khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Restaurant manager fired after refusing to serve customer wearing MAGA hat - Source FOX News







The manager of a popular restaurant in Vancouver, Canada, was fired after he told a customer to remove his “Make America Great Again” cap or he would refuse to serve him.


Darin Hodge, the former manager of the Teahouse in Stanley Park, told Global News he stood by his decision to ask the man to take off the cap saying the hat represented “racism, bigotry, Islamophobia, misogyny, white supremacy, (and) homophobia.”
 
“As a person with a strong moral backbone, I had to take a stand against this guest’s choice of headwear while in my former place of work. Absolutely no regrets,” he said in a written statement to Global News.

The hats were made popular during Donald Trump’s 2016 presidential campaign.

Eva Gates, of the Sequoia Group which owns the Stanley Park Tea House, confirmed to Global News that the incident happened on Tuesday.

“A gentleman came in wearing a hat that was a ‘Make America Great Again’ hat, and our manager went up to the gentleman and asked him to take off his hat, that he wouldn’t serve him with that hat on,” she said.

“And the gentleman said that he had a right to wear that hat. And [the manager] refused to serve him if he wouldn’t take off his hat, and so the customer had to leave,” she continued.

The company called Hodge a “good person with a big heart and a right to his personal beliefs,” but he was terminated for “violating the company’s philosophy of tolerance.

The staff told CBC News that Hodge was employed with the restaurant for about 18 months.

Last week, White House press secretary Sarah Sanders and her family were booted from the Red Hen in Lexington, Va., after the owner of the establishment told her to leave because she worked for President Trump.

“Her actions say far more about her than about me,” she tweeted. “I always do my best to treat people, including those I disagree with, respectfully and will continue to do so





Facebook và làn sóng bất mãn trên không gian ảo ở Việt Nam




Câu chuyện của nữ sinh Trương Thị Hà có lẽ là một trong những cột mốc đáng nhớ nhất về những ngày tháng mà Facebook trở nên bất thường với những người bất đồng chính kiến hay với những người chỉ muốn chân thành bày tỏ quan điểm của mình.

Hà là sinh viên Luật. Cô tham gia cuộc biểu tình ngày 17/6/2018 với một tấm biểu ngữ và niềm tin trong trắng rằng chính quyền là những người biết lắng nghe. Thế nhưng cô bị bắt lôi vào khu tập trung thẩm vấn và tra tấn ở Tao Đàn, quận 1. Nơi đó cô liên tục bị đánh đập dã man, sỉ nhục và ép nhận một tội trạng mơ hồ bởi những nhân viên khoác áo nhà nước lẫn thường phục nhưng côn đồ. Sau đó, khi ông Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hồ Chí Minh xuất hiện, Hà khóc và lên tiếng cầu cứu, thế nhưng nhân vật này đã từ chối.

Câu chuyện bất nhẫn và chứa đựng nhiều khía cạnh về giá trị của tính người và bộ dạng chung của giới trí thức xã hội chủ nghĩa, đã được Hà kể lại trên Facebook của mình với một nỗi buồn về ý nghĩa thầy trò, nhận được rất nhiều sự chia sẻ. Nhưng bất ngờ sau một thời gian ngắn, bài viết này đã bị ban quản trị Facebook xóa bỏ mà không có một lời giải thích rõ ràng nào.

Đây không phải là lần đầu tiên. Kể từ sau cuộc gặp của bà Monika Bickert, Giám đốc chính sách quản lý toàn cầu của Facebook và Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn vào ngày 26-4-2017 tại Hà Nội, các trường hợp xóa bài, khóa trang, không hiển thị... trên hệ thống Facebook ở Việt Nam dựa trên "vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng" ngày càng nhiều và càng đậm màu sắc chính trị theo kiểu con buôn thỏa hiệp với Đảng cộng sản Việt Nam.

Nhiều nhà hoạt động hay giới ủng hộ tự do ngôn luận nói rằng dù họ phát biểu ôn hòa, và thường chỉ là khuấy động về việc đòi sự minh bạch trong chính sách xã hội, nhưng họ luôn là nạn nhân của các cuộc trừng phạt không lời từ Facebook. Có ý kiến cho rằng sai lầm đó là do các lực lượng cực đoan được nhà nước nuôi dưỡng trên không gian mạng như Hội cờ đỏ, Lực lượng 47, Hội chống phản động... đã tổ chức report đánh phá. Nhưng có vẻ cách giải thích này cũng là một loại bình phong khá thuận tiện cho phía quản trị Facebook, bất chấp bà Monika Bickert hay chính Mark Zuckerberg từng khẳng định công ty Facebook đủ sức hiểu biết và kiểm soát được mọi thứ từ các thuật toán thông minh thể hiện khả năng trí tuệ nhân tạo.

Thế nhưng, ở cột mốc của câu chuyện nữ sinh Trương Thị Hà lại có những tình tiết rất thú vị. Chỉ vài mươi phút sau khi bài viết của cô sinh viên bị hệ thống Facebook im lặng xóa đi, người ta thấy trên các blog của mạng xã hội Minds, bài viết này nhanh chóng được nhân ra và dẫn ngược về các trang Facebook. Lần đầu tiên, sự cấm đoán nội tại của Facebook đã vấp phải một phản ứng mới mẻ của người dùng: Họ không gửi thư xin xỏ việc có lại bài hay thôi khóa trang, mà tức thì lên tiếng đáp trả thái độ độc tài bằng công cụ mới.

Trong vài ngày qua, những người quản lý Minds chắc cũng bất ngờ khi thấy một lượng lớn người dùng từ Việt Nam tràn sang, khiến nơi này trở nên rộn rịp với nhiều câu hỏi. Nhiều nhất là những câu hỏi và đề nghị phiên bản tiếng Việt cho đoàn người exodus từ Facebook. Có một người nước ngoài khi thấy sự bất thường này đã hỏi rằng có chuyện gì ở Việt Nam, một cư dân mới đến đã giải thích rằng Facebook ở Việt Nam trở nên không còn an toàn nữa, và mọi người muốn tìm một nơi cư trú hay diễn đàn mới.

Lúc này, một làn sóng khác thì đang kêu gọi mọi người đừng rời bỏ và hãy tiếp tục dùng Facebook như một công cụ để thể hiện hoạt động bất tuân dân sự với luật an ninh mạng, vốn được coi là thủ thuật vươn xa bộ máy kiểm duyệt hà khắc và độc đoán của những người cộng sản.

Với 50 triệu tài khoản, Facebook đang là một hiện tượng phục sinh của quyền lực thứ tư tại Việt Nam từ khoảng năm 2010. Nó là cuộc cách mạng nhận thức của hàng triệu người Việt từ thành thị đến nông thôn, nhưng đồng thời cũng là nỗi hãi hùng của nhà cầm quyền trong thói quen bịt mắt hay bóp méo những vấn đề mà họ cần thao túng.

Những người rời bỏ Facebook nói rằng họ muốn bày tỏ một thái độ bất mãn với mạng xã hội này, đang mỗi lúc càng chuyên chính tư sản hơn. Có người nói trên trang nhà mới tại Minds rằng họ không muốn bị bán đứng hay bị động trước những âm mưu ập vào mình. Chưa có con số thống kê cụ thể nào về lượng người từ bỏ Facebook sang Minds, nhưng dự đoán rằng sang tháng 1/2019, tức vào thời điểm an ninh mạng được thi hành, sẽ còn nhiều nguời nữa nhập vào dòng exodus thời @ này.
Nhưng bên cạnh đó, nhiều người vẫn khẳng định rằng mình quyết chọn Facebook để làm mặt trận thông tin với nhà cầm quyền, bất chấp những hiểm nguy từ luật an ninh mạng. Thậm chí với những người đã có thêm tài khoản mới ở Minds, vẫn tuyên bố rằng họ mượn công cụ yểm trợ, để tiếp tục thể hiện sự bất mãn của mình với chính quyền, thậm chí với cả sự thỏa hiệp của Facebook ngay trên không gian quen thuộc mà họ đang mỗi lúc có nhiều chứng cứ hơn về sự bất tín.

Nhà cầm quyền Việt Nam có thể chưa tính đến điều này: Luật an ninh mạng nhằm để đe dọa người dùng mạng xã hội Việt Nam, nay đã không làm cho quá nhiều người lo sợ - thậm chí luật này đang được nhiều người gọi nhại đi là luật thú vật - mà ngược lại còn làm khiến làn sóng bất mãn cao hơn cùng với quyết tâm đối đầu với các sai lầm từnhà cầm quyền bằng tự do ngôn luận.

Cũng giống như cách mà nữ sinh Trương Thị Hà bị công an tra tấn và đe dọa, rồi bị từ chối cứu giúp từ người đại diện giới trí thức nhân văn xã hội chủ nghĩa, cô rất buồn nhưng không tuyệt vọng. Bị Facebook khóa bài nhưng Hà nhanh chóng phát lại quan điểm của mình trên Minds một cách mạnh mẽ và cả quyết. Làn sóng bất mãn chỉ khiến người ta mạnh hơn và khơi sức thách thức mọi sự man rợ mà họ đã chứng kiến từ nhà cầm quyền, kể cả sự man rợ đó được gọi bằng cái tên mỹ miều là "luật".


Tỵ Nạn Giáo Dục- Tác giả Mạnh Kim



Trong thực tế, có một “cuộc thi” khác khốc liệt và gay góc hơn nhiều. Nó “được tổ chức” không phải trong phòng thi mà là tại các văn phòng tư vấn du học. Đó là “cuộc thi” của người lớn, một cuộc chạy đua đưa con đi tỵ nạn giáo dục. “Thí sinh” tham gia cuộc thi này không chỉ là những phụ huynh có tiền. Không ít người đã phải cắn răng chấp nhận bán cả nhà cửa đất đai để lo cho con du học. Nó là cuộc đánh đổi phần đời còn lại của phụ huynh để lo cho tương lai lâu dài hơn của con em. Đi đâu gặp nhau bây giờ người ta cũng hỏi thăm nhau cách thức du học “an toàn” và “vừa túi tiền”. Các thành phố lớn đang nở rộ dịch vụ tư vấn du học. Dịch vụ tư vấn du học tấn công cả vào học đường đến mức hồi cuối tháng 5-2018, Sở GD&ĐT TPHCM đã ra văn bản cấm quảng cáo du học trong trường học. Báo Tuổi Trẻ (25-6-2018) thậm chí cho biết, ngay sau khi môn thi đầu tiên kết thúc, các công ty du học đã rải tờ rơi tư vấn tuyển sinh tại nhiều điểm thi ở miền Trung (năm nay, ngoài tờ rơi, thông tin tư vấn du học còn được in lên quạt tay và nước đóng chai!).

Cơn sốt bùng nổ tìm đường tỵ nạn giáo dục đã cho thấy rõ bi kịch thất bại chua chát của nền giáo dục XHCN. Nó cũng cho thấy nhiều đường nét nghịch lý của bức tranh giáo dục. Có hơn 8,1 triệu kết quả khi tìm kiếm cụm từ “nhà nghèo đậu đại học” từ Google nhưng báo chí gần như không có bài viết nào về chân dung con cái quan chức thi và đậu đại học từ các trường trong nước, con của quan chức trong ngành giáo dục càng không! Hệ thống chính trị lẫn bộ máy giáo dục của hệ thống đó đã “mạnh mẽ khước từ” chính sản phẩm giáo dục của họ. Trong gần một triệu thí sinh THPT hàng năm, dường như không có “sĩ tử” nào là con cái quan chức nói chung và quan chức giáo dục nói riêng. Bộ máy lãnh đạo giáo dục vẫn ra rả “tính ưu việt” của nền giáo dục XHCN nhưng họ chứ không ai khác đã kinh hãi và thậm chí trong thâm tâm có thể khinh bỉ chính hệ thống giáo dục quái dị của họ. Không như các phụ huynh mất ăn mất ngủ lo “chạy” cho con đi du học, quan chức đã “bí mật” cho con họ đi tỵ nạn giáo dục tại các nước tư bản, năm này sang năm kia, và con số đó chắc chắn ngày càng tăng dù không bao giờ có một thống kê chính xác và minh bạch. Nói cách khác, họ đã mặc nhiên thừa nhận sự thất bại của hệ thống giáo dục do họ tạo ra.

Điều tồi tệ nhất trong tất cả những điều tồi tệ là sự mặc nhiên thừa nhận thất bại đã không đi cùng với sự xấu hổ và liêm sỉ để có thể chỉnh đốn hệ thống giáo dục. Họ tống ra xã hội một sản phẩm nhàu nát nhưng bản thân họ tìm kiếm sản phẩm tốt đẹp hơn. Tương lai quốc gia không bằng tương lai con cái hoặc bản thân họ. Và họ cũng chẳng hề thể hiện lương tâm. Đòi hỏi yếu tố trách nhiệm đối với bộ máy lãnh đạo giáo dục cũng chẳng khác gì yêu cầu một đứa bé vô giáo dục từ căn bản phải biết xin lỗi và nhận trách nhiệm cho một hành vi phá phách có-ý-thức.

Giáo dục Việt Nam đến mức này đã không còn là một vấn đề. Nó là vấn nạn quốc gia. Nó là cuộc lao dốc không có điểm dừng. Nó không còn mang lại chút niềm tin nào. Ngược hướng với đà tuột dốc giáo dục là cuộc chạy đua quyết liệt của những phụ huynh dáo dác tìm đường đưa con du học - chạy đua kiếm tiền hoặc vay tiền, chạy đua tìm dịch vụ tư vấn, chạy đua tìm trường nước ngoài có chi phí rẻ… Một cuộc chạy thi và chạy đua tìm kiếm tương lai, không phải ở Việt Nam. Trong “cuộc thi” khốc liệt này, bài toán mà một số phụ huynh phải giải cho bằng được luôn khó gấp vạn lần phương trình số học trong phòng thi mà con em họ làm. Trong “cuộc thi” này, thật mỉa mai, có những trường hợp được “đặc cách”: dành cho người “có công với cách mạng”, những kẻ thuộc hệ thống cai trị, những kẻ bây giờ cần phải nêu chính xác là những tay tư bản đỏ, đã và đang vơ vét cạn kiệt ngân khố quốc gia, để lại những đổ nát hoang tàn, trong đó có vũng lầy giáo dục. Họ thừa tiền và dư điều kiện để trải thảm cho con mình du học. Họ còn có thể có thừa nhiều thứ khác. Họ chỉ thiếu vài thứ: lòng liêm sỉ và sự dũng cảm giẫm lên “bãi phân giáo dục” mà chính họ tạo thành.



csvn đối diện với 'thách thức ngày càng lớn'- Tác giả Ts Phan Quý Thọ



Việt Nam đang đối diện với các thách thức ngày càng lớn, trong đó có thách thức có cội nguồn thể chế. Các sự kiện nóng kéo dài, lan rộng và căng thẳng trong thời gian gần đây, đặc biệt là việc xét xử các đại án trong cuộc chiến chống tham nhũng đang rất quyết liệt và làn sóng biểu tình tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đang thách thức sự ổn định chế độ.
Các thách thức buộc đảng và chính phủ cần thay đổi cải cách thể chế hướng tới người dân.
 
Các nhận định có cơ sở khi cho rằng sự sai lầm của chính sách tăng trưởng nóng dựa vào các tập đoàn kinh tế nhà nước và quản lý kinh tế xã hội yếu kém của thời kỳ trước, đặc biệt trong thập kỷ 2006 - 2016, dẫn tới những hậu quả nặng nề.

Về kinh tế là bất ổn kinh tế vĩ mô: tăng trưởng sụt giảm, các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài, nợ xấu ngân hàng cao, nợ công lớn, bội chi ngân sách … Về chính trị là bộc lộ bất ổn thể chế: bộ máy, biên chế nhà nước cồng kềnh, quan liêu, quan chức tham nhũng, tha hoá quyền lực và đạo đức, xuống cấp các dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội tràn lan…

Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, tháng 1 năm 2016, các lãnh đạo đảng của nhiệm kỳ 2016-2021 đang có động thái cải cách thể chế, khi ban hành một số nghị quyết có liên quan. Hội nghị TƯ 4 về củng cố tổ chức đảng, Hội nghi 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, Hội nghị 6 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và Hội nghị 7 về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược… Nhưng chương trình nghị sự 'định sẵn', bị ràng buộc bởi ý thức hệ có thể khiến cho các giải pháp chính sách ít có lựa chọn và trở nên bị động.

Cuộc chiến chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động để lấy lại niềm tin trong nhân dân và ở giai đoạn 'quyết liệt'. Nhiều đại án được xét xử, đặc biệt các vụ xử quan chức cấp cao như Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh… được dư luận trong và ngoài nước chú ý.

Và đặc biệt gần đây nhất là Ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã công bố kết luận điều tra vi phạm ở hai Đảng bộ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Quốc Phòng, với hàng loạt quan chức, tướng lĩnh đối diện các hình thức kỷ luật bị đề nghị do các vi phạm được kết luận là nghiêm trọng, trước đó là một số tướng lĩnh bên Bộ Công An đã bị bắt và khởi tố bị can.

Tuy nhiên, mục tiêu củng cố đảng duy nhất cầm quyền, 'tự kiểm soát quyền lực', khi phải dung hoà các nhóm lợi ích đã và đang chi phối quyền lực và chính sách trong thời gian dài, tạo ra các giới hạn không tránh khỏi của cuộc chống tham nhũng. Ngoài ra, việc sử dụng bộ máy kém hiệu năng, các cán bộ, công chức đang tha hoá để chống tham nhũng, 'lấy đá tự ghè chân mình' có thể lường trước tính 'bất định' và hiệu quả thấp.

Quan tham và kinh tế thị trường


Việc Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng ngày 25/6/2018 tại Hà Nội với sự tham dự của các lãnh đạo cao nhất của đảng và hơn 500 đại biểu chứng tỏ tính chất 'quyết liệt' của cuộc chiến này.

Tuy nhiên, đang có 'những kẻ ngáng đường', mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng yêu cầu 'tránh sang một bên'. 'Tử huyệt' của quan tham là minh bạch tài sản, nhưng việc luật hoá việc kê khai trên quốc hội đang bị kéo dài, trì hoãn với lý do 'nhạy cảm', thiếu thuyết phục cử tri.

Theo Tổ chức Minh Bạch Quốc tế, Việt Nam tiếp tục nằm trong số các nước có tình trạng tham nhũng cao trong bảng xếp hạng Chỉ số Nhận thức Tham nhũng 2017.

Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) được công bố năm 2018 cho thấy tham nhũng vặt còn phổ biến, và các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải phòng… kiểm soát kém hiện tượng này, người dân và doanh nghiệp 'chai lỳ', buộc phải chấp nhận, tiếp tục 'hối lộ' để tồn tại…

Có thể trong cuộc chiến này một số cựu quan chức tiếp tục bị kỷ luật đảng hay ra toà do tội 'cố ý làm trái' trong nhiệm kỳ trước, song vẫn hiện hữu nguyên nguy cơ tiềm ẩn khi bộ máy nhà nước vẫn trong 'tình trạng trên nóng dưới lạnh', cán bộ vẫn 'giấu mình chờ thời'...

Loại thách thức thứ hai, từ dưới lên, từ người dân, có cội nguồn từ chính quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường giờ đây không chỉ là 'phao cứu' cho chế độ trong khủng hoảng và 'biện minh' cho tính chính danh của đảng cầm quyền tuyệt đối, mà còn tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Như một hệ quả tất yếu, quá trình chuyển đổi này, sớm hay muộn, sẽ thúc đẩy tạo lập môi trường cho các nguyên tắc vận hành của thị trường. Các giá trị mới về dân chủ, về quyền con người, quyền tự do kinh doanh, tự do biểu đạt, lập hội… sẽ lan rộng và dần củng cố, đặc biệt trong giới trẻ và tầng lớp trung lưu.

Các động thái của 'chính phủ kiến tạo, liêm chính, kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp' có ảnh hưởng ngoài ý chí chủ quan tới sự thay đổi này khi đang khuyến khích tinh thần và môi trường tự do kinh doanh.

Sự thay đổi này đang 'cộng hưởng' bởi sự dồn nén của người dân do mất đất, đời sống khó khăn do ô nhiễm từ các dự án, các tiêu cực xã hội…

Và không loại trừ yếu tố 'thoát Trung' khỏi các dự án đầu tư không minh bạch, không hiệu quả. Hơn thế yếu tố này mang tính lịch sử và trước sự đe doạ chủ quyền biển đảo.

 

Dân bất tuân và thách thức thực sự

 
Các phản ứng của người dân ban đầu là tự phát, đơn lẻ đang dần chuyển thành các cuộc biểu tình với quy mô lớn hơn và lan rộng đã tạo nên thách thức thực sự cho chế độ.
 
Từ hiện tượng 'Đoàn Văn Vươn' đơn độc, tự phát giữ đất khai hoang, các nhóm nhỏ lẻ khiếu kiện kéo dài như Dương Nội, và gần đây nhất là Thủ Thiêm… đến vụ xã Đồng Tâm 'cố thủ' giữ đất tập thể… Những vụ phản đối 'bất tuân dân sự' kéo dài đối với các trạm thu phí giao thông (BOT) thiếu minh bạch và bất hợp lý, như Cai Lậy…
 
Tiếp nối sự phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa năm 2014 và thảm hoạ môi trường biển miền Trung do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải chất độc hại năm 2016…, các cuộc biểu tình đông dân trong những ngày tháng 6/2018 vừa qua bùng phát ở nhiều nơi trong cả nước, như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Bình Thuận…, thậm chí ở Phan Rí Cửa đã xảy ra căng thẳng khi người dân đốt trụ sở ủy ban và chống trả lực lượng an ninh bằng gạch đá...

Các sự kiện nêu trên cho thấy rằng việc phản đối hai Dự luật về Đặc khu hành chính và An ninh mạng trong thời gian kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 14 diễn ra chỉ nguyên nhân trực tiếp, thời điểm, mà đằng sau là tâm lý bị bất bình dồn nén, những đòi hỏi đảng và chính phủ cần minh bạch, công khai trong hoạch định, thực thi chính sách và nhu cầu ngày càng cao của người dân về quyền dân sự, quyền con người.

Chính quyền cần phải nhận rõ các thách thức này, thấu hiểu người dân từ đó thay đổi quan điểm và cách tiếp cận với các vấn đề thực tế đang diễn ra.

Thay vì tạo nên nỗi sợ hãi, cải cách thể chế cần phải hướng tới người dân, lắng nghe nguyện vọng của họ, thiết lập cơ chế, chính sách minh bạch, rõ ràng để họ được các quyền hiến định.

Trước những thách thức cải cách, thể chế cấp thiết phải thay đổi.

Thực tế chuyển đổi sang kinh tế thị trường cho thấy, một là, thể chế luôn là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế, vì chúng định hình và thực thi chính sách.

Thứ hai, điều quyết định hiệu quả cải cách là thể chế chính trị cần thay đổi phù hợp với kinh tế thị trường, không để ý thức hệ giáo điều níu kéo.

Và cuối cùng sẽ là sự điều chỉnh có hiệu quả cơ chế chính sách cần hướng tới người dân, và đó sẽ là chìa khóa cho sự tăng trưởng dài hạn.




John Denver - Take Me Home







THE CASCADES - Rhythm Of The Rain







The Carpenters - Top of The World







ABBA - Chiquitita







SUE THOMPSON hát Sad Movies (Make me cry)







BRIAN HYLAND hát Sealed With A Kiss







PAUL ANKA hát Diana







NEIL SEDAKA hát OH CAROL







Carol Kim hát ANH, nhạc Nguyễn Văn Đông







Santana - Black Magic Woman







Santana - Oye Como Va







Christy Lê (Lê Diệp Kiều Trang), kẻ nắm quyền sinh sát những bài đăng trên Facebook VN







Facebook đã phản bội lại người dùng khi xóa vĩnh viễn bức thư 6k lượt likes, 3k lượt comments và shares của Hà lúc 8h sáng nay. Hơn... nữa, facebook đã vô hiệu các tính năng (like, comments, post bài, share bài, inbox) trên tài khoản của Hà vào lúc 9h am sáng nay với lý do rất viển vông: "vi phạm chính sách của facebook".

Một bức tâm thư gửi thầy Phó hiệu trưởng của mình thể hiện sự ngưỡng mộ và yêu quý ngôi trường mình đang học bị cho là "vi phạm chính sách của facebook"?

Một bức tâm thư gửi thầy Phó hiệu trưởng của mình để đề nghị/yêu cầu và/hoặc mong thầy của mình trả lời các câu hỏi của sinh viên và/hoặc tâm sự thật lòng với sinh viên bị cho là "vi phạm chính sách của facebook"?

Một bức tâm thư gửi thầy Phó hiệu trưởng của mình để tường thuật lại một cách trung thực nhất một khoảng thời gian giữa thầy và trò tại trại tập trung Tao Đàn ngày 17/06/2018 bị cho là "vi phạm chính sách của facebook"?

Một bức tâm thư gửi thầy Phó hiệu trưởng của mình với những lời lẽ giản dị, trong sáng, bao dung, ôn hòa và vị tha bị cho là "vi phạm chính sách của facebook"?

Một bức tâm thư gửi thầy Phó hiệu trưởng của mình không có một từ ngữ tục tĩu, phỉ báng, xúc phạm nào xuất phát từ người đăng bài bị cho là "vi phạm chính sách của facebook"?

Facebook và những kẻ đồng lõa nên nhớ rằng, cái gì không bịt miệng được tiếng nói tự do của Hà, càng khiến Hà mạnh mẽ hơn thôi.

Biết ơn Facebook đã cho Hà cơ hội được bày tỏ quan điểm, ý kiến trong vài năm vừa qua. Nhưng cũng cảm thấy thất vọng nếu thực sự facebook và những kẻ đồng lõa đã xóa bài viết và vô hiệu hóa tài khoản facebook của Hà một cách đê hèn.

Và xin gửi lời cám ơn trân trọng nhất đến Minds khi đã cứu vớt tiếng nói tự do của Hà trong lúc Hà cảm thấy cô đơn nhất, vô vọng nhất để các bác, các cô chú và các anh chị em có thể dõi theo và đồng hành cùng Hà. Chỉ trong vòng 1 ngày, channels của Hà đã có hơn 2k subscribers và hơn 18k views. Hà sẽ đồng hành cùng Minds và các anh chị em yêu nước tại Việt Nam để phát triển "ngôi nhà chung Minds" của chúng ta.

Millions thanks to Minds. Speak up now!

Trương Thị Hà

Hà Nội, ngày 30/06/2018.


 

MẤY LỜI VỀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK Ở VN - Tác giả Phạm Lưu Vũ




Giám đốc facebook ở Việt Nam là Kiều Trang, một người thân cận với Tất Thành Cang, tức là có quan hệ mật thiết với bọn tham nhũng, ăn cắp...… Gần đây, nó đã xóa tất cả những STT vạch mặt Tất Thành Cang. Mới đây nó lại xóa bức thư của em Hà gửi thằng phó hiệu trưởng Lê Văn (hèn) Hạ khốn nạn của trường ĐHXHNV. Lấy lí do “không phù hợp với tiêu chí…”.

Tiêu chí của nó là gì? Là đứng về phía bọn vô lại để móc túi hàng triệu người Việt Nam hay sao? Thằng chủ của nó, Mark Zuckerberg người Mĩ còn bưng bô Tập Cận Bình, đòi lấy tên thằng sát nhân kẻ cướp ấy đặt tên cho con mình thì cũng là thằng con buôn mạt hạng. Kiếp này nó hưởng phước báo lớn, kiếp sau nó làm súc sinh.

Tôi viết những dòng này để sẵn sàng từ bỏ facebook bởi những cái tên Mark, Kiều Trang kia… đang bốc mùi tử khí. Cái gọi là “mạng xã hội” của facebook đang phản bội người sử dụng, sẵn sàng làm tay sai, công cụ cho chính quyền.

Thế còn bọn ăn cắp, bán nước thì sao?

Những kẻ ăn cắp, bán nước tưởng thoát được mạng xã hội thì sẽ che giấu được tội lỗi của chúng ư? Không có chuyện đó! Dân vẫn biết rõ ai là kẻ ăn cắp, ai là kẻ bán nước... Thời nhà Trần, ngay trong lúc kháng chiến chống quân Nguyên, thì dân đã biết rõ những bọn Ích Tắc, Trần Lộng, Cự Địa, Lê Diễn, Trịnh Long… là quân bán nước. Thời ấy không có mạng xã hội, thì điều gì đã khiến lòng dân lúc nào cũng thấu tỏ mọi chuyện như vậy?

Một dân tộc hình thành do cộng nghiệp. Lòng dân tức là cộng nghiệp, và cộng nghiệp đã làm nên điều bất khả tư nghì đó. Cộng nghiệp tuy vô hình nhưng kì diệu, nó muôn vàn cách thể hiện, có khi là điềm giời, có khi là vụt hiện, có khi là cảm giác, linh ứng… Không cần máy móc, không cần chữ nghĩa, hình ảnh… cộng nghiệp truyền trực tiếp vào ý nghĩ, tư duy của mỗi con người. Cộng nghiệp tồn tại trong không gian, trong mỗi mỗi con người, trong vạn vật xung quanh chúng ta cho nên sức lan tỏa của của nó cũng là bất khả tư nghì. Không một thứ truyền thông nào có thể thay thế cộng nghiệp, không một ý chí nào có thể dập tắt hoặc “uốn nắn” cộng nghiệp. Dẫu hàng ngàn luật an ninh mạng, thì cũng không mảy may chạm đến nó được.

Cộng nghiệp đã tạo lập nên giang sơn, bờ cõi này, đã sinh ra hồn thiêng sông núi này, đã bao lần nhấn chìm bọn giặc phương Bắc... huống hồ bọn facebook chỉ biết có tiền, nếu tham lam lợi nhuận, thị trường... mà đứng về phía các nhóm quyền lực, nhóm lợi ích... để phản bội lại quyền lợi của dân tộc này thì sẽ bị đời đời nguyền rủa. Các người sẽ không gánh nổi cái "nghiệp" khủng khiếp ấy đâu.


 

Dưới đây là nguyên văn bức tâm thư (có 6000 like 3000 share) của bạn Trương thị H...à, gửi Phạm Tấn Hạ, đã bị FB gỡ bỏ vì lý do “không phù hợp với các tiêu chí của FB”.



Ts Phạm Tấn Hạ


Bức tâm thư, không có từ ngữ, hình ảnh dung tục, không xúc phạm cá nhân, tại sao phải bị gỡ bỏ ?

Thầy Hạ kính mến,

Khi viết những dòng này, nước mắt em không ngừng tuôn rơi khi nghĩ về thầy. Em khóc chỉ vì em thấy cô đơn và bị bỏ rơi tại trại tập trung Tao Đàn ngày 17/06/2018 với những con người đáng sợ mang danh “công an nhân dân”. Em không giận thầy gì cả, vì nếu có giận, những kẻ đã xúc phạm danh dự và xuống tay đánh em mới là kẻ đáng giận thầy ơi.

Em là lớp trưởng lớp 17/2 khoa ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh. Em luôn mang lại niềm vui và động lực học cho các bạn trong lớp. Em luôn cố gằng kết nối các bạn trong lớp, các thầy cô và Giáo vụ. Tháng này, lớp em thi cuối kỳ, em đang chuẩn bị viết thư cảm ơn các thầy cô bộ môn đây ạ. Lớp 17/2 có thể tự hào rằng, lớp em là một trong những lớp chăm chỉ nhất, đoàn kết nhất và có thành tích học tập cao nhất khoá học. Thầy có thể hỏi thầy Triết, thầy Triệu, cô Hạnh và cô Nguyên trực tiếp dạy lớp em ạ. Em nói như vậy, chỉ muốn thầy biết rằng, em là sinh viên ngoan và đáng tự hào của thầy, em là một Lớp trưởng có trách nhiệm với lớp. Chứ không phải như những người “công an nhân dân” kia, nói em là “con điếm”, “con đĩ”, “con phản động”, “bị đuổi học”…

Tao Đàn ngày 17/06/2018

Thầy ơi chỉ có thầy mới cứu được em lúc này thôi ạ

Công An 1: Tôi sẽ gọi thầy Phó hiệu trưởng của em đến đây.

Thầy ơi khi nhìn thấy thầy em đã khóc vì sung sướng. Vì em biết rằng, thầy sẽ làm gì đó để giúp em ra khỏi nơi đáng sợ này ạ. Nhưng …

Công An 1 (đe nẹt): Sinh viên của thầy đây. Là một kẻ phản động, thầy nhìn những gì nó làm này, kêu gọi biểu tình, hướng dẫn người dân đối phó với công an…

Công An 2 (liên tục sỉ nhục): loại này làm đĩ, làm điếm chứ lớp Trưởng gì, tao khinh…

Công An 3 (vỗ về): Em “hợp tác” đi là được về ngay mà. Bọn anh có làm gì đâu mà em mời luật sư.

Hà (nhìn vào thầy khóc): Thầy ơi chỉ có thầy mới cứu được em lúc này thôi ạ. Thầy hãy báo cho luật sư Trần Vũ Hải và Luật sư Lê Công Định giúp em là em đang bị bắt ở đây ạ. Số điện thoại của hai luật sư đây ạ…

Thầy: Im lặng

Hà (khóc to hơn): Em là người hành nghề luật. Em có quyền được mời luật sư… Thầy có thể hỏi các thầy cô đại diện học Luật Hà Nội của em. Họ sẽ nhắc đến em là một đứa sinh viên ngoan. Ngày xưa các thầy cô Đại học Luật yêu quý và bảo vệ em như thế nào mà ngày nay, thầy lại đối xử với em như vậy. Néu các thầy cô Đại học Luật ở đây, các thầy cô sẽ cứu em. Em biết thầy không có nghĩa vụ phải thông báo luật sư giúp em. Nhưng em là sinh viên của thầy, em đang cầu xin thầy. Thầy ơi, thầy hãy nhìn vào mắt em. Em có giống một đứa sinh viên hư không ạ ? Thầy đừng im lặng như vậy mà. Thầy chỉ cần thông báo cho các luật sư của em thôi, chỉ cần vậy thôi, thầy ơi. Em sẽ biết ơn thầy suốt đời ạ.

Công An 1: Có phải điều tra tội phạm đâu mà mời luật sư. Luật sư không có quyền đến đây cả. Vô ích thôi.

Thầy: Thầy không biết về luật.

Hà (khóc và bất lực): Thầy ơi chỉ có thầy mới cứu được em thôi. Sinh viên của thầy nghi bị báo Tuổi trẻ hiếp dâm, thầy cô trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đã lên tiếng và Luật sư của em đã bảo vệ quyền lợi của em sinh viên ấy. Em cũng là sinh viên của thầy. Em xin thầy hãy đối xử với em công bằng như em sinh viên kia. Hãy thông báo cho các luật sư của em là em đang ở đây ạ.

Công An 4: Mệt con này quá. Giờ ký nhận được chưa ?

Hà (im lặng và nhìn thầy)

Công An 4 (vả vào mặt Hà): Bốp. Mày không “hợp tác” à . Mày nhắc đến ba từ “mời luật sư” nữa tao vả cho vỡ mồm.

Thầy: Im lặng…

Thầy ơi, công an tát em, em không đau cả, em đau vì thầy không bênh em, em đau vì thầy không ôm em, em đau vì thầy không che chở em. Em đau vì thầy lặng im trước hành vi chà đạp nhân phẩn và xâm phạm thân thể trắng trợn của Công an quận 1. Có lẽ, thầy sẽ không bao giờ quên khuôn mặt đáng thương của em tại trại tập trung Tao Đàn ngày hôm đó đâu.

Tại sao thầy ký vào biên bản do công an soạn sẵn ?Tại sao thầy nói với em là thầy không biết luật, nhưng thầy lại tin những gì công an nói chứ không tin đứa sinh viên ngoan của thầy. Tại sao thầy quay lưng bỏ lại em một mình ở đấy ạ ?

Xin thầy hãy trả lời giúp em những câu hỏi này hoặc đơn giản là tâm sự với em thật lòng qua email htruong692969@protonmail.com ạ.

Em tin rằng lúc đó có công an nên thầy không thể giúp em. Giống như các thầy cô Đại học Luật ngày xưa, các thầy cô đã âm thầm che chở và bảo vệ em. Công an đánh em, sỉ nhục em, em không đau vì đó là nhiệm vị của họ. Nhưng các thầy cô của em không bảo vệ che chở cho em, em sẽ đau khổ lắm thầy ơi.

Thầy ơi, chỉ có thầy mới cứu vớt được tâm hồn yếu đuối của em lúc này thôi ạ. Hãy nói cho em suy nghĩ thật lòng của thầy. Thầy có thương em không ? Chỉ cần vậy thôi là em thấy yên lòng rồi thầy ơi. Em cám ơn thầy và luôn tự hào là sinh viên khoa ngôn ngữ Anh trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn ạ.


 

Bilodid Denys độc tấu guitar Mai, nhạc Đặng Ngọc Long







Bonnie Tyler - Total Eclipse of the Heart







Kansas - Dust in the Wind







Dana Winner, Simon and Garfunkel - Sound of Silence -







MARIAH CAREY - WITHOUT YOU







Bryan Adams - Everything I Do







Steelheart - She's Gone







EUROPE - 'Tomorrow'







Europe - Dreamer







Thời Khó CS, thơ Bắc Phong





cựu binh bày các huân chương
ngồi thiểu não giữa lề đường bán rao
biểu tình xong chị nọ chào
huân chương nào đánh quân Tàu tôi mua



Độ Nhật, thơ Cao Đông Khánh







Tạp Chí VẤN ĐỀ, số 2, phát hành tháng 5 năm 1967




>


"Máu": Dân Ta Nhất Định Thắng




 
Henrique Calisto, huấn luyện viên trưởng của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam cho biết đội bóng của Việt Nam sẽ thành công hơn nhiều nếu người hâm mộ bóng đá giảm bớt áp lực xuống.
 
Dân coi đá banh Việt Nam chỉ muốn thắng – không cần biết thắng đối thủ nào hết, Castilo than thở,
“Đây là thử thách tôi đang phải đối phó – xắp xếp tiềm năng của từng tuyển thủ thành một đội bóng có hiệu quả khi giao đấu ở cầu trường quốc tế.”
“Chúng tôi đã đá vài trận với các đội tuyển tầm cỡ như Singapore, Bắc Triều Tiên, và Thái Lan. Đội banh VN đã cầm chân, thủ huề với Bắc Hàn nhưng ngay thế cũng chưa đủ (cho giới mê bóng đá), tôi nghĩ thế.”
“Dường như những lần bại trận trước đội Indonesia (thua 1-0), đổi tuyển Olympic của TQ (thua 3-2), thua Brazil (2-0), thua đội tuyển Đại học Korea (1-0) là điều không thể tha thứ được.”
“Hiển nhiên, tụi tôi đã thua những trận đấu vừa kể nhưng đó đều là những lần đụng độ với các đội banh giỏi. Tôi quan niệm thà đá với đội mạnh – dù thua – vẫn hay hơn đá với đội dở để thắng. Đó không phải là cách để tiến bộ.”
Castilo nói như thế và cho biết sẽ chỉ có sáu hoặc bảy cầu thủ của cuộc đấu vừa qua tham dự Cúp AFF Suzuki 2008 vào tháng tới.
 
Cúp AFF do ASEAN Football Federation tổ chức mỗi hai năm một lần. Năm nay có 8 đội tuyển khu ASEAN sẽ tranh Cúp Suzuki 2008 và 100.000 USD tiền thưởng từ ngày 5 đến 28 tháng 12, 2008.
 
Một điều, có nhiều khả năng HLV Henrique Calisto tuy than phiền nhưng không nghĩ ra, là lý do tại sao dân hâm mộ đá banh chỉ muốn đội nhà thắng, bất kể địch thủ là ai. Nhưng nếu đối thủ yếu thì tốt hơn vì nếu trận nào cũng thắng thì việc cá độ và thu tiền sẽ dễ và đơn giản hơn nhiều.


VN gì cũng có mà còn hơn cái người ta đang có: Bơi thuyền thúng hái sao trời - Tác giả Trà Mi








Oách thật, Việt Nam sắp có cái NASA. Nhưng chắc gì sẽ đã làm nên cơm cháo trước khi cả nước đã theo Thủ tướng Dũng đua nhau ra biển lớn. 

Bơi thuyền thúng hái sao trời

Đọc tờ TMC.net của giới Công nghệ và Viễn thông hôm 27 tháng 11 mới hay nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang chuẩn bị giơ tay với những chòm sao tuốt trên trời xanh và xa mít mù ải nhạn.

Trong lúc cống rãnh ở Hà Nội, Sài Gòn rút nước mưa không kịp (một tờ báo lớn ở California nói chữ là “…thủy triều cao…”[sic]) gây lụt lội chưa từng thấy ở hai thành phố lớn nhất nước thì chàng bộ đội chiến trường B aka Ts Liên Xô, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã phán, “Thiên tai thì không tính trước được”.

Ừ, cái đó thì bác Hồ cũng không tính được nói gì đến anh bộ đội.

Nhưng, ở mặt nổi, việc nâng cấp hạ tầng cơ sở (trong những dự án phát triển đô thị) – nôm na là đào kinh, vét mương, lắp ống cống, mở thêm đường thoát nước mưa, nước thải – là bài học vỡ lòng của những người có trách nhiệm quản lý tài sản quốc gia thời phát triển dường như không xảy ra ở Hà Nội, Sài Gòn. Có lẽ vì quan chức nhà nước chưa nhất trí thoả hiệp ổn định được bộ phận đang chìm (dưới nước). Làm không khéo nó lại vỡ ra cái Bờ Mu 19 thì thật là rách việc.
 
Khoan nói chuyện khác, “Thiên tai thì không tính trước được” này, nâng cấp hạ tầng cơ sở ở những vùng đang phát triển cũng không thích, hay chưa thích làm này, nhưng nhà nước CHXHCN Việt Nam sẽ xây một Trung tâm Nghiên cứu Không gian tại Hà Nội trị giá khoảng 350 triệu đô la bằng tiền Việt trợ Phát triển của Nhật Bản.

Trung tâm, có một không hai tại Việt Nam này, sẽ thi hành một cách hữu hiệu chiến lược, nghiên cứu và áp dụng công nghệ không gian của nước ta vào năm 2020.
 
Viện Công nghệ và Khoa học Việt Nam cùng Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) cho biết Công viên Công nghệ Cao Hòa Lạc rộng 9 hecta gồm 14 khu hoạt động kể cả xưởng chế tạo vệ tinh, khu lắp ráp và thử nghiệm, khu thử nghiệp từ trường, trung tâm kiểm soát vệ tinh và đài quan sát không gian.

Tuy thế, đến nay vẫn chưa nghe Viện Công nghệ và Khoa học Việt Nam cho biết công trình xây dựng và thiết kế Công viên Hòa Lạc sẽ có trung tâm phát áo phao, cấp thuyền thúng cho các nhà khoa học không gian, hay khu làm giàn phóng nổi để phóng vệ tinh phòng khi “thiên tai thì không tính trước được.”

Oách thật, Việt Nam sắp có cái NASA. Nhưng chắc gì sẽ đã làm nên cơm cháo trước khi cả nước đã theo Thủ tướng Dũng đua nhau ra biển lớn.

Không như những năm 1954-55, đi từ Hải Phòng, hay đi từ ven biển miền Nam, những năm 1975 và sau đó, lần này dân ta sẽ ra biển lớn ngay từ các nẻo đường (ngập nước) ở Hà Nội và Sài Gòn.
 
 

 

Michelle Giuda, Assistant Secretary, Bureau of Public Affairs, viếng thăm VN








"I returned home from my first visit to Vietnam with my mother and grandmother, who both fled Saigon just days before South Vietnam fell in April 1975. I saw the places where they had lived their lives before having to leave it all behind. I also saw the remnants of the military base where my dad, a veteran, served his tour. "


Việt Nam có còn tiềm lực để đánh thức không?







Giáo dục có thoát bế tắc khi nhập giáo trình ngoại? Học Đường Không Phải Là Chổ Tuyên Truyền Chính Trị







Blogger Nguyễn Ngọc Già đánh giá về các cuộc biểu tình trên khắp cả nước vừa qua







Hợp Ca Tiếng Hát Trên Sông Lô, nhạc Phạm Duy







Hội Đồng Chuột







Thông điệp của Hoa hồng: ‘Đem yêu thương vào nơi oán thù’







Những trẻ em Việt Nam bị mất "quyền sống"







"Cần cẩn trọng khi ‘di tản’ từ Facebook sang Minds"







Vị trí đặc khu 'xứng đáng có tương lai khác'- Tác giả Ts Nguyễn Huy Vũ




Một trong các lý do mà các nhà làm chính sách ở Việt Nam biện minh cho quyết định thành lập ba đặc khu là những kinh nghiệm từ Trung Quốc.


Theo cách lập luận này, các đặc khu đã đóng góp và làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt của nền kinh tế nước láng giềng.
Vì vậy mà trước khi đi vào chuyện Việt Nam thông qua dự luật đặc khu, cần phải nhìn lại bối cảnh và vài bài học của các đặc khu kinh tế Trung Quốc.

Sau hàng thập kỷ áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch tập trung dẫn đến bế tắt, đầu thập niên 1980 Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách, mở cửa nền kinh tế.


Để áp dụng các chính sách nhằm làm chuyển đổi Trung Quốc một cách từ từ, tránh sự thay đổi nhanh chóng làm mất ổn định vĩ mô dẫn đến xáo trộn và làm sụp đổ nền kinh tế, chính quyền cấp trung ương của Trung Quốc quyết tâm cho thành lập bốn đặc khu kinh tế ở Quảng Đông và Phúc Kiến.


Ba đặc khu Thâm Quyến, Châu Hải, Sán Đầu ở tỉnh Quảng Đông được thành lập trước tháng 8 năm 1980 và đặc khu Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến được thành lập sau đó vào tháng 10 năm 1980.


Bốn đặc khu này trước hết là những môi trường để thử nghiệm mô hình kinh tế thị trường trong khi chính quyền vẫn nắm chặt kiểm soát chính trị - một mô hình được rao giảng là kinh tế thị trường mang bản sắc Trung Hoa.

Sự thành công của mô hình kinh tế - chính trị này là tiền đề để Trung Quốc nhân rộng mô hình và áp dụng cải cách kinh tế trên toàn Trung Quốc sau này.

Bên cạnh thử nghiệm kinh tế thị trường, các đặc khu này còn dùng để thí điểm các cải cách về chính sách đất đai.

Chính quyền Trung Quốc mở đầu bằng việc cho nhà đầu tư thuê đất từ 20 đến 50 năm, có gia hạn, và những kinh nghiệm cải cách đất đai sau đó đã được dùng để thiết lập hệ thống đấu giá đất nhằm tối ưu hoá việc sử dụng đất sau này.

Các đặc khu cũng đóng vai trò là các trung tâm tri thức nơi mà công nghệ và kỹ năng quản lý của nhà đầu tư nước ngoài được giới nhân công địa phương học hỏi và sau đó chuyển giao cho các công ty khác nhau trong toàn bộ nền kinh tế.

Và cuối cùng, các đặc khu còn là cánh cửa để kết nối nền kinh tế Trung Quốc với thế giới bên ngoài.
Các đặc khu có mối quan hệ chặt chẽ với các cụm công nghiệp khác nhau trên toàn Trung Quốc.
Đồng thời, các đặc khu là mảnh đất luôn đón nhận các nhà đầu tư nước ngoài, mà chủ yếu là các Hoa Kiều. Vì vậy mà các đặc khu đã được lập chủ yếu ở vùng duyên hải gần Hong Kong, Đài Loan, hoặc các đô thị lớn có truyền thống ngoại thương.

Đặc khu Việt Nam có mục tiêu gì?

Vậy chính quyền Việt Nam lập ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc để làm gì?

Chắc chắn không phải là để thí điểm áp dụng mô hình kinh tế thị trường. Mô hình kinh tế thị trường trong khi vẫn duy trì vị thế độc tôn lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã được thực hiện trên toàn quốc đã gần 30 năm kể từ ngày Đổi Mới.

Trong dự luật đặc khu cũng không cho thấy những thí điểm cải cách mô hình kinh tế hay chính trị nghiêm túc nào sẽ diễn ra ở đặc khu và sau đó có thể đem áp dụng trên toàn quốc.

Dự luật đặc khu và kế hoạch lập đặc khu cũng không cho thấy một chiến lược chắc chắn nào, ngoại trừ những hô hào sáo rỗng, nhằm biến đặc khu trở thành một trung tâm tri thức để thu hút và lan toả công nghệ cho toàn bộ nền kinh tế.

Các đặc khu này cũng không hẳn là một cửa ngõ hữu hiệu nhằm kết nối kinh tế Việt Nam với thế giới.

Các thành phố lớn của Việt Nam đã đóng vai trò kết nối Việt Nam với thế giới bên ngoài từ rất lâu và đủ hiệu quả.

Về mặt chính quyền, mọi quyền hành ở đặc khu được giao cho chủ tịch uỷ ban nhân dân đặc khu.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu sẽ do Thủ tướng và Bộ Nội vụ chọn, sau đó được hội đồng nhân dân thông qua.

Như vậy, mô hình "Đảng cử dân bầu" vẫn còn y nguyên, thậm chí chính quyền đặc khu còn tệ hơn khi mà quyền lực của hội đồng nhân dân, tức cơ quan đại diện cho quyền lợi của nhân dân, suy yếu hơn.

Về mặt chính sách kinh tế, các điểm nhấn nổi bật của dự án đặc khu bao gồm như sau.

Chính quyền đặc khu được phép cho thuê đất tới 70 năm, và nếu có sự đồng ý của thủ tướng, chính quyền đặc khu được quyền cho thuê đất tới 99 năm.

Khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển tại đặc khu, dự án đầu tư lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế thì có thể miễn phí thuê đất tối đa cho toàn bộ thời hạn thuê.
Tức là nếu dự án được thuê 99 năm thì họ không phải trả một đồng nào tiền thuê đất, tức là cho không khu đất trong 99 năm.

Vẫn theo đề xuất hiện nay, người nước ngoài được quyền mua nhà ở đặc khu. Người nước ngoài được miễn thị thực khi đến thăm các đặc khu.

Ở Phú Quốc, người nước ngoài đầu tư 110 tỉ đồng được cấp thẻ tạm trú đến 10 năm và nếu có chỗ ở thì được cấp thẻ thường trú.

Chính quyền sẽ cho phép mở sòng bạc trong các đặc khu.
  • Lấy ý kiến dư luận để tiến tới việc mở khu đèn đỏ và cho phép hợp pháp hoá mại dâm ở đặc khu.
  • Cho phép sử dụng ngoại tệ như là một phương tiện thanh toán trực tiếp bên cạnh tiền đồng của Việt Nam.
  • Cho phép các đối tác kinh tế được quyền chọn một hệ thống pháp luật nước khác trong phân xử các hợp đồng kinh tế giữa các bên.
  • Miễn giảm thuế rất nhiều, với vô số các hạng mục và hệ thống ưu đãi thuế vô cùng phức tạp, cho các doanh nghiệp.
Với những đề xuất chính sách như vậy, không khó để người đọc hình dung ra viễn cảnh số phận của những đặc khu kinh tế.

Đó sẽ là nơi chính quyền tạo điều kiện tối đa nhằm giao đất với thời hạn lâu dài cho các nhà đầu tư với vô số các khoản ưu đãi về thuế, từ thuế đất cho tới thuế doanh nghiệp.
Ở đây, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào khai thác các lĩnh vực ăn chơi và giải trí từ sòng bạc cho tới các dịch vụ nhạy cảm, kể cả mại dâm trong tương lai.

Đó cũng là nơi thu hút người nước ngoài đến định cư ngày càng đông đảo và họ được phép áp dụng luật lệ của họ.

Nhưng câu hỏi quan trọng là người nước ngoài nào sẽ đến định cư một cách đông đảo ở các đặc khu này?

Người Âu Mỹ, người Nhật, hay người Trung Quốc?

Những kinh nghiệm từ các đặc khu trong khu vực chỉ rõ ra rằng đó sẽ là người Trung Quốc. Và đó là lúc an ninh, quốc phòng Việt Nam bị đe doạ.

Các đặc khu với quỹ đất rộng lớn và vị trí địa lý chiến lược xứng đáng có một tương lai, một vị thế khác, chứ không nên bị biến thành thiên đường ăn chơi và mầm tai hoạ, đe doạ đến chủ quyền của Việt Nam.



Phỏng Vấn Nguyễn Vĩnh Nguyên







Trốn nghèo dân Quảng Nam trồng sen bỏ lúa







Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, "Thông điệp cho các nhà nghiên cứu, doanh nhân khởi nghiệp, kĩ sư đang làm về vấn đề biến đổi khí hậu".







Hiện trạng VN với luật đặc khu







Kỹ thuật nhận diện khuôn mặt







Hẹn Gặp Nhé, 99 Năm Sau!







Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Thế Sơn hát Con Có Một Tổ Quốc, Huy Cầm phổ thơ HồngY Nguyễn Văn Thuận







Huawei trình bày trường hợp của mình để được góp phần trong công nghệ 5G của Úc







Một chức sắc Cao Đài ở Lâm Đồng tố cáo ông bị hành hung







Người Già, Em Bé: Nào chúng ta cùng chơi đồ hàng!







Châu Âu vật lộn với vấn đề người tị nạn và di dân hàng loạt







Á Châu Ngày Nay, 1/7/2018







Việt Nam tuần qua, 30/6/2018







Mẹ Trùng Dương







Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Sơ Kết Về Con Đường Tơ Lụa







Nostalgie Collection







China’s Weak Dictator - George Friedman . Source: gpf.com




Most observers take Xi Jinping’s ascension from president to dictator as a sign of China’s national strength. But I see things differently – to the chagrin of even some members of my staff. Dictatorships are not imposed on healthy systems – especially in China. Historically, as China rises, it loses stability. When it loses stability, it installs a dictator. The dictator may take the form of an emperor or party chairman, but he is a dictator nonetheless. It is in this context that I have begun to form a tentative theory: that Xi Jinping’s strength is a facade.

One of the hallmarks of the Xi administration is his anti-corruption campaign. In truth, it is a good old-fashioned political purge, meant to remove those adversely affected by Xi’s efforts to settle the financial system and those who remain committed to the policies of Deng Xiaoping. In other words, moderate liberals and internationalists. These factions see Chinese integration into the international economic system as a necessary component of modernization and prosperity. And no component of the Chinese political system is more attached to this internationalist posture than China’s diplomats – the very same diplomats Xi personally warned on Tuesday about straying from Communist Party directives.

Beneath the facade, China’s reality is far grimmer. Much of the population still lives in poverty. A significant component of the Chinese economic elite stand to suffer from Xi’s reforms. And China’s professors, diplomats and local government officials, especially on the coast, are nervous about the direction in which Xi is steering the country. Combined, these three groups could threaten Communist Party rule. To stop the threat from materializing, Xi must prevent a coalition from forming against him. This means a constant shifting of economic policy and political purges that aim to rectify China’s structural economic problems without creating revolutionary discontent. We therefore expect the government in Beijing and the opposition, such as it is, to undertake constant and apparently incoherent actions, popular demonstrations, inconsistent economic moves and threats against Beijing’s grip on the country.

Indeed, we’ve had two examples of this in the past week alone. Random demonstrations like the recent protests by veterans of the People’s Liberation Army must be contained locally before they can spread throughout the country. Hence, they are put down by police, violently if necessary. As for diplomats and local government officials, they must be subjected to institutional intimidation so that they don’t stray from the party line. Vigilantes in Chinese foreign policy cannot be tolerated.

Complicating the situation are trade tensions between China and the United States. Trade tariffs are a tremendous threat to China. In just 10 years, China’s export-to-gross domestic product ratio has gone from about 32 percent of the economy to 20 percent. This is less a reflection of China’s very urgent strategy of de-emphasizing exports and more a function of lower demand abroad. The decline, brought on by the 2008 financial crisis, destabilized a vast part of the Chinese economy. Protectionist measures by the top destination for Chinese exports – the U.S. – threaten to further destabilize the system.

The proper diplomatic approach to this new challenge would be a policy of accommodation, one that assuaged the U.S. and allowed trade to continue unencumbered. But Xi cannot be seen as weak. He must retaliate, even if his ability to inflict damage on the United States is limited. This is all part of the facade – to get Chinese citizens who will be hurt by Xi’s moves to feel a sense of embattlement and loyalty to Xi’s regime.

The instinct of the diplomats Xi lectured Tuesday is to bridge the gap with the United States. From a purely economic standpoint, they are right. But politically they cannot grasp the dilemma the emperor faces. It’s for that reason that Xi made the loyalty of this faction of China’s bureaucracy a public issue. He needs to make sure that they will follow his lead. The very fact that he is insecure about whether they will speaks volumes.

To be clear: This is just a theory. Xi may well be calling all the shots, and this may have been a simple stunt designed as filler for a slow news day. But unlike in the West, where the media follows the daily melodrama like a dog, the media in China are directly controlled by Beijing, and Xi’s recent moves suggest he knows the danger he and his country are in – and that he is moving with all necessary haste to prevent opposition from rising. Remember, Xi is just one man. Make enough enemies and stifle enough opportunities and eventually even the most powerful dictator’s position becomes untenable.