khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Đó! Mấy Bác K1 xem tui một mình đánh vật với bọn Công An Mạng mỏi cả hai tay để bảo vệ gia tài của trường: Dân Tộc, Nhân Bản, và Khai Phóng. Bọn CÔN ĐỒ đã đi rồi




CHÚC QUÍ BÁC VÀ GIA ĐÌNH NHIỀU NIỀM VUI TRONG NGÀY CHỦ NHẬT 13/8/2016





"Lễ" , "Hội", và "Lễ Hội"?







Tư Niễng, Bằng Bê Tiếng Anh, phát âm:" Phọt Mô Sa" theo trường phái Ma Dzê







Tiên Tri Giả xuất hiện, sắp tận thế (?): Đức Ông Nguyễn Minh Hiền nhận 4 tội danh trốn thuế







Đức Ông Nguyễn Minh Hiền, người chịu chức Linh Mục năm 1985, từng là Chánh Xứ Giáo Xứ Việt Nam San Jose, nguyên Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, và nguyên Tổng Quản đặc trách Mục Vụ cho người Công Giáo Việt Nam tại San Jose, đã ra tòa nhận tội trước Thẩm Phán Beth Labson Freeman ở San Jose.

Ông không nhận tội đối với 14 tội danh khác về lừa đảo ngân hàng, và sẽ phải trở lại tòa vào ngày 23 tháng 8 để tham dự một phiên hội thẩm về các cáo buộc còn lại này.

Thẩm Phán Freeman không ấn định ngày tuyên án cho các tội trốn thuế, mà mỗi tội có thể đi kèm với bản án tối đa là 5 năm tù.

Báo Cupertino Patch hôm Thứ Tư dẫn lời bà Caroline Ciraolo, trưởng phòng thuế vụ của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ tại Washington, D.C., nói rằng Đức Ông Hiền đã nhìn nhận là trong một giai đoạn 4 năm, ông đã đánh cắp tiền của giáo dân quyên góp cho giáo xứ, bỏ vào trương mục cá nhân của mình và không đóng thuế trên số tiền này.

Theo một thông cáo trên mạng lưới Viet Catholic News, Đức Ông Hiền đã ký thác 14 chi phiếu tổng cộng 19,000 Mỹ kim. Từ năm 2008 đến 2011, Đức Ông Hiền đã không khai thuế lợi tức của mình lên tới 1.1 triệu Mỹ kim cho Sở Thuế Liên Bang.

Đức Ông Hiền bị bắt giữ tại Fort Lauderdale, tiểu bang Florida, vào tháng 4 năm 2015.




Vietnam's Fast Economic Growth Is Quietly Slipping, But No One Cares (Source: Forbes)



In central Ho Chi Minh City, financial hub of the fast-growing Vietnamese economy, 20-somethings with designer hairdos jump out of polished black sedans to pack the coffeehouses on every block and fill restaurants serving sushi and chicken in passion fruit sauce. Ho Chi Minh City still lacks the traffic gridlock of Asian peers such as Bangkok and Jakarta, but you’re starting to wait an extra turn at traffic lights during peak hours. One peak came on a Sunday night in August just because, as a resident friend said, it was a weekend and the weather was nice. The middle class is growing faster than anywhere in Asia, quickly transforming a still fundamentally poor country.

It’s odd then that headline economic data points toward a slowing of Vietnam’s economic growth, an increasingly obvious indicator in Asia as China’s GDP expansion has eased since 2011. The government in Hanoi has targeted 6.7% growth this year, compared to 2015, but the Ministry of Planning and Investment says that could come in at 6.27% after a first half around 5.5%.
That slip reflects what Vietnam-based SSI Research calls a “sluggish” mining sector, which covers Vietnam’s offshore fossil fuel exploration. Government planners are now eyeing a boost in exploration for crude oil and natural gas, volumes of which fell in the first seven months of the year due to falling crude oil prices. Mining overall lost 2.2% in the first half of 2016.
A change in leadership in early 2016 further eased economic activity, while an early year drought and a dead fish pileup on the central coast due to pollution have also hit agriculture, which is 17% of the country’s $193.6 billion GDP. “It took a while figuring out who was going to be ruling the party in power and who were going to be the ones directing the various departments in the government ,” recalls Oscar Mussons, international business advisory associate with the Dezan Shira & Associates consultancy in Ho Chi Minh City.
It’s too early to say whether Vietnam can reach even 6.27% growth this year, SSI Research says.
The Southeast Asian country of 91.7 million people has built economic growth, which reached a seven-year high of 6.7% in 2015, mainly on opening gates to export manufacturing. Factories invested by tech high-giants such as Hon Hai Precision, Intel and Samsung have joined more traditional plants that pump out fabrics, furniture and auto parts. Those factories are hardly going away. Now Vietnamese companies linked to exports are expanding, hiring more people, raising wages and fostering an urban middle class that values conspicuous consumption, which explains why you want to be seen eating sushi or driving the polished black car. Vietnam’s real estate bubble of four years ago is also under control and the currency has stabilized since then.

“We almost don’t talk about the economy anymore,” says Bill Stoops, chief investment officer with Dragon Capital, a Ho Chi Minh City-based asset management firm with 90 percent of its assets in local equities. “It’s understood by everyone that we’re on a really sound and sustainable footing now.” Losses in mining and farming “have dragged on GDP growth this year,” he notes. But manufacturing, especially for foreign-invested exports, dwarfs their contribution to the overall economy. Exports and the domestic economy are intact, Stoops says.


Tầu Cộng Cướp Cá; Mỹ Bắt Cá Hai Tay







Mấy đứa Công An Mạng thức sáng đêm phá phách, cạy khóa vào blog này. Về nhà ngủ đi, sáng rồi. Beautiful Sunday !




NGÕ BAN SƠ HẠNH NGÂN DÀI



Are crows the ultimate problem solvers?







Câu chuyện của người tù ‘cải tạo’ về từ Yên Bái



Tóm tắt sơ lược về các trại tù cải tạo

Tôi còn nhớ là những sĩ quan cấp bực trung tá phải trình diện tại trường học Don Bosco, Gò Vấp trong ba ngày từ 14, 15 và 16 của tháng 6 năm 1975. Tôi trình diện ngày giữa để không sớm mà cũng không trễ. Chúng tôi ngoan ngoãn như những con cừu non mang theo đủ số thuốc men, đồ đạc và tiền để học tập ba tháng rồi sẽ trở về với gia đình (theo thông cáo). Vợ tôi đã khuyên tôi trốn về quê hoặc nơi nào khác một thời gian rồi sẽ tính sau. Nhưng vì sự đi đứng của tôi khó khăn (chống gậy) và hơn nữa với 21 năm trong quân đội và hành chánh nên được nhiều người biết sẽ dễ bị lộ tông tích. Tôi cũng sợ liên lụy đến vợ con nếu tôi không ra trình diện.

Trong thời gian chờ thanh lọc, bọn CS nhốt chúng tôi tại trại Long Giao, căn cứ của Trung Ðoàn 48 thuộc Sư Ðoàn 18 Bộ Binh. Nơi đây tôi có gặp gỡ nhiều chiến hữu cùng cấp bực và nhiều vị Chỉ huy cũ của tôi như các cựu Ðại Tá Tôn Thất Soạn, Nguyễn Thế Lương, Nguyễn Năng Bảo, NT Nguyễn Thành Trí, cựu tư lịnh phó sư đoàn, sau khi tôi đã rời binh chủng.

Tôi vẫn còn nhớ một hình ảnh khó quên về cựu Ðại Tá Tôn Thất Soạn, một chiến đoàn trưởng TQLC đã lập nhiều chiến công hiển hách trong thời gian ông chỉ huy các Tiểu Ðoàn TQLC hành quân trên 4 miền chiến thuật. Sau cùng ông là tỉnh trưởng Hậu Nghĩa khi tôi làm quận trưởng Ðức Hòa. Ông cũng được mọi thành phần Quân Cán Chính mến thương như lúc ông còn là chiến đoàn trưởng vì tính hiền hậu và nhã nhặn của ông ấy. Tôi không bao giờ quên và tội nghiệp cho một anh hùng lỡ vận. Mới vài tháng trước đây ông là một vị tỉnh trưởng Hậu Nghĩa uy quyền, hôm nay thấy ông vác củi rừng và mặc bộ đồ kaki vàng lượm được đâu đó đã rách tả tơi. Tôi rất xúc động và căm hờn. Tôi nghĩ rằng tinh thần của Ðại Tá Soạn cũng như tôi lúc bấy giờ còn tả tơi hơn bộ đồ kaki rách rã rời này nữa. Ôi! một thời oanh liệt nay đã tiêu tùng theo vận nước!

Trước khi chở ra Bắc, bọn CS đưa tất cả sĩ quan từ cấp tướng đến cấp tá về trại tù Suối Máu mà trước kia chính quyền miền Nam giam tù phiến Cộng. Nơi đây trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, bọn chúng có giường ngủ, chăn màn đầy đủ. Chúng được ăn uống theo tiêu chuẩn quốc tế cho nên tên tù Việt Cộng nào cũng mập béo. Các phái đoàn Mỹ và ngoại quốc đến thăm viếng thường xuyên. Trại được xây cất nơi thờ phượng cho các Tôn giáo. Khi chúng tôi vào trại Suối Máu thì những căn trại trống không, phải nằm đất và cơm ngày hai bữa với canh rau nấu muối hột, thỉnh thoảng có chú cá loại rẻ tiền hôi tanh khó ngửi.

Có một lần bọn CS cho chúng tôi ăn hủ tiếu đã lâu ngày bị mốc meo nên hầu hết anh em tù đều bị kiết lỵ, một số người bị chết vì không có thuốc trị. Vấn đề vệ sinh rất là bẩn thỉu, tồi tệ. Nhưng chẳng thấy phái đoàn nào đến thăm chúng tôi. Tôi còn nhớ là vài tháng trước ngày 30 tháng 4, 1975, phái đoàn của Ni sư Huỳnh Liên, v.v… đã gây khó dễ với chính quyền Tổng Thống Thiệu là phải được vào thăm bọn Việt Cộng bị giam tại Suối Máu. Khi chúng tôi vào trại này, các nơi thờ phượng đều bị bọn man rợ đập phá, các tượng Phật, tượng Chúa đều gẫy nát, không khác nào bị bọn ma quỷ phá nhà chay.

Mỗi buổi sáng chúng tôi cố phóng tầm mắt xa ra ngoài lộ xem có thấy bóng dáng vợ con mình lai vãng hay không cho thỏa lòng nhung nhớ! vì CS đâu cho thăm nuôi.

Tại Suối Máu tôi rất mừng gặp lại một đồng nghiệp sau cùng ở tỉnh Hậu Nghĩa là cựu Trung Tá Bùi Văn Ngô, một vị quận trưởng lâu năm ở đây. Tôi đã được thuyên chuyển từ Dĩ An về Hậu Nghĩa hơn một năm rồi lại được trở về Dĩ An một tháng cuối cùng. Nhưng tôi cũng biết ông là một Quận Trưởng có khả năng, luôn nghĩ đến binh sĩ và hiền hòa dễ mến. Tôi xin hết lòng cám ơn ông Ngô đã tận tình giúp bạn bè lúc khổ nhọc vì mỗi chiều sau giờ cơm ông hay rủ tôi cùng đi tắm để ông xách nước giếng giùm tôi vì bàn tay mặt của tôi đã bị tàn phế do thương tích. Ông Ngô và gia đình đi diện HO, các con nay đã thành gia thất và thành công trên xứ người. Vợ chồng chúng tôi xin chúc mừng hai ông bà và các cháu.

Tôi cũng không quên ơn Mũ Xanh Trung Tá Lê Văn Khánh ở tù chung trại 1 Yên Bái đã nhiều lần xách hộ tôi chiếc valise đựng quần áo mỗi khi chuyển trại. Ông luôn giúp đỡ tôi vì chân tôi đi khập khểnh khó khăn. Nếu không có ông Khánh trợ giúp thì tôi có thể té nhào xuống sông bến Tân Cảng vì phải đi qua chiếc cầu rất nhỏ từ bến xuống tàu Sông Hương chở ra Bắc. Tôi còn nhớ có một người trong chuyến tàu này mang túi đồ nặng trĩu trên vai đã lọt xuống sông bị chìm mất dạng mà bọn bộ đội CS vẫn đứng trơ mắt nhìn không tiếp cứu.

Nơi xứ này mỗi khi anh em có dịp gặp nhau là kể cho nhau nghe về đơn vị cũ, chiến trường xưa và cũng không bỏ qua chuyện tù Cộng Sản vô cùng nhục nhã khó quên.

Ðoạn đường xuôi Nam

Sau một năm bị giam cầm trong Nam và hai năm ở miền Bắc, bọn CS thả những người tù già yếu và bệnh tật trong đó có tôi mà bọn chúng thấy không còn lao động đươc nữa và bọn chúng nghĩ rằng có thả về nhà chúng tôi cũng sẽ chết thôi.

Trước khi được thả về, bọn bộ đội CS ban chỉ huy trại tù Yên Bái trả lại quần áo mà chúng tôi mang theo lúc trình diện để học tập “ba tháng” theo thông cáo. Tôi lấy bộ đồ mà tôi đã mặc đi trình diện ở Gò Vấp mặc thử xem ra sao. Khi vừa mặc chiếc quần tây vào thì cái quần bị tuột xuống tới chân làm cho tôi sững sờ vì không ngờ tôi ốm tới thế này và mấy anh bạn tù cùng láng cười rộ lên khi nhìn thấy cái thân người khỏa thân của tôi nó teo nhách từ trên xuống dưới! Trong mấy năm tù có nhìn thân mình trong kiếng soi bao giờ mà biết được cái độ gầy ốm của thân người mình ra sao? mặt mày của mình như thế nào? Mấy năm đầu bọn Cộng Sản không cho gia đình thăm nuôi và tiếp tế lương thực nên anh em tù bị đói tả tơi, có người không chịu nổi cái đói đến kiệt sức mà chết.

Những người mập mạp lại càng tiều tụy hơn chúng tôi nhiều và càng dễ chết do thiếu dinh dưỡng. Hôm ngày tập trung về đoàn để chuẩn bị trở về Nam, một cựu đại úy LLÐB đến chào hỏi tôi mà tôi không thể nhìn ra ông ấy là ai. Ông ấy bèn nói rằng: Anh Năm (Colonel) không nhận ra em sao? em là Ðại Úy M… mập đây. Lúc bấy giờ tôi mới nhớ ra ông, vì ngày xưa ông rất mập và bụng to đến đổi khi ông ngồi lái xe Jeep là cái bụng bệ vệ và nặng nề của ông đụng tới cái volant xe. Ông ta bèn giở áo lên cho tôi xem cái bụng của ông có nhiều miếng da xếp lại không khác nào cây đàn Accordéon. Gương mặt tròn trịa của ông năm xưa nay bị hóp lại trông thật não nề!

Mọi người tù đều ốm yếu như nhau nên tôi cũng không nhận định được thân người của tôi nó gầy ròm như thế nào? Khi đến đón tôi được thả về tại cổng thành Ông Năm, Gò Vấp, vợ tôi chỉ nhìn ra tôi nhờ tôi chống gậy đi khập khễnh từ sau ngày tôi bị thương tại vùng giới tuyến vào cuối năm 1966, lúc tôi còn là tiểu đoàn phó TÐ 3 Thủy Quân Lục Chiến.

Toán đầu được thả ra là những sĩ quan thuộc ngành chuyên môn như hành chánh hay kỹ thuật. Trong toán này có một anh thiếu tá ngành Quân Nhu, khi vùa tới cổng trại anh nhìn thấy bà vợ đang ngơ ngác nhìn tám người tù đi ra mà không nhận dạng được chồng bà. Anh ấy bèn lên tiếng: “Em! anh là T… đây.” Bà vợ nhìn chồng quá tiều tụy và xúc động đến ngã quỵ. Anh thiếu tá cũng khóc sụt sùi nức nở nên bị giữ lại cho trở vào trại để lên lớp cùng với chúng tôi đang mong chờ đợi phiên về kế tiếp.

Tên quản giáo nói rằng: đảng và nhà nước với chánh sách khoan hồng đã nuôi các anh ăn học rất chu đáo để trở thành công dân tốt, chứ nhà nước đâu có hành hạ mấy anh đâu mà tại sao các anh lại tủi thân mà khóc với vợ con? Tôi bực mình và nói thầm: “Chúng tao đâu có chém trâu đốt nhà như loài Cộng Sản chúng mầy mà được bọn bây giáo dục để trở thành công dân tốt?” Nghe mấy câu nói nhàm tai này tôi càng tức sôi gan và tôi nghĩ rằng chắc quý vị cũng rất bực mình nghe tôi kể lại câu chuyện này.

Bọn Cộng Sản thả những người trong nhóm chúng tôi làm năm đợt, mỗi đợt tám người và cách nhau mỗi đợt một tuần lễ. Cứ sáng ngày thứ năm trong tuần là anh em tù hồi họp chờ đợi tên cán ngố đến gọi tên mình và dẫn ra cổng trại. Sống với bọn này lúc nào cũng hoang mang và đầu óc luôn luôn bị căng thẳng!

Một cựu trung tá Phòng Nhì, lúc bấy giờ đã bảy mươi hai tuổi còn bị giữ lại với tôi sau khi toán cuối cùng đã được về hai tuần qua rồi. Ðiều này làm cho ông và tôi rất đắn đo vì tên thủ trưởng trại chẳng cho biết lý do tại sao? mà chúng tôi cũng chẳng dám hỏi. Ông ấy tự suy đoán và nói với tôi rằng: Có lẽ tôi là nhơn viên phòng nhì còn cậu làm quận trưởng lâu năm, chắc chúng mình thuộc thành phần “ác ôn” (đây là danh từ của bọn Cộng Sản gán ghép cho những người của chế độ miền Nam). Thật là nhức đầu với lối khủng bố tinh thần của lũ Cộng Sản.

Về đến nhà tôi nhìn vào kiếng thấy người tôi chỉ còn da bọc xương, hai xương vai nhô ra, đưa bộ ngực oméga sâu hõm, mặt mày xanh xao như tàu là chuối trông giống như người mắc bịnh Aids Disease mà bên Việt Nam gọi là bịnh Sida. Ðứa con trai út của tôi tám tuổi hỏi mẹ nó sao ba bây giờ không giống ba mấy năm trước vậy? Tôi buồn muốn rơi nước mắt vì tủi thân và nghĩ rằng không biết tôi có thể khỏe mạnh lại như xưa không? Khi đi trình diện tôi cân nặng 65 ký, bây giờ chỉ còn 40 ký. Tôi không biết rằng có được hồi phục sức khỏe để nuôi bản thân tôi và lo cho gia đình nổi không? Vì biết rằng tôi phải lao động cày cuốc theo chánh sách của bọn chúng khi được thả về với gia đình.
Lần này chúng tôi được chở về Nam bằng xe lửa từ Yên Bái đến Vinh, rồi từ Vinh đi bằng xe đò trong Nam ra đón chở thẳng về thành ông Năm, quận Hóc Môn. Tôi cũng xin nói rõ thêm là trên đoạn đường về Nam anh em chúng tôi được chuyên chở trong điều kiện thoải mái, không phải như lần ra Bắc bọn Cộng Sản nhốt chúng tôi dưới hầm tàu Sông Hương rất khổ sở từ bến Tân Cảng Saigon ra Vinh rồi từ Vinh ra Yên Bái lại tiếp tục bị nhốt trong những toa sắt chở hàng hóa như súc vật.

Trên đoạn đường từ phía Nam cầu Hiền Lương ngay vĩ tuyến 17, về tới Saigon, tôi được nhìn thấy lại những phong cảnh và địa danh mà đơn vị TQLC chúng tôi đã hành quân qua trong những năm chinh chiến và không khỏi ngậm ngùi khi thấy và nhớ lại những mặt trận chạy dài theo Quốc lộ số 1 mà anh em chiến sĩ cùng tôi đã một thời tung hoành, oanh liệt và đã cùng sống chết bên nhau trong các trận đánh đẫm máu với quân Cộng Sản Bắc Việt. Lúc bấy giờ tôi thật xúc động và buồn lắm! Còn một điều nữa làm cho tôi rất buồn và luyến tiếc là quê hương mình rất đẹp mà để quân Cộng Sản vào gây chiến tranh tàn khóc và gây biết bao cảnh đổ nát điêu tàn, biết bao gia đình phải điêu linh.

Ðến thành phố Huế, hai anh bộ đội cho chúng tôi xuống xe để ăn trưa. Ðồng bào hay tin tù cải tạo được về Nam từ các trại tù miền Bắc đã đổ xô tới bao vây chúng tôi. Các bà cụ già và các phụ nữ nhìn thấy chúng tôi mặt mày xanh xao hốc hác, bơ phờ và ốm gầy nên động lòng khóc nức nở. Chúng tôi bị cấm không cho tiếp xúc với đồng bào, nhưng khi nhìn qua ánh mắt của mấy bà tôi hiểu là các bà rất thương cảm chúng tôi và họ hình dung bóng dáng chồng con hay anh em của họ cũng tiêu điều như chúng tôi vậy, nên họ mủi lòng không cầm được nước mắt. Có một bà cụ chửi khe khẽ rằng: “Ðồ quân khốn nạn! Chúng bay đày đọa mấy người cải tạo ra nông nỗi này!” Một điều làm cho tôi luyến tiếc là phố Huế ngày xưa thanh bình thơ mộng, nay sao tôi thấy tiêu điều buồn tênh! Có lẽ phố Huế cũng buồn theo vận nước?

Anh em chúng tôi chia ra từng toán vào các quán ăn cạnh nhau trên một đường phố. Các người chủ quán đều không tính tiền và còn cho uống beer và nước ngọt thật ngon lành vì mấy năm nay đâu được có những thứ này.

Ngồi trên xe đò đi tiếp về Saigon, chúng tôi nghe các anh lơ và tài xế chửi xỏ chửi móc chế độ Cộng Sản thậm tệ bất cần hai anh bộ đội đi theo chúng tôi. Nhưng lúc ấy tinh thần chúng tôi bị sa sút sau mấy năm trong tù luôn bị đe dọa, bị khủng bố và hoang mang thành ra nhút nhát nên nghe họ chửi rủa anh em chúng tôi cũng ngại lắm. Một anh bạn tù cắt ngang những lời trách oán của anh lơ xe và hỏi anh lơ rằng: Lúc này nước nhà được giải phóng và được thống nhứt chắc là đồng bào mình có cuộc sống ấm no lắm phải không? Tôi nghĩ là anh bạn tù này muốn hỏi để cho anh lơ ấy không chửi nữa vì sợ ảnh hưởng không tốt cho anh ta, chứ chúng tôi cũng biết dân miền Bắc khổ và đói rách lắm dưới sự cai trị của bọn bạo tàn Cộng Sản đã mấy mươi năm qua, làm gì mà dân Nam có được sung sướng? Nhưng anh lơ lại nói thêm: Giải phóng cái con mẹ gì, giải phóng là phỏng… đó mấy ông ơi! Dân khổ chết cha đi mấy ông, muốn mua gạo ăn phải trình hộ khẩu và đăng ký, mua thứ gì cũng không có để mà xài, vật giá leo thang và đồng tiền rẻ mạt vì bị mất giá.

Xe đò chở chúng tôi đi qua thành phố Saigon đến Gò Vấp rồi từ từ vào Thành Ông Năm là trại giam sĩ quan cấp Úy. Tôi rất ngậm ngùi khi thấy quang cảnh điêu tàn và buồn tẻ, các cửa hàng khang trang của Saigon năm xưa đều đóng. Thủ đô Saigon ngày nay không phải như trước năm 1975 mà lúc xưa được gọi là hòn ngọc Viễn Ðông.

Lòng mãi u buồn nhớ Saigon
Tên ấy không còn với nước non
Saigon mất tên trong sử sách
Giặc Cộng vào bôi dấu bia son.
Saigon trải qua cơn hỗn loạn
Tự do, hạnh phúc cũng chẳng còn
Hòn ngọc Viễn Ðông nay tan biến
Lòng mãi u buồn tiếc Saigon.
MC

Khi chúng tôi vừa mới tới thành Ông Năm, tên thủ trưởng trại chịu trách nhiệm toán chúng tôi nói rằng: Các anh học tập tốt được cách mạng cho về đây ăn học tiếp. Tôi nói thầm: Tốt chỗ nào? Lao động khổ sai đói rét muốn bỏ mạng mà gọi là học tập, bọn chúng mầy lúc nào cũng nói láo. Ðầu óc chúng tôi rất hoang mang không biết còn phải ở tù thêm bao lâu nữa? hay lại chuyện gì sẽ xảy ra đây?, trong khi tên trưởng trại tù Yên Bái đã nói rằng chúng tôi được về sớm vì lý do già yếu, bịnh nặng gần chết và tàn phế, v.v… Thật là chánh sách của đảng dạy bọn chúng mầy là nói láo, nói láo từ trên xuống dưới và nói láo từ nơi này đến nơi khác

Trước khi chúng tôi được về có anh Trung Tá H…, tùy viên quân sự của tòa Ðại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại nước ngoài và một số tù cải tạo ở chung trại số 1 Yên Bái với tôi được chúng bảo chuẩn bị hành trang để được thả về. Nhưng một thời gian sau đó anh em đi vào rừng gặp lại anh H… đang lao động với anh em của trại khác. Một anh tù đã hỏi rằng: Sao anh H… còn ở đây? Chưa về với gia đình sao? Anh H… khe khẽ chửi thề: Ðồ bọn nói láo, mấy anh đừng có tin chúng nó. Nhớ lại câu chuyện này tôi càng hoang mang lắm mặc dù đã về trong Nam rồi, nhưng tôi nghĩ rằng dù sao đi nữa về đây ở tù thêm cũng được gần gia đình và khí hậu ấm áp hơn.

Nỗi lo âu và tinh thần bị khủng hoảng khi về với gia đình

Về nhà mừng vui được sum hợp gia đình nhưng không khí rất là ngộp thở vì những tên công an khu vực tới nhà xét bất cứ lúc nào. Lúc bấy giờ những tù cải tạo khi được thả về gia đình phải trình diện mỗi tuần hoặc hai tuần hoặc mỗi tháng một lần tùy ý của bọn công an địa phương. Vợ tôi phải đi báo cáo ngay cho công an khu vực khi vừa về tới nhà. Ngày hôm sau tôi phải trình diện đồn quân trấn Thủ Ðức và sau đó mỗi tuần một lần. Tôi nghe nói tên công an trưởng đồn quân trấn lúc trước là anh thợ vá vỏ xe đạp tại chợ Thủ Ðức. Tôi không bao giờ có ý chê bai hay khi dễ những người ít học. Tôi rất thông cảm hoàn cảnh sống nghèo khổ của mỗi người. Nhưng tôi rất bực mình thái độ đã vô học lại còn vô giáo dục với bản chất hèn hạ và nhỏ mọn của quân Cộng Sản như lũ chém trâu đốt nhà và ăn hại đồng bào.

Mỗi lần tôi trình diện, tên này luôn luôn có cái bản mặt mày hằn học với tôi lắm, vì theo giấy ra trại hắn biết tôi trước năm 1975 là quận trưởng Dĩ An, Biên Hòa và quận Ðức Hòa, Hậu Nghĩa. Còn tên công an khu vực cứ mỗi ngày đến kiểm soát tôi và hắn ta nói rằng: Tôi tới thăm anh Châu khỏe không? và tiến bộ ra sao sau khi cách mạng nuôi ăn học một thời gian. Tôi tức căm hờn với những câu nói này vì bị bọn Cộng Sản chúng nó đày đọa gần chết mà nói ăn học cái gì? Chúng tôi đã nhiều lần nghe những lời nói y rập một khuôn của bè lũ này từ lúc vào Long Giao đến trại Suối Máu rồi ra Yên Bái. Tên công an khu vực thường đến nhà đúng lúc vợ tôi đi chợ về là hắn lục lạo vào giỏ đi chợ xem vợ tôi đã mua thứ gì để theo dõi hằng ngày mình ăn món gì, nhưng hắn nói trớ là xem vợ tôi có mua đủ thức ăn cho tôi bồi dưỡng không, theo ngôn ngữ của bọn Cộng Sản.

Trong thời gian tôi làm việc tại quận Dĩ An, anh em chiến sĩ địa phương chúng tôi đã không ngại gian khổ hành quân ngày đêm nên tiêu diệt gần hết thành phần hạ từng cơ sở trong quận. Vài tên còn lại phải bỏ vùng hoạt động và ẩn náu giũa hai liên ranh Dĩ An và Tân Uyên. Cho nên sau hai tháng được miền Bắc thả về, bọn Việt Cộng địa phương đến bắt tôi lại để trả thù, nhưng chúng nói là tôi được công an tỉnh Sông Bé và Biên Hòa mời tôi lên đó làm việc với chúng trong 10 ngày. Chúng nó cho tôi mười phút chuẩn bị đồ đạc và thuốc men đủ dùng trong hai tuần lễ.

Nhìn mặt chúng lộ vẻ đằng đằng sát khí nên tôi nghĩ chúng sẽ giết tôi để trả thù hay sẽ làm nhục tôi trước dân chúng tại quận Dĩ An nơi tôi làm việc trước kia, cũng như chúng đã bắt vài sĩ quan trong bộ chỉ huy Chi Khu của tôi đi quét đường và làm vệ sinh quanh khu phố. Tôi quyết định dùng thuốc tự sát thà chết tại nhà với vợ con hơn là bị bọn chúng làm nhục trước công chúng. Tôi đoán chắc rằng bọn nó sẽ giết tôi và vùi xác nơi nào đó mà vợ con không hề biết được. Tôi bèn mở tủ thuốc lấy một ống Optalidon mang vào phòng tắm vì không muốn cho hai con gái lớn của tôi thấy và uống gần hết ống thuốc. Sau đó vài phút tôi bắt đầu xây xẩm mặt mày và biết chắc chắn rằng tôi sẽ chết. Không còn sợ chi nữa và rất bực tức, tôi trở ra phòng trước chửi bọn chúng dữ dội và nói rằng chánh sách của bọn chúng bây là nói láo, đừng hòng mà bắt tao lại để trả thù. Ngay lúc đó vợ tôi đi vắng nhà vừa về và tôi chỉ còn nói được ú ớ vài tiếng rồi ngã vào vòng tay của vợ tôi và ngất lịm luôn.

Sau khi tỉnh lại, được vợ tôi thuật rằng chúng muốn chở tôi đến bịnh viện Sông Bé để bọn chúng lo. Vợ tôi đoán rằng bọn Cộng Sản sẽ giết tôi nên nhứt quyết không cho chúng chở đi. Trước sự giằng co dữ dội của vợ con tôi cùng sự chứng kiến của người cùng xóm, bọn Việt Cộng đành để vợ con tôi đem tôi ra xe chở vào bịnh viện Nguyễn Văn Học và đuổi theo chúng tôi sau đó. Tôi đã may mắn được người cháu là Bác Sĩ Nguyễn Xuân Tùng đang là BS trực tận tình cứu tôi trong khi đó tên BS Cộng Sản trưởng khu cấp cứu nói rằng: Anh này đã chết rồi, anh Tùng không cần chạy chữa nữa. Tên BS Việt Cộng ra lịnh cho y tá rút ống dưỡng khí ra, nhưng vợ tôi và BS Tùng mạnh dạn kháng cự lại. Thật rõ ràng là bọn chúng muốn giết tôi chết. Tên này và bè lũ quả thật dã man, tàn ác. Trong thời gian này vợ tôi vất vả vô cùng vì sợ chúng giết tôi nên mỗi đêm phải nằm túc trực tại hành lang phòng hồi sinh để theo dõi và canh chừng tôi.

Sau ba ngày đêm nằm nơi phòng hồi sinh tôi tỉnh lại và tìm mọi lý do nằm thêm môt hai tuần nữa vì còn yếu sức để nghĩ ra mưu kế trốn thoát khỏi bệnh viện vì vợ chồng chúng tôi được bà BS M… và cô y tá A…, bạn học cũ Gia Long với vợ tôi, đã mật báo cho vợ tôi biết là mỗi buổi sáng khi bàn giao phiên trực, tên BS thủ trưởng đều lưu ý tất cả nhân viên là hãy coi chừng và theo dõi một tên trung tá ngụy đang nằm chữa bịnh. Tôi đã biết là chúng nó sẽ bắt tôi tại bịnh viện. Lúc bấy giờ tôi cũng được hay tin có một số sĩ quan về cùng lúc với tôi cũng bị bọn CS bắt lại, không biết số phận của các ông ấy đã ra sao?

Những phút giây hồi hộp

Vào một buổi sáng bà BS M… mật báo cho vợ tôi biết là tên thủ trưởng sẽ ra lịnh cho tôi xuất viện lúc 4 giờ chiều ngày mai. Vợ chồng chúng tôi hiểu ngay là bọn chúng sắp đặt âm mưu để bắt tôi lại khi tôi ra khỏi cửa nhà thương. Vợ chồng chúng tôi quyết định phải trốn khỏi bịnh viện vào lúc sáng sớm ngày hôm sau. Thấy tình hình nguy kịch, chị cả của tôi là một soeur của nhà dòng Vinh Sơn và cũng là y tá trưởng của Khoa Nhi Ðồng đang làm việc tại đây đã cùng vợ tôi đến gặp vị linh mục của nhà thờ nằm ngay phía sau của bịnh viện Nguyễn Văn Học để cầu cứu. Chị tôi kể sự việc của tôi đã xảy ra cho linh mục nghe và nói rằng: “Bọn Việt Cộng sẽ bắt em tôi lại tại bịnh viện này vào chiều ngày mai, vậy nhờ Cha cho chúng con dẫn em con đi qua cửa sau để tẩu thoát, nếu không sẽ nguy cho tánh mạng của em con lắm.”.

Linh mục được biết hoàn cảnh nguy hiểm của tôi liền chấp nhận và nói rằng: Sáng mai từ lúc 5 giờ Cha sẽ chờ và sẵn sàng mở cửa sau khi các con tới. Chị tôi nay đã trên tám mươi và đã về hưu, còn vị linh mục đã cứu giúp tôi không rõ còn sống hay không?

Lúc bấy giờ tôi còn quá yếu, mặc dù bà chị và vợ tôi dìu hai bên giúp tôi đi cho nhanh, nhưng tôi lê lết từ bước chân đi âm thầm, chậm rãi và thật hồi họp dưới ánh đèn lờ mờ vào khoảng gần 5 giờ sáng, lúc bịnh nhân còn ngủ nên không ai hay biết. Vừa đến cửa sau thì linh mục nhanh tay mở cửa ngay cho chúng tôi đi qua. Sau khi chúng tôi vào phòng khách của nhà dòng vợ tôi lập tức gọi xe taxi chở thẳng về nhà ông bà ngoại của mấy cháu tại Chợ Lớn.

Thế là một lần nữa tôi được thoát khỏi gông cùm Cộng Sản trong gang tấc. Tôi không quên ơn cháu BS Tùng hiện đang hành nghề tại thành phố Winnibeg, Canada, đã cứu sống tôi. Cám ơn bà BS M…và bà y tá A… đã mật báo cho vợ chồng tôi biết trước những âm mưu của Cộng Sản trong lúc tôi đang nằm điều trị. Những ơn nghĩa lớn lao này chúng tôi còn mang mãi trong lòng đến trọn đời.

Vừa về tới nhà cha mẹ vợ ở đường Trần Hoàng Quân thì cháu gái lớn của chúng tôi xuống nhà báo cho biết là bọn công an đồn quân trấn Thủ Ðức đến bao vây và xét nhà để tìm tôi. Bọn chúng hỏi cháu rằng tôi đã ra khỏi bịnh viện rồi, bây giờ ở đâu? Cháu đã được vợ tôi căn dặn trước là tôi sẽ trốn ra khỏi nhà thương nên cháu trả lời là không hay biết gì, vì hai tuần nay phải ở nhà trông nom các em nhỏ. Tên công an trưởng ra lịnh cho con tôi là sáng ngày hôm sau phải ra trình diện đồn quân trấn Thủ Ðức.

Chúng tôi dư biết rằng bọn man rợ sẽ bắt giam con gái tôi để điều tra nên chúng tôi bảo sáu đứa nhỏ phải lén trốn khỏi nhà ở Thủ Ðức mà về ẩn náu tạm nơi nhà bà chị tôi ở Gia Ðịnh. Con gái lớn chúng tôi lúc đó mới được mười bốn tuổi cùng một cháu gái con của cựu Trung Tá Tiểng, tỉnh trưởng Ban Mê Thuột, ở cư xá Kiến Thiết giúp đỡ phải dẫn dắt năm em nhỏ âm thầm chạy trốn trong lúc trời còn mờ sương chưa sáng. Sau đó vợ tôi đưa mấy cháu về Chợ Lớn sống nhờ với ông bà ngoại để vợ tôi rảnh tay mà đối phó với tình hình vô cùng nguy hiểm của tôi. Chú thím Châu còn nhớ ơn của cháu Trang đã không ngại nguy hiểm để lo cho mấy em được an toàn.

Tôi ngẫm nghĩ lại chế độ tự do của miền Nam chúng ta quá rộng lượng và quảng đại. Trong thời gian tôi làm quận trưởng, từ cơ quan chánh quyền đến quân đội, anh em chúng tôi không bao giờ khuấy nhiễu hay hành hạ thể xác hoặc tinh thần của gia đình bọn Việt Cộng địa phương đang nằm trong lòng bàn tay quyền lực của chúng tôi. Nếu thế cờ quốc tế đảo ngược lại, miền Nam thắng và chế độ Cộng Sản sụp đổ, chúng ta sẽ đối xử chúng với khí thế quân tử của đại trượng phu. Miền Bắc sẽ không phải là một trại tù khổng lồ như miền Nam sau 30 tháng 4 năm 1975. Bọn Cộng Sản chúng nó thật là quân hèn hạ và vô liêm sỉ.

Tôi còn nhớ trong thời gian tôi làm quận trưởng Dĩ An, có một bà vợ bé của tên tướng Việt Cộng Ðào Sơn Tây được chúng tôi để sống rất bình yên trước Bộ Chỉ Huy Quận của chúng tôi. Tướng VC Ðào Sơn Tây này trước kia là công nhân của Sở Hỏa xa tại Dĩ An hồi thời Pháp thuộc.

Những ngày tháng buồn não nề trên gác trọ

Sau khi trốn ra khỏi nhà thương, tôi tuyệt đối không tiếp xúc với bất cứ ai ngoài vợ tôi. Mỗi chiều tối vợ tôi phải lén lúc đến nơi tôi sống ẩn dật để tiếp tế. Trong người tôi chỉ có tờ giấy ra trại và giấy chứng nhận trình diện của đồn công an Thủ Ðức mà nay đã vô dụng rồi. Tôi phải dùng tờ giấy Chứng cử tri của em trai kế tôi. Nhờ trên hình của tờ giấy rất thô sơ không có đóng mộc, thành thử tôi chỉ thay tấm hình của tôi vào mà xài mỗi khi di chuyển hay đổi chỗ ở. Mỗi lần đi vượt biên cũng xài giấy công nhân giả do bạn tôi chứng nhận tôi đi công tác sửa chữa máy đèn. Bây giờ nhớ lại cũng buồn cười là tôi chẳng có biết chút kinh nghiệm gì về việc sửa chữa máy đèn hay máy phát điện. Nhưng cũng nhờ bọn công an ngu ngốc không biết hạch hỏi tôi hoặc là nếu chúng nó nhờ tôi sửa máy đèn thì tôi chẳng biết gì và sẽ bị lộ tẩy ngay là tôi xài giấy tờ giả mạo.

Trong hoàn cảnh tôi là tù vượt ngục ai cũng rất ngại ngùng sợ bị mang họa cho gia đình họ nếu tôi bị phát giác và bị chúng nó bắt lại. Sau hơn sáu tháng sống rày đây mai đó rồi tôi cũng liều mạng cứ trụ lại một chỗ tương đối kín đáo tại cư xá Lữ Gia, Phú Thọ. Người chủ nhà là một sĩ quan cấp bực chuẩn úy bà con dám chứa chấp tôi ở luôn. Nhưng mỗi khi nghe tin công an sẽ xét nhà tôi lập tức dời đi nơi khác. Có một lần ông chủ nhà toa rập với bọn Việt Cộng giữ kho sơn tẩu tán một số sơn bột của Mỹ và cất giấu trong nhà ông ta. Ðã nghèo lại mắc cái eo, nhận thấy tình hình nguy hiểm quá tôi phải dời đi nơi khác một thời gian vì sợ vụ buôn lậu bị bại lộ thì tôi cũng lộ mặt luôn.

Tôi sống âm thầm cô đơn trên từng gác trọ thật không khác nào kiếp sống tù, nhưng dù sao tôi cũng được no ấm hơn anh em còn kẹt lại trong các trại tù ngoài Yên Bái. Lúc bấy giờ tinh thần tôi bị khủng hoảng trầm trọng vì sợ bọn Cộng Sản tìm ra tôi và bắt lại là đời tàn. Cứ vài ba tháng tôi lén lút về thăm các con đang sống nhờ nơi nhà ông bà ngoại mấy cháu. Có một đêm nhằm lúc tôi về, tên công an khu vực đến xét hộ khẩu, tôi phải thoát ra cửa sau ẩn trốn cạnh chuồng gà. Ôi! thật là nhục nhã cho cuộc đời lính bại trận.

Trong thời gian đó vợ tôi luôn tìm đường dẫn tôi vượt biển để bảo toàn tánh mạng. Trong hoàn cảnh trốn chui trốn nhủi tôi bắt buộc phải vượt biển đơn thân độc mã đi trước. Thật là đau đớn không khác nào ra đi mà bứt tim gan để lại vì không biết đến bao giờ mới gặp lại vợ con? Nhưng tôi quyết phải ra đi để tìm con đường sống rồi sẽ tính tới việc gia đình sau.

Mối căm thù này không phải chỉ của riêng tôi mà cũng là của biết bao nhiêu chiến sĩ đồng đội của tôi trong cùng một hoàn cảnh. Tôi không bao giờ quên mối hận này được, cho nên mặc dù qua Mỹ đã lâu rồi và tôi rất thương nhớ quê hương, nhớ vài anh chị em ruột thị còn kẹt lại bên quê nhà, nhưng tôi thật sự không muốn trở về lúc này để nhìn thấy lại mặt mày bọn man ri mọi rợ và tôi cũng không muốn thấy lá cờ máu hôi tanh của bọn chúng.

Xuân, Hạ, Thu, Ðông, đã mấy lần?
Sống kiếp lưu vong, buồn quốc hận!
Mong ngày nào trở về quê cũ
Nước thanh bình, thỏa thích vui Xuân!?
(Trích bài thơ bốn Mùa Trên Quê Hương – N.M.Châu)

Sau hai lần ra Nha Trang mà chuyến đi không thành phải trở về. Lần thứ ba có chuyến vượt biển từ Cà Mau nhưng bị đình hoãn. Vợ chồng chúng tôi rất khổ sở vì chuyến đi bị đình hoãn nhiều ngày rồi lại bỏ cuộc, nên trong hai tuần lễ ăn ở chờ đợi đã hết tiền. Vợ tôi phải bán mấy bộ đồ chúng tôi mang theo để sống qua ngày, đến cuối cùng không còn gì để bán ngoài bộ đồ đang mặc. Thật là thất vọng vô cùng! vì chẳng quen biết ai nơi đây mà xin xỏ hay vay mượn tiền, và lúc này cuộc sống của mọi nhà đều rất khó khăn. Tôi nói đùa với vợ tôi rằng: không lẽ chúng mình bán hết cả bộ đồ đang mặc và mặc đồ tắm biển mà trở về Sàigòn hay sao? Chúng tôi chỉ còn đủ tiền đi quá giang xe chở gạo đến nhà thờ Phụng Hiệp, Cần Thơ, để xin tiền bà chị tôi lúc đó đã đổi về làm bà Nhứt tại một nhà dòng tu nhỏ nơi đây để xin tiền mới có đủ mà mua vé xe chợ đen về đến Saigon. Thật là khốn cùng!

Cứ mỗi lần đi không được tôi quá thất vọng và chán nản vì phải tiếp tục cuộc sống âm thầm lén lút trên gác trọ với bao nỗi lo âu! Muốn tìm mảnh đất tự do để dung thân không phải là dễ dàng. Hai chữ “Tự Do” thật là quí giá vô cùng!

Vấn đề di chuyển vào những năm đó rất khó khăn vì xe đò bị kiểm soát và rất hạn chế. Trong những lần đi tìm đường vượt biển vợ chồng chúng tôi ngủ bến xe rất thường cũng như bao nhiêu hành khách phải nằm bến xe để dành ưu tiên “đăng ký” mua vé, nếu chậm trễ là hết. Muốn di chuyển từ Saigon ra Nha Trang hay từ Saigon xuống tỉnh cũng phải vất vả như thế. Có những khi chúng tôi phải ngủ bờ ruộng hay ngủ gò mả vì không dám vào khách sạn dễ bị bọn công an chú ý. Tôi đã quen những cảnh ngủ bờ ngủ bụi gian khổ như thế này trong những năm chinh chiến, nhưng trong cái thế hào hùng của người của người lính trận đi hành quân diệt giặc. Bây giờ trong hoàn cảnh của một kẻ tù vượt ngục và vượt biển thật là nhục nhã ê chề. Tôi thật thương vợ tôi vô cùng, tội nghiệp và xót xa cho vợ tôi phải chịu cảnh vất vả, đắng cay như thế này.

Cuối cùng tôi đi được an toàn đến bờ biển Thái Lan trên một chiếc thuyền con chỉ dài hơn chín thước. Sau khi được tin tức của tôi từ đất Thái, vợ tôi đã yên tâm và rảnh tay tự một mình hướng dẫn và lèo lái chiếc ghe nhỏ dẫn dắt sáu đứa con thơ đến bờ biển Mã Lai bình yên vô sự.

Thật là một ơn phước lớn của Thượng Ðế đã ban cho gia đình chúng tôi! Thế là từ đây một thời hoạn nạn khốn khổ của gia đình đã qua. Chúng tôi cũng nghĩ rằng mưu sự tại nhân và thành sự tại Thiên. Chúng tôi rất mang ơn Thượng Ðế đã giúp gia đình chúng tôi được sớm đoàn tựu và đã ổn định cuộc sống nơi xứ người.

Nhưng ngày nay lại rủi thay! với hoàn cảnh hiện tại tôi không hiểu rằng khi đất nước thật sự được thanh bình và tự do dân chủ tôi có thể trở về lại quê nhà được không? Tôi xin ghi vài dòng thơ đơn giản nói lên một ước mơ ngày về thăm quê hương.

Nếu Tôi Về…
Nếu về, tôi xuống miền quê Cao Lãnh
Viếng mồ cha mả mẹ ngủ thiên thu
Ði trên đường đê, tìm ngôi trường cũ
Thăm lớp học vỡ lòng thời thơ ấu
Nếu về, tôi thăm Trà Vinh yêu dấu
Nhớ lại một thời thiếu niên lận đận
Sống đời côi cút, sống cảnh cơ bần
Lao động, học hành, mong được tiến thân
Nếu về, tôi thăm Gia Ðịnh, người thân
Tạ ơn anh, nuôi tôi sống an lành
Nhớ chị, thay mẹ dạy dỗ thành danh
Có một hành trang cho đời khôn lớn
Nếu về, tôi thăm đồi Tăng Nhơn Phú
Nơi đây được rèn binh thư, võ luyện
Giúp tôi trở thành một người lính chiến
Giữ yên bờ cõi, giữ vững giang san
Nếu về, thăm vùng chinh chiến gian nan
Tìm lại vết tích một thời oanh liệt
Tìm kỷ niệm vui buồn đời lính chiến
Và nhìn lại những danh lam thắng cảnh
Nếu về, tôi đến Dĩ An đất lành
Thăm các chiến sĩ địa phương anh dũng
Ðã cùng tôi diệt Cộng phỉ nằm vùng
Gặp đồng bào, thăm xóm làng thân ái
Nếu về, tôi sẽ lên miền Yên Bái
Thăm bạn tù nằm giữa núi hoang vu
Nơi bọn dã thú đày ải người tù
Chỉ vì cái tội giúp dân cứu nước
Nếu về, tôi đến Nghĩa Trang Quân Ðội
Tìm lại hình bóng Pho Tượng Tiếc Thương
Thăm những đồng đội gục ngã chiến trường
Tưởng niệm anh hùng bỏ mình vì nước
Những điều tôi muốn chỉ là mộng ước
Vết đạn thù làm đời tôi nghiệt ngã
Xe lăn bánh mỏi mòn trên đất lạ
Chỉ mong ngày về trong đống tro tàn!

Nguyễn Minh Châu




Người Việt trong nước đang giàu lên hay nghèo đi? - Tác giả Cao Huy Huân



Trên mạng xã hội mọi người đang chia sẻ với nhau rất nhiều về một bài viết của một blogger với nhan đề “người Việt giàu lên để làm gì?”, trong đó tác giả có nhắc đến những mặt trái của xã hội đang làm con người ta trở nên đau đáu, nhức nhối.

Tôi thì nhìn nhận cuộc sống này có chút khác hơn, bởi xung quanh ta xã hội vẫn đang có những bước chuyển động đáng ghi nhận. Nhưng không vì thế mà chúng ta quên đi tất cả những nguy cơ to lớn không kém so với những cơ hội mà người Việt đang có. Vậy người Việt đang giàu lên, hay nghèo đi?

Theo thống kê GDP Việt Nam trong suốt những năm từ sau 1975 đến nay, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng liên tục. Người dân từ chỗ nghèo khổ, khó khăn, cơ chế bao cấp cũ kỹ, lạc hậu đã chuyển sang nền kinh tế thị trường (dù chưa toàn diện và còn nhiều chuyện phải bàn). Việc tiếp cận với giáo dục, y tế, an sinh xã hội cũng tốt hơn và có xu hướng cải thiện thứ hạng chỉ số phát triển con người (HDI) đáng kể. Đó là chưa kể việc nâng cao hạ tầng, phát triển cơ sở vật chất cũng có nhiều cải tiến đáng ghi nhận. Nhìn nhận một chút, xu hướng tiêu dùng những mặt hàng cao cấp; nhà hàng, khách sạn, du lịch… đều phát triển. Sự cải thiện đáng kể của khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP cho thấy mức sống của người dân cũng có tăng, và đó là những dấu hiệu tích cực, không thể phủ nhận.

Tuy nhiên sự cải thiện đó có thật sự vượt trội so với những cái tụt hậu mà người dân phải chịu trận? Trước hết là người Việt dường như ngày càng trở nên nghèo niềm tin với nhau. Mỗi ngày, tình trạng lừa lọc, tham nhũng vẫn cứ xuất hiện đều đều trên mặt báo, đến mức từ tin tức nóng, trở thành đề tài thường xuyên đến nhàm chán. Người dân, hay đúng hơn là rất nhiều người dân nghi ngờ về mọi thứ: chính sách, con người, lãnh đạo… Biểu hiện của việc khủng hoảng niềm tin chính là các dự luật, chính sách cải cách… thường xuyên bị dư luận công kích nhiều hơn là tán thưởng. Các vấn đề lớn của xã hội thường được dân chúng đặt ra hàng loạt câu hỏi “tại sao?”, “mục đích gì?”, “động cơ gì?”, nhưng rồi mọi chuyện đâu cũng vào đấy, rất khó giải quyết triệt để. Khủng hoảng niềm tin là khi một bộ phận trí thức, như một vị đại biểu Quốc hội từng lên tiếng báo động trước đây, đang kéo ra nước ngoài làm việc mặc dù ở Việt Nam, họ cũng sẽ có được mức lương tương đương. Họ sợ môi trường giáo dục không có lợi cho thế hệ con cháu của họ; sợ môi trường pháp lý không an toan – ví dụ, khi ngay cả bộ Luật hình sự đến ngày sắp có hiệu lực thì bị phát hiện ra hàng loạt sai sót nghiêm trọng không thể chấp nhận. Họ còn sợ họ không thể tiến thân vì “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.”

Cái tụt hậu thứ hai đối với người dân chính là cái nghèo về sức khỏe. Các trường hợp tử vong tăng cao vì mọi lý do hiển hiện xung quanh con người: vì lý do cơ sở hạ tầng yếu kém, dẫn đến những tai nạn ngoài ý muốn; thực phẩm bẩn tràn lan đe dọa bữa cơm cho dù đó là bữa cơm của nhà giàu hay nhà nghèo; những ống nước thải đen ngòm tại các nhà máy (như Formosa chẳng hạn) đang hủy hoại môi trường một cách nghiêm trọng, đe dọa sinh kế của hàng triệu người dân; những công trình thủy điện đang âm thầm dìm chết con người ở hạ nguồn vào mùa mưa và hút cạn nguồn nước của người dân vào mùa nắng; hay những hàng cây xanh tăm tắp che mát cho những con đường nay bị tàn phá ghê gớm mà người ta vẫn không biết lý do vì sao.

Cái tụt hậu thứ ba chính là nghèo trí thức. Sau Thế Chiến Thứ Hai lực lượng trí thức ở Nhật Bản ra đi nhưng rồi quay về phụng sự đất nước, nâng nền kinh tế nước này lên vị trí thứ hai thế giới. Singapore sau năm 1963, từ một làng chài heo hút đã biết thu hút lực lượng trí thức xây dựng thành đảo quốc sư tử, trung tâm kinh tế – tài chính của cả Châu Á. Hãy nhìn rất nhiều quốc gia khác nữa, trí thức ra đi rồi quay về phụng sự quốc gia. Còn ở Việt Nam thì sao? Sự tỷ lệ thuận của số lượng bằng cấp và số lượng người thất nghiệp và tỉ lệ nghịch của số lượng tiến sĩ, thạc sĩ đối với sự đóng góp thiết thực của họ vào việc quản lý nhà nước, xây dựng quê hương. Có quá bi quan không?

Cái cuối cùng mà người Việt Nam đang nghèo đi chính là đạo đức. Tôi không dám nói tất cả mọi người đang dần mất đạo đức, nhưng phần đông người ta vẫn đang bị suy giảm đạo đức. Đây cũng chính là căn nguyên cho những cái nghèo niềm tin, nghèo sức khỏe và nghèo tri thức. Sự xuất hiện dày đặc của tội phạm, từ những xó xỉnh chợ búa đến những tòa cao ốc chọc trời; từ những tên lưu manh xăm trổ đầy người đến những anh chàng ăn vận complet lịch sự… Một bức tranh xã hội kì quặc và đáng sợ. Hay như những kẻ vì lợi lộc sẵn sàng biến bữa cơm thành bữa ăn đầu độc dân tộc mình; những kiện thực phẩm bẩn đi thẳng vào nhà hàng, siêu thị, rồi nhẹ nhàng được đặt lên bàn ăn. Quả thật là có quá nhiều thứ làm cho người ta sợ hãi. Còn nữa, những quan chức sử dụng ô dù thiếu đạo đức, nâng đỡ con cháu, chiếm những vị trí lẽ ra dành cho những người có năng lực cũng khiến lực lượng trí thức (đáng lẽ ra) của xã hội này ngày càng vơi dần, đổ về Âu Châu, thung lũng Silicon, hay những quốc gia khác – những nơi họ được trân trọng và trả công xứng đáng về vật chất lẫn tinh thần theo đúng năng lực của mình.

Mọi thứ đang dần dần tồi tệ hơn, chẳng phải vì có người bảo rằng người Việt sẽ chết sớm trước khi họ giàu có. Vì đơn giản với tôi, nó tệ hơn vì người Việt đang nghèo nàn, tụt hậu cho đến ngày tạ thế.


Nỏ thần EXTRA Rocket của Do Thái







Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

EXTRA bắn tan xác Tàu Cộng







VỀ NHÀ - Tác giả Dương Nghiễm Mậu



17.

Con đường đưa lên cổng trại đã hiện ra trước mắt. Người trẻ nhìn người tóc bạc. Người tóc bạc mỉm cười vẻ cam chịu. Một toán người đang từ con đường nhỏ đi lên. Một bà già, một cô gái, hai thanh niên thấp nhỏ, rớt lại phía sau một bé trai gầy ốm, bụng ỏng, da vàng, khuôn mặt già khô, kẻ mang người vác, hẳn đây là những cư dân trong vùng. Người đàn ông tóc bạc lên tiếng hỏi:

– Cụ ơi, chỉ giúp cho cháu đường ra bến sông…

Bà cụ đứng lại lặng im một lúc rồi mới trả lời như cố gắng để hiểu những âm thanh nghe được :

– Đi theo tôi…

Toán người đi trước, hai người đàn ông lặng lẽ theo sau. Không một lời trao đổi. Tới chỗ ngã ba, bà cụ già ngừng lại chỉ tay về phía trước:

– Đi thẳng đây tới bến  sông

– Cám ơn cụ.

Chưa kịp nghe hết lời cám ơn bà cụ và toán người đã rẽ vào con đường nhỏ phía tay trái, đằng xa, thấp thoáng sau những ngọn cây mấy mái nhà nhỏ. Người trẻ tuổi thốt thành lời: – Về nhà.
Người tóc bạc nhìn sang người bạn đồng hành:

– Về nhà?

– Tôi nói về toán người chúng ta vừa gặp. Họ trở về nhà với con đường quen thuộc. Tôi với anh cùng tìm đường trở về nhưng sự trở về của anh khác với chuyến trở về của tôi: những gì đang đợi?
Tiếng thở dài nghe lạnh buốt. Hai người cất bước mà trước mặt là một con đường thẳng. Người tóc bạc quay lại nhìn quãng đường phía sau:

– Từ đây đi ngược lên là trở lại trại 7. Nếu biết trước mình đi ngay từ đầu có khi đã tới bến sông. Cái cổng trại xa hút thế kia…

Người trẻ như nghe thấy tiếng ai nói trong đầu: đã ra khỏi cổng thì đừng nhìn lại nếu không muốn trở lại đó. Đi và không nhìn lại. Người thanh niên với những bước đi dài hơn, nhanh hơn…

18.

Từ đâu? Câu chuyện bắt đầu từ đâu? Tại sao lại như thế? Tại sao hàng triệu người nối nhau bước chân vào những nơi giam hãm? Tội gì? Mình có tội ư? Tiếng kẻng khua. Những củ sắn. Những đêm tối. Những ngày nắng lửa. Những đêm lạnh cóng run rẩy. Phảng phất những mảng nhỏ sáng tối nhòe nhoẹt. Những vạt màu chàm. Màu trắng nhoa nhuếch. Tiếng giọt nước rơi chậm đều trên tấm tôn han rỉ. Những chuyển đổi không ngừng. Đây là đâu? Vẫn là đất quê hương mình đó chứ? Không lẽ? Không nhìn để khỏi trở lại nơi ấy. Những người nơi khác cũng giống như thế? Những nơi khác. Những tên gọi khác. Trở về. Chuyến đi ngày nào còn ghi khắc…

Tiếng bước chân, tiếng mở khóa, tiếng cửa sắt kêu nghiến, tiếng xích sắt va đập vào nhau. Không khí khô đặc lặng câm. Từng bóng người rời khỏi những khuôn cửa sắt. Từng bước chân thoát nhanh khỏi những hành lang mờ tối. Nền xi măng cứng nham nhở. Những nét mặt như tượng đá. Hình như không có một cử động nào. Hình như hơi thở cũng được giữ lại…

Khoảng sân rộng, ánh sáng ngọn đèn vàng nhòe nhoẹt làm cho những khuôn mặt như giống nhau với chiều ánh sáng, chẳng thể phân biệt ai già, ai trẻ, ai trắng ai đen. Tất cả chỉ có một màu và những độ đậm nhạt khác nhau của ánh sáng…

Một giọng nói khô lạnh cất lên:

– Nguyễn Văn K … Nguyễn Văn X… ra ngoài, mang theo đồ…

Câu nói như ngắn lại. Đám đông lặng câm như bắt đầu cựa quậy. Vài bóng người di chuyển, ít tiếng nói không rõ, rì rào những âm thanh côn trùng. Không nghe thấy một lời trao đổi. Mấy bóng người di chuyển chậm chạp với bị cói trên tay…Tiếng cửa sắt rú buốt, tiếng xích sắt va đập, tiếng khóa…Những bước chân xa dần rồi mất hút. Những con mắt nào nhìn ra cửa theo những gót chân khuất ngoài hành lang. Ở xa, nơi cuối dãy nhà là khoảng sân xi măng. Bao nhiêu mắt đã nhìn và cố gắng ghi nhớ: mấy bóng người đã đi qua, ngoài những K. những X. là những ai đó đã từng gặp chưa hay chưa bao giờ gặp? Một giọng nói rõ, tỉnh táo: Chuyển trại, sắp thêm đợt mới.

Những tiếng động vang lên trên những hành lang trong khoảng thời gian ngắn rồi lặng im trở lại. Nghe như có tìếng một cành khô rơi gãy trên một mái tôn nào. Tất cả như khóa chặt, như vùi sâu, như hàn kín…

Trong khoảng sân xi măng từng người một lặng lẽ tập trung người trước người sau lần lượt xếp thành hàng. Đêm và những ngọn đèn vàng từ trên cao chiếu xuống. Trên mái nhà, trên những ban công những bóng đen với súng chĩa xuổng. Tiếng ho vang lên từ một người tượng nào?

– Nguyễn Văn K.

– Có mặt.

– Tên cha tên mẹ?

– Nguyễn Văn Q. Trần Thị L.

– Lê Văn Đ.

– Có mặt. Cha vô danh. Mẹ Nguyễn Thị B.

– Đặng Đình H.

– Có mặt. Cha vô danh, mẹ vô danh…

Tiếng gọi tên khô lạnh. Những giọng nói khác nhau. Có nhiều Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Văn Tư… Thêm tên cha mẹ như một xác minh. Người ta phát hiện ra trong đám có cả trường hợp hai anh em ruột cùng đang ở đây. Có những người cha vô danh và những bà mẹ vô danh…

Khoảng sân đặc kín người. Có mấy tiếng ho. Có tiếng động như một cái lon sắt rơi xuống mặt sân cứng. Những người mặc đồng phục vây quanh không nghe một tiếng người.

Người đứng trên cao gọi tên với cuốn sổ cầm tay sau cùng đi xuống chỉ tay đếm từng hàng người, rồi những chiếc còng được mang tới, hai người chung một còng. Tiếng sắt, tiếng khóa liên tiếp vang lên. Người cầm cuốn sổ trở lại chỗ cũ, trong yên lặng tiếng nói vang lên rõ từng tiếng:

– Có ai hỏi gì không?

– Thưa cán bộ…

Một giọng nói yếu và hiền vang lên từ phía góc sân. Có một vài cái đầu động đậy như muốn nhìn về phía tiếng nói:

– Cái gì?

Im lặng một lúc, một cơn ho từ đâu đó.

– Tôi chưa có còng.

Người cầm cuốn sổ đi xuống, mấy người mặc đồng phục chụm đầu vào nhau. Trong đám người nghe như có tiếng cười ở chỗ nào đó.

– Yên lặng. Trật tự.

Tôi chưa có còng. Tôi không có còng. Tôi mất còng. Mọi người đều có còng sao mình lại không có còng. Lẻ loi quá, không có tình bầy đàn. Tôi không có còng, tôi không ở trong đám đông này, tôi bị gạt ra, loại ra khỏi đám đông này. Tôi phải có còng. Tôi ở trong đám đông này. Tiềm thức hoang dã bầy đàn? Tôi chưa có còng? Sao thế. Bao nhiêu nhà máy sản xuất súng đạn, bom mìn, xích còng đã được xây dựng? Phải xây thêm bao nhiêu nữa, sản xuất thêm bao nhiêu nữa cho ai cũng có còng? Chưa hay là không nhận ra một cái còng hay nhiều còng đã được đeo lên người, từ chân tới tay, từ đầu tới cổ. Bao nhiêu cái ách đã khoác lên vai như những con trâu con bò đang phải bước đi trên đường bùn lầy lội với cái cày nặng kéo theo. Tôi chưa có còng. Và khi nào: Chúng tôi chưa có còng? Cho tới lúc ai cũng có một cái còng, khi đó còng để làm gì? Một vật trang sức?

Lần lượt từng hai người chung nhau một cái còng kẻ tay trái, người tay phải bước lên xe. Thế là hai con người bổng trở thành cai tù của nhau. Một thằng muốn bỏ chạy ư . Làm sao chạy, cả hai cùng lòng chạy, nhưng kẻ cao người thấp, kẻ chân ngắn, người chân dài? Đâu phải chỉ những cái còng không bao giờ bị rỉ sét? Còn bao nhiêu sợi dây thừng, bao nhiêu sợi dây điện không hư được dùng để trói kẻ này với kẻ khác, thành một dây, thành một chùm.

Từng hai người một chung một còng bước lên rồi cùng ngồi xuống, sát bên nhau. Tất cả lặng lẽ, trật tự. Những cánh cửa sắt trên xe đóng lại. Sát cửa, hai người đồng phục súng cầm tay ngồi ngoài cùng với đôi mắt như không động đậy và da mặt khô cứng. Tấm bạt nhựa kéo lên phủ kín. Kẻ không có còng lặng lẽ và chậm một mình bước lên xe sau chót. Tiếng còi ré lên, đoàn xe nổ máy rời khu trại lao vào đêm tối…



Nỗi Buồn Toán Học- Tác giả Trần Hoài Thư



1. Ở Mỹ theo dỏi báo chí, được biết ở quê hương có những bạn trẻ liên tiếp làm vẽ vang dân tộc qua những kỳ thi về tóan học quốc tế.

Điều đó chứng tỏ dân tộc VN là dân tộc thông minh, và ít ra, giỏi tóan..

Có lẽ vì vậy, nên chuyện các ngài chức sắc của các công ty hàng đầu trên thế giới này  đổ xô tìm đến VN để khai thác chất xám là chuyện hiển nhiên.

Họ đã đánh hơi được một nguồn chất xám béo bở.

Như họ đã tìm đến Ấn Độ trước đây.

Có điều khác, là thời ấy, đòan quân chất xám Ấn độ được tuyển mộ qua Mỹ.

Bây giờ có lẽ khác. Các tư lệnh hay các chỉ huy trưởng lại bay qua VN mộ quân.

Họ mang qua các dự án. Họ mộ người. Họ mua chất xám ngay tại chỗ. Vừa rẻ vừa tiện.

Khỏi cần lo giấy tờ mang qua Mỹ.. Khỏi cần lo chỗ ăn chỗ ở.

Khỏi cần lo chi tiền bảo hiểm sức khỏe. Khỏe ru.

2. Chất xám khắp nơi, không ai biết là của ai. Trong một sản phẩm vừa được tung ra thị trường nào ai biết có những người đã nặn óc để viết ra những phương trình, đã vẽ nên những biểu đồ, đã tính ra nhiệt độ cọ xát, đã viết ra những chương trình cả vạn giòng… Không phải từ cái bán cầu não của ông Bill Gate, hay của ông CEO của Intel hay IBM…

Câu hỏi được đặt ra, tại sao họ lại tìm đến, khổ công lặn lội dặm trường. Chẳng lẻ cả một đất nước được xem là kỹ thuật khoa học hàng đầu, với những trường đại học danh tiếng lẫy lừng nhất của thế giới, lại không cung ứng đủ những tóan gia hay sao? Hay họ thương xót một đất nước bất hạnh mà ban lòng từ tâm?

Có thật vậy không.

Để trả lời câu hỏi này, xin phép được dùng chuyện riêng cho cái chung, để tả lại bối cảnh của một lớp tóan thuộc chương trình Cao học Tóan ứng dụng tại một trường đại học kỹ thuật của Mỹ. Đó là  đại học kỹ thuật: Stevens Institute of Technology,  Hoboken , New Jersey USA vào năm 1990:

Lớp học gồm một thầy, 5 trò.  Hai Trung Hoa, một Ấn độ, một VN, và một Mỹ trắng (nữ).

Các sinh viên Trung Hoa và Ấn độ là các sinh viên du học. Nữ sinh viên Mỹ  học ngành giáo dục để trở thành giáo sư Toán trung học. Và người VN là kẻ viết bài này.

Đấy, ngành Tóan và sự yêu thích Tóan ở Mỹ là vậy. Nếu đi vào các lớp điện tóan hay MBA, tình hình sẽ khác xa. Lớp học hay giảng đường chen chúc.

Tại sao vậy? Vì sinh viên sợ Tóan, vì Tóan quá gay go, khó nuốt ?
Hay vì ngành Tóan khó kiếm việc, lương bổng thấp ?

Hãy thử làm hai tờ resumé khác nhau..  Một resumé kê có bằng cấp Cao học Toán Ứng Dụng (Master in Applied Math.) với  việc làm 

muốn tìm như Nghiên cứu Thống Kê, hay thầy dạy Tóan v.v… Và một resumé tìm những việc về ngành điện tóan. Thử kê có kinh nghiệm 5 năm về SAP/Business Warehouse chẳng hạn rồi gởi cho một số công ty giúp tìm việc trên Internet như Monster v.v…

Kết quả

Đối với việc làm liên quan Tóan học, chẳng có ma nào đóai hòai.

Và nếu có  đóai hòai thì vẫn có những đòi hỏi phụ: Phải biết rành về một ngôn ngữ điện tóan về Thống Kê Phân tích như SAS hay phải có văn bằng tốt nghiệp ngành sư phạm tại tiểu  bang nếu muốn trở thành thầy giáo.

Đó là chưa kể mức lương quá thấp.

Nhưng những công việc liên quan đến ngành điện tóan, thì đêm ngày chuông điện thọai liên tiếp reo, chẳng những thế còn quen ai giới thiệu sẽ được tiền thưởng hậu hỉnh….


Ôi, nỗi buồn tóan học !

Có phải vậy không ?


ĐỊA NGỤC CÓ THẬT- Bút ký cũa Dương Nghiễm Mậu







Vietnam moves new rocket launchers into disputed South China Sea (Source: Reuters)







Vietnam has discreetly fortified several of its islands in the disputed South China Sea with new mobile rocket launchers capable of striking China's runways and military installations across the vital trade route, according to Western officials.

Diplomats and military officers told Reuters that intelligence shows Hanoi has shipped the launchers from the Vietnamese mainland into position on five bases in the Spratly islands in recent months, a move likely to raise tensions with Beijing.

The launchers have been hidden from aerial surveillance and they have yet to be armed, but could be made operational with rocket artillery rounds within two or three days, according to the three sources.
Vietnam's Foreign Ministry said the information was "inaccurate", without elaborating.

Deputy Defence Minister, Senior Lieutenant-General Nguyen Chi Vinh, told Reuters in Singapore in June that Hanoi had no such launchers or weapons ready in the Spratlys but reserved the right to take any such measures.

"It is within our legitimate right to self-defense to move any of our weapons to any area at any time within our sovereign territory," he said.

The move is designed to counter China's build-up on its seven reclaimed islands in the Spratlys archipelago. Vietnam's military strategists fear the building runways, radars and other military installations on those holdings have left Vietnam's southern and island defenses increasingly vulnerable.

Military analysts say it is the most significant defensive move Vietnam has made on its holdings in the South China Sea in decades.


Hanoi wanted to have the launchers in place as it expected tensions to rise in the wake of the landmark international court ruling against China in an arbitration case brought by the Philippines, foreign envoys said.

The ruling last month, stridently rejected by Beijing, found no legal basis to China's sweeping historic claims to much of the South China Sea.

Vietnam, China and Taiwan claim all of the Spratlys while the Philippines, Malaysia and Brunei claim some of the area.

"China has indisputable sovereignty over the Spratly islands and nearby waters," China’s Foreign Ministry said in a faxed statement on Wednesday. "China resolutely opposes the relevant country illegally occupying parts of China’s Spratly islands and reefs and on these illegally occupied Spratly islands and reefs belonging to China carrying out illegal construction and military deployments.”
The United States is also monitoring developments closely.

"We continue to call on all South China Sea claimants to avoid actions that raise tensions, take practical steps to build confidence, and intensify efforts to find peaceful, diplomatic solutions to disputes," a State Department official said.

STATE-OF-THE-ART SYSTEM
Foreign officials and military analysts believe the launchers form part of Vietnam's state-of-art EXTRA rocket artillery system recently acquired from Israel.

EXTRA rounds are highly accurate up to a range of 150 km (93 miles), with different 150 kg (330 lb) warheads that can carry high explosives or bomblets to attack multiple targets simultaneously. Operated with targeting drones, they could strike both ships and land targets.

That puts China's 3,000-metre runways and installations on Subi, Fiery Cross and Mischief Reef within range of many of Vietnam's tightly clustered holdings on 21 islands and reefs.

While Vietnam has larger and longer range Russian coastal defense missiles, the EXTRA is considered highly mobile and effective against amphibious landings. It uses compact radars, so does not require a large operational footprint - also suitable for deployment on islets and reefs.

"When Vietnam acquired the EXTRA system, it was always thought that it would be deployed on the Spratlys...it is the perfect weapon for that," said Siemon Wezeman, a senior arms researcher at the Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI).

There is no sign the launchers have been recently test fired or moved.

China took its first Spratlys possessions after a sea battle against Vietnam's then weak navy in 1988. After the battle, Vietnam said 64 soldiers with little protection were killed as they tried to protect a flag on South Johnson reef - an incident still acutely felt in Hanoi.

In recent years, Vietnam has significantly improved its naval capabilities as part of a broader military modernization, including buying six advanced Kilo submarines from Russia.

Carl Thayer, an expert on Vietnam's military at the Australian Defence Force Academy, said the deployment showed the seriousness of Vietnam's determination to militarily deter China as far as possible.

"China's runways and military installations in the Spratlys are a direct challenge to Vietnam, particularly in their southern waters and skies, and they are showing they are prepared to respond to that threat," he said. "China is unlikely to see this as purely defensive, and it could mark a new stage of militarization of the Spratlys."

Trevor Hollingsbee, a former naval intelligence analyst with the British defense ministry, said he believed the deployment also had a political factor, partly undermining the fear created by the prospect of large Chinese bases deep in maritime Southeast Asia.

"It introduces a potential vulnerability where they was none before - it is a sudden new complication in an arena that China was dominating," he said.