khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Ricardo Montaner hát Besame







Biểu tình chấn động miền Tây Nam Bộ: Phật Giáo Hoà Hảo đồng loạt xuống đường đả đảo cộng sản







Michael Lucarelli plays guitar, Malaguena







Romantic Spanish Guitar | Bolero & Tanguillo







Serrat El testament d'Amelia of Miguel Llobet.







New slogans for United Airlines





We have First Class, Business Class, and No Class.

Our prices can’t be beaten...but our passengers can.

We put the hospital in hospitality.

We beat our passengers, not the competition.

We have an offer you can’t refuse. No, really.

Board as a doctor, leave as a patient.

Not enough seating? Prepare for a beating.

And you thought legroom was an issue.

If our staff need a seat, we’ll drag you out by your feet.

We treat you like we treat your luggage.

Fight or flight.

You may have patients, but we don’t have patience.

We have red-eye and black-eye flights available.

Now serving free punch.






42 Năm, Hai Thế Hệ, Hai Lối Sống Của Người Việt Lưu Vong - Tác giả Đinh Từ Thức



Tôi may mắn được đọc hai tác phẩm của hai cây bút trẻ gốc Việt cùng sống tại Mỹ, một nam một nữ, trước khi sách xuất bản vào mùa Xuân này, đúng dịp kỷ niệm 42 năm hàng triệu người Việt bắt đầu bỏ nước ra đi. Qua đó, được biết qua hai thế hệ, người Việt lưu vong đã chọn hai lối sống hoàn toàn khác nhau.





Tác phẩm đầu tiên là The Best We Could Do (Điều tốt nhất chúng tôi có thể làm) của Thi Bùi, một hồi ký bằng tranh (Illustrated memoir), do Abrams Comicarts, New York, xuất bản vào tháng Ba 2017, dầy hơn 300 trang.

Truyện bằng tranh, xưa nay vốn là món giải trí dành cho nhi đồng, là loại truyện vui giả tưởng. Thường không được coi là những công trình nghiêm túc chứa đựng những sự kiện lịch sử đáng tin cậy.

Khác với thường tình, The Best We Could Do, tuy mang hình thức truyện tranh nhi đồng, nhưng có nội dung nghiêm chỉnh, đứng đắn hơn cả nhiều sách sử được viết cho người lớn.

Trong khoảng nửa thế kỷ qua, nhiều người quan tâm thường băn khoăn về một tình trạng thiếu những cuốn sách có nội dung đầy đủ, được viết một cách trung thực bởi những ngòi bút hoàn toàn vô tư về Việt Nam, để giúp giới trẻ có một nhận thức rõ rệt về quá khứ, về những gì đã thực sự xảy ra tại đất nước mình, hay quê hương cũ của mình (đối với giới trẻ gốc Việt tại hải ngoại).

Từ trước tới nay, sách viết về Việt Nam đã có khá nhiều về lượng, nhưng quá ít những cuốn sách có nội dung đáng tin cậy.

Về phía các tác giả ngoại quốc, nói chung, sách của họ được viết thận trọng, công phu, nhưng không tránh được những khuyết điểm đáng tiếc. Với các tác giả thuộc giới truyền thông từng hành nghề ở Việt Nam, vì từng gặp khó khăn từ phía các viên chức nhà nước, trong khi được trọng vọng từ phía đối lập, và thiếu cơ hội tiếp xúc với quần chúng, cái nhìn của họ thường có thiên kiến rõ rệt: Ghét bỏ chính quyền và coi thường người dân. Với các tác giả trẻ sinh ra sau chiến tranh VN, chỉ biết tới VN qua sách vở và các tài liệu giải mật, quan điểm của họ vô tư hơn. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm sống của những người trong cuộc, công trình của họ nhiều khi thiếu sót những nhận định sát thực tế.

Ngoài ra, quan trọng hơn là hầu hết sách giáo khoa tại các nước, kể cả những nước có nhiều liên hệ với Việt Nam từ trước, như Mỹ, Anh, Pháp, Úc… cũng có nội dung thiếu vô tư và trung thực, ở phần nói về Việt Nam qua những biến cố lịch sử vào hậu bán thế kỷ 20. Lý do vì các tác giả là người nước ngoài, thiếu kinh nghiệm sống và tài liệu xác thực, cùng với ảnh hưởng của phong trào phản chiến thời gian họ trưởng thành. Điều này, đáng lẽ cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản nên coi là ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực góp phần chỉnh sửa, nhưng thay vào đó, chỉ chú tâm tới những việc nặng về hình thức như treo cờ, phủ cờ.

Gạt ra ngoài loại sách liên hệ tới lịch sử xuất bản trong nước không thể tin được, vì được soạn thảo theo đường lối và trong vòng kiểm duyệt của nhà nước cộng sản. Một số tác phẩm của người trong nước xuất bàn ở nước ngoài gần đây, tuy thoát vòng kiểm duyệt nhưng thiếu bao quát. Những tác giả gốc Việt lớn tuổi hiện sống ở ngoài nước, từng sống trong bầu không khí bị ô nhiễm bởi các khuynh hướng chính trị trái ngược, sách của họ thường chỉ để tự bào chữa, hay đả kích người khác, hoặc viết theo kểu “múa gậy vườn hoang”, không cần dựa vào bằng chứng rõ ràng. Hiếm hoi lắm mới có được một tác phẩm như cuốn A Story of Vietnam của Trương Bửu Lâm, giáo sư hưu trí về môn sử tại Unisersity of Hawaii, xuất bản năm 2011. Tác giả không gọi là “A History of Vietnam” (Lịch sử Việt Nam), có vẻ nặng nề, khô khan, mà chỉ gọi là “Một Câu Truyện Việt Nam,” dễ đọc, nhưng đầy đủ, trung thực, không phải truyện giả tưởng.

Rút cục, giới trẻ gốc Việt ở nước ngoài, hay những ai muốn có một khái niệm tổng quát về Việt Nam từ hồi Đệ Nhị Thế Chiến tới nay, thiếu những tài liệu tham khảo căn bản không quá nặng nề, giản dị nhưng trung thực.

The Best We Could Do là một trong những công trình hấp dẫn, như một món ăn tinh thần bổ dưỡng chọn lọc có thể đáp ứng cơn đói này. Tác giả là một nữ nghệ sĩ, không viết hồi ký bằng văn xuôi, mà mô tả bằng hình vẽ. Hàng ngàn hình vẽ sắc sảo với lời chú thích ngắn gọn đã làm cho khán/độc giả dễ bị cuốn hút vào nội dung câu truyện của một gia đình trải qua nhiều sóng gió từ khi còn ở Việt Nam, cũng như khi đã định cư ở Mỹ. Câu truyện gia đình được trình bầy trên cái nền (background) là tình cảnh VN trong thời kỳ xáo trộn kéo dài cả nửa thế kỷ, khiến người xem/đọc có được cái nhìn khái quát từ thời Pháp thuộc, tới khi đất nước bị chia đôi, cuộc di cư 1954, cuộc chiến Quốc Cộng, gia đình ly tán, cuộc bỏ nước ra đi từ năm 1975… cho đến những khó khăn của cuộc sống nơi đất mới.

Tác giả mô tả lại những gì mình trải qua khi còn nhỏ, thấy và nhớ những gì đã sẩy ra, nhưng không hiểu rõ căn nguyên. Đến khi khôn lớn mới tìm hiểu trong hàng chục năm, qua những câu hỏi đặt ra cho bố mẹ, họ hàng, kể cả cất công về Việt Nam, đi khắp nước để tìm câu trả lời cho thắc mắc của mình. Tất nhiên, người xem/đọc không thể kiểm chứng được những chi tiết liên hệ tới gia đình tác giả, nhưng những người ở lớp tuổi bảy tám chục trở lên có thể thấy tình hình xã hội và các biến cố quan trọng đã được trình bầy một cách khá đầy đủ và trung thực.

Xin mở một dấu ngoặc ở đây để nói thêm rằng, vào thời gian đọc The Best We Could Do của Thi Bùi, tôi cũng được đọc một tác phẩm khác cùng loại, là cuốn Such a Lovely Little War: Saigon 1961-63 (Một cuộc chiến nhỏ thật dễ thương) của Marcelino Truong (dịch bởi David Homel từ tiếng Pháp Une Si Jolie Petite Guerre, xuất bản ở Pháp năm 2012) do Arsenal Pulp Press, Canada, phát hành năm 2016. Marcelino Truong, chẳng phải ai xa lạ, chính là cháu giáo sư Trương Bửu Lâm.




Cũng với hình thức truyện tranh cho nhi đồng, diễn tả cuộc sống của một gia đình trên nền chính trị và xã hội tại Sàigòn vào thời cuối của Đệ Nhất Cộng Hoà (Chế độ Ngô Đình Diệm). Cũng với lối vẽ dí dỏm của tác giả, và ghi lại đầy đủ những sự kiện quan trọng khá trung thực, nhưng thời gian chỉ giới hạn trong hai năm, từ 1961 đến 1963. Nếu The Best We Could Do là món chính thì Such a Lovely Little War là món phụ không nên thiếu trong bữa ăn cần thiết cho giới trẻ đói thông tin trung thực về lịch sử cận đại Việt Nam.





Trở lại đề tài chính về cuộc sống của người Việt lưu vong tại Hoa Kỳ, tôi muốn nói tới cuốn The Refugees (Những người tị nạn) của Việt Thanh Nguyễn. Đây là một tác giả trẻ gốc Việt nổi tiếng, từng đoạt giải Pulitzer năm 2016 qua cuốn tiểu thuyết The Sympathizer (Cảm tình viên). Viết trước The Sympathizer, nhưng The Refugees được Grove Press xuất bản sau, vào ngày 07 tháng Hai năm 2017, dầy 224 trang. Đây là một tuyển tập, gồm chín truyện ngắn, viết cho mọi người tị nạn, ở mọi nơi (dedicated to "all refugees, everywhere." Một trong những truyện hay nhất, có lẽ là truyện Fatherland (Tổ Quốc) ở cuối cùng. Tác giả tuy rời Việt Nam khi còn rất nhỏ, rồi lớn lên và trưởng thành ở nước ngoài, đã lột tả được cái “căn tính” của nhiều người Việt, dù còn trong nước hay ở ngoài nước. Người trong nước phải giả dối để sống còn, ngoài nước chẳng ai chết đói, cũng cố “tạo mẽ” vì lý do sĩ diện. Ở đây, tôi chỉ đề cập tới nội dung của truyện thứ ba, War Years (Những năm chiến tranh), không phải là truyện hay nhất, nhưng nó mô tả rõ nhất một lối sống của người Việt tị nạn trên đất Mỹ.

Với Thi Bùi, sau khi cố công tìm hiểu những gì bản thân và gia đình mình đã trải qua trong vài ba đời, ở tuổi bốn mươi, tác giả nhìn con trai mười tuổi của mình, thấy nó chẳng còn dính dáng gì tới quê cũ, hay chuyện được thua trong quá khứ. Không phải chỉ có dòng nước thay đổi liên tục, đất cũng thay đổi không ngừng, và đã thay đổi quá nhiều, chỉ mong con có một tương lai hoàn toàn tự do cho chính nó. Hình ảnh cuối cùng, nhin con trai vẫy vùng trong nước, vươn mình về phía trước, như con cá kình được phóng sinh vào đại dương, người mẹ chỉ còn thấy tương lai.

Câu truyện của Việt Thanh Nguyễn ghi lại một cuộc sống khác hẳn của người Việt tị nạn. Khi vai “Tôi” trong truyện mới mười ba tuổi, ngoài giờ đi học phải giúp đỡ cha mẹ cực nhọc kiếm sống nhờ một cửa hàng thực phẩm nhỏ. Bán một hộp súp lời 5 xu, một cân (pound) thịt heo lời 10 xu, 10 cân gạo lời 25 xu. Nhưng thỉnh thoảng đến hẹn, có bà tên Hoà tới thu tiền đóng góp cho quỹ chống Cộng (I’m collecting funds for the fight against Communists). Bà đòi 500 đô.

Khi bà mẹ từ chối nộp tiền, bà Hoà lớn tiếng nói với mọi người có mặt trong tiệm: “Các ông các bà có nghe bà ấy nói gì không? Bà ấy không ủng hộ chính nghĩa. Nếu bà ấy không phải là Cộng Sản, bà ấy cũng như Cộng Sản. Nếu quý vị tới mua hàng ở đây, là quý vị đang giúp Cộng Sản”.

Bà Hoà tức giận bỏ đi, bà Mẹ vẫn cương quyết nói với chồng con: “Chiến tranh đã qua rồi. Không còn đánh đấm gì nữa”. Ông Bố có vẻ thực tế hơn; “Chiến tranh có thể đã qua rồi, nhưng trả một chút tiền bịt miệng (hush money) có thể làm cho cuộc sống của mình dễ chịu hơn” (tr. 53). Cuối cùng, bà Mẹ đành tìm đến nhà bà Hoà vào buổi tối, xin nộp 200 đô.


***

Khởi đầu từ tháng Tư năm 1975, có hàng triệu người Việt đã bỏ nước ra đi. Mỗi người một hoàn cảnh, mỗi ngưởi một ước mơ, với mục đích chung ra đi tìm tự do. Bốn mươi hai năm sau, mỗi người chọn tự do một cách khác nhau. Có người chọn tự do thoát khỏi sự ràng buộc của quá khứ. Có người cố gắng lo cho người ở quê cũ khỏi tù đầy và được tự do ngôn luận, trong khi từ xa vạn dặm, vẫn gây dựng nhà tù vô hình cho chính mình, và tự mình làm viên chức kiểm duyệt; đôi khi, tự đảm nhiệm luôn cả vai trò quan toà.

Dù lối sống nào, vẫn là tự do lựa chọn.



NGỌC LAN, HOA đã vì ta nở"







Hỗ Trợ Thương Phế Binh VNCH trong 42 năm qua







Hòa Hợp Hòa Giải sau 42 năm (2017-1975)







Quan Hệ Việt Mỹ sau chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Phạm Bình Minh







Tuổi trẻ VN nghỉ gì về ngày 30/4/1975




https://drive.google.com/file/d/0B-FPcODMVqA-RjhBYVR4THNUSms/view?usp=sharing

Phỏng vấn nhà giáo Vũ Mạnh Hùng







Gian Hàng Triễn Lãm của trường Đại Học Khoa Học Kỹ Thuật Minh Đức, ngày 11 tháng 1 năm 1975







Win-Win Situation







VN Review - April 22, 2017







Thẩm thức nhạc Việt Bolero- Từ Rừng Ra Phố







KHI CON CỌP GIẤY VƯƠN MÌNH - Tác giả Hoàng Thế Hiển



Ngày mùng 5 tháng 4, trong khi Tổng Thống Donald Trump tiếp đãi Chủ Tịch Trung Quốc Tập cận Bình tại khu câu lạc bộ Mar-a-Lago, thì  2 chiến hạm Hoa Kỳ USS Ross và USS Porter đã khai hỏa, bắn 59 hỏa tiễn Tomahawk vào sân bay quân sự Al-Shayrat của Syria ở tỉnh Homs, nơi đã xuất phát những chuyến bay chở võ khí hóa học Sarin tới tỉnh Khan Sheikhoun giết chết  70 người , và làm bị thương 100 người ngày 4 tháng 4.

Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ chính thức tấn công Syria trong 6 năm dài nội chiến của quốc gia này. Cuộc oanh kích bằng 59 hỏa tiễn Tomahawk , trị giá mỗi chiếc là 1.2 triệu đô la,  là do sự quyết định  của Tổng thống Trump, không hề thông qua Quốc hội Hoa Kỳ.

Sau cuộc oanh kích, hình chụp từ vệ tinh cho thấy,  các cột khói đen bốc cao mù trời trong khu vực căn cứ không quân Syria,  và báo cáo cho biết, toàn thể những thiết trí quân sự, và những máy bay trong phi trườngđã bị phá hủy tan tànhthành những mảnh vụn bay tứ tung.

Trước khi khai hỏa khoảng 1 tiếng đồng hồ,  Bộ Quốc Phòng  Mỹ đã thông báo cho Bộ Quốc Phòng các nước đồng minh như  Anh,  Canada, và Thổ nhĩ Kỳ...Đồng thời, một đường dây nóng, cũng được thông báo trước cho bộ quốc phòng Nga,  để họ kịp thời sửa soạn, tránh những tổn thất.  Số người chết trong cuộc tấn công này là 9 người Syria, không có người Nga nào bị thương vong.

Sau cuộc tấn công, ông Trump đã có buổi họp báo ngắn gọn tại Florida.  Ông phát biếu: " Cuộc tấn công này là cần thiết, vì liên quan tới lợi ích an ninh của Hoa Kỳ, và đồng minh."

Nhiều người đã thắc mắc;  tại sao những hệ thống phòng không tinh vi của Nganhư Pantsir, S-300, S-400, Buk-M2 và Tor, không bảo vệ được Syria trước sự tấn công của Tomahawk?  Theo truyền thông Pravda.ru của Nga, thì  đã có sự thỏa thuận giữa Nga với chính quyền Syria, là những thiết trí phòng không do Nga cung cấp cho Syria,  sẽ do quân đội Syria tự điều hành.  Ông Vladislav Shurygin, một chuyên gia quân sự Nganói: các hệ thống phòng không của Nga tại Syria chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cơ sở quân sự của Nga tại đây mà thôi.  Về phía Syria, có lẽ sự tấn công của Tomahawk quá bất ngờ, nên họ đã trở tay không kịp.

Thiếu Tướng Igor Konashencov, Đại diện Bộ Quốc Phòng Nga cho biết, chỉ có 23 trong số 59 Tomahawk đánh trúng mục tiêu là phi trườngAl-Shayrat.  Nga nhẫn nhịn không trả đũa vì không muốn khơi mào một cuộc chiến tranh hạt nhân.  Tuy nhiên, theo truyền thông Sypressa.ru, một ủy viên hội đồng chuyên gia lại nói hệ thống phòng không S-400 của Nga tại Syria không thể phát hiện tên lửa Tomahawk , vì lý do tên lửa hành trình ở độ cao 30-50m nên nằm ngoài đường chân trời vô tuyến của S-400.

Cuộc oanh kích này đã gây nhiều phản ứng khác nhau tại Hoa Kỳ và trên thế giới:  Bà Hillary Clinton lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ cuộc oanh kích của ông Trump,  và còn nói thêm: "  cần phải loại trừ Tổng Thống Bashar al Assad, để tránh cảnh giết hại những thường dân vô tội",  còn ông Tim Kane, ứng cử viên phó Tổng Thống cho bà năm 2016,  thì mạnh mẽ kết án ông Trump là vi phạm hiến pháp,  vì đã tự ý quyết định mà không thông qua Quốc hội Hoa Kỳ.

 Thủ Tướng Anh, ngay lập tức ,  đã lên tiếng nhiệt liệt ủng hộ cuộc tấn công của Hoa Kỳ, và kết án việc xử dụng vũ khí hóa học của chính quyền Bashar al Assad  giết cả đàn bà và trẻ con vô tội là không thể nào dung  thứ  được."   Bộ trưởng ngoại giao Thổ Nhĩ  Kỳ lên tiếng:  " có thể đây là bước đầu để chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria, đã kéo dài 6 năm, làm 400,000 thường dân thương vong,  và một nửa dân số  mất nơi ăn chỗ ở.  Tuy nhiên, nếu Mỹ dừng ở đây, thì cuộc oanh kích này chỉ là để... "làm cảnh" mà thôi.  Syria cần phải đi tới một cuộc bầu cử tự do, do chính những người dân Syria ở trong và ngoài nước lựa chọn người đại diện.  Muốn được như vậy, thì phải "bứng" ông Assad đi chỗ khác trước"  Thủ Tướng  các nước Canada, Do Thái, và Ba Lan đều ủng hộ ông Trump vì  " việc xử dụng và bành chướng võ khí hóa học là không thể nào chấp nhận và tha thứ được."

Theo lời ông Rex Tillerson thì Chủ Tịch Tập Cân Bình của Trung Quốc,  đã phát biểu tại Mar-a-Lago,  là ông thông cảm với cách sử sự của Hoa Kỳ, khi thấy võ khí hóa học đã gây thương vong cho những trẻ em vô tội."

Tổng Thống Bashar al Assad ngay lập tức đã lên án Hoa Kỳ về hành động gây hấn này.  Reuters cũng đưa tin Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã kết tôi "Mỹ vi phạm vào chủ quyền Syria,  cũng như vi phạm  luật lệ quốc tế…"  ông còn đe dọa:  "Hành động của Washington đã phá hủy sự  giao hảo giữa hai quốc gia Nga và Hoa Kỳ."     Bà Thủ Tướng Đức thì bày tỏ sự không hài lòng: "  Hành động của Mỹ thực khó hiếu ! Chỉ gây đau khổ thêm cho dân chúng Syria mà thôi!".   Phát ngôn viên của bộ ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi các bên hãy tự kiềm chế, và  nên dùng giải pháp chính trị để giải quyếtnhững vấn đề khúc mắc ."

Ngày Thứ Sáu, chiến hạm mạnh nhất của Nga là Blacksea Drigate đã tiến ra biển với lý do "để bảo vệ cho căn cứ quân sự Syria".  Có nhiều người thắc mắc là Tổng Thống Assad sẽ không dám dùng vũ khí hóa học, nếu không có sự đồng ý của Nga.  Có nhiều nguồn tin còn nghi là chính các máy bay Nga đã rải vũ khí hóa học xuống Khan Sheikoun.  Kết quả, còn chờ vào cuộc điều tra của Liên Hiệp quốc.

Cuộc chiến tranh tại Syria là một cuộc chiến tranh rất phức tạp, khó giải quyết, vì không phải chỉ có phe chính quyền của Tổng Thống Bashar- al- Assad và phe chống đối ông ta.  Đứng sau lưng Tổng Thống Assad là Nga và Iran đã không ngừnggiúp đỡ vũ khí,  đạn dược và ngay cả nhân lực.  Phe chống đối thì có sự chống lưng của Hoa Kỳ, Thổ nhĩ Kỳ, và Saudi Arabia.  Ngoài ra lại còn nhóm ISIS hay là "nhóm Hồi Giáo tự xưng", đã lợi dụng sự  xung đột giữa 2 phe, mà  lớn mạnh dần.  Nhóm ISiS là kể thù chung của cả 2 phe.  Nhiều khi phe này mượn cớ bỏ bom ISIS, để bỏ bom...lộn vào phe kia.

Bấy lâu nay, Hoa Kỳ bị nhiều nước coi là "con cọp giấy", vì cách sử sự "dĩ hòa vi quý" của nhiều vị nguyên thủ quốc gia, nhất là TT  Barrack Obama.  Trong quá khứ, năm 2009, TT Bashar Ai Assad đã từng sử dụng võ khí  hóa học Sarin, gây thương vong cho nhiều người.  Mấy năm gần đây,  Bắc Hàn đã leo thang không ngừng trong việc thử nghiệm võ khí hạt nhân,  Nga công khai đem quân vào Ukraine và sát nhập bán đảo Cremia vào Nga, nhưng phản ứng của Tổng Thống Barrack Obama quá yếu ớt, chỉ dám trừng phạt bằng  kinh tế, không đi tới đâu . Cách sử sự này đã làm nhiều người Mỹ bất mãn, và làm mất uy tín "cường quốc" của Hoa Kỳ.  Ngày 5 tháng 4,  59 tên lửa Tomahawk  xuất phát từ 2 chiến hạm, phá hủy hoàn toàn phi trường Al- Shayrat,  đã làm toàn thế giới phải giật mình.  Hành động này, không những cảnh cáo Syria, mà còn dằn mặt được những chính quyềngai góc, ù lì như  Bắc Hàn, Nga, và ngay cả Trung Quốc nữa.  Một mũi tên bắn được 3 con chim.  Con cọp giấy Hoa Kỳ đã vươn mình đứng dậy!


Não trạng “chúng tôi tin ở vàng” (in gold we trust) của chủ tịch kiêm tổng giám đốc đại công ty United Airlines - Tác giả Bác Sĩ Trần Xuân Ninh



Chiều chủ nhật mồng 9 tháng 4, tại phi trường Ohare Chicago sau khi hành khách đã lên ngồi trên chuyến bay UA 3411 Chicago Louisville chờ cất cánh thì nhân viên United cần người tình nguyện nhường chỗ cho 4 nhân viên phi hành, đổi lấy một số đô la bồi thường và tiền khách sạn một đêm để chờ đến chiều hôm sau đi chuyến khác. Vì không có người tình nguyện, nhân viên UA đã lên cưỡng bách 4 người hành khách đi ra. Ba người im lặng chấp nhận. Một người mặt Á châu không đồng ý vì ông là một bác sĩ cần về Louisville xem bệnh sáng ngày thứ hai ở Louisville. Nhân viên an ninh phi trường được gọi đến can thiệp. Người hành khách đã bị một nhân viên an ninh dùng sức mạnh lôi ra khỏi ghế, kéo ông ta qua các tay dựa ghế, làm môi sưng vù chẩy máu. Sau đó, ông bị đặt nằm ngửa trên sàn máy bay rồi bị nắm lấy hai tay kéo sềnh sệch ra khỏi máy bay, áo tuột lên đến ngực, để lộ trần toàn bộ bụng và rốn, trong tiếng la ó phản đối của nhiều hành khách. “Trời đất ơi?” “Mấy người làm gì ông ta vậy?” “Thật là sai quấy!” vân vân…

Tất cả những diễn tiến đã được thu lại bằng các điện thoại khôn, và tối chủ nhật được đưa lên mạng điện tử. Video này đã được lan truyền đi nhanh chóng, và tạo nhiều bất mãn. Một người quay video là bà Audra Bridges đã kể lại câu chuyện trên facebook và cho biết rằng sau đó người đàn ông đã chạy trở lại vào phía đuôi máy bay, có vẻ như mất định hướng. Các hành khách sau đó được lệnh rời máy bay để gọi là “làm sạch máy bay” và cho một toán y tế đến khám người đàn ông.

Truyền thông Mỹ cho biết rằng đoạn video đã được truyền đi rộng rãi trên mạng điện tử Weibo của Tầu, tương tự như mạng Facebook,  với trên nửa triệu lời bình phẩm mà nói chung là chỉ trích sự kỳ thị đối với người hành khách vì mặt Á châu mà họ cho là người Tầu. Cũng đã có nhiều lời kêu gọi tẩy chay hãng United Airlines. Người ngoài cuộc, khi thấy đoạn videodù vô tình đến mấy cũng không khỏi bất nhẫn. Cho nên cả thế giới đã phản ứng bất bình.

Tổng giám đốc hãng United Airlines Oscar Munoz mới đầu đã coi chuyện này như không có gì đáng kể, tuyên bố hoàn toàn ủng hộ thái độ của nhân viên hãng máy bay làm đúng nguyên tắc và cáo buộc người hành khách là “khuấy động” và “gây xáo trộn”. Ủy ban hàng không của hội đồng thành phố Chicago đã lên tiếng cho biết yêu cầu tổng giám đốc United Airlines ra trình bày trước ủy ban. Vài dân biểu và hội viên hội đồng thành phố đã biểu tình tối thứ ba tại phi trường Ohare để phản đối cách cư xử của hãng United đối với hành khách. Trước dư luận phản đối gia tăng Munoz đã đổi giọng, xin lỗi và hứa hẹn điều tra ngọn ngành và sẽ công bố kết quả vào 30 tháng 4.

Sau chót thì người ta được biết rằng người hành khách không may này là bác sĩ Đào duy Anh, tên Mỹ là David Đào. Ông đang được điều trị tại một bệnh viện ở Chicago và gia đình qua luật sư riêng Stephen Golan đã ra một thư  ngắn cám ơn sự quan tâm đối với trường hợp của ông trên toàn thế giới. Gia đình cũng được luật sư Thomas Demetrio của cơ quan hàng không thành phố Chicago bênh vực.

Ngày thứ ba 11 tháng 4/2017 phát ngôn viên Bạch cung Sean Spicer đã phải lên tiếng gọi vụ này là một “chuyện không may” và cách xử sự của United là “rõ ràng có vấn đề” (troubling). Khi phát ngôn viên của một chính phủ toàn là tỉ phú mà nói như vậy đối với Munoz, một tài phú là chủ tịch và tổng giám đốc điều hành một đại công ty hàng không lớn bậc nhất nước Mỹ thì là “có vấn đề” thật. Vấn đề nằm ở chỗ từ gần hai chục năm nay Munoz là người nắm toàn các chức vụ quan trọng về tài chính và chiến lược của rất nhiều đại công ty, và điều hành một cách hiệu quả. Một người thành công và giầu có với lợi tức trên 5 triệu đô la một năm như vậy, không khỏi nghĩ rằng lôi một tên hành khách không-da-trắng ra ngoài máy bay chẳng phải là việc đáng để ý. Chỉ cần vác cái quy lệ điều hành của đại công ty United Airlines ra và kết tội đương sự “khuấy động” và :gây xáo trộn” là xong. Nhưng không may cho y ta là cả thế giới đã lên tiếng. Nhiều hành khách đã cắt bỏ thẻ tín dụng của United và thẻ hội viên tích lũy dặm bay, quyết định không đi máy bay  của United airlines nữa.  Stocks của  công ty trong nhấp nháy mất 2% tức là gần 1 tỉ đô la. Sau chót, ngày thứ tư 12 tháng 4/2017, Munoz đã phải thu xếp để lên đài truyền hình ABC xin lỗi và hứa hẹn sẽ không xử dụng an ninh phi trường đuổi hành khách ra khỏi máy bay.  Đó là hứa hẹn, vì người ta đã biết rằng tài phú Munoz đã lẻo mép thay đổi giọng điệu, từng ngày, từ kẻ cả coi thường, đến giải thích cho có, và sau cùng nhún nhịn nhận lỗi và xin lỗi. Và trong cái não trạng “In gold we trust”, (chúng tôi tin ở vàng) của thế giới tư bản,  Munoz đã cho lệnh trả lại tiền cho tất cả hành khách trện chuyến bay 3411, là những người chứng kiến cách đối xử mất dạy này đối với hành khách để hy vọng họ tiếp tục dùng United airlines.

Nhận định về những phản ứng trên toàn thế giới đối với United Airlines, người ta có thể chia ra làm 4 loại:

Một là cho rằng đó là hành động kỳ thị chủng tộc, vì người bị bạo hành là mặt Á châu,- có thể là người Trung hoa, như trong dư luận trên mạng điện tử Weibo Trung quốc

Hai là bất đồng ý với tính man rợ không tưởng tượng nổi của sự bạo hành vô lối vô lý đối với một hành khách ở trong một chiếc máy bay của một công ty lớn Mỹ là United Airlines, biểu lộ ra bởi những hành khách trên phi cơ và những người Mỹ xem video trên mạng điện tử

Ba là sự phản đối, và định rõ trách nhiệm cho United của các giới chức liên hệ trong ngành hàng không và những dân cử  và các nhà hoạt động xã hội ở Chicago, cũng như của các dân cử liên bang đòi hỏi điều trần trước quốc hội

Bốn là hoàn cảnh không nói không được, nhưng nói một cách chính trị của phát ngôn viên Bạch cung Sean Spicer, cho rằng là “một vụ không may” và “cách hành xử có vấn đề”, vì yêu cầu “vuốt mặt nhưng cần nể mũi”, bởi vì chuyện liên quan đến một đại tài phú bề thế, là Oscar Munoz

Điều thứ năm đáng chú ý hơn cả,  là tình trạng tương đối im lìm của công đồng Việt Nam, khi biết nạn nhân là bác sĩ Đào Duy Anh.  Đáng chú ý ở chỗ là có sự âm thầm chia buồn và phàn nàn trong một số thư điện tử tiếng Việt, vì thấy nạn nhân là một bác sĩ Việt Nam. Nhưng trên truyền thông tiếng Việt chỉ có những bản tin và bình luận sao chép như thường lệ của những nguồn ngoại quốc, mà không có những bình luận. Cũng không thấy bao nhiêu các nhà lãnh đạo cộng đồng hay giới chính trị đấu tranh cho nhân quyền tại Việt nam lên tiếng, phê phán hay thúc đẩy phong trào trong cộng đồng hải ngoại thi hành những biện pháp đối phó khả thi mà dư luận đã đề ra và đã làm trong phạm vi cá nhân rồi. Tuy rằng là những nhà đấu tranh và lãnh đạo này hay đòi hỏi“nhân quyền cho Việt Nam” hoặc là “kêu gọi quyên góp ủng hộ người trong nước đấu tranh cho nhân quyền”. Hình ảnh người bác sĩ, mặt sưng vù chẩy máu, bị tên an ninh phi cảng kéo lê trên sàn máy bay, như kéo một con vật, không khác gì hình ảnh tên Công an VC đá vào mặt người dân biểu tình đòi nhân quyền ở VN bị khiêng vất lên xe buýt công an để chở đi,  mà các nhà chính trị và đấu tranh nhân quyền cho Việt nam thường trưng ra tố giác với thế giới.

Câu hỏi ở đây là nhân quyền của ông bác sĩ này có không? Hay là những nhà hoạt động nghĩ rằng dư luận Mỹ và thế giới lên tiếng đủ rồi, cứ ngồi yên rung đùi khoan khoái hưởng cái trường hợp hi hữu “bất chiến tự nhiên thành”này?



Dân Đồng Tâm, Mỹ Đức bắt Phó công an Huyện Mỹ Đức bang tay không







Người Tù Cải Tạo Cuối Cùng Tâm Sự Nhân Tháng Tư Đen







Vụ xung đột Đồng Tâm, Mỹ Đức: Cập nhật, Bài Toán và Lời giải?







Thầy Phạm Tiết, Tổng Thư Ký Phân Khoa Hoa Học Kỹ Thuật Minh Đức







Xư Tha Bớk Xư Kơ Phi - Tác giả Biện Phi Khanh



Trong các nước hắn ghé qua với thời gian đủ lâu để thưởng thức món nào ngon món nào dở, món nào chỉ ương ương, hay hiểu được chút ít tính tình người bản địa, dầu không đủ để xin nhận nơi ấy làm quê hương thứ hai, nhưng cũng đủ để khi ra đi lòng ít nhiều luyến tiếc. Đại Hàn là xứ sở đó. Xin nói trước luyến tiếc thậm chí luôn một chút nhớ nhung không phải vì K-Pop tung hoành Á Châu với các kiểu thời trang mê hoặc giới trẻ, hay những mối tình qua phim ảnh có nàng với các kiểu mũ nón và vải lụa lãng mạn trong khi chàng dếnh cho cặp kiếng xì tin Harry Potter nhìn rất mọt sách qua một cuộc tình lãng mạn nhí nhảnh theo cái phong cách Winter Sonata ướt át đầm đìa nước mắt vì những cuộc tình éo le để rồi chấm dứt bằng kẻ sống buồn người ung thư chết tức tưởi! Hay thậm chí cũng không phải vì anh mập Psy khuấy động thế giới năm 2012 với điệu nhảy Gangnam Style mặc dầu phải nể phục tài chạy nhảy và làm chủ sân khấu của người đàn ông có da có thịt với khuôn mặt tròn trịa và cặp mắt sợi chỉ rất Cao Ly này. Hay nói đúng ra không phải chỉ là những điều dễ thương vừa kể ở trên gây ra nhớ nhung mà chỉ vì Hàn ngữ và những cái u uẩn của nó đến ngày tiễn biệt vẫn còn thắc mắc sinh nhung nhớ trong đầu. Bài viết này nhằm ghi lại vài tìm hiểu nho nhỏ không theo một trình tự hợp lý nào hết về Hàn ngữ qua hai năm sinh sống tại đó.

Hàn, Đại Hàn, Triều Tiên hay Cao Ly, từ nào là tên gọi cho bán đảo nằm giữa Trung Quốc và Nhật và con người sinh sống ở đó? Tên nào thật ra cũng đúng, tuỳ theo người ... sống ở vùng nào của bán đảo? Hàn là dân tộc Hàn không có liên quan chi với dân tộc Hán sống bên kia Hoàng Hải. Hàn Quốc (한국 phiên âm La Tinh là Han Guk) là tiếng gọi tắt của Đại Hàn Minh Quốc (대한민국 phiên âm La Tinh là Dae Han Min Guk) hay Đại Hàn Dân Quốc cũng là tên chính thức của Nam Hàn. Triều Tiên (조선 phiên âm La Tinh là Jo Seon) phiên ra Hán âm là Jyu tsin phát âm là Triều Tiên. Chữ Triều Tiên được dùng trong tên chính thức của Bắc Hàn là Triều Tiên Dân Chủ Chủ Nghĩa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc (조선 민주주의 인민공화국 phiên âm La Tinh là Jo Seon Min Ju Ju ŭi In Min Kong Hwa Guk) hay Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên. Nhưng cả hai miền nam và bắc đều đồng ý với chữ Cao Ly là tên gọi của vùng đất này. Cao Ly

Cao Ly là cách phát âm của Trung quốc cho chữ 고려 (phiên âm La Tinh là Go Ryeo). Nên nhớ là người Trung quốc phát âm rờ thành lờ nên Go Ryeo thành Cao Ly thay vì Cao Ry (cái việc phát âm rờ thành lờ này xảy ra khá thường trong tiếng Trung quốc và từ Hán Việt mình rập khuôn theo như Roma thành La Mã, Romania thành Lỗ Ma Ni.) Những cái tên ấy gắn liền với lịch sử của dân tộc Hàn được giải thích khá đầy đủ và chi tiết ở bài viết có tựa đề Tên gọi Triều Tiên đăng trên trang Wikipedia (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%AAn_g%E1 %BB%8Di_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn) cho ai muốn đào sâu thêm vấn đề.

Sẵn đang nói về từ ngữ Hàn, thiển nghĩ cũng nên đào không sâu về tiếng Hàn theo cái nhìn cạn ráo của một người Việt chỉ biết chút đỉnh về từ ngữ Hàn. Vì vậy những nhận xét dưới đây về tiếng Hàn chỉ có tính thực dụng về ngôn ngữ chứ không có tính hàn lâm ngữ học. Tiếng Hàn thiếu một số âm từ, ví dụ:

1. Âm Vờ trong chữ Việt Nam, người Hàn đọc là 베트남 (phiên âm La Tinh là Be thuh Nam) hay nôm na là Bệt thư Nam!

2. Âm Wờ trong chữ Wales đọc là 웨일스 (phiên âm La Tinh là ue il seu) hay nôm na là U ê il xừ.

3. Người Hàn không phát âm được phụ âm ở cuối từ nên họ phải gắn âm ư vào cuối từ cho dễ phát âm. Chữ Wales ở trên là một ví dụ. Khi mới đến Hàn, hắn hỏi đường đến Starbucks Coffee người người không hiểu, phải hỏi đường đến 스타벅스커피 nôm na là Xư Tha Bớk Xư Kơ Phi! N ếu đọc nhanh thì nghe cũng hơi giống Starbucks Coffee chứ? Tương tự hỏi Tom n Toms không ai biết mà phải nói là 탐앤탐스 nôm na là Tham EnTham Xư. Lưu ý là họ phiên âm chữ Tom ra Tham chứ không phải Thôm nghe như giọng người từ Cõi Dưới (Down Under)! Mặc dầu cách phiên âm ra Hàn ngữ những từ ngoại quốc giúp người Hàn dễ dàng phát âm gần đúng các từ nước ngoài, có thể người Hàn sẽ gặp khó khăn khi học tiếng Anh và tìm những từ tương đương trong tiếng Anh cho chữ 스타벅스커피? Lấy chữ New York như một ví dụ nữa, trong tiếng Việt "chuẩn" người ta viết là Niu Oóc hay Nữu Ước trong tiếng Việt thời Việt Nam Cộng Hòa, còn người Hàn viết là 뉴욕 phát âm nôm na là Niu Yok. Liệu người Việt "chuẩn" và người Hàn "chuẩn" có trở ngại khi học tiếng Anh và có nhận ra chữ New York khi nhìn thấy lần đầu? Có thể là không, có thể hắn chỉ lo chuyện bò trắng răng không cần thiết?





Một trong những trở ngại khiến người Hàn học tiếng Anh vất vả hay ngược lại người nói tiếng Anh học tiếng Hàn cũng vất vả không kém là thứ tự chữ trong câu Hàn ngữ đảo ngược với tiếng Anh. Ví dụ, trong tiếng Anh hay tiếng Việt, ta nói Phi ăn cá (chủ từ + động từ + túc từ) thì trong tiếng Hàn, họ nói Phi cá ăn (chủ từ + túc từ + động từ). Động từ nằm sau từ nào thì từ đó là túc từ. Trong câu trên cá là túc từ. Tuy nhiên nếu ta nói cá Phi ăn thì Phi là túc từ và có nghĩa là Phi bị cá đớp mất rồi. Dĩ nhiên văn phạm Hàn ngữ không chỉ có vậy. Hắn chỉ muốn nói cái sự éo le trong việc học tiếng Hàn qua ví dụ đơn giản vừa rồi.

Đến đây chắc người đọc nhận ra Xư Tha Bớk Xư Kơ Phi viết thế nào trong tiếng Hàn và nghĩa là gì, đủ để tự mình hưởng mùi vị một ly Americano ở Starbucks.

Để khép lại chuyện ngôn ngữ, xổ câu 안녕하세요 (annyeong ha seyo) theo người Hàn là câu chào hỏi khi gặp nhau còn theo người Việt như hắn học tiếng Hàn chập choạng khi sáng khi tối, lời chào sẽ giông giống như ăn nho hãy xê giô. Nho thì hắn không thích lắm nên xê ra bái bai Hàn ngữ.



Mai Anh Dũng, Điên Cơ 2







Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Frank Sinatra hát My Way







Lycée Petrus Ký - Tác giả Nguyễn Văn Sâm




Vì theo gia đình di chuyển nhiều lần trong chiến cuộc, tôi học lớp Nhứt 4 (lớp 5) tại trường Tiểu học Trương Minh Ký niên khóa 1953-54 khi đã 13 tuổi. Trường tọa lạc ở góc đường Kitchener và Galliéni, nay là trường Nguyễn Thái Học cũng ở góc đó nhưng tên đường đã thay đổi:  Nguyễn Thái Học và Trần Hưng Đạo, Saigon.

Những ngày cuối năm, thầy Đại nói trong lớp vài ba lần: ‘Cả lớp nầy tao thấy không có đứa nào đậu vô trường Petrus Ký được hết, đứa nào đậu về đây tao thưởng, muốn gì được nấy!’ Là một trong ba đứa giỏi nhứt lớp lúc đó, nghe thầy nói thì nghe, không biết bạn bè cùng lớp thì sao, chứ tôi không có ý kiến gì. Ừ thi thì thi chứ biết làm gì khác hơn? Anh Thơm tôi đã đậu năm trước. Con đường đi đã sẵn thì phải đi thôi, cũng không biết là có trường nào khác dễ đậu hơn hay không vì nhà tôi chẳng có đàn ông để biết chuyện ngoài xã hội, bỏ thí hai anh em tôi cho trời đất, nghe ai xúi biểu gì thấy phải phải thì làm, may nhờ rủi chịu.

Khi có giấy báo danh tôi phải tự mình đi trước nhiều lần cho quen đường đề phòng trễ giờ ngày thi. Sáng sớm đi bộ từ nơi đương ở là cái quán nho nhỏ bán đồ bazaar của cô tôi ở góc đường Quai de Belgique (nay là Bến Chương Dương)  và Yersin, theo đường Yersin ra tới đường Galliéni. Năm đó có sự kiện đất nước bị chia hai và có sự người Bắc di cư vào Nam. Một số được cho tạm trú  tại trường Trương Minh Ký. Mặc dầu đi đâu, khi ngang trường cũ, ngó vô cảnh tượng nhộn nhịp, thế nào tôi cũng bước vô cửa nhìn ngó vì thấy những người mới tới lạ trong cách nói và giọng nói. Ngó chán thì thằng nhỏ  băng qua lộ đón xe autobus đi tới trạm Nancy xuống để quẹo mặt vô đường Nancy (nay là đường Nguyễn Văn Cừ) lội bộ tới trường.

Khoảng đường nầy, độ chừng hai cây số, với con trai tuổi 14 thì không xa lắm, đường rộng, hai bên đường có hàng cây dầu mát mẻ. Thỉnh thoảng có vài cái ao nho nhỏ. Có lần đi về trễ, mặt trời xuống thấp mau, tiếng ếch nhái hòa nhạc đã bắt đầu, khiến thằng bé bước dồn lẹ chưn hơn.

Nhớ là thi ba buổi: Luận văn, Câu hỏi thường thức và Toán. Mỗi môn có hệ số của nó, nhưng môn Toán có hệ số lớn nhứt.

Luận văn thì làm dễ dàng vì từ lúc biết chữ cho tới lúc đi thi tôi ngốn hết cả trăm quyển tiểu thuyết tiền chiến, Tự Lực Văn Đoàn và gần như thuộc lòng hầu hết các câu chuyện trong mấy bộ truyện Tàu của nhà xuất bản Tín Đức Thư Xã ở đường Sabourin (sau nầy là Tạ Thu Thâu) vì cái sạp của cô tôi có bán thơ truyện. Thêm nữa, trong khi học lớp Nhứt, tôi thuờng tới nhà thằng Trang mượn nhiều tiểu thuyết ở ngoài tiệm không có bán vì gia đình ba nó giàu, trước chiến tranh đã mua sách thẳng từ Hà Nội.

Câu hỏi thường thức và Sử ký Địa lý thì tôi trả lời theo cách của mình, viết câu văn của mình, theo lời thầy Đại dạy: ‘Tụi bây ráng học cho hiểu rồi theo đó mà viết, đừng học thuộc lòng mà trả lời theo sách. Giám khảo cả ngày đã chấm cả mấy trăm bài, chán tới bản họng nên cho điểm sàng sàng không lớn dầu mầy làm trúng một trăm phần trăm, gặp bài thằng nào viết đúng mà giọng văn riêng của nó thì hứng chí cho lớn điểm.’ Tôi cứ theo cái chỉ nam đó mà thực hiện, lại còn vẽ hình như đã làm trong các kỳ thi Lục Cá Nguyệt ở lớp mỗi khi bài cần hình vẽ con nầy con kia hoặc là hình dễ hơn nhưng có tính cách minh họa cho bài như hai cái thùng trong bình thông nhau, hay kiểu cất rượu để hơi rượu chạy qua lò so xoắn nhúng trong bồn nước lạnh…. Nhớ là hôm đó tôi có vẽ hình với sự hồi hộp giám khảo không coi đó là dấu hiệu để gian lận.

Bài Toán làm rồi kiểm tra ba bốn lần vẫn còn dư giờ, tôi ngồi ngó bâng quơ, liếc thấy thí sinh kế bên trả lời , nay kêu làđáp số, khác mình thì dò lại lần nữa, thấy mình đúng thì quyết định đưa bài cho giám thị với câu an ủi trong lòng. Nó trúng thì nó đậu, mình trúng thì mình đậu. Tuy nói vậy nhưng tôi tin tưởng là mình trúng vì đã dò đi dò lại nhiều lần, trước khi trao cho giám khảo còn đứng xớ rớ dò tới dò lui lần chót. Thường thì loại Toán miếng đất hình chữ nhựt bề dài… bề ngang… bốn góc có cắt ra bốn hình chữ nhựt nhỏ cho người khác. Còn lại thì rào, tiền rào mỗi thước là… Hỏi tốn bao nhiêu tiền hàng rào… Nếu cần thì thêm câu hỏi giá mua mỗi mét vuông là... thì tất cả phải mất bao nhiêu tiền. Kiểu nầy tôi vẽ hình ra cho lớn thì thấy rõ ràng. Một trong cái khó là phải làm toán nhơn với số lẻ, làm xong sau khi thử bằng số 9, còn phải làm lại lần nữa coi có giống không mới chắc ăn vì thử bằng số chín mau mà có thể sai.

Hơn sáu chục năm qua, không còn nhớ mấy bài thi tuyển năm đó thế nào, dầu sao cũng tương tợ như trong chương trình lớp Nhứt đã học.

Trường báo tin sẽ có kết quả ngày đó tháng đó, nhưng một tuần trước tôi nóng lòng đã đi tới trường cầu may coi có công bố kết quả chưa. Vậy mà đã có sớm. Thấy tên mình đậu thứ 119 trong số 400 học sinh được chọn, với sỉ số hơn bốn ngàn. Tôi mừng quá, khi xuống xe autobus thì chạy u liền về báo tin lung tung cho mọi người. Rồi cả tuần nầy mỗi ngày tôi đều lên trường coi cái bảng phong thần kia còn hay mất, sợ rằng người ta làm lộn gì đó, lấy vô sửa lại không có tên mình thì ‘chết cha’, hút gió không kêu. Thêm nữa, cũng sợ cái bảng đó không phải bảng kết quả.

May quá đâu vẫn còn đó. Chỉ có điều là nhiều tên có viết nguyên tử quẹt tới quẹt lui do ai đó thò viết vô lỗ lưới gạch dưới tên con em của mình.

Vậy mà tới ngày  chánh thức có kết quả, tôi cũng tới, chen lấn coi bảng như mọi người khác, cũng bị người lớn ép gần ngộp thở để vô cho được hàng trong cùng trình diện cái bảng. Nó nằm đó, giống y chang bao lần mình dò trước đây. Vậy là chắc ăn không còn lo sợ gì nữa.

Rồi cô tôi sắm cho quần Tây dài, giày sandale da do người thợ giày quen ngồi ở góc đường trước tiệm chụp hình Phong Lai gần cầu Ông Lãnh đóng theo ni chưn, dưới đế còn được tăng cường thêm miếng sắt, người thợ nói để cho gót da khỏi bị mòn. Giày mới đi nghe lộp bộp oai vệ như người lớn khi đi làm với nón nỉ, cặp da. Cô tôi nhắc đi hớt tóc. Cho tiền  mua cái đồng hồi cũ o lại của ông thợ sửa đồng hồ trước tiệm nước của chú ba tàu mập chuyên môn bận áo thun ba lỗ và quần xà lỏn lòi rún. Chưa tới ngày đi học nhưng được đeo đồng hồ lần đầu tiên tôi lâu lâu ngó xuống cườm tay mình ra điều hãnh diện.

Đi học trường nhỏ, học trò ăn bận lôi thôi… vô trường lớn, phải bận quần xanh áo trắng bỏ vô quần, chúng tôi thấy mình đã lớn. Lại còn có phù hiệu bằng sắt, lúc đó kêu là ensigne, đeo lên túi áo, tưởng chừng như con gái cùng lứa thế nào cũng ngó trầm trồ.

Tôi được xếp vô lớp Đệ Thất G, trong đó có trò Nguyễn Tuấn Anh đậu vô hạng nhứt. Nghe nói anh ta đậu hạng nhứt tôi nể quá, chắc là mình không theo kịp, phải cố gắng tối đa.  Học chung với nhiều bạn rất dễ mến như Châu Thành Tích, anh nầy học có một năm thôi, vậy mà sau nầy lớn lên gặp nhau ở CA, qua phôn, hai đứa nói chuyện xưa mệt nghỉ. Thằng Khâm rất dễ mến vì nói năng nhỏ nhẹ trong khi nó lớn con đen bóng vì tập tạ và chơi đá banh cả năm trước. Sau nầy Khâm làm thầy giáo, bị động viên sau Tết Mậu Thân rồi mất không lâu sau đó. Thằng Quách Văn Thành ngồi kế bên 2 năm liền, đã có vẻ người lớn trong khi đa phần chúng tôi còn tánh tình con nít. Tiếc là ra đời chỉ gặp lại có một lần ở tỉnh lẻ miền Tây rồi không bao giờ gặp lại nữa. Còn nhiều đứa nữa: Trí bớt, hiện ở CA, Trí Đinh làm luật sư ở Sàigòn, Lễ cây xăng sau nầy phát nguyện tu hành, Nam cao, Mẫn chị Hai, Hàn Minh Đức, Lê Cảnh Tuệ tất cả sau nầy cũng đều thành đạt, ra đời có chức vị nhưng không bị tai tiếng gì…… Sang năm thứ hai, lớp Đệ Lục G thì có đứa bạn, thằng Mai T. Tr., cái tên lạ lùng mà dễ nhớ, đã cùng học chung lớp ở trường Trương Minh Ký được tuyển vô lớp Đệ Lục. Bạn bè trước ở trường nhỏ, gặp nhau ở trường mới thiệt là hạnh ngộ. Chúng tôi gắn bó từ đó. Ra đời cùng làm nghề giáo ở Sàigòn, liên hệ với nhau thường, qua Mỹ gặp nhau lại, giao tình như ngày cũ.

Năm học bắt đầu với những vị thầy mà chức vụ kêu là Giáo Sư, mỗi Giáo Sư phụ trách một hay hai môn, tới giờ thì đi tới lớp mình phụ trách. Học trò thì ở nguyên trong lớp đợi sẵn. Điều nầy rất lạ đối với học trò  Tiểu học mới lên như tôi. Còn nhớ Anh Văn thầy Nguyễn Văn Thái cao, ốm đen, răng hô, nói nhiều, bắt học trò phiên âm quốc tế mệt nghỉ, nhờ vậy mà sau nầy tôi phiên âm quốc tế rất chì. Một lần tôi gặp ái nữ của thầy đang sanh sống ở Orange County, cũng mừng! Sử Địa Bà Dung mặt thiệt nghiêm, không thấy cười bao giờ, học trò sợ xanh mặt khi bà đưa cây viết trên cuốn sổ điểm danh rà rà kêu tên, đứa nào chỉ con sông từ cửa biển vô là lãnh trứng vịt lộn, nghe đâu sau nầy bà định cư ở Canada và qua đời bên đấy. Cô Sâm trẻ trung, vui tánh, dạy Việt Văn, học trò đứa nào cũng thích. Sau nầy khi ở Mỹ về, tôi thường ghé thăm cô, rất đau lòng khi thấy người cô thần tượng của mình, cuối đời bệnh hoạn. Toán Giáo Sư Nguyễn Thạch dạy năm đó rồi năm sau ra làm huấn luyện viên Thể Dục, Vạn Vật Giáo Sư Trần Huệ, người thầy hiền mà sau nầy trên đường đời tôi có duyên được gặp trong nhiều giai đoạn. Nhận xét là các Giáo Sư đều dạy tận tâm, nếu có khắt khe là vì tương lai và lợi ích của học sinh chớ không vì gì khác.

Năm đó, tôi bày đặt mua báo Ciné Monde và Ciné Revue để coi hình tài tử thì ít mà dò coi có cô đầm trẻ nào thì viết thơ chơi correspondent. Cuối cùng cũng liên lạc được 2 cô trong 2, 3 năm gì đó, tới giờ già đầu rồi mà vẫn còn nhớ tên các nàng tuy rằng quên tuột tỉnh thành của họ. Lần nào thầy giám thị Phấn đi xuống, tay chấp sau đít có cầm cái bao thơ thì tôi run run vì mừng biết rằng mình sẽ có thơ từ tuốt bên trời Tây xa lắc lơ. Thầy Phấn lần nào đưa thơ cũng nói: ‘Học không lo học, thơ với từ.’ Mười hai năm sau, khi về dạy lại ở trường cũ, tôi chào kính các thầy cô xưa của mình, khi nhắc với thầy Phấn về chuyện thơ từ của mình thì thầy cười: ‘Nhớ chứ sao không nhớ, lúc đó Giáo Sư là một trong hai ba học sinh có thơ từ bên Pháp qua thường xuyên.’ Ôi thời trẻ sao mà ngông nghênh, dám đưa tay lên tính ngắt sao trời! Nói theo bây giờ: Yếu mà đòi ra gió!

Năm đó 1955, tháng ba, có trận đụng độ giữa quân đội của chánh phủ và quân đội Bình Xuyên.  Một đơn vị Bình Xuyên có tên là Công An Xung Phong đóng trong trường từ lâu. Một đơn vị Nùng tấn công để đuổi họđi. Chúng tôi học trò các lớp nhỏđương giờ học thì súng nổ lốp bốp điếc tai. Đứa nào đứa nầy sợ xanh mặt nhưng vẫn ngồi yên chờ sự chỉ dẫn của Giáo sưđương dạy. Chúng tôi đương học giờ Pháp Văn với thầy Phạm Văn Thới. Thầy từ tốn ra lịnh cho tất cả nằm xuống đất. Tất cả lẹ làng làm y theo nhưng đứa nào cũng lén liếc lên coi thầy làm gì. Thầy Thới ung dung đi qua đi lại trong phòng, hút thuốc, thỉnh thoảng bước ra ngoài hành lang nghe ngóng khi súng đã êm êm trước khi dứt hẳn.

Chúng tôi chưa từng nghe tiếng súng quá gần, đứa nào cũng phục thầy. Thầy bình tĩnh, giữ lớp thiệt kỷ luật, không có đứa nào chạy lộn xộn, không đứa nào khóc la. Thầy luôn miệng trấn an: ‘Mấy toi nằm xuống là đạn không trúng đâu, có lính vô đây moi sẽ đuổi họ ra.’ Mà hình như lớp nào cũng vậy, êm re, không nhốn nháo dầu chưa thực tập để biết phải làm sao trong tình huống nầy.

Vậy mà ban Giám Đốc trường đã làm nhiệm vụ mình tuyệt vời. Ông Hiệu Trưởng Phạm Văn Còn yêu cầu viên Đại Úy có trách nhiệm tấn công lúc đó ngừng bắn để cho tất cả học sinh ra về.  Chúng tôi lục đục ra lấy xe đạp về, vẫn là theo kỷ luật như mọi ngày chớ không chạy giành trước giành sau chen lấn gì hết.

Hôm sau đi học lại, tôi còn nhớ một xác chết đầy máu nằm trên hành lang bên tay trái, học trò đứa nào đi ngang cũng né. Và tượng ông Petrus Ký bị một viên đạn bắn vô má bên tay mặt, chúng tôi sau nầy thường nhắc lại với nhau với vẻ buồn buồn: ‘Chiến tranh cho ông học giả của chúng mình một đồng tiền trên má!’

Năm đầu tiên Trung Học, tôi có nhiều ấn tượng tốt với sự ngưỡng mộ các Giáo sư của mình, hỏi các bạn trong các lớp khác cũng có cảm tưởng y chang như vậy. Quí thầy chăm lo việc học của chúng tôi và tạo được tình thương cũng như sự kính nể của học trò. Hơn sáu mươi năm qua, bạn bè thất lạc, mất còn, quí thầy cũng đi về miền miên viễn hầu hết, nhưng hình ảnh trong tâm trí tôi, và chắc chắn các bạn khác, cũng vậy, không phai.

Tại sao vậy? Tôi nghĩ đó là truyền thống lâu đời của ngôi trường danh tiếng, ngôi trường đến nay đã ngót nghét một thế kỷ, đào tạo được nhiều người tài nặng lòng giúp nước thương dân.  Mà cũng nhờ truyền thống tương quan thầy trò ngày xưa. Một tương quan bên nầy thương, bên kia kính mà ngày nay hình như đương bị xói mòn.


Mày là thằng hèn - Tác giả Lê Thiệp




Hai viên công an ập vào với một người cán bộ mặc áo bộ đội. Tất cả súng AK cầm ngang.

Quán phở có khoảng ba bốn người đang ăn cùng ngẩng lên nhìn.

Hai viên công an áo vàng có lẽ quá quen với quán – có thể vẫn ra ăn phở – tiến thẳng về phía Văn Chi. Chi Lùn vừa trong bếp ra, quần áo xộc xệch mồ hôi và bộ mặt đang đỏ gay bỗng như tái đi.

- Công dân Đỗ Văn Chi đứng nghiêm nghe pháp lệnh.

Người cán bộ đọc to và rõ nhưng chẳng ai nghe. Tất cả như khựng lại trong cái quán phở bé tí ngay Ngã Ba Ông Tạ. Dăm ba bà cắp rổ đi chợ thấy lạ, đứng ở lề đường tò mò ngó vào.

Văn Chi vẫn đứng đó như trời trồng, hai họng AK chĩa vào ngang ngực. Khi người cán bộ vừa dứt tiếng, hai viên công an sáp vào còng hai tay Văn Chi quặt ra sau, đẩy nạn nhân ra chiếc xe Jeep mui trần đậu bên lề đường. Mọi sự xảy ra không đến mười phút.

Tôi ngồi đó chết cứng như bị dán xuống ghế không đứng dậy được cho đến lúc Nga, đứa con gái của Văn Chi, lay tôi nức nở:

- Chú… chú, Bố cháu bị bắt rồi!

Đó là lần cuối tôi nhìn thấy Văn Chi.

Văn Chi có mặt trong cuộc đời tự nhiên dễ dãi đến nỗi tôi thấy cuộc đời này không thể không có Văn Chi. Tôi không nhớ gặp Chi lùn vào lúc nào, chỉ biết khi tôi vào báo Chính Luận chưa có anh và bỗng nhiên tôi và anh la cà đầu đường xó chợ, nhậu nhẹt lu bù. Chỗ nào ồn ào có ông ta là có tôi và chỗ nào vui nhộn có tôi thì thế nào cũng có ông ta.

Văn Chi hơn tôi khoảng hai ba tuổi nhưng cái đó ăn nhằm gì. Hình như Văn Chi không có tuổi bởi từ lúc biết nhau cho tới ngày cuối nhìn thấy nhau, Văn Chi không hề thay đổi vóc dáng, tính tình và cách ăn nói. Văn Chi rất hãnh diện với cái biệt danh Chi Lùn bởi anh lùn thật. Nhưng anh khỏe, xốc vác, cái gì cũng làm được tuốt, trừ việc viết lách. Ký giả Văn Chi có thể liên lạc với ông Cò Dung của Cảnh Sát Công Lộ để “xí xóa” giấy phạt cho anh em trong tòa soạn, có thể chạy đến Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia để xin giấy phép giữ súng cho anh em nào muốn thủ thân, nhất là sau khi tòa báo bị đặt bom, bị đe dọa liên miên.

Văn Chi cũng có thể lên Bộ Kinh Tế để xin bông mua xe hay ra Tòa Đô Chính để giúp ông Quản Lý Đỗ Văn Nguyện chuyện gì đó.

Hễ cần gì thì có Văn Chi ngay.

Chính vì vai trò đó, Văn Chi được tất cả mọi người quí mến và chẳng ai thắc mắc về vụ viết lách.
Vả lại, đâu cứ phải cần chữ nghĩa mới làm báo được. Tuy vậy, lúc nào, đi đâu, Văn Chi cũng thủ một cái máy hình Pentax có Zoom đàng hoàng trông rất nghề nghiệp.

Có thể vì tính tình, có thể vì tuổi tác, Văn Chi thân với tôi nhất. Nếu có cơ hội, họp báo, săn tin mà có thể lôi được Văn Chi là tôi lôi theo. Văn Chi rất hãnh diện mỗi khi đi dự những vụ lớn như tiếp tân của Tổng Thống, Thủ Tướng chẳng hạn.

Mỗi lần tôi đùa “Ê, ông chụp hoài sao không đưa hình cho tòa soạn đăng kèm bài của tôi” thì câu trả lời hết sức Văn Chi là “Địt mẹ, mày đểu”.

Thân nhau đến độ một hôm Văn Chi bảo:

- Tao bán cái nhà cũ, mua căn nhà này hay lắm. Mày mua một căn.

Câu nói ở thể khẳng định và Văn Chi coi chuyện tôi mua căn nhà cạnh đó là chuyện không cần bàn cãi.

- Thôi ông ơi, tôi trên răng dưới dế, nhà cửa mẹ gì.

- Mày mua một căn làm hàng xóm với tao.

Rồi Văn Chi tỉ tê với anh chị tôi sao đó và ít lâu sau, tôi trở thành sở hữu chủ căn nhà sát vách nhà Văn Chi thật.

Khu nhà có bốn căn đi chung một ngõ ra vào và chung một cái sân rộng. Cả xóm cùng chung điện nước và sống êm đềm với nhau, coi nhau như thân thuộc.

Khu nhà có cây vú sữa lớn chi chít quả, có cây mít rất sai, hai cây dừa mỗi lần chặt một buồng cả chục trái. Văn Chi trồng thêm hai cây khế và một cây mận sau này cũng rất ngọt.

Nhưng nói đến Văn Chi thì phải nói đến ăn nhậu, bởi Chi Lùn là đại đầu bếp. Bất cứ thứ gì qua tay Văn Chi đều trở thành cao lương mỹ vị. Cua sò ốc hến, cá, ba ba, tôm, ếch, rắn, vịt, ngan, gà, lợn, dê, bò… món gì Văn Chi cũng biết nấu và nấu tới không chịu được. Tôi đã ngồi nhìn anh làm thịt một con nhít – loại giống như kỳ đà nhưng nhỏ hơn màu nâu nâu.

Vỏ con nhít trông như những miếng mica mỏng xếp lớp cứng vô cùng. Tôi băn khoăn tự hỏi làm sao có thể đánh vảy nó được. Văn Chi cười khà khà bảo “dễ ợt, nhằm nhò gì”. Anh nhúng cả con nhít vào nồi nước sôi sùng sục một lát, xong lôi ra cầm con dao đánh vảy ngược chỉ một loáng đã sạch bong. Đến rắn hổ anh cũng không lúng túng. Con rắn hổ dù đã lừ đừ, được khâu miệng nhưng trông vẫn sởn da gà. Anh cầm chiếc lưỡi lam nhẹ nhàng cứa quanh cổ con rắn rồi kéo một đường theo chiều dọc. Nhẹ nhàng và rất khéo, anh lột da con rắn. Anh bỏ da và chặt đầu xong, đem đốt rồi cẩn thận đào một cái hố rất sâu chôn đám tro. “Mẹ kiếp, cái giống rắn hổ độc lắm, đốt rồi nhưng lỡ ai đạp phải cái răng vẫn chết như chơi nên phải cẩn thận”.

Khi tay dao tay thớt, Văn Chi như một nghệ sĩ với tất cả đam mê cùng tột. Nhưng điều làm anh hãnh diện nhất là món thịt chó.

Tôi thú thực ngay là không biết ăn thịt chó. Nó làm sao ấy và tôi coi đây như một khiếm khuyết lớn trong cuộc đời. Nhưng vì ở cạnh nhà lại hay đi ăn đi nhậu, tôi đã tham dự nhiều bữa nhậu cùng Văn Chi với thịt chó đủ kiểu. Tất cả bằng hữu đều khen nức nở, nhất là món chó Lỗ Trí Thâm do anh sáng chế. Tính tôi hay tò mò và Văn Chi đã giảng cặn kẽ. Món này phải nấu bằng nồi đất và nấu ít nhất ba lần. Tại sao lại là Lỗ Trí Thâm? Văn Chi khoái trá bảo “Mày đọc truyện Tàu mà không biết sư Lỗ Trí Thâm là vua thịt chó thì đúng là thằng ngu nhất thế gian”. Thiên hạ tán tụng món này ghê lắm, chỉ tiếc là tôi không thử.

Khi anh Phạm Huấn đề nghị lập Hiệp Hội Ký Giả Chiến Trường, tôi được lôi vào làm hội viên và tôi tiến cử Văn Chi. Anh Phạm Huấn ngần ngừ thì tôi nháy mắt nhắc “Mấy ông phóng viên chiến trường họp nhau mà không nhậu thì còn ra thể thống gì. Mà nhậu thì phải có đồ mồi. Muốn có đồ mồi hết sảy thì phải có Văn Chi”.

Anh Phạm Huấn, chủ tịch Hiệp Hội vội vàng ghi Văn Chi vào làm hội viên và đã nhiều lần đám phóng viên chúng tôi được Văn Chi nấu cho ăn đủ thứ từ dê tới bò.

Cứ thế, giữa những xô bồ của chiến tranh, giữa cái băng hoại của xã hội, giữa những bát nháo của chính trị, Văn Chi hiện diện hồn nhiên lo cho những người xung quanh những niềm vui nho nhỏ.
Do sự đôn đốc nhiệt tình của bà con, Văn Chi mở một cái quán có tên rất đẹp, Quán Đầu Làng, ở ngay sát ngã ba Lê Văn Duyệt và đường Nhà Thờ Chí Hòa tức giữa ngã tư Bảy Hiền và ngã ba Ông Tạ. Quán Đầu Làng chuyên trị mộc tồn và rượu nếp thang do chính chủ nhân cất.

Quán ồn ào được ít lâu thì dẹp tiệm không phải vì ế khách. Khách đông nữa là đằng khác, nhưng “toàn là anh em, làm sao tính tiền. Vả lại, tao cũng ngồi ăn nhậu rồi lại tính tiền tụi nó kỳ quá”.
Tôi đặc cách được ăn ở quán và không phải ăn thịt chó. Văn Chi ngoáy một cái là tôi có một món, nhưng lần nào cũng bị nghe chửi “thằng ngu không biết ăn thịt chó”.

Năm 1975 thay đổi mọi sự và chúng tôi không tránh nổi cơn lốc dữ. Vào lúc đó, Văn Chi bảo:

- Tao kẹt mẹ già, vợ mới sinh. Sao mày không đi đi?

Tôi cười:

- Tôi độc thân vui tính, ở lại với ông cho vui.

Văn Chi nhìn tôi chửi thề:

- Sư mày! Ông đéo tin.

Như bất cứ người dân miền Nam nào khác, cuộc đời của hai đứa tôi trở nên nhếch nhác nhễ nhại.

Tôi đi bán bún mọc và bánh xèo giúp ông anh, bà chị ở Cửa Tây chợ Bến Thành. Có hôm bưng một tô bún từ Cửa Tây đi xuyên hàng gà, hàng thịt, hàng cá sang đến Cửa Bắc thì khách hàng, một phụ nữ còn trẻ, nhỏ nhẹ: “Chú cho thêm miếng chanh”.

Tôi đành lội ngược trở lại Cửa Tây để lấy cho cô khách hàng một miếng chanh những mong tô bún thêm phần khởi sắc.

Trong đám bằng hữu ở Ngã Ba Ông Tạ có cô Thanh, chủ cái quán cho thuê truyện trấn ngay Ngã Ba. Lúc này Nhà Nước liệt kiếm hiệp vào hàng văn hóa đồi trụy cùng với sách vở của các tay phản động miền Nam chẳng hạn như Nguyễn Thụy Long, Duyên Anh… Văn Chi chụp cơ hội, biến quán cho thuê truyện đó thành quán phở.

Phở Văn Chi tuyệt hảo, ngon và thơm nên đông khách.

Rút kinh nghiệm Quán Đầu Làng, tôi dặn dò kỹ “Ông không được cho đứa nào ăn chùa, không là sập tiệm. Ngày xưa sập tiệm thì cười khì khì, bây giờ mà sập thì chết cả nút”.

Văn Chi ngần ngừ:

- Thế chả lẽ tao tính tiền cả anh Hoàng Hải Thủy à?

- Thôi được. Riêng ông Thủy thôi, nhe.

Nếu Văn Chi chỉ đóng vai đầu bếp, vai trò đúng nhất của anh, có lẽ hai đứa tôi còn có dịp gặp lại nhau.

Một dạo, tôi thấy Văn Chi thậm thà thậm thụt và đôi lúc thì thầm với những người tôi không quen. Rồi Văn Chi hỏi tôi “Mày chịu khó nghe BBC có tin gì lạ không?”

Tin gì bây giờ?

Văn Chi nghiêm trang “Tin tức về Phục Quốc, về các trận đánh ở biên giới. Tin tức về tướng Kỳ”.
Từ Văn Chi, tôi được nghe rất nhiều tin, toàn những tin như Mỹ sắp đổ bộ trở lại, đại tá Huấn đang hoạt động ngay tại Sài Gòn với hàng ngàn chiến sĩ Biệt Cách Dù hoặc tin quốc tế đang làm áp lực buộc Cộng Sản phải tôn trọng hiệp định Paris…

Khi tôi bảo đại tá Huấn đã dẫn toàn bộ lực lượng Biệt Kích về bàn giao thì Văn Chi chửi tôi loan tin nhảm.

Tôi nhớ rõ một tối sáng trăng đã khá khuya, Văn Chi đứng giữa sân hét:

- Thằng Thiệp ra đây!

Vừa ló đầu ra, tôi thấy Văn Chi tay cầm con dao phở sáng loáng, tay cầm một bọc gì đó. Thấy tôi, Văn Chi chửi:

- Địt mẹ mày! Mày có ăn thịt chó không thì bảo.

Thấy bạn quá say, tôi nhượng bộ:

- Để mai, hôm nay vừa ăn cơm xong.

- Địt mẹ! Mất nước rồi vẫn không chịu ăn thịt chó. Ông chém mày!

- Ấy từ từ! Tối nay tôi ăn thịt chó với ông, nhưng vụ thịt chó này với vụ mất nước không liên hệ gì với nhau đâu nha.

Văn Chi nguội hẳn, hể hả bày ra một đĩa thịt chó luộc trên chiếc bàn thấp vẫn kê ở giữa sân. Đó là lần đầu tiên tôi hẩu sực món “sống trên đời…” Đang ăn, Văn Chi nói:

- Mày có biết thống tướng Nguyễn Cao Kỳ, đại tướng Bùi Thế Lân đang ở Kontum không?

- Không. Tin tức của các đài BBC, VOA không thấy nói gì, chỉ biết ông Kỳ đã mở tiệm bán rượu ở California thôi. Mới đây đài BBC có loan ông ấy đang viết hồi ký gì đó.

- Mày thì biết đéo gì. Này, đọc đi.

Văn Chi dúi vào mặt tôi một tờ truyền đơn in ronéo trong đó có lời kêu gọi ký tên thống tướng Nguyễn Cao Kỳ, đại tướng Bùi Thế Lân yêu cầu toàn thể Quân Cán Chính và nhân dân miền Nam sẵn sàng chuẩn bị tiếp tay với quân đội đánh tan bọn Cộng Sản gian ác.

Thấy tôi đọc xong, anh bảo:

- Mày phải gia nhập Phục Quốc với tao.

Tôi ngây người nhìn bạn, nửa tin nửa ngờ. Văn Chi gia nhập Phục Quốc? Tôi trầm ngâm bảo:

- Hết rồi Văn Chi ơi. Không phục quốc được đâu. Cái truyền đơn này văn bất thành cú, sai lỗi chính tả tùm lum mà ông cũng tin à?

Văn Chi đứng dậy quắc mắt:

- Địt mẹ mày! Mày là thằng trí thức hèn. Mày là thằng hèn!

- Ông chỉ đúng có một nửa. Từ ngày biết nhau, tôi có bao giờ xưng tôi là trí thức đâu. Tôi là thằng phóng viên quèn sao ông lại bảo tôi là trí thức. Cái nửa kia thì đúng. Tôi hèn không dám gia nhập Phục Quốc. Nhưng tôi thương ông. Tôi lạy ông. Ông lo bán phở tôi bán bún. Đừng dính vô ba cái vụ này. Mút mùa lệ thủy ông ơi! Tôi van ông. Tôi ăn thịt chó rồi thì ông phải nghe tôi.

- Địt mẹ mấy thằng hèn.

Và ông chiến sĩ Phục Quốc Văn Chi quày quả đi vào nhà, bỏ mặc thịt chó và mắm tôm cho tôi.
Vài ngày sau, tôi để ý thấy Văn Chi rời nhà rất sớm nên sinh nghi. Hôm đó, khi nghe tiếng lịch kịch ngoài sân, tôi nhổm dậy chạy ra. Văn Chi nhìn tôi ngạc nhiên.

Tôi nắm lấy cổ chiếc vespa, chìa tay:

- Truyền đơn đâu? Đưa đây!

- Ai bảo mày tao đi rải truyền đơn?

- Tôi bảo. Truyền đơn đâu?

Tôi nhanh tay chộp chiếc chìa khóa xe và nói:

- Ông tính hại vợ hại con ông, hại bà cụ ông hay sao mà làm trò khỉ này. Đưa đây, không tôi gọi vợ ông dậy bây giờ.

Cực chẳng đã, Văn Chi xuống giọng:

- Ở trong cốp xe.

Tôi mở ra, lôi được một xấp ronéo, thủ vào túi quần và trả chìa khóa xe lại. Văn Chi lẩm bẩm:

- Địt mẹ thằng hèn. Địt mẹ thằng hèn!

Độ nửa tháng sau đó, Văn Chi lôi tôi ra một chỗ:

- Tao tính trốn, mày nghĩ sao?

- Lộ rồi hả?

- Chắc lộ rồi. Mấy anh em bị bắt, tao lo quá.

- Trốn đâu bây giờ. Ông cho tôi vài ngày, hỏi tụi bạn coi chứ ngay hôm nay thì chỉ có nước ông sang ở đỡ nhà bà chị.

Quả nhiên là lộ thật và có lẽ do lời khai của những bạn phục quốc khác, Văn Chi bị bắt ngay ngày hôm sau.

Từ quán Phở Văn Chi, tôi thất thểu bước về nhà. Sau đó, tôi lặn luôn, nay ngủ chỗ này mai ngủ chỗ khác. Mối liên hệ thân tình giữa tôi và Văn Chi, lại ở sát nhà nhau khiến tôi hoảng. Từ đó nhen lên ý định vượt biên.

Sau những thăng trầm của cuộc đời, tôi được tin Văn Chi đã ra khỏi tù và dựng được quán phở ở ngay đầu ngõ căn nhà 41 đường Nhà Thờ Chí Hòa. Tôi mừng thầm và tin rằng phở Văn Chi vẫn thơm, ngon và sẽ rất đông khách. Cho đến một hôm, ông anh tôi sang đoàn tụ kể:

- Ông Văn Chi mới chết mấy tháng nay. Tội nghiệp ông ấy vui tính, với ai cũng giúp, với ai cũng hết lòng. Vậy mà gia đình tan nát cả. Ông ấy chết, bị tim và đứt mạch máu não, tê liệt mấy tháng, cô quả một mình…

Tôi nghe mà không tin. Bởi trong tôi chỉ có một Văn Chi, lùn nhưng chắc nịch, chửi bới loạn cào cào nhưng lòng ngay dạ thẳng, yêu bạn hơn yêu mình và cả đời chỉ muốn đem niềm vui lại cho người khác. Tại sao lại có cái kết thúc vô lý như vậy cho một đời người như Văn Chi. Vô lý.

Tự nhiên tôi thèm được ăn thịt chó một lần nữa.