khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

Bắt Trần Bắc Hà có phải để dọn đường đến nhà Ba Ếch (Nguyễn Tấn Dũng)?







Chuyện một con ốc - Tác giả Nguyễn Lân Thắng






Mấy hôm nay mình đang sửa nhà cửa. Lâu rồi không động chân tay đến mấy việc lặt vặt sửa chữa nên khá là bận rộn. Một ngày chỉ quáng quàng vào facebook độ nửa tiếng cho đỡ lạc hậu thông tin rồi lại cắm mặt vào đống dây điện, ống nước, gạch lát. Có vài chi tiết mình phải dùng mấy con bu lông inox nên bắt đầu lọ mọ lên internet đi tìm hiểu về nó. Phải nói rằng là thị trường vật liệu xây dựng và kim khí bây giờ rất phát triển nên cái gì cũng có. Tuy nhiên nếu tìm hiểu sâu về bu lông ốc vít mới thấy đúng là đồ sản xuất ở Việt Nam so với nước ngoài khác nhau một trời một vực.
 
Đây là mấy con bu lông M5 đầu bịt tròn, inox 304, mình đi lùng mua ở mấy hàng đầu phố Thuốc Bắc. Nhìn thoáng qua thì khá là đẹp, nhưng đến khi mua về mình mới thấy nó có vấn đề. Một sản phẩm kim khí đơn giản, thế giới đã làm ra cả trăm năm trước, vậy mà đến khi siết vào mình mới thấy nó rất tệ. Vặn hết cả mấy vòng ren vào độ rơ của nó rất lớn, cái cao cái thấp. Lâu nay mình vẫn nghe người ta nói Việt Nam còn chưa sản xuất nổi con ốc vít cho tử tế mà cứ đòi hội nhập quốc tế, đúng là sờ vào mới biết, nói không sai một ly nào.
 
Tại sao người Việt Nam nổi tiếng thông minh, cần cù, vậy mà không thể sản xuất ra một con ốc cho tử tế? Cũng chừng đó nguyên vật liệu, cũng một máy móc công nghệ như nhau, cũng mất công mất sức làm việc, tại sao nước ngoài họ làm ra cái gì là chuẩn cái đó? Nếu chỉ xét theo thuần tuý về mặt kỹ thuật thì không thể lý giải được. Rõ ràng ở đây chỉ còn có một vấn đề, đó là do yếu tố con người. Trong một bài giảng của tiến sỹ Lê Thẩm Dương, ông đã đúc kết đặc điểm lao động Việt Nam như thế này:
 
Rất cần cù, nhưng lại dễ thoả mãn.
 
Rất thông minh, nhưng lại dùng thông minh để đối phó.
 
Rất khéo léo, nhưng lại chỉ nửa vời, đại khái.
 
Rất thích tụ tập mà không liên kết.
 
Rất xởi lởi, nhưng lại hời hợt.
 
Rất đoàn kết, nhưng lại chỉ đoàn kết trong khó khăn. Lúc thuận lợi là thay sự đoàn kết bằng đố kị. Người ta nói rằng một thằng Việt Nam thì hơn hẳn một thằng Tây. Nhưng ba thằng Việt Nam chập vào là hỏng chuyện.
 
Tất cả những đặc điểm đó không dưng mà có. Nếu một người Việt Nam đi ra nước ngoài sống, anh ta dễ dàng loại bỏ những thứ xấu kể trên và phát huy rất tốt các mặt tích cực của mình. Nhưng một thằng Tây đến Việt Nam làm việc một thời gian, lâu dần rồi nó cũng mất đi tính chỉn chu kỷ luật của phương Tây, và rồi nó sẽ tệ không khác gì thằng Việt Nam.
 
Từ chuyện một con đinh ốc thôi, nhưng tôi muốn nói với các bạn rằng, nếu chúng ta không thay đổi điều nhỏ nhất như thế thì đừng nói đến chuyện thay đổi được thứ lớn hơn. Ai cũng mong muốn Việt Nam rồi sẽ có tự do dân chủ, có thịnh vượng. Nhưng đó chỉ là mơ ước. Muốn mơ ước trở thành hiện thực thì chúng ta phải thay đổi từ những điều nhỏ nhất. Giữ chữ tín. Làm việc của mình một cách chỉn chu. Biết tiết chế bản thân để làm việc theo nhóm. Từng ngày một chúng ta sẽ thay đổi tất cả để vươn tới một tương lai tươi sáng, nơi ở đó mỗi con người sẽ được sống một cuộc đời đầy sự sung túc bình an.
 
 
 
 

Ðường Chiều Lá Rụng - Tác giả Quỳnh Giao




Kỷ Niệm là ca khúc vừa sáng tác xong là Phạm Duy đưa cho con bé hát trên đài phát thanh. Hơn hai chục năm sau đó, khi mình còn ở ...miền Ðông và thực hiện lấy băng nhạc Hát Cho Kỷ Niệm theo lối thủ công nghệ, ông cẩn thận gửi lời giới thiệu qua một cassette. Ðấy là kỷ niệm khó phai, nghe lại là nhạt nhòa nước mắt.

Còn Ðường Chiều Lá Rụng là một dấu ấn khác của Phạm Duy, được ông viết khi còn trẻ, vào năm 1965, căn cứ theo tập nhạc “Hát vào Ðời” xuất bản năm 1969. Nhưng trong cuốn “Ngàn Lời Ca,” thì ông viết từ năm 1958, sau khi đi du học bên Pháp về. Ðiều này có lẽ cũng đúng, vì ông đã dùng những điều học được áp dụng cho ca khúc. Ðây là bài hát có nhạc thuật cao nhất của ông, với nét ngũ cung u uẩn và những chuyển đoạn liên tục, vừa khó hát, khó nghe và khó hòa âm.

Năm đó, khi vừa ráo mực, ông đưa tác phẩm cho nhạc sĩ Vũ Thành. Là trưởng phòng văn nghệ của đài Phát Thanh Sài Gòn và trưởng ban nhạc đại hòa tấu và hợp xướng Phương Hoa, Vũ Thành cũng cộng tác với đài Tiếng Nói Tự Do của Hoa Kỳ, chuyên phát các chương trình ra miền Bắc. Nổi tiếng khó tính, Vũ Thành lưỡng lự khi soạn hòa âm, vì Ðường Chiều Lá Rụng không dễ viết.

Nguyên tác của Phạm Duy là nhịp ý dìu dặt thiết tha trên ton Si thứ với nhiều quãng năm giảm (quinte diminué) làm nhiều ca sĩ trẹo lưỡi. Hát đúng giọng thì phải xuống nốt Fa thăng thấp (dưới hàng kẻ ba dòng) và lên nốt Fa thăng cao nhất (dòng kẻ thứ năm). Vũ Thành sửa lại, dùng nhịp 4/4 theo lối chậm rãi kể lể của một bản Slow và viết nhiều nốt liên ba (triolet) trong toàn bài, rồi còn hạ một cung, tức là ton La thứ. Viết xong, Vũ Thành quyết định thu thanh cho chương trình của đài Tiếng Nói Tự Do để phát ra Bắc, và vì thế trong Nam mình không được nghe.

Ông chọn Thái Thanh để trình bày tác phẩm bất hủ này. Ðấy là một chọn lựa tuyệt vời.

Thường ngày Thái Thanh vẫn nổi tiếng là cường điệu. Bà làm cho ca khúc thổn thức rũ rượi hơn và nồng nàn hơn nguyên bản. Nhưng với Ðường Chiều Lá Rụng qua hòa âm Vũ Thành thì mọi lối quằn quại điệu nghệ bỗng nhiên biến mất. Bài hát quá khó, khiến bà phải cẩn trọng từng chữ, hát sai và không theo dàn nhạc thì Vũ Thành “quạt” ngay, chẳng nể nang ai cả!

Thái Thanh hát nghiêm chỉnh, lại có cả dàn phụ họa của Anh Ngọc, Nhật Bằng, Phượng Bằng, Kim Tước, Mai Hương và Quỳnh Giao nữa, nên ca khúc là một tuyệt chiêu.

Như có lần người viết đã kể, khi di tản năm 1975, tài sản duy nhất được Vũ Thành đem theo là một số băng ghi âm các ca khúc quý giá ông làm cho đài Tiếng Nói Tự Do. Trong đó có Ðường Chiều Lá Rụng.

Tại hải ngoại, khi thực hiện đĩa nhạc thứ hai với tên Tiếng Chuông Chiều Thu, Quỳnh Giao chọn Ðường Chiều Lá Rụng vì yêu mến tác phẩm trứ danh này. Nhưng đưa cho Duy Cường nghe tape nhạc Vũ Thành thì bị lắc đầu: “Em không bao giờ làm giống ai và chẳng bị ảnh hưởng của ai hết!” Ðúng quá chứ! Rồi Duy Cường cũng loay hoay mãi không viết được. Anh không chịu đổi qua nhịp Slow như Vũ Thành, dù nhịp này dễ hát hơn nhiều.

Cuối cùng Duy Cường hòa âm theo kiểu ad lib, là tự do, chẳng có nhịp gì hết.

Cái khó là xưa nay ca sĩ hát ad lib thì nhạc sĩ đệm theo, chứ bao giờ lại có sự ngược là nhạc sĩ đàn ad lib và ca sĩ phải hát theo! Cường nói: “Chỉ có chị mới hát theo dàn nhạc được, và vì chị nên em mới thử nghiệm điều này.”

Hôm thu âm tại phòng thu Tomlinson, Phạm Duy đến nghe. Cô cháu hát thử câu đầu “chiều rơi trên đường vắng có ta rơi giữa chiều” bằng hai cách. Cách thứ nhất gần giống lối diễn tả của Thái Thanh, là láy vào chữ “vắng” và chữ “rơi.” Cách thứ hai là chỉ láy vào chữ “ta” mà thôi. Và hát rất đều giọng, nghiêm trang. Phạm Duy chọn cách thứ hai. Viết lại như vậy để chúng ta hiểu ý người sáng tác.

Cho tới giờ dường như số người hát Ðường Chiều Lá Rụng chỉ đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay. Riêng Phạm Duy thì nhắc đến ba người là Thái Thanh, Kim Tước và Quỳnh Giao. Mà người nghe chắc cũng ít. Nhạc đã thế, lời ca lại chẳng nhắm vào cảm quan mà đầy não tính…

Quỳnh Giao đã viết nhiều nên không dám nói thêm về các lời từ của Phạm Duy khi ông đưa tình yêu lên tận cõi chết. Ðường Chiều Lá Rụng là một tiêu biểu rực rỡ và rã rời nhất với hình ảnh đầy chất siêu thực. Nhưng giờ đây, khi ông đã ra đi, mà mình hát lại với nước mắt lưng tròng thì ca khúc lại tái sinh như một bức họa. Ông chuyển cung như dùng màu sắc để đổi ánh sáng và có nhiều câu báo hiệu lối viết sẽ thấy ở Trịnh Công Sơn về sau.

Một kỷ niệm cuối là khi ghi âm bài này với hòa âm của Duy Cường, Quỳnh Giao đã ỷ vào chỗ thân tình mà xin sửa một chữ ở câu cuối! Phạm Duy nghe lại, gật gù và cho phép!

Chiều tan trên đường tối, có ta như rã rời
Hồn ta như gò mối, đang chờ phút đầu thai.


Quỳnh Giao xin phép hát là “Hồn ta như gò mối, IM chờ phút đầu thai…”

Lá đã rụng, ông đã im. Chúng ta đang chờ ông trở lại.


 



Hoàn cảnh lịch sử của Trương Vĩnh Ký (Phần 4)







Hoàn cảnh lịch sử của Trương Vĩnh Ký (Phần 3)







Hoàn cảnh lịch sử của Trương Vĩnh Ký (Phần 2)







Hoàn cảnh lịch sử của Trương Vĩnh Ký (Phần 1)







Đâu là sự thật vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế đêm 8.5.1963? - Tác giả Chơn-Quả Phan-văn-Phước







Phỏng vấn đại tá Phan Kế Toại







Tản Mạn Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc Từ Câu Chuyện Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông - Tác giả Trần Văn Chánh







Nhận biết ung thư phổi ở giai đoạn đầu tiên







Phi thuyền thám hiểm của Mỹ đã đáp xuống Hỏa Tinh







Nhạc sỹ Thanh Bình với Tình lỡ







Đảo Phục sinh yêu cầu Anh trả lại một pho tượng lịch sử







Hãng hàng không Southwest phải xin lỗi vì nhân viên cười nhạo cái tên của một bé gái



Bà Traci Redford trả lời phỏng vấn trên một đài truyền hình Hoa Kỳ ABC7 rằng một nhân viên tại cửa sân bay hãng hàng không Southwest Airlines tại phi trường quốc tế John Wayne ở Quận Cam, Florida đã cười nhạo sau khi nhìn thấy tên cô con gái 5 tuổi của bà trên thẻ lên máy bay.

Bà cáo buộc nhân viên này thậm chí còn đăng tải hình ảnh thẻ lên máy bay của cô bé lên Facebook để những người khác cũng nhảy vào cười hùa theo.

Abcde – thực ra được đọc là ‘ab-city’ – và mẹ cô bé lúc đó đang bắt chuyến bay từ El Paso, Texas, về nhà.

Cô con gái của bà bị chứng động kinh, do đó phải được ưu tiên, thế nhưng bà nói người nhân viên đó đã cười vào mặt cô bé.
“Người đó bắt đầu cười, chỉ vào tôi và con gái tôi, rồi còn nói với những người khác,” bà Redford nói.
“Tôi quay lại và nói ‘Này tôi đang nghe thấy cô nói gì, và điều đó cũng có nghĩa là con gái tôi cũng nghe thấy, cho nên tôi rất biết ơn nếu cô dừng lại ở đây’.”

“Và trong khi tôi ngồi đó, cô ta thậm chí còn chụp hình thẻ lên máy bay và đăng lên mạng xã hội, cười cợt con gái tôi.”

Bà nói chính đăng tải nên bà mới biết tới sự việc và bà đã khiếu nại lên hãng.

Bà Redford nói con gái của bà bị tổn thương sau những gì xảy ra.

Hãng Southwest Airlines cho biết đã nói chuyện với nhân viên đó, nhưng họ từ chối công khai biện pháp xử lý.

Phát ngôn nhân hãng Southwest, Chris Mniz cho hay, đăng tải của người nhân viên đó là ‘không biểu đạt chính sách quan tâm, tôn trọng và văn minh’ của hãng hàng không.

Ông nói thêm ‘Hãng hàng không chúng tôi luôn tự hào vì sự hiếu khách dành cho tất cả các khách hàng’

“Chúng tôi đã theo đuổi chuyện này và nói chuyện với người nhân viên trong sự việc trên, và dù không công khai biện pháp xử lý cá nhân, nhưng chúng tôi xem đây là cơ hội để củng cố chính sách và nhấn mạnh sự mong đợi của hãng đối với các nhân viên.”

Theo dữ liệu của Cơ quan quản lý An Ninh Xã hội, có tổng cộng 328 em bé có cái tên Abcde kể từ năm 1990 đến 2013.


Việt Nam tuần qua, 1/12/2018







Á Châu Ngày Nay , 2/12/2018







Giải Nobel Hòa Bình cho Trần Huỷnh Duy Thức







Dạ Lữ Viện Saigon – Cholon





Ngày nay, người lớn tuổi, còn mấy ai nhớ được ở Sài Gòn từng có một Dạ Lữ Viện, cái biệt danh ấy chính là nơi thể hiện cái tình của Dân Saigon Xưa với người nghèo cơ nhỡ !

Dạ Lữ Viện Saigon – Cholon không hề có tên trên bản đồ, nguyên thuỷ là một khối kiến trúc rộng độ 200 mét vuông, toạ lạc tại mặt tiền đường Trần Hưng Ðạo nằm cạnh con hẻm 345, (Từ 1968 là Ty Cảnh Sát Công Lộ).

Cái tên Dạ Lữ Viện nghe hay, người thích đọc truyện kiếm hiệp của Kim Dung đắc ý lắm, một nơi quần tụ giới giang hồ hành hiệp trượng nghĩa hay nơi hang ổ của lục lâm thảo khấu. Dạ Lữ Viện có thể hiểu là nơi lưu trú công cộng dành cho những người không nhà, không tiền, có thể vào đây kiếm chỗ ngủ qua đêm. Ý tưởng xây cất một kiểu trại tế bần kiểu này mang cái tên Hán nôm hoa mỹ, có thể làm cho những con người vì hoàn cảnh nào đó phải rơi vào cảnh khốn cùng có vơi đi nỗi niềm thân phận. Người chân ướt chân ráo mới đến Saigon , chưa có chỗ ở, chưa tìm được việc làm. Ban ngày, những người này ra phố tìm việc, kiếm cái ăn, ban đêm phải trở về phạn điếm Dạ Lữ Viện . Quá giờ, đóng cổng, người nào về trễ đành ngủ vỉa hè. Dạ Lữ Viện là nơi tiếp nhận người nghèo không phân biệt độ tuổi và giới tính. Viện cung cấp cho mỗi người nghèo một chỗ nghỉ ngơi miễn phí trong vòng 7 đêm liên tiếp.. Tuy nhiên, những người về muộn do công việc hoặc do yêu cầu của chủ, có thể được vào nghỉ ngoài những khung giờ quy định trên đây. Riêng những người do cảnh sát dẫn đến được vào ngủ bất kỳ giờ nào trong đêm. Bên cạnh đó, Dạ Lữ Viện cũng tổ chức một văn phòng giới thiệu việc làm. Với danh sách người xin việc và thông tin việc làm được cập nhật mỗi tuần, Ngày nay, người lớn tuổi, còn mấy ai nhớ được ở Sài Gòn từng có một Dạ Lữ Viện, cái biệt danh ấy chính là nơi thể hiện cái tình của Dân Saigon Xưa với người nghèo cơ nhỡ !

Áo Dài Trong Âm Nhạc Và Văn Hóa Việt Nam







Lý do tại sao người VN tỵ nạn csvn chống ca sĩ đàm vĩnh hưng hát tại Mỹ?







Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

Giáo sư Bùi Duy Tâm viết: "Minh Đức phải có gì đặc biệt mà các trường khác không có. Minh Đức không có trường sở nguy nga, ban giảng huấn hùng hậu. Minh Đức chỉ là một con thuyền văn hóa giáo dục mong manh trên mặt đại dương đầy sóng gió nhưng những người trong thuyền cùng kẻ chèo lái biết yêu thương nhau, đồng lòng quyết tâm tiến đến một bến bờ “Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện” "



Mượn đỡ li khen ngi ca mt v giáo sư khác phân khoa: đủ ấm lòng, dù có hưởng "ké", chẳng sao  hết!




LM Bửu Dửơng và đại học Văn Khoa Saigon: Cái hug học-tập làm nền tươi mới, bắt kịp thời đại - Tác giả Phạm Quốc Bảo




"..Niên khóa 1964-65 tại Văn Khoa Sàigòn, trong lớp chứng chỉ Triết Học Trung Hoa, linh mục Bửu Dưỡng chỉ giảng dạy có một sách Đại Học của Tứ Thư (Đại Học- Trung Dung-Luận Ngữ- Mạnh Tử) mà thôi.
 
"Trước đó, tôi đã nghe nói linh mục Bửu Dưỡng chỉ chuyên dạy Luận Lý - Đạo Đức Học cả chục năm nay rồi, nhiều người đã khen ông dạy hay. Khi trực tiếp được học ông thì ngay từ đầu khóa, tôi đã thấy hệ thống suy tưởng của cá nhân mình có phần trục trặc với ông rồi: Câu đầu tiên của sách Đại Học là ‘ Đại học chi đạo tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện’, tóm tắt một cách đơn giản nội dung của câu này có nghĩa là ‘ diễn trình của cái học- tập lớn là ở chỗ làm sáng cái đức sáng, giúp người dân luôn đổi mới- phát triển- và chỉ dừng ở chỗ làm cái gì cũng toàn thiện được cả ’. Ông cho biết rằng trong việc giải nghĩa câu này, xưa nay toàn bộ các thuyết đều đồng ý với nhau hầu hết nội dung ý nghĩa, duy chỉ có chữ ‘tân’( của đoạn ‘tại tân dân’ ) thì đa số các học giả (đầu tiên là Tăng Tử ?) cho rằng chữ này chính xưa viết là chữ ‘thân’ mà chữ ‘thân’ cổ đồng âm với chữ ‘tân’, và được giải thích là ‘ làm mới lại người dân’; hơn nữa, họ còn lý luận liên hệ với ý nghĩa của một câu khác ở đoạn dưới nữa, vẫn trong sách Đại Học: ‘ Nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân’: ngày mới, mỗi ngày một mới, ngày lại mới. Câu này , theo tôi nghĩ, là kết quả của người quan sát thấy được lẽ biến dịch ở lãnh vực thời gian. Nhưng cũng có một số học giả khác( đáng chú ý hơn cả là Vương Dương Minh, học giả triều đại Nhà Minh) cho rằng chữ đó phải là ‘ thân’ (của đoạn ‘ tại thân dân’); thân đây là ‘làm thân’, tức là phải biết làm sao để thân cận được với người dân, rồi sau đó mới có thể ‘làm mới’ được người dân.
 
"Và suốt khóa học ấy, hễ cứ có cơ hội là tôi lại mở cuộc tranh luận với ông .
 
"Đầu tiên, các học giả xưa nay vẫn mặc nhiên công nhận rằng Tứ Thư- Ngũ Kinh là học thuyết do người xưa để lại, những câu những chữ trong đó là những nguyên lý mẫu mực toàn bích, hậu sinh chỉ còn mỗi một việc là cứ đào sâu nghĩa lý vàng ngọc trong ấy để noi theo mà thôi. Nhưng tôi cho rằng những kinh sách đó do Khổng Tử viết ra . "Chính ông cũng bảo là ông ta gom góp những kinh nghiệm của người xưa, rồi hệ thống lại mà thành( rút ý nghĩa ra từ những câu của Khổng Tử viết như ‘thuật nhi bất tác’, ‘ngô đạo nhất dĩ quán chi’..). Và ngay chính trong đời sống của ông, Khổng Tử cũng có thành đạt được gì đâu, ngoài công trình viết các kinh sách ấy để lại cho hậu thế!. "Xem thế, Tứ Thư -Ngũ Kinh không hẳn là vạch những nguyên tắc tuyệt hảo, nghĩa là những nguyên tắc sẽ có thể áp dụng hoàn toàn tuyệt đối đúng cho bất cứ cá nhân nào, tại bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào. Đó là chưa nói đến vấn đề ngôn ngữ mỗi dân tộc mỗi khác, ngữ nghĩa mỗi thời đại mỗi khác biệt nhau nữa.
 
"Do đó, sách Đại Học gồm những câu tóm tắt tinh túy tư tưởng, cách sống từ con người (đúc kết lại trước hết từ nội dung quán sát, sau đó được sắp xếp cho có lớp lang lại - tức hệ thống hóa- thành những nhận định, và cuối cùng thì phải được kinh qua thực nghiệm đã) của người xưa. Vậy, Đại Học có nghĩa là cái học lớn. Cái học lớn ở đây nôm na có nghĩa là ‘vấn đề học-tập chính của con người sống trong xã hội’: Học để hiểu biết rồi mà chưa thực hành nổi thì vẫn chưa phải là cái học lớn được. Sách Luận Ngữ có câu ‘Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ ’: Học hỏi mà có thời gian thực nghiệm được nữa thì còn gì vui bằng!
 
"Sau đó, tôi lý luận rằng câu mở đầu sách Đại Học này muốn trình bày một diễn trình học-tập qua ba giai đoạn có tính cách hỗ tương ảnh hưởng với nhau khi thực hiện, nhằm áp dụng cả cho từng cá nhân một và cho cá nhân thi thố trong xã hội nữa, mà căn bản cốt yếu vẫn phải phát xuất từ cá nhân là trước hết. Nếu đồng ý với lý luận trên thì chữ ‘thân’ ( ở đoạn ‘tại thân dân’) hợp lý hơn... Và đầu tiên,‘Minh đức’ phải được hiểu là gì đã. ‘Minh đức’ là cái đức vốn trong sáng của con người, nôm na có nghĩa là con người khi mới được sinh ra( thụ thai do kết hợp tinh hoa của cả cha lẫn mẹ và qua hành động tình dục của cả cha lẫn mẹ- gồm cả tinh-thần-thể chất của cha lẫn mẹ -, được nuôi dưỡng trung bình chín tháng mười ngày trong bụng mẹ, nói chung lại là kết tinh từ ‘dòng cha giống mẹ’, dương+âm một cách nhuần nhuyễn mới tạo thành đứa bé ra đời được) thì đã mang sẵn trong người cái căn bản sống, có thể gọi cách khác là ‘đức hiếu sinh’. Do đó, câu văn trên có thể giải dịch thành: ‘ Diễn trình học-tập (của con người) là luôn luôn làm sáng rõ lên cái đức vốn trong sáng của mình, luôn luôn thân cận ( để thấu hiểu và giúp) dân (tức là chính mình và người khác mình, được tiến bộ), và chỉ dừng khi nào làm trọn vẹn được như vậy thôi.’
 
"Trong khi đó, linh mục Bửu Dưỡng lúc nào cũng bầy tỏ thẳng thắn: Ông xưa nay vẫn coi nội dung của Tứ Thư-Ngũ Kinh là kim chỉ nam, nên hơi ‘khựng lại’ trước lập luận của tôi. Nhưng mặt khác, ông lại rất hài lòng với sự hăng say học tập của tôi. Ông chịu cách tôi gọi ‘ Đại Học chi Đạo’ là ‘diễn trình học-tập’. Ông đã liên tưởng để giảng giải thêm cho chúng tôi cùng nghe bằng cách nhắc lại câu của Khổng Tử là ‘Tri Hành thị nhất’ và câu của Vương Dương Minh sau đó cả trên dưới 20 thế kỷ là ‘Tri Hành hợp nhất’: Hai câu này cho thấy xã hội con người có phát triển thì dĩ nhiên hoàn cảnh xã hội sau phải phức tạp hơn hoàn cảnh xã hội trước đó; do đó, công việc ‘làm sáng rõ ra cái đức sáng’ cũng phải công phu hơn nhiều ở xã hội hiện diện sau; và người trí thức ở thời đại nào bắt buộc cũng phải hiểu rõ thời đại của mình; và nguyên tắc sống mỗi thời đại cũng phải biến đổi luôn cả cách thức diễn đạt mới, sao cho thích ứng đúng với nhu cầu của thời đại.
 
"Tuy nhiên, thủy chung ông vẫn chọn chữ ‘tân’ cho đoạn văn ‘tại tân dân’. Và trong khi tranh luận, ông nhắc đi nhắc lại một ý nhấn mạnh đại khái rằng làm người trí thức phải có trách nhiệm là luôn luôn tích cực phục vụ đúng mức cho lợi ích xã hội, mà nhân tố quan trọng nhất vẫn là sống gương mẫu bằng đời sống của chính mình. ..
 
"Theo ký ức, tôi chỉ nhớ lại được có bấy nhiêu. Rõ rệt nhất là bầu không khí tranh luận giữa thầy- trò xẩy ra thường xuyên như vậy, đôi khi cũng đỏ mặt tía tai với nhau , giọng nói cũng có khi gay gắt ... nhưng đến lúc tôi xong cái cử nhân giáo khoa, gặp lại thì chính linh mục Bửu Dưỡng ngỏ lời: Tôi lúc nào cũng sẵn sàng là ‘patron’ cho anh làm cao học đấy nhá"
 
 
 

Phỏng vấn Mẹ Nấm và Nấm tại Washington DC, ngày 16/11/2018






Báo động tình trạng nạo phá thai tại Việt Nam







Lụt tại thành hồ, tối 25/11/2018







Việt Nam giữa thương chiến







Ông Chum: "Con ơi, không biết đứa nào rắc lông ngỗng đầy sau đít. Chạy lè lẹ lên con, chóng ngoan nhé"







Taylor Swift - Delicate







Adele - Hello







Arcade Fire - Everything Now







X Ambassadors - Don't Stay







Vance Joy - Saturday Sun







CHÁNH TRỊ và TÀ TRỊ







Lính Mỹ và trận Mậu Thân Huế 1968







Trận KHE SANH







Pol Pot: The Journey to the Killing Fields







Khmer Rouge regime leaders found guilty of genocide







Ai từng trợ giúp phe Khmer Đỏ?







Ethiopia, nơi con người lần đầu biết đến cà phê - Tác giả Thomas Lewton và Alice McCool







Singapore và cái giá phải trả để giữ sạch thành phố- Tác giả Tim McDonald







So sánh giữa ăn lạt và ăn mặn- Tác giả Jessica Brown




Một số nhà khoa học cho rằng chế độ ăn ít muối cũng nguy hiểm như ăn nhiều muối. Thực tế như thế nào?

Năm ngoái, một video của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe nhẹ nhàng cho một chút xíu muối vào một miếng bí tết to tướng đã thu hút hàng triệu người xem trên mạng và vì vậy ông có tên giễu là 'nhúm muối'. Nhưng người ta không chỉ chú ý đến chi tiết đó của ông.

Chúng ta bị ám ảnh bởi muối - mặc dù có cảnh báo rằng chúng ta đang tiêu thụ quá nhiều và gây hại cho sức khỏe. Nhưng lại có một lập luận đối lại đang hình thành, gây nghi ngờ về hàng chục năm nghiên cứu và những điều làm sáng tỏ về những câu hỏi mà đến nay vẫn chưa trả lời được về món gia vị ưa thích này.
Natri, nguyên tố chính trong muối, rất cần thiết cho cơ thể chúng ta để duy trì sự cân bằng tổng thể về chất lỏng, vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng, và cho phép các dây thần kinh của chúng ta rung động với xung điện. Nhưng hầu hết các dân tộc trong lịch sử ăn nhiều muối hơn được khuyên, và các quan chức y tế khắp thế giới phải rất vất vả để thuyết phục chúng ta ăn ít muối đi.

Các hướng dẫn khuyến cáo người lớn không dùng quá 6g muối mỗi ngày. Ở Anh, chúng ta tiêu thụ gần 8g; ở Mỹ, 8,5g.

Nhưng chỉ 1/4 lượng tiêu thụ hàng ngày của chúng ta là muối ta thêm vào thức ăn - phần còn lại nằm ẩn trong thực phẩm ta mua, kể cả bánh mì, nước sốt, súp và một số ngũ cốc.

Sự nhầm lẫn còn do nhãn thực phẩm, các nhà sản xuất thường nói về lượng natri, chứ không nói muối, điều này có thể khiến chúng ta nghĩ rằng chúng ta tiêu thụ ít muối hơn thực tế. Muối được tạo thành từ cả ion natri và clorua. Trong 2,5g muối, có khoảng 1g natri. "Công chúng không nhận thức được điều này, và chỉ nghĩ rằng natri và muối là một thứ. Không ai nói với bạn điều này," chuyên gia dinh dưỡng May Simpkin nói.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng quá nhiều muối sẽ gây huyết áp cao, có thể dẫn đến đột quỵ và bệnh tim, và các chuyên gia đồng ý rộng rãi rằng bằng chứng tác hại của muối là thuyết phục. Cơ thể chúng ta giữ nước khi chúng ta ăn muối, làm tăng áp suất máu cho đến khi thận của chúng ta thải nó ra. Quá nhiều muối trong một thời gian dài có thể gây căng thẳng cho động mạch và dẫn đến áp suất máu cao kéo dài, được gọi là tăng huyết áp, gây ra 62% ca đột quỵ và 49% các bệnh tim mạch vành, theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

Một phân tích tổng hợp của 13 nghiên cứu được công bố trong hơn 35 năm cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 17% và nguy cơ đột quỵ cao hơn 23% do tiêu thụ thêm 5g muối mỗi ngày.

Như bạn có thể đoán, việc cắt giảm lượng muối có thể có tác động ngược lại. Trong một phân tích dữ liệu 8 năm về huyết áp, các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch khác và lượng muối ăn trung bình, thì các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng lượng muối tiêu thụ giảm 1,4g mỗi ngày có xu hướng làm giảm huyết áp- kéo theo giảm 42% đột quỵ tử vong và giảm 40% tử vong do bệnh tim.

Nhưng trong một chủ đề chung của các nghiên cứu quan sát như nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng rất khó để tách biệt hoàn toàn tác dụng của việc ăn ít muối hơn với các chế độ kiêng kỵ khác và lối sống khác. Những người có ý thức hơn về lượng muối họ dùng thì lại có nhiều khả năng ăn uống nhìn chung là lành mạnh hơn, tập thể dục nhiều hơn, và hút thuốc và uống rượu ít hơn.

Các thử nghiệm dài hạn và ngẫu nhiên so sánh những người ăn nhiều muối với người ăn ít muối có thể tìm ra nguyên nhân và tác động. Nhưng có rất ít nghiên cứu như vậy vì lý do kinh phí và các liên quan về đạo đức. "Các thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy tác động của muối đối với cơ thể hầu như không thể thực hiện được," Francesco Cappuccio, giáo sư dược tim mạch và dịch tễ học tại trường y khoa của đại học Warwick và là tác giả của báo cáo tổng kết 8 năm, nói.

"Nhưng cũng không có thử nghiệm ngẫu nhiên nào về béo phì, hay hút thuốc, mà, như ta biết, sẽ gây tử vong."

Trong khi đó, bằng chứng quan sát thì vô cùng nhiều. Sau khi chính phủ Nhật Bản đưa ra một chiến dịch thuyết phục mọi người giảm lượng muối ăn vào cuối những năm 1960, thì lượng muối giảm từ 13,5g xuống 12g một ngày. Trong cùng thời gian đó huyết áp dân chúng giảm và tử vong đột quỵ giảm 80%. Ở Phần Lan, lượng muối ăn hàng ngày giảm từ 12g vào cuối những năm 1970 xuống chỉ còn 9g vào năm 2002, và tử vong do đột quỵ và bệnh tim trong cùng thời kỳ đó giảm 75-80%.

Các đột quỵ khác

 
Nhưng một yếu tố phức tạp nữa là tác động của việc tiêu thụ muối lên huyết áp và tình trạng tim là khác nhau tùy theo cá nhân con người.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự nhạy cảm với muối thay đổi tùy theo người - tùy thuộc vào các yếu tố thay đổi đa dạng như sắc tộc, tuổi tác, chỉ số khối lượng cơ thể, sức khỏe và tiền sử gia đình về huyết áp. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có độ nhạy cảm cao với muối thì dễ bị rủi ro hơn về cao huyết áp liên quan đến muối.

Thực tế, một số nhà khoa học hiện đang tranh luận rằng chế độ ăn ít muối cũng là một yếu tố nguy cơ gây huyết áp cao như ăn nhiều muối. Nói cách khác, có một đường cong hình chữ J hoặc chữ U với một ngưỡng ở dưới cùng, tại đây các rủi ro lại bắt đầu tăng lên.

Ví dụ, một phân tích tổng hợp đã tìm thấy mối liên hệ giữa lượng muối tiêu thụ thấp với các sự kiện liên quan đến tim mạch và tử vong. Các nhà nghiên cứu lập luận rằng tiêu thụ muối ít hơn 5.6g hoặc nhiều hơn 12.5g một ngày đều có liên quan xấu đến sức khỏe.

Một nghiên cứu khác liên quan đến hơn 170.000 người cũng có kết quả tương tự: mối liên hệ giữa lượng muối ăn thấp (nghĩa là dưới 7,5g) với việc tăng nguy cơ các biến cố tim mạch và tử vong ở những người có huyết áp cao cũng như người không có huyết áp cao, so với người ăn muối 'vừa phải' (tối đa 12,5g một ngày, tức 1,5 đến 2,5 thìa cà phê muối). Lượng tiêu thụ 'vừa phải' này là gấp đôi lượng tiêu thụ hàng ngày được khuyến nghị ở Anh.

Tác giả chính của nghiên cứu này, Andrew Mente, một nhà dịch tễ học dinh dưỡng tại đại học McMaster ở Ontario, kết luận rằng việc giảm lượng muối từ cao đến trung bình làm giảm nguy cơ huyết áp cao, nhưng không có lợi ích sức khỏe ngoài việc đó ra. Và tăng lượng muối từ thấp lên trung bình cũng có thể giúp ích.

"Việc phát hiện của một điểm tốt ở khoảng giữa là phù hợp với những gì bạn mong đợi cho bất kỳ chất dinh dưỡng thiết yếu nào... nơi mà ở mức độ cao thì bạn bị độc tính, và ở mức thấp bạn bị thiếu," ông nói. "Một mức độ tối ưu luôn luôn có được ở đâu đó trong khoảng giữa."

Nhưng không phải ai cũng đồng ý.

Cappuccio nói rõ ràng là giảm ăn muối sẽ làm giảm huyết áp ở tất cả mọi người - không chỉ với những người ăn quá nhiều muối. Ông cho biết làn sóng nghiên cứu trong những năm gần đây kết luận những phát hiện trái ngược là yếu ớt, bao gồm cả những người tham gia yếu sức khỏe, và dựa vào dữ liệu có sai lệch - trong đó có nghiên cứu có của Mente, sử dụng xét nghiệm nước tiểu theo giờ vào lúc đói của những người tham gia, thay vì 'tiêu chuẩn vàng' là phân bố thành nhiều thử nghiệm trong suốt thời gian 24 giờ.

Sara Stanner, giám đốc khoa học tại tổ chức từ thiện của Quỹ Dinh Dưỡng Anh, đồng ý rằng bang chứng của việc giảm lượng muối ăn ở những người bị huyết áp thấp và có nguy cơ mắc bệnh tim là rất lớn. Và không có nhiều người ăn muối ở mức độ thấp bằng 3g, mức mà một số nghiên cứu này gọi là thấp nguy hiểm.

Điều này sẽ khó xảy ra, Stanner nói, do lượng muối có săn trong thực phẩm chúng ta mua.

"Phần lớn muối chúng ta tiêu thụ là trong thực phẩm hàng ngày," bà nói. "Đây là lý do tại sao việc định lại công thức trên toàn mạng lưới cung cấp thực phẩm là cách tiếp cận thành công nhất để cắt giảm mức độ muối quốc gia, như đã được thực hiện ở Anh."

Các chuyên gia cũng có quan điểm mâu thuẫn nhau về việc liệu việc dùng nhiều muối có thể được bù đắp bằng chế độ ăn uống lành mạnh khác đi và tập thể dục hay không. Một số người, bao gồm Stanner, nói rằng một chế độ ăn giàu kali, có trong trái cây, rau quả, các loại hạt và sản phẩm của sữa, có thể giúp bù đắp được các tác dụng xấu của muối đối với huyết áp.

Ceu Mateus, giảng viên cao cấp về Kinh Tế Y Học ở đại học Lancaster, khuyên rằng chúng ta nên ưu tiên cho nhận thức là muối đã ẩn trong chế độ ăn uống của mình thay vì cố gắng tránh hẳn nó.

"Những rắc rối chúng ta gặp phải do dùng nhiều muối có thể cũng tương tự như rắc rối khi dùng quá ít, nhưng chúng ta vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu những gì diễn ra ở đây. Trong khi chờ đợi, một người khỏe mạnh bình thường có thể điều chỉnh với lượng nhỏ," Mateus nói.

"Chúng ta nên biết rằng quá nhiều muối là thực sự có hại, nhưng không nên loại bỏ nó hoàn toàn trong chế độ ăn uống."

Mặc dù những nghiên cứu gần đây lập luận về nguy cơ tiềm ẩn của chế độ ăn ít muối, và sự khác biệt cá nhân về độ nhạy cảm với muối, nhưng kết quả xác lập của những nghiên cứu hiện tại là quá nhiều muối chắc chắn làm tăng huyết áp.


Tuổi nào tốt nhất để học một ngôn ngữ - Tác giả Sophie Hardach




Khi nói về học ngoại ngữ, chúng ta dễ nghĩ rằng trẻ em là giỏi nhất. Nhưng có thể không phải là như vậy - và khi đã lớn tuổi, lại có thêm những lợi thế để bắt đầu học.

Đó là vào một buổi sáng mùa thu nhộn nhịp tại trường mẫu giáo Tây Ban Nha, một trường song ngữ ở phía bắc London. Các phụ huynh giúp trẻ nhỏ cởi mũ bảo hiểm và áo khoác đi xe đạp. Các giáo viên chào đón các em bằng cái vuốt ve và nói nhỏ nhẹ "Buenos dias!". Trong sân chơi, một cô bé đề nghị tóc nó được buộc "coleta" (tiếng Tây Ban Nha là 'đuôi sam') sau đó lăn một quả bóng và kêu "Catch!" ('bắt lấy' bằng tiếng Anh).

"Ở tuổi này, trẻ em không học một ngôn ngữ - mà là chúng tiếp nhận nó," hiệu trưởng trường Carmen Rampersad nói. Điều này gần như là sự tổng kết về sự dễ dàng đáng thèm muốn của lũ trẻ nói nhiều ngôn ngữ quanh bà. Đối với nhiều đứa trong bọn trẻ này, tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ thứ ba hoặc thứ tư. Tiếng mẹ đẻ gồm các tiếng Croatia, Do Thái, Hàn và Hà Lan.

So sánh điều này với sự nỗ lực của người lớn tuổi trung bình trong một lớp học ngôn ngữ, người ta sẽ dễ dàng kết luận rằng tốt nhất là nên bắt đầu khi còn trẻ.

Nhưng khoa học cung cấp một cái nhìn phức tạp hơn nhiều về cách mà mối quan hệ của chúng ta với các ngôn ngữ phát triển trong suốt cuộc đời - và có nhiều điều để khuyến khích những người bắt đầu học khi đã muộn.

Nói chung, các giai đoạn khác nhau của cuộc sống cho chúng ta những lợi thế khác nhau trong việc học ngôn ngữ. Khi là trẻ sơ sinh, ta nghe rất rõ hơn các âm thanh khác nhau; khi mới biết đi nói ta có thể nói giống giọng bản địa với tốc độ đáng kinh ngạc. Khi là người lớn, ta có khả năng chú ý lâu hơn và các kỹ năng quan trọng như đọc viết mà nó cho phép ta mở rộng liên tục vốn từ vựng của mình, ngay cả trong ngôn ngữ của chính mình.

Và rất nhiều yếu tố ngoài việc thêm tuổi - như hoàn cảnh xã hội, phương pháp giảng dạy, và thậm chí cả tình yêu và tình bạn - có thể ảnh hưởng đến việc ta nói bao nhiêu ngôn ngữ và mức độ thành thạo của chúng.

"Không phải mọi thứ đều xuống dốc theo tuổi tác" Antonella Sorace, giáo sư ngôn ngữ học phát triển và giám đốc Trung Tâm Các Vấn Đề Song Ngữ của Đại học Edinburgh, nói.

Bà đưa ra ví dụ về cái được gọi là 'học tập rành mạch': học một ngôn ngữ trong lớp học với giáo viên giảng giải thích các quy tắc. "Trẻ nhỏ rất kém trong việc học tập rành mạch, bởi vì chúng không có sự kiểm soát nhận thức và không có khả năng chú ý và nhớ," Sorace nói. "Người lớn làm điều này giỏi hơn nhiều. Vì vậy, đó có thể là thứ được cải thiện với tuổi tác."

Thí dụ, một nghiên cứu của các nhà khoa học ở Israel đã tìm thấy người lớn giỏi nắm bắt một quy tắc ngôn ngữ nhân tạo và áp dụng nó vào những từ mới trong môi trường phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học so sánh ba nhóm riêng biệt: 8 tuổi, 12 tuổi và thanh niên. Những người lớn ghi điểm cao hơn cả hai nhóm trẻ, và những đứa trẻ 12 tuổi cũng làm tốt hơn so với những đứa nhỏ tuổi hơn.

Điều này trùng hợp với những kết quả của một nghiên cứu dài hạn gần 2.000 học viên song ngữ tiếng Catalan-Tây Ban Nha học tiếng Anh: những người bắt đầu học muộn tiếp thu được ngôn ngữ mới nhanh hơn những người bắt đầu trẻ hơn.

Các nhà nghiên cứu ở Israel cho rằng những người tham gia lớn tuổi có thể có lợi thế từ các kỹ năng đi kèm với sự trưởng thành - như các chiến lược giải quyết vấn đề khó khăn hơn - và kinh nghiệm ngôn ngữ nhiều hơn. Nói cách khác, những người học nhiều tuổi hơn có xu hướng hiểu khá nhiều về bản thân họ và thế giới và có thể sử dụng kiến thức này để xử lý các thông tin mới.

Cái mà trẻ em nổi trội hơn là sự ngầm hiểu trong học tập: lắng nghe người nói bản ngữ và bắt chước họ. Năm 2016, Trung Tâm Vấn Đề Song Ngữ đã chuẩn bị một báo cáo nội bộ cho chính phủ Scotland về các bài học tiếng Quan Thoại ở các trường tiểu học. Họ thấy rằng giảng dạy một giờ một tuần đã không tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa với những đứa trẻ 5 tuổi. Nhưng thậm chí chỉ thêm nửa giờ nữa, với sự có mặt của một của người nói bản ngữ, đã giúp các em nắm bắt được các yếu tố chính của tiếng Quan Thoại mà với người lớn là sẽ khó hơn, thí dụ như giọng nói.

Tiếp thu dễ dàng


Tất cả chúng ta đều bắt đầu như những nhà ngôn ngữ học tự nhiên.

Khi là trẻ sơ sinh, chúng ta có thể nghe tất cả 600 phụ âm và 200 nguyên âm tạo nên các ngôn ngữ của thế giới. Trong năm đầu tiên, bộ não ta bắt đầu chuyên môn hóa, điều chỉnh vào các âm thanh mà ta nghe thường thấy nhất. Trẻ sơ sinh đã bập bẹ bằng tiếng mẹ đẻ. Ngay cả trẻ sơ sinh cũng khóc bằng một giọng, bắt chước giọng nói nó nghe được khi trong bụng mẹ. Sự chuyên môn hóa này cũng là để bỏ đi các kỹ năng không cần thiết. Trẻ sơ sinh Nhật Bản có thể dễ dàng phân biệt âm thanh 'l' và 'r'. Người lớn Nhật Bản thấy điều này khó khăn hơn.

Điều hiển nhiên, Sorace nói, là những năm đầu là rất quan trọng để có được ngôn ngữ cho mình. Các nghiên cứu về trẻ em bị bỏ rơi hoặc bị cô lập đã chỉ ra rằng nếu chúng ta không học sớm tiếng nói của con người từ đầu thì ta không thể dễ dàng tạo nên nó sau này.

Nhưng ở đây có sự bất ngờ: việc cắt bỏ nói trên lại không như vậy đối với việc học ngoại ngữ.

"Điều quan trọng cần hiểu là tuổi tác cùng thay đổi với nhiều thứ khác nữa," Danijela Trenkic, nhà ngôn ngữ tâm lý học tại Đại học York, nói. Cuộc sống của trẻ em hoàn toàn khác với cuộc sống của người lớn. Vì vậy, khi ta so sánh kỹ năng ngôn ngữ của trẻ em với người lớn, Trenkic nói, là "chúng ta đã không so sánh các thứ tương tự nhau".

Bà đưa ra ví dụ về một gia đình di chuyển đến một đất nước mới. Thông thường, trẻ em sẽ học ngôn ngữ nhanh hơn nhiều so với bố mẹ chúng. Nhưng đó có thể là vì chúng được nghe liên tục ở trường, trong khi bố mẹ chúng có thể làm việc một mình. Các đứa trẻ cũng có thể cảm thấy sự khẩn cấp vì việc nắm vững ngôn ngữ là rất quan trọng cho sự sống còn xã hội của chúng: tức là kết bạn, được chấp nhận, hòa nhập. Cha mẹ chúng, mặt khác, thường hay giao tiếp với những người hiểu họ, chẳng hạn như những người đồng bào cùng nhập cư.

"Tạo ra mối quan hệ tình cảm là điều làm cho bạn học ngôn ngữ tốt hơn, theo quan điểm của tôi," Trenkic nói:

Người lớn tất nhiên cũng có thể tạo ra mối quan hệ tình cảm đó, không chỉ qua tình yêu hay tình bạn với người nói bản ngữ. Một nghiên cứu năm 2013 về những người Anh lớn tuổi trong một khóa học tiếng Ý cho người mới bắt đầu cho thấy rằng những người gắn bó với lớp đã được giúp đỡ qua quan hệ với các sinh viên khác và giáo viên.

"Nếu bạn tìm thấy những người cùng quan điểm, điều đó dễ làm cho bạn tiếp tục theo đuổi một ngôn ngữ và bạn sẽ kiên trì hơn," Trenkic nói. "Và đó thực sự là điều then chốt. Bạn cần phải dành nhiều năm để học nó. Trừ khi có một động lực xã hội cho việc học, còn không thì thật khó duy trì."

Đầu năm nay, một nghiên cứu tại MIT dựa trên một bài kiểm tra trực tuyến của gần 670.000 người đã cho thấy rằng để đạt được kiến thức ngữ pháp tiếng Anh như người bản địa, thì tốt nhất là bắt đầu từ khoảng 10 tuổi, sau tuổi đó khả năng này giảm đi. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy rằng chúng ta, theo thời gian, có thể tiếp tục tăng tiến về ngôn ngữ, kể cả ngôn ngữ của chính mình. Ví dụ, chúng ta chỉ hoàn toàn làm chủ ngữ pháp của ngôn ngữ mình khi tới tầm 30 tuổi. Đó là một nghiên cứu trước từ trước, theo trực tuyến, riêng biệt, nó cho thấy ngay cả những người nói bản ngữ cũng vẫn còn học khoảng một từ mới mỗi ngày bằng ngôn ngữ của chính mình cho đến độ tuổi trung niên.

Trenkic chỉ ra rằng nghiên cứu của MIT đã phân tích một điều hết sức cụ thể - khả năng ngang bằng với người bản ngữ về độ chính xác về ngữ pháp. Đối với sinh viên ngôn ngữ trung bình, điều đó có thể không thích ứng cho tất cả.
"Đôi khi mọi người hỏi, lợi thế lớn nhất của ngoại ngữ là gì? Tôi có kiếm được nhiều tiền hơn không? Tôi có thông minh hơn không? Tôi có khỏe mạnh hơn không? Nhưng thực ra, lợi thế lớn nhất của việc biết ngoại ngữ là có thể giao tiếp được với nhiều người hơn," bà nói.

Bản thân Trenkic xuất thân từ Serbia. bà chỉ trở nên thông thạo tiếng Anh ở độ tuổi hơn hai mươi, sau khi chuyển đến Anh. Bà nói rằng mình vẫn mắc lỗi ngữ pháp, đặc biệt là khi mệt mỏi hoặc căng thẳng. "Tuy nhiên, mặc dù tất cả điều đó - và điều này là rất quan trọng - tôi có thể làm những điều tuyệt vời bằng tiếng Anh," sau đó bà viết trong một email. "Tôi có thể thưởng thức những tác phẩm văn học vĩ đại nhất, tôi có thể viết ra những bản văn đầy ý nghĩa và mạch lạc với chất lượng có thể xuất bản."

Trong thực tế, các bài kiểm tra MIT xếp hạng bà như một người bản ngữ tiếng Anh.

Ở trường mẫu giáo Tây Ban Nha, nơi các giáo viên đang hát 'Cumpleanos feliz' và trên giá sách có quyển The Gruffalo bằng tiếng Do Thái, bản thân bà hiệu trưởng hóa ra là người bắt đầu học ngoại ngữ muộn. Carmen Rampersad lớn lên ở Romania và chỉ thực sự làm chủ tiếng Anh khi bà chuyển ra nước ngoài khi đã hơn 20 tuổi. Con cái của bà học được tiếng Tây Ban Nha ở trường mẫu giáo.

Nhưng có lẽ nhà ngôn ngữ học phiêu lưu nhất là chồng bà. Xuất thân từ Trinidad, ông học tiếng Rumani từ gia đình bà, sống gần biên giới với Moldova.

"Tiếng Rumani của ông ấy là tuyệt vời," bà nói. "Ông ấy nói giọng Moldavian. Thật hài hước."



Một nhà khoa học Úc phát hiện vùng não mới







Giới thiệu sách quan trọng: "Vietnam, Territoriality and the South China Sea", tác giả Hãn Nguyên Nguyễn Nhã , biên tập và dịch thuật Lâm vĩnh Thế - Tác giả Gs Nguyễn văn Tuấn