khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

Những bái tình ca Ý Amaretti







Lại nhắc chuyện hòa hợp hòa giải dân tộc - Tác giả Nguyễn Thị Cỏ May




Gần tới tháng tư, những người việt nam lớn tuổi, tức những người đã từng trải qua tháng tư năm 1975, đều nhớ lại biến cố mất miền Nam do Lê Duẩn, dựa vào sự yểm trợ tích cực của Trung cộng, cả quyết dùng chiến dịch biển người xua quân cưỡng chiếm cho bằng được miền Nam. Khi dép râu dẩm lên miền Nam thì xã hội bắt đầu đảo lộn. Gia đình bắt đầu ly tán. Nhà cửa, của cải của người dân lần lượt trao qua tay kẻ chiến thắng để chuộc tội tư sản.

Có người hỏi về số phận những viên chức của chánh quyền Sài gòn, Lê Duẩn trả lời bằng cử chỉ đưa bàn tay cứa ngang cổ. Võ văn Kiệt “nhơn từ” đề nghị cho đi tập trung cải tạo để khai thác sức lao động của họ phục vụ lợi ích xã hội chủ nghĩa cho tới kiệt sức sẽ thả ra về cho gia đình chăm sóc. Chết sống sẽ do khả năng sanh tồn trong cải tạo định đoạt.

Những người may mắn thoát được ra nước ngoài, với hai bàn tay trắng, bắt đầu làm lại cuộc đời. Gian khổ nhưng được tự do. Với họ, ngày 30/04 không gì khác hơn là kỷ niệm đau thương.

Ở lại hay ra đi, cả hai đều chỉ thấy mình là người dân bị mất nước, mất tất cả, chớ không ai thấy miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhứt. Trong những người cộng sản, có thể có triệu người vui thật sự vì có điều kiện chiếm đoạt tài sản của dân miền Nam làm giàu, còn triệu người kia, có lương tâm trong sáng, khi vào thấy miền Nam không như họ hiểu, do bị chế độ tuyên truyền, bắt đầu đau buồn, ân hận đã cống hiến mạng sống, tuổi trẻ sai lầm, thật hoang phí. Họ là nhũng kẻ đã trao thân nhằm tướng cướp.

Khi Hà nội áp đặt chánh sách xã hội chủ nghĩa cai trị miền Nam thì xã hội miền Nam ngày càng thêm tan nát, những giá trị xã hội, đạo đức bị bứng gốc và đảo ngược. Hệ quả là thực tế ngày nay ở Việt nam.

Thực tế sau 42 năm

Rồi sự phấn khởi chiến thắng cũng lần lần lắng dịu, nhà cầm quyền bắt đầu thấy chiến thắng chỉ có nghĩa là chiếm được miền Nam, chỉ thống nhứt về mặt hành chánh, nhân tâm ngày càng phân tán, sự bất mãn chế độ ngày càng thể hiện khắp nơi trong dân chúng. Hà nội bắt đầu thay đổi thái độ, đưa ra kêu gọi “Đại đoàn kết toàn dân”, ban hành chánh sách “Hòa hợp dân tộc”. Chủ trương của nhà cầm quyền cộng sản là “Hòa hợp dân tộc”. Họ chưa bao giờ nói “Hòa giải, Hòa hợp dân tộc”.

Ngay sau Hiệp định Paris năm 1973, Hà nội đã đưa ra đề nghị “Hội đồng Hòa giải, Hòa hợp dân tộc” gổm ba thành phần để lo tổ chức tổng tuyển cử, tái lập hòa bình. Nhưng cái “Hội Đồng Hòa giải Hòa hợp dân tộc” kia chết chưa kịp khai tử vì họ đã dùng võ lực chiếm trọn miền Nam. Sau những năm “đổi mới”, họ thấy rỏ chỉ khi người dân nhìn nhận chánh quyền và hợp tác mới là quan trọng cho đất nước phát triển, nhứt là khối người Việt nam Hải ngoại vừa có khoa học kỷ thuật, vừa có vốn, nên nhà cầm quyền cộng sản quan tâm hơn đến vấn đề “Đại đoàn kết toàn dân”.

Nhưng sau 42 năm kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược, vấn đề hoà hợp hoà giải dân tộc được nhà nước Hà nội nhắc đến nhiều lần, trong các cuộc họp Đại hội đảng cộng sản, Hội nghị Trung ương hay bất cứ nơi nào có những người cầm quyền phát biểu, nhưng thực tế vẩn chưa đạt dưọc kết quả mà họ mong đợi.

Sốt ruột, Hà nội ban hành nào Nghị Quyết 36 ngày 26 tháng 03 năm 2004, nào Nghị quyết 23 ngày 16 tháng 01 năm 2008, những chương trình giao lưu họp mặt do Ủy Ban nhà nước về người Việt nam ở nước ngoài tổ chức để thúc đẩy thực hiện Hòa hợp dân tộc. Thế nhưng 42 năm dài vẩn chưa đủ để cho dân tộc có thể quên đi những tổn thương quá nặng nề do chánh sách cộng sản tạo ra và để lại.

Người cộng sản vẫn còn suy nghĩ ta/địch, cách mạng/ngụy. Họ kêu gọi hòa hợp dân tộc, chớ chưa bao giờ họ nói “Hòa giải” bởi họ cho rằng họ nắm trọn chánh nghĩa. Hòa hợp là mọi người xếp hàng về dưới trướng của đảng cộng sản vì đảng cộng sản đã mở rộng vòng tay đón nhận những “người con hoang” trở về. Tức không hề có chuyện Hòa giải, hai bên nhìn lại để thấy đúng/sai mà thật lòng sửa đổi vì mục tiêu chung là quyền lợi đất nước, dân tộc. Có hòa giải thật lòng tự nhiên có ngay hòa hợp.

Hòa giải, Hòa hợp dân tộc

Hiệp định Paris qui định “Hội Đồng Quốc gia Hòa giải Hòa hợp dân tộc” gồm ba thành phần ngang nhau, và công nhận hai thực thể chánh trị ngang nhau ở miền Nam là Chánh quyền Sai gòn và Chính phủ Cách mạng Lâm thời; hai chính thể này phải tiến đến một giải pháp chính trị trong tình trạng có đầy đủ các quyền dân chủ và không có sự can thiệp của Mỹ. Có một điều khoản qui định “tất cả tù chính trị đều phải được thả trên tinh thần “hòa giải và hòa hợp dân tộc, nhằm chấm dứt thù hằn, giảm bớt đau khổ và đoàn tụ các gia đình”.

Nguyên văn như sau :

Ngay sau khi ngưng bắn, hai bên miền Nam Việt nam sẽ :
Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia.
– Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh...”.

Nhưng ba ngày trước khi ký Hiệp Định Paris, Kissinger còn tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng chính sách của chính phủ Mỹ là không “áp đặt một chính phủ liên hiệp hay một chính phủ liên hiệp trá hình trên nhân dân Việt Nam”. Ngày 23 tháng Giêng năm 1973 Nixon tuyên bố trên các đài truyền thanh và truyền hình Mỹ rằng Hoa Kỳ “vẫn tiếp tục công nhận chính phủ Cộng Hòa Việt Nam như là chính phủ chính danh độc nhất”. Nhưng trong chánh trị, xưa nay, chưa bao giờ có bạn muôn thuở, thù muôn đời. Nên sau đó, Mỹ đã bán đứng trọn vẹn miền Nam Việt nam cho cộng sản Bắc việt. Và Hà nội đã vứt bỏ từ lâu đề nghị do chính họ đưa ra, áp dụng triệt để chánh sách trả thù giai cấp lên toàn dân miền Nam bởi “Người quét đường cũng có tôi với Cách mạng” (dạy trong học tập ở khu phố).

Không thể có “Hòa giải và Hòa hợp” với cộng sản

Khi nói “Hòa giải và Hòa hợp” với cộng sản không có gì khác hơn nói “Hòa giải và Hòa hợp” với Thiện và Ác. Hoặc nói “tư tưởng Dân chủ Tự do Nhơn quyền” có thể hòa giải và hòa hợp với “Chủ nghĩa lý luận không có con người và chủ nghĩa vô nhơn bản” được không?

Hồ Chí Minh tin tưởng tuyệt đối ở bác Xít và bác Mao là hai người không thể sai lầm nên đã học tập nhuần nhuyễn tư tưởng của Mao. Xin trích vài nét nổi bậc trong tư tưởng chánh trị của Mao :

“Làm chánh trị như làm chiến tranh. Không thể có xây dựng nếu không có phá bỏ, hủy diệt.

Trước hết, và căn bản, Mao chủ trương phá bỏ, hủy diệt Quốc tế cộng sản. Vì có làm như thế thì Trung quốc mới bình đẳng với Nga, Mỹ và xây dựng thế giới mới 3 cực.

Tần Thuỷ Hoàng không có gì ghê gớm cho lắm vì hắn chỉ chôn sống có 460 nho sĩ. Chúng ta sẽ chôn sống ít lắm cũng phải 46000 trí thức tiểu tư sản.

Phải thực hiện vườn không, nhà trống triệt để về vật chất và tinh thần. Mỗi người phải như một tờ giấy trắng, không được quyền sở hữu tài sản, nhà đất, và không được có kiến thức, tri thức. Tất cả phải thành“không”, sạch bách! Những người dân như vậy mới thông minh” (M.H.Bernard, Mao Tsé-toung, 1893-1976, VOIX, Paris 2003).

Mao chủ trương chánh trị độc tài tuyệt đối như vậy để duy trì chế độ lâu dài. Bởi Lê-nin dạy rõ “Một chế độ sẵn sàng thực thi khủng bố vô giới hạn thì không thể nào bị lật đổ (Simon LEYS, Essais sur la Chine, Robert Laffont, Paris 1998, trg 4.)

Nhơn đây tưởng cũng nên nhắc lại một chuyện xưa thời còn biên giới Thạch Hản để thấy cộng sản không chỉ xem Chánh quyền là kẻ thù (Ngụy quân, Ngụy quyền), mà cả người dân bình thường cũng là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Trần Đĩnh kể trong Đèn Cù II (trang 461-462): “Sông đã lấp thành tên, mà báo cứ ca ngợi cô Lý oằn lưng chèo lái. Hầu hết nghe đều cười. Tự giễu và rộng lượng. Nhưng khi Sinh nói ở Vĩnh Linh, anh đã chứng kiến những người ở phía bên Nam kia bị ta bắt sang chôn sống kêu rất lâu dưới huyệt, tôi lại thấy mọi người lạnh mặt lại. Sẵn sàng bao dung với ta và hóa đá với địch”. Phải chăng việc tàn sát tập thể ở Huế năm Mậu thân 1968 chỉ là tiếp nối truyền thống man rợ này của Quân đội nhân dân?

Phải có Dân chủ mới có hòa giải và hòa hợp

Cho tới nay, Hà nội chỉ kêu gọi mọi người về dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản nên trong vài tháng qua đã xảy ra lắm chuyện ỏ Việt nam, nói rõ là không thể có “Hoà hợp, Hòa giải dân tộc” nếu không có Dân chủ.

Những bài hát tinh cảm đang hát bổng bị cấm. Sách vở biên khảo về lịch sử đã phát hành bị thu hồi vô cớ (về Trương Vĩnh Ký của Nguyễn Đình Đấu).

Về lịch sử, văn hóa, những kiến trúc cổ ở Sài gòn bị phá để bán địa điểm cho doanh nhơn ngoại quốc xây cơ sở mới. Hà nội không cần thấy người dân Sài gòn thương tiếc, đó là một phần ký ức đời sống của họ bị Hà nội thêm một lần nữa cướp mất. Họ không thể thấy đó là chương trình phát triển đô thị. Không chỉ riêng với miền Nam nơi bị cưỡng chiếm 30/04/75, mà với cả miền Bắc, người cộng sản cũng chủ trương biến đầu óc mọi người phải sạch như tờ giấy trắng để họ nhồi nhét đìều họ muốn. Những trận đánh Gạc Ma, chiến tranh biên giới hoàn toàn không tồn tại trong sách giáo khoa lịch sử thời Xã hội chủ nghĩa. Người trẻ chỉ còn tìm kiếm qua thông tin trên mạng, để họ kêu gọi nhau trân trọng những gì vốn dĩ thuộc về sự thật và lịch sử dân tộc.

Không thừa nhận lịch sử thì làm sao hòa giải và hòa hợp dân tộc được ?

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, trả lời đài BBC, cho rằng một trong những yếu tố quan trọng để dẫn đến hoà hợp hoà giải dân tộc, đó là thừa nhận vai trò của Việt Nam Cộng Hoà: “Theo tôi bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, nó sẽ dễ dàng hoà hợp. Các nhà nghiên cứu, làm sử đặt ra vấn đề là phải thừa nhận Việt Nam Cộng hoà là một thực thể. Trong giai đoạn đó có một thực thể, trong đó có vấn đề đối nội đối ngoại, có những điểm tốt, không tốt, lịch sử phải khách quan. Ví dụ như trong vấn đề Hoàng Sa, phải chấp nhận là Việt Nam Cộng hoà đã có trách nhiệm, và Hoa Kỳ cũng đã có phản ứng. Mà khi có phản ứng tức là Trung Quốc đã xâm lược. Đó là một điều phải khẳng định”.

Nên thấy bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, thì mới có thể hòa giải và hoà hợp được.

Khi chỉ có người Bắc mới thông minh, mới có lý luận nên mới lãnh đạo đảng được, như Nguyễn Phú Trọng nói, thì mọi người chỉ còn biết phải đặt mình dưới trướng đảng độc tài thối nát mà thôi.




Saigon: Tình người VN - Tác giả Lê Thanh Hòang Dân




Có nhiều lúc tôi tự hỏi tại sao thỉnh thoảng tôi muốn trở về Sài Gòn thăm lại quê hương? Tôi đã sống ở Mỹ 40 năm rồi, ăn sâu bắt rễ trong xã hội Mỹ rồi, những gì tôi thương yêu nhất trong đời, con cháu, cháu nội cháu ngoại, đều ở Mỹ. Vậy về làm gì?

Câu trả lời rất giản dị. Ngày già thỉnh thoảng tôi cảm thấy cô đơn, nhớ về quá khứ, nhớ về thời tuổi trẻ và những giấc mơ chưa thực hiện, sẽ không bao giờ thực hiện được nữa, nhớ bạn bè, gia đình, và những học trò cũ ngày xưa.

Thỉnh thoảng tôi muốn trở về Sài Gòn tìm lại quá khứ, tìm lại gia đình, tìm lại tình người Việt Nam. Tôi bắt đầu trở về thăm lại quê hương sau khi Tổng Thống Clinton bỏ lệnh cấm vận. Lúc ban đầu cứ mỗi hai năm tôi trở về một lần. Sau này, có một lúc tôi trở về mỗi năm.

Thú thật với các bạn, quá khứ và những kỷ niệm ngày xưa ở Sài Gòn thật là khó tìm. Thành phố còn đó, những nhà cửa đã khác xưa, những con đường, những góc phố đã thay đổi. Phe Thắng Cuộc đã đập phá gần hết Phố Cổ Sàigòn.

Thành ra tôi về quê hương, thật không còn tìm lại được chút hương thừa nào của quá khứ cả. Những con đường cũng đã đổi tên. Đường Tự Do ngày xưa bây giờ là Đồng Khởi. Đường Thống Nhất bây giờ là Lê Duẩn. Không còn gì của Sài Gòn thời tuổi trẻ của tôi.

Rốt cuộc mỗi lần về Sài Gòn tôi chỉ còn lại Gia đình, và tình người Việt Nam mà thôi. Nhưng tình người Việt Nam lại càng ngày càng ít đi. Xã hội Cộng Sản đã nhồi sọ người dân ở đây tới mức tôi khó tìm lại được những nụ cười hồn nhiên, những con người thành thật, đáng mến, đáng yêu của thời tôi còn trẻ.

Nhưng cho tới nay, tôi chưa nản chí. Tôi vẫn cố gắng đi tìm. Nói ra thật mắc cỡ. Mỗi lần xong cuộc tìm kiếm (từ 4 tới 6 tuần), lúc máy bay cất cánh bay trở về Mỹ, tôi thấy trong lòng vui quá. Tôi có cảm giác mình đang về Nhà. Việt Nam là nơi tôi sanh. Nhưng Mỹ mới là Nhà của tôi. Mỹ là nơi tất cả những gì quí nhất của tôi trên đời, con cháu của tôi đang sống và lập nghiệp, bây giờ và mãi mãi về sau.

Ở Mỹ báo chí nói nhiều về những câu chuyện đào nhí, mấy ông già Việt Kiều cô đơn về đây tìm người tình trẻ. Tình người Việt Nam đối với tôi không phải là tình tự lăng nhăn với đào nhí, đó là tình đồng hương, tình người Việt Nam với nhau, cùng chung một lịch sử, ăn những thức ăn giống nhau, nói một thứ ngôn ngữ giống nhau, một thứ tình cao thượng hơn là tình đào nhí.

Về Sài Gòn ngồi ăn phở ngoài đường, vô chợ Sài Gòn ăn sáng, bún ốc, bún thịt nướng, cháo vịt, phở, hủ tiếu Nam Vang v.v., hoặc đi ăn cơm bình dân vỉa hè, với số tiền một vài đô la hai vợ chồng ăn được một buổi cơm trưa, canh chua cá lóc, cá kho tô v.v., sống với người Việt Nam, nghe họ nói chuyện với nhau, nghe họ nói chuyện với tôi, chỉ vậy thôi tôi cũng thấy vui rồi. Từ bỏ tự do một vài tuần, để lại tự do tôi hưởng ở New York lại New York, ra phi trường về Việt Nam, tôi chỉ muốn tìm tình người Việt Nam, chớ không phải tìm tự do.

Sống một vài tuần với người Việt Nam, rồi đi, trở về New York, hưởng lại những gì tôi hưởng 40 năm nay. Tôi muốn trở lại quê hương để thăm viếng đất nước từ Bắc chí Nam như một du khách, tìm lại quá khứ, hiểu nhiều hơn về lịch sử dân tộc, chỉ giản dị như vậy thôi. Trong đầu tôi không nghĩ tới đào nhí nào cả, dù các bạn ở Sài Gòn dẫn chúng tôi đi chơi với rất nhiều cô. Tôi vẫn luôn luôn đi với người tình trăm năm, đã sống chung với tôi qua không biết bao nhiêu sóng gió của cuộc đời suốt 56 năm nay.

Tình người Việt Nam đối với tôi còn là tình gia đình còn đang sống ở Việt Nam, cả đại gia đình rất đông. Những lúc về thăm Tam Bình thuộc Vĩnh Long, ở làng bên cạnh làng của một người rất nổi tiếng, cựu Thủ Tướng thời đổi mới Võ Văn Kiệt, có thể nói bà con trong đại gia đình của tôi gần cả trăm người. Tôi về đó thăm viếng đại gia đình, giúp đỡ họ, cho tiền họ, nối lại tình gia đình đã mất quá lâu.

Tình người Việt Nam còn là những người bạn Việt Nam, ở Việt Nam, hay đã trở về sống ở Sài Gòn những ngày hưu trí, vui hưởng cuộc đời già, hoặc nhiều bạn, rất nhiều bạn từ khắp nơi trên thế giới về đây du lịch. Nhiều bạn học Chasseloup Laubat và Marie Curie hồi nhỏ, gần 56 năm nay không gặp nhau, tình cờ gặp nhau lại ở Sài Gòn, thật là vui.

Tình người Việt Nam còn là tình Thầy-Trò, mối tình thiêng liêng cao thượng gắn bó tinh thần tôi với học trò cũ. Những lúc về thăm quê hương, tôi đều tìm cách tham dự các buổi họp mặt thường niên ăn Tết của học trò cũ những trường Võ Trường Toản và trường Sư Phạm Saigon. Tôi cũng đóng góp giúp “Quĩ Tương Tế” giúp các cựu học sinh và Thầy Cô còn sống ở Việt Nam. Thấy đời sống mấy Em ổn định tôi rất vui.

Lần vui nhất phải kể lần một cựu sinh viên Đại Học Sư Phạm Saigon hay tin tôi về mời vợ chồng tôi đi ăn trưa ở Sheraton. Em này đã trở thành một giáo sư thành công ở Sài Gòn. Thấy Em sống dễ chịu, tôi rất vui.

Về thăm quê hương tôi thỉnh thoảng gặp bạn bè ở nhiều tiểu bang ở Mỹ, mấy năm nay không gặp, tình cờ gặp lại ở Sài Gòn. Gặp bạn từ nước ngoài về tôi rất vui, rủ nhau đi ăn tối, nghe nhạc, nhảy đầm, cuộc đời đáng sống quá. Tóm lại tôi thích về thăm lại quê hương, cũng chỉ vì tình người Việt Nam với nhau mà thôi. Tự do và tiện nghi vật chất, ở Mỹ tôi có đầy đủ không thiếu điều gì.

Trong entry trước tôi đã chia sẻ với các bạn niềm vui một buổi sáng đầu tiên tôi sống tại Saigon, đi bộ tập thể thao trong vườn Tao Đàn, ăn sáng ở vỉa hè, uống sữa đậu nành, ăn hủ tiếu Nam Vang.
Trong entry này xin chia sẻ với các bạn một vài hình ảnh đại gia đình ở Saigon, và nhóm bạn học ngày xưa, xa nhau hơn 56 năm từ lúc học xong Trung Học, tình cờ gặp lại rủ nhau đi ăn, đi nghe nhạc, đi nhảy.



Phỏng vấn nhà văn trung tá Nguyễn Nguyên Bình







Tìm Hiểu Về Bối Cảnh Lịch Sử và Chính Trị Của Cuộc Điều Trần Cựu Giám Đốc FBI James Comey



                                           https://www.youtube.com/watch v=zNghUHz_crc



Văn hóa chửi, MadzêinMêhicô







Mật ong: phương thức kỳ diệu chữa bệnh ngoài da




Mật ong là loại thuốc lý tưởng điều trị những bệnh lây nhiễm ngoài da, đặc biệt là đối với những người Thổ dân sinh sống ở vùng nông thôn hẻo lánh không có điều kiện tiếp xúc với cơ sở y tế.

Theo thống kê của Viện Y tế và Phúc lợi Úc, tỉ lệ người Thổ dân phải vào bệnh viện điều trị những bệnh liên quan đến da cao gấp đôi những sắc tộc khác.

Nhưng nghiên cứu của đại học Kỹ thuật Sydney (UTS) cho thấy, sử dụng mật ong có tính kháng khuẩn, như mật ong Manuka, để chữa trị, có thể cải thiện tỉ lệ này.

Loại thuốc kháng khuẩn không cần bảo quản và không có phản ứng phụ


Nhà nghiên cứu Daniel Bouzo nói với SBS NITV, những tính năng của mật ong rất lý tưởng cho những cộng đồng sinh sống ở vùng nông thôn.

“Mật ong có thể được cất giữ trong thời gian dài mà không cần tủ lạnh, trong khi những loại thuốc kháng khuẩn khác cần phải được bảo quản trong tủ lạnh, thậm chí khi vận chuyển vẫn phải được trữ đông.”

Tiến sĩ Shona Blair là một trong những người đầu tiên tiến hành nghiên cứu loại mật ong có khả năng chữa bệnh ở Úc, và bà hiện là phó chủ tịch Hiệp hội nuôi ong NSW. Bà cho biết, mật ong đang được sử dụng rất nhiều ở các cộng đồng gặp khó khăn trong việc tiếp cận hệ thống y tế.

“Điều tuyệt vời của mật ong là quý vị không thể dùng quá liều và mật ong cũng không có phản ứng với bất kỳ loại thuốc nào.

“Khi kê toa cho những bệnh nhân sống ở những nơi thiếu thốn bác sĩ chuyên khoa, thì sẽ rất nguy hiểm nếu họ dùng thuốc quá liều, khi đó không ai hỗ trợ.”

Nhiều loại thuốc kháng sinh thường có phản ứng phụ khi dùng chung với các loại thuốc khác. Ngoài ra thuốc kháng sinh còn bị giới hạn về thời han được sử dụng.

Trong khi đó, sử dụng mật ong không gặp phải những vấn đề này.

Tính kháng khuẩn của mật ong đã được biết tới từ hàng ngàn năm nay, nhưng hiện vẫn còn nhiều bác sĩ nghi ngờ về thành phần tạo chất kết dính trong mật ong, vì các loại thuốc thông thường không có thành phần này.

Tuy nhiên vẫn có những bác sĩ và y tá sử dụng mật ong và cho kết quả rất tốt.

Điều trị da bị bỏng, bị xây xát, hoặc thậm chí da lở loét


Bà Patricia Greenwood là một y tá. Suốt 16 năm qua bà chủ yếu làm công việc chăm sóc vết thương cho những bệnh nhân tại vùng duyên hải trung bắc NSW.

Theo kinh nghiệm của bà, mật ong rất hiệu quả trong điều trị da bị bỏng, bị xây xát, hoặc thậm chí da lở loét do tiểu đường biến chứng.

Y tá Greenwood cho biết, đối với các y tá, mật ong là một trong những công cụ không thể thiếu để kháng khuẩn.

“Tuỳ thuộc vào vết thương, nhưng nhìn chung, tôi sử dụng mật ong trong mọi trường hợp, đó là thứ đầu tiên tôi dùng,” bà Greenwood nói.

Mật ong đang dần được y khoa chính mạch chấp nhận là một phương thức hiệu quả trong việc chữa trị các vết đau và lây nhiễm ngoài da.

Theo lời tiến sĩ Blair, điều đặc biệt thú vị là mật ong thậm chí có khả năng kháng được cả siêu vi khuẩn, loại vi khuẩn đã kháng lại hầu hết các loại thuốc kháng sinh mạnh nhất.

Ông Bouzo hi vọng, khi mối quan tâm về mật ong ngày càng nhiều lên, sẽ tạo ra cơ hội việc làm cho những người Thổ dân vùng nông thôn, những người nuôi ong.

Úc là quê hương của hơn 80 loài hoa có thể tạo ra mật ong với tính năng kháng khuẩn tương tự, hoặc mạnh hơn cả mật ong manuka của New Zealand.



Nuôi con lai có khó không?







Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Phỏng vấn hai Linh mục Đặng hữu Nam và Nguyễn đình Thục, 9/6/2017







Biển Đông: san hô bị Tàu Cộng xâm lược phá hủy khi xây đảo nhân tạo







Giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta: Uống quỵt nước dừa tươi







Dr Charles Cường Nguyễn giới thiệu ngành học kỹ sư tại đại học Mỹ







Mỹ tài trợ 15,5 triệu đôla cho Đại học Fulbright Việt Nam







Nên ăn trái cây khi bụng trống - Tác giả Dr Stephen Mak




Nên ăn trái cây khi bụng trống
Chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể
KIWI, Táo, Dâu tây, Cam, Dưa hấu, Ổi & Ðu đủ
Không uống nước đá lạnh sau bữa ăn


Bác sĩ Stephen Mak trị bệnh ung thư thời kỳ chót bằng những cách điều trị "không chính thống" nhưng rất nhiều bệnh nhân đã hồi phục. Trước đây, ông dùng năng lực mặt trời để chữa bệnh. Ông tin rằng cơ thể có khả năng tự hồi phục. Xin xem lời ông bên dưới

Cám ơn đã gửi bài về trái cây và nước trái cây. Ðây là một cách điều trị ung thư. Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi trong việc điều trị ung thư là khoảng 80% . Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không. Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị truyền thống.Xin cám ơn và cầu Thượng Ðế gia hộ

Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào. Ăn trái cây như thế nào mới đúng?

Không ăn trái cây sau bữa ăn! Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác.

Trái cây là thức ăn quan trọng nhất. Thí dụ quý vị ăn hai lát bánh mì, rồi một lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thẳng qua bao tử, rồi vào ruột, nhưng bị ngăn cản.

Trong khi đó, toàn thể bữa ăn bị thối rữa, lên men, và biến thành axít. Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và chất axít tiêu hóa, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa.

Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn! Quý vị đã nghe nhiều người than rằng - mỗi lần ăn dưa hấu, tôi bị ợ ; khi ăn sầu riêng, tôi bị sình bụng; khi ăn chuối, tôi cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh v.v... Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với những thức ăn thối rữa, sẽ tạo nên hơi gas, và làm quý vị bị sình bụng.


Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội, và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống.

Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất axít, bởi vì tất cả trái cây trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, nguời đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu quý vị nắm vững việc ăn trái cây đúng cách, quý vị sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khỏe, năng lực, hạnh phúc và không béo phì.

Khi cần uống nước trái cây - hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì quý vị sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây. Nấu chín làm mất tất cả sinh tố.

Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu quý vị phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt, để gạo hòa với nước bọt).
Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng!

Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng!

KIWI: Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố potassium, magnesium, vitamin E & chất sợi. Lượng sinh tố C gấp 2 lần trái cam.

Táo: Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxít hóa & flavonoids để giúp sự hoạt động của sinh tố C, do đó giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não.

Trái dâu tây: là loại trái cây bảo vệ. Dâu tây có tánh chống axít hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống chất free radicals (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu.

Cam: Thuốc tiên. Ăn từ 2 đến 4 trái cam mỗi ngày giúp khỏi bị cảm cúm, hạ thấp cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sạn thận cũng như là hạ thấp tỷ lệ ung thư ruột già.

Dưa hấu: Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chứa 92% nước, và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư. Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Potassium (Kali).

Ổi & Ðu đủ: hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị bón. Ðu đủ có nhiều chất carotene tốt cho mắt.

Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể bị ung thư? Chuyện khó tin?? Cho những ai thích uống nước đá lạnh, bài này dành cho quý vị. Uống nước đá lạnh sau bữa ăn thật khoái khẩu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ mà quý vị vừa ăn xong.

Sẽ làm chậm tiêu hóa. Khi chất “bùn quánh” này phản ứng với axít, nó sẽ phân nhỏ và được hấp thụ vào ruột nhanh hơn là thức ăn đặc. Nó sẽ đóng quanh ruột. Chẳng bao lâu, nó sẽ biến thành chất béo và đưa đến ung thư. Tốt nhất là ăn súp nóng hay uống nước ấm sau bữa ăn

Một điều nghiêm trọng về nhồi máu cơ tim: “thủ tục” nhồi máu cơ tim (Không phải chuyện đùa) Những quý vị nữ nên biết rằng, không phải tất cả những triệu chứng nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ việc tay trái bị đau. Hãy chú ý khi bị đau hàm dữ dội. Có thể quý vị sẽ không bao giờ bị đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim.

Buồn nôn và toát mồ hôi dữ dội cũng là những triệu chứng thường xảy ra. 60% những người bị nhồi máu cơ tim trong khi ngủ sẽ không thức giấc. Ðau hàm có thể khiến quý vị tỉnh dậy khi đang ngủ say. Hãy chú ý và để ý. Càng biết nhiều, chúng ta càng dễ sống sót.



Mùa hè nơi vùng biển chết miền Trung VN







Nhà văn nử VN tại hải ngoại đòi quyền viết !







Thời Sự VN Tuần Qua, 9/6/2017







Tạp Chí Á Châu Trong Tuần, 10/6/2017







Chúc Mừng: 2017 mãn khóa Mầm Non; 2033 tốt nghiệp KS Điện Cơ Khóa 60





Hình chụp trứơc phòng thực tập Máy Điện, trường KHKT - MĐ: KS Điện Cơ 16 năm sau !!!






THOÁI HÓA KHỚP GỐI VÀ CÁC CÁCH LUYỆN TẬP ĐỄ CHỮA TRỊ












Đau khớp gối và đi đứng khó khăn là triệu chứng hay gặp ở người trung niên và người già. Nguyên nhân là khớp gối bị thoái hoá. Theo thời gian khớp gối ngày càng bị già đi , bị thoái hoá nhiều hơn. Cấu trúc của xương đùi, xương cẳng chân bị thưa, yếu, dịch khớp gối bị khô, hệ thống dây chằng bị yếu, nhão.


Cuối cùng dẩn đến tình trạng yếu, mõi, đau nhức vùng gối.

Khi điều trị bác sĩ thường cho thuốc giảm đau, kháng viêm, thư giản cơ, thuốc hổ trợ khớp như glucosamin…

Loại thuốc giảm đau nhẹ nhất là thuốc giảm đau ngoại vi như Paracetamol. Mạnh hơn một chút là thuốc kháng viêm Non steroid như Ibuprofen, Meloxicam, Celecoxib… Thuốc kháng viêm giảm đau mạnh hơn nữa là corticoid ( Prednisolone, Methyl Prednisolone… Thuốc giảm đau có thể xử dụng riêng lẻ hay phối hợp. Những thuốc nói trên có tác dụng giảm đau đôi khi thật ngoạn mục. Uống vào vài hôm đã thấy hết đau. Nhưng khi ngừng thuốc, cơn đau khớp lại tái xuất hiện!

Cuối cùng do uống các loại thuốc trên trong thời gian dài , người bị thoái hoá khớp vừa không hết đau do chứng thoái hoá khớp lại vừa thêm một bệnh nữa là đau dạ dày. Đôi khi có những trường hợp nặng hơn nữa là xuất huyết do tổn thương dạ dày.

Có một cách khác để giải quyết đau do thoái hoá khớp hữu hiệu và hầu như không có tác dụng phụ và làm mạnh khớp gối. Đó là tập thể dục vùng gối.


Có một động tác đơn giản, dễ áp dụng và có hiệu quả tốt cho người lớn tuổi bị đau khớp gối mà không có tác dụng phụ. Động tác này chủ yếu giúp hệ thống dây chằng vùng khớp gối được mạnh, dẻo dai. Các bạn xem lại hình minh hoạ sẽ thấy hệ dây chằng là phần chủ lực cho sự vận động khớp gối ( và tất cả khớp trong cơ thể  nữa ). Do đó đây là bài tập dù vô cùng đơn giản nhưng rất hiệu quả giúp khớp gối khoẻ mạnh.

-------------------------------------------------------

BÀI TẬP THỂ DỤC KHỚP GỐI:

Tay trái đặt tại thắt lưng. Bàn tay phải đặt lên tay trái. Chiều rộng 2 chân bằng chiều rộng 2 vai. Từ từ rùn gối xuống rồi đứng thẳng lên, mỗi ngày 2 lần mỗi lần ít nhất 40 lượt ( cẳng chân và đùi hợp thành một góc khoảng 120 độ = ngồi xuống giữa chừng, không cần ngồi quá thấp )
 
Trong khi tập động tác này, các bạn nên tập chậm và vừa tập vừa chú ý đến vùng dây chằng trước khớp gối. Buổi sáng tập đứng lên ngồi xuống 40 lần, chiều 40 lần nữa ( theo thời gian các bạn có thể tăng số lần tập ). Những bác lớn tuổi, yếu, có thể có thể tập 10 lần rồi ngồi ghế nghỉ, sau đó tập tiếp tục cho đến 40 lần. Hoặc không cần đặt 2 tay sau lưng và có thể vừa tập vừa nắm tay vào cạnh bàn cũng được
 
Kỳ diệu thay, chỉ một động tác thể dục “ đứng lên ngồi xuống “ cũng đũ cải thiện chứng đau do khớp gối bị thoái hoá ( Ngoài ra các bạn nên uống bổ sung calcim D và phơi nắng sáng mỗi ngày # 30 phút , tránh ngồi xổm vì làm căng đau dây chằng khớp gối ). Nhiều bệnh nhân đã nhận được lợi ích từ bài tập đơn giản này. Các bạn hãy thử xem!




\











"THE CHAIN RULE APPLYING TO THE FUNCTION OF THE THREE INDEPENDENT VARIABLES"






Nhà Anh Nhà Em







Anh Về Với Em







Sắc Hoa Màu Nhớ







Lối Về Xóm Nhỏ







Đường Xưa Lối Cũ







Nói chuyện phải trái với Cộng Sản nằm vùng Huỳnh tấn Mẫm - Tác giả Lý Bích Thủy







Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Nha Trang, thành phố dành cho người hưu trí, được xếp thứ sáu tại lục địa Á Châu







Cheap Retirement In Siem Reap, Cambodia







Tổ Chức QS World University xếp hang mười trường đại học đứng đầu trên thế giới trong năm 2018







Làm Gỏi Cuốn







Queen Victoria Winter Night Market 2017







Lm Đặng Hữu Nam, Lm Nguyễn Đình Thục và giáo dân cúng hát TRẢ LẠI CHO DÂN







GREAT HUMAN ODYSSEY: Follow our ancient ancestors’' footsteps out of Africa and into every corner of our planet.







Machu Picchu, Peru







Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Mấy chục năm trước chạy tóe khói, trốn khỏi VN, ngồi bó rọ dưới hầm ghe, húp cháo loãng, mổi ngày một nắp nước, bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp ...bây giờ ... vác mặt về VN du lịch...vui như Tết... no star where ... cảm ơn bác và đảng ...bác hồ sống mãi trong lòng quần Việt Kiều....nhớ kẹp tiền lì xì trong hộ chiếu nghen ...hẹn năm sau "dìa" VN tiếp ..và ÔM ĐỦ THỨ










Chung cư cũ ở Sài Gòn







Mưu Sinh Bên Hè Phố







Nỗi niềm gánh hàng rong







Nhịp sống Sài Gòn bên bờ kè







Làng 50 sau 1975







Hồi Ký Vượt Tù, Vượt Biển cũa nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh







Tiếng Việt Cũ, Phương Pháp Mới







CŨNG LÀ MỘT THÁNG TƯ - Tác giả Lê Xuân Lộc




Trưa thứ tư ngày 5 tháng 4-2017 tôi đang làm việc thì nhận được điện thoại của ba tôi. Ông đang cùng gia đình cô em út đi chơi ở Great Wolf Lodge miền nam California nhân dịp spring break. Ông nói “con nhớ cúng giỗ chú Vọng ngày mai, ba không về kịp”…

Tối thứ năm 6 giờ từ chỗ làm về nhà, trời mưa gió tầm tã. Miền Bắc Cali năm nay thời tiết thật lạ kỳ… 8 giờ tối tôi mang tất cả xôi, chè và thức ăn để lên bàn thờ, thắp 3 cây nhang cho chú Vọng. Mưa gió vẫn lồng lộng bên ngoài, thấy đau thắt trong lòng. Chú, thân xác ở đâu, hồn ở đâu???

Thiếu Úy Lê Văn Vọng -Trưởng Cuộc Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, thuộc quận Dak Sut – bị ghi nhận mất tích ngày 23 tháng 4 năm 1972 sau cuộc tấn công lớn của Việt Cộng vào Dak To, Kon Tum. Năm đó chú 22 tuổi.

Chú Vọng là con trai út của bà nội, còn ba tôi là con trai đầu. Chú là em cùng mẹ khác cha với ba. Bà nội tôi rất đẹp nên “má hồng nhiều nỗi truân chuyên”, bà trãi qua 3 đời chồng, có 4 người con trai và 1 cô con gái.

Trong ký ức lờ mờ của tuổi nhỏ tôi nhớ có bà nội và chú Vọng sống chung nhà lúc gia đình ở thành phố sương mù Pleiku. Tết Mậu Thân 1968 Việt Cộng tấn công vào tận đường Hoàng Diệu, phố chính của Pleiku. Tôi nhớ những bao cát chắn trước cửa nhà làm thành chiếc hầm trú ẩn cho cả gia đình. Ba tôi vắng nhà suốt thời gian đó, ông bận rộn ở Bộ Chỉ Huy Nha Cảnh Sát Quốc Qia Vùng 2 Chiến Thuật. Chú Vọng được ba giao súng cùng với vài nhân viên cảnh sát khác có nhiệm vụ canh gác bảo vệ cho đàn bà con nít chúng tôi trong nhà. Lúc đó chú chỉ là một học sinh trung học.

Năm 1970 Nha Cảnh Sát Quốc Gia Vùng 2 chuyển xuống Nha Trang, gia đình tôi dọn về sinh sống ở thành phố biển này. Chú Vọng theo học một khoá huấn luyện sĩ quan đặc biệt ở Đồng Đế. Chú ra trường với lon Chuẩn Úy. Sau một thời gian thì mang lon mai vàng Thiếu Uý…

Tôi nhớ chú có nước da trắng, đẹp trai, nhưng tính tình ít nói, hơi nhút nhát… Em trai tôi kể lại rằng, hai cái mai vàng còn mới quá, chú mắc cở lấy mực bôi lên nhưng không dính, chú bèn chà dưới đất cho trầy trụa để người ta không biết chú mới ra trường…Một lần trong buổi cơm trưa với gia đình chú uống beer, em trai tôi đòi uống, me của tôi không cho. Sau đó chú dắt em tôi ra quán, cho uống nửa chai. Lúc về, em trai tôi ói mửa tùm lum; me tôi la chú, chú sợ quá, không dám về nhà…Chị của tôi kể chuyện có một đứa bạn của chị bị mẹ ghẻ bắt làm việc bù đầu, lúc nào cũng đi học trễ, áo quần lôi thôi, người ngợm hôi hám rất tội nghiệp. Chú liền bảo hay là để chú cưới hắn, cho hắn về ở nhà mình cho khỏi khổ… Chú thiệt là từ tâm mà cũng thiệt là ngây thơ, muốn đem thân mình ra giúp người dù chẳng quen biết gì…

Có lẽ cũng vì thấy chú Vọng quá hiền lành, ba tôi tìm cách chuyển chú từ Quân Đội qua Cảnh Sát. Chú được theo học một khoá đào tạo cảnh sát tại Cam Ranh. Khi mãn khoá, ba muốn chú làm việc ở Nha Cảnh Sát Vùng 2 tại Nha Trang để ở gần ba; nhưng chú lại chọn đi xa, tận Dak Sut (Kon Tum), một quận lỵ mà dân số một nửa là người Thượng. Ba tôi tìm được một người bà con xa, cậu Phạm Văn Lưu, sinh sống tại thị xã Kon Tum, để gửi gấm chú Vọng có nơi ăn chỗ ở sau giờ làm việc, nên ba tôi tạm yên tâm…

…Nào ngờ chiến cuộc thay đổi quá nhanh chóng. Chú lên đó chưa đuợc bao lâu thì Dak To, Kon Tum trở thành một địa danh đẫm máu sau ngày 23 tháng 4 năm 1972…Hàng ngàn chiến sĩ của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa bị thương vong. Đại tá Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh Lê Đức Đạt hy sinh trong chiến trận…Riêng về chú Vọng, nhân chứng sống sót kể lại rằng trụ sở của Cuộc Cảnh Sát Quốc Gia tại quận Dak Sut bị đánh chiếm, chú bị thương và bị trói dẫn đi…

Cuộc tấn công của cộng sản Bắc Việt vào Kon Tum kéo dài đến cuối tháng 5-1972. Ba tôi đã tìm tất cả mọi phương tiện để truy tìm tin tức của chú, nhưng vô vọng.

Tin chú Vọng bị mất tích mang lại sự đau thương cho toàn gia đình và dòng họ. Tiếp theo đó là sự giận dữ, trách móc mà đích nhắm là ba của tôi. Người tức giận nhất là chú Lê Văn Tống (tức Trung Úy phi công Lý Tống): “Trời ơi, ổng là trùm cảnh sát của cả quân khu 2. Biết bao nhiêu là quận huyện yên bình sao không chọn, mà lại đưa em mình lên trên đó”. Còn chú Trương Minh Dũng (Thiếu Tá Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu kiêm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận tỉnh Quảng Đức) thì vừa khóc vừa nói: “Cho dù Việt Cộng có kêu thằng Vọng mà báo trước -tao là Việt Cộng đây, mi chạy đi- thì thằng Vọng chạy cũng không kịp”…Ý chú Dũng nói chú Vọng là một người quá hiền lành ngơ ngáo…

Vợ của chú Vọng tên Ngô Thị Băng Dung, được bà Đội (em của bà nội) cưới cho khi chú đi phép về Huế, “cưới nhau xong là đi”. Thím ấy đã từ Huế lên cao nguyên Kon Tum hai lần lùng tìm tin tức của chú, cũng vô vọng… Thím ghé lại Nha Trang thăm gia đình tôi. Mãnh mai trong chiếc áo dài đen, thím là hình ảnh cho những câu hát “cao nguyên hoang lạnh ơ hờ, như môi goá phụ phai mờ vết son…”

Năm 1973 ba của tôi chuyển ra Đà Nẵng phụ trách ngành cảnh sát đặc biệt tại Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Vùng 1. Ba tôi đã hy vọng tìm thấy chú Vọng từ những đợt trao đổi tù binh sau Hiệp Định Paris…Cuối cùng tin tức xấu nhất được cung cấp từ những tù binh trở về: Một người xác nhận là chú bị thương. Một cảnh sát ở Dakto nói là có nhìn thấy chú đã chết. Một người lính ở Tân Cảnh (Kon Tum) nói riêng với chú Trương Minh Dũng là Việt Cộng bắt sống được chú Vọng, trói tay bằng dây thừng và kéo lê sau một xe tăng T54…

Kể từ đó gia đình tôi có thêm hình của chú Vọng trên bàn thờ. Ba tôi lấy ngày Dakto bị tấn công 23-4-1972 làm ngày chú mất, giỗ mỗi năm tính theo âm lịch của ngày này. Còn thân xác của chú ở đâu không ai tìm thấy được. Người lính của Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà qua đời bao nhiêu lâu vẫn còn có tấm thẻ bài để xác nhận danh tính, nhưng nhân viên của Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam thì không có tấm thẻ như vậy.

…Câu chuyện về chú Vọng của tôi chưa chấm dứt ở đây…

Tháng 4 năm 1975 chúng ta mất nước.

Tháng 10 năm 1987 ba của tôi từ trại tù Việt Cộng trở về nhà…Vài tháng sau đó, ba tôi nhận được một lá thư từ người anh “cùng cha khác mẹ” của chú Vọng. Người anh này ở phe bên kia -phe thắng cuộc- phe đã giết chú. Ông ấy tên Lê Văn Quỳ tức nhà văn-giáo sư Hoàng Nhân.

Bác Hoàng Nhân và ba tôi không có cùng huyết thống. Một người là con riêng của chồng, một người là con riêng của vợ, khi bà nội tôi kết hôn với cha của bác. Nhưng bác Nhân và ba tôi đã cùng sống chung nhiều năm của thời thơ ấu trong một mái nhà êm ấm bên bờ sông An Cựu, Huế. Bà nội tôi có thêm hai người con trai với cha của bác: chú Lê Văn Tống (Lý Tống) và chú Lê Văn Vọng. Bác Nhân hơn ba tôi hai tuổi.

Bác Hoàng Nhân từ năm 1975 là khoa trưởng khoa Văn của Trường Đại Học Sư Phạm thành phố HCM (Đại Học Vạn Hạnh cũ). Trước đó, bác đã là chủ nhiệm khoa Văn trường Đại học Việt Bắc, Thái Nguyên từ 1966-1975.

Lá thư đó của bác hỏi thăm ba tôi, sau đó nhắc đến chú Vọng; và, cũng trách móc ba tôi sao để chú đi lên Dakto… Ba tôi đã trả lời đại ý chú Vọng chọn Dakto khi chú 21 tuổi, cũng như năm xưa bác Nhân đã chọn con đường theo Việt Minh lúc bác ở tuổi 21…

Khi bác ra đi thì chú Vọng còn bé xíu…

Nhiều năm sau này khi nghe ba kể lại chuyện cũ, tôi có một ý nghĩ khác. Tôi nghĩ rằng, với địa vị và sự quen biết của bác Nhân lúc đó, đáng lẽ ra chuyện bác nên làm là tiếp tục truy tìm thân xác của chú Vọng. Chỉ có bác mới làm được việc này. Những năm xưa không tìm thấy thi thể của chú Vọng ở vùng quốc gia có nghĩa là họ đã lôi xác chú lên tận mật khu nào đó. Có không nhiều những chiếc tăng T54 tham chiến ngày 23 tháng 4 năm 1972 tại Dakto, Kon Tum. Ai là người đã ra lệnh kéo một sĩ quan tù binh đang bị thương sau một chiếc xe tăng cho đến chết? Chi tiết về cái chết này đâu có dễ quên cho cả hai phe? Và biết đâu, những người lính Bắc Việt làm cái chuyện dã man đó cũng có thể lại là những học trò cũ của bác?

Những câu hỏi của tôi sẽ không bao giờ được trả lời.

Tháng 1-1992 gia đình tôi sang Mỹ với diện HO. Tháng 9-1992 chú Lý Tống nhảy dù xuống Saigon và bị bắt. Trong thời gian này bác Hoàng Nhân có đi thăm nhưng chú Tống từ chối không gặp. Sau 6 năm bị giam giữ ở Việt Nam chú Tống được trả về Mỹ năm 1998.

Cuối năm 2000 chú Lý Tống lại thuê máy bay và phi công Thailand bay vào không phận Saigon để rãi truyền đơn. Vì vụ này mà bác Hoàng Nhân bị công an thẩm vấn và quấy nhiễu liên tục. Ông qua đời đột ngột năm 2001. Vợ của ông giải thích với chú Dũng rằng ông bị lên cơn đau tim. Nhưng tin tức riêng cho biết ông được mời đi ăn trưa bởi một cơ quan nhà nước, khi về đến nhà thì tắt thở. Ba của tôi và các chú tin rằng, ông đã bị đầu độc. Bác Hoàng Nhân năm đó 73 tuổi, ông đã cống hiến tất cả tuổi trẻ và tài năng cho Việt Cộng. Vắt chanh bỏ vỏ!

…Nếu tin rằng có số mệnh thì chú Vọng đã sinh vào một ngôi sao mờ nhạt và tắt sớm. Mờ nhạt so với những người anh tên tuổi. Chú mờ nhạt khi so với người anh ruột “chọc trời khuấy nước” Lý Tống…Chú mờ nhạt khi so với người anh “cùng mẹ khác cha” Trương Minh Dũng mà thơ của ông vẫn được hát qua nhạc Châu Kỳ: Hồi Âm, Sao Chưa Thấy Hồi Âm, Bỏ Phố Lên Rừng, Giọt Đàn Theo Giọt Lệ, Về Sông Cũ, Mưa Trên Quảng Đức…và nhất là Tuý Ca “bởi ta say nên thần tượng cũng lu mờ”… Chú Vọng cũng mờ nhạt khi so với người anh “cùng mẹ khác cha” là ba tôi, vẫn kiên cường với những vần thơ “ta vẫn là ta của tuổi hai mươi – mũi bút chưa cùn nguồn hứng chưa vơi”… Chú lại càng mờ nhạt hơn khi so với ông anh “cùng cha khác mẹ” giáo sư Hoàng  Nhân mà những tác phẩm nghiên cứu văn chương của ông vẫn đang được giảng dạy tại các trường đại học trong nước.

…Có số mệnh hay không, khi thật lạ kỳ, tấm hình của chú Vọng trên bàn thờ ở Việt Nam cứ hoen ố và mờ nhạt đi cho đến khi không thể dùng được nữa. Và gia đình chúng tôi khám phá ra rằng, chú không còn một tấm hình nào khác để thay thế. Chỉ trong năm 1975 đã có ba lần chính quyền địa phương vào nhà ba me tôi ở Nha Trang để khám xét. Họ tịch thu tất cả các tủ sách và tác phẩm văn thơ của ba tôi, chở đi tất cả hình ảnh và giấy tờ mà họ tìm thấy. Chúng tôi không còn một cái hình nào của chú Vọng.

…Tháng tư năm 1972 tôi là một đứa con gái 13 tuổi còn ngu ngơ chưa hiểu gì về chiến tranh Việt Nam.

…Tháng tư đêm nay tôi làm giỗ lần thứ 45 cho chú Vọng. Trên bàn thờ không có hình ảnh người đang được cúng. Ngoài trời thì mưa gió tầm tã…




Nền giáo dục ‘tô son trét phấn’ - Tác giả Lê Việt Hà




Đến hẹn lại lên, phụ huynh Việt Nam mấy ngày nay vào mùa họp phụ huynh cuối niên học.

Vào lớp, cô giáo bắt đầu bi bô về tình hình học tập của lớp: Nào là “em rất khổ vì nhiều học sinh lớp ta vẫn chưa học giỏi đều các môn. Ngoài Toán, Tiếng Việt , Khoa Học, Lịch Sử , Địa Lý, nhiều em còn bị giáo viên Nhạc, giáo viên Vẽ than phiền….”

Rồi cô tiếp: “Em dạy Toán, Tiếng Việt, Khoa Học nhưng cuối giờ phải tranh thủ 30 phút làm thay luôn cả giáo viên Nhạc, giáo viên Vẽ gò cho từng đứa biết đọc nhạc, biết vẽ đúng… để lớp ta đạt tỉ lệ cao học sinh giỏi đấy các bác các anh chị ạ. (vì chỉ cần một môn không Tốt là không được chấm học sinh giỏi, không được giấy khen!), nếu không giáo viên bị phê bình, hạ thi đua, trường cũng mất danh hiệu, huân huy chương …”

Thế rồi cô tâm sự: “Họp giáo viên, trao đổi với hiệu trưởng… quyết định “thêm thêm, chút chút, nâng nâng” để … hài hòa (!) rồi 90%… đều giỏi cả!” (nhân tiện cũng nói thêm là các trường tiểu học Việt Nam hiện nay khá hiếm điểm 7 điểm 8, điểm 5 điểm 6 càng … cực hiếm! Trong khi đó điểm 9, điểm 10 trong cơn cuồng lạm phát!)

Phụ huynh lào xào, nhiều phụ huynh ngước mắt ngưỡng mộ cô giáo. Vài bác thì mãn nguyện ra mặt vì con em mình được cô khen ngoan và học “giỏi.” Chỉ thiểu số vài anh, vài chị ngại ngùng giấu ánh mắt xấu hổ do con mình bị cô nêu tên chưa thuộc bài, chưa học giỏi… Nhưng rồi cô bất ngờ tuyên bố: “Các em đó cũng được trường khen thưởng đột xuất!”

Lần đầu tiên phụ huynh nghe khái niệm là lạ này, cô giáo giải thích: “Đó là các trường hợp thi 7, 8 điểm tức chỉ “khá” thôi nhưng được vớt thành … học sinh “giỏi”!

Tóm lại các cô vui!

Học trò vui!

Phụ huynh vui!….

Cả nước đều vui (!)

Tôi chỉ ngồi yên lặng suy tư: Khó trách các giáo viên được vì xét cho cùng họ đã bị nền giáo dục thích phô trương biến thành các “Thiên Lôi.” Tự dưng thấy tội cho vài thế hệ chúng ta đang sống trên cái xứ sở này: Từ giáo viên, phụ huynh, đến học sinh… tất cả là nạn nhân của guồng máy giáo dục và xã hội quái gở phản khoa học, không giống ai, chạy theo thành tích ảo với những tấm giấy chứng nhận “giỏi” vô hồn mà ko có thực chất, ép học sinh phải “chín đều” như trái cây tẩm thuốc! Và sau đó tất cả tung hô “tự sướng” thành tích giáo dục nội bộ mà không cần đánh giá của thế giới!

Chợt nhớ đứa con người bạn: Học sinh xuất sắc, cặp mắt lờ đờ sau cặp mắt kính dày cộp, thân hình béo phì ít vận động và học lớp 5 vẫn phải nhờ cha mẹ buộc giày, chưa biết bơi và kỹ năng sống rất kém!

Ở nước ngoài, thậm chí học sinh chỉ cần giỏi một môn … bóng rổ đã được xem là học sinh giỏi.

“Magic” Johnson kiếm cả trăm triệu đô la mà có cần giỏi toán, lý, hóa, văn, sử, địa … đâu?

Anh ta cũng làm nền công nghiệp thể thao giải trí Mỹ phát triển, tạo bao việc làm cho dân chúng.

Nền giáo dục họ hiểu rõ: Bản thân mỗi cá nhân sinh ra có những tố chất nhất định, quyết định bởi bộ gen dòng họ, gia đình… không ai giỏi toàn năng và không thể là thiên tài bách khoa.

Có người ưu thế cái này có người tuyệt vời cái khác, mỗi người có một chuyên môn năng khiếu riêng góp sức cho xã hội.

Còn trong cuộc sống khi cần những vấn đề chuyên môn, họ có thể đọc sách hoặc hỏi ý kiến từ những chuyên gia. Không nên bắt ép trẻ quá sớm nhồi nhét đủ thứ kiến thức hổ lốn vào đầu!

Tại sao nền giáo dục Việt Nam ko thừa nhận điều tự nhiên này mà cứ bắt tất cả bọn trẻ phải gồng lên chụp bằng mọi giá những điểm số 9, 10 cực kỳ hình thức kia. Nó làm thầy cô phải giả dối chấm bài và nắn thành tích, còn phụ huynh thì phải tự giả dối sự bằng lòng.

Với một số trẻ ko đạt được thì hậu quả sẽ là sự tự ti và có thể vô tình phá hỏng cuộc đời tương lai chúng, vì sẽ bị ám ảnh và tin rằng chúng bị … “thiểu năng”!

Lật các sách giáo khoa tiểu học ra mà phát hãi: họ muốn biến trẻ em thành kỹ sư điện đến … kỹ sư nông nghiệp thông thái! Từ nhà lịch sử, nhà địa lý đến họa sĩ, nhạc sĩ thiên tài!

Nhiều kiến thức chuyên sâu đến nỗi người lớn cũng bất ngờ (có bài trong sách giáo khoa nhà trường lẫn phòng giáo dục đành phải cho bỏ!)

Việt Nam vẫn theo lối mòn của tư duy phong kiến đèn sách của thế kỷ xưa.

Cực kỳ phản khoa học khi họ cố ép con em thành nhưng robot đa chữ nghĩa công nghiệp. Học sinh học chay những thứ cao siêu rất thiếu thực tế và rơi vào thực trạng “học cái gì cũng biết mà biết … chả ra cái gì!”

Để kết luận, chúng ta chiêm nghiệm lại câu nói nổi tiếng của thiên tài khoa học Einstein nói về giáo dục và một bức tranh minh họa.

Trong hình biếm, một thầy giáo nói: Để đảm bảo tính công bằng, mời mọi người làm cùng một bài thi: "Tất cả hãy trèo lên cái cây kia."

Và câu nói của Albert Einstein: “Mỗi người sinh ra đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn bắt một con cá thể hiện khả năng qua việc trèo cây, thì cả đời nó sẽ sống và tin rằng nó chỉ là một đứa ngốc.”