khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Tư, 19 tháng 7, 2023

Kho báu nghệ thuật của Ukraine được gửi đến Ba Lan để bảo quản an toàn





Người Duy Ngô Nhĩ biểu tình chống Trung Quốc ở Mỹ





Bộ Thông tin-Truyền thông đề xuất cắt Inernet những ai chống đối trên mạng





Đời sống văn học Việt ở khu vực thủ đô Mỹ





Chữ và Nghĩa - Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa

 

Tôi có cái may là giao du với toàn bậc lớn tuổi hơn mình, nhờ vậy học được rất nhiều. Các cụ thường dạy ‘học thầy không tày học bạn’, huống chi là bạn vong niên. (Mà chữ TÀY đó gốc Hán-Việt là chữ TẾ, nghĩa là so sánh, và không có dấu mũ ^ thành chữ TẦY – viết vậy là sai!)
Một người bạn thân của tôi là nhà văn MAI THẢO, tên là Nguyễn Đăng Quý (chúng ta mất ông đúng 25 năm rồi, nhanh quá, ông sinh năm 1927 và tạ thế đầu năm 1998 tại Quận Cam). Ngày xưa, ông hay viết về phim ảnh và ít ai biết ông còn làm về phát thanh. Vì vậy, cách hành văn, ngắt câu, bỏ dấu… có vẻ hơi lạ, nhiều người khó tính thì cho là cầu kỳ, trùng lập.
Nhưng, xin nhắm mắt nghe mình đọc lại một câu văn của ông, ta thấy ngay tiết tấu nhịp nhàng, hấp dẫn. Văn để nghe và để đọc có khác nhau! Hiển nhiên Nguyễn Đình Toàn, nhà văn kém Mai Thảo chín tuổi, và là bạn thân với Nhật Tiến (1936-2020), hiểu rõ điều ấy vì cũng làm đài phát thanh. Ông có lối thủ thỉ các bài nhạc chủ đề quá lôi cuốn khiến ta (nhất là các cô) muốn ghi âm rồi… nghe lại! Nhưng nghe Nguyễn Đình Toàn nói ở ngoài đời thì mới thấy rạng ngời… nét đanh đá.
Nói về chữ nghĩa, tôi kính phục kiến thức của hai người bạn thân, là giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (1937-2016) và sử gia Tạ Chí Đại Trường (1938-2016). Hai người có sự hiểu biết đa bác mà chẳng hiểu sao khi viết tiếng Việt lại… trúc trắc khó lãnh hội. Đôi khi một câu dài hơn 200 chữ gồm nhiều mệnh đề, có khi là chủ từ hay túc từ cho một mệnh đề sau.
Nguyễn Ngọc Bích là nhà ngữ học và biết năm sáu ngoại ngữ chứ không thể đùa! Và ông mất trên máy bay khi đến Phi Luật Tân dự hội nghị tranh đấu cho chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo ngoài Đông Hải. Có thể là cả hai người có chuỗi lý luận công phu về kết cấu nhưng khó diễn tả cho đơn giản.
Một chủ bút như nhà văn Nguyễn Mộng Giác (1940-2012) đã lo cho tạp chí Văn Học trong tám năm tất nhiên kín đáo hỏi lại và xin sửa cho gọn. Ông Giác và Tạ Chí Đại Trường là bạn thân, cùng sinh tại Bình Định. Tôi học được từ Nguyễn Mộng Giác và cả Nhật Tiến lối viết văn đơn giản trong sáng đã thấy từ Tự Lực Văn Đoàn.
Còn viết phiếm luận tai quái thì phải học nhà văn nhà giáo rất hiền lành là Lê Tất Điều khi ông ký bút hiệu Kiều Phong! Bút chiến với Kiều Phong thì ba ngày sau nạn nhân mới rụng rời: từ chết đến bị thương. Ba ngày mới hiểu ra ý nghĩa của mấy ám khí yểm trong một câu văn!
Một ông bạn khác của tôi là Bồ Đại Kỳ (Đại tá Không quân, tốt nghiệp trường lừng danh của Pháp là Salon-de-Provence, sau còn tu nghiệp tại Hoa Kỳ v.v…) ngày xưa làm báo ở Sàigon lại ký tên là… Bồ Hòn. Người đọc cứ tưởng nhà báo này ‘ngậm bồ hòn làm ngọt”, hóa ra mấy ông nội tham nhũng thì thấy đắng! Bồ Đại Kỳ mà tranh luận thì Bùi Bảo Trúc (1944-2016) cũng phất cờ dù ông Trúc có nhường ai về miệng lưỡi!
Năm xưa, ba anh em chúng tôi (Kỳ, Trúc, Nghĩa) ở ba nơi mà có chương trình phát thanh trực tiếp, lấy tên là… “Vùng Oanh Kích Tự Do!” Chỉ fax cho nhau sáu bảy đề tựa thời sự nóng để sửa soạn. Khi bật điện thoại là cứ theo đó tự biên tự diễn. Không hề có thì-mà-là hay ú ớ tằng hắng trước khi trả đũa. Mà không được lạc đề!
Bạn rất thân của chúng tôi là Lê Tất Điều lại ở mãi tận San Diego. Nếu không thì đã có ba người Ngự lâm Pháo thủ trên này và chàng là d’Artagnan ở dưới đó! Người ta bắn chậm thì chết, chứ chúng tôi nói chậm thì chết. Mà không được nói sai.
Còn thói châm biếm và nói lái lung tung thì chắc là tôi học từ Ba Giai, Tú Xuất hay nàng Cổ Nguyệt Đường (là Hồ Xuân Hương). Rồi khi bị kẹt lại sau 1975, tôi tự học chữ Hán.
Cán bộ đi qua bèn hỏi làm gì vậy?
Tôi xòe ngay một tập thơ chữ Hán: “Bác Hồ làm thơ chữ Hán, tôi phải học để hiểu!” Từ đó tôi được tự nhiên! Mỗi ngày học một chữ, tập viết mỗi chữ 500 cho khỏi trái cựa, và nhớ lâu. Rồi lân la chạy qua chữ Nôm, đọc Truyện Kiều. (Cũng nhờ vậy mà thấy Bác ăn cắp thơ Tầu! Chuyện nhỏ…)
Đêm khuya, tôi chia sẻ một số cảm nghĩ về viết lách, chỉ để kết luận rằng tôi có thể viết nhiều và nhanh, nhưng cần viết cho đúng nên luôn luôn có mấy cuốn từ điển trên bàn hay trên đùi.
Một bên là “HÁN VIỆT Tự Điển” của thầy Thiều Chửu được trong nước tái bản năm 1999. Bên kia là cuốn “Giúp đọc NÔM và HÁN VIỆT” của Linh mục Anthony TRẦN VĂN KIỆM. Cuốn này màu xanh xẫm in năm 1998 do chính cha Kiệm ký tặng từ Tháng Sáu năm 2001. Trước đó tôi có cuốn màu đỏ mà biếu một ông bác lớn tuổi tại New York, rồi lại được cha Kiệm cho cuốn khác. Mãi về sau, qua bằng hữu Công giáo, tôi mới biết cha đã mất năm 2012 tại một tiểu bang khác, thọ 92 tuổi.
Tôi thiển nghĩ cuốn từ điển của cha là hay nhất, đầy đủ nhất, do người thực hiện theo lối thủ công nghiệp, viết lấy các chữ Hán lẫn Nôm, với nội dung vô cùng phong phú. Mỗi khi ngồi viết, và lật từ điển của cha Kiệm để kiểm lại một chữ, tôi cứ mơ sẽ có bậc hằng tâm và hằng sản thực hiện lại cuốn này. Cha Kiệm làm cuốn từ điển rồi cho, chứ không bán! Sau này, tại Đà Nẵng có người thực hiện lại cuốn đó dưới dạng PDF, được đề là từ năm 2004. Ai tìm ra thì xin cho biết…
Cứ nghịch ngợm nói nhảm với chữ nghĩa, mà mỗi lần cầm lấy “Giúp đọc NÔM và HÁN VIỆT” của cha Kiệm tôi lại muốn bật khóc: nửa đêm sở dĩ nói mông lung về Chữ và Nghĩa chính là để kết luận như vậy về cuốn từ điển của cha Kiệm.
Cha muốn chúng ta hiểu và viết đúng tiếng mẹ đẻ. Có thế thôi, mà cao cả chừng nào…

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2023

PGS Jonathan London nói về tham nhũng trong giáo dục tại Việt Nam





Thượng đỉnh Vilnius : NATO sẵn sàng chống xâm lược Nga, cửa mở rộng với với Ukraina





Vatican được bổ nhiệm đại diện thường trú ở Việt Nam, một bước tiến quan trọng giữa hai nước





Cúp bóng đá nữ thế giới 2023 : Cơ hội nào cho các đội châu Á ?





Giáo dục tài chính cá nhân trong học đường Mỹ



iframe width="800" height="450" src="https://youtube.com/embed/eNgq5i8a7wM" frameborder="0">

Quán cơm 2.000 phục vụ người nghèo





Bắc Kinh đánh cắp công nghệ Mỹ, rồi trơ tráo nói Mỹ tấn công nền kinh tế Trung Quốc