khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Miền Nam có nắng... thanh bình




Tôi có một thằng bạn học cùng lớp đang ở Mỹ, uống nhiều hơn nói, mấy năm trước gặp nhau, sau một đêm ngất ngư với nó vì men.... lúa mạch, nó hối: tôi giả lơ, nó thúc: tôi quay chỗ khác và lúc nào cũng khuyên: “mày đừng bỏ nghề...”. Thằng này có cái hay là “tóm tắt”, một bài dài chỉ cần đọc vài dòng của nó giới thiệu là có thể nắm vững toàn bài. Nó là người đầu tiên “đánh điện chúc mừng” tôi khi thấy tôi viết lại, nó thòng thêm: “Máy trong người mày bắt đầu chạy lại”. Tên này gốc Mỹ Tho.

Ba năm trước, tôi gặp lại một ông bạn học trên tôi một năm.... trên net, ông là dân Nhật “trên giấy tờ” giống như tôi, Tôi nghe và biết ông này qua một thằng bạn “Bắc Kỳ” và ngược lại, cũng đã gần 42 năm. Ông đã sống và có thời gian làm việc tại Việt Nam. Ông về lại Nhật và ông hiểu rất rõ những gian manh của chế độ, ông luôn “cảnh giác” mọi người “Đừng nghe những gì tụi nó nói....”. Nghe nói là trước khi xuất dương du học, ông “đăng lính”, nhưng “mộng không thành”. Ông rành về binh chủng mũ xanh “Thủy Quân Lục Chiến” lắm, ông kể vanh vách tên từng tiểu đoàn, nào là “Quái Điểu”, “Trâu Điên”, “Thần ưng”, “Ó biển” v.v... Ông có bà vợ học cùng lớp với mẹ cháu nhà tôi. Biết nhau, quen nhau nhưng chưa một lần gặp mặt dù chỉ cách nhau khoảng 2 giờ xe điện. Hôm tôi viết lại, ông là người đầu tiên đánh cho tôi vài chữ “tsugoi ne” (Hết xảy). Ông là dân xứ Nam mà cứ ngỡ là dân xứ Bắc.
   
Tôi có quen thân với gia đình một người bạn, ông chồng học trên tôi 2 lớp, bà vợ thì là “đệ tử” trong ban văn nghệ của tôi lúc bà còn ở Nhật. Ông bà đang là chủ nhiệm một tuần báo lớn “nhất nhì” chỗ ông đang ở. Lúc sang Mỹ du xuân, tôi bị dụ: “dziết bài”. Tôi OK, nhưng chỉ vài lần thì tôi bặt tăm, bà vợ lâu lâu cứ: “Anh dziết đi, anh không “dziết” anh sẽ buồn lắm”. Sau 3 năm, tôi gửi bà vài dòng, bà “chả lời”: “Anh thấy hôn, ai cũng dzui khi anh dziết lại, mà hỏi thiệt anh có dzui không”. Chả lẽ nói buồn, nhưng lại phải.... dính thêm cái nợ. Tuy nhiên dính vào cái nợ này thì vui sướng hơn nhiều cái “nợ tình, nợ bạc”. Ông chồng người Qui Nhơn, con trai “cưng” của bà chủ khách sạn Thanh Bình mà mọi người quen gọi là “Lầu Bà Đệ”, còn vợ thì sinh và lớn lên ở “một thành phô đã bị đổi tên”.

Khoảng năm 1974, tôi gặp một bạn nữ trong một sinh hoạt chung của nhóm sinh viên, bạn hay tham gia những chương trình văn nghệ mà tôi tổ chức, bạn là người trầm lặng, nhưng trong bạn là cả một kho tàng, bạn vẫn thường cung cấp cho tụi tôi những điều gì mà mình chưa bao giờ nghe qua. Bạn luôn khuyến khích tôi “xuống núi”. Bạn là người mang hai giòng máu Nhật-Việt, bạn nói tiếng Nam 120%.

Một tên bạn học cùng năm khác trường, tôi học Yokohama, nó học Gunma, cách nhau cả 3 giờ xe điện, nhưng bây giờ định cư ở Mỹ. Hôm đọc bài “Tâm tình về phở”, hắn kể: sáng sớm mới 6 giờ, thấy bài của mày, tao trùm chăn cho bớt lạnh chân rồi đọc một mạch, và còn bồi thêm một cú khiến tôi “chạnh lòng”: "Sao mày nhát thế, không viết thêm? "Hết rồi sao? Tên này đã “được” tôi đàn cho hát một bài nhạc Nhật hôm tiệc tân niên bên SanJose, CA 3 năm trước. Nó cũng là dân Nam rặc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét