khktmd 2015
Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018
Ông Hạ Đình Nguyên (sinh viên Văn Khoa Saigon, VC nằm vùng, tay chân của Huỳnh Tấn Mẫm) có là J.P. Sartre VN không?- Tác giả Kông Kông
Từ lâu tôi cứ ngờ ngợ nên rất ít đọc Lê Phú Khải. Nhưng vào báo Tiếng Dân sáng nay chợt thấy cái tựa đề “Hạ Đình Nguyên – Jean Paul Sartre của Việt Nam” coi bộ rất “dữ dội” nên đọc cho biết. Thì ra cái giống nhau là “Sạc” từ thiên tả đến chống tả. Hạ Đình Nguyên cũng vậy nên là “Sạc của VN” (!).
Nếu thế thì VN phải có cả “rừng Sạc”! Chỉ ngay tại miền Nam thôi, những ai từng ở trong Mặt trận Giải phóng miền Nam mà bây giờ “dám” ký tên trong những Kiến Nghị, Thư Ngỏ, Thỉnh nguyện thư… tất cả đều là “Sạc”,
chứ đâu chỉ có Hạ Đình Nguyên?
Từ đó, như nội dung bài viết suy ra, thì VN đúng là “đỉnh cao trí tuệ của loài người”. Vì Pháp chỉ có một “Sạc”, còn VN đang có cả hàng trăm “Sạc” (!)
Theo nội dung bài viết, tạm chia ra 3 giai đoạn.
1– Giai đoạn xuống đường tranh đấu thời VNCH. Mục đích là “Đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam”, “xoá bỏ chế độ Sài Gòn tham nhũng”, “xóa bỏ chế độ độc diễn”…(Trích)
2 - Chữ “đế quốc” chỉ sự xâm lăng. Hỏi: Đế quốc Mỹ đã chiếm được đất miền Nam tại nơi nào? Còn “chế độ Sài Gòn tham nhũng” thì có và đúng. Nhưng mức độ đó bao nhiêu? Vì giữa thời buổi chiến tranh khốc liệt thì cho dẫu có tài Thánh cũng không thể nào kiểm soát hết được! Nhưng VNCH đã có tam quyền phân lập rõ ràng. Vậy thì, nếu không bị CS miền Bắc và tay sai Mặt trận Giải phóng miền Nam tấn công khốc liệt chắc chắn từng bước tệ nạn đó phải bị trừng trị! Còn “độc diễn” thì hiện chỉ có “diễn độc” mà thôi!
“Đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam” thì “sinh viên tranh đấu” nào đã nhờ Mỹ che chở? Trốn tránh trong Tòa Đại sứ Mỹ?
Đã tự hào là “yêu nước” nhưng tại sao vẫn không hề biết chính MTGPMN là tay sai của CS miền Bắc ? mà CS miền Bắc là tay sai của CS Tàu? cho đến thời hậu 30/4 mới vỡ lẽ? Không phải vỡ lẽ vì ý thức mà chỉ vỡ lẽ khi bị CS miền Bắc thống trị. Bị đuổi trắng trợn với câu nói: “MTGPMN đã hoàn tất sứ mạng lịch sử”!
Từ đó quay ra chống! Bây giờ thì lại nhân danh “tương lai”: “Thanh niên không nhất thiết phải trung thành với quá khứ, nhưng không phủ nhận nó. Quá khứ chỉ để tham khảo, thậm chí tham khảo một cách cẩn trọng. Thanh niên dứt khoát phải trung thành với tương lai…” (Trích)
2– Giai đoạn 2 là thời bị giam tù ở Côn Đảo. Bị đánh đập, tra tấn dã man như trường hợp ông Nguyễn Văn Nhã. “nếu tù nhân đã khai rồi thì đánh chết cũng không sao! Nhưng chưa khai gì cả mà đánh chết thì người tra khảo bị cách chức”(!) Hỏi, về phương diện sinh học khi một con người đã bị tra tấn kinh khiếp đến như thế liệu có còn được bình thường? Ở đây chỉ có một trong 2 trường hợp: 1) Nếu đúng là bị tra tấn kinh khiếp thì nhất định phải bị tàn phế. Mất bình thường. 2) Có bị tra tấn, nhưng không phải như mô tả, vì khi ra tù cả 2 người đều minh mẫn, cơ thể bình thường nên mới trở thành Bí thư và Phó Bí thư trường Đại học!
3– Giai đoạn 3 là thời sau “Giải phóng”. Thử so với thời VNCH (bị Mỹ “đô hộ”): “Văn hóa đồi trụy Mỹ Ngụy” so với hiện tại ra sao? “Chế độ độc diễn” so với hiện tại ra sao? Các quyền căn bản của con người so với hiện tại ra sao? Đời sống công nhân, nông dân sau khi “được giải phóng” đang như thế nào? Còn vô số, vô số câu hỏi nữa, rất và rất cần những người như các ông Hạ Đinh Nguyên, Nguyễn Văn Nhã (kể cả Lê Phú Khải) nên trả lời chân thật!
Theo nội dung bài viết thì với kinh nghiệm dày dạn của ông Hạ Đình Nguyên, thay vì tranh đấu kiểu cải lương là viết Thư, Kiến nghị… (xin lỗi phải tạm dùng chữ phổ thông nầy chứ không hề có ý chê bộ môn Cải lương được người miền Nam mê nhứt) lẽ ra ông ấy phải dấn thân vào các trường Đại học để làm nhân chứng sống cho các em sinh viên về mức độ tự do tại miền Nam trước kia. Phải trực diện với các em để đánh thức tình yêu nước, quyền tự do căn bản của công dân và phải có với trách nhiệm xã hội, chứ không phải ngồi nhà viết, hoặc lai rai xuống đường rồi sau đó kể lại!
Nếu ân hận vì đã sai lầm thì phải làm một điều gì đó như là một ngọn đuốc sống mới mong rửa được sự lem luốc của quá khứ và đánh thức được lương tri của người dân đang bị chế độ cộng sản đầu độc!
Đã đành, “nghĩa tử là nghĩa tận” nhưng sự ca ngợi của ông Lê Phú Khải với người vừa qua đời “nổ” như bom nên buộc tôi phải thưa lại đôi lời. Dẫu gì ông Hạ Đình Nguyên cũng đã về cõi, xin trân trọng chia buồn cùng gia đình ông.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét