khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

XÂY ĐỀN ANGKOR WAT NHƯ THẾ NÀO ?

 
Các nhà khoa học đã phát hiện ra bí quyết cho phép xây dựng Angkor Wat, một ngôi đền cổ nổi tiếng ở Campuchia, nhanh gấp nhiều lần so với dự kiến.
Quần thể kiến trúc Angkor (Angkor Thom và Angkor Wat) là một trong những kho báu lớn nhất của lịch sử khảo cổ thế giới, một cố đô ngàn năm có diện tích tương đương với thủ đô London hiện nay.
Tuy nhiên, làm thế nào những người xây dựng đền Angkor Wat thời đó lại vận chuyển được hàng triệu khối đá khổng lồ vuông thành sắc cạnh nặng tới 1,6 tấn để xây dựng những ngọn tháp kỳ vĩ cùng với tượng đài của Angkor Wat… từ những mỏ đá cách xa mấy chục cây số?
 
Đào kênh, xây đền
 
Bằng cách sử dụng hình ảnh vệ tinh, các nhà khoa học thời nay đã phát hiện ra rằng thời đó, người ta đã đào một con kênh dài 21 dặm (gần 34km) để vận chuyển đá từ những ngọn núi đến nơi xây dựng ngôi đền linh thiêng Angkor Wat.
Phát hiện này giúp giải thích làm thế nào mà ngôi đền khổng lồ như Angkor Wat, được xây dựng bằng 5.000.000 tấn đá và trong vòng 35 năm, mặc dù theo tính toán phải mất hàng trăm năm nếu sử dụng các công nghệ có sẵn vào thời điểm đó.
Angkor Wat: Một trong những kho báu lớn nhất của lịch sử khảo cổ thế giới.
Ban đầu, người ta nghĩ rằng mỗi khối đá được vận chuyển trên một chặng đường quanh co dài tới 55 dặm (88km) trên đất liền, trên sông và trên hồ.
 
Quá trình vận chuyển mỗi khối đá đầy gian nan, cực nhọc này sẽ phải mất ít nhất 5 ngày.
 
Qua ảnh vệ tinh, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một mạng lưới kênh rạch cho phép vận chuyển dễ dàng thuận tiện những khối đá nặng 1,6 tấn nói trên từ nơi khai thác đá đến Angkor chỉ trong vòng 10 tiếng đồng hồ.
 
Giáo sư Etsuo Uchida của Đại học Waseda ở Tokyo cho biết: "Những con kênh này đã được đào để phục vụ cho việc vận chuyển những khối đá xây đền.
 
So với các tuyến đường giao thông trên bộ, tuyến đường thủy này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian.
 
Đây là tuyến vận chuyển ngắn nhất và cho thấy người Khmer thời xưa đã xây dựng Angkor Wat một cách có hệ thống và hiệu quả như thế nào”.
 
Giáo sư Uchida và các cộng sự của ông tìm thấy dấu vết của những con kênh, trong khi nghiên cứu những hình ảnh vệ tinh các khu vực xung quanh quần thể kiến trúc Angkor Wat.
Họ đã phát hiện ra dấu vết những con kênh chạy thẳng từ nơi khai thác đá đến nơi xây dựng đền.
 
Khi đến khảo sát vùng này, họ đã tìm thấy một số đoạn kênh còn sót lại vẫn chứa nước, trong khi nhiều đoạn kênh khác đã biến mất qua năm tháng: hoặc đã bị khô cạn hoặc đã bị rừng già xâm thực.
 
Nhóm khảo sát cũng phát hiện ra những khối đá lớn vuông thành sắc cạnh ở nhiều địa điểm khác nhau dọc theo con kênh, có thể do bị rơi xuống nước trong quá trình vận chuyển bằng bè hoặc được đưa vào bờ vì một lý do nào đó.
 
Quần thể Angkor Wat, được xây dựng bằng 5.000.000 tấn đá và trong vòng 35 năm.
Mạng lưới kênh rạch chạy từ khu vực mỏ đá ở chân núi Kulen, nơi các nhà khảo cổ đã phát hiện ra rằng đó chính là loại đá được dùng vào việc xây dựng Angkor Wat.
 
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy thêm 50 mỏ đá nữa, dọc theo tuyến đường mà các con kênh đã đi qua.
 
Trước đây, giới chuyên gia cho rằng các khối đá khổng lồ nói trên đã được vận chuyển bằng đường bộ từ núi Kulen đến một dòng sông dẫn đến hồ Tonle Sap.
 
Từ đó, chúng sẽ được chở bằng thuyền đến sông Siem Reap và sau đó được kéo lên các công trình xây dựng ở cố đô Angkor Thom.
 
Giáo sư Uchida cho biết những phát hiện mới đã cho thấy tuyến đường vận chuyển hiệu quả hơn rất nhiều.
 
Giúp rút ngắn đáng kể tiến độ xây dựng các công trình đồ sộ ở cố đô Angkor nói chung và Angkor Wat nói riêng.
Ông nói: “Tôi ước tính rằng việc đào các con kênh này chỉ mất vài năm là có thể sử dụng thuyền, bè để vận chuyển đá. Với hệ thống kênh rạch này, người xưa không cần phải ngược dòng sông Siem Reap và có thể vận chuyển khối đá khổng lồ nói trên nhanh hơn, hiệu quả hơn”.
 
Kỳ quan thế giới Angkor Wat
 
Angkor Wat nằm trong quần thể kiến trúc Angkor được Đế chế Khmer xây dựng từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15. Cố đô Angkor Thom được cho là thành phố lớn nhất thế giới thời tiền công nghiệp và trải dài trên một diện tích hơn 390 dặm vuông (gần 1.000km2).
 
Thành phố lớn nhất thế giới thời tiền công nghiệp này được Vua Jayavarman II (1113-1150) xây dựng vào cuối thế kỷ 12.
Tuy nhiên, Angkor Thom không phải thủ đô đầu tiên của Đế chế Khmer.
 
Trước đó ba thế kỷ, Yashodharapura vốn là thủ đô và Angkor Thom trùm lên một phần của cố đô đó.
 
Cổng phía Tây của Angkor Thom, thành phố lớn nhất thế giới thời tiền công nghiệp.
Angkor Thom nằm trên bờ hồ Tonle Sap, cách hồ khoảng 1/4 dặm. Cổng phía Nam của Angkor Thom nằm cách thành phố Siem Reap 7,2 km và cách Angkor Wat 1,7 km về phía Bắc.
 
Angkor Wat thờ thần Visnu của đạo Hindu và được xem là tuyệt đỉnh nghệ thuật kiến trúc Khmer.
 
Về sau khi Vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật.
 
Sau khi kinh đô bị người Seam phá hủy và các nhà vua Khmer chạy về Phnom Penh trong thế kỷ 15, Angkor Wat bị rừng già che phủ và được Herri Mouhot phát hiện vào năm 1860.
 
Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, với đỉnh tháp chính của ngôi đền có độ cao 65m.
 
Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn.
 
Ngôi đền được xây dựng theo nguyên tắc: xếp đá trước, điêu khắc sau. 
 
Bằng chứng là tại các cây cột ở tầng thứ nhất vẫn còn vết tích của những bức tranh điêu khắc còn dang dở.
 
Khu đền chính được xây dựng theo hình Kim Tự Tháp, với 5 ngọn tháp tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ: tầng thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là đất, tầng thứ hai tượng trưng cho nhân gian và tầng thứ ba tượng trưng cho thần linh.
 
Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn.
Khu đền chính có 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá trên trần phòng, hành lang, các lan can... thể hiện tài nghệ phi thường, điêu luyện của người Khmer cổ đại.
Độc đáo nhất là những điêu khắc trên tường của dãy hành lang tầng thứ nhất.
 
Đây có thể xem là bức tranh điêu khắc trên đá to nhất, dài nhất của thế giới - với chiều cao 2,5m và dài hơn 800m.
 
Tầng hai có vô số những bức tranh Apsara nhảy múa với bộ ngực trần.
 
Tầng ba gồm hai hành lang chữ thập cắt nhau thẳng góc ở giữa.
 
Ở điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat.
 
Xưa kia trung tâm đền có tượng thờ bằng vàng thần Vishnu, nhưng nay đã bị mất.
 
Tháp ở trung tâm đền cao nhất Angkor Wat.
Xung quanh tháp là bốn hành lang hình vuông.
Ở mỗi góc hành lang là ngọn cổ một tháp.
 
Quần thể kiến trúc Angkor Wat đã bị bỏ rơi một cách bí ẩn trong thế kỷ 15 và phần lớn thành phố linh thiêng này đã bị rừng già che phủ, trước khi được phát hiện trong thế kỷ 19 và trở thành di sản thế giới nổi tiếng.

Biểu tình trước lãnh sự quán Tàu Cộng ở thành Hồ, vào ngày 4/6/2014




Nam Lộc giới thiệu chuẩn tướng lục quân Hoa Kỳ Lương xuân Việt




Ta ở trời tây -- Nhạc sĩ Phạm Đình Chương-- Thơ Thái Tú Hạp -- Phạm Ngọc Lân đàn guitar và hát




Nhớ Về Đà Lạt-- Nhạc sĩ Hoàng Trọng -- Ca sĩ Tâm Hảo




Hợp ca Bạch Đằng Giang của Lưu Hữu Phước





Nhớ bạn -- Nhạc sĩ Vũ Thành -- Ca sĩ Tâm Hảo




ASIA 74 -- Ông hoàng của dòng nhạc Bolero, nhạc sĩ TRÚC PHƯƠNG







Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Những ông vua Việt Nam hoang dâm vô độ


Lê Long Đĩnh bị trĩ giai đoạn 4 vì hoang dâm?
 
Lê Long Đĩnh (986 - 1009) là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông được mô tả là vị vua hoang dâm vô độ, đến mức bị mắc bệnh trĩ, không thể ngồi được, phải nằm để thiết triều, nên bị gán cho biệt danh "Ngọa Triều Hoàng đế".
Theo y học hiện đại, bệnh trĩ ở giai đoạn mà bệnh nhân phải nằm là ở giai đoạn 4, là giai đoạn rất nặng chỉ có thể chữa bằng phương pháp phẫu thuật, điều không thể thực hiện ở Việt Nam thời phong kiến. Phải chăng, đó là lý do khiến ông vua này qua đời rất sớm, ở tuổi 23?


 Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, chuyện Lê Long Đĩnh tàn ác, hoang dâm vô độ đã được người thời sau thổi phồng để bôi nhọ vị vua này trong sử sách.



Lê Uy Mục “yêu xong rồi giết”

Lê Uy Mục (1505-1509) là vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê. Ngay từ khi lên ngôi, ông đã nổi tiếng ham rượu chè, mỹ nữ và thích giết người.

Theo sử sách, tuy mới 20 tuổi, Lê Uy Mục đã có một thú vui tình dục rất man rợ. Đêm nào, ông cũng gọi các phi tần, cung nhân vào uống rượu say sưa, hành lạc vô độ. Khi say, ông giết luôn cả cung nhân vừa được mình ôm ấp. (Ảnh minh hoạ từ Internet)
Ai cũng kinh sợ Lê Uy Mục, nhưng vì uy quyền tối thượng và sự tàn nhẫn của vua, nên không dám lên tiếng.
Do chỉ mê hưởng lạc, Lê Uy Mục đã bỏ bê triều chính, mặc cho bọn hoạn quan và bên họ ngoại khuynh đảo, lộng hành… Hậu quả là ông vua này đã bị một số người trong tôn thất và triều thần nổi loạn, bắt và bức tử.

Lê Tương Dực bắt mỹ nữ khỏa thân chèo thuyền

Lê Tương Dực (1495 – 1516) là vị vua thứ 9 của nhà Hậu Lê. Ông lên ngôi sau khi giết bỏ Lê Uy Mục – vị vua được người đời mệnh danh là “Vua Quỷ”.

Theo sử sách, Lê Tương Dực vốn là người có tư chất thông minh. Lúc mới lên ngôi ông cũng ban hành giáo hóa, thận trọng hình phạt, biết nghe lời phải trái, được coi là có công trạng với đất nước.

Nhưng càng về sau, Lê Tương Dực càng chơi bời xa xỉ truỵ lạc, bỏ bê việc nước. Tương truyền, vua đã cho đóng chiến thuyền bắt con gái khỏa thân chèo chơi ở hồ Tây.

Tháng 5/1514, nghe lời của Hiệu uý Hữu Vĩnh, Lê Tương Dực giết chết 15 vương công, cho gọi các cung nhân của triều trước vào cung để gian dâm. (Ảnh minh hoạ từ Internet)
Vì hoang dâm như thế, cho nên sứ nhà Minh sang trông thấy vua, bảo rằng Tương Dực có tướng lợn. Nên mọi người ngoài và dân chúng gọi ông là “Vua Lợn”.

Mạc Mậu Hợp tan nát cơ đồ vì dâm dục

 Mạc Mậu Hợp (1562 – 1592) là vị vua thứ 5 của nhà Mạc thời Nam Bắc triều trong lịch sử Việt Nam. Sử cũ chép rằng, Mậu Hợp là người sống xa hoa, kiêu ngạo, hay nghe xiểm nịnh, thường ít lắng nghe lời bàn luận, khuyên can của các bậc lương thần.
Đặc biệt, ông là người rất hoang dâm hiếu sắc. Chính điều này là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy vong của cơ nghiệp nhà Mạc.

Để thỏa mãn dục vọng, Mạc Mậu Hợp đã không ngần ngại “mưu giết bề tôi, đoạt mỹ nhân”. Cụ thể, do thích vợ của viên trấn thủ Nam đạo Sơn quận công Bùi Văn Khuê, ông đã lên kế hoạch giết danh tướng này để cướp vợ.

Kế hoạch bị đổ bể khiến Bùi Văn Khuê đem quân quay sang quy phục vua Lê và chúa Trịnh Tùng. Theo gương Bùi Văn Khuê, hơn 10 tướng nhà Mạc cũng bỏ Mạc Hậu Hợp để chạy sang phe Lê – Trịnh.

Điều này khiến quân Mạc suy yếu nghiêm trọng và bị quân Trịnh Tùng đánh tan sác sau đó không lâu. Mạc Mậu Hợp phải bỏ kinh thành trốn chạy nhưng không thoát, cuối cùng đã bị Trịnh Tùng treo sống 3 ngày rồi chém đầu tại bãi cát Bồ Đề, sau đó đem đóng đinh vào 2 con mắt, bêu ra ngoài chợ 5 ngày.

Mẹo vặt trong nhà bếp





1. Để rửa tay có mùi sau khi cắt hành, tỏi chỉ cần chà tay lên một muỗng bằng thép không gỉ khoảng 30 giây rồi mới rửa lại bằng nước. Thép hấp thụ mùi rất tốt. Nếu bạn có hạt cà phê tươi, nó cũng hấp thụ mùi cũng rất hiệp quả.

2. Nếu bạn quá tay khi nấu canh, chỉ cần thả vào nồi một miếng khoai tây để nó hấp thụ bớt lượng muối dư thừa.

3. Khi luộc trứng hãy cho muột chút muối để vỏ không bị nứt.

4. Không bao giờ đặt trái cây và cà chua trong tủ lạnh nếu bạn không muốn mất đi những lợi ích sức khỏe của nó. Nhiệt độ thấp làm giảm mùi thơm cũng như hương vị củ các loại trái cây.

5. Khi nồi cơm bị cháy, hãy đặt một miếng bánh mì trắng vào nồi cơm trong vòng 5 đến 10 phút để nó hấp thụ mùi.

6. Trước khi bạn thái ớt, hãy bôi một chút dầu ăn lên tay. Da tay sẽ không hấp thụ ớt cay nữa.

7. Nếu bạn không xác định được trứng của mình có tươi hay không, hãy đăt chúng vào cái chậu có khoảng 10 cm nước. Trứng chìm nghĩa là nó tươi, nếu nổi là đã qua giai đoạn tươi. Và việc của bạn là hãy ăn trước những quả trứng không còn tươi nữa.

8. Loại bỏ vết trà hay cà phê trên cốc sứ của bạn bằng cách dùng hỗn hợp được tạo từ baking soda với nước chanh và kem cao răng. Vết bẩn sẽ đi dễ dàng.

9. Không bảo quản chuối chung với các hoa quả khác. Bởi chuối sẽ giải phóng khí làm quả khác chín nhanh. Việc tách này giúp hoa quả tươi lâu hơn.

10. Để giữ cho khoai tây không nảy mầm trong túi, hãy cho một quả táo vào với nó.

11. Khi rã đông thịt trong tủ lạnh, đổ thêm một chút dấm lên trên, nó không chỉ làm mềm thịt mà còn giảm nhiệt độ đóng băng và do đó làm nó tan nhanh hơn.

12. Làm sáng đồ bạc bằng kem đánh răng.

13. Bạn mua bánh mì về mà ăn không hết, hãy cho một nhánh rau cần tây tươi vào túi bánh mì và đóng kín lại. Cần tây có thể phục hồi hương vị và kết cấu cho bánh mì.

14. Nếu muối của bạn vón cục, hãy đặt vài hạt gạo vào hộp muối để nó ấp thụ độ ẩm quá mức trong đó.

15. Băm thái hành dễ khiến bạn "rơi lệ" và chất cay khiến nước mắt bạn phải rơi tập trung ở phần gốc. Do vậy, giảm cay mắt bằng cách để gốc của nó cắt sau cùng. Có một mẹo dân gian là hãy nhai bất cứ thứ gì khi cắt hành để không bị cay mắt.

16. Luôn luôn giữ một cây lô hội trong nhà bếp. Nó là vô giá khi cánh tay bị xước hoặc ngón tay bị bỏng. Chỉ cần bẻ đôi lá nha đam và lấy gel bôi lên vết thương.

17. Khi làm món sup, nước sốt, thịt hầm quá nhiều dầu mỡ bạn hãy nhúng vào đó một viên đá. Đá sẽ hút chất béo, ngay sau đó bạn múc đá ra.

18. Nước đã đun sôi để nguội sẽ đóng đá nhanh hơn nước lã. Điều này có ích khi bạn muốn dùng đá sớm.

19. Nếu hai chiếc cốc của bạn dính chặt vào nhau. Tách nó dễ dàng bằng cách cho đá vào ly bên trong, đổ nước ấm vào ly bên ngoài. Thủy tinh gặp nóng sẽ nở, gặp lạnh sẽ co và bạn sẽ tách hai cốc dễ dàng.

20. Khi bị bầm tím hãy lấy một miếng bông viên tròn và ngâm trong dấm trắng rồi áp nó lên chỗ đau. Vết bầm sẽ giảm thâm và sớm biến mất.

21. Khử mùi tanh của cá:


22: Mẹo giữ sạch tay khi gọt khoai tây
[IMG]

23: Mẹo bảo quản thịt
[IMG]

24: Mẹo làm mờ vết mồ hôi ở cổ áo
[IMG]

25: làm bay mùi hôi sau khi gọt hành tỏi
[IMG]

26: Mẹo giúp các món đồ của bạn sáng bóng hơn
[IMG]

27: Mẹo giữ màu quần áo
[IMG]

28: Mẹo giúp đồ trắng, sáng hơn
[IMG]
29: Cách khử mùi hôi trong đường ống của bồn rửa bát
[IMG]

30: Khi đổ vang đỏ lên áo, hãy đỏ thêm 1 ít vang trắng lên trên sẽ làm quần áo dễ giặt hơn
[IMG]

31: Tủ lạnh là nơi chứa tất cả thực phẩm của gia đình, do đó, việc khử mùi cho tủ lạnh là vô cùng quan trọng luôn đó!

Mẹo vặt cần thiết để khử mùi tủ lạnh hiệu quả 1

Mẹo vặt cần thiết để khử mùi tủ  lạnh hiệu quả 2

Mẹo vặt cần thiết để khử mùi tủ lạnh hiệu  quả 3

Mẹo vặt cần thiết để khử mùi tủ  lạnh hiệu quả 4

Mẹo vặt cần thiết để khử mùi tủ lạnh hiệu quả 5

Mẹo vặt cần thiết để khử mùi   tủ lạnh hiệu quả 6

Chung quanh công hàm Phạm Văn Đồng -- Sử gia Trần Gia Phụng



Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến đặt tại vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm của Việt Nam Cộng Hòa ngày-19-1-1974. Sự xuất hiện giàn khoan nầy làm rộ lên trở lại dư luận trong và ngoài nước vấn đề công hàm ngày 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt Nam trước đây.


1. Tuyên bố của Trung Quốc

Từ 24-2 đến 29-4-1958, các thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) họp tại Genève bàn về luật biển. Hội nghị ký kết bốn quy ước về luật biển. Riêng quy ước về hải phận mỗi nước, có 3 đề nghị: 3 hải lý, 12 hải lý và 200 hải lý. Không đề nghị nào hội đủ túc số 2/3, nên LHQ chưa có quyết định thống nhất. Lúc đó, Trung Quốc và hai miền Nam và Bắc Việt Nam không phải là thành viên LHQ nên không tham dự hội nghị nầy. 

Trước cuộc tranh cãi về hải phận, ngày 28-6-1958, Mao Trạch Đông tuyên bố với nhóm tướng lãnh thân cận: “Ngày nay, Thái Bình Dương không yên ổn. Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (Jung Chang and JonHalliday, MAO: The Unknown Story, New York: Alfred A. Knopf, 2005, tr. 426.) Tiếp đó, ngày 4-9-1958, Trung Quốc đưa ra bản tuyên bố về hải phận gồm 4 điểm, trong đó điểm 1 và điểm 4 được dịch như sau:

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệ nầy áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa [Xisha tức Hoàng Sa], quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa [Nansha tức Trường Sa], và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
...

(4) Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu [Bành Hồ], quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc... (Nguồn:://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm>). 

Mục đích của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 nhằm xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý. Tuy nhiên điểm 1 và điểm 4 của bản tuyên bố cố ý lập lại và mặc nhiên khẳng định chắc chắn rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (vốn của Việt Nam) thuộc chủ quyền của Trung Quốc và gọi theo tên Trung Quốc là Xisha [Tây Sa tức Hoàng Sa] và Nansha [Nam Sa tức Trường Sa]. 

Điểm cần chú ý là Trung Quốc lúc đó chưa phải là thành viên Liên Hiệp Quốc và không thể dùng diễn đàn của Liên Hiệp Quốc để bày tỏ quan điểm và chủ trương của mình, nên Trung Quốc đơn phương đưa ra bản tuyên bố nầy, thông báo quyết định về lãnh hải của Trung Quốc. Vì vậy các nước không nhất thiết là phải trả lời bản tuyên bố của Trung Quốc, nhưng riêng Bắc Việt Nam lại tự ý đáp ứng ngay.

2. Công hàm bắc Việt

Trước khi ký kết hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai đất nước, đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam) đã sắp đặt trước kế hoạch tiếp tục chiến tranh đánh miền Nam. Chủ trương nầy được đưa ra rõ nét tại hội nghị Liễu Châu (Liuzhou) thuộc tỉnh Quảng Tây (Guangxi), từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954 giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai.

Sau khi đất nước bị chia hai, Bắc Việt nằm dưới chế độ cộng sản do Hồ Chí Minh và đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam) lãnh đạo. Muốn đánh miền Nam, thì Bắc Việt cần được các nước ngoài viện trợ, nhất là Liên Xô và Trung Quốc. Vì vậy, khi Trung Quốc đơn phương đưa ra bản tuyên bố về lãnh hải ngày 4-9-1958, chẳng cần tham khảo ý kiến Bắc Việt, thì “không gọi mà dạ”, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt, lại hưởng ứng ngay, ký công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về hải phận của Trung Quốc để lấy lòng chính phủ Trung Quốc. 

Mở đầu bản công hàm, Phạm Văn Đồng viết: “Thưa Đồng chí Tổng lý”. Kết thúc bản công hàm là câu: “Chúng tôi xin kính gởi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.” Gọi nhau đồng chí là ngôn ngữ giao thiệp giữa đảng với đảng trong cùng một hệ thống cộng sản quốc tế, khác với ngôn ngữ ngoại giao thông thường. Nội dung bản công hàm Phạm Văn Đồng nguyên văn như sau:

“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trên mặt bể.”



Chắc chắn bản công hàm nầy được Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản) chuẩn thuận và được gởi thẳng cho Trung Quốc mà không tham khảo ý kiến hay thông qua quốc hội Bắc Việt. Quốc hội Bắc Việt lúc đó nguyên là quốc hội được bầu ngày 6-1-1946, gọi là quốc hội Khóa I. Sau chiến tranh 1946-1954, đất nước bị chia hai. Nhà nước Bắc Việt triệu tập những dân biểu cộng sản còn sống ở Bắc Việt vào tháng 9-1955, tiếp tục hoạt động cho đến ngày 8-5-1960, Bắc Việt mới tổ chức bầu lại quốc hội khóa II, khai mạc phiên họp đầu tiên tại Hà Nội ngày 6-7-1960. 

3. Trung Quốc biện minh

Khi tự động đem giàn khoan 981 đặt trong vùng biển Hoàng Sa, vi phạm lãnh hải Việt Nam, Trung Quốc liền bị dân chúng Việt Nam biểu tình phản đối mạnh mẽ và dư luận quốc tế lên án, thì nhà cầm quyền Trung Quốc cho người sử dụng công hàm Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 để nói chuyện.

Cùng ngày 20-5, hai nhân vật Trung Quốc đã lên tiếng biện minh cho hành động của Trung Quốc. Dĩ nhiên họ được lệnh của nhà nước Bắc Kinh mới được quyền lên tiếng.
 
Thứ nhứt, đại biện lâm thời Trung Quốc ở Indonesia, ông Lưu Hồng Dương, có bài đăng trên báo Jakarta Post(Indonesia), xác định rằng quân đảo Tây Sa [tức Hoàng Sa] là lãnh thổ của Trung Quốc. Bài báo viết: “Trong tuyên bố ngày 14-9-1958, thay mặt chính phủ Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.” Lưu Hồng Dương, tác giả bài báo, còn viết: “Việt Nam rõ ràng vi phạm nguyên tắc “estoppels”. [không được nói ngược].

Người thứ hai là tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, trả lời phỏng vấn hãng tin Deutsch Welle (DW) của Đức, được đưa lên Net ngày 20-5. Ông nầy nói như sau: “Năm 1958, thủ tướng Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa trong công hàm gửi thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai... Hà Nội chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất năm 1975. Nhưng theo nguyên tắc estoppel, Trung Quốc không tin rằng Việt Nam có thể thay đổi lập trường về vấn đề chủ quyền.”

4. Cộng sản Việt Nam chống chế

Trả lời những cáo buộc trên đây của Trung Quốc, trong cuộc họp báo ngày 23-5-2014 tại Hà Nội, ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, cho rằng công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 không có giá trị pháp lý về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam. 

Ông Hải nói: “Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, Trường Sa, vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa... Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được. Vậy điều đó càng khẳng định công văn của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý...”

Ngoài ra, còn có đại sứ của hai phía Trung Cộng và Việt Cộng ở Hoa Kỳ tham gia cuộc tranh cãi, lên tiếng bênh vực lập trường của chính phủ mình. Báo chí hai nước cũng đưa tin và bình luận cáo buộc đối phương mà trước đây ít khi thấy. Lời qua tiếng lại còn nhiều, nhưng đại khái lập trường hai bên là như vậy.

5. Hiểu cách nào

Bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đưa ra hai chủ điểm: 1) Xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý. 2) Mặc nhiên xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên một số quần đảo trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn của Việt Nam từ lâu đời. 

Dầu công hàm Phạm Văn Đồng không có chữ Hoàng Sa và Trường Sa như ông Trần Duy Hải nói, nhưng công hàm Phạm Văn Đồng “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc”, có nghĩa là nhà nước Bắc Việt cộng sản công nhận hai chủ điểm của bản tuyên bố của Trung Quốc. 

Trần Duy Hải còn nhấn mạnh rằng sau hiệp định Genève, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa và “Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được.” Ông Hải nói chuyện lạ lùng như một người nước ngoài. Nếu Nam Việt không phải là một phần của Việt Nam, thì tại sao Bắc Việt lại đòi “Chống Mỹ cứu nước” hay “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.”? Khi xâm lăng Nam Việt, thì Bắc Việt nhận Nam Việt là một phần của Việt Nam. Khi cần xin viện trợ thì Bắc Việt bảo rằng đó là của Nam Việt, rồi Bắc Việt dùng để trao đổi với nước ngoài? (Một giải thích lạ lùng hơn nữa là bà Nguyễn Thị Thụy Nga (Bảy Vân), vợ Lê Duẫn, trả lời trong cuộc phỏng vấn năm 2008 của đài BBC rằng “ngụy nó đóng ở đó nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa.” (CTV Danlambao -danlambaovn.blogspot.com)

Một nhà nghiên cứu trong nước còn nói rằng công hàm Phạm Văn Đồng không thông qua quốc hội nên không có giá trị pháp lý trong bang giao quốc tế. (BBC Tiếng Việt 21-5-2014, “Hoàn cảnh lịch sử công hàm 1958”). 

Khái niệm nầy chỉ đúng với các nước tự do dân chủ. Trong các nước tự do dân chủ, tam quyền phân lập rõ ràng. Những quyết định của hành pháp phải được lập pháp thông qua, nhất là những hiệp ước về lãnh thổ, lãnh hải phải có sự đồng ý của quốc hội. Tuy nhiên dưới chế độ cộng sản, cộng sản không cai trị theo luật pháp, mà cộng sản thống trị theo nghị quyết của đảng cộng sản. Với cộng sản, tam quyền không phân lập mà tam quyền đồng quy vào trong tay đảng CS, nên CS chẳng cần đến quốc hội. Chủ trương nầy được đưa vào điều 4 hiến pháp cộng sản mà ai cũng biết.

Trung Quốc là một nước cộng sản từ năm 1949. Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng thống trị đất nước họ như đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Vì vậy, giữa hai nước cộng sản với nhau, Trung Quốc rất am hiểu truyền thống của nhau, am hiểu ngôn ngữ cộng sản với nhau. Chính công hàm của Phạm Văn Đồng cũng viết theo ngôn ngữ cộng sản: “Thưa Đồng chí Tổng lý”. Vì vậy, Trung Quốc hiểu công hàm Phạm Văn Đồng theo cách thống trị đất nước của nhà nước cộng sản, nghĩa là quyết định của đảng cộng sản là quyết định tối hậu, trên tất cả, chẳng cần gì phải có chuyện quốc hội phê chuẩn. 

Hồ Chí Minh và đảng Lao Động (tức đảng CSVN ngày nay) ủng hộ hay không ủng hộ bản tuyên bố về hải phận của Trung Quốc, dân chúng Việt Nam không cần quan tâm. Tuy nhiên, đối với dân chúng Việt Nam, chuyện Phạm Văn Đồng cùng Hồ Chí Minh và đảng Lao Động tán thành “quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa],... quần đảo Nam Sa [Trường Sa],... thuộc Trung Quốc” là một hành vi bán nước và phản quốc.

6. Liên minh quân sự

Trước hiểm họa Trung Quốc đe dọa ngày nay, vì Việt Nam không đủ sức chống lại Trung Quốc nên có ý kiến cho rằng nhà nước CSVN cần phải liên minh với nước ngoài để chống Trung Quốc. Ví dụ liên minh với Hoa Kỳ hay với khối ASEAN chẳng hạn.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh vào ngày 25-8-2010, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng CSVN đã đưa ra chủ trương “ba không” của đảng CS và nhà nước CSVN là: Không tham gia liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự và không cùng một nước khác chống lại nước thứ ba. (Xem Internet: chủ trương ba không của CSVN.)

Về phía Hoa Kỳ, thì vừa qua, ngày 28-5-2014, trong bài diễn văn trình bày tại lễ tốt nghiệp Học viện Quân sự WestPoint, New York, tổng thống Obama đưa ra nét căn bản về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ: “Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân đội, đơn phương nếu cần thiết, nếu cần cho lợi ích cốt lõi của chúng ta - trong trường hợp người dân chúng ta bị đe dọa, nguồn sống chúng ta gặp nguy hiểm hay an ninh của các nước đồng minh bị thách thức...” (BBC Tiếng Việt, 29-5-2014.) 

Chủ trương sử dụng sức mạnh để bảo vệ lợi ích cốt lõi của nước mình không phải là chủ trương riêng của Hoa Kỳ hay của một nước nào mà là chủ trương chung của tất cả các nước trên thế giới. Nước nào cũng vì quyền lợi của nước mình mà thôi. Vậy thử hỏi Hoa Kỳ có quyền lợi gì khi giúp Việt Nam (90 triệu dân) nhằm đổi lại với việc Hoa Kỳ giao thương với Trung Quốc (hơn 1 tỷ dân)? Ngoài ra, Hoa Kỳ khó trở thành đồng minh của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ vì một lý do đơn giản là CHXHCNVN là một nước cộng sản vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng. 

Hơn nữa, Hoa Kỳ mới liên minh trở lại với Phi Luật Tân để ngăn chận Trung Quốc từ xa. Vì Phi Luật Tân ở xa, nằm phía bên kia bờ Biển Đông phân cách Phi Luật Tân với lục địa Trung Quốc, nên an toàn hơn cho Hoa Kỳ. Vì vậy, Hoa Kỳ có cần liên minh với CSVN hay không? 

Các nước trong khối ASEAN cũng không khác gì Hoa Kỳ, tập họp với nhau vì quyền lợi kinh tế của mỗi nước. Có nước chẳng ưa thích gì Việt Nam như Cambodia, Lào vì truyền thống lâu đời. Có nước chẳng có quyền lợi gì trong vấn đề Việt Nam và Biển Đông như Miến Điện, Mã Lai. Đó là chưa nói hầu như các nước ASEAN đều quan ngại thế lực của Trung Quốc về nhiều mặt và các nước ASEAN còn muốn Việt Nam luôn luôn ở thế yếu kém, bị động để đừng quay qua bắt nạt các nước láng giềng.

Như thế, chỉ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng nhà nước CSVN có thể liên minh với bất cứ nước nào để chống Trung Quốc. Trung Quốc dư biết điều đó. Cộng sản Việt Nam phải tự mình giải quyết lấy bài toán của mình do những sai lầm của Hồ Chí Minh và đảng CSVN gây ra. Nhờ Trung Quốc đánh Pháp chẳng khác gì nhờ một tên ăn cướp đuổi một kẻ ăn trộm. Còn nhờ Trung Quốc chống Mỹ không phải là giải pháp để cứu nước mà là con đường dẫn đến mối nguy mất nước...

7. Phải quyết định

Lịch sử cho thấy từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam luôn luôn chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ, chống lại các cuộc xâm lăng của nước ngoài. Ngược lại, từ giữa thế kỷ 20, đảng CSVN cướp được chính quyền năm 1945, đã dùng đất đai do tổ tiên để lại như một vật trao đổi nhằm mưu cầu quyền lực, mà công hàm Phạm Văn Đồng là một ví dụ điển hình.

Muốn thoát khỏi tấn bi kịch hiện nay, một trong những việc đầu tiên là phải vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng, chấm dứt sự thừa nhận của Phạm Văn Đồng và đảng Lao Động tức đảng CSVN đối với tuyên bố của Trung Quốc. 

Muốn vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng thì phải vô hiệu hóa chính phủ đã ký công hàm. Phạm Văn Đồng đã chết. Chính phủ Phạm Văn Đồng không còn. Tuy nhiên, chính phủ thừa kế chính phủ Phạm Văn Đồng còn đó ở Hà Nội. Vậy chỉ còn cách giải thể nhà nước cộng sản hiện nay ở Hà Nội mới có thể vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng. Có hai cách giải thể:

Thứ nhứt, đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay, hậu thân của đảng Lao Động trước đây, thừa kế chính thức của nhà nước do Phạm Văn Đồng làm thủ tướng, phải tìm cách tự lột xác như ve sầu lột xác (kim thiền thoát xác), mới phủ nhận những điều do nhà cầm quyền cũ ký kết. Trên thế giới, đã có hai đảng cộng sản theo thế kim thiền thoát xác là trường hợp Cộng sản Liên Xô với Yeltsin và cộng sản Cambodia với Hun Sen.

Vấn đề là những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay có vì sự sống còn của đất nước, có chịu hy sinh quyền lợi của đảng CS, có chịu giải thể đảng CS như Yeltsin đã làm ở Liên Xô, để cùng dân tộc tranh đấu bảo vệ non sông?

Thứ hai, nếu những nhà lãnh đạo cộng sản vẫn cương quyết bám lấy quyền lực, cương quyết duy trì đảng CSVN, thì chỉ còn con đường duy nhứt là toàn dân Việt Nam phải tranh đấu lật đổ chế độ cộng sản. Cuộc tranh đấu sẽ rất cam go, khó khăn, nhưng hiện nay đất nước chúng ta đang đứng bên bờ vực thẳm, đang lâm vào thế cùng. Cùng đường thì phải tranh đấu để biến đổi và tự cứu mình. 

Vậy chỉ còn con đường duy nhứt là chấm dứt chế độ CSVN để chấm dứt công hàm Phạm Văn Đồng, đồng thời chấm dứt luôn những mật ước giữa đảng CSVN với đảng Cộng Sản Trung Quốc từ thời Hồ Chí Minh cầu viện, qua thời Thành Đô và cho đến hiện nay. 

Đã đến lúc phải quyết định dứt khoát: Hoặc CSVN theo thế “ve sâu lột xác”, hoặc CSVN phải bị lật đổ mà thôi. Nếu không, hiểm họa một thời kỳ Hán thuộc mới đang chờ đợi Việt Nam.

 


Thiên An Môn



Ước gì


                                                               

Người Buôn Gió: “Cộng Hòa giữ nước tốt hơn Cộng Sản”




Mời bạn Nguyễn Hiếu Liêm KTMĐ K1 nghe lại Thà Như Giọt Mưa qua giọng hát Vũ Khanh.


Thắng thân chúc Liêm một weekend rất nhiều niềm vui trong đại hội Kinh Thương kỳ 7 tại San Jose .




                                                                

Thư Mời tham dự Họp Mặt Toàn Cầu KHKTMĐ vào tháng 9 năm 2015 tại Little Saigon, quận Cam, California, Hoa Kỳ





 


Hình chụp họp mặt KHKTMĐ vào tháng 4 năm 2013, ở thành phố Irvine, quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ.



Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Đại Tá Lục Quân Hoa Kỳ Lương Xuân Việt được thăng cấp Chuẩn Tướng. Ông là vị tướng gốc Việt đầu tiên trong quân lực Hoa Kỳ




 
Để tìm tên trong danh sách dưới đây , quý vị nhìn vào ở phần giữa trang ở mục: May 20 ,14. PN 1718 Army , đếm từ dưới đếm lên , đại tá Lương Xuân Việt ở hàng thứ 12
 
 
Colonel Viet X. Luong, to be Brigadier General


Colonel Viet Luong emigrated from Viet Nam with his family to the United States in 1975.

Col. Luong started his military career upon graduating from the University of Southern California, receiving a Regular Army commission. His first assignment was with the 1st Battalion, 8th Infantry Regiment at Fort Carson, Colorado, where he served as Rifle Platoon Leader, Anti-Tank Platoon Leader, Company Executive Officer, and Battalion Maintenance Officer. In 1993, COL Luong was assigned to Fort Bragg, North Carolina and served in the 2nd Battalion, 325 Airborne Infantry Regiment, 2d Brigade, 82d Airborne Division, as the Assistant S-3 (Operations), and subsequently, Commander of Alpha Company. Following his assignment at Fort Bragg, he was assigned to the Joint Readiness Training Center as an Observer Controller, and subsequently assigned to the Southern European Task Force (SETAF) upon completion of the Command and General Staff College. COL Luong served as SETAF G3- Chief of Plans, and the Operations Officer and Executive Officer of the 1st Battalion, 508th Airborne Battalion Combat Team, 173d Airborne Brigade, and Vicenza, Italy. Following this assignment, he was assigned to Joint Task Force North at Fort Bliss, Texas where he served as a Plans Officer and Chief of the Targeting and Exploitation Division in support of the Department of Homeland Security. In 2005, COL Luong assumed command of the 2d Battalion, 505th Parachute Infantry Regiment, 3d Brigade Combat Team, and 82d Airborne Division. In February 2008, COL Luong assumed the duties of Deputy G-3, XVIII Airborne Corps (Rear).

Col. Luong holds a degree in Bio-Chemistry from USC and a Masters of Military Arts and Science. His military training and education include Airborne School, Ranger School, the Infantry Officer Basic and Advance Courses, Command and General Staff College, and Joint Forces Staff College.
His awards and decorations include the Bronze Star Medal, Defense Meritorious Service Medal, Meritorious Service Medal with four oak leaf clusters, Army Commendation Medal with four oak leaf clusters, Army Achievement Medal with two oak leaf clusters, Ranger Tab, Senior Parachutist Badge, Combat Infantryman’s Badge, and Expert Infantryman’s Badge.

He is married to the former Kimberly Lau of Denver, Colorado. They have three children: Daughter Ashley (13) and sons, Brandon (11) and Justin (8).
 

Cơm Tay Cầm ở Mã Lai



Một dãy nồi đất hồng đỏ lửa, người đầu bếp vừa nhanh tay đảo cơm, hương thơm bay khắp phố ở thủ đô Kuala Lumpur.
 
Phố ăn đêm Jalan Alor thuộc Bukit Bintang bắt đầu nhộn nhịp từ 6h chiều, khi các quán hàng ăn được bày biện chật ních các con đường nhỏ. Phố đầy xe cộ, bàn ghế hàng này dựng sát hàng kia, tiếng mời chào hấp dẫn cùng mùi thơm sực nức của các món ăn. Con phố dài khoảng vài trăm mét nhưng có đến vài chục hàng ăn, mỗi hàng cả chục dãy bàn, chạy dọc suốt hai bên đường, bán đủ các món ngon cùng các loại hoa quả, trái cây và đồ uống.
 
Các quán ăn của khu phố này đa phần phục vụ món kiểu Hoa và một ít hàng bán đồ ăn kiểu Ấn. Đầu phố có một quán cơm gà khá nổi tiếng, khu vực phía trong là các quán hàng hải sản, hàng cơm và các món mì. Xen giữa những lời mời, những chiếc niêu đất đang đỏ lửa nổi bật và hấp dẫn hơn cả.
 
bitt-n-Jalan-alor-malaysia-5067-13994463
 
Phố ăn đêm nhộn nhịp từ 6h chiều đến hơn gần 2h sáng hàng ngày với các món ăn giá cả hấp dẫn.
 
Khoảng một chục chiếc niêu đất được nung trên lửa nhiệt độ cao. Người đầu bếp nhanh tay mở nắp nồi, cho thêm thịt gà, lạp xườn, xì dầu, rau cải ngọt rồi đóng nắp. Hương thơm của cơm vừa chín tới và thịt gà sực mũi. Không thể chờ thêm, du khách qua đây đều nhanh chân chọn một chiếc bàn và gọi món.
 
Mỗi niêu cơm đủ sức cho hai người ăn mới hết, nếu là phụ nữ. Còn cánh nam giới ăn khỏe hơn, nên gọi riêng một nồi. Đa phần khách sẽ gọi 3 người 2 nồi cơm và gọi thêm các món khác. Chờ khoảng 10 đến 15 phút, cơm được bưng ra. Niêu đất vừa nhấc từ bếp than hồng nóng rực, nắp nồi mở, hương thơm hấp dẫn bay ngào ngạt, vừa ăn vừa xuýt xoa. Trong chiếc niêu đất là cơm cùng với thịt gà được tẩm ướp và rang đảo vừa ăn, chút nấm, chút rau cải ngọt mềm, đi kèm một bát canh.
 
pudu-hong-kee-claypot-1-1960-1399446382.
Những niêu cơm gà đảo tay cầm hấp dẫn.
 
Món cơm này có tên là cơm gà đảo tay cầm và nếu đã ăn một lần ở Malaysia, tại địa chỉ đường Bukit Bintang, Kuala Lumpur, chắc hẳn bạn sẽ nhớ mãi và muốn ăn thêm nhiều lần nữa. Cơm gà đảo được nấu cầu kỳ. Bắt buộc phải là nồi đất để cơm giữ được độ nóng và phần đáy nồi có một lớp cháy mỏng giòn tan. Gạo được nấu với nước luộc gà để vị ngọt của cơm hòa quyện với vị béo ngậy của gà. Thịt gà được tẩm ướp cùng gia vị, hạt tiêu, gừng, đảo qua. Cơm được nấu vừa chín tới, người ta cho thịt gà vào nồi tiếp tục đun với cơm, sau đó là nấm hương, cải ngọt, lạp sườn và chút xì dầu.
 
Cơm được bắc ra ăn nóng. Trước khi ăn, đảo đều tất cả lên trong niêu rồi tùy vào khẩu vị của từng người mà gia giảm thêm xì dầu. Cơm chín tới cùng các món ăn kèm quyện gia vị vừa ăn, cứ thế cho đến tận đáy nồi vẫn thấy thòm thèm. Phần cơm cháy mỏng và róc, giòn tan. Ăn kèm với suất cơm là một bát canh rau cải ngọt nóng dễ ăn.
 
Những vị khách từ khắp nơi đổ về đây khi thành phố lên đèn để thưởng thức các món ăn đậm hương vị Trung - Ấn. Mỗi bữa, bạn có thể chọn ăn một món khác nhau, nhưng món cơm gà đảo tay cầm để lại nhiều ấn tượng khó quên. Vừa ăn, vừa được thưởng thức tiếng đàn tiếng hát của những nghệ sĩ đi rong trên phố. No bụng rồi, có thể ghé chếch đó mua hoa quả hay uống sinh tố rồi là đi mua sắm tại các trung tâm thương mại mở cửa đến 10h30 hàng đêm, chạy xe đến khu phố Tàu, tham quan Petronas hay chỉ là đi dạo trên phố.
 
claypotchickenrice2-2463-1399446382.jpg
Một niêu cơm gà có giá khoảng 80.000 đồng, hai người ăn no bụng.
 
Và nếu đói bụng, vẫn có thể trở lại nơi này để ăn đêm vào lúc 1h sáng. Khu phố sẽ nhộn nhịp cho đến 2h sáng mới bắt đầu dọn dẹp.

Lời tự thú từ bà thứ thất của Lê Duẫn trên đài BBC : "Lời tự thú từ bà thứ thất của Lê Duẫn trên đài BBC : "Ngụy nó đóng nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa"




Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Đừng gọi Việt Nam Cộng Hòa là ngụy nữa nhé -- Nguyễn tường Thụy





                                                               

Từ khi quan hệ Việt Trung trở nên căng thẳng chưa từng thấy kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1994, Trung Cộng luôn viện dẫn Công hàm của ông Phạm Văn Đồng để nhận quàng rằng, hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Không có một bằng chứng lịch sử nào, Trung Cộng coi Công hàm Phạm Văn Đồng là bảo bối duy nhất để khẳng định chủ quyền của TQ đối với HS và TS.

Có vẻ như nhận thấy khó mà cố vớt vát được tình hữu nghị với phương châm 16 chữ vàng, tình thần 4 tốt cho dù nhẫn nhịn đến mấy, các quan chức cao cấp và báo chí VN rầm rộ phản công lại. Một trong lý lẽ thuyết phục nhất là: Trong thời điểm 1958, hai quần đảo HS, TS thuộc quyền quản lý của Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa. VNDCCH không quản lý nên không có quyền xác nhận hai quần đảo đó là của TQ.


"Theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế".

Còn báo điện tử của Chính phủ dẫn lại bài báo "Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam" đăng trên báo Đại Đoàn kết vào tháng 7/2011 có đoạn:
 
"Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974".
 
Nhiều báo khác cũng đưa ra lập luận tương tự.

Ông Trần Công Trục nguyên trưởng ban Biên giới của Chính phủ trong chương trình thời sự 19 giờ ngày 22/5/2014 của đài VTV1 giải thích: (từ phút thứ 6)
 
Các bạn hãy nhớ rằng tuyên bố của chúng ta vào thời kỳ 1958 nghĩa là cái lúc mà hai miền Bắc, Nam được hiệp định Genève ký kết năm 1954 phân chia quyền quản lý cho 2 nhà nước với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế là Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Quần đảo Hoàng Sa của chúng ta nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của VNCH với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế theo hiệp định Genève, Và vì vậy, mọi tuyên bố, mọi hành vi của VNCH có giá trị pháp lý thay mặt Nhà nước VN quản lý vùng đất ấy còn VNDCCH chúng ta không trực tiếp quản lý. Vì vậy cho dù tuyên bố đó như thế nào thì giá trị pháp lý trong quan hệ quốc tế không có. Cho nên TQ họ muốn dùng tất cả mọi lý lẽ để nói rằng chúng ta thừa nhận thì đấy hoàn toàn là sự bịa đặt”.
 
Như vậy, Chính thể Miền Nam Việt nam từ 1954 (đến 1975) giờ đây đã được Chính phủ nhìn nhận là một Nhà nước có chủ quyền, là một chủ thể trong quan hệ quốc tế. 

Hoan hô Chính phủ trước tình thế chủ quyền của Đất nước bị đe dọa đã thừa nhận danh chính đối với Việt Nam Cộng Hòa theo đúng bản chất vốn có, thừa nhận VNDCCH không có quyền đối với hai quần đảo HS, TS trong thời kỳ 1954 - 1975 và điều đó cũng có nghĩa rằng thừa nhận sự ngang bằng của hai Nhà nước trong quan hệ quốc tế.

Vì vậy, đừng gọi Chính thể Việt Nam Cộng Hòa, sĩ quan, binh sĩ, công chức VNCH là ngụy nữa nhé.

Danh Ngôn




Lý Quang Diệu nhận xét về Hoa Kỳ




Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lý là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Sự bất bình đẳng về ý chí, hậu cần và chi phí là rất đáng kể. Chỉ riêng dân số của Trung Quốc, 1,3 tỉ người, so với 314 triệu người Mỹ, cũng góp phần vào khó khăn của Hoa Kỳ. Nhưng sự chuyển giao quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do ưu thế vượt bậc của Hoa Kỳ về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể đuổi kịp người Mỹ một cách nhanh chóng về công nghệ tàu sân bay với sức chứa 5.000 quân và đầu máy hạt nhân. Nhưng cuối cùng, những bất lợi của Hoa Kỳ do khoảng cách địa lý dần sẽ mang tính quyết định. Hoa Kỳ sẽ phải điều chỉnh thế đứng của mình và chính sách của họ trong khu vực này.
Chính quyền Obama tuyên bố vào năm 2011 rằng Hoa Kỳ dự định tiếp cận khu vực châu Á-Thái Bình Dương với một trọng tâm mới. Họ gọi đây là Sự Xoay Trục về Châu Á. Trên tờ Foreign Policy, ngoại trưởng Hillary Clinton giải thích tư duy đằng sau chính sách mới này như sau: “Các thị trường mở ở châu Á là những cơ hội chưa từng thấy đối với Hoa Kỳ về đầu tư, thương mại và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến… Về mặt chiến lược, việc gìn giữ hoà bình và an ninh ở khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng trở nên thiết yếu đối với sự tiến bộ trên toàn cầu, dù là thông qua bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, chống lại việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở Bắc Triều Tiên hay đảm bảo sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của các nước lớn trong khu vực.” Vào tháng 4 năm 2012, 200 lính thuỷ đánh bộ Mỹ đầu tiên đã được triển khai tới Darwin, Úc trong một phần nỗ lực nhằm tăng cường hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.
Nhiều quốc gia Châu Á chào đón cam kết mới này từ người Mỹ. Trong nhiều năm, sự hiện diện của Hoa Kỳ là một nhân tố quan trọng giúp ổn định khu vực. Kéo dài sự hiện diện này sẽ giúp duy trì ổn định và an ninh. Kích thước của Trung Quốc có nghĩa là cuối cùng chỉ có Hoa Kỳ – kết hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời hợp tác với các quốc gia ASEAN – mới có thể đối trọng lại được nước này.

Tuy nhiên, chúng ta còn phải xem liệu người Mỹ có thể biến ý định thành cam kết trong lâu dài được hay không. Ý định là một mặt, tài trí và khả năng là một mặt khác. Hiện nay Hoa Kỳ có quân ở Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam. (Người Philippines đã không khôn ngoan khi mời người Mỹ rời khỏi vịnh Subic vào năm 1992. Họ quên mất hậu quả về lâu dài của hành động này và bây giờ họ bảo rằng “Hãy làm ơn quay lại.”) Người Mỹ tin rằng họ có sẵn một dàn xếp quân sự trong khu vực cho phép họ cân bằng lại được với hải quân Trung Quốc. Hơn nữa, vì các vùng nước trong khu vực tương đối nông, người Mỹ có thể theo dõi hoạt động của các tàu thuyền Trung Quốc, kể cả tàu ngầm. Nhưng liệu lợi thế này có thể kéo dài được bao lâu? Một trăm năm? Không thể nào. Năm mươi năm? Không chắc. Hai mươi năm? Có thể. Rốt cuộc, cân bằng quyền lực có thể thực hiện được hay không còn phải chờ vào nền kinh tế Hoa Kỳ trong một vài thập niên tới. Cần có một nền kinh tế vững mạnh thì mới có thể phô trương quyền lực – đầu tư xây dựng tàu chiến, tàu sân bay và các căn cứ quân sự.
Khi cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ trên Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc diễn ra, những quốc gia nhỏ hơn ở châu Á bắt buộc phải thích ứng với cục diện mới. Thucydides đã từng viết rằng “kẻ mạnh làm những gì mà họ có thể và kẻ yếu phải chịu đựng những gì họ phải chịu đựng”. Các quốc gia nhỏ hơn ở châu Á có thể không phải có một kết cục bi thảm như thế, nhưng bất cứ góc nhìn hiện thực chủ nghĩa nào về sự suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương đều sẽ khiến các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình. Người ta sẽ phải quan tâm hơn đến những gì người Trung Quốc thích hoặc không thích khi Trung Quốc ngày càng lớn mạnh về kinh tế lẫn quân sự. Nhưng điều quan trọng không kém là không để cho Trung Quốc hoàn toàn thống trị. Cuối cùng, tôi không cho rằng viễn cảnh người Trung Quốc hất cẳng hoàn toàn người Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương có thể diễn ra.

Ví dụ như Việt Nam, là một trong những quốc gia không an tâm nhất về sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình ra lệnh tấn công miền Bắc Việt Nam vào năm 1979 để trả đũa việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia. Đặng phá hủy một vài làng mạc và thị trấn rồi sau đó rút lui, chỉ nhằm đưa ra một lời cảnh cáo với người Việt: “Tôi có thể tiến thẳng vào và tiếp quản Hà Nội.” Đây không phải là bài học mà người Việt có thể quên được. Một chiến lược có lẽ đã được chính phủ Việt Nam bàn đến là làm thế nào để có thể bắt đầu thiết lập các mối quan hệ an ninh lâu dài với người Mỹ.
Tôi cũng cảm thấy rất tiếc rằng sự thay đổi cân bằng quyền lực đang diễn ra vì tôi cho rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hoà bình. Họ chưa bao giờ tỏ ra hung hãn và họ không có ý đồ chiếm lãnh thổ mới. Họ đưa quân đến Việt Nam không phải vì họ muốn chiếm Việt Nam. Họ đưa quân đến bán đảo Triều Tiên không phải vì họ muốn chiếm bắc hay nam Triều Tiên. Mục tiêu của các cuộc chiến tranh đó là chống lại chủ nghĩa cộng sản. Họ đã muốn ngăn chủ nghĩa cộng sản lan tràn trên thế giới. Nếu như người Mỹ không can thiệp và tham chiến ở Việt Nam lâu dài như họ đã làm, ý chí chống cộng ở các nước Đông Nam Á khác chắc đã giảm sút, và Đông Nam Á có thể đã sụp đổ như một ván cờ domino dưới làn sóng đỏ. Nixon đã giúp cho miền Nam Việt Nam có thời gian để xây dựng lực lượng và tự chiến đấu. Nam Việt Nam đã không thành công, nhưng khoảng thời gian gia tăng đó giúp Đông Nam Á phối hợp hành động với nhau và tạo dựng nền tảng cho sự phát triển của ASEAN.
Singapore khá thoải mái với sự hiện diện của người Mỹ. Chúng ta không biết Trung Quốc sẽ quyết đoán hay hung hăng như thế nào. Vào năm 2009 khi tôi nói chúng ta phải cân bằng lực lượng với Trung Quốc, họ dịch từ đó sang tiếng Trung thành “kìm hãm”. Điều này làm nổi lên một làn sóng phẫn nộ trong cư dân mạng Trung Quốc. Họ cho rằng làm sao tôi lại dám nói như thế trong khi tôi là người Hoa. Họ quá là nhạy cảm. Thậm chí sau khi tôi giải thích rằng tôi không hề sử dụng từ “kìm hãm”, họ vẫn không hài lòng. Đấy là bề mặt của một thứ quyền lực thô và còn non trẻ.
Trong cục diện đang thay đổi này, chiến lược chung của Singapore là đảm bảo rằng mặc dù chúng ta lợi dụng bộ máy tăng trưởng thần kì của Trung Quốc, chúng ta sẽ không cắt đứt với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ. Singapore vẫn quan trọng với người Mỹ. Singapore nằm ở vị trí chiến lược ở trung tâm của một khu vực quần đảo, nơi mà người Mỹ không thể bỏ qua nếu muốn duy trì ảnh hưởng ở Châu Á – Thái Bình Dương. Và mặc dù chúng ta xúc tiến các mối quan hệ với người Trung Quốc, họ cũng không thể cản chúng ta có các mối quan hệ kinh tế, xã hội, văn hoá và an ninh bền chặt với Hoa Kỳ. Người Trung Quốc biết rằng họ càng gây áp lực với các quốc gia Đông Nam Á thì các quốc gia này càng thân Mỹ hơn. Nếu người Trung Quốc muốn đưa tàu chiến đến viếng thăm cảng của Singapore khi có nhu cầu, như là người Mỹ đang làm, chúng ta sẽ chào đón họ. Nhưng chúng ta sẽ không ngả về phía nào bằng cách chỉ cho phép một bên và cấm đoán bên kia. Đây là một lập trường mà chúng ta có thể tiếp tục duy trì trong một thời gian dài.

Chúng ta còn liên kết với phần còn lại của thế giới thông qua ngôn ngữ. Chúng ta may mắn được người Anh cai trị và họ để lại di sản là tiếng Anh. Nếu như chúng ta bị người Pháp cai trị, như người Việt, chúng ta phải quên đi tiếng Pháp trước khi học tiếng Anh để kết nối với thế giới. Đó chắc hẳn là một sự thay đổi đầy đau đớn và khó khăn. Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: “Các ông phải bước qua tôi trước đã.” Gần 5 thập niên đã trôi qua và lịch sử đã cho thấy rằng khả năng nói tiếng Anh để giao tiếp với thế giới là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong câu chuyện tăng trưởng của Singapore. Tiếng Anh là ngôn ngữ của cộng đồng quốc tế. Đế quốc Anh đã truyền bá thứ ngôn ngữ này ra khắp thế giới, nên khi người Mỹ tiếp quản, đó là một sự chuyển đổi dễ dàng sang tiếng Anh kiểu Mỹ. Đây cũng là một lợi thế rất lớn đối với người Mỹ khi trên toàn thế giới đã có nhiều người nói và hiểu ngôn ngữ của họ.

Khi sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp diễn, Singapore có thể nâng cao chuẩn mực tiếng Hoa trong nhà trường để cho học sinh của chúng ta có một lợi thế, nếu họ chọn làm việc hoặc giao thương với Trung Quốc. Nhưng tiếng Hoa vẫn sẽ là ngôn ngữ thứ hai, vì thậm chí nếu GDP của Trung Quốc có vượt qua Hoa Kỳ, họ cũng không thể cho chúng ta được mức sống mà chúng ta đang hưởng thụ ngày nay. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP của chúng ta ít hơn 20%. Phần còn lại của thế giới sẽ giúp Singapore duy trì phát triển và đạt được thịnh vượng – không chỉ là người Mỹ, mà còn là người Anh, người Đức, người Pháp, người Hà Lan, người Úc, vv…. Các nước này giao dịch kinh doanh bằng tiếng Anh, không phải tiếng Trung. Sẽ là rất ngu ngốc nếu chúng ta xem xét chọn tiếng Trung làm ngôn ngữ làm việc tại bất kì thời điểm nào trong tương lai, khi mà chính người Hoa cũng rất cố gắng học tiếng Anh từ khi mẫu giáo cho đến bậc đại học.

Cuộc cạnh tranh cuối cùng

Hoa Kỳ không phải đang trên đà suy thoái. Uy tín của Hoa Kỳ đã chịu nhiều tổn thất do việc đóng quân lâu dài và lộn xộn tại Iraq và Afghanistan cũng như do cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Nhưng những sử gia giỏi nhìn nhận sẽ chỉ ra rằng một Hoa Kỳ dường như yếu đi và trì trệ đã từng phục hồi ra khỏi những tình huống còn tệ hại hơn. Đất nước Hoa Kỳ đã đối mặt nhiều thử thách lớn trong những thời kỳ chưa xa: cuộc Đại Suy thoái, chiến tranh Việt nam, thời kì trỗi dậy của các cường quốc công nghiệp hậu chiến như Nhật Bản và Đức. Mỗi lần như vậy, Hoa Kỳ đã tìm thấy ý chí và sức mạnh để phục hồi vị trí dẫn đầu cùa mình. Hoa Kỳ đã áp đảo. Nó sẽ thực hiện được điều này một lần nữa.

Thành công của Hoa Kỳ nằm ở nền kinh tế năng động, được duy trì không chỉ bằng khả năng đặc biệt sản xuất ra cùng một thứ với chi phí ít hơn mà còn là liên tục đổi mới sáng tạo – tức là sáng chế ra một mặt hàng hay dịch vụ hoàn toàn mới mà thế giới sớm cảm thấy hữu dụng và đáng khát khao. Chiếc iPhone, iPad, Microsoft, Internet – tất cả đều được tạo ra ở Hoa Kỳ chứ không phải nơi nào khác. Người Trung Quốc có thể có nhiều nhân tài so với người Mỹ, nhưng sao họ không có những phát minh tương tự? Rõ ràng họ thiếu một sự sáng tạo mà người Mỹ sở hữu. Và tia sáng đó cho thấy người Mỹ thỉnh thoảng thể có sáng tạo đột phá thay đổi cục diện, điều cho họ vị trí dẫn đầu.
Thậm chí nếu những người theo thuyết suy thoái đúng, và thật là Hoa Kỳ đang trên đà xuống dốc, ta phải nhớ rằng đây là một nước lớn và cần có một thời gian dài thì mới suy thoái. Nếu Singapore là một nước lớn, tôi sẽ chẳng lo lắng lắm nếu chúng ta chọn chính sách sai lầm, vì hậu quả sẽ xuất hiện chậm. Nhưng chúng ta là một nước nhỏ và một quyết định sai lầm có thể gây hậu quả kinh khủng trong một thời gian ngắn. Mặt khác, Hoa Kỳ như là một con tàu chở dầu lớn. Họ sẽ không thể chuyển hướng nhanh như một chiếc thuyền. Nhưng tôi tin rằng các cá nhân tin vào thuyết suy thoái đã sai lầm. Hoa Kỳ sẽ không suy thoái. So sánh tương đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể ít uy lực hơn. Có thể khả năng phô diễn sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng và có thể Hoa Kỳ không thể sánh với Trung Quốc về dân số và GDP, nhưng lợi thế chính yếu của Hoa Kỳ – sự năng động của họ – sẽ không biến mất. Hoa Kỳ, nếu đem ra so sánh đến giờ, là một xã hội sáng tạo hơn. Và khi mà trong lòng nội bộ nước Mỹ đang có một cuộc tranh luận về việc liệu họ có đang xuống dốc hay không thì đó là một dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa rằng họ không ngủ quên trên đỉnh cao.
Tại sao tôi lại tin vào thành công về dài hạn của Hoa Kỳ?

Đầu tiên, Hoa Kỳ là một xã hội thu hút đến độ mà Trung Quốc khó lòng bì kịp. Mỗi năm, hàng nghìn người nhập cư đầy tham vọng và có trình độ được cho phép vào Hoa Kỳ, định cư và trở nên thành công trong nhiều lĩnh vực. Những người nhập cư này sáng tạo và thường mạo hiểm hơn, nếu không thì họ đã chẳng rời khỏi quê hương của mình làm gì. Họ cung cấp một nguồn ý tưởng dồi dào và tạo nên một chất men nào đó trong lòng xã hội Mỹ, một sức sống mà ta không thể tìm thấy ở Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ không thành công được đến như vậy nếu như không có người nhập cư. Trong hàng thế kỉ, Hoa Kỳ thu hút nhân tài từ châu Âu. Ngày hôm nay, họ thu hút nhân tài từ châu Á – người Ấn, người Hoa, người Hàn, người Nhật và thậm chí là người Đông Nam Á. Vì Hoa Kỳ có thể dung nạp người nhập cư, giúp họ hoà nhập và cho họ một cơ hội công bằng để đạt được giấc mơ Mỹ, luôn có một nguồn chảy tài năng hướng vào Hoa Kỳ và đổi lại Hoa Kỳ có được công nghệ mới, sản phẩm mới và cách làm ăn mới.

Trung Quốc và những quốc gia khác rồi sẽ phải tiếp thu vài phần của mô hình thu hút nhân tài của Hoa Kỳ phù hợp với hoàn cảnh của mình. Họ phải đi tìm người tài để xây dựng các doanh nghiệp. Đây là cuộc cạnh tranh tối hậu. Đây là thời đại mà chúng ta không còn có các cuộc đua quân sự giữa các cường quốc vì họ biết rằng họ sẽ huỷ hoại nhau bằng cách ấy. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh về kinh tế và kĩ thuật và tài năng là nhân tố chính.

Hoa Kỳ là một xã hội thu hút và giữ chân được nhân tài. Họ chiêu dụ được những tài năng bậc nhất từ Châu Á. Hãy nhìn vào số lượng người Ấn trong các ngân hàng và trường đại học của họ — lấy ví dụ như Vikram Pandit, cựu CEO của Citibank. Nhiều người Singapore chọn lựa ở lại Hoa Kỳ sau khi du học. Đó là lí do mà tôi ủng hộ việc cho sinh viên học bổng đi du học Anh, vì tôi chắc rằng họ sẽ trở về Singapore. Ở Anh, bạn không ở lại vì bạn không được chào đón. Và vì nền kinh tế của Anh không năng động như Mỹ, ở đấy có ít công ăn việc làm hơn.

Một lí do tại sao Trung Quốc sẽ luôn kém hiệu quả hơn trong việc thu hút nhân tài chính là ngôn ngữ. Tiếng Hoa khó học hơn tiếng Anh nhiều. Nói tiếng Hoa rất khó nếu như không học từ nhỏ. Đây là ngôn ngữ đơn âm tiết và mỗi từ có tới 4 hay 5 thanh. Khi mà bạn không biết tiếng thì bạn không thể giao tiếp. Đây là một rào cản rất lớn. Đây là kinh nghiệm bản thân tôi. Tôi đã vật lộn trong suốt 50 năm và đến giờ mặc dù tôi có thể nói tiếng Hoa và viết theo kiểu bính âm (pinyin), nhưng tôi vẫn không thể hiểu được tiếng Hoa một cách thành thục như người bản ngữ. Đấy là tôi đã rất cố gắng. Trung Quốc trở nên hùng cường vào tương lai không thay đổi sự thật cơ bản là tiếng Hoa là một ngôn ngữ cực kì khó học. Có bao nhiêu người đến Trung Quốc, ở lại và làm việc ngoại trừ những người Hoa, người Châu Âu và người Mỹ trở thành những chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc? Người Trung Quốc cố gắng truyền bá ngôn ngữ của mình ra nước ngoài bằng việc xây dựng các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, nhưng kết quả không được tốt lắm. Người ta vẫn đến Hội đồng Anh và những cơ sở của Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ thậm chí không cần phải cố gắng. Một thời họ có Trung tâm Dịch vụ Thông tin Hoa Kỳ, nhưng đã bị đóng cửa vì không cần thiết nữa. Đã có hàng loạt ấn phẩm, chương trình truyền hình và phim ảnh làm công việc đó. Nên về quyền lực mềm thì Trung Quốc không thể thắng.

Một nguồn lực khác mang lại sức cạnh tranh cho Hoa Kỳ là nhiều trung tâm xuất sắc cạnh tranh lẫn nhau khắp cả nước. Ở bờ Đông có Boston, New York, Washington, và ở bờ Tây có Berkeley, San Francisco, và ở miền Trung nước Mỹ thì có Chicago và Texas. Bạn sẽ thấy sự đa dạng và mỗi trung tâm lại cạnh tranh với nhau, không ai nhường ai. Khi người Texas thấy rằng mình có nhiều dầu mỏ, James Baker – cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ và là người Texas – đã cố gắng thành lập một trung tâm ở Houston để cạnh tranh với Boston hoặc New York. Jon Huntsman, cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Singapore và Trung Quốc và là bạn của tôi, là một ví dụ khác. Gia đình ông có tiền sử bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy khi ông thừa hưởng gia tài từ cha, ông mang những nhà khoa học giỏi nhất trong lĩnh vực ung thư tuyến tiền liệt về quê nhà ông là bang Utah để nghiên cứu vấn đề này.

Mỗi trung tâm tin rằng mình tốt như các trung tâm còn lại, chỉ cần tiền và nhân tài, điều có thể kiếm được. Không ai cảm thấy phải tuân theo Washington hay New York. Nếu bạn có tiền, bạn có thể xây dựng một trung tâm mới. Bởi vì khía cạnh này, có sự đa dạng trong xã hội và một tinh thần cạnh tranh cho phép sản sinh ra những ý tưởng và sản phẩm mới hữu ích dài lâu. Trung Quốc thì lại chọn một cách tiếp cận khác. Người Trung Quốc tin rằng khi trung ương mạnh thì Trung Quốc sẽ giàu mạnh. Đây là một thái độ cứng nhắc, yêu cầu mọi người phải tuân theo một trung tâm duy nhất. Mọi người phải hành quân theo cùng một điệu trống. Ngay cả Anh và Pháp đều không thể cạnh tranh với Hoa Kỳ về mặt này. Ở Pháp ai là nhân tài cuối cùng đều vào các viện đại học nghiên cứu lớn. Ở Anh thì đó là Oxbridge (Đại học Oxford và Đại học Cambridge). Những quốc gia này tương đối nhỏ, gọn vì vậy cũng đồng bộ hơn.

Kể từ cuối thập niên 1970 cho đến thập niên 1980, Hoa Kỳ mất vị trí dẫn đầu nền công nghiệp về tay những nền kinh tế mới phục hồi như Nhật Bản và Đức. Họ bị vượt mặt về đồ điện tử, thép, hoá dầu và ngành công nghiệp xe hơi. Đây là những ngành công nghiệp sản xuất quan trọng huy động nhiều nhân công, kể cả những người lao động phổ thông được các công đoàn bảo vệ. Ở một số nước châu Âu, các công đoàn chống đối các cải cách lao động bằng việc đe dọa tiến hành các hành động công nghiệp có thể mang lại tổn thất nghiêm trọng trong ngắn hạn. Nhưng ở Mỹ điều ngược lại đã xảy ra. Các tập đoàn áp dụng những biện pháp thay đổi khó khăn nhưng cần thiết. Họ giảm qui mô, giảm biên chế và cải tiến năng suất qua việc sử dụng công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin (IT). Nền kinh tế Hoa Kỳ trỗi dậy trở lại. Các doanh nghiệp mới được mở ra để giúp các công ty tối ưu hoá hệ thống IT của mình, như là Microsoft, Cisco và Oracle. Sau một khoảng thời gian điều chỉnh đầy đau đớn, các công ty có thể tạo ra nhiều việc làm mới trả lương tốt hơn. Họ không thích thú với nhưng công việc lỗi thời mà Trung Quốc, Ấn Độ hay Đông Âu có thể làm được. Họ thấy được một tương lai mà của cải không phải được tạo ra bởi việc chế tạo đồ dùng hay xe hơi, mà bằng sức mạnh trí óc, sức sáng tạo, tính nghệ thuật, kiến thức và bản quyền trí tuệ. Hoa Kỳ đã trở lại cuộc chơi. Họ giành lại được vị trí là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong các nước đã phát triển. Tôi thật sự khâm phục sự năng động và tin thần khởi nghiệp của người Mỹ.

Bạn tiếp tục chứng kiến điều đó ngay lúc này đây. Người Mỹ vận hành một hệ thống gọn gàng hơn và có sức cạnh tranh hơn. Họ có nhiều bằng sáng chế hơn. Họ luôn cố gắng tạo được thứ gì đó mới hoặc làm điều gì đó tốt hơn. Tất nhiên, điều này cũng có một cái giá của nó. Chỉ số thất nghiệp của Hoa Kỳ lên xuống như một cái yoyo. Ở thời kì suy thoái, chỉ số thất nghiệp từ 8 đến 10 phần trăm là chuyện hiển nhiên. Kết quả là một tầng lớp dưới hình thành. Giữa những xa hoa, lấp lánh, các cửa hàng đẹp đẽ ở New York, bạn cũng có thể dễ dàng thấy người Mỹ vô gia cư nằm trên vệ đường. Họ không có gì ngoài tấm áo khoác thân và miếng thùng carton để nằm ngủ. Một số người, kể cả nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman, đã lên án khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn ở xã hội Mỹ.

Điều này có chấp nhận được không? Tôi không thể nói được. Có những tổ chức tôn giáo và từ thiện giúp đỡ. Một số thành lập những quán ăn tình thương cho người thất nghiệp, vv…. Nhưng mà bạn không thể vừa muốn có chiếc bánh trong tay, vừa muốn ăn nó. Nếu bạn muốn tạo nên sự cạnh tranh mà Hoa Kỳ đang có, bạn không thể tránh được việc tạo nên khoảng cách đáng kể giữa tầng đỉnh và tầng đáy, và không thể tránh khỏi việc tạo nên một tầng lớp dưới. Nếu như bạn chọn một nhà nước phúc lợi, như châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bạn tự nhiên sẽ không còn năng động.
Cuối cùng, Hoa Kỳ có một nền văn hoá tôn vinh những người dám tự làm tự chịu. Khi họ thành công, họ được ngưỡng mộ như là một nhà khởi nghiệp tài năng và có được sự công nhận và vị trí xã hội họ đáng được hưởng. Khi họ thất bại thì điều này được coi là một giai đoạn tạm thời, tự nhiên và cần thiết để rốt cuộc thành công. Vì vậy họ có thể đứng lên và bắt đầu lại. Nền văn hoá này khác với Anh, một xã hội tĩnh hơn – nơi mà mọi người biết vị trí phù hợp của mình. Nước Anh rất mang tính châu Âu về điểm này. Người Anh từng có nhiều khám phá vĩ đại – máy hơi nước, máy kéo sợi và động cơ điện. Họ cũng có nhiều giải Nobel khoa học. Nhưng rất ít khám phá trong số này của họ trở nên thành công về mặt thương mại. Tại sao lại như thế? Những năm dài của 2 thế kỉ đế chế đã hình thành một xã hội nơi mà giới thượng lưu cũ và những quý tộc có ruộng đất được kính trọng. Giới nhà giàu mới bị xem thường. Các sinh viên trẻ ưu tú mơ ước trở thành luật sư, bác sĩ và trí thức – những người được ngưỡng mộ vì trí tuệ và đầu óc của họ hơn là lao động cực nhọc hoặc lao động tay chân. Hoa Kỳ thì lại khác, là một xã hội mới không có khoảng cách tầng lớp. Mọi người đều ngưỡng mộ việc làm giàu – và muốn trở nên giàu có. Đây là một động lực rất lớn để tạo nên các công ty mới và của cải. Thậm chí ở các công ty của Mỹ, người trẻ có tiếng nói lớn hơn ở các cuộc họp, và sức trẻ của họ được định hướng để giúp công ty trở nên sáng tạo hơn.