khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

Lời Thề Nhập Môn - Tác giả Phạm Chu Thái

 

Buổi sáng, nghe ông cán bộ Nghệ An thuyết pháp về: 3 dòng thác Cách Mạng và đạo đức Bác Hồ; buổi trưa, nghe cậu sinh viên Lê văn Nuôi đăng đàn về: phong trào sinh viên học sinh đấu tranh dưới thời Mỹ-Ngụy xâm lược.
Nó đạp xe từ trường Ðại Học vùng Ngã Bảy về Gia Ðịnh – Bà Chiểu, lòng bức xúc, bụng đói cồn cào. Về nhà, mẹ nó khẽ: phường khóm hôm nay bắc loa kêu gọi đem nộp sách vở miền Nam đó, con tự mà liệu. Nó thức suốt đêm, sờ mó ngắm nhìn những cuốn sách kề cận đã bao năm, tần ngần tuyển lựa một mớ bỏ vào trong bị. Sớm mai , nó đạp xe vào thành phố. Từ ấy, nó từ giã nhà trường XHCN, trở thành tên lái sách.
*
Bố thí đáo-bỉ-ngạn .
Giữa một mùa đói rách thương khó, ông đến, móc trong bị ra mươi cái chả giò, một khoanh giò lụa, bảo nó: mày đem cho vợ con mày ăn, vợ chồng thằng Thanh Tuệ cho tao. Nó thẹn thùng lễ nhượng: sao ông không giữ lại mà ăn. Ông cáu kỉnh chơn tâm: tao không ăn, ăn đồ ăn ngon chóng chết!
*
Dưỡng Chất trần gian .
Nó chở ông về nhà, nhìn mẹ và vợ con nó ngồi quây quần trên tấm phản đợi nó về, bên bữa cơm chiều: bát canh rau muống vắt chanh, dĩa rau luộc, chén vừng, nồi cơm độn khoai; ông ngao ngán bảo: cơm nhà chú mày xoàng xỉnh quá, hôm nay chú mày bán buôn được quyển sách cho tao (quyển sách tiếng Ðức, bên trong chằng chịt những ghi chú của ông; ni cô Trí Hải – Phùng Khánh chiều hôm ấy giả dạng nữ sinh đi bát phố Lê Lợi, tình cờ thấy nằm trên lề đường khu passage Eden, mua thỉnh về; mà khi Bắt Trẻ Ðồng Xanh đến: không thèm phí lời cò kè với cái thằng tiểu tử con buôn, mà khi Câu Chuyện Dòng Sông đi: trôi về biển, có nhớ nước thương nguồn? để lại sau lưng thằng tục tử đứng ngẩn trông vời) thì tụi mình được quyền thưởng thức yến tiệc đêm nay, chú mày đi theo tao về Già Lam.
Căn phòng trang trọng nơi chùa Già Lam dành cho ông ở trên lầu, nhìn xuống là toàn thể sân chùa rợp cây cảnh, thì lại chẳng mấy khi ông ở, chỉ dùng làm cái kho chứa đầy báu vật: một bảo tàng ve chai muôn vàn màu sắc, đủ mọi hình thù, mà ông rất nâng niu tâm đắc (chắc là vì thầm thì nhắc nhở cái triết lý chân không mà diệu hữu); một rừng lá chuối phủ xấp lên nhau: là nơi ông ấp ủ giữ gìn những dưỡng chất cơm thừa canh cặn của trần gian cúng dường. Ông loay hoay tìm kiếm trong cái kho linh đan ấy (mà từ lâu Sàigòn văn nghệ đã đồn nhau là độc nhất vô nhị, đã mỉm cười bảo nhau là danh bất hư truyền), rồi trân trọng hoan hỉ lấy ra một gói trân châu mời qúy khách. Phải thấy tận mắt ông trịnh trọng nhẹ nhàng khe khẽ bóc ra từng mảnh lá chuối khô, mới cảm động làm sao cái con người có tâm hồn lễ nghi ăn uống; phải nhìn tận chỗ ông cúi mặt tận hưởng như sợ hoang phí đi cái mùi dưỡng chất trần gian dần dà hé lộ, mới cảm khái cách gì cái kẻ dân chơi điệu nghệ có trình độ văn hóa ẩm thực. Trước khi té ngữa đê mê trong năm canh thế giới Hồ Ðiệp, vì mùi hương xuân sắc dị kì bốc lên từ nắm cơm đã thay đổi sắc màu, đã lên men lên mẻ, hình như nó còn nghe được tiếng ông cười: Món ăn này, cổ kim may ra chỉ có thằng Trang Tử mới dám độ, bần tăng xin kính mời thí chủ!
*
Biện Chứng đơm bông .
Khi xưa, Kim Ðịnh mời tao đến thuyết giảng về đề tài: Tương quan giữa Thánh Kinh và Dịch Kinh; vừa bước vào lớp thấy toàn các ông linh mục, tao phẩn nộ, đòi cho bằng được phải có sự tham dự của các Ma Soeur; Triết Lý Cái Ðình mới hốt hoảng xin lỗi vì sơ ý, rồi chạy lật đật đi gặp Mẹ Bề Trên để thỉnh cầu, kết cục yêu sách của tao được kính mừng... Ông ngưng kể, chậm rãi vo vo miếng thuốc trên căn gác nhỏ của vợ chồng nó (phủ rợp đầy bóng mát của tàng cây phượng xum xuê trước sân chùa); thằng tiểu tốt hớp ngụm trà, ngựa non khích tướng: dạy cho tầm cỡ linh mục, thì tệ lắm cũng phải mặc áo Hồng Y hay áo vàng cà sa Tăng Thống thì mới xứng tầm, ông Giáng? Ông phá lên cười, sắc mặt tuyệt đẹp, hài nhi tuyệt vời (như tan biến đi hết mọi khổ đau trần thế, không phải là gây ra bởi một nơi chốn hồng trần, mà là cái “thế giới tro đen“ vô cảm liệt kháng - le monde des cendres noires - như là đã linh cảm tự xa xưa, trong một bài viết bằng Pháp ngữ, năm 65) .
Biết nhà nó đạo Thiên Chúa, ông lại thường hay đến với mảnh khăn vàng che thân, kèm theo nụ cười rất hóm hỉnh Gandhi. Đôi khi lại kéo thêm vài ông sư trẻ vào nhà nó tịnh độ. Mẹ nó điên tiết, nhưng vì thằng con trai cưng, đành nhịn nhục đóng đanh theo gương Chúa Ki-Tô lòng lành (tội nghiệp mẹ nó, chết đã hơn 10 năm rồi, sáng sớm nào cũng lại phải nghe tiếng chuông Tây Tạng của thằng qúy tử thỉnh, hân hoan niềm siêu độ, báo hiếu!).
*
Biện Chứng điêu tàn .
Phải đợi cái ông Trung Niên Thi Sĩ ra thiên cổ, thì cái ông Quốc Sư Bát Nhã mới dám về: cái dòng 8 chữ thâm độc yêu nghiệt thêm thắt kia, “ biên tập “vào Avant-Propos trong Dialogue 1965 xưa, sẽ không còn để lại ngấn tích! Ôi, thiền sư Bụt! Ôi, “par la mort héroïque…“! Chín Suối đang cầu khẩn ngài về Giải Oan!
Vóc dáng nhỏ bé, áo quần rách rưới cái bang, vào một buổi sáng trước con hẻm trên đường Lê Quang Định – Gò Vấp, dẫn vào chùa Già Lam, Trung Niên Tỳ Kheo chỉ tay vào mặt nhà sư cao lớn đẫy đà (thượng tọa Thích Thiện Minh), bộ đồ lam lụa là thẳng thớm, vừa đến cư trú trong chùa, mà pháp về Ðệ Nhất Khổ Ðế: khi xưa chúng mày tranh đấu, kèn cựa quyết tử với đám Công Giáo; thì bây giờ Cộng Sản vô đây, cho tụi bay chết chùm! Từ ấy, khi có Ấn Quang lại, Tỳ Kheo Trung Niên sẽ mãi mãi không còn trở về cư ngụ nơi Quảng Hương - Già Lam nữa. Vài lời trẫm triệu nói ra vào đầu 1977 ấy, rồi sẽ mau chóng trở thành hiện thực. Như là, đã dự cảm vài chục năm trước vào thập niên 50, bằng một sắc mặt đìu hiu xa vắng, khi cậu học trò (Sa Giang) Trần Tuấn Kiệt ướm hỏi vị thầy Việt văn của mình, về một câu thơ của Vũ Anh Khanh (rồi sẽ trôi thây trên dòng Bến Hải, mũi tên tẩm độc cắm vào tấm lưng kẻ tập kết trong lần vượt tuyến trở về, đã được bắn đi từ bắc ngạn, đôi cánh tay thi sĩ Tha La Xóm Đạo còn gắng đưa lên lần cuối như một lời di chúc, thu tàn lực cố sải về bờ nam trong giờ tử biệt): Ai điểm trang mà em phấn son?
*
Tiếng Việt trong sáng.
Xác thân phải bị vùi dập nơi sơn lam chướng khí, mồ vô chủ phải xanh, thì mới hiểu thế nào là “học tập”, thế nào là “lương thực 10 ngày”; phải dáo dác bơ vơ mất nhà, mất đất, mất thuyền, mất biển… thì mới hiểu thế nào là “làm chủ“, thế nào là “đầy tớ“, thế nào là “độc lập”, thế nào là “anh em“; nam thanh từ Bắc chí Nam muốn sống phải đái ngồi; nữ tú từ Nam chí Bắc muốn mưu sinh thì phải làm đĩ cho mười phương thập khách; nam phụ lão ấu toàn quốc phải dật dờ kiếp sống cô hồn; sông nước núi non cẩm tú phải trở thành ống cống vĩ đại, bốc thúi cả bầu trời Châu Á… thì may ra dân Việt mới thực sự nghe rõ, nghe thấu, nghe nư cái câu […]
*
Nó nhờ người bạn trông hàng, đi kiếm mua ổ bánh mì ăn trưa. Quay trở lại thì đã thấy vài chục công an văn hóa mặc thường phục, đang khởi động chiến dịch hốt sách báo tàn dư Mỹ Ngụy, chỉ tiêu là trọn ổ khu passage Eden. Trên đường đạp xe về nhà, trắng tay, tình cờ gặp Bùi thi sĩ ở Lăng Ông, nó than trời. Sa Mạc Trường Ca phì cười: sách mày mất thì thấm thía gì so với rừng sách vở qúy René Char tặng tao, Heidegger tặng tao, đã bị tụi nó phóng hỏa; bao nhiêu nghìn trang bản thảo tao dịch Homère để ở Vạn Hạnh đã bị tịch biên; phù du lắm là cái cuộc đời, qúy nhất là cái thân xác mà cái thân xác này rồi cũng sẽ mất thôi, có giữ được mãi đâu, tiếc làm gì; mất-còn, sống-chết, chuyện quan trọng nhưng cũng không quan trọng; hãy sống làm sao cho mai sau gặp ông Phật ông Chúa mà không hổ thẹn với các Ngài...
*
Mà cái thân xác này rồi cũng sẽ mất thôi, có giữ được mãi đâu, tiếc làm gì... Nó không ngờ câu nói ấy dẫn đưa đến một đêm Ðịnh Mệnh làm thay đổi đời nó: nhìn thằng con 6 tháng tuổi mắt nhắm nghiền ngậm mút mê man đầu vú mẹ, bàn tay nó mơn man xoa nhẹ bầu vú căng tròn kia của vợ, thì bất ngờ nghe thanh âm sư tử hống của ông vang lên từ đầu ngõ trong đêm khuya khoắc: toàn thể đồng bào nhân dân cả nước hãy lắng nghe ra tiếng gầm của Ðiện Biên Phủ… tức thì là âm thanh phương thảo lục của những viên gạch sỏi, chẳng biết ông đã tiếp nhận ngoại viện từ đâu, lăn rào rào nhịp ba nhịp ba trên mái ngói những căn nhà lao động vùng Ðồng Ông Cộ, như muốn phá tan đi cái âm u hắc ám trường dạ thiên đường. Nó vội chớp lấy ống điếu lao xuống thang gác chạy ra: ông Giáng ông Giáng, đừng có đứng đó tụi nó bắt, đừng có làm thế tụi nó giam, vô trong sân đi ông Giáng, ngồi xuống làm miếng thuốc lào đi ông Giáng, làm miếng thuốc lào đi ông Giáng, đợi tôi pha trà. Mẹ nó đã thức dậy, đang đọc kinh lạy Chúa tôi tôi là kẻ có tội, vợ nó chắc là vẫn đang còn trên gác ôm con; nó loay hoay trong bếp kiếm phích nước sôi pha bình trà vối. Bước ra đã thấy toán công an khu vực chực sẵn trước nhà; một tên chỉ nó: anh bảo ông kia im ngay để đồng bào được yên giấc ngủ. Vừa nghe xong, thi nhân vụt đứng lên: […] và rồi ông thao thao không dứt, ngôn từ cực kỳ lưu loát phản động (mà nó thì lại nghe ra rất thơ phú): tao nghe nói […] hãy bảo chúng nó vô Nam tìm gặp Bùi Hoa Ðà này thì mới có cơ may chữa trị cho chúng… […] anh và ông kia theo ngay chúng tôi về trụ sở. Ông liền đáp: trước khi tao được về đầu thai nơi trụ sở, hãy để tao hút hơi thuốc này nơi đây từ giã; miền Bắc vô Nam chỉ có mang đến món thuốc lào là vĩ đại. Nghìn xưa tiên ông ngồi đánh cờ chắc cũng chỉ ung dung nhàn hạ đến như phong thái Bùi tiên sinh ngồi hút thuốc: rất chậm rãi khi ve thuốc, rất nhẩn nha khi đóm lửa, rất mất thì giờ chờ ông rít vào phế phủ nỗi hân hoan phụng hiến mùi thảo mộc; rồi lại phải mất vài trống canh thù thắng của con mắt Hoa Nghiêm thiền định, ông mới vươn vai đứng dậy, sảng khoái mà nhập Ta Bà, cười cười bước chậm rãi ra khỏi xóm, nó theo sau. Mọi người trong khu xóm đã mở cửa dòm ngó xầm xì lúc nào, nó cũng chẳng ý thức. Ra đến con đường cái tráng nhựa, ông ngước mặt nhìn trời, cảm hứng vừa đi vừa khẽ ngâm thơ: con là sáo Mẹ là ngàn vạn gió, Mẹ là Trời con là hạt sương rung… rồi nhẩn nha đi 2 bước về phía trước, lại thối lùi 3 bước rưỡi phía sau, thoắt bước ngang 5, chợt bước dọc 4, rất nhuần nhuyễn bài bản Ðoàn Dự lăng ba. […] cái đòn gánh và dây nhợ dây thừng chẳng biết giấu ở đâu , bây giờ mới xuất hiện: cả 4 tên rượt theo ông túm lại, trói chặt chân tay ông vào đòn, rồi gánh đi như người ta gánh heo vào lò thọc tiết. Ông lại cứ vô nhập nhi bất tự đắc yên, chắc coi mình như vị Trạng Nguyên được nằm võng đưa về bái tổ vinh qui, nên lại cứ tiếp tục Lý Bạch liên hoàn: Bà mẹ đời du dương tay mở rộng Tôi nằm tròn làm một giọt sương hoa Hỏi cỏ cây: mình có nhớ thương ta? Ta rất nhớ thương mình nên trở lại… Cứ thế cứ thế mà con đường vác thập giá lên đỉnh Golgotha được nhuốm sắc màu diễm ảo thi ca . Trụ sở là một biệt thự sang trọng, chủ nhân chắc đã bỏ đi hồi 75, nhìn hơi xéo qua bên kia con hương lộ là tư gia khang trang cổ kính của nhà khảo cổ Vương Hồng Sển. Vào bên trong, là nền nhà lát gạch mát rượi: tủ lạnh, bếp gaz, tivi, chùm đèn chúc xuống tỏa sắc màu vương giả. Họ thả ông xuống cởi trói; tội nhân khe khẽ kín đáo liếc mắt nhìn chung quanh, rồi từ tốn thốt giọng nhỏ nhẹ: Cách Mạng cho tui xin gáo nước. Trưởng đồn ra hiệu, một chú công an non choẹt, tiến lại cái tủ lạnh rót ly nước đưa ông. Vừa cầm cái ly thủy tinh nước lạnh trong tay, tên tử tù phẩn nộ thét vang: tao xin gáo nước là gáo nước mưa múc từ trong lu múc ra, tụi bay chống Mỹ mà dám xài đồ Mỹ!… và liền tức thì là thanh âm nổ tung như sấm sét của chiếc ly thủy tinh giáng mạnh xuống cái nền đá hoa vỡ ra nghìn mảnh. Mọi người chết điếng không kịp có phản ứng, thân xác nó rung lên bần bật. Một phút im bặt trôi qua như lằn ranh mấp mé giữa chốn dương thế và cõi âm ty, chỉ huy công an, sau phút mất bình tĩnh, lấy lại điệu bộ, chỉ vào mặt nó: anh kia đi về, sáng mai trở lại đây trình diện chính quyền nhân dân cách mạng… Trên bước đường dài như thăm thẳm trở về nhà , gương mặt nó đẫm lệ ngước nhìn màn đêm dõi tìm trăng sao (nó nào đã linh cảm hết được: cái âm vang kim thanh ngọc chấn đêm khuya ấy, rồi sẽ đẩy số phận nó được trúng tuyển nghĩa vụ Cam Bốt, rồi sẽ sớm trở thành kẻ đào binh mất cửa mất nhà, đêm đêm nằm co rúm bơ vơ nơi chốn vỉa hè kinh tế mới; rồi sẽ còn vô số mệnh kẻ thư sinh mặt trắng chốn kinh kỳ trôi dạt về lao động điếu đồ miền Kiên Giang - Lục Tỉnh; rồi sẽ còn bắn hình hài thằng Hà Nội cắt rốn chôn nhau – Sàigòn nghĩa ân đùm bọc, lọt tõm vào chiếc ghe trình độ đi rạch đi sông của Rạch Giá - Miệt Vườn; trùng dương ba đào đưa đẩy, trùng khơi sóng gió đưa duyên, lưu vong tận miền Bắc Cực tuyết băng này…).
*
Hãy ngước nhìn lên bầu trời Việt Nam, bạn hãy nói cho hắn biết: trăng sao có còn đó hay không; hắn sẽ nói cho bạn hay: bạn là người thế nào.
*
Thằng tiểu tốt đầu chưa ráo máu năm xưa, nay đã bạc đầu. Nhưng, làm như nó khắc sâu trong tâm khảm mãi mãi, cái buổi chiều đầu tiên, đèo Ngày Tháng Ngao Du ngồi đằng trước, trên chiếc xe đạp ngoại của nó về nhà. Khi xe sắp quẹo vô ngõ, chợt Kim Kiếm Ðiêu Linh nhảy thoắt xuống, với thân pháp nhanh nhẹn dị thường, hai chân lui vài bước, rồi hai tay vung lên quyền cước chém gạt như đang tỉ thí quyết liệt với bóng quế hồn ma nào đó nơi cõi vô hình. Nó xuống xe lơ đãng quan sát cơn điên của Sa Mạc Phát Tiết, rồi trong một lúc vô tình dõi mắt nhìn theo cái hướng chỉ của nhất dương, cái giáng long phóng tới của chưởng lực mà Con Người Phản Kháng đang tụ công lực nhắm vào, nó kinh hoàng đốn ngộ: nơi cái cổng đầu ngõ ngất ngưỡng trên cao kia, cái đích nhắm còn gì khác hơn. Chưa hết kinh hoàng thì lại chợt bàng hoàng thấy Lễ Hội Tháng Ba thay đổi bộ pháp: đầu chổng ngược, hai chân sánh đôi trỏ trời, đi bằng hai tay bám đất, dõng dạc tiến về cái bức chân dung kia; giữa cái làn ranh trong – ngoài của con ngõ, hai tay dừng lại, hai chân thoắt banh ra: thình lình phô bày ra cái hồng hoang trần trụi, bất ngờ thị hiện ra cái nguyên thủy đất trời. Hồ như, cái giây phút ấy, nó nghĩ, không phải là khởi đi từ hận thù đơn lẻ cá biệt, không phải là phát xuất từ sự tranh giành bổng lộc ngôi thứ, mà chỉ thuần là niềm xót thương mênh mông vô hạn sinh linh rồi ra sẽ vô cùng lầm than điêu tàn sa mạc trên chính mảnh đất cha ông tiên tổ này; mà chỉ thuần là muốn chỉ ra cái nguồn cái gốc cái ách cái hang của thiên nhưỡng phân kỳ, của tang hải lưu ly, của thống khổ phù trầm, của khăn sô nước Việt. Nên bao nhiêu sở đắc về Héraclite Parménide Sophocle Homère, sở kiến về Cưu Ma La Thập Shakespeare Zarathoustra Nerval Gide Weil St- Ex Camus, bao nhiêu tri ngộ về Phật Kinh, tiệm ngộ về Thánh Kinh , bao nhiêu tấc lòng cảo thơm kính Khổng cợt Lão bỡn Trang, bao nhiêu tuế nguyệt chăn gối thi ca hồi khan với Ðường Tống, bao nhiêu tinh sương ăn nằm trống canh lần giở với Kiều Truyện, bao nhiêu tác phẩm mà tâm bút phiêu bồng đã viết ra giữa bình sinh trần gian hồng lệ, sát na tam muội này Bùi Giáng Trung Niên xin được cô đọng tất cả sở học tinh hoa của các bậc chân nhân hằng thủy, của trần thổ huynh đệ ngữ ngôn; để tinh lực được góp nhặt vào lời quê bốn chữ, rặt Nôm thuần Việt, hướng về cái… điêu ngoa nhị trùng kia, mà gửi lời thề nhập môn: … ... TAO NÈ!

'There is no vaccine war': EU ambassador to UK





Hong Kong billionaire's last interview as a free man





Hong Kong: Is the one ‘country, two systems’ principle officially over?





Ý kiến người dân về cách chống dịch của nhà nước





Nhà ngoại giao biết nói tiếng Việt được cử làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam





Đài Loan sẵn lòng cùng với Mỹ chống lại các hành động khiêu khích của Tàu Cộng





Liên Hiệp Châu Âu và những cuộc chiến khí đốt





Mỹ-Tàu Cộng: Đã đến lúc thay đổi chiến lược về Đài Loan?





Cuba chính thức chấm dứt thời kỳ Fidel Castro





Tàu Cộng: Nỗi sợ hãi khủng khiếp những kẻ tà đạo





Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021

Faith and Foreign Policy – Essential for Our Republic - Tác giả Mike Pompeo


The public square, scrubbed of faith, is a lesser space, unmoored from history and values, discipline, and love and prone to leaders who are venal, corrupt, and singularly focused on maintaining power for the simple sake of self-aggrandizement.

This is why I have always made clear that faith in the public square is not only consistent with America’s Judeo-Christian tradition, but necessary for our Republic’s continued exceptionalism.

Back in 2010, I had entered the race to represent South Central Kansas in the U.S. House of Representatives.  A reporter asked me how I handled my religious beliefs and my role as an elected official representing people of many faiths and many traditions. He was taken aback with my simple but direct answer: “My faith informs everything that I do.  My understanding of my role and my work is guided by who I am as a Christian believer.” A bit aghast, the reporter said, “But how does that work?”  I reiterated, “If I’m elected, my duty is to defend our Constitution from enemies, both foreign and domestic. But how to achieve that is, for every elected official, important; and for me, my faith is a central part of who I am.”

Exchanges similar to this have happened many times in many different forums during my time in public service. When I spoke as Secretary of State, I made clear to all that my work was to secure American freedoms – America First. Yet my understanding of America’s founding, my commitment to enlarging religious freedom for all peoples around the world, and my focus on human rights are all informed by the knowledge that we are all created in the image of God and endowed by Him with inalienable rights and are all equal in His eyes.

Just as God calls us to be humble, He also calls us to recognize the inherent dignity in each person. And no person can ever be true to any faith that believes in the dignity of all human life if they do not act out of concern for those whose dignity is assailed because of their faith. It is still the case in far too many places, such as China, Iran, North Korea, and Cuba, that religious persecution and oppression is the norm rather than the exception.

In the Xinjiang province of China, millions of Uyghur Muslims are imprisoned in Orwellian concentration camps, their essential dignity denied. Throughout the rest of China, Christian believers are only permitted to worship in churches sanctioned and monitored by the Chinese Communist Party. No nation which denies religious freedom can ever claim to be good in some other way. And unborn life must also be protected. That is why we strengthened the Mexico City Policy to guarantee that no U.S. tax dollars were used for abortions by international organizations.  Abortion isn’t a human right; it takes a human life.

To address the assault on religious freedom around the world, I convened the Ministerial To Advance Religious Freedom for three straight years (events the ACLJ participated in).  These were the largest human rights events ever held at the State Department. The Ministerial brought together leaders from every corner of the globe to discuss the issues threatening religious freedom and to find solutions together. It proved that religious liberty matters to so many around the world and that it is an issue where America can and must lead.

As is said in Micah, we are called “to act justly and to love mercy and to walk humbly with your God.” The work that I do with the American Center for Law and Justice is an important part of my commitment to religious freedom and to promoting policies that support families and that acknowledge that faith is not only lawful, but necessary, in our public square. There is much work to be done. Supporting the ACLJ’s efforts on legal, legislative, and cultural issues by implementing an effective strategy of advocacy, education, and litigation is an important part of preserving what is best about our nation.

Người phu xe hiếm có - Tác giả Phan Bội Châu

 

Cuối năm 1905, Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ dành dụm được vài đồng bạc làm hành phí để lên Tokyo tìm cho được anh học sinh Trung Quốc, quê Vân Nam có tên Ân Thừa Hiến. Xuống khỏi xe lửa, 2 người gọi một phu xe và đưa danh thiếp "Ân Thừa Hiến" ra. Người phu không biết chữ Hán bèn đi tìm một đồng nghiệp khác biết chữ. Người này viết chữ trao đổi: "Bạn tôi không thông chữ Hán nên tiến tôi với các ông. Tôi biết chữ Hán nên nếu muốn đi đâu, các ông cứ viết chữ ra là tôi đưa các ông tới".
Nói rồi, người phu đưa 2 ông tới Chấn Võ Học Hiệu, hỏi học sinh Ân Thừa Hiến. Té ra anh này đang thuê nhà nơi khác chờ qua năm, không ai biết ở đâu.
Người phu xe nghĩ một lúc rồi kéo xe vào bên đường và nói: "Các ngài hãy cứ chờ tôi ở đây vài ba tiếng, tôi đi tìm chỗ ở của người đó, rồi sẽ quay lại".
Đứng chờ từ 2h đến 5h chiều, Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ nghĩ, Tokyo quá rộng, lữ quán có muôn nhà, tìm chỗ ở một học sinh Tàu, gốc Vân Nam chỉ biết tên thiệt không lấy gì làm chắc, nếu cùng một nết với dân Việt, e sẽ khốn nạn với vấn đề tiền nong... Ai dè sau 3h, anh phu xe mừng rỡ chạy về, dắt hai người đi thêm 1 tiếng, đến một lữ quán có treo biển với hàng chữ "Thanh quốc Vân Nam lưu học sinh Ân Thừa Hiến".
Giờ mới hỏi đến tiền công, anh phu nói: "Hai hào năm xu". Phan Bội Châu làm lạ, rút một đồng bạc ra trao và tỏ tấm lòng đền ơn. Người phu xe đáp lại khảng khái: "Theo quy luật Nội vụ sảnh đã định thì từ nhà ga Tokyo đến nhà trọ này, giá xe chỉ có ngần ấy. Vả lại các người là ngoại quốc, yêu mến văn minh nước NHẬT mà đến đây; Vậy ta nên hoan nghênh các vị, chứ không phải hoan nghênh tiền bạc đâu. Bây giờ, các người cho tôi tiền xe vượt quá lệ, thế là khinh bạc người NHẬT BẢN đó!".
Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ tạ ơn người phu xe đáng kính, lòng thêm tủi!
Than ôi! Trí thức trình độ dân nước ta xem với người phu xe Nhật Bản, chẳng dám chết thẹn lắm hay sao!

Di Tản 30/4/1975 - Tác giả Tiểu Tử

 

Tôi không có đi di tản hồi những ngày cuối tháng tư 1975 nên không biết cảnh di tản ở Sài gòn ra làm sao. Mãi đến sau nầy, khi đã định cư ở Pháp, nhờ xem truyền hình mới biết !

Sau đây là vài cảnh đã làm tôi xúc động, xin kể lại để cùng chia xẻ...

Chuyện 1: Cuộc di tản kinh hoàng

Ở bến tàu, thiên hạ bồng bế nhau, tay xách nách mang, kêu réo nhau ầm ĩ, hớt hơ hớt hải chạy về phía chiếc cầu thang dẫn lên bong một chiếc tàu cao nghều nghệu. Cầu thang đầy người, xô đẩy chen lấn nhau, kêu gọi nhau, gây gổ nhau... ồn ào. Trên bong tàu cũng đầy người lố nhố, giành nhau chồm lên be tàu để gọi người nhà còn kẹt dưới bến, miệng la tay quơ ra dấu chỉ trỏ... cũng ồn ào như dòng người trên cầu thang !

Giữa cầu thang, một bà già. Máy quay phim zoom ngay bà nên nhìn thấy rõ: bà mặc quần đen áo túi trắng đầu cột khăn rằn, không mang bao bị gì hết, bà đang bò nặng nhọc lên từng nấc thang. Bà không dáo dác nhìn trước ngó sau hay có cử chi tìm kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một mình. Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trởnên la ó ! Thấy vậy, một thanh niên tự động lòn lưng dưới người bà già cõng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp.

Chuyện chỉ có vậy, nhưng sao hình ảnh đó cứ đeo theo tôi từ bao nhiêu năm, để tôi cứ phải thắc mắc : bà già đó sợ gì mà phải đi di tản ? con cháu bà đâu mà để bà đi một mình ? rồi cuộc đời của bà trong chuỗi ngày còn lại trên xứ định cư ra sao ? còn cậu thanh niên đã làm môt cử chỉ đẹp – quá đẹp – bây giờ ở đâu ?... Tôi muốn gởi đến người đó lời cám ơn chân thành của tôi, bởi vì anh ta đã cho tôi thấy cái tình người trên quê hương tôi nó vẫn là như vậyđó, cho dù ở trong một hoàn cảnh xô bồ hỗn loạn như những ngày cuối cùng của tháng tư 1975...

Chuyện 2 :Những bàn tay nhân ái

Cũng trên chiếc cầu thang dẫn lên tàu, một người đàn ông tay ôm bao đồ to trước ngực, cõng một bà già tóc bạc phếu lất phất bay theo từng cơn gió sông. Bà già ốm nhom, mặc quần đen áo bà ba màu cốt trầu, tay trái ôm cổ người đàn ông, tay mặt cầm cái nón lá. Bà nép má trái lên vai người đàn ông, mặt quay ra ngoài về phía máy quay phim. Nhờ máy zoom vào bà nên nhìn rõ nét mặt rất bình thản của bà, trái ngược hẳn với sự thất thanh sợ hãi ở chung quanh !

Lên gần đến bong tàu, bỗng bà già vuột tay làm rơi cái nón lá. Bà chồm người ra, hốt hoảng nhìn theo cái nón đang lộn qua chao lại trước khi mất hút về phía dưới. Rồi bà bật khóc thảm thiết...

Bà già đó chắc đã quyết định bỏ hết để ra đi, yên chí ra đi, vì bà mang theo một vật mà bà xem là quí giá nhứt, bởi nó quá gần gũi với cuộc đời của bà : cái nón lá ! Đến khi mất nó, có lẽ bà mới cảm nhận được rằng bà thật sự mất tất cả. Cái nón lá đã chứa đựng cả bầu trời quê hương của bà, hỏi sao bà không xót xa đau khổ ? Nghĩ như vậy nên tôi thấy thương bà già đó vô cùng.Tôi hy vọng, về sau trên xứ sở tạm dung, bà mua được một cái nón lá để mỗi lần đội lên bà sống lại với vài ba kỷ niệm nào đó, ở một góc trời nào đó của quê hương...

Chuyện 3 :Quê hương xa rồi

Cũng trên bến tàu nầy. Trong luồng người đi như chạy, một người đàn bà còn trẻ mang hai cái xắc trên vai, tay bồng một đứa nhỏ. Chắc đuối sức nên cô ta quị xuống. Thiên hạ quay đầu nhìn nhưng vẫn hối hả đi qua, còn tránh xa cô ta như tránh một chướng ngại vật nguy hiểm ! Trong sự ồn ào hỗn tạp đó, bỗng nghe tiếng được tiếng mất của người đàn bà vừa khóc la vừa làm cử chỉ cầu cứu. Đứa nhỏ trong tay cô ta ốm nhom, đầu chờ vờ mằt sâu hõm, đang lả người về một bên, tay chân xụi lơ. Người mẹ - chắc là người mẹ, bởi vì chỉ có người mẹ mới ôm đứa con quặt quẹo xấu xí như vậy để cùng đi di tản, và chỉ có người mẹ mới bất chấp cái nhìn bàng quan của thiên hạ mà khóc than thống thiết như vậy - người mẹ đó quýnh quáng ngước nhìn lên luồng người, tiếp tục van lạy cầu khẩn.

Bỗng, có hai thanh niên mang ba lô đi tới, nhìn thấy. Họ dừng lại, khom xuống hỏi. Rồi họ ngồi thụp xuống, một anh rờ đầu rờ tay vạch mắt đứa nhỏ, họ nói gì với nhau rồi nói gì với người đàn bà. Thấy cô ta trao đứa bé cho một anh thanh niên. Anh nầy bồng đứa nhỏ úp vào ngực mình rồi vén áo đưa lưng đứa nhỏ cho anh kia xem. Thằng nhỏ ốm đến nỗi cái xương sống lồi lên một đường dài...

Anh thứ hai đã lấy trong túi ra chai dầu từ lúc nào, bắt đầu thoa dầu rồi cạo gió bằng miếng thẻ bài của quân đội.

Thiên hạ vẫn rần rần hối hả đi qua. Hai thanh niên nhìn về hướng cái cầu thang, có vẻ hốt hoảng. Họ quay qua người đàn bà, nói gì đó rồi đứng lên, bồng đứa nhỏ, vừa chạy về phía cầu thang vừa cạo gió ! Người mẹ cố sức đứng lên, xiêu xiêu muốn quị xuống, vừa khóc vừa đưa tay vẫy về hướng đứa con. Một anh lính Mỹ chợt đi qua, dừng lại nhìn, rồi như hiểu ra, vội vã chạy lại đỡ người mẹ, bồng xóc lên đi nhanh nhanh theo hai chàng thanh niên, cây súng anh mang chéo trên lưng lắc la lắc lư theo từng nhịp bước....

Viết lại chuyện nầy, mặc dù đã hơn ba mươi năm, nhưng tôi vẫn cầu nguyện cho mẹ con thằng nhỏ được tai qua nạn khỏi, cầu nguyện cho hai anh thanh niên có một cuộc sống an vui tương xứng với nghĩa cử cao đẹp mà hai anh đã làm. Và dĩ nhiên, bây giờ, tôi nhìn mấy anh lính Mỹ với cái nhìn có thiện cảm !

Chuyện 4 :Những cuộc chia tay xé lòng

Cũng trên bến tàu. Cầu thang đã được kéo lên. Trên tàu đầy người, ồn ào. Dưới bến vẫn còn đầy người và cũng ồn ào. Ở dưới nói vói lên, ở trên nói vọng xuống, và vì thấy tàu sắp rời bến nên càng quýnh quáng tranh nhau vừa ra dấu vừa la lớn, mạnh ai nấy la nên không nghe được gì rõ rệt hết !

Máy quay phim zoom vào một người đàn ông đứng tuổi đang hướng lên trên ra dấu nói gì đó. Bên cạnh ông là một thằng nhỏ cỡ chín mười tuổi, nép vào chân của ông, mặt mày ngơ ngác. Một lúc sau, người đàn ông chắp tay hướng lên trên xá xá nhiều lần như van lạy người trên tàu, gương mặt sạm nắng của ông ta có vẻ rất thành khẩn. Bỗng trên tàu thòng xuống một sợi thừng cỡ nửa cườm tay, đầu dây đong đưa. Mấy người bên dưới tranh nhau chụp. Người đàn ông nắm được, mỉm cười sung sướng, vội vã cột ngang eo ếch thằng nhỏ. Xong, ông đưa tay ra dấu cho bên trên. Thằng nhỏ được từ từ kéo lên, tòn ten dọc theo hông tàu. Nó không la không khóc, hai tay nắm chặt sợi dây, ráng nghiêng người qua một bên để cúi đầu nhìn xuống. Người đàn ông ngước nhìn theo, đưa tay ra dấu như muốn nói : « Đi, đi ! Đi, đi ! ». Rồi, mặt ông bỗng nhăn nhúm lại, ông úp mặt vào hai tay khóc ngất ! Bấy giờ, tôi đoán ông ta là cha của thằng nhỏ đang tòn ten trên kia...Không có tiếng còi tàu hụ buồn thê thiết khi lìa bến, nhưng sao tôi cũng nghe ứa nước mắt !
Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi -- ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng này.

Vietnam’s Great Debate Over Democracy - Tác giả Lê Vinh Triển





Hồ Chí Minh là tay sai của Quốc tế Cộng sản





Bộ trưởng mới sẽ làm gì để vực dậy nền giáo dục Việt Nam?





Cát bụi bao phủ thủ đô Tàu Cộng





Ý kiến người dân về cách chống dịch của nhà nước





Traditional Cambodian Silk Ikat at Risk of Extinction





Inside the lives of Asian massage workers: 'How can we not be scared?'





The Covid-19 disinformation tactics used by China





Cryptocurrencies 'come of age' with massive Coinbase market debut





French opera singer says culture is being sidelined





Paris talks seek to defuse growing Russia-Ukraine tensions





'Crunch time' for EU economies: Commissioner Valdis Dombrovskis





Phục dựng Nhà thờ Đức Bà Paris : Nhiều khám phá bất ngờ dưới lớp tro tàn





Phỏng Vấn Về Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn

 

Bùi Văn PhúAnh có thể cho biết anh đã quen với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong hoàn cảnh như thế nào?

Hoàng Thi Thao: Năm 1952 tôi sống với ông chú ruột là nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và ông chú họ là Cao Văn Nghi ở Sài Gòn. Hai ông muốn kiếm thêm tiền để ăn học bằng cách dạy kèm. Ông Thơ kèm cho Trịnh Quang Hà, em trai kế Trịnh Công Sơn. Ông Nghi là sinh viên dược khoa kèm cho Trịnh Công Sơn. Gia đình Sơn lúc đó khá giả, cư ngụ ở một vi-la trên đường Đặng Trần Côn là con đường nhỏ, rất ngắn, nối hai đường Gia Long và Nguyễn Du.

Tôi học cùng trường L’Aurore với hai em trai của Sơn là Trịnh Quang Hà và Trịnh Xuân Tịnh và một em gái là Trịnh Vĩnh Thúy. Anh Sơn lớn hơn đang học ở Chasseloup-Laubat. Anh Sơn thấy tôi hàng ngày tập violon, anh rất thương tôi và xem tôi như em. Chúng tôi thân thiết nhau từ lúc đó và sau này Tịnh và tôi là đôi bạn chí thân mãi cho đến bây giờ.

Tôi cũng muốn chia sẻ với anh lý do tôi nhận lời cho cuộc phỏng vấn này. Có hai người em của Trịnh Công Sơn từng nói với tôi là qua những bài viết về Trịnh Công Sơn thì Bùi Văn Phú là người viết trung thực nhất. Tôi cũng đồng ý như vậy. Những nhận định, nghiên cứu của anh về Trịnh Công Sơn khá chính xác. Nhưng chính anh đã xác nhận và tôi thấy một điều là anh chưa có dịp gần gũi Trịnh Công Sơn và có vài thông tin anh chưa biết rõ.

Ngoài chuyện Trịnh Công Sơn xem tôi như một người em, anh nghĩ tôi còn là một người có chút kiến thức âm nhạc để tâm sự. Thời trẻ tôi cũng đã hân hạnh gần gũi với Trịnh Công Sơn, đã từng ở chung một nhà, từng sống với nhau ở Đà Lạt, Huế, Sài Gòn. Chúng tôi có quá nhiều kỉ niệm để kể lể, nhưng tựu chung, ngắn gọn, tôi rất thương quý con người cũng như khâm phục tài năng nghệ thuật của Trịnh Công Sơn. Vì vậy tôi nhận trả lời những câu hỏi của anh.

Bùi Văn PhúCám ơn anh và người thân trong gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về những nhận xét và tình cảm dành cho tôi. Bây giờ xin hỏi, nhạc Trịnh đã đến với anh đầu tiên trong đời vào lúc nào? Bài hát đầu tiên nào của Trịnh Công Sơn mà anh còn nhớ?

Hoàng Thi Thao: Khoảng năm 1958, 59 tôi được nghe “Ướt mi” và “Thương một người” qua giọng ca Thanh Thuý ở phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện và vài nơi khác… Không riêng gì ở Anh Vũ, khách ở các dancing, phòng trà khi thấy Thanh Thuý xuất hiện, họ thường yêu cầu hai ca khúc này. Một bài nữa mà ít người biết, đó là “Những Giọt Sương Khuya” là bài Tango duy nhất của Trịnh Công Sơn. Hai bài trước Thanh Thuý giới thiệu Trịnh Công Sơn bán cho nhà xuất bản An Phú ở đường Lê Thánh Tôn. Còn bài “Những giọt sương khuya” thì được ấn hành bởi nhà xuất bản Ly Tao của Hoàng Thi Thơ năm 1959. Đây là ba ca khúc được xem như đầu tiên của giòng nhạc Trịnh và cũng là những bài hát đầu tiên tôi còn nhớ. Sau này ra Huế anh viết thêm “Phôi pha”, “Nhìn những mùa thu đi”.

Bùi Văn PhúThời Việt Nam Cộng hoà anh sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, anh có nhớ gì về những cuốn băng “Hát cho quê hương Việt Nam” của Trịnh Công Sơn với tiếng hát Khánh Ly?

Hoàng Thi Thao: Mùa đông năm 1965 Trịnh Công Sơn đang dạy học ở Bảo Lộc, về Huế mang theo hơn 30 ca khúc. Anh hát cho tôi nghe và giải thích cặn kẽ ý nghĩa, ca từ… và chúng tôi cũng hát với nhau vài lần. Sau đó tôi vận động với vài bạn hữu sinh viên trường Luật của Đại học Huế và thế là chúng tôi tổ chức đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại giảng đường của viện đại học. Hơn 30 ca khúc, trong đó có gần 20 bài nằm trong tập Ca khúc Da vàng như “Gia tài của Mẹ”, “Người con gái Việt Nam”, “Giọt nước mắt cho quê hương”, “Người già em bé”… Hôm đó Trịnh Công Sơn hát solo đa số, tôi cùng cặp vợ chồng bạn học với anh Sơn ở Qui Nhơn là Lê Gia Phàm đã hát phụ vài bài. Lúc đó chỉ có anh và tôi đệm theo bằng ghi-ta. Đêm đó được xem là buổi nhạc rất thành công với chủ đề nhạc Trịnh đầu tiên và Trịnh Công Sơn đã được cả thành phố Huế yêu thích.

Về cuốn băng “Hát cho quê hương Việt Nam” thì tôi nhớ tới anh Trần Nam Hải, lúc đó đang phụ trách chương trình nhạc cho Phòng Thông tin Hoa Kỳ đã mời Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đến Phòng Thông tin để thu lại những “Ca khúc Da vàng” bằng tape reel-to-reel là loại băng nhựa lớn, đường kính chừng 20 centimét. Năm 1968, Trịnh Công Sơn, Trịnh Xuân Tịnh và tôi ở chung một phòng tại trụ sở CPS, góc Gia Long và Công Lý. Trịnh Công Sơn đặt tên cho cuốn băng là “Hát cho quê hương Việt Nam”. Nam Lộc và tôi đã đưa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đến và hình như vì mệt quá, Trịnh Công Sơn đã nhờ tôi đệm ghi-ta cho Khánh Ly vài bài. Không hiểu tại sao cuốn băng lọt ra ngoài và các tiệm băng nhạc bán rất đắt hàng. Có thể nói là lên đến hàng chục ngàn cuốn. Thời đó chưa có cát-sét hay CD. Thời gian từ 68 cho đến 75 tôi thấy gần như hầu hết các quán café, không riêng Saigon mà ở khắp nước đều phải có cuốn băng nhạc này cho khách nghe. Chủ quán và cả khách đều không hề biết đó là những ca khúc KHÔNG được cấp giấy phép. Trước hoặc sau 75 đều không có một lịnh cấm chính thức nào cả.

Bùi Văn PhúAnh có thể nói rõ hơn băng này khác với “Hát cho quê hương Việt Nam 1”, do Hội quán Cây Tre phát hành khoảng năm 1969 ra sao? Băng sau này có lời giới thiệu của nhà văn Nguyễn Đình Toàn và tất cả 21 bài hát do Khánh Ly trình bày đều có ban nhạc đệm theo, không chỉ tiếng ghi-ta.

Hoàng Thi Thao: Băng nhạc “Hát cho quê hương Việt Nam” đầu tiên do Trần Nam Hải thực hiện với giọng hát Khánh Ly và chỉ tiếng đàn ghi-ta của Trịnh Công Sơn là chính thức. Sau này, khoảng năm 1969, 70 khi làm chủ Hội quán Cây Tre ở Đinh Tiên Hoàng Dakao, nằm trong một đường hẻm nhỏ cạnh sân Hoa Lư, Khánh Ly thực hiện khá nhiều băng nhạc trong số đó có vài cuốn “Hát cho quê hương Việt Nam” số 1, 2, 3… nhưng tất cả là về sau nầy.

Bùi Văn PhúCòn băng nhạc với giọng hát Trịnh Công Sơn và nhạc sĩ tự đệm ghi-ta với những ca khúc như Gia tài của mẹ, Người con gái Việt Nam là được thâu băng vào thời điểm nào? Có chủ đề gì không?

Hoàng Thi Thao: Băng nhạc này cũng do Trần Nam Hải thực hiện cùng một lần vào năm 1968. Có bài Khánh Ly hát, có bài chính Trịnh Công Sơn hát.

Bùi Văn PhúChuyện nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không đi lính, theo hiểu biết của anh là như thế nào?

Hoàng Thi Thao: Năm 1966 đang dạy học ở Bảo Lộc thì Bộ Giáo dục chỉ thị ngưng dạy và bắt trình diện tại Trung tâm Một Nhập ngũ ở Đà Nẵng để vào quân trường Thủ Đức. Sau 3 lần tái khám, mặc dù đã có gắng thức đêm, nhịn ăn chỉ uống cafe đen đặc, hút thuốc lá thật nhiều nhưng Trịnh Công Sơn vẫn không được miễn hay hoãn dịch. Thế là Trịnh Công Sơn dứt khoát quyết định trốn lính.

Vì ngại ở Huế, một thành phố quá nhỏ nên Trịnh Công Sơn lặn lội vào Sài Gòn đất rộng người đông, tá túc tại nhà một người bạn là hoạ sĩ Đinh Cường ở gần chợ Tân Định. Rồi nay đây mai đó, nơi nào cảm thấy an toàn thì anh ghé lại một thời gian. Thời gian nầy tên tuổi Trịnh Công Sơn đã bắt đầu nổi, khá nhiều viên chức trong quân đội, cảnh sát thường lui tới thăm viếng và mời mọc. Trịnh Công Sơn chẳng bao giờ từ chối ai, vừa được an toàn rong chơi, vừa ngầm báo cho “cớm chìm”, “cơm nổi” thấy mình quen lớn và vẫn là người quốc gia.

Ngoài những anh em thân thiết như Cò Công quận 2, Cò Dzu quận 9, Cò Ly ở Biên Hòa… là bên cảnh sát, còn có các sĩ quan như Quang “Dù” là tư lịnh Liên đoàn Phòng vệ Phủ Tổng thống; có Văn Quang, Trung tá giám đốc Đài Phát thanh Quân đội. Lá bùa hộ mạng lớn nhất là Lưu Kim Cương đang là Tư lịnh Không đoàn 33 trấn đóng ở Tân Sân Nhất. Hàng tuần Lưu Kim Cương đón Trịnh Công Sơn vào Tân Sơn Nhất ca hát, ăn nhậu và đối xử rất tử tế. Cũng vì vậy mà ngày 8 tháng 5 năm 68, khi Lưu Kim Cương vừa tử trận buổi sáng, đêm đó Trịnh Công Sơn đã viết xong ca khúc “Cho một người vừa nằm xuống”. Hôm sau tôi đích thân cầm bài hát chạy xuống nhà Khánh Lý tập hát. Ở Việt Nam ai cũng biết Trịnh Công Sơn trốn lính, nhưng chẳng bao giờ có lịnh trên nào bảo bắt Trịnh Công Sơn cả.

Khi Đại tá Lưu Kim Cương tử trận vào tháng 5 năm 68, vị sĩ quan chánh văn phòng ngại không bảo vệ nổi nữa nên đã cho quân cảnh đón Trịnh Công Sơn và tôi đi khám sức khỏe để nhập ngũ khóa 68-A Không Phi hành. Thế nhưng Trịnh Công Sơn cầm được tờ giấy tái khám, giấy ghi danh nhập ngũ để hợp lệ được vài tháng, rồi cũng lại “trốn lính”. Tôi bị Trịnh Công Sơn xí gạt, hứa là sẽ cùng vào Không quân, thế rồi tôi phải một mình nhập ngũ! Ngày tôi lên đường nhập ngũ, Trịnh Công Sơn an ủi: “Thôi kệ, chịu khổ cho anh em nhờ”.

Các ông trưởng ty cảnh sát ở Sài Gòn, Biên Hoà như Cò Dzu, Cò Ly, Cò Công… còn phát danh thiếp cho Trịnh Công Sơn và dặn dò: Hễ bị cảnh sát hỏi giấy thì báo gọi cho các vị đó ngay. Và nhớ cho họ biết là “người nhà” của họ.

Bùi Văn PhúAnh có những hiểu biết về in ấn và phát hành sách, băng nhạc của Trịnh Công Sơn. Trả lời một câu hỏi ở trên anh có nói nhạc Trịnh không bị cấm, theo anh biết thì những tập nhạc như “Ca khúc Da vàng”, “Kinh Việt Nam” đã được ra đời như thế nào?

Hoàng Thi Thao: Vào thời Việt Nam Cộng hoà chẳng hề có một văn thư chính thức nào cấm nhạc Trịnh hay những tác giả khác. Thế nhưng muốn phát hành, muốn hát ở đài phát thanh, phát trên truyền hình, muốn in các ca khúc thì phải qua kiểm duyệt từ Bộ Thông tin. Nghĩa là phải có giấy phép do ai đó đứng tên xin phép, không nhất thiết phải là tác giả.

Trước 1968 Trịnh Công Sơn không bao giờ nghĩ đến viết nhạc để mưu sinh. Những bài của anh được bán rất chạy, nhưng do người khác khai thác, in thành tờ nhạc, như bài “Chiều một mình qua phố” mà Duy Khánh đã mua đứt bản quyền, để vừa khai thác vừa hát, mà sau này mỗi khi nghe Duy Khánh hát bài này Trịnh Công Sơn đau khổ ra mặt, chúng tôi đùa giỡn sửa tựa đề lại là “Chiều một mình quá phô!” (Quá phô = tres faux tiếng Pháp, nói lái chữ Qua Phố)

Hoặc nhạc Trịnh Công Sơn do những nhà xuất bản như An Phú, An Tiêm, Lá Bối, Minh Phát, Diên Hồng in ấn, phát hành. Số tiền chẳng là bao nhiêu và sau khi nhận tiền tác quyền, Trịnh Công Sơn đưa bạn bè, anh em đi ăn nhậu hoặc vào dancing vui chơi, nhiều lắm là được hai, ba buổi là hết!

Năm 1968 cũng là một khúc quanh quan trọng trong vấn đề mưu sinh của gia đình Trịnh. Trịnh Xuân Tịnh, người em thứ hai của anh Sơn quyết định tự đứng ra in ấn, xuất bản, phát hành toàn bộ tác phẩm của anh mình. Tôi là người đứng ra phụ giúp vì Trịnh Công Sơn và Tịnh đều không biết rõ cách thức, thủ tục để xuất bản. Trước tiên là phải xin giấy phép từ Phòng Kiểm duyệt Bộ Thông tin nằm trên đường Phan Đình Phùng. Cũng rất may chủ sự phòng này là nhạc sĩ Lan Đài, tác giả ca khúc “Chiều tưởng nhớ”, ông biết và thương tôi, tôi rất thân mật gọi ông bằng chú, nên tất cả những bài tình ca của Trịnh Công Sơn ông đều dễ dàng chấp thuận, ký cho tôi giấy phép. Cũng có vài chữ, ca từ, ông bảo tôi mang về cho Trịnh Công Sơn sửa lại nhưng tôi cũng chẳng bao giờ làm, vì đã nắm được giấy phép trong tay.

Đến đây tôi xin mở ngoặc để nói đôi chút về thái độ của khá đông các cấp chỉ huy, lãnh đạo tại miền Nam. Nhận xét riêng của tôi là đa số rất có lòng thương mến đối với anh em văn nghệ sĩ. Không những không gây khó khăn mà lại tận tâm giúp đỡ. Thái độ của nhạc sĩ Lan Đài là một thí dụ và sau này con rất nhiều cấp cao khác nữa.

Ngoài những bản tình ca, Trịnh Công Sơn vẫn song song viết nhạc phản chiến, quê hương và tôi đã khuyên Tịnh và Trịnh Công Sơn đừng mất công xin giấy phép kiểm duyệt, không ai dám cấp giấy phép đâu.

Tuy nhiên Tịnh vẫn in ấn toàn bộ những ca khúc này qua bốn, năm tập nhạc với tựa đề Ca khúc Da vàng 1, Ca khúc Da vàng 2, Kinh Việt Nam và lấy tên Nhà xuất bản “Nhân Bản”.

Phía trang cuối vẫn ghi số được cấp giấy phép và ngày giống như những tờ nhạc tình ca. Nhưng hoàn toàn là số, ngày cấp giả.

Những loại nhạc nầy mặc dù không được trình diễn công khai ở đài phát thanh, truyền hình, các buổi nhạc hội nhưng trong quần chúng thiên hạ và nhất là trong các trường đại học, trung học vẫn được phổ biến, lưu hành mạnh mẽ.

Số lượng sách và tờ nhạc rời do Tịnh xuất bản đã được bán ra ào ạt vượt qua tất cả những tác giả khác khá xa. Trịnh Công Sơn thấy em mình làm được việc, mang lại một nguồn lợi đáng kể, thế là để đóng góp cho gia đình, anh đã viết đã sáng tác không ngừng nghỉ và tập hát cho Khánh Ly. Cũng có vài ca khúc khác như “Hãy khóc đi em” hoặc “Ru ta ngậm ngùi” Trịnh Công Sơn nhờ tôi giao cho Carol Kim hoặc vài ca sĩ khác…

Nhạc Trịnh được rất nhiều người yêu thích, ngay cả Tổng thống Thiệu đã phát biểu: Mỗi khi cần năng lực để làm việc, tôi nghe nhạc Xây dựng Nông thôn, khi nào tôi cần thư giãn, nghỉ ngơi thì tôi nghe tình ca Trịnh Công Sơn.

Cho nên nói chung miền Nam tự do chẳng hề có lịnh cấm ai, bắt ai nhưng chẳng có giới chức nào chính thức cấp giấy phép cho những tác phẩm có tính cách phản chiến hay đối lập. Nhạc Trịnh Công Sơn cũng vậy. Tình ca thì cấp phép, được xuất bản rồi phát hành rộng rãi mà nhạc quê hương, nhạc phản chiến do người em Trịnh Xuân Tịnh in lậu rồi cũng phát hành rộng rãi một cách âm thầm! Nói rõ hơn toàn bộ những ca khúc phản chiến, về quê hương không chính thức bị cấm đoán ở miền Nam.

Bùi Văn PhúSau 1975 các ca khúc da vàng không còn được hát ở Việt Nam, theo anh hiểu thì hiện nay còn cấm không?

Hoàng Thi Thao: Bây giờ gia đình Trịnh đang vận động để xin chính quyền Việt Nam cấp phép cho giòng nhạc này, nhưng vẫn không được chấp thuận. Có một lần, vào năm 2004 ngồi với nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhạc sĩ Thanh Tùng, Bảo Phúc, tôi đã nghe họ bàn luận một buổi nhạc với chủ đề: “Những ca khúc Trịnh Công Sơn chưa được cấp phép.” Có thể hôm đó là rượu vào lời ra, hay vì đang ngồi trong tiệm ăn của nhà họ Trịnh chăng?

Bùi Văn PhúTrước khi Trịnh Công Sơn qua đời, lần sau cùng anh gặp nhạc sĩ ở đâu và có điều gì đáng nhớ còn đọng lại với anh?

Hoàng Thi Thao: Tháng 5 năm 2000 tôi cùng với gần 30 anh chị gốc Huế về Việt Nam du lịch. Chúng tôi cùng Trịnh Công Sơn tụ họp tại quán 3 Miền của em trai Trịnh Công Sơn. Hai lần gặp nhau ở quán TIB của em gái anh. Vài lần cùng anh đến Hội quán Âm nhạc của nhạc sĩ Từ Huy, gần hồ con rùa, để nghe nhạc. Đêm cuối ở TIB, Trịnh Công Sơn có hỏi tôi đã có bức tranh nào của anh chưa? Tôi nói chưa. Trịnh Công Sơn nói: “Moa vừa vẽ gần xong bức cuối, mệt mỏi quá, không vẽ nổi nữa. Chút nữa ghé nhà, moa ký tặng.” Nhưng rồi lu bu với vài người bạn, không ghé lại được để nhận tranh. Thật là đáng tiếc.

Cũng trong lần gặp gỡ này, chị Tôn Nữ Tâm Thường, vợ bác sĩ Võ Văn Tùng, hiện đang ở Huntington Beach, California có hỏi Trịnh Công Sơn một câu: Bài này Sơn viết cho ai, lúc nào? Trịnh Công Sơn trả lời: Chị sống gần Thao sao không hỏi? Sơn không nhớ nổi. Hỏi Thao là chắc ăn nhất.

Lần cuối nói chuyện với Trịnh Công Sơn qua điện thoại vào tháng Giêng 2001, sau khi anh nhận được 2 chai rượu Blue Label tôi nhờ Tịnh mang về để làm quà Tết. Tôi còn nhớ lời nói của anh: “Rượu rất ngon. Nhưng moa đang đau lắm!” Thế rồi ba tháng sau anh ra đi.

Bùi Văn PhúCó nhận định cho rằng nhạc về quê hương, chiến tranh của Trịnh Công Sơn mang tính phản chiến, thân cộng, riêng anh nghĩ sao?

Hoàng Thi Thao: Tôi không thấy Trịnh Công Sơn thân cộng. Qua nhạc quê hương của anh tôi thấy mang tính phản chiến và dân tộc chủ nghĩa thì đúng hơn.

Thật ra ai thân cộng, ai chống cộng thì tự người đó biết. Làm sao người này mà hiểu rõ được cái đầu của người kia? Nhưng nếu cho rằng anh thân cộng thì làm sao có hai ca khúc liền sau Mậu Thân: “Bài ca dành cho những xác người” và “Hát trên những xác người”. Rồi đích thân Lưu Kim Cương đón hai anh em Sơn, Tịnh vào Sài Gòn.

Hoặc như bài “Ngụ ngôn mùa đông” có ca từ:

Một ngày mùa đông
Hai bên là rừng
Một chiếc xe tang
Trái mìn nổ chậm
Người chết hai lần
Thịt da nát tan…

Thân cộng thì phải là “tiêu diệt quân xâm lược”, chứ sao lại là “Hai mươi năm nội chiến từng ngày”?

Bùi Văn PhúCó bài hát nào về quê hương, chiến tranh hay thân phận của Trịnh Công Sơn mà anh thích nhất vào thời đó?

Hoàng Thi Thao: Khá nhiều bài tôi thích, như “Nước mắt cho quê hương”, “Xin mặt trời ngủ yên”, “Đại bác ru đêm”, “Xin cho tôi”, “Gia tài của Mẹ”. Phần đông các bài này nằm trong tập Ca khúc Da Vàng 1, tức là những bài đầu tiên viết về quê hương, chiến tranh, thân phận ở Bảo Lộc trước năm 1968. Những ca khúc nặng nề về sau thì tôi không thích và đã nói thẳng với Trịnh Công Sơn điều này.

Bùi Văn PhúNhững “ca khúc nặng nề” có ca từ như thế nào? Khi anh nói với Trịnh Công Sơn là anh không thích, phản ứng của nhạc sĩ ra sao?

Hoàng Thi Thao: Đại khái những ca từ như “gông cùm”, “xiềng xích”, “nô lệ”… trong “Kinh Việt Nam”. Miền Nam làm gì có gông cùm, xiềng xích, nô lệ nào đâu? Tôi không thích và thấy ca từ không thích hợp với thực trạng của miền Nam Việt Nam lúc đó. Trịnh Công Sơn kêu gào: “Ta phải thấy mặt trời!”, nào có ai ngăn cấm anh nhìn mặt trời đâu. Ngày nào ở Sài Gòn mà anh chẳng ra La Pagode, Givral, Continental… để nhìn thiên hạ và mặt trời cũng đang chờ anh kìa? Khi tôi góp ý và cho anh thấy loại nhạc này chỉ là nhất thời, giai đoạn và tình ca vẫn luôn là bất diệt. Anh trả lời: “Hoàn cảnh đất nước thôi thúc phải viết!”

Và sự thật đã phơi bày. Những ca khúc loại này, trước đây và ngay cả bây giờ là không thành công. Với tôi:

Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè,
Ngựa hồng mỏi vó chết trên đồi quê hương…

Phản chiến như vậy là quá đủ, đã hay lắm rồi.

Bùi Văn PhúNhạc Trịnh Công Sơn có ca từ:

Bao nhiêu năm còn nô lệ
Anh em ta nhận vũ khí
Quê ta bãi hoang chiến trường
Diệt nhau như thú
Trôi bao nhiêu dòng máu đỏ
Bao yêu thương lùi trong quá khứ
Ôi giấc mơ thanh bình còn quá xa…

[Hát cho quê hương Việt Nam 5]

Nhưng có người cho rằng cho rằng Trịnh Công Sơn bênh vực hay đứng về phiá cộng sản. Nhận xét của riêng ông ra sao?

Hoàng Thi Thao: Mặc dù tôi không thích bài này, nhưng tôi nghĩ Trịnh Công Sơn viết rất đúng với hoàn cảnh đất nước chúng ta. Có ai mong nhận vũ khí để giết nhau như bầy thú, để biến quê ta thành bãi chiến trường đâu. Tôi rất sợ chiến tranh, nhất là chiến tranh trên quê hương vốn đã nghèo nàn như nước Việt chúng ta. Tôi cám ơn Trịnh Công Sơn đã nói hộ cho thế hệ chúng tôi vào giai đoạn đó

Bùi Văn PhúNghe lại “Gia tài của mẹ”:

Một ngàn năm nô lệ giặc tàu
Một trăm năm đô hộ giặc tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn…

[Hát cho quê hương Việt Nam 1]

Thời chiến tranh anh nghĩ gì hay có lí giải gì về lời ca này? Bây giờ anh có suy nghĩ ra sao?

Hoàng Thi Thao: Lúc còn trẻ tôi tham gia các chương trình sinh hoạt sinh viên học sinh và đoàn Thanh niên Thiện chí. Tôi dùng bài này để tất cả cùng ca hát khi sinh hoạt. Cho đến bây giờ tôi vẫn thấy nội dung trong “Gia tài của Mẹ” là đúng với hoàn cảnh đất nước.

Bùi Văn PhúTrước năm 1975, Trịnh Công Sơn đã viết:

Ðêm nay hòa bình sao em nhỏ chưa vui
Hãy bước ra đây nhìn phố ngập người
Ðêm nay hòa bình không nụ cười trên môi
Nhìn quanh em không ai còn lại
Không ai còn lại
Ru đỡ tình người cho có đôi…

Ðêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui
Mẹ hãy ra xem đường phố ngập người
Ðêm nay hòa bình mắt mẹ buồn như kinh
Lời kinh đêm ru căn nhà lạnh
Ru me một mình
Ru mẹ một mình ôm bóng đêm…

Dường như nhạc sĩ đã biết về một ngày hoà bình đến trên quê hương buồn như thế. Nhìn lại, anh có những suy nghĩ gì, nhận xét gì?

Hoàng Thi Thao: Năm 1968 Trịnh Công Sơn nghe theo lời kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đống, nay đang ở Pháp, viết khoảng 30 bài “phản chiến loại hạng nặng” rồi in thành một tập sách nhạc đặt tên là “Kinh Việt Nam”. Tôi không thấy hay và không muốn nghe những ca từ quá nặng nề này. Tôi cũng không đồng ý với tựa đề “Kinh Việt Nam” như lời xúi giục của ông kiến trúc sư đó. Lúc đó tôi đã tranh cãi khá nặng nề với Đống vài lần về chuyện “Kinh Việt Nam” này.

Bùi Văn PhúNhững ngày cuối tháng 4/1975 anh ở đâu và làm gì?

Hoàng Thi Thao: Tháng 4 năm 75, tôi là quân nhân làm việc tại căn cứ Không quân Tân Sân Nhất. Sau một đêm mệt mỏi, lo lắng cho Mẹ và ông anh. Trưa ngày 29 tháng 4, tôi rời căn cứ trở về nhà. Trước đó tôi đã có hai cơ hội để lên máy bay di tản khỏi Việt Nam. Nhưng chẳng hiểu vì lý do nào, tôi đều bỏ cuộc.

Bùi Văn PhúNgày 30/4/1975 Trịnh Công Sơn lên đài hát “Nối vòng tay lớn” kêu gọi mọi người ở lại xây dựng đất nước. Anh có nghe và biết gì về sự kiện này?

Hoàng Thi Thao: Sau gần 2 năm về Huế ở căn nhà 11/3 Nguyễn Trường Tộ, ngày 25 tháng 3 năm 75 Trịnh Công Sơn từ Đà Nẵng vào Sài Gòn bằng chuyến bay C-130 của Không quân Việt Nam Cộng hoà. Tôi có đến thăm và không thấy Trịnh Công Sơn và gia đình tính chuyện di tản.

Buổi trưa ngày 30 tháng 4, 75 tôi có nghe Trịnh Công Sơn hát “Nối vòng tay lớn”, nhưng không được nghe những gì Trịnh Công Sơn nói trước khi hát. Vì vậy tôi không dám quả quyết đó là giọng nói của Trịnh Công Sơn hoặc của ai khác.

Sau này, năm 89 lần đầu tiên trở lại Việt Nam, tôi hỏi thì được Trịnh Công Sơn trả lời: Ngày 30 tháng 4, ngày đất nước thống nhất mà không hát bài đó thì hát bài gì ? Moa viết bài đó để đón chào ngày đất nước thống nhất mà.

Chuyện lên đài hát, theo tôi đó là nhược điểm của Trịnh Công Sơn, là thường hay nghe lời xúi giục từ người quen, mặc dù chưa thân thiết. Trịnh Công Sơn lên đài hát “Nối vòng tay lớn” là cũng là nghe theo lời Nguyễn Hữu Thái? Nhưng trước ngày đó cũng đã nghe những lời đồn rất đáng sợ từ một vài văn nghệ sĩ, chẳng hạn như: Đã có một buổi họp trong rừng là khi chiếm được Sài Gòn thì Cách mạng sẽ chặt đầu Trịnh Công Sơn. Hoặc: Tại sao không ở lại Huế để chào đón cách mạng, giải phóng mà chạy theo đoàn người di tản…

Điều này cũng như vài “ca từ” trong nhạc “phản chiến” đã gây khốn khổ không ít cho Trịnh Công Sơn sau khi trở lại Huế tháng 5 năm 75. Viết mấy lần bản kiểm thảo ở Huế mà cũng không được yên thân. Đại loại như vậy khiến những ngày tháng 4, tháng 5 Trịnh Công Sơn không dấu được nỗi bất an, lo sợ.

Một ngày sau 30 tháng 4, tôi có trở lại nhà ở 47-C Duy Tân. Trịnh Công Sơn nhờ tới tập hát một số bài cho một nhóm các em học sinh vẫn hàng ngày đến nhà. Trong số những bài đó có cả “Tiến về Thủ đô” của Trọng Bằng, “Như có Bác Hồ…” của Phạm Tuyên, “Mặt trận Giải phóng…” của Lưu Hữu Phước. Nghe những bài nầy tôi bị dị ứng, rợn người và nổi da gà. Chán nản, tôi bỏ đi cho đến hai, ba tuần sau nghe tin Trịnh Công Sơn cùng thân mẫu lên đường trở lại Huế thì tôi có đến tiễn đưa.

Bùi Văn PhúNhững năm khoảng từ 1975 đến 80 dư luận về Trịnh Công Sơn mà anh biết được ra sao?

Hoàng Thi Thao: Thời gian từ tháng 5/1975 cho đến 78 Trịnh Công Sơn làm việc với Hội Văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên ở Huế. Tôi chỉ gặp mỗi khi Trịnh Công Sơn vào Sài Gòn vài ngày phép. Ở Sài Gòn Trịnh Công Sơn và chúng tôi hằng đêm uống rượu với Văn Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi… Những bữa tiệc rượu này là do một người bạn rất thân với tôi, thi sĩ Phạm Nhuận, hiện đang sống tại Maryland, khoản đãi.

Được ngồi trong tiệm Tài Nam ở chợ cũ Saigon, tôi thấy đó là niềm hạnh phúc rất lớn đối với anh. Hình như thời gian ở Huế Trịnh Công Sơn rất khổ sở và rất mong được thoát khỏi Huế, nhưng tôi không rõ chi tiết. Năm 1978 hay 79 anh xin được biên chế làm việc cho Hội Nhạc sĩ Thành phố Hồ Chí Minh với sự trợ giúp đặc biệt của ông Võ Văn Kiệt, lúc đó là Bí thư Thành phố HCM và nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Thời gian 1975 đến 1980 dư luận cũng chẳng có gì đặc biệt vì người dân lúc đó quá chật vật với miếng cơm manh áo, ai ai cũng in sẵn trong đầu một chiếc ghe để sẵn sàng ra đi.

Lúc mới từ Huế vào lại Saigon, Trịnh Công Sơn hằng ngày cưỡi chiếc Honda PC đến Hội Nhạc sĩ ngồi tán dóc và gắng gượng tự an ủi với ca khúc “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”. Niềm vui chẳng hề có trong quãng thời gian này, cho nên Trịnh Công Sơn phải thắp đuốc đi tìm. Một ca khúc khác cũng được yêu thích là “Em còn nhớ hay em đã quên” là do cảm hứng rất thật đến với Trịnh Công Sơn là ba người em gái vượt biên năm 1978, Vĩnh Thuý – Vĩnh Tâm cùng chồng Hoàng Tá Thích và Vĩnh Trinh.

Có người cho rằng Võ Văn Kiệt đặt hàng bài này để khuyên đồng bào bớt vượt biên, điều này hoàn toàn không đúng. Nhờ hai ca khúc nầy Khánh Lý đã thực hiện trong một cuốn băng và đã rất thành công tại Mỹ.

Bùi Văn PhúThời Trịnh Công Sơn mới trở lại Sài Gòn, nhà văn Nguyễn Quang Sáng gần như vào sống chung với nhạc sĩ và căn nhà ở 47-C Phạm Ngọc Thạch, đường Duy Tân cũ, được canh chừng, anh thấy có đúng không?

Hoàng Thi Thao: Theo tôi biết thì Nguyễn Quang Sáng có một căn nhà nhỏ trong một hẻm trên đường Công Lý, gần Dinh Độc Lập. Đã có vài lần Trịnh Công Sơn đưa tôi đến uống rượu tại căn phong đó. Có lẽ nhà Trịnh Công Sơn là nơi chốn thích hợp, thoải mái cho nên không riêng gì Nguyễn Quang Sáng mà rất nhiều bạn hữu lui tới căn nhà đó, trong đó có tôi. Và tôi cũng không thấy căn nhà ở đường Duy Tân bị canh chừng gì cả!

Bùi Văn PhúAnh đã xem phim “Đất khổ”, trong đó Trịnh Công Sơn đóng vai chính chưa? Xin anh cho biết ý kiến.

Hoàng Thi Thao: “Đất khổ” là một phim “phản chiến”, có lẽ vì vậy bị cấm chiếu ở Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh? Vì ham vui và muốn yểm trợ tinh thần cho Trịnh Công Sơn đã có nhiều anh em bạn hữu tham gia đóng vai phụ, trong đó có Hoàng Xuân Sơn, Giang, Hoàng Ngọc Tuấn, Ngô Vương Toại, Trịnh Xuân Tịnh… và tôi.

Bùi Văn PhúNăm nay nhân giỗ 10 năm Trịnh Công Sơn có vài tác phẩm đã được phát hành trong nước. Đáng chú ý là “Thư tình gửi một người” với những bức thư Trịnh Công Sơn gửi cho Ngô Vũ Dao Ánh từ 1964 đến 1969. Anh có biết về mối tình này?

Hoàng Thi Thao: So với vài chục giai nhân mà Trịnh Công Sơn quen biết và yêu mến thì Ngô Vũ Dao Ánh được xem là mối tình lớn của anh. Quen biết với Ngô Vũ Bích Diễm, con gái một giáo sư Pháp văn khả kính qua hai người bạn dạy cùng trường Đồng Khánh, Huế. Trịnh Công Sơn và Bích Diễm chỉ xem nhau như bạn.

Một ngày đẹp trời cô em gái kế Dao Ánh, cô em gái thường mở, đóng cửa cho các bạn trai của chị mình phải lòng Trịnh Công Sơn và Trịnh Công Sơn cũng đáp trả không ngần ngại, thế là chớm nở tình yêu. Hai người yêu nhau say đắm, nồng nàn. Từ Bảo Lộc, được nghỉ hè, nghỉ Tết, Trịnh Công Sơn tức tốc bay về Huế để hàng ngày được Dao Ánh đến tận nhà cận kề chăm sóc, thủ thỉ. Và thế là hàng chục tình ca bất hủ qua hình ảnh, cảm hứng từ Dao Ánh lần lượt ra đời: “Hạ trắng”, “Nắng thuỷ tinh”, “Mưa hồng”, “Ru em từng ngón xuân nồng”, “Tuổi đá buồn”, “Còn tuổi nào cho em”.

Song song với các ca khúc là những bức thư tình nặng trịch, thậm chí cái bao thư không đủ chứa những lá thư tình đã bị rách góc, theo lời kể của Dao Ánh với tôi. Thế rồi chẳng hiểu vì lý do nào đó, Dao Ánh tuyên bố lấy chồng, hôn phu là một sinh viên thuộc giòng Hoàng tộc Nguyễn Phước du học Pháp trở về với tấm bằng HEC từ Pháp. Chàng đẹp trai, con nhà giầu, học giỏi. Đúng là mẫu đàn ông lý tưởng cho các cô gái kén chồng. Sau này làm giám đốc ngân hàng Việt Nam Thương tín.

Trịnh Công Sơn đang ở trong tình trạng bi đát nhất của cuộc đời. Mặc dù rất đau khổ, phải chấp nhận chức giáo viên trường làng mà cũng không được yên thân. Bộ Giáo dục đã cắt lương, trốn lính, một mẹ già, 7 người em chưa trưởng thành, người anh yêu thương nhất lại chuẩn bị lấy chồng. Trong cơn đau khổ, Trịnh Công Sơn trút tất cả tâm sự vào những bức thư tình gởi Dao Ánh.

Trong những tâm tình qua những giòng chữ đó, tôi tin là ngoài chuyện tình yêu tuyệt vọng, Trịnh Công Sơn còn nhiều, rất nhiều khổ đau khác đang vây hãm anh. Ngồi tại nhà bạn hoạ sĩ ở Sài Gòn, anh vẫn dùng địa chỉ ở Bảo Lộc, có lẽ Trịnh Công Sơn không dám cho Dao Ánh biết sự thật về mình. Một thanh niên trốn lính, một nhạc sĩ nghèo, lang bạt.

Về việc in ấn và phát hành “Thư tình gởi một người”, thì đây không phải là lần đầu. Năm 2005 Dao Ánh đã tự thực hiện một CD, đặt tên là “Lời của giòng sông”, với hai tiếng hát Trần Thu Hà và Thu Phương, không có ban nhạc mà chỉ có vài tiếng ghi-ta rời rạc… trong đó Dao Ánh đã cho in vài bức thư vào CD rồi. Tôi được mời tham dự buổi ra mắt CD và bữa tiệc nhỏ tại Little Saigon. Lúc đó vài người em của Trịnh Công Sơn đã không vui vẻ tiếp nhận điều này. Tôi cho rằng những ca khúc viết về tình yêu mới chính là những bức thư tình tuyệt vời, đó mới là một sản phẩm văn hóa đáng phổ biến. Còn chuyện riêng tư, thư từ qua lại giữa hai người cần nên cất giữ, ấp ủ cho riêng mình thì hay hơn là đưa ra công chúng. Mà làm gì có đến 300 bức thư, 300 trang giấy học trò thì đúng hơn.

Bùi Văn PhúNgoài Bích Diễm, Dao Ánh, Bích Khê, Thanh Thúy (vũ nữ) theo anh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn có những mối tình nào khác? Liệu có những bức thư tình khác nữa của Trịnh Công Sơn không?

Hoàng Thi Thao: Nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai Thanh Thúy, một Thanh Thúy ca sĩ mà Trịnh Công Sơn gần gũi và quý mến và một Thanh Thúy “Tàu” là vũ nữ ở vũ trường Tự Do. Thanh Thuý “Tàu” này là thân mẫu của một giai nhân tên Annie Nga, Annie đã là vợ của nam ca sĩ Tuấn Ngọc và có với nhau hai người con gái. Hiện nay Thanh Thuý “Tàu” đang định cư ở Paris.

Thời trai trẻ, cuối thập niên 50, Trịnh Công Sơn rất thích khiêu vũ, thường lui tới dancing Mỹ Phụng, Tự Do. Cái đám cưới nào đó chỉ là một chuyện “rất đùa giỡn” giữa bạn bè với nhau mà thôi.

Về lại Huế, Trịnh Công Sơn giao du gần gũi, sinh hoạt với ca sĩ Hà Thanh, giải nhất đài phát thanh Huế, và quen biết rồi ngấm nghé cô em Trần Kiêm Phương Thảo. Cuộc tình cũng nhẹ nhàng như mây khói với ca khúc “Nhìn những mùa thu đi”.

Từ phố Phan Bội Châu, Trịnh Công Sơn nhìn lên Ga Huế với câu:

Nhìn những mùa thu đi
Anh nghe buồn lên TRÊN ấy

Bài này khi xin giấy phép liền bị Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hoà thắc mắc: TRÊN ấy là trên bưng phải không?

Năm 1970-72 với một giai nhân họ Phùng là Sylvie Lan ở Đà Lạt, là cháu ngoại của cụ Thượng Thư họ Phạm. Qua cuộc tình này Trịnh Công Sơn đã viết hơn 30 ca khúc tình yêu cho người yêu, tại căn nhà 33 Thi Sách, Đà Lạt của chị Thanh Sâm, sau này được in và phát hành là hai tập nhạc “Như cánh vạc bay” và “Cỏ xót xa đưa”.

Thế rồi nàng cũng lấy chồng, giống như Dao Ánh, Trịnh Công Sơn viết:

Vì em đã mang lời khấn nhỏ
Bỏ tôi đứng bên đời kia.
(Đêm thấy ta là thác đổ)

Còn nhớ, sau khi chép lại 26 bài, Trịnh Công Sơn giao bản thảo, không có bản sao, cho người em là Trịnh Quang Hà mang vào Sài Gòn. Đêm đó chúng tôi kéo nhau đi chơi, về nhà ở căn gác 44B Bùi Chu, thấy trộm viếng thăm và lấy mất 26 bản thảo những ca khúc đó. Hà và Tịnh sợ quá gọi xin Trịnh Công Sơn lại bản thảo khác, Trịnh Công Sơn bảo quá mệt, dứt khoát không chịu chép lại. Sau tôi đành phải thức nhiều đêm, nghe qua một máy cát-sét rồi hì hục ghi chép lại 26 ca khúc đó.

Sau 75, cô gái họ Phạm tên Hoàng Lan với “Hoa vàng mấy độ”, “Như một lời chia tay” năm 1982 khi nàng rời Việt Nam.

Năm 1995 ra Hà Nội, ở lại nhà danh hoạ Bùi Xuân Phái, Trịnh Công Sơn viết “Nhớ mùa thu Hà Nội”, ca khúc này đã đánh thức thi nhạc sĩ Bắc Hà tỉnh giấc. Có một cô gái tên Dương Thị Nhan [ghi chú: bản trả lời không có dấu: Duong Thi Nhan] trong thời gian này nữa.

Đến thời kỳ “Bống” tức ca sĩ Hồng Nhung, tôi nghe nói là khá mặn mà nhưng không rõ lắm, tôi chỉ gặp đôi lần mỗi khi về Việt Nam.

Nhưng mặc dù lấy cảm hứng qua một giai nhân nào đó, khi viết nhạc Trịnh Công Sơn vẫn bị ám ảnh bởi giọng ca Khánh Ly. Có lần Trịnh Công Sơn khen Khánh Ly rất giỏi khi hát ca từ có dấu “hỏi” ở cuối câu, như trong “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ”. Từ đó anh thường cố ý xử dụng cái dấu hỏi đó ở cuối câu cho Khánh Ly biểu diễn.

Trịnh Công Sơn cũng có cái tài ghép tên các người đẹp vào lời ca của mình nữa. Đến chơi nhà bạn là hoạ sĩ Tôn Thất Văn, thấy cô hàng xóm tên Lộc xinh xinh, thế là nhét chữ “Lộc” vào ca khúc: “Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa…”

Khánh Ly tên thật là Lệ Mai, thế là “Mai” có dài dài trong nhiều bài hát : Em theo đời cơm áo. Mai ra cùng phố xôn xao (Yêu dấu tàn theo)

Ở Qui Nhơn có cô bạn học tên Khê thế là có “Trời cao níu bước Sơn-Khê” trong “Biển nhớ”.

Bùi Văn PhúAnh quen thân với gia đình Trịnh Công Sơn, theo anh nguyên do nào đã đưa đến những chuyện dự tính lập gia đình nhưng không thành của Trịnh Công Sơn?

Hoàng Thi Thao: Dù là anh cả nhưng trong gia đình, nhưng bảy người em đã xem Trịnh Công Sơn như một người cha thứ hai.

Muốn làm dâu trưởng của hai người em trai, năm cô em gái là chuyện không dễ dàng, chắc chắn phải chịu nhiều áp lực, nhiều “chăm sóc”. Với riêng suy nghĩ của tôi thì thấy chẳng ai yêu Trịnh Công Sơn thật lòng, có chăng là một phụ nữ mà không phải người Việt, cô ấy là một người Nhật.

Cô Yoshi Michiko, sinh viên Nhật du học tại Pháp, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn. Cô yêu Trịnh Công Sơn thật lòng và suýt nữa đã làm vợ Trịnh Công Sơn.

Một phụ nữ khác cũng chuẩn bị lên xe hoa với Trịnh Công Sơn là một á hậu, tên Vân Anh. Nhưng đây cũng là bi kịch tình ái của Trịnh Công Sơn, để rồi chúng ta có hai ca khúc “Con mắt còn lại” và “Tôi ơi! Đừng tuyệt vọng”. Sau sự việc này Trịnh Công Sơn đã phải bay qua Montreal với các em đến 6 tháng cho nguôi ngoai nỗi buồn.

Bùi Văn PhúNhận xét của riêng anh về con người Trịnh Công Sơn?

Hoàng Thi Thao: Ngắn gọn, Trịnh Công Sơn là một thiên tài. Đã có quá nhiều bài viết, nhiều lời ca tụng lâu nay, thiết nghĩ không cần phải lập lại. Tôi hân hạnh gần gũi Trịnh Công Sơn vì quý mến anh, khâm phục trình độ, những hiểu biết của anh và anh đã xem tôi như một thằng em, thoải mái, dễ chịu, không xúi bậy, lại có phần đắc lực giúp anh trong những công việc mà anh cần thực hiện.

Bùi Văn PhúQuận Cam, nơi có đông người Việt nơi ông sinh sống, những năm trước còn có các chương trình ca hát nhạc Trịnh vào dịp kỉ niệm ngày Trịnh Công Sơn mất. Năm nay dường như không có nơi nào tổ chức tưởng niệm. Là người sinh hoạt văn nghệ, anh có biết vì sao?

Hoàng Thi Thao: Trước đây Khánh Ly vẫn là người thực hiện những buổi nhạc Trịnh cho đến tháng 7 năm 2001, sau khi Trịnh Công Sơn qua đời 3 tháng cũng đã có một buổi hát khá lớn tại quận Cam. Hôm đó tôi đón Trịnh Vĩnh Trinh từ Việt Nam qua biểu diễn. Buổi trình diễn bị vài chục người biểu tình, lên án. Những năm sau này chị em Vương Hương và Luân Vũ tổ chức hát nhạc Trịnh hằng năm nhân ngày giỗ và thân phụ là hoạ sĩ Trịnh Cung được mời qua tham dự trong vai trò cố vấn và em-xi. Đến năm 2009, sau bài viết của Trịnh Cung “Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị” được phổ biến thì các chương trình hát nhạc Trịnh cũng đã thưa dần. Tuy nhiên, rất âm thầm tôi đã được mời tham dự khá nhiều buổi nhạc được tổ chức ở những địa điểm nhỏ, hoặc tại tư gia có chủ đề về Trịnh Công Sơn.