khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

The Monk Who Taught the World Mindfulness Awaits the End of This Life - Tác giả Liam Fizpatrick




At a Buddhist temple outside Hue, Vietnam’s onetime capital, 92-year-old Thich Nhat Hanh has come to quietly “transition,” as his disciples put it. The ailing celebrity monk—quoted by Presidents and hailed by Oprah Winfrey as “one of the most influential spiritual leaders of our times”—is refusing medication prescribed after a stroke in 2014. He lies in a villa in the grounds of the 19th century Tu Hieu Pagoda, awaiting liberation from the cyclical nature of existence.

At the gate, devotees take photos. Some have flown from Europe for a glimpse of Thay, as they call him, using the Vietnamese word for teacher. Since arriving on Oct. 28, he has made several appearances in a wheelchair, greeted by hundreds of pilgrims, though the rains and his frailty have mostly put a stop to these. On a wet afternoon in December, the blinds were drawn back so TIME could observe the monk being paid a visit by a couple of U.S. diplomats. The Zen master, unable to speak, looked as though he could breathe his last at any moment. His room is devoid of all but basic furnishings. Born Nguyen Xuan Bao, he was banished in the 1960s, when the South Vietnamese government deemed as traitorous his refusal to condone the war on communism. He is now back in the temple where he took his vows at 16, after 40 years of exile. Framed above the bed are the words tro ve—”returning”—in his own brushstroke

In the West, Nhat Hanh is sometimes called the father of mindfulness. He famously taught that we could all be bodhisattvas by finding happiness in the simple things—in mindfully peeling an orange or sipping tea. “A Buddha is someone who is enlightened, capable of loving and forgiving,” he wrote in Your True Home, one of more than 70 books he has authored. “You know that at times you’re like that. So enjoy being a Buddha.”

His influence has spread globally. Christiana Figueres, the former executive secretary of the U.N. Framework Convention on Climate Change, said in 2016 that she could not have pulled off the Paris Agreement “if I had not been accompanied by the teachings of Thich Nhat Hanh.” World Bank president Jim Yong Kim called Nhat Hanh’s Miracle of Mindfulness his favorite book.

The monk’s return to Vietnam to end his life can thus be seen as a message to his disciples. “Thay’s intention is to teach [the idea of] roots and for his students to learn they have roots in Vietnam,” says Thich Chan Phap An, the head of Nhat Hanh’s European Institute of Applied Buddhism. “Spiritually, it’s a very important decision.”

But practically, it risks reopening old wounds. Other Vietnamese exiles were infuriated by highly publicized visits Nhat Hanh made in 2005 and 2007, when he toured the country and held well-attended services that made international headlines. To his critics, these tours gave legitimacy to the ruling Communist Party by creating the impression that there was freedom of worship in Vietnam, when in fact it is subject to strict state controls.

Other spiritual leaders have suffered under the regime; Thich Quang Do, patriarch of the outlawed Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV), has spent many years in jail or under house arrest. In November, the U.S. Commission on International Religious Freedom (USCIRF), the government panel that monitors freedom of religion globally, issued a statement condemning his treatment by Hanoi. In this context, Vo Van Ai, a Paris-based spokesman for the UBCV, said Nhat Hanh’s prior visits to Vietnam “played into the government’s hands.”

The meaning of his return, therefore, carries great freight here in Vietnam. “[It] symbolizes that both he and the type of Buddhism he represents are fundamentally Vietnamese,” says Paul Marshall, professor of religious freedom at Baylor University in Texas. “For the government, this is both a challenge and an opportunity. If he lives out his life in peace, they can claim credit.”

Flourishing in Exile

Nhat Hanh has always gone his own way. He became a novice against his parents’ wishes, then left a Buddhist academy because it refused to teach modern subjects. He studied science at Saigon University, edited a humanist magazine and established a commune.

After teaching Buddhism at Columbia and Princeton universities from 1961 to 1963, he returned to Vietnam to become an antiwar activist, risking his life with other volunteers to bring aid to war-torn communities. He refused to take sides, making enemies of both North and South Vietnam. His commune was attacked by South Vietnamese troops, and an attempt was made on his life.

In 1966, as the war escalated, he left Vietnam to tour 19 countries  to call for peace. He addressed the British, Canadian and Swedish parliaments and met Pope Paul VI. This proved too much for the regime in Saigon, which viewed pacifism as tantamount to collaboration with the communists and prevented him from returning. The next time Nhat Hanh saw Vietnam was during a visit in 2005.

His reputation grew in exile. Hippies set his antiwar poetry to music. In 1967, he was nominated by Martin Luther King Jr. for the Nobel Peace Prize, and in 1969 he headed a Buddhist delegation to the peace talks in Paris. He eventually based himself in southwest France, where he turned the Plum Village Buddhist monastery into Europe’s largest, and established eight others from Mississippi to Thailand. He oversaw the translation of his books into more than 30 languages. When Western interest in Buddhism went through a revival at the turn of the century, Nhat Hanh became one of its most influential practitioners.

This was highly appealing to Westerners seeking spirituality but not the trappings of religion. Burned-out executives and recovering alcoholics flocked to retreats in the French countryside to listen to Nhat Hanh. An entire mindfulness movement sprang up in the wake of this dharma superstar. Among his students was the American doctor Jon Kabat-Zinn, founder of the Mindfulness Based Stress Reduction course that is now offered at hospitals and medical centers worldwide. Today, the mindfulness that Nhat Hanh did so much to propagate is a $1.1 billion industry in the U.S., with revenues flowing from 2,450 meditation centers and thousands of books, apps and online courses. One survey found that 35% of employers have incorporated mindfulness into the workplace.

Courting Controversy

In an unpublished interview he gave to TIME in 2013, Nhat Hanh declined to say if he wanted to return home for good. Instead he praised Vietnam’s youthful dissidents. “If the country is going to change, it will be thanks to this kind of courage,” he said. “We are fighting for freedom of expression.”

Washington obliged Hanoi by removing Vietnam as a CPC in 2006, to the fury of nonconformists forced into exile. “Many [who] had looked on Thich Nhat Hanh as a living Buddha, with total respect and admiration, were deeply disappointed to see him pandering to the communist authorities,” says Ai. Bill Hayton, associate fellow of the Asia program at London’s Royal Institute of International Affairs, explains that many in the Vietnamese diaspora will not tolerate any compromise with Hanoi. “In their eyes, Thich Nhat Hanh is a sellout because he is prepared to work within the limits imposed by the Communist Party.”

But Nhat Hanh was not totally silent. During his 2007 visit to Vietnam, he asked then President Nguyen Minh Triet to abolish the Religious Affairs Committee, which monitors religious groups. The Plum Village annual journal of 2008 went further and called on Vietnam to abandon communism. His followers paid a heavy price. In September 2009, police and a hired mob violently evicted hundreds of monks and nuns from a monastery that Nhat Hanh had been allowed to build at Bat Nha in southeast Vietnam, which had been attracting thousands of devotees.

Yet if Nhat Hanh courted controversy by engaging with the party, he also won the ability to gain access to the Vietnamese people—and that might have been the goal all along. The official Vietnamese Buddhist Church, says Hayton, “has no leader to compare with Thich Nhat Hanh or his ideas of mindfulness.” During Nhat Hanh’s tours, he was able to champion a concise, modernized form of Buddhism very different from the religion sometimes perceived as old-fashioned and arcane. The impact is still felt by young Vietnamese today. In November, Linh Nhi, 27, traveled from Saigon to keep vigil at Tu Hieu. “If I can meet him, that’s good,” she told local media. “If not, I’m still happy because I can feel his presence.”

Buddhism teaches that Nhat Hanh needs to offer his presence, and in doing so, he is embracing the roots of his suffering in the Vietnam War. He is surely aware that Hanoi will make political capital out of his homecoming. But then the Zen master is evidently playing the long game—the longest game of all, in fact, which is eternity.



Mong thiền sư nhớ "em bên phe thua cuộc". Quỳnh Giao hát Tâm Ca số 1 Tôi Ước Mơ, nhạc Phạm Duy phổ từ thơ Nhất Hạnh







Ngọc Hạ & Thiên Tôn song ca Vợ Chồng Quê, nhạc của Phạm Duy







Chuyện khó tin nhưng có thật về Bs Đinh xuân Anh Tuấn




Mời nghe phỏng vấn bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn







Chuyện khó tin nhưng có thật về Bs Đinh xuân Anh Tuấn 

"Ông Đinh Xuân Anh Tuấn, Giám đốc chương trình đào tạo chuyên khoa sau Đại học về hô hấp và miễn dịch dị ứng lâm sàng của Đại học Pasquale Paoli (Pháp) dành cho các bác sĩ Việt Nam, đã có nhiều thành tích nổi bật trong nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực Nhi khoa tại TPHCM và cả nước." Ông là một trong "9 trí thức kiều bào trong lĩnh vực giáo dục, y tế và tham gia, đào tạo, giảng dạy được đề nghị tặng Bằng khen của UBND TPHCM" trong năm 2018


Huế luận - Tác giả Đỗ Anh Vũ




Có lẽ trong các thành phố của Việt Nam, chỉ xếp sau Hà Nội (Thăng Long), Huế là địa danh đi vào thi ca nhạc họa nhiều hơn cả. Là kinh đô cuối cùng trong thời phong kiến, nhắc về Huế bao giờ cũng là một biển trời hoài niệm. Huế còn có những địa danh đã trở thành nét đẹp, nét gợi cảm đặc trưng, là niềm tự hào của người Huế. Đó là sông Hương, núi Ngự, là thôn Vỹ Dạ, bến Văn Lâu, dốc Nam Giao, cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba, chùa Thiên Mụ. Huế với biết bao lăng tẩm đền đài trầm mặc cổ kính muôn đời.

Mưa Huế
 
Nhiều người nghĩ mưa ở đâu mà chẳng như nhau. Nhưng thực sự không phải thế. Bất cứ ai đã từng ở Huế vào những ngày mưa, sẽ thấy rằng mưa Huế rất buồn. Không gian thì vắng vẻ, nhịp sống chậm, cỏ cây lúp xúp, xa xa là những thành quách đền đài rêu phong như thể được bao phủ bởi màn mưa dai dẳng. Theo các chuyên gia khí tượng học, trong tất cả các tỉnh thành từ Bắc vào Nam, Huế là nơi có lượng mưa cao nhất với 2868mm/lần. Thi sĩ Nguyễn Bính đã phải thốt lên: Trời mưa ở Huế sao buồn thế/ Cứ kéo dài ra đến mấy ngày/ Thềm cũ nôn nao đàn kiến đói/ Trời mờ ngao ngán một loài mây/ Tràng Tiền vắng ngắt người qua lại/ Đập Đá mênh mang bến nước đầy… Điệp khúc “trời mưa ở Huế” còn trở đi trở lại thêm ba lần nữa trong suốt bài thơ, cộng thêm hai câu tuyệt bút về uống rượu trong mưa: Sầu nghiêng mái lá mưa tong tả/ Chén ứa men lành lạnh ngón tay. Mưa Huế sau này còn đi vào những câu lục bát nổi tiếng của các thi sĩ tên tuổi: Tôi về xứ Huế mưa sa/ Em ơi Đồng Khánh đã là ngày xưa/ Tôi về xứ Huế chiều mưa/ Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu (Gửi Huế - Nguyễn Duy), Chiều mưa phố Huế một mình/ Biết đâu là chỗ ân tình đến chơi (Đồng Đức Bốn). Trong nhạc, ca khúc Mưa trên phố Huế của nhạc sĩ Minh Kỳ (cháu đời thứ 5 của vua Minh Mạng) hơn nửa thế kỷ trôi qua vẫn làm thổn thức bao trái tim: Chiều nay mưa trên phố Huế. Biết ai đã quên ai rồi. Hạt mưa rơi vẫn rơi, rơi đều cho lòng u hoài. Ngày xưa mưa rơi thì sao? Bây chừ nghe mưa lại buồn. Vì tiếng mưa, tiếng mưa trong lòng làm mình cô đơn. 

Sông Huế

Viết về Huế, nhà thơ Bùi Giáng chỉ dùng đúng hai câu lục bát, tưởng như có chút hài hước mà quá đỗi cô đọng thấm thía: Dạ thưa xứ Huế bây giờ/ Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương. Câu lục bát hay ở chỗ, thứ nhất - nó mô phỏng lời nói người con gái Huế, từ ngữ điệu, cách xưng hô (“dạ thưa”) cho đến âm hưởng chung của toàn câu thơ nhẹ mát như cơn gió bởi bốn thanh bằng liên tiếp khép lại câu bát. Thứ hai - trong câu lục bát có ba địa danh, mỗi địa danh giữ một âm vực cao độ khác nhau: Huế (thanh sắc – âm vực cao nhất trong 6 thanh), Ngự (thanh nặng – âm vực thấp nhất trong 6 thanh), Hương (thanh không – chiếm lĩnh âm vực đoạn giữa so với hai thanh còn lại). Ba địa danh – ba cái tên hiện lên sừng sững chiếm lĩnh không gian và thời gian - đã hình thành một kết cấu thật đẹp mắt và bỗng mang được một giá trị biểu tượng về sự trường tồn vĩnh cửu với thời gian. Sông Hương núi Ngự như một cặp đôi đi liền với nhau, cùng xuất hiện trong vô số những bài hát nổi tiếng về xứ Huế: Ai ra xứ Huế thì ra. Ai về là về núi Ngự. Ai về là về sông Hương. Nước sông Hương còn thương chưa cạn ơ. Chim núi Ngự tìm bạn bay về. Người tình quê ơi! Người tình quê, thương nhớ lắm chi? (Ai ra xứ Huế - Nhạc và lời: Duy Khánh), Người ơi! Nếu còn vầng trăng soi dòng Hương, núi Ngự còn thông reo chiều buông tôi vẫn còn thương (Thương về miền Trung – Nhạc và lời: Châu Kỳ).
 
Có một sự gặp gỡ tương đồng thú vị khi viết về sông Hương trong văn và nhạc, và cả hai tác phẩm đều nổi tiếng. Đó là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường với bài bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa 12 hơn mười năm nay và nhạc sĩ Trần Hữu Pháp với ca khúc lừng danh nhất của ông Dòng sông ai đã đặt tên. Với bài bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đó là một áng văn giàu chất thơ, tích hợp trong nó cả những kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa, phong tục, thể hiện sự tài hoa uyên bác của nhà văn. Dòng Hương được miêu tả trong vẻ đẹp đa dạng, lúc thì trữ tình êm ả hiền hòa như một “thiếu nữ dịu dàng duyên dáng”, lúc thì phóng khoáng, man dại, rầm rộ, mãnh liệt như “bản trường ca của rừng già”, có khi dịu dàng và trí tuệ như “người mẹ phù sa”, lúc lại biến ảo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”, hoặc có khi vui tươi, có khi như một mặt hồ yên tĩnh... Dòng sông trong ca từ của Trần Hữu Pháp cũng là dòng sông chảy theo một chiều dài lịch sử của dân tộc và số phận mỗi cá nhân. Và điều quan trọng là dòng sông ấy luôn in sâu trong tâm hồn người Huế, như thể trở thành một phần máu thịt: Dòng sông ai đã đặt tên. Để người đi nhớ Huế không quên. Xa con sông mang theo nỗi nhớ. Người ở lại tháng năm đợi chờ. Nhiều địa danh khác của Huế cũng đã đi vào văn chương nghệ thuật, mang tính điển hình rất cao, trong đó phải kể đến thôn Vỹ Dạ: Sao anh không về chơi thôn Vỹ?/ Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền (Hàn Mặc Tử), Vỹ Dạ thôn, Vỹ Dạ thôn/ Biếc che cần trúc không buồn mà say (Bích Khê).

Người Huế

Vẻ đẹp của người con gái Huế với những tà áo dài tha thướt đã đi vào không biết bao nhiêu lời thơ ý nhạc. Đó có thể là một tà áo tím như trong sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Một chiều lang thang trên dòng Hương giang. Tôi gặp một tà áo tím, nhẹ thấp thoáng trong nắng vương. Màu áo tím ôi luyến thương. Màu áo tím ôi vấn vương. Đó có thể là một màu áo trắng như trong thơ của Thu Bồn: Áo em trắng hỡi thuở tìm em không thấy/ Nắng mênh mang mấy nhịp Trường Tiền/ Nón rất Huế mà đời không phải thế/ Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng (Tạm biệt Huế).Vẻ đẹp tha thướt của tà áo dài cùng sự e ấp mềm mại của những kiều nữ sông Hương cũng đã được Nguyễn Bính tả trong bài thơ Tựu trường: Những nàng kiều nữ sông Hương/ Da thơm là phấn, môi hường là son/ Tựu trường san sát chân thon/ Lao xao nón mới màu sơn sáng ngời/ Gió thu cứ mãi trêu ngươi/ Đôi thân áo mỏng tơi bời bay lên/ Dịu dàng đôi ngón tay tiên/ Giữ hờ mép áo làm duyên qua đường. 

Dĩ nhiên, bên cạnh những sắc màu tươi tắn rạng rỡ cùng là không ít những số phận buồn. Có nỗi buồn man mác nhớ nhung: Có người cung nữ họ Vương/ Lên lầu nhìn dải sông Hương nhớ nhà (Thu rơi từng cánh – Nguyễn Bính). Nhưng cũng có khi là những thân phận bị đắm chìm, xô đẩy, vùi dập trong thơ Tố Hữu: Em buông mái chèo/ Trên dòng Hương giang/ Trăng lên trăng đứng trăng tàn/ Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng/ Thuyền em rách nát/ Mà em chưa chồng/ Em đi với chiếc thuyền không/ Khi mô vô bến rời dòng dâm ô. Vẫn là những thân phận ấy, đi vào thơ Văn Cao, thấy nhiều hơn những đồng điệu sẻ chia và sau cùng là nỗi quyến luyến không dứt. Ông trìu mến gọi người kỹ nữ trên sông Hương là phấn nữ: Giọng hát sầu chi phấn nữ ơi/ Từng canh trời điểm một sao rơi…Em cạn lời thôi anh dứt nhạc/ Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh/ Một đêm đàn lạnh trên sông Huế/ Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh (Một đêm đàn lạnh trên sông Huế).

Những ai đã từng yêu một người con gái Huế thì mới thấm thía cái phút biệt ly trên đất cố đô, thấy đau đáu cồn cào trong lòng một ánh mắt buồn thương xa vắng không muốn rời: Màu mắt Huế buồn rưng rưng. Khiến cho anh suốt đời không quên. Ôi mắt thơ đẹp ai oán mà phong ba vẫn luôn đón chờ. Tàn mùa đông trên bến sông. Đôi mắt buồn tiễn biệt anh đi. Chiều mây tím giăng mắt sầu. Xa dưới mưa tiếng vọng đò đưa (Mắt Huế xưa – Nhạc và lời: Quốc Dũng - Đinh Trầm Ca). Nỗi nhớ nhung người con gái Huế sẽ còn theo mãi tâm hồn người nghệ sĩ, một ngày chia tay, một lần quay lại kiếm tìm nhau mà chẳng còn bao giờ thấy được: Sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ. Em trao nón đợi và em hẹn hò… Trở lại Huế yêu lần theo ân tình câu hát. Tìm người con gái áo tím mộng mơ. Sông Hương tấp nập tìm răng được chừ. Không nguôi kỷ niệm vòng tay học trò…(Huế thương – Nhạc và lời: An Thuyên). Và nỗi nhớ nhung ấy có thể lặn sâu trong lòng thành một lặng câm vô vọng, nhưng nỗi vô vọng ấy lại được giữ gìn mãi mãi như một báu vật thiêng liêng: Tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt/ Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya/ Tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng/ Anh trở về hóa đá phía bên kia (Thu Bồn).

Cố đô Huế, từ cảnh đến người, từ người đến cảnh, mang những vẻ đẹp thật đặc trưng không nơi nào có. Như lời bài hát của nhạc sĩ Trương Tuyết Mai phổ thơ Đỗ Thị Thanh Bình (Huế tình yêu của tôi), đó là vẻ “dịu dàng pha lẫn trầm tư”, “sâu lắng”, là “sẻ chia đắng cay gian khổ” mà vẫn “đi lên kiên cường”. Huế cũng là nỗi buồn man mác đã thấm vào từng giọt nước sông Hương mà người thi sĩ đôi khi muốn được hòa tan mình trong đó bởi tình yêu thiết tha quê hương xứ sở: Vắng khách đôi khi về chở gió/Không tiền, không bạc vẫn cười vang/Dừng lại bên cầu nghe nước chảy/Chợt thấy mình: một giọt nước Hương Giang (Giọt nước Hương giang – Phương Xích Lô).  


 

Biết song - Tác giả Nguyễn ngọc Tư




Chị kể hồi ở Sài Gòn hay tới một quán cháo vịt ngon muốn xỉu, nhưng tới hơi trễ chút là phải chịu bụng đói ra về. Bởi quán chỉ bán đúng sáu con vịt, không thêm không bớt. Khách có kì kèo hay đòi nằm vạ cũng chỉ nhận được nụ cười, “chịu khó mai quay lại”. Hỏi khách quá chừng đông sao không bán thêm, chú chủ quán cười, nhiêu đây là đủ. Nhưng đủ cho cái gì, chú không nói thêm.

Ngồi quán đó, chị nhớ quán bán bánh canh cua của má nổi tiếng xóm hẻm hồi xưa. Mỗi ngày nấu đúng bảy chục tô, hỏi mua tô thứ bảy mươi mốt về làm thuốc cũng hên xui. Sáng dọn chưa ấm chỗ, vèo cái hết nồi bánh, bà dành cả thời gian còn lại của ngày để nằm võng nghe Thái Thanh, hoặc dẫn con Chó đi chơi dài xóm. Chó, là tên của con vịt xiêm cồ.

“Sống như má mình không phí cuộc đời. Đâu phải giàu mới vui”, nhắc tới đó chị bùi ngùi. Người ra thiên cổ lâu rồi, nhưng ký ức động đậy như người vẫn đi lại quanh đây.

Chị nói người sống ung dung kiểu vậy giờ ngày mỗi hiếm, nhưng không phải không có. Họ đang ở đâu đó, chừng như vô nhiễm với cơn khát tiền. Ở Hội An chị biết một quán nước nhỏ nằm dưới giàn cát đằng, cà phê ngon, trà gừng hết xẩy mà đúng bong mười giờ là đóng cửa. Sau bữa trưa, anh chị chủ dành thời gian đọc sách, nghe nhạc, chơi với mấy đứa cháu nhỏ. Nhiều sáng khách đông, hết chỗ ngồi, nhưng sân vẫn để trống không chẳng kê thêm bàn. Sân là khoảng thở của ngôi nhà, không phải chỗ để chen chúc bán mua lấy được.

Nhắc mấy chuyện đó, không phải nói khơi khơi, mà chị đang nhắn thằng em thời cào hốt này vẫn còn những người “biết sống”. Vì tuần sau là giỗ má. Vì thằng em vừa chặt cây khế, cơi thêm một tầng lầu, chồm lan can ra che gần hết lộ hẻm. Nó nói không lấn được phần đất, thì lấn trời. Tiền xây nhà nó kiếm được từ quán bánh canh má để lại, mở bán từ sáng sớm tới khuya. Nó thuộc kiểu được mười ba đồng, thì phải kiếm thêm bảy đồng cho chẵn hai chục. Giàu cái đã, chuyện khác tính sau.

Cũng là con má nhưng tánh thằng em ngược một trời một vực. Tại sao bà chỉ bán bảy chục tô bánh canh, bà giải thích rồi, nhiêu đó đã đủ lời để xoay xở trong nhà, lại còn dư chút đỉnh để dành khi bất trắc. Mấy chục năm, bà hài lòng với việc giữ gia cảnh mình gói gọn trong hai chữ “đủ ăn”.

“Nhưng làm nhà giàu sướng hơn chớ, má ?”

“Giàu nghèo gì phải vui mới được”.

Chữ vui đó cũng minh mông, với mỗi người nó có nghĩa khác nhau. Với bà chủ tiệm tạp hóa Linh Thông là buôn bán luôn tay, mặc dĩa cơm tấm khô queo và ly cà phê đá tan trắng nhợt tự hồi nào. Vui của ông chủ chuỗi cửa hàng điện máy là mở thêm vài chi nhánh mới. Của quán nhậu Tăng Ba là khách nào ra khỏi đó cũng xùng xình say. Hay với vợ chồng thằng em, không vui nào bằng nghe tiếng những tờ giấy bạc sột soạt lúc nửa đêm. Nhưng có những người như má, vui bởi được nằm thong thả nghe Thái Thanh hát “bể sầu không nhiều nhưng cũng đủ yêu”, vui vì nhà có cây khế chua cho trái gần như quanh năm. Chua tới con nít bụi đời không thèm hái. Nhưng khế chua được cái trái lớn, mọng nước, dài cánh khía sâu. Má hái mớ trái chín vàng chất lên cái rổ tre cạn lòng, là đẹp bừng lên bàn ăn trong bếp.

Đó là ngôi nhà rất đẹp, trong ký ức con cháu. Không có hoa tươi (như bà nói hoa chỉ đẹp khi còn nguyên cành nguyên gốc), nhưng nhà vẫn được chưng diện bằng những thứ ít ai ngờ. Cái rổ tre lúc nào cũng đựng gì đó, khi thì những trái muồng khô, lúc khác, trái bàng. Không phải loại trái cây ăn được, chúng rụng đầy công viên, chỉ cần cúi lượm một chút là đầy rổ. Nhìn thấy cái đẹp trong thứ tưởng chừng vô dụng, trăm phần trăm chẳng phải người sống gấp sống nhanh.

Mấy thứ trái tức cười trong rổ tre của má, cũng là thứ mà chị nhớ, vào buổi chiều nào đó ghé thăm ngôi nhà xiêu xiêu gần cửa Gió. Xóm chài, buổi trưa vắng người. Trên bộ vạc sau nhà có một nắm trái so đũa nằm trên mo cau. Hỏi thứ này ăn được sao, một thằng nhỏ cười, hông đâu cô, con để vậy cho đẹp. Trưng ở sau nhà, nên chắc chắn không vì khách, đẹp này cho mình.

Mớ trái gà chê dê nguýt nọ không phải được mang về bởi một phụ nữ nào, mà từ thằng nhỏ cháy nắng đen thui. Nghe thằng nhỏ nói, chị đoán sau này nó sẽ vác cây đờn đi ca tài tử, sau một ngày đánh bắt mệt lả. Nửa đêm về nó đứng ngoài hè một lúc lâu, vợ hỏi sao không vô, nó nói trời nhiều sao quá, nhìn thêm chút nữa. Thằng nhỏ cũng có thể trở thành một anh giám đốc thiệt ngầu, nhưng mỗi cuối tuần anh tắt điện thoại, chở con ra đồng thả diều, ngắm bèo trôi sông.

Đó là một người sẽ tận hưởng được nhiều vẻ đẹp trên đời, bất kể giàu nghèo. Như má. Một người đàn bà mà khi nhắc tên ai cũng buột miệng kèm theo mấy chữ, “sao mà biết sống quá xá”. Cái khái niệm biết sống này cũng vô chừng, mỗi người mỗi kiểu, nhưng nhìn một lượt, chừng như người biết sống là biết đủ. Khi đó tham vọng thôi sôi réo, họ trọn lòng lắng nghe những tiếng thì thầm ở quanh mình.

Nhưng đó không phải là kiểu sống mà vợ chồng thằng em chọn. Nó nói ai cũng tà tà vậy thì sao nước mạnh được. Mạnh, là phải có tiền, nhiều tiền, rất nhiều tiền. Có tiền mua gì cũng được. Mua vũ khí. Mua bằng hữu. Không thiếu nợ, và khỏi phải lấy đất đai ra trừ cấn nợ. Chị hiểu nó muốn ám chỉ chính sự gì đây, cười, “nói thì hay, bữa rồi có vài trăm ngàn tiền thuế mà kì kèo trả giá”. Người giàu nhiều, mà đất nước vẫn nghèo, là vậy. Tới cái nắp cống ngoài đường cũng bị lấy cắp. Ai cũng vơ vét cho mình, sẵn sàng ôm tiền bỏ chạy.

Hồi buổi chụp giựt bắt đầu, ngó tiền lẻ nhét đầy tượng Phật, chị không nghĩ thời thế kéo dài như vậy. Lâu đến mức không tin là mình chờ được ngày kết thúc. Sóng trước sóng sau cứ hớt hãi. Nhỏ cháu chị mua sách dạy làm giàu về gối đầu giường, dù ba nó nói cần gì đọc, chỉ cần chui vào cơ quan nhà nước, lên cao, thì đường nào cũng giàu. Ngó mớ tựa rất kêu kiểu như “làm giàu không khó”, “Hai mươi bảy cách trở thành tỉ phú”, chị biết trong đó không có câu nào khuyên người ta biết thả lỏng tắm mình trong mùi hoa ban đỏ trong đêm. Mùi hoa nhẹ lắm, hít thở nhanh không cảm nhận được. Chị nhắc con nhỏ cũng có những cuốn sách chỉ cách người ta sống chậm, cách kháng cự lại lòng tham lúc nào cũng đói khát của chính mình. Ở hai bên con đường một chiều đi tới miền khuất mặt, nhiều thứ đẹp lắm, chạy nhanh thở gấp thì không thấy được đâu.


 

Nhà Đấu Tranh Dân Chủ Nguyễn Thúy Hạnh







Phim: Mèo và Rắn







Duke Ellington and his Orchestra - Take The A Train (1962)







Mấy "ông sư xuống đường thời VNCH" nơi mô?: Phật pháp & Cộng sản










Ai trước tiên quảng bá cho Khổng Tử?







“Chết không một nấm mồ”- Tác giả Nguyễn văn Lục




Chết không chỗ để về, “không một nấm mồ”, phải chăng là cái giá phải chăng không quá đắt?

Trong khoảng thời gian một năm gần đây, tôi đã dự trên dưới 10 đám tang bạn bè. Nó để lại trong tôi một cảm giác tẻ nhạt, buồn hiu hầu như vô nghĩa. Sự vô nghĩa ấy phải chăng như gián tiếp tố cáo hành trình đời sống của họ lúc sống chẳng có gì đáng nói? Và chính người ra đi đã chọn lựa một cách chết cho riêng họ. Hầu như không thông báo, lặng lẽ, không một vòng hoa, không có bày biện xác thân người đã qua đời. Hầu như không có gì. Dường như người chết không muốn phiền lụy ai, như đó là ý nguyện sau cùng và chuẩn bị như một chọn lựa không chọn lựa của một số bạn bè ngay cả khi còn sinh thời,theo cái tinh thần một cái chết định trước

Nó như bầy tỏ một cách chết, một thái độ chết, một thứ văn hóa “kiểu mới” của người chết.

Nhiều khi nó trái ngược hẳn với đời sống “sôi nổi” “tranh đấu” “tích cực|” với “thành tích” của họ lúc còn sống. Sống họ nắm chặt, chết họ buông. Điều đó xem ra nghịch lý với lẽ ở đời.

Kinh nghiệm ấy tôi đã trải qua và đôi khi không khỏi sững sờ và bàng hoàng. Vào tháng bảy năm 2018, khi tôi về California và có hẹn với một người bạn là sẽ gặp nhau. Anh đã chết đột ngột và thầm lặng. Không một vòng hoa. Không một nấm mồ. Không một lời để lại. Đứng trước bức ảnh của bạn, tôi tự hỏi đây là đich thực người bạn mình?

Một sự thầm lặng đến tuyệt đối của ngữ nghĩa. Tôi cảm thấy ngỡ ngàng, phải chăng đây là người bạn mình lúc còn sống? Lúc sống và lúc chết sao khác nhau đến thế?

Trong số những người đã ra đi, nhiều người đã là ông nọ bà kia, có những thành tích hoạt động cho cộng đồng Việt Nam một cách đáng nể. Người khác đóng góp cho văn học với những công trình nghiên cứu ngoại khổ.

Họ phần đông đều có vóc dáng, đều có một chỉ số bản thân rõ rệt không lầm được với người khác. Khi sống họ là một nhân vật, một ai đó. Có đủ tham sân si thói đời. Bằng mọi giá họ bảo vệ cái căn cướ của mình.

Khi chết, họ là một con số không. Chu kỳ sống-chết đó dường như không còn có gì tiếp nối liên hệ. Sao lại có thể vô lý như vậy?

Vậy mà đến lúc họ lìa khỏi cuộc đời một cách “vô danh” sau khi chọn lựa một cách ra đi là hỏa thiêu. Một thứ văn hóa về cái chết của thời đại, vừa sạch về môi trường, vừa gọn, vừa tránh phiền nhiễu, vừa đỡ tốn kém theo cái nghĩa, chết là hết!

Cách đây chỉ vài ba hôm, một người bạn sống một mình, chết không ai biết mà bản thân anh cũng bất cần càng làm cho người viết trăn trở thêm về ý nghĩa cái sống và nhất là cái chết. Cái sống nếu nó có ý nghĩa của nó thì cái chết không thể không có trong một chu kỳ sinh hóa. Sinh ra để chết hay Sống gửi, thác về.

Câu hỏi đặt ra ở đây là có thật sự chết là hết không? Hết theo nghĩa nào? Hết với họ hay với ai?
Và đến lúc này, tôi mới cảm thông được thế nào là một thân phận người theo đúng nghĩa của nó.

Văn hóa của sự sống đồng nhịp với văn hóa của sự chết

Con người sinh ra có một cội nguồn là từ lòng mẹ. Nó không từ chỗ nứt nẻ của trái đất mà ra. Cội nguồn ấy không đơn giản chỉ là lòng mẹ. Mỗi người sau này ra sao, thế nào thì từ một gốc rễ- gốc rễ dòng họ gia đình, anh em, họ hàng – gốc rễ xóm làng bà con thân thuộc, gốc rễ sinh hoạt làm ăn, phong tục, tập quán tôn giáo từ lúc chào đời đến lúc trưởng thành. Có một dòng sinh mệnh miên tục mà cái trước là nguồn cội, là sự hình thành của cái sau như một dòng sông.

Con người sau này là gì như thế nào là do cái bề dày, cái độ đặc, cái độ cảm nhiệm từ tấm bé cái mảnh đất từ lúc còn sơ sinh để suốt đời đứa trẻ lúc nào cũng là chính nó trong suốt cuộc hành trình dương thế.

Con người sau này ra sao đánh dấu cái nguồn cội rễ từ lúc chào đời. Vì thế, không có tổ tiên, không có cha mẹ, không có mảnh đất sinh thành, con người còn là cái gì?
Tôi đã cảm nghiệm được điều đó khi đọc tiểu sử của Charles de Gaulle, của Francois Mitterand của Giáo Hoàng Jean Paul II.

Họ đều làm nên sự nghiệp từ một cội rễ, từ một cội nguồn mà nếu không có cội rễ ấy, họ đã có thể không là họ.

Chẳng hạn, làm sao hiểu được tất cả sự dấn thân và hoạt động của Giáo Hoàng J.P. II với một nguồn đam mê vào đức tin, một người dấn thân tranh đấu cho quê hương xứ sở, cho nhân loại, nếu không tìm về cội nguồn của gia đình, của quê hương sứ sở của Giáo Hoàng?

Chính do những cảm nghiệm về những cái chết yểu trong gia đình của anh em Giáo Hoàng, nhất là cái chết của người mẹ lúc mới 45 tuổi và Karol Wojtyla (Giáo hoàng John Paul II) lúc đó mới được 9 tuổi.

Đến nỗi những cái chết đó đã hằn lên cuộc đời người thanh niên về cái Mysterium mortis. Hình như không lúc nào ông có niềm vui trọn vẹn? Nhưng thay vì những cái chết đó làm ông chán nản, buông xuôi, ông trở nên vững mạnh hơn, kiên quyết hơn mà trong mỗi phút giây hoạt động. Bóng dáng người mẹ luôn luôn bên cạnh ông như một cổ võ, thúc dục. Mà bà thâm tín rằng con bà, dù chỉ là một đứa trẻ, sau này sẽ làm nên chuyện lớn. Bà đã nhiều lần tâm sự cho những người hàng xóm rằng con bà sau này sẽ là một vĩ nhân.

Sự ưng thuận đời sống, cái gật đầu không điều kiện, sự dấn thân nhập cuộc của vị giáo hoàng này làm sao hiểu được nếu không tìm về cội nguồn, từ cảm nghiệm từ bà mẹ, cảm nghiệm về cái chết đã làm cho người thanh niên ấy sau này làm nên những công việc vĩ đại. (Xem Jean-Paul II . Une vie engagée. Éditions: de la Martinière)

Tổng thống Francois Mitterand cũng là một trường hợp tương tự. Ông vẫn cho rằng phải sống ở một vùng quê, một tỉnh lẻ và động chạm đến gốc rễ xa xôi ấy như thuộc bản năng con người trong mối tương giao xã hội con người tại mảnh đất mà con người ấy đã sinh ra và đã sống. Ông quen biết mọi người và mọi người biết ông. Nếu không có những cảm nghiệm đầu đời ấy thì không cách gì hiểu một con người!

Phải cộng lại tất cả những yếu tố ấy: dòng họ, nhà cửa, bà con thân thuộc, lích sử, mảnh đất vùng Berry, truyền thống đã cắm rễ sâu vào một con người. Ông cũng cho rằng chính trong ông một sợi giây bền chặt bất biến của thời tuổi trẻ đã làm nên con người ông với cá tính, bản chất và nhân cách con người ấy đã được un đúc để không có gì có thể thay đổi được nữa.

Vì thế, khi mỗi lần về quê, ông tìm lại căn nhà mà tổ tiên ông đã sống ở đó bao nhiêu đời nay từ thế kỷ trước, ông đến ngồi thinh lặng hàng giờ ở đầu giường có treo một tượng Thánh giá khảm xà cừ, nơi mà mẹ ông vẫn ngồi, trước khi bà chết trong bệnh tật vào 12-1-1936.

Và trong cái nghĩa địa gia đình, nơi an nghỉ tổ tiên ông từ ông bà cha mẹ anh em thì nay còn một chỗ trống. Chỗ trống ấy vẫn còn đó như chờ đợi và 15 năm sau, sau khi đã làm Tổng thống rồi qua đời, F. Mitterand đã được chôn ở đấy. (Xem Robert Schneider. Les Mitterand. Perrin. 2005)

Hạnh phúc thay nếu chúng ta có một cội nguồn để tìm về!

Và phải chăng cộng đồng người Việt ở hải ngoại này đã không còn chốn quê hương đã làm nên họ, đã mất cội rễ cội nguồn và đến khi lìa đời đã chọn lựa một cái chết “không một nấm mồ” như một hành trình dương thế đầy bất hạnh dù đã lập nên sự nghiệp ở xứ người.

Cuộc sống mặc dầu dư đủ về nhiều mặt. Nhưng nó vẫn thiếu một cái gì trong tâm thức tìm về cội nguồn. Nó vẫn có một khoảng trống cần lấp đầy và hình như có gì thiếu hay mất mát và một cách nào đó đã chọn một cách chết sạch sẽ và hiu quạnh như một giải thoát ra khỏi chốn lưu đầy?

Bài viết chỉ nói đến người Việt xa xứ mà không đả động gì đến hoàn cảnh xã hội bên Việt Nam. Ở nơi đó, càng ngày càng có nhu cầu chen sống đi đến tình trạng là người sống xua đuổi người chết để chiếm chỗ.

Bố mẹ người viết đã hai lần bị bốc mộ đuổi ra xa khỏi các thành phố và gia đình đành thiêu hài cốt để dành đất cho người sống.

Còn nhớ thời kỳ mà mỗi xứ đạo ngoài việc xây nhà thờ, còn xây một trường học bên cạnh. Và xa xa là một nghĩa địa Đất Thánh để người chết luôn luôn được che chỏ dưới bóng Thánh giá.

Chết không chỗ để về, “không một nấm mồ”, phải chăng là cái giá phải chăng không quá đắt?


 

Sau Venezuela, tới lượt Cuba!







Đối lập tại Venezuela đã kết tụ







Phương tiện di chuyển công cộng ở Philippines nguy hiểm nhất thế giới







Lưỡi Gỗ đi biểu tình chống xử án bất công (sic)!







Hậu Parkland-Vụ xả súng trường học đẫm máu ngày Valentine 2018







Cơm hến







Boeing thử nghiệm ‘xe bay’







Hội chợ triển lãm hàng điện tử tiêu dùng ở Las Vegas







Tạo không khí Tết để xoa dịu nỗi đau của bà con vườn rau Lộc Hưng







Biến động Venezuela: Thông điệp cho lãnh đạo csvn







Nghị viện châu Âu hoãn phê chuẩn hiệp định thương mại với VN







Châu văn Khảm, công dân Úc gốc Việt, bị bắt ở VN vì hoạt động dân chủ







Dự Án Đại Di Dân Ra Khỏi Kinh Thành Huế







Nhân quyền Việt Nam tiếp tục tồi tệ







Vì Nước Hy Sinh. Vì Dân Chiến Đấu







Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Lời biện bạch của “vợ hai” Bí thư Thành ủy tỉnh Cát Lâm, Tàu Cộng




Lời biện bạch của “vợ hai” Bí thư Thành ủy:

“Tham quan ‘mua dâm’ còn đáng sợ, vô sỉ hơn cả kỹ nữ ‘bán dâm’! Những ‘người khách’ ngày trước của tôi, hôm nay lại trở thành ‘quan tòa’ để phán xét tôi”…




“Vợ hai” của ông Vĩ Quân Tử – nguyên Bí thư thành ủy tỉnh Cát Lâm, bị tố cáo phạm tội lừa đảo. Ở trên tòa, cô đã có một lời biện bạch vô cùng đặc sắc, có hai câu nói đã khiến cho “quan tòa” nhục nhã không nói nên lời…
“Tham quan ‘mua dâm’ còn đáng sợ, vô sỉ hơn cả kỹ nữ ‘bán dâm’! Những ‘người khách’ ngày trước của tôi, hôm nay lại trở thành ‘quan tòa’ để phán xét tôi”…
 
Dưới đây là lời biện bạch sâu sắc của cô “nhân tình” này:

 
Kính thưa ông chánh án!
Cảm ơn quan tòa đã cho tôi cơ hội phát biểu sau cùng. Làm một người phụ nữ bán thân, đứng ở trước tòa án trang nghiêm này tôi cảm thấy thật sự rất nhục nhã. Tôi đã theo nghề bán tiếng cười mưu sinh này đã được 5 năm, lại từng làm “vợ hai”, cũng có thể là vợ ba, vợ tư của nguyên Bí thư thành ủy Vĩ Quân Tử.
Nhưng mà, làm “vợ chung” của người ta quyết không phải là tâm nguyện của tôi, sỡ dĩ tôi phải đi theo con đường mang đến nỗi nhục lớn cho gia đình và bản thân này, quả thật là vì cuộc sống bức bách.
Nhà tôi trên thì có bà nội tuổi đã ngoài tám mươi, dưới thì có em trai trẻ người non dạ. Bà nội cần người chăm lo, em trai thì cần phải đi học, tuy nhiên, bố mẹ tôi bán mặt cho đất, bán lưng cho trời làm việc vất vả khó nhọc ngoài đồng quanh năm suốt tháng, thế mà thu nhập cả năm trời lại không đủ để đóng các khoản tiền thuế trong làng. Mỗi lần nếu như không giao nộp đúng thời hạn, cán bộ làng liền đến nhà bắt gà bắt dê, tịch thu lương thực.
Tôi vào thành phố làm người giúp việc, nhưng lại bị ông chủ làm nhục mà không biết khởi tố ở đâu, vò đã mẻ lại sứt, vậy nên từ đó về sau, mới nhắm mắt đi theo con đường này. Thử hỏi, là một cô gái nhà quê yếu đuối, ngoài việc phải bán tuổi thanh xuân của mình ra, tôi còn có thể bán gì nữa đây?
Tham quan Vĩ Quân Tử bị cảm 3 ngày, liền nhận được 50 vạn tệ “tiền hỏi thăm”, điều chỉnh một lần ban lãnh đạo ở huyện, ông ta lại thông qua việc bán quan, kiếm được khoản thu nhập kếch sù 5 triệu Nhân dân tệ.
Nếu như tôi có cơ hội kiếm được một phần mười số tiền như ông ta, bản thân tôi cũng tuyệt đối sẽ không đi theo cái nghề bán nụ cười này!
Có quần chúng trách mắng chúng tôi làm gái bán thân quá đáng sợ! Lý do là làm hư hỏng cán bộ, lây truyền bệnh tật, bại hoại lối sống xã hội. Tôi thừa nhận đây là sự thật. Tuy nhiên, ở trên thế giới này, nếu không có kẻ mua thì hỏi làm sao có người bán? Nếu không có những tham quan, quyền quý mua dâm, thì thử hỏi làm sao có kỹ nữ bán dâm đây? Nếu như nói đáng sợ, thì mua dâm còn đáng sợ hơn cả bán dâm!
Thị trường bán dâm sinh sôi ồ ạt, cũng không phải là chúng tôi phát động, mà là những người quyền quý có quyền trong tay, có tiền trong túi làm nên. Nếu như nói đến nguy hại xã hội, “mua dâm” đối với xã hội thì nguy hại càng nghiêm trọng hơn.
Chúng tôi bán dâm, là bán thân xác thịt của chính mình, nguồn vốn này tuy đáng quý, nhưng lại thuộc về chính bản thân chúng tôi. Còn những người làm quan chức đến mua dâm, “tiền” mua dâm của họ là đến từ đâu đây?
Nhân viên công tố chỉ tố cáo tôi tội lừa đảo, tôi thừa nhận, tôi xác thực là tên lừa đảo. Bản thân tôi ngay cả tiểu học còn chưa tốt nghiệp, vậy mà bây giờ lại có được văn bằng tốt nghiệp đại học chính quy. Nhưng mà, trong xã hội này những người có văn bằng giả đâu phải chỉ hàng nghìn hàng vạn thôi đâu, tham quan Vĩ Quân Tử ngay cả trung học cơ sở còn chưa học xong, không phải cũng đã trở thành “nghiên cứu sinh tại chức” đó sao?
Tôi trước nay chưa từng viết đơn xin gia nhập đảng, vậy mà giờ đây tôi lại trở thành đảng viên có năm năm tuổi đảng. Thân phận đảng viên của tôi là lừa gạt, điều này không sai. Nhưng mà, những quan chức ban ngày đứng trên bục giảng lớn tiếng nói làm trong sạch hóa bộ máy chính trị, tối đến thì “ăn chơi dâm loạn”, thân phận đảng viên của họ lẽ nào cũng là “hàng thật giá thật” hay sao?
Tôi chẳng qua chỉ là gái bán thân bị người đời phỉ nhổ, một năm trước lại ngồi trên ghế cục trưởng. Chức vụ cục trưởng của tôi xác thực là Vĩ Quân Tử ban cho. Nhưng những người được Vĩ Quân Tử ban cho chức vụ cục trưởng có đến hàng mấy chục người, những người này có ai chưa từng tiến cống, dâng đại lễ cho ông ta đây?
Tiền mà họ dùng để dâng đại lễ toàn bộ đều là tiền của công, còn tiền mà tôi tiêu xài chỉ là tiền mà tôi bán thân thể của mình kiếm được. Tuy nhiên, ở trước pháp luật, thử hỏi liệu tôi và họ có thể xếp ngang hàng hay không?
Các người mắng tôi vô sỉ, tôi cũng thừa nhận bản thân tôi vô sỉ! Nhưng tôi cho rằng, những tên tham quan lớn nhỏ giống như Vĩ Quân Tử kia, những người đó còn vô liêm sỉ hơn cả tôi nữa! Những người này ngoài miệng thì nói là vì nhân dân phục vụ, còn những chuyện lén lút sau lưng thì lại là những mánh khóe tội ác, đầu trộm đuôi cướp.
Vĩ Quân Tử ban ngày khi báo cáo với người khác thì dõng dạc hùng hồn, còn buổi tối khi đến chỗ tôi thì lại không bằng cầm thú. Ông ta uống một viên thuốc, thì lập tức thay hình đổi dạng, vắt óc tìm kế để giày vò hành hạ tôi. Những tên ngụy quân tử ra vẻ đạo mạo giống như ông ta, tôi đã gặp nhiều rồi.
Hôm nay trong số những người ngồi ở nơi này, có đến mấy người đã từng là “khách” của tôi trước đây, bây giờ lại lấy thân phận quan tòa để xét xử tôi! Các người giỡn cợt tôi đủ rồi, đùa cợt thỏa thích rồi! Vì để lấy lòng Bí thư thành ủy Vĩ Quân Tử, liền dâng tôi cho ông ta, tôi chỉ trong một đêm đã trở thành khách quý ngồi trên của Vĩ Quân Tử. Các người đều biết nội tình của tôi, khi Vĩ Quân tử mua nhà, mua xe, lại đưa tôi ngồi lên chức vị cục trưởng, các người không phải còn ăn mừng vì điều này sao? Những lúc đó có ai đứng ra nói một lời công đạo cho nhân dân hay không? Bây giờ Vĩ Quân Tử ngã ngựa rồi, các người lại nói năng hùng hồn, viện đến đủ mọi lý do để xét xử tôi!
Kính thưa quý quan tòa, các vị bồi thẩm đoàn, các vị thính giả, bản thân tôi phạm pháp, hôm nay chịu sự trừng phạt quả thật là đúng với tội. Còn những kẻ quyền quý đường hoàng kia, lấy mồ hồ xương máu của đất nước và nhân dân để bao nuôi chúng tôi, “bồi dưỡng” chúng tôi, chà đạp chúng tôi, lẽ nào họ không có tội hay sao? Họ chính là có thể tiêu diêu ngoài vòng pháp luật hay sao? Bây giờ lại còn phán xét tôi….
Chánh án nghe đến đây, liền quát lớn một tiếng: “Lôi bị cáo xuống dưới!”
 
 
 

Một chuyến thăm chùa Bảo Quang - Tác giả Bs Trần Xuân Ninh







Nhân có việc đến quận Cam, tôi đã có chút thì giờ nói chuyện với người bạn chí thiết, hỏi han trao đổi tình hình địa phương để xem có những gì lạ trong cái khung cảnh nhộn nhịp đủ loại hoạt động xã hội chính trị tôn giáo của thủ đô tị nạn. Rồi nhờ dẫn đi thăm hòa thượng Thích Chơn Thành và Thích Quảng Thanh mà trong quá khứ tôi đã có duyên gặp gỡ. Bắt đầu là chùa Liên Hoa, nhưng hòa thượng Thích Chơn Thành không có mặt vì phải đi Phật sự bên ngoài. Tôi đến chùa Bảo Quang vào xế trưa chiều thứ bẩy. Chùa vắng lặng. Người bạn thiết dẫn đường đưa tôi đến thẳng tịnh xá cuối sân nơi hòa thượng trụ trì ở. Tôi nói với vị Phật tử lớn tuổi trong căn tịnh xá là từ xa đến, nhân tiện ghé chùa muốn thăm chào thầy Thích Quảng Thanh. Vị Phật tử nói hòa thượng đang sửa soạn dùng bữa, nhưng vẫn vào trong thông báo. Vài phút sau, hòa thượng Quảng Thanh đi từ trên gác xuống. Nét đã khác so với lần đầu tôi gặp cách đây chừng chục năm, khi chùa mới dựng. Lúc đó, tôi đến chùa không hẹn trước, cũng do người bạn thiết đưa đi một vòng xem các chùa, thì gặp thầy đang “làm lao động,” xốc vác ngoài sân chùa còn lộn xộn đủ thứ. Tôi ngạc nhiên khi thấy một nhà sư, một ông thầy trụ trì làm việc tay chân. Tôi được dẫn đi xem chùa, kể là tương đối to rộng nhưng còn cần nhiều tu bổ mà sân đậu xe cũng chưa xong. Cuộc nói chuyện buổi đó không dài nhưng ấn tượng rất tốt đẹp về hình ảnh một nhà sư làm lao động, dọn chùa. Và tự nhủ khi có dịp trở lại Quận Cam thì sẽ ghé thăm chùa, thăm thầy để xem tiến triển ra sao. Xin nói ngay rằng tôi không phải là một Phật tử đi chùa thường xuyên, nhưng là người tìm hiểu Phật giáo tính ra cũng đã trên hai thập niên. Rồi một lần khác, người bạn trong vùng đến hỏi thầy xin mượn phòng họp trong chùa vài tiếng đồng hồ để cho tôi nói về Bát nhã ba la mật đa tâm kinh cho một số bè bạn chừng vài chục người. Thầy đã thuận ngay, không han hỏi. Lần đó thầy tặng cho tôi quyển thơ và hình Dấu Ấn Nghệ Thuật II (Signature of Art II).
Và thế rồi thôi. Nay có dịp qua quận Cam, muốn ghé lại thăm nhà thơ, nhà nhiếp ảnh, nhà tu, và chùa đế xem những gì thay đổi trong cái không khí chùa to tượng lớn và sư mô nở rộ.
 
Mở đầu, thầy hỏi ngay rằng đến có chuyện gì, có cần gì… Tôi trả lời là đơn giản chỉ đến thăm thầy, không có chuyện gì. Chỉ vì cái ấn tượng đẹp về nhà tu hành làm lao động, và nhớ quyển thơ và ảnh Dấu Ấn Nghệ Thuật II được thầy tặng cho cách đây mấy năm, xem ngày nay ra sao. Và cũng nói luôn chùa bây giờ bề thế hơn xưa gấp bội. Thì được cho biết rằng vẫn một tay thầy phác kiểu, vận dụng, xếp đặt tiến hành thực hiện dần dần, từ cách trang hoàng cầu thang đến các cửa kính. Để ý dưới nền trai phòng, tôi thấy mấy túi đựng tràng, đục, búa của sư để vất một góc.
 
Mau mắn, hòa thượng dẫn đi xem chùa, nay đã trở thành Trung Tâm Văn hóa Phật giáo - và phòng trưng bày tàng trữ các nghệ phẩm. Chỉ mới bước vào phòng là tôi đã giật mình choáng ngợp vì các nghệ phẩm đủ loại san sát nhau, trên tường trên nền nhà. Của sư sáng tạo, trình bầy, chen lẫn với các loại sản phẩm dân tộc khác được tặng dữ. Đây là những tác phẩm thư họa, điêu khắc, chạm trổ. Kia là những hình vẽ, hình chụp. Mầu sắc cũng như đen trắng. Tranh phóng bút linh hoạt vẽ sáng tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma cạnh bức họa tuyệt diệu Sóng Dậy Biển Đông cho người nhìn thấy được khả năng tài tình diễn tả của tác giả, tạo ấn tượng- dù bằng nét sổ, đường cong, nét ngang đơn giản hay những tảng mầu vô dạng đậm nhạt lớn nhỏ khác nhau. Một số tác phẩm đặc biệt được sư lôi ra và giải thích rẽ ràng: tượng Phật để cạnh các cây khô đẽo gọt uốn nắn cầu kỳ; các kiểu ghế xưa mà sư gom góp… Tuy trên căn bản là nơi tàng trữ, nhưng cách xếp đặt căn phòng không thiếu chất nghệ thuật nói chung và từng khuỷnh nói riêng. Xem hết căn phòng tôi mới nhận ra đây là nơi tôi đã được cho xử dụng làm nơi thảo luận về Tâm kinh Bát nhã mấy năm về trước. Khi đến cửa ra, cạnh cửa là một chiếc trống lớn, đặt trước một bức họa gắn trên tường. Sư ngừng lại cầm hai dùi lên, biểu diễn cho tôi nghe một bài trống.
 
Trở lại trai phòng, sư đi thẳng vào bên trong. Ngồi một mình, tôi chợt nghĩ đến bài viết Thực nghiệm và thành đạt trong cuốn Dấu Ấn Nghệ Thuật II. Để trả lời câu hỏi có người thắc mắc “giờ nào ngủ, giờ nào xây dựng chung quanh chùa, giờ nào sáng tác thi ca nghệ thuật”, hòa thượng Thích Quảng Thanh đã viết đại khái là “Tôi có một tiền kiếp hiến dâng”. Và cũng nhớ trong bài tác giả nói rằng việc dự tính hay việc chợt đến mà ích lợi cho tha nhân thì không bỏ qua, và chỉ mong người khác hiểu cho “bằng năng lực tinh thần có óc sáng tạo”... Tôi đã cho rằng đó là lối viết tùy bút nghệ sĩ, và lý thuyết như một đoạn khác trong bài có câu “Những ai có trình độ thiền thì có lẽ nhu cầu vật chất dần dần giảm đi và đến độ xem thường mọi thứ xa hoa không cần thiết. Mỗi chúng ta bớt nhu cầu vật chất thì trái đất này được nhẹ nhàng hơn”. Nhưng đến hôm nay thì tôi được thấy nhà sư, người nghệ sĩ không chỉ có “nói” mà quả thực đã “làm”, đã áp dụng cho chính mình những điều hiểu biết. Quý vị có thể không tin bao nhiêu nhận định này của tôi. Nhưng tôi có chứng cớ và hình ảnh. Kèm theo bài viết này. Đó là khi hướng dẫn tôi xem phòng tàng trữ nghệ phẩm, sư đi trước tôi đi sau. Do đó tình cờ tôi thấy được quần vàng sư mặc có một chỗ rách vì vải mòn, che khuất bởi gấu chiếc áo vàng phía trên, khi bước hay khom lưng thì mới lộ ra. Rõ ràng là nhà tu này chẳng để ý gì đến những thứ vật chất mà hầu như mọi người ở đời này đều bị trói buộc vào. Điều này làm tôi nghĩ đến một câu khác trong quyển Dấu Ấn Nghệ Thuật II sư viết “Giáo điển đức Phật có câu ‘Phật pháp bất ly thế gian giác’, lấy ý từ bài kệ 4 câu tôi đã có dịp nghe:
 
Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế nhập niết bàn
Tức như tầm thố giác
 
mà tôi hiểu đại ý là Phật pháp ở tại đời này, không phải rời cõi đời để hiểu. Rời cuộc đời để hiểu (nhập niết bàn) thì giống như đi tìm sừng thỏ.
 
 
 

Tại sao Trung cộng lùng kiếm sữa bột của Úc dành cho bé sơ sinh?







Cộng đồng "dậy sóng" sau khi Indonesia quyết định phóng thích thủ lĩnh khủng bố







Hoa Kỳ xác nhận sẽ quyết dẫn độ bà Mạc Vãn Châu, công ty Huawei







Mừng sinh nhật 98 của nhạc sỉ Xuân Tiên







MẸ ƠI ! XUÂN NÀY CON KHÔNG NHÀ







Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng







NHẠC XUÂN







Lợn kêu ủn ỉn đón đầu xuân !







Gọi một ly cà phê: Ly café đưa ra có hình của khách đuợc " in" ngay trên lớp crème của ly café.







Tranh chấp Nhật Nga về lãnh thổ phương Bắc







Thiếu tướng Nguyễn văn Chức kể chuyện Ông Đạo Nhỏ







Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Thương chiến ngắn hạn, Đấu tranh trường kỳ!







Lễ truy điệu tử sĩ Hoàng Sa tại Sydney







Trump "thỏa hiệp" với đảng Dân chủ đễ chấm dứt tình trạng chính phủ liên bang đóng cửa







Tập Cận Bình cảnh báo nội bộ ra sao?







Mấy ông bà già Tây trong hình coi chừng điều luật 88 của csvn







Phỏng vấn Thượng sĩ Lữ Công Bảy, Giám lộ trên tàu HQ-4 Trần Khánh Dư










Hoàng Sa, Lãnh Thổ VNCH - Bộ Dân Vận Và Chiêu Hồi, VNCH, 1974







Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

Phỏng vấn ông Lê Văn Hiếu, từ án tử hình được giảm xuống 25 năm tù giam của csvn







Thuyền Ra Cửa Biển Đi Vượt Biên







Bức Tranh Vân Cẩu Vẽ Người Tang Thương







TUỔI GIÀ




Lời giới thiệu:
 
Tự dưng tôi nghĩ ngợi về tuổi già khi thấy người bạn của bố mẹ tôi ở tuổi 88 chỉ trong vòng vài tháng nay quên (do Bệnh Lú Lẫn – Dementia!?) không còn nhớ hay nhận ra con ruột của mình là ai? Tên gì?  Tệ hơn nữa là ông Cụ không biết chính mình là ai? Không thể nhớ tên mình là gì để ký tên trên “check books” trả “bills”; và không biết phải uống thuốc (medications) là gì để chữa đủ các bệnh già?
 
Do đó, Bài viết này cố gắng trình bày sự luẩn quẩn trong hai lãnh vực:
·   1)      Các vấn đề chung quanh tuổi già.
·   2)     Sự quan trọng của tuổi già.
  
*
 
Tôi nhớ lại lúc còn học lớp 12 (đệ nhất) trung học trước năm 1970, lớp triết học đầu tiên có dạy về cách suy luận gọi là “Tam Đoạn Luận.”  Trong đó ông Thầy dạy Triết đã cho một thí dụ rất “oái oăm” qua 3 câu ngắn liên quan đến cách suy diễn về sự chết của con người và dùng ngay tên cúng cơm của đại triết gia cổ Hy lạp là Socrates:
 
“Mọi người đều phải chết
Socrates là người
Socrates phải chết…”
 
Đúng như ý nghĩa của “Tam Đoạn Luận” này!  Tuổi già (và sự chết) là chuyện tự nhiên không ai tránh khỏi.  Khi còn trẻ thì mọi người chúng ta sinh con; nuôi nấng cho lớn khôn, giúp đỡ con cái về  vật chất cũng như tinh thần từ lúc con sinh ra cho đến khi… mãn kiếp.  Nhưng con cái phần lớn không để ý (hay quên?! Mắc “Dementia” từ bé?) tới những cố gắng này của bố mẹ; kể cả khi con cái là những người rất thành công trên đường đời.  Người già đến khi kiệt sức là lúc cần sự giúp đỡ của con cái thì được con cái có lý do rất đơn giản là: “Tụi con quá bận rộn với cuộc sống, không có thời giờ đâu mà v..v..”

Cuộc đời là một cuộc hành trình trải qua bốn giai đoạn:  Sơ sinh, thời thơ ấu, trưởng thành, và tuổi già.  Tuổi già có thể được đánh dấu từ lúc bắt đầu về hưu (ở tuổi 65 hay 66?) tức là lúc đủ điều kiện lãnh tiền già hay tiền hưu trí; và cũng đủ điều kiện hưởng quy chế “Tiết kiệm dành cho người cao tuổi” (Senior Citizen Dícounts!)
 
Thực ra tuổi (con số) không có ý nghĩa gì bởi vì già hay trẻ còn tùy vào sự suy nghĩ của mỗi người.  

Trong cuộc hành trình cuộc đời, lúc trẻ là lúc chúng ta sử dụng những tài nguyên mà trời ban cho từ sức khỏe, tiền bạc, kiến thức, sự sáng tạo… Đến khi về già là lúc phải chấp nhận và an hưởng.  Cố gắng giữ niềm tin và ước vọng đối với tháng ngày sống còn lại; tránh các hoàn cảnh dẫn tới sự cô lập hay cô đơn.  Phải năng động, thăm hỏi bạn bè, thân nhân vì sự cô lập hay cô đơn là hai thứ độc địa  sẽ cắt ngắn cái tuổi già sớm hơn:
 
Một ngày kia, tôi đến thăm một người bạn già sống “trơ thân cụ” mặc dù có 8 người con đều trưởng thành, thành tài, sống rải rác ở trên khắp nước Mỹ.  Ông bạn than phiền: 
“Anh còn nhớ căn nhà này trước đầy tiếng cười nói của đàn con của tôi 8 đứa.  Bây giờ tôi phải sống thui thủi chỉ có một mình! Kể cũng tủi thật!”
 
Tôi an ủi: 
“Anh đừng có nản!  Anh không bao giờ sống một mình trong cô đơn cả.  Có Đấng Chí Tôn luôn luôn ở bên cạnh anh đấy! Lo gì?”
 
Không phải tuổi già luôn luôn là chuyện buồn, chuyện thất lợi...  Tuổi già cho chúng ta các cơ hội để ôn lại những cái thành công, cái thất bại của quá khứ; giúp tìm cách vui chơi với những liên hệ tình cảm bạn bè, với người thân trong gia đình, cũng như những người mới quen, nếu có thể được...Nhớ lại những lúc mình làm người khác vui và những lúc người khác làm mình vui.
 
Chúng ta cần nên biết, Thông thường, người già thường có 3 cái lo sợ, quan tâm:
 
 1)       Chết.
 2)        Bị bỏ quên.
 3)        Trở thành gánh nặng cho người khác.
 
Tôi xin đề nghị cách để người già có thể tránh được các nỗi sợ này như sau:
 
Thứ nhất, người có đức tin tôn giáo không sợ chết.  Chết chỉ là một “sự thay đổi” chứ không phải là “hết/ hay chấm dứt.”  Con người có phần xác và phần hồn.  Chỉ có phần xác chết; còn phần hồn sẽ trở về Nước Chúa Vĩnh Cửu hay Vãng Sanh Tịnh độ…  Thánh Therese of Lisieux có nói: “Sự chết là con đường thật đẹp dẫn đến thiên đàng.” (Death is the magnificent gateway to Paradise)..
 
Thứ hai, Không làm gì phải sợ bị bỏ quên; ngoại trừ người già tự ý nhất định muốn bị bỏ quên thì tôi đành chịu!  Bởi vì người già có nhiều thời giờ, thành ra có rất nhiều người, nhiều tổ chức cần sự đóng góp công sức của họ..  Ở ngoài xã hội thì có các hội thiện nguyện, “Soup Kitchens,” các mục vụ của nhà thờ; các việc công quả ở chùa, đền thờ, nhà thờ v..v... Ở trong phạm vi gia đình (ở nhà) thì các con các cháu luôn luôn cần sự giúp đỡ của ông bà để giữ nhà, chăm sóc đưa đón con trẻ còn nhỏ,  trong lúc phải con cháu phải đi làm kiếm sống trong hoàn cảnh chật vật mà không đủ phương tiện tài chính để thuê người chăm sóc hay đem gởi con nhỏ ở các nhà trẻ tốn kém.
 
Thứ ba, lúc còn trẻ phải sống cần kiệm không hoang phí để khi về già có thể tự sống với “tiền  để dành” (saving) cũng như trợ cấp hưu trí giới hạn của chính mình.  Có thể dùng tiền tiết kiệm của mình để sống trong cơ sở khang trang, không cần phải tráng lệ, dành riêng cho người cao niên có khả năng tài chánh tối thiểu.  Thăm viếng bạn bè, thân nhân ... một cách nhau thường xuyên nếu có điều kiện... Con cháu nếu có muốn giúp thêm thì rất quý; nhưng nếu đã có dự tính từ trước là cố sống “độc lập, tự lo hạnh phúc” thì dầu sao cũng khó có thể trở thành gánh nặng của người khác, kể cả con cháu.
 
Vài lời thô thiển..
 
Đơn giản thế, người già sẽ thoải mái!