khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Hải chiến Trường Sa 1988



"Vòng tròn bất tử " - Câu chuyện về những người chiến sỹ Hải quân Nhân Dân Việt Nam anh hùng đã đứng thành vòng tròn trên bãi đá ngầm Gạc Ma tại quần đảo Trường Sa để bảo vệ lá cờ Tổ quốc vào ngày 14 tháng 3 năm 1988 ...

Vào khoảng 6 giờ sáng giờ Hà Nội ngày 14 tháng 3 năm 1988, từ 2 tàu hộ vệ tên lửa số 502 và số 531 đậu tại phía nam bãi đá Gạc Ma, Trung Quốc bất ngờ thả 3 thuyền nhôm đổ lên bãi Gạc Ma 58 lính thủy quân lục chiến trang bị điện đàm và vũ khí bộ binh, lúc này đã có khoảng gần 50 lính hải quân và công binh Việt Nam đóng giữ cùng 3 lá cờ như trong video, phù hợp với miêu tả trong tài liệu của cả hai phía.

Thực hiện quyết tâm giữ đảo cũng như tuân thủ tuyệt đối mệnh lệnh của cấp trên "Không được phép tự ý nổ súng trước để Trung Quốc lấy cớ leo thang xung đột dẫn đến chiến tranh tổng lực", hải quân và công binh Việt Nam trên đảo Gạc Ma đã chiến đấu bằng tay không với địch. Họ đứng quây lại thành vòng tròn xung quanh lá cờ Tổ quốc ngăn không cho địch xông lên giật cờ cướp đảo, kiềm chế đến mức tối đa, không nổ súng trước để địch lấy cớ phát động chiến tranh xâm lược toàn bộ quần đảo Trường Sa. Đoạn video quay lại cảnh này, Trung Quốc đã cắt đi và đến nay vẫn chưa dám công bố vì không những không có phát súng khai hỏa nào từ phía Việt Nam như chúng mong đợi mà ngược lại, chúng còn nổ súng sát hại anh Trần Văn Phương và đâm bị thương nặng hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh.

Chứng kiến đồng đội hy sinh và bị thương nặng trong vũng máu ngay trước mặt, ý chí của những chiến sỹ hải quân Việt Nam không hề suy giảm, họ vẫn quyết tâm ở lại giữ đảo mặc cho sự đe dọa điên cuồng bằng vũ lực vượt trội về mọi mặt của Trung Quốc. Video đã cho thấy rất rõ, cột cờ phía nam bãi đá Gạc Ma đã bị xô đổ trong trận chiến giữ cờ, trước khi lính Trung Quốc hoàn toàn rút khỏi bãi đá Gạc Ma để thực hiện âm mưu sát hại các chiến sĩ hải quân và công binh Việt Nam trên bãi đá Gạc Ma bằng súng đại liên 25mm và pháo 37mm hạ nòng từ trên boong tàu hộ vệ.

Liền ngay sau đó, một số chiến sỹ Việt Nam còn lại đứng trên tàu HQ-604 dùng súng bộ binh sẵn có như AK, RPD, B-40 bắn trả lính Trung quốc đang neo đậu trên các xuồng máy nhỏ vây quanh tàu HQ-604 làm 6 lính TQ tử trận, 18 tên bị thương (xem chú thích trên video). Phía Việt Nam trận này có tổng cộng 64 hy sinh, 9 người bị TQ bắt và được trao trả hơn 3 năm sau ...

Tưởng nhớ 64 anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì chủ quyền hải đảo của Tổ Quốc tại ba bãi đá: Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc cụm đảo Sinh Tồn trong trận hải chiến Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988....


      

Tưởng niệm tại Paris 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa




Bốn trong số các chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia hải chiến Hoàng Sa 1974



                          Phỏng vấn ông Đặng Vũ Lợi - Paris - (19/01/1974-19/01/2014)




                                            


Đài Truyền Hình Đồng Nai Việt Nam phát hình Hải Chiến Hoàng Sa VNCH. Phim Tài liêu của Việt Nam Cộng Hòa làm khoãng 1 tháng sau Trận Hải Chiến Hoàng Sa vào ngày 14 tháng 2 năm 1974.



       


                           

Steve Trần Trúng Số 324 Triệu Đôla, Tới San Jose Mua Vé Số, 2 Tuần Sau Mới Nhớ...



       


SAN JOSE (VB) -- Một người Mỹ gốc Việt đã trúng số lớn: vé số Mega của Steve Trần trị giá tới 324 triệu đôla.
Steve Trần là người lái xe giao hàng, cư ngụ ở Bắc California, đã tới văn phòng Sở Xổ Số California Lottery ở Sacramento lúc 3:30 pm chiều Thứ Năm ngày 2 tháng 1-2014 để trình vé số trúng.

Steve Trần chọn phương pháp lãnh liền một lần, như thế sẽ lãnh 173.8 triệu đôla trước khi nộp thuế liên bang.

Trần giải thích với Sở Xổ Số rằng sau khi anh nhận ra mình có vé số đôc đắc, anh đã điện thoại cho ông sếp: “Tôi rất tiếc ông sếp à. Tôi trúng đôc đắc rồi. Tôi không nghĩ là tôi tới sở hôm nay, hay ngày mai, hay bao giờ nữa.”

Lô xổ số này xổ vào ngày 17-12-2013, và khi có tin vé số này mua ở một tiệm trên đường Tully Road, trung tâm của khu phố có đa số là dân gốc Việt, cả San Jose ồn lên xem có người Việt nào trúng số hay không.

Steve Trần không muốn nói chuyện với các phóng viên, nhưng chỉ nói một số chuyện với các nhân viên Sở Xổ Số.

Một ngày sau khi lô xổ số xổ, Trần kể rằng anh có xem tin tức này, nhưng không biết rằng anh đã trúng số.

Anh kể với nhân viên Sở Xổ Số, “Ai cũng tò mò xem ai trúng số... hẳn phải là người hên lắm.”

Anh nói anh không nhận ra là anh có vé số độc đắc, cho tới hôm Thứ Hai. Anh nói, anh có một xấp vé số mua từ nhiều thị trấn khác nhau, chất trong ngăn kéo... và rồi đột nhiên anh nhớ là anh có mua một vé số ở San Jose.

Anh kể, “Tôi chợt thức dậy lúc nửa đêm, nhớ là mình có tới San Jose mua vé số.”

Khi Trần kiểm lại, đúng là anh có vé số trúng 324 triệu đôla.

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

THIÊN THẠCH LÓNG LÁNH HƠN CẢ VÀNG RÒNG !



                           

Giấc Mơ Trăng Và Đá ---- Việt Dũng, người đã ra đi mang theo quê hương............



Biểu ngữ trong cuộc biểu tình tại Sài Gòn vào ngày đầu năm mới 2014


  Giấc Mơ Trăng Và Đá
 Việt Dũng

Trong tôi, sự quyến rũ về Trăng và Đá đến từ trí tưởng lãng mạn qua những huyền thoại dã sử. Hình ảnh những tráng sỹ nhung y gọn ghẽ ngồi mài kiếm dưới trăng, nung nấu ý chí can trường và sẵn sàng nhảy lên lưng chiến mã, lao vào bóng đêm mịt mùng để hoàn thành sứ mạng bí mật, là những giấc mơ rực rỡ, chan hòa suốt tuổi thơ tôi. Ngay cả sau cơn sốt định mệnh làm tê liệt đôi chân mà giấc mơ tráng sỹ mài kiếm dưới trăng vẫn còn tức tưởi. Giấc mơ đó đậm nét đến nỗi mọi ước muốn nào đẹp đẽ, tôi đều gọi chung là “Giấc mơ trăng và đá”. Thậm chí, đôi lúc tôi cảm thấy sự tan vỡ về giấc mơ huyền thoai kia đã làm tôi đau đớn hơn cả những thiệt thòi, cô độc mà một cậu bé bẩy tuổi phải chịu khi ngồi trên xe lăn, nhìn đám bạn cùng tuổi vui chơi nhảy nhót.

Ngày đó, tôi chưa ý thức đủ những bất hạnh lớn lao khi đôi chân không còn giúp ích gì cho những phần thân thể khác. Tôi chỉ buồn vì không theo các bạn chạy nhảy, nô đùa được nữa. Tôi cũng không thấy được ánh mắt thương hại của những người xung quanh.

Nhưng năm tháng trôi qua, chiếc xe lăn và cặp nạng gỗ gần gũi với tôi hơn cả cha mẹ, anh chị em, càng gần hơn bạn bè, quyến thuộc Tôi tự tách rời tới một cõi riêng lúc nào không hay. Nỗi đau buồn không lối thoát lăn tròn trong cõi lòng trống trải như những viên đá cuội lạnh lẽo, vô hồn. Những viên đá bất lực chờ cơn giông bão cuốn lăn theo sườn núi, rơi xuống thác ghềnh, trôi ra sông rộng... Tôi nghe thấy bao nhiêu là âm thanh sống động trên đường đi của đá; những âm thanh lúc khẩn thiết, khi reo vui, lúc trầm mặc đợi chờ, khi chan hòa hoan lạc....

Âm thanh ám ảnh tôi không ngừng.

Tôi tìm mua sách nhạc về, tự học và dành hầu hết thì giờ với cây đàn guitar. Một ngày của đứa trẻ tật nguyền có quá nhiều thì giờ rảnh rỗi để học những điều muốn học. Những ngón tay tôi quá nhỏ so với phím đàn, nhưng có hề gì! Giòng âm thanh cuồn cuộn trong tâm hồn tôi là sức mạnh vũ bão, bật ra mười đầu ngón rớm máu. Những buồn tủi, uất nghẹn từ những đường gân rũ liệt ở đôi chân theo âm thanh man rợ, vỡ ra trên từng sợi giây đàn....

- Vũ Thanh! Vũ Thanh! Con đàn cái gì vậy? Giây đàn đứt rồi kìa! Trời! Tay con chảy máu nữa!

Mẹ tôi chạy lại, giằng cây đàn, quăng xuống đất. Mẹ cầm hai bàn tay tôi rớm máu và nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm lệ.

Tôi như người vừa tỉnh cơn mơ, nhìn xuống đôi tay mình, nhìn giòng nước mắt mẹ hiền, tôi cảm thấy, không chỉ đôi chân mình rũ liệt mà toàn thân tôi như đều đã rũ liệt theo...

Tôi ngã vào lòng mẹ, khóc như con gái.

Từ hôm đó, tôi khám phá ra nguồn an ủi vô biên là chuyện trò với chính mình bằng thế giới trầm bổng của âm thanh.

Lạ lùng thay, tôi truyền đạt dễ dàng những cảm nghĩ, những rung động của mình xuống đôi tay rồi bật ra trên sáu sợi giây đàn. Ngồi trên xe lăn, trong phòng học, ôm cây đàn guitar trong tay, tôi say sưa hát. Không, phải diễn giải cho đúng là tôi say sưa NÓI-BẰNG-NHẠC, mà sáu sợi giây đàn đã cùng tôi hòa hợp thành âm thanh trầm bổng. Tôi NÓI về tuổi thơ mình bất hạnh, NÓI về niềm khát khao của cánh chim trời được vỗ cánh tung bay, NÓI về những giòng nước mắt không thể chảy khi niềm đau đã tới tột cùng nhức buốt.

Tôi nói dễ dàng, nói miên man, và những ngón tay tôi chạy trên giây đàn, bật lên những cung tơ....

Tôi đang viết nhạc mà tôi không biết! Tôi đang mượn âm thanh ghi lại cảm nghĩ mình mà tôi không hay! Tôi ngạc nhiên thấy cha mẹ quan tâm về những trường canh ghi vội trên khuông nhạc. Tôi còn nghe thấy loáng thoáng, đôi lần, cha mẹ nói với nhau về những thiên khiếu tiềm tàng nơi đứa con trai tật nguyền.

Một buổi chiều, chống nạng đứng ở cuối vườn, tôi bỗng nghe một tiếng chim kêu thảng thốt lạ thường; rồi bất ngờ, một con chim cu đất bay loạng quạng, té nhào xuống bên luống cải. Tôi khập khễnh đôi nạng tới thì con chim sợ hãi chúi mình vào lá rau. Nó không còn bay được nữa. Chắc hẳn nó đã gẫy chân? Hay nó quá non nớt, chưa bay xa được?

Tôi buông nạng, ngồi bệt trên nền đất, vừa quơ tay tìm nó, vừa vỗ về: “Không sao! không sao! để ta băng bó cho”.

Tôi bắt được nó không khó. Nó run bần bật trong tay tôi. Nhìn mỏ nó, tôi biết không phải nó quá non mà là đã quá già. Đôi mắt bé tí của nó như có một lớp màng đục che phủ. Nó đã mù rồi chăng? Tội nghiệp! con chim quá già không còn bay nổi, đành ngã nhào xuống đất chờ chết!

Tôi còn lúng túng ôm nó trong tay thì đã nghe thấy tiếng con chim cu đất khác trên cành cây bã đậu trước nhà như đang thảm thiết khóc bạn. Một lát, nó bay đảo vòng khu vườn sau, nơi nó biết chim bạn vừa ngã xuống. Nhiều lần như thế, rồi nó vỗ cánh bay đi. Tôi nghĩ, nó đã bỏ cuộc.

Ủ con chim thương tích trong vạt áo, tôi mong hơi ấm giúp nó hồi tỉnh nhưng thân thể nhỏ bé của nó bỗng giật từng hồi. Tôi biết nó sắp chết. Tiếng kêu thảm thiết của loài cu đất chợt vang động trên cao, Thì ra, con chim mất bạn bay đi gọi đồng loại tới cứu. Chúng bay rợp cả khu vườn, vừa bay, vừa kêu thương. Trong tay tôi, con chim già đã hóa kiếp! Nước mắt tôi chợt ứa ra. Tôi cũng khóc theo bầy chim trên cây, cùng với chúng, tiễn đưa một linh hồn.

Sau đó, tôi bỏ xác chim vào một hộp giấy nhỏ rồi hì hục đào đất bên gốc hồng, định sẽ chôn nó, Nhưng phút giây, mắt tôi đang nhìn chiếc hộp giấy nhỏ, bỗng không còn hộp giấy mà chợt biến thành chiếc quan tài! Bên trong đó không phải xác chim mà là xác đứa trẻ bị tê liệt đôi chân!!!

Không! tôi không muốn khi chết, tấm thân tàn tật này sẽ phải vùi sâu dưới lòng đất. Tôi cũng thù hận đôi chân vô dụng này, ngay cả khi chết đi tôi vẫn chưa rời bỏ nó được sao?!?! Không! khi chết, tôi muốn được đốt tan thành tro bụi, thoát kiếp tật nguyền, cho tôi hóa thân thành trăng và đá. Ôi! Trăng và Đá, giấc mơ thiên thần tuổi nhỏ giờ trở thành định mệnh khốc liệt trong tôi.

Lửa cháy từ hộp giấy, bén vào lá khô, lan tới đống củi mục. Lửa reo vui như thiên thần, lửa sôi sục vạc dầu hỏa ngục...

- Cháy! Cháy! Trời ơi, Vũ Thanh!

Tiếng mẹ tôi gọi giật, tiếng các em tôi lao xao rồi vòng tay cứng rắn của cha nâng bổng tôi lên. Nước từ bốn phía tạt vào góc vườn hồng ướt đẫm.

- Con làm gì ngoài đó, hả? hả? Tại sao lửa cháy rực trước mặt mà con vẫn ngồi yên?

- Con đốt xác chim. Con giúp nó được thành tro bụi.

Cha tôi giận dữ, quát to:

- Trời! Chính con làm lửa cháy hả? Nếu em con không thấy khói bốc để cả nhà chạy kịp ra thì con biết điều gì sẽ xảy ra không? Đốt xác chim? Thật quái đản! Sao con không sống bình thường được hả?

Tôi ngước nhìn cha. Hình như có những giòng phún thạch đang chảy rần rần trong máu tôi, chảy ào ạt, sôi sục về tim, dồn lên não bộ, chực chờ phun lửa!

Có lẽ cha tôi biết đã nói lỡ lời. Đôi mắt người dịu xuống, nhưng đã trễ. Âm thanh câu nói “Sao con không sống bình thường được hả?” như những nhát búa tàn nhẫn đập liên hồi trên vết thương mưng mủ. Tôi gào lên:

- Sống bình thường, tốt quá! nhưng làm sao? làm sao tôi sống được bình thường? Giúp tôi đi! các người giúp tôi đi! Bảo đôi chân rũ liệt này đứng dậy, bước đi đi! rồi tôi sẽ sống bình thường. Nào! Đôi chân đứng dậy coi!

Tôi chống tay, vùng lên! Đôi chân khốn khổ gập xuống như tầu lá. Tôi lăn tròn trên nền gạch, Mẹ tôi bật khóc, nhào tới, nhưng tôi trừng mắt, lạnh lùng:

- Đừng, đừng thương hại. Cả nhà hãy để tôi yên.

Phút giây đó, dường như toàn thân tôi biểu lộ sự quyết liệt tột cùng. Mọi người lặng lẽ quay vào nhà.
Tôi chống nạng, về phòng, và ngồi lặng suốt buổi chiều cho tới khi căn phòng tràn ngập bóng tối thì bất chợt tôi cảm thấy như hồn mình bỗng lung linh ánh sáng huyền ảo của trăng sao. Tôi với tay, lấy cây đàn, bấm bâng quơ vài âm thanh rời rạc. Âm thể ngũ cung buông rơi lãng đãng quanh phòng mà bóng tối đang vỗ về một hồn-thơ-kẻ-lạ. Không phải là tôi nữa vì tôi chưa bao giờ làm thơ. Vậy mà, tôi đang nghe thấy giòng thơ tuôn chảy trong hồn. Làm sao tôi bắt kịp cảm xúc này? Làm sao tôi ghi kịp? Làm sao tôi giữ lại được đây? Mười ngón tay tôi run rẩy, quấn quýt trên sáu sợi giây đàn. Và âm thể ngũ cung đưa tôi tìm gặp hồn thơ. Tôi nghe thấy mình hát lao xao theo nỗi bi thương của cánh chim lẻ bạn, hay chính là sự chia biệt theo lẽ hợp tan của nhân thế:

“Lửa cuồng tim tháng Hạ
Gọi tên người năm xưa
Chỉ ta, cùng cõi lạ
Chờ hoài nắng trong mưa
Chỉ ta, cùng cõi nhớ
Một góc trời rưng rưng
Áo xiêm ai thuở nọ
Còn ngát dậy trầm hương
Chỉ ta, cùng cõi vắng
Vết đau hằn trăm năm
Tóc xanh từng sợi bạc
Suối cạn giòng ăn năn
Chỉ ta, cùng cõi khuất
Sương khói mờ chân mây
Quẩn quanh đời vô ngã
Tri kỷ bình rượu cay
Chỉ ta, cùng cõi chết
Đốm lửa hồng que diêm
Cành khô dăm nhánh gẫy
Chút tro than vô tình...” (*)

Một trăm hai chục trường canh ghi vội từ hồn thơ chợt tới, không sửa chữa, không dũa gọt; khi đàn và hát lên, tôi biết được một điều. Đó là niềm tự tin mãnh liệt, RẰNG TÔI SẼ ĐỨNG DẬY ĐƯỢC Tôi đứng dậy, không bằng đôi chân mà bằng ý chí quyết đi tìm lại giấc mơ Trăng và Đá, giấc mơ thiên thần tuổi thơ đã vỡ vụn theo số phận tật nguyền!

Có phải định mệnh đã dành cho tôi một con đường, như đã dành cho quê hương tôi khúc quanh nghiệt ngã nơi cuối Tháng Tư Đen, để tôi góp phần mọn mình, ghi lại những trang thống hận.

                        


(thân tặng bài hát này cho hương linh hai bạn K1: Đỗ văn Sinh và Bùi văn Đức đã mất tích trên những chuyến vượt biển vào đầu thập niên 1980).

Rời quê trên chiếc ghe nhỏ, tôi đã biết đêm và bão tố, biển cả và đói lạnh, nỗi chết và oan khiên. Là nhân chứng, tôi ôm đàn, chống nạng tới những nơi có đồng bào tôi trôi giạt về. Bằng âm nhạc, tôi nói với thế giới về người Việt Nam vượt biển tìm tự do:

“Đêm nằm nghe bão tố
Tan tác mảnh lòng đau
Sóng cuồng điên phẫn nộ
Xác con giạt về đâu?
Đêm nằm nghe dao nhọn
Rạch nát cùng châu thân
Vết nhơ hằn tủi nhục
Hoen ố đời đoan trinh!
Đêm nằm nghe bóng tối
Dầy đặc nẻo tương lai
Đêm nằm chờ thế giới
Gửi tặng cỗ quan tài!” (*)

Bằng âm nhạc, tôi hát cho những người tù trên quê hương:

“Từ Trảng Bom, Trảng Lớn
Qua An Dưỡng, Hàm Tân
Thanh Phong, Ca Yên Hạ
Sống, chết đã bao lần
Đòn thù, hằn tơi tả
Huyết thổ từng bụm tươi
Xương gẫy dăm ba đốt
Da thịt ghẻ tanh hôi...” (*)

Bằng âm nhạc, tôi nói với người bản xứ về một địa ngục bên kia bán cầu. Đó là quê hương tôi sau cơn hồng thủy:

“Từng ngày, dân chết đói
Từng ngày, tù chết oan
Từng ngày, người ra biển
Từng ngày, tình ly tan...” (*)

Tôi có mặt với cụ già, với sinh viên, với những người còn nuôi dưỡng tình yêu Quê Hương, Dân Tộc để kêu gọi:

“Người đi thôi,
Người đi thôi,
Kìa những lực tàn vẫy gọi
Máu đã loang hồng biển khơi
Mạn thuyền vỡ nát,
Bập bềnh muôn xác nổi trôi
Người đi thôi,
Người đi thôi
Quê nhà xa thẳm
Mẹ chờ trong bóng chiều rơi
Một nắng hai sương
Ruộng cằn sỏi đá
Lúa ngô không mọc, hoa cỏ nào tươi
Đất mẹ đầm đìa nước mắt mồ hôi...” (*)

Bằng âm nhạc, tôi cũng hát lên nỗi thất vọng trước sự hắt hủi, lạnh lùng của thế giới tự do đối với những đồng bào trôi giạt tới sau lệnh đóng cửa trại tỵ nạn. Nào là em bé:

“Cha vùi thây chốn rừng thiêng
Bọn cuồng dâm hại mẹ hiền ngoài khơi
Em bơ vơ giạt xứ người
Chúa ơi! Phật hỡi! Lượng trời ở đâu?” (*)

Nào là cụ già:

“Lìa quê vì khát tự do
Quyết không mang nhục ấm-no-ăn-mày
Chỉ mong khi hiến thân này
Thắp lên được ánh lửa gầy trong đêm” (*)

Nào là trại giam, trại cấm:

“Cùng trên trái đất loài người
Nơi sang tột đỉnh, nơi rơi vực lầy
Rúc chui hang hốc đọa đầy
Ai rao giảng thế kỷ này văn minh???” (*)

Mười sáu năm, tôi tự nguyện làm nhân chứng về những bất hạnh triền miên của dân tộc mình. Dù muốn nhận hay không, tôi đã được đồng bào thương mến gọi là “Nghệ sỹ”. Nghệ sỹ có nhiều địa hạt, tùy ở cơ duyên. Tôi là người nghệ sỹ được sinh ra để gắn liền với định mệnh của lịch sử, của dân tộc. Nếu hiểu cho như thế, hẳn khán thính giả của tôi đã nhiều phần không còn thắc mắc là “Sao nhạc Vũ Thanh thiếu chất thơ mộng, ngọt ngào mà chỉ chất chứa đau thương, uất nghẹn”. Lại càng không ai biết, từ lâu, tôi giữ cho mình một niềm riêng, rất riêng. Đó là đôi mắt của cô bé có gương mặt búp bê Nhật Bản. Tôi thấy cô bé thấp thoáng ở hầu hết các buổi tổ chức có tính cách xã hội, đặc biệt là vấn đề tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam. Cô bé làm phóng viên bán thời gian cho một vài tờ báo. Cô chụp hình phóng sự, viết bài tường thuật những buổi tham dự. Có lần, tình cờ gặp cô sau hậu trường, cô nói:

- Lần nào nhìn anh Vũ Thanh đứng hát trên sân khấu em cũng muốn khóc.

Giọng cô chân thực, vậy mà tôi suýt nói “Sao vậy? Tại thấy tôi tật nguyền, tội nghiệp quá hả?” Nhưng tôi đã kịp giữ lại. Tôi giận mình vô cùng. Từ lâu, tôi đã vượt qua được mặc cảm tàn tật với mọi người, sao với cô bé, tôi lại để cho mình tủi thân như thế? Tôi ngượng ngùng khi biết mình hay ra vẻ tình cờ ghé tới các tòa báo, nơi cô làm việc, nhưng tới nơi thì lại mong đừng gặp. Điều gì đó, đang xôn xao trong trái tim hai mươi chín tuổi; nhưng lý trí cứng cỏi dập tắt ngay chút mơ mộng chưa nhen nhúm. Lý trí bảo tôi rằng, đừng nhầm lẫn giữa tình yêu và ngưỡng mộ, nhất là với phái nữ, Tôi biết thế, nhưng đôi mắt trong sáng và gương mặt búp bê của cô bé vẫn không buông tha,

Một lần, không hiểu các hội đoàn mời tôi tới buổi họp báo này để làm gì vì chương trình không thấy ghi có phần văn nghệ. Nhưng quý ban tổ chức, tôi cũng chống nạng tới và ngồi dưới hàng ghế khán giả. Mắt tôi không rời bóng dáng cô bé đeo máy hình, nhấp nhô giữa đám đông. Hình như có lúc cô thấy tôi. Cô giơ máy về phía tôi, bấm, rồi mỉm cười. Trên bục gỗ, chủ tọa đoàn tường trình sự việc về những tổ chức ma, đang lũng đoạn sinh hoạt chung với mục đích làm mất chính nghĩa đi tìm tự do của người Việt hải ngoại. Sau đó, ban tổ chức mời đồng bào hiện diện phát biểu ý kiến.

Thật không ngờ cô bé là người đầu tiên bước lên. Cầm máy vi âm, cô nói ngắn và gẫy gọn:

- Tôi thấy thực xấu hổ cho những kẻ lành lặn mà chỉ bước quanh quẩn trong vòng danh lợi phù du, trong khi có những người tàn tật không ngớt xả thân phục vụ lý tưởng tự do và đã bước những bước sâu đậm vào hồn dân tộc.

Cô bé bước xuống trong tiếng vỗ tay.

Mắt tôi cay quá! Và lòng tôi thổn thức quá!

Tôi có được quyền chủ quan để nghĩ rằng, lời phát biểu vừa rồi cô đã dành phần cuối cho tôi không? Nếu có, thì cô bé đã không chỉ nhìn tôi qua lớp hào quang khán thính giả đã cho tôi, mà chính cô đang thắp ngọn nến nhỏ, khởi từ chính nỗi bất hạnh tối tăm của một kẻ tàn tật.

Người đốt đuốc đi trong đêm không phải là người chỉ đi tìm bạn, mà là đi tìm tri kỷ.

Thơ Nhạc ơi, trái tim đau đớn triền miên của tôi có còn đủ thanh xuân để lại dệt cho mình một giấc mơ Trăng và Đá?
 

(*) thơ DT

Thư gửi em số 9 -- Tác giả Từ Huy

Gửi em,
Nhiều thứ lần lượt trở về trong trí nhớ. Anh cần sắp xếp lại các hồi ức để kể cho em. Chắc sẽ không theo trình tự thời gian. Anh sẽ bắt đầu bằng điều gì đến với anh trước nhất. Anh ghi lại đây trung thực những gì anh đã nghĩ, vào thời điểm xảy ra sự việc, rồi anh sẽ nói cho em biết lúc này đây anh đánh giá việc đó như thế nào, cái nhìn của anh vào thời điểm này, khi viết cho em, là như thế nào. Điều lớn nhất anh có thể làm bây giờ đấy. Mà cũng chẳng dễ chút nào. Lộn trái nội tâm mình ra như thế, nó cũng đòi anh phải tiêu nhiều năng lượng lắm. Còn hơn cả năng lượng.
Anh sẽ kể em nghe câu chuyện về hai vợ chồng người nghiên cứu sinh. Người chồng làm luận án tiến sĩ với anh.
Hai vợ chồng đó ở quê lên. Một năm họ phải chuyển chỗ thuê nhà đến bảy lần. Cả hai đều không có thu nhập ổn định. Bây giờ nhớ lại anh mới nghĩ đến những chi tiết ấy, còn lúc đó, lúc đó anh không quan tâm đến đời tư của họ. Lúc đó anh chỉ biết họ làm anh khó chịu.
Anh đã muốn hành hạ nghiên cứu sinh đó cho bõ ghét. Anh thấy anh ta thật đáng ghét. Luận án của anh ta do anh hướng dẫn, dù công sức hoàn toàn của anh ta bỏ ra nhưng anh vẫn là người hướng dẫn, anh phải đọc hàng mấy trăm trang. Vậy mà anh ta chỉ đưa một cái luận án không. Không kèm theo bất kỳ thứ gì. Thôi, anh phải nói thẳng toẹt, không kèm theo phong bì. Anh cầm cái luận án, lật đi giở lại, giận tím tái vì chẳng thấy gì. Một kẻ vô ơn bạc nghĩa. Không có lấy một chút tình cảm nào. Đã thế cứ ngồi đấy mà chờ. Anh giam luận án của anh ta, không đọc, không nhận xét. Con người đáng thương đó hoảng hồn, nhưng không hiểu tại sao. Thời hạn bảo vệ sắp hết rồi, thầy hướng dẫn mãi vẫn không cho nhận xét. Rồi bạn bè cũng tội nghiệp cho anh ta mà chủ động mách nước. Vợ anh ta còn ngốc đến nỗi không biết bỏ phong bì bao nhiêu cho vừa. Một việc như thế cô ta cũng đi hỏi bạn chồng. Một cặp vợ chồng đần độn. Anh thấy những kẻ đó sao khốn nạn, ngu ngốc quá. Thời buổi này là thời buổi nào mà còn có thể đưa cho thầy cái luận án trống không như vậy!
Rốt cuộc, một buổi tối, sau khi được bạn bè tư vấn, hai vợ chồng cũng mò đến nhà anh. Hỏi han sức khỏe xong xuôi, cô vợ rút trong túi xách ra cái phong bì. Cô ta quê mùa đến mức lúng túng không biết bắt đầu như thế nào, mặt cô ấy hơi đỏ lên, nhưng dưới ánh đèn nê-ông rất khó nhận thấy. Nhà quê cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên, cô ta ở quê ra, hay ít nhất cũng ở tỉnh lẻ. Quần áo tóc tai quê một cục. Tóc buộc bằng sợi giây chun, túm lại thẳng đơ phía sau lưng. Áo thun Trung Quốc loại rẻ tiền, bó sát thân trên gầy như con mắm. Sao phụ nữ có thể ăn mặc như vậy chứ. Cô ta còn nói giọng đặc sệt địa phương, cái địa phương vốn dĩ anh rất ghét. Anh chẳng có cảm tình với người ở địa phương đó. Cô gái này khiến anh có thêm lý do để chán ghét. Cô ta cứ như gà mắc tóc, ấp úng mãi. Anh chồng sốt ruột đành đỡ lời cho vợ. Dĩ nhiên, việc của chồng, nhưng theo truyền thống gia đình ở đây những việc như thế bà vợ giải quyết dễ hơn ông chồng. Trường hợp này hơi đặc biệt, cô vợ quá vụng về, không xử lý được. Anh chồng điềm đạm nói :
- Em cảm ơn thầy đã bỏ công sức hướng dẫn luận án cho em. Em biết thầy rất vất vả mà không có cách nào bù đắp được. Bọn em cũng chẳng có nhiều, chỉ là một chút quà mọn biếu thầy.
Lúc đó anh vừa buồn cười cho hai kẻ nhà quê, vừa cảm thấy hả hê trong lòng, hóa ra biện pháp dền dứ này cũng mở mắt cho chúng nó. Anh mát mẻ :
- Có gì đâu, đợt này tôi bận quá, vẫn chưa thu xếp được thời gian để đọc luận án cho anh. Tôi sẽ đọc, anh yên tâm đi.
- Dạ, em hy vọng không phải sửa chữa nhiều, thời gian cũng gấp lắm rồi thầy ạ. Nếu để quá hạn, thủ tục của Bộ rất nhiêu khê.
Anh lạnh lùng :
- Sao bây giờ anh mới nói!
Người nghiên cứu sinh im lặng nhẫn nhục. Thực ra anh ta đã nói nhiều lần, nhưng anh ta không thể nhắc cho thầy hướng dẫn điều đó. Còn anh, dĩ nhiên anh biết rõ, nhưng vẫn phủ đầu như vậy. Với những kẻ không biết điều cần phải tỏ thái độ để lần sau họ biết thân biết phận. Họ phải biết xã hội này không có chỗ cho những kẻ ngông nghênh. Qua sông phải lụy đò. Không chịu lụy đừng hòng qua. Đã tỏ ra một chút ngông nghênh thì anh bắt phải lụy đến chín lần đò mới thôi.
Mà lúc đó anh thấy mình còn kín đáo chán, so với cái cô giáo đi dạy tại chức không bao giờ mang theo hành lý. Mỗi lần đi dạy các tỉnh cô ta đều đi tay không. Đến nơi thông báo cho sinh viên biết rằng cô bị mất vali ở sân bay, hoặc ở bến tàu, bến xe. Và sinh viên cứ thế sắm cho cô từ A đến Z, tất tật mọi thứ cô cần, từ đồ lớn đến đồ nhỏ. Anh tự thấy mình còn lịch sự chán, so với cái cô giáo đòi sinh viên tại chức phải mua nệm, nệm của khách sạn không đủ tốt cho giấc ngủ quý giá của cô. Khi kết thúc khóa dạy, cô cuốn luôn nệm mang về thủ đô. Dù sao anh cũng ở một đẳng cấp khác, không hành xử theo lối trắng trợn và nhỏ mọn như vậy, cái thứ nhỏ mọn vốn là tâm lý làng quê. Chỉ có dân thủ đô mới quê mùa thế kia. Chứ anh, dù sao cũng là công dân của một thành phố được xem như đô thị bậc nhất của cả nước.
Anh đã suy nghĩ và cư xử như vậy đấy. Làm sao em còn có thể yêu anh? Nếu biết rõ như thế, chắc em không thể nào còn yêu anh được nữa, phải không?
Trong các bài giảng của mình, đôi khi anh liên hệ đến Nam Cao. Tất cả những ai trải qua trung học phổ thông đều biết nhà văn này. Anh có trí nhớ tốt và biết sử dụng các tư liệu văn học để làm cho bài giảng hấp dẫn. Anh nói rất hay về tư tưởng của Nam Cao, liên quan đến vấn đề “miếng ăn là miếng nhục”. Anh thuộc lòng truyện “Một bữa no”, lần nào liên hệ đến truyện ấy sinh viên cũng tỏ ra rất hứng thú. Khi giảng bài, anh phân tích thật tuyệt về việc cái đói có thể làm mất nhân phẩm con người ra sao. Khi hành động, anh làm như thể vẫn còn chưa qua cơn đói suốt mấy ngàn năm của dân tộc. Anh không còn sống trong rơm rạ. Anh có hẳn một cái nhà bốn tầng ngay trung tâm thành phố, có ô tô và người lái xe riêng. Nhưng anh đã sẵn sàng hành hạ một học trò đang phải thuê nhà và chạy ăn từng bữa, để có được cái phong bì. Vì miếng ăn mà anh đã làm nhục người khác và tự hạ nhục mình như vậy đấy. Miếng ăn, phải gọi đúng tên nó như vậy. Phong bì là gì nếu không phải là miếng ăn? Tham nhũng là gì nếu không phải là miếng ăn. Trước đây miếng ăn là nỗi nhục của vài người, bây giờ nó đã trở thành quốc nhục, nỗi nhục của cả một quốc gia. Hình ảnh của quốc gia này gắn liền với tham nhũng, quốc gia này được định nghĩa bằng tham nhũng. Vậy tham nhũng không phải quốc nhục thì là gì?
Anh, lúc ấy đã là giáo sư, nhà giáo nhân dân, anh đã cư xử như vậy. Anh không còn đói nữa. Anh thừa no rồi, còn không biết làm gì với tiền. Nhưng vẫn cứ dùng cái phong bì để sỉ nhục sinh viên và sỉ nhục chính mình. Điều đáng nói, điều cần phải nhấn mạnh : lúc đó anh không nhìn thấy anh, anh chỉ thấy người nghiên cứu sinh thật đáng ghét và vô lễ. Anh không cần quan tâm đến chuyện hai vợ chồng nhà kia sống như thế nào, đang khó khăn ra sao. Trong đầu anh, nghiên cứu sinh có nghĩa vụ phải đưa tiền cho anh, như những nghiên cứu sinh khác. Nhà nước không trả công xứng đáng cho anh, sinh viên phải trả. Sinh viên nào không hiểu điều đó phải bị trừng phạt. Anh đã cho anh ta một bài học.
Người học trò ấy, lúc đó im lặng nhẫn nhục, sau này sẽ bắt học trò của anh ta phải chịu đúng nỗi nhục ấy. Cứ như vậy mà các chu kỳ tiếp diễn. Thực ra chẳng ai còn để ý đến nỗi nhục nữa. Người ta chấp nhận những chuyện đó một cách bình thường. Hơn nữa người ta biến chuyện đó thành tình nghĩa, thành biểu hiện của sự kính trọng. Phong bì càng dày lòng kính trọng đối với thầy càng lớn. Thầy đo lòng kính trọng theo cách đó nên trò cũng cứ thế đáp ứng cho đủ thước đo. Nếu ai đó có tỏ ý phản đối thì ngay lập tức sẽ bị xung quanh cho là cực đoan, và bị tẩy chay. Muốn không cực đoan, không bị tẩy chay, phải chấp nhận tất cả là bình thường. Cơn no của người này được lấp đầy bằng cơn đói của người kia. Hoặc nói cách khác, người này phải chịu đói cho người kia được no. Trò phải chịu đói cho thầy được no, rồi đến khi làm thầy lại bắt trò của mình phải trả. Anh đã quên mất rằng có những mô hình xã hội khác, quên mất rằng anh đã từng được sống trong một môi trường khác, nơi mà người thầy đến hẹn chậm 5 phút thôi là đã xin lỗi học trò, xin lỗi rất chân thành. Và dĩ nhiên, không bao giờ có chuyện phong bì. Anh cũng quên luôn là môi trường này trước đây không phải như thế. Thầy anh ngày xưa đâu có như anh bây giờ. Thầy anh nghèo, nhưng không đói. Còn anh giàu mà vẫn đói.
Có lẽ bây giờ, anh nhận ra một điều quan trọng, khi nhận phong bì, anh không chỉ sỉ nhục học trò, mà chủ yếu là anh tự sỉ nhục bản thân mình. Cô gái nhà quê đó, lúc ấy anh khinh cái sự quê mùa của cô, nhưng đúng ra cô tự khinh mình, nên đã chẳng thể nào nói được gì. Vẻ mặt của cô, sự lúng túng của cô lúc đó, nếu anh muốn hiểu cho đúng, là vẻ mặt và sự lúng túng của một người đang tự khinh bỉ bản thân một cách sâu sắc. Cái nền giáo dục nhà quê của cô chưa bao giờ đặt cô vào một tình huống như thế, chưa bao giờ khiến cô phải tự hạ mình đến như thế. Cô ấy có lẽ còn kinh ngạc, cô đã từng dự các giờ giảng của anh, nên không làm sao gắn kết được những điều anh giảng về đạo đức cách mạng ở trên lớp và việc anh nhổ lên đạo đức con người, trước mặt cô, ở nhà anh. Cô gái quê mùa ấy, từ đó về sau, không bao giờ đến nhà anh nữa. Chồng cô ta đến một mình. Nhưng anh hơi đâu mà đi để ý chuyện đó, giới giao thiệp của anh toàn các nhân vật quan trọng, làm sao anh thèm quan tâm việc vợ một sinh viên cũ có đến nhà anh nữa hay không. Chính lúc này đây, viết cho em, bộ nhớ của anh mới lưu ý việc này. Không hiểu sao, anh nghĩ rằng cô gái đó chẳng bao giờ gột rửa được hết chất nhà quê.
Anh làm cho tất cả mọi người đều bị sỉ nhục. Trên hết, anh tự coi thường bản thân, anh đánh mất lòng tự trọng và danh dự của mình. Anh, một kẻ ngắc ngoải no ở thời hiện đại. Ngắc ngoải bởi anh không ăn no một lần rồi chết như bà già trong truyện “Một bữa no”. Anh tự điều tiết cơn no của mình trong không gian vô đáy của lòng tham, và giết chết nhân phẩm của nhiều thế hệ sinh viên.
Cùng với nó, cùng với cái phong bì ấy, lòng tự trọng mất dần theo năm tháng. Vì sao người ta không còn bộc lộ lòng tự tôn dân tộc hay tự trọng cá nhân? Người ta bị sỉ nhục và tự sỉ nhục mình mỗi ngày, đến mức lòng tự trọng biến mất lúc nào không hay? Không còn tự trọng cá nhân thì cũng không còn tự tôn dân tộc. Cái thước đo này ít nhiều tin được : những ai còn bộc lộ sự đau lòng và nỗi lo lắng cho an nguy của quốc gia, những ai còn hành động, dù ít hay nhiều, để bảo vệ an ninh quốc gia và hình ảnh quốc gia, những người ấy chắc chắn còn giữ được sự tôn trọng đối với chính họ. Những người ấy biết tôn trọng chính bản thân họ, những người ấy còn biết tôn trọng các giá trị cá nhân của mình. Nếu con người chẳng coi cá nhân mình là một giá trị, thì quốc gia cũng chẳng còn giá trị nào khác ngoài là một chỗ dung thân, một nơi để tồn tại, để kiếm chác. Quốc gia ấy độc lập hay lệ thuộc, người ta chẳng cần phải bận tâm. Kiếm chác xong rồi, đủ rồi, người ta sẽ tìm cách chuồn, con cái chuồn trước bản thân mình chuồn sau, còn quốc gia ấy, muốn ra sao thì ra. Những người còn cảm nhận được nỗi nhục của dân tộc là những người còn chưa đánh mất tự trọng cá nhân. Bây giờ anh tin như vậy. Bây giờ anh thấy hai thứ đó gắn kết với nhau, tự trọng cá nhân và tự tôn dân tộc.
Anh đã cố để làm một người bình thường, đến mức quên rằng mình cũng từng có một giá trị, quên rằng bản thân anh đã từng là một giá trị, đến mức quên rằng bản thân anh cũng từng biết nhục, từng biết trọng mình và trọng người.
Anh đã cố để làm một người bình thường, đến mức lấy sự khinh bỉ chính mình làm điều kiện để tồn tại, và hơn thế, làm điều kiện để thăng tiến.
Thực ra phong bì là chuyện thường ngày ở huyện, anh không thể nào tính nổi số phong bì anh đã cầm, nhưng tại sao câu chuyện về hai vợ chồng người nghiên cứu sinh đó lại ám ảnh anh vào lúc này? Có phải vì lúc đó anh ta nghèo? Không hẳn, anh còn lấy tiền của những học trò nghèo hơn anh ta. Và các vụ làm ăn của anh đều đáng giá gấp ngàn lần cái phong bì còm cõi của anh ta. Anh không rõ trí nhớ chọn lọc các tình tiết của quá khứ theo cơ chế nào. Chỉ biết câu chuyện ấy cứ nổi lềnh bềnh trong ký ức anh.
Điều đáng nói, dù anh như thế, sinh viên vẫn luôn bày tỏ lòng kính trọng đối với anh, vẫn luôn ca ngợi anh. Đồng nghiệp cũng thế, họ luôn ngợi ca anh.
Sinh viên phải ca tụng thầy, dù thầy họ có như thế nào. Đến khi họ trở thành đồng nghiệp của ông thầy, họ lại càng phải tán tụng ông thầy đó nhiều hơn. Bởi lẽ họ là học trò của ông ấy, và một phần, chính họ đã biến ông thầy thành ra như vậy, dĩ nhiên cũng phải nói rằng ông thầy đã chấp nhận để họ biến mình thành ra như thế. Đa số các ông thầy chấp nhận điều này, cũng có những ông thầy không chấp nhận, nhưng số ấy ít thôi. Thừa nhận thầy có khuyết điểm này nọ chẳng khác nào họ tự nhận lỗi là của họ. Không thể được. Họ không bao giờ có lỗi. Vậy để họ được trong suốt, thầy của họ cũng phải trong suốt, họ muốn được kính trọng thì thầy của họ cũng phải được kính trọng. Họ đưa thầy lên mây xanh, đội lên đầu thầy vòng nguyệt quế. Họ hy vọng bằng cách đó, đến lượt mình, họ sẽ nhận được thái độ tương tự của học trò họ. Các thế hệ sau sẽ tiếp tục đưa họ lên mây, bất chấp họ đã sống và làm việc như thế nào, bất chấp họ có vô trách nhiệm và vô luân đến mức nào.
Một mặt họ không phán xét, mặt khác họ ca tụng. Rút cục người ta chỉ còn nhìn thấy mặt tốt của nhau, người ta chỉ còn biết ca tụng lẫn nhau. Trong khi tất cả đều tốt đẹp và đều đáng được ca tụng như vậy, nền giáo dục xuống cấp hơn bao giờ hết. Thế đó, chất lượng giáo dục xuống thấp, hệ thống giáo dục suy thoái, nhưng những người làm việc trong hệ thống giáo dục vẫn được ca tụng, thành tích càng ngày càng nhiều. Sao có thể như vậy được? Có thể đấy. Mọi việc đều có thể. Những người bình thường không biết rằng mọi việc đều có thể.
Anh được miễn trừ hết mọi phán xét. Đúng hơn là tai anh được miễn trừ hết mọi phán xét của người đời. Và bản thân anh tự miễn trừ cho mình mọi phán xét của lương tâm. Còn sau lưng anh, họ muốn bình luận gì, cứ tha hồ, tai liền miệng họ nói cho nhau nghe và cho chính họ nghe. Họ cứ chê trách theo kiểu ấy cả ngàn năm cũng chẳng thay đổi được gì, chẳng ảnh hưởng gì đến anh. Thực ra, nếu người ta chỉ dám xì xào sau lưng anh mà không dám nói thẳng, là bởi họ cũng làm bậy làm bạ, chỉ có điều có thể ở mức độ thấp hơn, họ kiếm chác được ít hơn anh, họ trâu buộc ghét trâu ăn. Anh biết thừa. Chứ nếu họ kiếm ngang ngửa với anh chắc họ cũng im. Có khi còn làm bạn với anh. Thành bạn rồi sẽ không còn chuyện phán xét nhau nữa. Mọi thứ thơm tho hết. Vả chăng, đã cùng hội cùng thuyền, đã làm y chang nhau, còn có gì phải cự nự. Mâu thuẫn chỉ nảy sinh khi có sự bất bình đẳng về quyền lợi, khi người này ngoạm miếng to hơn người kia thôi chứ. Một người có thể phản đối tiêu cực, chống lại sự tham nhũng, nhưng khi người đó là bạn anh, anh có thể tham nhũng thoải mái mà không bị người đó chống lại. Em biết không, làm bạn, điều này quan trọng lắm. Nếu không phải là sếp, không phải là người trong gia đình thì nên cố gắng trở thành bạn, càng có nhiều bạn ta càng ít bị đánh giá.
Anh là như vậy đó em.
Anh không hiểu tại sao em còn yêu anh. Vì em không biết hết những việc anh đã làm, phải không? Có lẽ anh đã không tồi tệ đến như thế nếu anh bị sinh viên và đồng nghiệp chỉ trích, nếu anh bị pháp luật trừng phạt. Nhưng pháp luật không đụng đến anh, sinh viên và đồng nghiệp tụng ca anh, báo chí đưa anh lên thành biểu tượng, và kết quả, thiên hạ ngưỡng mộ anh. Làm sao anh còn thấy được mình là ai. Nếu anh không biết về cái chết của em…
Con người yếu đuối lắm, không bao giờ hết yếu đuối, nó cần bị phán xét mới có thể trở nên mạnh mẽ được, nó cần tự phán xét để có thể trở nên mạnh mẽ.
Đã bao nhiêu ngày trôi qua. Anh đọc đi đọc lại những lá thư gửi em, xem đi xét lại những việc anh đã làm, những ngày anh đã sống, những tâm hồn trong trắng bị anh lừa dối, những trí tuệ non trẻ bị anh hủy hoại. Anh vẫn chưa tìm thấy nó, chưa tìm thấy cái lý do khiến em có thể yêu anh.

Kim Jong Un's executed uncle was eaten alive by 120 hungry dogs: report



                                


By Eric Baculinao and Alexander Smith, NBC News

BEIJING -- North Korean leader Kim Jong Un's powerful uncle was stripped naked, thrown into a cage, and eaten alive by a pack of ravenous dogs, according to a newspaper with close ties to China's ruling Communist Party.

Jang Song Thaek, who had been considered Kim's second-in-command, was executed last month after being found guilty of "attempting to overthrow the state," North Korea’s state-run news agency reported. Advertise | AdChoices

The official North Korean account on Dec. 12 did not specify how Jang was put to death.

U.S. officials told NBC News on Friday that they could not confirm the reports. "This is not ringing any bells here," said one senior official.

Hong Kong-based pro-Beijing newspaper Wen Wei Po reported that Jang and his five closest aides were set upon by 120 hunting hounds which had been starved for five days.

Kim and his brother Kim Jong Chol supervised the one-hour ordeal along with 300 other officials, according to Wen Wei Po. The newspaper added that Jang and other aides were "completely eaten up."

The newspaper has acted as a mouthpiece for China's Communist Party. The report may be a sign of the struggle between those in the party who want to remain engaged with North Korea and those who would like to distance themselves from Kim's regime.

Jang was seen by many experts as a regent behind North Korea's Kim dynasty and a key connection between the hermit nation and its ally China.

In the highly scripted execution, North Korea accused him of "attempting to overthrow the state by all sorts of intrigues and despicable methods with a wild ambition to grab the supreme power of our party and state."

Kim's government also accused him of of corruption, womanizing, gambling and taking drugs, and referred to him as "despicable human scum."

Jang was married to Kim's aunt, Kim Kyong Hui, the younger sister of Kim Jong Il.

Chuyện trò với một du sinh (đang theo học tại San Diego State University/SAN DIEGO) -- Tác giả Đồ Ng.


Mặt tiền đại học San Diego State University


Trong một bữa tiệc tổ chức ở sân sau nhà một người bạn. Đồ tôi chú ý đến một thanh niên đang ăn uống một cách "nhiệt tình" ở cuối vườn. Chỉ trong một thời gian ngắn, mà em đã đi lấy đồ ăn 2, 3 lần... Thấy lạ, Đồ tôi lấy một cái ghế đến ngồi gần em:
- Chào cháu.
- Dạ, chào chú ạ..
Cái giọng đặc sệt Bắc kỳ mới, đã khiến Đồ tôi xác định ngay ra "đối tượng" chắc chắn là một du học sinh... Có khác là so với những "đứa" mà Đồ tôi và cư dân ở thành phố, nơi có tới 3 trường Đại học lớn này, đã thường gặp "chúng" . Từng đàn, từng lũ quậy phá trên các đường phố, trong các quán xá, nơi vui chơi... thì thiếu niên ngồi trước mặt Đồ tôi, khác hẳn.
- Chú tên là Đồ Ng., còn cháu tên gì ?
- Cháu tên Lợi, Đinh Toàn Thắng Lợi
(Vừa dứt câu, Đồ tôi thấy em mặt biến sắc, lấy tay bụm miệng, một biểu hiện sự lỡ lời).
Đồ tôi phì cười:
- Cháu là du học sinh đến từ... Hà nội?
"Thằng bé" có vẻ hoảng hốt:
- Sao, sao chú biết ?
Đồ tôi biết tại sao em có vẻ sợ hãi, an ủi:
- Ấy là, nghe giọng nói của cháu, lại được biết những người miền Bắc thường mang tên rất kêu, có người còn đổi cả họ thành họ Hồ, họ Đặng...
- Thưa chú, như phần cháu thì không nói.. Nhưng hiện tại thanh niên VN đều có tên Mỹ không à...
Thấy Lợi rục rịch muốn đứng lên ( tìm chỗ khác )...Đồ Tôi ngạc nhiên:
- Sao hình như Cháu không muốn nói chuyện với ai? Cháu yên tâm...con út của chú bằng tuổi cháu... Ấy là chú xa VN cũng lâu rồi, muốn biết thêm.. Vả lại, tại Cháu chưa quen đấy thôi, chứ ở Mỹ này, cháu có thể nói hết những điều gì cháu nghĩ trong đầu, kể cả những điều ấy có khi phạm luật. Miễn là cháu không được biến chúng thành hành động. Thí dụ: Cháu nhớ rằng Việt Cộng hay dùng mấy chữ "Quy cho...về tư tưởng" để kết án ai... Nhưng ở Mỹ thì hoàn toàn thoái mái. Thí dụ ngược lại ở Mỹ, kỵ nhất là ma túy... Nhưng ở Việt Nam, nhà cầm quyền CS vốn chủ trương chính sách ngu dân. Họ không công khai ủng hộ, nhưng ma túy không phải là những thứ "hàng cấm triệt để".
Lợi có vẻ yên tâm:
- Những người lớn tuổi ở VN, còn dặn con qua đây phải nhớ 2 không, 1 có.
- Thế nào là 2 không, 1 có ?
- Thưa chú: Đó là: Không được tiếp xúc với Cộng đồng Việt. Không được xưng tên thật. Một "có" là... mà thôi cháu không dám nói...
- Thôi được, cháu không muốn nói thì thôi... Nhưng cháu đang theo học ngành nào?
- Thưa chú, cháu học Political Science !
Đồ tôi lại thêm ngạc nhiên:
- Chú thấy đa số du sinh qua đây, họ học về điện tử, computer, tài chính. Còn ngành cháu học, rộng lắm nó gồm cả luật, cả kinh tế, cả lịch sử xã hội.... Phải giỏi tiếng Anh thì chú nghĩ không quan trọng lắm, vì nói viết một thứ tiếng nào đấy, lâu thành quen thôi. Chú nghĩ cháu có thể trở ngại về môn học này đấy. Vả lại, hiện tại, chú nói cháu đừng tự ái, cả 2 giới, cai trị (Đảng, chính quyền) và bị trị (Dân chúng) ở VN đều áp dụng và bị đè ép bằng những quy định rừng rú... Bản chất của người Cộng sản là đa nghi vì họ không có tự tin. Do vậy, từ khuôn phép do Đảng đề ra là: Thà Bắt Lầm Còn Hơn Tha Lầm... Nên đã xẩy ra bao nhiêu trường hợp oan sai...
Đồ tôi nghe tiếng nấc, đôi mắt to tròn ngấn lệ, lấp ló nỗi u uất vời vợi...
- Chú ạ, du sinh qua đây đa phần từ những gia đình có quyền, có tiền... Hoàn cảnh con có khác. Chú vừa nói đến 2 chữ oan sai... Ông bà cố nội ngoại con đều bị quy chụp từ thời Cải cách... Chỉ có vài sào ruộng thôi, thế mà bị ghép vào thành phần địa chủ.. Đến bố con thì chuyện bi kịch ấy đã giáng xuống gia đình con một cách khủng khiếp.
Nguyên do từ việc người chồng trước của Mẹ con tự nhiên xuất hiện với chức vụ Trưởng Công An Huyện (Huyện N.Đ, Ngh.A.). Sau khi lấy lý do Mẹ con không có con với ông ấy để ly hôn. Ông ta tiếp tục lấy mấy "bà" nữa nhưng vẫn không ai cho ông ta một mụn con nào...
Chỉ sau 2 ngày ông ta về nhậm chức Trưởng Công An. Ông đến nhà con. Lúc ấy, Ba con đi làm chưa về... Ông ấy thẳng thừng đề nghị tái hợp với mẹ con...
Mẹ con khóc xin:
- Tôi nay đã có chồng rồi... Con gái lớn của tôi đã gần 16 tuổi, đứa út (là cháu) đã 14 tuổi. Chồng tôi là một người chồng, người cha tốt... sao lại có chuyện vô lý vậy... Không... nhất định không?
Ông ta đứng dậy ra về, ngoái cổ lại tung ra một câu oan nghiệt:
- Bà khen chồng bà trước mặt tôi, đấy là điều xỉ nhục... Tôi sẽ bố trí cho nó một... việc là xong ngay..
Một việc của ông ta là: Ngày hôm sau, trên đường đi làm. Bố con bị đội cảnh sát hành sự bắt vào đồn công an. Họ phù phép làm sao không biết nhưng trong cái túi đựng đồ ăn trưa của Bố. Có 95 gram hêroin !
Giải thích cho mẹ con tại sao là con số 95, cho cái án chung thân của Bố. Hắn gầm gừ:
- Đấy là vì tình nghĩa với bà... tôi bớt đi 5 gam để dành mạng sống cho nó...(*)
Đêm hôm ấy, sau khi viết thư kêu oan cho chồng... Mẹ con đã uống thuốc trừ sâu tự tử.
Chú ơi, cháu đã đọc rất nhiều sách báo, xem rất nhiều phim bộ. Những oan khuất được các nhà văn, đạo diễn với những diễn viên phản diện đóng, nhưng chưa thấy nơi nào vô pháp vô thiên như ở Việt Nam bây giờ.
Chú cho cháu kể tiếp, chị cháu, lúc ấy mới có 16 tuổi đành phải nhắm mắt lấy một đại gia đáng tuổi ông nội của mình. Nhờ có tiền nên án chung thân của ba cháu biến thành án... treo... Sau đó, chị bảo cháu:
- Em phải đi nước ngoài đi, 1 là để tránh những tai bay vạ gió cho bất cứ người dân nào, dù có lương thiện cách mấy đi nữa. 2 là, em phải học, học thật tốt... nếu Mẹ mình có linh thiêng, nếu trời còn thương cho dân tộc mình thì những người ở Mỹ, những thế hệ du sinh ở Mỹ trở về... biết đâu chừng sẽ cứu được cái cảnh lầm than này...
Nhưng, Chú ạ... Nghĩ là một chuyện, thực hành là một chuyện khác... Con thấy đường học vấn của con ở đây xem ra chẳng sáng sủa bao nhiêu... Sinh ngữ thì ăn đong, trí óc thì đặc sệt. Bây giờ, qua bên Mỹ này, cháu mới hiểu tại sao những sinh viên người Mỹ, những sinh viên gốc Việt họ học sao dễ dàng thế, họ học như chơi vậy, ấy tại vì từ lớp nhỏ, họ đã không bị đẩy, bị ép, bị nhồi sọ, họ thảnh thơi lên đại học. Còn như ở VN, những học sinh đàng hoàng, muốn tiến thân bằng cái đầu của mình, đồng nghĩa với học gạo... Rồi cộng thêm cái gánh nặng lúc nào cũng oằn lên vai vì cơm áo gạo tiền...
Đồ tôi muốn "khai thông" cho câu chuyện chuyển qua "mạch" khác, nên an ủi:
- Cháu ạ, Chú muốn hỏi cháu, với lý lịch "đen" như Cháu, làm sao Cháu được đi du học ?
Lợi cười như mếu:
- Cháu nói như thế này Chú tin không? Ở VN, cái gì cũng có giá của nó... Một ông A nào đấy muốn làm Trưởng công an huyện, thậm chí làm Chủ tịch Tỉnh ư ? nếu ông ấy biết "Đầu vào" nghĩa là biết chỗ mua, có tiền đủ để mua... Đều được tất... Chị cháu chỉ cần kêu thằng cò lo về xuất cảnh đến: Thằng em tôi muốn đi học bên Mỹ, trọn gói là bao nhiêu... thế là xong..
- Cháu thì thế, theo chú biết ở thành phố này có khoảng trên 5000 Du học sinh từ VN, như thế họ cũng gặp khó khăn như Cháu sao ?
- Chú ơi... Cháu có thể chia họ ra thành 3 phần:
1/ Những con ông cháu cha chỉ mang tiếng du sinh nhưng họ qua đây làm cái đầu cầu, làm cái "kho" giữ tiền, họ mua nhà trả bằng tiền mặt để làm dư địa cho cha mẹ sẽ hạ cánh an toàn ở Mỹ này...
2/ Những cán bộ nhà nước, khoác áo du sinh qua đây để làm công tác sinh viên vận với chỉ tiêu được đặt ra là mỗi trường ở Cali, phải thành lập bằng được một chi hội sinh viên... Nhưng, cho đến nay, họ đã thất bại... Chú à, cháu có đọc các báo giấy và báo mạng của người Việt ở Hải ngoại này... Tựu trung đều phản ảnh tâm trạng bi quan về những chia rẽ, nạn chụp mũ cho nhau. Nhưng cháu (và cả những cán bộ CS) đều có chung một nhận xét, ấy là.... tuy bề ngoài họ rời rạc như thế, nhưng nếu có "anh" Việt gian nào giở chiêu trò gì là y như họ sát nhập thành một khối, rất vững chắc... Những vụ treo cờ máu (chữ dùng của người viết) hay lập hội là y như anh em sinh viên gốc Việt ở đây báo ngay cho Cộng đồng... Họ đến thẳng trường phản đối... khi thành công, còn tặng thêm cờ vàng 3 sọc đỏ để nhà trường treo, nữa chớ...
Đồ tôi thấy thích thú khi Lợi tỏ chân tình... Tuy có chút ngạc nhiên, nên Đồ tôi vẫn khuyến khích cho em ấy... "trải lòng" mình:
- Còn loại nào nữa không cháu ?
- Loại thứ 3 này có khác: Họ gồm những người qua đây với ước muốn học được cái gì ở một nước, mà chúng cháu gọi là thiên đường này... Qua đây để ở luôn, cháu thú thật với chú... Như cháu đây, nếu không học tiếp nổi, thì như bố cháu và nhất là chị gái cháu vừa mới quyết định: Gia đình sẵn sàng gửi tiền qua cho ... lấy vợ (quốc tịch Mỹ.... Xin lỗi chú, đấy là "1 Có" của bất cứ du sinh từ Việt Nam đấy chú ạ), "Lấy" làm sao thì Chú chắc cũng biết rồi !
- Còn loại nào khác không cháu?
- Loại du sinh này, con số không phải là nhỏ... Ấy là ở VN người ta đang đua nhau khoe của, khoe đẹp, khoe con (Khoản này ở Hải ngoại cũng có). Cái mác có con du học tại Mỹ đủ để cha mẹ chúng "tự sướng" một tấc đến trời, trong những buổi họp bạn, trong những mối làm ăn... Chúng sang đây, vào trường ngồi cho có lệ, nhưng đi ra ngoài vào chốn ăn chơi thì là chủ yếu... Cách đây vài tháng, tin này báo mạng, báo giấy đồng loạt đưa tin: Bố mẹ của một du sinh vừa ra ngân hàng gửi tiền vào account cho "ông con" đang là du sinh ở Mỹ... vừa bước xuống thềm ngân hàng thì gặp "ông" con kia, cặp tay con bồ... bước vào ngân hàng... Hỏi ra mới biết... Cậu ta cũng đi Mỹ, cũng làm thủ tục học, kiếm nhà ở... Nhưng sau đấy lẻn về sống với bồ ngay ở Hà Nội...
Đồ Ng.
(HNPD)
* Luật CS: Trên 100 gram thì bị tử hình.

Đế Thiên Đế Thích -- Du ký cũa nhà văn hóa NGUYỄN HIẾN LÊ



                              

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

The ONLY smiling Apsara in the whole Angkor Wat !



Linh tính sự phế vong của đất nước, những nghệ nhân Cambodia chỉ sáng tạo được duy nhất một nụ cười đơn lẻ trong hàng ngàn bức phù điêu ở Angkor Wat?


      

HƠN 200 TỰA BÀI HÁT TRONG 1 BÀI THƠ !


Quê em BIỂN MẶN dừa xanh
Sóng tình HOA BIỂN dổ dành người thương
KIẾP NGHÈO một nắng hai sương
LỐI VỀ XÓM NHỎ cuối đường cầu tre
Đượm nồng TÌNH THẮM DUYÊN QUÊ
Rung rinh GÁNH LÚA hẹn thề đêm trăng
NƯƠNG CHIỀU khói toả lều tranh
Vài con BƯỚM TRẮNG lượn quanh liếp cà
HƯƠNG THẦM còn mãi TÌNH XA
BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO còn ra nổi này
CON THUYỀN KHÔNG BẾN có hay
THU SẦU, CHIỀU TÍM tháng ngày đơn côi
TRĂNG MỜ BÊN SUỐI ngàn đời
Sao MÙA THU CHẾT còn rơi rớt nhiều
ĐÈN KHUYA một bóng cô liêu
MÙA THU CÒN ĐÓ tình yêu ngỡ ngàng
ĐÒ CHIỀU chưa tiễn người sang
NỔI LÒNG sao biết THIÊN ĐÀNG ÁI ÂN
TRÚC ĐÀO rụng khắp đầy sân
DUYÊN QUÊ mong gặp một lần cho vơi
NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG trong đời
DẤU CHÂN KỶ NIỆM một thời học sinh
Và TRANG NHẬT KÝ riêng mình
Làm sao có được chuyện TÌNH THIÊN THU
CÔ ĐƠN nhìn GIỌT MƯA THU
Nghe như TUYẾT LẠNH âm u sao đành
Lật từng LƯU BÚT NGÀY XANH
Thấy như LỆ ĐÁ vây quanh NỖI NIỀM
SẦU ĐÔNG chẳng phải của riêng
BÓNG CHIỀU TÀ nhạt, PHỐ ĐÊM hững hờ
ĐÒ CHIỀU chở mấy LÁ THƠ
KHUNG TRỜI TUỔI MỘNG, TÌNH BƠ VƠ sầu
Ôi NHỮNG ĐÓM MẮT HỎA CHÂU
NỦA ĐÊM NGOÀI PHỐ nhuốm màu thê lương
MONG NGƯỜI CHIẾN SĨ sa trường
Vào trong CÁT BỤI gíó sương không sờn
Để ai GIẤC NGỦ CÔ ĐƠN
NGƯỜI ĐẸP YÊU DẤU, DỖI HỜN phòng the
Từng đêm TRĂNG SÁNG VƯỜN CHÈ
TRĂNG MỜ BÊN SUỐI nghe se sắt lòng
CÔ ĐƠN, TÌNH NHỚ, phòng KHÔNG
NGHÌN TRÙNG XA CÁCH nhớ mong ngập trời
NẮNG CHIỀU giăng sợi đơn côi
GIỌT MƯA TRÊN LÁ khóc đời hợp tan
Bao giờ em bước SANG NGANG
GIỌT LỆ SẦU khóc CHIỀU HOANG VẮNG người
GA CHIỀU, NHƯ GIỌT SẦU RƠI,
TẦU ĐÊM NĂM CŨ biết NGƯỜI VỂ đâu
XÓM ĐÊM, TRĂNG RỤNG XUỐNG CẦU
TÌNH BUỒN biến SẮC HOA MÀU NHỚ thương
Cho em ĐÔI BÓNG bên đường
Chung HAI LỐI MỘNG một phương trời hồng
Sá gì ẢO ẢNH, ĐÊM ĐÔNG
NỔI BUỒN GÁC TRỌ chờ mong ngày về
NGĂN CÁCH, MẤY DẬM SƠN KHÊ
ĐƯỜNG XƯA LỐI CỦ trăng thề còn đây
Tình yêu CHIẾC LÁ THU PHAI
LÂU ĐÀI TÌNH ÁI không xây một mình
Từ ngày XẾP ÁO THƯ SINH
ANH ĐI CHIẾN DỊCH đăng trình nặng vai
NGẬM NGÙI cửa đóng then gài
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH không phai má đào
Lỡ khi BIẾT TRẢ LỜI SAO
TÌNH CHÀNG Ý THIÊP ai sầu hơn ai
Đượm nồng TIẾNG SÁO THIÊN THAI
KHÔNG BAO GIỜ CÁCH NGĂN hai mai đầu
Một lòng ĐỪNG NÓI XA NHAU
NGƯỜI YÊU LÝ TƯỞNG trọn câu vẹn thề
Rồi MỘT MAI QUA CƠN MÊ
HAI VÌ SAO LẠC đi về BẾN MƠ
VẮNG XA vẫn mãi ĐỢI CHỜ
Để em viết tiếp BÀI THƠ CUỐI CÙNG
Có ai THƯONG VỀ MIỀN TRUNG
QUÊ NGHÈO sỏi đá khốn cùng điêu linh
Lòng như KHÚC HÁT ÂN TÌNH
Trãi dài QUÊ MẸ nắng bình minh vui
MƯA TRÊN PHỐ HUẾ sụt sùi
CHO NGƯỜI TÌNH LỠ bùi ngùi vấn vương
VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG
NƯẢ ĐÊM NGOÀI PHỐ lòng TƯƠNG TƯ sầu
Dẫu rằng HAI ĐỨA GIẬN NHAU
Vẫn không như thể QUA CẦU GIÓ BAY
Một lần TỪ GIÃ THƠ NGÂY
Là em NHƯ CÁNH VẠC BAY mất rồi
Dẫu cho CAY ĐẮNG, TÌNH ĐỜI
NGƯỜI EM SẦU MỘNG tuyệt vời yêu anh
Ân tình GẠO TRẮNG TRĂNG THANH
Làm sao NƯỚC MẮT LONG LANH cạn dòng
Bây giờ TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG
NGƯỜI EM XÓM ĐẠO chỉ mong một điều
Thương em HÃYNHỚ NHAU NHIỀU
Hãy xin LÝ LUẬN TÌNH YÊU thế nào
Cũng xin đừng VẪY TAY CHÀO
TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO thật buồn
MỘT LẦN DANG DỞ đau thương
THA LA XÓM ĐẠO thánh đường bơ vơ
Hằng đêm QUÁN NHỎ ĐỢI CHỜ
Ôm SẦU LẼ BÓNG vần thơ bẽ bàng
Còn đâu HOA SỨ NHÀ NÀNG
Gặp em trở lại CÔ HÀNG XÓM xưa
Còn đâu HUYỀN THOẠI CHIỀU MƯA
NHỮNG NGÀY THƠ MỘNG đón đưa hẹn thề
Em SAO KHÔNG THẤY ANH VỀ
MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ tái tê lạnh nhiều
ĐÊM TÀN BẾN NGỰ cô liêu
AI RA XỨ HUẾ hắt hiu tháng ngày
Ôi chao THÀNH PHỐ MƯA BAY
KHÓC NGƯỜI TRINH NỬ đắng cay tình đời
HAI PHƯƠNG TRỜI CÁCH BIỆT rồi
, NGẬM NGÙI cắn chặt bờ MÔI TÍM màu
BAO GIỜ TA GẶP LẠI NHAU
NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG giọt sầu ly tan
Anh XIN TRẢ LẠI THỜI GIAN
ĐƯA EM VÀO HẠ thênh thang vùng trời
THÔI thì ANH BIẾT EM ƠI
DƯ ÂM ngày MỘNG SẦU đời khó quên
CĂN NHÀ MÀU TÍM êm đềm
MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ làm nên CHUYỆN TÌNH
NÉT BUỒN THỜI CHIẾN điêu linh
Ráng đi em CHUYỆN CHÚNG MÌNH qua mau
TÌNH ANH LÍNH CHIẾN địa đầu
Trao em ÁO ĐẸP NÀNG DÂU mai này
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI có hay
ĐÊM BUỒN TỈNH LẺ tháng ngày héo hon
TÌNH YÊU CÁCH BIỆT mõi mòn
SAO ANH LỖI HẸN em còn đơn côi
Ngày MAI ANH ĐI XA RỒI
ĐÒ TÌNH LỠ CHUYẾN bờ môi nhạt nhoà
TÀU ĐÊM NĂM CỦ mấy toa
BIỆT LY như CHUYỆN TÌNH HOA TRẮNG tàn
NỔI LÒNG mang tận quan san
Là như vai nặng HÀNH TRANG GIÃ TỪ
Phương này VẦNG TRÁN SUY TƯ
Xem như PHÚT CUỐI, TẠ TỪ TRONG ĐÊM
Mà SAO EM NỞ ĐÀNH QUÊN
RỪNG CHƯA THAY LÁ, GỌI TÊN BỐN MÙA
Tiền đồn THÁNG SÁU TRỜI MƯA
Trọn tình thương nhớ CHO VỪA LÒNG EM
Trở về MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM
VÙNG TRỜI NGÀY ĐÓ càng thêm mặn nồng
TẠ ƠN, TRĂNG SÁNG ĐỒI THÔNG
CƠN MÊ TÌNH ÁI phiêu bồng LÃNG DU
Ngõ hồn lạc lối VƯỜN THU
MỘT ĐÊM KHÔNG NGỦ ngục tù con tim
Ngày mai anh BIẾT ĐĂU TÌM
LINH HỒN TƯỢNG ĐÁ im lìm bơ vơ
Đắm chìm BIẾT ĐẾN BAO GIỜ
CHUYỆN NGƯỜI ĐAN ÁO đợi chờ đêm đông
Xin em ĐỪNG TRÁCH DIÊU BÔNG
BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO má hồng chưa phai
Sao em NHƯ TIẾNG THỞ DÀI
NGHẸN NGÀO đắng GIỌT LỆ ĐÀI TRANG tuôn
Để cho TỪ ĐÓ EM BUỒN
NẾU MAI ANH CHẾT chim muôn gọi đàn
TÌNH YÊU VỖ CÁNH băng ngang
GA CHIỀU PHỐ NHỎ đèn vàng xót xa
TÌNH NGHÈO mang KIẾP CẦM CA
ĐIỆU RU NƯỚC MẮT phòng trà từng đêm
THỀM TRĂNG còn đọng môi mềm
GIỌNG CA DĨ VÃNG buồn thêm nản lòng
Cho em BẢY NGÀY ĐỢI MONG
SAO ANH KHÔNG ĐẾN phòng không cuối tuần
Anh còn VỌNG GÁC ĐÊM SƯƠNG
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI còn vương giặc thù
BỐN VÙNG CHIẾN THUẬT mật khu
Bên RỪNG LÁ THẤP sương mù giăng giăng
Trên đồi HOA TÍM BẰNG LĂNG
NHỚ MẦU HOA TÍM đêm trăng thuở náo
Chuyện tình HÒ HẸN trăng sao
PHÚT ĐẰU TIÊN ắy nghe xao xuyến lòng
LẶNG THẦM, HOA RỤNG VEN SÔNG
Ngập ngừng GỎ CỬA hằng mong trao nàng
KỂ TỪ ĐÊM ĐÓ thênh thang
ĐƯỜNG LÊN SƠN CƯỚC vai mang chử tình
Đếm từng sợi NẮNG THỦY TINH
TÌNH XA em mãi NHỚ MÌNH ANH THÔI
Đường tình NHẬT KÝ ĐỜI TÔI
THUYỀN MƠ, CHUYỂN BẾN nhẹ trôi im lìm
CHIỀU trên NHỮNG ĐỒI HOA SIM
TÌNH THƯ CỦA LÍNH gởi niềm riêng em
Có loài HOA NỞ VỀ ĐÊM
Một loài HOA TRẮNG mang tên là quỳnh
Gót chân NGƯỜI LÍNH CHUNG TÌNH
BẠC MÀU ÁO TRẬN vẫn tình không phai
CHỜ ANH TRỞ LẠI ngày mai
ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ sánh vai TÌNH HỒNG
Bây giờ em THẤY GÌ KHÔNG
Làm sao em biết NỔI LÒNG NGƯỜI ĐI
Bây chừ ĐÔI NGÃ CHIA LY
Cho NGƯỜI Ở LẠI CHARLY nghìn trùng
Đường chiều phủ kín MƯA RỪNG
SAO EM KHÔNG ĐẾN trời rưng rưng sầu
Cạn nguồn GIÒNG LỆ THƯƠNG ĐAU
Thương HÀN MẠC TỬ sớm mau lìa trần
PHÙ DU kiếp sống chinh nhân
ĐOÀN NGƯỜI LỮ THỨ, BƯỚC CHÂN ÂM THẦM
Và SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM
Của người TÌNH LỞ TRĂM NĂM đợi chờ
Dẫu rằng TÌNH LÀ SỢI TƠ
DẤU TÌNH SẦU vẫn BƠ VƠ cuối tuần
Phương này PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN
BUỒN VUI ĐỜI LÍNH trầm luân tháng ngày
chiều nào TỪ GIÃ THƠ NGÂY
AI XUÔI VẠN LÝ vui vầy nước non
LỜI THỀ SÔNG NÚI vẫn còn
TÌNH ANH LÍNH CHIẾN chưa sờn chí trai
TÌNH ANH BIỂN RỘNG sông dài
DẤU CHÂN KỶ NIỆM, THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM