khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Viên Thuốc Màu Xanh - Tác giả Trang Châu



Ông Marcel đến lấy thuốc vào lúc tôi chuẩn bị đóng cửa tiệm. Thời tiết tháng tám năm nay nóng và oi bức một cách khác thường. Chín giờ tối trời bên ngoài vẫn còn sáng. Máy lạnh trong phòng làm việc mở tối đa cũng chỉ vừa đủ mát. Ông Marcel hôm nay trông trẻ trung trong bộ đồ thể thao màu trắng. Ở tuổi bảy mươi, người ông vẫn toát ra sức sống của một người đàn ông khỏe mạnh với sắc mặt hồng hào, bước đi vững chắc và cái bụng không có bụng.

– Chào ông dược sĩ, hôm nay gặp phải hai tay vũ cầu thứ dữ nên vất vả lắm phe ta mới thắng được đối thủ.Vì thế tôi mới đến hơi trễ, may mắn ông chưa đóng tiệm; ông cho tôi thuốc hằng tháng và bốn viên thuốc… màu xanh.

Tôi tên Tôn nhưng ông Marcel với bản chất vui tính cố hữu, lúc nào gặp tôi ông cũng trịnh trọng cất cao tiếng: “Bonjour, Monsieur le pharmacien!” rồi mới nói chuyện thuốc men.

– Vâng, để tôi đếm thuốc cho vào lọ cho ông. Viên thuốc màu xanh, ông vẫn dùng 100 mg như cũ?

– Vâng như cũ. Nhưng ông cũng biết ở tuổi của tôi… Hà hà… ở tuổi của tôi chỉ cần nửa viên, có khi chỉ một phần tư viên là đã “OK” rồi.

Nói xong ông Marcel nhìn tôi cười, đưa cổ tay trái có đeo cái băng để chùi mồ hôi quẹt ngang trán rồi như chợt nhớ ra điều gì ông đột ngột hỏi tôi:

– Nè, ông dược sĩ, tôi có đọc trên net một bài viết của một nhóm nghiên cứu y khoa nào đó; họ chứng minh rằng tuổi già mà làm tình đều đặn một tuần hai lần rất tốt cho sức khỏe. Có đúng như vậy không ông?

Dù chưa đọc bài viết nào nghiên cứu về đề tài trên tôi cũng trả lời ông theo hiểu biết của mình:

– Tôi nghĩ là đúng. Hai tuần một lần ở tuổi của ông vẫn được cho là điều độ; đều đặn sinh lý giúp điều hòa cơ thể và làm phấn chấn tinh thần. Dĩ nhiên nó đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt. Tuổi của ông mà còn chơi vũ cầu đều đều thì tôi nghĩ không có vấn đề.

Nghe tôi nói xong ông Marcel đưa hai tay lên trời:

– Tôi chỉ mới thực hiện năm mươi phần trăm lời khuyên mà bà vợ tôi bà đã la làng rồi! Rõ chán!

– Thế ông có đưa cho bà nhà đọc bài nghiên cứu đó không, để cho bà thấy cái lợi ích của sự đều đặn?

– Sao không! Tôi in ra giấy rồi còn lấy bút màu tô những đoạn quan trọng để cho bà thấy.

– Thế bà có tin không?

– Sức mấy bà tin! Bà còn nói ngược lại là đằng khác! Bà nói càng ít đi bà càng thấy khoẻ. Rõ chán!

Tôi giữ im lặng vì không biết phải nói gì thêm để tỏ ra thông cảm ông Marcel mà không làm phật lòng bà Lucie, vợ ông dù bà không có mặt. Bà Lucie là một người đàn bà tôi cho đẹp lão: dáng người mảnh mai, mặt trái xoan với đôi mắt xanh biếc và mái tóc vàng hoe luôn luôn được chải gọn ghẽ. Bà Lucie ít nói, khi nói, nói rất nhỏ nhẹ. Một vẻ đẹp nghiêm trang và quí phái. Hồ sơ thuốc của bà tại dược phòng tôi cho biết bà nhỏ hơn ông Marcel một tuổi. Bà bị ung thu vú, điều trị đã trên năm năm mà bệnh không tái phát. Ngoài ra bà còn uống thuốc cao máu và thuốc trị bệnh tê thấp.

Ông Marcel than thở tiếp, giúp tôi thấy rõ vấn đề:

– Bà vợ tôi kỳ lắm, đi khám phụ khoa, bác sĩ nói bà thiếu chất nhờn, biên toa cho mua kem làm trơn cũng không chịu mua. Bà nói cái đồ quỷ đó thoa vào làm khó chịu thêm. Thế là tôi bế tắc!

Tôi tiếp tục im lặng đếm thuốc cho vào lọ cuối cùng. Ông Marcel bỗng hỏi tôi:

– Ông có đọc Balzac không ?

– Không, tôi chỉ nghe tiếng ông nổi danh với tác phẩm La comédie humaine.

– Hỏng! Ông phải tìm đọc. Balzac phán câu này rất chí lý, ít nhất là chí lý đối với tôi. Một câu nói đơn giản nhưng đầy đủ ý nghĩa, ông nghe đây, Balzac phán như thế này: “Nói chuyện yêu đương là nói chuyện làm tình.” Tôi thấy đúng, vô cùng đúng, những gì còn lại đều là chuyện phụ.

Ông Marcel ngừng nói, chừng như xem tố khổ bà vợ mình như thế là hơi quá, cần phải vớt vát lại. ông hạ giọng nói tiếp:

– Ông dược sĩ ạ, ngoài cái chuyện ấy ra, bà nhà tôi là một người đàn bà tuyệt vời trên mọi phương diện khác.

Tôi nhìn ông Marcel và tin lời tốt đẹp ông dành cho vợ ông là thành thật. Nói chuyện với ông Marcel tôi cảm thấy thoải mái vì ông vui tính, cởi mở; nói chuyện với bà Lucie, tuy chỉ là những câu trao đổi xã giao, tôi vẫn dành cho bà một sự nể nang vì tư cách lịch sự của bà.

Trên đường lái xe về nhà, nghĩ tới ông Marcel tôi vừa tức cười vừa thương ông ấy. Ông Marcel coi tôi vừa là một người bạn trẻ vừa là một bác sĩ gia đình thứ hai của ông. Chuyện gì ông cũng tâm sự hay mang ra bàn luận với tôi. Hồ sơ thuốc men của ông cũng không có gì nặng ngoài thuốc trị tê thấp, cao máu và an thần nhẹ. Sau hết là viên thuốc màu xanh, Viagra, cái tên mà nhiều ông hay tránh gọi đích danh. Tôi thấy có cái gì không ổn trong lượng thuốc ông mua và thời gian ông dùng. Nếu đúng như ông nói liên hệ vợ chồng của ông mỗi tuần một lần thì ông Marcel phải mua lại thuốc hai tháng một lần; đằng này sáu, bảy tháng ông mới mua một lần. Một ý nghĩ chợt hiện qua đầu tôi: Biết đâu ông Marcel chỉ dùng viên thuốc màu xanh này mỗi khi ông đi làm chuyện chính của ông một nơi khác? Và lời ông than thở về sự bất hợp tác của vợ ông trong chuyện gối chăn biết đâu lại nói lên một thực trạng khác: tình vợ chồng của hai ông bà hiện nay chỉ là tình của một đôi bạn già chung phòng mà thôi? Tôi nghĩ thế và cho ý nghĩ của mình rất có lý.

***

Sáng nay vừa mở cửa dược phòng, người khách đầu tiên của tôi là bà Nancy.

– Chào ông Tôn, tôi lại lấy thuốc hằng tháng của tôi và của ông nhà tôi. Xin ông coi thuốc của nhà tôi chừng nào là kỳ chót để ông lấy hẹn khám lại bác sĩ tim của ông.

– Dạ, bà để tôi coi lại hồ sơ của ông nhà.

Bà Nancy có cái tội mỗi lần đi lấy thuốc không bao giờ mang theo các lọ thuốc cũ, để chỉ cần nhìn vào cái ê-ti-két dán ở lọ thuốc là biết còn bao nhiêu lần mua. Một mùi hương nhẹ bay vào mũi khiến tôi ngưng công việc đang làm quan sát bà. Hôm nay bà Nancy trang điểm kỹ, gọn ghẽ trong chiếc áo cụt tay mỏng màu hồng nhạt và chiếc quần jeans bó sát. Ở tuổi sáu mươi bà Nancy vẫn giữ nét xuân và khêu gợi với bộ ngực còn căng phồng. Trông bà lúc nào cũng tươi tắn, yêu đời. Hồ sơ thuốc của bà chỉ có thuốc hạ mỡ, thuốc xịt chống viêm dị ứng mũi vào mùa xuân và thuốc uống dành cho phụ nữ hậu mãn kinh. Bà hay lo lắng về cân nặng không được tương ứng với chiều cao của bà. Hồ sơ thuốc của ông André, sáu mươi bảy tuổi, chồng bà, khá nặng nề. Cách đây ba năm ông thoát chết sau một cơn đau tim được cấp cứu kịp thời. Thêm vào đó là bệnh phổi kinh niên do thuốc lá. Thoát cơn đau tim, ông André, bỏ được thuốc lá. Hằng ngay ông phải dùng đến mười thứ thuốc vừa cho tim, phổi vừa cho mất ngủ, tê thấp, chia đều sáng, trưa, trước khi đi ngủ.

Một đôi lần ông André tự đi lấy thuốc. Đó là một người đàn ông cao, gầy, gương mặt đều đặn nhưng đôi chút khắc khổ. Ông khá khép kín trong cách giao tế. Ngoài những câu hỏi chỉ cách sử dụng thuốc men, ông André chưa bao giờ chưa đề cập đề tài gì khác với tôi cả.

– Bà Nancy ạ, bà nói với ông nhà nên lấy hẹn đi khám lại bác sĩ của ông đi, vì thuốc của ông nhà kỳ này là kỳ chót.

– Được rồi tôi sẽ nhắc ông nhà tôi. À mà này ông Tôn, tôi muốn hỏi riêng ông về chuyện này một chút.

Nói xong bà Nancy quay đầu nhìn đằng sau. Trong tiệm có hai người khách phụ nữ đang đứng phía ngoài xem các món thuốc bán không cần toa bác sĩ và những món hàng linh tinh. Yên tâm bà Nancy quay lại nhìn tôi thấp giọng hỏi:

– Nè ông Tôn, ông nhà tôi, với bệnh tim nặng như thế này, có dùng được viên thuốc xanh xanh gì đó dành cho đàn ông không? Tôi nghe người ta nói đau tim không được dùng thứ thuốc đó. Ông là dược sĩ ông nghĩ sao?

Tôi không ngạc nhiên trước câu hỏi của bà Nancy. Phụ nữ da trắng rất tự nhiên khi nói chuyện thuốc men với dược sĩ liên quan đến vấn đề sinh lý hay phụ khoa. Tôi trả lời bà Nancy:

– Theo tôi biết thì có thể dùng một lượng nhỏ, một phần ba lượng thông thường, nhưng tránh dùng chung với một thứ thuốc tim. Và nếu trong khi gần gũi bỗng thấy nhói ở tim thì không nên dùng nữa. Tôi tin ông bác sĩ tim của ông nhà có dặn ông chuyện đó.

Bà Nancy đáp với giọng buồn rầu:

– Tôi nghĩ nhà tôi có nghe ông cũng không làm theo đâu. Ông bây giờ như tu rồi… Thôi chào ông. Hôm nay tôi có hẹn đi phố với bà bạn Lucie của tôi.


***

Bà Lucie đến dược phòng buổi trưa ,lúc tôi đang bận tiếp ba khách hàng. Khi tôi nhìn thấy bà, bà khẽ gật đầu chào rồi lặng lẽ đến ngồi xuống một trong ba chiếc ghế dành cho khách chờ. Tuy vẫn tiếp tục công việc, tôi hơi thắc mắc bà Lucie đến gặp tôi có chuyện gì. Thuốc của hai ông bà, nếu tôi không nhầm, còn đến bốn tháng nữa mới lấy đợt mới. Có thể mới có thêm một vấn đề sức khoẻ, không rỏ cho ông Marcel hay cho chính bà. Với những thay đổi gần đây về luật y tế, dược sĩ được cho quyền định bệnh và trị liệu một số bệnh thông thường. Bà Lucie là người khách cuối cùng tôi tiếp trước khi tạm nghỉ để ăn trưa. Đứng trước mặt tôi, bà Lucie hỏi giọng pha một chút bực bội:

– Ông Tôn, tôi muốn hỏi cái thứ thuốc màu xanh xanh của ông nhà tôi dùng cần có toa bác sĩ hay được mua tự do?

Tôi nghĩ bà Lucie sợ chồng bà mua thuốc không toa, mua phải thuốc giả nên trấn an bà ngay:

– Không bà Lucie, thuốc ông nhà mua, có toa bác sĩ.

Nói xong tôi chờ đợi vẻ yên tâm hiện ra trên mặt bà, nhưng không, trái lại mặt bà xịu hẳn xuống. Tôi bỗng lo lắng khi chợt nghĩ bà Lucie biết những viên thuốc đó ông Marcel dành cho người khác chứ không phải cho bà nên nổi cơn ghen. Bà Lucie nhìn tôi, giọng như lạt đi vì giận:

– Ông Tôn có thể tưởng tượng được ông nhà tôi dùng thuốc đó rồi… rồi đứng… đứng thủ dâm trước hình một cô gái lõa thể trong máy còm-pu-tơ của ông không?

Tôi há hốc miệng trước phát hiện bất ngờ của bà Lucie. Nhưng rất nhanh, trong đầu tôi lóe sáng một câu nói bênh vực ông Marcel:

– Bà Lucie ạ, biết đâu đó cũng là một cố gắng của ông nhà để giữ sự trung thành với bà.

Câu nói bất ngờ của tôi làm bà Lucie ngẩn người, đứng im cả chục giây. Vẻ cau có ban đầu biến dần. Cuối cùng bà nói:

– Lời ông Tôn nói biết đâu cũng có lý. Ừ, có thể như vậy lắm. Cám ơn ông và chào ông.

***

Khoảng hai tháng sau bà Nancy gọi điện thoại báo tin chồng bà, ông André,vừa nhập viện khẩn cấp vì tai biến mạch não, bị á khẩu và liệt nửa người. Bà nói bác sĩ ở bệnh viện cần danh sách thuốc của ông André đang uống. Tôi kiếm lời an ủi, khích lệ bà:

– Cầu mong ông nhà chóng bình phục và bà vững mạnh tinh thần trước thử thách. Nếu bà có số fax của bệnh viện tôi sẽ gởi ngay, bằng không tôi in sẵn xin bà ghé lấy.

Giọng bà Nancy đầu giây tự nhiên ngập ngừng:

– Xin hỏi ông Tôn, nhà tôi bị stroke có phải vì mới đây ông dùng thêm viên thuốc màu xanh mà đàn ông hay dùng không? Ông mua qua in-tẹt-nét dùng để … chìu tôi. Nếu vì dùng thuốc đó mà ông bị vậy thì tôi ân hận lắm!

Tôi nghĩ đây không phải là lúc gieo mặc cảm vào lòng bà Nancy nên trả lời rằng tôi không nghĩ là do viên thuốc màu xanh nhưng nếu bà muốn rõ thì hỏi bác sĩ trong bệnh viện. Bà Nancy nói cám ơn và cho biết sẽ ghé dược phòng lấy danh sách thuốc của ông André.

***

– Chào ông dược sĩ, hôm nay tôi có toa thuốc mới, không phải cho tôi mà cho bà vợ tôi.

Ông Marcel đưa toa thuốc cho tôi với một cái nháy mắt. Toa thuốc của bác sĩ phụ khoa ghi kem làm trơn cho phụ nữ hậu mãn kinh.

– Hà hà. Cái toa thuốc này tôi chờ đợi bà vợ tôi dùng từ lâu, không biết có tốt cho bà không nhưng chắc chắn là tốt cho tôi. Hà hà…

Tôi cười mỉm, bóng gió nói vuốt theo:

– Thiên nhiên mất theo tuổi đời thì nhân tạo đóng góp vớt vát được chừng nào hay chừng ấy.

– Đúng rồi, phải sống với thực tế, kiếm cách này hay cách khác để thăng hoa chứ ngồi đó mà tiêu cực, mà né tránh thì chỉ làm khổ mình và khổ người.

Tôi làm như không hay biết gì hết, hỏi ông Marcel:

– Ông có bí quyết gì khiến bà nhà thay đổi ý định thế?

Ông Marcel lắc lư đầu mấy cái rồi tâm tình:

– Cái này là lời của một ông bạn già nói với một ông bạn trẻ đấy nhé, chứ không phải của bệnh nhân nói với dược sĩ đâu nghe. Tôi nghĩ có hai lý do khiến bà vợ tôi thay đổi lập trường. Thứ nhất bà bắt gặp tôi dùng viên thuốc màu xanh để… tự sướng một mình nên… thương tình! Thương cái trung thành của tôi! Như tôi đã từng nói với ông, ngoài sự né tránh cái chuyện đó ra, bà vợ tôi là một người không thể thay thế trong đời tôi. Tôi tạm tìm cách giải quyết cái chuyện kia trong tinh thần chung thủy với vợ. Lý do thứ hai, tôi chỉ suy đoán thôi chứ chưa chắc đã đúng, là vợ tôi có vẻ ngại sự vồn vã gần đây của bà Nancy dành cho tôi. Bà sợ bà Nancy từ bạn trở thành địch thủ không biết lúc nào. Chắc ông cũng biết bệnh tình của ông André, chồng bà. Sự hồi phục của ông ấy không được bao nhiêu phần trăm. Hai bà thân nhau nhưng tôi và ông André quen nhưng không thân. Ở đời không phải người quen nào cũng là bạn mình nhưng cũng không nên biến người không phải là bạn thành kẻ thù của mình. Do đó tôi giữ khoảng cách với bà Nancy. Nhưng cũng không phải dễ khi một người đàn bà có nhiều lợi khí đàn bà như bà Nancy muốn chinh phục một người đàn ông, dù người đó là chồng của bạn mình. Tôi nghĩ vợ tôi cũng cao tay, thay vì ngăn chận bạn bà quay sang chìu chồng. Mà biết đâu nhờ thế vợ tôi lại tìm lại được thú vui của thời còn trẻ!

***

Tối hôm đó lên giường đi ngủ tôi kể cho vợ tôi, nghe chuyện của ông Marcel, rồi băn khoăn nói với nàng:

– Không biết vợ chồng mình khi về già sẽ ra sao nhỉ?

Nghe tôi thắc mắc, Oanh chồm người lên, ôm đầu tôi dúi vào ngực nàng rồi thì thầm:

– Ra sao thì em chưa biết.Nhưng chắc chắn có chết em cũng không để cho anh dùng cái viên thuốc màu xanh như cách ông già Marcel đã dung.



Quyết nghị 2334 lên án Do Thái của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và Chuyện con la của giáo hoàng





MỘT THỜI TUỔI NGỌC / NHỚ VỀ DUYÊN ANH - - Tác giả Đinh Tiến Luyện



Tôi vừa lật album bạn bè tìm lại hai tấm hình và đưa vào máy scan. Mở ra trong phtoshop phóng lớn theo thói quen tìm những vết xước hay vết hoen ố thường có trong các tấm hình cũ để phục hồi lại. Không hề có. Những tấm hình thật mới và thật đẹp. Y như mới hôm qua đây. Cái hôm qua ấy nghe nhẹ nhàng mà sao thấy thấm buốt tình bằng hữu một thời. Một thời Tuổi Ngọc của chúng ta và một thời của anh Duyên Anh và tôi.

 Tôi vẫn tâm niệm, không bao giờ ôm quá khứ hay núp bóng quá khứ. Chẳng ích gì, nên cũng ít khi bươi lại chuyện cũ. Nhưng mới hôm qua đây, khi nhìn lại hình ảnh những tấm bìa và những trang báo ngày xưa mà bạn bè vừa lật lại, tôi bỗng vỡ òa bao ký ức thời làm báo Tuổi Ngọc. Cái cliché này, cái phí-lê này, cái co chữ này.. Bài này trước, thơ góc kia, chuyên mục chỗ nọ … Từng số báo một và từng trang một, đều qua tay tôi làm ma-két, xếp đặt trình bày cho thợ dàn trang xếp chữ và cũng chính tôi là người phải chịu trách nhiệm bản sửa mo-rát cuối cùng và ký bản in thử cho máy in chạy. Nơi trang báo cũ vừa nhìn lại, tôi như thấy lại tất cả khoảng thới trai trẻ nhiều đa mê của mình. Nhớ nao lòng. Nhớ nhiều lắm. Nhớ mùi thơm của những chồng giấy mới chất cao, nhớ mùi hăng hắc của mực in và mùi lưu huỳnh ngàn ngạt của lò đúc chì…

Và nhớ anh Duyên Anh

 Hồi trong trại tù cải tạo, nơi này nơi kia tôi nghe đồn anh thế này thế nọ và đã chết. Đến khi được ra trại (đầu năm 1981) tôi về Saigon tìm đến ngôi biệt thự nhỏ ở đường Công Lý, nơi xưa anh ở. Con Ky và Cu Đốm ra đón tôi ( Con Ky, Cu Đốm là nhân vật gia đình trong truyện Cây leo hạnh phúc của DA, là cô bé Thiên Hương và cậu út Thiên Sơn, còn Chương Còm Thiên Chương lúc đó đã vượt biên theo Ông Đặng Xuân Côn, là anh em kết nghĩa của DA. Có dịp tôi sẽ thêm chuyện về những đứa trẻ này, vì cả sau khi bố chúng mất, vẫn còn thân tình tới lui với tôi) Chúng lớn hẳn nhưng tất cả vẫn còn trong ký ức của nhau khi chú chú cháu cháu mừng rỡ gặp lại. Chị Ngọc Phương (Ngọc thân ái, vấn đáp tuổi mới lớn trong TN, cũng là vợ DA) sau đó mới ra ôm chầm lấy tôi mà khóc. Chị vốn hay khóc, ôm tôi khóc miết khiến tôi chẳng dám nói gì, càng khiến tôi tin rằng anh DA đã chết thật. Mãi một lúc lâu, sau vài câu trao đổi dò dẫm tế nhị, tôi mới biết người bạn vong niên quý mến của tôi vẫn còn trong tù cải tạo.

 Tôi đi tù trước anh chừng nửa năm thì anh cũng ra tù sau tôi chừng nửa năm. Ngày ra tù anh nhắn tôi lên (sau 30 tháng 4 tôi về Biên Hòa) Ngôi nhà anh ở lúc này đã di dời đồ đạc trống trải nhiều chỗ, phần bán phần cho, vì vợ con đã có giấy bảo lãnh đi Pháp. Anh hỏi tôi có muốn lấy gì làm kỷ niệm không. Tôi chẳng thiết gì. Những cuốn sách bản đặc biệt của anh đóng bìa cứng anh đã gửi một linh mục dòng lưu giữ. Cậu giữ những bộ TN đóng tập này đi. (sau này người mượn người xin cũng thất lạc gần hết. Còn ít tâp tôi cũng để lại cho anh Mường Mán giữ luôn). Tôi còn giữ lại vài tấm hình của gia đình. Trước khi ngôi biệt thự đổi chủ, tôi còn trở lại đó thêm vài ba lần nữa. Ngày trước khi còn chung việc với nhau tôi cũng thỉnh thoảng ngồi chung bàn với gia đình (kể cả chung bàn kéo xì phé, có NXHoàng, MThảo, HPAnh, NNgữ… Không nhớ có kỳ phùng địch thủ TKTường ở đây không nhi?). Khác là bây giờ lần nào tôi cũng thấy anh vào bếp và còn dạy tôi cách đập tỏi xào rau muống sao cho thơm ( Sau này qua Mỹ được anh Vũ Trung Hiền - ở Cali - tặng tôi cuốn "Duyên Anh và những câu chuyện bên ly rượu" do anh viết tôi còn dịp theo dõi bước đi của người Anh cả cho tới tận cuối đời , và vài cuốn sách của anh DA viết sau này, trong đó có cuốn "Ca dao quyện lấy món ăn dân tộc - nấu nướng dân gian). Duyên Anh là thế, ân cần đằm thắm trong đời sống thường tình như tất cả mọi người . Là người viết văn hay làm thơ, hắn cũng mãi chỉ viết hay làm, còn chính độc giả mới cho hắn cái NHÀ, để gọi hắn là nhà văn hay nhà thơ, khi những gì hắn viết ra được nhiều người đón nhận. Anh DA xứng đáng có một cái nhà rất lớn, khi sách của anh in ra tái bản liên tục và sau này số lượng in ngay lần đầu các NXB đã phải thương lượng với con số ấn bản 10 ngàn. Anh xứng đáng có một cuộc sống tốt đẹp.

Nhưng hết tốt đẹp rồi, khi cái nhà của độc giả tặng hiện tại bị bôi bẩn và cái nhà anh ở bao lâu nay anh cũng phải bỏ ra đi. Anh lêu bêu chỗ này chỗ kia mãi cho tới ngày anh vượt biên thóat. Trong suốt thời gian gặp lại nhau (chừng hơn năm gì đó) chúng tôi không hề bao giờ khơi lại chuyện viết văn làm báo ngày xưa. ( Nếu ai còn muốn biết, tôi sẽ tiếp.)


DUYÊN ANH , GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG "NGƯỜI ĐI QUA ĐỜI TÔI" - Tác giả Đinh Tiến Luyện






Một buổi sáng thật sớm, anh DA tới nhà tôi : Tớ phải đi xa một chuyến thôi. Nhìn cái vali nhỏ vừa đặt xuống và cái túi xách anh còn khoác trên vai, tôi biết anh không đùa. Truyện dài của gia đình anh tôi không lạ, cơm lành canh ngọt khi nào tôi không biết, nhưng hễ cơm sống cơm khê thì tôi biết liền. Không hỏi gì, tôi chở anh ra ga xe lửa (Nhà tôi ở Hòa Hưng, có ga xe lửa ngay sau lưng). Anh đi Nha Trang. Vừa ngồi sau xe anh vừa dặn dò. Truyện dài kỳ trước còn nhiêu đi nhiêu. Nhìn xuống cuộc đời chêm thêm bài độc giả vô vài trang cũng được. Nhưng cậu nhớ viết thư tòa soạn nhé, như ý mình bàn rồi đó. ( Kỳ nào nhận viết thư tòa soạn tôi rất mừng, vì để chủ nhiệm viết, ông chuyên nghề buôn than, không chuyện giá giấy lên thì tới chuyện số lượng in giảm. Ca bài ca con cá riết rồi độc giả cũng ngán ngẩm...lặn theo cá thì hỏng hết. Sau chuyến đi ấy , chừng vài tuần chi đó, khi về anh có ký sự "Cũng gọi là một chuyến đi" đăng liên tiếp mấy kỳ trên TN. Nha Trang, Ba Ngòi, Đại Lãnh, Tuy Hòa… và bạn bè cùng văn hữu… Còn chuyện gì thêm nữa, có lẽ nhà văn Võ Hồng biết nhiều hơn. "Phượng yêu' và "Thư tình trên cát", mái tóc người con gái nào còn vương gió biển theo về, gót chân người nữ nào còn in dấu cát để lại trong tâm người dư âm song biển. Nha trang, Tuy Hòa mùa hè ấy, nhà văn VHồng cũng chẳng thể biết nhiều hơn. Cho đến khi trong những xấp thư dày cộm hàng ngày chuyển về tòa soạn có một cái tên dài người con gái mà tôi phải lưu ý NgNgThKh. Mỗi ngày nhận thư thường gom lại đó, từng bó lớn bó nhỏ, rảnh việc mới cắt ra, cắt không hết, lưu lại từng chồng , chẳng tủ chẳng kệ nào chứa hết, có khi phải chất cả góc phòng. Thường là những phong bì căng phồng bài vở, văn hoặc thơ và kèm theo lá thư. Các bạn đọc tới thăm tòa soạn chúng tôi thường chìa cho họ cái kéo và nhờ làm công việc này. Cắt các phong bì ra và phân loại thơ văn hoặc chuyên mục xếp riêng, thư xếp riêng để trả lời. ( Thư viết cho ai thì cũng chỉ một người trả lời, khi tới phiên). Tình cờ, sau ngày mà chủ nhiệm của tuần báo của tuổi yêu thương giang hồ một chuyến về, có một lá thư không viết trên giấy học trò, mà viết trên giấy pơ-lua màu xanh bay về theo. Tôi lướt nhanh và biết thư ấy là thư riêng không trả lời trên báo. ( Cũng xin mở ngoặc nói thêm ở đây, thời ấy cũng là thời xanh lơ của thư ký tòa soạn, từ địa chỉ đường Phạm Ngũ Lão tới Bùi Thị Xuân , ai trong tòa soạn cũng biết phải để riêng những thư có dán con tem hình nữ hoàng Elizabeth cho tôi, thường thì một tuần hai lần NHỮNG CON TEM NÀY XIN XEM TRONG SLIDE SHOW BÀI HÁT HOÀI CẢM CỦA CUNG TIẾN POST TRONG THÁNG TRƯỚC ). Tìm lại chiếc phong bì có ấn dấu bưu điện Tuy Hòa không thấy, nhưng để ý ngay lần sau đó tôi thấy ngay, không bóc ra và tôi để riêng trao cho chủ nhiệm. Chuyện cảm tình độc giả với tác giả và tác phẩm không có gì lạ, nhất là trong thời thanh xuân những tâm hồn nữ mỏng manh dễ bay bổng lắm, có khi từ mộ mến tác phẩm đến thần tượng tác giả là cùng một nhịp tim đập, yêu lúc nào chẳng biết.( Ngày nay không có chuyện…vơ vẩn đó, nhưng nhìn các fan nữ cuồng nhiệt trong các live show thì biết tâm hồn nhẹ nhàng thơ mộng một thời đã không còn nữa, cái đẹp phải có thương hiệu và mẫu mã bắt mắt) Nếu có bạn nào thắc mắc, vì sao phải xếp riêng một lá thư từ địa chỉ cát trắng ấy? Xin thưa, một chủ nhiệm dày dạn tình trường như anh DA, đẹp trai và tài hoa cùng mình, đã say sóng rồi đấy. Không bao giờ kể tôi nghe nhưng là người nhạy cảm, chỉ liếc qua mỗi khi anh dừng bút trong "Thư tình trên cát" là tôi nhận ra ngay. Vâng trong tờ thư giấy pe-lua màu xanh lơ kia tôi đã nhận ra tất cả âm vang trong bản nhạc "Nha Trang ngày về". Có con ốc bơ vơ nằm trên cát, có sóng nhồi lớp lớp trôi đi, có ngực mềm da ngát hương…

Nói đến chuyện tình của các nghệ sĩ thường hấp dẫn tò mò, người viết lại nhiều khi phải thêu dệt thêm để chiều ý độc giả, Tình tiết éo le hay ly kỳ bi đát để có tác phẩm này hay tác phẩm kia. Tôi không, chỉ tóm tắt sau đó, khi trao các phong bì có dấu ấn bưu điện Tuy Hòa ấy, tôi thấy anh DA không bóc ra nữa.


 Anh để đâu đó, trong một ngăn nào của trái tim mình, và chắc chắn không bao giờ anh đem về để trong ngăn kéo nào trong nhà mình.


 Có thể không vì yêu nhiều người mình "đã chọn đời nhau là dấu chấm", nhưng thực sự anh rất yêu các đứa trẻ trong nhà mình. Yêu con cái, yêu gia đình, thứ mà anh không bao giờ chấp nhận chịu đổi chác. Công bằng mà nhận xét, anh DA là một một người có mã bảnh bao, luôn đi xe bốn bánh và luôn có dịp đổi xe mới, tư chiếc Dauphine cũ rồi đến 404, Pinto ( xe thể thao) và sau cùng là 504 ) ăn nói lịch lãm và nhất là tài năng của anh không thể phủ nhận, sao có thể không có nhiều trái tim nữ say đắm. Tôi biết người con gái Châu Kool mạnh mẽ, biết người phụ nữ thường tới tòa soạn vào mỗi chiều thứ năm (Người phụ nữ này suýt ôm đi bức tranh của tôi treo ở tòa soạn, khi DA đã tìm ra tờ giấy báo gói bức tranh này lại thì may là tôi vừa kịp có mặt). Tôi cũng từng là bồ câu đưa thư cho cô nữ sinh Trưng Vương vừa bước vào tuổi sinh viên Văn Khoa - cô bé có chiếc răng khểnh - và ngồi sau chiếc Velo solex của nàng để ngụy trang tới điểm hẹn. Sau này trong cuốn DA và tôi, tác giả nhắc tới người đàn bà mang tên tắt Ng. khi anh lưu vong đời văn trên đất Mỹ, tôi có hỏi lại anh VTHiền, nhưng tôi cũng không rõ lắm có gì để liên tưởng tới quá khứ.. Bất chợt, lúc này đây, khi vừa lật lại cuốn sách này để rõ thêm chi tiết, tôi vừa tìm thấy đoạn: Chuyện này anh chưa kể với ai, trừ em (tác giả VTH). Anh cũng chưa từng đưa vào truyện nào. Có chăng là khi viết hồi ký. Người con gái viết rõ tên Thủy, quê Chợ Mới khi còn là nữ sinh, anh là thày giáo, gặp lại cô đã " như trái cây chín mọng, đẹp không thể tả". Lúc ấy anh đang làm báo Xây Dựng. Trong đoạn này tôi thấy tác giả còn nhắc tới nhiều cái tên trong làng báo mà tôi biết và nhiều những chuyện trong góc khuất tối rất tối của các tay trong cái làng ấy mà tôi không biết. Lúc ấy quen với anh DA tôi mới chỉ là một học sinh vừa tốt nghiệp tú tài, chưa hề có mối tình vắt vai, say mê làm báo và được anh ưu ái chia việc không cần công ở tất cả những báo anh đang làm (Báo Sống, Xây Dựng và sau là Công Luận) Giờ thì tôi mới hiểu sao ông ĐMNgọc, quản lý báo Xây Dựng (Chủ nhiệm Lm. NQLãm) dạo đó đã nói với người nhà của tôi: Đừng cho thằng L. đi theo bọn nó- dân làm báo- hư thân. Thực sự lúc đó hay cho đến bây giờ tôi không bao nghĩ DA là một tay chơi, dù biết anh còn ngòi bút Thương Sinh rất sống sượng trắng trợn. Tác giả " Cám ơn em đã yêu anh", dù có xuất bản (cái tựa ) ấy nhiều lần thì anh cũng chưa bao giờ cho tôi thấy việc dễ dãi trong tình cảm của mình. Anh thường đùa trêu tôi là thánh Phaolô ( Có lẽ chỉ biết tượng ông thánh dựng trong sân trường Saint Paul, nơi con gái học). và cười tôi làm báo mà hiền quá, thấy con gái còn đỏ mặt. ( Sau này tôi "khoe" thành tích này với ngườiphụnữcủađờitôi, she tủm tỉm miệng, vâng anh ấy hiền lắm, con ruồi đậu không dám đuổi, con gái ngồi trong lòng không dám xua. Sao em siêu thế, con ruồi bay qua mà còn biết… Tôi giả lả, she bồi tiếp, Xưa rồi, bây giờ không những biết con nào ruồi đực con nào ruồi cái mà còn phải biết con nào là con ruồi…bống nữa cơ. Vậy là em đã thất bại trong hôn nhân chứ gì ? Haha, riêng vụ này em thắng lớn).


Viết hồi ký cùng lúc viết nhật ký, điều này giúp tôi hứng thú là mình vẫn sống thực, không hoài niệm . Tôi giống anh DA ở chỗ, dù say đắm hay dù ngang trái tới đâu chăng nữa, cả trong văn nghiệp, thì bao giờ gia đình mình cũng nguyên đấy, một gia đình. Không bao giờ phá vỡ. Nhưng tôi phải cho bạn bIết tiếp chi tiết nhân vật mà nhà văn hào hoa của chúng ta chưa từng tiết lộ, dù trong thân tình bạn bè hay trong sách trước đây, người con gái tên Thủy quê ở Chợ Mới ấy sau khi biết DA đã có gia đình, DA phải chạy vô nhà thương Đô thành để ôm xác nàng. Đây có phải cũng là một phần trong góc khuất của một người văn dịu dàng nhưng lắm đam mê?


TÒA SOẠN TUỔI NGỌC - Tác giả Đinh Tiến Luyện







Hôm nay là thứ ba, tôi phải hoàn tất ma-két, xếp đặt bài vở và đưa vào trang, chỉ trừ những Mục thường xuyên đã chừa sẵn. (Tuyện dài, Bệnh mới lớn, Biết một biết mười, Ngọc thân ái, Chạp phô…) còn đâu đã phải vào đó. Tuần báo 64 trang, tức là 4 cahiers, cũng nhẹ nhõm thôi. Làm báo nhưng đồng thời cũng ăn dầm nằm dề ở nhà in nên tôi đã thuộc lòng các con số mỗi cahier như một xếp typo hay một tay thợ lên khuôn máy in chuyên nghiệp . 1-16; 17-32; 33-48; 49-64… Còn hụt chân 1 phần 4 trang 30. Đặt cái khung giới thiệu sách kỳ trước vào. Em vừa đưa vào cahier đầu rồi. Số trước còn dư một bài thơ… Tôi nhớ, bài thơ bảy chữ ấy dài lắm với lại tôi cũng muốn in riêng nó trên một trang số lẻ có đóng khung cho trang trọng một tí, vì tác giả cũng có tên tuổi. Bài thơ năm chữ này đi, chèn cái cliché bên cạnh, tựa nằm dưới, co chữ 16 vendome. Tôi đang nói chuyện với anh xếp typo, người đứng đầu êkíp thợ, khi đông chừng hơn 10, nhưng thường lẻ tẻ chỉ khoảng dăm bảy. Thời gian này TN đang đang đặt tòa soạn ở trong Tổ hợp Hải Âu của anh chị Nhã Ca- Trần Dạ Từ. Tổ hợp Hải Âu lại ăn đậu ở nhờ trong nhà in Nguyễn Bá Tòng. Mang tiếng là tổ hợp với tòa sọan chứ thực ra toàn bộ khu vực cả văn phòng với khu thợ thuyền không được trăm mét vuông. Chừng dăm ba cái bàn vừa làm việc vừa tiếp khách. Làm việc trống bàn nào thì sà vào bàn đó. Khi đông thì xử dụng cả hai mép bàn, việc ai người đó làm. Khách đông thì đứng hoặc ngồi hay cũng có thể vui vẻ ghệ đâu đó chuỵện trò cũng qua. Chỉ trừ vài tờ nhật báo lớn ( như Chính Luận hay Công Luận…) phần đông các toà soạn báo chỉ là địa chỉ ăn theo các nhà in. Nhà in lớn thì tòa soạn có thể được riêng một tầng lầu, nhà in nhỏ thì được chia một ô nào đó ngăn thành phòng, vậy cũng gọi là "tòa" dù chẳng cao tí nào. Nhưng thật sự có cao, khi TN bộ mới (in khổ nhỏ) tục bản. ( khoảng năm 1971). Tòa soạn báo TN chỉ là góc của một căn gác xép sát mái, kê đúng được một cái bàn tròn cũ kỹ sau khi dạt các chồng sách tồn kho về một bên của nhà in Nguyễn Đình Vượng. Dạo đó hầu như chỉ có tôi, anh DA và Phạm Đình Thống (nhà thơ Phạm Chu Sa) và sau này thêm Nguyễn Mai, là thường xuyên chiếm "đỉnh cao" đó. Còn bạn bè hay độc giả thì chỉ tiếp chuyện dưới chân thang đã là …quý lắm rồi. ( nhưng tôi nhớ, lần đầu tiên nhà thơ học trò NTNhiên đã gặp chúng tôi ở đây, với tập thơ đầu tay anh đi cùng người bạn học). 38 Phạm Ngũ Lão, Saigon là một địa chỉ nhiều ấn tượng trong giới văn nghệ cũng như độc giả thời bấy giờ, vì nơi đây là tòa soạn báo Văn. Nhiều tác giả đã lưu danh từ đây, nhiều cuốn sách đẹp cũng xuất ra từ đây. Nhà in mang tên chủ nhân, điều hành bởi môt người mà ai cũng kính cẩn gọi là cụ. Một máy in typo in ruột, một máy pedal tay đặt giấy chân đạp dập khuôn in bìa ( bìa bao nhiêu màu - thường không quá 3- dập bấy nhiêu lần ). Và một dàn thợ xếp chữ. Tôi đã qua nhiều nhà in nhưng có lẽ chưa đâu "đơn sơ" hơn thế. ( Ấy thế mà trước đó, năm 70, tôi đã từng ao ước mình có được sách in ở đây, nhưng bị từ chối - Cuốn MLCBN sau đó bìa ốp-sét in ở nhà in HXHương , cuốn sách tôi tự xuất vốn in lấy vì muốn tự o bế nó từ đấu đến cuối. in xong 5000 cuốn, nhà phát hành Đời Mới tới thương lượng trọn gói với giá chết đứng: 75 %. May quá, huề vốn. Nhớ lại tôi thấy sao dạo ấy mình liều, đúng là điếc không sợ súng, dù đã qua thời gian quân trường, 23 tuổi, mới là tác giả của cuốn sách thứ 2 thế mà đã bốc tới con số 5 ngàn. Trong khi các tác giả lớn in ở nhà in NĐV chỉ có con số 1. Không hề có ê chề hay đắng cay ở đây, lại không hề có tâm ân oán bao giờ. Vậy mà sau đó không bao lâu tôi đã "trả thù" được nhà in này đấy. Quản lý nhà in nơi mà TN đóng đô bấy giờ đã là cô Nguyễn thị Tuấn, con gái ông chủ. Là độc giả ái mộ nhân vật trong cuốn MLCBN đã ý kiến: Sao ông không viết tiếp về nhân vật đó đi. Thế là có truyện dài Anh Chi Yêu Dấu đăng từng kỳ trên TN. Truyện vừa dứt trên báo là nhà in nhà xuất bản NĐV hứng lấy in thành sách ngay. Cũng như cuốn TNKCQ tiếp theo, chỉ in ruột ở đây, còn bìa ốp-sét phải in nơi khác theo đúng mẫu mã và ý kiến của tác giả).

Tôi đang viết gì nhỉ ? Đọc lại thấy…thiếu nước cuốn thế này, trên FB chẳng câu được Like. Không có ý định viết hồi ký, tôi chỉ muốn viết sao cho có người còn muốn đọc. Dù sao thì tôi cũng phải nói hết phần khi nhắc tới nơi mà TN bắt đầu lại . Nơi gác xép của kho sách nhà in ấy , chật chội và nóng nực, còn có một vuông cửa sổ nhỏ xíu, mở ra không thấy bầu trời mà chỉ thấy toàn những mái tôn khô khốc và bỏng rát, dù có là đêm. Anh em tôi đã chụm đầu nhau ở đấy (đúng nghĩa chụm đầu, vì quanh mép chiếc bàn tròn) mà thoát mình, thoát những gò bó chật chội vây quanh, thoát thực tại, đề cùng độc giả mang những giòng thơ văn mượt mà trong sáng, vượt được thời gian, mớm thơ mộng cho nhiều tâm hồn bạn trẻ, cho đến nhiều năm sau còn đọng lại những thương mến dành cho một thời, một thời TN của chúng ta. Và bạn đọc có bao giờ tưởng ra hết, trong những khung cảnh bó gọn như thế của các tòa soạn báo mà tiếng sét đã đánh gục khối kẻ từ trong đó bước ra, cả trai trẻ lẫn không còn trai trẻ, phải chấm dứt thời độc thân cầm bút (ông MThảo lừng khừng muôn đời đi bằng chân ngưới khác - xíchlô- , được miễn trừ). Tôi có thể kể được nhiều tên tuổi. Nhưng chỉ xin nhắc đến Thư ký tòa soạn báo Văn, thời cuối. Giáo sư Triết trường Gia Long, nhà văn NXHoàng, sét đã đánh ông văng ra tới tận Phan Thiết, tới dinh tỉnh trưởng họ Trương Gia. Một cây viết trẻ của báo Văn đồng thời cũng là của TN. Bà sau này cũng nổi tiếng như chồng trong làng văn làng báo ở hải ngoại. Sét cũng sém trúng tôi, nhưng văng xa, xa quá xa, như từ Saigon tới tận London, không còn từ trường, mất tình trường. Ta không là biển, để những dòng sông nhỏ bỏ ta đi, đi đâu rồi, sao mà biết.
TN còn phải qua một thời lêu bêu tìm chỗ đậu nữa khi nhà in NĐV đập đi xây mới. Tòa soạn tạm di dời xuống nhà in báo Xây Dựng ít tháng trước khi tìm được tồ hợp Hải Âu là chỗ đậu cuối cùng.


“Chân Đăng”, từ một ý nghĩa nói lên hoàn cảnh và cuộc sống cùng khổ của những người đi mộ phu trên đảo New Caledonia vào cuối thế kỷ XIX, nó đã chuyển thành một biệt danh cho những người Việt Nam đi mộ phu ở Tân Thế giới. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với cụ bà Bùi Thị Nhớn, người chân đăng cuối cùng ở New Caledonia, và con cháu của cụ để ôn lại chút kỷ niệm của những người xa xứ trong hoàn cảnh khắc nghiệt về kinh tế lẫn chính trị thời bấy giờ.







Công An đòi trục xuất Đức Giám Mục vì dâng lễ "không xin phép". Nói với đầu gối sướng hơn







Đảng viên Đảng Cộng sản không được nhập quốc tịch Mỹ?







Quốc tịch Việt Cộng đến nước ngoài







Ân tình cho các Thương Phế Binh VNCH tại Saigon







Bi Kịch Palestine và Hài Kịch Quốc Tế







Thơ gửi vợ tên Tăng Tuyết Minh của Lí Thụy



Dữ muội tương biệt,
Chuyển thuấn niên dư,
Hoài niệm tình thâm,
Bất ngôn tự hiểu.
Tư nhân hồng tiện,
Dao ký thốn tiên,
Tỷ muội an tâm,
Thị ngã ngưỡng vọng.
Tinh thỉnh
Nhạc mẫu vạn phúc.
Chuyết huynh Thụy.


Dịch nghĩa:

"Từ ngày chia tay với em, đã hơn một năm trôi qua. Nhớ thương khắc khoải, chẳng nói cũng hiểu. Nay mượn cánh hồng, gửi mấy dòng thư để em yên tâm, đó là điều anh mong mỏi, và cầu cho nhạc mẫu vạn phúc. Người anh vụng về, Thụy".

Sau 42 năm (1975-2017), phải chăng cộng đồng tỵ nạn CSVN vẫn dẫm chân tại chỗ?







I SING WITH YOU, FREEDOM







NOUS SOMMES TOUJOURS LÀ !!!







Hoàng Đế Quang Trung: "Đánh cho để răng đen. Đánh cho để tóc dài. Đánh cho nó nhất chích luân bất phản. Đánh cho nó nhất phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ. (Đánh cho nó một chiếc xe không quay lại. Đánh cho nó một mảnh giáp không trở về. Đánh cho sử biết Nước Nam anh hùng là có chủ.)"







Tổng Thống đắc cử Trump chọc tức phe thua cuộc vào ngày cuối năm 2016

 
 



Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Môi trường 'sạch' mới thu hút trí thức người Việt ở nước ngoài - Source: Thanh Nien Online


Làm lại Hiến Pháp mới trong đó hủy bỏ Điều 4, sẽ rất nhiều nhiều người về VN làm "chùa"

=====

Hôm qua, 28.12, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN đã tổ chức hội nghị Thu hút trí thức người VN ở nước ngoài trong sự nghiệp GD-ĐT và phát triển khoa học công nghệ. Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã mổ xẻ những bất cập trong việc thực thi các chính sách nhằm thu hút trí thức người Việt ở nước ngoài về nước làm việc hiện nay.
 
Hơn 2 năm chưa chuyên gia nào được mời về
 
Theo Bộ Khoa học Công nghệ, nhìn tổng thể thì việc thu hút và sử dụng trí thức người Việt ở nước ngoài về còn khá nhiều bất cập, gặp không ít rào cản. Việc thu hút chưa gắn với sử dụng nên nhiều trường hợp không đúng đối tượng, không sử dụng hiệu quả nên không giữ chân được trí thức.
Nhiều đại biểu khẳng định rằng về mặt chính sách thì không thiếu nhưng vì thiếu công cụ, thiếu môi trường làm việc tốt, thiếu các biện pháp cụ thể nên chính sách không đi vào cuộc sống.
 
Tiến sĩ Tạ Bá Hưng, Ban Quản lý dự án FIRST, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho biết, Nghị định 87 (Quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người VN ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại VN) có hiệu lực từ tháng 11.2014 có rất nhiều chính sách dành cho trí thức Việt kiều như ưu đãi về nhà cửa, lương bổng, điều kiện làm việc... nhưng từ đó đến nay chưa một chuyên gia nào được mời về hay được mời đến làm việc.
 
Cũng theo ông Hưng, với con số khoảng trên dưới 200 chuyên gia người Việt ở nước ngoài về nước tham gia giảng dạy, làm việc hàng năm trong tổng số khoảng 400.000 Việt kiều trí thức, thì đó là một sự lãng phí rất lớn, đặc biệt khi mà người Việt hiện nay hiện diện khắp nơi trong mạng lưới khoa học công nghệ toàn cầu. Họ là các chuyên gia giỏi thuộc các lĩnh vực đang làm việc trong các trường ĐH, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới. “Thậm chí ngay cả ở những phòng nghiên cứu đặc biệt, nơi mà nếu chúng ta đi bằng con đường chính thức của Nhà nước thì sẽ không một nhà khoa học trong nước nào được vào, cũng có con em người Việt hiện diện. Nếu ta không khai thác được nguồn lực đáng quý đó là hết sức thiệt thòi cho chúng ta”, ông Hưng chia sẻ.
 
Đặt trí tuệ chứ không phải "hậu duệ" lên hàng đầu
Tiến sĩ Hoàng Văn Kể, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hải Phòng, đề xuất: “Thủ tướng Chính phủ vẫn có tổ tư vấn, trong đó tập hợp các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, thì giờ các cơ quan chức năng phải tìm bằng được, xác định bằng được chuyên gia cao cấp là người Việt ở nước ngoài và đề xuất với Thủ tướng, mời họ tham gia tổ tư vấn”.
 
Ông Nguyễn Thanh Thịnh, chuyên gia cao cấp Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, việc thu hút trí thức Việt kiều phải đi vào thực chất, nghĩa là phải có nơi “xài” được các chuyên gia, đó là các viện nghiên cứu, các trường ĐH. Đặc biệt là phải đảo ngược giá trị “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, thứ tư trí tuệ” hiện nay, đặt “trí tuệ” lên hàng đầu.
 
GS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, theo một khảo sát mà ĐH Quốc gia Hà Nội đã thực hiện thì 70% trí thức Việt kiều được hỏi đã xếp vị trí ưu tiên số 1 để nâng cao hiệu quả làm việc là điều kiện cống hiến, còn lương và tiền chỉ là ưu tiên số 7. GS Nhuận nêu ý kiến: “Quan trọng nhất là mình sử dụng kỹ năng, kinh nghiệm của trí thức, không nhất thiết người đó phải sống và làm việc thường xuyên ở VN nếu họ không muốn. Chúng tôi muốn gửi nghiên cứu sinh sang nước ngoài nhưng không “trói” họ, bắt họ phải về VN, nếu họ không muốn. Nếu tạo sân chơi, tạo đất dụng võ cho họ thì dù ở đâu họ cũng có thể cống hiến. Chằng hạn thành lập các tổ chức khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo để họ có thể làm đồng giám đốc, giống như anh Ngô Bảo Châu ở Viện Nghiên cứu cao cấp về toán…”.
 
Phải làm trong sạch môi trường
 
Ông Nguyễn Phú Bình, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc VN, Chủ tịch Hội liên lạc với người VN ở nước ngoài cho rằng, nguyên do là sự thiếu chủ động từ các cơ quan trong nước. Ông Bình đặt vấn đề: “Có cơ quan VN nào đã nghĩ chuyện đi ra ngoài tìm người cho mình ở các nơi đào tạo tốt nhất thế giới như Mỹ, Anh, Pháp… chưa? Mình cứ nói chảy máu chất xám, nhưng mình đã có hành động cụ thể nào để mời họ về? Rõ ràng, chính sách thì có, nhưng hành động cụ thể chưa có”.
 
Ông Nguyễn Văn Vẻ, Phó ban Tuyên giáo, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc VN, cũng cho rằng, vấn đề quan trọng nhất với trí thức là môi trường làm việc. Môi trường càng “sạch” thì trí thức tìm tới, không cần cổ vũ, tuyên truyền thì họ vẫn kéo đến, môi trường càng “bẩn” trí thức càng tránh đi. Như vậy muốn họ về thì chúng ta phải làm trong sạch môi trường xã hội, bao gồm về chính trị, pháp lý, kinh tế, khoa học công nghệ.
 
 
 

NHẠC CHẾ : Khúc Hát Ân Tình - Tình Bắc Duyên Nam - Vội Vô Vơ Vét







DU MỤC







Dân vận khéo là gì?







Việt Kiều Tương Lai







On the streets of Chillicothe, Ohio: 'Shooting heroin is like drinking beer' - Source: Washington Post







The luxurious, 45-acre compound in Maryland being shut down for alleged Russian espionage - Source: Washington Post







Đoàn Từ Thiện Của Tăng Đoàn Bị Sách Nhiễu và Ngăn Cản Cứu Trợ Tại Tỉnh Quảng Ngãi



Sáng ngày 21/12/2016, lúc 9h, Đoàn chúng tôi gồm: Hòa thượng Thích Không Tánh, ĐĐ. Thích Đồng Hoàn, sư cô Thích nữ Đồng Tâm, sư cô Thích nữ Nguyên Liên, Sa di Nhật Chánh và huynh trưởng Nguyễn Chiến lên đường đến xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, để phát quà cứu trợ lũ lụt cho bà con sắc tộc thiểu số.

Chúng tôi được biết, cuộc sống bà con dân tộc H’rê miền núi này chịu nhiều thiếu thốn khổ cực, nhất là do nạn lũ lụt vừa qua.

Tuy nhiên, ông chủ tịch xã Sơn Thành đã ngăn cản, buộc chúng tôi phải về xã làm việc, phải đăng ký, khai báo và phải chờ kết quả giải quyết là có cho phát quà hay không? 


Chúng tôi đã không đồng ý. Vì Đoàn chúng tôi đang đi cứu trợ khẩn cấp, không chỉ nơi đây mà rất nhiều nơi khác. Và hàng ngàn phần quà đã liên tục trao đến tận tay bà con nạn nhân lũ lụt ở các tỉnh miền Trung từ hơn 2 tháng qua. Chỉ riêng nhà cầm quyền địa phương xã Sơn Thành, tỉnh Quảng Ngãi này đã cố ý ngăn cản việc thăm hỏi, chia sẻ và cứu trợ của đoàn chúng tôi với bà con sắc tộc nơi đây.


Ngoài ra, Đoàn chúng tôi còn bị sách nhiễu bởi an ninh và công an giao thông của chính quyền địa phương xã này. Đây là một hành vi đáng lên án mà trong mục Video trang nhà của Tăng Đoàn, chúng tôi có phổ biến rõ sự kiện này.


Điều đáng nói, các cháu nhỏ dân tộc miền núi khi hay tin Đoàn về phát quà nên đã tập trung hơn 100 em. Hòa thượng Thích Không Tánh đã bất chấp sự ngăn cản của nhà cầm quyền địa phương, tranh thủ phát hết 2 thùng bánh kẹo cho các cháu, đồng thời cũng biếu được 70 phần quà cho bà con sắc tộc đang đứng xung ngài.


Sau đó Đoàn đến tỉnh Quảng Nam (lần 2), thăm hỏi, chia sẻ khó khan do lũ lụt và biếu 100 phần quà (200 ngàn/1 phần) cho quý tín hữu Thánh Thất Cao Đài xã Bình Quý, huyện Thăng Bình.


5 giờ chiều cùng ngày, Đoàn đã đến chùa Bửu Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam để thăm hỏi, chia sẻ và biếu 385 phần quà (200 ngàn/1 phần) cho bà con bị nạn lũ lụt, huyện Đại Lộc.






Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Nếu Trung Quốc thực sự "trỗi dậy hòa bình", nên chủ động tuyên bố hủy bỏ đường lưỡi bò - Tác giả Trương Bác Thụ



Trương Bác Thụ

"Yêu sách chủ quyền của các bên ở Biển Đông thực ra đều có những điểm không hợp lý, trong đó yêu sách của Trung Quốc có nhiều điểm phi lý hơn cả. Nếu các bên liên quan đều y cứ theo UNCLOS 1982 để giải quyết tranh chấp, thì mọi việc tương đối đơn giản.

Ví dụ, nếu các nước đều căn cứ theo UNCLOS 1982, vạch 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, thì Biển Đông sẽ có một vùng biển quốc tế thuần túy rất lớn.

Trên cơ sở hoạch định rõ ràng giới hạn vùng đặc quyền kinh tế, hợp tác giữa các nước mới dễ tiến hành, bao gồm cùng khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong bối cảnh sinh thái khu vực đang ngày càng xuống cấp.

Thế nhưng các bên liên quan vì lợi ích cá nhân mà ra sức tranh đoạt, càng làm cho môi trường Biển Đông bị phá hoại. Điều này không chỉ phá hủy tương lai chung của khu vực, mà cũng hủy hoại tương lai của chính mình.

Đó là ví dụ điển hình của trò chơi "song đề" có tổng bằng không (Prisoner's Dilemma).

Nếu giải quyết tranh chấp các cấu trúc ở Trường Sa theo "quyền lịch sử" được xem là một biện pháp, cho dù UNCLOS 1982 không nhắc đến, thì Đài Loan có thể yêu sách đảo Ba Bình vì đã chiếm giữ đảo này hơn nửa thế kỷ.

Trong trường hợp này, Đài Loan có thể đòi yêu sách cả quần đảo Trường Sa vì đảo Ba Bình có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế, nhưng ngay lập tức sẽ có xung đột.

Bởi lẽ đảo Nam Yết mà Việt Nam đang giữ, đảo Thị Tứ mà Philippines đang chiếm đóng cũng có thể yêu sách 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế.

Giới hạn của loài người bộc lộ rất rõ ở điểm này. Nếu mà các bên đều đối diện với vấn đề này một cách tỉnh táo và bình tĩnh, tôn trọng UNCLOS 1982 trên tinh thần: những gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác, xử lý tranh chấp Biển Đông không khó.

Đặc biệt là Trung Quốc, với tư cách nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, quốc gia lớn nhất ở khu vực Biển Đông, đồng thời đưa ra yêu sách "to nhất" khiến các bên vừa phải đề phòng, vừa lo sợ.

Nếu thực sự Trung Quốc muốn trỗi dậy hòa bình, thì nên thể hiện rõ thái độ trong vấn đề Biển Đông, chủ động vượt qua những giới hạn tâm lý và nhận thức thời Trung Hoa Dân Quốc, thừa nhận đường chữ U không hợp lý, cho dù nó được xem là kết quả "yêu nước" của thời kỳ này.

Tôi là một người Trung Quốc, tôi cũng yêu nước, nhưng trong vấn đề Biển Đông, tôi càng muốn nhấn mạnh rằng đầu tiên mình là một bộ phận của nhân loại.

Cần nhìn vấn đề ở góc độ nhân loại, chứ không phải góc độ quốc gia. Điều đó nên là thái độ cần có của nhân loại văn minh.

Tiếc rằng cho đến hiện nay, từ những nhà lãnh đạo cao nhất cho đến Bộ Ngoại giao và bộ máy tuyên truyền quan liêu của Trung Quốc, đều hành xử theo kiểu khôn vặt.

Một mặt họ vẫn bám lấy câu (Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với Biển Đông) "từ thời cổ đại", mặt khác dùng mọi thủ đoạn để phân hóa chia rẽ ASEAN.

Ví dụ nổi bật nhất là, Trung Quốc không muốn đàm phán về Biển Đông với ASEAN, mà đòi đàm phán tay đôi với từng nước yêu sách.

Nhưng Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei thừa biết, Trung Quốc quá lớn, đàm phán tay đôi với Trung Quốc e rằng dễ bị lép vế. Năm 2002 ASEAN và Trung Quốc ký COC, nhưng đây không phải văn kiện pháp lý có tính ràng buộc.

Trong khi đó năm 2012 Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines, đó là sự thể hiện sức mạnh nước lớn, nhưng cũng là bi kịch của siêu cường.

Bởi nó chứng minh, Trung Quốc vẫn đi theo con đường thực dân kiểu cũ, mà chỉ hơn 100 năm trước, chính Trung Quốc cũng từng là nạn nhân."

"Ý thức hệ" khiến tranh chấp Biển Đông rơi vào bế tắc
"Tôi xin nhắc lại rằng, cứ bám theo các nguyên tắc cơ bản của UNCLOS 1982 thì tìm ra lối thoát cho vấn đề Biển Đông không khó. 

Hiện tại các tranh chấp ở Biển Đông sở dĩ ngày càng phức tạp, ngày càng khó giải quyết, thậm chí là bế tắc, ngoài yếu tố lợi ích hẹp hòi của chủ nghĩa dân tộc, tư duy cá lớn nuốt cá bé, các nước đặc biệt là nước lớn chỉ biết đến lợi ích của mình, thì còn một nguyên nhân đặc thù hơn nữa, đó là cạnh tranh Trung - Mỹ.

Cạnh tranh Trung - Mỹ ở Biển Đông được nhà nước Trung Quốc công khai tuyên truyền thành: Biển Đông chả liên quan gì đến nước Mỹ, Hoa Kỳ là kẻ ngoài cuộc tự nhiên chạy đến gây sự.

Chiến lược tái cân bằng của Mỹ sang châu Á là nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, do đó Mỹ luôn tìm cách gây chuyện ở Biển Đông.

Báo đài nhà nước Trung Quốc ra rả tuyên truyền những điều này từ sáng đến tối khuya, nhồi nhét những điều này vào đầu người dân.

Nhưng người Mỹ thì lý giải về Biển Đông hoàn toàn khác, mà dân Trung Quốc thì không được nghe điều này.

Với người Mỹ, họ không đứng về bên nào trong vấn đề "chủ quyền", họ không tham gia tranh cãi về chủ quyền. Cái họ cần bảo vệ là tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Việc Trung Quốc "quăng chài" khắp Biển Đông và nói vùng biển này là "chủ quyền" của họ thật không thể chấp nhận. Mỹ không thừa nhận điều này.

Các tướng lĩnh quân đội Hoa Kỳ còn đặc biệt nhấn mạnh, tàu chiến Mỹ hoạt động ở Biển Đông là vùng biển quốc tế, không phải ao nhà hay "lãnh hải" của Trung Quốc, Bắc Kinh đừng đánh tráo khái niệm. 

Đây là nguyên tắc nhất quán của Mỹ hoạt động trên khắp các vùng biển và đại dương, không riêng gì Biển Đông. Tất nhiên, hai nước vẫn duy trì lập trường riêng của mình, không bên nào nhượng bộ bên nào.

Tuy nhiên gần đây tôi nhiều lần nhấn mạnh, tìm hiểu lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông thì không nên chỉ xem xét nó như vấn đề lợi ích "quốc gia dân tộc", mà nó còn là lợi ích chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Lãnh đạo Trung Quốc xem sự tồn vong của đảng Cộng sản Trung Quốc cao hơn tất cả. Rắc rối nằm ở chỗ này.

Mặc dù trong mọi cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Bắc Kinh đều thể hiện qua hình thức "lợi ích quốc gia dân tộc", ví dụ như thực hiện công cuộc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, nói đến Biển Đông thì họ tuyên truyền rằng mình đang "bảo vệ di sản tổ tông để lại".

Trung Quốc thường xuyên sử dụng cách nói này để giải thích các hành vi của mình.

Bắc Kinh tin rằng, Trung - Mỹ không cùng giá trị quan, ý thức hệ, chế độ xã hội, và nước Mỹ chỉ tìm cách kiềm chế Trung Quốc, diễn biến hòa bình với Trung Quốc, và thậm chí muốn lật đổ Trung Quốc.

Do đó với Bắc Kinh mà nói, cạnh tranh Trung - Mỹ là một mất một còn, là cuộc chiến sinh tử mang tính toàn cầu.
Chính điều đó đã "ám" vào vấn đề Biển Đông: tranh chấp Biển Đông không phải xung đột truyền thống giữa các quốc gia, dân tộc trong khu vực, mà là thể hiện sự xung đột của 2 ý thức hệ, 2 chế độ xã hội căn bản đối lập giữa 2 siêu cường toàn cầu.

Biển Đông trở thành nơi "giao tranh" giữa 2 ý thức hệ, trong đó đảng Cộng sản Trung Quốc đã biến Biển Đông thành vấn đề "lợi ích quốc gia thuần túy" (để gây chú ý và tìm kiếm sự ủng hộ từ dư luận, dân chúng).

Chính vì vậy, việc giải quyết các tranh chấp Biển Đông càng trở nên khó khăn khi nó bị dân túy hóa (chính trị hóa). Khi bị ngụy trang thành "lợi ích quốc gia, dân tộc" thì không ai dám nhượng bộ, và không thể nhượng bộ.

Dân Trung Quốc mỗi ngày đều được tuyên truyền điều này, và thực tế Trung Quốc đang cắt đứt đường lùi của chính mình. Cứ tiếp tục thế này, làm sao có thể suy nghĩ tỉnh táo, giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982?

Đó là lý do tại sao nói một cách cầu thị, đường lưỡi bò của anh lấn đến tận cửa nhà người khác, kể cả tình lẫn lý đều không ai nghe được.

Tiếc rằng những tiếng nói phản biện điều này khó có thể nghe được ở Trung Quốc đại lục. Tôi chỉ nghe thấy một ngoại lệ duy nhất tại cuộc hội thảo về Biển Đông do Sở nghiên cứu Thiên Tắc tổ chức năm 2012, một số học giả đã phát biểu tương đối khách quan.

Tóm lại, tranh chấp Biển Đông sở dĩ ngày càng phức tạp, bề ngoài là vấn đề khu vực, tranh chấp giữa các nước yêu sách, nhưng thực chất đây là nơi cạnh tranh chiến lược toàn cầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. 

Mặc dù Trung Quốc mới bắt đầu tiến xuống Biển Đông những năm 1980 và khi đó họ không nghĩ nhiều như bây giờ, nhưng hiện tại, đặc biệt là vài năm qua kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, yếu tố cạnh tranh Trung - Mỹ ở Biển Đông ngày càng rõ nét, tranh chấp ngày càng khó giải quyết, thậm chí có thể rơi vào bế tắc".



Từ Giấc mơ Mỹ sang Khát vọng châu Á?



Kết quả bài thi đánh giá học sinh quốc tế (PISA) mới nhất cho thấy nhiều học sinh thiệt thòi ở Trung Quốc, Hong Kong, Nhật, Hàn Quốc, Macao, Singapore lại có kết quả không kém những học sinh giỏi nhất thế giới.
Tại phương Tây, chỉ Estonia và Phần Lan đạt được mức độ kiên cường tương tự trước thiệt thòi xã hội.

Trong kỳ kiểm tra 2012, Thượng Hải đứng đầu trong 65 hệ thống giáo dục về toán, đọc, và khoa học.
Trong kiểm tra mới nhất, kết quả của Thượng Hải đã được kết hợp cùng ba nơi khác của Trung Quốc. Chúng cho thấy thành tích cao trong khoa học, đến mức cứ 10 học sinh giỏi nhất trong 68 nước, thì có hơn một là từ bốn tỉnh của Trung Quốc.

Nhưng cũng có những lĩnh vực mà Trung Quốc có thể tìm cảm hứng từ các nước khác.

Học sinh Trung Quốc giỏi khi nói về kiến thức khoa học. Nhưng cũng quan trọng không kém là có khả năng "nghĩ như nhà khoa học", và học sinh Trung Quốc kém hơn ở mảng này, tuy vẫn giỏi hơn đa số nước phương Tây.

Điều này cũng phản ánh trong thái độ của học sinh. Ví dụ, học sinh Mỹ cho biết, với tần suất cao hơn Trung Quốc, là các em coi trọng cách tra vấn khoa học và có cách tiếp cận phê phán.

Điều này quan trọng lắm. Giáo dục trong quá khứ chỉ là dạy các sự kiện và định lý. Nay thì giáo dục phải giúp học sinh phát triển một la bàn đáng tin, kỹ năng tự tìm lối đi trong một thế giới mơ hồ.

Ngày hôm nay, chúng ta không còn biết chuyện sẽ xảy ra thế nào, đôi khi chúng ta phạm sai lầm. Nhưng thường thì chính những sai lầm, thất bại, khi được hiểu đúng, sẽ giúp việc học.

Một phần quan trọng của giáo dục hôm nay là giúp học sinh phát triển thái độ tích cực về học tập mà sẽ ở lại với các em suốt đời.

Số học sinh Mỹ muốn theo đuổi nghề liên quan khoa học cao gấp đôi học sinh Trung Quốc và đa số các nước Đông Á.

Tuy vậy, nhiều học sinh Mỹ không đạt được giấc mơ vì các em học kém khoa học ở trường.

Nhưng mặc dù học sinh Đông Á có điểm cao hơn về khoa học, các em cần có thái độ tích cực hơn về khoa học.

Điểm thành công chung

Pisa đã tiết lộ nhiều điểm chung đáng ngạc nhiên giữa các hệ thống trường học thành công nhất thế giới.

Lãnh đạo các nước Đông Á đã thuyết phục được người dân có những lựa chọn ưu tiên cho giáo dục.
Tại Đông Á, bố mẹ đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục của con.

Tại nhiều nơi của phương Tây, người dân thì lại đem tương lai con đi vay, thể hiện qua núi nợ công khổng lồ.

Tại Đông Á có niềm tin rằng mọi trẻ em có thể thành công.

Học sinh đa số các nước Đông Á tin rằng thành công chủ yếu nhờ chăm chỉ chứ không phải thông minh bẩm sinh. Nó chứng tỏ môi trường xã hội có thể tạo ra khác biệt hướng tới thành công.

Hệ thống trường học Đông Á rất quan tâm việc tìm kiếm và đào tạo thầy cô.

Họ ưu tiên chất lượng giáo viên hơn là kích cỡ lớp học.

Họ khuyến khích giáo viên có sáng tạo về cách dạy, cải thiện bản thân.

Trong quá khứ, mục tiêu là chuẩn hóa và tuân thủ.

Nhưng các nước thành công hôm nay đánh giá cao sáng tạo.

Họ tập trung vào kết quả, thay vì nhìn vào bộ máy quan liêu thì họ nhìn ra đến người giáo viên, trường học để tạo nên mạng lưới sáng tạo.

Có lẽ kết quả ấn tượng nhất của các hệ thống trường học đẳng cấp quốc tế là họ đem lại chất lượng cao ở toàn hệ thống, để mọi học sinh đều được dạy tốt.

Họ phối hợp chính sách và điều hành ở mọi khía cạnh hệ thống, thống nhất trong thời gian dài, bảo đảm làm sao chúng được thi hành thống nhất. Singapore là ví dụ điển hình nhất.

Nhưng đòi hỏi ở hệ thống giáo dục hiện đại không dừng lại.

Các trường học cần phải chuẩn bị cho học sinh sống, làm việc với người từ nhiều nền văn hóa, trân trọng tư tưởng khác biệt. Các em sẽ sống trong thế giới nơi con người cần tin nhau, hợp tác với nhau bất chấp khác biệt.

Đó là nguyên do vì sao lần đầu tiên, OECD đặt kỹ năng toàn cầu lên thành trung tâm của kiểm tra Pisa năm 2018.

Chúng ta cần giúp học sinh tự suy nghĩ, hành động vì người khác, cần giáo dục thế hệ sau biết tạo ra việc làm chứ không chỉ đi tìm việc, và chuẩn bị cho học sinh đối đầu điều bất ngờ với sự thông minh và cảm thông.


Việt Kiều Mã Lai đón Giáng Sinh đạm bạc






Những giá trị văn hóa bị vùi dập: Một Hà Nội vụn vỡ - Tác giả Hoàng Giang



Tôi từng đọc được một câu văn ý đại khái là người Hà Nội có thể đi thật xa khỏi Hà Nội, nhưng không bao giờ có thể đưa Hà Nội ra khỏi tâm hồn mình. Tôi thấy mình trong câu nói đó. Tôi bắt đầu rời khỏi Hà Nội từ những năm niên thiếu, cứ đi thật xa, thật lâu rồi mới quay về, đặt chân lên biết bao miền đất mới, trò chuyện với những người thuộc nhiều nền văn hóa văn minh khác biệt, nhưng vẫn luôn thấy mình thẩn thờ và cũ kỹ như một chiều thu Hà Nội ảm đạm năm nào. Cảm giác ấy in sâu và trở thành một phần con người tôi. Tôi có một ông bác làm ở bên bộ ngoại giao, đã lâu không thăm hỏi. Ngày còn nhỏ mẹ hay gửi tôi qua nhà nhờ bác trông nom trong một căn hộ nhỏ xíu nằm lọt thỏm trong khu tập thể cũ giữa lòng phố cổ. Căn nhà nhỏ nắng khó lọt qua khe cửa, thoang thoảng mùi thuốc bắc ấm cúng khiến tôi lúc nào cũng lơ mơ trong cơn buồn ngủ. Đến chiều bố qua đón về tôi vẫn còn ngất ngưởng ngủ gật. Và tôi cứ lớn lên trong một Hà Nội bình yên như thế. Sau này chỗ khu nhà đó bị phá, gia đình ông bác tôi chuyển ra ngoại ô thành phố sống vì ông đã nghỉ hưu. Thủ đô cũng không còn thiết tha với những tâm hồn già cỗi như ông nữa. Lớp trẻ chúng tôi thì lớn lên và lãng quên.

Ở trung tâm Hà Nội, tòa nhà Art Deco số 22A Hai Bà Trưng với rạp chiếu phim nghệ thuật Hanoi Cinematheque đã tồn tại được 14 năm sắp bị phá hủy để nhường chỗ cho trung tâm thương mại Vincom. Rạp chiếu phim nhỏ này do một người Mỹ tên là Gerald Herman sáng lập năm 2002. Ông là một người yêu điện ảnh và muốn mang tình yêu đó truyền cảm hứng cho các nhà làm phim trẻ tuổi tại Việt Nam. Tại đây, ông Herman đã xây dựng được một kho phim khổng lồ với 3.500 bộ phim nổi tiếng toàn thế giới với chất lượng hình ảnh tuyệt đẹp. Rất nhiều bộ phim Việt Nam được ông lưu giữ và trình chiếu như Bao giờ cho đến tháng mười (đạo diễn Đặng Nhật Minh), Gánh xiếc rong (đạo diễn Việt Linh)… Nơi đây đã gắn bó và lưu giữ kỷ niệm của rất nhiều thế hệ người Hà Nội (thông tin tham khảo tại Vĩnh biệt “rạp chiếu bóng thiên đường” của Hà Nội của tác giả Lê Hồng Lâm trên báo Tuổi trẻ)

Hà Nội dường như đang mất dần đi những giá trị văn hóa, giá trị tâm hồn đẹp mượt mà rất riêng biệt. Đó là lý do vì sao tôi nhớ về ông bác già nua của mình. Nhưng điều nhức nhối hơn bên cạnh nỗi buồn mất mát đó là sự lạnh lùng khinh khi những giá trị nghệ thuật đẹp đẽ ấy. Số phận của Hanoi Cinematheque đã được định đoạt từ tháng 3 năm 2016 nhưng đến tháng 11 đội ngũ quản lý mới thông báo tin tức rộng rãi đến công chúng như một lời chia tay chính thức. Sau đó, tuy có rất nhiều cuộc vận động thu thập chữ ký, thay đổi hình đại diện Facebook để bày tỏ mong muốn giữ lại rạp chiếu phim, bên tập đoàn VinGroup vẫn không có một lời hồi âm nào. Hà Nội đang đi vào vết xe đổ của các nước tư bản phát triển, tiêu biểu là Seoul, Hàn Quốc. Thủ đô Seoul cũng đã trải qua rất nhiều thay đổi trong công cuộc hiện đại hóa, và tốc độ phát triển chóng mặt đã dẫn đến sự sụp đổ của nhiều giá trị truyền thống tại thành phố này. Seoul trở thành một kinh nghiệm “xương máu” khiến chính phủ Hàn Quốc vội vã đưa ra chính sách bảo tồn các công trình văn hóa ở nhiều thành phố khác, vừa để bảo tồn bản sắc dân tộc, vừa để thu hút du khách đến tham quan tìm hiểu.

Vẫn là câu chuyện đầu tư thông minh, nhưng đây lại là câu chuyện không của riêng ai. Trên thực tế, tôi thấy rất ít các nhà văn, nhà báo hay các nhà hoạt ngôn tìm hiểu, nghiên cứu về các vấn đề về văn hóa nghệ thuật nước nhà và sự thay đổi trong thời cuộc hiện nay, cho đến khi những giá trị văn hóa ấy đã bị đánh mất. Hanoi Cinematheque chỉ là một ví dụ rất nhỏ trong vô vàn những điều đẹp đẽ còn đang ẩn giấu trong các ngõ ngách Hà Nội mà ít ai thực sự quan tâm tới. Liệu sẽ có một công trình nghệ thuật nào khác như Hanoi Cinematheque trong tương lai, như một cách để gợi nhớ về, để bảo tồn và để phát triển giá trị cũ xưa đáng trân trọng như thế? Đó là câu hỏi mà tôi nghĩ tất cả chúng ta cần phải quan tâm và cùng nhau tìm lời giải đáp.


Dân VN hải ngoại "nghèo thêm vì bị bọn nhà giàu bóc lột" ? Chừng nào tiền VN gửi qua nuôi Việt Kiều?



"Lượng kiều hối năm nay về Việt Nam giảm bất ngờ, khoảng 9 tỷ USD, thấp hơn tới 25% so với dự báo là khoảng 12 tỷ USD. Các năm trước đây lượng kiều hối dồn về Việt Nam vào dịp cuối năm khá cao. Tuy nhiên, báo chí trong nước trích lời lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thì đến cuối tháng 11 năm nay, lượng kiều hối gửi về thành phố HCM chỉ khoảng 4,3 tỷ USD, thấp hơn dự kiến khoảng 10%. Được biết mỗi năm, Sài Gòn tiếp nhận khoảng 50% lượng kiều hối chuyển về Việt Nam. "( Source: VOA Viet News)


 

"Hẹn bạn bè cũ đi ăn, ăn xong cả đám hùn tiền trả luôn phần của bạn, vì lâu lâu bạn mới về, mời bạn một bữa có sao, chứ không phải cứ hễ Việt kiều thì phải mời Việt Nam.
 
Bạn tặng quà, mỗi đứa một cái chai nước rửa tay nhỏ, ít tiền nhưng mà quý, ai cũng thích và hài lòng… chứ không phải cứ hễ Việt Kiều thì phải tặng quà mắc tiền, cao cấp.
 
Không có ai nhờ bạn xách tay cái gì về Việt Nam, tại vì biết bạn cũng cầm nhiều đồ cho gia đình lắm, mà quá cân thì bạn phải bỏ tiền túi ra trả, nên thôi, cần gì có thể đặt ship hàng online, không được làm phiền bạn.
 
Ngồi kể chuyện, có đứa kể hồi đó khó khăn ra sao, bạn tiếc rằng lúc đó ở nước ngoài không giúp gì được, cả đám xua tay, giúp gì mà giúp, đời ai nấy lo, người thân trong gia đình cũng cần phải tự lập, chứ đâu phải cứ ở nước ngoài nghe trong nước có chuyện là gởi tiền về giúp, coi sao đặng. Mà cũng hổng được oán trách gì khi người ta không giúp mình, vì lúc người ta đi, mình cũng có giúp được gì đâu.
 
Bạn ở Việt Nam được hai tuần, cứ rảnh thì đứa này rủ bạn đi coi kịch, đứa kia rủ bạn đi coi phim nếu bạn có thời gian, để bạn hiểu giờ nước mình ra sao, vui buồn thế nào.
 
Việt Kiều thì cũng là người, ở nước họ, kiếm tiền cũng cực như ở Việt Nam, cũng có tiền nhà để đóng, có tiền xe để lo… muốn mua cái vé bay về Việt Nam thăm người thân đã là cả một vấn đề. Họ kiếm đồng tiền, nghe giá trị có vẻ lớn, nhưng so với mức sống ở nước họ thì cũng chỉ là vừa đủ, nên đừng áp lực bằng việc họ phải lo lắng cho những người ở nước trong.
 
Nghe bạn kể, hồi Tết muốn về mà không dám, vì vé mắc mà còn phải mua quà cho cả hai dòng họ… nên ở bên đó mà nhớ nhà ghê lắm…
 
Nghe mà thương… ”
 
NGHE MÁT CẢ DẠ !
ĐỔI MỚI TƯ DUY
CƠ CHẾ ĐỔI THEO
CHO DÂN TA NHỜ