khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

"Đổi mới giáo dục của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao"





Kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định.

Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn vừa được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

Hoàn thành việc xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những yêu cầu của Quốc hội với ngành giáo dục

Bộ trưởng Nhạ cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc học từng bước được cải thiện, nâng cao. Năm 2017, ngành giáo dục đã chính thức hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Tỷ lệ trẻ mầm non được đến trường tăng, trẻ em vùng dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1, trẻ em khuyết tật được tạo điều kiện chăm sóc, giáo dục.


Công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được các địa phương đặc biệt quan tâm, công tác đảm bảo an toàn cho trẻ về thể chất được các địa phương cơ bản thực hiện nghiêm túc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề nghị và được Chính phủ đồng ý miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thực hiện từ năm 2018 nhằm giúp trẻ mầm non có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội đến trường.

Bộ trưởng đánh giá, chất lượng giáo dục phổ thông tiếp tục được nâng lên. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn để các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; rà soát giảm các cuộc thi, hội thi để giảm áp lực đối với giáo viên, học sinh.

Báo cáo của Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ đã ban hành các quy định nhằm chấn chỉnh và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, sau đại học


Vẫn trong phần kết quả, Bộ trưởng cho biết, công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học được chú trọng. Tính đến ngày 15/4/2018, đã có 248 cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng, trung cấp sư phạm hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

Đáng chú ý, 4 trường đại học đã được hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học của Pháp (HCERES) công nhận đạt chuẩn kiểm định trường đại học. 2 trường được đánh giá theo tiêu chuẩn của mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á. 5 trường có tên trong danh sách những trường tốp đầu của châu Á, 3 trường được gắn 3 sao bởi QS-Stars.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng đánh giá, công tác xây dựng xã hội học tập đã có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên tiếp tục được củng cố, phát triển.

"Kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao", Bộ trưởng báo cáo Quốc hội.

Bộ trưởng cho biết, ngày 15/3 /2018, Ngân hàng Thế giới đã ra thông cáo báo chí, theo đó khẳng định, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Trung Quốc và Việt Nam (hai quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục). Đây là một thành tựu lớn của khu vực và có thể trở thành những bài học kinh nghiệm quan trọng cho các quốc gia khác trên thế giới.
Sau nhiều kết quả, báo cáo dành một dung lượng nhỏ để nói về một số tồn tại hạn chế cần khắc phục.

Như, công tác quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương còn chưa phù hợp, chưa quan tâm đến yếu tố đảm bảo chất lượng khi dồn dịch các trường. Thiếu trường, lớp ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các trường mầm non. 


Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để, tiến độ thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chưa đảm bảo theo lộ trình đề ra. Cơ sở vật chất, trường lớp học, trang thiết bị dạy học nhiều nơi còn thiếu hoặc bị xuống cấp; công tác xã hội hóa giáo dục chưa thực sự hiệu quả.

Vẫn còn tình trạng "lạm thu", "bạo lực học đường" xảy ra ở một số cơ sở giáo dục; việc thực hiện tự chủ đại học chưa gắn liền với đổi mới quản trị nhà trường, số lượng cơ sở đào tạo được tự chủ toàn diện chưa cao; tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làm còn nhiều.

======

Seven Out of 10 Top School Systems Are in East Asia Pacific But More Needs to be Done, World Bank Says


JAKARTA, March 15, 2018 – The East Asia and Pacific region has seven of the top ten performing education systems in the world, with schools in China and Vietnam showing significant progress, according to a new World Bank report released today. This is a major accomplishment that offers important lessons to countries around the world. In the rest of the region, however, up to 60 percent of students are in under-performing schools that fail to equip them with the skills necessary for success.

Growing Smarter: Learning and Equitable Development in East Asia and the Pacific argues that improving education is necessary to sustain economic growth and highlights the ways that countries in the region have been able to improve learning outcomes. Drawing on lessons from successful education systems in the region, it lays out a series of practical recommendations for key policies that promote learning so that students acquire foundational skills in reading and math, as well as more complex skills that are needed to meet future labor market demands.

Providing a high-quality education to all children, regardless of where they are born, isn’t just the right thing to do. It’s also the foundation of a strong economy and the best way to stop and reverse rising inequalities,” said Victoria Kwakwa, World Bank Vice President for East Asia and Pacific.

A quarter of the world’s school-age children – some 331 million– live in East Asia and the Pacific. Up to 40 percent of them attend school in education systems whose students are ahead of the average students in OECD countries. These schools are not only in wealthy countries such as Singapore, Korea and Japan, but also in middle-income countries such as China and Vietnam. And, as the report highlights, student performance isn’t necessarily tied to a country’s income level. By age 10, for example, the average Vietnamese student outperforms all but the top students in India, Peru and Ethiopia.

But many countries in the region are not getting the results they want. In Indonesia, for example, test scores showed students were more than three years behind their top-performing peers in the region. In countries such as Cambodia and Timor-Leste, one-third or more of second graders were unable to read a single word on reading tests.

Another key finding of the report is that across the region, household incomes do not necessarily determine children’s educational success. In Vietnam and China (Beijing, Shanghai, Jiangsu and Guangdong provinces), for example, students from poorer households do as well, if not better, in both math and science, as compared to average students in the OECD.

In Mongolia, the government spends 4.6% of its GDP on education – a relatively high rate compared to the regional countries. However, most of this spending is allocated to recurrent expenses while capital investment such as books and educational equipment shown to have more impact on improving learning outcomes overall is one of the lowest in the region. Mongolia is also among countries which does not participate regularly in globally comparable standardized tests making it difficult to benchmark Mongolian students’ learning outcomes against comparator countries.
Effective policies for the selection, motivation, and support of teachers as well as sound practices in the classroom are what determine how much students learn. For policymakers looking to improve their school systems, allocating existing budgets efficiently, coupled with strong political commitment, can make a real difference in the lives of children across the region,” said Jaime Saavedra, the World Bank’s Senior Director for Education.

The report lays out concrete steps for improving learning for lagging systems in the region and beyond, starting with ensuring that institutions are aligned so that objectives and responsibilities across the education system are consistent with each other. The report also urges a focus on four key areas: effective and equity-minded public spending; preparation of students for learning; selection and support of teachers; and systematic use of assessments to inform instruction.

The report found that top-performing systems spend efficiently on school infrastructure and teachers, have recruitment processes to ensure the best candidates are attracted into teaching, and provide a salary structure that rewards teachers with proven classroom performance. It also found that schools throughout the region increased preschool access, including for the poor, and have adopted student learning assessment into their educational policies.

The report complements and builds on the World Bank’s World Development Report 2018: Learning to Realize Education’s Promise, which was released in September 2017 and found that without learning, education will fail to deliver on its promise to eliminate extreme poverty and create shared opportunity and prosperity for all.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét