khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

Lòng thơm thảo của người Sài Gòn







20 năm quy hoạch Thủ Thiêm







Hội luận: Mạng xã hội, công cụ đấu tranh của các bà mẹ Việt Nam










Thủ Thiêm tiếp tục nóng







Tuấn Vũ hát Bỏ Phố Lên Rừng, nhạc Châu Kỳ







Câu chuyện bà Aung San Suu Kyi- Tác giả Bác sĩ Trần Xuân Ninh







TA BIẾT NGƯƠI BUỒN HƠN LÚC XƯA, thơ Linh Phương





Sao ngươi còn sống theo ta mãi
Mười tám-hai mươi biệt kinh kỳ
Góc phố Sài Gòn ngày đưa tiễn...

Linh Phương lên đường khoác chiến y


Bồ ta thuở ấy còn đi học
Chưa dám nắm tay buổi giã từ
Vậy mà lóng lánh trong đôi mắt
Hạt lệ âm thầm lặng lẽ rơi


Má ta nghèo quá nên lội bộ
Cầu chữ Y dưới nắng xế chiều
Chân trần in dấu trên đường nhựa
Ta khóc nhìn bóng Má quạnh hiu


Sao ngươi còn sống theo ta mãi
Đánh trận liên miên khắp bốn vùng
Đạn bom chắn lối về thành thị
Nhớ giọng liêu trai Thanh Thúy buồn


Một hôm nổi hứng ta hớt tóc
Để râu cá chốt giống râu dê
Đơn vị đồn rân “ Phương háo sắc “
Ta cười hào sảng he he he


Gã thợ amateur chơi đểu
Hớt đầu trụi lủi tóc một phân
Chẳng khác Lỗ Trí Thâm chính hiệu
Vào mật khu săn bắt chuột rừng


Sao ngươi còn sống theo ta mãi
Thằng điên phiêu bạt khắp giang hồ
Cha ngủm không tìm ra bia mộ
Má chết ta thành kẻ mồ côi


Bồ bỏ từ khi ta thua cuộc
Mất quê mất mẹ nó cơ đồ
Bồ lấy chồng giàu sang hạnh phúc
Ta biết ngươi buồn hơn lúc xưa


Ta biết ngươi buồn ta quá cực
Chuyện áo cơm vất vả cuối đời
Bốn mươi ba năm ta quy ẩn
Thằng du côn thất thế hết thời



Tàu Cộng với ba nan đề khó gỡ















"Tiến Sĩ Ứng Dụng", Ma dê in VN - Nguồn: tuổi trẻ online




ĐH Quốc gia TP.HCM đang xây dựng đề án thí điểm tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh (DBA) và quản lý giáo dục (EdD).
Theo đó chương trình đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp gồm 35-45 tín chỉ các môn học, 45-55 tín chỉ luận án.

Thời gian đào tạo là 3-5 năm (toàn thời gian) và 4-7 năm (bán thời gian). Điều kiện tốt nghiệp: giống các chương trình đào tạo tiến sĩ nhưng phải có một dự án giải quyết vấn đề thực tế trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

Thay đổi cách nhìn về đào tạo tiến sĩ

PGS.TS Vũ Phan Tú - trưởng ban sau đại học ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết tại Việt Nam hiện chỉ có một loại chương trình đào tạo tiến sĩ và một loại bằng tiến sĩ. Trong khi đó trên thế giới theo hai hướng: nghiên cứu và ứng dụng.

"Việt Nam hiện đang thiếu tiến sĩ ứng dụng, hoặc gom lại và đào tạo chung. Như vậy rất khó cho những người đang đi làm bên ngoài và chúng ta cũng không giải quyết được thực tế bài toán của họ khi họ đang làm việc ở môi trường bên ngoài", ông Tú nhận định.

Theo ông Tú, đặc điểm cốt lõi của tiến sĩ ứng dụng là đối tượng người học thường là những người có kinh nghiệm nghề nghiệp, học tập để phát triển chuyên môn nghề nghiệp, trong khi tiến sĩ hàn lâm học tập để giảng dạy ĐH, làm việc tại viện nghiên cứu và có khả năng tạo nên lý thuyết mới.

Nhiều chuyên gia cho rằng nếu đề án mà ĐH Quốc gia TP.HCM xây dựng được triển khai, đây sẽ là chương trình đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam.

Quan trọng hơn, việc đào tạo tiến sĩ ứng dụng sẽ làm thay đổi cách nhìn và quan niệm của xã hội về tiến sĩ từ trước đến nay.

Sự lạc hậu của chính sách

PGS.TS Nguyễn Minh Kiều - Trường ĐH Mở TP.HCM, là một tiến sĩ ứng dụng tốt nghiệp tại Úc 20 năm trước và đến nay đã hướng dẫn không dưới 300 thạc sĩ, khoảng 5 tiến sĩ và chấm cỡ 100 luận văn tiến sĩ. Ông cho biết chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp không hề thua kém tiến sĩ hàn lâm.

"Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế nên những gì quốc tế làm thì chúng ta cũng nên làm và cần điều chỉnh cho phù hợp điều kiện trong nước. Tôi ủng hộ đề án này của ĐH Quốc gia TP.HCM và cho rằng chương trình đào tạo tiến sĩ ứng dụng nên triển khai ngay", ông nói.

GS.TS Nguyễn Thị Cành - Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng cho rằng cần phải triển khai ngay đề án và sẵn sàng chấp nhận rủi ro vì chương trình mới.

"Nhắc đến đào tạo tiến sĩ sẽ có nhiều băn khoăn từ dư luận. Tuy nhiên, chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp là chọn những người đi học vì công việc không vì bằng cấp nên nếu thí điểm thành công sẽ được xã hội công nhận", bà khẳng định.

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng - vụ trưởng Vụ giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT, cho rằng trong khung đào tạo trình độ quốc gia hiện nay, đào tạo bậc tiến sĩ được xếp vào luồng định hướng nghiên cứu, không có đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng. Đây là sự lạc hậu của chính sách.

"Đời sống kinh tế xã hội cần loại hình lao động nào thì các cơ sở đào tạo phải đáp ứng sự đòi hỏi đó. Xã hội cần những người làm quản lý, áp dụng lý thuyết vào thực tế ở trình độ tiến sĩ thì chương trình đào tạo cũng cần có chương trình đó và phải có đơn vị tiên phong thực hiện việc này. Chúng tôi hoan nghênh ĐH Quốc gia TP.HCM xây dựng định hướng này"- bà Phụng nói.

Bà Phụng cũng cho rằng để thực hiện đề án này, ĐH Quốc gia TP.HCM cần tập trung giải quyết 10 vấn đề: ngành, lĩnh vực nào áp dụng chương trình này; đầu vào; mục tiêu đào tạo; nội dung chương trình đào tạo; sự tương đương trình độ chương trình đào tạo tiến sĩ khác; phương thức giảng dạy; đào tạo trong hay ngoài trường; phương pháp kiểm tra đánh giá; liên thông với các chương trình tiến sĩ khác thế nào; việc công nhận văn bằng.


NGUYỄN THỊ QUYẾT TÂM XÉM BỊ ĂN GUỐC


 
Sáng 20/10 - Ngày “Phụ nữ Việt Nam” - Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đã bị một cô gái ở Quận 2 phóng thẳng chiếc giày vào mặt tại Hội nghị tiếp xúc cử tri.

Rất may là chiếc giày đã không trúng mục tiêu mà rớt xuống trước mặt Tâm. Cô gái trẻ - Nguyễn Thùy Dương đã bị bắt đi ngay lập tức. Cô bị đánh hội đồng và hiện đã được trả tự do. Chưa biết những ngày sắp tới cô sẽ bị bọn công an cộng sản thành hồ trả thù như thế nào.

 







Luật An ninh mạng: thấy gì từ dự thảo nghị định hướng dẫn thực thi?







The Principles of Chinese Foreign Policy - Tác giả Kerry Brown







Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Phim MẸ VẮNG NHÀ







Biểu tình chống Đàm Vĩnh Hưng trên đại lộ Bolsa, quận Ca, Calfornia, Hoa Kỳ







Phỏng vấn cha mẹ khi con họ chọ ngành học nhân văn, âm nhạc,...







Migrant caravan reaches Mexican borde , 19/10/2018







Nhạc sĩ Song Ngọc vừa qua đời







Hiệp ước trước, nhân quyền và dân chủ sau







Á Châu Ngày Nay, 19/10/2018







VN Tuần Qua, 20/10/2018







Cướp Miền Nam, ăn phân (fund), bán Việt Nam- Tác giả Lâm văn Bé







SAO KHỔ QUÁ DỊ HÈ! - Tác giả Linh Phương







Năm nay, tui 69 rồi , sắp tới là 70 - ngần ấy năm khóc cười với kiếp làm người, ngần ấy năm thăng trầm trải qua bao cuộc bể dâu, từ thuở còn thơ cho đến tuổi tri thiên mệnh.Tui sinh ra, di học và lớn lên ở Sài Gòn, thủ đô của miền Nam Việt Nam. Như tuổi trẻ thời bấy giờ, xếp bút nghiên lên đường ra trận. Chưa kịp có một cái nắm tay, chưa kịp một lần hò hẹn với người mình thương yêu.

Tui nhớ, Má lội bộ tiễn tui ra đi với đôi chân trần trên mặt đường nhựa nóng bỏng dưới nắng trưa qua cầu Chữ Y- má tiễn đứa con trai duy nhất có tuổi thơ cơ cục cùng má . Đó là lần thứ nhất Má khóc .Chiến tranh đã đánh cắp những “ mơ xa mộng gần “ hàng triệu thanh niên hai miền Nam- Bắc.Chiến tranh đã ngốn xương máu anh em hai miền gần cạn kiệt bằng mơ ước hòa bình.
 
Rồi ra ván cờ sinh tử cũng có ngày kết thúc. Thắng- bại luận anh hùng.Những người lính miền Nam trở thành tù nhân, trở thành những kẻ mang nợ máu nhân dân. Bị làm nhục, đày ải vào các trại cải tạo khắp ba miền đất nước. Tui nhớ trận đòn thù của người anh em “ bên thắng cuộc“ khi gọi tui ra văn phòng Ban quản giáo lấy lý lịch.” Tao biết mày khinh tụi tao là dân chăn trâu “. “ Tao biết mày là tâm lý chiến làm thơ cho thằng Phạm Duy phổ nhạc “.Một cặp còng số 8 quăng thẳng vào mặt. Tui né. Người anh em điên tiết cầm cây gỗ đập vào đầu tui như đập đầu con cá lóc.Tui bị còng tréo hai tay ra phía sau lưng cả tháng trời, cấm mọi người tiếp xúc, mọi chuyện vệ sinh có một bạn tù lo tất tất. Những chiều thứ bảy, những người anh em “ bên thắng cuộc “ súng AK 47-50; B-40;41 chỉa vào phòng tui - phòng 13 ( phòng có nợ máu nhân dân ) đọc từng tên tù bại trận dẫn đi không bao giờ trở lại. Tui chỉ biết bật tiếng nói : “ Sao khổ quá dị hè ! “. Vậy là lòng nhẹ tênh hết biết.

Mấy năm trời học tập,tui trở về- nhà xưa ở Sài Gòn đã đổi chủ , người xưa thất lạc nơi nào.Sài Gòn nơi tui mở mắt khóc cười, nơi tôi lớn lên đầy kỷ niệm đã không còn chốn nương thân , tui mất quê hương chính ngay quê hương mình. Tui lang thang đi từ cầu Chữ Y- Sài Gòn ra ngã sáu có tượng Phù Đổng Thiên Vương rồi dìa Chợ Lớn, bơ vơ không biết đi đâu ? Hông còn ai quen thuộc hết trơn, hết trọi .Bỏ Sài Gòn ,trôi giạt xuống Cà Mau ,, tui cũng giống anh em “ bên thua cuộc “ kiếm sống bằng đủ thứ nghề : bán chợ trời ,vá xe bên góc đường, chạy xe đạp ôm, bán vé số...Vất vả quá ,nhiều khi muốn chết phứt cho xong, Nhưng trong lòng tui vẫn muốn tìm lại một người trong giấc mơ phai.Nhưng giấc mơ phai tan tành mất rồi , trời phật,thánh thần ơi !

Má không thấy tui về mấy năm sau 1975 chờ đợi, Má nghĩ tui không còn trên cõi nhân gian . Lần thứ hai má khóc cho đứa con trai chưa bao giờ được sung sướng của má. Cuối cùng, Má con tui cũng trùng phùng, trùng phùng trong sự đổ vỡ. Trùng phùng rồi tui cũng không thể sống bên Má .Tui đi làm thuê bị quỵt tiền công, buồn tình lang thang vào huyện vùng xa, nước phèn, muỗi , mưa sình nhẽo nhẹt. Chiều ngồi nhìn dòng sông, tiếng vỏ lãi xình xịch chở hàng Tết lướt ngang.Một mình không ai thân thuộc, tủi thân chỉ biết bật tiếng nói : “Sao khổ quá dị hè ! “. Vậy là nhẹ lòng tênh hết biết.

Rồi Má bệnh ung thư. Căn bệnh quái ác như lời nguyền không thể bước qua. Bà ngoại ung thư chết, ba tui ung thư chết , bây giờ đến phiên Má .Tui về lúc Má hấp hối. Má nắm chặt tay tui má khóc. Lần thứ ba má khóc, cũng là lần cuối cùng,Má trăn trối : “ Con lớn nhất, má chết con lo cho mấy đứa em của con “. Tui chảy nước mắt. Má cũng hiểu tui không gần bên má , tui bon chen giữa chợ đời một mình buồn-một mình vui , có nhà không ở được trong nhà .Không một lời oán trách dù cuộc đời không được tử tế, con người không được tử tế khi máu chảy mà ruột chẳng mềm. Má chết, tui trở thành kẻ mồ côi không chốn nương thân phải tha phương cầu thực. Thêm lần nữa, tui bị người anh em “ bên thắng cuộc “ thẳng tay “ đánh hội đồng “ vì “ lý lịch không rõ ràng “ , tui bỏ quê hương Cà Mau thứ hai ra đi.Xứ lạ quê người, chỉ biết bật tiếng nói : “ Sao khổ quá dị hè ! “.Dị là lòng nhẹ tênh hết biết.

Bây giờ tuổi sém xế chiều ( trả giá một chút chứ xế chiều mẹ nó rồi, sém đâu mà sém ), tui vẫn sống đời chùm gửi .Sáu mươi chín năm, nhìn lại quãng đời đi qua buồn vui lẫn lộn, hạnh phúc khổ đau, vinh nhục kiếp người như giấc chiêm bao.Tuổi thơ bị đánh cắp vì mưu sinh. Tuổi trẻ, tình yêu bị đánh cắp vì chiến tranh, tù đày. Tuổi sém xế chiều cũng bị đánh cắp tất tần tật vì bệnh hoạn và chuyện áo cơm.Hehehe…sắp tới là tuổi già xin đừng ai nỡ đành đánh cắp tuổi già của tui nhen.Ôi ! Sao khổ quá dị hè.! Cứ sơ người ta đánh cắp tuổi già hom hem ngồi chờ chết của mình. Thiệt tình !


GÁI BA KỲ ĐỀU MÊ, thơ cũa Linh Phương




Em là lửa
anh là rơm
Ông trời xui khiến ...

lửa rơm liền kề
Lửa tắt ngúm
mới sợ nghe
Rơm không cháy
anh mới thề
không yêu
Thôi thì
nhắm mắt thử liều
Tay anh khe khẽ
nhẹ khều chân em
Vậy mà
ván đã đóng thuyền
Cho hai đứa
cứ phải ghiền
mùi hơi
Như chim
có cặp có đôi
Như bờ môi
với
bờ môi không rời
Em là nhạc
anh là thơ
Trong thơ có nhạc
trong đời có nhau
Xuân tình rực lửa
ta trao
Ngu gì mà để
khát khao đợi chờ
Sài Gòn
yêu
thật là vui
Huế
Hà Nội
cũng thế thôi khác gì
Anh tưng tửng
anh tình si
Nam
Trung
Bắc
gái ba kỳ đều mê
Mấy em
đẹp hết chỗ chê



Vùng Cao - Tác giả Nguyễn thị Hậu







Meeting President Kenneday - Tác giả Phillips III, Rufus C..







Lại chuyện ‘bức xúc’ khi về Việt Nam - Tác giả Ngọc Lan




Sau hai tuần về Việt Nam để lo đám tang cho bà ngoại vợ, vừa trở lại Mỹ, một trong những việc mà anh Andy Tống thấy “cần làm ngay” là gọi điện thoại cho nhật báo Người Việt để “xả xú páp” những điều “bức xúc” mà anh chịu đựng trong suốt hai tuần qua.

Từ thành phố Lake City ở Florida, qua điện thoại, anh Andy Tống, 40 tuổi, kể, “Tôi đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất khoảng 10 giờ tối ngày 28 Tháng Chín. Sau khi làm thủ tục xong, ra đến ngoài cũng đã 12 giờ khuya. Có hai người bạn, một Mỹ, một Việt kiều, đã về Sài Gòn trước đó, ra đón tôi.”
 
Theo lời Andy, hành lý anh rất gọn, chỉ một vali và một túi đeo ngang vai. Trên đường về khách sạn, anh và hai người bạn ghé vào một quán uống nước, sau đó đi bộ băng qua đường.
 
Andy kể, “Khi đang đi bộ băng qua đường chỗ góc Bùi Thị Xuân-Cách Mạng Tháng Tám thì một chiếc xe Honda chạy ngang và nhanh như chớp, nó giựt chiếc túi tôi đang đeo choàng qua người, và mặt túi đặt ngay trước bụng.”
 
“Tôi giật mình, nắm chặt sợi dây túi, nhưng có lẽ họ dùng dao để cắt hay sao đó, mà họ làm rất nhanh, rất chuyên nghiệp, để giựt cái túi đi, trong khi tay tôi nắm lại được sợi dây thôi,” anh tiếp tục.
 
Theo Andy, “đó là chiếc túi hiệu Louis Vuitton rất là chắc, quai họ may và dán keo vào giỏ nên không thể giựt bằng tay mà đứt được, họ phải dùng một cái gì đó để cắt. Mà họ làm quá nhanh.”
 
Khổ chủ cho biết trong giỏ bị mất, ngoài thẻ “social security,” hai thẻ debit, hai thẻ credit, còn có hơn $14,000 tiền mặt và một chiếc nhẫn cưới. “Rất may lúc đó passport tôi cất chỗ khác nên không bị mất,” Andy nói thêm.
 
Do giá trị tài sản bị mất khá lớn, nhất là chiếc nhẫn cưới vô giá, nên Andy cùng hai người bạn “nhảy liền chiếc taxi vừa trờ tới định nhờ đuổi theo nhưng tài xế từ chối,” chỉ chở mọi người đến đồn công an phường Bến Thành ngay gần đó để vào “trình báo.”
 
Anh nhớ lại, “Khi chúng tôi đến đồn công an thì chỉ có hai người dân phòng trực ở ngoài và một người công an đang nằm ngủ, phải kêu ảnh dậy.”
 
Theo lời Andy thì người công an cũng lập biên bản, ghi nhận lại những gì anh nói, nhưng “không đưa cho tôi bất kỳ giấy copy, biên nhận gì hết.”
 
“Sáng hôm sau, tôi trở lại chỗ công an phường Bến Thành để hỏi thăm xem họ giải quyết chuyện mình như thế nào, thì không ai tỏ ra biết chuyện gì. Họ nói tôi tìm lại người công an mà tôi đã gặp để hỏi,” anh kể tiếp.
 
Andy cho hay, tối hôm đó, anh lại đến đồn công an phường Bến Thành, cũng không gặp người công an đã làm việc với anh, mà cũng chẳng ai biết gì về chuyện của anh.
 
“Tôi đi bốn lần như vậy, xong tôi đến chỗ công an thành phố để hỏi trình bày thì họ nói không thấy công an phường báo lên, kêu tôi quay trở lại công an phường Bến Thành hỏi. Tôi đến lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn nhờ giúp đỡ thì họ bảo họ chỉ có thể can thiệp khi xảy ra chuyện bị bắt hay chết người, còn bị cướp giật, mất mát thì chỉ chờ công an giải quyết, họ không làm được gì,” Andy nói.
 
Anh nêu cảm nhận, “Tôi đọc báo thấy mới thấy tháng trước đây, có một nhân viên ngoại giao Nga bị giật dây chuyền ở Sài Gòn, nhưng chỉ vài tiếng sau là công an bắt được kẻ cướp. Còn đằng này, số tiền tôi bị mất khá lớn, mà đoạn đường đó cũng có nhiều camera an ninh, mà sao không thấy công an làm gì hết, chưa kể người này chỉ qua người kia, rốt cuộc coi như không giải quyết gì.”
 
Ngoài chuyện cảm thấy bất mãn với cách làm việc của “công an nhân dân,” chuyến đi về Việt Nam của người đàn ông 40 tuổi, nhưng đã có đến 30 năm sống ở Mỹ này lại có thêm chuyện không vui khi đi vào một quán ăn ở Bãi Sau Vũng Tàu.
 
 “Tôi và một người bạn vào quán A.K ở Bãi Sau kêu tôm tích. Họ bắt tôm sống trong hồ cân trước mặt mình 1.7 ký, rồi mang vô làm. Họ tính giá gần $100 một ký. Nhưng không thể tưởng tượng được là chỉ khoảng 2 phút sau là món tôm tích đã chế biến xong để mang ra! Đó là những con tôm đã nguội và cũ, nghĩa là họ lừa mình để bán tôm cũ,” anh Andy nói bằng giọng thất vọng.
 
Anh cho biết, “Hỏi những người biết chuyện thì họ nói quán đó tính tiền tôm quá mắc. Nhưng nếu thật sự là tôm tươi thì  mình cũng chấp nhận, đằng này họ lường gạt quá trắng trợn, vừa bán mắc lại vừa đưa thức ăn cũ cho mình, khiến tôi cảm thấy sợ quá!’
 
“Người bạn Mỹ của tôi nói chắc sẽ không có lần thứ hai anh ta trở lại Việt Nam. Còn tôi, nếu không vì những việc liên quan đến gia đình dòng họ, chắc tôi cũng không bao giờ muốn đặt chân về bên ấy nữa. Tôi muốn chia sẻ những gì mình gặp phải để những ai có về Việt Nam thì nên đề phòng, tránh gặp chuyện bực mình như tôi,” Andy nói.   
 
 
 

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Ban Song Ca Cắc Kè, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội CHXHCN Việt Nam Thân Đức Nam và ca sĩ Chế Linh vừa từ hải ngoại trở về, hát Thành Phố Buồn, nhạc Lam Phương







Học Tài Thi Lý Lịch







Hội Luận: Dân Việt sẽ ra sao khi Luật An Ninh Mạng hiệu lực?




https://www.youtube.com/watch?v=d6JDkoX-QVw&t=775s



Giây phút đầu tiên Mẹ Nấm đặt chân đến bến tự do, Houston, TX, 18/10/2018







Dân Thủ Thiêm: Tôi uất hận, tôi với chính quyền là đối thủ, không còn tình nghĩa.







Trung Cộng mò vô ao nhà của Mỹ!







Hội Luận: Blogger Mẹ Nấm sang tỵ nạn ở Mỹ







Giáo dục Phần Lan: Học và thi ít vẫn nhất thế giới



Dù mới nghe có vẻ như là một nghịch lý, nhưng Phần Lan đã phát triển một trong những phương pháp giáo dục thành công nhất thế giới bằng cách yêu cầu sinh viên dành ít thời gian ở trường và cho các em ít bài kiểm tra và bài tập về nhà.


Theo Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế (PISA), sinh viên Phần Lan đạt điểm số cao hơn về môn khoa học, toán và đọc so với mức trung bình ở các nước khác trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Nhưng ở cuối những năm 1960, chỉ có 10% sinh viên Phần Lan hoàn thành bậc trung học.

Câu chuyện thành công của peruskoulu - hệ thống giáo dục phổ cập và bắt buộc của Phần Lan - bắt đầu vào những năm 1970 và được đẩy mạnh vào những năm 1990 nhờ một loạt cải cách đổi mới.
Ngày nay, khi các đoàn chuyên gia quốc tế đến thăm đất nước này để tìm hiểu cách thức giáo dục "màu nhiệm" của Phần Lan, họ được nghe giáo dục công lập chất lượng cao là kết quả không chỉ của các chính sách giáo dục mà còn nhờ vào chính sách xã hội hiệu quả.

"Hệ thống giáo dục công bằng cao ở Phần Lan không phải chỉ riêng là kết quả của các yếu tố giáo dục", Pasi Sahlberg, một nhà giáo dục Phần Lan, người vừa là giáo viên, huấn luyện giảng viên, nhà nghiên cứu và cố vấn chính sách, đã viết.

"Cấu trúc cơ bản về hệ thống phúc lợi quốc gia Phần Lan đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện công bằng cho tất cả trẻ em và gia đình một con đường giáo dục thành công ngay ở tuổi lên bảy."

Nguyên tắc bình đẳng và nền giáo dục

 

Trong cuốn sách xuất bản năm 2014 'Bài học Phần Lan 2.0' (Finnish Lessons 2.0), ông Sahlberg nói sự bất bình đẳng làm cản trở triển vọng phát triển của mọi người ở nhiều cách hơn là giảm sức mua của họ - vì vậy hệ thống giáo dục ở các xã hội có sự bình đẳng có hoạt động tốt hơn các nơi khác?
Ông đã so sánh dữ liệu thu nhập OECD và kết quả PISA và kết luận:

"Có mối liên quan không mạnh nhưng vẫn dễ nhận biết giữa sự giàu có và học tập của học sinh: trong xã hội bình đẳng hơn, học sinh dường như làm tốt hơn ở trường."

"Các quốc gia có sự công bằng cao (theo thống kê), thì có nhiều công dân biết chữ hơn, học sinh bỏ học ít hơn, ít béo phì, sức khỏe tâm thần tốt hơn, và tỉ lệ có thai ở tuổi vị thành niên ít hơn so với những quốc gia mà khoảng cách thu nhập giàu nghèo cao. Bất bình đẳng có liên quan đến việc dạy và học ở trường."

Bình đẳng và công bằng xã hội

 

Tại trường Viikki ở thủ đô Helsinki, con cái của tầng lớp giàu có và giới công nhân ngồi cạnh nhau trong lớp học.

Trường không hề thu học phí và mọi sách giáo khoa, tài liệu học được phát miễn phí.
Trong nhà ăn rộng rãi, các món ăn lành mạnh được phục vụ cho hơn 940 học sinh từ cấp tiểu học đến trung học.

Tất cả trẻ em đều được chăm sóc y tế, khám chữa răng miễn phí và mọi tiến bộ trong học tập của các em đều có sự hỗ trợ từ các nhà tâm lý học và giáo viên.

"Có thể hiểu rằng sự bất bình đẳng trong thu nhập, sự nghèo đói của trẻ em, và việc thiếu phúc lợi ở trường học, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng của các hệ thống giáo dục", ông Sahlberg viết.

Ông cho rằng sự thành công về giáo dục của Phần Lan phần lớn là do được củng cố bởi mô hình kinh tế về bồi dưỡng bình đẳng và công lý xã hội, được áp dụng qua sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai ..
Mô hình này cung cấp khám sức khỏe và giáo dục miễn phí, nhà ở giá rẻ, thời gian nghỉ thai sản nhiều hơn để khuyến khích nam giới chịu trách nhiệm hơn về việc chăm sóc trẻ em, học mẫu giáo miễn phí, tạo phúc lợi xã hội phong phú cho công dân của họ.

Giáo viên được đề cao

 

Triết lý của hệ thống cũng được phản ánh trong lớp học.

Trong một trường học điển hình của Phần Lan, giáo viên dành bốn giờ một ngày cho các bài học.
Họ có thời gian để lên kế hoạch cho lớp học của họ, tái tạo lại kiến thức của họ và chú ý nhiều hơn đến học sinh.

Nghề này được trả lương khá cao và điều kiện làm việc tốt.

Dạy học trở thành một trong những nghề nghiệp phổ biến nhất để hướng tới của các sinh viên Phần Lan - đứng đầu, ngang với y học, luật và kiến trúc.

Giờ học của Phần Lan ngắn so với các nước OECD khác: ví dụ: khoảng 670 giờ mỗi năm ở trường tiểu học.

Costa Rica có gần gấp đôi số giờ.

Học sinh tiểu học ở Hoa Kỳ và Colombia có hơn 1000 giờ học mỗi năm.

Erja Schunk, một giáo viên tại trường Viikki, nói:

"Điều quan trọng là trẻ em có thời gian để trở thành trẻ em."

"Điều quan trọng nhất là chất lượng, không phải số lượng, và thời gian dành cho lớp học", cô nói.
Học sinh cũng khi về cũng có ít bài tập về nhà hơn.

Theo OECD, 15 tuổi ở Phần Lan dành trung bình 2,8 tiếng mỗi tuần làm bài về nhà, theo sau là Hàn Quốc với 2,9 tiếng.

Thời gian làm bài tập trung bình ở các nước OECD là 4,9 tiếng mỗi tuần, còn ở Trung Quốc là 13,8 tiếng.

Martti Mery, một giáo viên khác thì nói:

"Học sinh học được những gì họ cần phải học trong lớp. Họ có nhiều thời gian hơn để dành cho bạn bè và làm những việc khác mà họ thích, điều đó cũng rất quan trọng".

Bầu không khí thư giãn


Tại trường Viikki, bầu không khí yên tĩnh và thân mật.

Các em không mang đồng phục và đi lại trong trường chỉ cần tất, không đi giày.

Ở các trường học ở Scandinavia, không ai mang giày

Học sinh Phần Lan cũng không cần lo lắng về các kỳ thi: không có các kỳ thi trong năm năm đầu tiên của giáo dục, và trong những năm sau đó, học sinh được đánh giá theo hiệu suất của các em trong lớp học.

Nguyên tắc của hệ thống giáo dục là mỗi em nhỏ đều có tiềm năng học tốt nếu g được hỗ trợ và có đủ cơ hội.

Giáo viên tin rằng vai trò của họ là giúp học sinh học mà không phải lo lắng và phát triển sự tò mò tự nhiên - không phải lo thi đậu trong các kỳ kiểm tra

Chỉ có 7% sinh viên Phần Lan lo lắng về việc học toán, dữ liệu PISA cho thấy.
Trong hệ thống giáo dục nghiêm ngặt của Nhật Bản, có được kết quả xuất sắc , sinh viên đã phải hy sinh phúc lợi bản thân, tỷ lệ là 52%.

Lợi ích công

 

Sự tiến bộ của các chính sách giáo dục của Phần Lan đi đôi với phúc lợi xã hội mà nguồn thu là mức thuế cao nhất thế giới: 51,6%.

Mặc dù mang gánh nặng tài chính, Phần Lan vẫn được coi là quốc gia hạnh phúc nhất trên trái đất, theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới của Liên Hợp Quốc năm 2018.

Ông Sahlberg nói rằng với quy mô nhỏ và dân số của đất nước (5,5 triệu người) cùng với tính đồng nhất về cấu trúc xã hội khá cao (đa số là một sắc tộc), "rõ ràng là để đưa ra nhiều khía cạnh thiết lập chính sách giáo dục và thực hiện cải cách có vẻ dễ dàng hơn so với các khu vực rộng lớn hơn, đa dạng hơn".
 
 
"Nhưng những yếu tố này tự chúng không thể giải thích tất cả những tiến bộ của nhiều thành tựu trong giáo dục Phần Lan," ông viết.

"Công bằng, trung thực, và công lý xã hội bắt nguồn sâu sắc trong cách sống của người Phần Lan. Mọi người có ý thức chia sẻ trách nhiệm mạnh mẽ, không chỉ cho cuộc sống của chính họ, mà còn cho cuộc sống của người khác."

"Nuôi dưỡng hạnh phúc của trẻ em bắt đầu trước khi chúng được sinh ra và tiếp tục trước khi chúng bắt đầu đi học ở tuổi lên bảy, và dịch vụ y tế công cộng có thể dễ dàng tiếp cận với mọi người trong suốt thời thơ ấu."

"Giáo dục công được coi là một lợi ích công cộng."
 
 
 
 

Năm mẹo hữu hiệu giúp tăng cường trí nhớ




Cho dù bạn có cho rằng mình thông minh đến thế nào đi nữa thì vẫn có thể có lúc bạn không thể nào tận dụng tối đa trí nhớ của mình.

Một loạt các cuộc khảo sát cho thấy đa số các sinh viên không dùng những phương pháp học tập đã được chứng minh là hiệu quả mà lại phí thời gian vào những phương pháp khác.

Một trong những lý do là bởi chúng ta thường nhận được rất nhiều thông tin trái ngược từ cha mẹ, thầy cô giáo và các nhà khoa học, do đó chúng ta không biết chắc điều gì có tác dụng và điều gì không.

May mắn là một công trình nghiên cứu mới được đăng trên một trong những tạp chí tâm lý hàng đầu đã tìm hiểu những quan niệm sai lầm nghiêm trọng nhất, đưa ra danh sách gồm năm chiến lược học tập phổ biến nhất và những cách thức áp dụng các chiến lược một cách hiệu quả hơn.


Chiến lược 1: Đọc lại



Học từ vựng mới? Chiến lược thông dụng nhất là đọc từ đó và nghĩa của nó cho đến khi nó ghi vào trong đầu. Không may là các nhà tâm lý học tin rằng cách làm đó quá thụ động, có nghĩa là đa số những thông tin mà chúng ta tiếp nhận không để lại ấn tượng gì.


Mẹo tăng cường trí nhớ: Đọc cách quãng


Đọc lại một cách thụ động có lẽ là phương pháp học kém hiệu quả nhất, nhưng đôi khi bạn có cảm giác là điều đó không tránh khỏi nếu như bạn cảm thấy bạn không nắm được nội dung cơ bản của các khái niệm.

Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện phương pháp này tốt hơn bằng cách quay trở lại những từ vựng hay kiến thức đó sau những khoảng ngắt quãng đều đặn.

Bạn có thể đọc một chương sách rồi đi làm việc khác và sau đó đọc lại sau một giờ, một ngày hay một tuần để giúp kích thích trí nhớ.

Một cách làm có ích nữa là tự chất vấn bạn hiểu đến đâu trước khi đọc trở lại - việc này sẽ giúp chuyển sự chú ý của bạn vào những phần bạn biết và không biết, giúp bạn tăng cường tập trung tư tưởng.

 

Chiến lược 2: Gạch chân và đánh dấu


Cũng giống như đọc lại, kỹ thuật học này đã gần như trở thành phổ quát.

Cách làm này cũng có lý: quá trình gạch dưới những từ và cụm từ quan trọng có thể giúp bạn 'kết nối' với thông tin nhiều hơn và nó sẽ giúp bạn sau này dễ dàng nhận ra hơn những đoạn văn quan trọng nhất.

Tuy nhiên, mặc dù phương pháp này có thể hiệu quả hơn là đọc thụ động, nhưng việc gạch dưới và nhấn mạnh thường không có tác dụng khi mà đa số sinh viên hoàn toàn thiếu cân nhắc khi đánh dấu gần như từng đoạn văn mà không có sự phân biệt.


Mẹo tăng cường trí nhớ: Hãy tạm dừng để suy nghĩ


Thay vào đó, các nhà khoa học đề xuất rằng bạn đọc hết một lần rồi sau đó đọc lại một lần nữa rồi mới đánh dấu những đoạn có liên quan.

Bằng cách buộc bản thân phải suy nghĩ cẩn thận hơn về từng điểm và tầm quan trọng của nó so với lập luận tổng thể, việc này giúp bạn xử lý vấn đề một cách chủ động hơn, và đó là điều có vai trò thiết yếu trong việc hình thành trí nhớ tốt hơn.

 

Chiến lược 3: Ghi chép những điểm cần chú ý


Hãy đến bất cứ giảng đường hay thư viện nào, bạn sẽ thấy các sinh viên đều ghi chép một cách có cân nhắc những thông tin quan trọng nhất vào vở.

Cũng giống như gạch dưới và nhấn mạnh, vấn đề nảy sinh khi bạn không cân nhắc thông tin nào nên ghi lại.

Sự háo hức quá mức - và xu hướng ghi lại bất cứ điều gì - có thể dễ dàng trở thành điều không tốt.


Mẹo tăng cường trí nhớ: Hãy cô đọng


Các thí nghiệm đã cho thấy các sinh viên càng dùng ít từ để diễn đạt ý tưởng trong vở của họ thì họ càng có khả năng ghi nhớ sau này.

Đây có lẽ là vì việc tạo ra bản tóm tắt và diễn giải buộc bạn phải suy nghĩ kỹ về phần trọng yếu của ý mà bạn muốn diễn đạt - và nỗ lực đó giúp củng cố nó trong trí nhớ của bạn.

Những phát hiện này cũng giải thích tại sao tốt hơn là bạn nên ghi chú bằng bút và giấy thay vì dùng máy tính cá nhân: viết tay thì chậm hơn là gõ trên bàn phím và buộc bạn phải cô đọng khi ghi chép.

 

Chiến lược 4: Tạo dàn bài


Nhiều giáo viên khuyến khích sinh viên phải có cái nhìn tổng quan về môn học mà họ đang học, đưa ra một bản tóm lược những điểm chính yếu cần phải học một cách lô-gíc và có tổ chức.

Đôi khi những đề cương này là do chính giảng viên soạn thảo, nhưng họ cũng khuyến khích sinh viên tự làm cho mình.


Mẹo tăng cường trí nhớ: Tìm kiếm mối liên hệ bên dưới


Những sinh viên được đưa cho đề cương thường học tốt hơn những người khác, các bằng chứng mới cho thấy, do nó cho phép họ biết được mối liên hệ phía dưới kết nối các chủ đề khác nhau lại với nhau.

Những nghiên cứu này chỉ ra rằng bắt đầu với đề cương khung trước khi học thường hiệu quả hơn rồi sau đó mới đi sâu vào chi tiết trong quá trình học.

Đương nhiên phần lớn việc học của chúng ta là độc lập mà không có sự hướng dẫn chính thức từ giáo sư - nhưng bạn có thể tự mình dễ dàng đưa ra đề cương gồm những gạch đầu dòng của một bài văn hay bài giảng.

Một lần nữa, cô đọng là chìa khóa: bạn cần phải tập trung vào cấu trúc của luận điểm thay vì bị lạc giữa các chi tiết, nếu bạn muốn thấy được mối liên hệ ở dưới và tận dụng tối đa mối liên hệ đó.

 

Chiến lược 5: Thẻ nhắc nhở



Tự kiểm tra giờ đây được xem là chiến lược học tập đáng tin cậy nhất, nhất là đối với những thông tin cụ thể, chi tiết - với rất nhiều bằng chứng rằng nó có thể củng cố trí nhớ. Ngay cả khi đúng như thế thì vẫn có những cách làm hiệu quả khác nhau.


Mẹo tăng cường trí nhớ: Coi chừng quá tự tin


Đa số mọi người đều chật vật trong việc xác định giới hạn tư duy của chính mình. Người ta thường tin rằng quyết định của bản thân mình là khôn ngoan hơn so với thực tế - và việc họ đánh giá về khả năng học hỏi cũng vậy.

Thật vậy, một nghiên cứu cho thấy người nào càng tự tin chừng nào về khả năng họ học một điều mới thì người đó càng ít có khả năng nhớ điều đó sau này.

Tất cả chúng ta đều coi nhẹ một thực tế là thật ra ta rất dễ dàng quên mất những kiến thức đã học.
Do đó việc sử dụng các thẻ ghi nhớ có thể sẽ phản tác dụng nếu bạn tin rằng một khi bạn có thể ghi nhớ được một thông tin nào đó thì nó sẽ ở trong đầu bạn vĩnh viễn - điều đó khiến bạn 'vứt bỏ' thẻ ghi nhớ trước khi thông tin đó được củng cố trong tâm trí mình.

Thay vào đó, sẽ có ý nghĩa hơn nếu bạn tiếp tục kiểm tra sau một thời gian dài, sau khi bạn nghĩ rằng mình đã biết được thông tin đó.


Dự thảo Luật An Ninh Mạng có nhầm giữa thực với ảo?- Tác giả Lê Nguyễn Duy Hậu




Nguyên tắc quản lý không gian mạng và người dùng internet đó chính là nguyên tắc tương xứng đời và ảo.

Tức là nếu một cá nhân có quyền và nghĩa vụ gì khi ở ngoài đời thật thì họ không được phép có nhiều hay ít quyền và nghĩa vụ hơn khi ở trên mạng. Mọi thứ phải như nhau.

Điều này có nghĩa là anh không có quyền núp đằng sau một nick ảo để phỉ báng một ai khác, cũng như không được phép lợi dụng không gian mạng để tiến hành lừa đảo.

Phỉ báng trên mạng hay phỉ báng ngoài đời thì cũng đều là phỉ báng. Trộm cắp ngoài đời hay trộm cắp trên mạng thì cũng là trộm cắp.

Điều này áp dụng tương tự cho quyền lực của Nhà nước và nghĩa vụ của công dân.

Nhà nước không có quyền đánh thuế người kinh doanh trên mạng internet cao hơn người kinh doanh ngoài đời thực.

Nhà nước cũng có nghĩa vụ phải đối xử với các chỉ trích trên mạng tương tự như họ đón nhận những phản biện ngoài đời. Đó là nguyên tắc.

Internet là một công cụ liên lạc, lưu trữ, thông tin. Đừng nhầm lẫn nó là một thế giới khác.

Phải hiểu được nguyên tắc đó thì mới thấy Dự thảo nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng đáng lo ngại thế nào.

Ở ngoài đời thật, không có một cơ chế nào cho phép Nhà nước thu thập thông tin (một cách hợp pháp và chính thức) liên quan đến những thứ được coi là tối riêng tư của công dân (sở thích, sở trường, thông tin sức khoẻ, thông tin tài chính, thói quen tìm kiếm, chat log), cũng như xâm phạm đến những tự do tuyệt đối của con người (quan điểm chính trị, niềm tin triết lý).

Ở ngoài đời thường, tất cả mọi tiếp cận hay hạn chế quyền công dân đều phải trải qua một tiến trình công bằng (due process) và nghiêm ngặt.

Chẳng hạn, công an muốn khám nhà thì bắt buộc phải có lệnh của toà án hoặc viện kiểm sát.

Cảnh sát muốn xâm phạm thư tín thì cần có trát tư pháp và do Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự quy định.

Những thông tin mà cảnh sát thu thập mà bất hợp pháp thì cũng không dùng làm gì được (nguyên tắc quả trên cây sâu).

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta lại đòi hỏi quy trình khắt khe như vậy và có lẽ chỉ có thời chiến với tình trạng khẩn cấp thì người ta mới cho phép lược bỏ những thủ tục đó vì sự sống còn của quốc gia.

Đọc vào những gì mà dự thảo nghị định đưa ra và soi chiếu với những nguyên tắc trên không khỏi khiến chúng ta phẫn nộ.

Cơ sở nào khiến Nhà nước nghĩ rằng họ có quyền tiếp cận những thông tin đó của người dân?

Quan điểm chính trị hay niềm tin cá nhân thì phục vụ gì cho việc bảo vệ Tổ quốc?

Vai trò của toà án và viện kiểm sát ở đâu để ngăn cản cảnh sát tiếp cận thông tin của người dân (mà còn hơn cả thông tin, đó có thể là đức tin và triết lý của họ)? Không một quy trình, không một trát lệnh.

Tất cả vỏn vẹn trong năm từ "phục vụ cho việc điều tra" rất mơ hồ và mông lung.

Nó khiến cho ta chỉ có thể đi đến một trong hai kết luận: hoặc chính quyền đã thực sự tuyên chiến chống một kẻ thù nào đó trên mạng internet, hoặc con người trên internet của ta không bằng con người ngoài đời thật của ta.

Dù là cách hiểu nào thì nó cũng đáng bị lên án.

Nó sẽ mở đường cho sự lạm quyền, theo dõi quần chúng, giám sát tư tưởng, hay tệ hơn là sự kiểm soát cá nhân mang tính thù ghét.

Và đã là con người thì không một ai muốn sống trong một đất nước như vậy.

Người dân có thể không tin vào lá phiếu bầu của mình nhưng đôi lúc họ có thể chọn bầu bằng đôi chân ra đi của mình, để đến với một thế giới tự do hơn.

Và khi không còn ai ở lại, đất nước tất nhiên cũng không còn ý nghĩa gì nữa.


Dế sẽ là thức ăn cho tương lai?







Bảo tàng Mỹ thuật Hoa Kỳ tại Washington DC







Nhà hát giao hưởng 1.500 tỉ: Cần nhưng không phải lúc này!







Hội luận: Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được trả tự do đến Mỹ







Blogger Mẹ Nấm: "Chắc chắn tôi sẽ không bao giờ lặng thinh!"







Blogger Mẹ Nấm đến Mỹ: "Tôi sốc khi gặp con trên máy bay"







Blogger Mẹ Nấm : Nhìn lại một chặng đường đấu tranh







Tin tức tiết lộ Hoàng gia Saudi có dính líu trong vụ một ký giả mất tích







Mẹ Nấm được tự do và đến Hoa Kỳ







Vụ Khashoggi trong quan hệ quốc tế







Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

Tàu Cộng hóa khùng vì bị TT Trump hành




Five years ago, China’s Xi Jinping rocked the Communist Party establishment by pledging to let markets play a “decisive role” in decision-making. Reformists rejoiced as President Xi signaled a revival of Deng Xiaoping’s pro-capitalism revolution.

Things haven’t gone as planned. First, Xi slow-walked steps to reduce China’s reliance on runaway credit, debt and an antiquated state sector. He prioritized short-term growth over long-term upgrades. And then Donald Trump came along to imperil both objectives.

Initially, Xi’s government figured the president was bluffing. Beijing’s calculation was that, sure, Trump might slap some tariffs on Chinese goods, but it’s a mere negotiating tactic—his “Art of the Deal” writ large. After all, past American presidents had often attacked China on the campaign trail—only to make nice while in office. Xi’s men held it together as Trump slapped taxes of 25 percent on steel and 10 percent on aluminum. They figured Trump’s initial attack on $50 billion of Chinese imports in June would satisfy Peter Navarro and other protectionist voices in the White House.

Hardly, as Xi’s team is realizing. If the extra $200 billion of levies Trump tossed Beijing’s way in September weren’t reality-check enough, Mike Pence’s Oct. 4 “we-will-not-stand-down” speech suggests 2019 could get even worse for Beijing.

Pence accused Beijing of trying to “malign” Trump’s credibility, of “reckless harassment” and of working to engineer “a different American president.” On both economic and military issues, Pence declared: “We will not be intimidated; we will not stand down.”

The vice president seemed to confirm that Trump’s trade war is more about tackling China than creating U.S. jobs. Worse, perhaps, taxing Beijing is shaping up to be a 2020 reelection strategy. Forget Russia, Pence suggested: China is the real election meddler. It “clearly laid down an official marker for a much more competitive and contentious new era of U.S.-China relations,” says China analyst Bill Bishop.

All this is throwing Xi’s domestic strategies into disarray—perhaps permanently.

Six months ago, Beijing was throttling ahead with “Made in China 2025,” a multitrillion-dollar effort to dominate the future of self-driving vehicles, renewable energy, robots and artificial intelligence. Party bigwigs were also planning festivities to commemorate the 40th anniversary of Deng’s reforms—and Xi’s steps to accelerate them.

Now, Xi’s undivided attention is on making this year’s growth numbers. Trump’s trade-policy grenades are sending a few too many market forces Beijing’s way for comfort. China’s currency is down 6.4 percent this year. Shanghai stocks are down 22.3 percent this year as JPMorgan Chase and other investment banks turn cautious despite China’s 6.7 percent growth.

The headwinds heading China’s way are unmistakable, particularly with Trump threatening to up the tariff ante to $505 billion. In August, export growth weakened to just under 10 percent from the previous month—crisis levels for a trade-reliant developing nation. Fixed-asset investment has stalled, falling to a record low in August. And the latest purchasing managers’ data from the government and Caixin at right at the 50-point mark—just a small step from contraction.

That’s unleashed a frantic push to keep China’s growth engine from crawling to a stop. Almost daily, Xi’s team rolls out new plans to cut taxes, boost business lending and ramp up infrastructure spending. Regulators are easing up on credit curbs and limits on property speculation. On Oct. 7, the central bank slashed the amount of cash lenders must set aside as reserves for the fourth time this year. It is as clear an admission as any that China’s 6.5 percent growth target is in trouble.

So are Xi’s designs of raising Deng’s upgrades to 11. In 1978, Deng set the most populous nation on a journey from impoverished backwater to surpassing Japan’s gross domestic product on the way to America’s. Deng replaced Maoist egalitarianism with meritocratic forces. He loosened price controls, decollectivized agriculture, allowed entrepreneurs to start businesses, welcomed foreign investment and morphed China into a global manufacturing juggernaut.

Xi’s Made in China 2025 gambit aimed to push the economy upmarket—making it more about tech companies like Alibaba and Tencent than sweatshops. Yet now Xi is engaged in all-hands-on-deck battle against Trump’s ploy to turn back the clock on China’s rising influence.

A key element of moving China beyond boom-and-bust cycles and making growth more productive is tackling dueling bubbles in credit, debt and property prices. That means increasing transparency, policing an out-of-control $20 trillion shadow-banking sector and dropping support for state-owned enterprises to create a vibrant private sector. Such upgrades will necessitate slower growth—5 percent or below.

Yet they are now largely on hold. Xi reverting to the stimulus-at-all-costs playbook that got China into financial hot water is a worrisome bookend for the Deng revolution. Xi is ensuring that when China’s debt-excess reckoning comes, what economists call a “Minsky moment,” it will be bigger, more spectacular and more globally impactful. If you thought the “Lehman shock” of 2008 was scary, wait until the No. 2 economy with $14 trillion of annual output goes off the rails.

Beijing is well aware of its plight—and the air of panic and paranoia is manifesting itself in bizarre ways.

The disappearance of a beloved actress, the detention of an Interpol bigwig and the visa troubles of a Western journalist wouldn’t normally be big concerns for economists. But there’s nothing typical about the lengths to which China is going to fend off Trump’s escalating trade war.

The first narrative involves “X-Men” star Fan BingBing, who resurfaced last week after vanishing from public view. She was detained for alleged tax evasion and ordered to cough up $129 million. Yet her case was a stark reminder about something else: Xi’s paranoia about capital outflows as wealthy mainlanders spirit their fortunes abroad.

The second concerns Meng Hongwei, the Chinese head of Interpol who went missing last month. Meng is being investigated for bribery. Yet Xi’s heavy-handed tactics highlight the lengths to which the Communist Party will go to maintain absolute control over its subjects, even those on the world stage. Couldn’t Interpol deal with any credible allegations in-house? It hardly helps that Xi’s anti-graft drive often seems more about sidelining rivals than cleansing the system.

The third narrative relates to Hong Kong-based Financial Times Editor Victor Mallet, whose visa renewal was just rejected. Mallet is vice president of the Foreign Correspondents’ Club, which in August enraged Xi by hosting a pro-Hong Kong independence speaker. It may be the latest sign of Chinafication in a city that once stood as a financial green zone for investors tapping the mainland market.

Taken together, these plotlines make a mockery of Xi’s market-forces pledge. Rather than creating a predictable rule of law on which trusted economies thrive, Xi’s China is regressing in ways sure to chill foreign investment. This imperils his efforts in the Trump era to portray China as a credible power ready to fill the global leadership void. Xi is engaged in his own Trumpian battle against the media—even outside the mainland—and going after high-profile rivals.

Trump doesn’t get all the blame. If Xi had worked with Deng-like determination to recalibrate growth engines and wean China off exports, the economy would be less vulnerable to Trump’s attacks. By certain metrics, meantime, Xi, is dragging China backward. Its press-freedom ranking from Reporters Without Borders worsened to 176th, three notches below 2013.

Irony abounds, of course. Earlier this year, Xi persuaded the party to effectively make him president for life rather than the traditional 10 years. Past U.S. presidents would’ve condemned the power grab; Trump was all compliments. Yet the stronger Xi becomes, the more he clamps down on the media and dissenting voices needed to police the government and corporate titans.

Nor has Xi addressed a central paradox: how China increases innovation while walling off innovators from Google, Facebook and the big debates of the day. Those market forces Xi pledged to heed are coming from Silicon Valley, too. While Trump complains about fake news, Xi’s China has a “fake reform” problem, says Wang Yiming, deputy director of the State Council Development Research Center.

A propensity for own-goals, too. Case in point: allegations that China’s government inserted tiny spying chips into smartphones and other devices. Might that troll Trump to retaliate further? “Conflict with China over trade, investment, technology and geopolitical dominance will only escalate,” says analyst Arthur Kroeber of Gavekal Research in Beijing.

That’s likely to further reduce China’s appetite for risk. Since Xi’s legitimacy is predicated on rapid growth, he’s likely to punt Deng 2.0 forward. It follows that the faster China grows over the next 12 months, the less reforming Xi’s men are doing behind the scenes.

Trump’s reign, unfortunately, may just enable Xi’s impulses. For decades, America’s grand strategy once was to usher China gently into the community of developed nations. That seems to be gone now, trumped by a U.S. leader for whom “trade” is a four-letter word.