation, not just for this family, because it shows that when our country bands together and works together, we can get our people out of harm's way."





Gắp lửa bỏ tay người !!




 
A waiter at a Saltgrass Steak House in Odessa, Texas, confirmed Monday that he made up a story about one of the restaurant’s patrons leaving him a “racist” receipt.
"I did write it," Khalil Cavil, 20, told the Odessa American of the note on the receipt, which read “We don’t tip terrorist.”
“I don’t have an explanation," Cavil said. "I made a mistake. There is no excuse for what I did.