khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Cá Bé - Tác giả Ngư Đồng







Đánh cho Nam Bắc đọa đày - Tác giả Bùi Giáng




Đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào,
Đánh cho chết mẹ đồng bào Miền Nam.
Đánh cho khoai sắn thành vàng,
Đánh cho dép lốp phải mang thế giày.
Đánh cho Nam Bắc đọa đày,
Đánh cho thù hận giờ này chưa tan.
Đánh cho cả nước Việt Nam,
Áo ôm khố rách, xếp hàng xin cho.
Đánh cho hết muốn tự do,
Hết mơ dân chủ, hết lo quyền người.
Đánh cho dở khóc dở cười,
Hai miền thống nhất kiếp người ngựa trâu.
Đánh cho hai nước Việt Tàu,
Không còn biên giới cùng nhau đại đồng.
Đánh cho dòng giống Tiên Rồng,
Osin, nô lệ, lao công xứ người.
Đánh cho chín chục triệu người,
Thành dân vô sản, thành người lưu vong.
Đánh cho non nước Lạc Hồng,
Tiến lên thời đại mang gông mang cùm.
Đánh cho cả nước chết chùm,
Đánh cho con cháu kh̉́ốn cùng mai sau.
Đánh cho bác, đảng, Nga, Tàu,
Hết quần hết áo thì tao ở truồng
!
 
 
 

Đi biển một mình - Tác giả Ý Ngôn




Mùa hè năm ấy tôi được nhà trường đề cử đọc diễn văn trong dịp lễ phát phần thưởng cuối niên học. Vừa bước lên sân khấu, tôi đã thấy một cặp mắt ngó mình châm bẫm. Lúc bước xuống người ấy còn dõi theo và đôi môi chợt cười mĩm. Tối hôm đó, trước khi ngủ tôi có nhớ đến đôi mắt và nụ cười nửa miệng của người đàn ông ngồi ở hàng ghế đầu đó một chút xíu. Nhưng tôi quên không để ý cấp bậc trên bâu áo nhà binh của chàng.

Mấy hôm sau trong khi tôi và Kim Hoàng, bạn đồng nghiệp cũng là bạn ở trọ chung nhà, sửa soạn hành lý về quê nghỉ hè thì chàng đến. Người tài xế thắng gấp, chiếc xe lê bánh trên sân cát kêu ken két. Chàng mặc đồ dân sự, trông có vẻ…hiền hơn. Tôi làm bộ mãi mê xếp quần áo không để ý. Chàng bước xuống xe, tiến về phía cửa sổ chỗ tôi đang đứng. Chàng nói chào người đẹp. Tôi chưng hửng với lối ăn nói này. Tôi chưa kịp có phản ứng gì thì chàng nói thêm, hôm đó cô Thuý Vân nói chuyện hay quá. Tôi ngạc nhiên hỏi…sao ông biết tên tui. Chàng nói tại vì tôi muốn biết. Cái kiểu nhún vai của chàng thật dễ ghét làm sao. Tôi không biết tên ông là gì, cứ gọi ông và xưng tui cũng được chứ ?

Chàng rút bao thuốc lá trong túi, lấy một điếu châm lửa hút. Chàng nói ở đây ai cũng gọi tôi bằng ông. Chàng nhìn thẳng vào mặt tôi và xuống giọng một cách tình tứ. Nhưng tôi thích Thuý Vân gọi tôi bằng anh hơn. Hàm răng trắng đều. Cái miệng chàng đẹp làm sao.


Kim Hoàng tằng hắng một tiếng, như nhắc chừng trong nhà này còn có sự hiện diện của cô ta. Con nhỏ làm bộ hỏi Thuý Vân có thấy hộp phấn của mình để đâu không. Tôi chắc chắn một trăm phần trăm tự nảy giờ con nhỏ nghe hết lời đối thoại giữa tôi với chàng. Coi bộ nó cũng muốn nhảy vào vòng chiến.

Chàng không nói, nhìn quanh quất trước sân nhà. Chàng nhìn mấy bụi hoa ở hàng hiên. Chàng nhìn mấy con chim đang hót ríu rít trên cành như đang rủ nhau về tổ ấm tối rồi. Kim Hoàng nói chẳng lẽ ông cứ đứng bên ngoài khung cửa hoài sao. Con nhỏ tự động mở cửa mời chàng vào. Nó tự giới thiệu, tôi tên Kim Hoàng, mời ông ngồi ghế. Con nhỏ tài lanh dữ. Tôi ghét ai gọi tôi chỉ Hoàng không không, nghe giống tên con trai. Tôi cũng chúa ghét ai viết tên tôi thiếu chữ G. Chàng bật cười, đàn bà có nhiều chi tiết lỉnh kỉnh quá nhỉ. Tôi tên Nguyễn Văn Tuấn, nhưng thường bỏ bớt chữ Văn, cứ gọi Nguyễn Tuấn cho nó tiện. Con nhỏ bỗng cười hăng hắc, tôi cũng bắt chước cười theo nó, một cách gượng gạo.

Chàng không chịu ngồi ghế mà bước đến nhìn bức ảnh tôi treo trên tường. Tấm hình này tôi chụp mấy năm về trước. Tay chống cằm, đôi mắt mơ màng theo sự chỉ dẫn của ông thợ chụp hình. Kim Hoàng thường trêu ghẹo, người đẹp hôm ấy chắc bị đau răng.

Kim Hoàng đi xuống bếp pha nước chanh mời chàng. Coi bộ con nhỏ chịu chàng dữ. Chàng nói Thuý Vân có giọng nói thật truyền cảm, chắc là dạy môn Văn. Tôi mà làm học trò chắc là chết mê chết mệt cô giáo. Kim Hoàng từ dưới bếp bước lên tay bưng ly nước. Thuý Vân dạy Lý Hoá, còn em mới dạy Việt Văn. Trời ơi con nhỏ xưng em với chàng cái miệng ngọt sớt.

Bỗng dưng chàng mời đi ăn cơm tối. Thật bất ngờ. Kim Hoàng ra dấu bảo nhận lời . Tôi nói ông mời thật đúng lúc, hai đứa tôi chưa ăn cơm.

Tôi trang điểm qua loa sợ chàng chờ lâu. Tôi mặc áo gấm lá tre màu xanh da trời, đôi hoa tai rất to màu trắng, chuỗi ngọc trai và xách bóp đầm màu trắng. Vừa bước ra, chàng nhìn như thể tôi vừa lột xác. Chàng bảo người tài xế ra băng sau ngồi, để chàng tự lái. Chàng đưa chúng tôi đến một quán ăn cạnh bờ sông. Trên đường đi tôi có cảm tưởng thiên hạ nhìn ngắm mình dữ lắm. Chàng lựa một bàn cạnh cửa sổ. Gió ban đêm dìu dịu thật dễ chịu. Chàng đưa thực đơn, bảo tôi chọn món. Tôi trả lại nói ông chọn món gì cũng được. Chàng ghé sát nói đừng gọi tôi bằng ông. Giọng chàng tình dữ, làm như tôi là bồ của chàng không bằng. Chàng hỏi hai cô có muốn uống bia không. Kim Hoàng hào hứng, hai người cụng ly.

Trong suốt bữa ăn, chàng chỉ nói chút ít và hình như chàng có điều lo nghĩ. Chàng kể lại một vài trận đánh lớn trong đời. Giọng chàng có lúc hăng say, có lúc hơi tếu. Chàng có nhắc sơ qua về thời thơ ấu ở Vĩnh Long. Tôi nói quê tôi ở Sa Đéc, khít một bên vách với quê chàng đó.

Trên đường về, chàng hỏi hai đứa tôi ăn có ngon không. Có muốn tuần sau trở lại ăn một lần nữa không. Tôi nói ngày mai tôi về quê nghỉ hè rồi. À ra thế, chàng hỏi khi nào thì Thuý Vân trở qua đây lại. Tôi nói tháng sau trở qua gác thi tú tài.

Chàng chỉ ngồi trên xe không bước xuống đưa tôi tận cửa như tôi muốn. Tôi đứng tựa cửa nhìn chàng de xe cho tới khi đi khuất.

Kim Hoàng nói lúc bồ ngồi xe Jeep, trông bồ sang như một bà tướng. Tôi nói thiệt vậy sao nhỏ. Tôi bước đến trước gương lớn, ỏng ẹo ngắm dung nhan. Tôi xoay người qua, trở người lại ngắm nghía chính mình. Cô Thuý Vân đẹp nhất trường tỉnh lỵ Mỹ Tho chớ bộ. Kim Hoàng nói nhưng dáng bồ hơi gầy, mông nhỏ mà bộ ngực lại to quá cỡ thợ mộc. Mũi cao nhưng cánh mũi hơi thô một chút. Tôi nói vừa thôi chớ nhỏ. Bồ tả người đẹp mà đọc lên chỉ toàn điểm xấu.

Kim Hoàng nói bồ đẹp thật sự chớ. Ai cũng công nhận bồ đẹp. Thầy Huân nói cặp môi bồ đỏ thẫm lại ươn ướt, tình lắm đó nhe. Quỷ thần ơi, bộ mấy người đem nhan sắc của tôi ra bình phẩm hả ? Con nhỏ chối bai bãi đâu có đâu có.

Tôi vào phòng tắm rửa mặt và thay đồ ngủ. Lúc lên giường nằm tôi nói chàng coi vậy mà hiền queo. Kim Hoàng nói coi chừng lầm đó nhe em. Chàng nổi tiếng đào hoa ở đây ai mà không biết. Bồ cũng biết chàng nữa sao, tôi hỏi. Tui thương thầm trộm nhớ ổng từ lâu rồi, con nhỏ pha một chút hài hước, bỗng dưng tối nay thằng chả đem xác lại nộp cho bà. Nghe vậy tôi không nhịn được cười. Thôi để nhường lại cho bồ đó. Con nhỏ giận lẫy, không thèm nữa đâu.

Mấy hôm hè chẳng có gì thú vị. Nhà ba má tôi vắng hoe. Ngày nào tôi cũng trông thư, nhưng chẳng ma nào gởi cho tôi cả. Tôi có nhớ chàng một chút, thỉnh thoảng. Đôi lúc tôi nghĩ sao chàng đến tìm mình. Chàng đào hoa lắm kia mà. Giờ này chàng đang làm gì. Chàng có nhớ đến mình không hay là đang cặp kè một ả nào đó, rồi cũng đưa vào quán, rồi ăn rồi uống. Rồi gì nữa nhỉ. Tôi chấm dứt suy nghĩ ngay chỗ đó. Tự nghĩ mình với chàng đã là gì đâu.

Trở lại Mỹ Tho buổi trưa, buổi chiều đã thấy mặt chàng. Kim Hoàng trêu ghẹo, coi bộ hai người mê nhau rồi nhe. Chàng đưa tôi lại quán ăn cũ, cũng những thức ăn lần trước do chàng tự chọn. Nhưng thái độ chàng thân mật hơn, chàng kể tôi nghe nhiều chuyện lý thú. Tôi chợt thấy mình đã xưng em và gọi chàng bằng anh.

Chàng thường đến gặp tôi vào cuối tuần, lúc đi ăn lúc đi xem chớp bóng. Có lúc chàng đưa tôi về vùng quê câu cá. Đôi khi chúng tôi chỉ ngồi trên xe chạy loanh quanh thành phố, không ghé lại một chỗ nào cả, rồi về. Một hôm, chàng bất ngờ ngõ lời cầu hôn. Tôi thật bối rối. Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện này cả.

Tôi hỏi ý kiến Kim Hoàng. Con nhỏ làm ra vẻ thầy đời. Chúng mình đã hai mươi bốn rồi còn gì nữa. Lấn bấn mà già tới nơi. Bồ chưa quyết định là vì bồ chưa cảm thấy yêu anh Tuấn lắm phải không. Không hẳn vậy, mình cũng không hiểu rõ mình. Lập gia đình lúc này, còn hơi sớm. Nhưng ông bà già cứ mong mình lấy chồng. Ai cũng được. Miễn là lấy chồng. Má mình sao cứ sợ cho cái tuổi Dần của mình. Biết vậy, hồi trước bà đẻ mình sớm một chút hoặc trễ một chút có hơn không. Đừng nói nhảm nữa bà ơi. Kim Hoàng nói, đàn ông hay đàn bà, ở một cái tuổi nào đó, cần lập gia đình, đôi bên thấy nhau tạm được thì cứ lấy nhau. Rồi đâu cũng vào đó. Rồi thành chồng thành vợ. Rồi sinh con đẻ cái. Tôi chận lời, thôi đủ rồi nhỏ. Ngày mai mình sẽ cho chàng biết mình nhận lời.

Hai tuần sau chúng tôi làm lễ hỏi. Bà chị tôi kề tai hỏi nhỏ, bộ kẹt rồi hả cưng. Cái điệu tôi làm đám cưới gấp còn hơn ma rượt ông vải, ai mà không nghĩ tôi mang bầu.

Trước ngày cưới hai tuần, chàng đưa tôi lên Sài Gòn mua sắm đồ cưới cùng nhiều món linh tinh khác. Chúng tôi dự định mướn khách sạn ngủ lại đêm. Buổi chiều khi ăn cơm xong, chàng hỏi em có còn trinh tiết không. Tôi có hơi bất ngờ với câu hỏi này, mặc dù đối với tôi điều này không có nghĩa gì cả. Tự dưng tôi muốn về ngay Mỹ Tho. Tôi cứ nằng nặc đòi về cho bằng được. Suốt đoạn đường chàng cứ càu nhàu, em thật kỳ quặc, anh chẳng hiểu gì cả.

Từ hôm đó tôi cảm thấy có điều gì hụt hẫng trong tôi, mà chính tôi cũng không hiểu được. Càng gần đến ngày cưới, tôi bỗng có ý định đình hoãn cuộc hôn lễ. Tôi đem việc này nói với Kim Hoàng. Con nhỏ la bài hãi. Bộ bồ điên rồi hả. Biết bao cô gái mơ được lấy ông Tuấn, sao tự dưng giở chứng vậy. Tôi cười trừ. Giỡn một chút cho vui vậy thôi. Đồ quỷ. Rồi tôi và nó ôm nhau cười.

Tôi về nhà cha mẹ làm lễ cưới. Tôi không cảm thấy nôn nao, cũng không hồi hộp, cũng không vui không buồn. Kim Hoàng là cô dâu phụ, theo nhắc tôi từng chút một. Ngày hôm ấy tôi như một diễn viên, làm đúng những gì đạo diễn chỉ bảo. Duy có lúc bước ra khỏi nhà lên xe hoa. Giây phút ấy tôi thấy cảm động làm sao. Má tôi khóc tấm tức. Lúc nhìn Dì Năm, vú nuôi tôi từ nhỏ khóc mếu máo, tôi không nhịn được bật cười khúc khích.

Chiều hôm ấy, một buổi tiệc cưới thật lớn, quan khách là các người có tiền bạc và quyền thế trong thị xã. Tôi thay đổi xiêm y ba lần. Ai cũng trầm trồ cô dâu đẹp quá. Có nhiều người còn kéo tôi đến gần, nhìn ngắm vòng chuỗi kim cương sáng lấp lánh trên ngực.

Sau tiệc cưới họ hàng nhà gái trở về ngay. Lúc sắp sửa lên xe, ba má tôi dặn dò, thôi ba má về, hai con ở lại thương yêu đùm bọc nhau. Tôi cảm động ứa nước mắt. Thương cha mẹ quá chừng.

Tiệc tàn, chúng tôi đưa nhau trở về nhà. Tôi cảm thấy hơi cô đơn một chút. Vừa bước vào phòng chàng ôm chầm lấy tôi hôn lấy hôn để. Người chàng nồng nặc mùi rượu. Tối nay chàng quá vui, uống rất nhiều. Tôi cởi giày chàng ra, rồi áp mặt vào ngực chàng. Chàng siết cứng lấy tôi. Hôn như mưa vào tóc vào mặt. Tôi cảm thấy người nóng ran, với tay định tắt đèn, chàng bảo đừng, cứ để vậy.

Tôi cúi xuống hôn lên ngực chàng. Dưới ánh đèn, thân hình chàng thật quyến rũ. Chốc sau, chàng ngủ vùi, hơi thở nồng mùi rượu.

Tôi đứng dậy bước đến ngồi bên bàn phấn chải lại mái tóc đầy keo. Lấy gòn chùi những vết phấn trên mặt. Tôi có cảm tưởng bứt rứt, muốn đi tắm. Nước lạnh làm tôi tỉnh người, tôi thấy thật dễ chịu.

Lọ hoa hồng vẫn còn sắc thắm, tỏa hương thơm dìu dịu. Hai chữ song hỷ bằng đồng, treo nơi cửa, gió nhẹ thổi kêu leng keng. Tôi chưa muốn ngủ, tò mò mở những món quà xem họ tặng những gì. Nhưng không thấy thú vị, đành thôi. Tôi nghĩ từ hôm nay mình không còn là con gái nữa. Mình đã có gia đình. Từ nay cuộc đời mình sẽ trói buộc suốt đời vào người đàn ông đang nằm ngủ say vùi đằng kia. Tôi chợt khóc, tôi cũng chẳng hiểu vì sao.

Nhà có một anh tài xế, một anh tà lọt sai việc vặt và một chị bếp. Nhưng chàng thích tự tay tôi nấu nướng hơn. Nhưng tôi ghét chàng hay chê mặn chê ngọt, trong lúc chàng chẳng một lời với chị bếp, dù đôi khi chị nấu dở khẹc.

Một hôm đi dạy cả ngày, tôi mệt đừ. Hôm đó tôi làm món cá chiên tươi dầm nước mắm. Tôi nghĩ rất tuyệt. Ngờ đâu cũng bị chàng chê mùi hơi tanh. Tôi tức mình chạy lại tủ lạnh đứng khóc. Chàng không nói lấy xe bỏ đi mất. Tôi buồn quá định đến rủ Kim Hoàng đi xem bói, nhưng ngại trời mưa lớn nên thôi. Chị bếp không biết có nên dọn mâm cơm đem cất, hay cứ để vậy. Đứng xớ rớ rồi bỏ lên võng nằm ca vọng cổ. Trời mưa hoài làm tôi buồn muốn thúi ruột.

Chàng trở về bảo chị bếp sao không dọn mâm cơm đi rồi tỉnh bơ đọc báo làm như chẳng có việc gì xảy ra. Tôi tức điên người trằn trọc không ngủ được. Tôi lấy cái gối chận phía giữa làm ranh giới phân hai chàng và tôi. Lúc gần sáng chợt nhận ra chàng đang ôm cứng. Tôi cố đẩy chàng ra nhưng không được, đành buông xuôi để chàng một mình độc diễn.

Buổi sáng chàng không đưa tôi thẳng đến trường mà lại đưa vào một quán ăn. Còn giận chàng nên tôi định bụng đóng vai câm điếc. Chàng hỏi muốn ăn gì, tôi chẳng thèm trả lời. Chàng tự động gọi cho tôi cơm tấm bì sườn (chắc muốn đền bữa cơm chiều qua). Tôi nói với người hầu bàn, không, cho tôi một tô phở tái. Chàng cười cười. Tôi tức muốn cành hông. Muốn cắn muốn nhéo chàng cho hả giận. Tô phở nóng bốc mùi thơm phức. Tôi ăn một cách ngon lành, tôi tự nhiên bưng tô lên húp nước lèo. Đôi lúc tôi thích như vậy. Thấy thoải mái.

Chàng nói nhìn em ăn mà phát thèm. Lần sau nếu có giận nhớ ăn cơm no rồi hãy khóc. Chàng không xin lỗi mà cứ trêu tức tôi hoài. Tôi trở lại vai tuồng câm điếc. Chàng huýt gió một điệu nhạc nghe lạ hoắc.

Tôi đến trường trễ gần mười phút. Học trò được dịp phá phách ồn ào như cái chợ. Tôi gọi hai đứa lên trả bài. Không đứa nào thuộc. Tôi nói mấy em làm cô chán quá, nhưng tôi tha không cho điểm xấu vào sổ đầu bài.

Tôi mang thai vào lúc chiến sự trở nên sôi động. Khi cái bụng của tôi mấp mô thì cộng sản về thành. Chúng bắt chàng dẫn đi mất, tôi ra khỏi nhà không kịp lấy quần áo.

Tôi trở về nhà cha mẹ, lòng hoang mang không biết chàng sống chết ra sao. Những ngày sau đó là những ngày buồn bã nhất trong đời của tôi. Tôi cứ khóc hoài. Má tôi theo an ủi, mày mang thai mà cứ khóc, mai mốt sanh con mặt mày buồn thiu.

Một buổi sáng tôi thấy đau bụng và có triệu chứng khác lạ. Tôi cho mẹ tôi hay. Bà lẳng lặng xếp vào giỏ xách cái bình thủy đựng nước nóng, một cái ly, một cái muỗng, một hộp sữa, tã lót và vài món linh tinh khác. Rồi bà đưa tôi đến nhà bảo sanh, không xa nhà tôi lắm.

Tôi nhớ lúc còn bé, có lần nghe mẹ hát ru con. Đàn ông đi biển có đôi. Đàn bà đi biển mồ côi một mình. Tôi không hiểu hỏi vì sao. Mẹ tôi vỗ đầu cười nói. Con nhỏ này dốt quá. Người ta ví đàn bà lúc sanh đẻ, cũng nguy hiểm như đàn ông lúc đi biển vậy. Giờ tôi sắp đi biển. Tôi không sợ nguy hiểm, nhưng tôi sợ phải đi biển một mình.

Tôi ước gì có chàng ở đây. Để tôi nhìn vẻ mặt lo âu của chàng. Để tôi được nắm cánh tay rắn chắc của chàng mà yên tâm hơn. Tuấn ơi! Giờ này anh đang ở đâu. Anh có biết anh sắp làm cha.

Tôi úp mặt xuống gối, cố dấu giọt nước mắt vừa trào ra.

Mẹ tôi ra phía trước bệnh viện mua một ít quà bánh. Tôi không đói nhưng cố ăn một chút cho bà vui. Trời tối mẹ tôi về nhà vì bệnh xá không còn chỗ cho thân nhân thăm nuôi nghỉ ngơi. Nhìn bà cầm nón lá bước ra về, lòng tôi như se thắt lại.

Bên cạnh giường tôi là một thiếu phụ còn rất trẻ. Vẻ mặt hai vợ chồng non choẹt. Tôi đoán chừng hai mươi. Họ nói chuyện ồn ào về mùa lúa, mùa dưa. Rồi hội hè đình đám. Cả bên nội bên ngoại đứa trẻ đều đến thăm. Một người đàn bà, mà tôi đoán là bà ngoại đứa trẻ, nói với thiếu phụ. Con nhỏ này tuổi Mẹo, sinh giờ Hợi, tốt lắm đó.

Tôi không biết giờ Hợi là giờ nào. Nhìn khắp phòng xem mấy giờ rồi, nhưng ở đây người ta không có treo đồng hồ. Tôi nhớ ba tôi ngày trước, mỗi khi anh em chúng tôi ra đời, ông đều giữ tấm lịch ngày hôm đó. Có ghi rõ ngày tây ngày ta, giờ tốt giờ xấu. Những việc nên làm, những điều nên tránh. Bất chợt tôi muốn biết hôm nay là ngày mấy. Nhưng trong nhà thương không có treo lịch Tam Tông Miếu.

Tôi không tin dị đoan nhưng cũng có lần theo Kim Hoàng đi lấy số tử vi. Thầy bói nói mệnh tôi vô chính diệu, nhưng nhờ cách tam không, phú quý khả kỳ. Giờ nghĩ lại thấy có phần đúng. Tôi có bao giờ nghĩ rằng cuộc đời phú quý của tôi chỉ trong một sớm một chiều đâu.

Người đàn ông đứng kế giường tôi bắt đầu nựng con. Anh ta nói với vợ, cái mặt con nhỏ giống y chang em, nhưng cái miệng giống anh, bàn tay bàn chân giống anh. Rồi anh ta chu cái miệng nói đã đớt. Con mèo con, con mèo mày kêu…meo meo.

Tôi bỗng thèm khát thật sự cái hạnh phúc ở sát cạnh tôi, mà tôi không có được. Tôi thèm được có chàng ở đây. Để tôi nói, anh ơi lấy dùm em ly nước, để tôi nói anh ơi đuổi muỗi cho con, để tôi nói anh ơi thay tã con dùm em đi.

Tuấn ơi khi nào anh mới về để nói với em con mình nó giống ai.

Tôi đau bụng nhiều khi có y tá trực đến thăm. Người ta đưa tôi lên phòng sanh. Tôi kêu đau quá, cô mụ an ủi rán một chút nữa đi cô. Tôi cảm thấy đau đến chết được khi cô đỡ la lên con trai con trai.

Nước mắt tôi chợt trào cùng với tiếng khóc chào đời của thằng bé.



Giọng hát JO MARCEL







Mai Hương hát NHẠC SẦU (Tristesse - Frederick Chopin), lời Việt: Anh Ngọc







Voices from the Station: The Evacuation of the US Embassy in Saigon







Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền, nhạc Trần Duy Đức phổ thơ Mai Thảo







Tro Tàn, nhạc Nguyễn Đình Toàn







Phỏng Vấn Ls Lê thị Công Nhân







Duy Khánh hát Những Bàn Chân, nhạc Phạm Duy







Những Bàn Chân Đất- Tác giả Cao Thoại Châu



Tôi vẫn đi trên đất nước này
Vải thô thay lụa là gấm vóc
Cùng với những nông phu chân đất
Những bàn chân không nói dối bao giờ
 
Và tộ cơm ăn tại đầu bờ
Nhiều khi sạch hơn cao lương mỹ vị
Chân lấm tay bùn đời nông dân là thế
Không cần hoa, diễn văn buổi lễ dài dòng
Cũng không cần nam- bắc- tây- đông
Chỉ là phía mặt trời lên và lặn
Ước mơ cũng vô cùng đơn giản
Con cháu nên người theo đạo nghĩa cha ông
Giữa họ, nông dân và tôi có chung một điểm
Cây lúa không mọc ngược bao giờ!
Mây đen về báo sắp có mưa
Oằn mình ra sống chung với lũ!
 
 

Căn Bản Kinh Tế Trong Thời Đảo Điên







Nhạc sỹ Nam Lộc: tôi làm từ thiện và MC thế nào?




Nghệ sĩ Nam Lộc phát biểu: "Tôi sinh ra là để làm những công việc cộng đồng và thiện nguyện".

Còn 'tự nhiên và thành thật' chính là bí quyết để giúp tôi dẫn chương trình thành công, tác giả ca khúc 'Sài Gòn ơi vĩnh biệt' và 'Người di tản buồn', nhạc sỹ, MC Nam Lộc nói với BBC Tiếng Việt tại Deptford, Đông Nam London hôm 30/9/2018 bên lề một chuyến lưu diễn mùa Thu mà ông tham gia ở châu Âu.

Trước tiên về mục đích chuyến lưu diễn và lý do đến với London, Anh quốc lần này, nhạc sỹ Nam Lộc nói:

"Đây là lần thứ hai tôi đến nước Anh và cũng là lần đầu tiên sinh hoạt với cộng đồng người Việt tại London, mặc dù có thân nhân cư ngụ, có bạn bè sống ở đây, nhưng có lẽ cái duyên chưa đến, thì lần này một định mệnh đưa đẩy đến để gặp gỡ các anh chị em ở đây.

"Ở đây cũng mở lòng để tiếp tay với chúng tôi trong các sinh hoạt, đặc biệt là trong hai lĩnh vực, thứ nhất là để giúp đỡ định cư những đồng bào tị nạn còn đang sống ở bên Thái Lan có cơ hội được đi sang Canada, tức là bằng cách đóng góp vào quỹ định cư, giúp cho họ có phương cách để đi định cư.

"Thứ hai nữa là sinh hoạt để cùng nhau nói chuyện về những biến động của quê hương, đất nước và có thể tiếp tay nhau làm được điều gì để đưa Việt Nam đến một cuộc sống và một con đường nhân bản để rồi làm thế nào để chấm dứt, không còn người nào đi tị nạn nữa. Cũng trong tư tưởng đó, hôm nay anh em chúng tôi đến đây để sinh hoạt chung với nhau."


Từ đưa đẩy 30/4


Nhạc sỹ Nam Lộc nhân dịp này chia sẻ với BBC con đường đã đưa ông từ Việt Nam ra hải ngoại và tới Hoa Kỳ, ông nói:

"Như những người tị nạn của thập niên cuối 1975, trước đó tôi là phóng viên của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, là những người quân nhân cấp nhỏ, nên tôi không có ưu tiên để ra đi như những người khác, nhưng những biến động của đất nước đã đưa đẩy, tôi đã thoát ra khỏi trước 30/4/1975 rồi đến trại tị nạn.

"Nhưng có lẽ hình như tôi sinh ra để có một lý tưởng phục vụ về xã hội, cho nên từ khi còn trẻ, đến thời học sinh, thời sinh viên, tôi cũng có những hoạt động xã hội và đặc biệt là hoạt động tổ chức những chương trình lớn.

"Ở Việt Nam, mặc dù hoạt động âm nhạc, về nhạc trẻ, nhưng chúng tôi dùng âm nhạc để phục vụ xã hội, cho nên từ khi còn trẻ chúng tôi đã tổ chức những chương trình như Đại hội nhạc trẻ để mà giúp đỡ cô nhi, quả phụ, để tiếp tay với Bộ Chiến tranh chính trị của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

"Sang Hoa Kỳ, tôi cũng ở trong hoàn cảnh đó, thì cũng lại định mệnh đưa đẩy, tôi được làm việc trong lĩnh vực di trú và tị nạn, tôi làm việc cho Hội đồng Công giáo Hoa Kỳ và sau một thời gian, tôi được bổ nhiệm làm chức vụ cố vấn của các vị Giám mục về vấn đề di trú và tị nạn.

"Thành ra tôi có cơ hội được đi gặp gỡ, tiếp xúc và giúp đỡ rất nhiều người tị nạn ở trên thế giới và dĩ nhiên trong đó có đồng bào của tôi là người Việt Nam. Cũng vì tính làm việc xã hội và lại được ở trong môi trường đó, cho nên tôi phát triển khá nhanh và khá rộng. Tôi dùng thì giờ của tôi, tôi dùng lý tưởng của mình, dùng đam mê của mình để vào làm thêm những điều đó.

"Sau đó chúng tôi lại có cơ hội để, ngoài vấn đề định cư người tị nạn, tôi tổ chức những chương trình đại hội để cứu trợ, xây dựng lại Việt Nam sau khi chương trình tị nạn chấm dứt và đồng thời vận động cho những người còn bị kẹt lại.

"Rồi sau đó tổ chức những chương trình đại nhạc hội để gây quỹ giúp đỡ các thương phế binh quân lực Việt Nam Cộng Hòa, kéo dài đến năm nay cũng là năm thứ 11, 12 rồi. Những chương trình rất là thành công, nó cũng là hình thức ở ngoài trời, tức là mỗi lần tổ chức như vậy cả một vài chục ngàn người đến tham dự, cho nên kết quả rất tích cực."

Nhạc sỹ Nam Lộc sau đó nghỉ hưu và ông kể tiếp các hoạt động và sinh hoạt của ông kể từ đó:

"Rồi sau khi tôi về hưu cách đây hai năm, sau 41 năm làm việc trong lĩnh vực di trú và tị nạn của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, tôi vẫn cảm thấy mình còn sức khỏe và lý tưởng của mình vẫn ấp ủ trong lòng.

"Sau khi tranh đấu, giúp đỡ, tiếp tay các bạn trẻ, trong đó có Luật sư Trịnh Hội, để mà định cư những đồng bào tị nạn bị kẹt lại ở bên Philippines thành công vào khoảng hơn 3.000 người đã được ra đi, không còn bị kẹt lại, cách đó đã gần 20 năm, thì còn một số người ở bên Thái Lan, cũng do sự yêu cầu của một vị Linh mục người Thái, đó là cha Peter Namwong…

"Ngài có yêu cầu tổ chức Voice cũng như là một số đồng bào hải ngoại tiếp tay để giúp đỡ những người tị nạn ở những trại tị nạn ở Thái Lan trước đó mà họ không chịu hồi hương hay là có những người bị hồi hương, nhưng sau lại trốn qua sống, trốn tránh ở bên Thái Lan, để giúp cho họ định cư thì tôi lại có cơ hội tiếp tục cuộc vận động đó và lại tiếp tay cho các anh chị em.

"Cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn làm những công việc đó với tính cách hoàn toàn thiện nguyện."


Đến nghiệp nghệ sỹ và làm MC


Về con đường đến với các hoạt động văn nghệ, đặc biệt đến với Trung tâm Asia, nhạc sỹ Nam Lộc chia sẻ:

"Nói thì buồn cười, nhưng công việc văn nghệ hoàn toàn là một công việc tay trái của tôi, tôi có lẽ sinh ra để làm việc xã hội hơn là làm một nghệ sỹ, nhưng mà nghệ sỹ đã đưa đẩy tôi đến là vì tôi có tâm hồn nghệ sỹ. Tôi không có khả năng để làm nghệ thuật, nhưng mà tôi có tâm hồn và bằng cớ là khi mà tôi cảm thấy xúc động, đến trại tị nạn thì tôi đã viết bài 'Sài Gòn ơi vĩnh biệt'.

"Tôi viết bài đó, đối với tôi, tôi xem như sự an ủi cho chính cá nhân tôi, cho gia đình tôi, cho đất nước tôi, cho thành phố nơi tôi đã sống, đã trưởng thành và đã ra đi, nhưng sự xúc động đó không ngờ nó cũng trùng hợp với nhiều người.

"Nhưng bên cạnh đó tôi nói tôi không có khả năng là tại vì tôi không có đủ nhạc lý để viết một bài hát, tôi chỉ viết được vài nốt căn bản và giữ trong đầu để nhớ bài hát đó. Xong rồi, tôi nhờ một người nhạc sỹ giúp tôi để kẻ nhạc, đó là nhạc sỹ Huỳnh Anh, rồi sau đó, bài 'Người di tản buồn', người giúp tôi viết nhạc, kẻ nhạc là nhạc sỹ Phạm Duy.

"Chẳng hạn như thế, thành ra tôi xem những cái đó là một sự đưa đẩy đến một cách tình cờ. Khi mà Asia cũng như các trung tâm làm các video hải ngoại thì họ thấy tôi có một khả năng là đứng trên sân khấu giới thiệu chương trình, tôi đã làm công việc đó từ thời nhạc trẻ, họ mời tôi tham gia, thì tôi tham gia với tính cách một người hướng dẫn chương trình.

"Tức là tất cả những sự đưa đẩy đó hoàn toàn có một tính cách vô tình, nhưng nó là một cái duyên của tôi đến với văn nghệ. Chứ còn gọi là một nghệ sỹ chính gốc thì có lẽ tôi không được ở trong thành phần đó."

Chia sẻ bí quyết giúp trở thành một người dẫn chương trình văn nghệ và âm nhạc thành công, nhạc sỹ Nam Lộc nói:

"Theo tôi việc đầu tiên là phải có một sự tự nhiên và thành thật. Người ta thích mình là bởi vì người ta thích cá tính của mình, cho nên mình mà giả dối, hay mình kịch cỡm chẳng hạn thì tôi nghĩ rằng họ sẽ nhận ra. Thành ra việc đầu tiên là cứ phải thành thật và sống với chính mình.

"Thứ hai nữa, quan trọng hơn cả là bên cạnh những câu chuyện đứng đắn, những chủ đề nghiêm trang, nhưng lúc nào anh cũng phải có một chút gì đó gọi là nhẹ nhàng, hài hước, theo đúng chủ đề đó.

"Tại vì khi người ta nở một nụ cười với anh là người ta có cảm tình, và đã có cảm tình lúc đầu, thì sau đó người ta dễ chấp nhận những gì mình nói.

"Nhưng bên cạnh đó nó cũng rất nguy hiểm, bởi vì nếu mình có một khả năng nào đó để mình tạo những câu chuyện vui một cách chân thành, mà mình không khéo, hay mình đóng kịch chẳng hạn, thì có thể nó lại là một phản ứng ngược, cho nên cứ tốt nhất trở lại cái chính mình.

"Nếu khán giả chấp nhận mình là một người MC, một người dẫn chương trình, còn cảm thấy họ không muốn mời mình nữa, thì mình biết là có lẽ mình nên chọn nghề khác.

"Thành ra tôi không bí quyết gì, nhưng tôi chỉ sống bằng chính con người của mình. Và theo tôi đó chính là một yếu tố đưa người dẫn chương trình đến sự thành công."


U.S. Rebalancing Strategy and Disputes in the South China Sea: A Legacy for America’s Pacific Century Chapter 6 - Tác giả Tongfi Kim







Nga bị cáo buộc trong các cuộc tấn công mạng toàn cầu







Bản án 14 năm dành cho thầy giáo chống Formosa Đào Quang Thực







Kết thúc phiên sơ thẩm nhóm Lưu Văn Vịnh tại TPHCM




Phiên toà diễn ra chớp nhoáng tuyên án tổng cộng 57 năm tù giam 15 quản chế cho năm người của nhóm Liên Minh Dân Tộc Tự Quyết gồm Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung mà không đưa ra bằng chứng nào sau hai năm tam giam.

Ngày 5/10/2018, tại Toà án Dân Dân Tp HCM diễn ra phiên xử sơ thầm đối với các nhân vật được cho là thành viên của nhóm Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết đã kết thúc với các mức án rất nặng cho từng người.
 
Phiên xử diễn ra chóng vánh và vào lúc 14:40 chiều, toà tuyên án ông Lưu Văn Vịnh 15 năm tù và 3 năm quản chế, Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù 3 năm quản chế, Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù và 3 năm quản chế, Từ Công Nghĩa 10 năm tù 3 năm quản chế, và Phan Trung, 8 năm tù giam 3 năm quản chế.
 
Tất cả đều bị truy tố chung đối với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo khoản 1 điều 79 Bộ luật hình sự năm 1999 có hình phạt khởi điểm từ 12 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
 
Chia sẻ sau phiên xử trên trang Facebook cá nhân của mình (Manh Dang), Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong hai luật sư biện hô cho các bị cáo tại phiên xử mô tả rằng "ngay trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, ông Lưu Văn Vịnh đã chủ động cướp lời chủ tọa phản đối phiên tòa, còn ông Nguyễn Quốc Hoàn từ chối luật sư do tòa án chỉ định".
 
Cũng theo Luật sư Mạnh, trong quá trình xét hỏi, các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ giữ thái độ bất hợp tác và tiếp tục khẳng định mình vô tội. Các ông Nguyễn Quốc Hoàn, Từ Công Nghĩa đồng loạt phản cung, không thừa nhận các lời khai tại cơ quan điều tra và cho rằng bị ép cung, đồng thời, khẳng định lời khai của họ trong phiên tòa mới là sự thật của vụ án.
 
Ông Phan Trung thì giữ thái độ từ tốn của mình.
 
Trong phần luận tội, đại diện Viện Kiểm Sát cho rằng hành vi của cả năm ông là cực kỳ nghiêm trọng, đề nghị mức hình phạt từ 10 đến 17 năm.
 
Cuối buổi sáng, các luật sư đã trình bày hoàn tất quan điểm bào chữa, riêng đối với ông Nguyễn Quốc Hoàn do từ chối luật sư nên tự bào chữa.
 
So với mức án mà Viện kiểm soát đề nghị án và kết tội và kết quả phiên toà thì trung bình mỗi người được giảm từ 2 đền 4 năm tù.
 
Trong bản thông cáo báo chí công bố hôm 03/10, Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Mỹ - Human Rights Watch, trụ sở tại New York, kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ các cáo buộc nhắm vào những người này.
 
Theo ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của Human Rights Watch, việc truy tố năm người nói trên chỉ nhằm «đàn áp các tiếng nói kêu gọi đa nguyên chính trị, dân chủ hay tôn trọng nhân quyền», và năm bị cáo «có nguy cơ ngồi tù với mức án nhiều năm chỉ vì dám phê phán Đảng Cộng Sản ».
Human Rights Watch cho biết là các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Phan Trung, Từ Công Nghĩa và Nguyễn Quốc Hoàn đã bị bắt từ tháng 11/2016, vì bị cho là đã tham gia Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết, một nhóm hoạt động chính trị độc lập.
 
Họ bị buộc vào tội danh «hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân», tuy nhiên, theo Human Rights Watch, các bị cáo chỉ tham gia các hoạt động như biểu tình chống Trung Quốc, bảo vệ môi trường, hoặc là hội họp với các nhà hoạt động để thảo luận về những vấn đề nhân quyền.
 
Trên cơ sở đó, Human Rights Watch cho rằng chính quyền Việt Nam nên hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do cho 5 người ngay lập tức và vô điều kiện.
 
 
 

Luận án tiến sỹ với tựa đề "Câu bị động tiếng Anh và các phương thức dịch sang tiếng Việt" của Hoàng Công Bình, giáo sư hướng dẩn PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn tại Đại Học Quốc Gia Hà Nội, năm 2015.




Đây là luận án tiến sĩ ở một trường đại học hàng đầu tại VN bây giờ. Bất cứ ai đi học Trung Học Đệ I Cấp trước 30/4/1975 chọn sinh ngữ Anh đều được học cách dùng passive voice khi xong lớp Đệ Lục (lớp 7 bây giờ). Bây giờ các quan đại học CSVN "nâng cấp" lên trình độ tiến sĩ !






Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Em đi học







Nhà mồ Ba Chúc, tội ác của ai?




https://drive.google.com/file/d/1Ybxv-20vUXXpVvj86to6AxBS206vSNip/view?usp=sharing

Ký ức về những đợt đánh tư sản miền Nam VN dưới trướng đỗ mười







“Bồ tát” cộng sản - Tác giả Trần Văn



Tuy không phải là Chủ tịch Nhà nước như ông Trần Đại Quang nhưng vì ông Đỗ Mười từng là Tổng Bí thư Đảng CSVN nên “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân” Việt Nam lại phải tiếp tục để tang một cá nhân được mặc định như “quốc phụ” nữa!

Tuần trước, nhiều facebooker tại Việt Nam đã chuyền cho nhau bài viết của ông Hồ Anh Hải, đăng trên website Nghiên Cứu Quốc tế (1), kể chuyện thiên hạ tổ chức “quốc tang” cho những ai, như thế nào. So với thiên hạ, việc Việt Nam dùng luật để đặt định “quốc tang” rõ ràng là phi lý, lãng phí, chưa kể hết sức nguy hại cho hệ thống chính trị, hệ thống công quyền trong việc thu phục nhân tâm.
Giống như tuần trước, sự kiện thêm một “quốc phụ” lìa đời thuộc loại “nhiều triệu người vui, rất ít người buồn”. Có facebooker như Lệ Cam Trần tâm sự: Con hỏi, sao “tin buồn” mà nhiều người thả mặt cười vậy mẹ? Mẹ “đơ” luôn. Sáng giờ ai thả mặt cười thì giải thích cho bé đi (2)! Cũng đã có những facebooker như Nguyễn Thiện cảnh báo, chuyện lại có thêm hai ngày “quốc tang” gây thêm thiệt hại cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải trí. Nguyễn Thiện đề nghị giới làm luật nên đưa “quốc tang” vào nhóm “sự kiện bất khả kháng” để giải trừ trách nhiệm cho doanh nghiệp khi không thể thực hiện hợp đồng đã ký (3).

Phiền toái của “quốc tang” nối tiếp “quốc tang”, khiến sinh hoạt xã hội xáo trộn, công quỹ phải chi thêm những khoản không nhỏ chút nào là lý do để ông Phạm Hoài Nhân ngồi tính xem còn bao nhiêu “quốc tang”. Theo đó thì tới giờ còn năm Chủ tịch Quốc hội, bốn Chủ tịch Nhà nước (chưa kể người sắp được bầu thay ông Quang), ba Tổng Bí thư, hai Thủ tướng chưa nghỉ thở, tựu chung là sẽ “còn tới… 14 cái quốc tang nữa”. Tuy nhiên trong số vừa kể có một số người từng giữ chức vụ này (ví dụ như Chủ tịch Quốc hội) rồi sau đó giữ thêm chức vụ khác (ví dụ như Tổng Bí thư), nếu đảm nhiệm thêm chức vụ khác (ví dụ như Chủ tịch Nhà nước) và do các chức vị ấy cùng thuộc “ diện” phải làm “quốc tang” nên ông Nhân báo hỉ, thay vì ba, sẽ chỉ cần làm một “quốc tang”. Rõ ràng “ba trong một” đỡ mất thời gian và đỡ tốn tiền (4)!

***

Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam không tổ chức “quốc tang” cho ông Trần Đại Quang, ông Quang đừng chuẩn bị lăng để táng mình thì tuần trước, chắc chẳng có bao nhiêu người bình phẩm về “thân thế - sự nghiệp” của ông. Tuần này cũng vậy, điểm khiến thiên hạ nhớ - kể - nhắc với hậu sinh một cách tường tận ông Đỗ Mười đã gieo họa cho quốc gia, dân tộc thế nào. Rất nhiều facebooker như Trần Hồng Tiệm nhấn mạnh đến những “Di sản của Đỗ Mười” mà người Việt sẽ không bao giờ quên. Đó là “Hội nghị Thành Đô” mà ông Nguyễn Cơ Thạch – Ngoại trưởng Việt Nam thời đó từng cảnh báo là “mở ra thời kỳ Bắc thuộc mới” và “cải tạo công thương”. Cho dù Đỗ Mười không phải là thủ phạm duy nhất nhưng Đỗ Mười không thể rũ bỏ được trách nhiệm (5).

Tương tự, Nguyễn Đức Long nhận định, Đỗ Mười là một trong những người “khai sáng ra nghề đặt trạm” trên toàn Việt Nam vào thời kỳ ngăn sông cấm chợ. Một thứ ác mộng mà dân gian đặt thành vè “”Nằm ngửa thấy Trần Kiên, nằm nghiêng thấy Đỗ Mười”. Long cho rằng, nên dùng danh tính của Đỗ Mười để đặt cho các trạm thu phí hiện nay (6).

Đỗ Mười thọ tới 101 tuổi nhưng những gì ông đã làm gieo họa cho nhiều thế hệ nên vẫn còn nhiều triệu nhân chứng là con, cháu, thân nhân, bè bạn của các nạn nhân lên tiếng thuật lại những gì họ đã trải qua hoặc chứng kiến trong các cuộc “cải tạo công thương”. Lê Đại Anh Kiệt làm người ta ngậm ngùi cho “cu Dẹo” – bạn đồng môn. Cu Dẹo con ông Hài Hoành – chủ một trong hai tiệm sửa xe đạp ở thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Tiệm ông Hai Hoành chỉ lấy tiền dân trong thị trấn nếu phải làm những việc khó từ vá xe trở lên, còn những chuyện lặt vặt như xiết lại ốc, chỉnh lại thắng,… thì chỉ làm giúp, miễn phí. Tiệm ông Hai Hoành cũng là chỗ để riêng hai ống bơm cho thiên hạ xài. Thay vì chạy nhảy, chơi đùa như nhiều bạn đồng lứa, sau giờ học, “cu Dẹo” chỉ biết giúp cha... Thế mà ông Hai Hoành bị quy là “tư sản”, bị “đánh” trong “cải tạo công thương”. Cả thị trấn sững sờ. May là các đợt “cải tạo công thương” ở miền Nam chỉ như “những cơn giông bạo phát, bạo tàn tràn qua rồi thôi, không chà đi, xát lại và lôi kéo cộng đồng dân cư vào những cuộc đấu tố, tàn sát lẫn nhau”. Miền Nam sau 30 tháng 4 năm 1975 có rất nhiều gia đình tư sản bị “đánh” tan nát như gia đình “cu Dẹo” (7).

Cũng xu hướng đó, Nguyễn Chương Mt viết về “Dấu ấn của Bồ tát Đỗ Mười”. Chương Mt nhấn mạnh, danh xưng “Bồ tát” không phải từ ông mà do Thượng tọa Thích Minh Hiền, trụ trì Chùa Hương, “hoan hỉ tôn vinh” Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng), sau đó là Tổng Bí thư Đỗ Mười. Chương Mt bảo rằng, bởi Đỗ Mười được tôn vinh làm “Bồ tát” nên ông ráng tìm hiểu về dấu ấn của “Ngài” Đỗ Mười và mong bá tánh giúp kiến giải thêm. Sau ngày đất nước liền một dải, “Ngài” Đỗ Mười đặc trách “cải tạo công thương” tại miền Nam. Toàn miền Nam suy sụp, rơi vào cảnh đói kém. Đang sống yên bình ở đô thị, thoắt cái, hàng trăm ngàn gia đình dắt díu nhau vào chốn rừng thiêng nước độc làm “kinh tế mới”. Sống nay, chết mai. Có đó rồi mất đó. Nhờ vậy mới thấm thía công đức của “Bồ tát” Đỗ Mười. “Ngài” đã tạo “thiện duyên” trong nghịch cảnh, khiến người ta thấu được lẽ VÔ THƯỜNG của cuộc đời. Không nhờ “Bồ tát” Đỗ Mười, dễ gì cả triệu người giác ngộ “vô thường”? Chuyện “Ngài” Đỗ Mười xác định “cải tạo công thương” là “trận chiến”, sẵn sàng dùng súng ống trấn áp bất kỳ ai chưa giác ngộ là vì thương chúng sinh còn mê đắm trong thủ chấp tài sản. Cũng vì vậy mà “Ngài” Bồ tát Đỗ Mười cổ võ cả con cái “đấu tranh” với cha mẹ, xem cha mẹ cất giấu tài sản ở đâu để báo cho chính quyền. Trong môi trường sống mà con người xem nhau như những đối tượng để “đấu tranh”, chẳng còn ai dám giữ cái “tôi” trong suy nghĩ, dần dà mọi người như một, cùng giác ngộ sự an toàn cao nhất, còn gọi là “an lạc thân tâm”, từ bỏ cái “tôi” trở thành VÔ NGÃ cho khỏi rắc rối. Không có “Bồ tát” Đỗ Mười, dễ gì cả triệu người giác ngộ “vô ngã”?
Theo Chương Mt, tuy “Bồ tát” Đỗ Mười đã vãng sanh nơi cõi Phật song những gì mà “Ngài” để lại đáng cho mọi người tụng niệm và đừng quên. Đó là: Đừng tưởng đã nắm trong tay là chắc ăn, có đó rồi sẽ mất đó, không thể dè trước... Đất nước đã bao giờ được như thế này đâu, đó là nhờ không chỉ có mỗi “Bồ tát” Đỗ Mười mà còn có nhiều “Bồ tát” nữa nhưng chưa lên bàn thờ (8).

Chú thích

(1) http://nghiencuuquocte.org/2018/09/25/chuyen-quoc-tang-o-cac-nuoc/
(2) https://www.facebook.com/lecam.tran.3/posts/1128454463985547
(3) https://www.facebook.com/nguyenthien.haihuoctutrao/posts/10213092983219311
(4) https://www.facebook.com/phnhan/posts/10212902492181765
(5) https://www.facebook.com/donga01/posts/10215807737218395
(6) https://www.facebook.com/duclong247/posts/10215386658432410
(7) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=692676084437051&set=a.164309720607026&type=3&theater
(8) https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/553922901708361



đỗ mười và đồng bọn: "Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam" (thơ Bùi Giáng)







Mỹ: "Tàu Cộng, Liệu Hồn!"







Công lý cho Thẩm phán Kavanaugh







lú sẽ trở thành hoàng đế?







Á Châu Ngày Nay, 7/10/2018







Việt Nam tuần qua, 6/10/2018







Nga bị cáo buộc trong các cuộc tấn công mạng toàn cầu







Âm Nhạc Nhớ Về Saigon







Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Hòa Hợp Dân Tộc Ở Việt Nam: Con Đường Xa Ngai- Tác giả Nguyễn Trọng Bình







Ý nghĩa chuyện Nga cung cấp hỏa tiễn S300 cho Syria - Tác giả Bs Trần Xuân Ninh







Will Nguyễn: Chia sẻ về việc tham gia biểu tình và bị bắt tại Việt Nam







Mỹ bắt nghi can gửi thư đầu độc







Công bố Giải Nobel Hóa học 2018

br/>

br/>

Hành Trình đến Việt Nam qua Âm Nhạc và Vũ Điệu cùng nhóm múa Âu Cơ - Melbourne đi thăm lại giang sơn nước Việt, bắt đầu từ đỉnh Hoàng Liên Sơn xuống đồng bằng Bắc Bộ và theo dòng chảy của âm nhạc vào tận đất mũi Cà Mau và không thể bỏ qua những giây phút rộn ràng đến bồi hồi của Sài Gòn phồn vinh xinh đẹp ngày nào ....







Lộn tiết với “Quốc Khánh Tiết”!







Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Tìm Nơi Bùi Giáng Chăn Dê - Tác giả Trần Tuấn







Hỏa tiễn Mỹ sẽ bắn hạ hỏa tiễn Nga?







Chiến tuyến mới trên Biển San Hô







Giải Rubik thế giới







Bè Lũ Bán Nước!







Đền thờ Nguyễn Trung Trực: Tượng đài giữa lòng dân







Tác hại của trái dứa (trái thơm)







Công bố Giải Nobel Hóa học 2018







Tới Mỹ nghiên cứu, thực tập: Kinh nghiệm thực tế







Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Âu Châu biểu tình phản đối luật đặc khu và an ninh mạng tại Paris







Ai bán Chúa cho Quỷ như Judas?: Beijing -Vatican deal: A grim future for the church in China - Tác giả Frank Ching




Through not a churchgoer, I have over the years maintained a lively interest in religion, particularly Christianity, no doubt because of a Catholic education from kindergarten through university. I stopped going to church entirely a quarter century ago after I was told by a priest during confession that I was going to hell because I was divorced and had remarried.

Even though the accord between the Vatican and China on the nomination of bishops was expected, it nonetheless came as a shock. The "provisional" agreement was the first signed between China, with one of the world's oldest civilisations, and the Catholic Church, whose roots go back thousands of years. Each claims the adherence of well over a billion people.

The agreement's contents were not released but the media was briefed. The Vatican is allowing a communist government to pick its bishops, presumably with a papal veto. China, for the first time, is acknowledging that Rome has a role in the nomination of bishops.

The agreement culminated years of discussion involving several pontiffs. Competition between China and the Vatican on the naming of bishops in previous years saw China not recognising - and sometimes incarcerating - those appointed by Rome, and the Vatican excommunicating those appointed by Beijing.

It spells the end of the underground church, which has been loyal to Rome for almost 70 years. Their members account for roughly half the Catholics in China, estimated at 12 million. The others are tended by the communist-controlled Chinese Catholic Patriotic Association.

The Vatican says that it is uniting a divided community of Catholics. But to many, including retired Cardinal Joseph Zen in Hong Kong, it looks like the Vatican is abandoning those who had been loyal while favouring those who accommodated themselves to the Communist party. Certain bishops loyal to Rome are being asked to step aside to make way for communist-approved bishops.

Meanwhile, what is going on within China behind the scenes suggests a bleak future for the church. General Secretary Xi Jinping is insisting that Christianity be Sinicised within five years.

Last year, at the epoch-making 19th party congress, Mr Xi pledged "to uphold the principle that religions in China must be Chinese in orientation and provide active guidance to religions so that they can adapt themselves to socialist society".

All religions are under pressure, with Uighurs and other Muslims being the most persecuted, followed by Tibetan Buddhists. Chinese Buddhism, Mr Xi told Unesco in 2004, went through an extended period of integrated development with Confucianism and Taoism and finally became "Buddhism with Chinese characteristics".

In February, new regulations went into effect making it illegal to worship in private houses. Minors are not allowed in churches.


Significantly, Mr Xi isn't calling on churches to integrate with Chinese culture, but rather with socialist society. The churches are already Chinese; they just aren't socialist enough. The part1y wants tighter control of them.

Both Catholics and Protestants have responded to Mr Xi's call for Sinicisation.

The Catholic Patriotic Association disclosed its five-year plan in June. The document says: "To love the motherland and obey the state regime is a responsibility and obligation for each Christian. Core political requirements are acceptance of the leadership of the Communist Party of China, supporting the socialist system and safeguarding constitutional and legal authorities."

It went on: "The Church will guide clerics and ordinary Catholics to actively practise core values of socialism, love the motherland passionately, support the leadership of the Communist Party, obey the law and serve society." There was nothing about its Christian mission.

Two Protestant national committees, too, have released a five-year plan to Sinicise themselves.

It is important, the Protestants say, to "Embrace and support the leadership of the Chinese Communist Party. Be guided by the core values of socialism and endorse the systems, ways, theories and culture of our country's development. Based on Biblical teachings, stick to the fundamental beliefs and core teachings."

Of course, Marxism is also foreign. But since the time of Deng Xiaoping, the party has been careful to say that what it practises is "socialism with Chinese characteristics".

In all likelihood, what the party hopes is that Chinese churches will transform themselves not by becoming more Chinese but by becoming more socialistic. All Christians in China, bishops and laity, are already Chinese. The liturgy is thoroughly Chinese. The only thing is that they have not yet become communists.

But the call for Sinicisation has already seen both Catholics and Protestants hail the leadership of the Communist Party. Still, I assume, Mr Xi will continue the big squeeze.


Phỏng vấn Lm Nguyễn văn Hùng







Phỏng vấn cựu đại tá VNCH Hà Mai Việt







Việt Nam Ta: Tổng Thống Ngô Đình Diệm










Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Civil Rights Defender of the Year 2015







Tham tán ngủ ở New York: Bảy điều rút ra về người Việt - Tác giả Nguyễn Hùng



Vụ Tiến sỹ Nguyễn Nam Dương, tham tán của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ngủ gật có lẽ sẽ qua nhanh và ít ầm ĩ hơn rất nhiều nếu không có nhiều người muốn chứng minh anh ngủ đúng giờ chứ không phải ngủ trong giờ làm việc. Nguyên tắc đầu tiên của xử lý khủng hoảng là đưa ra những thông tin chính xác và kịp thời. Việc tồn tại những tin vịt quanh bức ảnh đã đổ thêm dầu vào lửa khiến nó cháy lâu hơn. Vụ việc cũng cho thấy đôi điều về người Việt và con người nói chung.
  1. Hiểu biết nói chung của người ta về tin tức còn kém. Nhiều người không hiểu rằng phóng viên phương Tây sẽ không bao giờ chụp hình người đang ngủ vào đúng giờ ngủ để đem bán. Đúng giờ người ta ngủ thì mắc mớ gì mà chụp. Và chụp bán cũng không ai mua cả vì biết chú thích sao đây. ‘Ông Việt Nam ngủ vào giờ nghỉ’ đâu phải là điều gì hấp dẫn người đọc. Và quan trọng hơn là luôn đọc tất cả mọi điều với một chút nghi ngờ trong thời tin vịt lên ngôi này. Hãy kiểm tra với nhiều nguồn khác nhau, kể cả những nguồn mình không thích.
  2. Văn hoá ‘chổi cùn cắp nách khư khư, hễ ai động đến là văng chổi cùn’ được thể hiện rất rõ khi tranh luận về chủ đề này. Thay vì tranh luận vào đúng chủ đề là ngủ khi làm việc hay ngủ vào giờ nghỉ thì người ta quay sang bảo ‘ôi, đầy người khác cũng ngủ kia kìa’. Sự bao biện này đã được đáp lại bởi những câu như ‘vậy thấy người khác ăn cắp thì ta cũng đi ăn cắp à’. Hay có người bảo ‘ai cũng phải kiếm cơm, đừng vì miếng cơm mà đập niêu cơm của người khác’. Xin lỗi bạn, cơm cháo gì ở đây. Đang nói về chuyện ngủ khi nào cơ mà. Hoặc ở hình thái cực đoan thì người ta văng ‘đổi mới’ luôn.
  3. Người ta không biết quan chức phải chịu sự soi mói của truyền thông và dư luận hơn người thường. Vì sao ư? Vì người thường đóng tiền thuế để trả lương cho quan chức và nhân viên nhà nước nói chung. Người thường đấy thậm chí có thể là bà bán ve chai, ông bán vé số. Tieu tiền mà người khác đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới kiếm được thì phải có trách nhiệm hơn là đương nhiên. Trong trường hợp này quan chức được chụp với hai chữ ‘Việt Nam’ chứ không phải với tên riêng của ông. Như thế ông đại diện cho hình ảnh của một quốc gia chứ không chỉ là riêng ông Dương như có người nguỵ biện. Luật sư Ngô Ngọc Trai đã viết khá rõ về điều này trên Facebook của ông.
  4. Một số người không hiểu thế nào là quyền riêng tư và nói rằng người chụp hình đã vi phạm quyền này. Bạn có thể nói vậy khi họ dùng ống kính tele chụp khi bạn đang ngủ trong nhà, trên tàu, tại sân bay… Nhưng khi bạn bước vào phòng họp của Liên Hiệp Quốc thì bạn đã bỏ quyền riêng tư của bạn lại ngoài cửa rồi. Chẳng nhẽ bạn mang luôn cái đệm vào phòng Đại Hội Đồng ngủ cho êm luôn sao?
  5. Văn hoá xin lỗi ở Việt Nam còn chưa phổ biến. Làm gì sai thì nhận và xin lỗi thành tâm mọi người sẽ bỏ qua. Tham tán Dương thay vì xin lỗi công khai trên Facebook thì anh đóng Facebook lại. Vậy là anh đã bỏ lỡ cơ hội biến điều tiêu cực thành tích cực và chứng minh khả năng ngoại giao của mình. Còn nếu anh không đủ khả năng để xử lý tình huống này thì làm sao người ta tin anh có thể cáng đáng được những việc lớn hơn ở Liên Hiệp Quốc.
  6. Trước một sự cố bất ngờ người ta thường như con thỏ bị rọi đèn pha trong đêm. Điều này có thể hiểu được nhưng đừng cứ đứng đó lâu mà xe nó cán. Tôi gửi thư cho phái đoàn của Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc từ thứ Bảy. Tới thứ Ba vẫn chờ thư họ trả lời về chuyện tham tán ngủ. Trong khi đó người chụp tấm hình trả lời thư của tôi trong cả thứ Bảy và Chủ Nhật. Mà đó là họ làm cho hãng tin tư nhân chứ không ăn tiền thuế của dân đâu. Im lặng không phải khi nào cũng là vàng.
  7. Con người ta quả là đáng thương. Đúng là ai cũng phải đi làm và nhiều cơ quan thích vắt chanh bỏ vỏ. Có thể anh tham tán bị nhồi cho họp mười mấy tiếng liền và như thế có thể sai cả luật lao động và chuyện anh ngủ là đương nhiên. Có thể họ cũng cắt luôn quyền mở miệng của anh nữa. Mà cái này là truyền thống của Việt Nam rồi.
Người chụp ảnh tham tán ngủ nói với tôi ông hy vọng có điều gì tích cực sẽ đến với vị tham tán từ trải nghiệm này. Khi tôi nói tôi khó nghĩ ra có điều tích cực nào có thể đến với tham tán thì phóng viên Don Emmert, người chụp hình ở Liên Hiệp Quốc từ năm 1985, nói ông luôn cố biến mọi trải nghiệm thành điều gì đó tích cực. Tôi giải thích với ông về phản ứng của cộng đồng Facebook Việt Nam trước bức ảnh của ông và ông nói người ta có thể hiểu bức ảnh theo hai cách. Một là tham tán thiếu tôn trọng diễn giả và những người xung quanh. Hoặc tham tán chắc đã làm việc quá nhiều mới mệt đến thế. Ông Emmert cũng nói: “Tôi không chụp tấm ảnh đó để có đánh giá tích cực hay tiêu cực về Liên Hiệp Quốc hay các đại biểu. Tôi ở đó để cho công chúng thấy những gì xảy ra trong các cuộc họp.”


Tiến sĩ Nguyễn Nam Dương ngủ gật trong phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp QUốc năm 2018





Tên đầy đủ gắn liền với học hàm, học vị là Tiến sĩ Nguyễn Nam Dương.

Tiến sĩ Nguyễn Nam Dương đã làm bùng nổ sự chú ý của thế giới đối với Việt Nam qua bức ảnh “giấc ngủ thời đại 4.0” tại giữa phiên họp Đại hội đồng LQH lần thứ 73 vừa qua.

Trước khi nhận chức vụ Tham tán của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Tiến sĩ Dương là Viện phó Viện Nghiên cứu chiến lược của Học viện Ngoại giao Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Nam Dương đã tốt nghiệp Cử nhân Quan hệ Quốc tế tại Học viện Quan hệ Quốc tế Việt Nam. Sau đó theo học Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, và tiếp tục lấy bằng tiến sĩ Chính trị tại Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Úc.

Tiến sĩ Dương khá thành công trong tư cách là một học giả, một nhà nghiên cứu. Nhưng khi đi vào sự nghiệp làm một chính khách trong lĩnh vực ngoại giao, “giấc ngủ thời đại 4.0” có thể sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị của Dương.

Thật tế mà nói, tiến sĩ Dương ngủ “rất có duyên” nếu trong tư cách là một nhà nghiên cứu và bối cảnh của nó là một căn phòng nghiên cứu chính sách, nhưng kỳ thực là nó rất vô duyên trong tư cách là một nhà ngoại giao tại phòng họp LHQ đang bàn chuyện canh giữ hoà bình cho thế giới.

Không có duyên làm chính khách thì trở lại làm một nhà nghiên cứu nhé Tiến sĩ Dương. Giấc ngủ của một nhà nghiên cứu chắc chắn sẽ êm ái hơn giấc ngủ của một chính khách nhiều lắm.



Vài nét ký ức về Đỗ Mười - Tác giả JB Nguyễn Hữu Vinh




Chúng tôi cũng một thời nghe về Đỗ Mười, sau 1975 đã dẫn đầu những cuộc đánh tư sản Miền Nam. Những âm mưu của bè lũ tư bản, tư sản đối với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cả nước ra sao và thành tích cũng như tài trí của Đỗ Mười như thế nào qua những chiến công đó.
Những câu chuyện đó qua báo chí, sách vở và truyền miệng đã đưa đến một hình ảnh lãnh đạo đất nước tài giỏi như Đỗ Mười khiến chúng tôi thấy thật hạnh phúc nếu được diện kiến.

Gặp Đỗ Mười

Điều choáng nhất đối với tôi đầu tiên khi động đến chính trị và các lãnh đạo đất nước, đó là sau khi vào Đại học Xây Dựng Hà Nội. Khi đó, Trường ĐHXD Hà Nội vẫn còn sơ tán ở Hương Canh, Vĩnh Phúc.

Một buổi chiều, tôi ra nhà ông Hoàng Xuân Liễn, là người quen của bố tôi khi học Đại học Bách khoa Hà Nội. Ông làm Trưởng phòng Giáo vụ nhà trường. Đến nhà ông chơi, tôi chăm chú đọc tờ báo Liên Xô Ngày Nay, một loại họa báo in đẹp, tuyên truyền về Liên Xô, thành trì của Cách mạng vô sản và là Anh Cả trong phe XHCN.

Trên tờ họa báo, có in một đoạn bút tích của Hồ Chí Minh khi đến viếng Lenin. Đọc mãi mà tôi không thể hiểu được ý của ông Hồ định viết cái gì. Câu văn thì lủng củng, ngữ pháp không rõ ràng, khó hiểu. Tôi hỏi ông Liễn:
  • Bác có biết Bác Hồ viết như thế này là ý nghĩa gì không?
Thật bất ngờ, ông trả lời tôi:
  • Vớ vẩn. Tay này viết ngớ ngẩn.
Tôi giật bắn mình và không dám hỏi gì thêm. Bởi khi đó, với thế hệ chúng tôi ở miền Bắc, nói về Hồ Chí Minh mà nói vậy là sự xúc phạm còn hơn phá Nhà thờ. Bởi phá nhà thờ là điều chúng tôi thường thấy khi đó.

Năm thứ 3 ở ĐHXD, chúng tôi đã chuyển về học ở Đồng Tâm, Hà Nội. Khi đó, Trường ĐHXD có đến mấy cơ sở, Đồng Tâm là một trong 3 nơi. Nơi đó như một vũng lầy, đường sá bẩn thỉu, ngõ hẹp quanh co, lớp học và Ký túc xá ở lẫn nhà dân.

Người dân ở đó trồng rau, trồng hành, mùi… đủ thứ. Đến khi họ tưới phân thì khỏi học, ngồi trong lớp học hoặc ký túc xá như ngồi trong nhà vệ sinh công cộng. Cơ sở vật chất của ĐHXD chẳng có gì ngoài mấy dãy nhà cấp 4. Nhếch nhác, bẩn thỉu và xô bồ và đói là những gì mà thời sinh viên chúng tôi được hưởng.

Năm 1984, Trường ĐHXD tổ chức Hội nghị Khoa học. Không có hội trường nên nhà trường mượn  Hội trường C2 Đại học Bách khoa Hà Nội để tổ chức.

Đến dự, có Đỗ Mười, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Chúng tôi nô nức vì lần đầu được gặp một nhà lãnh đạo đất nước.

Cả hội trường tập trung một lúc lâu thì ông đến. Công an thì gác trong gác ngoài hết sức đông đúc và nghiêm trọng, cẩn mật.

Đỗ Mười đến, lên bục phát biểu một hồi dài. Phong cách của ông là chém tay liên tục. Tôi ngồi dưới hội trường thấy ông nói chuyện, giọng khàn đực và chém tay lia lịa, không thể nhớ được nhiều.

Nhưng tôi choáng khi nghe ông nói có những nội dung mà tôi không nghĩ là người như ông lại nói thế. Tôi chỉ nhớ mấy ý như sau:
  • Tôi nhận được lời mời đến Đại học Xây dựng dự Hội nghị, mà tìm mãi không biết nó ở chỗ nào, mãi mới biết là mượn Hội  trường của Bách Khoa. Các đồng chí được nhà nước giao cho trấn giữ ở phía Nam thủ đô, phải xây dựng cao lên, không chỉ năm, bảy tầng mà là mười tầng hoặc cao hơn nữa.
Ông Hiệu trưởng nhà trường mừng rỡ vì những lời này, cả hội trường yên chí rằng trường mình chắc sẽ được đầu tư đẹp hơn, tốt hơn.

Ông lại chém tay nói tiếp:
  • Đảng và nhà nước hết sức quan tâm đến lĩnh vực xây dựng. Các đồng chí thấy vừa qua Hà Nội mới mưa một trận đã ngập lụt khủng khiếp như thế chưa. Là những người xây dựng, chúng ta phải chú ý đến Thủ đô, nâng nó lên, ao hồ lấp hết đi.
Cả hội trường cười như vỡ chợ. Là Bộ trưởng Xây dựng một thời gian dài, chẳng lẽ ông không biết rằng lấp ao hồ đi thì ngập lụt sẽ càng tăng lên? Quả thật là sau đó, Hà Nội thi nhau lấp ao hồ thật và ngập lụt lại cứ triền miên như hiện nay.

Điều thứ hai ông nói về đội ngũ trí thức Việt Nam, lại làm tôi chú ý. Ông nói:
  • Chúng ta có đội ngũ trí thức hết sức đáng quý. Tình hình hiện nay là rất khó khăn. Các đồng chí tưởng tôi là Phó thủ tướng chính phủ là sung sướng lắm à? Suốt ngày đi ăn xin, xin lương thực, xin viện trợ.
Cả hội trường lại cười nhưng những tiếng cười khác trước. Có lẽ là cái cười đau khổ nhất của một tập thể mà tôi thấy. Đỗ Mười nói tiếp:
  • Anh Trường Chinh nói rằng, các Giáo sư, tiến sĩ của ta lương chỉ đủ sống có 15 ngày. Nhưng tôi tính thì chỉ đủ 7 ngày. Còn lại thì chúng ta nuôi lợn, chúng ta đi rửa bát thuê cho hàng phở, chúng ta trồng rau, tự túc lương thực để nghiên cứu khoa học. Thế đấy, chúng ta có đội ngũ khoa học, trí thức đáng quý như thế đấy. Nó như thép đã tôi, tôi đi rồi tôi lại.
Lại một lần nữa, hội trường cười như chưa từng được cười. Dưới hội trường xầm xì: Trí thức mà cứ phải đi rửa bát thì làm sao còn có thể nghiên cứu khoa với chả học? Đói bỏ mẹ lo ăn chưa xong lại còn nghiên với cứu? Tôi thép chỉ tôi một lần chứ ai tôi đi rồi tôi lại…

Cả hội trường cứ râm ran và cười. Đỗ Mười thấy vậy cứ tưởng phía dưới hưởng ứng càng chém tay mạnh hơn.

Chợt Huỳnh Ngựa, một anh bạn cùng lớp đứng bật dậy đi ra. Hắn ra đến hiên nhà vừa đi vừa chửi: “Đm, chẳng có tướng mạo con c. gì”. Chúng tôi lại choáng vì công an cả đàn cả lũ đang đứng gần đó nhìn theo. Có lẽ anh ta cũng như chúng tôi đã gặp con người thực tế của một lãnh đạo đất nước không như những gì chúng tôi đã được nghe, được tuyên truyền xưa nay nên anh ta thất vọng.
Lần gặp trực tiếp Đỗ Mười ấy, đã làm xáo trộn trong tôi về hình ảnh một lãnh đạo đất nước không như tôi nghĩ, không như tôi nghe, cũng tầm thường và thiếu hiểu biết chứ không như những ông Thánh trong chuyện cổ tích chúng tôi vẫn được tuyên truyền.

Khi tôi về công tác tại Viện Thiết kế Bộ Giao thông, thỉnh thoảng chúng tôi được nghe về những câu chuyện của các lãnh đạo quốc gia bởi những người đã gặp, những câu chuyện họ đã nghe. Những câu chuyện về đời thực của các lãnh đạo, đều như những câu chuyện phản động nào đó, ít ai dám nói công khai.

Một lần, nói đến những nhà lãnh đạo, một chị trong phòng kể:

Ông chồng chị, một lần đi công tác với Đỗ Mười, về nhà thấy thì thầm với chị: Đúng là tay Đỗ Mười này ăn nói cục súc thật, như thằng ngoài chợ. Chị hỏi chuyện gì, ông kể rằng hôm nay, đi cả đoàn cùng với Đỗ Mười thăm Nhà máy Dệt Nam Định. Đến chỗ dệt, có một bộ phận cuốn sợi hay chỉ gì đó ông cũng không rõ, Đỗ Mười hỏi: Đây là cái gì thế? Sau khi được giải thích đây là bộ phận nọ kia trong quá trình dệt vải. Đỗ Mười nói một câu: “Nhìn như cái l. đàn bà ấy’. Cả đoàn choáng và ông cũng choáng về cách ăn nói của lãnh đạo đảng và nhà nước trước cả đoàn cán bộ cao cấp.

Ông Kiến trúc sư kể lại: Hồi tôi thiết kế phương án Trụ đầu cầu Thăng Long, sau khi thiết kế xong thì phải đến thông qua Đỗ Mười, nhưng không thể gặp ban ngày mà người ta bố trí buổi tối gặp ông ấy tại nhà. Chúng tôi đến quần áo chĩnh chiện nghiêm trang như đi hội nghị. Đến nhà, ông ấy bận một bộ quần áo ngủ tiếp khách. Ngồi nghe chúng tôi trình bày phương án xong ông phán mấy câu: Phải hiện đại, phải dân tộc, phải đáp ứng yêu cầu nọ kia của tình hữu nghị Việt – Xô… nghe xong chúng tôi ra về mà không hiểu cần làm như thế nào để đáp ứng tất cả những yêu cầu ấy. Chán.

Những câu chuyện tôi trực tiếp thấy và nghe về Đỗ Mười từ những con người cụ thể đã từng gặp là có thế. Sau này, khi mạng Internet đã vào Việt Nam, tôi mới hiểu hơn về thân thế, xuất thân cũng như những hành động, những mặt đằng sau của các lãnh đạo đất nước không như những lời mà hệ thống tuyên truyền đã bơm vào đầu cả dân tộc này bao nhiêu năm qua.

Tôi đã đọc Hồi Ký của Đoàn Duy Thành, hiểu rõ hơn về chân dung Đỗ Mười, về những kế hoạch tàn bạo, man rợ của tư duy cướp bóc bất chấp luật pháp và lẽ phải của ông ta trong những quyết định, những chỉ thị khi làm lãnh đạo. Tôi ấn tượng về câu chuyện khi ông đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng, nhìn thấy ngôi nhà hai tầng của một thủy thủ tàu viễn dương bên đường, ông ta hỏi nhà thằng nào mà đẹp thế. Sau đó ông chỉ thị tịch thu tất cả những nhà cao tầng của bất cứ người dân nào để làm công sở, làm nhà trẻ không cần biết xuất xứ.

Tôi cũng thấy hiện lên qua đó, hình ảnh chân thực hơn về một trong những lãnh đạo xuất thân từ tầng lớp thất học và những hạn chế về kiến thức nhưng được giao quyền lực lớn đã để lại những hậu quả to lớn như thế nào đối với đất nước, dân tộc này.

Tôi cũng đọc nhiều về những việc làm, lời nói và cách lãnh đạo, bè phái trong đảng khi chọn người làm lãnh đạo đất nước như lời Đỗ Mười: “Nó lật tao thì tao lật nó”.

Và rồi hệ thống tuyên truyền với tư duy nói mãi thì sự dối trá cũng thành sự thật, tôi nghe một sư quốc doanh như Thích Thanh Hiền ca ngợi Đỗ Mười là “Bồ tát thị hiện” mà ngao ngán cho một tôn giáo đã bị lũng đoạn khủng khiếp như Phật giáo quốc doanh ngày nay.

Đặc biệt, tôi nhớ hình ảnh Đỗ Mười trong cái gọi là Hội nghị Thành Đô với Trung Cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam với bản mật ước mà đến nay đảng CSVN vẫn giấu diếm như một điều gì đó khủng khiếp dù nó liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc, của đất nước Việt Nam này. Người ta đồn đoán, người ta lên án sự bất minh đó.

Bởi thường những gì phải lén lút, giấu diếm một cách bất minh thì thường là sự bất chính.

Một đất nước, một dân tộc mà đưa sinh mạng, tương lai cũng như tất cả mọi thứ của cả trăm triệu con người giao vào tay một cái đảng với những lãnh đạo như thế này, thì tương lai sẽ về đâu?

Câu hỏi không khó trả lời cho lắm.

Hôm nay, Đỗ Mười đã trở về cát bụi như một quy luật tất yếu của tạo hóa. Liệu ông ta được xây lăng to, mộ lớn thì có làm yên lòng dân, có làm cho con cháu và họ hàng được tự hào?

Hãy nhìn những phản ứng của người dân trên mạng xã hội, ngoài quán nước và trong lòng dân thì sẽ hiểu.

Nhất là nếu là người tin có đời sống tâm linh thì liệu Đỗ Mười có được thanh thản nơi chín suối khi có thời gian để ngẫm lại những việc của mình đã từng làm trên đời này khi sống một kiếp người?