Mahathir Mohamad vừa trở thành nhà lãnh đạo quốc gia lớn tuổi nhất thế giới, sau khi đánh bại học trò năm xưa của mình, Najib Razak.
Chiến thắng bất ngờ của phe đối lập trong một cuộc đua đầy kịch tích đã làm khuấy động chính trường Malaysia vốn bị thống trị bởi liên minh Barisan Nasional suốt 60 năm qua.Nhưng chiến thắng này - cho cả một niềm tin vào nền dân chủ Malaysia - có ý nghĩa gì với khu vực?
Mahathir 'phân biệt' Trung Quốc?
Phe chỉ trích thường chỉ trích chính quyền cũ của ông Najib là "bán" Malaysia cho Trung Quốc. Một báo cáo tháng trước cho thấy một trong những nước châu Á hưởng lợi nhất từ đầu tư Trung Quốc.
Nhưng Mahathir cho thấy ông có một quan điểm khác về Trung Quốc.
Ông từng cho rằng người Malay gốc Hoa đã làm lu mờ tiềm lực kinh tế của người Malay Hồi giáo - người chủ thực sự của Malaysia.
Ông còn có một số bình luận bị đánh giá là phân biệt chủng tộc đối với người gốc Hoa.
"Người Malay có khuynh hướng tinh thần, khoan dung và dễ dàng. Người không Mã Lai, và đặc biệt là người Trung Quốc, có tính chất vật chất, hung hăng và tham công tiếc việc," Mahathir viết trong quyển The Dilemma Malay.
"Nhiều người không thích sự đầu tư của Trung Quốc. Chúng tôi muốn dành việc đó cho người Malaysia. Chúng tôi muốn bảo vệ quyền của người Malaysia. Chúng tôi không muốn bán nhiều phần của đất nước này cho các công ty nước ngoài sẽ phát triển thành phố," Mahathir nói trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tháng Tư, theo Bloomberg.
Phải bảo vệ chủ quyền Malaysia ở Biển Đông
Tại buổi họp báo hôm 10/5, Mahathir nói ông ủng hộ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc nhưng Malaysia có quyền thương thảo lại một số thỏa thuận với Bắc Kinh nều cần thiết.
"Chúng tôi không có vấn đề vì với sáng kiến đó, trừ việc chúng tôi không muốn thấy quá nhiều tàu chiến trong khu vực này vì tàu chiến chỉ kéo thêm các tàu chiến khác vào," Mahathir nói.
"Chúng tôi phải đảm bảo tiếng nói của chúng tôi vì Malaysia có đảo trong khu vực và điều này là điều chúng tôi phải duy trì," Mahathir về tuyên bố về vấn đề tranh chấp biển đảo của Trung Quốc ở Biển Đông cũng trong buổi phỏng vấn với Bloomberg hồi tháng Tư.
Chính phủ của ông Najib Razak đã thu hút rất nhiều tỷ USD đầu tư từ Trung Quốc và câu chuyện 'tiền Trung Quốc' (Chinese money) trở thành vấn đề tranh cử thời gian qua.
Với Việt Nam, Malaysia cũng có một số tranh chấp chủ quyền ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Mahathir đã thay đổi?
Mahathir từng là thủ tướng Malaysia trong suốt 22 năm, từ 1981 cho đến 2003. Sau khi đánh bại thủ tướng đương nhiệm Najib, Mahathir giữ vững thành tích bất bại.
Ông từng được biết đến là một nhà lãnh đạo nóng nảy, quyết đoán, và không khoan nhượng với giới bất đồng chính kiến, nhưng ông đã khiến Malaysia từ một đất nước bị lãng quên trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại.
Mahathir không ngại chỉ trích Anh và Mỹ và cũng từng gây tranh cãi, khi nói lúc sắp về hưu rằng người Do Thái thống trị thế giới nhờ tay kẻ khác.
Ông cũng từng có lời qua tiếng lại với cố lãnh đạo Singapore, Lý Quang Diệu.
Luôn biết thay đổi
Nhưng giờ, sau khi tái xuất với tư cách lãnh đạo phe đối lập, Mahathir có thể đã khác?
Trong một bài đăng hồi tháng Một, ông thừa nhận một số sai lầm trong quá khứ.
"Nhìn lại thì, tôi nhận ra vì sao, khi còn là thủ tướng tôi bị mô tả là một kẻ độc tài. Có rất nhiều thứ tôi làm đúng là rất chuyên chế," Mahathir viết.
Điều chắc chắn là ông Mahathir tỏ ra rất khôn ngoan và biết thay đổi.
Chẳng hạn như quan hệ từ bạn thành thù rồi lại là đồng minh của ông Mahathir Mohamad với cộng sự cũ, Anwar Ibrahim.
Khi là Phó thủ tướng, ông Anwar Ibrahim bị tù (lần đầu trong thập niên 1990) vì các cáo buộc tình dục mà ông và gia đình nói là "được tạo dựng cho mục tiêu chính trị".
Năm 2016, hai người gặp lại nhau lần đầu sau 18 năm và ông Mahathir xây dựng một liên minh chính trị với bà Wan Azizah Ismail, vợ của ông Anwar Ibrahim.
Đảng PKR của bà Wan Azizah thuộc liên minh vừa thắng cử của ông Mahathir.
Ông Mahathir nay hứa sẽ làm mọi cách để ông Anwar sau khi ra tù vào tháng tới sẽ được Quốc vương khoan hồng để có thể tham gia chính trị, và thành người kế nhiệm ông trong hai năm tới.
Về thủ tướng vừa mất chức, Rajib Nazak, có tin nói tân chính phủ sẽ mở các cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét