khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Obama Theo Đuôi Họ Tập? - Tác giả Trần Khải



Đó là cái nhìn từ nhiều chuyên gia Hoa Kỳ: Tổng thống Barack Obama phản ứng quá chậm, và trật chìa, nên đã cho Trung Quốc nắm ưu thế ở Biển đông. Kể cả thương mại.

Trong một bài viết hôm 9-12-2015 trên tờ The Hill, hai chuyên gia Curtis Ellis và Peter Navarro cho rằng Obama làm cho Mỹ mất ưu thế Biển Đông.

Khi Obama thuyết phục dân Mỹ về Hiệp định Thương mại Tự do Xuyen Thái Bình Dương TPP, Obama nói rằng nếu Mỹ không viết ra quy luật kinh tế thế giới, Trung quôc sẽ giành làm chuyện đó.
Nhưng rồi, TPP không kềm chế gì Trung Quốc cả, và thực sự lại giúp TQ “viết ra luật chơi.”

Các chuyên gia nói rằng TPP sẽ là chính sách mở cửa, để TQ lôi kéo các láng giền thân hơn vào quỹ đaọ, lập liên minh làm suy yếu ảnh hưởng Mỹ ở Thái Bình Dương, và củng cố sức mạnh TQ về quân sự, kinh tế và ngoaị giao.

TQ đã đầu tư nhiều tỷ đô la vào Việt Nam để sẽ từ VN xuất cảng hàng sang Mỹ, và dùng lợi tức này củng cố sức mạnh trong khu vực, cả sức mạnh mềm lẫn cứng.

Tạp chí Forbes viết rằng đầu tư TQ gây bất mãn dân điạ phương tới nổi hàng trăm ngàn công nhân đình công và biểu tình năm 2011.

TQ không chỉ xuất cảng sang Mỹ hàng làm từ VN, mà còn từ TQ. TQ sẽ xây cơ xưởng ráp xe tại VN, với phụ tùng xe sản xuất từ TQ, và xuất cảng từ VN sang Mỹ theo hiệp định ưu đãi TPP.

Hai tác giả nhận định như trên là: Curtis Ellis là giám đốc điều hành hội bất vụ lợi American Jobs Alliance, và Peter Navarro là giáo sư môn kinh doanh ở University of California-Irvine và là tác giả một số tác phẩm về kinh doanh ở TQ.

Than ôi, Obama muốn cho ai chết chìm ở Biển Đông đây?

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận rằng Nga có lập trường mơ hồ về Biển Đông.

Bản tin VOA viết:

“Không như Hoa Kỳ, điện Kremlin không bày tỏ quan điểm dứt khoát và rõ rệt về vụ tranh chấp Biển Đông, bất chấp chính sách xoay trục sang hướng Đông của Moscow, theo quan điểm của ông Ian Storey, một nhà nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á ở Singapore.

Trong một bài viết tải lên trang mạng của tạp chí Eurasia, nhà nghiên cứu này cho rằng có hai lý do về hướng tiếp cận không thu hút nhiều sự chú ý của điện Kremlin, đó là Nga không phải là một bên có quyền lợi gắn liền với Biển Đông, và lý do thứ nhì là bởi vì Moscow không muốn làm mích lòng hai đối tác chủ yếu của mình tại Đông Á và Đông Nam Á, là Trung Quốc và Việt Nam, hai nước đều tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

Lập trường chính thức của Nga về cuộc tranh chấp Biển Đông cũng tương tự như lập trường của nhiều quốc gia khác. Đó là Moscow không nghiêng về bên nào, mà cổ vũ cho việc giải quyết vụ tranh chấp một cách hoà bình, và kêu gọi các bên tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – UNCLOS. Moscow cũng hậu thuẫn việc thi hành Tuyên bố về cách Ứng xử trên Biển đã đạt được giữa ASEAN và Trung Quốc vào năm 2002.

Giáo sư Ian Storey lưu ý rằng cũng như Trung Quốc không công khai ủng hộ Nga về vấn đề Ukraine, khi bỏ phiếu trắng tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng Ba năm 2014, Moscow cũng không công khai ủng hộ Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông vì lo ngại sẽ làm tổn thương quan hệ Việt-Nga, mặc dù Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov từng đồng ý với quan điểm của Trung Quốc rằng vấn đề này nên được giải quyết giữa các bên tranh chấp với nhau, không có sự can thiệp từ bên ngoài - ám chỉ Hoa Kỳ.

Không như Washington, Moscow không đặt nghi vấn về tính chính đáng của đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông theo cái gọi là 'đường 9 đoạn' bao trùm 80% diện tích Biển Đông....”(ngưng trích)

Hóa ra, Hà Nội cũng không mong hỗ trợ gì từ Nga.

Mặt khác, bản tin RFI cho biết máy bay Sukhoi của Nga tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông...

Bản tin RFI viết:

“Sau các cuộc thương thuyết kéo dài nhiều năm, Nga cuối cùng đã chấp nhận bán cho Trung Quốc chiến đấu cơ tối tân Su-35 và như vậy sẽ giúp cho Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện quân sự tại Biển Đông.

Tuy phía Trung Quốc chưa chính thức xác nhận, nhưng theo thông tấn xã Itar-Tass của Nga, Matxcơva đã hoàn tất việc thương thuyết về hợp đồng bán 24 chiếc Su-35 cho Bắc Kinh trong vòng 3 năm kể từ năm 2016. Hợp đồng trị giá 2 tỷ đôla này cũng bao gồm việc chuyển giao công nghệ mà Trung Quốc đang rất cần để phát triển thế hệ vũ khí mới...

...Mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga sẽ có lợi cho Bắc Kinh ở ba điểm. Thứ nhất, với loại phi cơ này, tầm hoạt động của không quân Trung Quốc trên Biển Đông sẽ được mở rộng rất nhiều. Su-35 có thể cất cánh từ các phi đạo ngắn, cho nên có thể được triển khai trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng.

Thứ hai, Su-35 hoàn toàn có đủ khả năng đối đầu với chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ, dự trù được triển khai ở Biển Đông. Đặc biệt hệ thống radar trên Su-35 có thể phát hiện các chiến đấu cơ phản lực trong phạm vi 400 km và phát hiện các máy bay tàng hình như F-35 trong phạm vi 90 km. Chưa kể là Su-35 có thể mang theo tới 14 vũ khí, bao gồm cả các tên lửa tầm xa.

Thứ ba, với hợp đồng mua Su-35, Trung Quốc sẽ tiếp nhận được những công nghệ cao cấp về radar và động cơ của loại máy bay này, để sử dụng cho việc chế tạo các chiến đấu cơ nội địa mới, cũng như cải tiến loạt phi cơ J-, nhất là hai chiến đấu cơ J-11 và J-16, hai loại phi cơ được chế tạo dựa theo chiếc Su-27, mà Trung Quốc đã mua của Nga từ năm 1996.

Như vậy có thể nói là Su-35 có thể sẽ giúp không quân Trung Quốc chiếm ưu thế ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương nói chung.”(ngưng trích)

Than ôi, trong khi Obama chậm chân, làm Biển Đông kẹt trăm bề, Tàu và Nga lại quậy đủ thứ.

Thế là mệt!!!!!





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét