I. Ý Nghĩa Tết Nguyên Đán
Đã từng có nhiều định nghĩa về Tết Nguyên Đán của Việt Nam, tìm hiểu từ nguyên nghĩa xem Tết là gì. Nguyên là gì, Đán là gì; thậm chí có người trở về bàn từ nguồn gốc để xác định xem dân tộc nào trước tiên trên thế giới, và đặc biệt là trong khối người da vàng, đã khởi xướng ra truyền thống tổ chức Tết trước nhất ở Châu Á để ngày nay chúng ta có ngày Tết Nguyên Đán.
Thiết tưởng không cần phải đi xa quá như thế để phức tạp hoá vấn đề. Chỉ cần biết một điều rất giản dị, nói lên mối giao cảm sâu xa giữa con người khắp nơi trên quả địa cầu từ thuở tạo thiên lập địa, đó là: Dân tộc nào trên thế giới đều cũng có Ngày Tết. Thật thế, dân tộc nào cũng đều có Ngày Tết, lấy ngày đầu tiên của năm mới làm cái mốc, và đó là ngày lễ lớn nhất trong năm của mỗi dân tộc.
Người Việt Nam cũng như người Trung Hoa và một số dân tộc khác chịu ảnh hưởng văn minh Trung Hoa bắt đầu thực sự “ăn Tết” vào ngày mồng một của năm mới, và gọi những ngày lễ này là Tết Nguyên Đán.
Tết Nguyên Đán Việt Nam năm nay nhằm vào ngày 17 tháng 2 năm
2007; trong khi người Nhật Bản xưa kia cũng ăn Tết cùng ngày với người Trung Hoa
và người Việt Nam thì ngày nay, cùng với trào lưu “đổi mới tất cả theo Tây
Phương”, cũng đã lấy ngày mồng 1 tháng Giêng dương lịch làm Ngày Tết, như người
Âu người Mỹ vậy.
Vậy, dân tộc nào trên thế giới cũng đều có Tết, coi như ngày lễ trọng đại nhất của một năm, và Tết ở đâu - dù gọi là Nouvel An và New Year - thì thiết tưởng cũng mang ý nghĩa như nhau cả.
* Tết, đó là dịp để mọi người dẹp bỏ mọi lo toan thúc dục hằng ngày của đời sống sau một năm làm lụng vất vả, để mà vui chơi, an hưởng hạnh phúc được chừng nào hay chừng ấy.
* Tết, đó là dịp để nhắc nhở loài người ý thức về sự đổi mới của đất trời, về lẽ tuần hoàn của tạo vật: Đông qua Xuân tới, Thu đi Hạ về; ý thức như thế để mà phấn khởi hân hoan nuôi mầm hy vọng khi 365 ngày cũ chấm dứt, 365 ngày mới bắt đầu.
* Tết, đó là nghi thức do loài người khắp nơi trên trái đất không hẹn mà cùng tổ chức nên, để tạo cơ hội cho những khởi đầu đầy ý nghĩa của 365 ngày sống mới mà ngày mồng một là ngày khai nguyên: cơ hội để gia đình sum họp, tưởng nhớ tổ tiên, đền ơn trả nghĩa...
* Tết, đó là dịp trọng đại nhất trong năm mà trong đó mọi người đều cố gắng để tạo niềm vui cho mình và cho người, cùng cố gắng để nở nụ cười thân ái chào nhau, và, nếu có thể, sẵn sàng bắt tay nhau ngầm hứa hẹn xoá bỏ hận thù, giận hờn, nghi kỵ, để cho cuộc đời được tốt đẹp ý nghĩa hơn cùng với năm mới bắt đầu.
Tất cả được lặp đi lặp lại lâu đời làm nên những tập tục mà sau đây chúng ta cùng ôn lại để mọi người, đặc biệt là giới trẻ xa quê hương được hiểu rõ về Ngày Tết Cổ Truyền của Dân Tộc.
II. Tục Lệ Ngày Tết
Trên nguyên tắc, Tết bắt đầu từ ngày mồng một nhưng trên thực tế, Tết kể như đã chuẩn bị cả tháng trước. Thời thái bình xa xưa, người ta đón Tết bằng tất cả tâm hồn, một cách nồng nàn và trịnh trọng, theo những tục lệ như sau:
1. Trang hoàng nhà cửa là mục đầu tiên.
2. Sẵn sàng các thứ để gói bánh chưng, làm dưa hành, trồng cây nêu, dán câu đối và đốt pháo là mục thứ hai, đúng với câu : "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".
3. Biếu Tết là dịp chứng tỏ lòng tôn kính và biết ơn, như
con đối với cha mẹ, trò nhớ ơn thầy, người làm công biết ơn ông chủ, bạn bè cũng
biết ơn nhau về những điều tốt đẹp trong cách cư xử với nhau.
4. Thăm mộ gia tiên còn gọi là chạp mộ, là đến thắp hương cúng vái trước mồ mả ông bà tổ tiên cùng những người thân đã qua đời, và điều quan trọng là quét dọn, làm cỏ, sửa sang lại ngôi mộ, để người chết cũng được ăn Tết như người sống.
5. Lễ cúng ông bà. Sau khi chạp mộ thường là vào ngày 30 tháng chạp, chiều đến là lễ cúng ông bà. Sau khi cúng đèn nhang phải được giữ cháy mãi suốt mấy ngày Tết.
6. Đòi nợ cuối năm. Mọi thứ nợ nần cần phải được thanh toán trước Tết, vì Tết mà còn mắc nợ người thì quanh năm sẽ túng bấn như thế, ngược lại, để cho người ta không trả nợ cũng là điều không hay, xui xẻo lắm!
7. Tiễn đưa Ông Táo, tức là ông vua bếp. Gọi là ông nhưng gồm có hai ông một bà, mặc áo nhưng không có quần. Ông Táo lên trời vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch với nhiệm vụ tấu trình Thượng Đế mọi việc xảy ra trong nhà để Trời soi xét mà thưởng hay phạt.
8. Chợ Tết thường được tổ chức trước ngày tiễn đưa Ông Táo chầu Trời, ngày xưa hết sức tưng bừng, mà cho đến nay ở hải ngoại vẫn còn được duy trì hằng năm. Chợ Tết là để mua bán những thứ không thể thiếu trong ngày Tết.
9. Cúng Giao Thừa vào đêm 30 còn gọi là đêm Trừ Tịch, thường bắt đầu vào lúc cuối giờ thứ 24 của ngày 30 tức là 12 giờ đêm, rạng sáng ngày một. Tết bắt đầu từ giờ này, gọi là giờ “tống cựu nghênh tân”.
10. Hết giai đoạn chuẩn bị, ngày Tết bắt đầu từ sáng mồng một. Kiêng cử là mục đầu tiên cha mẹ căn dặn con cái: Kiêng nghĩa là tránh không làm tất cả những điều không tốt, như: chưởi bớí, giận dữ, đánh lộn... Nếu Tết mà bị như thế thì sẽ bị cả năm, gọi là giông.
11. Xông nhà xông đất. Bắt đầu từ giờ Giao Thừa là bắt đầu năm mới, hễ người nào bước chân đến nhà mình trước tiên là người ấy xông nhà xông đất, nghĩa là mang sự may mắn hay xui xẻo đến cho mình, tuỳ theo cái vận của người ấy đang lên hay đang xuống. Thường, người ta tin cái vận của người đến xông đất nhà mình có thể đem lại phước hay hoạ. Ví dụ tên Phúc là tốt, tên Hoạ là xấu. Vậy, cũng nên cẩn thận khi đi đạp đất nhà người ta, tuy rằng thời bây giờ chẳng còn ai tin ở những chuyện hồ đồ ấy nữa.
12. Xuất hành. Cũng sau giờ Giao Thừa, người ta chọn giờ tốt, hướng tốt để đi ra khỏi nhà gọi là xuất hành, đi để tìm lấy cái may mắn, phúc lợi. Thường, xuất hành bao giờ cũng nhắm tới đền chùa hay nhà thờ.
13. Hái lộc. Ở nơi chọn để xuất hành tốt, còn có tục hái lộc, nghĩa là bẻ một cành cây, một nhánh lá để mang về nhà lấy hên, lấy may. Cành đa, cành đề, cành si, cây xương rồng quanh năm tươi tốt (ever green) được tin là nẩy lộc tốt lành.
14. Chúc Tết, mừng tuổi. Sáng ngày mồng một, con cái cháu chắt mặc áo mới, vòng tay cúi đầu trước ông bà cha mẹ và lạy mừng chúc tụng, dâng lên những món quà tượng trưng cho lòng tôn kính. Bậc bề trên mừng tuổi cho con cháu những món tiền đựng trong phong bao màu đỏ, gọi là lì xì. Tục lì xì đến nay ở hải ngoại vẫn còn rất được tán thưởng. Ngày xưa, còn có từng đoàn trẻ em nghèo kéo nhau đi đến các nhà giàu (phú hộ), bỏ những đồng tiền trong ống tre và lắc lên kêu “súc sắc súc sẻ” để chúc mừng và để xin tiền. “Súc sắc súc sẻ” là một tục lệ rất phổ biến ở thôn quê ta ngày xưa.
15. Khai bút đầu năm. Riêng giới văn nhân thi sĩ còn có mỹ tục khai bút tân xuân, nghĩa là viết lên vài hàng chữ nhân dịp xuân về, làm một bài thơ đón chào Xuân mới, thường là ngụ ý bày tỏ ý chí, nguyện vọng hay tâm tình. Bài khai bút thường được viết trên giấy màu đỏ (hồng điều) hay giấy có vẽ hoa (hoa tiên). Đến nay, trong kho tàng văn học Việt Nam còn truyền tụng nhiều bài thơ khai bút rất nổi tiếng, như bài sau đây của nhà thơ Nguyễn Khuyến, tức Tam Nguyên Yên Đỗ mà đến nay vẫn còn hợp thời:
Tuổi thêm, thêm được tóc râu
phờ4. Thăm mộ gia tiên còn gọi là chạp mộ, là đến thắp hương cúng vái trước mồ mả ông bà tổ tiên cùng những người thân đã qua đời, và điều quan trọng là quét dọn, làm cỏ, sửa sang lại ngôi mộ, để người chết cũng được ăn Tết như người sống.
5. Lễ cúng ông bà. Sau khi chạp mộ thường là vào ngày 30 tháng chạp, chiều đến là lễ cúng ông bà. Sau khi cúng đèn nhang phải được giữ cháy mãi suốt mấy ngày Tết.
6. Đòi nợ cuối năm. Mọi thứ nợ nần cần phải được thanh toán trước Tết, vì Tết mà còn mắc nợ người thì quanh năm sẽ túng bấn như thế, ngược lại, để cho người ta không trả nợ cũng là điều không hay, xui xẻo lắm!
7. Tiễn đưa Ông Táo, tức là ông vua bếp. Gọi là ông nhưng gồm có hai ông một bà, mặc áo nhưng không có quần. Ông Táo lên trời vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch với nhiệm vụ tấu trình Thượng Đế mọi việc xảy ra trong nhà để Trời soi xét mà thưởng hay phạt.
8. Chợ Tết thường được tổ chức trước ngày tiễn đưa Ông Táo chầu Trời, ngày xưa hết sức tưng bừng, mà cho đến nay ở hải ngoại vẫn còn được duy trì hằng năm. Chợ Tết là để mua bán những thứ không thể thiếu trong ngày Tết.
9. Cúng Giao Thừa vào đêm 30 còn gọi là đêm Trừ Tịch, thường bắt đầu vào lúc cuối giờ thứ 24 của ngày 30 tức là 12 giờ đêm, rạng sáng ngày một. Tết bắt đầu từ giờ này, gọi là giờ “tống cựu nghênh tân”.
10. Hết giai đoạn chuẩn bị, ngày Tết bắt đầu từ sáng mồng một. Kiêng cử là mục đầu tiên cha mẹ căn dặn con cái: Kiêng nghĩa là tránh không làm tất cả những điều không tốt, như: chưởi bớí, giận dữ, đánh lộn... Nếu Tết mà bị như thế thì sẽ bị cả năm, gọi là giông.
11. Xông nhà xông đất. Bắt đầu từ giờ Giao Thừa là bắt đầu năm mới, hễ người nào bước chân đến nhà mình trước tiên là người ấy xông nhà xông đất, nghĩa là mang sự may mắn hay xui xẻo đến cho mình, tuỳ theo cái vận của người ấy đang lên hay đang xuống. Thường, người ta tin cái vận của người đến xông đất nhà mình có thể đem lại phước hay hoạ. Ví dụ tên Phúc là tốt, tên Hoạ là xấu. Vậy, cũng nên cẩn thận khi đi đạp đất nhà người ta, tuy rằng thời bây giờ chẳng còn ai tin ở những chuyện hồ đồ ấy nữa.
12. Xuất hành. Cũng sau giờ Giao Thừa, người ta chọn giờ tốt, hướng tốt để đi ra khỏi nhà gọi là xuất hành, đi để tìm lấy cái may mắn, phúc lợi. Thường, xuất hành bao giờ cũng nhắm tới đền chùa hay nhà thờ.
13. Hái lộc. Ở nơi chọn để xuất hành tốt, còn có tục hái lộc, nghĩa là bẻ một cành cây, một nhánh lá để mang về nhà lấy hên, lấy may. Cành đa, cành đề, cành si, cây xương rồng quanh năm tươi tốt (ever green) được tin là nẩy lộc tốt lành.
14. Chúc Tết, mừng tuổi. Sáng ngày mồng một, con cái cháu chắt mặc áo mới, vòng tay cúi đầu trước ông bà cha mẹ và lạy mừng chúc tụng, dâng lên những món quà tượng trưng cho lòng tôn kính. Bậc bề trên mừng tuổi cho con cháu những món tiền đựng trong phong bao màu đỏ, gọi là lì xì. Tục lì xì đến nay ở hải ngoại vẫn còn rất được tán thưởng. Ngày xưa, còn có từng đoàn trẻ em nghèo kéo nhau đi đến các nhà giàu (phú hộ), bỏ những đồng tiền trong ống tre và lắc lên kêu “súc sắc súc sẻ” để chúc mừng và để xin tiền. “Súc sắc súc sẻ” là một tục lệ rất phổ biến ở thôn quê ta ngày xưa.
15. Khai bút đầu năm. Riêng giới văn nhân thi sĩ còn có mỹ tục khai bút tân xuân, nghĩa là viết lên vài hàng chữ nhân dịp xuân về, làm một bài thơ đón chào Xuân mới, thường là ngụ ý bày tỏ ý chí, nguyện vọng hay tâm tình. Bài khai bút thường được viết trên giấy màu đỏ (hồng điều) hay giấy có vẽ hoa (hoa tiên). Đến nay, trong kho tàng văn học Việt Nam còn truyền tụng nhiều bài thơ khai bút rất nổi tiếng, như bài sau đây của nhà thơ Nguyễn Khuyến, tức Tam Nguyên Yên Đỗ mà đến nay vẫn còn hợp thời:
Nay đã năm mươi, có lẻ ba
Sách vở ích gì cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già!
Xuân về, ngày loạn càng lơ láo
Người gặp, khi cùng cũng ngẩn ngơ
Lẩn thẩn lấy chi đèn tắt bóng
Sao còn đàn hát vẫn say sưa?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét