khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

Lê Dung hát Bài Ca Bị Xé, nhạc sỉ Đoàn Chuẩn và Từ Linh




Ai đốt Cô Tô thành vì đôi mắt giai nhân hề
Lửa cháy bao đêm ròng, thành quách tan
Ai trót nhấp men tình để Mỵ Cơ thương nhớ
Khi thác rồi, khi thác rồi, Tiêu Nhiễn vẫn còn mơ
Ai xui ta gặp nhau, để tình gây oán trái
Để tình anh bẽ bàng, và tình em lỡ làng
Và ngàn sau lá vàng khóc tình ta

Từ nay bèo trôi, cầu xiêu, con đò nát
Và mây đìu hiu cây rụng lá, thân mình về đâu?
Đàn chùng, dây phím lỡ, mái đổ nhà xiêu, nhẹ như tiếng khóc thầm.
Mây sầu vương chót núi, đường chia biên giới, người xa nhau mãi
Giấc chiêm bao đêm nào chìm trong sương khói thời gian.

Xưa có người Phù Sai rắc hoa vàng sau mỗi bước giai nhân
Đến bây giờ yêu không đành, mà ghét cũng không đành,
mà dứt cũng không đành

Rồi đây thời gian đổi thay con người mới
Bài ca tình yêu bay lộng gió trên đường về tim. 
Chịu được bao giông tố, cánh buồm mong manh,
nhẹ như cánh bướm vàng
Khi mùa Thu đến báo, tình duyên đã dứt, đường chia đôi lối
Gió nâng mây về trời đời nào quên cánh diều bay

Em khác gì Quỳnh Dao lúc phát lầm phung phí hết xuân xanh
Lúc đêm về thương cho đời, và cũng ghét cho đời,
và cũng chán cho đời
Mưa dồn trôi nước lũ xuôi dòng thả hết bụi nhơ,
xuôi dòng trầm câu hát tương tư
Nhủ lòng thôi hết những mùa Thu

Lá thu bay, về anh, như những cánh hoa đời em
Còn đâu cành hoa màu tím - đường đi dệt gấm vàng son
Lòng anh chua xót
Cánh hoa vì đợi anh rã rời, héo tàn úa vàng,
vùi sâu trong kiếp thời gian.






Đói và kỹ thuật bỏ đói










Phỏng vấn đại tá công an CSVN Nguyễn Đăng Quang







VN tuần qua, 8/4/2017







Những bản dịch thơ La Fontaine ra tiếng Việt







Nhiều tu sĩ Công giáo ký thỉnh nguyện thư về Formosa







Tuổi trẻ VN tìm hiểu lịch sử cận đại qua nhạc vàng







Lệ Thu hát Đợi Chờ, nhạc Phạm Đình Chương và Nhật Bằng







Thùy Dương hát TIẾNG DƯƠNG CẦM , nhạc sĩ Văn Phụng







Omar Akram độc tấu dương cầm SURRENDER







Khánh Ly hát Rồi Đây Anh Sẽ Đưa Em Về Nhà, nhạc Phạm Duy







Elon Musk's High-speed Hyperloop Track Ready For First Trial Run







The first tests of Elon Musk's revolutionary high-speed transport system could begin soon after Hyperloop One, one of 12 companies competing to make the idea a reality, completed its test track. 

The company has finished work on its 500 metre long testing tunnel, which is situated in the Nevada desert, near Las Vegas, and has a diametre of 3.3 metres. It is expected to run initial trials on the near-supersonic speed train in the first half of this year. 

Hyperloop One announced the news alongside 11 proposed routes for the super-fast transport, all of which are in the US. The longest proposed route is 1,152 miles from Cheyenne to Houston and the shortest 64 miles from Boston to Providence. 

It would take an average car 17 hours to travel the longest route, which would be cut down to just an hour and 45 minutes on the Hyperloop. 

The radical mode of transport, which could also travel from London to Manchester in 18 minutes, is being designed to hit speeds of up to 800mph. Designs for the Hyperloop look a bit like a train, but rather than running on wheels, its pods levitate and travel in a vaccuum. The frictionless environment allows them to move with little air resistance. 

The development follows last month's news that Hyperloop Transportation Technologies, another competing company, has started building the first passenger capsule. The pods will be able to carry 28 to 40 passengers at a time and depart every 40 seconds, the company said. They could be ready as early as next year. 

The Hyperloop is the brainchild of US billionaire and Tesla chief executive Musk, who proposed a competition to develop the technology out of frustration with the alternatives. 




Melania Trump Met China's President in a Red Dress Worth




The Valentino dress is a symbolic shade, as red is said to bring good fortune and happiness in Chinese culture. While Melania's exact dress is available to shop for a cool $5,490, she did make a small alternation to her daisy-embellished midi by shortening the skirt hem to fall just below the knee



Á Châu tuần qua, 8/4/2017







Chiến dịch tù nhân lương tâm tôn giáo







Đỉnh Cao Nhạc Vàng Bolero, nhạc phẩm Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn







Formosa Spill Case and Law







Hai gia đình tại Bình Thuận vượt biên lần hai đang chờ cứu xét tỵ nạn chính trị







Phụ nử VN và nạn đàn ông đa thê







Rick Nguyễn và Spot Trader







Nhà hoạt động môi trường Nguyễn Văn Hóa bị CSVN khởi tố tội danh "lợi dụng quyền tự do dân chủ" vào đúng ngày kỷ niệm 1 năm thảm họa Formosa.




Theo bản tin của VOV ngày 7/4, Hóa khai với công an rằng anh đã được trả 1.500 USD cho 16 bài viết trong 1 tháng về một số sự việc ở Việt Nam và công an cho rằng những thông tin trong các bài viết này “mang yếu tố phản động”.

Chỉ một vài người (là đảng viên Việt Tân) mà tạo được niềm tin cho hàng vạn người như vậy thì (Việt Tân)quả là đã đi vào tận trái tim, khối óc của nhân dân rồi. Nếu vậy thì Việt Tân hoàn toàn xứng đáng để lãnh đạo nhân dân VN, cùng nhân dân VN đi tới tương lai. Còn đảng CSVN, khi đưa việc này ra trước mọi người là tự vả vào mặt mình, là ngữa mặt lên trời mà phun nước miếng. Bởi vì cứ ngỡ châu chấu(VT) đá xe(CSVN), đâu ngờ đá cũng mẽ chứ chẳng vừa !



GIẶC TÀU CỘNG, CÚT KHỎI VIỆT NAM




Giặc Tàu Cộng Cút Khỏi VN from Vimeo.




Gặp gở giữa Trump và Tập: phản ứng và bình luận







San Francisco: Biểu tình chống Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ ngày 6/4/2017







Hubble Has Captured A Stunning Close-Up Portrait Of Jupiter







CON CHÁU HAI BÀ: PHỤ NỬ DŨNG CẢM MẸ NẤM NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH







Du lịch nước Pháp bằng hai cái nhấp chuột trên máy vi tính








Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Hoa Kỳ đang vươn vai, không cón "nổ cái miệng như đã dọa suông đe xoay trục về Châu Á nhưng cái trục là trục compas vẽ kỹ nghệ họa!" và so đầu rụt cổ như đã từng. Bụng Tàu Cộng Tập Cận Bình đang nhẩy lô tô xem Trump ra lịnh USS ROSS phóng hỏa tiển Tomahawk vào Syria







Thật bất ngờ khi rạng sáng ngày hôm nay, 7.4.2017, Tổng Thổng Mỹ Donad Trump ra lệnh cho Hải quân Mỹ bắn 59 quả tên lửa vào vào máy bay, đường băng và trạm xăng thuộc căn cứ không quân của Syria và các tên lửa của Mỹ đã bắn trúng mục tiêu.

Bất ngờ bởi mới tuần trước, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Nikki Haley nói rằng “Washington không còn ưu tiên cho việc lật đổ tổng thống Syria”.

Nhưng nước Mỹ, người Mỹ, trong đó có lãnh đạo tối cao – TT D.Trump đã buộc phải đột ngột thay đổi vì những tội ác dùng vũ khí hóa học của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad  để giết dân thường, làm ít nhất 70 người chết, trong đó có nhiều trẻ em tại thị trấn Khan Sheikhoun.

Vâng. Tội ác cần phải trừng trị ngay. Đó là thái độ và cách hành xử nhân văn lớn nhất của những con người chân chính. Tôi hoan nghênh động thái này của nước Mỹ, người Mỹ, trong đó có TT Donad Trump.

Vì rằng, trong thế giới ngày nay, cùng với một bộ phận nhân loại phát triển hướng về tâm, thiện, mỹ thì cũng có một bộ phận nhân loại lại hành trình tiến về phía tội ác. Trong đó, các nước do cộng sản cầm quyền và các nước duy trì thế chế độc tài là những nước điển hình đã và đang hình trình về phía tội ác. Con đường hành trình tội ác của những nước này ngày một lún sâu hơn, ngày một tàn bạo hơn, và dường như không còn có khả năng “quay đầu là bờ” như Kinh Phật đã dạy.

Mọi sự thương lượng bằng miệng trên bàn tròn hội nghị nhằm kiềm chế tội ác của những nước độc tài đã không đưa lại một sự chuyển biến rời bỏ tội ác nào mà nó lại như một cứu cánh để họ kéo dài thêm thời gian gây tội ác đối với chính đồng bào nước họ và đối với toàn nhân lọại. Sự kiềm chế bằng miệng đối với những cá nhân và thế chế độc tài thủ ác này, hiểu quả chỉ như “nước đổ đầu vịt”. Thực tế những hòa đàm, nhưng bàn thảo trên bàn hội nghị diễn ra trong nhiều năm qua, tốn kém trí tuệ, thời gian và của cải đã rất nhiều, rút cuộc độc tài không những không thay đổi được gì mà họ vẫn nhởn nhơ tiếp tục thủ ác. Những thế chế độc tài, những con người độc tài ngày một hiện nguyên hình là một ác quỷ. Họ đã và đang vào hùa với nhau, cấu kết với nhau, tạo nên sức mạnh để tiếp tục tàn phá con ngươi và thế giới. Họ còn tồn tại trên mặt đất ngày nào là họ sẽ gây họa cho con người ngày ấy. Họ không còn hội đủ các yếu tố lương năng để gọi là con người được nữa. Họ phải bị tiêu diệt.

Chỉ có thể tiêu diệt họ ngay bằng vũ khí thực sự mới tạo ra khả năng ngăn chặn và tiêu diệt được cái ác. Tôi cho đây là mệnh lệnh của thời đại mà nước Mỹ hùng cường, văn minh, cầm chịch cho nhân loại tiến bộ tiến bước trên con đường văn minh phải nhận lấy trách nhiệm tiêu diệt này.

Bất ngờ nổ súng vào căn cứ quân sự của nước độc tài Syria, nước Mỹ dưới thời TT Donad Trump đã gủi đến toàn nhân loại một thông điêp: Thể chế độc tài thủ ác cần phải tiêu diệt ngay và phải tiêu diệt bằng vũ khí nóng.






Như lời ông Thiệu đã tuyên bố: "ĐẤT NƯỚC CÒN, CÒN TẤT CẢ; ĐẤT NƯỚC MẤT, MẤT TẤT CẢ" - Thăm nhà cũ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu







Tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục bị đối xử hà khắc







Vì sao nhiều người vẫn tiếc thương nền Đệ Nhất Cộng Hòa?







Lm Đặng Hữu Nam chào tiễn biệt bà con giáo dân lên đường đấu tranh ...







Để thành công trong việc học tiến sĩ - Tác giả Nguyễn văn Tuấn



Không nói ra thì ai cũng biết học tiến sĩ là một quyết định lớn trong đời, và quyết định đó cũng có nghĩa là chấp nhận gian nan. Thời gian học tập (chủ yếu là nghiên cứu) có rất nhiều yếu tố bất định mà nghiên cứu sinh (NCS) không thể nào đoán trước được. Theo tôi thấy, đa số thí sinh sau khi học xong có nhiều kinh nghiệm cay đắng. Sau đây là vài điều cần xem xét trước khi dấn thân vào cái nghiệp học tiến sĩ.

1. Chọn thầy cho tốt

Thầy tốt là người có tiếng trong chuyên ngành. Những người thầy đẳng cấp quốc tế họ chỉ giao lưu với những người cùng cấp. Điều này có nghĩa là học với những thầy như thế mình có cơ hội tiếp xúc với những người danh tiếng, và giúp cho sự nghiệp postdoc hanh thông hơn. Xem website của họ (thường có liệt kê công trình nghiên cứu), xem họ công bố ở đâu, trích dẫn (nếu có) ra sao, từng làm việc với ai, nhất là trong 5 năm gần đây, để biết họ ở đẳng cấp nào. Thường, những người cấp Professor thì thoải mái hơn những người cấp Associate Professor và Assistant Professor vì hai cấp này đang phấn đấu, nên họ có thể khó khăn và đòi hỏi nhiều ở NCS.

Trong thế giới khoa bảng có nhiều loại thầy, và thể loại có ảnh hưởng đến sự thành bại của NCS. Tôi nghĩ có 3 dạng thầy chính:

• Vua chúa: dạng này xem NCS là nô lệ, hay lao động cấp thấp giá rẻ, chuyên sản xuất data cho họ. NCS không thể làm gì khác những gì họ yêu cầu làm. NCS không được cãi, chỉ có làm, làm, và làm. Lâu lâu NCS mới có ân huệ gặp họ một lần, và mỗi lần cũng chỉ vài phút. Dạng thầy này kì vọng NCS như là phiên bản nhỏ hơn của họ.

• Độc tài: dạng này khá tàn bạo, duy ý chí, chuyên đày đoạ NCS để cho ra kết quả họ muốn. Làm không ra cũng phải cố gắng làm cho ra kết quả. Loại độc tài này cũng giống như Tào Tháo, lúc nào cũng nghi ngờ và chất vấn NCS, và tìm mọi cách kiểm soát mọi hành vi của NCS. Họ cũng hành xử giống như những kẻ khủng bố. Dạng thầy này gặp NCS thường xuyên, nhưng không phải để giúp mà để hỏi "kết quả đâu".

• Đồng nghiệp: đây là dạng thầy NCS cần, vì họ xem NCS là người đồng nghiệp, họ khuyến khích NCS tìm cái mới không thuộc lĩnh vực của họ, họ sẵn sàng giúp cho NCS tiến xa hơn và mở rộng hướng nghiên cứu. Họ kì vọng NCS sẽ giỏi hơn họ, và họ ủng hộ trò ngay khi cả sau khi tốt nghiệp. Đây là dạng thầy NCS rất cần.

2. Chọn đề tài khả thi

NCS chỉ có 3-4 năm toàn thời gian để học và làm. Thời gian làm quen với chuyên ngành và học kĩ năng đã mất 1 năm trời. Còn 2-3 năm lại là nghiên cứu và công bố. Hãy tự hỏi mình trong thời gian đó, đề tài nghiên cứu có cho phép mình có cơ hội công bố. Tuy nhiên, đây cũng là một thoả thuận giữa thầy và trò (thường là do thầy áp đặt, chứ trò chẳng có tiếng nói nào cả).

3. Học viết và nói

NCS Việt Nam nói chung rất dở về nói, và càng dở hơn về viết. Nói ra điều này có thể làm cho nhiều người phản đối, vì họ nói có bằng tiếng Anh IELTS gì đó, nhưng trong thực tế mấy các điểm trong bằng đó giúp rất ít cho thời gian nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học là một thế giới riêng, và mỗi chuyên ngành có một văn hoá bộ lạc đặc thù, một ngôn ngữ đặc biệt mà NCS cần phải học thêm. Nói và viết là hai "kĩ năng mềm", nhưng hết sức quan trọng trong khoa học. NCS Á châu thường không được đồng nghiệp phương Tây "take seriously", nên kĩ năng nói và viết sẽ giúp họ vượt qua cái định kiến đó.

Cách học viết hay nhất là viết review paper. Không ai mời, mình cũng viết. Viết để có cơ hội cập nhật hoá và học tiếng Anh. Viết để làm quen với văn phong khoa học. Cách học nói hay nhất là tham gia các hội nghị, và cho ý kiến. Nên nhớ là cho ý kiến tốt và insightful để trước là học nói, sau là vừa giúp người ta vừa gây chú ý từ đồng nghiệp.

4. Hoạt động xã hội

Một kĩ năng rất quan trọng trong việc học tiến sĩ là học làm leader, mà theo kinh nghiệm của tôi thì NCS gốc Việt rất kém. Trong thời gian theo học, NCS nên tham gia vào những hoạt động xã hội như câu lạc bộ, như đóng vai trò tình nguyện trong các hội sinh viên tiến sĩ, tình nguyện làm những việc phụ tá trong hội nghị chuyên môn, v.v. Những việc này giúp cho NCS trở nên năng nổ, tích cực, và tập làm lãnh đạo, điều hành công việc. Nhưng đa số NCS Việt rất thụ động, họ chỉ lo học, chứ không quan tâm đến việc chung quanh, và điều này chỉ làm cho họ mất điểm trước các đồng môn khác. Nên nhớ, học tiến sĩ là một việc, nhưng đóng góp và phục vụ cũng là một việc quan trọng khác.

5. Networking

Để thành công trong khoa học, NCS cần phải tập văn hoá networking, có nghĩa là hoà mình vào cộng đồng khoa học, nhất là bộ lạc của mình. Phải biết ai là bậc "trưởng thượng" trong bộ lạc, ai đang điều hành, ai đang lên, v.v. để làm quen và tìm hiểu con đường đi của họ. Nên nhớ nguyên lí "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", và networking với các đồng nghiệp "sáng" trong bộ lạc giúp cho tương lai postdoc rất nhiều. Ngoài ra, cũng nhớ rằng nhiều sự việc quan trọng có khi không được bàn luận trong hội nghị, mà trên các bạn tiệc và những lúc đang giao lưu "rượu chè" với nhau; do đó, phải học cách giao lưu (học uống red wine) và học ngôn ngữ lóng của bộ lạc để mình không bị lạc hậu và được "take seriously."


Những ca khúc trước 1975 ở miền Nam được ưa chuộng vì bốn lý do - Tác giả Nguyễn văn Tuấn




Thứ nhất là đậm chất nhân văn. Nếu nhìn lại những bài ca trước 1975 ở miền Nam và so sánh với những sáng tác ở miền Bắc, tôi nghĩ ít ai có thể bác bỏ tính nhân văn trong các sáng tác ở trong Nam. Khi nói "nhân văn", tôi không chỉ nói đến những sáng tác về thân phận con người, mà còn kể cả những sáng tác thuộc dòng nhạc lãng mạn, trữ tình, nói lên cảm xúc của con người trước thời cuộc.

Người ta thường phân nhóm những sáng tác của Trịnh Công Sơn thành hai nhóm tình yêu và thân phận, nhưng tôi nghĩ cách phân nhóm đó cũng có thể áp dụng cho nhiều nhạc sĩ khác như Từ Công Phụng chẳng hạn. Tình yêu không chỉ là tình yêu đôi lứa, mà còn tình yêu quê hương đất nước ("Tôi đi xem để thấy những gì yêu dấu Việt Nam") và giữa người với người "Tôi yêu bác nông phu đội sương nắng bên bờ ruộng sâu"). Thỉnh thoảng cũng có một vài bài có chất "máu" (như câu "nhưng thép súng đang còn say máu thù" trong bài "Lính xa nhà"), nhưng cho dù như thế thì câu kết vẫn có hậu "Hẹn em khi khắp trời nở đây hoa có tôi về". Có thể nói rằng cái đặc tính nhân văn và nhân bản của những ca khúc trước 1975 ở miền Nam là yếu tố mạnh nhất để phân biệt so với các ca khúc cùng thời ngoài Bắc vốn lúc nào cũng có nhiều mùi máu và súng đạn.

Cái đặc điểm nổi bật thứ hai là tính nghệ thuật trong các ca khúc. Khi nói "nghệ thuật" tôi muốn nói đến những lời ca đẹp, giàu chất thơ, và những giai điệu đẹp. Những bài ca mà ngay cả từ cái tựa đề đã đẹp. Những Dấu tình sầu, Giáng ngọc, Mùa thu cho em, Nghìn trùng xa cách, Tuổi biết buồn, Thà như giọt mưa, Giọt mưa trên lá, Hạ trắng, Diễm xưa, Ướt mi, và biết bao tựa đề có ý thơ và sâu lắng như thế đã đi vào lòng người thưởng ngoạn. Thử so sánh những tựa đề của các sáng tác cùng thời ngoài Bắc như Bài ca năm tấn, Em đi làm tín dụng, Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng, Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc, v.v. thì chúng ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt.

Lời ca trong những ca khúc trước 1975 ở miền Nam cũng là những lời đẹp. Tôi thán phục những nhạc sĩ như Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Hoài Linh [không phải anh hề], Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Ngô Thuỵ Miên (và nhiều nữa) đã viết ra những lời ca đi vào lòng người. Không phải chỉ đơn giản nhân văn theo kiểu những ý tưởng trừu tượng trong sáng tác của Trịnh Công Sơn (ví dụ như "hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi", hay "Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau"), nhưng có khi đi thẳng vào vấn đề như Phạm Duy ("tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời"). Còn nhiều nhiều bài đã đi vào lòng người qua những lời ca đẹp và giản dị: "Hôm xưa tay nắm tay nhau anh hỏi tôi rằng: 'Những gì trong đời ta ghi sâu vào tâm tư / Không tan theo cùng hư vô, không theo tháng năm phai mờ / Tình nào tha thiết anh ơi?". Có những lời ca mà tôi nghĩ giới trẻ ngày nay có thể mỉa mai cười khẩy nói sến, nhưng tuổi trẻ thì thường chưa đủ lớn để cảm những câu như "Tình vui theo gió mây trôi / ý sầu mưa xuống đời / lệ rơi lấp mấy tuổi tôi / mấy tuổi xa người  / ngày thần tiên em bước lên ngôi đã nghe son vàng tả tơi." (Tình khúc thứ nhất, nhạc Vũ Thành An, lời thơ Nguyễn Đình Toàn). 

Không biết từ thuở nào mà tôi đã mê bài Trộm nhìn nhau của Trầm Tử Thiêng và đã từng dự báo rằng bài này có ngày sẽ nổi tiếng. Thời đó, tôi mới về thăm nhà sau 20 năm xa cách, và nhìn người xưa, tôi thấy những câu "Ðôi khi trộm nhìn em / Xem dung nhan đó bây giờ ra sao / Em có còn đôi má đào như ngày nào" sao mà hay quá, hợp cảnh quá. Chỉ trộm nhìn thôi. Lời nhạc rất thơ. Mà, thật vậy, đa số những lời ca trong các sáng tác trước 1975 được viết ra như vẫn vần thơ hoặc phổ từ thơ. Người phổ thơ thành nhạc hay nhất là Nhạc sĩ Phạm Duy, được xem như là một "phù thuỷ âm thanh". Chính vì thế mà âm nhạc trước 1975 có những lời ca sang trọng. Thời nay, trong môi trường những ca khúc dung tục, rất hiếm thấy những ca khúc có những lời ca đẹp như trước.

Lạ một điều là cũng là nhạc tuyên truyền (ở ngoài Bắc gọi vậy) hay nhạc tâm lí chiến (cách gọi trong Nam), nhưng những sáng tác trong Nam thì lại được người dân nhớ và xưng tụng. Sau cuộc chiến, những bài gọi là "nhạc đỏ", dù được sự ưu ái của nhà cầm quyền văn hoá, chẳng ai nhớ hay muốn nhớ đến chúng. Ngược lại, những sáng tác về người lính ở trong Nam thời trước 1975 thì lại còn lưu truyền và nuôi dưỡng trong lòng dân, dù nhà cầm quyền ra sức cấm đoán! Ngay cả những người lính miền Bắc cũng thích những bài hát về lính của các nhạc sĩ trong Nam. Tại sao vậy? Tôi nghĩ tại vì tính nghệ thuật và nhân bản trong những sáng tác ở miền Nam. Người lính, cho dù là lính cộng sản hay cộng hoà, thì vẫn cảm được những câu "Con biết xuân này mẹ chờ tin con / Khi thấy mai đào nở vàng bên nương" hay "Thư của lính, ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay". Những lời ca đó không có biên giới chính trị.

Đặc điểm thứ ba là tự do. Dù có kiểm duyệt, nhưng nói chung các nghệ sĩ trước 1975 ở miền Nam có tự do sáng tác. Không ai cấm họ nói lên nỗi đau và những mất mát của chiến tranh. Không ai "đặt hàng" họ viết những bài ca tụng lãnh đạo như ngoài Bắc. Thật vậy, nhìn lại dòng nhạc thời đó, chẳng có một ca khúc nào ca tụng ông Nguyễn Văn Thiệu cả. Có một bài ca tụng ông Ngô Đình Diệm, nhưng cũng chẳng ai ca vì nó được dùng trong mấy rạp chiếu bóng là chính. Thay vì ca ngợi "lãnh tụ" dòng nhạc miền Nam ca ngợi con người và dân tộc, nhưng cũng đồng thời nói lên nỗi đau của chiến tranh.

Trịnh Công Sơn viết hẳn một loạt "Ca khúc Da Vàng" (mà hình như cho đến nay vẫn chưa được phép phổ biến). Trong thời chiến mà họ vẫn có thể phổ biến những sáng tác không có lợi cho chính quyền. Những ca khúc như "Dù anh trở về trên đôi nạng gỗ / Dù anh trở về bằng chiếc xe lăn" chắc chắn không có cơ may xuất hiện trong âm nhạc miền Bắc thời đó (và ngay cả sau này). Một trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong thời chiến có lẽ là bài "Kỉ vật cho em" (phổ thơ của Linh Phương) với những lời ca ray rứt, bi thảm: "Anh trở lại có thể bằng chiến thắng Pleime / Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giã / Anh trở về anh trở về hàng cây nghiêng ngả / Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa / Anh trở về trên chiếc băng ca / Trên trực thăng sơn màu tang trắng." Nghe nói ca khúc này đã làm cho chính quyền VNCH rất khó chịu với nhạc sĩ.

Tiêu biểu cho tinh thần tự do sáng tác có lẽ là tự sự của Phạm Duy: "Tôi đưa ra một câu nói thôi: ‘Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi’ đất nước bơ vơ, nó rối bù đi thì tôi phải khóc thôi. Lúc nào mà đoàn kết thì tôi cười theo. Khóc cười theo mệnh nước. Cái xã hội mình nó rối tung lên như vậy thì làm sao mà mình …. thành thử tôi nghĩ rằng vấn đề là … Các anh yêu tôi thì nói là tôi có sự nghiệp hơi đầy đủ, hơi lớn một tí đấy, nhưng mà riêng tôi thì tôi thấy cho đến giờ phút này thì tôi hoàn toàn thất bại. Bởi vì đất nước đã thống nhất rồi mà lòng người thì không thống nhất, thành thử đại khái nếu mà tôi có chết đi thì tôi hãy còn gần như là tôi không được thỏa mãn."

Cái tính tự do còn thể hiện qua một thực tế là chính quyền thời đó không cấm đoán việc phổ biến các nhạc sĩ còn ở ngoài Bắc. Những sáng tác của Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Đoàn Chuẩn - Từ Linh, v.v. đều được phổ biến thoải mái trong Nam. Ngay cả bài quốc ca mà chính quyền vẫn sử dụng bài "Tiếng gọi thanh niên" của Lưu Hữu Phước vốn là một người cộng sản. Ngược lại, nhà cầm quyền ngoài Bắc thì lại cấm, không cho phổ biến các sáng tác của các nhạc sĩ trong Nam hay đã vào Nam sinh sống.

Đặc điểm thứ tư của âm nhạc ngày xưa là tính phong phú về chủ đề. Khác với nhạc ngoài Bắc cùng thời tất cả dồn cho tuyên truyền và kêu gọi chiến tranh, các sáng tác trong Nam không kêu gọi chiến tranh nhưng yêu thương kẻ thù. Nhạc thời đó đáp ứng cho mọi nhu cầu của giới bình dân đến người trí thức, từ người dân đến người lính, từ trẻ em đến người lớn quan tâm đến thời cuộc, từ tình yêu lãng mạn đến triết lí hiện sinh, từ tục ca đến đạo ca, từ nhạc trẻ đến nhạc "tiền chiến", từ nhạc tâm lí chiến (tuyên truyền) đến nhạc chống chiến tranh, nói chung là đủ cả. Không chỉ sáng tác bằng tiếng Việt mà còn trước tác hay dịch từ các ca khúc nổi tiếng ở nước ngoài để giới thiệu cho công chúng Việt Nam.

Tôi nghĩ 4 đặc điểm đó có thể giải thích tại sao những ca khúc dù đã được sáng tác hơn nửa thế kỉ trước mà vẫn còn phổ biến và được yêu chuộng cho đến ngày nay. Những cấm cản chỉ là biện pháp tuyệt vọng. Mai kia mốt nọ, nếu có người viết lại lịch sử âm nhạc, tôi nghĩ họ sẽ ghi nhận những sáng tác thời trước 1975 ở miền Nam là một kho tàng vàng son của âm nhạc Việt Nam. Như là một qui luật, những bài hát tuyên truyền thuần tuý, những bài ca sắc máu, những sáng tác kêu gọi giết chóc và hận thù sẽ bị đào thải, và thực tế đã chứng minh điều đó. Đó là những social infection, rất khó tồn tại trong lòng người thưởng ngoạn. Ngược lại, chỉ có những sáng tác đậm tính nhân văn, giàu nghệ thuật chất, và phong phú xuất phát từ tinh thần tự do thì mới tồn tại theo thời gian.


Hoàng Oanh hát Trộm Nhìn Nhau, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng







Khánh Ly hát Hối Tiếc, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng







Như Quỳnh hát Như Khói Mây Bay, nhạc sĩ Nguyễn Canh Tân







TÌNH KHÚC TRÚC SINH: THÀ RẰNG ANH NÓI







BỐN CÁCH NGĂN NGỪA CHÓ CẮN







Don’t run past a dog. The dog’s natural instinct is to chase and catch prey. If a dog threatens you, don’t scream.

Avoid eye contact. Try to remain motionless until the dog leaves, and then back away slowly until the dog is out of sight.

Don’t approach a strange dog, especially one that’s tethered or confined. If you choose to pet a dog, always let the dog see and sniff you before petting it.

If you believe a dog is about to attack you, try to place something between yourself and the dog, such as a backpack or a bicycle.


Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

Phỏng vấn Trịnh Bá Phương, con trai nhà dân chủ Cấn thị Thêu đang bị CSVN cầm tù







REAL ID Act -  Since January 22, 2018 to check in the airplanes at the US airports






TỎI - Tác giả Nguyễn Ý Đức




Tháng Chạp năm 1998, một cuộc hội thảo kéo dài hai ngày rưỡi đã được tổ chức tại New Port Beach, California, để thảo luận và trình bày kết quả nghiên cứu về công dụng củaTỏi. Hội thảo được Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ và Đại Học Pennsylvania bảo trợ, với sự tham dự của trên hai trăm khoa học gia, chuyên viên y tế, dinh dưỡng đến từ 12 quốc gia trên thế giới. Kết luận của hội thảo là các cuộc nghiên cứu trong nhiều năm qua đã xác định một số ích lợi của Tỏi đối với sức khỏe con người. Kinh nghiệm dân gian dùng Tỏi chữa bệnh. Chữ viết đầu tiên của dân Sanskrit cách đây 5000 năm đã nhắc đến TỎI nhiều lần. Trong mộ cô? Ai Cập 6000 năm về trước có những củ tỏi khô nằm ướp cùng với bộ xương. Sách Y học Ai Cập trên 3000 năm về trước có ghi hai mươi bài thuốc tỏi để trị một số bệnh như đau bụng, đau nhức khớp xương, nhiễm độc, cơ thể suy nhược. Công nhân xây đắp Kim Tự Tháp được cung cấp thực phẩm có tỏi để tăng cường sức lao động. Những giác đấu Hi Lạp, binh sĩ La Mã cũng được cho ăn tỏi để chiến đấu can trường, dũng cảm hơn.

Trong các cuộc hải hành, dân Virking đều mang tỏi làm lương thực và để trị bệnh khi cần đến. Tỏi đã được các vị thầy thuốc xưa kia ca ngợi như một dược thảo có giá trị. Ông tổ nền y học tây phương Hippocrates coi tỏi là môn thuốc tốt để trị các bệnh nhiễm độc, bệnh viêm, bệnh bao tử, và loại trừ nước dư trong cơ thể. Galen, một trong những danh y khi xưa thì ca tụng tỏi như môn thuốc dân tộc trị bá bệnh.Theo Y sĩ Dioscorides thời La Mã, tỏi làm giọng nói trong trẻo, làm bớt ho, làm thông tắc nghẽn ở mạch máu, làm nhuận tiểu, bớt đau răng, chữa bệnh ngoài da, và chữa cả hói tóc nữa. Vào thế kỷ 16, Alfred Franklin nói với dân chúng thành phố Paris là nếu họ ăn tỏi tươi với bơ vào tháng Năm thì họ sẽ được khỏe mạnh trong những tháng còn lại.

Trong thế chiến thứ nhất, người Nga đã dùng tỏi để trị bệnh nhiễm vi trùng. Họ gọi tỏi là "thuốc kháng sinh Nga Sô"; các bác sĩ Anh dùng tỏi để trị vết thương làm độc ở chiến trường. Khi có các dịch cúm vào đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, đã dùng tỏi như một phương tiện để chống lại sự hoành hành của bệnh.

Sách xưa có ghi lại câu chuyện về bốn tên trộm lừng danh ở thành phố Marseille: trong vụ dịch hạch kinh khủng ở thành phố này, có bốn tên trộm vẫn ngang nhiên vào nhà các người bị bệnh để trộm của mà không bị lây bệnh. Khi bị bắt, chính quyền hứa sẽ tha tội nếu họ nói bí quyết không lây bệnh. Bốn chú đạo trích khai là suốt thời gian dịch hạch, họ ăn rất nhiều tỏi tươi, do đó họ không bị bệnh.

Vào thời Trung Cổ, khi đi vào vùng phố nhiễm độc, các thầy thuốc đều mang nhiều nhánh tỏi để phân phát cho dân chúng cũng như để ngăn chặn xú uế xâm nhập vào mũi. Triết gia cũng có nhiều nhận xét về giá trị của tỏi. Celsius khuyên dùng tỏi để trị nóng sốt và bệnh đường ruột. Virgil thấy tỏi làm tăng sức lực của nông dân. Aristophanes thì nhắc nhở lực sĩ, chiến sĩ ăn tỏi trước khi xuất trận để chiến đấu cang cường hơn. Dân Nga xưa ngâm tỏi với rượu vodka, để lâu hai tuần rồi uống, tin là sẽ sống lâu. Dân Ukraine uống nước chanh ngâm tỏi để làm tăng sức lực, làm người trẻ ra.

Về niềm tin dị đoan, tỏi đã được dùng là vũ khí để trừ tà ma , quỷ quái ở Việt Nam ta. Dân Âu châu xưa rất sợ ma cà rồng hút máu và để xua đuổi, mỗi nhà đều cheo nhiều nhánh tỏi ở trước cửa. Văn tư. Ấn Độ giáo từ nhiều ngàn năm trước có ví một củ tỏi như một tráng sĩ diệt trừ yêu quái. Dân nài ngựa cheo vài nhánh tỏi vào cương để ngựa phi mau hơn. Nằm mơ thấy tỏi là điềm lành. Trong các cộng đồng Hebrew xưa kia, vài nhánh tỏi được trang điểm vào áo cưới cô dâu với niềm tin là cuộc hôn nhân sẽ muôn vàn hạnh phúc.

Dân Ai Cập so sánh hương vị cay hôi của tỏi với những thăng trầm của cuộc đời. Các tu sĩ nói với con chiên là khi họ cầm vài nhánh tỏi trên tay tức là đang cầm mọi phức tạp của cuộc đời. Và khi tuyên thệ, họ đặt tỏi trên bàn tay hay trên bàn thờ.

Bên Việt Nam ta, các cụ cheo tỏi trước cửa buồng đàn bà mang bầu để trẻ sinh được mẹ tròn con vuông, khỏe mạnh Trẻ con Ý sống trong trại tiếp đón, được cha mẹ cho mang một túi tỏi nhỏ trên cổ để ngừa bệnh tật truyền từ người này sang người khác. Dân Da Đỏ bắt chước đoàn thám hiểm Tây Ban Nha, dùng tỏi để trị các bệnh khó tiêu, đau bụng, đau tai và họ rất ít bị bệnh yết hầu vì mùi tỏi làm cuống phổi mở rộng, hô hấp sê? dàng.

Người Mỹ xưa kia chữa bệnh tim phổi bằng cách đắp tỏi giã nhỏ lên chân và họ giải thích là như vậy tỏi sẽ hút hết chất độc xuống để đưa ra ngoài. Tổng Thống Benjamin Franklin thích ăn súp nấu với tỏi, còn binh sĩ của Tổng Thống George Washington thì được thêm tỏi trong khẩu phần.

Vào đầu thế kỷ trước, bệnh lao rất phổ biến và khó trị vì chưa có thuốc kháng sinh. Các bác sĩ bèn chữa bằng tỏi và thấy là rất công hiệu để diệt vi trùng lao. Sau đó một thời gian, nước Mỹ bị dịch cúm và bệnh tinh hồng nhiệt, dân chúng bèn đốt tỏi trong nhà và hơi khói tỏi che trở nhiều người khỏi bị bệnh. Nhiều người còn nhai tỏi để ngửa bệnh cúm.

Đông Y việt Nam ta ghi nhận công dụng trị bệnh của tỏi như sau: tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa đầy chướng bụng, đại tiểu tiện khó khăn. Người âm nhu, nội thiệt, có thai, đậu chẩn, đau mắt không nên dùng.



Kết quả nghiên cứu công dụng tỏi với bệnh tật

Qua nhiều nghiên cứu khoa học và qua kinh nghiệm xử dụng của dân chúng, thì tỏi không những là một thực phẩm ngon mà còn có nhiều công dụng hỗ trợ việc trị bệnh. Xin nhắc lại là vào năm 1951, hai nhà hóa học Thụy sĩ Arthur Stoll và Ewald Seebeck đã tìm ra hóa chất chính của tỏi là chất Alliin và men Allinase. Hai chất này được giữ riêng rẽ trong tế bào tỏi và đóng góp vai trò quan trọng trong các công dụng y học của tỏi.

1-Tỏi và cholesterol.

Quan sát dân chúng vùng Địa Trung Hải, các nhà nghiên cứu thấy họ rất ít bị các bệnh về tim mạch mặc dù họ ăn nhiều thịt động vật và uống nhiều rượu vang. Nhiều người cho là do ảnh hưởng của rượu vang. Nhưng các bác sĩ ở địa phương thì cho là do uống rượu và ăn nhiều tỏi. Sự kiện này thúc đẩy các chuyên viên của Đại Học Western Ontario, Canada, để tâm nghiên cứu và họ kết luận rằng một dân tộc càng ăn nhiều tỏi thì bệnh tim mạch càng ít. Bằng chứng là dân Triều Tiên ăn nhiều tỏi và họ cũng ít bị bênh tim. Nhiều khoa học gia bèn nghiên cứu tương quan giữa tỏi và bênh tim ở súc vật trong phòng thí nghiệm. Họ đều thấy là tỏi làm chậm sự biến hóa của chất béo trong gan, khiến gan tiết ra nhiều mật, đồng thời cũng lấy bớt mỡ từ thành động mạch.

Các bác sĩ H.C. Bansal và Arun Bordia ở Ấn Độ nhận thấy khi ăn bơ với tỏi, cholesterol trong máu đã không lên cao mà còn giảm xuống. Năm 1990, nghiên cứu do bác sĩ F.H. Mader ở Đức cho hay, nếu mỗi ngày ăn vài nhánh tỏi thì cholesterol sẽ giảm xuống tới 15%. Một nghiên cứu tương tự ở Đại học Tulane, New Orleans do bác sĩ Ạ K. Jain thực hiện năm 1993 cho thấy người có cholesterol cao, khi dùng tỏi một thời gian, thì cholesterol giảm xuống được 6%. Đó là một sự giảm đáng kể. Bác sĩ Benjamin Lau, Đại Học Loma Linda, California cho biết tỏi giúp chuyển cholesterol xấu LDL thành cholesterol lành HDL.

Còn bác sĩ Myung Chi của Đại Học Lincoln ở Nebraska chứng minh là tỏi làm hạ cholesterol và đường trong máu. Một câu hỏi được nêu lên là tỏi có làm giảm cholesterol ở người có mức độ trung bình không? Các nhà nghiên cứu cho là tỏi có một vài ảnh hưởng, nhưng nếu cholesterol cao thì tác dụng của tỏi tốt hơn. Có bác sĩ còn cho là tỏi công hiệu hơn một vài âu dược hiện đang được dùng để chữa cholesterol cao trong máu. Do hạ thấp cholesterol trong máu, tỏi có thể ngăn ngừa nguy cơ một số bệnh tim. Đã có nhiều bằng chứng rằng cholesterol trong máu lên cao là nguy cơ đưa tới các bệnh vữa xơ động mạch và kích tim.


2-Tỏi và sự đông máu

Tỏi có tác dụng ngăn sự đóng máu cục, một nguy cơ của kích tim và tai biến động mạch não. Máu cục gây ra do sự dính chùm của tiểu cầu mỗi khi có dấu hiệu cơ thể bị thương để ngăn ngừa băng huyết Trong tỏi có chất Ajoene mà bác sĩ Eric Block, Đại học Nữu Ước, khám phá ra. Theo ông ta, chất này có công hiệu như Aspirin trong việc làm giảm sự đóng cục của máu, lại rẻ tiền mà ít tác dụng phụ không muốn. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của bác sĩ I.S. Menon là ở miền nam nước Pháp, khi ngựa bị máu đóng cục ở chân thì nông gia đều chữa khỏi bằng cách cho ăn nhiều tỏi và hành. Bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ trong trại Pendleton, California, cũng công bố là tỏi có chất ngừa đông máu do đó có thể làm máu lỏng và ngăn ngừa tai biến động mạch não, kích tim vì máu cục. Ngay cả ông tổ của nền y học cổ truyền Ấn Độ Charaka cũng ghi là " tỏi giúp máu lưu thông dễ dàng, làm tim khỏe mạnh hơn và làm con người sống lâu. Chỉ vì mùi khó chịu của nó chứ không thì tỏi sẽ đắt hơn vàng".

Các nhà thảo mộc học xưa kia cũng nói là tỏi làm máu loãng hơn.Tác dụng này diễn ra rất mau, chỉ vài giờ sau khi dùng tỏi. Chưa có trường hợp nào trong đó ăn nhiều tỏi đưa đến máu loãng rồi băng huyết, vì tỏi chỉ làm máu loãng tới mức bình thường thôi.


3-Tỏi và cao huyết áp

Tỏi được dùng để trị bệnh cao huyết áp ở Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước đây. Bên Nhật Bản, giới chức y tế chính thức thừa nhận tỏi là thuốc trị huyết áp cao. Năm 1948, bác sĩ F.G. Piotrowski ở Geneve làm thế giới ngạc nhiên khi ông tiết lộ kết quả tốt đẹp khi dùng tỏi để trị cao huyết áp. Theo ông ta, tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co hẹp, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm.

Các nghiên cứu ở Ấn Độ, Gia Nã Đại, Đức cũng đưa đến kết quả tương tự. Nhà sinh học V. Petkov thực hiện nhiều nghiên cứu ở Bulgarie cho hay tỏi có thể hạ huyết áp tâm thu từ 20-30 độ, huyết áp tâm trương từ 10 tới 20 độ.


4-Tỏi và cúm

Trong các dịch cúm vào đầu thế kỷ trước, dân chúng đã dũng tỏi để ngăn ngừa sự lan tràn của bệnh này. Y học dân gian nhiều nước đã chữa cảm cúm bằng cách thoa tỏi tươi mới cắt vào bàn chân. Trong dịch cúm ở Nga Sô Viết năm 1965, dân Nga đã tiêu thụ thêm trên 500 tấn tỏi để ngừa cúm. Trước đó, vào năm 1950, một bác sĩ người Đức đã công bố là tinh dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại mà không làm mất những vi sinh vật lành trong cơ thể. Bác sĩ Tarig Abdullah ở trung tâm nghiên cứu tại Tampa, Florida, công bố năm 1987 là tỏi sống và tỏi chế biến đều làm tăng tính miễn dịch của cơ thể với vi trùng, ngay cả HIV và làm giảm nguy cơ vài bệnh ung thư. Cá nhân ông ta đã liên tục dùng mấy nhánh tỏi sống mỗi ngày từ năm 1973 và chưa bao giờ bị cảm cúm.

Từ năm 1950, bác sĩ J. Klosa bên Đức đã dùng tỏi để chữa lành những bệnh đau cuống họng, sổ mũi, ho lạnh. Ông ta vừa cho bệnh nhân uống vừa ngửi tinh dầu tỏi. Theo ông ta, đó là nhờ chất Alliin trong tỏi. Trong bệnh cảm cúm, bệnh nhân thường sưng cuống phổi, bị ho, sổ mũi. Bác sĩ Irvin Ziment, California, nhận thấy tỏi có thể làm giảm những triệu chứng trên, làm bệnh nhân bớt ho, long đàm, thở dễ dàng và không bị nghẹt mũi. Theo vị thầy thuốc này thì vị hăng cay của tỏi kích thích bao tử tiết ra nhiều dịch vị chua; dịch vị này chuyển một tín hiệu lên phổi khiến phổi tiết ra nhiều dung dịch lỏng làm long đờm và đưa ra khỏi phổi. Các bác sĩ bên Ba Lan trước đây dùng tỏi để trị bênh suyễn và viêm phổi ở trẻ em


5-Tỏi và ung thư

Hiện nay đang có nhiều nghiên cứu coi xem tỏi có công dụng trị ung thư ở người như kết quả nhận thấy ở vật trong phòng thí nghiệm. Từ năm 1952, các khoa học gia Nga Sô Viết đã thành công trong việc ngăn chặn sự phát triển của một vài tế bào ung bướu ở chuột.Thí nghiệm ở Nhật Bản cho hay tỏi có thể làm chậm sự tăng trưởng tế bào ung thư vú ở loài chuột và tỏi có chất oxy hóa rất mạnh để ngăn chặn sự phá tế bào do các gốc tự do gây ra. Tại viện Ung Thư M.D. Anderson Houston, các bác sĩ đã cứu một con chuột khỏi bị ung thư ruột già bằng cách cho uống chất Sulfur trong tỏi. Được biết viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ đang đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu khả năng trị bệnh ung thư của hóa chất sulfur này. Nghiên cứu tại Sloan Kettering Memotial Medical Center cho hay nước triết của tỏi có thể ngăn chặn sự tăng trưởng tế bào ung thư nhiếp tuyến. Nghiên cứu tại Đại Học Pen State cho hay khi nấu tỏi bằng microwave oven thì khả năng chống ung thư giảm đi. Tác giả nghiên cứu, giáo sư Kun Song đề nghị trước khi nấu nên cắt tỏi và để ra không khí mươi phút thì giữ được khả năng này.


6-Tỏi như thuốc kháng sinh

Từ lâu, dân chúng tại nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng tỏi để chữa một số bệnh gây ra do vi khuẩn như kiết lỵ, bệnh tiêu chẩy, bệnh thương hàn, viêm cuống họng, mụn nhọt ngoài da, thối tai và tỏi được gọi là thuốc kháng sinh dân tộc. Trong hai thế chiến, tỏi được dùng để chữa vết thương cho binh sĩ tại chiến trường. Người ta cũng dùng tỏi để trị vết thương do côn trùng, rắn cắn. Nông dân, thợ săn đều mang theo tỏi phong hờ khi bị các sinh vật này cắn thì tự chữa. Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur đã chứng minh được công dụng diệt vi khuẩn của tỏi. Năm 1944, nhà hóa học Chester J. Cavallito, làm việc cho Winthrop Chemical Company ở Hoa Kỳ, đã phân tích được hóa chất chính trong tỏi có công dụng như thuốc kháng sinh. Đó là chất Allicin, chỉ có trong tỏi chưa nấu hay chế hóa. Kháng sinh này mạnh bằng 1/5 thuốc Penicilin và 1/10 thuốc Tetracycline, có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, xua đuổi hoặc tiêu diệt nhiều sâu bọ, ký sinh trùng, nấm độc và vài loại siêu vi trùng. Theo nhiều nghiên cứu, Allicin có tác dụng ức chế sinh trưởng vi khuẩn nhiều hơn là diệt chúng. Nói một cách khác, chất này không giết vi khuẩn đã có sẵn mà ngăn chặn sự sinh sôi, tăng trưởng và như vậy có thể ngừa bệnh, nâng cao tính miễn dịch, làm bệnh mau lành.

Nghiên cứu tại Brazil năm 1982 đã chứng minh là nước tinh chất của tỏi có thể chữa được nhiều bệnh nhiễm độc bao tử, do thức ăn có lẫn vi khuẩn, nhất là loại Salmonella. Các nghiên cứu tại Đại Học California ở Davis cũng đưa đến kết luận tương tự. Ngoài ra, tỏi cũng được dùng rất công hiệu để trị bệnh sán lãi, giun kim, các bệnh nấm ngoài da. Một nhà nghiên cứu đã hào hứng tuyên bố rằng " tỏi có tác dụng rộng rãi hơn bất cứ loại kháng sinh nào hiện có. Nó có thể diệt vi trùng, nấm độc,siêu vi trùng, ký sinh trùng lại rẻ tiền hơn, an toàn hơn vì không có tác dụng phụ và không gây ra quen thuốc ở vi trùng". Giáo sư Arthur Vitaaen, đoạt giải Nobel, cũng đồng ý như vậy. Do đó ta không lấy làm lạ là trong thế chiến thứ nhất, các bác sĩ Anh quốc đã dùng tỏi để chữa vết thương làm độc. Thực tế ra, tỏi được dùng với những nhiễm độc nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng. Chứ còn nhiễm trùng cấp tính mà lại trầm trọng thì kháng sinh âu dược vẫn công hiệu hơn và tác dụng mau hơn.


7-Tỏi với tuổi thọ.

Theo dân chúng vùng Ukraine, ngâm nửa kí tỏi cắt hay giã nhỏ bỏ vào nước vắt của 25 quả chanh, để qua đêm rồi mỗi ngày uống một thìa pha với nước lạnh, trong hai tuần sẽ thấy trẻ khỏe ra. Các nhà văn Ukraine tán là nếu uống thường trực thì con người sẽ cảm thấy trẻ trung. Nhiều vị cao niên Việt Nam ta đang có phong trào uống rượu ngâm với tỏi, tin tưởng là sẽ được cải lão hoàn đồng.

Một bài thuốc Rượu Tỏi được truyền tụng là tìm thấy từ mộ cô Ai Cập đang rất phổ biến. 40 gr Tỏi khô thái nhỏ ngâm trong 100 ml rượu lúa mới. Mười ngày sau có thể dùng được, ngày hai lần sáng và tối, mỗi lần 45 giọt. Ở vùng Balkan, số người thọ trên 100 tuổi rất cao và được giải thích là họ nhai nhiều nhánh tỏi mỗi ngày. Ngoài ra, Tỏi còn một số công dụng khác như: Nhà thiên nhiên học La Mã Pliny viết rằng tỏi mà đưa cay với rượu vang thì con người làm tình rất điệu nghệ. Do đó dân chúng La Mã ăn nhiều tỏi coi đó là thuốc kích dâm, gợi tình. Nghiên cứu mới đây ở loài chuột cho thấy tỏi có thể có tác dụng tốt trên các chức năng của não bộ, tăng trí nhớ và có thể nâng cao tuổi thọ. Theo bác sĩ Paavo Airola, một nhà chuyên môn dinh dưỡng tại Phoenix, Arizona, tỏi với các hóa chất sulfur của nó, có thể chữa được bệnh trứng cá, bệnh khí thũng phổi làm khó thở, khó tiêu bao tử, táo bón, cảm lạnh. Các nghiên cứu của bác sĩ D Sooranna và I Das bên Luân đôn cho hay dùng tỏi khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật , (cao huyết áp và đạm chất trong nước tiểu ) và làm tăng sức nặng của trẻ chậm lớn. Và cuối cùng là một nghiên cứu ở Monnel Chemical Senses Center, Philadelphia, cho hay khi mẹ ăn tỏi, con sẽ bú sữa mẹ lâu hơn và nhiều hơn vì tỏi làm tăng khẩu vị em bé.


Kết luận.

Công dụng của Tỏi với sức khỏe đang là đề tài hấp dẫn của các nhà dinh đưỡng cũng như y tế. Với công chúng thì phong trào dùng tỏi để tăng cường sức khỏe cũng khá phổ biến. Tuy nhiên cho tới nay các tổ chức y tế cũng chưa chính thức ủng hộ ý kiến sử dụng tỏi trong việc trị bệnh vì các kết quả nghiên cứu không đủ sức thuyết phục. Và lại kết quả nghiên cứu hiện nay đều có tính cách cá nhân với mục đích thông tin học hỏi và đa số dựa trên quan sát dịch tễ. Cho nên ngoài tác dụng diệt vi khuẩn của chất allicin, các nhà nghiên cứu cũng chưa xác định công dụng của nhiều hóa chất khác trong Tỏi. Trên thị trường có bán sản phẩm Tỏi chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì chỉ là chất bổ sung dinh dưỡng nên các sản phẩm này không được coi là thuốc, không đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan điều hành dược phẩm. Do đó món hàng không bị soi mói về thành phần cấu tạo, sự tinh khiết và có thể bầy bán tự do miễn là không quảng cáo khả năng trị bệnh. Cho nên sử dụng tỏi như một chất dinh dưỡng, một gia vị thực phẩm, hỗ trợ cho sức khỏe có lẽ là khôn ngoan hơn chứ cũng chẳng nên coi tỏi như một môn thuốc trị bệnh này bệnh kia mà bỏ qua những phương thức trị liệu đã được y khoa học công nhận. Kết quả các nghiên cứu về công dụng y học của tỏi cần được tìm hiểu thêm để đi đến một sự đồng thuận của giới y khoa học. Và đặc biệt với vị nào đang uống thuốc chống đông máu như aspirin thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ gia đình trước khi dùng sản phẩm Tỏi vì thực vật này có tác dụng loãng máu.





Thánh lễ trên biển - 1 năm thảm hoạ Formosa tại Hà Tĩnh 6/4/2017







Formosa - nhìn lại một năm thảm họa môi trường biển ở Việt Nam







Cộng Đồng tỵ nạn CSVN dàn trận biểu tình chống Tàu Cộng Tập Cận Bình













ANH HÙNG VN ĐUỔI TÀU CỘNG TẠI ĐẤT SÀI GÒN







Google Self Driving At Amsterdam , Netherlands







Đoàn Du Ca Bắc Cali trong nhạc hội MƠ MỘT NGÀY VỀ tại San Jose, CA, Ú







Tưởng nhớ nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, tháng 3/2017









Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Hàng ngàn Giáo dân xã Thạch Bằng kéo đến UBND Huyện Lộc Hà đòi công lý vì bị CA chém dân bắn dân...







Mười tám vua Hùng ngó xuống xem con dân Việt đi trẩy hội đền Hùng mồng 10 tháng 3 âm lịch nằm 2017







Đàm thoại giữa Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm vào tháng 3 năm 1946 tại Hà Nội



DIỆM: Ông muốn tôi làm gì?

HỒ: Tôi muốn ông làm chuyện ông vẫn muốn tôi làm, tức là hợp tác đễ tranh đấu cho đất nước được độc lập. Chúng ta cùng theo đuổi một mục đích. Chúng ta cần phải làm việc với nhau.

DIỆM: Ông có tội tàn phá đất nước và ông đã bắt giam tôi

HỒ: Tôi xin lỗi về chuyện đáng tiếc đó. Khi dân chúng bị ức hiếp nổi dậy, lỗi lầm không thể tránh được và chuyện bi thảm xảy ra. Nhưng tôi vẫn tin rằng hạnh phúc của nhân dân vượt lên trên những lỗi lầm đó. Ông có những điều oán hận chúng tôi, ta hay nên quên đi

DIỆM: Ông muốn tôi quên chuyện những người của ông đã giết chết anh tôi hay sao?

HỒ: Tôi không biết gì về chuyện đó. Tôi không dính dấp gì về cái chết của anh ông. Tôi cũng buồn phiền như ông về những chuyện quá đáng ấy. Làm sao tôi có thể làm một chuyện như thế khi tôi cho mời ông đến đây? Không những thế, khi cho đưa ông đến đây là tôi muốn mời ông giử một chức vụ quan trọng trong chính phủ

DIỆM: Anh tôi và con trai ổng chỉ là hai trong số hàng trăm người đã bị giết- và hàng trăm người khác đã bị phản bội. Sao mà ông dám mời tôi làm việc với ông


HỒ: Đầu óc ông chỉ nghĩ đến chuyên đã qua. Ông hãy nghĩ đến tương lai - chuyện giáo dục , chuyện cải thiện mức sống cũa nhân dân

DIỆM: Ông nói mà không suy nghĩ. Tôi làm việc vì lợi ích của quốc gia nhưng không chịu bị áp bức. Tôi là một người tự do. Tôi sẽ luôn luôn là một người tự do. Ông nhìn mặt tôi coi. Tôi có phải hang người sợ áp bức hay sợ chết không?

HỒ: Ông là một người tự do

-------

(Stanley Karnow, tác giả Vietnam: A History, ghi lại theo lời kể của Ngô Đình Diệm, trang 232-233 trong sách nêu trên)