khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Nước tuy nhỏ nhưng "danh" vang?







Quý vị thử hình dung, bên trong một căn nhà gạch bình thường, trên một con phố ở tây Sydney bình thường, lại có thể chứa hàng trăm ngàn đô la giá trị cần sa. Hàng trăm người đàn ông và phụ nữ trẻ Việt Nam đã rời quê hương ở Hải Phòng để đến Úc và trồng cần sa. Đó là bởi vì, chỉ trong vài tuần, họ có thể kiếm được gấp 10 lần mức lương trung bình của người Việt Nam.

Quý vị chắc chắn đã từng chạy lướt qua một ngôi nhà trồng cần sa, chỉ có điều nếu nhìn từ bên ngoài thì sẽ không có cách nào biết được. Nhưng lực lượng cảnh sát đã biết được và họ đã cho bố ráp một trong những hộ trồng cần sa ở khu vực Nam Sydney.  

Điều đầu tiên mà lực lượng cảnh sát phát hiện ngay khi bước vào căn nhà là mùi của cần sa rất nặng. Bao bọc bên ngoài là hàng rào cáp, cửa sổ được che lại toàn bộ và bên trong là hệ thống ánh sáng cường độ cao, cảnh sát tìm ra 4 căn phòng đã được xây sửa lại cho phù hợp mục đích sử dụng, chứa đầy 93 cây cần sa ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Trị giá tổng cộng vào khoảng 250,000 đô la.

Rất khó để có thể nói chính xác được có bao nhiêu nhà trồng cần sa tại Úc.

“Quy mô của hệ thống trồng cần sa trong nhà khắp NSW và có thể nói là toàn nước Úc đang ở mức đáng báo động,” chỉ huy biệt đội ma túy và vũ khí NSW Peter McErlain cho biết.

Theo thông tin cung cấp bởi cảnh sát cấp cao ở nhiều bang, điều rõ ràng nhất là phần lớn cần sa bán ở Úc được trồng theo cách này.

Dự trên số liệu từ phúc trình với lượng cầu là 2,1 triệu người Úc đã sử dụng cần sa trong vòng 12 tháng qua, thì nguồn cung chắc chắn là rất nhiều.

Cảnh sát tin rằng các hiệp hội ‘ngầm’ này đang kiểm soát thị trường chợ đen cần sa tại Úc với trị giá nhiều tỷ đô la thực sự mạnh hơn rất nhiều so với nghi ngờ ban đầu.


Phần lớn những nhà trông cần sa này được điều hành bởi những tổ chức tội phạm của Việt Nam.


Nhiều tổ chức liên kết với nhau, hoạt động trên nhiều tiểu bang với hàng chục ngôi nhà – được mô tả như mô hình hoạt động ‘phân tán’ mà ông McErlain giải thích, đã được thiết kế để nếu một trong số những địa điểm trồng cần sa bị phát hiện, thì cả hệ thống còn lại cũng như tình hình kinh doanh không hề bị ảnh hưởng.

Theo thông tin ABC nhận được, cảnh sát hiện đang vẫn trong quá trình điều tra một số người được cho là đứng đầu các tổ chức  này, và họ nắm trong tay hàng chục triệu đô la với nguồn thu không rõ ràng.

Từ năm 2011, lực lượng cảnh sát NSW Zambesi đã đột kích hơn 570 ngồi nhà ở Tây Nam Sydney, tìm thấy khoảng 205 triệu đô la cần sa chỉ mới trong một vùng nhỏ – một phát hiện chấn động làm dấy lên câu hỏi về quy mô của những tổ chức này thực sự lớn mạnh đến mức nào.

Vào năm 2017, Cảnh sát Victoria đã tịch thu gần 33.000 cây cần sa, với tổng số cần sa nặng hơn 14 tấn, từ khoảng 160 nhà trồng. Nhưng cảnh sát nghi ngờ một số tập đoàn có trụ sở tại Victoria đã chuyển hướng hoạt động tập trung sang nơi khác.

Ủy ban tội phạm và tham nhũng của Queensland đã báo cáo rằng trong khi hầu hết các loài cần sa trồng trong nước là từ Victoria và Nam Úc, việc phát hiện những tội phạm trồng cần sa đến từ Việt Nam mỗi lúc một gia tăng.

Vào tháng 12, cảnh sát đã tực hiện một trong những bắt giữ tổ chức trồng cần sa thủy canh lớn nhất trong lịch sử Queensland – trị giá 60 triệu đô la, liên quan đến một tổ chức tội phạm của Việt Nam.
Tại Tây Úc và Nam Úc cũng có nhiều ghi nhận sự gia tăng những nhà trồng có liên kết với các tổ chức này.

 

‘Nông dân cần sa’ đến từ Việt Nam


Tại căn nhà kho bằng gạch Brunswick ở phía Bắc Melbourne, Phạm Minh Đức từng bị bắt 2 năm trước đây vì trồng cần sa. Khi đó vây xung quanh anh là 433 cây cần sa.

Đức là một trong số những ‘nông dân cần sa’, được thuê để trồng trong nhà, điều chỉnh hệ thống đèn và hoàn thành một danh sách những nhiệm vụ trong công việc hằng ngày. Đức không phải là người Hải Phòng đầu tiên chọn làm công việc đó.

Lý do là vì chỉ trong vài tuần, người trồng cần sa có thể kiếm được gấp 10 lần mức thu nhập trung bình của người Việt Nam.

Câu chuyện phổ biến nhất được kể lại bởi những nông dân cần sa, là họ được tuyển dụng vào làm sau khi họ đặt chân đến Úc. Và Đức khẳng định trường hợp của anh đúng như vậy.

“Khi tôi mới đến Úc, tôi không biết nhiều về loại công việc đó. Tôi làm việc bình thường để kiếm sống và không tham gia vào bất kỳ hoạt động phi pháp nào.

Những người trồng cây trồng thường là những đối tượng duy nhất bị cảnh sát bắt được khi họ đột kích vào bất kỳ căn nhà trồng cần sa nào.

Thường những người này đến Úc trên thị thực sinh viên hoặc đi du lịch, nhưng tất cả thị thực đều quá hạn vào thời điểm họ bị bắt.

Họ nhận tội và trình bày toàn bộ thông tin với cảnh sát, bao gồm chi tiết về quá trình di dân, đi học hay công việc của họ trước đây. Nhiều người trồng cần sa đã giải thích rằng những khó khăn trong hoàn cảnh đã đẩy họ đến đường cùng và có hành vi bất hợp pháp.

Trong một số trường hợp được phát hiện bởi ABC, bao gồm hai thanh niên đến Úc trên thị thực sinh viên bị kết án vì trồng cần sa vào tháng trước, đã chia sẻ câu chuyện về việc chất thải hóa học độc hại tràn ra khỏi bờ biển Việt Nam đã là một trong những lý do lớn mà họ rời đất nước.

Vụ tràn chất thải hóa học độc hại vào năm 2016 đã nhanh chóng tàn phá ngành đánh cá địa phương, và một số người Việt tại Úc đã cho biết họ chọn trồng cần sa vì không còn cách nào khác để hỗ trợ gia đình.

Họ cho biết mình đã được tuyển dụng thông qua các quảng cáo trên báo, hoặc trực tiếp từ trang trại nơi mà họ làm việc bất hợp pháp.

Đức đã trải qua gần một năm tù giam và sau đó chuyển sang trại giam di trú sau khi anh bị bắt. Những điều kinh khủng mà anh đã trải qua không là gì so với việc anh phải kể với gia đình mình về những điều anh đã làm.

“Khi chuyện vỡ lỡ, đầu tiên là tôi giữ kín toàn bộ và không cho gia đình biết. Tôi không biết bố mẹ tôi sẽ phản ứng thế nào nữa,” anh nói.

“Khi mà bố mẹ tôi biết được, họ buồn kinh khủng. Mà điều đó càng làm cho tôi cảm thấy tồi tệ hơn.”
“Kể từ lúc về quê cho đến bây giờ, tôi vẫn còn như người mất hồn, vì mọi thứ xảy ra thực sự là một cú sốc rất lớn đối với tôi.”

Hoàng Vũ Duy 28 tuổi, cũng là một chàng trai người Hải Phòng đến Úc và trồng cần sa. Anh kiếm được từ $20,000 đến $30,000 sau 6 tháng trồng cần sa tại một căn nhà thuộc vùng ngoại ô phía Bắc Melbourne. Duy cũng cùng suy nghĩ với Đức về việc, anh nghĩ những thứ anh đã làm nó không đáng để đánh đổi cuộc đời mình.

Đó không chỉ là sự xấu hổ của cả gia đình mà còn là việc nó đã hủy hoại cả cuộc đời anh. Sau khi Duy bị cảnh sát Victoria bắt, anh bị trục xuất và ly thân với vợ mình tại Úc. Đứa con đầu lòng của Duy là Alan vừa được chào đời tại Melbourne vào tháng tư.

“Bây giờ khi tôi nghĩ về quá khứ, tôi thấy không đáng để đánh đổi cuộc đời bằng công việc đó,” anh nói.

“Cả cuộc đời của tôi hoàn toàn thay đổi.”

Giống như Đức, tổ chức đó đã tiếp cận và tuyển dụng Duy tại Úc sau khi thị thực du học sinh của anh hết hạn.  Duy không hề biết gì đến đường dây lớn hơn ở phía sau, kiểm soát địa điểm trồng cần sa đó.
Duy bị bắt vào năm 2014 và bị trục xuất vào năm tiếp theo. Anh muốn quên đi tất cả những hệ lụy mà anh đã gây ra.

“Khi tôi ở trong căn nhà đó, tôi chỉ toàn ngửi thấy mùi cần sa. Tôi có thể thấy có cả mớ cây cần trong nhà, và tôi không biết là có bao nhiêu cho đến khi cảnh sát bắt tôi và nói là…anh có 200 cây cần sa.”
Bất chấp câu chuyện của Đức và Duy xảy ra như thế nào, dường như vẫn không thiếu đàn ông và phụ nữ Việt Nam muốn làm những công việc trồng cần tại Úc.

Chỉ tính riêng năm nay, tại Tòa án sơ thẩm Victoria, trung bình cứ hai tuần lại có một đợt, tầm 14 người trồng cần sa đã đến Úc dưới diện thị thực sinh viên hoặc du lịch, đều đã bị kết án.

Trong buổi tuyên án một người trồng cần sa vào tháng Năm, thẩm phán John Smallwood đã tóm tắt gọn gàng giá trị lợi dụng của những người trồng cần sa này đối với các tổ chức đứng sau đã thuê họ.
“Rõ ràng tất cả chúng ta đều nhúng tay vào những tội hình sự này, mà kẻ chủ mưu là những người đã lợi dụng tất cả những người có hoàn cảnh tương tự  như quý vị, những người chưa hề có tiền án tiền sự, những người nhập cư bất hợp pháp, và không có cách nào có thể truy lùng ra quý vị trên đất nước này. Mục tiêu là nếu bị quý vị bị bắt giữ thì chắc chắn sẽ chẳng có thông tin gì để cung cấp, và quý vị đơn giản là bị giam một thời gian và bị trục xuất,” ông nói.

 

Các tập đoàn tội phạm

 
 

Nguyễn Sơn Nam tự ví mình là một ‘ngôi sao cờ bạc’.

Có lẽ anh ta chẳng hề nghĩ ngợi, đắn đo gì khi đặt cược hết 918,000 đô la chỉ trong vòng 1 tiếng 12 phút tại song Crown Casino.

Việc ngồi nán lại thêm một chút để cược thêm 800,000 đô la cũng chẳng lạ gì với anh ta.
Trong vòng 13 phút, anh ta đã có thể ‘tiễn’ đi hơn 500,000 đô la vào ngày 14/6/2013. Có điều gì lạ? Chẳng qua chỉ là việc chi tiền có vẻ mạnh tay.

Thật ra Sơn đang rửa tiền cho một tổ hợp các nhà trồng cần sa có trụ sở tại tây Melbourne.

Anh biết anh sẽ mất một ít tiền trong mớ thu được từ các nhà trồng, nhưng những gì còn lại trên bàn đều có thể được đổi lại thành những khoản tiền mặt có vẻ hợp pháp.

Vào tháng Tám năm ngoái, cảnh sát Victoria đã thành công trong việc cắt đứt đi một số địa điểm trồng cần sa trong tổ chức này.

Vụ án cũng hé lộ ra cánh cửa hiếm hoi, dẫn manh mối đến các tập đoàn trồng cần sa đứng sau, và cách mà họ rửa tiền lên đến hàng trieu đô la, cũng như việc các manh mối đều có liên kết về Việt Nam.

Có điều, tập đoàn của Sơn chưa được tính là ‘đặc biệt lớn’. ‘Doanh nghiệp gia đình’ này có khoảng 4 triệu đô la tài sản bị tịch thu, bao gồm một trạm xăng và bốn ngôi nhà.

Các cuộc điều tra khác của cảnh sát vẫn đang được tiến hành, có thể dẫn ra đến các ‘ông trùm’ với tài sản lên đến hàng chục triệu đô la mà không cách nào giải thích được.

Việc truy tố những tổ chức đứng đằng sau như tổ chức của Sơn vẫn còn rất hiếm.

Để làm được điều đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ của cả chính quyền liên bang, bao gồm cả Ủy ban tội phạm Úc và Austrac, vì cảnh sát tiểu bang tin rằng không thể nào lường trước được những tình huống có thể xảy ra khi điều tra các tội phạm liên quan đến cần sa, nó không giống như các loại tội phạm khác.

Ủy ban đã giám sát hơn 11,550 cuộc điện thoại giữa Sơn và các cộng sự, Austrac cũng nhận thấy có hơn 130,000 đô la đã được gửi về Việt Nam. Trong các cuộc gọi, Sơn đã nói với người trồng cần sa cách chăm sóc cho cây, khi nào tưới nước, khi nào thêm hóa chất dinh dưỡng, làm thế nào để phát hiện cây bị lỗi, làm thế nào để làm khô lá cần sa trong quá trình thu hoạch.

Đây cũng là một ví dụ điển hình cho việc tổ chức của Sơn hoạt động không phức tạp lắm: anh ta không chỉ có nhiệm vụ rửa tiền mà còn có nhiệm vụ quản lý những người trồng cần sa.

Các tài sản bị cảnh sát tịch thu đều đứng tên mẹ của Sơn, bà bị kết án là một người trồng cần sa trong năm 2008 cùng với em gái của Sơn.

Hầu hết các tổ hợp nhà trồng cần sa hoạt động trong một cấu trúc ba tầng

Tổng giám đốc McErlain cho biết hầu hết các tập đoàn có một mô hình ba tầng - những người chủ mưu, những người điều phối và những người trồng cây.

Nhưng có vẻ như tổ chức của Sơn đã bỏ qua rất nhiều tầng ở giữa đó.

Theo McErlain, các tổ chức phức tạp hơn sẽ sử dụng các doanh nghiệp có nguồn thu là tiền mặt như tiệm làm móng và nhà hàng để rửa tiền của họ, thay vì rửa tiền dưới hình thức tài sản và sòng bạc, vốn rất dễ bị truy tìm.

“Một số tiền mặt lớn sẽ được bơm vào các doanh nghiệp chỉ dùng tiền mặt, mục đích để giấu nền kinh tế đen của cần sa.

“Một phần tiền mặt rõ ràng là được chia giữa các bộ phận của tổ chức, phía hậu cần và những người trồng cần sa, những người trực tiếp làm việc cho tổ chức.”

Cảnh sát nghi ngờ rằng phần lớn tiền sẽ được giữ lại Úc và tái đầu tư vào những nhà trồng, nhập khẩu các loại chất gây nghiện khác như ma túy đá, ectasy và thuốc phiện, cũng như việc đầu tư vào bất động sản hay doanh nghiệp khác.

Ngoài Việt Nam, cảnh sát còn phát hiện ra số tiền thu được từ cần sa tại Úc còn được gửi đi sang Canada.

British Columbia nằm ở bờ biển phía Tây của Canana, là ‘cái nôi’ của các nhà trồng cần sa. Đó là nơi mà các tổ chức tội phạm Việt Nam đã hoàn thiện mô hình sản xuất của mình và phân phối khắp Canada, xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu và Úc.

Cơ quan thực thi dược Hoa Kỳ và Cảnh sát Hoàng gia Canada đã bắt đầu lo ngại về các tập đoàn cần sa này vào cuối những năm 1990.

Sau đó vào năm 2005, Ủy ban tội phạm Úc đã trình báo trường hợp một người Úc gốc Việt đến Canada để tìm hiểu phương pháp trồng cần sa trong nhà.

Cùng thời gian đó, cảnh sát Úc cũng đã bắt đầu tìm thấy những loại cần sa mới được bán trên đường phố - một chủng mới được gọi là BC Bud, vốn lấy từ British Columbia.

Loại cần sa trồng trong nhà này sớm phát triển ở Nam Úc, nhưng chỉ thực sự bùng nổ ở New South Wales và Victoria vào khoảng năm 2002 – 2006.

Thanh tra thám tử Viera tin rằng vẫn còn có các thành viên của những tập đoàn này lui đến Canada liên tục để trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng trồng cần sa.

“Những người này thực sự đến Canada để được đào tạo loại ‘nghệ thuật’ này,” ông nói.

“Sau đó chúng mới được mang về đây.”

Đó không chỉ là những thông tin trao đổi, trong quá trình điều tra của ABC, có 5 trường hợp gần đây của các tổ chức tội phạm Việt Nam đã cố gắng nhập khẩu hàng triệu đô la thuốc phiện, ma túy đá à MDMA từ Canada và bán tại những tiệm spa ở Úc.

Trong một số trường hợp, các tập đoàn này sử dụng các tiệm làm móng – cùng loại tiệm được dùng để rửa tiền – để đặt hàng các tiệm spa và trá hình việc buôn bán giữa họ là hợp pháp.

Đó là một ví dụ cho việc cảnh sát lần ra được hình thức hoạt động của các tập đoàn này, nhưng vẫn không cách nào đến gần được hơn ‘đầu não’ của chúng.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét