khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Hồn Tử Sĩ - Tác giả Mimosa Phương Vinh



Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn.
Chinh Phụ Ngâm*

Câu chuyện xảy ra rất nhiều năm trước khi tôi còn là một người đàn bà trẻ. Sau khi Miền Nam mất vào tay cộng sản chồng tôi bị bắt đi học tập cải tạo (đó là những danh từ mỹ miều mà họ đặt ra để đánh lừa mọi người chứ thật ra phải gọi là đi tù mới đúng). Chồng đi tù, tôi về nương náu nhà cha mẹ với đứa con gái chưa đầy hai tuổi và chẳng biết làm gì để sống.Tôi thử nạp đơn xin làm lại ở một ngân hàng thì bị từ chối. Gia đình tôi thật bi đát.

Cha bị học tập cải tạo tại chỗ. Nhà có bốn người con trai thì đi tù hết ba người chỉ còn thằng em út mười hai tuổi và năm con gái chưa đứa nào có chồng trừ tôi có chồng đi tù. Chúng tôi sống nhờ sự lanh lẹ của mẹ dù trước kia cha là công chức mẹ chỉ làm việc nội trợ. Sau bảy lăm cả nhà thất nghiệp mẹ bắt buộc phải ra chợ, bắt đầu là bán đồ đạt trong nhà sau đó những người hàng xóm gởi đồ đạt nhờ bán giùm dần dần mẹ trở thành một người buôn bán chợ trời bất đắc dĩ.

Mẹ tôi cũng chẳng được tự do để hành nghề, bởi mấy bà tổ trưởng, tổ phó trong xóm gặp mẹ cứ nói xa nói gần những lời sặc mùi xã hội chủ nghĩa đại khái như bà chưa chấp hành tốt đường lối của nhà nước ta nên còn mua bán linh tinh. Bà không biết hưởng quyền lợi chính trị của nhân dân mà nhà nước đã ban nghĩa là không chịu đi họp tổ dân phố mỗi đêm. Bà chưa biết giáo dục con cái tốt theo đường lối của nhà nước vì con cái không đứa nào có việc làm.

Mỗi lần nghe bọn họ chiếu cố đến gia đình mình quá mẹ chỉ cười trừ rồi nói giả lả cho qua chuyện:

- Tụi nhỏ cũng đang kiếm việc làm ngặt nổi lý lịch gia đình tôi không được trong sạch nên cũng có đôi chút khó khăn.

- Bà không quán triệt đường lối của nhà nước, nhà nước ta bao giờ cũng khoan hồng cả ai làm tội người ấy chịu. Các con trai bà có tội với nhân dân thì phải đi học tập cải tạo, càng học nhiều càng tốt chứ có sao đâu. Còn các con gái bà thì không bị ảnh hưởng gì, mà nói bà đừng buồn chứ các cô ấy còn bị ảnh hưởng đời sống phồn hoa giả tạo của Mỹ Ngụy nhiều quá cần phải được giáo dục.

Mẹ tôi hỏi:

- Bà nói vậy nghĩa là sao, các con gái tôi xấu xa thế nào mà cần giáo dục thêm và ảnh hưởng đời sống phồn hoa giả tạo của Mỹ ngụy là gì?

- Chẳng qua là lối ăn mặc của các cô ấy không phù hợp với thời buổi kinh tế mới này.

Mẹ tôi cười khẩy:

- Bà muốn nói tới mấy cái quần tây tụi nó hay mặc đó hả. Thời buổi này vải vóc khan hiếm không có việc làm lấy tiền đâu mà mua vải đen. Còn người Liên Xô, họ cũng là nước xã hội chủ nghĩa mà đàn bà họ cũng mặc quần tây đó thì có sao đâu?

- Họ khác mình khác.

- Chẳng có gì khác cả cũng anh em với nhau thôi!

Mẹ tôi về nhà hay kể chuyện cãi lý với mấy trong hội phụ nữ cho chúng tôi nghe thì cha thường la rầy:

- Mẹ con tụi bây nhiều chuyện quá. Còn bà coi chừng có ngày cũng vô nhà đá mà nằm thôi trong gia đình này đi tù chừng đó chưa đủ hay sao? Ăn thua làm chi với bọn trở cờ, gió chiều nào chúng theo chiều đó.

Cha nói đến ngôi nhà đá cổ của người Pháp xây từ lâu lắm rồi, sau năm bảy lăm chính quyền cách mạng trưng dụng để làm nơi thẩm tra và giam cầm những thành phần phản động trong phường ấp. Ai nghe đến ngôi nhà đá cũng rùng mình kinh sợ.

- Ở ngoài này có hơn gì trong nhà đá. Bữa hôm đi thăm nuôi nghe nói mấy đứa con phải làm trâu bò kéo cày lòng tôi đau đớn quá ông ơi. Tôi đâu có muốn sống ngặt nỗi còn mấy đứa con gái, tôi chết thì tụi nó ra sao đây. Thêm mấy đứa cháu nữa, khổ quá trời ơi là trời!

Rồi mẹ khóc òa lên làm bọn tôi cũng khóc theo, cha chặc lưỡi:

- Bởi vậy tôi mới khuyên bà là phải nhường nhịn chúng nó, sông có khúc người có lúc bà ạ. Vận nước tang thương ai ai cũng khổ chứ có riêng mình đâu!

Tôi nhớ có lần theo mẹ ra chợ trời bán mấy cái áo dài, áo đầm không còn dịp để mặc nữa. Mẹ căn dặn tôi phải trông cho kỹ không thôi bọn gian sẽ đánh cắp và khi bán phải biết nói thách để họ mặc cả, tôi cứ nói giá mình muốn bán nên không ai thèm mua. Tôi đi theo mẹ được vài ngày thì bà kết luận:

- Con thật thà quá không buôn bán được đâu!

Tôi lại mắc cở cứ dấu mặt dưới nón lá nên mẹ khuyên:

- Không có gì phải xấu hổ, mình không đi ăn cắp thì tại sao phải mắc cở.

Tôi vâng dạ nhưng thấy làm sao ấy, mình đang lê la ở cầu thang chợ nơi mà ngày xưa mình hay qua lại dạo chơi.

Tôi ra chợ trời được vài lần rồi thôi vì mẹ nói tôi không có duyên bán hàng. Mẹ nói cũng không đúng lắm vì sau này khi chồng đi tù về sinh có thêm một đứa con nữa, tôi cũng phải lăn xả vào đời để nuôi hai con. Chuyện vợ người tù cải tạo của riêng tôi còn cái đoạn hậu tràn đầy nước mắt ít ai bì kịp.

Khi chồng đi tù hơn một năm thì có lệnh của phường đưa xuống tất cả phụ nữ có chồng đang học tập cải tạo trong thành phố Đalat được làm đơn bảo lãnh chồng về, thật ra đây cũng là một trò trấn an và lừa đảo của bọn họ thôi mà sau này tôi mới hiểu bởi vì tám năm sau chồng tôi vẫn chưa về.

Chị em mừng rỡ rủ nhau qua phường làm đơn. Khai lý lịch cũng chẳng có chi là khó nhưng đến tiết mục so sánh đời sống của gia đình hiện nay với đời sống trước năm bảy lăm thì tôi bí. Tôi bèn hỏi ý kiến ông tổ trưởng viết làm sao cho chồng mau được về. Ông tổ trưởng nói:

- Chẳng có gì là khó đâu cô cứ nói sự thật thôi!

- Sự thật như thế nào hả chú?

- Sự thật là như thế này gia đình tôi trước khi giải phóng rất khó khăn về kinh tế từ sau giải phóng nhờ ơn đảng và nhà nước đời sống có phần dễ chịu, no ấm hơn nhiều!

À ra vậy mà tôi ngu quá không hiểu. Trong buổi làm đơn bảo lãnh tôi quen chị Mai Linh cũng có chồng đi tù. Chị ăn nói có vẻ nhỏ nhẹ dễ thương, chị khuyên tôi nên vào tổ hợp thêu mà làm vì trong các tổ hợp họ không chú ý đến lý lịch, lương tiền không bao nhiêu nhưng tránh được những đôi mắt cú vọ của mấy bà phụ nữ trong xóm.

Trước năm bảy lăm tôi hầu như không biết ai nhiều vì nhà tôi ở trên một con đồi nhỏ khá xa với làng xóm bên dưới. Sau này khi vào tổ dân phố thì gia đình tôi phải sinh hoạt với mọi người trong xóm và trong những buổi sinh hoạt đó là những dịp tốt cho họ dòm ngó, phê bình nhau. Có nhiều lần họ còn đề nghị cho gia đình tôi đi vùng kinh tế mới dù cha mẹ tôi có nhà cửa đàng hoàng và đã trú ngụ gần bốn mươi năm ở Đalat. Lần đó cha tôi phản ứng mạnh, ông nói thà chết chứ không bỏ cơ ngơi mà ông đã gầy dựng bao nhiêu năm cho người khác hưởng. Thấy cha cương quyết quá họ đành chịu thua.

Chị Mai Linh nói đúng, vào tổ hợp thêu rồi thì sáng sớm tôi đi tối mịt mới về nên không bị chú ý nhiều nữa. Tôi lại lấy cớ hàng ngày có hưởng quyền lợi chính trị trên tổ hợp rồi (họp hành!) nên thỉnh thoảng có thể từ chối quyền lợi ở địa phương.

Mỗi buổi sáng dậy sớm đón xe lam ra phố, chỉ cái việc dành một chỗ trên xe lam cũng quá khó khăn vì chẳng còn ai biết lịch sự hay lễ độ nữa. Mạnh ai nấy dành, mạnh ai nấy chen lấn nếu người nào lịch sự thì chỉ có nước đứng ở bến xe cả ngày.

Nhìn xung quanh mọi ngườì đều không che dấu được sự nghèo đói, bần hàn. Từng khuôn mặt biểu lộ niềm lo âu, khắc khoải trong khi đó chiếc loa phóng thanh gắn trên mấy cái cột đèn cứ ra rả nói về thắng lợi của vụ mùa đông xuân, vụ hè thu. Giọng những xướng ngôn viên gằn gằn từng câu ca ngợi xã hội chủ nghĩa, ca ngợi bác và đảng. Lâu lâu tin tức ngừng lại nhường cho những giọng ca với âm điệu the thé chói tai trong mấy bài hát đượm mùi tử khí. Tôi còn nhớ bài Cô Gái Vót Chông với câu “còn giặc Mỹ cọp beo có còn giặc Mỹ cọp beo” nghe mà phát khiếp. Họ có biết đâu dân miền Nam đã chán họ đến đầu đến cổ, ngươì dân tìm an ủi hạnh phúc khi lén nghe đài ngoại quốc và kể chuyện vượt biên.

Đi làm mỗi tháng được chưa đến 50 đồng mà tiền xe lam đã gần 80 đồng rồi, nếu làm đủ sản phẩm thì được 12 ký gạo mua theo giá nhà nước. Tôi cố gắng làm đủ chỉ tiêu để lãnh gạo phụ với mẹ tôi nuôi con, nuôi cháu vì anh em tôi đi tù chị dâu cũng dẫn mấy đứa cháu nội về ở chung trong nhà. Mẹ tôi thỉnh thoảng còn phải đi thăm tù nữa thật là đoạn trường ai có qua cầu mới hay.

Đà lat là một thành phố du lịch nổi tiếng đẹp và thơ mộng bỗng trở nên héo hắt với những dãy phố đóng cửa im lìm. Nhiều hôm đang đi giữa phố lòng tôi bỗng quặn đau thương nhớ những ngày vui xưa. Còn đâu khu Hòa Bình với những chàng sinh viên trường Võ Bị Quốc Gia hay Chiến Tranh Chính Trị trong y phục mùa đông màu rêu đậm khi loài hoa quỳ bắt đầu thắp vàng trên những ngọn đồi trong thành phố. Hàng cây anh đào ven hồ Xuân Hương trổ hoa hồng thắm và phiên chợ mùa đông dập dìu tài tử giai nhân trên Domaine de Marie.

Phố xá vui tươi nhộn nhịp với muôn ngàn màu sắc. Nữ sinh trường Bùi Thị Xuân hai má ửng hồng trong màu áo len xanh dịu dàng. Nữ sinh trường Việt Anh với màu tím hoa cà e ấp. Những thiếu nữ Lycée Yersin với những bộ cánh Tây Phương sang trọng hợp thời. Học sinh nội trú Couvent des oiseaux, Franciscan, Nazareth, Lasan D Adran, sinh viên trường Chính Trị Kinh Doanh. Mọi người đổ xô ra khu phố Hòa Bình, Café Tùng, Mékong, nhà Thủy Tạ, đồi Cù trong những ngày cuối tuần tạo cho Đalat một sắc thái đặc biệt Tây Phương mà không một thành phố nào ở Việt Nam có được.

Bây giờ không còn gì nữa cả. Một số người may mắn đi nước ngoài, một số nằm trong nhà tù. Đalat trở nên đói nghèo, khốn cùng. Cầu thang chợ lầu trở thành tụ điểm của dân chợ trời, mọi người rủ nhau ra đó để mua bán kiếm ăn qua ngày. Công an xua đuổi nơi này họ chạy đi nơi khác, họ trở nên lam lũ, tội nghiệp không sao tả được. Tôi đi qua phố Đalat nghèo nàn, héo hắt đó mỗi ngày và nhiều lần tôi phải cúi đầu để dấu giọt nước mắt xót xa thương cho thành phố quê hương, thương cho thân phận bất hạnh của mình.

Tôi nhớ thành phố xưa
Đôi ta qua nhiều lần
Nắng vàng trong phố ấm
Ôi thương thuở đời xanh.

Trong tổ hợp đa số chị em có chồng đi tù cải tạo hoặc những học sinh, sinh viên học hành dang dở hoặc có lý lịch xấu nên không tìm được việc làm tốt. Trong đó cũng có thành phần theo cách mạng lập trường vững vàng, trung thành với đảng, nhà nước tuy nhiên đa số có chút chữ nghĩa nên dù sao cũng khá hơn thành phần tạp nham ở phường ấp.

Sau này nghĩ lại thờì kỳ đi thêu tôi mới thấy rằng không xã hội nào bóc lột sức lao động bằng xã hội chủ nghĩa. Làm việc một tuần sáu ngày, tiền lương một tháng không đủ để uống hai ly sữa đậu nành mỗi ngày. Tôi không hiểu sao mình có thể sống sót được trong cái môi trường eo hẹp, thiếu thốn đó cho đến được ngày thoát ra được. Phải công nhận quả thật con người có một sức chịu đựng phi thường.

Một ngày kia phòng công thương nghiệp đưa chỉ thị xuống cho các tổ hợp phải thi đua công tác lao động xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi góp tiền mua dây khoai lang, đọt mì để đi khai đất trồng trọt (đúng là nghèo mà gặp cái eo). Vùng trồng trọt hoa màu khá xa ở khu rừng dưới thác Prenn. Nơi đó có những cánh đồng tranh hoang vu, đất khô như đá đang chờ những cánh tay yếu ớt của chúng tôi biến thành vùng hoa màu tươi tốt! Khoai sắn đó sẽ là của tất cả chúng tôi, ăn không hết thì đem bán hay đổi thực phẩm khác và những đợt thi đua lao động đó sẽ biến chúng tôi thành những con ngươì tốt đẹp của xã hội mới vân vân và vân vân.

Bao nhiêu là danh từ hoa mỹ, bao nhiêu ý kiến rồi tập hợp đọc diễn văn, giăng biểu ngữ, rồi hoan hô vang dậy trời đất. Nhất trí. Nhất trí. Cuối cùng kéo nhau đi vào trong chân núi trồng khoai sắn cho lũ heo rừng phá vì trồng trọt mà không có ai trông nom thì làm sao thu hoạch được.Tuy nhiên điều đó chẳng nên bận tâm, miễn có bằng cớ báo lên cấp trên là được, rồi cấp trên sẽ báo cho cấp trên nữa. Kết luận hợp tác xã, tổ hợp ngoài việc thi đua làm hàng xuất khẩu còn tranh thủ trồng hoa màu để cải tổ đời sống thêm no ấm.

Một đám đàn bà, con gái nói cười inh ỏi trang bị nón lá, giày bata quần vải ú đen, cuốc thuổng và gô đựng cơm trưa đi qua phố Hòa Bình làm cho mọi người đứng lại ngơ ngác nhìn. Trông chẳng giống ai. Vài ba câu chửi bới vu vơ, vài ba lời mỉa mai trò hề của bọn muốn lập công nên vẽ chuyện hành người. Nếu dùng hai tiếng lao động thì ngồi trước khung thêu cũng là lao động rồi đâu cần phải vác cày, vác cuốc đi vào rừng mới là lao động thật sự. Ở đời người làm việc nọ, kẻ làm việc kia chứ. Tuy nhiên nếu có ai đưa ra ý kiến thì sẽ bị kết tội phản động, đi ngược lại chính sách của đảng đề ra. Cho nên mọi người chỉ còn cách là im lặng cho đời sống dễ dàng hơn.

Khi xuống hết dốc Prenn rẽ vào con đường đất đỏ dẫn vô rừng thì đám đông thưa dần vì kẻ trước, người sau không còn hàng ngũ nữa. Tôi và Hương, người bạn gái nhỏ hơn tôi đi hơi chậm nên khi vào sâu trong rừng thì ngó trước, nhìn sau chỉ còn hai chị em vừa đi vừa trò chuyện.

Buổi sáng trong rừng thật tuyệt vời. Không khí trong lành, mát dịu thoảng thoảng mùi thơm lá thông và những loài hoa dại không tên, gió thổi nhè nhẹ trên ngọn cây, lá cỏ và nắng buổi sáng óng ả chan hòa trên vạn vật. Ai đã từng ở Đalat, đã từng đi dạo trong những buổi sáng nắng ấm, từng đắm mình trong cái không gian vàng óng như tơ, không khí mát lạnh hiền hòa của vùng cao nguyên trong khi bên tai là tiếng rì rào bất tận của ngàn thông trong mới cảm nhận được cái đẹp tuyệt hảo nơi thành phố du lịch này. Tôi và Hương trong giây phút như tạm quên đi nỗi đày đọa của đời sống hiện tại. Rừng thông bao la tắm mình trong nắng lụa, tôi ngửa mặt thở thật sâu không khí trong lành rừng núi và hạnh phúc bất chợt đến trong phút giây không hẹn:

- Buổi sáng đẹp quá chị nhỉ?

- Thật là tuyệt vời. Hai đứa mình cứ tà tà rồi đến đâu hay đó hơi sức nào mà vội vàng, dễ gì hưởng được một buổi sáng đẹp như hôm nay.

Hương gật đầu tán thành:

- Đường nào cũng đến La Mã.

- đường nào cũng đến lao động là vinh quang chứ!

Chúng tôi cười phá lên thật thoải mái vì xung quanh chẳng có ai cả. Chúng tôi oang oang chuyện trên trời dưới đất cho đến một khúc quanh con đường bỗng mở rộng ra và bên ven đường ngỗn ngang những thân cây to nằm la liệt vì người ta hạ cây mà chưa kịp chuyên chở đi.

đang vui câu chuyện chợt nghe tiếng nói cười nói ồn ào của một đám đông nào sau lưng. Có người đồng hành trên quãng đường vắng này cũng hay tuy nhiên không ai bảo ai chúng tôi đều hạ giọng thấp xuống, đám đông càng lúc càng đến gần hơn, họ trò chuyện ầm ĩ và toàn đàn ông vì tôi không nghe giọng nữ. Chắc một tổ hợp tác nào cũng đi lao động, tôi và Hương cố gắng đi nhanh hơn, khi đến gần chúng tôi vài người trong số họ buông lời trêu ghẹo bâng quơ:

- Đi đâu mà vội mà vàng …

Tôi không dám quay lại vì dù đã có chồng, có con nhưng cũng không tránh khỏi sự ngượng ngùng với những người khác phái nhất là họ rất đông. Họ không ngớt bàn cãi những vấn đề nào đó, lúc cười đùa vang trời, lúc giận dữ la lối om sòm. Tôi nghĩ rằng họ rất trẻ. 

Khi đám đông phía sau đến rất gần chúng tôi, gần đến độ tôi có cảm tưởng rằng chân họ sắp dẫm vào gót chân mình thì không hẹn trước tôi và Hương cùng dừng lại và đứng qua một bên để nhường lối cho họ. Tôi cũng tò mò muốn biết họ thuộc tổ hợp nào, già trẻ lớn bé như thế nào mà ồn ào dữ vậy.

Nhưng thật là bất ngờ ngoài sức tưởng tượng của tôi và Hương, phía sau chúng tôi chẳng có ai cả, chỉ là con đường đỏ quạch trống vắng giữa khu rừng xạc xào tiếng gió. Chúng tôi thảng thốt nhìn nhau, khuôn mặt Hương trở nên trắng bệch, hai con mắt thất thần hoảng hốt, đôi môi giật giật một cách kỳ lạ. Còn tôi nổi gai ốc khắp người và cảm thấy một luồng khí lạnh chạy dài xuống xương sống.

Chúng tôi nắm chặt tay nhau, một sự im lặng đột ngột bao trùm xung quanh hai đứa. Tiếng trò chuyện nãy giờ vẫn theo gót chúng tôi đã im bặt.

Giọng Hương run run:

- Họ đông lắm mà, họ đâu cả rồi!

Tôi ú ớ:

- Không biết nữa, chị nghe họ gần sát chân mình nên tránh ra cho họ vượt lên.

- Em cũng vậy, họ còn chọc ghẹo tụi mình nữa chị có nghe không?

Tiếng tôi như tắt nghẹn:

- Dĩ nhiên cũng nghe như Hương vậy, có một người nói giọng Huế.

- Em nghe giọng Bắc nữa, có tiếng những người Nam càu nhàu điều gì đó.

Tôi nói tiếp:

- Họ theo sau lưng tụi mình rất lâu nên chị không nghĩ rằng mình giàu tưởng tượng đâu!

- Tưởng tượng sao được, chuyện rành rành đâu phải chỉ một người, hai chúng ta đều nghe mà!

Đột nhiên hai đứa cùng thốt lên:

- Ma!

- Ma sao lại hiện ra ban ngày nhỉ!

Hai chúng tôi cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng và thỉnh thoảng nhìn lại phía sau xem có ai đuổi theo không. Chẳng còn ai nữa cho đến khi tôi và Hương đến tụ điểm, chúng tôi vừa thở không ra hơi vừa kể cho mọi người nghe câu chuyện ở khúc quanh đường rừng. Mọi người chăm chú nghe và góp ý:

- Hay gió đưa đến tiếng nói của một nhóm người nào đang ở đâu đó trong rừng thông.

- Cũng có lý nhưng tại sao tất cả lại ngừng bặt khi chúng tôi khám phá không có ai ở đằng sau cả. Họ còn trêu chọc chúng tôi mà!

Một ngươì hỏi:

- Hai bạn có nghe tiếng chân nện trên đất không vì chỉ người đi mới có âm thanh.

Tôi và Hương nghệt mặt ra vì có ai để ý đến những điều vớ vẩn như thế bao giờ.

Một lát sau chị chủ nhiệm gọi chúng tôi nói:

- Chuyện xảy ra không biết thực hư thế nào tuy nhiên chúng ta không nên để câu chuyện này lan xa vì nếu nó đến tai các anh chị trên phòng công thương nghiệp thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến công tác trồng hoa màu của chúng ta. Họ sẽ nghĩ mình muốn phá hoại việc trồng màu của phòng đề ra. Các chị em khác sẽ hoang mang khi phải đi qua quãng đường rừng đó, mong chị em thông cảm.

Chúng tôi ấm ức, lủi thủi nhập vào đám đông để làm việc nhưng đầu óc tôi vẫn bị ám ảnh vì sự việc đã xảy ra ban sáng. Hương cũng đượm vẽ suy tư, trầm lặng. Nắng càng lên cao trời trở nên nóng nực, người nào cũng mồ hôi nhễ nhại, tôi cảm thấy quá mệt mõi nhưng vẫn cúi đầu làm việc. Tôi biết chắc rằng mình là một kẻ lao động tồi nhất ở đây nhưng không có sự lựa chọn nào khác hơn là im lặng vung hạ cán cuốc lên xuống mặc cho thời gian trôi đi trong vùng núi non hoang vu này.

đến trưa mọi người được nghỉ ngơi để ăn uống, tôi và Hương đến một chỗ vắng mở gô cơm mang theo vừa ăn vừa bàn tiếp câu chuyện ban sáng. Chị chủ nhiệm ngồi đằng xa thỉnh thoảng đưa mắt nhìn hai đứa.Tôi rủ Hương:

- Chị em mình xuống dưới đồi chơi, chị thấy có mấy cái chòi kìa.

Hương tán thành ngay:

- Phải đó em cũng thấy khát nước nhiều tụi mình đi xin nước uống đi.

Chúng tôi xuống con dốc ngắn với đám cỏ tranh mọc thật dầy, một con suối hẹp chắn ngang và bên kia là căn chòi bé xíu. Một người đàn ông bước ra hỏi:

- Các cô cần gì?

Tôi nói:

- Chúng tôi đi xin nước uống.

Người đàn ông đến gần nhìn tôi dò xét rồi nói to:

- A, cô Phương phải không?

Tôi đang ngạc nhiên thì bỗng nhận ra đó là anh Tiến, anh của Kim Chi một người bạn gái đã có thời gian làm việc với tôi.

Tôi mừng rỡ:

- Anh Tiến sao lại ở đây? Còn chị đâu?

- Cô ta ở nhà còn tôi làm rẫy nơi đây, mời cô vào nhà nói chuyện.

Tôi theo anh Tiến vào nhà, nói là nhà chứ thật ra chỉ là một mái lá đơn sơ với cái sạp để trong góc, cái bếp đối diện với vài ba cái ấm nồi đen thui vì khói bếp. Anh Tiến đem mấy cái ghế đóng bằng gỗ thông thấp lè tè ra mời chúng tôi ngồi, anh nhìn tôi chăm chú rồi nói:

- Cô đi đâu mà lạc lõng chốn khỉ ho cò gáy này.

- đi lao động xã hội chủ nghĩa với tổ hợp.

Anh Tiến gật gù:

- À ra vậy, thỉnh thoảng tôi có gặp mấy người đi lao động như cô, họ trồng trọt quanh đây nhưng không bao giờ thấy họ thu hoạch hoa màu cả.

- Sao vậy?

- Vì trồng rồi bỏ thí đó cho lũ thú rừng phá thì lấy đâu mà thu hoạch. Tôi ở đây canh chừng luôn mà còn không trị nổi mấy con heo rừng huống chi các cô.

- Họ bắt đi thì mình phải đi thôi chứ làm sao mà cãi được.

- Thì đúng là vậy đó! Thời buổi khó khăn biết nói sao!

Tôi hỏi anh Tiến:

- Còn anh sao không phụ chị mà vô đây chi cho khổ?

Có lần tôi đến nhà Kim Chi chơi thấy anh Tiến phụ vợ làm bánh kẹo bỏ mối cho mấy cửa hàng ở Đalat. Anh Tiến là Trung Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đóng ở Qui Nhơn, anh từng bị bắt làm tù binh và được thả trong một cuộc trao đổi giữa hai bên, anh vẫn còn bị ám ảnh nặng nề bởi những năm tháng trong nhà tù cộng sản.

Anh Tiến nhún vai:

- Ở đây dĩ nhiên là buồn nhưng ít thấy mặt mấy ông bà cán bộ cán cuốc trong xóm, thấy họ hoài chẳng thích thú gì.

- Còn chị vẫn làm bánh kẹo chứ?

- Chứ không lấy gì mà sống, lâu lâu biếu xén cho họ một chút để yên thân mà nuôi lũ nhỏ. Còn chồng cô ra sao?

 - Đang ở Suối Máu Biên Hòa, em đi thăm được một lần cách đây hai tháng cũng chẳng biết chừng nào họ thả. Năm ngoái họ cho qua phường làm đơn bảo lãnh cho chồng, em cũng làm rồi nhưng ngày về không biết được.

Anh Tiến thở dài:

- Cũng phải ráng mà sống, cả miền Nam chứ đâu phải riêng mình.

Tôi nhìn ra vuông sân chan hòa ánh nắng trước mặt và nương rẫy của anh Tiến, cảnh trí trông vắng vẻ buồn thiu.

- Anh ngủ lại đây à?

- Thỉnh thoảng thôi, thường thì về đến nhà cũng tám chín giờ tối rồi hàng xóm chẳng ai thấy mặt. Sáng tờ mờ tôi đã ra đi, vậy mà tâm hồn mình lại bình an. Ở chốn núi rừng này cũng có cái hạnh phúc của nó chẳng ai dòm ngó. Cả ngày không có ai nói chuyện nên đôi khi tôi nói một mình, lâu ngày thành thói quen tôi cứ lẩm bẩm khi về nhà làm bà xã và các em sợ tôi bị khùng.

Rồi anh Tiến cười khằn khặc:

- Mà nói cho cùng sống với quân này riết rồi ai cũng khùng cả.

Tôi nhìn quanh hỏi nhỏ:

- Ở một mình chốn đèo heo hút gió này anh không sợ sao?

- Sợ gì?

- Thì sợ đủ thứ như ăn cướp, như ma chẳng hạn.

Anh Tiến lại cười ngặt nghẽo:

- Tôi có cái gì mà sợ bị ăn cướp, tôi không ăn cướp của người ta thì thôi chứ. Cộng sản đáng sợ hơn ma quỷ.

Tôi nhăn mặt:

- Em kể anh nghe chuyện này, em và Hương vừa gặp ma.

- Vậy sao?

Anh Tiến cười cười có lẽ anh ta tưởng tôi nói đùa.

Rồi tôi kể chuyện đã xảy ra với chúng tôi sáng nay, nghe xong anh hỏi lại:

- Chỗ khúc quanh có nhiều cây bị đốn nằm la liệt phải không?

- Đúng vậy!

Anh Tiến nói:

- Những người làm rẫy ở đây đều biết nơi ấy có rất nhiều chuyện lạ. Buổi chạng vạng người ta hay gặp nhiều bóng người lãng vãng.

- Ai lãng vãng? Họ là ai vậy?

-Tôi nghe kể lại vào khoảng năm 67, 68 có một số sinh viên trường Võ Bị Quốc Gia và lính đi kích nơi đó đã đụng độ với Việt Cộng, trận chiến làm chết rất nhiều người của cả hai bên. Từ đó mấy ổng hay hiện ra nơi khúc quanh lắm, tôi đoán rằng mấy ông lính đó rất trẻ, đa số chưa vợ con nên thấy mấy cô đàn bà con gái bèn ra trêu chọc vậy mà.

Chúng tôi hét lên:

- Anh nói ghê quá! Người chết rồi mà còn chọc gái à?

- Chứ sao, họ chết khi còn quá trẻ với những ước mơ khao khát chưa thực hiện được nên họ còn lang thang, lẩn quẩn ở đó. Tội nghiệp, có khi họ chưa biết mình đã chết nữa cũng không chừng.

- Nhưng tại sao họ lại xuất hiện ban ngày, đâu phải là thời gian của họ?

- Ngày đêm gì, thấy người đẹp mấy ổng quên cả luật lệ cõi âm nên chạy ra chọc ghẹo. Đàn ông con trai mà!

Tôi kiếu từ anh Tiến để trở lên đồi, anh đưa chúng tôi qua con suối rồi nhìn tôi ái ngại:

- Thôi hai cô lên làm việc đi kẻo họ tưởng mình trốn. Mà Phương này, cô cũng chẳng nên làm cho quá sức vì không có thu hoạch đâu. Thật ra cũng chẳng có ai chờ sự thu hoạch chỉ làm cho có chuyện. Chán lắm, dù sao cô cũng ráng chịu đựng cho qua cơn khổ này!

Anh Tiến đoán đúng. Sau lần đó, chúng tôi còn đi thêm nhiều lần nữa rồi thôi. Trên phòng cũng không ai nhắc đến ngày thu hoạch hoa màu, dù hình ảnh của phong trào đi lao động xã hội chủ nghĩa vần treo trong cơ quan, trong hợp tác xã. đúng là đầu voi đuôi chuột. Những lần đi sau tôi và Hương đều cố gắng theo kịp đám đông khi rẽ vào khúc quanh có những thân cây nằm ngổn ngang kia! Tôi rất sợ nếu phải gặp họ thêm một lần nữa, dù thật ra họ chẳng làm hại gì tôi ngoài những câu trêu chọc bình thường của đàn ông, con trai khi gặp người khác phái. Tuy nhiên sự khác biệt của hai thế giới đã làm cho tôi kinh hãi.

Kỷ niệm về những ngày lao động ở đèo Prenn thường mang đến cho tâm hồn vốn đa cảm của tôi nhiều xúc động. Một người phụ nữ còn trẻ xa chồng, cô đơn và lạc lõng giữa một xã hội giả dối tráo trở, sự lo âu luôn đè nặng trên hai vai, con người sống thiếu thốn từ tinh thần đến vật chất. Những buổi chiều mệt lã trở về sau một ngày đày đọa thân xác, đi qua những đồi thông vàng óng ánh nắng hoàng hôn bỗng dưng vang vọng đâu đó giọng ca của Tôn Thất Niệm trong bản Chiều Vàng của Nguyễn văn Khánh.

“Trên đồi thông chiều đã xuống rồi, mặt trời lấp ló sau đồi chiều vàng. Riêng mình ta ngồi ngắm quanh trời ngậm ngùi nghe tiếng chim chiều gọi đàn, buồn xa vắng buồn lòng thầm nhớ đến người chiều vẫn trên đồi cùng ta …Ta nén đau thương gắng bước hoài, chiều chiều nhớ ai khôn lòng nguôi.”

Ai đã từng ở Đalat chắc không thể nào quên giọng ca Tôn Thất Niệm, một giọng ca trầm ấm, truyền cảm khó có ca sĩ nào bì kịp dù ông là một ca sĩ tài tử của đài phát thanh Đalat. Khi đã nghe ông hát bài Chiều Vàng rồi thì khó có thể nào quên được. Tiếng hát Tôn Thất Niệm hòa quyện, lãng đãng với tiếng gió vi vu qua đồi thông, với sương mù là đà những sáng mai lạnh cóng hay những đêm co ro trong chiếc áo Manteau trên khu phố Hòa Bình. Tiếng hát tuyệt vời đó đã ra đi không bao giờ trở lại sau cuộc đổi đời của miền Nam và của thành phố mù sương. Cái đời sống với đầy bất trắc trước mắt hằng đêm xô đẩy tôi vào những cơn mộng dữ, tôi đã phải sống trong từng ngày tháng tuyệt vọng, mõi mòn.

Những năm tháng dài u uẩn đó rồi cũng ra đi như giòng sông nặng nề chảy cuốn theo rác rưới nhọc nhằn. Bây giờ thì tôi đã quá xa Đalat. Xa những chiều vàng trên đồi rong chơi hay là những chiều rã rời, thất thểu về nhà. Người tù cải tạo năm nào, người đã trao tặng cho tôi những ngày tháng cô đơn tuyệt vọng trong chờ đợi mõi mòn rồi cũng như một loài chim trời cất cánh bay đi tìm một vùng trời nào đó. Tôi như kẻ bị đánh cắp môt thời tuổi trẻ mình và khó bắt đầu lại trong những tan hoang đổ vỡ của đời sống. Dù rằng tôi đã ra đi, đã chối bỏ cái nơi chốn mà đáng ra mình phải yêu thương và bám víu cho đến hơi thở sau cùng đó là quê hương.

Khi tôi viết những giòng chữ này, tháng tư sắp trở về với mọi người trên trái đất này. Tháng tư oan khiên, tàn khốc sắp trở về với dân tộc Việt Nam. Tháng tư tang thương đã xô đẩy con người vào hỏa ngục trần gian trong đó có tôi, người đàn bà vô danh tiểu tốt trong hàng triệu người dân miền Nam Việt Nam. Tôi, một trong những người bất hạnh chịu nhiều hệ lụy trong cuộc dâu bể tang thương của đất nước, tôi đã sống một thời gian rất dài hình như không có nụ cười thật sự nếu cười không có nghĩa là một động tác phô bày hàm răng. Những buổi sáng mở mắt ra đã thấy buồn co thắt con tim và những ngày dài thất thỏm lo sợ triền miên.

Cái quá khứ đau khổ ấy vẫn ám ảnh tôi một cách dai dẳng, sâu đậm và tôi vẫn tự nhủ rằng hãy quên đi để hưởng lấy những hạnh phúc mình đang có mà nhiều người hằng ao ước. Tôi đang được sống trên nước Mỹ. Mình đang hạnh phúc nhưng có thể nào mình sẽ chôn vùi tất cả vào nấm mộ không tên rồi mặc cho thời gian mang tất cả vào hư vô quên lãng. Rồi cũng xong một kiếp người.

Nấm mộ không tên đã cố vùi lấp mấy chục năm nhưng khi đến tháng Tư lòng tôi bỗng bồi hồi như đang sống lại với cảm giác khổ sở, đơn độc ngày xưa. Tôi đang đi trong phố xưa Đalat, thành phố im lìm câm nín và những con người qua lại với khuôn tràn đầy phiền muộn và đói khổ. Giọng hát nào the thé cất lên làm không gian tê tái nhuốm thêm màu sắc thê lương, chán chường. Con đường đi sâu vào khu rừng trong những ngày lao động xã hội chủ nghĩa, những buổi trở về mệt mõi, rã rời, những buổi họp dân phố ban đêm với từng khuôn mặt hằn nét thù hận, giọng điệu chì chiết đanh thép. Họ đã tuyên truyền những gì tôi không còn nhớ hay chẳng cần phải nhớ.

Còn những linh hồn tử sĩ trên khúc quanh của khu rừng thông ngày đó. Họ đã chết rất trẻ khi những ước mơ, khao khát riêng tư chưa trọn vẹn. Có những người chưa biết đến vòng tay hay nụ hôn của một người tình. Có thể rằng họ chưa biết rằng mình đã chết như ngày nào anh Tiến nói. Họ không bao giờ già đi còn tôi người đàn bà trẻ thơ mà có lần họ buông lời trêu ghẹo nay tóc đã pha sương.

Đứa con trai mà tôi sanh sau ngày chồng đi tù về nay đã xấp xỉ tuổi họ. đứa con trai tôi may mắn hơn họ vì đã lớn lên trên một đất nước Mỹ giàu mạnh chưa biết mùi vị của chiến tranh nhưng con trai tôi hoàn toàn giống họ với những mơ ước của tuổi trẻ và nhất là lòng ưu ái, thích thú khi gặp người khác phái. Nhìn con, tôi càng cảm thương hơn những người lính trẻ miền Nam đã hy sinh, đã đổ máu cho nền tự do của quê hương. Linh hồn họ hình như còn vất vưởng đâu đó và những hoài vọng của họ cũng chẳng ai cần biết đến.

Bao nhiêu năm tháng trôi qua, bao nhiêu nước chảy qua cầu. Người mẹ với cánh tay bao dung che chắn đời tôi trong những ngày khốn khổ giờ đã nằm yên nghỉ trên ngọn đồi tĩnh lặng trong thành phố quê hương, bên cạnh cha người đàn ông đã chia sẻ với mẹ gần sáu mươi năm trên con đường trần gian với vạn nỗi trầm luân này. Anh em chúng tôi mỗi người mỗi ngã trong những xứ sở xa lạ nào chưa một lần đoàn tụ dưới mái nhà xưa. Mái nhà có giàn hoa tím trước cổng và cây hoa ngọc lan hương thơm ngan ngát, mái nhà tôi vào ra suốt thời tuổi nhỏ và là nơi tôi về nương náu quãng đời giông tố trong trái tim yêu thương của mẹ hiền.

Tôi chưa trở về đalat lần nào để thăm viếng. Nhiều người nói đalat bây giờ thay đổi nhiều và đẹp lắm nhưng cũng có nhiều người nói những lời hoàn toàn ngược lại bây giờ Đalat nhà cửa xây cất vô trật tự, thiếu thẫm mỹ và không còn vẻ đẹp thiên nhiên ngày xưa nữa. Tôi chỉ nhớ ngày tôi ra đi đalat vô cùng nghèo nàn, héo hắt như con đường Phan đình Phùng sình lầy nước đọng sau những cơn mưa.

Dù sao tôi cũng muốn về Đalat một lần, đi trên đồi thông để hồn chìm lắng trong giọng ca dĩ vãng. đi qua vùng bờ hồ để nhớ những ngày giông bão, đọa đầy cũ. Tôi ước mong sẽ có một lần trở lại khu rừng nơi có những oan hồn tử sĩ lẩn quẩn để thắp lên nén hương hoài niệm, tạ ơn những anh hùng vô danh đã hy sinh cho nền tự do của miền Nam. Trong đó có những oan hồn, yểu tử phía bên kia thì cũng cầu xin cho họ sớm siêu thoát vì dù sao họ cũng chỉ là nạn nhân của một chủ nghĩa đầy tham vọng không tưởng mà thôi. Trong thế giới người chết chắc chẳng còn thù hận nữa.

Họ đã chết thế là xong, chỉ trách cho những người còn sống đã từng thấy, đã từng đi qua con đường thê lương, đoạn trường của một dân tộc mà vẫn mang tâm trạng mù lòa. Họ làm như đã quên đi tất cả hay tệ hại hơn còn muốn sơn phết tân trang lại những thối rữa của quá khứ mà đã có một thời họ đâm đầu chạy trốn.

Có những kỷ niệm quá đau thương, quá tàn nhẫn biết phải chôn lấp chúng nơi đâu trong ký ức. Xin một lần ngậm ngùi đọc lên một đoạn thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc của bà Đoàn thị Điểm và xin trang trọng gởi một chút tâm sự mộc mạc đến những ai vẫn còn mang trong tâm hồn vết hằn đau một thuơ./.

Suy Nghĩ Về Chuyện Hội Nhập Tại Xã Hội Âu Mỹ - Tác giả Đoàn Thanh Liêm



Theo một tài liệu phổ biến năm 2010 của Cộng Đồng Liên Bang Úc châu, thì hiện có đến 4.5 triệu người Việt sống ở hải ngọai. Con số này lớn hơn con số thường được phổ biến từ trước là chỉ có khỏang trên 3.5 triệu người. Đọc kỹ lại, ta thấy trong tài liệu từ Úc châu thì có ghi rõ: Số người Việt sinh sống tại nước láng giềng Cambodia đã lên tới 900, 000 người rồi. Tài liệu này cũng ghi con số người Việt sinh sống ở Đài Loan, Đại Hàn và mấy nước Á châu khác nữa. Như vậy, tổng số người Việt sinh sống riêng ớ Á châu đã có thể lên đến gần 1,5 triệu người rồi. Kết cục là con số người Việt hiện sinh sống tại các quốc gia thuôc Âu châu, Mỹ châu và Úc châu cũng chỉ vào khỏang trên 3 triệu người. Trong đó riêng ở nước Mỹ và Canada, hiện có đến 2 triệu người gốc Việt.

So với con số 90 triệu người Việt hiện sinh sống tại quê hương Việt nam mình, thì con số 4.5 triệu người Việt sinh sống tại hải ngoại – chỉ là một thiểu số 5% mà thôi.

Bài viết này nhằm ghi nhận một ít suy nghĩ về vấn đề Hội nhập của người Việt chúng ta tại xã hội Âu Mỹ - tức là tại các quốc gia thuộc Âu châu (cả Tây Âu và Đông Âu), Mỹ châu và Úc châu. Để bạn đọc dễ dàng theo dõi câu chuyện, tôi xin được trình bày vấn đề qua các mục chính yếu như sau:

I – Sơ lược về bối cảnh chính trị văn hóa xã hội tại các quốc gia Âu Mỹ.

II – Mức độ Hội nhập khác nhau tùy theo từng thế hệ người Việt.

III – Làm sao để hội nhập mà vẫn giữ lại được bản sắc dân tộc của mình?

***

I – Bối cảnh chung về chính trị xã hội và văn hóa tại các quốc gia Âu Mỹ.

Dù có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia trong hai châu lục Âu và Mỹ, ta vẫn nhận thấy có một sự tuơng đồng sâu sắc trong lòng xã hội của các quốc gia này. Cụ thể ta có thể nêu ra một số nét chính yếu như sau:

A/ Về phuơng diện chính trị, thì rõ rệt là các quốc gia ở Âu và Mỹ châu hiện đã thiết lập được một nền dân chủ tương đối vững vàng hòan chỉnh và thông thóang. Kể cả tại các nước cựu cộng sản tại Đông Âu, các nước được tách ra khỏi Liên bang Xô Viết thì từ 25 năm nay, nhân dân và chính quyền tại đây đều đã lần hồi xây dựng được một chế độ chính trị tương đối tiến bộ với sự tôn trọng nghiêm túc về Phẩm Giá và về Quyền Con Người.

Đặc biệt là những sắc dân thiểu số hay mới nhập cư đều có quyền và có cơ hội thuận lợi để tranh đấu cho những đòi hỏi chính đáng của mình. Tại Úc châu, chính sách đa chủng tộc, đa văn hóa (multi-ethnic, multi-cultural) được giới chính khách tích cực đề cao tôn trọng.

B/ Về phương diện xã hội, các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội...là sự thể hiện vững chắc của tinh thần liên đới huynh đệ giữa các tầng lớp nhân dân (Fraternal Solidarity). Điển hình là tại các quốc gia phía Bắc Âu châu như Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, chính sách thuế khóa được sử dụng thật khôn khéo như là một phương tiện để điều tiết sự phân phối lợi tức quốc gia – mà nhờ đó tầng lớp kém may mắn với thu nhập thấp kém được bù đắp với những phúc lợi xã hội thật hào phóng dồi dào. Người dân luôn sẵn sàng đóng thuế cao để được hưởng chế độ an sinh xã hội khá tốt đẹp.

Đáng kể nhất là vai trò của các nghiệp đòan công nhân trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của tập thể giới lao động trong các công ty xí nghiệp.

Mặt khác, vì có tự do lập hội, tự do ngôn luận, tự do hội họp v.v..., nên các tổ chức thuộc khu vực Xã hội Dân sự có điều kiện thỏai mái để phát huy tác dụng của mình trong cố gắng cải thiện môi trường sống cả về mặt vật chất cũng như về mặt tâm linh tinh thần. Càng ngày, vai trò của các “tác nhân không phải là nhà nước” (Non-State Actors) như thế đó càng đóng vai trò quan trọng hơn trong công cuộc xây dựng và phát triển nếp sinh họat đa dạng phong phú của tập thể cộng đồng xã hội.

C/ Về mặt văn hóa, các quốc gia Âu Mỹ kể ra đã rất thành công trong việc tiếp nối và phát huy cái truyền thống quý báu của nền văn minh Hy lạp và La mã (La-Hy = Latino-Greek) – đặc biệt về các mặt học thuật, tư tưởng, khoa học và luật pháp.

Và điểm đáng chú ý hơn cả - đó là Thiên chúa giáo gồm Công giáo, Tin lành và Chính thống giáo đã ăn rễ sâu xa nơi đời sống văn hóa, tư tưởng, nghệ thuật tại các quốc gia Âu Mỹ – tương tự như vai trò của Tam giáo Phật Lão Nho trong xã hội Á Đông chúng ta như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Hoa.

Mặc dầu ngày nay, làn sóng vô thần đang phát triển mạnh – và mặc dầu chế độ cộng sản do Liên Xô lãnh đạo trong trên nửa thế kỷ đã tìm mọi cách thâm độc để tiêu diệt tôn giáo – thì Thiên chúa giáo vẫn còn là một thế lực tinh thần quan trọng trong đời sống tâm linh và văn hóa của người dân Âu Mỹ. Nổi bật nhất là người dân tôn trọng sự đa dạng về tôn giáo và đề cao tính cách bao dung về tôn giáo (Religious Diversity/Tolerance). Mọi biểu hiện của nạn kỳ thị sắc tộc, kỳ thị tôn giáo và nhất là sự cuồng tín tôn giáo đều bị công luận phê bình lên án nghiêm khắc.

Cái môi trường chính trị văn hóa xã hội tiến bộ thông thóang như thế rõ ràng là một thứ “Đất lành Chim đậu” rất thuận lợi cho mấy triệu người Việt chúng ta tìm kiếm để mà đem cả gia đình tới định cư lập nghiệp lâu dài vậy.

II – Mức độ Hội nhập khác biệt giữa các thế hệ người Việt định cư tại Âu Mỹ.

Nhằm đơn giản hóa sự trình bày, ta có thể xếp lọai thành ba thế hệ như sau:

a) Thế hệ I gồm Ông Bà hiện ở vào lớp tuổi 60 – 70(trưởng thành ở VN)

b) Thế hệ II gồm Cha Mẹ hiện vào lớp tuổi 40 – 50(sinh trưởng ở VN)

c) Thế hệ III gồm lớp Cháu cỡ tuổi 20 – 30 (lớp này hầu hết được sinh ra ở nước ngòai).

1 - Thế hệ I gồm những người lớn tuổi đã trưởng thành, có sự nghiệp vững vàng ở Việt nam, nhưng khi đến định cư ở nước ngòai thì gặp nhiều khó khăn trở ngại trong việc hội nhập văn hóa xã hội nơi môi trường sở tại – điển hình là khó vượt qua được cái hàng rào ngôn ngữ, cũng như khó thích nghi được với lối sống của dòng chính trong xã hội địa phương. Chính vì thế mà nhiều người chỉ tìm cách sống quần tụ riêng với nhau trong cộng đồng người Việt – mà ít tiếp cận với người địa phương. Từ đó mà phát sinh ra cái não trạng “ốc đảo” (ghetto mentality) – sống cô lập khép kín giữa các đồng hương với nhau mà thôi. Họ thường còn bị ràng buộc bởi những hòai niệm, những nuối tiếc về cái thuở vàng son của thời quá khứ nơi quê nhà. Do đó mà không có sự hăng say năng nổ tìm kiếm những phương thức hành động thích nghi với môi trường xã hội mới lạ vốn đòi hỏi một viễn kiến sâu rộng và năng lực khai phá mạnh bạo không hề chùn bước trước mọi nghịch cảnh thách đố.

2 – Thế hệ II là lớp con của thế hệ I, sinh trưởng ở VN mà đi định cư ở nước ngòai lúc còn trẻ (cỡ trên dưới 20 tuổi) – do vậy mà dễ thích nghi được với môi trường văn hóa xã hội sở tại. Phần đông lại được học bậc cao đẳng hay đại học ở nước ngòai, nhờ vậy dễ kiếm được việc làm nơi các cơ sở kinh doanh của người địa phương. Và từ đó mà có nhiều cơ hội tiếp cận và sống hòa đồng với xã hội sở tại. Hơn thế nữa, vì phải chăm lo hướng dẫn cho lớp con là thế hệ III vốn sinh ra ở nước ngòai, nên phải cố gắng trau dồi thêm về mặt chuyên môn – nhất là về văn hóa để gia đình cùng hòa nhập êm thắm với dòng chính của địa phương.

3 – Thế hệ III là lớp cháu của thế hệ I, thì được sinh ra ở nước ngòai và được theo học ở địa phương ngay từ các nhà trẻ, lớp mẫu giáo lên đến cấp tiểu học, trung học và cả đại học – y hệt như các bạn cùng lứa tuổi trong các gia đình sở tại. Do vậy mà thế hệ này có những điều kiện hòan tòan thuận lợi để mà hội nhập vào với dòng chính của quốc gia sở tại – có thể là bị cuốn hút đến độ đồng hóa sâu sắc với người bản xứ chính hiệu. Nhưng sự kiện này lại có mặt trái của nó – đó là thế hệ III không có sự hiểu biết và không còn gắn bó gì với cội nguồn văn hóa dân tộc VN nữa. Tình trạng “mất gốc” này (uprooted) chính là điều làm cho thế hệ I của ông bà quan tâm lo lắng.

Tuy các cháu vẫn kính trọng hiếu nghĩa đối với ông bà cha mẹ, nhưng xem ra có phần lơ là đối với chuyện thuần phong mỹ tục, với nền luân lý dân tộc. Và nhất là các cháu không thiết tha gì lắm với lập trường chính trị của thế hệ I vốn hầu hết là nạn nhân khốn khổ của chế độ độc tài tàn bạo của cộng sản – mà cũng vì thế mà gia đình phải bỏ nước ra đi lập nghiệp ở nước ngòai.

III – Làm sao để hội nhập mà vẫn giữ đươc bản sắc dân tộc của mình?

Đây chính là cái môí ưu tư của bất kỳ lớp người di dân nào mà phải rời bỏ quê hương bản quán để ra đi lập nghiệp tại một xứ sở xa lạ nào khác – chứ không phải chỉ là của riêng khối người Việt chúng ta hiện đang định cư tại khắp các châu lục trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Âu Mỹ.

Từ xa xưa, cha ông chúng ta vẫn thường nhắc nhở: “Nhập gia tùy tục” để mà khuyến khích con dân phải biết cố gắng thích nghi với hòan cảnh khác biệt tại nơi mình mới đến nhập cư lập nghiệp. Trong ngôn ngữ ngày nay, người ta sử dụng từ ngữ “Hội nhập” (Integration) để mô tả cái quá trình gọt giũa uốn nắn bản thân mỗi người để làm sao thích nghi được với hòan cảnh mới - hầu có thể gia nhập êm thắm vào với môi trường xã hội tại địa phương nơi mình đã chọn lựa đến cư ngụ để sinh sống lập nghiệp lâu dài.

1 - Riêng đối với tập thể người Việt chúng ta, thì như đã phân tích ở phần II trên đây – thế hệ I là lớp người lớn tuổi thì còn lưu giữ được nhiều kỷ niệm, ký ức về phong tục tập quán trong truyền thống dân tộc, nhưng lại ít hội nhập vào với dòng chính của xã hội sở tại. Hiện tượng này trái ngược hẳn với chiều hướng của thế hệ III của lớp cháu sinh trưởng ở nước ngòai – các cháu hầu như không còn ý thức rõ rệt về truyền thống dân tộc, mà lại gần như đồng hóa hòan tòan với dòng chính của người bản xứ.

Thành ra, chỉ còn trông cậy nơi thế hệ II gồm lớp trung niên hiện vẫn còn có sự gắn bó với truyền thống dân tộc mà cũng hội nhập tương đối khá vững chắc với dòng chính của xã hội địa phương. Thế hệ này có thể coi như là cái nhịp cầu nối giữa thế hệ I và thế hệ III – tiếp thu được kinh nghiệm của các bậc tiền bối và rồi truyền đạt lại cho những hậu duệ trong gia tộc của mình. Đó là một vai trò quan trọng để khích lệ và hướng dẫn cho thế hệ III trong việc tiếp tục hội nhập mà vẫn lưu giữ được bản sắc dân tộc của cha ông mình.

2 - Cụ thể là các lớp học Việt ngữ vẫn được nhiều thày cô tình nguyện mở ra vào những ngày cuối tuần tại các chùa, các nhà thờ, các trung tâm văn hóa để dạy cho lớp trẻ cả về tiếng Việt, cả về lịch sử và văn hóa Việt nam. Rồi đến các khóa huấn luyện, các trại hè, các tổ chức sinh họat dành riêng cho thiếu nhi, học sinh, sinh viên, các cuộc thi về văn hóa ngôn ngữ tiếng Việt, các lễ hội dịp Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán v.v... Tất cả những cố gắng bền bỉ liên tục từ năm này qua năm khác như thế đã có tác dụng truyền đạt được cho thế hệ trẻ sự hiểu biết về nguồn cội của mình và nhất là cái ngọn lửa say mê nhiệt thành trong công cuộc giữ gìn và phát triển gia sản vốn liếng tinh thần quý báu của văn hóa và đạo đức truyền thống dân tộc.

Điển hình là trường hợp của một số phụ huynh cũng tự nguyện tham gia sinh họat với tổ chức Hướng đạo cùng với lũ con của mình – nhằm khuyến khích các cháu vui vẻ phấn khởi theo đuổi các công tác và sinh họat lành mạnh của tổ chức đào tạo huấn luyện thanh thiếu niên đã từng có uy tín lâu năm này.

3 – Nhìn chung, thì trong thời gian 40 năm qua cái tiến trình định cư lập nghiệp của trên 3 triệu người Việt chúng ta nơi các quốc gia Âu Mỹ đã diễn ra một cách tương đối tốt đẹp êm thắm. Đó là nhờ ở hòan cảnh khách quan cởi mở thông thóang đày dãy tinh thần nhân đạo tại chính các xã hội tiếp nhận (receiving countries) và nhất là do ý chí cương quyết sắt đá và nỗ lực kiên trì của cả tập thể số người Việt thuộc thế hệ I đã quyết tâm ra đi để xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp cho bản thân và cho gia đình của mình.

Dĩ nhiên đây là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm táo bạo đày dãy những thử thách cam go, nhưng chúng ta cũng thật vui mừng trước những thành công to lớn mà tập thể người Việt hải ngọai đã gặt hái được – cả về phương diện kinh tế vật chất, cả về phương diện văn hóa tinh thần trong những bước đầu định cư ở nước ngòai. Sự thành công này không phải chỉ đem lại lợi ích cho riêng bản thân các gia đình người Việt hải ngọai. Mà nó còn có tác dụng góp phần tích cực đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương đất nước nơi mà toàn thể đại khối dân tộc với hơn 90 triệu đồng bào đang hăng say phấn khởi chủ xướng phát động cái tiến trình xây dựng kiên trì cam go đó – với hoài bão tạo dựng cho bằng được một xã hội thịnh vượng, tự do và an hòa nhân ái trong một tương lai không bao xa nữa vậy.

Thế Giới Tan Rã Đang Trên Đà Phục Sinh







Vì sao người Việt vẫn bỏ nước ra đi?




                                                 


U.S. military christens self-driving 'Sea Hunter' warship (REUTERS)









The U.S. military on Thursday christened an experimental self-driving warship designed to hunt for enemy submarines, a major advance in robotic warfare at the core of America's strategy to counter Chinese and Russian naval investments.
The 132-foot-long (40-metre-long) unarmed prototype, dubbed Sea Hunter, is the naval equivalent of Google's self-driving car, designed to cruise on the ocean’s surface for two or three months at a time - without a crew or anyone controlling it remotely.

That kind of endurance and autonomy could make it a highly efficient submarine stalker at a fraction of the cost of the Navy's manned vessels.

"This is an inflection point," Deputy U.S. Defense Secretary Robert Work said in an interview, adding he hoped such ships might find a place in the western Pacific in as few as five years. "This is the first time we've ever had a totally robotic, trans-oceanic-capable ship."    

For Pentagon planners such as Work, the Sea Hunter fits into a strategy to incorporate unmanned drones - with increasing autonomy - into the conventional military in the air, on land and at sea.

It also comes as China's naval investments, including in its expanding submarine fleet, stoke concern in Washington about the vulnerability of the aircraft carrier battle groups and submarines that remain critical to America's military superiority in the western Pacific.

"We're not working on anti-submarine (technology) just because we think it's cool. We're working on it because we're deeply concerned about the advancements that China and Russia are making in this space," said author Peter Singer, an expert on robotic warfare at the New America Foundation think tank.
                
Work said he hoped the ship, once it is proven safe, could head to the U.S. Navy's Japan-based 7th Fleet to continue testing.

His goal is to have ships like the Sea Hunter operating on a range of missions, possibly even including counter-mine warfare operations, all with limited human supervision.
"I would like to see unmanned flotillas operating in the western Pacific and the Persian Gulf within five years," he said, comparing the protype ship to early drone aircraft.

The ship's projected $20 million price tag and its $15,000 to $20,000 daily operating cost make it relatively inexpensive for the U.S. military.

"You now have an asset at a fraction of the cost of a manned platform," said Rear Admiral Robert Girrier, the Navy's director of unmanned warfare systems.

Dân Oan ở Việt Nam bây giờ







41 năm Quốc Hận: Luận thành bại!







Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Bạch Yến, 60 năm ca hát



Tháng Năm, 2016: Paris, France.

Tháng Sáu, 2016: Toronto, Canada.

Ca sĩ Bạch Yến đã có những chương trình đặc biệt giữa năm 2016 dành cho khán thính giả mộ điệu, đánh dấu 60 năm ca hát.

Một chặng đường “của một nghề truân chuyên,” như lời của Bạch Yến nói với Từ Nguyên tại Paris. “Một nghề đầy truân chuyên nhưng nhờ lòng ưu ái và mến mộ của khán thính giả mà tôi quên tất cả khổ nhọc đắng cay để còn tiếp tục hát...”

Một tháng trước ngày bắt đầu các chương trình đặc biệt này, Từ Nguyên phỏng vấn ca sĩ Bạch Yến.

Bài hát đầu tiên

Từ Nguyên (TN): Sáu mươi năm rồi? Mau quá. Chị còn nhớ ngày đầu, bài ca đầu tiên, khung cảnh?

Bạch Yến (BY): 60 năm này là chỉ kể từ lúc bắt đầu đi hát trong các phòng trà có đăng quảng cáo, có y phục trang điểm “diêm dúa, đeo lông mi giả...” và lãnh lương đàng hoàng. Ðó là từ năm 1956, còn nói hát thì thật ra tôi đã biết hát từ lúc... vừa qua hai tuổi.

Bài tôi hát đầu tiên trong đời? Ðó là bài Bến Cũ của Anh Việt, tôi hát lúc vừa lên bảy, trước gần một ngàn khán giả năm 1949 tại rạp Norodom ở Nam Vang. Buổi hát đó giúp gây quỹ cứu trợ nạn lụt miền Trung.

TN: Ðiều gì khiến chị tiếp tục con đường ca hát?

BY: Hồi đó, Ðài Phát Thanh Pháp Á tổ chức thi ca nhạc hằng tuần tại rạp Thống Nhứt (Norodom cũ). Năm 1953, tôi ghi tên dự thi, đoạt giải nhứt Huy Chương Vàng Nhi Ðồng. Nhờ đó tôi được đài mời hát trong ban Nhi Ðồng mỗi tuần. Tôi rất vui được hát trên đài này cho tới ngày đài ngưng chương trình phát thanh tại Việt Nam.

Mô tô bay

TN: Chị có gặp khó khăn trong ngành nghề không? Và vượt qua khó khăn như thế nào?

BY: Tôi ngưng hát từ ngày không còn đài phát thanh Pháp Á; đài Sài Gòn và đài Quân Ðội không cho hát vì lý do tôi... không quen ai. Từ đó không còn hát nữa.

Thế rồi tôi được ông cậu dạy nghề mô tô bay. Nhờ làm nghề này, tôi được lưu diễn quanh Việt Nam, vừa khám phá quê hương đẹp đồng thời được hát trên sân khấu nhỏ bên cạnh vách Bồ Mô-tô Bay mỗi đêm, trước khi leo lên biểu diễn màn xiệc Mô tô Bay. Ðúng là đùa giỡn với tử thần nhưng tôi đã lái Mô tô bay một cách hăng say cho bà con lé mắt.

Ngày nay khi xem lại màn diễn Mô-tô Bay, tôi rất sợ vì nhìn thấy hiểm nguy mà hồi trước vì máu “anh hùng rơm” không thấy sợ tí nào.

Tôi học và hành nghề Mô-tô Bay trong 2 năm. Tới 1956 phải ngừng vì bị tai nạn rất nặng. Mô-tô và tôi rớt từ bốn thước cao xuống đất, tôi bị mô-tô đè lên người, dập vài cái “ba sườn,” bị guidon đập lên màng tang, mắt bị động mạch máu... Lúc đó khán giả tưởng tôi chết, la ầm lên. Cả Hội Chợ Thị Nghè lao xao sợ hãi, cảnh sát tới lập biên bản điều tra.

Từ đó, họ khám phá ra tôi và nhiều nghệ sĩ Mô-tô Bay trong đoàn xiệc chỉ mới có 12 tới 16 tuổi, dưới tuổi 17 là tuổi mới được hành nghề xiệc này. Vì tai nạn của tôi mà cả đoàn phải hoàn toàn ngưng, không được hoạt động nghề Mô-tô Bay nữa.

TN: Cũng có vài khúc ngoặc trong 60 năm đó. Như chị từng nhảy múa hay đóng phim... Có lẽ chỉ là ngắn ngủi thôi?

BY: Trở về với âm nhạc, lúc ấy tôi mới 14. Hãy còn quá nhỏ tuổi lại nhỏ người, thiếu thước tấc, thiếu cả sắc đẹp của một thiếu nữ đúng tuổi để hát phòng trà, nên gặp rất nhiều khó khăn. Tôi làm nhiều nghề khác nhau như nhảy múa, đóng phim...

Lúc đó tôi đi học nhảy thiết hài và múa những điệu Mambo, Rock 'n' Roll và thường đóng phim do người Tàu Chợ Lớn thực hiện. Tôi thường đóng những vai ma hay vai người cá với ca sĩ Thu Hương.

Ðêm Ðông

TN: Nhắc đến tên chị là nhớ tới nhạc phẩm Ðêm Ðông. Chị đã chọn bài này... tình cờ, hay cố ý?

BY: Tôi chọn bài Ðêm Ðông một cách tình cờ, tôi không hề quen biết với tác giả. Lúc ấy tôi đang hát với một ban nhạc Phi Luật Tân hay nhứt Sài Gòn. Trong ban nhạc có người làm hòa âm rất giỏi, tôi xin anh ấy viết hòa âm cho tôi bài này theo điệu slow rock mà tôi thường hát rất hợp.

Lúc đó tôi chỉ hát tiếng ngoại quốc mà thôi. Tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, nhất là những bài Rock 'n' Roll, Mambo hay Cha Cha Cha,... là những loại nhạc kích động, để có một chỗ đứng cho riêng mình. Rồi một hôm tôi thấy bài Ðêm Ðông là lạ nhưng lại không thích điệu gốc Tango, nên đã mạn phép đổi sang Slow Rock. Có lẽ nhờ điệu slow rất êm ả và lạ hơn nên mọi người bắt đầu chú ý khi tôi hát.

TN: Bài nào hay nhạc sĩ nào chị thật sự yêu thích nhất?

BY: Khi chọn bài, tôi chọn âm điệu trước, khi thích hợp rồi mới chọn lời ca. Nếu lời ca cũng hay, tôi chọn bài đó mà hát. Tất cả những tác phẩm tôi chọn để hát đều là những sáng tác hay, tôi không thể cho là nhạc sĩ này hay hơn nhạc sĩ kia vì mỗi bài có cái hay cái đẹp khác nhau.

Tôi không chọn bài hay tác giả nổi danh để hát mà chỉ chọn những bài thích hợp với mình và thường hay chọn những bài không trùng hợp với ai. Những bài tôi hát đều là những bài tôi thích.

TN: Nhạc ngoại quốc tới với chị như thế nào? Chị cũng rất được hâm mộ vì hát nhạc ngoại quốc rất sớm và rất trội.

BY: Khi bắt đầu hát trong các phòng trà hay vũ trường, tôi chọn ngay từ lúc đầu hát toàn tiếng ngoại quốc với nhịp điệu kích động (up-tempo). Hát tiếng Việt đã có biết bao nhiêu ca sĩ hát rất hay mà tôi không bì kịp. Nhờ là “rocker,” tôi mới trội hơn mọi người.

Vui, buồn...

TN: Theo chị thì điều gì quan trọng nhất trong nghề này? Trí nhớ, giỏi âm nhạc, nghệ thuật trình diễn trên sân khấu hay sự chịu đựng?

BY: Trí nhớ tốt, nghệ thuật trình diễn hay và phải luôn luôn can đảm chịu đựng những khúc quanh khó khăn của nghề.

TN: Xin chị một vài kỷ niệm vui buồn trong 60 năm...

BY: Tôi xin kể ra như sau: 1) Khi nhận được Huy Chương Vàng Nhi Ðồng, vui mừng khó tả. 2) Lần đầu tiên đứng trong phòng thu âm tại Paris tôi phải hát tiếng Pháp trên xứ Pháp, vừa run sợ vừa thú vị. 3) Niềm vui khác nữa là lần đầu tiên tôi hát trong chương trình Ed Sullivan Show trên hệ thống truyền hình CBS tại New York City. Tôi biết có trên 30 triệu người đón xem buổi truyền hình này... Vui mừng khôn xiết. 4) Niềm vui lớn lao đặc biệt nhứt và hãnh diện dân tộc là khi anh Trần Quang Hải và tôi nhận giải Grand Prix du Disque de l'Académie Charles Cros (đĩa vinyle 33 vòng được tái bản 7 lần).

Ca hát là nghề đầy truân chuyên nhưng nhờ lòng ưu ái và sự mến mộ của khán thính giả nên tôi quên tất cả khổ nhọc đắng cay để còn tiếp tục hát mãi tới ngày nay. Sáu mươi năm sau vẫn còn đi trình diễn đó đây.

Ca hát trình diễn là đam mê của tôi, nếu tôi không yêu nhạc đủ, chắc tôi đã bỏ nghề từ lâu.

Kiên nhẫn!

TN: Một ca sĩ trẻ xin chị một lời chỉ bảo.

BY: Kiên nhẫn.

TN: Chị nghĩ sao về nền ca nhạc Việt Nam cho tới 1975?

BY: Nhạc thời trước năm 75 rất nên thơ, tình tứ, đầy hồn. Tôi nghĩ thời ấy các nhà sáng tác nhạc viết ra những dòng nhạc lẫn lời ca vừa đẹp vừa nên thơ vì hoàn toàn rung động hồn nhiên từ con tim.

TN: Rồi chuyện sau 1975. Chị nghĩ sao về ca nhạc Việt tại hải ngoại và trong nước.

BY: Ở hải ngoại hồn nhạc dường như lạc lõng. Trong xứ Việt, dòng nhạc có nhiều gò bó, thiếu tự nhiên.

TN: Xin cảm ơn chị và chúc chị mạnh tiến mãi mãi.