khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2024

Ngón tay robot mở rộng nhiều khả năng cho con người





Hỗ trợ quân sự Ukraina : Nước Pháp ‘‘lên tuyến đầu’’





Nhìn lại Nghĩa Trang BIÊN HÒA qua thời gian...





Làm gì để giúp cho âm nhạc VNCH một thời 'không bị tắt tiếng'?





Phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã (1) Chuyến đi sứ Singapore quan trọng khi đất nước trong "biển lửa"





Phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã (2) Những vấn đề cấp thiết và tương lai khó khăn của dân tộc sau 1975





Phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã (3) Tổng Trưởng bán chạp phô





Phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã (4) SAY "NO" TO KISSINGER





Phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã (5) Lúc nào biết bị đồng minh bỏ rơi?





Phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã (6) Tin đồn mất lòng quân đội





Phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã (7) Sự kiện ông Nguyễn Văn Bông bị ám sát





Phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã (8) Ông có khi nào tỏ lòng biết ơn thầy cô?





Thề Không Phản Bội Quê Hương





Văn Chương Miền Nam | Tìm Gặp Tác Giả "THỀ KHÔNG PHẢN BỘI QUÊ HƯƠNG" Đang Ở Sài Gòn! (Tuấn Khanh)





Hành Trình Đi Tìm Tự Do của Một Góa Phụ và Hai Con Thơ - Câu Chuyện của Bà Phạm Thị Tuyết Phụng





Lối Về Đất Mẹ | Sáng Tác Và Trình Bày: Duy Khánh





Thứ Năm, 30 tháng 5, 2024

Nước Chia Hai Đàng - Tác giả Mạnh Kim

 

Kiểm soát cả sinh hoạt cá nhân của nghệ sĩ và thậm chí hình ảnh buồng ngủ tư gia thì chỉ có thể là Trung Quốc và Việt Nam. Chuyện cờ vàng-cờ đỏ, một lần nữa được làm lớn chuyện, đến mức công an và Bộ Văn hóa phải vào cuộc. Tất cả cho thấy vấn đề chia rẽ dân tộc tiếp tục bị khoét sâu, khiến, thêm một lần nữa, người Việt hải ngoại có lý do rõ ràng để nói rằng “đừng tin những gì cộng sản nói” khi nhắc đến “hòa hợp-hòa giải”. 

Nếu cần “làm rõ”, Bộ Văn hóa nên “làm việc” với chủ nhà nơi vợ chồng Ngọc Mai-Quốc Nghiệp đến ở tạm, rằng tại sao họ lại treo cờ vàng trong nhà! Việc quan trọng hóa vấn đề khi làm to chuyện, thậm chí rất to, với chủ ý “tạo dư luận”, bằng cách viết rằng vợ chồng Ngọc Mai-Quốc Nghiệp “vô tư nô đùa bên cờ ba sọc”, đã cho thấy sự việc bị đẩy lên một cách ngớ ngẩn lố bịch. Nó chỉ thể hiện sự thiếu hiểu biết và sự khước từ thực tế. Đơn giản vì cờ vàng hiện diện mọi nơi trong đời sống cộng đồng hải ngoại. 

Không chỉ ở các sự kiện tưởng niệm 30/4, cờ vàng được treo khắp nơi, ở công viên, trong khu mua sắm, trong nhà riêng, ở tiệm ăn. Cờ vàng được sơn lên xe, được in làm decal, xuất hiện trên nón, cravat… Cờ vàng là biểu tượng văn hóa trong các sinh hoạt hội hè, lễ Tết. Cờ vàng là đại diện chính trị của cộng đồng trong những cuộc bầu cử địa phương khi người Việt giành lá phiếu với các cộng đồng khác màu da. 

Áo dài cờ vàng và khăn choàng cờ vàng là hình ảnh thường thấy ở các buổi lễ tốt nghiệp trung học và đại học. Ở vài khu học chánh tại Nam California, cờ vàng còn hiện diện trong chương trình giáo dục và sách giáo khoa… Một cách tổng quát, sự tồn tại của cờ vàng đã là một phần của đời sống xã hội lẫn chính trị cộng đồng của người Việt hải ngoại suốt nửa thế kỷ. 

Cờ vàng không chỉ có mặt ở Mỹ. Tại hầu hết cộng đồng hải ngoại nơi có đông người Việt tỵ nạn tha hương, nói chung là nạn nhân của cộng sản sau 1975, người ta đều treo cờ vàng. Trừ vài nước Đông Âu, cộng đồng người Việt ở Úc, Canada… đều treo cờ vàng. 

Những gì vừa nói là sự thật. Là “fact”. Dữ liệu thực tế. Không phải là “cảm nghĩ” cá nhân. Bất cứ “cán bộ cộng sản” nào đi nước ngoài thường xuyên chắc chắn thấy điều này. Đáng lý họ phải “ráng mà hiểu” tại sao cờ vàng hiện diện sâu trong đời sống người Việt hải ngoại. Phải tìm hiểu thấu đáo. 

Và nên thừa nhận thực tế rằng sau 50 năm, cờ đỏ vẫn thất thủ trước cờ vàng, trong hầu hết cộng đồng đông người Việt nhất. Đây hiển nhiên là một fact. Không nên tự dối mình và bác bỏ. Cho đến nay, cờ đỏ - lá cờ được treo trong LHQ, được gắn trên xe phái đoàn ngoại giao đến Washington DC, được đặt trên bàn làm việc “đối tác nước ngoài” - vẫn không thể có mặt một cách công khai trong cộng đồng hải ngoại. 

Đó là lý do mà luật sư Trần Thái Văn, một nghị sĩ thâm niên trong cộng đồng người Việt ở Nam California, nói với tôi rằng ông tin cờ vàng vẫn luôn tồn tại (trong cuộc phỏng vấn trực tiếp vào tháng 4-2023). Ông Trần Thái Văn nhấn mạnh, trong các cộng đồng người Hoa ở Mỹ, sức mạnh chính trị của Trung Cộng đã hiển hiện, với việc cờ Trung Cộng đang được treo nhiều nơi, chứ không phải cờ Đài Loan. Điều đó đã không xảy ra, không thể, trong cộng đồng người Việt. 

Một cách công bằng, cộng đồng hải ngoại cũng “kiểm duyệt” cờ đỏ với cùng cách thế mà cờ vàng bị đối xử trong nước. Gần như không tờ báo hải ngoại nào dám đăng hình cờ đỏ, dù có khi chỉ “minh họa” cho một sự kiện chẳng hạn chiến thắng bóng đá. Và chắc chắn một nghệ sĩ hải ngoại sẽ gặp rắc rối to nếu “vô tư nô đùa bên cờ đỏ”. Tuy nhiên, cần phân định rạch ròi. Việc khước từ cờ đỏ của người hải ngoại xuất phát thuần túy từ sự căm ghét mang tính tâm lý cá nhân. Đó là lá cờ gợi nhắc đến những gì và những ai gây ra khổ đau và mất mát (từ vật chất đến người thân) mà họ phải gánh chịu. 

Không chỉ thù ghét “cộng sản quá khứ”, cộng đồng hải ngoại cũng thù ghét “cộng sản hiện tại”. Mô hình chế độ độc tài còn sờ sờ. Hệ thống chính trị tiếp tục thối nát. Giáo dục mỗi lúc mỗi tệ. Không ai có thể tự bịt mắt để không thấy và nói đó là những đơm đặt. Nếu Việt Nam hiện thời ngang bằng Singapore hoặc Hàn Quốc, sự biện minh cho lý do căm ghét cộng sản có thể phần nào giảm sức thuyết phục. 

Và do là “vấn đề cá nhân”, nên cần nhấn mạnh, không phải ai trong cộng đồng hải ngoại cũng quý cờ vàng, dù có thể họ cũng không ưa cờ đỏ. Một số nhân vật “trí thức cấp tiến” trong cộng đồng thậm chí không chọn đứng chung hàng ngũ với những người VNCH thuộc thế hệ cựu trào. 

Trong khi đó, việc kiểm duyệt cờ vàng đối với chế độ cai trị là chủ trương, nhằm nhắc nhớ họ là kẻ chiến thắng. Ở đây không là chuyện thù ghét, mang tính tâm lý con người, của vài hoặc nhiều cá nhân. Mà là chính sách của một chế độ. Trong bài viết vụ Ngọc Mai-Quốc Nghiệp trên Người Lao Động ngày 29-5-2024, tác giả Thùy Trang thậm chí dùng cách nói cũ kỹ quen thuộc: “Lá cờ ba sọc đỏ - biểu tượng của ngụy quyền Sài Gòn”. Người viết câu này, hoặc được dạy để viết một cách vô ý thức như vậy, không chỉ thiếu hiểu biết. Khi tiếp xúc cộng đồng, một nghị sĩ người Mỹ - dù có thể trước đó vừa tiếp một phái đoàn ngoại giao (cộng sản) Việt Nam – không bao giờ có thể dám đưa ra một phát biểu cực kỳ ngu dốt với cộng đồng người Việt rằng họ phải treo cờ đỏ, thay vì cờ vàng, “bởi nó là biểu tượng của ngụy quyền Sài Gòn”. 

Cờ vàng không chỉ là biểu tượng. Giá trị tinh thần lớn nhất của cờ vàng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại, sau nửa thế kỷ, là gì? Nó là thứ gần như duy nhất, từ đó, có thể giúp giải thích với thế hệ trẻ rằng tại sao cha ông họ phải “đến đây” và tại sao họ không được sinh ra trên quê hương mình. 

Làn sóng mới của di dân người Việt đến Mỹ để học và làm ăn chưa bao giờ giảm. Lớp người mới đang lấn mạnh vào lĩnh vực kinh doanh. Có những người thậm chí đi thẳng qua Mỹ từ các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Họ mở nhà hàng, lập cơ sở làm ăn, xây dựng đối tác thương mại với người trong nước... Hẳn nhiên chính quyền trong nước biết rõ điều đó. Nơi phổ biến mà những người đến sau chọn định cư dĩ nhiên là những địa điểm đông người Việt. Và họ đang sống chung với cờ vàng. Chưa hết. “Việt Cộng nằm vùng” ở Mỹ có không? Nếu có (thậm chí chắc chắn có), họ cũng đang sống với cờ vàng. 

Đừng nói chính quyền trong nước không muốn chinh phục cộng đồng hải ngoại, theo cách tương tự Trung Cộng đang kiểm soát và gây ảnh hưởng lên cộng đồng người Hoa ở nước ngoài. Luôn thèm được nhìn nhận thật sự là kẻ chiến thắng, chính quyền cai trị không cần tự hạ thấp “danh dự” bằng việc duy trì “văn hóa so đo” với cờ vàng. Hành vi này rất thấp kém đối với một thể chế đang cai trị. 

Càng hành xử như vậy, chính quyền càng trao cho phe cờ vàng sự chính danh của riêng họ, để họ có thể nói rằng cờ đỏ chẳng bao giờ đủ tư cách để so với cờ vàng, ít nhất về mặt (giành được) nhân tâm, trong cộng đồng. Bằng việc áp dụng thuần thục mô hình cai trị rập khuôn Trung Quốc, từ chính sách công an trị đối với người dân nói chung đến việc thao túng-quản lý sinh hoạt của nghệ sĩ nói riêng, chính quyền đã đương nhiên trao cho phe cờ vàng lý do để họ tiếp tục nuôi sự thù ghét cờ đỏ. 

Cuối cùng, nếu vẫn “nhạy cảm” và nhỏ nhen trong việc ứng xử với một “biểu tượng”, cờ đỏ và cờ vàng vĩnh viễn là câu chuyện của “nước chia hai đàng”. 50 năm trước là xung đột Bắc-Nam, 50 năm sau là lằn ranh Việt Nam-hải ngoại. Có dân tộc nào, nói với nhau cùng một thứ tiếng, vẫn “chia hai đàng” sau nửa thế kỷ kể từ lúc chấm dứt tương tàn? 


Trịnh Công Sơn và tôi - Tác giả Trần Hoài Thư

 



I.  Trịnh Công Sơn: một thiên tài...

Trịnh Công Sơn là một thiên tài được may mắn. Như một bông hoa quí được chọn từ một vùng đất mà nẩy mầm.

Thử xem: Nếu ông được sinh ra ở miền Bắc, thì chắc chắn sẽ chẳng có bao giờ có Trịnh Công Sơn, như chẳng bao giờ có thêm những sáng tác của Văn Cao, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân mà ta ngưỡng mộ như trong thời tiền chiến. Hoặc nếu có chăng, thì nhạc ông sẽ như thơ Tố Hữu, càng làm say máu căm thù trong buồng tim buồng phổi của tuổi trẻ miền Bắc.

Bởi vì, làm sao miền Bắc có thể chấp nhận Gia tài của mẹ, Ca khúc da vàng, Nỗi buồn nội chiến, hay những bản nhạc tình đầy ủy mị, lãng mạn, không một chút gì đảng tính…

Hoặc Trịnh Công Sơn sẽ điên hay sẽ tự sát hoặc “sinh Bắc tử Nam” không biết chừng.

Trịnh Công Sơn phải cám ơn miền Nam. Miền Nam mới có thể "yêu ai cứ bảo là yêu và ghét ai cứ bảo là ghét". Miền Nam mới có thể giúp ông tìm thấy Diễm xưa, thấy Hạ trắng, thấy Tình nhớ... Miền Nam mới giúp ông biết được người Mẹ da vàng, Gia tài của mẹ… Chỉ có miền Nam mới có diều hâu, phản chiến, yêu Mỹ chống Mỹ, chấp nhận chiến tranh hay không chấp nhận chiến tranh. Chỉ có miền Nam chim mới được nghe hót thay vì những lời thống thiết trong ao đầm của loài ểnh ương. Chỉ có miền Nam văn học nghệ thuật mới phục vụ cho con người, vì con người thay vì cho đảng, cho nhân vật thần thánh. Chỉ có miền Nam mới biết trân quí những hạt ngọc, những bông hoa quí. Chỉ có miền Nam mới dung dưởng những thiên tài… Chỉ có miền Nam mới tôn vinh Trịnh Công Sơn, chứ không phải tôn vinh Stalin như trong thơ Tố Hữu…

Đối với tôi,  nếu một lần  tôi cám ơn Trịnh Công Sơn - đã thay tôi nói giùm tiếng lòng của tôi, trái tim của tôi trong thời chiến tranh  - thì cả trăm ngàn lần tôi phải cám ơn miền Nam của tôi.

Dù mang cặp kính dày làm lính thám kích, dù tuổi trẻ bị bầm dập tả tơi bởi lịch sử, nhưng ít ra, tôi được viết thả dàn. Không ai có quyền ra chỉ thị tôi phải viết thế này thế nọ.

Cũng như không ai có quyền cấm cản Trịnh Công Sơn mang đàn để cất lên những lời thống thiết của thân phận người VN giữa lúc trùng trùng điệp điệp đại pháo xe tăng binh đoản vượt Trường Sơn hướng về miền Nam.

Cám ơn miền Nam đã sản sinh ra những người mang tên “Sơn” tài hoa , như Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Bắc Sơn để tôi có thể tự hào là may mắn được sinh ra và lớn lên tại miền Nam.

...

II. Những ngày với Trịnh Công Sơn 

Trong những lần dưỡng quân,  chúng tôi hay chọn quán này là chỗ để trở về, vì nó là quán đầu tiên trong thành phố mở nhạc Trịnh Công Sơn.. Chúng tôi đến đấy, với ly cà phê đắng, với khói thuốc quyện tròn, để tâm hồn cùng rưng rưng theo những cơn mưa của Trịnh Công Sơn. Tuổi trẻ dường như trở thành một bộ lạc, về đây để nhìn lại phận mình. Phía sau quầy cô hàng ngồi bất động, một phần mái tóc che khuất con mắt dưới ánh đèn mờ ảo. Chẳng còn nghe tiếng la ó hét hò thường lệ mỗi khi chúng tôi vào quán như kiểu Nguyễn Bắc Sơn: "Mai ta đụng trận may còn sống/ Về ghé Sông Mao phá phách chơi"… mà trái lại là một nỗi im lặng đến bật khóc. Không ai bắt chúng tôi phải yêu nhạc Trịnh Công Sơn, nhưng chúng tôi đã tìm qua đấy những chuyên chở của tuổi trẻ. Có ai không, hở ? Ai nói hộ cho thế hệ chúng tôi, một thế hệ khi mở mắt chào đời đã thấy chiến tranh loạn lạc, rồi lớn lên phải bị còng vào chân vào tay một bản án vô hình của lịch sử. Nói như nhà văn Lữ Kiều: "Lịch sử chọn chúng tôi. Chúng tôi không chọn lịch sử". Hay nói cách khác: Chiến tranh chọn chúng tôi, chúng tôi không chọn chiến tranh.

Trịnh Công Sơn là một trong số người hiếm hoi nói hộ ấy.

Ông nói hộ bằng Tình Nhớ, Diễm Xưa, Như Cánh Vạc Bay, Nhìn Những Mùa Thu Đi, Ướt Mi, Phôi Pha… Và ông khóc dùm chúng tôi bằng Gia Tài Của Mẹ…

Tuy nhiên, ông chỉ đứng trong thành phố nghe "đại bác đêm đêm vọng về" để ôm mặt. Còn chúng tôi thì ở trong cuộc, ôm mặt, ôm tim cả trăm lần hơn thế nữa.

Người ta bảo nhạc Trịnh Công Sơn đã mang đầy nước mắt. Đúng. Nhưng nói nhạc Trịnh Công Sơn như tiếng sáo Trương Lương làm cho cả thế hệ phải chán nản chiến tranh, buông súng, bỏ ngũ thì  có lẽ hơi quá lời chăng?

Không phải nhạc Trịnh Công Sơn vọng về trong đêm khi nằm trên gò mả hay dưới kênh rạch, trắng mắt trong những chuỵến tiền đồn hay phục kích,  làm ta thấy chán nản, mà nghĩ đến cách bắn vào ngón tay bóp cò súng hay hy sinh bàn chân. 𝑴𝐚̀ 𝐭𝒓𝐚́𝒊 𝒍𝐚̣𝒊 𝒍𝐚̀ 𝐭𝒊𝐞̂́𝒏𝐠 𝐧𝒉𝐚̣𝒄 𝒏𝐡𝒂̉𝐲 đ𝒂̂̀𝐦 𝐯𝒐̣𝐧𝒈 𝓿𝓮̂̀ 𝐤𝒉𝐢 𝐦𝒂̂́𝐭 𝐤𝒉𝐢 𝐜𝒐̀𝐧 𝐭𝒖̛̀ 𝒕𝐡𝒂̀𝐧𝒉 𝒑𝐡𝒐̂́ 𝒉𝐚𝒚  𝐁𝒐̣̂ 𝒕𝐮̛ 𝐥𝒆̣̂𝐧𝒉… 𝑫𝐮̀ 𝐛𝒂̀𝐢 𝐧𝒉𝐚̣𝒄 𝒍𝐚̀  𝑳𝐢́𝒏𝐡 𝐌𝒂̀ 𝑬𝐦 𝐡𝒂𝐲 𝐍𝒈𝐮̛𝒐̛̀𝐢 𝐎̛̉ 𝐋𝒂̣𝐢 𝐂𝒉𝐚𝒓𝐥𝒊𝐞 𝐡𝒂𝐲 𝐀𝒏𝐡 𝐊𝒉𝐨̂𝒏𝐠 𝐂𝒉𝐞̂́𝒕 Đ𝐚̂𝒖 𝑨𝐧𝒉… 𝐓𝒓𝐨𝒏𝐠 đ𝒆̂𝐦, 𝒕𝐢𝒆̂́𝐧𝒈 𝒈𝐢𝒐́ 𝒂̂𝐦 𝐭𝒚 đ𝐢̣𝒂 𝒏𝐠𝒖̣𝐜 𝐱𝒆𝐧 𝐥𝒂̂̃𝐧 𝐚̂𝒎 𝒗𝐨̣𝒏𝐠 đ𝒊̃ 𝒕𝐡𝒐̉𝐚, 𝒗𝐨̂ 𝐭𝒂̂𝐦 𝐭𝒖̛̀ 𝒕𝐡𝒂̀𝐧𝒉 𝒑𝐡𝒐̂́ 𝒂̆𝐧 𝐜𝒉𝐨̛𝒊, 𝐥𝒂̀𝐦 𝐭𝒊𝐦 𝐧𝒈𝐮̛𝒐̛̀𝐢 𝐥𝒊́𝐧𝒉 𝒏𝐡𝒖̛ 𝒏𝐡𝒐́𝐢 𝐥𝒆̂𝐧, 𝒍𝐨̀𝒏𝐠 𝐧𝒈𝐮̛𝒐̛̀𝐢 𝐥𝒊́𝐧𝒉 𝒔𝐨̂𝒊 𝒔𝐮̣𝒄, 𝐜𝒐́ 𝒌𝐡𝒊 đ𝐚𝒖 đ𝐨̛́𝒏 𝒌𝐡𝒊 𝒏𝐡𝒂̣̂𝐧 𝐫𝒂 𝒍𝐲́ 𝐭𝒖̛𝐨̛̉𝒏𝐠 𝐜𝒖̉𝐚 𝐦𝒊̀𝐧𝒉 𝒑𝐡𝒂̉𝐢 𝐭𝒂𝐧 𝐯𝒐̛̃…



Thanh Thúy hát Nửa Đêm Ngoài Phố, nhạc Trúc Phương





05- DANH BẠCH YẾN “70 YEARS IN MUSIC” USA LIVE SHOW 2024





4- BẠCH YẾN “70 YEARS IN MUSIC “ TOẠ ĐÀM VỚI LS NGUYỄN H DŨNG





3- BẠCH YẾN - 1965 NỔI DANH VỚI 2 NHẠC PHẨM TRÊN TIVI MỸ





2- DANH CA BẠCH YẾN LIVE SHOW ''70 YEARS IN MUSIC'' ORANG COUNTY USA





1- DANH CA BẠCH YẾN LIVE SHOW “ 7O YEARS IN MUSIC ORANGE COUNTY USA





Các diễn viên 4 chân cũng có giải tại Liên hoan phim Cannes





Công nghiệp quốc phòng : 6 bí quyết thành công của Hàn Quốc





Nếu bị Trung Quốc đánh chiếm, Đài Loan đối phó thế nào ?





Mở cửa đón ô tô điện Trung Quốc : Hồi kết của nền công nghiệp xe hơi của châu Âu ?





Pháp: Thách thức triển khai « vòm chống drone », bảo vệ Olympic khỏi « mối đe dọa trên trời »





C02, thủ phạm tàn phá đại dương: Phán quyết ‘‘lịch sử’’ của Toà án Liên Hiệp Quốc





Steven Đoàn : Nhà tạo mẫu đưa thời trang Việt đến thảm đỏ LHP Cannes





Phòng thủ chung: Châu Âu khó từ giã “người anh Cả” Hoa Kỳ





Bài học cho Ukraine từ chiến tranh Việt Nam





Thùng mì từ thiện ở Sài Gòn





Robot sắp ‘soán ngôi’ nhân viên bơm xăng





Reuters: VinFast đang xem xét trì hoãn thêm việc xây nhà máy 4 tỷ đô ở Mỹ





<

Cuộc thi ‘tóc đỏ’ trong Lễ hội Dâu tây ở California





Báo cáo của EU về nhân quyền Việt Nam: ‘Không gian dân sự bị thu hẹp’





SỰ THẬT ỚN LẠNH NGƯỜI của người Việt di dân vào Mỹ qua biên giới Mexico khiến ai nghe đều KHIẾP SỢ





Có nên gọi ngài Thích Minh Tuệ là sư hay không?





Phần Lan: Tạo thức ăn từ không khí





Vụ Sư Thích Minh Tuệ: Giáo hội Phật giáo đang tự lấy đá ghè chân mình?





Triều Tiên thả bóng bay chứa rác và phân sang Hàn Quốc