khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Thanh Hà hát Đừng Bao Giờ Hứa của nhạc sĩ Lê Tín Hương




                                                  


1. Đừng bao giờ hứa mai sau ta luôn bên nhau
Thời gian tựa cánh chim bay bay nhanh xa xăm như cơn mộng thắm
Tình yêu giọt nước trong xanh theo mưa lênh đênh
Dù cho tình có mong manh cũng đã cho ta muôn suối thần tiên
 
ĐK: Hẹn thề chi anh ơi, đường đi xa vời vợi
Giờ những bước mong manh
Nào ai chắc đường sẽ không gập ghềnh
Mây trên trời thường hay thay sắc
Nắng ban mai chiều nay sẽ phai
Và ai biết mưa buồn thấm ngày mai
 
2. Đừng bao giờ hứa mai sau khi ta yêu nhau
Đừng bao giờ nói lên câu chia phôi trên môi khi xuân còn mới
Tình như lời hát cất cao cho tim xôn xao
Ngày ta tìm đến bên nhau ru nhau nguôi quên bao nỗi muộn phiền



Lễ tôn tượng anh hùng áo vải đất Lam Sơn với mười năm kháng Minh, tổ tiên của giặc Tàu Cộng, vào ngày 20 tháng 9 năm 2015, tại San Jose, CA, Hoa Kỳ







Tạp Bút cũa Trần Du Sinh



1. Bầy đàn

Có một lần, trước khi ghé thăm một quốc gia Đông Nam Á, lính Hải Quân Hoa Kỳ trên một chiến hạm tổ chức quyên góp đồ chơi cho trẻ em địa phương. Sau một hai ngày kêu gọi, số đồ chơi hiến tặng chất thành từng đống, nhiều nhất là trò chơi điện tử vẫn còn xài được, nhiều thứ nhì là truyện tranh.

Số là, ít có trẻ em Mỹ nào lớn lên mà thiếu một trong hai thứ này, và họ vẫn gắn dính với chúng dù đã trở thành những chiến binh vai u thịt bắp hay những ông bố bà mẹ.

Sẽ không lạ gì khi thấy hai cha con người Mỹ cùng mặc áo thun in hình nhân vật trong phim Star Wars, Batman hay Captain America cùng chơi game với nhau. Có khi cha con còn cạnh tranh khốc liệt trên đấu trường game nữa. Thỉnh thoảng cũng sẽ thấy một Rambo hồn nhiên và mít ướt khi thấy trẻ em ốm đói hay một con chó bị ghẻ lạnh ở một quốc gia thuộc Thế Giới Thứ 3 (Third-world countries), nhưng đồng bào của những mảnh đời bất hạnh này vẫn dửng dưng như chuyện thường ngày ở huyện.

Khoan hãy nói đến chính trị, mà hãy nói đến con người. Một đứa trẻ lớn lên trong một xã hội nhân văn, biết yêu thương loài vật, tin vào Công Lý và Lẽ Phải, tin vào một Hiến Pháp tiên tiến hàng đầu thế giới, và được dạy dỗ trong nền dân chủ pháp trị.

Ngược lại, một đứa trẻ khác được nuôi dưỡng trong sự dối trá, được dạy cho cách đối phó với dối trá, dạy cho cách rèn luyện sự dũng cảm bằng cách đi chân không trên miểng chai, hay ném lựu đạn giữa chợ, hay tự thiêu làm đuốc sống thì khi hai đứa trẻ này gặp nhau đánh giáp lá cà thì đứa nào sẽ thắng?

Và rồi đánh thắng để làm gì? Và rồi nhân loại sẽ về đâu với kẻ thắng cuộc này? Một bầy đàn hoang dã thắng cuộc đã lên ngôi trên đất mẹ Việt Nam. Việt Nam sẽ về đâu?

2. Ném đá

Mấy ngày nay dân cư mạng xôn xao khen ngợi bài hát "Quảng Nam quê tôi" của hai sinh viên trẻ gốc Quảng.

Đây là một nỗ lực sáng tạo của giới trẻ lớn lên thời Việt Nam Cộng Sản đã hết bao cấp. Họ hâm mộ nền âm nhạc và văn hóa Mỹ và thứ nhạc Rap và Hip Hop của Mỹ đang lên ngôi để rồi khai tử mấy bài nhạc đỏ chống Mỹ kiểu chất độc màu da Cam hay Hà Nội 36 ngày đêm bị bom đạn Mỹ.

Tôi thấy trong đó có nỗi khát khao vươn lên và sự đam mê thành công, dù giai điệu có thể không hoàn toàn mới, và có thể bị ảnh hưởng bởi một bài hát cũ.

Có một điều làm tôi buồn là cái câu 'Quảng Nam đi đầu diệt Mỹ'. Đi đầu diệt Mỹ làm gì để rồi cái tỉnh nghèo này có số mẹ anh hùng nhiều nhất nước, và nhiều cụ vẫn còn đói khổ. Đến khi xin tiền ngân sách xây tượng bà mẹ Thứ lại bị thiên hạ chửi vì lãng phí, vì năm nào Quảng Nam cũng xin gạo cứu đói. Đi đầu chống Mỹ để làm gì mà sau 40 năm vẫn đói?

Và có một sự thật mà âm nhạc hay văn chương sẽ không nhắc tới là dân Quảng Nam đi định cư ở Mỹ rất nhiều, nếu không là vượt biên thì cũng đi theo diện H.O. nhờ có căn cứ Chu Lai, có người làm Sở Mỹ và hiểu Mỹ nhiều hơn bọn Bắc Kỳ 2 nút phía Bắc Vĩ Tuyến 17, những kẻ quen với dối trá. Họ chưa thấy người Mỹ đã biết người Mỹ tàn bạo vô nhân tính hơn dân Bắc Kỳ bần cố nông trong cải cách ruộng đất, khi họ dùng lưỡi cày để cắt cổ hay chỉ là cái cuốc để đập vỡ sọ địa chủ, mà đa số người giàu ở nông thôn miền Bắc đâu có tội tình gì với tụi làm cách mạng.

Giàu có cũng là cái tội, mà hiểu biết nhiều về sự thật cũng là có tội với chúng.

Một câu hát thôi đã làm người Quảng Nam ở Mỹ không thể nghe lọt lỗ tai. "Không biết không có tội" nên tôi vẫn ủng hộ mấy em. Chỉ riêng với thế hệ sanh sau năm 1975 thì bạn bè thời thơ ấu của tôi cũng đi Mỹ theo diện H.O. và đoàn tụ khá nhiều.

Không thể ném đá hay trách móc tụi trẻ, vì chúng chỉ là một sản phẩm cuối của chế độ ngu dân mà thôi. Và tôi lại mơ một giấc mơ dài, mong một ngày tuổi trẻ Quảng Nam được đi du học, nếu được đi Mỹ, Canada, Úc thì càng tốt, hay chỉ là đến một nước không phát triển nhiều như Thái Lan, Philippines, hay thậm chí là Lào, chỉ để họ có dịp nhìn lại quê hương từ một góc nhìn khác, và cũng để thoát kiếp con vẹt ở nhà trường XHCN và kiếp con cừu khi ra đời.

3. Người Việt ít đọc sách

Tôi có một thói quen hơi tốn kém một chút là mua sách ấn bản ở xứ tự do vì tôi tẩy chay sách xuất bản ở Việt Nam đã qua kiểm duyệt của chế độ. Và tôi cũng thích mua những đĩa CD gốc, dù sách miễn phí trên mạng khá nhiều, còn nhạc miễn phí online thì đã trở thành thói quen của dân nghe nhạc.

Nhân một lần đọc báo thấy trên mạng nói trung bình người Việt trong nước đọc 0.8 cuốn sách/năm, trừ khi đó là sách giáo trình mà họ phải học ở trường. Buồn.

Tôi tự nhủ, nếu không ai mua sách in thì sẽ còn ai viết sách ? Mà viết sách là cả một sự khổ luyện cộng thêm năng khiếu về văn chương chữ nghĩa, chưa kể một lượng kiến thức đủ giá trị để chia sẻ với mọi người. Có người phải bỏ ra cả chục năm nghiên cứu sưu tầm mới viết được một cuốn sách. Nhưng rồi vẫn vắng người mua sách. Văn hóa đọc cũng đang yếu dần.

Còn nếu ai cũng nghe nhạc miễn phí online thì các danh ca sẽ nghĩ gì khi họ có khi phải hát cả chục lần mới ưng ý thâu được một bài. Còn ca sĩ Việt hạng lá phong mùa thu trên đường phố Canada thì không nói làm gì. Chúng hát vô tội vạ, tự xào nấu nguyên bản, đưa đẩy nội lực vào bài hát kiểu Đàm Vĩnh Hưng hét "Đêm nay ai đưa em về?" của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 mà khi nghe bỗng mường tượng ra cảnh một thằng du côn hù dọa người yêu kiểu: đố thằng nào đêm nay có gan đưa mày về?

Hôm nay tôi đến nhà sách Tú Quỳnh trên phố Bolsa mua cuốn "Trần Đức Thảo: Những lời trăng trối" để hiểu thêm về cái thời trí thức Bắc Kỳ bị cộng sản vùi dập. Tôi cũng mua cái CD nhạc tiền chiến của Quỳnh Giao, một người con gái Huế Hoàng tộc, và cái CD có tựa đề "Nhạc Vàng" của Trần Thái Hòa để nhớ về cái thời Bắc Kỳ 2 nút vào Nam cấm nhạc vàng để ngẫm nghĩ vì sao những con người phương Bắc sợ văn hóa nghệ thuật của người miền Nam đến như thế.

4. Cát Bụi

Nếu có ai hỏi tôi rằng: có còn ai hát nhạc Trịnh hay hơn danh ca Khánh Ly? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời: Có chứ, Khánh Hà, ít ra là ở bài hát "Cát Bụi Tình Xa", một sự kết hợp thành công hai ca khúc của Trịnh với sự phối bè với hai người em ca sỹ một cách tuyệt vời. Sự thành công của Khánh Hà với ca khúc này cũng nói lên sự vô tuyệt đối của âm nhạc, vì một giọng ca không thể truyền tải hết toàn bộ công trình sáng tác của một nhạc sỹ, dù đó là giọng ca số một như danh ca Khánh Ly.

Có người muốn trở về với cát bụi một khi từ giã cõi trần, nhưng cũng có người muốn từ giã cũng không được. Gần đây trên mạng xôn xao về một công trình 'hoành tráng' của lăng mộ ông Nguyễn Bá Thanh do vợ con ông tự bỏ tiền túi ra làm. Rồi đây sẽ có nhiều du khách tới chụp hình, rồi cũng sẽ có những bình luận mang đủ hỉ nộ ái ố của đời, nào là tiền ở đâu ra, ổng nói chống tham nhũng sao trong nhà nhiều tiền thế, hay thậm chí là dịp để người ta hỏi tội xóa xổ nghĩa trang Cồn Dầu của ông. Phen này ông Thanh phải từ cát bụi mà trở về.

Nhắc tới lăng mộ làm tôi nghĩ tới ông Hồ Chí Minh, một người chưa được bên Phật Giáo cầu siêu, hay bên Thiên Chúa Giáo làm phép thánh. Nói theo dân gian là linh hồn ông chưa được siêu thóat, sẽ vẫn ở quanh quẩn nơi Ba Đình. Dân gian cũng nói là những linh hồn kia không có chốn dung thân thì sẽ thành quỷ. Mà hình như ổng có để di chúc là muốn được hỏa thiêu, nhưng có lẽ đệ tử của ông muốn ông làm quỷ để giữ nhà cho chúng.

Gần đây hình như Việt Nam đã trở thành một đất nước của những lăng mộ và quỷ dữ.


David Douglas hát 'Việt Nam tôi đâu ' của nhạc sĩ Việt Khang







Sài Gòn, 'tứ hải giai huynh đệ' - Tác giả Lữ Hành Gia







                                                 


Sài Gòn là một thành phố có tính mở, đặc tính này là một trong những nét đặc sắc nhất của thành phố hơn 300 năm lịch sử. Chỉ có thể dùng cái tên Sài Gòn để có thể miêu tả hết đặc tính này như là một minh chứng rằng đây là nét đẹp riêng của thành phố này.

Tôi đọc lịch sử thì biết rằng từ thuở mấy trăm năm trước, vùng đất có tên Sài Gòn-Gia Ðịnh đã là một trong những vùng đặc biệt của xứ Ðàng Trong, nó vừa có đất rộng để mở chợ buôn, vừa có cảng để thương thuyền cập bến, kênh rạch dày đặc để ghe thuyền đi lại, đường sá lại thuận tiện để đi bất cứ đâu... Vậy nên vùng đất này là nơi hội tụ bà con lưu dân Việt đi khai hoang mở cõi, người Hoa, người Khmer cũng chọn nơi đây để làm lụng, người khắp nơi đến thấy quyến luyến thì ở mà không thích nữa thì cứ đi, chẳng nài ép, như vậy mới thấy rằng Sài Gòn xưa đã mang trong mình cái khí chất là đất của muôn người.

Nhớ khi xưa vua Gia Long-Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi phải lẩn tránh khắp nơi nhưng cũng đã chớp thời cơ đánh úp Nguyễn Lữ để chiếm thành Gia Ðịnh, rồi thu phục lòng người, vận dụng sức dân, sức của ở nơi này mà làm bàn đạp lần lượt đánh bại Tây Sơn, nói thế cũng là có ý rằng Sài Gòn-Gia Ðịnh cũng là đất cơ nghiệp của đế vương.

Ngày nay tuy đã trải bao thăng trầm của lịch sử thì thành phố đã khác trước rất nhiều nhưng cái khí chất mấy trăm năm thì không thay đổi, vẫn là chốn dừng chân của người tứ xứ. Có lẽ vì dang tay chào đón nhiều con người từ khắp nơi như vậy mà dần tạo nên sự đa dạng đặc biệt. Thử vào một khu ký túc xá của sinh viên đại học ở khu Làng Ðại Học thuộc quận Thủ Ðức bây giờ là có thể nghe thấy nhiều âm trầm âm bổng từ giọng nói của nhiều tỉnh thành địa phương: trọ trẹ như ở Quảng Nam, Bình Ðịnh, Phú Yên hay nghe cao ngất mà luyến láy “mi, mô, răng, rứa” như Huế, Nghệ An...

Lại về ẩm thực thì trên một con đường có thể vừa có mì xứ Quảng mà vừa có cả phở gà miền Bắc, cơm tàu của người Hoa. Rượu thì còn có nơi bán cả rượu Gò Ðen Long An, rượu Lào Cai nồng nặc cồn, rồi Bàu Ðá ở Bình Ðịnh, rồi còn có cả rượu Sochu của Hàn Quốc... dẫu chẳng biết rượu thật hay giả nhưng đã thấy cái sức phong phú của thành phố về chữ “Tửu.”

Sự đa dạng trên đó là do đặc tính mở của thành phố, xuất phát của tính mở này là từ những thuận lợi tự nhiên vốn có, thích hợp cho việc làm ăn nên từ xưa Sài Gòn-Gia Ðịnh đã là nơi thuyền bè tấp nập, buôn bán rất thuận tiện, vì vậy đã thu hút những người muốn kiếm sống làm lụng đến để lập nghiệp mà chẳng cần câu nệ là người từ xứ nào đến, nhiều người cũng phát đạt đổi đời nhờ buôn bán trên đất này.

Vậy nên với lịch sử hơn 300 năm tồn tại thì đến nay thành phố đã có gần 8 triệu dân với đa số là người từ khắp các tỉnh thành, điều này đã chứng minh cái tính mở cửa đón nhận rất nhiều dân cư, cũng như dễ dàng chấp nhận và dung hợp các văn hóa, phong tục, lối sống theo dòng người đến thành phố sinh sống và làm việc.

Cái tính mở này tạo nên bản lĩnh của thành phố, không nơi đâu mà lại có thể thấy các văn hóa vùng miền khác nhau lại có thể tồn tại song song mà không hề thấy sự xung khắc, tính cục bộ địa phương bị xóa nhòa mà thay vào đó là tính hòa hợp để cùng tồn tại sinh sống, cộng sinh với nhau, hình thành nên một nền văn hóa mở.

Có thể tìm thấy sự đa dạng chỉ tại một vùng địa lý thì là một điều rất đặc biệt chỉ có thể có tại Sài Gòn, đây là một giá trị to lớn của thành phố, là nét nổi bật trong số các đô thị của Việt Nam.
Bản lĩnh thành phố cũng làm nên cái bản lĩnh của con người. Thiết nghĩ ở Sài Gòn có lẽ chẳng cần phân biệt là người Bắc-Trung-Nam, nói chung đã đến cư ngụ tại chốn này thì cứ gọi nhau là người Sài Gòn vậy, mà người ta hay nói là người Sài Gòn mang tính cách rất đậm của người miền Nam là phóng khoáng, hào sảng, dễ gần, dễ làm quen... Mà thấy đúng thật, chẳng biết là đã ai từng gặp trường hợp tương tự hay không nhưng bản thân tác giả từng được có thêm “bạn” mới vì cố gắng “bám trụ” khi ngồi uống 2 két bia hiệu 333 với người quen tại một quán nhậu ở gần Ngã Tư Thủ Ðức.

Khi đó đã cảm thấy hơi say, mà lúc ấy có mấy bác xe ôm ở bàn bên cạnh mời uống một ly bia đầy ắp do thấy “cậu em chắc đang ráng dữ lắm,” sau đó hỏi han mời bia qua lại trò chuyện một hồi rồi ghép luôn hai bàn nhậu lại làm một, ngồi ăn mồi nhắm uống bia, xưng chú con, anh em, nói chuyện đời hả hê như người thân quen từ lâu.

Tuy là qua cái bàn nhậu mà thành thân thuộc nhưng trải nghiệm này làm đọng lại rất nhiều ý nghĩa đối với tôi, có thể thấy được một chút cái chất “tứ hải giai huynh đệ” của con người Sài Gòn, tuy mỗi người xuất thân khác biệt nhưng do cùng phải lam lũ hòa mình vào cuộc mưu sinh vất vả khắc nghiệt mà giữa họ có chất kết dính vậy, vậy nên làm quen với một người Sài Gòn là dễ nhất trên đời, họ thật là cởi mở như là thành phố nơi họ sinh sống vậy, thật là đáng mến.

Hy vọng những nét đẹp ấy hãy còn mãi với Sài Gòn. Xét về sự thuận lợi thì tính mở cửa, đa dạng này đã góp phần vào sự trẻ trung, năng động, sự trù phú, phồn vinh của “Hòn Ngọc Viễn Ðông.”


https://drive.google.com/file/d/0BzlDhQ4ilcR9bHJzZkFwTzUtVWc/view?usp=sharing
 

Mời đọc tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thảo An







Glen Campbell hát Yesterday When I Was Young







Hương Lan hát Mắt Chân Dung Để Lại của Trúc Phương







Từ biệt tuổi thơ, xa dần hơi ấm mẹ
Bỏ đất bỏ biển nắng và gió mùa về
Mang nặng thân cát bước long đong phận cát
Những ngày phố thị, ngõ buồn phố thị

Đời chỉ gượng vui vui để quên trắc trở
Và những chờ đợi cứ dài mãi đợi chờ
Em chừ xa lắc mắt chân dung buồn bã
Nửa đường muốn về, nửa chưa muốn về

[ĐK:]
 
Từ đó viết cung thương gọi nhau
Lời đau chim sáo giọng đắng vạc sâu
Cho dù sao vẫn nhớ
Về hỏi đưa võng gió ca dao lồng lộng

Gửi người bỏ ta xưa để đôi mắt lại
Giọt vắn giọt dài mãi đọng vũng bùn nhỏ
Ta và em trót đã thiên thu nhầm lỡ
Khóc mình khóc người, đỏ hoe suốt đời



Hát Cho Viet Nam _ Từ Yên sáng tác và hát



<


<

Đem dân bỏ giữa biển: chuyện đời thường







Du học sinh Việt & Giấc mơ Mỹ - Phần 2: Cơ hội du học







BẢO NỔI LÊN RỒI, NGÀY 17/01/2015







Đua xe gắn máy trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành Hồ







Mùa Mưa Trên Thành Phố Hồ Chí Minh







Mùa mưa này về trên quê ta

Khắp phố phường nước ngập bao la

Mưa chưa to, giông bão còn xa

Đường thành sông, bùn rác ngập nhà.

Thành phố HCM quê ta, đã mấy năm chi bao tiền ra, chi bao tiền ra để thay cống thoát, lo cho lúc mưa về.

Thành phố HCM năm nay, trời mưa đường bỗng biến thành sông, nước mênh mông mà không lối thoát, người đang đi tự dưng mắc lầy.

Mùa mưa trên TP.HCM năm nay, ôi ngập úng khắp nơi. Lăng Ông, Thị Nghè, rồi bùng binh Cây Gõ, Ông Tạ. Người, xe đi như đang bơi, không biết mình đang đi nơi nao, ôi ta đang đi ,đi giữa phồn hoa, hay đang đi giữa ruộng đồng.

Mùa mưa trên TP.HCM năm nay, ôi rầu rĩ biết bao, bao năm chống ngập rồi mà giờ sao lênh láng phố phường. Tiền dân chi ra bao nhiêu, sao chẳng làm ra ngô ra khoai, ôi bao nhiêu ông cam kết thật hay, nhưng nay vẫn quá ê chề.

Mùa mưa trên TP.HCM là mùa mưa ngập úng....kinh hoàng.
 



Mẹ Kim Liên hát Triệu Con Tim của nhạc sĩ Trúc Hồ







Đề nghị VN Airlines: Tháo ghế ngồi và ngồi bệt trên sàn máy bay







Kinh Tế Thị Trường: Hình ảnh người Cảnh sát Giao thông VN bây giờ







Blogger Tạ Phong Tần được trả tự do và trên đường tới Mỹ, 19/9/2015



Tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần được thả trước thời hạn và trên đường tới Mỹ.

Theo nguồn tin đã được kiểm chứng mà chúng tôi có được cho biết bà Tạ Phong Tần đã rời nhà tù và lên phi cơ trên đường đến Hoa Kỳ. Sau khi ghé Taipei tối nay vào lúc 11 giờ 30 bà Tần sẽ tiếp tục bay đến phi trường Los Angeles bằng chuyến bay China Air 8 và sẽ đáp xuống phi trường LAX vào lúc 8 giờ 35 tối giờ California.

Đi cùng với bà Tạ Phong Tần là tham tán chính trị của Hoa Kỳ ông David Muehlke.

Bà Tạ Phong Tần là người thứ ba được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ can thiệp và trả tự do ngay tại nơi giam giữ. Người đầu tiên là TS Luật Cù Huy Hà Vũ được thả vào ngày 7 tháng 4 năm 2014. Ba tháng sau người thứ hai là blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được thả và tới Mỹ vào ngày 21 tháng 10 năm 2014.

Bà Tạ Phong Tần từng là một sĩ quan công an. Bà bị bắt về tội tuyên truyền chống nhà nước với bản án 10 năm tù giam. Bà là thành viên sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà báo tự do cùng với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Sáng ngày 30 tháng Bảy năm 2012, bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Tạ Phong Tân, đã tự thiêu bên ngoài Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu để phản đối việc bắt giữ con gái bà. Bà Liêng chết vì các vết bỏng quá nặng trên đường đến bệnh viện.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và loan tin ngay sau khi bà đặt chân tới Mỹ.

Những "Chân Dài VN 2015" không muốn đúng như ước muốn của phu nhân của cựu Chủ tịch nước CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết: "Tôi muốn là người phụ nữ bình lặng phía sau chồng con"




 
 
Ey! What the say yo!
what the say yo!
what the new song?
Làn da trắng. Mông thật cong.
Mắt to. Dáng cao. Chân dài.
Làm xao xuyến bao chàng trai
liếc theo ngất ngây
đắm say, chết mê.
What? Hey baby. You are sexy.
Ánh nhìn cuồng si
theo chân dài bước đi.
Ôi con người đó
tóc dài bay trong gió
trên phố đông người qua
với đôi chân dài đó...
Em xinh đẹp, em kiêu xa
trên phố đông người qua
với dòng đời xuôi ngược.
Em là món quà tạo hóa
nhưng không ai với được!
Vì em mơ một cuộc sống xa hoa!
What's up?
Biết bao chàng trai
đã tin lời ong bướm
trao tình yêu đó chân thành.
Hey hey. What up men?
Thế nhưng mà đâu biết
chân dài xem tình yêu đó qua đường?!
Vậy thì một ngày nào đó
liệu có bị ai coi thường?

Thật đau đớn, bao chàng trai cứ
tin các em chung tình.
Nào đâu biết bên cạnh em
có bao đại gia vẫn luôn dõi theo.
Rồi đang vui trên đường bước đi
hỡi ơi, các em chân dài.
Vì em đây thích tiêu tiền đô.
Vì em đây thích yêu đại gia.
Vì em mang một đôi chân cao vút.
(Beatbox) One more time!
Tay xách túi LV. Chân đi guốc Gucci
Nước hoa Burberry
Mặc đồ D&G.
Em cưỡi trên con Liberty.
Nhưng có bao giờ em suy nghĩ
mình sẽ còn lại gì
khi nhan sắc phai đi?
Cuộc đời có nhiều ngã rẽ
và em sẽ đi về đâu?
Khi tuổi thanh xuân tàn mau
Những cuộc chơi vui đêm thâu
những cuộc tình che giấu.
Hãy nghĩ lại đi
và quay đầu là bờ
đứng trên đôi chân mình
và cuộc sống đẹp như mơ .
Nàng rất vui khi đại gia nói
bây giờ anh sẽ đưa đi mua đồ
Rồi lắc lư tưng bừng
say khướt trong làn khói thuốc.
Ôi sao quay cuồng.
Bóng đêm dần tan biến
khi mà em đã xong
cuộc chơi đó chưa lâu.
Sau mỗi cuộc chơi
liệu có khi nào cảm thấy
con tim em chơi vơi.
Biết bao mọi cặp mắt
đang nhìn chăm chú
xem từng các VIP chân dài?
Và từng đêm, từng đêm
vẫn miệt mài. mệt nhoài
Bước trên con đường dài
mà đâu nghĩ đến ai...
One more time.

Còi xe xé tan màn đêm
hỡi ơi các em chân dài.
Nào đâu biết tương lai về sau
các em sẽ sao khi chân ngắn đây? ...
Đời lắm lúc vẫn có trái ngang
vẫn luôn anh đây ngọt ngào
mà em vẫn cứ luôn hồn nhiên
rồi mang bao giấc mơ thần tiên
rồi thì mang một đôi chân cao vút
Giờ đau đớn khi nhận ra
sắc xuân sớm mai phai tàn.
Trò chơi sắc hương trời cho
cũng theo gió mây, theo tay vút bay.
Nhìn lại xem đôi chân dài kia
Hỡi ôi, kia em chân dài.
Đừng mang đến giấc mơ dài chân
mà hãy mang dốc sức bao lạ ban.
Để cho em một công dân chân chính.
Hey Một công dân có ích. Nghe chưa
 
 
 
 

Kho Chứa Sách Cũ : thư viện trên mạng bao gồm nhiều bộ sách củ giá trị. Mời vào link bên dưới để kiếm





Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc La San múa Khúc Ca Đồng Tháp và Lối Về Xóm Nhỏ, tại đại hội Thánh Mẫu Hoa Kỳ 2012










Mở cửa hay là chết, nhưng vẫn sợ dân chủ




                                       


Phim Versailles nhân 300 năm ngày giỗ của Louis 14 - Tác giả Tuấn Thảo



 

media
 
Kể từ trung tuần tháng 11, đài truyền hình Canal + của Pháp sẽ khởi chiếu bộ phim lịch sử cổ trang mang tựa đề Versailles. Bao gồm tổng cộng là mười tập, bộ phim này kể lại cuộc đời của nhà vua Louis XIV, được phát hành đúng vào dịp kỷ niệm 300 năm ngày giỗ (1638-1715) của Le Roi Soleil, Vua Mặt Trời.
Với chi phí đầu tư lên tới 27 triệu euro, Versailles đương nhiên trở thành bộ phim truyền hình đắt nhất của Pháp. Đây là lần đầu tiên, đài Canal + đầu tư nhiều đến như vậy, không những dành riêng cho thị trường Pháp, mà còn nhắm vào đối tượng khán giả nước ngoài. Loạt phim truyền hình này đã được quay hoàn toàn bằng tiếng Anh, với một thành phần diễn viên quốc tế gồm cả Anh, Mỹ, Tiệp, Đức và Pháp ….
Vai diễn chính tức là vai vua Louis XIV được giao cho nam diễn viên người Anh George Blagden (nổi tiếng nhờ saga cổ trang Vikings). Còn phần thực hiện, ít ra là trong hai tập đầu, do đạo diễn Jalil Lespert đảm nhiệm. Đây cũng là lần đầu tiên đạo diễn Jalil Lespert quay phim truyền hình, sau khi anh đoạt giải César với bộ phim tiểu sử nói về cuộc đời của nhà thiết kế thời trang Yves Saint Laurent. Để huy động nguồn vốn, bộ phim nhiều tập Versailles, trước khi được bấm máy khởi quay, đã từng bán quyền khai thác cho nhiều nước trên thế giới, trong đó có Anh, Mỹ, Canada, Đức và Tây Ban Nha ….
Theo lời đạo diễn Jalil Lespert, bộ phim Versailles không chỉ đơn thuần là một phim tiểu sử, bám sát theo trình tự thời gian để kể lại cuộc đời và cơ nghiệp của Louis XIV, từ thời ấu thơ cho tới khi nhà vua băng hà. Bộ phim bắt đầu vào năm 1666, nhà vua lúc ấy 28 tuổi. Đó là giai đoạn nhà vua Louis XIV chủ trương phát triển, mở rộng lâu đài Versailles : từ một dinh thự nho nhỏ dành cho thú vui săn bắn, biến thành một cung điện nguy nga lộng lẫy.
Từ cái cột mốc ấy, bộ phim nhìn lại quá khứ để xem những sự kiện đau buồn trong tuổi thơ của nhà vua. Chính những biến cố ấy lại tạo ra động lực thôi thúc Louis XIV tự tay điều hành việc nước. Triều đại của ông kéo dài 72 năm, dài nhất trong lịch sử nước Pháp. Lúc sinh tiền, nhà vua đã lấy một số quyết định quan trọng, kể cả chính đáng cũng như sai lầm, ảnh hưởng tới lịch sử vương triều Pháp trong những đời sau ….
Ngược dòng thời gian trở về năm 1643, Louis XIV lên kế vị lúc mới 4 tuổi sau khi vua cha (Louis XIII) băng hà. Thái hậu Anne d’Autriche thay vua làm nhiếp chính. Mãi đến hơn một thập niên sau (năm 1654), Louis XIV mới làm lễ đăng quang tại nhà thờ Reims. Thời thơ ấu, Louis XIV lớn lên trong một giai đoạn nhiễu nhương, binh biến. Vua cha Louis XIII bị Đức Hồng y Richelieu thao túng khống chế, còn Thái Hậu Anne d’Autriche sau khi độc chiếm quyền nhiếp chính thì bị Hồng y Mazarin điều khiển chi phối. Cả hai Đức Hồng y này nắm quyền Thừa tướng, tương đương với chức Thủ tướng chính phủ thời nay.
Chính sách sưu cao thuế nặng của Hồng y Mazarin, nhằm tài trợ cho cuộc chiến của nước Pháp chống Tây Ban Nha, khiến cho dân tình lâm vào cảnh lầm than ai oán. Nhiều cuộc nổi loạn diễn ra khiến cho vua Louis XIV, lúc ấy còn nhỏ phải rời khỏi kinh đô Paris để tìm đường ẩn náu. Giới hoàng thân, quý tộc thời bấy giờ do hai anh em dòng họ Bourbon (Prince de Conti / Price de Condé) dẫn đầu, đã tranh thủ thời cơ, lập liên minh chống lại quyền nhiếp chính.
Dòng họ Bourbon-Conti thân với vương triều Tây Ban Nha và nhất quyết chống lại Hồng Y Mazarin, theo phe phái của gia đình Médicis (Marie de Médicis, người đã ra lệnh xây dựng cung điện và vườn Lục Xâm Bảo / Luxembourg là bà nội của vua Louis XIV) …. Trong cái bối cảnh triều đình hỗn loạn suy yếu, Louis XIV thời còn nhỏ từng bị bắt làm ‘’con tin’’ trong hoàng cung Palais Royal (nay là Viện Bảo tàng Louvre), bị nhốt lỏng ở pháo đài Vincennes, nơi có hào sâu che chắn, thành lũy kiên cố ….
Có lẽ cũng vì những kỷ niệm tuổi thơ ấy mà Louis XIV có nhiều ác cảm với hoàng cung Palais Royal nói riêng, kinh thành Paris nói chung. Khi lên nắm quyền, ông cũng không tin tưởng nơi giới quần thần. Một trong những quyết định đầu tiên là nhà vua bãi bỏ chức Thừa tướng, điều hành quản lý trực tiếp việc nước. Ông cũng dời đô về Versailles, tập trung mọi quyền lực về cùng một nơi, và cũng từ cung điện Versailles, mà giám sát chặt chẽ các quan triều.
Khi chọn xây dựng tuyến truyện chính xung quanh cung điện Versailles, đạo diễn Jalil Lespert đã vận dụng kỷ niệm tuổi thơ của Louis XIV như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, để rọi sáng nội tâm của nhân vật, để phơi bày những động lực tiềm ẩn của một đấng quân vương nhưng hơi chuyên quyền, độc đoán. Cung điện Versailles trở thành một sân khấu, trong cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nơi tổ chức các buổi dạ tiệc hoành tráng cũng là nơi diễn ra các tấn bi kịch quyền lực : ‘‘ái phi’’bị lưu đày thất sủng, quan triều bị bãi chức tước quyền.
Chính sách sưu cao thuế nặng dưới thời Hồng y Mazarin không chỉ tài trợ cho nỗ lực thời chiến, giúp tăng thêm ngân khố hoàng gia, mà còn giúp cho nhiều nhân vật lịch sử trở nên cực kỳ giàu có, thừa nước đục thả câu. Đó là trường hợp của hầu tước Nicolas Fouquet, dưới thời nhiếp chính của Thái Hậu, trở thành quan Thượng thư, tương đương với chức Bộ trưởng Tài chính thời nay. Nicolas Fouquet trở nên giàu có tới mức ông khuếch trương xây cất lâu đài Vaux-le-Vicomte, còn lộng lẫy hơn cung điện Versailles cả chục lần. 
Một trong những quyết định quan trọng của Louis XIV, sau khi đăng quang là ra lệnh cho d’Artagnan dẫn đầu một đoàn lính ngự lâm bắt giam hầu tước Nicolas Fouquet. Pháo đài Vincennes biến thành ngục thất dành cho giới quý tộc. Khác hẳn với lâu đài Vincennes, cung điện Versailles được xây giữa đồng trống, không cần thành lũy mà cũng chẳng có pháo đài. Một cách để cho Louis XIV răn đe giới quan triều, khẳng định quyền hành của mình : một đấng quân vương không cần được bảo vệ bởi hào sâu, mà cũng chẳng cần phải ẩn nấp đằng sau các bức tường thành ….
Một khi được hoàn tất vào năm 1862, Versailles trở thành biểu tượng quyền lực của Pháp, một trong những vương triều hùng mạnh nhất châu Âu. Vào thời ấy, những vì vua đang trị vì khác, kể cả những nước đang có giao tranh xung đột với nước Pháp, đều xem cung điện Versailles như một tấm gương cần phải noi theo. Triều đại của Vua Mặt Trời tỏa sáng trên hầu hết mọi phương diện : quân sự, kỹ thuật, ngoại giao, ngôn ngữ, văn chương, kiến trúc, âm nhạc, kịch nghệ, thời trang, ẩm thực ….
Trước ngày ra đời của khái niệm soft power (quyền lực mềm), nghệ thuật được vua Louis XIV nâng lên hàng quốc sách, tạo thêm uy tín và tầm ảnh hưởng cho một nền văn hóa. Điều này được phản ánh rất rõ qua chương trình sinh hoạt tại Pháp trong tháng này, nhất là cuộc triển lãm lớn mang tựa đề Đức Vua băng hà (Le Roi est mort / The King is dead), do năm nay lâu đài Versailles tôn vinh nhà vua Louis XIV. Nhân cuộc triển lãm này, lần đầu tiên cung điện Versailles trưng bày nhiều tài liệu quý hiếm, trong đó có bản di chúc dày 16 trang của Louis XIV, cho thấy nhà vua lúc sinh tiền ý thức về những quốc sách ưu tiên và di sản để lại cho hậu duệ ….
Không phải ngẫu nhiên mà đạo diễn Jalil Lespert chọn năm 1666 làm điểm khởi đầu bộ phim Versailles. Thời niên thiếu, Louis XIV có nhiều năng khiếu nghệ thuật, việc ông lên nắm quyền buộc ông phải cứng rắn mà khôn khéo, dùng thủ đoạn để cai trị, thậm chí phải thỏa hiệp với kẻ thù đẻ bảo vệ quyền lợi quốc gia.
Năm 1666 là thời điểm quyết định phái triển cung điện Versailles, đó cũng là thời điểm nhà vua phải từ bỏ bộ môn múa ballet. Trong số các loại hình nghệ thuật, ballet vẫn là bộ môn ông yêu thích nhất. Từ năm 7 tuổi đến 27 tuổi, nhà vua Louis XIV vẫn học múa 2 giờ mỗi ngày. Một cách tượng trưng, qua việc ngưng học múa ông từ bỏ ‘’đam mê đầu đời’’, rời tuổi thơ để bước vào cõi người lớn, chính thức điều hành việc nước. Quá trình xây dựng lâu đài Versailles cũng là điểm khởi đầu cho vua Louis XIV chinh phạt để rồi tập trung quyền lực, hành trình càng đơn độc khi vầng Thái Dương lên tột đỉnh chói chang, Vua Mặt Trời lẻ loi dù vầng hào quang tỏa muôn ánh sáng.

Giáo Dục Khai Phóng - Tác giả Chu Hạo

 
Theo đuổi tinh thần của Giáo dục khai phóng từ khi bắt đầu thành lập trường, bắt đầu từ năm 2015, chương trình Giáo dục khai phóng của trường đại học Phan Châu Trinh chính thức được triển khai đồng bộ, xuyên suốt bằng các gói giải pháp cụ thể.
 
I. Giáo dục khai phóng (GDKP):
PGS Chu Hảo, Phó hiệu trưởng Đại học Phan Châu Trinh chia sẻ trong một buổi tọa đàm với sinh viên: “GDKP giúp người học biết được những khác biệt trong thế giới, giúp họ nhận thức và tôn trọng những điều khác mình. Hiểu về mình và thế giới giúp con người có một thế giới quan đầy đủ, để có thể vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống, vươn lên là những con người có ích và tự do”.
 
Trong môi trường giáo dục đại học khai phóng, sinh viên sẽ được giới thiệu và rèn luyện về phương pháp tư duy, phương pháp phân tích và diễn giải thông tin, cách thức xây dựng và biểu đạt các ý kiến của mình một cách độc lập và dựa trên tri thức, giao tiếp một cách có hiệu quả, tôn trọng sự phong phú và đa dạng của tri thức và văn hóa nhân loại, tích lũy tri thức về tự nhiên và về xã hội loài người”, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh chia sẻ trong workshop Giáo dục khai phóng tại đại học Phan Châu Trinh.
 
Nền tảng GDKP là cực kỳ cần thiết trong yêu cầu tuyển dụng hiện nay. Cuộc khảo sát của Hiệp hội các trường Đại học Mỹ đối với 320 giám đốc doanh nghiệp lớn vào tháng 1.2013 đã chỉ ra 95% trong số họ tìm kiếm các cử nhân có thể hòa nhập và đổi mới môi trường làm việc. Họ mong muốn các trường Đại học rèn luyện cho sinh viên tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, giao tiếp hiệu quả và vận dụng hiểu biết trong thế giới thực. 74% các giám đốc trong cuộc khảo sát nói rằng muốn giới thiệu đến những người trẻ tuổi nền GDKP.(*)
 
II. Gói giải pháp đồng bộ của GDKP tại trường đại học Phan Châu Trinh – Hội An:
 
1. Thực hiện chương trình giáo dục tổng quát được lựa chọn một cách cẩn trọng.
2. Áp dụng phương pháp học và dạy có sự can dự tích cực của sinh viên; dân chủ thảo luận và chấp nhận sự đa dạng, khác biệt. Đặc biệt chú trọng áp dụng phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập thích hợp.
3. Triển khai chương trình Giáo dục thể chất hiệu quả.
4. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá gắn với cộng đồng dân cư và thiên nhiên ở địa phương
 
III. Mục tiêu của chương trình Giáo dục tổng quát:
 
Chương trình Giáo dục tổng quát đóng vai trò quan trọng trong gói giải pháp đồng bộ của Giáo dục khai phóng, nhằm hướng dẫn sinh viên:
 
1. Mở rộng tầm nhìn và những hiếu biết cơ bản về sự phức hợp, tính tương kết của các vấn đề mà họ sẽ phải đối mặt hàng ngày trong suốt cuộc đời.
2. Biết trân trọng giá trị nền văn hoá của mình cũng như của người khác và tính tương quan giữa các nền văn hoá.
3. Nhận thức được rằng mình là thành viên của đất nước mình cũng như của cộng đồng thế giới và đóng vai trò tích cực như một công dân có trách nhiệm.
4. Phát triển kỹ năng trí tuệ (phương pháp tư duy và các kỹ năng mềm).
 
 (*) Giáo Dục Khai Phóng cho phép thực hành kỹ năng phản biện nhưng thử hỏi ai ứng dụng kỹ năng này vào tư duy nhưng ngược lại với Tư Tưởng Hồ Chí Minh là điều 88,..etc,.. tròng lên đầu ngay tức khắc !

            Đánh cho “Mỹ cút, ngụy nhào”
            Chúng bây lại rước Tầu vào Việt Nam!?
            Biết rằng Tầu / Mỹ điếm đàng
            Bạn / thù tráo trở, chỉ tham lợi,quyền
            Tầu thì ở sát ngay bên
            Núi sông / sông núi dính liền với nhau
            Những mong tình, nghĩa bền lâu
            Đầu môi, chót lưỡi nói câu nghĩa, tình
            Nhưng bao nhiêu chuyện bất bình
            Lấn chiếm đất / biển làm thinh sao đành
            Nhân dân tranh đấu, biểu tình
            Bạo quyền lại sợ đàn anh: dẹp liền
            Tình đời lắm chuyện đảo điên
            Bao nhiêu oan trái, dân phiền, dân lo !
            Chuyện nhỏ cho đến chuyện to:
            Cướp nhà, cướp đất, tự do, nhân quyền
            Tham nhũng, thối nát triền miên,
            Đàn áp, chống đối, bạo quyền ra tay.
            Rước Mỹ? hay rước Tầu đây?
            Mỹ / Tầu tranh chấp nước này tan hoang!
           
          
 

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Khu nhà lá ở Quận Cam, California, Hoa Kỳ - Tác giả Năng Khiếu



Mới nghe qua chắc các bạn tưởng khu nhà lá này ở Việt Nam. Thưa không, ở Mỹ đấy. Đó là khu Apartment ở Westminster mà gia đình tôi đã sống. Nó nằm gần một ngã tư và một Nhà Thờ. Đi bộ dăm ba phút là tới.

Mẹ tôi năm nay đã ngót 80 tuổi, cụ muốn gần Chúa xa đời, nên dù các em tôi nhà cao cửa rộng, ngõ trước cổng sau, nhưng cụ chỉ ở chơi vài tuần, rồi lại trở về nhà tôi đi lễ cho gần. Vì lý do đó mà gia đình tôi đóng đô tại đây 5 - 6 năm rồi. Nhiều lần chúng tôi tính kiếm một căn nhà house ở cho yên tĩnh, nhưng hơi xa nhà thờ, mẹ tôi không chịu chúng tôi lại thôi. Nói vậy nhưng ở nhà house kể cũng “hao” hơn, nào là tiền nước, tiền rác, tiền cắt cỏ, thôi thì cứ an phận ở đây, đợi các con học hành đến nơi đến chốn rồi tính sau.

Sở dĩ tôi gọi khu Apartment này là khu nhà lá, bởi nó được sơn một màu vàng chết và sần sùi như vách trát đất trộn rơm, mái ngói giả bằng gỗ lâu ngày tróc lên như vảy cá ươn màu xám ngoét, chìm hẳn giữa những khu Apartment chung quanh sơn màu xanh nổi bật những viền mái ngói đỏ, sáng sủa sạch sẽ, mà ở Việt Nam nơi nào xấu xí nhất, thường bị gọi là xóm nhà lá.

Không hiểu từ bao giờ cái khu vực này có mấy con đường gần nhau, cùng mang tên các tiểu bang, như vừa tới ngã tư Westminster và Olive quẹo phải khoảng một block gặp đường Texas ngắn ngủn, song song kế tiếp là đường Wyoming cũng không dài hơn, đường cắt ngang là đường Iowa lại circle cụt lối, khúc giữa là đường Illinois, những con đường ngộ nghĩnh nay đến 90% là người Việt Nam sống trong các khu Apartment, vì thế nó ồn ào nhốn nháo, khác hẳn với cái cảnh vắng lặng im như tờ ở những khu dân cư giàu có, lịch sự, như hồi tôi mới qua Mỹ, mỗi khi có dịp đi ngang tôi tưởng không có người ở, đã thế nhà nào cũng có vườn hoa cây cảnh trước sân, lại chăm sóc uốn nắn theo thẩm mỹ, đẹp như những bức tranh sống động.

Khu Apartment chúng tôi ở, có hai dãy khoảng 8 căn, trên lầu thì 4 phòng, dưới 2 phòng, hai dãy cách nhau bằng một cái sân cement rộng độ 6m, chung quanh là những cửa garage đóng im ỉm, gắn thêm cái bảng đỏ chót NO PARKING. Thường thì xe đậu ngoài đường, nên sân luôn trống, là chỗ đám con nít tụ tập la hét, chơi những trò chơi quái đản, như ném banh vào cửa garage bình bịch, khiến cả tòa nhà rung lên như động đất.

Bọn trẻ cũng thường trèo lên đánh đu những cây đào, cây ổi, cây chanh phía mặt tiền, vì thế không cây nào sống nổi mà chết cũng không xong, lá xanh rụng tơi tả. Nhìn hàng cây người ta không phân biệt, đang là mùa thu hay đông, hễ quả nào vừa nhú ra là chúng vặt vất xuống gốc. May ra chỉ còn hai bên ngõ vào, mỗi bên trồng 3 cây mật ngọt (sweet gum) trông giống như cây Noel lớn, ngọn thì nhọn hoắt lại cao chót vót là còn xanh tốt. Cỏ thì đựơc một mảng bằng manh chiếu cũng không mọc nổi, vì chẳng vòi nước nào còn nguyên, đã thế con nít rượt nhau như sân chơi tập thể, cái khu nhỏ nầy chỉ khoảng gần chục đứa con nít đang tuổi nhảy nhót, nhưng những khu bên cạnh thấy dễ chơi quá chúng cũng nhào vô nhập bọn, đâm ra đông đúc, nhất là những giờ nghỉ học hay cuối tuần, lái xe gần đến nhà phải cẩn thận vì chúng chay scooter như bay không biết đường nào mà tránh.

Khổ nỗi chủ thì ở xa, Manager lại là một gia đình người Mễ, không biết nói tiếng Việt, và có thêm hai ông Trời con, thì hỏi sao mà còn trật tự gì.

Tuy khu Apartment này bề ngoài trông xấu xí, nhưng bên trong cũng khá tươm tất, sạch sẽ. Nhà tôi ở trên lầu 3 phòng, nhưng có thêm 1 phòng family room nên cũng rộng rãi, lại nhiều cửa sổ rất thoáng mát. Từ restroom, tủ, bếp, sink ráp toàn đồ “sịn” cũng đỡ, chỉ tội mỗi lần xút ốc long đinh, kêu chủ sửa, phải năm lần, bảy lượt may ra mới được chiếu cố. Tiền nhà mấy năm nay, tăng nhanh như hỏa tiễn, bên Việt Nam có câu: “Ăn hết lắm ở chẳng bao nhiêu” nhưng qua Mỹ này thì ngược lại “Ở hết lắm ăn chẳng bao nhiêu”.

Cùng chung một cầu thang, sát vách nhà tôi là gia đình ông H.O, được 5 lính con, phá như giặc. Phải nói next door thì đúng hơn, vì hai cửa sát nhau quá, nên nhất cử nhất động nhà ông chúng tôi phải nghe hết. Ông cho các lính lớn đi học võ, cứ cuối tuần là đóng bộ lên đường như những võ sĩ sắp lên võ đài, thành ra nhà ông từ phòng khách đến phòng ngủ, bị các tay cao thủ đấm lủng từng mảng.

Ngưòi ta hay nói đùa, tất cả mọi người bước chân đến Mỹ đều thành tuổi con trâu đi cày, riêng ông chẳng hiểu tuổi con gì, nhưng tôi thấy ông sướng hơn tuổi con rồng, vì ông đã ngoài 50 mà đứa con út chưa đầy 3 tuổi, tôi ước chừng ông ăn “eo-phe” cho đến ngày lãnh tiền già là vừa, bởi vợ ông chưa đến 40 tuổi, chị đi làm từ sáng đến tối mới về, nên ông phải ở nhà take care đám con. Sáng sớm ông có bổn phận chở một vòng 3 trường: Elementery School, Middle School, High School, để thả các mầm non xuống từng trường. Còn thằng út ông bế từ car seat ra mang về nhà babyseat tiếp tục.

Nhưng ông ở trong nhà không lâu, lại dắt con xuống quán “coffee garage” góc xóm để tụ tập tán dóc với một ông cũng tuổi con rồng, ông này mập mà lùn tịt, mặt lúc nào cũng kên kên, trước kia ông vượt biên theo ngã Hong Kong, có hai thằng con trai khoảng 7 - 8 tuổi giống ông như hệt cũng tròn quay như hột mít, sau khi đưa con đến trường, ông trở về nhà, ngồi vểnh cằm rờ râu lun phun, lâu ngày cái garage của ông thành quán coffee công cộng, mở cửa toang hoác để đón tiếp những kẻ vô công rỗi nghề như ông, thực ra ông Hột Mít có 4 đứa con, bà vợ có tiệm bán đồ gift ở khu Bolsa, nên đầu tắt mặt tối suốt ngày. Nghe nói trước kia ông cũng gửi con rồi đi làm hãng, nhưng từ ngày thằng con đầu lòng của ông vào tù, đứa con gái duy nhất bị bắn trọng thương, ông không dám bỏ bê con cái nữa.

Tôi còn nhớ vào một buổi sáng cách đó 5 năm, lúc trời còn mờ sương, trong cửa sổ nhìn ra chúng tôi thấy một xe bịt bùng chở khoảng hơn 10 ngừơi cảnh sát, mặc áo giáp đen, đầu đội nón sắt tay bồng súng, ập vào nhà ông một hồi lâu, lúc trở ra còng tay thằng con chưa đầy 20 tuổi của ông, một ông cảnh sát ấn đầu nó vào trong xe, và chở đi mất biệt từ ngày đó, hàng xóm không ai biết lý do gì, chỉ nghe ông phân trần, cháu bị vạ lây.

Riêng cô con gái của ông rất xinh đẹp, dáng người cao gầy, mái tóc chấm lưng. Sau khi mọi người nghe tin trên đài Little Saigon radio đọc, có một cô gái Việt Nam bị bắn khi đang đi với bạn trai mới, cô là con gái duy nhất trong gia đình nề nếp, theo lời cha mẹ cô, thì cô là một người con ngoan ngoãn. Thế rồi vài tháng sau, chúng tôi thấy cô ngồi xe lăn vì liệt hai chân, sáng sáng có xe đưa rước học sinh tàn tật đến đón cô đi, tôi chỉ biết có thế.

Có điều rất tài tình, nhà ông Hột Mít chỉ có 4 phòng mà từ lâu ông vẫn cho share 2 phòng. Trong garage ông cũng cho thuê được 2 ghế bố, có lẽ vì vậy mà con ông phải ra ngoài đường chơi. Ngay cả chỗ đậu xe mé đường cũng bị đoàn “convoy” nhà ông chiếm hết chỗ.

Nhưng ông next door nhà tôi lại hạp với ông Hột Mít, để rồi những đứa con hai ông hợp lại phá làng phá xóm, có lần tôi thấy chúng vặn vòi nước tưới cây để tắm, rồi để nước chảy lênh láng, chúng cầm vòi nước xịt nhau làm ướt những người đi đường, gặp ông next door đi ngang tôi “khẩn trương” méc, ông đã không la rầy con còn hất cằm nói nhát gừng:

- Kệ nó, nước không mất tiền, cứ để nó chơi, cho chóng nhớn.

Tôi lắc đầu hết ý kiến, và tự nhủ “Dĩ hòa vi quý”. Nhưng không hiểu sao ông next door cứ hãnh diện mãi cái sự can đảm của ông ngày xưa, ông liều mạng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, rồi đến những ngày tháng tù đày mười mấy năm của ông, nên ngồi đâu ông cũng nổ như pháo cối, mà pháo nổ thì đâu có chết ai, nào là ông đi lính từ năm 20 tuổi, bố ông lãnh tiền tử trước, nhưng khi nhảy ra Bắc chẳng bao lâu thì bị tóm, ông phải khôn khéo luồn lách, dở đủ mọi mánh khóe đối phó với bọn cai tù ác ôn miền Bắc để sống còn, mãi sau ngày “miền Nam bị nhuộm đỏ” ông mới được thả về. Về đến nhà cha mẹ đã lập bàn thờ từ bao giờ...

Cứ với câu chuyện thế, ông mà vào nhà ai, là ông ngồi mọc rễ. Lũ con ông đi học về ăn uống xong, đã sẵn phim bộ để luyện chưởng, ông thuê có membership, còn homework làm xong hay chưa ông không cần biết, vì ông còn mải hóng chuyện dưới quán “coffee garage”. Chỉ tội cho mấy đứa con ông bị ảnh hưởng trong những bộ phim không lành mạnh, và kết quả học hành chẳng tới đâu.

Mỗi buổi chiều bà vợ ông đi làm về, nhìn cảnh nhà cửa bề bộn, cơm nước chưa nấu, bà hét lên như còi cứu hỏa, các con bà riết rồi quen, nên chúng nghe như nước đổ lá khoai, chỉ tội hàng xóm bị tra tấn cái lỗ tai, nhiều lúc tôi đóng cửa lại, nhưng nóng quá lại phải mở ra, để nghe tiếng hét sau màn cửa lưới.

Một buổi trưa thanh vắng, nhằm ngày nghỉ của bà, ông chở vợ đi shopping về, trời nắng chang chang, mồ hôi nhễ nhãi, bà ôm về một đống quần áo sale đủ màu, vất ạch xuống giữa nhà, bà nghiến răng chì chiết:

- Hồi xưa mới lấy ông, tôi mặc size Small, còn ông mặc size Large, mà mới có mười mấy năm nay, đẻ được 5 đứa con, bây giờ tôi size X large, ông còn có size Small, nhỏ xíu mà còn muốn không vừa, tuột lên tuột xuống, chán ông quá.

Thật vậy bà càng ngày càng phát phì, người bà như đẫn gỗ thiếu chiều cao, ngay chỗ eo thì lại to nhất, còn ông thì teo tắt, xanh xao như người mắc bệnh phạm phòng, vì ông hút thuốc như khói tàu, coffe và trà tầu ông uống đặc như kẹo đắng. Thế nhưng không hiểu sao, sau những lời nói như dùi đục chấm mắm tôm ấy, hai ông bà lại cười khúc khích.

Nhưng chưa khổ bằng cái chuông điện, nhà dưới có khách đến bấm chuông, trên lầu chuông nhà tôi cũng reng ầm ĩ, các con tôi co giò chạy mở cửa, nhưng chẳng có ai, có lẽ cùng tần số, ráng chạy cho quen. Nhưng bù lại, nhà ở tầng dưới gặp nhà trên lầu có con nít đang tuổi tập xe đạp bánh to như xe hủ-lô, nghe ầm ầm như sấm nổ trốc đầu. Lại khỏi cần đồng hồ báo thức, vì mỗi buổi sáng khoảng 5 giờ, tiếng gà tre gáy the thé, 10 phút một hồi cứ nằm mà đếm không tài nào ngủ được, tức quá bèn hỏi thăm, thì ra là gà của bố con ông Hột Mít, đành gọi phone nhờ chủ nhà can thiệp. Ôi thôi đủ thứ phức tạp không kể xiết.

Nói đi rồi nói lại, sống ở Apartment có lộn xộn ồn ào, nhưng được cái yên tâm khi đi vắng, không sợ cái cảnh, đi đâu về đến nhà, trộm nó dọn sạch bách, vì cũng đã vài lần có người lạ xâm nhập, đều bị phát giác.

Một lần vào khoảng giữa tháng tám một gia đình ở căn phía cuối của khu Apartment gia đình anh chị đi qua Missouri để dự Đại Hội Thánh Mẫu. Trước khi đi anh gửi chìa khóa nhờ một ông bạn thân ở đầu đường, mỗi tối qua bật điện lên cho sáng sủa để đánh lừa bọn trộm, sáng lại đến tắt đi. Chị cũng nhờ mẹ tôi để ý canh chừng nhà giùm.

Một chiều mẹ tôi đến tưới đám hoa trước cửa, nghe có tiếng lục đục trong nhà, cụ liền đến chỗ cửa sổ nói vọng vào: - Đứa nào còn ở nhà, bà tưới cây giùm cho bố mẹ con đấy, nhưng không có tiếng trả lời…

Ngay tối hôm đó như thường lệ ông bạn thân đến rất sớm để bật điện, vì ngày cuối tuần ông tính đưa mấy đứa con đi biển, nên mới 5 giờ trời còn sáng, nhưng ông nghĩ mình bật điện trước khi đi cho chắc ăn kẻo tối đi chơi về muộn lại quên. Nhưng khi ông vừa mở cửa bước chân vào nhà, thì ông tá hỏa tam tinh vì không biết ai đã thu sẵn đồ đạc như sắp sửa dọn nhà đi xa, tất cả T.V. Computer, Laptop, máy Karaoke.v..v…được đóng thùng cẩn thận, các phòng ngủ đều bị lục tung.

Ông rón rén đi ra vì có cảm giác như ai đó đang núp trong góc nhà nhìn, ông vội chạy lên nhà tôi ở trên lầu phía ngoài đầu khu Apartment để báo tin chẳng lành. Thế là cùng ông xã tôi và hai thằng con lớn âm thầm lặng lẽ kẻ bưng người bê, để hết nửa phòng khách nhà tôi, như sợ ăn trộm nó nhìn thấy, rồi ông bạn thân mới kêu thêm vài người hàng xóm vào nhà để tìm xem có ai núp trong góc tủ, hay góc nhà nhào ra không (thật là khờ cả đám), nhưng mọi người không thấy gì, chỉ khám phá ra cửa kính lớn phía sau lối ra vườn, có cây chặn phía dưới bị cạy bung lên để nó mở cửa vào.

Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm vì đã phỗng tay trên bọn trộm, nên không bị mất một món đồ nào, chắc bọn trôm tính đợi trời tối sẽ đến chở đi. Ông bạn thân bình tĩnh lại mới gọi điện thoại báo cho chủ nhà biết, anh chủ nhà liền nhờ kêu báo cảnh sát giùm, nhưng hỡi ôi! Khi cảnh sát đến thì họ bảo, các ông bưng đồ đạc đi nơi khác, đã làm mất hết dấu vân tay tại hiện trường nên chúng tôi không thể làm việc được. Hôm sau anh chị chủ nhà bỏ dở dang buổi lễ để trở về, bố con anh lên nhà tôi cám ơn rối rít rồi bưng đồ trở lại, nhưng nặng qúa không ai bê nổi, rồi khen bác cháu nhà “ngố” lúc cấp bách sao mà khỏe thế. Đó là câu chuyện có thật mà tôi viết ra như một kinh nghiệm, vì khi hấp tấp mất khôn là vậy.

Đúng là thời gian như có cánh bay, mới đó mà đã hơn 10 năm trời gia đình chúng tôi rời khu nhà lá ấy để đi nơi khác mang theo bao kỷ niệm vui buồn, thỉnh thoảng có dịp đi ngang chúng tôi vẫn ghé vào thăm.

Ở đâu thì cũng có người tốt kẻ xấu, tuy vậy khu nhà lá này cũng chỉ có vài gia đình bặm trợn thôi, còn lại mọi người đều hiền lành và dễ thương, như gia đình anh chị đối diện sau nhà tôi, đến đấy ở từ ngày cái Apartment mới cất lên đến nay, anh chị có 8 đứa con, những đứa lớn đều tốt nghiệp đại học, còn những đứa bé rất ngoan ngoãn, một gia đình nữa ở góc bên trái, anh chị rất đạo đức đàng hoàng. Anh là Chủ Tịch Cộng Đoàn đầu tiên của xứ đạo, các con anh, gặp người lớn khoanh tay chào lễ phép, còn các gia đình khác, họ sống rất có tình có nghĩa, theo kiểu “bán anh em xa, mua láng giềng gần” nhưng anh em chẳng bán láng giềng thì mua, họ hiền hậu giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn.

Đó là chuyện vui buồn nơi xóm nhà lá trên đất Mỹ của chúng tôi. Nói cho ngay, buồn ít hơn vui.

Sài Gòn ngập lắm...Sài Gòn bơi…. Sài Gòn bơi!!!







Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Tháng Chín Tưởng Nhớ Điêu Khắc Gia Mai Chửng

Về/đi/đi/về - Tác Giả Trần Doãn Nho



Trước đây, trong một bài viết trên Talawas, tôi đã từng bàn về chuyện “về” của một người chưa có dịp về. “Về” như một khái niệm. Lần này, tôi nói chuyện “về”. Như một câu chuyện. Vì về thật.

Trước đây, tôi mang cái tâm tưởng về. Lần này, tôi mang thân xác tôi về. Về, trong một cảm giác bồn chồn ray rứt, đi. Đi Việt Nam. Trên chuyến bay dài hai mươi mấy tiếng đồng hồ, tôi lửng lơ trong tâm trạng của một chuyến đi vào vùng đất lạ, hiểm trở và chông gai.

Sài Gòn đây rồi! Đông và chật. Không thấy đường, chỉ thấy người. Và khẩu hiệu. Và bảng quảng cáo. Và tiếng xe nổ. Và nắng. Và xa lạ. Tôi nhìn Sài Gòn qua một màn sương mờ đục của ngày tháng cũ. Những thân quen chồng lên những lạ lẫm. Những cũ pha đầy những mới. Muốn hình dung tên mới của một con đường, phải hỏi cho ra tên cũ. Tôi trôi dạt giữa một Sài Gòn khác. Khác với Sài Gòn của tôi.
    
Sài Gòn Sài Gòn cơn biển động
Đàn cá lao nhanh mọi tuyến đường
Sài Gòn hối hả trời sắp sập
Cuống cuồng như thể mới bị thương

Sài Gòn lái xe rất tài năng
lách, lạn, vọt, vượt, rú, chen, băng
Sài Gòn đêm ngày dồn dập nổ
Quành, quẹo, tuôn, lao, chạy khẩn trương

Sài Gòn bây giờ không tóc tai
Không đùi không tay không mặt người
Tất tả tới lùi rất đồng dạng
Bơi giữa Sài Gòn, tôi lạc tôi

Sài Gòn Sài Gòn lạ lẫm nhau
Sài Gòn Sài Gòn bất chấp nhau
Sài Gòn inh tai còi thúc hối
Giành nhau những khoảng hẹp tan mau

Sài Gòn ban ngày không trời xanh
Sài Gòn đêm về mất ánh trăng
Sài Gòn chật ních. Không khe hở
Khoảng trống nào tôi tới để dìu em!

Em bên kia đường hồi hộp đợi
Tôi lội qua giòng xe nghênh ngang
Nhảy phóc lên lề hồn thất tán
Bần thần quên mất cả tên em

(thơ Trần Doãn Nho)

Rời Sài Gòn ra Huế. Chuyến bay đáp xuống phi trường Phú Bài buổi tối. Đến Huế cũng đã khuya. Lấy phòng, tắm rửa xong là vội vàng gọi tắc xi về thăm nhà. Nửa đêm. Gõ cửa như gõ vào một dĩ vãng. Nghe kẻ đi xa về, mọi người thức dậy. Nhà bà con quanh quanh cũng dậy. Nào o, nào chị, nào cháu. Cháu đâu thật nhiều: cháu lớn, cháu nhỏ, cháu bên anh, cháu bên chị, cháu bên dì, cháu bên o, cháu bên chú và có cả con của cháu. Một thế hệ mới ra đời, hồn nhiên lớn lên, nghe thưa nghe chào chóng cả mặt, chẳng biết rõ đưa nào ra đứa nào. Trong cái ồn ào cháu chắc, ngậm ngùi thắp nhang, nhìn ảnh ba người đã ra đi: mẹ và hai người chú. Vĩnh viễn đi. Những cũ âm thầm mất. Những mới lao xao đến.

Về nhà!

Chạm vào đâu cũng thấy mình ngày cũ. Sờ vào cây khế già trước sân, một bầy keo sà xuống, kêu inh ỏi. Gõ vào cột nhà, thấy đèn khuya, bút mực và những đêm học bài. Gõ vào cửa sổ, thấy mẹ ngồi đăm chiêu đắm đuối nỗi nhọc nhằn nuôi nấng. Ra vườn, nghe tiếng vạt sành, tiếng dế, sợ hãi những con ễnh ương hót vào cổ. Đêm về, nhớ những con ma: ma rà, ma le, ma trơi, ma trứng lộn, ma Mậu Thân.

Thành phố rộng và đông. Mọi đường đã thành phố. Người và xe và cửa hàng và sạp bán. Tất cả mọi con đường hầu như đặc kín các cửa hàng lớn nhỏ, tiệm ăn, quán cà phê. Các tên tiệm nghe khá vui, nhất là tiệm cà phê. Thông thường thì “Vườn cau”, “Sông xanh”, “Sầu đông”, nghiêm túc thì “Cát đằng”, “Thủy tinh”. Văn vẻ thì “Khoảnh khắc”, “Góc hẹp”, “Cũng đành”, “Vườn tình”, “Thưởng nguyệt”. Văn vẻ hơn: “Đời nghiêng”, “Giọt đắng”, “Góc trời”, “Chốn này”, “Giọt buồn” và …“Chợt nhớ”. Có đến mấy “Chợt nhớ”: “Chợt nhớ 1”, “Chợt nhớ 2”, “Chợt nhớ 3”. Ngộ nghĩnh: “Cây si”, “Nhứt Huế”, “Lang bạt”, “Rất Huế”, “Cơm nguội” và…”Lu” (với cái lu để trước quán). Hấp dẫn thì “Nhất dạ đế vương”, một tiệm ăn.

Sáng, cà phê. Chiều chưa về, đã nhậu. Chiều về, càng nhậu. Dường như cả thành phố ăn nhậu. Chạy xe đường Trịnh Công Sơn dọc theo bờ sông Hương, phải thắng gấp nhiều lần vì được mấy chủ nhân sai đàn em ra chận ngang giữa đường mời vào quán nhậu. Nghiệm ra rằng cái thế giới trịnh công sơn ngày nào đã hoàn toàn biến mất. Mưa e chẳng còn “bay bay”, mùa thu e chẳng còn biết “đi”; “lá thu mưa” e chẳng thèm “rơi mòn gót nhỏ”…Đâu rồi cái êm ả, lặng lẽ, âm thầm, kín đáo, e ấp. Huế ơi!

tôi trở về một chỗ
được gọi là quê hương
tôi lạc tôi đâu đó
như một gã đi hoang

từ đường khoe mái mới
chạnh bước lối mòn xưa
cây khế già lẩm cẩm
rụng mấy chiếc vu vơ

nửa đêm choàng thức giấc
đứng ngó ra vườn trăng
ai níu tàu lá chuối
thoáng động bóng ma quen

tới viếng thăm thằng đính
móm mém vết đời đau
tạt ngang nhà nguyệt hạ
nắng úa đẫm hàng cau

bụi tre vườn thằng lợi
lên một cửa hàng ăn
ghé góc lều thằng thụ
ôm vai lão bạn buồn

dăm đứa ngồi cụng chén
ấm lạnh cuộc hơn thua
mềm môi nhìn ngoái lại
bên song tiếng gió lùa

quê hương là vết cắn
bầm tím lớp da đời
quê hương là dấu hỏi
ném vào mỗi cuộc chơi

quê hương là ẩn ngữ
đánh đố nỗi hoài mong
về! đất trời xao xác
lạ lẫm như chưa từng

chiều lên nghe gió chướng
thổi buốt trái tim câm
nội thành tôi, ai gọi
hơi hụt giữa trời không

(thơ Trần Doãn Nho)

Về. Rồi lại đi.
                                                            
Sau hàng chục tiếng trên máy bay, khi đáp xuống phi trường Houston, tôi cảm thấy mình vừa về nhà. Và  yên tâm. Ô hay! Sao lại về? Sao lại nhà?  Tôi đã chẳng vừa về thăm nhà ở Việt Nam sao!

đi
về
về


Rốt cuộc, tôi treo tôi giữa hai sợi đi/về.

Lơ lửng. (*)

(*) Việt Nam sẽ cấp visa một năm cho công dân Mỹ

Việt Nam loan báo kế hoạch cải cách chính sách cấp visa du lịch, trong nỗ lực nhằm thu hút khách du lịch từ Hoa Kỳ.

Trang mạng Travel Pulse hôm 15/9 tường thuật rằng Chính sách này đã được Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao, Du Lịch Việt Nam loan báo trong một chuyến thăm tới Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Tuy nhiên, lúc đó ông Hoàng Tuấn Anh không đề cập tới việc lúc nào thì kế hoạch mới sẽ được thực thi.

Việt Nam muốn gia hạn thời gian giấy nhập cảnh có hiệu lưc đối với các khách du lịch từ Mỹ. Hiện visa du lịch có hiệu lực từ 1 tháng tới 3 tháng, khách có thể xin gia hạn một lần hay nhiều lần. Nhưng giấy nhập cảnh mới sẽ cho phép khách du lịch Mỹ ở lại Việt Nam trong thời gian lâu hơn nhiều. Du khách Mỹ cũng có thể xin gia hạn để vào Việt Nam nhiều lần, hay một lần.

Theo trang mạng chuyên về du lịch này, thì lý do các công dân Mỹ được ưu tiên đặc biệt này là bởi vì số khách du lịch đến từ Hoa Kỳ đã tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Trong năm 2014, 440.000 du khách Mỹ đã tới thăm Việt Nam, và tính cho tới tháng Bảy năm nay, 300.000 du khách Mỹ đã tới Việt Nam. Chỉ tiêu của ngành du lịch Việt Nam là trước năm 2017, có thể hàng năm, đóng dấu 1 triệu sổ thông hành Mỹ. Chỉ tiêu này, theo Travel Pulse là khả thi, dựa trên những số liệu hiện nay.
Tuy nhiên các quan chức ngành du lịch Việt Nam hôm nay bày tỏ quan ngại về mức độ hấp dẫn của các điểm đến chủ yếu tại Việt Nam.

Báo Thanh Niên dẫn lời ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Du Lịch Việt Nam nói rằng hầu hết các thị trấn duyên hải Việt Nam đều giống nhau, không có những đặc sản du lịch nào đặc biệt.

Phát biểu tại một hội nghị về du lịch ở Phan Thiết cuối tuần qua, ông Siêu nói cách duy nhất để lôi cuốn khách du lịch lưu lại lâu hơn và chi tiền nhiều hơn là cung cấp những tiết mục hấp dẫn, đặc biệt cho từng nơi.

Nhận định của ông cũng được sự đồng tình của các chuyên gia về du lịch Việt Nam, nói rằng chính quyền Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn để cải thiện cấu trúc hạ tầng, như cải thiện đường xá, phi trường.

ĂN CHƠI XẢ LÁNG, SƯỚNG NHÉ