khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

Nhạc Cuối Tuần: Nhạc Du Ca Trong Nước VN Hôm Nay







Tình Dục Tiền Mãn Kinh







Làm tình hay đi ngủ: Cái nào tốt hơn







Nếu như bạn đang chung chăn gối với ai đó thì đây quả là một tình thế tiến thoái lưỡng nan mỗi đêm: nên chọn nhắm mắt ngủ ngay hay khoan ngủ để vui vẻ một tí vun đắp hạnh phúc

Nghe như cả hai đều là những lựa chọn không tồi, và đúng là vậy. Có một giấc ngủ ngon là điều rất cần thiết cho sức khoẻ và tâm trạng, kiểm soát được cân nặng, chức năng miễn dịch, củng cố trí nhớ và nhất là không gà gật khi sếp đang hàn huyên với bạn về chuyện khả năng chơi golf yếu kém của mình ở công ty.

Tình dục cũng có sự tác động lớn đến tinh thần của con người. Thời gian làm tình giúp giảm căng thẳng và tăng sự tin tưởng cũng như khả năng kết nối với người yêu, điều đó có nghĩa là làm tạo cơ hội cho mối quan hệ của bạn có một tương lai lâu dài hơn.

Vậy, đâu là lựa chọn tốt hơn mỗi khi đến giờ ngủ?

Theo Tiến sĩ Lastella, nhà nghiên cứu về giấc ngủ tại Viện Nghiên cứu Hành vi Appleton thuộc Đại học CQ, hiện đang tìm hiểu mối liên kết giữa tình dục và giấc ngủ, việc lựa chọn này phụ thuộc vào việc: bạn đang cần cái nào nhiều hơn.

Không ngủ được sao? Hãy thử quan hệ tình dục.

Thiếu ham muốn tình dục? Hãy cố ngủ một giấc ngon lành.

Thêm làm tình, giảm thuốc ngủ

Tiến sĩ Lastella trả lời với SBS: "Mọi người thường hay phàn nàn đôi khi họ rất khó ngủ. Ngoài những kỹ thuật ngủ thông thường như thiết lập thời gian ngủ và thức dậy đều đặn, tránh nạp chất caffeine vô người, tránh các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, bảo đảm rằng phòng ngủ của bạn tối và thoải mái , tôi quan tâm nhiều đến ý tưởng rằng tình dục có thể được sử dụng như là một hình thức trị liệu cho giấc ngủ "

Và đôi khi chúng ta cần được giúp đỡ để có một giấc ngủ sâu và trọn vẹn. Nghiên cứu của Tổ chức Sức Khỏe Giấc Ngủ (Research from the Sleep Health Foundation) cho thấy 20 phần trăm người Úc khó ngủ và 35 phần trăm thức dậy với cảm giác không thoải mái.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nếu bạn có nguồn gốc Thổ dân hoặc từ một đất nước đa văn hoá, bạn có thể gặp tình trạng tồi tệ hơn. Một nghiên cứu của Mỹ được đăng trên tạp chí Liều Thuốc cho Giấc Ngủ (Sleep Medicine Journal) cho hay người Mỹ gốc Phi, người Tây Ban Nha và người châu Á ngủ ít hơn người da trắng. Người Mỹ gốc Phi trung bình ngủ 6.8 giờ một đêm, so với 6.9 giờ đối với người gốc Tây Ban Nha và người châu Á, trong khi người da trắng ngủ 7.4 giờ tròn trĩnh.

Các nhà nghiên cứu đã lý giải sự khác biệt này cụ thể hơn dựa vào các áp lực kinh tế xã hội gây ra do nền giáo dục và thu nhập thấp hơn.

Nếu như quan hệ tình dục không phải là câu trả lời cho sự bất bình đẳng xã hội thì nó hoàn toàn có thể là một khả năng thay thế cho việc uống một tách sữa ấm hoặc tách trà hoa cúc trước khi đi ngủ.
Cũng theo bác sĩ Lastella, quan hệ tình dục với bạn tình và đạt cực khoái nhiều khả năng giúp ngủ ngon hơn.

“Từ dữ liệu ban đầu của chúng tôi, có vẻ như hơn 60 phần trăm người dân cho biết giấc ngủ của họ được cải thiện sau khi quan hệ tình dục với bạn tình bao gồm cả sự cực khoái."

Tiến sĩ Lastella thừa nhận rằng khi đề cập đến cực khoái trong các mối quan hệ khác giới, nam giới và phụ nữ thường không đồng điệu và có thể một phía sẽ “gục” sớm hơn.


“Trung bình, nam giới mất từ ​​7 đến 14 phút để đạt cực khoái bằng mọi phương pháp kích thích, nhưng chỉ trung bình hai ba phút sau khi bắt đầu giao hợp. Mặt khác, phụ nữ phải mất từ ​​10 đến 20 phút để đạt cực khoái. "

Tiến sĩ Lastella cho biết: “Một nghiên cứu năm 2015 của Kalmbach và một số khác thực nghiệm với 171 phụ nữ trong một khoảng thời gian hai tuần tiết lộ rằng, với việc kéo dài giấc ngủ thêm một tiếng đồng hồ, phụ nữ đã tăng khả năng ham muốn tình dục với bạn tình trong ngày hôm sau tới 14 phần trăm.”

“Kết quả này gợi ý rằng ngủ ngon giấc có thể kích thích ham muốn tình dục lành mạnh ở phụ nữ.”
Cho dù bạn có lựa chọn quan hệ tình dục trước hay sau khi ngủ, cũng đáng để thử một lần có lợi gì cho sức khoẻ không.

“Một điều chắc chắn là nó không thể gây ra tổn thương gì cho quý vị”, ông nói.




Có nên nói thẳng những gì bạn nghĩ và đối mặt với hậu quả của nó? Với nhiều người, đó là một việc không tưởng. Nhưng với nhiều người, đó là điều tuyệt vời nhất bạn có thể làm trong đời.




Đã bao nhiêu lần bạn nói toạc suy nghĩ của mình và làm mất lòng người khác?

Dù khi đó  bạn có thể cảm thấy thoải mái vì giải phóng được những suy nghĩ trong đầu, nhưng có thể vài giờ hoặc vài ngày sau, bạn sẽ ước rằng giá như mình không thẳng thừng như vậy.

Sự hối hận này có thể nhanh chóng biến thành việc tự chỉ trích bản thân và khiến bạn mất tự tin.

Không chỉ nói sai, mà cách hành xử của chúng ta cũng có thể vi phạm những tiêu chuẩn của xã hội. Ví dụ như phải đi ăn tối với gia đình dù đã rất mệt, phải mua quà cưới với giá x vì bạn đã được người ta tặng quà với giá như vậy; phải sống cùng một người chồng mình không yêu vì người đó đối xử với bạn rất tốt; phải đi nhà thờ vì đấy là phong tục văn hoá, phải giả vờ là mọi chuyện đều ổn mặc dù thực ra bạn đang vùng vẫy trong khó khan.

Với nhà văn Koraly Dimitriadis, có thể nói thẳng suy nghĩ của mình là điều tuyệt vời nhất xảy ra trong cuộc đời cô.

Tôi hiểu vì tôi đã sống như vậy suốt cuộc đời.

Tôi đã luôn nói những điều mà mọi người xung quanh tôi muốn nghe

...mặc dù tôi không nhận ra tôi đang làm vậy. Và rồi một ngày tôi thấy mình đã cưới chồng và sinh con mà không thực sự hiểu làm sao mọi thứ lại xảy ra như thế. Kì lạ hơn cả là tôi không cảm thấy những quyết định dẫn tôi đến thời điểm này hoàn toàn là của tôi; thế nhưng cũng không ai dí súng vào đầu và bắt tôi phải làm vậy.

Khi nhìn lại chặng đường đã qua, tôi thấy rằng việc tôi chọn tuân theo chuẩn mực của xã hội và trở thành mẫu người xã hội mong muốn đã có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của tôi. Tại sao tôi lại chọn cách sống này ư? Vì tôi muốn được mọi người yêu quý và chấp nhận. Hoặc có thể là vì tôi không nhận ra rằng tôi có lựa chọn nào khác.

Mặc dù sống vì người khác có thể khiến mọi người xung quanh hài lòng với bạn nhưng đến một lúc nào đó bạn sẽ phải trấn áp con người thật của mình. Bạn sẽ phải sống hai cuộc đời; chỉ có vài người sẽ biết con người thật của bạn, trong khi phần lớn sẽ chỉ thấy vẻ bề ngoài. Hậu quả là bạn sẽ mất phương hướng và không rõ mình là ai. Đây là tình huống xảy ra nhiều với phụ nữ vì họ luôn được dạy rằng mục tiêu của họ là tìm chồng hơn là khám phá bản thân họ.

Tại sao chúng ta lại sợ nói thẳng những gì chúng ta nghĩ và làm những điều chúng ta muốn?

Tại sao văn hoá và xã hội luôn yêu cầu chúng ta phải cư xử đúng mực mọi lúc mọi nơi? Nói sai thì có vấn đề gì? Từ lúc nào mà con người luôn phải nói và làm đúng 100%? Khi nói những điều không thích hợp và tối kỵ, chúng ta sẽ hiểu hơn về bản thân cũng như ước muốn của mình. Đương nhiên nói sai sẽ có hậu quả, nhưng chỉ khi chúng ta ngã và thất bại thì chúng ta mới biết cách vực dậy.

Và có thể, qua đó chúng ta sẽ thay đổi cách tiếp cận cuộc sống và sẽ thành công hơn trong quan hệ xã hội cũng như công việc. Chỉ khi chúng ta thật lòng thì người khác mới hiểu chúng ta là ai và biết đâu sẽ học được gì đó từ kinh nghiệm của chúng ta. Có thể bạn sẽ khiến họ cân nhắc những điều họ chưa bao giờ nghĩ tới. Như tôi chẳng hạn. Tuy tôi biết việc tôi li dị và từ chối tuân theo chuẩn mực của văn hoá mình là điều khó hiểu với nhiều người xung quanh, nhưng tôi có thể tự tin mà nói rằng nhiều người đã chấp nhận con người thật của tôi, thậm chí một số còn quyết định sẽ thay đổi cách sống của họ.

Cách chúng ta ứng xử và giao tiếp với mọi người xung quanh có vai trò rất quan trọng. Với tôi, nói thẳng suy nghĩ của mình giúp tôi cảm thấy tự do và được giải phóng. Nhưng nó cũng khiến tôi khá lo sợ. Tôi vốn là đứa ít nói, nhưng trong các tác phẩm nghệ thuật và các bài viết của mình, tôi trình bày rất nhiều suy nghĩ thật, không hề được gọt giữa. Điều này khiến nhiều người không chịu được tôi. Sao cô ta dám nói thẳng suy nghĩ của mình như vậy? Cô ta sẽ gây ra nhiều tranh cãi! Cô ta không thể thành công nếu cứ cư xử như thế!

Nhưng cũng có những ngày tôi nói thằng suy nghĩ của mình như một cách để biểu tình chống đối việc phụ nữ thường phải im lặng và không được phát biểu ý kiến. Khi sản xuất vở kịch "KORALY: "Tôi luôn nói những điều không phù hợp" tôi đã rất lo lắng không biết mọi người sẽ phản hồi thế nào. Vở kịch không tuân theo quy tắc kịch truyền thống, và cũng không tuân theo những quy tắc ứng xử dành cho phụ nữ. Vì thế nó là một vở kịch thách thức về nhiều mặt. Nhưng vở kịch đó là tôi. Đây là tôi. Và nếu tôi muốn mọi người bàn luận cởi mở và truyền cảm hứng cho những người khác thì tôi phải can đảm và nói thật lòng



Bạn có thể hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng bao nhiêu lần?




Nhiệt độ lý tưởng để hâm nóng thức ăn

Nữ phát ngôn nhân Lydia Buchtmann đến từ Uỷ ban Thông tin An toàn Thực phẩm cho biết, bạn có thể hâm nóng thức ăn thừa bao nhiêu lần cũng được. 

"Bạn có thể hâm nóng thực phẩm bao nhiêu lần cũng được, miễn là với nhiệt độ 75C, và cách duy nhất để biết được nhiệt độ chính xác là sử dụng nhiệt kế nấu ăn (cooking thermometer)," bà Buchtmann nói.

Để đọc chính xác nhiệt độ thực phẩm, hãy cắm nhiệt kế vào ngay giữa món ăn, nhưng chú ý đừng để nhiệt kế chạm đáy nồi hay đồ đựng.

Thời gian lưu trữ thức ăn thừa tối đa

Mặc dù trên lý thuyết, bạn có thể hâm nóng thức ăn thừa bao nhiêu lần cũng được, nhưng hãy chú ý đến thời gian lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh.

"Bạn có thể giữ thức ăn thừa từ 2-3 ngày trong tủ lạnh, ở nhiệt độ 5C," bà Buchtmann nói.
Nếu để trong ngăn đá thì thức ăn sẽ giữ được lâu hơn, bởi vi khuẩn không phát triển ở nhiệt độ tủ đông.

Chuyên gia dinh dưỡng Dorothy RIchmond cho biết, "Tôi vẫn khuyên mọi người nên dán nhãn thực phẩm thừa để biết chúng đã ở trong tủ lạnh bao lâu rồi, bởi tủ lạnh không thê giữ cho thực phẩm được tươi mãi mãi." 

Một số ngoại lệ đối với quy tắc 2-3 ngày bao gồm phụ nữ có thai, người cao tuổi và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương (chẳng hạn như bệnh nhân ung thư hoặc người đang dùng thuốc).
Theo bà Buchtmann, những người này cần phải tiêu thụ thực phẩm thừa trong vòng 24 giờ, nhằm giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm vi khuẩn listeria. 


Hâm nóng thức ăn thế nào cho đúng? 

Lò vi sóng hiển nhiên là lựa chọn tiện lợi nhất để hâm nóng thức ăn, thế nhưng không phải lúc nào chúng cũng hâm nóng một cách đồng đều.

Theo ký giả phụ trách mảng khoa học Michael Mosley, "Lò vi sóng tạo ra những điểm nóng và chừa một số điểm nguội nguy hiểm trong thực phẩm, khiến vi khuẩn sinh sôi. Vì thế nếu bạn sử dụng lò vi sóng, hãy nhớ hâm nóng và đảo đều thức ăn một vài lần, cho đến khi thức ăn chín kỹ và đều." 
Đồng thời, hãy bảo đảm rằng đĩa xoay trong lò vi sóng được đặt đúng khớp, và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về thời gian hâm nóng đối với các loại điện áp khác nhau.

Còn nếu bạn sử dụng lò nướng để hâm nóng thức ăn, thì bà Richdmond khuyên bạn nên "làm nóng lò trước, [...] và đừng sử dụng chảo quá nhỏ, nhớ đảo thức ăn đều tay và không nên dọn thức ăn ngay khi vừa sôi, mà nên tiếp tục nấu khoảng 10-20 phút kể từ khi sôi."

Khi nào thì không nên hâm nóng thức ăn?

Hâm nóng thức ăn ở nhiệt độ 75C sẽ giết chết hầu hết vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, chỉ trừ bốn loại vi khuẩn "cứng đầu" là bacillus cereus, clostridium botulinum, clostridium perfringens và staphylococcus aureus.

Đây là những mầm bệnh có trong gạo, mì Ý, mì trứng và các loại rau củ tinh bột như khoai tây, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao trong lò vi sóng. Chúng phát triển trong thực phẩm để nguội trong môi trường bên ngoài, chẳng hạn như cơm để trong nồi sau khi nấu.

Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn vi khuẩn phát triển sau khi nấu bốn loại thực phẩm trên, là chia nhỏ phần thừa vào các hộp đựng để mau nguội, rồi nhanh chóng cất vào tủ lạnh.

Tóm lại, để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy luôn nhớ:
  • Chia nhỏ thức ăn thừa vào các hộp đựng cho mau nguội
  • Cất ngay vào tủ lạnh hoặc ngăn đá
  • Không hâm nóng thức ăn đã qua 2-3 ngày
  • Luôn hâm nóng trên 75C
  • Đảo đều thức ăn khi hâm để món ăn được làm nóng đều



Nhạc Việt Bolero, Thành Phố Buồn




a>


VN tuần qua, 6/5/2017







Nhạc Việt Bolero, Bao Giờ Em Quên







Dr. Charles C. Nguyen - Keynote Speech - Luncheon, Journey to Freedom: A Boat People Retrospective







Kinh Chao Qui Vi

Thank you Dr. Thang for a very kind introduction which I am not sure if I deserve it. With your excellent achievements, Dr. Thang, you should be the one standing up here giving the keynote speech, not me.

Let me start by telling you about the bad news/good news scenario of my speech today.

I have a bad news to tell you. If you came from around the country to see the first Vietnamese American Congressman Joseph Cao and bought a ticket to attend this luncheon, I have to disappoint you by informing you that although Congressman Cao and I look very alike because of our size and our look, I am not Joseph Cao. Therefore, you can contact Reme and the organizers to get a refund of your ticket. I am sure Reme will never invite me back to the Library of Congress again after I pull this stunt on her.

On the other hand, I have a good news for you. By now after learning about my background and my profession most of you must have predicted that you will have to sit through another long and boring lecture given by a professor because you may think that professor must give boring lectures, what else? As you already know, since I was drafted the last minute to stand in for Congressman Cao, I did not have enough time to prepare the speech. So the good news is my speech will be very short today because I don’t have much to say. In case that you don’t know or have forgotten, it is customary for Asian people to take a nap after lunch especially a good lunch like this. Thus who wants to be between a good lunch and a nap? So I will deliver my speech very quickly and get out of here so that you all can go on with your business including taking a good nap. So that is the good news.

Before beginning my speech, I would like to acknowledge the organizers of this magnificent symposium. What a fabulous job and what a wonderful idea to come up with the theme of the symposium: Journey to Freedom: The Boat People Retrospective. Please join me to give the organizers a big applause. THANK YOU.

I would like to thank Reme and Genie for inviting me to give the keynote speech at the luncheon. It is indeed a great honor for me to speak at the Library of Congress today.

Let me share with you some of my life’s stories. I attended a French Boarding School all my life in Vietnam and went to Germany to earn a bachelor’s degree in Electrical Engineering and finally settled in the US in 1978 to re-unite with my mother and my siblings. So you can easily detect that my accent is a very mixed accent. It is like a Vietnamese, French and German accent. So through my accent, size and look, whether I was in Germany or the US, it did not take long for someone to figure out that I am a foreigner. Being a foreigner in a country, I have had certain disadvantages and advantages that native (domestic) people do not. Being a foreigner I have often found myself at the two extremes of visibility.
Extreme Number 1, Being Invisible. When I was not in an important position in my institution, then I was almost invisible to people. Let me tell you about a story of my life.

After I joined Catholic University in 1982 as an Assistant Professor of Electrical Engineering, I actively participated in the school activities such as luncheons, committees and faculty meetings for the whole academic year. At the 1983 commencement, after walking back from the ceremony still wearing the academic doctoral regalia, the dean of my school walked up to me and said “Congratulations!”. I did not understand why he did that and thought he congratulated me for joining the school as a professor and I replied “Thank you”. Then at the 1984 commencement after I spent two whole years at Catholic University, the dean walked up to me and said “Congratulation!” again after the ceremony. I was surprised and wondered why he did that again. After thinking for a moment, it daunted on me that the dean thought I was a doctoral candidate of the school and congratulated me for receiving the doctoral degree. “Wow”, I have been INVISIBLE to this dean in the last two academic years despite my active participation in the school activities. At the 1985 commencement after I spent three years at Catholic University, the dean did it to me again. This time, I walked up to him and said “I am not a student, but I have been a faculty member and your colleague in the last three years”. He was shocked and apologized to me. The incident never occurred again.
Extreme Number 2, Being Too Visible. When I was in an important position such as chair of an academic department or dean of a college, then being a foreigner, the spotlights constantly shone on me making me too visible, and sometime that is not good. Let me tell you another story.

During the recruitment of the dean for our school of engineering back in 2001, after a long screening, it came down to two candidates, a professor from MIT and me. The candidate from MIT, a Caucasian American did only have to answer a few simple questions for about 5 minutes in an interview with the faculty. However when my turn came, the faculty grilled me with tons of questions about my leadership capability, budget handling, development, etc. for at least half an hour. It got to the point that one Chinese American professor in the room had to speak up that it was not fair to me and then they stopped. After all, considering the history of my university that had only 8% minority at the time, I could not blame the faculty because up to 2001 when I became the first Asian American Dean of my school, my predecessors were all Caucasians and Irish Americans with names like O’Malley, Marlow, O’Donnell, Kennedy, O’Connell, OBAMA, (joking) etc. It is understandable that my faculty had a hard time accepting a dean with a very strange name that is very difficult to pronounce correctly, NGUYEN, Nugent, and Nuen.

Then in the last two terms as dean for the last 8 years, I have been under a microscope as my faculty has watched every move of mine and waited for me to make stupid mistakes to take me out.

You may now ask a big question.
HOW DID I SURVIVE? Let me tell you HOW.

Being Asian and Vietnamese, I came from a different upbringing due to our culture and tradition. As a result, I have been very successful in dealing with the politics of the academic environment because I have used principles that are very foreign to the conventional politics of an American Academic Institution like my university. Dealing with politics is like playing chess. I have made other players so confused by my tactics and strategy that are very foreign to them. My principles are purely based on real integrity, trust and excellent performance, which is very uncommon in a heavily political environment of an academic institution. Thus I have been able to win the games due to my unconventional tactics. Recently despite a fierce political move of a few of my faculty trying to uproot me, I have been re-appointed by our president for the third term as dean of my school. So I am safe for the next four years. I am very proud of this accomplishment because deans of a school like ours can only survive no more than two terms.

Another disadvantage of being a foreigner is that my colleagues and faculty had high and unfair expectations for me than my non-minority peer when it came to leadership election. As a rule of thumb, I had to work doubly hard and proved to have double capability as compared to my non-minority peer in order for my faculty to accept me as their leader.
Finally NEVER SAY NEVER!

When I joined Catholic University as an assistant professor in 1982, I expressed to my colleagues that I never wanted to be in an administration position like department chair or dean. Joining an academic institution, I just wanted to focus on research and teaching and did not want to deal with the politics. Guess what? I have served as a department chair for 4 years and dean for 8 years during my career at Catholic. However as I thought about it, the leadership capability has been in me from day one, from the day I was the president of the Vietnamese Student Association for 3 years at George Washington University.

After I joined Catholic University in 1982, I often found myself sitting in the office of my chairman and complaint about the school’s policies, regulations and vision. My chairman told me that if I cared so much about the school, then I should take on the leadership so that I could change the policies and vision as I like. Thus taking his advice, my journey as an administrator started when I became the chair of my department in 1997 and subsequently the dean of my school in 2001. I have loved to be in the driver seat in the last twelve years due to my capability to shape my department and school the way I wanted by introducing new initiatives and new policies.

Despite all the problems and obstacles I shared with you above, I still think the United States is a great place to live with all the opportunities provided to its citizens. I would not be in my current position if I were in a different country. Thus I can say that I am proud to be Asian American and especially very proud to be Vietnamese American.

Now but we are not here to talk about me. I assume that the organizers put me up here not only to entertain you but also to give a message. I have used my life’s stories to segway into the delivery of the following message.

Over 2 millions people from Vietnam have received asylum in the United States and around the world. More than a million Vietnamese people have settled in the United States. As we reach the 35th Anniversary of the exodus of April 30th, 1975, we should look back and move forward. Statistics shows that the Vietnamese American community is considered one of the most successful communities in the United States. In the last 35 years, the Vietnamese American community has made great progress in a diversity of areas including sports, entertainment, education, science and technology, medicine, politics and business, etc. But statistics also shows that the number of successful Vietnamese Americans represents only a small fraction of the whole community.

The question is how can we move forward? What kind of obstacles that hinder the progress of our community? Several issues came to my mind immediately. First despite a number of existing community service organizations such as Boat People SOS, Voice of Vietnamese Americans, etc. the community still lacks a keen interest in volunteerism and community service. This is due to the fact that from our tradition and upbringing, our community has been heavily family-based, but not so much community-based. We need to encourage our children, the 2nd generation of Vietnamese Americans to get more involved with the community and to be more willing to provide their volunteering service by our setting good examples for them. It can be as simple as serving as a member of the Parent-Teacher Association or Parent-Teacher Organization of schools of your children or serving as a volunteer in community-based organizations, etc. Also remember my life story of taking on the leadership to make changes at my school. Thus in order to improve or change the society we live in, we need to encourage our children to consider professions that may lead to policy making or law making such as business, politics or law. As you know typical Vietnamese families would encourage their children to pursue financially safe professions such as medical doctors or engineers. While these professions could contribute substantially to the society through their services, they would not naturally lead to positions in policy and law making.

Let me ask you now considering my profession as a professor and administrator of a university a question. What advise would I give now as I conclude my speech? EDUCATION. Naturally educators like me must talk about education. We need to inspire our children, the 2nd generation of the Vietnamese Americans to highly value education that to me is the key to everything. As you can see in my stories above, without a solid high school education in Vietnam and undergraduate and graduate education in Germany and the United States, respectively, I would not be where I am today. Encourage your children while in school to take as many courses as they can and to earn as many degrees as they can. I fully believe a solid education is a solid foundation for success.

THANK YOU VERY MUCH FOR LISTENING TO ME AND FOR PUTTING UP WITH ME!


HAVE A GOOD DAY!


CHARLES CUONG NGUYEN, D.Sc.
Dean, School of Engineering
Professor of Electrical Engineering and Computer Science The Catholic University of America





SOS: Công an tiến hành bắt linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục







CSVN tổ chức biểu tình đấu tố Linh mục Đặng Hữu Nam







Gs Lê Xuân Khoa: Cuộc chiến Việt Nam và con đường hòa giải







Phỏng vấn Lm Đặng Hữu Nam, 5/5/2017










Cứ Tới 30/4 Lại Nhắc Chuyện Hòa Hợp Hòa Giải - Tác giả Nguyễn Thị Cỏ May



Gần tới tháng tư, những người Việt Nam lớn tuổi, tức những người đã từng trải qua tháng tư năm 1975, đều nhớ lại biến cố mất Miền nam do Lê Duẩn, dựa vào sự yểm trợ tích cực của Trung cộng, cả quyết dùng chiến dịch biển người xua quân cưởng chiếm cho bằng được Miền nam. Khi dép râu dẩm lên Miền nam thì xã hội bắt đầu đảo lộn. Gia đình bắt đầu ly tán Nhà cửa, của cải của người dân lần lược trao qua tay kẻ chiến thắng để chuộc tội tư sản.

Có người hỏi về số phận những viên chức của Chánh quyền Sài gòn, Lê Duẩn trả lời bằng cử chỉ đưa bàn tay cứa ngang cổ. Võ văn Kiệt “nhơn từ” đề nghị cho đi tập trung cải tạo để khai thác sức lao động của họ phục vụ lợi ích xã hội chủ nghĩa cho tới kiệt sức sẽ thả ra về cho gia đình chăm sóc. Chết sống sẽ do khả năng sanh tồn trong cải tạo định đoạt.

Những người may mắn thoát được ra nước ngoài, với hai bàn tay trắng, bắt đầu làm lại cuộc đời. Gian khổ nhưng được tự do. Với họ, ngày 30/04 không gì khác hơn là kỷ niệm đau thương.

Ở lại hay ra đi, cả hai đều chỉ thấy mình là người dân bị mất nước, mất tất cả, chớ không ai thấy Miền nam được giải phóng, đất nước được thống nhứt. Trong những người cộng sản, có thể có triệu người vui thật sự vì có điều kiện chiếm đoạt tài sản của dân Miền nam làm giàu, còn trìệu người kia, có lương tâm trong sáng, khi vào thấy Miền nam không như họ hiểu do bị chế độ tuyên truyền, bắt đầu đau buồn, ân hận đã cống hiến mạng sống, tuổi trẻ sai lầm, thật hoang phí. Họ là nhũng kẻ đã trao thân nhằm tướng cướp.

Khi Hà nội áp đặt chánh sách xã hội chủ nghĩa cai trị Miền nam thì xã hội Miền nam ngày càng thêm tan nát, những giá trị xã hội, đạo đức bị bứng gốc và đảo ngược. Hệ quả là thực tế ngày nay ở Việt nam.

Thực tế sau 42 năm

Rồi sự phấn khởi chiến thắng cũng lần lần lắng dịu, nhà cầm quyền bắt đầu thấy chiến thắng chỉ có nghĩa là chiếm được Mìền nam, chỉ thống nhứt về mặt hành chánh, nhân tâm ngày càng phân tán, sự bất mản chế độ ngày càng thể hiện khắp nơi trong dân chúng. Hà nội bắt đầu thay đổi thái độ, đưa ra kêu gọi “Đại đoàn kết toàn dân”, ban hành chánh sách “Hòa hợp dân tộc”. Chủ trương của nhà cầm quyền cộng sản là “Hòa hợp dân tộc”. Họ chưa bao giờ nói “Hòa giải, Hòa hợp dân tộc”.

Ngay sau Hiệp định Paris năm 1973, Hà nội đã đưa ra đề nghị “Hội Đồng Hòa giải, Hòa hợp dân tộc” gổm ba thành phần để lo tổ chức tổng tuyển cử, tái lập hòa bình. Nhưng cái “ Hội Đồng Hòa giải Hòa hợp dân tộc” kia chết chưa kịp khai tử vì họ đã dùng võ lực chiếm trọn Miền nam. Sau những năm “đổi mới”, họ thấy rỏ chỉ khi người dân nhìn nhận chánh quyền và hợp tác mới là quan trọng cho đất nước phát triển, nhứt là khối người Việt nam Hải ngoại vừa có khoa học kỷ thuật, vừa có vốn, nên nhà cầm quyền cộng sản quan tâm hơn đến vấn đề “Đại đoàn kết toàn dân”.

Nhưng sau 42 năm kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược, vấn đề hoà hợp hoà giải dân tộc được nhà nước Hà nội nhắc đến nhiều lần, trong các cuộc họp Đại hội đảng cộng sản, Hội Nghị Trung ương hay bất cứ nơi nào có những người cầm quyền phát biểu, nhưng thực tế vẩn chưa đạt dưọc kết quả mà họ mong đợi.

Sốt ruột, Hà nội ban hành nào Nghị Quyết 36 ngày 26 tháng 03 năm 2004, nào Nghị quyết 23 ngày 16 tháng 01 năm 2008, những chương trình giao lưu họp mặt do Ủy Ban nhà nước về người Việt nam ở nước ngoài tổ chức để thúc đẩy thực hiện Hòa hợp dân tộc. Thế nhưng 42 năm dài vẩn chưa đủ để cho dân tộc có thể quên đi những tổn thương quá nặng nề do chánh sách cộng sản tạo ra và để lại.

Người cộng sản vẫn còn suy nghĩ ta/địch, cách mạng/ngụy. Họ kêu gọi hòa hợp dân tộc, chớ chưa bao giờ họ nói “Hòa giải” bởi họ cho rằng họ nắm trọn chánh nghĩa. Hòa hợp là mọi người xếp hàng về dưới trướng của đảng cộng sản vì đảng cộng sản đã mở rộng vòng tay đón nhận những “người con hoang” trở về. Tức không hề có chuyện Hòa giải, hai bên nhìn lại để thấy đúng/sai mà thật lòng sửa đổi vì một tiêu chung là quyền lợi đất nước, dân tộc. Có hòa giải thật lòng tự nhiên có ngay hòa hợp.

“Hòa giải, Hòa hợp dân tộc”

Hiệp định Paris qui định “Hội Đồng Quốc gia Hòa giải Hòa hợp dân tộc” gồm ba thành phần ngang nhau, và công nhận hai thực thể chánh trị ngang nhau ở Miền nam là Chánh quyền Sài gòn và Chính phủ Cách mạng Lâm thời; hai chính thể này phải tiến đến một giải pháp chính trị trong tình trạng có đầy đủ các quyền dân chủ và không có sự can thiệp của Mỹ. Có một điều khoản qui định “tất cả tù chính trị đều phải được thả trên tinh thân “hòa giải và hòa hợp dân tộc, nhằm chấm dứt thù hằn, giảm bớt đau khổ và đoàn tụ các gia đình”.

Nguyên văn như sau:

“Ngay sau khi ngưng bắn, hai bên Miền nam Việt nam sẽ:

– Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;

– Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh....”.

Nhưng ba ngày trước khi ký Hiệp Định Paris, Kissinger còn tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng chính sách của chính phủ Mỹ là không “áp đặt một chính phủ liên hiệp hay một chính phủ liên hiệp trá hình trên nhân dân Việt Nam”. Ngày 23 tháng Giêng năm 1973 Nixon tuyên bố trên các đài truyền thanh và truyền hình Mỹ rằng Hoa Kỳ “vẫn tiếp tục công nhận chính phủ Cộng Hòa Việt Nam như là chính phủ chính danh độc nhất ”. Nhưng trong chánh trị, xưa nay, chưa bao giờ có bạn muôn thuở, thù muôn đời. Nên sau đó, Mỹ đã bán đứng trọn vẹn Miền nam Việt nam cho cộng sản Bắc việt. Và Hà nội đã vứt bỏ từ lâu đề nghị do chính họ đưa ra, áp dụng triệt để chánh sách trả thù giai cấp lên toàn dân Miền nam bởi “Người quét đường cũng có tôi với Cách mạng” (dạy trong học tập ở khu phố).

Không thể có “Hòa giải và Hòa hợp” với cộng sản

Khi nói “Hòa giải và Hòa hợp” với cộng sản không có gì khác hơn nói “Hòa giải và Hòa hợp” với Thiện và Ác. Hoặc nói “tư tưởng Dân chủ Tự do Nhơn quyền” có thể hòa giải và hòa hợp với “Chủ nghĩa lý luận không có con người và chủ nghĩa vô nhơn bản” được không?

Hồ Chí Minh tin tưởng tuyệt đối ở bác Xít và bác Mao là hai người không thể sai lầm nên đã học tập nhuần nhuyễn tư tưởng của Mao. Xin trích vài nét nổi bật trong tư tưởng chánh trị của Mao:

“Làm chánh trị như làm chiến tranh. Không thể có xây dựng nếu không có phá bỏ, hủy diệt.

Trước hết, và căn bản, Mao chủ trương phá bỏ, hủy diệt Quốc tế cộng sản. Vì có làm như thế thì Trung quốc mới bình đẳng với Nga, Mỹ và xây dựng thế giới mới 3 cực.

Tần Thỷ Hoàng không có gì ghê gớm cho lắm vì hắn chỉ chôn sống có 460 nho sĩ. Chúng ta sẽ chôn sống ít lắm cũng phải 46000 trí thức tiểu tư sản.

Phải thực hiện vườn không, nhà trống triệt để về vật chất và tinh thần. Mỗi người phải như một tờ giấy trắng, không được quyền sở hữu tài sản, nhà đất, và không được có kiến thức, tri thức. Tất cả phải thành “không”, sạch bách! Những người dân như vậy mới thông minh” (M.H.Bernard, Mao Tsé-toung, 1893-1976, VOIX, Paris 2003).

Mao chủ trương chánh trị độc tài tuyệt đối như vậy để duy trì chế độ lâu dài. Bởi Lê-nin dạy rỏ “Một chế độ sẵn sàng thực thi khủng bố vô giới hạn thì không thể nào bị lật đổ.” (Simon LEYS, Essais sur la Chine, Robert Laffont, Paris 1998, trg 4.)

Nhơn đây tưởng cũng nên nhắc lại một chuyện xưa thời còn biên giới Thạch hãn để thấy cộng sản không chỉ xem Chánh quyền là kẻ thù (Ngụy quân, Ngụy quyền), mà cả người dân bình thường cũng là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Trần Đĩnh kể trong Đèn Cù II (trang 461-462): “Sông đã lấp thành tên, mà báo cứ ca ngợi cô Lý oằn lưng chèo lái. Hầu hết nghe đều cười. Tự giễu và rộng lượng. Nhưng khi Sinh nói ở Vĩnh Linh, anh đã chứng kiến những người ở phía bên Nam kia bị ta bắt sang chôn sống kêu rất lâu dưới huyệt, tôi lại thấy mọi người lạnh mặt lại. Sẵn sàng bao dung với ta và hóa đá với địch”. Phải chăng việc tàn sát tập thể ở Huế năm Mậu thân 1968 chỉ là tiếp nối truyền thống man rợ này của Quân đội nhân dân?

Phải có Dân chủ mới hòa giải và hòa hợp

Cho tới nay, Hà nội chỉ kêu gọi mọi người về dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản nên trong vài tháng qua đã xảy ra lắm chuyện ỏ Việt nam nói rỏ không thể có “Hoà hợp, Hòa giải dân tộc” nếu không có Dân chủ.

Những bài hát tinh cảm đang hát bổng bị cấm. Sách vở biên khảo về lịch sử đã phát hành bị thu hồi vô cớ (về Trương Vĩnh Ký của Nguyễn Đình Đấu).

Về lịch sử, văn hóa, những kiến trúc cổ ở Sài gòn bị phá để bán địa điểm cho doanh nhơn ngoại quốc xây cơ sở mới. Hà nội không cần thấy người dân Sài gòn thương tiếc đó là một phần ký ức đời sống của họ bị Hà nội thêm một lần nữa cướp mất. Họ không thể thấy đó là chương trình phát triển đô thị. Không chỉ riêng với Miền nam nơi bị cưởng chiếm 30/04/75, mà với cả Miền Bắc, người cộng sản cũng chủ trương biến đầu óc mọi người phải sạch như tờ giấy trắng để họ nhồi nhét đìều họ muốn. Những trận đánh Gạc Ma, chiến tranh biên giới hoàn toàn không tồn tại trong sách giáo khoa lịch sử thời Xã hội chủ nghĩa. Người trẻ chỉ còn tìm kiếm qua thông tin trên mạng, để họ kêu gọi nhau trân trọng những gì vốn dĩ thuộc về sự thật và lịch sử dân tộc.

Không thừa nhận lịch sử thì làm sao hòa giải và hòa hợp dân tộc được?

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, trả lời đài BBC, cho rằng một trong những yếu tố quan trọng để dẫn đến hoà hợp hoà giải dân tộc, đó là thừa nhận vai trò của Việt Nam Cộng Hoà: “Theo tôi bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, nó sẽ dễ dàng hoà hợp. Các nhà nghiên cứu, làm sử đặt ra vấn đề là phải thừa nhận Việt Nam Cộng hoà là một thực thể. Trong giai đoạn đó có một thực thể, trong đó có vấn đề đối nội đối ngoại, có những điểm tốt, không tốt, lịch sử phải khách quan. Ví dụ như trong vấn đề Hoàng Sa, phải chấp nhận là Việt Nam Cộng hoà đã có trách nhiệm, và Hoa Kỳ cũng đã có phản ứng. Mà khi có phản ứng tức là Trung Quốc đã xâm lược. Đó là một điều phải khẳng định”.

Nên thấy bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, thì mới có thể hoài giải và hoà hợp được.

Khi chỉ có người Bắc mới thông minh, mới có lý luận nên mới lãnh đạo đảng được, như Nguyễn Phú Trọng nói, thì mọi người chỉ còn biết phải đặt mình dưới trướng đảng độc tài thối nát mà thôi.


Kinh Tế Nhập Môn: Món Nợ Cũa Mỹ - Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa




Hoa Kỳ là Quốc Gia Mắc Nợ? Đáng Lo mà chưa Đáng Sợ

Trong cuộc tranh luận hiện nay về ngân sách liên bang, báo chí cứ nhắc đến gánh nợ quá cao của nước Mỹ, giờ đã mấp mé 20 ngàn tỷ đô la - và sẽ còn tăng. Tình hình rồi sẽ ra sao?...

Hoa Kỳ là siêu cường có sức mạnh kinh tế và quân sự đứng đầu thế giới nên cũng chịu gánh nặng cho hai sức mạnh đó. Nhu cầu chi tiêu quốc phòng và tiền lời cho các khoản nợ là gánh nặng tiêu biểu nhất. Nhưng phải chăng vì vậy mà Hoa Kỳ sẽ bị suy yếu như nhiều nước mắc nợ khác, điển hình là Nhật Bản và Trung Quốc? Câu giải đáp sẽ thuộc phạm vi kinh tế, nhưng còn đi xa hơn vậy. Xin hãy nói về kinh tế trước.

Được gọi là công trái, hay nợ của công quyền, gánh nợ của Chính quyền Liên bang Hoa Kỳ lên tới 20 ngàn tỷ Mỹ kim, nhưng bên trong có 5,5 ngàn tỷ (27%) là do các cơ quan liên bang cho nhau vay. Số sai biệt, 14,5 ngàn tỷ, mới là “món nợ công chúng”, debt held by the public. Món nợ thuần này lại được phân giải làm hai loại: nợ ngoại quốc và nợ trong nội bộ Hoa Kỳ. Nợ ngoại quốc là khi giới đầu tư của nước ngoài cho Chính phủ Mỹ vay tiền, khoản nợ đó chi bằng 42% của “nợ công chúng”. Nhiều người thiếu am hiểu cứ sợ Trung Quốc là chủ nợ của nước Mỹ nên có thể dùng khoản nợ đó làm võ khí tài chánh để đạt mục tiêu chính trị.

Sự thật thì khối nợ ấy của Tầu cũng nhỏ, chỉ ở khoảng một ngàn 150 tỷ, thua khoản nợ của nước Nhật cho Mỹ vay và năm qua, Bắc Kinh đã từng bán khoản nợ ấy ra ngoài mà không làm thị trường tài chánh Hoa Kỳ bị rúng động. Đấy chỉ là kho đạn giấy!

Nhưng khối công trái quá lớn của Mỹ quả là có vấn đề.

Năm 2012, ba kinh tế gia Carmen Reinhart, Vincent Reinhart và Kenneth Rogoff (xin gọi tắt là RRR) đã nghiên cứu tình hình nợ nần của 26 nền kinh tế lớn trên thế giới từ năm 1800 đến 2011 để cảnh báo rằng nếu công trái cao quá 90% sản lượng thì kinh tế có thể bị tăng trưởng thấp hơn. Vì khoản nợ của Mỹ nay đã lên tới 106% Tổng sản lượng GDP nên ai cũng nói tới lời cảnh báo của các kinh tế gia RRR.

Chúng ta cần tìm hiểu tương quan nhân quả của hai khái niệm: gánh nợ cao là nguyên nhân của tăng trưởng thấp, hay ngược lại, vì tăng trưởng thấp mà quốc gia mắc nợ nhiều hơn? Ta chưa có câu trả lời dứt khoát vì qua 10 công trình nghiên cứu bằng kinh toán học do bộ ba RRR khảo sát, có ba trường hợp tăng trưởng thấp mới dẫn đến nợ cao và bảy công trình kia lại kết luận ngược: nợ cao làm giảm đà tăng trưởng. Khó hiểu!

Kinh tế học nhập môn dạy là Chính quyền đi vay khi bị bội chi ngân sách, chi nhiều hơn số thu nhờ thuế khóa. Khi đi vay thì ngân sách phải trả tiền lời, nếu công trái tăng thì tiền lời cũng tăng và khoản chi đó làm chính quyền không dùng vào việc có thể đem lại lợi ích kinh tế cao hơn. Câu hỏi đáng quan tâm hơn sẽ là: nếu chính quyền không thu đủ thuế để trả nợ thì sao? Người ta gặp rủi ro trễ nợ, vỡ nợ và nguy hiểm nhất là bị phá sản.

Chuyện nợ nần của Hoa Kỳ chưa tới độ nguy kịch đó. Tiền lời đi vay chỉ chiếm 6% của ngân sách liên bang hiện nay và dù có tăng thì cũng chưa thể dẫn tới tình trạng vỡ nợ, hoặc phá sản.

Nhưng, kinh tế cũng là chính trị, nếu Quốc hội không cho phép vay thêm, tức là nâng mức vay tối đa, thì quốc gia có thể rơi vào tình trạng “vỡ nợ kỹ thuật” hay technical default. Nước Mỹ không vỡ nợ, nhưng có thể mất điểm tín nhiệm trên thị trường trái phiếu và phải trả phân lời cao hơn khi Quốc hội không nâng trần nợ làm Chính quyền Liên bang phải đóng cửa dăm ba ngày. Chuyện ấy đã xảy ra năm 2011 và nhất thời tạo ra tâm lý khủng hoảng nhờ sự tố giác của các chính khách. Rồi thôi! Nước Mỹ chưa vỡ nợ, chưa chết….

Bây giờ, ta lật qua một trang khác của ngân sách liên bang.

Đấy là một bảng kết toán chi tiêu chia làm ba loại: các khoản dự chi bắt buộc, dự chi nhiệm ý và tiền lời (thuần) phải thanh toán. Dự chi bắt buộc là các mục chi đã được quyết định từ nhiều năm trước, như An sinh Xã hội Social Security, Bảo dưỡng Y tế Medicare và các chương trình trợ cấp lợi tức. Dự chi nhiệm ý là các khoản chi được thảo luận và biểu quyết hàng năm. Còn tiền lời thuần là kết số của các khoản lời phải trả trừ đi các khoản tiền lời thu vào.

Ta nên chú ý đến yếu tố “dự chi” - dự trù chi tiêu - và các cuộc tranh luận trên chính trường thường tập trung vào các khoản dự chi nhiệm ý được biểu quyết hàng năm. Đa số tới 56% ngân sách liên bang Mỹ là các khoản “bất khả xâm phạm”, dự chi bắt buộc. Các khoản nhiệm ý trị giá một ngàn 200 tỷ cho tài khóa 2016 lại mất hơn phân nửa cho ngân sách quốc phòng, một yêu cầu khác cho sức mạnh quân sự của nước Mỹ. Chúng ta bước qua lãnh vực ngoài kinh tế…

Quốc hội Mỹ có cơ quan Congressional Budget Office chuyên nghiên cứu về ngân sách và nhiều lãnh vực tài chánh khác với dự đoán làm nền tảng cho các quyết định của Quốc Hội. Nói đến dự chi ngân sách, những ai theo dõi đều thấy CBO thường dự đoán sai, nói cho nhẹ là thiếu chính xác, khi thì về các khoản dự thu thuế khóa khi thì về dự chi. Bài này không đi vào chi tiết chuyên môn của cách CBO dự phóng, nhưng chú ý tới sự kiện CBO vừa dự đoán bội chi ngân sách liên bang sẽ tăng từ 2,9% Tổng sản lượng GDP cho tài khóa 2019 lên 5% GDP cho tài khóa 2027. Lý do là mức tăng quá mạnh của hai mục chi về An sinh Xã hội và Y tế, khiến 10 năm nữa khoản nợ công chúng của chính quyền liên bang sẽ lên tới 25 ngàn tỷ: tăng một phần tư trong 10 năm.

Cũng theo dự báo đó của CBO, tiền lời trung bình của nhiều khoản nợ có hạn kỳ dài ngắn khác nhau sẽ là 3,4% vào năm 2017.

Nhớ tới những dự đoán sai của CBO, ta nên tự nêu câu hỏi rằng nếu lãi suất hay phân lời lại cao hơn số trung bình 3,4% nói trên thì chuyện gì xảy ra? Tiền lời cao hơn sẽ thu hẹp khả năng dự chi nhiệm ý, nghĩa là sẽ giảm các mục chi về quốc phòng. Về chuyên môn thì mỗi khi lãi suất tăng 50 điểm căn bản (0,50%) thì số chi nhiệm ý sẽ giảm 10% vào năm 2017!

Viễn ảnh chi thu của Hoa Kỳ quả lá đáng quan tâm vì ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ sức mạnh của siêu cường, trong kịch bản “bình thường” là không lãnh thêm một trận chiến khác! Vì vậy, nghiên cứu về ngân sách Hoa Kỳ cũng là tìm hiểu về sức mạnh của nước Mỹ.

Và Chính quyền chỉ có hai giải pháp, tiếp tục tăng chi và đi vay với tiền lời thanh toán sẽ gia tăng; hay tăng thu bằng giải pháp tăng thuế. Cuộc tranh luận về việc giảm thuế của Chính quyền Donald Trump nằm trong khung cảnh đó.

Khi nhắc tới dự báo tăng chi của CBO cho hai mục bắt buộc là An sinh và Y tế, ta cũng không quên hiện tượng lão hóa dân số với thế hệ “hậu chiến” – sinh từ 1946 tới 1964 – sẽ ào ạt về hưu và cần nhiều dịch vụ hơn mà lại đóng góp ít hơn cho ngân sách.

Nhưng người ta còn một cách khác để lượng giá khả năng tăng chi của nước Mỹ: không căn cứ trên lợi tức hàng năm, thí dụ như tính bằng Tổng sản lượng GDP, mà so sánh với tài sản (hay tích sản, nói theo ngôn từ kế toán”. Tài sản là nguồn tài nguyên mà quốc gia có thể sử dụng để trang trải nhu cầu chi tiêu. Nguồn tài nguyên đó có thể là tài sản thuần của các gia đình (household networth) như nhà cửa, đất đai và trị giá cổ phiếu hay chứng khoán, lên tới gần 90 ngàn tỷ. Nhưng nguồn tài nguyên đó còn có nhiều loại tiềm ẩn, có khả năng khai thác hay sử dụng khi cần. Thí dụ dễ hiểu là trữ lượng dầu khí nằm dưới lòng đất, thay vì kết toán tài sản của các gia đình.

Nếu theo tiêu chuẩn nợ nần so với lợi tức (hay GDP), Hoa Kỳ không đến nỗi tệ và khá hơn Nhật Bản, Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, Singapore và Vương quốc Anh. Nếu so nợ nần với tài sản thì Hoa Kỳ vẫn còn rất mạnh – và khả năng đi vay rất nhiều – vì giàu gấp ba lần rưỡi quốc gia đứng hạng nhì là nước Nhật: tài sản của Nhật trị giá khoảng 24 ngàn tỷ đô la. Con số của Tầu thì khó ai biết vì là bí mật quốc gia và có cái dạng của một sợi dây thung!

Chính là cách nhìn rộng mở như vậy mới khiến người ta hiểu rằng chuyện nợ nần của Mỹ là đáng quan tâm, nhưng chẳng vì vậy mà lại thu hẹp khả năng kinh tế của siêu cường này.

Siêu cường Hoa Kỳ còn có một thế mạnh khác là… siêu ngoại tệ. Đồng bạc Mỹ là ngoại tệ được các nước sử dụng phổ biến nhất nên họ tồn trữ tài sản bằng Mỹ kim và Hoa Kỳ vẫn còn khả năng…. đi vay thiên hạ nhiều hơn các nước khác! Vì sao lại có chuyện bất công ấy?

An ninh và kinh tế thế giới cho thấy thị trường Hoa Kỳ vẫn là hầm an toàn nhất cho tư bản của các nước. Họ chẳng có giải pháp nào khá hơn khi nhìn vào Liên u và sự bất trắc của khối Euro. Liên bang Nga thì chưa ra khỏi khủng hoảng vì nạn dầu khí sụt giá. Nhật Bản là xứ giàu có mà mắc nợ nhiều nhất. Ấn Độ vẫn chỉ là một nước nghèo, dù có đà tăng trưởng cao. Thị trường Trung Quốc thì còn thiếu an toàn hơn vậy, với đà tăng trưởng suy giảm, trái bóng địa ốc sẽ bể và nền kinh tế quá lệ thuộc vào xuất cảng.

Giới đầu từ mà nhìn quanh thì cũng vẫn thấy thị trường Mỹ là an toàn, và quá sâu rộng nên có thể tiếp nhận cả trăm tỷ ra vào hàng ngày hàng giờ. Dù có ghét thì chọn mặt gửi vàng cho cái xứ đáng ghét này vẫn là tốt hơn cả! Khi bất ổn gia tăng thì quy luật nước chảy chỗ trũng sẽ tiếp tục: đem tiền cho Mỹ vay là giải pháp phổ biến cho các nước….

Hàng ngày, chúng ta cứ nghe báo chí bình luận về gánh nợ của Hoa Kỳ. Nhưng bài báo ngay bên cạnh ở trang nhất lại nói đến viêc hạm đội Mỹ đang rẽ sóng ở nhiều nơi trên mặt địa cầu. Khu vực nào cũng cần sức mạnh bảo an của Mỹ và khi dân Mỹ cũng thấy ra nhu cầu đó, thì việc tăng chi hay tăng thuế để duy trì ngân sách quốc phòng vẫn sẽ được giải quyết, dù bất cứ đảng nào kiểm soát Hành pháp và Lập pháp Hoa Kỳ.

Đấy cũng là một cách nhìn về khả năng vay mượn của Hoa Kỳ và về nạn bội chi ngân sách. Không chỉ có chuyên môn kinh tế mà còn có địa dư chính trị và an ninh quân sự….



Phỏng vấn hòa thượng Thích Không Tánh







Charles C. Nguyen, D.Sc., Professor and Dean of College of Engineering, Catholic University Of America, Washington DC, US







Những Ngày Cuối Cùng Của Tướng Phạm văn Phú







Phỏng vấn Hoàng Đức Nhã về Hiệp Định Paris 27/1/1973







Gian(g) Hồ Hay Quần Chúng Tự Phát







Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Bài của nhà văn Trần Mộng Tú kể lại chuyến thăm về lại trại tị nạn Songkhla, đảo Koh Kra ở Thái Lan và trại tị nạn Bidong ở Malaysia (30/3-16/4/2017) nhân tưởng niệm biến cố 30/4, vốn đã mở màn cho làn sóng vượt biên bằng mọi phương tiện của hàng trăm ngàn người miền Nam Việt Nam bất kể hiểm nguy liều mình ra đi tìm tự do




Chiều hôm ngày 30 tháng 3, chúng tôi, 56 người, gặp nhau ở một phi trường nhỏ trong một tỉnh nhỏ, có tên là Hatyai, của nước Thái Lan.

Trong 56 người, chỉ có 4 người: vợ chồng tôi, Trùng Dương, anh Michael ở Texas làm cho đài Truyền Hình Saigon-Houston không phải thuyền nhân.

Số đông thuyền nhân tham gia là các anh chị đến từ Úc Châu và rất nhiều người đã từng đi Songkla và Bidong hai, ba lần.

Anh chị Dương Phục và Vũ Thanh Thủy cũng là thuyền nhân nhưng đây là chuyến đi đầu tiên của anh chị đến đảo Kra. Cô Ngọc Ân, phóng viên của đài Little Saigon-Radio, Kim Hoàng và Chấn Hồng của đài VietFace TV từ Úc cũng có mặt trong chuyến đi này.

Chúng tôi may mắn có ba Linh Mục , Cha Nguyễn Hùng đến từ Đài Loan, cha Phạm Hồng từ Úc và Phạm Tâm (cũng còn là Bác Sĩ Y Khoa) đến từ Houston, Hòa Thượng Thích Huyền Việt đến từ Houston, Thầy Tây Tạng Geshe Gawa đến từ Úc. Trong nhóm còn một Bác Sĩ trẻ nữa là Kenneth Nguyễn đến từ California.

Trại tị nạn Songkla

Chuyến hành hương đầu tiên của chúng tôi, bắt đầu trở lại thăm nền trại tị nạn Songkla. Từ thành phố ra tới địa điểm đó khoảng một tiếng lái xe.

Xe đi ra ngoại ô qua những vùng trồng mía, xoài và rất nhiều cánh rừng trồng cây cọ dùng cho việc thủ công nghệ.

Nhà cửa giống hệt những vùng quê Việt Nam thời chưa đổi mới. Cũng nhà tôn, nhà lá, thỉnh thoảng chen vào một ngôi nhà ngói, bên cạnh bụi chuối, cây hoa sứ.

Cũng những con chó trước cửa sủa bâng quơ, những con gà trống nghiêng đầu ngơ ngác, thằng bé ở trần vừa chạy vừa ngã. Chiếc xe như mang chúng tôi trở về quê xưa ngày cũ.

Chiếc xe ca chở hơn 50 người đậu lại, biển xanh trước mặt, nắng gắt trên đầu. Mắt mở to, mọi người xôn xao chỉ tay về phía bên phải.

- Cứ đi vào đây, hướng này đúng rồi. Sẽ thấy cái giếng.
- Cái giếng mấy năm trước tôi trở lại còn thấy, bây giờ đã bị biển xâm thực rồi. Biển đã mang thêm cát vào, đã chôn mất miệng giếng, nhưng còn cây đa. Chính nơi này là trại tạm cư cho thuyền nhân chờ được định cư ở quốc gia thứ ba.

Vùng bờ biển, nền lều trại dựng ngày trước đã được dọn sạch không còn vết tích, một con đường trải nhựa, chạy song song với biển như có sẵn tự bao giờ. Chúng tôi tới gốc cây đa đó, vẫn thấy dấu thờ cúng chưa cũ lắm, có bát cơm đổ nghiêng ngả, hạt cơm vừa khô, có nhang đèn vứt lăn lóc, những bức tượng đổ vỡ, những đồ thờ cúng kiểu Thái cái gẫy, cái bể.

Ba linh mục và nhà sư kêu gọi mọi người tụ họp lại cùng thay nhau đọc kinh, tụng niệm.
Nhang được thắp lên, nước mắt thi nhau ràn rụa. Tên Chúa, tên Phật được thốt trên môi mọi người, để cầu cho người chết, cho kẻ lưu vong. Sau phần tụng niệm, cha Hồng bắt giọng cho mọi người hát theo.

Giữa buổi trưa nắng chang chang, không một ngọn gió, tiếng hát của hơn năm mươi người hát vang vang như muốn át tiếng sóng biển đang đập vào bờ:

“Tự Do ơi Tự Do, tôi trả bằng nước mắt
Tự Do hỡi Tự Do, anh trao bằng máu xương
Tự Do ơi Tự Do, em trả bằng thân xác
Vì hai chữ Tự Do, ta mang đời lưu vong”

Mọi người xúm lại chụp hình. Các anh, chị làm phát thanh, truyền hình bắt đầu công việc của mình. Có người đi tách ra riêng một chỗ thì thầm với biển, với dĩ vãng, với kỷ niệm.

Bao nhiêu người đã được định cư ở nơi êm ấm? Bao nhiêu xác đã trôi giạt vào bãi bờ này?

“Nước mắt, nước biển, trôi đi hai hàng oan nghiệt
Tóc bạc, tóc xanh, chìm sâu một khối tủi hờn”

Tôi cúi xuống vốc lên một nắm cát, nhặt một chiếc vỏ ốc đã vỡ, quay lưng lại với biển, chân thấp chân cao, vừa đi vừa lau nước mắt. Nơi đây đã dánh dấu bao cuộc tình tị nạn.

Gặp nhau như rong rêu giạt vào bờ, bám lấy nhau rồi lại phải buông nhau ra vì mỗi người phải đi định cư ở hai nơi khác nhau, hay người đi người vẫn ở lại ngóng trông.

Tương lai là một trang giấy trắng chờ tay ai vẽ xuống. Chúng tôi rời bãi này để tới một bến bờ khác.

Tha Sala và 11 Cô Gái Việt

Trưởng nhóm, anh Hùng Lê cất tiếng:

- Bây giờ Hùng đưa các cô chú đến thăm đền thờ Mười Một Cô. Đó là chuyện 11 cô gái Việt, không một mảnh áo quần, bị trói cổ vào nhau, thả nổi trên biển. Xác các cô trôi tới bãi Tha Sala này, được người địa phương thương tình vớt vào chôn cất. Ai nghe cũng phải xót thương, rùng mình, uất hận.
“Những nàng thiếu nữ như hoa đỏ
Một sớm theo nhau bước xuống thuyền
Hoa bỗng rơi ra từng cánh mỏng
Thả vào lòng biển máu oan khiên”

Tha Sala không chỉ vớt Mười Một Cô, Tha Sala còn vớt thêm bao nhiêu cái xác trôi đơn lẻ, trôi hai ba, trôi năm bảy, giạt vào bờ.

Người đàn bà Thái khoảng 60 tuổi, gia đình hiện sống trên bãi đã lập một miếu thờ cho những vong linh này. Mỗi ngày bà mang ra miếu một bát cơm trắng, một chén nước lạnh và mấy cây nhang.

Đây là câu chuyện của bà: Khi gia đình bà tới ở trên bãi này thì vẫn còn rất hoang vu. Họ đào đất dựng nhà, chạm phải nguyên một chiếc thuyền chôn sâu trong cát. Họ tin là thuyền của người vượt biển bị đắm, sóng đánh vào và cát phủ lên. Bà cũng theo người lớn tuổi hơn ra biển mỗi lần có xác giạt vào. Khi đó tuổi của bà, khoảng tuổi các cô con gái Việt này. Gia đình bà dựng một ngôi đền nhỏ thờ vong linh của thuyền nhân và 11 cô gái. Chiếc thuyền cứ thế để nguyên trước cửa đền. Theo năm tháng, biển xâm thực và bão tố, ngôi đền chỉ còn lại cái nền vỡ và cái thuyền chỉ còn lại một mảnh ván dài, nhưng bà vẫn cơm trắng, nước lạnh và thắp nhang mỗi ngày.

Người Việt bị người Thái giết, thì cũng chính người Thái thờ cúng những oan hồn người Việt. Có phải đó là sự đền bù của đất trời không?

Sau Tha Sala, chúng tôi được đưa tới một địa điểm gần bờ biển phía lên đảo Koh Kra.

Nơi dừng chân là chùa Wat Samphreak, trong chùa còn có một ngôi trường tiểu học. Tối hôm đó chúng tôi được ngủ lại trong chùa. Chúng tôi trải chiếu của nhà chùa, nằm bình an trong chánh điện, dưới chân những tượng Phật.

Tôi trăn trở vì nóng, vì muỗi hay vì câu chuyện thương tâm của mười một cô gái bất hạnh? Nghe nói tuổi của các cô khoảng từ 19 tới 23. Ôi cái tuổi tinh khôi, mơ mộng và tràn đầy ước vọng!

“Biển gọi em hay em gọi biển
Sóng đang reo sao bỗng khóc gọi hồn”

Nước mắt tôi ứa ra, trái tim tôi thổn thức. Tôi thương các em, thương cha mẹ các em, thương cho dân tộc tôi quá đỗi! Chúa ở đâu? Phật ở đâu?

Lên thuyền ra đảo Koh Kra

Bốn giờ sáng ngày mồng 1 tháng 4, từ bãi của làng chài lưới Hua Sai, thuộc Nakhar Si Thammarat, cách đảo Koh Kra 80 cây số, chúng tôi lên thuyền ra biển đi tới đó.

Trên bãi biển tiếng gọi nhau khe khẽ, tiếng chân trên cát, ánh đèn pin lóe lên, dắt tay nhau, chúng tôi leo lên những chiếc thuyền tam bản của dân đánh cá Thái Lan, thuyền không mui, chạy bằng máy đuôi tôm.

- Sao đi sớm thế?
- Giờ này biển êm, không có sóng.
- Chạy bao lâu thì tới?
- Khoảng hơn 3 tiếng

Ngồi sát vào nhau, tám người một thuyền. Bắt đầu tách bờ tiến về đảo Koh Kra. Có tiếng nói khẽ cất lên:

- Hồi đi vượt biên, chúng em đi bằng thuyền nhỏ như thế này, gọi là taxi, đưa ra ngoài có thuyền lớn hơn đón.
- Nhưng hồi đó phải ngậm miệng, không được nói, và rất sợ bị bắt lại, cộng thêm nỗi sợ bão biển, sợ hải tặc và chúng em chẳng ai có áo phao mặc như thế này.

Tôi ngồi co rúm người lại, thuyền đang chạy, nước biển bắn tung tóe lên mặt, những hạt muối mặn trên môi. Trời vẫn tối chưa nhìn tỏ mặt nhau.

Biển mênh mông, biển tối om, tôi bắt đầu hiểu mang máng thế nào là nỗi sợ của người vượt biển. Nếu thuyền lật bây giờ cũng khó lòng mà tìm cứu được nhau trong bóng tối. Đây thực ra mới là vịnh chưa ra tới biển.

Trời dần sáng. Lên tới bãi san hô của đảo Koh Kra thì sáng hẳn. Bờ biển này không có cát, chỉ toàn những mảnh san hô, nên không thể đi chân trần được.

Năm 1979 đã có tới hơn 2.000 thuyền nhân bị hải tặc nhốt giam ở đây. Vợ chồng chị Vũ Thanh Thủy và anh Dương Phục cùng nhóm gần 200 người đã trốn hải tặc 21 ngày đêm ở đây.

Những con thú mang hình người đã hành hạ thuyền nhân Việt ở mức độ dã man ngoài sự tưởng tượng của một đầu óc bình thường. Hàng ngàn người đã bị hải tặc giam cầm trên đảo này, con số người chết ở đây không ai biết rõ là bao nhiêu.

Bao nhiêu phụ nữ đã bị hãm hiếp, bao nhiêu người chồng, người yêu, cha mẹ, anh trai, bất lực và bất hạnh trước thảm nạn dưới tay hải tặc. Chỉ có Trời mới biết con số chính xác này.

Những cô gái nạn nhân này chịu nhiều khổ hạnh khác nhau. Có người bị bắt đi luôn không biết còn sống hay đã chết. Nếu sống, họ có còn muốn tìm về gặp lại những người thân yêu nữa hay không? Hay họ tự coi như cuộc đời cũ đã chấm hết, đã xóa tên họ. Họ đã chấp nhận sống hai đời trong một kiếp.

Có người khi được cứu đã mang thai nhưng họ can đảm không bỏ đi giọt máu oan khiên đó, nó là một phần xương thịt họ.

Họ mang con đến một nơi khuất lấp, xa lánh cộng đồng Việt, không gặp những người thân và tự nuôi con. Họ là những người mẹ vượt lên trên tất cả mọi thử thách mà định mệnh đã đặt vào họ.

Có cô gái chọn nhảy xuống biển chết thay vì bị hải tặc hiếp, nhưng số phận không cho cô chết, cô sống kẹt trong một khe đá, cô đói, khát, lạnh và bị cá tôm rúc rỉa hai chân cô trong 21 ngày. Khi cứu được cô ra, người ta nhìn thấy hai ống xương chân không da thịt.

Tôi đau đớn tự hỏi: Nước mắt nào khóc rửa được những vết thương này?

“Nghe bước chân mình trên đá nhọn
nghe trăm gai sắc nhói trong tim
nghe sóng biển đập vào lồng ngực
nghe em gào khóc nỗi oan khiên”

Còn bao nhiêu câu chuyện nữa chưa được kể ra. Những người sống sót không ai muốn nhắc lại ký ức đau thương ấy. Họ im lặng, lãng quên đi hay thậm chí đã mất trí nhớ sau những tai nạn khốc liệt cho cả tâm hồn và thể xác.

Tác giả Dương Phục và Vũ Thanh Thủy đã ghi lại trong hồi ký cả ngàn trang “Tình Yêu, Ngục Tù và Vượt Biển” của anh chị một phần nào những thảm cảnh trên đảo Koh Kra, những thảm cảnh mà Việt Nam và Thái Lan ngày nay đều cố tình phủ nhận và lẩn tránh. Tinh thần trách nhiệm và liêm sỉ của một quốc gia là chiếc hộp đen cả hai nước đều né tránh không muốn mở ra, nhìn lại.

Mỗi người bắt tay vào mỗi việc. Căng lều tập thể, căng lều cá nhân. Người lo dựng tượng Phật, tượng Đức Mẹ, Thánh Giá. Chúa thì phải lắp từng mảnh vào với nhau. (Những tượng này và vật liệu cần thiết đã được anh trưởng nhóm và một vài anh mang tới trước mấy hôm). Người lo mắc võng cá nhân, người lo treo những chiếc đèn lồng từ thân cây này sang thân cây kia. Sửa soạn sẵn cho một đêm hoa đăng trên đảo.

Chúng tôi xếp ra từ trong hộp những tấm mộ bia có khắc ghi tên tuổi thuyền nhân và những tấm khắc lời tưởng niệm (được anh trưởng nhóm đặt mang từ Việt Nam sang), sửa soạn gắn những bia này chung quanh một bức tường tượng trưng cho khu nghĩa trang.

Buổi trưa nắng qua nhanh. Mỗi người được ăn trưa một tô mì gói, trước khi gạch, xi măng được chuyền tay nhau vác lên đồi tôn giáo. Một số người xuống tắm biển, có người leo lên thuyền trở về đất liền mua thêm vật dụng.

Công việc dựng tượng mới làm được một phần.

Buổi chiều, mọi người còn đang tất bật thì có hai chiếc thuyền tuần duyên từ đâu rẽ sóng tới, bốn năm người lính Thái có vũ trang nhảy vào bờ.

Cô bé Nhung thông ngôn thiện nguyện (sống ở Thái) được gọi ra để trả lời những câu hỏi. Lính Thái bắt chúng tôi chia ra làm hai hàng, bên nam, bên nữ.

Chúng tôi vội cho người đi mời mấy vị sư Thái (hiện tu hành trên đảo) xuống, cắt nghĩa rõ ràng là chúng tôi đến dựng tượng và thăm mộ thân nhân.

Đất Thái là đất Phật, đi đến mỗi góc đường đều có am, miếu, thờ cúng, nên người dân Thái rất nể trọng các vị sư.

Họ bắt chúng tôi cầm thông hành của mỗi người lên ngang mặt để họ chụp hình trước khi họ xuống thuyền. Sau khi nói chuyện với các nhà sư xong họ mới chịu xuống thuyền, rời bãi.

Khi họ đi rồi, một nỗi hoang mang dậy lên trong lòng những cựu thuyền nhân: Họ nói, không ai có thể biết được hải tặc có thông đồng với lính tuần duyên hay không? Nhưng chúng ta nhờ có các sư và hiện mang thông hành ngoại quốc nên tương đối an toàn.

Buổi chiều, cơn mưa to ập xuống, dù lều được dựng dưới những tán lá cây, nước mưa vẫn làm ướt đầm chúng tôi.

Khổ nhất là công việc dựng tượng và gắn bia cho người đã chết không tiến hành được, cả những tấm ghi dòng tưởng niệm, cũng phải xếp vào thùng. Nhang đèn, gạch, xi măng, phải che chắn lại.
Đêm “Hoa đăng tưởng niệm” như dự tính đã không thành.

Buổi tối vẫn còn mưa. Trong tình cảnh, dưới lưng là những mảnh san hô lớn, nhỏ, mấp mô, rồi nước chảy vào thành từng vũng, quần áo, dày dép ướt sũng. Nhưng các anh em cũng kéo nhau ra lều tập thể hát dưới những giọt mưa.

Tiếng hát hòa đồng với tiếng mưa.

Trong ánh lửa nến nhỏ nhoi xoi không tỏ mặt người, họ hát cho nhau nghe, cho hồn ma bóng quế cùng nghe. Có hay không! Những hồn ma bóng quế đang rủ nhau cùng về ngồi trong lều với những người đồng hương của mình?

Đêm vẫn rào rào đổ mưa xuống, nhóm 8 người chúng tôi, nằm giữa một tấm bạt to, gấp đôi lại, nửa trải dưới đất, nửa căng trên đầu, buộc hai góc bạt vào hai thân cây. Frank nằm sát ngoài cùng phía bên phải lều, rồi Tú, Trâm, Nguyệt, Trùng Dương, Thủy, Phục và ngoài cùng là Cha Tâm bìa bên trái. Tội nghiệp Cha Tâm và Frank là hai người nằm ngoài bìa lều, ướt như chuột từ đầu tóc, quần áo, đến giày dép.

Chắc chắn những nhóm khác, trong những chiếc lều nhỏ kiểu cắm trại, cũng ướt không kém gì chúng tôi. Nhưng may, sáng ra trời tạnh, phải dậy thu dọn và ra lều tập thể ngay để làm lễ liên tôn cho các vong linh trên đảo.

Các vị chủ tế cùng mọi người cùng quay lưng ra biển, mặt hướng về phía trong đảo, nơi có những nấm mồ của hơn 100 thuyền nhân được biết và thêm bao nhiêu mồ không được biết đích xác, được chôn vùi từ những ngày tháng đó của mấy ngàn thuyền nhân bị hải tặc lùa vào đây.

Chương trình hành lễ được Cha Tâm đề nghị, bắt đầu làm lễ với các Sư Thái đang ở đảo được mời tới cử hành đầu tiên bằng tiếng Phạn, sau đó đến Hòa Thượng Thích Huyền Việt và phần cuối là Cha Hùng, Cha Tâm, Cha Hương chia nhau dâng lời nguyện.

Vừa xong hai phần về Phật Giáo, tiếng các Cha bên Công Giáo chưa cất lên thì có tiếng hốt hoảng gọi vào lều.

- Xin chấm dứt và sửa soạn ra về ngay, vì có tin báo bão sẽ tới lúc 3 giờ.

Mọi người hấp tấp đứng dậy chạy ra khỏi lều để thu dọn hành lý, riêng các Cha, Hòa Thượng và những người Công Giáo vẫn ở lại. Cha Hùng vừa cất tiếng lên đã nghẹn ngào:

“Giữa biển khơi lồng lộng gió bốn phương
Chúng tôi những người sống sót trong cuộc chiến tranh huynh đệ đau thương, cùng nhau về đây chiêu hồn lưu xứ.

Xin những đấng tối cao mở lòng đón nhận, vớt lên giữa bọt sóng lênh đênh những oan hồn, uổng tử.
Xin hãy mang hồn vào giấc ngủ ấm yên

Vòng tay Đức Mẹ, vòng tay Phật Bà xin hãy là những tấm khăn mềm thấm khô ngàn máu lệ.
Chúng tôi cúi đầu gửi lời kinh tiếng kệ

Tiếng chuông tiếng mõ gọi hồn về”

Giọng Cha trầm trầm, bi thương, nghẹn ngào, Cha đọc hết bốn trang bài “Văn Tế Muộn Màng”. Rồi các Cha thay nhau đọc tên từng người trên những mộ bia mới làm. Sóng cứ nhô cao, bão cứ tới, mọi người vẫn bình tâm với những dòng kinh nguyện.

“Chính lúc thứ tha là khi được tha thứ
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”
(Kinh Hòa Bình-Thánh Francis)

Chiếc lều cuối cùng được kéo xuống, gấp lại, gấp cả những giọt nước mưa còn đọng đêm qua. Tôi lấy tay quẹt trên giọt nước, nếm thấy mặn như những giọt lệ.

Những chiếc thuyền tam bản, không mui, rẽ sóng trở lại đất liền. Trời không nắng, âm u, nước biển bắn tung từng đợt lên mặt mũi, quần áo.

Trưởng nhóm Hùng khóc rưng rức nhìn hòn đảo Koh Kra chìm dần vào những đám mây đen đang từ từ kéo tới. Anh khóc vì nhiệm vụ chưa hoàn tất. Chúng tôi phải mỗi người nói một câu an ủi anh, nhưng thật sự trong lòng chúng tôi cũng đang thổn thức.

Mây đen kéo mỗi lúc một dày sau lưng chúng tôi, hòn đảo như chìm từ từ xuống biển, tiếng kêu của những vong linh không vọng được lên trên tiếng sóng. Hòn đảo như biến mất, giữa kẻ chết và người sống một đường vạch dài và đen chia đôi.

Những ngôi mộ tập thể ở Mã Lai

Xe ca đi từ Thái Lan sang Mã Lai, mất 8 tiếng, qua những chặng đường biên giới, phải làm thủ tục nhập cảnh. Chúng tôi tới Mã Lai thì đã trời chiều.

Phụ nữ ở đây đa số mặc quốc phục nhiều màu sắc, khăn chùm đầu của họ rất đẹp, đủ màu, đủ kiểu quấn khác nhau chung quanh khuôn mặt. Bạn tha hồ ngắm mắt môi và nguyên khuôn mặt thân thiện, hay cười của họ.

Hiếm hoi lắm mới thấy một vài bà đứng tuổi quấn mình kín mít trong tấm vải đen chỉ để lộ hai con mắt đủ nhìn bước chân mình. Đàn ông cũng thân thiện không kém; ông tài xế taxi hay nói về đời sống gia đình cho bạn nghe, về việc họ vẫn cầu nguyện năm lần một ngày, mỗi lần bảy phút.

Mã Lai là nước đã nhận gần 300 ngàn người tị nạn Việt Nam trong hai thập niên 1975-1995. Những thuyền nhân đi trong nhóm kể lại: nạn hải tặc Mã ít hơn hải tặc Thái rất nhiều. Lính Mã ban đêm có vào trại kiếm những cô vừa mắt mang về làm vợ, không ai can thiệp được. Nhưng lính Mã không hiếp phụ nữ và giết người ngay trước mặt mình.

Mã Lai cũng là nơi có nhiều xác thuyền nhân tạt vào bờ nhất nên cũng là nơi duy nhất có nhiều mộ tập thể.

Những người bạn thuyền nhân trong nhóm nói có khi thuyền gần vào tới bờ vẫn bị lật như thường, người đến trước trên bờ có thể nhìn thấy người chết chìm trước mặt mà không làm gì cứu được. Về sau được người địa phương cho biết là khúc biển gần vào đến bãi, dọc biển đó có nhiều vũng xoáy, có khi thuyền vào trúng chỗ xoáy mà không biết, gặp biển êm thì thoát, khi biển lúc đó động thì chỗ xoáy hút thuyền vào, thuyền lật, không cách nào cứu được. Đó là trường hợp của rất nhiều chiếc thuyền đã nhìn thấy bờ mà không vào được bến.

Mã Lai cũng là quốc gia duy nhất có nhiều mộ tập thể của thuyền nhân, có đầy đủ lý lịch, vì họ chết gần bờ. Ngôi mộ tập thể số 1 chúng tôi tới ở Balai Bachock thuộc tỉnh Terengganu, mộ đó có 46 người, trong đó có 3 em nhỏ.

Lần đầu tiên trong đời người, đứng trước một ngôi mộ tập thể. Ngôi mộ chơ vơ trên đồng đất nước người với những cái tên Việt Nam, tôi không cầm nổi lòng mình, nghe nôn nao, quặn đau trong ruột, nước mắt ràn rụa.

Từ bao lâu nay chỉ nghe tiếng “Thuyền Nhân” chỉ nhìn “Hình Thuyền Nhân”, cái thương cảm đó có đấy, nhưng chỉ thoáng ngậm ngùi như vết xước ngoài da.

Phải tới đó, trên một đất nước xa lạ nhìn thấy nấm mộ đó mới hiểu được tình người trong một nước nó sâu đậm đến đâu, mới hiểu rõ hai chữ “Đồng Bào” cùng một cội nguồn dân tộc với nhau.

Mình bỗng chốc thấy thương dân, thương nước mình quá đỗi! Vì đâu, vì ai, vì nghiệp chướng nào mà chết thảm, chết khổ đến thế này! Cá nhân mình có lãnh một phần trách nhiệm nào trong đó không?
Nhang, nến, thắp lên, lời kinh hòa đồng, Phật, Chúa có nhìn xuống chúng sinh không?

Tôi nghĩ tới lời Sư Huyền Việt nói với tôi: Nghiệp lực làm khổ nhau. Cái khổ phải xảy ra một lần trong cuộc đời và cái khổ vẫn tiếp tục xảy ra.

Ngôi mộ thứ hai tại Cherang Ruku, cách nơi này không xa còn to hơn nữa, còn nhiều người hơn nữa, nó cho ta cái cảm tưởng đây là một cái nghĩa trang nhỏ chứ không phải là một nấm mồ.
Mộ chôn 123 người, sau nhận thêm 5 người nữa chôn ở nơi khác được đưa về. Tổng cộng là 128 người.

Những ngôi mộ tập thể đã được chôn chung như thế nào? Đây là lời kể của bà vợ ông Alcoh Wong Yahao (sẽ nói đến vị ân nhân này sau):

“Chúng tôi xếp xác từng lớp, không phân biệt nam nữ, tuổi tác. Cứ một lớp xác người xếp lên một lớp khăn liệm, rồi lại tiếp một lớp xác người khác, trên cùng chúng tôi đặt một lớp ván ép, rồi xúc đất đổ lên. Thế là thành một ngôi mộ lớn”.

Ngôi mộ thứ hai này và ngôi mộ thứ nhất với 46 người, cộng thêm 5 người mang tới sau, họ cùng đi với nhau trên chiếc tàu khởi hành từ Mỹ Tho, tên tàu là MT- 065, khỏi hành ngày 01 tháng 12, tới gần biển Mã Lai ngày 04 tháng 12 thì bị lật chìm. Tổng số người đi trên thuyền là 300 người.

Chúng tôi cúi đầu khấn nguyện Chúa, Phật, cầu xin các vong linh về chứng giám cho lòng thành của chúng tôi. Chúng tôi, những phụ nữ dựa vào vai nhau mà đẫm lệ.

Sau đó cha Tâm đề nghị mỗi người cầm nhang đi chung quanh ngôi mộ cắm xuống. Mỗi nén nhang mang theo những giọt nước mắt.

“Hỡi hồn bập bềnh trên biển
Về đây nghe lời kinh an
Trăm ngàn mảnh hồn ướt sũng
Muối nào trong lệ không tan”

Đừng khóc vội, tôi xin kể một câu chuyện liên quan đến nấm mộ to như một nghĩa trang nhỏ này.
Trong mấy ngày hôm sau khi chúng tôi đi thăm những nghĩa trang có chôn rải rác thuyền nhân, tôi thấy xuất hiện trong đoàn một thanh niên rất trẻ, tôi hỏi chuyện làm quen, khi em giúp nắm tay tôi dắt bước qua những mô đất.

Em tên là Alex Trần, 28 tuổi, em đi thăm mộ ông bà ngoại và các chú, bác, của mẹ em. Vì thời khóa biểu không trùng hợp với nhóm nên em đến chậm một đôi ngày, em phải đi thăm ông bà ngoại một mình.

- Tại sao mẹ không đi với con?
- Mẹ con sợ. Mẹ không dám nhìn lại.

Em nói tiếng Việt rất giỏi, rất lễ phép, chứng tỏ em được lớn lên trong một gia đình tốt.

Em kể: Gia đình của mẹ con, tất cả 18 người đi trên chiếc tàu MT-065 này. Lúc đó mẹ con là một cô bé 12 tuổi, dì của con lên 10. Khi tàu lật, họ kẹt trong khoang, dì con 10 tuổi dùng đầu đập vào cửa kính thuyền, hai chị em chui được ra bên ngoài. Cả hai chị em cùng không biết bơi, ngất xỉu. Sóng đánh họ giạt vào bờ, được cứu sống. Cả gia đình chết 13 người, còn lại 5 người trong đó có mẹ con, dì con và ba người họ hàng.

“Em thơ dại sao mà em may mắn
Cả một thuyền chết hết chỉ còn em”

Sau đó hai chị em được một gia đình Mỹ bảo trợ, nuôi ăn học, cho tới lúc lập gia đình. May mắn gia đình đó ở Orange County, California ngay trung tâm của người Việt nên hai cô bé đó đã vẫn giữ và nói tiếng Việt. (Khi làm mẹ, cô cũng cho con đi học tiếng Việt). Hai chị em cô bé này quả thật trong bất hạnh có lồng may mắn. Hai cô được cha mẹ Mỹ cho đi học tiếng Việt và lớn lên với cộng đồng Việt.

Nhìn cậu thanh niên khôi ngô, đĩnh ngộ, lớn lên ở Mỹ, nói tiếng Việt rõ ràng, lễ phép trong một gia đình có hoàn cảnh như thế, tôi thấy mình không khóc được nữa. Tôi đứng sững nhìn cậu, nghe cậu kể lại câu chuyện nhiều lần (vì nhiều người hỏi). Tôi hình dung ra mẹ và dì của cậu như những viên ngọc lăn rơi xuống từ những mỏm đá cao và sắc mà không hề xây xát. Không có viên ngọc nào có thể đẹp hơn nữa.

Tôi nghĩ đến đôi ngày vừa qua, khi cậu một mình đứng trước ngôi mộ tập thể, cậu chạm tay mình lên trên tên ông bà ngoại, tôi biết chắc cậu đã khóc bằng đôi mắt của mẹ mình.

Người chủ của những ngôi mộ thuyền nhân

Một khu nghĩa trang của người Hoa cũng ở Terengganu với những ngôi mộ xây theo hình vòng cung như cái bào thai của người mẹ. Người Hoa nói đó là tượng trưng cho ta trở về nơi ta đã từ đó ra đi.
Trong nghĩa trang này có 4 khu A, B,C,D. Khu A có hơn 400 thuyền nhân được chôn ở đây. Khu B,C,D có hơn 200. Mộ chôn rải rác, khi thì một người, khi thì ba hay bốn người, tùy theo có bao nhiêu giạt vào bờ lúc đó.

Có mộ thấy lên tới bảy người, mười người.

Hỏi anh Lưu Dân, một thuyền nhân ở Úc đã tổ chức tới đây nhiều lần, có gia đình nào về lại Mã Lai cải táng thân nhân đem đi không? Anh nói, có một người đã làm được. Nhưng người Mã ở thành phố này, không muốn cho người Việt đến cải táng mang đi.

Họ nêu ra ba lý do, thứ nhất, đã chết ở Mã là người Mã, thứ hai, mộ ở đây lâu năm đã thành mộ bạn, thứ ba, nếu người Việt ai cũng cải táng thì đâu còn ai tới thành phố này (Terengganu là một thành phố cần du khách).

Cha Tâm mặc áo lễ, dâng bánh Thánh ngay trong nghĩa trang này. Tôi và Vũ Thanh Thủy, Ngọc Hân cùng cất tiếng hát: Chúa nhân từ xin lắng nghe linh hồn con tha thiết. Ăn năn kêu van, lạy Chúa xin rủ thương, ban xuống niềm tin ấp ủ cho tâm hồn.

Nắng rát da, trời cao vời vợi, những hạt nước mắt rơi trong tiếng hát, rơi nhòe trên trang giấy hát.
Hòa Thượng Huyền Việt đã rời Thái Lan sau khi ở Koh Kra về, nên anh Ngô Đức Hữu từ Úc đại diện Phật Giáo mỗi lần tới các phần mộ, anh phụ trách khấn nguyện. Tiếng Việt miền Nam của anh nhẹ nhàng, ấm áp, bài kinh anh rút ra từ đạo Ông Bà, nghe thật cảm động, xin trích một đoạn:

“Cầu Thượng đế từ bi hỉ xả
Cho linh hồn ổn thỏa nghe kinh
Cầu xin giảm bớt tội tình
Cho vong nhàn hạ nhẹ mình thảnh thơi
Cảnh ly biệt hỡi ôi thê thảm
Đức Thần Minh phất phưởng tràng phan
Cho hồn noi đó nhẹ nhàng
Trở về cứu vị an nhàn hưởng vui…”

Sau lễ chúng tôi đi thắp nhang trên các ngôi mộ, không phân biệt Hoa, Việt, người địa phương hay thuyền nhân. Nghi thức hóa vàng mã tiếp theo rất phong phú, các anh chị trong nhóm mua ngay tại địa phương nên mua được rất nhiều (Theo thống kê năm 2010 Mã Lai có 19.8 % theo đạo Phật).
Chúng tôi hóa vàng xong thì xuất hiện một người đàn bà Hoa, được những người trong nhóm giới thiệu đó là bà Alice Wong, vợ của ông Alcoh Wong - một vị ân nhân chôn cất gần như là hầu hết những xác thuyền nhân trôi vào bờ bãi Mã Lai.

Ông chính là người đã chôn cất những ngôi mộ Tập Thể, hơn thế nữa bao giờ có xác tấp vào bờ là người ta đi gọi ông. Ông in ra cuốn sách “The Vietnamese Boat People (VBP) along The East Coast Of Malaysia Peninsula” để hướng dẫn những người đi tìm mộ thân nhân dọc theo bờ biển phía đông vùng biển Mã Lai.

Vùng biển phía đông Mã Lai đối diện với mũi Cà Mau là nơi thuyền nhân tới đông nhất và cũng chết đắm nhiều nhất.

Ông để hết thời gian của mình chỉ để lo cho những cái xác của thuyền nhân Việt Nam trôi dạt vào vùng bãi biển Mã Lai, gần nơi ông cư ngụ.

Chiếc thuyền đầu tiên của người Việt tỵ nạn ông Wong được nhìn thấy vào ngày 23 tháng 11 năm 1978 đã vào gần tới bãi nhưng chưa được lên bờ.

Ông nhìn thấy những khuôn mặt hốc hác, sợ hãi nhưng tràn đầy hy vọng. (Về sau ông được Hội Hồng Nguyệt Red Cresent cho biết, chiếc thuyền đó đã bị lật trong khi được hướng dẫn vào bờ ngay trong cùng ngày. Cả thuyền 137 người bị chết đuối).

Ông và những người bạn của ông ngoài việc chôn cất, còn đi tìm những phần mộ của thuyền nhân rải rác trên đất Mã đem về gần nhau.

Những nấm mộ thuyền nhân tập thể được nhìn như “Mồ vô chủ” thì trên một ý nghĩa nào đó, ông Wong chính là “Chủ” những nấm mồ này.

Cho tới khi ông mất năm 2006, trước đó một tuần, vào nghĩa trang thăm mộ thuyền nhân ông đã hát bài “I will follow you forever.”

Nói theo nhà Phật, kiếp trước ông có nợ người Việt Nam hay chính ông là một người Việt Nam trong tiền kiếp?

Tấm lòng của ông Wong đối với thuyền nhân từ năm đầu tiên 1978, khi ông nhìn thấy chiếc thuyền tị nạn 137 người kéo vào vùng vịnh Kuala Terengganu, tới năm ông qua đời 2006 là 28 năm dài.

Đảo Bidong và những khu mộ

Chúng tôi cũng tới đảo Bidong bằng thuyền. Thuyền này chạy bằng máy cao tốc và từ đất liền ra tới đảo khoảng 20 phút. Đi giữa trưa nắng gắt.

Từ năm 1975 - 1991 đã có 250.000 thuyền nhân sống sót tạt thuyền vào sinh sống ở đây. Nhiều người chờ bảo lãnh có thể ở trên đảo từ hai tới bốn năm, nhiều người bị trả lại. Có người bệnh chết, có người tự tử. Họ được mang lên đỉnh đảo chôn cất.

Mộ chia ra từng khu A, B, C… Khu cho trẻ em riêng. Khu F được coi là đông nhất tới hơn 200 ngôi mộ. Chúng tôi kéo nhau lên đó. Bước thấp, bước cao, chống gậy, cầm dao, vừa leo vừa phạt cây rẽ lối. Cuối cùng cũng lên tới tấm bia có ghi 151 người (có bia mộ) Thật ra số mộ ở đây trên con số 200.
Đồi Tôn Giáo nơi trước đây có nhà thờ Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài và Chùa thì nay đã vừa bị phá, vừa sụp đổ theo thời gian, trông vô cùng hoang phế. Đau lòng hơn nữa, những tượng Phật, tượng Đức Mẹ đều bị chém cụt đầu (vì một số người cuồng tín tin là mất đầu thì không còn linh thiêng nữa), Thánh giá Chúa thì chỉ còn dấu vết trên tường mà thôi.

Tôi và Thái hai chị em đi lang thang chung quanh đồi. Tôi đứng trên cao nhìn mông lung bao quát bãi cát dưới chân đồi. Nơi đây bao nhiêu người dân Việt của tôi dạt vào, dạt vào bằng thân xác còn thở được, còn hy vọng sẽ được chuyển tới một quốc gia nào đó để gây dựng lại cuộc đời cho con, cháu hay chính bản thân mình?

Bao nhiêu người chỉ còn là những cái xác bập bềnh? Bao nhiêu cảnh chia ly của những mối tình vừa nhận được sau những đau thương mất mát? Bao cảnh đời uất hận bị gửi trả về nơi mình đã không sống được phải bỏ đi? Bao nhiêu người đã phải ở đây cả ba, bốn năm trong hy vọng, trong tuyệt vọng trước khi được rời nơi này?

Biển dưới kia đang ập vào từng đợc sóng, nước mắt của mấy mươi năm về trước còn giọt nào pha trong muối đại dương? Biển phải làm gì để giữ mãi được những giọt lệ, những tiếng khóc, tiếng cười, hy vọng và tuyệt vọng của một dân tộc luôn luôn “Đi không yên ổn, ngồi không vững vàng” ngay trên chính đất nước mình.

Chúng tôi xuống đồi để sửa soạn quay về đất liền. Xuống đến chân đồi ngoái đầu nhìn lại, một cánh bướm đen thật lớn từ trên đồi bay xuống lượn vòng ngay sau lưng tôi.

Một thoáng rùng mình, một thoáng rưng rưng, tôi dừng lại, nói thầm trong cuống họng mình: “Thôi nhé, tôi về, nhớ mãi hôm nay”. Giơ tay áo lên, quẹt ngang dòng nước mắt. Cánh bướm bay mất hút lên đồi.

Sau một đêm mắc võng, chùm chăn cho khỏi muỗi, ngủ lăn lóc trên cầu tàu, chúng tôi trở về đất liền, tiếp tục cuộc hành trình tìm mộ thuyền nhân.

Rải rác mộ thuyền nhân dọc đường

Trên đường sang Kuala Lumpur, trong tỉnh Dungun có hai nghĩa trang. Hai nghĩa trang này có biển trước mặt nên khi xác thuyền nhân Việt dạt vào được vớt lên chôn ngay tại đây. Khi họ vớt được 1 xác, khi được 2,3, khi được 5,7. Có khi cả trên 10 xác vào một lúc.

Nghĩa trang thứ nhất lối vào có đền thờ với hàng chữ Tao Yan Dian Temple, có 80 ngôi mộ thuyền nhân, trong đó 38 mộ có tên. Một ngôi mộ tập thể nằm dưới gốc một cây bàng lớn, chôn trên 100 người, được khắc chung một tấm bia. Bia được Văn Khố Thuyền Nhân xây ngày 23 tháng 3 năm 2007.

Những ngôi mộ trong khu thứ hai được đặt trong một nghĩa trang đặc biệt do nhà thờ Công Giáo St.Thomas trông coi. Những thân xác thuyền nhân được bao quanh bởi ba ngôi thánh đường của: Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo và Hồi Giáo. Còn được gọi là Migrants Cemetery.

Những linh hồn này thật được chúc phúc an ủi biết bao!

Nhang được thắp lên, lời kinh được cất lên, nước mắt lại chảy xuống. Chúa, Phật trên cao được mời xuống dự tiệc bi ai của nhân loại.

Viết tới đây. Tôi tưởng tượng ra, tôi là người dân Mã Lai sống dọc theo miền đông biển Mã Lai, mỗi sáng trở dậy nghe tiếng gọi nhau ơi ới bên ngoài cánh cửa: Ra vớt xác thuyền nhân Việt đang dạt vào bờ. Không phải một xác, hai xác, mà vô số xác. Rồi cùng nhau tẩm liệm, chôn cất, có khi lập miếu thờ.

Tôi tưởng tượng ra trong những cái xác bất hạnh đó, một cái xác của chính mình.

Những cái xác của đồng bào mình đã được những người không cùng chủng tộc xót thương, được ghi lại in thành sách (như sách của ông Wong) để sau chính những người Việt về tìm lại.

Chôn cất cả hàng trăm, ngàn, nấm mộ không phải là chuyện giản dị. Việc xây cất làm sao chu đáo được. Theo thời gian, mưa nắng những ngôi mộ không tồn tại được.

May mắn thay, Văn Khố Thuyền Nhân của người Việt do ông Trần Đông, từ Úc sáng lập năm 2004, đã tới Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương trùng tu lại hầu hết những nấm mộ này. (Theo VKTN-Trong vùng Đông Nam Á có hơn 2.000 nấm mộ vừa tập thể vừa cá nhân).

Tôi đọc tên tôi

Hội Hồng Nguyệt ( Malaysian Red Cresent Societ - Hồng Thập Tự Mã Lai) đã lưu trữ hai trăm ngàn (200.000) hồ sơ của những người sống sót. Để hôm nay những thuyền nhân trong nhóm chúng tôi đến tìm lại. Mỗi khi tìm được tên của mình hay thân nhân mình, họ òa vỡ ra cùng một lúc tiếng cười và giọt lệ:

“Tôi vừa đọc tên tôi trên tấm thẻ
Có phải tôi không trên lý lịch này?
Ngày tháng đó tưởng vùi chôn đáy biển
Bỗng sóng đánh vào bờ sáng hôm nay"

Khi chúng tôi tới viếng Hội, câu chào hỏi đầu tiên của ông Dato’ Sayed A. Rahman,Tổng Thư Ký hội Hồng Nguyệt là: “Chúng tôi không cần biết anh là người nước nào, chúng tôi chỉ biết giúp đỡ một con người.” Nghe mà ứa nước mắt.

Ông Misnan, nhân viên điều hành của Hội, nói được vài câu bằng tiếng Việt rất thân tình. Đặc biệt là ông hát cho chúng tôi nghe bằng tiếng Việt, bài hát “Bài Tình Ca Cho Em” của Vũ Thành An thật hay. Hay một cách bất ngờ!

Thế gian đầy quỷ dữ, nhưng Trời cũng ban phát xuống những thiên thần cứu trợ.

Sau 42 năm nhìn lại, chúng ta có rất nhiều những trang Sử mới. Trên hết, mỗi một cái chết của thuyền nhân, của tù cải tạo, của người Quốc Gia chết cho Tự Do là một trang Sử mới được cộng vào.

Tất cả con dân Việt đều phải học Sử Việt.