khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Ăn tiền nói chuyện vu vơ(*): Nguyễn Cao Kỳ nói về Hòa hợp Dân tộc vào năm 2010 - Nguồn: Tin Việt Nam




Phóng viên (PV): Đã 35 năm sau sự kiện 30 tháng Tư, những người ở lại và cả những người ra đi đã nói nhiều, làm nhiều việc cho mục tiêu hòa hợp dân tộc, hàn gắn lòng người. Ông đánh giá thế nào những nỗ lực chúng ta đã làm?
 
Ông Nguyễn Cao Kỳ (NCK): Tôi nghe dư luận và có cảm tưởng vẫn còn có khoảng cách giữa nói và làm. Cuối năm vừa rồi, Hội nghị Việt kiều đã thu hút mấy ngàn người về dự. Trả lời phỏng vấn báo chí, nhiều vị đều bày tỏ mong muốn sớm hòa hợp. Điều đó có nghĩa mặc dù chính quyền đã cố gắng, nhưng ở đâu đó vẫn chưa thực sự tích cực.

PV: Việc tích cực hàn gắn như ông vừa đề cập, cần được hiểu thế nào?

NCK: Phải từ hai phía, nhưng cái chính vẫn phải từ phía những người trong nước. Chúng ta có thực sự muốn làm và tích cực làm hay không …

Nói về đoàn kết toàn dân tộc tôi có cảm giác dân tộc mình mỗi lần bị đe dọa đến vận mệnh thì lại đoàn kết. Thời xưa, chống giặc ngoại xâm phương Bắc thời nay đánh Tây, đánh Mỹ là tự khắc cả dân tộc đoàn kết và chiến thắng. Nhưng khi thắng rồi không hiểu làm sao mà tình cảm lại không được như trước.

PV: Chẳng phải Nhà nước đã có rất nhiều những động thái tích cực đó sao? Quyết định dân sự hóa Nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũ là một minh chứng rõ rệt cho thấy thiện chí của những người trong nước. Và còn có chính sách cho bà con Việt kiều về nước mua nhà hay chương trình gặp gỡ Việt kiều hàng năm…?

NCK: Tôi cho rằng đó là những động thái tích cực. Chẳng hạn như để có được quyết định dân sự hóa nghĩa trang cũng phải mất nhiều năm trời. Ngay khi trở về quê hương tôi cũng đã đề cập chuyện ứng xử với nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũ với các vị lãnh đạo của Việt Nam…

Tôi còn nêu ý tưởng tổ chức đại lễ cầu siêu chung cho những người tử trận không phân biệt bên này hay bên kia, làm thật trang trọng mỗi năm và thông báo rộng rãi cho bà con đang sống trong cũng như ngoài nước biết. Nếu trong số những người về dự, có cả một số cựu chiến binh từng ở bên kia chiến tuyến thì không gì hay bằng.

Thử hỏi có người dân Việt Nam yêu nước nào muốn chia rẽ đất nước không? Có ai muốn rằng người Việt giữ mãi hận thù với nhau không?

Theo tôi chỉ khi nào vượt qua được suy nghĩ hẹp hòi thì chúng ta sẽ làm được. Khi ấy vị thế của Việt Nam được nâng lên tầm cao khác. Tự khắc lòng người xích lại với nhau và sẽ không còn phải mất nhiều thời gian bàn chuyện hàn gắn hay hòa giải nữa.

PV: Ông suy nghĩ như thế nào về việc Nhà nước quyết định dân sự hóa nghĩa trang quân đội cũ?

NCK: Tôi đã ghé thăm nghĩa trang này trước đây còn hoang vắng nhưng giờ đây đã sạch sẽ quang đãng rồi, mọi người được ra vào tự do. Ở đó vẫn còn giữ được 16 ngàn ngôi mộ tử sĩ.

Lịch sử là lịch sử, ngày 30/4 giờ là một sự kiện lịch sử. Việc ứng xử không còn hận thù với những người từng đứng phía bên kia chiến tuyến như thế nào được bên ngoài quan sát để đánh giá cách hành xử văn minh hay không. Cho dù bên này hay bên kia, chết là hết, còn hận thù chi nữa, họ cần được coi sóc chu đáo.
 
PV: Ông có thừa nhận một thực tế là chúng ta có thể xóa bỏ hận thù để bắt tay làm bạn với những nước đã từng xâm chiếm chúng ta, vậy mà việc hàn gắn người Việt với người Việt với nhau xem ra lại mất nhiều thời gian hơn thế?

NCK: Theo tôi, cả hai phía vẫn có thiểu số còn quá nặng về dĩ vãng, chưa có tầm nhìn về tương lai. Một người không biết nhìn về tương lai, thì họ chỉ còn sống và ôm dĩ vãng. Mà như vậy thì tư duy của họ vẫn mãi bị ám ảnh bởi những chuyện hận thù, chủ nghĩa hay phe phái. Chúng ta phải thực tế nhìn vào điều này: muốn hòa hợp thì rất không nên nói nhiều mà phải làm.

PV: Liệu có cách gì để chúng ta không còn phải mất thêm thời gian cho việc hòa hợp, hàn gắn với đa số những người Việt ở bên ngoài đất nước?

NCK: Chuyện quốc gia cũng giống như trong một gia đình. Những việc chung thì cần đánh tiếng để mọi người xúm tay vào làm. Tôi nghĩ đối với đa số người Việt ở bên ngoài thì sẵn lòng góp sức cùng trong nước. Với đất nước có gì phải ngại ngần. Vấn đề là họ cần được thông tin đầy đủ về tình hình và những nhu cầu thực sự mà nhà nước đang cần sự góp sức của họ.

Hòa hợp dân tộc sẽ tập hợp được sức mạnh. Cứ đặt lợi ích dân tộc lên trên thì chúng ta tự khắc biết phải ứng xử thế nào cho hợp lẽ.

Nhưng khi đã kêu gọi thì cũng phải tạo điều kiện thoải mái cho người ta về. Lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau.
 
PV: Theo ông, 35 năm có quá dài cho việc hòa hợp dân tộc, hàn gắn lòng người?

NCK: Để tìm được sự đồng thuận trong những vấn đề nhạy cảm như vậy thường không mấy dễ dàng. Tuy nhiên cứ đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu thì ta sẽ biết phải làm thế nào tốt nhất. Việt Nam bây giờ đã là một rồi. Đứng trước tương lai của đất nước, chúng ta phải sớm xóa bỏ hận thù và đoàn kết lại. Cuộc chiến tranh khốc liệt đã khiến cả triệu người ở cả hai bên chiến tuyến hy sinh, thì đó là một chuỗi oán thù chồng chất, không phải chỉ ở một phía. Chỉ có hòa hợp dân tộc mới giải quyết được vấn đề.
 
 
==================

(*) CSVN ĐÃ ĐÃ DỤ DỖ ÔNG NGUYỄN CAO KỲ VỀ NƯỚC NHƯ THẾ NÀO ? (Trích trong tập Hồi Ức Trịnh Xuân Thanh sẽ do Hiếu Bùi – Sinh Coong phát hành trong thời gian tới)

Chuyện ông Nguyễn Cao Kỳ về nước ngày 14/01/2004 đã làm xáo động cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là những người của VNCH trước 1975.

Người đầu tiên ông Kỳ gặp ở Việt Nam là ông Võ Viết Thanh lúc đó là Trung tướng, Tổng cục trưởng tổng cục An ninh.

Ông Võ Viết Thanh trước đây làm chủ tịch UBND thành phố HCM và nổi tiếng trong vụ Minh Phụng.

Có 1 ông trưởng phòng của 1 Ngân hàng nhà nước tại Sài gòn đã về hưu kể với tôi là Minh Phụng muốn vay được tiền của Ngân hàng lúc đó thì phải chi cho ông Võ Viết Thanh 15%.

Khoản nợ Minh Phụng vay của ngân hàng theo báo chí nêu ra là 6.000 tỷ tức là ông Thanh này có ít nhất 900 tỷ tiền hồi đó 1991-1997.

Thực hư không biết thế nào nhưng Ông Võ Viết Thanh được điều ra Bộ Công An làm Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh còn ông Minh Phụng thì đi ngủ với giun.

Ông Nguyễn Cao Kỳ về nước là để hoàn tất Nghị quyết 36 của Đảng về vấn đề Người Việt Hải Ngoại khi Bộ chính trị thấy được dòng tiền kiều hối là tài nguyên vô hạn nếu biết khai thác tốt.

Trung ương đảng biết rõ tướng Nguyễn Cao Kỳ là 1 vị tướng liêm khiết và chống cộng đến cùng, nên nếu lôi kéo được ông Kỳ về nước là thành công rất lớn và tiếng nói của ông Kỳ sẽ như 1 chiếc máy bơm để bơm Kiều hối về Việt Nam.

Không phải dễ dàng tìm được người nói chuyện với ông Kỳ và thuyết phục ông ấy về nước và Trung ương đảng đã nghĩ ngay đến bố tôi là ông Trịnh Xuân Giới.

Sở dĩ Trung ương đảng chọn bố tôi vì họ biết bố tôi có 1 người anh ruột cùng cha khác mẹ đi vào Nam 1954 đó chính là Ông Trịnh Xuân Ngạn – trước đây là Chánh án Pháp viện tối cao của VNCH.

Bác Ngạn tôi lại có người con Trai là Trịnh Xuân Thuận, một nhà thiên văn học nổi tiếng đang sống tại Pháp và mối quan hệ giữa bác Ngạn tôi và ông Nguyễn Cao Kỳ thời VNCH là rất tốt.

Trưởng ban dân vận Trung ương lúc đó là ông Nguyễn Minh Triết tức Sáu Phong đã vội vàng đưa bố tôi về làm Phó ban dân vận Trung Ương để thực hiện nhiệm vụ này.

Ông Sáu Phong vừa dốt nát lại vừa tham nên Trung ương đảng biết là cỡ như ông Sáu Phong mà sang Mỹ thì ông Kỳ sẽ không bao giờ tiếp.

Bố tôi sang Mỹ không phải với tư cách là lính của ông Sáu Phong mà với tư cách là trợ lý của nhà ngoại giao Nguyễn Đình Bin.

Sau mấy lần trò chuyện với anh tôi là ông Trịnh Xuân Thuận thì ông Nguyễn Cao Kỳ đồng ý gặp bố tôi ông Trịnh Xuân Giới với tư cách là người đồng hương ở bên kia chiến tuyến.

Ông Kỳ khăng khăng nói, sang đây chơi thì chơi vui thôi, còn các ông đừng hòng dụ tôi về để bắt tôi.

Nhưng như người ta nói “Mưa dầm thấm sâu“ và “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền“. Cuối cùng ông Nguyễn Cao Kỳ cũng chấp nhận về nước với cái giá 50 triệu đô la.

Trung ương đảng xác định bỏ ra 50 triệu đô để mỗi năm thu về hơn 10 tỷ đô thì quá lãi, còn lãi gấp ngàn lần so với buôn vũ khí và heroin.


 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét