khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

VIỆT NAM ƠI! Nhạc Trúc Hồ. Ca diễn: Tuổi Trẻ Saigon




Thân tặng Tùng những bản tình ca Pháp do Françoise Hardy hát. "Paris có gì lạ không bạn?" . Vacances d'été 2014 !




Giáo Sư Phạm Biểu Tâm, người thầy y khoa gương mẫu -- Người viết Việt Nguyên



Tập San Y Sĩ của hội Y Sĩ Việt Nam tại Gia Nã Ðại đến với tôi qua hai đàn anh y khoa, bác sĩ Nghiêm Ðạo Ðại và Lê Quang Dũng, là tập san đặc biệt tưởng niệm Giáo Sư Phạm Biểu Tâm một người thầy đáng kính của nền Y Khoa Việt Nam. Tập san tổng hợp nhiều cây viết và tiếng nói qua các đàn em, bạn và đồng nghiệp của ông như các Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, Ðào Ðức Hoành, Ðào Hữu Anh, Vũ Quí Ðài, Nguyễn Khắc Minh, Bác Sĩ Trần Văn Tích, Bác Sĩ Nghiêm Thị Thuần cùng những học trò đã nổi danh trong ngành phẫu thuật như các Bác Sĩ Nghiêm Ðạo Ðại, Trần Xuân Ninh, Văn Kỳ Chương, Ðặng Phú Ân, Lê Quang Dũng, đã vẽ lại đầy đủ chân dung và cuộc đời của Giáo Sư Phạm Biểu Tâm.


Giáo Sư Phạm Biểu Tâm (ngoài cùng bên trái) đứng cảnh tổng thống Ngô Ðình Diệm trong ngày khánh thành trường Y Nha Khoa năm 1963.

Như mùi bánh Madelaine thơm phức đã đánh thức Marcel Proust “đi tìm lại thời gian đã mất,” tập san với những trang giấy trắng mới còn thơm mùi mực đã đánh thức những kỷ niệm trong tôi về thời gian đi học trường Y, những kỷ niệm với thầy cũ trường xưa đổ về như “để tưởng nhớ một mùi hương” ( Mai Thảo ) nhưng mùi thơm của tập sách đã gợi về hai mùi hương thời gian khác biệt, một mùi thơm của ngôi trường Y Nha Khoa mới, kiến trúc mới ở đường Hồng Bàng Chợ Lớn với mùi gạch mới, tường vôi mới, gỗ mới, khuôn viên mới, được xây lên năm 1962 do Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ, được Giáo Sư Phạm Biểu Tâm khánh thành cùng với Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và một mùi “đặc biệt” của bệnh viện Bình Dân Sài Gòn nằm trên đường Phan Thanh Giản gần góc đường Cao Thắng quận ba, do nhiều mùi khác nhau từ những khu bệnh giải phẫu, chỉnh trực, ung thư, ngoài da, tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt, tiết niệu, quang tuyến hòa lẫn, bệnh viện với Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm làm giám đốc năm 1954 sau ngày di cư, hậu thân của bệnh viện Phủ Doãn Hà Nội.

Hình ảnh thầy Phạm Biểu Tâm luôn có mặt trong những bài viết của tôi về các thầy cũ, Giáo Sư Ðào Ðức Hoành, Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, cùng những kỷ niệm về Bệnh Viện Bình Dân mặc dầu tôi không phải là học trò của thầy như các bạn cùng lớp với tôi, Phan Thượng Hải, Nguyễn Nho Ðức, Nguyễn Quảng Ðức, Soma Ganesan, Trần Ðông Giang nội trú khu ngoại khoa tổng quát.

Trong đời tôi có những cơ duyên với những người thầy đáng kính. Tôi biết Giáo Sư Phạm Biểu Tâm và Giáo Sư Trần Quang Ðệ trước khi tôi vào học y khoa năm 1968. Hai người thầy, đại Giáo Sư phẫu thuật tổng quát của trường Y Khoa Sài Gòn, là hai khác biệt. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm sinh tại Huế, từ trường tiểu học Huế lên học trung học ở Vinh khi cha ông làm quan Bố Chính tỉnh Thanh Hóa, sáng lập “lò” giải phẫu Bình Dân, còn Giáo Sư Trần Quang Ðệ người Nam, cựu viện trưởng viện đại học Sài Gòn, sáng lập “lò” giải phẫu Chợ Rẫy. Bình Dân đa số gốc Bắc, Chợ Rẫy đa số gốc Nam. Giáo Sư Tâm nhỏ người ăn nói nhỏ nhẹ, Giáo Sư Ðệ cao lớn ăn nói giọng oai vệ, khi tôi mới gặp, hai ông đều nói tiếng Tây, tôi chỉ nể mà không hiểu hai ông bác sĩ nói gì. Năm tôi năm tuổi, trước khi đi học, cha tôi đem tôi vào bệnh viện Chợ Rẫy để cắt ngón tay thừa bên cạnh ngón tay cái bàn tay phải, ngón tay vướng víu khi cầm viết. Bạn của cha tôi là ông y tá Huệ, phụ tá số một của Bác Sĩ Trần Quang Ðệ trong phòng mổ, (bác Huệ là ba của Nguyễn Hoàng Tuấn bạn học y khoa cùng lớp với tôi) đã đem tôi vào bệnh viện Chợ Rẫy. Hồi năm tuổi tôi không biết là cậu nhỏ được vinh dự giải phẫu bởi đại giáo sư giải phẫu sau khi nằm ở bệnh viện Chợ Rẫy hai ngày. Những năm học tiểu học, vào những ngày cuối tuần, tôi hay theo cha mẹ tôi đi dự hội Trung Việt Ái Hữu ở ngã ba Ông Tạ. Cha tôi trong ban quản trị, Giáo Sư Phạm Biểu Tâm trong thành phần cố vấn của hội. Tôi biết ông qua cặp mắt kính nể của cha tôi và các chú bác trong hội mặc dù ông kém cha tôi mười tuổi. Ông là một hãnh diện của hội, một cựu học sinh trường Vinh, cha làm quan ở Thanh Hóa, là một dân chính gốc Thanh Nghệ Tĩnh! Ông đã làm vẻ vang dân Trung vì đậu trường thuốc ở Hà Nội và đậu thạc sĩ y khoa ở Pháp năm 1948. Ở những năm 1950, bác sĩ y khoa hiếm và được quý trọng trong xã hội. Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm , về sau khi tôi lớn lên mới hiểu hết, được các chú các bác bạn cha tôi trong hội quý trọng là vì nhân cách của ông ngoài nghề y khoa. Cứ mỗi năm, hội Trung Việt Ái Hữu tổ chức cây mùa Xuân và phát phần thưởng cho con em học giỏi. Năm lớp nhất, tôi được sắp hàng trong đám học sinh trường tiểu học Phan Ðình Phùng vào Dinh Ðộc Lập để nhận phần thưởng từ tay Tổng Thống Ngô Ðình Diệm (mặc dù thất vọng, năm ấy tổng thống bận phải để Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ thay mặt) sau đó ngày chúa nhật ở hội Trung Việt Ái Hữu, tôi được nhận phần thưởng từ tay Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm. Giọng nói nhẹ nhàng từ con người nhỏ nhắn của Bác Sĩ Tâm ngày tôi mười một tuổi gây khiến tôi kính phục.

Bảy năm sau tôi vào y khoa. Năm 1968 Mậu Thân là một năm lịch sử. Vào trường y khoa sau cái Tết biến động, thế hệ chúng tôi được xem là thế hệ y khoa do Hoa Kỳ đào tạo. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm, người thầy y khoa nhiều thế hệ, đối với chúng tôi cao vời vợi và khoảng cách giữa thầy và chúng tôi như cha và con. Năm 1968 đem đến nhiều thay đổi nhưng đối với người thầy của chúng tôi năm 1967 trước đó đã đánh dấu khúc quanh của cuộc đời người thầy tận tâm cho y học. Sau khi đậu Thạc Sĩ Y Khoa Pháp năm 1948, ông dạy Y Khoa Ðại Học Hà Nội từ 1949 đến 1954, đồng thời kiêm nhiệm giám đốc Bệnh Viện Yersin Hà Nội (nhà thương Phủ Doãn). Vào Nam sau di cư ông vẫn tiếp tục được cử làm Khoa Trưởng Ðại Học Y Dược và giám đốc Bệnh Viện Bình Dân. Nhưng năm 1967, chính phủ “cách mạng” của chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm một cuộc đảo chính, lật đổ Khoa Trưởng Phạm Biểu Tâm, lập hội đồng khoa mới, lý do là các thầy theo hệ thống Pháp không chịu chuyển ngữ dạy tiếng Việt. Thiếu tướng cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan theo lệnh ông Nguyễn Cao Kỳ làm cuộc đảo chính đưa quân vào trường trái với tinh thần tự trị của viện đại học. Số phận của giáo sư y khoa Phạm Biểu Tâm may mắn hơn là số phận của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.

Bốn mươi bảy năm sau nhìn lại thì cuộc “cách mạng” của ông Kỳ là cuộc cách mạng có tính cách “biểu diễn.” Tài liệu qua nhiều nhân vật trong tập san y sĩ kỳ này cho thấy các thầy thuộc thế hệ được đào tạo thời Pháp đang chuẩn bị một sự thay đổi từ từ như chấp nhận kỳ thi trắc nghiệm và giảng dậy bằng tiếng Việt. Cách mạng của ông Kỳ cũng như cách mạng cộng sản của Hồ Chí Minh là một cuộc “chiến tranh vô ích.” Những cuộc cách mạng đập phá ấy khác với tinh thần của Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ khi ông nói trước nhân viên bệnh viên Phủ Doãn sau khi cộng sản nắm chính quyền năm 1954: “Cách mạng có nghĩa là phải làm việc nhiều và tốt hơn nữa.”

Sinh viên y khoa lớp chúng tôi chỉ bắt đầu gặp Giáo Sư Pham Biểu Tâm vào năm thứ hai, sau năm dự bị và năm thứ nhất, khi được đi thực tập lâm sàng và được thầy giảng môn triệu chứng học trong giảng đường. Ông giản dị, từ tốn, giọng nhỏ nhẹ nhưng thâm thúy, người ông trông không có gì hấp dẫn khi mới tiếp xúc, người ốm, mặt gầy, tóc quăn (Bác Sĩ Nguyễn Chấn Hùng nói những người tóc quăn thông minh, đàn anh của tôi cũng tóc quăn!) dạy trong giảng đường chừng mực, cái vẽ thông thái của ông khác với vẽ thông thái của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh.

Ở bệnh viện Bình Dân, chúng tôi chỉ được gặp ông sau khi đi qua các giảng nghiệm viên khu giải phẫu tổng quát, Bác Sĩ Nguyễn Khắc Lân, Bác Sĩ Nguyễn Minh Tuyến, Tôi còn nhớ ông dạy lâm sàng, dặn dò phải “xem bệnh nhân như người nhà, nếu bệnh nhân lớn tuổi xem họ như cha mẹ.” Ông đã dạy chúng tôi cách khám bệnh “nghe, sờ, gõ,” xin phép bệnh nhân được cởi áo trước khi khám bệnh. “Phút đầu gặp gỡ ấy” với bệnh nhân phòng 8 bệnh viện Bình Dân bên cạnh người thầy là những giây phút không quên trong đời. Cách khám bệnh nhân ấy rất nhân bản. Ông kính trọng bệnh nhân, thực hành những lời ông đã dặn học trò, và ông đã săn sóc bệnh nhân với tấm lòng nhân ái, có lẽ vì bản thân ông cũng đã là một bài học cho chính ông. Năm 2000, Giáo Sư Nguyễn Khắc Minh có ghé nhà tôi ở Galveston, ông đã được mẹ vợ tôi, “chị Vân Anh” y tá trưởng phòng dụng cụ lâu đời ở bệnh viện Phủ Doãn và Bình Dân, kể lại câu chuyện thầy Phạm Biểu Tâm đau ruột dư để lâu ngày mới mổ, khi đánh thuốc mê áp huyết bị xuống thấp và gần ngưng thở phải được cấp cứu bằng phương pháp Sylvester. Năm ngoái, sau bài viết về Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, tôi qua California được thầy Ninh và sau đó cũng được Bác Sĩ Nghiêm Ðạo Ðại kể lại thầy Tâm đã khóc sau khi con thầy mất vì bệnh lao màng óc, một căn bệnh ngặt nghèo không chữa được bằng thuốc Steptomycin chích bởi tay Giáo Sư Ninh.

Năm thứ nhất y khoa, tôi vào bệnh viện Bình Dân đi theo các anh nội trú Nguyễn Chấn Hùng, Nguyễn Lương Truyền, Ðặng Phú Ân, Nguyễn Văn Quang để học mổ và phụ mổ, sống và thức khuya để học như những con chuột cống trực gác trong nhà thương buổi tối. Tôi đã chứng kiến những cái nhìn kính trọng của các anh nội trú với thầy, chưa được thấy thầy mổ nhưng bà mẹ vợ tương lai cũng đã khuyên tôi “nếu muốn theo ngành giải phẫu con nên theo thầy Tâm, ông mổ cẩn thận.” Cách mổ của các học trò ruột của thầy vào lúc ấy như Bác Sĩ Nghiêm Ðạo Ðại (sau 1975 là Giáo Sư giải phẫu đại học Pittsburgh) Bác Sĩ Lê Quang Dũng, Bác Sĩ Nguyễn Khắc Lân, Bác Sĩ Nguyễn Minh Tuyến, Bác Sĩ Văn Kỳ Chương cho thấy đức tính cẩn thận của thầy đã truyền cho học trò. Ông luôn luôn nhắc nhở các nội trú bệnh viện Bình Dân không nên ham mổ. Năm 1975, tôi đã tận mắt nhìn thấy kinh nghiêm giảng dạy của thầy. Một đêm tháng sáu năm 1975 tôi đưa cha tôi vào bệnh viện Bình Dân sau khi ông lên cơn đau bụng. Khoảng thời gian này là những năm tháng cuối của cha tôi. Ông bị nhiều chứng bệnh nặng. Bác Sĩ Phan Văn Tường hôm ấy trực đã khám cho cha tôi, định bệnh viêm ruột dư định đưa lên bàn mổ nhưng vẫn phải đợi thầy Tâm vào xem lại. Mười giờ đêm thầy Tâm vào thăm bệnh cho cha tôi, sau khi khám lại kỹ lưỡng ông nói với tôi: “Anh nên hội chẩn với Hồ Hội, tôi nghĩ ông cụ đau bụng vì bệnh nội thương.” Bác Sĩ Hồ Hội (trên tôi một năm) đã chuyển cha tôi về bệnh viện Chợ Quán để chữa bệnh gan. Hình ảnh và giọng nói của thầy Phạm Biểu Tâm đứng cạnh cha tôi trên giường bệnh đúng 39 năm sau vẫn không phai mờ trong ký ức tôi.

Năm thứ năm y khoa, tôi đậu kỳ thi nội trú các bệnh viện, về làm nội trú khu ung thư với Giáo Sư Ðào Ðức Hoành (đáng lẽ tôi phải chọn làm nội trú khu giải phẫu tổng quát trước khi làm nội trú khu ung thư mới đúng con đường giải phẫu). Vì vậy cái duyên giữa tôi với thầy cũng chỉ là cái duyên “Kính nhi viễn chi” cho đến ngày ba mươi tháng 4 năm 1975, cái ngày đổi đời của cả đất nước thì tôi mới có duyên gần gũi với thầy.

Ngày 1 tháng 5, trước khi ủy ban quân quản tiếp thu bệnh viện Bình Dân, Giáo Sư Phạm Biểu Tâm tập hợp nội trú vá các bác sĩ điều trị, ông thay Giáo Sư Ðào Ðức Hoành giám đốc bệnh viện đã di tản, bằng giọng nói nhỏ nhẹ ông kết luận bài nói chuyện ngắn bằng câu cay đắng: “ Nay cách mạng thành công, trong đây có anh đã đạt được mục đích, nếu thấy tôi có lỗi cứ lên đây tát tai tôi.” Tôi không hiểu ông muốn ám chỉ ai lúc đó, trong số bác sĩ và nhân viên bệnh viện không ai là cán bộ nằm vùng, về sau chỉ một số theo ngọn gió 30 tháng 4 đổi chiều quay lại đạp những giá trị cũ để tiến lên, hay là vì ông đã có nhiều kinh nghiệm trong đời ngay cả trước khi Việt cộng vào Sài Gòn. Năm 1967 ông bị đảo chính vì bị xem là thành phần thủ cựu thân Pháp nhưng cộng sản vào ông có thể bị kết tội thân Mỹ vì ông đã mời Giáo Sư Henry Bahnson đại học Pittsburg cộng tác chương trình hậu đại học phẫu khoa ở Bệnh Viện Bình Dân từ năm 1972. Ông đã phải đối đầu với sinh viên, những sinh viên quá khích, như năm 1972 sinh viên chống chương trình nội trú, đòi bỏ chế độ nội trú như Pháp để có một chương trình nội trú cho tất cả sinh viên như ở Hoa Kỳ. Sinh viên Bùi Trọng Hậu (em ruột Bác Sĩ Bùi Mộng Hùng học trò giải phẫu của ông) đã bước lên sân khấu cầm micro chỉ mặt ông đang ngồi hàng đầu la mắng ông là người không biết cải thiện. Năm đó sinh viên chống thi nội trú một phần cũng vì chống giáo sư Khoa Trưởng Ðặng Văn Chiếu. Ông đã điềm đạm cầm micro đáp lại anh Hậu “sở dĩ chưa có chương trình nội trú cho mọi người vì ngân khoản bộ y tế hạn hẹp chưa có thể thực hiện được.” Một lần khác, vào đêm thứ năm ở Bệnh Viện Bình Dân, đêm học hỏi với những trường hợp bệnh lý, bàn thảo giữa các sinh viên, giáo sư và giảng nghiệm viên. Ðêm hôm đó một lần nữa, ông lại bị nội trú nội khoa Nguyễn Xuân Ngãi, một sinh viên xuất sắc chuyên về ngành nội khoa cầm micro dạy cho giáo sư giải phẫu nổi tiếng Phạm Biểu Tâm một bài học: “Thầy là người cổ lỗ sĩ, không học cái mới, thủng ruột vì sốt thương hàn bây giờ Mỹ không mổ chỉ cho trụ sinh và đặt ống hút.” Ông trả lời nhã nhặn “chúng tôi đã già nếu có gì mới các anh xin chỉ bảo.” Ðêm hôm ấy bạn tôi Soma Ganesan nổi nóng nói với tôi “mày chặn cửa sau, tao chặn cửa hông cho thằng Ngãi một bài học” chuyện đánh nhau không xảy ra nhưng tôi cố đọc sách và qua Mỹ củng cố hỏi các bác sĩ giải phẫu mà không tìm ra câu trả lời chữa nội khoa cho bệnh thủng ruột do biến chứng bệnh sốt thương hàn.

Tư cách của ông được học trò kính nể, ông là người có tinh thần dân chủ. Một sáng ông đến bệnh viện, văn phòng ông nằm bên tay phải, phòng cấp cứu với phòng may vá khẩn cấp nằm bên tay trái, trước khi đến văn phòng ông đến xem sinh viên làm việc như thế nào. Một sinh viên năm thứ hai thấy ông mặc áo trắng thắt cà vạt đã đuổi ông ra vì ông không mang mặt nạ và không đội mũ theo đúng luật của phòng tiểu giải phẫu. Ông về văn phòng, sau đó trở lại với khẩu trang và mũ. Cậu sinh viên biết đại giáo sư đã lo sợ nhưng ông không la lối mắng mỏ, tôn trọng luật và tinh thần dân chủ của ông ít có giáo sư nào so sánh được. Ông có tiếng thẳng thắn trong thập niên 1960 khi ông không nhận cô Ngô Ðình Lệ Thủy con ông cố vấn Ngô Ðình Nhu vào trường y khoa vì không đủ điểm cũng như em ruột của ông học đến năm thứ tư vẫn bị đánh rớt, là khoa trưởng ông không can thiệp, em ông phải đi trợ y.

Ông là người đã “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi.” Qua lời của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, năm 1946, quân Pháp đột nhập bệnh viện Phủ Doãn cầm đầu là một viên Trung Úy cố tìm thủ phạm đã phá hủy thân thể một phụ nữ Pháp bằng thủ thuật, thủ phạm như vậy phải là một bác sĩ giải phẫu. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm đã trả lời vững vàng điềm tĩnh đối thoại với viên trung úy như một người Pháp chính cống. Triết lý sống cũng đã giúp ông qua thời kỳ Bác Sĩ Meynard (được ủy ban quân quản Pháp cử đến làm giám đốc bệnh viện Phủ Doãn) cho đến khi Giáo Sư Huard người thầy của ông đến.

Sau 30 tháng 4, con người của Giáo Sư Phạm Biểu Tâm không đổi. Riêng cá nhân tôi, tôi kính trọng hai vị thầy khả kính đã đứng thẳng người sau cơn bão mặc dù hai người với hai cá tính. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm thận trọng, biết nhiều chính trị nhưng không hoạt động chính trị, con người thâm trầm cân nhắc lời nói. Giáo Sư Trần Ngọc Ninh phê bình thẳng thừng đôi khi châm chọc. Cả hai ông đều đúng là trí thức, sống với chính mình. Sau ba mươi tháng 4, bệnh viện Bình Dân giống như các bệnh viện khác, là sân khấu của những vở kịch khôi hài cười ra nước mắt. Mỗi sáng các giáo sư thạc sĩ ngồi trong buổi giao ban được y sĩ Năm Lực giảng dạy cách mổ. Giám đốc Mười Nhâm tư cách hơn, chỉ lo thủ tục hành chính. Các giáo sư được gọi là anh, mọi người được bình đẳng trên phương diện lao động, các thầy cũng giống như mọi ngươi, đi xe đạp và lãnh nhu yếu phẩm, mỗi sáng bác sĩ chùi nhà chùi cầu tiêu dưới cặp mắt ái ngại của ông “chủ mới của chế độ” anh Ðược y công của bệnh viện. Thầy Tâm đi chùi nhà, đổ rác mặc dù học trò nói thầy đừng làm, té bầm tay thầy than với chúng tôi “có hai lần đổi đời 54 và 75, hồi 54 tôi còn trẻ bây giờ tôi già rồi!”

Tình trạng thay đổi khi Giáo Sư Tôn Thất Tùng vào Nam. Các ông Năm Lực, Mười Nhâm được chỉ thị gọi các giáo sư bằng thầy. Lãnh đạo miền Bắc thay đổi cũng nhờ việc tham quan của giáo sư giải phẫu Tôn Thất Tùng đàn anh của Giáo Sư Phạm Biểu Tâm và Trần Ngọc Ninh. Giống như các ngành khác, Giáo Sư Tôn Thất Tùng được thần tượng hóa, thần thoại hóa qua phẫu thuật cắt gan như là đại giáo sư quốc tế sắp đoạt giải Nobel về y học. Ngày Giáo Sư Tùng đi thăm bệnh viện giáo sư Tâm đã mời ông mổ cho nội trú học, Giáo Sư Tùng đã trả lời ông không mổ vì đã xem “nội trú trong Nam mổ giỏi hơn ngoài Bắc.” Giáo Sư Tùng là người có tư cách khi trả lời Giáo Sư Tâm như vậy. Giáo Sư T.N. Ninh đã viết Giáo Sư Tôn Thất Tùng như là bác sĩ riêng của ông Hồ Chí Minh và huyền thoại ngoài Bắc vẫn nói Bác Sĩ T T Tùng ngồi cạnh ông Hồ Chí Minh khi ông Hồ mất nhưng năm 1994 qua Houston học, giáo sư nội khoa Ðặng Văn Chung nói cho tôi biết ông chính là người săn sóc và ngồi cạnh ông Hồ Chí Minh khi ông này mất.)

Năm 1976, học trò cũ của ông là Bác Sĩ Bùi Mộng Hùng từ Pháp cùng với vợ về VN đến thăm bệnh viện Bình Dân. Bác Sĩ Bùi Mộng Hùng là chủ tịch hội y sĩ Việt Kiều Yêu Nước tại Pháp, vào lúc tranh tối tranh sáng không ai lúc ấy biết ông Hùng qua Pháp chỉ làm giải phẫu thực nghiệm không hành nghề giải phẫu. Trong cảnh “hàng thần lơ láo” Giáo Sư Tâm đã đón tiếp ông học trò rất nhã nhặn bằng giọng rất “thâm” của anh đồ Nghệ để hỏi thăm học trò về tình hình chính trị bên ngoài và trong nước.

Bác Sĩ Trần Xuân Ninh đã có mặt trong buổi họp Hội Trí Thức Yêu Nước với sự có mặt của Tướng Võ Nguyên Giáp. Những trí thức ba mươi tháng tư đã có bộ mặt sợ hãi nịnh bợ nhưng “uy vũ bất năng khuất,” Giáo Sư Phạm Biểu Tâm phát biểu đàng hoàng chừng mực, vắn tắt, nhẹ nhàng không ca tụng chế độ hay nịnh bợ. Ông có tài nói chuyện thâm trầm đâm vào tim óc người nghe nhưng ông không dùng chữ hai nghĩa đôi lời nhiều ẩn dụ như những người đã sống lâu trong chế độ cộng sản.

Giáo Sư Trần Ngọc Ninh viết, sở dĩ Giáo Sư Phạm Biểu Tâm hành xử thẳng thắn (như lần ông qua bệnh viện Cộng Hòa cũ với Bác Sĩ Ðặng Phú Ân mai mỉa chế độ ưu đãi cho cán bộ cao cấp trong khi ở bệnh viện Bình Dân hai bệnh nhân nằm chung giường) là vì có “tâm của y sĩ phẫu khoa.” Tôi nhỏ hơn các thầy, nhìn lên, tôi thấy thầy là kết quả của hai nền giáo dục kim cổ, con người còn giữ tinh thần “kẻ sĩ” của tổ phụ, tinh thần nho giáo từ đời ông Tổ là Tổng Binh Phạm Tấn không thay đổi, dù ông theo Tây học, con người ấy thẳng thắn hơn nhờ tinh thầy Hướng Ðạo. Ông là cựu tráng sinh đoàn Lam Sơn Hà Nội với tráng trưởng Hoàng Ðạo Thúy.

Trưởng Mai Liệu nay 96 tuổi, lớn tuổi không về dự trại Thẳng Tiến 10 toàn thế giới ở Houston năm nay, thường hay kể cho chúng tôi nghe về Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm.

Tên ông có trong danh sách cố vấn hội Hướng Ðạo Việt Nam trước 1975. Trại toàn quốc lần chót ở Suối Tiên năm 1972 cũng có tên ông trong ban cố vấn. Các Bác Sĩ trưởng Hướng Ðạo như Bác Sĩ Trần Tiễn Huyến tổng ủy viên Hướng Ðạo, Bác sĩ Trần Bình Chi đạo trưởng hải đoàn Bạch Ðằng cũng thường nhắc đến trưởng Phạm Biểu Tâm trong những lần họp trại mặc dù tôi chưa được thấy ông mặc đồng phục Hướng Ðạo lại trong những năm 1970. Bác Sĩ Nguyễn Văn Thơ chủ tịch hội Hướng Ðạo cũng như trưởng Nghiêm Văn Thạch (ở Pháp) nhắc đến ông 12 năm trước ngày trại Thẳng Tiến 7 tổ chức ở Houston. Tôi cố tìm tên rừng của ông nhưng không ai nhớ. Tráng sinh lên đường là người trưởng thành, buổi tối mang ba lô vào rừng đi cắm trại một mình, tay cầm cây gậy từ cành cây chĩa đôi, hai con đường đi một chính một tà, người tráng sinh tự chọn và tráng sinh Phạm Biểu Tâm đã chọn đúng con đường Baden Powell ông tổ phong trào Hướng Ðạo vạch ra. Người Hướng Ðạo không làm chính trị, yêu nước với 3 lời hứa và giữ 10 điều luật. Người Hướng Ðạo có con đường tâm linh, không vô thần nên cho đến nay Hướng Ðạo quốc doanh của CSVN không được phong trào thế giới công nhận. Ngày trưởng Hướng Ðạo Thúy, tác giả cuốn “Ðội của tôi” cẩm nang cầm đội của các đội trưởng, theo ông Hồ Chí Minh làm giám đốc trường sĩ quan “Tông” triệu tập Ðại Hội Hướng Ðạo Việt Nam tại Hà Nội để thành lập “Hướng đạo cứu quốc” thuộc mặt trận Việt Minh, trưởng Võ Thành Minh (người thổi sáo bên bờ hồ Genève Thụy Sĩ ngày Hiệp Ðịnh Genève chia cắt đất nước) đã phản đối cùng với tráng sinh Phạm Biểu Tâm (Bạch Mã tráng khóa 5 tại Huế). Tráng sinh Tâm đã tuyên bố: “Không phải gia nhập cứu quốc mới là yêu nước. Hướng đạo là người yêu nước từ lúc tuyên hứa.”

Năm 1975, một lần nữa “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa,” các cán bộ cộng sản biết tiếng tăm của Giáo Sư Phạm Biểu Tâm đã đưa ông vào đại biểu thành phố, hội trí thức yêu nước khiến mọi người hiểu lầm con người Thanh Nghệ Tĩnh ấy là người cộng sản. Sự thật là tên tuổi ông được dùng vì người học trò cũ, Bác Sĩ Vân, cũng như Trưởng Khuê đạo trưởng Ðạo Cửu Long (Giáo Sư Tâm là trưởng ban bảo trợ Tráng đoàn Bạch Ðằng). Các hội viện hội Trung Việt Ái Hữu cũng đóng phần vào việc đưa tên tuổi ông vào các tổ chức gọi là yêu nước của cộng sản, hội trưởng Nguyễn Khắc Quyến là người hoạt động cho cộng sản bị Tổng Thống Ngô Ðình Diệm bắt khi chở gạo qua vĩ tuyến 18 tiếp tế khi VNCH cấm vận. Trong hội có những người Thanh Nghệ Tĩnh quốc gia như có Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm, Bác Sĩ Phan Huy Quát, Bác Sĩ Phan Quang Ðán nhưng một số khác hoạt động cho cộng sản.

Bác sĩ Trần Xuân Ninh kể chuyện một lần “láo” với thầy Phạm Biểu Tâm khi Bác Sĩ Ninh xem thường khu “răng hàm mặt” làm tôi nhớ đến một lần cũng “ngổ ngáo” sau ngày 30 tháng 4, 1975. Giáo sư Ðào Ðức Hoành di tản, Bác Sĩ Trần Ngọc Quang giảng nghiệm viên đi Pháp, Bác Sĩ Nguyễn Quang Huấn và Bác Sĩ Nguyễn Chấn Hùng đi tù cải tạo. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm đứng ra trông coi khu ung thư với chị Nguyễn Thị Thanh Thảo nội trú trên tôi một lớp điều hợp công việc. Một hôm trong phòng mổ tôi được sắp ca mổ tuyến giáp trạng với nội trú Nguyễn Tấn Lộc phụ mổ. Sau khi mổ xong tôi tự khoác lác khoe tài “chỉ có khu ung thư mới mổ tuyến giáp trạng đẹp như vầy,” nói xong tôi thấy Lộc và bà Phòng đánh thuốc mê im lặng không lên tiếng phụ họa, phòng mổ không một tiếng động, Lộc nhìn sau lưng tôi, quay lưng lại tôi mới biết thầy Tâm đứng sau lưng tôi không nói xem tôi mổ từ đầu! Ông im lặng không mắng tôi, không phê bình, quả thật là một người thầy đáng kính, mà có lẽ trong đời trên 30 năm dạy học ông cũng hiểu nội trú giải phẫu bệnh viện Bình Dân đa số ngông nghênh?

Năm 1989, Giáo Sư Phạm Biểu Tâm qua Mỹ, tôi không gặp lại thầy từ ngày thầy định cư đến ngày ông mất 10 năm sau. Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ năm ấy do Bác Sĩ Trương Ngọc Tích là chủ tịch đã đến thăm thầy với số tiền giúp thầy định cư nhưng thầy từ chối ngược lại thầy đã nhận số tiền nhỏ của tôi với bức thư trả lời của thầy gởi cho người học trò cũ. Ông đã vui vẻ viết về những chuyện xưa khi trong thơ tôi nhắc lại “những người cùng quê Thanh Nghệ Tĩnh đã xem thầy là đại ân nhân của họ” vì thầy đã chữa bệnh không lấy tiền ở bệnh viện St. Paul ngay cả những người phải giải phẫu. Thầy không làm phòng mạch tư nhưng làm việc thêm ở bệnh viện St. Paul. Thời buổi khó khăn trong những năm chiến tranh ông cũng giống như các bác sĩ khác phải kiếm sống để đắp thêm tiền lương công chức nhưng ông đã luôn giữ tư cách không để công tư lẫn lộn.

Năm 1995 tôi có dịp về thăm bệnh viện Bình Dân, ở phòng làm việc cũ của thầy nay là phòng làm việc của Bác Sĩ Văn Tần có treo hình thầy. Bác Sĩ Văn Tần treo hình ngay ngày thầy đi qua Hoa Kỳ đoàn tụ trong khoảng thời gian mà cả nước chỉ được treo hình Hồ Chí Minh. Tôi không phục Bác Sĩ Văn Tần vì ông không chính gốc Bình Dân, về Bình Dân từ quân đội để học hậu đại học phẫu khoa, nhưng hành động của ông đã thay đổi tình cảm của tôi dành cho ông. Thái độ quân tử thẳng thắn của thầy đã truyền qua người học trò nối tiếp con đường giải phẫu ngoại khoa tổng quát bệnh viện Bình Dân và trường Y khoa Sài Gòn .

Năm ngoái, sau bài viết về giáo sư Trần Ngọc Ninh, tôi nhận được điện thư của một người đàn em đồng nghiệp, thế hệ đàn em y khoa sau 1975 Bác Sĩ Hồng Minh đã viết: “may mắn em vẫn còn được học một số thầy ở Bình Dân và trường y khoa Sài Gòn . Ðược hưởng tình thâm thầy trò huynh đệ của gia đình y khoa mình thật là hạnh phúc, trong em tấm lòng và hình ảnh yêu thương người bệnh và học trò của các thầy cô đã giữ lại trong suốt thời gian còn lại tuy em chỉ được học với số ít thầy trong thời gian dài nhưng chỉ bao nhiêu đó cũng hình thành tính cách chung của gia đình y khoa Sài Gòn mà tận đến bây giờ em vẫn tự hào.” Tinh thần ấy của trường y khoa Sài Gòn đã có nhờ công của các giáo sư thành lập trường từ năm 1954 trong đó công của Giáo Sư Phạm Biểu Tâm rất lớn. Ðời người ngắn ngủi, trăm năm chỉ còn lại một tấm lòng và học trò y khoa qua bao thế hệ biển dâu vẫn không quên tấm lòng của người thầy giản dị khiêm nhượng Phạm Biểu Tâm.

Nguyễn Văn Tuấn - Trung Quốc mắng mỏ Việt Nam và tiêu chuẩn “yêu nước sâu sắc” của các quan chức



Tàu Cộng lên lớp
Nỗi đau khôn nguôi


Tôi nghĩ bất cứ người Việt nào còn lòng tự trọng dân tộc sẽ rất sốc và tức tối với cái tựa đề tiếng Anh “China scolds Vietnam for ‘hyping’ South China Sea oil rig row”(1). Tức giận vì chữ scolds, có nghĩa là “mắng mỏ”, dĩ nhiên là hàm ý tiêu cực. Trong tiếng Việt, mắng mỏ dành cho cha mẹ mắng con cái, hay anh mắng em út, cấp trên mắng cấp dưới. Vậy mà Tàu cộng nó dám mắng Việt Nam! Càng ngạc nhiên hơn, Việt Nam không có phản bác trước loại ngôn ngữ trịch thượng này!

Thật ra, nói công bằng thì Tàu cộng không dùng chữ scold; kí giả của hãng Reuters dùng chữ đó. Điều này có nghĩa là người ngoài cuộc nhìn vào những bình luận và phát biểu của Tàu cộng như là những lời mắng mỏ của đàn anh dành cho đàn em. Hình như báo chí VN không có đề cập đến bài báo này (?).

Ngoài ra, có báo ngoại quốc còn dùng nhiều từ nặng nề hơn như slap (tát tay, quở trách), reprimand (khiển trách). Tất cả đều có cùng ý nghĩa là xem Việt Nam chẳng ra gì.

Nhưng có lẽ chúng ta không ngạc nhiên về thói lô lỗ của các quan chức Tàu (2). Tôi cố gắng lí giải tại sao quan chức Tàu lại thô lỗ như thế, và vài lí do chủ yếu là mất dạy, gây ấn tượng kẻ cả, và tự cảm thấy cô đơn. Lớn lên và được huấn luyện trong môi trường Mao-ít thì chúng ta cũng không nên ngạc nhiên nếu thấy các quan chức Tàu thiếu chữ nghĩa và kém văn hoá lẫn văn minh, bởi vì tất cả những gì họ thấy là qua “ánh sáng” của Mao và của đảng.

Về thái độ kẻ cả, chúng ta thử đọc qua một nhận xét của bà Clinton. Trong một nhận định về thái độ và cách hành xử của quan chức Tàu, cụ thể là Dương Khiết Trì, bà Clinton kể rằng vào năm 2011 một hội nghị chính trị vùng ASEAN được tổ chức ở Hà Nội, Việt Nam phát biểu trước và đặt vấn đề tranh chấp và xung đột ở Biển Đông, và sau đó các bộ trưởng nước khác cũng nêu vấn đề. Đến cuối phiên họp, bà Clinton kể rằng ông Dương Khiết Trì tái hẳn cả mặt, và nhắc lại quan điểm chẳng dính dáng gì trong tranh chấp, là Tàu “là một nước lớn, lớn hơn tất cả những nước có mặt ở đây cộng lại”(3). Cái tư duy nước lớn mà ngu thể hiện ngay trong câu phát biểu, bởi vì nước lớn hay nhỏ thì có ăn nhập gì với lí giải.

Tàu rõ ràng cảm thấy cô đơn trên trường quốc tế, nên mất tự tin. Tàu cộng gây hấn với hầu hết các nước chung quanh. Từ Nhật, Ấn Độ, đến Triều Tiên và Hàn Quốc, tất cả Tàu đều có tranh chấp. Trong bối cảnh đó, các quan chức Tàu cảm thấy bất an, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Đó là tâm lí chung của người thiếu tự tin. Có lẽ đó là một trong những lí do mà Dương Khiết Trì tỏ ra vô giáo dục với phía Việt Nam.

Trước những lời phát biểu trịch thượng và vô lễ đó của Dương Khiết Trì trên mặt báo, Việt Nam phản ứng ra sao? Có thể nói rằng phản ứng của phía Việt Nam rất lịch sự và nhã nhặn. Bài báo của Reuters (4) cho biết “Vietnam took a more conciliatory tone” (Việt Nam dùng giọng hoà nhã hơn), và “Dung said Vietnam was always ‘grateful for the support and great help from China’” (Thủ tướng Dũng nói Việt Nam lúc nào cũng biết ơn vì sự yểm trợ và giúp đỡ lớn từ Tàu). Nhã nhặn và biết ơn. Có ai lịch sự và ăn ở có trước có sau như Việt Nam chưa?

Tôi tự hỏi nếu mình là quan chức VN và có mặt trong buổi thảo luận, tôi sẽ làm gì? Dĩ nhiên, tôi sẽ không dùng từ thô lỗ để trả đũa, vì như thế thì chẳng khác nào mình với chúng nó cũng đẳng cấp [thấp]. Nhưng chắc chắn tôi sẽ không nhân nhượng bất cứ lí lẽ nào của họ. Nếu họ nói “Tôi là nước lớn”, có lẽ tôi sẽ nói mỉa mai một chút và vào đề: “Đó là một quan sát thú vị nhưng hơi thừa vì ai cũng biết Tàu là lớn; tuy nhiên lớn không có nghĩa là có chân lí”, và giảng dạy “Vua Trần Nhân Tông của chúng tôi dạy rằng chỉ có nước lớn mới làm bậy và gây hấn“. Nếu họ nói “chẳng có gì phải tranh cãi Hoàng Sa”, thì tôi sẽ nói “Tôi không đồng ý với với quan điểm đó, vì trong thực tế những tranh cãi vẫn diễn ra, và Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam”. Nếu họ nói “Việt Nam quấy nhiễu giàn khoan”, tôi sẽ nói “Ngược lại, chính các ông mới khuấy nhiễu và khiêu khích chúng tôi; các ông cho tàu chiến, tàu ngư chính, tàu hải cảnh, và máy bay ra để đe doạ các tàu chấp pháp của chúng tôi; các ông đã cho tàu hải cảnh húc vào tàu cá của ngư dân chúng tôi và đã gây ra hai cái chết. Đáng lẽ các ông phải chính thức xin lỗi, chứ sao lại nói ngược như thế”.

Nếu họ tiếp tục ăn nói thô lỗ, tôi sẽ nhắc họ: “Xin nhắc các ông đây là một cuộc thảo luận ngoại giao cấp cao, đề nghị các ông duy trì chuẩn mực văn hoá trong đối thoại, và tránh dùng những từ ngữ có thể xem là trịch thượng và không phù hợp với quan chức của một nước lớn”. Nhưng chắc chắn một điều là tôi sẽ không nói lời cám ơn gì cả, vì đây không phải là dịp để nói lời cảm ơn. Đại khái vậy. Nhưng tôi chỉ tưởng tượng cho vui vậy thôi, chứ làm sao tôi có vai trò gì trong đàm phán.

Nếu những gì kí giả Reuters viết đúng về những ngôn từ mà Dương Khiết Trì phát biểu (và tôi nghĩ họ chẳng có lí do gì để nói láo) thì rõ ràng đó là những lới mắng mỏ trịch thượng. Đáng lẽ Việt Nam có thể phản bác mạnh mẽ hơn là những thông cáo báo chí đưa ra, nhưng rất tiếc điều đó chưa xảy ra. Chính sự khiêm tốn và thái độ hoà nhã của phía Việt Nam càng làm cho Tàu cộng lấn tới và xem chúng ta chẳng ra gì.

Mới đây, Bộ Nội vụ đề nghị rằng các quan chức cao cấp phải hội đủ tiêu chuẩn “yêu nước sâu sắc”. Tôi hiểu chữ “sâu sắc” là sẵn sàng bảo vệ danh dự của dân tộc và đất nước Việt Nam và có khả năng đáp trả thích đáng những phát biểu thô lỗ và xúc phạm của đối phương.

N.V.T.

(1) http://www.reuters.com/article/2014/06/18/us-china-vietnam-idUSKBN0ET0AC20140618
(2) http://www.nguyenvantuan.org/tin-tuc/tai-sao-quan-chuc-tau-tho-lo.aspx
(3) http://www.newrepublic.com/article/politics/magazine/82211/china-foreign-policy
(4) Nhưng bài báo của Rueters còn cho biết Thủ tướng Dũng cũng yêu cầu Tàu phải rút giàn khoan vì ông cho rằng đó là một vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Việt Nam. Đáp lại, Dương Khiết Trì nhấn mạnh Hoàng Sa là lãnh thổ cố hữu của Tàu, và không có tranh cãi gì về chuyện này. Dương Khiết Trì phàn nàn rằng Việt Nam liên tục sách nhiễu giàn khoan của Tàu một cách bất hợp pháp.

Người bên lề cõi sống - Ca sĩ Nhật Trường






National Geographic: The story of EARTH




Làng Hanok ở Jeonju (Hàn Quốc) được công nhận danh hiệu "Thành phố sống chậm" bởi nhịp sống bình yên. Nơi này cũng lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng xứ sở Kim chi. Mời xem đoạn video clip




Xe hơi hai bánh chạy bằng điện được giới thiệu bởi hảng Lit Motors, San Francisco, Hoa Ky`




GÀNH YẾN ( QUẢNG NGÃI )



Nét đẹp hoang sơ, hấp dẫn ở đây là do kiến tạo của địa chất, những khối đá dọc ngang thiên tạo như có đôi bàn tay tiền nhân dời đá, lấp biển tạo nên một bức thành lũy trước bão tố và kẻ thù.

Gành Yến, một thắng cảnh rất đẹp thuộc vùng biển xã Bình Hải, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.
Biển vùng Gành Yến cũng rất đa dạng sinh thái, đăc biệt là san hô. Vì vậy việc bảo tồn san hô, bảo vệ môi trường phát triển Gành Yến thành một điểm du lịch sinh thái, lặn biển, khám phá địa chất địa hình là sự lựa chọn phát triển bền vũng nhất.
 
                            Hoang sơ biển đẹp Gành Yến - 1
Một góc Gành Yến
Hoang sơ biển đẹp Gành Yến - 2
Cuộc sống đánh bắt hải sản trên Gành Yến
Hoang sơ biển đẹp Gành Yến - 3
Bãi đá ở Gành Yến
Hoang sơ biển đẹp Gành Yến - 4
Những khôi đá tự nhiên xếp ngang, chồng lên nhau tạo nên bức thành
Hoang sơ biển đẹp Gành Yến - 5
Những khối đá chạy dài từ đất liền ra biển Gành Yến
Hoang sơ biển đẹp Gành Yến - 6
Những khối đá đa dạng hình thù thật đẹp
                           Hoang sơ biển đẹp Gành Yến - 7
Trước đây có chim Yến làm tổ nên có tên gọi Gành Yến
Hoang sơ biển đẹp Gành Yến - 8
Sóng biển vẫn hàng ngày vỗ vào vách đá
Hoang sơ biển đẹp Gành Yến - 9
Hoa dại quanh vùng Gành Yến
                            Hoang sơ biển đẹp Gành Yến - 10
Đặc sản cua Huỳnh Đế ở Gành Yến
                            Hoang sơ biển đẹp Gành Yến - 11
Thắng cảnh Gành Yến chờ bạn khám phá…

Bắc Đẩu-- Nhạc Trần Thiện Thanh-- Ca sĩ Lâm Nhật Tiến và Nguyễn Hồng Nhung




                                                             


Người bỗng trở thành vì sao Bắc Đẩu,
lẻ loi tinh cầu đêm đen không dấu
Cây "Cầu Gà" nhỏ anh qua anh qua
Vì sao Bắc Đẩu trôi dạt đêm mưa,
người xa cách người, nước mắt tiễn đưa
đã thấy xót xa
Một lần anh đi đã thấy xót xa từ ngày hôm qua
Đây thinh không thiên thần lên tiếng hát,
chiêu hồn người từ hỏa ngục dương thế .
Kìa bầu trời Ngọc Bích đã thênh thang ...
Ôi ...lời mời gọi anh bước chân sang .
Xin muôn năm như vì sao sáng đó
Hỡi người định mệnh là vì sao lẻ .
Dậy đi Bắc Đẩu!
Bừng mắt dậy soi sáng thiên thu.
Người tên "Bắc Đẩu" chết trận hôm nao?
Một áo quan đóng vội một chuyến cuối phiêu du ...
"Có thấy dấu chiến xa của người của hôm qua ?"
"Có thấy chiếc mũ đen của người lạc trong đêm?"
Người tên "Bắc Đẩu" chết trận La Vang, liệm xác ba lần ...
Ngọc bích cũng tan chỉ còn vì sao thôi, chỉ còn vì sao thôi ...
Cuộc đời vài mươi năm
Người vội về xa xăm


Phát biếu của hai cựu sinh viên Kinh Thương Minh Đức từ Saigon đến San Jose tham dự đại hội Kinh Thương Kỳ 7 vào đầu tháng 6 năm 2014.




Đằng sau Phạm Văn Đồng là những ai? Tác giả Nguyễn Hưng Quốc

 
Cách đây hơn một tháng, khi nói đến những bế tắc của chính quyền Việt Nam trong cuộc đương đầu với sự bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc, hầu như mọi người đều cho đó là hậu quả của các chính sách sai lầm của đảng Cộng sản Việt Nam kể từ sau Hội nghị Thành Đô năm 1990: “Lấy giặc làm bạn”.

Bây giờ, khi Trung Quốc đưa vấn đề Biển Đông lên Liên Hiệp Quốc với những bằng chứng pháp lý sờ sờ về việc thừa nhận cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa là của Trung Quốc qua bức công hàm do Phạm Văn Đồng, Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, người ta mới thấy đảng Cộng sản Việt Nam đã từ bỏ chủ quyền trên Biển Đông từ lâu lắm, chỉ 4 năm sau Hiệp định Geneva phân đôi đất nước.

Từ đó, hầu như mọi sự phê phán đều tập trung vào Phạm Văn Đồng.

Dĩ nhiên, sự phê phán ấy hoàn toàn đúng.

Nhưng nên nhớ một điều: Phạm Văn Đồng thường than thở tuy ông là thủ tướng lâu nhất nhưng cũng là một thủ tướng bất lực nhất, bất lực ngay cả trong việc sắp xếp hay thưởng phạt nhân sự dưới quyền. Một thủ tướng không thể cách chức một chủ tịch tỉnh hay chủ tịch huyện liệu có thể một mình quyết định một chính sách quan trọng liên quan đến lãnh thổ và lãnh hải của đất nước như trong cái công hàm ông ký?

Chắc chắn là không.

Có thể khẳng định dứt khoát: tác giả của cái công hàm bán nước năm 1958 không phải chỉ là một mình Phạm Văn Đồng. Mà, ít nhất, của cả Bộ chính trị. Trong Bộ chính trị lúc ấy, Phạm Văn Đồng chỉ là người đứng hàng thứ tư, sau Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và Trường Chinh và trên Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh.

Không thể chỉ đổ tội cho một mình Phạm Văn Đồng mà quên đi cái tội của những người có quyền lực hơn ông, hơn nữa, có thể đã chỉ thị cho ông trong việc ký kết cái công hàm khốn nạn ấy.

Trong số những người ấy, không thể loại trừ Hồ Chí Minh.

Cây chùm ruột. Đi lòng vòng ở Florida hay California nhưng không thấy cây chùm ruột được trồng ở hai nơi chốn này và cũng như không thấy chợ VN bên này bán trái chùm ruột!



Có một loài cây da sần sùi, màu mốc xám, lá xanh, bông đo đỏ, trái vàng tươi mọc thành chùm dày, thường được dân gian miền Tây Nam bộ trồng sau vườn nhà hay nó tự mọc hoang ven các ao, kênh rạch. Người ta gọi đó là chùm ruột hay tầm ruột, nói trại thành chùm giuộc

Có lẽ tên gọi loài cây này bắt nguồn từ chùm trái của nó, giống như ruột động vật chăng? Thực ra, loài cây này có nguồn gốc từ vùng Madagascar và phổ biến khắp vùng Đông Nam Á, cây có thể cao lớn cả chục thước. 
Trái có hình dáng tương tự như bí rợ (bí đỏ) nhưng kích thước nhỏ hơn rất nhiều, chỉ cỡ ngón tay cái người lớn. Trái chùm ruột có loại chua thanh gọi là chùm ruột chua, có loại chua nhưng pha lẫn vị ngọt gọi là chùm ruột ngọt. Chùm ruột ra hoa vào đầu hè và kết trái mọng nước mấy tháng sau đó. 
 
Cây chùm ruột sau nhà! - 1
Trái chùm ruột
 
Hiện nay, nhiều người chọn trồng chùm ruột làm bon sai, cây cảnh bởi dáng vẻ độc đáo của nó. Nhưng có lẽ do các cành chùm ruột khá giòn nên phải tốn nhiều công sức cắt, tỉa.
 
Cây chùm ruột sau nhà! - 2
Cây chùm ruột
 
Từ lâu, trái chùm ruột được dân gian tận dụng trong nghệ thuật ăn uống thường nhật. Trái chùm ruột chín vàng hái về đâm lấy nước pha thêm đường là thứ giải khát, giải nhiệt trong những ngày hè oi bức. 
 
Trái chùm ruột đâm nát để làm nước mắm chua, cay, ăn với cá nướng, tép luộc. Cầu kỳ hơn người ta đem chùm ruột kho với cá. Cá rô, cá trê làm sạch để ráo, ướp với đường, nước mắm, bột ngọt, lựa chùm giuộc chín lặt sạch. Chờ cho cá thấm bắt lên bếp kho nhỏ lửa. Khi cá sôi, hớt sạch bọt rồi chùm ruột vào kho tiếp. Chùm ruột chín, nước chua của nó sẽ làm cho nồi cá kho dịu lại, chua chua mà lại ngọt ngào ngon miệng.
Rau mọc hoang trong các ao đìa như kèo nèo, rau mác, rau cần nước,… hái về chấm cá kho chùm ruột bên nồi cơm nóng vừa dân dã vừa đậm đà tình nghĩa quê hương.
 
Cây chùm ruột sau nhà! - 3
Cá kho chùm ruột
 
Lá chùm ruột cũng hái về chấm cá, mắm kho, đặc biệt món cá lóc nướng trui, ít khi nào trong dĩa rau rừng lại thiếu lá cây này. Lá chùm ruột cũng được dùng để gói nem, món ăn đã trở thành đặc sản vùng Lai Vung – Đồng Tháp. 
 
Cây chùm ruột sau nhà! - 4
Lá chùm ruột
 
Khi đến tết hay nhà có đám tiệc người ta lại dùng chùm ruột làm mứt. Chùm ruột chín lựa trái đều nhau, lăn sơ trên thớt cho chùm ruột dập, nước chua chảy ra bớt, rửa lại mấy lần với nước muối rồi nước lạnh. Để chùm ruột ráo, thì bắt chảo lên thắng đường rồi cho chùm ruột vào sên. Chùm ruột chín thấm đường ngả sang màu đỏ thẫm nhìn rất đẹp mắt. Bỏ trái mứt chùm ruột vô miệng với vị vừa chua, vừa ngọt nhấp chung trà sen tỏa khói đàm đạo chuyện thế sự, chuyện mùa màng, gia đạo quả là lắm điều thú vị dành cho các bậc cao niên. 
 
Cây chùm ruột sau nhà! - 5
Mứt chùm ruột
 
Đối với y học cổ truyền, nhiều bộ phận trong chùm ruột được tận dụng đề trị các bệnh thường gặp. Trái chùm ruột có vị chua, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, bổ gan, bổ máu, lá cây dùng đun nước tắm để chữa lở, mề đay.
 
Lá và rễ có tính nóng, rễ độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc rắn.
 
Dân gian thường hay dùng vỏ chùm ruột để ngâm rượu. Phơi khô vỏ thân cây, tán thành bột mịn, cho rượu trắng nồng độ cao để ngâm trong 10 ngày là sử dụng được.Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm, trừ tích ở phế. Rượu ngâm vỏ thân cây nhỏ vào tai chữa thối tai tiêu mủ, bôi chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, ngậm chữa đau răng, đau họng.
 
Cây chùm ruột sau nhà! - 6
Trái chùm ruột
 
Nhưng phải hết sức chú ý bởi phần vỏ cây và rễ chứa nhiều độc tố. nên tuyệt đối không được uống, hay tiếp xúc bằng đường miệng. Dân gian cho rằng lá chùm ruột, trái chùm ruột không thể thiếu kho ăn cá, tép nướng, nhưng tuyệt đối không ai bẻ nhánh chùm ruột làm gắp để nướng cả, vì nếu ăn phải chất nhựa trong da cây này nhẹ thì cũng choáng váng, nhức đầu, nặng hơn sẽ đau bụng dữ dội và nguy kịch đến tính mạng.
 
Ngoài ra những người mắc bệnh gout và sỏi thận không nên ăn chùm ruột, vì trái chứa nhiều a xít oxalic.
 
Cây chùm ruột sau nhà! - 7
Trái chùm ruột
 
Bên cạnh đó, người ta cũng có thể dùng trái chùm ruột ngâm rượu để nhâm nhi trong bữa cơm vừa giúp tiêu hóa, lại ngon miệng.
 
"Chung rượu chùm ruột ngọt nồng
Chút tình dân dã khiến lòng bâng khuâng" – Ca dao 

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Phỏng vấn Giám Mục Nguyễn thái Hợp, địa phận Vinh, Viet Nam :"Tại anh tại ả, tại cả đôi bên "



THE TANK MAN



RỬA SẠCH TÂM HỒN



 
Có câu chuyện về “cuốn sách và giỏ đựng than” có nội dung như thế này:
 
Tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách. Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông:
- Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ?
Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:
- Cháu ngoan, hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!
Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà. Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói:

- Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!

Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước. Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rang:
 
 - Đựng nước vào cái giỏ là điều không thể.
 
Rồi cậu bé đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:

- Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi! 

Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.

Ông xem này - Cậu bé hụt hơi nói – Thật là vô ích!

Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư… – Ông cụ nói – Cháu thử nhìn cái giỏ xem!

Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.

- Cháu của ông, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy !

NHỮNG LOÀI HOA ĐẸP LẠ KỲ

alt

alt

alt

alt




alt




alt




alt




alt




alt




alt




alt




alt




alt




alt




alt




alt




alt




alt




alt




alt




alt




alt






































































































































BÌNH MINH TUYỆT ĐẸP TRÊN ĐẢO CỒN CỎ



                                                      
Xung quanh đảo là những rặng đá trải dài ngày đêm vui đùa với những con sóng bạc đầu, những rặng san hô lững lờ dưới mặt nước tuyệt đẹp và đặc biệt hòn đảo rất thơ mộng mỗi lúc bình minh lên…

Sau hơn hai giờ đồng hồ đi bằng tàu từ biển Cửa Tùng (Vĩnh Linh – Quảng Trị) vượt hơn 20 hải lý, chúng ta đến được đảo Cồn Cỏ, một trong những hòn đảo có vị trí chiến lược, án ngữ giữa biển Đông và nơi được xem là vọng gác tiền tiêu của tổ quốc…
Đến với đảo Cồn Cỏ, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận được đó chính là sự thanh bình với cảnh biển trời tuyệt đẹp hòa quyện vào nhau. Những ghềnh đá đen kéo dài ra biển là nơi cư ngụ của các loại thủy hải sản quần tụ ở nơi đây. 
Ở giữa mênh mông sông nước khoảnh khắc tuyệt đẹp chính là thời điểm bình minh bởi khi ánh mặt trời soi sáng nơi đây cũng là lúc mà hòn đảo ngọc khoe vẻ đẹp long lanh của mình giữa đại dương…
Bình minh tuyệt đẹp trên đảo Cồn Cỏ - 1
Cảnh vật đang chìm trong giấc ngủ khi mặt trời chưa lên
Bình minh tuyệt đẹp trên đảo Cồn Cỏ - 2
Đèn Hải Đăng trên đảo thức trắng đêm để chỉ đường cho ngư dân
Bình minh tuyệt đẹp trên đảo Cồn Cỏ - 3
Và khi mặt trời ló rạng ở phía chân trời
Bình minh tuyệt đẹp trên đảo Cồn Cỏ - 4
Thì cũng là lúc người dân trên đảo Cồn Cỏ thu lưới
Bình minh tuyệt đẹp trên đảo Cồn Cỏ - 5
Nhiều du khách tự tìm cho mình những hình ảnh đẹp chìm trong nước
Bình minh tuyệt đẹp trên đảo Cồn Cỏ - 6
Một con cua ngơ ngác trước bình minh
Bình minh tuyệt đẹp trên đảo Cồn Cỏ - 7
Người dân trở về sau một đêm đi câu trên thuyền thúng
Bình minh tuyệt đẹp trên đảo Cồn Cỏ - 8
Không chỉ những rặng đá, trên đảo còn có cá một cánh rừng nguyên sinh với lớp động thực vật đa dạng
Bình minh tuyệt đẹp trên đảo Cồn Cỏ - 9
Nắng sớm rất chói chang chiếu xuống ghềnh đá vươn dài ra biển
Bình minh tuyệt đẹp trên đảo Cồn Cỏ - 10
Nhiều người hòa mình vào biển để ngắm những rặng san hô tuyệt đẹp dưới nước
Bình minh tuyệt đẹp trên đảo Cồn Cỏ - 11
Hay ngụp lặn để bắt ốc biển
Bình minh tuyệt đẹp trên đảo Cồn Cỏ - 12
San hô lững lờ dưới nước tuyệt đẹp
Bình minh tuyệt đẹp trên đảo Cồn Cỏ - 13
Rong rêu, tảo... bám mình vào những phiến đá
Bình minh tuyệt đẹp trên đảo Cồn Cỏ - 14
"Ngâm" mình dưới dòng nước biển
Bình minh tuyệt đẹp trên đảo Cồn Cỏ - 15
Một góc Đảo Cồn Cỏ nhìn từ ngoài biển